7 khách sạn trên vách núi đẹp nhất thế giới

Ở khách sạn Grace tại Santorini (Hy Lạp), bạn sẽ được ngắm cả bình minh và hoàng hôn trên biển Aegea.1

Grace, Santorini, Hy Lạp

Nằm trên vách cao của vùng miệng núi lửa tại làng Imerovigli, Santorini, khách sạn trắng Grace là điểm đến lý tưởng để ngắm nhìn trọn vẹn cả bình minh và hoàng hôn ở biển Aegea.

Đặc biệt, khách sạn có khu thư giãn (Champagne lounge) view biển, bể bơi vô cực, nhà hàng cao cấp phong cách Địa Trung Hải và cả một không gian tập yoga. Để thoải mái nhất, du khách có thể đặt villa 2 phòng ngủ có riêng ban công rộng ngoài trời, bể bơi và khu spa riêng có kèm bể ngâm nước nóng trong nhà. Ảnh: Panagiotis Kounoupas

Secret Bay, Dominica

Khu nghỉ mát gồm toàn bộ villa boutique tọa lạc trên một mỏm đất cao giữa rừng nhiệt đới xanh tốt và hướng mặt ra biển. Mỗi villa đều có bếp, khu vực ngồi nghỉ cả ngoài trời và trong nhà cùng những chiếc bể ngâm mát mẻ.

Tầm nhìn hướng biển có thể nhìn thấy ở tất cả các địa điểm của khu nghỉ dưỡng, từ phòng, nhà hàng ngoài trời tới cả spa phong cách nhà cây. Du khách có thể trải nghiệm vô số dịch vụ, hoạt động cả trên bờ và dưới biển như săn cá sư tử, lặn ngắm rạn san hô Champagne Reef, đi bộ trên cung đường dài nhất ở Caribe… Ảnh: Secret Bay

Angama Mara, KenyaỞ độ cao hơn 300 m phía trên khu bảo tồn thiên nhiên Maasai Mara, khách sạn Angama Mara tọa lạc bên vách núi của vùng thung lũng Great Rift. Khách tới đây được “mãn nhãn” với góc nhìn rộng khắp hướng ra những đồng cỏ trải dài như vô tận. Tên Angama Mara được lấy cảm hứng từ chính ý nghĩa của nó trong tiếng địa phương Swahili là “lơ lửng giữa không trung”. Đây cũng là địa điểm làm bối cảnh phim Out of Africa năm 1985. Hiện khách sạn có các tiện ích thú vị như studio chụp ảnh, trung tâm thể thao, phòng triển lãm nghệ thuật, bể bơi dài 12m, và một studio cho các phụ nữ Maasai xâu chuỗi hạt. Ngoài vị trí và tầm nhìn “xịn”, du khách nghỉ tại đây được thử trò chơi đẳng cấp Big Five diễn ra vào mỗi tháng, gồm hoạt động lái xe hoặc đi bộ ngắm cảnh safari. Ảnh: Safari Guruhttps

Monastero Santa Rosa, Italy

Từng là một tu viện cổ có từ thế kỷ 17, Monastero Santa Rosa hiện là khu nghỉ dưỡng do gia đình quản lý, nằm chênh vênh bên một vách núi hướng ra biển Tyrrhenia và vịnh Salerno. Khu nghỉ gồm 20 phòng, một bể bơi vô cực, khu vườn cây cảnh 5 tầng với những dàn hoa giấy rực rỡ, một nhà hàng Michelin và rất nhiều không gian ngoài trời cho khách dạo chơi.Ngoài ra, khu nghỉ có spa được đánh giá là tốt nhất trên Amalfi Coast khi phục vụ khách bằng các liệu pháp sử dụng thảo dược địa phương. nhờ vị trí thuận lợi của Monastero Santa Rosa, du khách có thể tham quan các thị trấn ven biển Amalfi, Positano và Ravello chỉ sao 20 phút đi thuyền hoặc ôtô. Ảnh: XO private

Anantara Al Jabal Al Akhdar, Oman

Nằm chót vót ở độ cao gần 1.900 m so với mực nước biển trên vành đai uốn lượn của một hẻm núi, khu nghỉ dưỡng Anantara Al Jabal Al Akhdar, nghĩa là “ngọn núi xanh”, hướng ra cảnh núi non hiểm trở của Oman. Khu vực này từng đón Thái tử Charles và Công nương Diana đến thăm vào năm 1986.Resort hiện có 115 phòng, một bể bơi vô cực cạnh vách núi, 6 nhà hàng và bar cùng một khu spa kèm phòng tắm hammam. Khách có thể tận hưởng cảnh quan xung quanh bằng các chuyến đi bộ xuyên thung lũng, đạp xe trên núi hoặc thăm các ngôi làng cùng những địa điểm lịch sử. Ảnh: Travel+Leisure

Reid’s Palace, Madeira, Bồ Đào Nha

Tọa lạc ở vách núi đá phía trên cange Funchal ở Madeira, khách sạn Reid’s Palace được bao bọc bởi những khu vườn cận nhiệt đới và tầm nhìn hướng ra biển Đại Tây Dương có thể nhìn từ cả 158 căn.

Một trong 3 bể bơi của khách sạn cũng được xây dựng trên nền vách đá và có khu tắm ngang tầm mặt biển nên khách được phóng tầm mắt ngắm biển ngay trước mặt. Nhà hàng Italy trong khách sạn cũng là nơi có view biển rộng khắp, và đặc biệt đẹp nhất khi hoàng hôn buông xuống. Ảnh: Pinterest

Post Ranch Inn, California, Mỹ

Nằm ở bùng Big Sur xa xôi, Post Ranch Inn là điểm “đi trốn” ưa thích của các sao Hollywood. Khách sạn nhỏ được xây ở độ cao 365 m so với mực nước biển.

Du khách tới đây được nghe sóng vỗ, ngắm hoàng hôn đẹp hút hồn và tận hưởng bầu không khí thoải mái với những chuyến đi bộ ngắm cảnh, thư giãn bên hồ bơi hoặc trong khu spa nằm giữa rừng. Dùng bữa trong nhà hàng Sierra Mar có kính bao quanh đem tới cảm giác như bạn đang lơ lửng trong không trung. Hiện khách di chuyển đến Post Ranch Inn phải đi qua tuyến đường thay thế từ Nam California do xói mòn đất xảy ra dọc Quốc lộ 1 (Highway 1). Ảnh: Kodiak Greenwood

Khánh Trần / CNN

Người giàu nhất thế giới Jeff Bezos bay lên vũ trụ – Hàng loạt kỷ lục cũ bị phá: Giàu nhất – Già nhất – Trẻ nhất

Người giàu nhất thế giới Jeff Bezos bay lên vũ trụ - Hàng loạt kỷ lục cũ bị phá: Giàu nhất - Già nhất - Trẻ nhất
Tỷ phú Jeff Bezos sẽ có ‘chuyến bay debut’ của mình lên vũ trụ vào ngày 20/7/2021

Tỷ phú Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới, chuẩn bị gia nhập “câu lạc bộ phi hành gia” khi công ty Blue Origin do ông sáng lập sẽ cho tàu vũ trụ New Shepard bay lên rìa không gian ở độ cao hơn 100 km ngày 20/7/2021.

Cái hơn của Jeff Bezos so với tỷ phú Anh

Chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên của tàu vũ trụ New Shepard diễn ra vài ngày sau khi người sáng lập công ty Virgin Galactic, tỷ phú Anh Sir Richard Branson, cũng bay lên không gian ở độ cao 88 km ngày 11/7/2021 trên phi cơ VSS Unity SpaceShipTwo. Mục tiêu của Sir Richard Branson là lên vũ trụ trước tỷ phú Jeff Bezos. Ngoài ra, tỷ phú Anh còn muốn quảng bá ngành công nghiệp mới – Du lịch vũ trụ.

Tuy nhiên, tầm ngắm của Blue Origin được đặt cao hơn so với Virgin Galactic: TỪ nghĩa đen về độ cao và tốc độ mà chiếc tàu New Shepard của nó sẽ bay lên (106 km; tốc độ gấp 4 lần vận tốc âm thanh) so với phi cơ của Virgin Galactic (88 km; tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh), ĐẾN tham vọng trong tương lai của Blue Origin.

Tỷ phú Jeff Bezos thành lập Blue Origin vào năm 2000, với mục tiêu một ngày nào đó xây dựng các thuộc địa không gian ở Mặt Trăng hoặc sao Hỏa – nơi hàng triệu người sẽ làm việc và sinh sống.

Cũng giống như tỷ phú kiệm lời Jeff Bezos, công ty Blue Origin nổi tiếng là ‘bảo mật’. Sự tồn tại của Blue Origin chỉ được công chúng biết đến sau 3 năm kể từ khi thành lập. Sau đó, công ty theo đuổi chính sách “im lặng tự áp đặt” cho đến năm 2015.

Giàu nhất – Già nhất – Trẻ nhất

Trên chuyến bay của New Shepard có hàng loạt kỷ lục mới được thiết lập, vì thế, các kỷ lục cũ bị phá vỡ: Đó là kỷ lục về người giàu nhất, trẻ nhất và cao tuổi nhất bay lên vũ trụ trong lịch sử loài người!

Cụ thể, đi cùng tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos còn có em trai của ông là Mark Bezos. Ngoài ra còn có 2 người sắp lập kỷ lục mới là Wally Funk và Oliver Daemon.

Người giàu nhất thế giới Jeff Bezos bay lên vũ trụ - Hàng loạt kỷ lục cũ bị phá: Giàu nhất - Già nhất - Trẻ nhất - Ảnh 1.
Người giàu nhất thế giới Jeff Bezos bay lên vũ trụ - Hàng loạt kỷ lục cũ bị phá: Giàu nhất - Già nhất - Trẻ nhất - Ảnh 2.
Người giàu nhất thế giới Jeff Bezos bay lên vũ trụ - Hàng loạt kỷ lục cũ bị phá: Giàu nhất - Già nhất - Trẻ nhất - Ảnh 3.
Người giàu nhất thế giới Jeff Bezos bay lên vũ trụ - Hàng loạt kỷ lục cũ bị phá: Giàu nhất - Già nhất - Trẻ nhất - Ảnh 4.

Phi hành đoàn 4 người có mặt trong chuyến bay lên rìa vũ trụ ngày 20/7.

Nếu chuyến bay của tàu vũ trụ New Shepard thành công tốt đẹp thì Jeff Bezos là người giàu nhất thế giới bay lên vũ trụ. Chưa hết, nữ phi hành gia Wally Funk 82 tuổi sẽ là phi hành gia lớn tuổi nhất bay vào không gian (kỷ lục 1). Còn sinh viên người Hà Lan Oliver Daemon 18 tuổi sẽ lập kỷ lục trở thành người trẻ nhất bay vào không gian (kỷ lục 2).

Nếu Wally Funk phá vỡ kỷ lục do John Glenn lập vào năm 1998 – 36 năm sau khi trở thành người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất trên tàu con thoi Discovery của NASA – ở tuổi 77 – Thì Oliver Daemon sẽ ‘đánh bại’ nhà du hành vũ trụ người Liên Xô Gherman Titov, khi thực hiện sứ mệnh Vostok 2 của Liên Xô vào năm 1962 ở độ tuổi 25.

Con tàu siêu thanh

Sau khi cất cánh, tàu New Shepard sẽ tăng tốc về phía không gian với tốc độ có thể đạt đến Mach 4 (gấp 4 lần vận tốc âm thanh) bằng cách sử dụng động cơ hydro/oxy lỏng không thải carbon.

Người giàu nhất thế giới Jeff Bezos bay lên vũ trụ - Hàng loạt kỷ lục cũ bị phá: Giàu nhất - Già nhất - Trẻ nhất - Ảnh 5.

Tàu New Shepard cất cánh từ vùng sa mạc ở bang Texas, Mỹ. Nguồn: Blue Origin

Quả nang chứa phi hành đoàn sớm tách khỏi bộ phận tăng cường của nó, và các phi hành gia sẽ được thả lỏng người và bắt đầu cảm thấy không trọng lượng. Cả đoàn sẽ vượt qua Đường Karman – rìa không gian được quốc tế công nhận ở độ cao 100 km – nơi ngăn cách bầu khí quyển của Trái Đất với không gian. Con tàu khi đó sẽ ở độ cao 106 km.

Họ sẽ có thể chiêm ngưỡng độ cong của hành tinh – và màu đen tuyền của phần còn lại của vũ trụ – từ các cửa sổ lớn chiếm một phần ba diện tích bề mặt của cabin.

Sau chuyến phóng vào không gian, tên lửa đẩy tự động quay trở lại bãi đáp ngay phía bắc bãi phóng của nó, trong khi viên nang rơi tự do trở lại Trái Đất trước khi triển khai ba chiếc dù khổng lồ, và cuối cùng là một động cơ đẩy sẽ hạ cánh nhẹ nhàng ở sa mạc phía tây Texas.

Trước khi thực hiện chuyến bay ngày 20/7, tàu vũ trụ động cơ tên lửa New Shepard đã thực hiện 15 chuyến bay không người lái thành công.

SpaceX của Elon Musk sẽ tham gia vào cuộc đua không gian của các tỷ phú vào tháng 9/2021 với một chuyến thám hiểm quỹ đạo dân dụng trên tàu vũ trụ Crew Dragon của công ty, và đang hợp tác với một công ty khác, Axiom, để thăm Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Ngoài lĩnh vực du lịch, Blue Origin muốn thay thế SpaceX trở thành đối tác khu vực tư nhân hàng đầu của NASA và coi New Shepard là “bước đệm và cũng là cách kiếm tiền trên đường cho tham vọng lớn hơn”.

Hiện, công ty Blue Origin đang phát triển một tên lửa quỹ đạo có sức nâng hạng nặng có tên là New Glenn và một tàu đổ bộ Mặt Trăng (tên là Blue Moon) mà họ hy vọng sẽ ký hợp đồng với NASA theo Chương trình Artemis của cơ quan này.

Bài viết sử dụng nguồn: Sciencealert

Theo Trang Ly / Pháp luật và bạn đọc

Doanh nghiệp Trung Quốc bị vùi dập không thương tiếc ở cả trong và ngoài nước, một thế hệ mới đang dần xuất hiện

Doanh nghiệp Trung Quốc bị vùi dập không thương tiếc ở cả trong và ngoài nước, một thế hệ mới đang dần xuất hiện
Có thể nói hiện tại các doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đối mặt với “bão lớn”. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn thì đang nổi lên 1 thế hệ mới các doanh nghiệp không chỉ thích nghi tốt mà còn đang phát triển rất tốt.

Sóng gió liên tiếp ập đến

Deepglint, công ty phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt của Trung Quốc, là một trong 14 công ty nằm trong danh sách bị Mỹ cấm vận vì những cáo buộc liên quan đến lao động bất hợp pháp ở Tân Cương mà Mỹ công bố hôm 9/7.

Là công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt, Deepglint đã nhận được vốn đầu tư của Squoia Capital và nhiều quỹ đầu tư Mỹ khác. Tuy nhiên, giờ thì những nhà sáng lập tốt nghiệp từ các trường ĐH danh giá ở Mỹ của Deepglint sẽ phải thảo luận lại với các đối tác nước ngoài về viễn cảnh rời xa phương Tây.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang rơi vào trường hợp tương tự. Tổng thống Mỹ Joe Biden có cách tiếp cận không mấy khác biệt so với người tiền nhiệm Donald Trump. Năm ngoái, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật tiến tới buộc các công ty Trung Quốc hủy niêm yết tại TTCK Mỹ – điều sẽ ảnh hưởng đến nhóm cổ phiếu có tổng giá trị vốn hóa lên tới gần 2.000 tỷ USD.

Bị cấm ở Mỹ, gã khổng lồ viễn thông Huawei đang cố gắng bán công nghệ 5G ở châu Âu. ByteDance suýt chút nữa đã phải thoái vốn hoàn toàn khỏi TikTok vì Mỹ lo ngại mạng xã hội nổi tiếng sẽ trở thành công cụ để chính phủ Trung Quốc thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng. Tencent đang gặp rắc rối với 40% cổ phần ở Epic Games, công ty đứng sau trò chơi Fornite đình đám.

Không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới, các doanh nghiệp Trung Quốc bị coi là công cụ để Trung Quốc bành trướng. Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 7/7 tuyên bố sẽ điều tra vụ Newport Wafer Fab, nhà sản xuất chip lớn nhất nước Anh, bị 1 công ty Trung Quốc thâu tóm vì lý do an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng Australia có thể buộc chấm dứt hợp đồng cho công ty tư nhân Trung Quốc thuê 1 cảng biển lớn trong 99 năm.

Làn sóng vẫn chưa dừng lại bất chấp các doanh nghiệp Trung Quốc đã bớt hung hãn hơn. Tổng giá trị các thương vụ thâu tóm mà họ thực hiện ở nước ngoài đã giảm từ mức 200 tỷ USD trong năm 2016 xuống chỉ còn 36 tỷ USD trong năm 2020. Hoạt động cho vay xuyên biên giới (mà chủ yếu là các nước nghèo) của các ngân hàng quốc doanh cũng đã thu hẹp đáng kể.

Đây không phải là lần đầu tiên tham vọng bành trướng của các doanh nghiệp Trung Quốc bị “dội gáo nước lạnh”. Khi các ông lớn hàng hóa như tập đoàn dầu khí CNOOC ồ ạt mua các mỏ ở nước ngoài và thâu tóm đối thủ trong những năm 1990, đã xuất hiện nhiều tiếng nói lo ngại về chủ nghĩa thuộc địa tài nguyên. Đến những năm 2010, hiện tượng các tập đoàn công nghiệp của Trung Quốc ráo riết thâu tóm các đối thủ phương Tây trên nhiều lĩnh vực từ hóa chất (vụ ChemChina mua lại Syngenta) cho đến ô tô (Geely’s mua Volvo) làm gợi nhớ đến công cuộc xâm chiếm của các doanh nghiệp Nhật Bản trong những năm 1980.

Giờ đây, khi mà các ông lớn công nghệ Trung Quốc tràn vào phố Wall, chính bản thân Trung Quốc lại tung ra những chính sách “ghìm cương”. Dường như Chủ tịch Tập Cận Bình muốn chặn đứng mối quan hệ giữa họ và thị trường vốn phương Tây, đồng thời tăng cường kiểm soát dữ liệu. Tổng cộng Tencent và Alibaba đã mất 340 tỷ USD giá trị vốn hóa kể từ khi Trung Quốc bắt đầu chiến dịch siết chặt quản lý vào năm ngoái. Chỉ vài ngày sau khi Didi hoàn tất vụ IPO thành công rực rỡ trên sàn NYSE, ứng dụng gọi xe của hãng đã bị cấm cửa ở Trung Quốc.

Đi nhẹ nói khẽ

Có thể nói hiện tại các doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đối mặt với “bão lớn”. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn thì đang nổi lên 1 thế hệ mới các doanh nghiệp không chỉ thích nghi tốt mà còn đang phát triển rất tốt. Sau nhiều năm mở rộng, giờ số tiền họ kiếm được từ thị trường nước ngoài đã ngang ngửa với trong nước. Một số thì thành công với những khoản đầu tư nhỏ hơn mà sẽ không thu hút nhiều sự chú ý. Và một số đã tự phát triển được các công nghệ của riêng mình thay vì đi sao chép như trong quá khứ.

Quy mô của các doanh nghiệp Trung Quốc là rất lớn. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất thế giới năm 2020. Tổng lượng vốn FDI từ các doanh nghiệp Trung Quốc đạt 133 tỷ USD trong năm ngoái, chỉ giảm nhẹ so với 2019 bất chấp hoàn cảnh rất bất lợi. Nước này hiện có 3.400 công ty đa quốc gia, gần bằng con số của Mỹ và Tây Âu cộng lại. Khoảng 360 tập đoàn lớn có tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài đạt khoảng 700 tỷ USD trong năm 2020, so với con số 250 tập đoàn ghi nhận tổng doanh thu 400 tỷ USD trong năm 2012.

Năm ngoái, các công ty đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc rót khoảng 3,2 tỷ USD vào các startup Mỹ trong 249 thương vụ, mức cao thứ 2 trong lịch sử, theo số liệu từ công ty nghiên cứu Rhodium. CB Insights nhận định quý trước số lượng các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vào các thương vụ đầu tư mạo hiểm ở Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ 2016.

Năm ngoái hơn 100 công ty niêm yết có ít nhất 30% doanh thu đến từ bên ngoài Trung Quốc. 27 công ty có tỷ lệ 70% hoặc hơn. Trung bình doanh thu từ thị trường nước ngoài của 10 công ty hàng đầu đều đặn tăng trưởng 10% mỗi năm suốt từ 2005 đến nay. Cá biệt, doanh thu nước ngoài của Tencent tăng trưởng 40% mỗi năm trong suốt 1 thập kỷ.

Bí quyết của thế hệ mới

Bí quyết của các doanh nghiệp Trung Quốc là gì? Yếu tố đầu tiên là “địa phương hóa”. Trong quá khứ, hầu hết vốn FDI được dùng để mua tài sản. Tuy nhiên, trong năm ngoái phần lớn lợi nhuận đã được tái đầu tư để mở rộng hơn nữa hoạt động ở các thị trường nước ngoài. Ví dụ, hãng đồ điện gia dụng Hisense đang đặt tham vọng tăng doanh thu nước ngoài từ 7,9 tỷ USD trong năm 2020 lên 23,5 tỷ USD trong năm 2025 để chi nhiều hơn cho các nhà máy cũng như hoạt động R&D và marketing ở nước ngoài.

Sau M&A, các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng duy trì bộ máy lãnh đạo là người nước ngoài. Syngenta vẫn đặt trụ sở ở Thụy Sĩ và ban lãnh đạo hầu hết là người nước ngoài, trong hội đồng quản trị chỉ có 2 lãnh đạo người Trung Quốc bất chấp nó bị thâu tóm bởi 1 tập đoàn quốc doanh. Tương tự, Geely cho phép người nước ngoài điều hành Volvo.

Trụ cột thứ hai trong chiến lược bành trướng của các doanh nghiệp Trung Quốc là chọn các thương vụ nhỏ hơn thay vì các “mega-deal”. Nếu như trong giai đoạn 2015-2017 họ đã thâu tóm tổng cộng 425 tỷ USD tài sản và khiến các nhà lãnh đạo phải nhíu mày, trong số 235 thương vụ kể từ đầu năm đến nay, chỉ có 3 thương vụ có giá trị 1 tỷ USD trở lên.

“Ông trùm” chuyên thực hiện các thương vụ mini chính là Tencent. Kể từ đầu 2018, Tencent đã thực hiện ít nhất 85 khoản đầu tư xuyên biên giới, phần nhiều trong số đó hãng chỉ mua một lượng nhỏ cổ phần và tham gia cùng 1 liên minh gồm nhiều quỹ PE nước ngoài, ví dụ như mua 4% ở Rakuten hay mua số cổ phần trị giá 150 triệu USD ở Reddit.

Cuối cùng, thay vì sao chép, nhiều công ty Trung Quốc giờ đã có thể bán công nghệ của riêng mình. Những hãng ô tô như BYD và SVolt đang xây dựng nhà máy ở châu Âu. Hãng chip CATL vừa thông báo kế hoạch xây nhà máy 5 tỷ USD ở Indonesia. BeiDou, câu trả lời của Trung Quốc cho hệ thống định vị GPS của Mỹ, hiện đang được hơn 100 quốc gia sử dụng. Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei vẫn là lựa chọn hàng đầu cho mạng lưới 5G ở nhiều nơi kể cả châu Âu.

Nhiều người không nhận ra nhưng Shein, ngôi sao mới nổi trong làng thời trang nhanh rất được ưa chuộng trên TikTok, là 1 công ty Trung Quốc. Shein đã trở thành ứng dụng mua sắm hàng đầu ở 50 quốc gia, trong đó có Mỹ, nơi nó được người dùng iPhone tải về nhiều hơn cả Amazon trong tháng 6. OneConnect, nền tảng fintech thuộc sở hữu của công ty bảo hiểm Bình An, đang bán rất chạy các sản phẩm cho các ngân hàng và nhiều doanh nghiệp ở châu Á.

Thích nghi là đặc tính số 1 mà các doanh nghiệp cần phải có nếu muốn thành công. Và các doanh nghiệp Trung Quốc đang chứng tỏ họ thừa sức để làm được điều đó.

Tham khảo The Economist

Facebook: TT Biden đang tìm “con dê thế tội” khi không hoàn thành các mục tiêu tiêm vắc-xin

Một nhân viên Facebook cho biết rằng Nhà Trắng đang tìm “con dê thế tội” sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden không hoàn thành mục tiêu tiêm vắc-xin COVID-19. Đây được xem là động thái đáp trả của gã khổng lồ công nghệ trước những lời chỉ trích đến từ Tổng thống Mỹ đương nhiệm.

Facebook

Tổng thống Joe Biden. (Ảnh: vasilis asvestas/Shutterstock)
Hôm 16/7 vừa qua, ông Biden phát biểu rằng Facebook đã “giết người” sau khi được hỏi về vấn đề “thông tin sai lệch” liên quan đến COVID-19 trên trang mạng xã hội phổ biến này. Những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm giải quyết “thông tin sai lệch” đã gây ra sự tranh cãi trong thời gian gần đây.

Một phát ngôn viên của Facebook đã đưa ra tuyên bố trước phóng viên truyền thông cấp cao của NBC, Dylan Byers vào hôm 16/7, trong đó quảng cáo những nỗ lực của công ty trong việc khuyến khích tiêm chủng. Sau đó, một nhân viên Facebook cũng đưa ra một tuyên bố khác dường như nhằm vào chính quyền Tổng thống Biden.

Theo Byers, Facebook cho biết: “Chúng tôi sẽ không bị phân tâm bởi những cáo buộc không có cơ sở. Thực tế là có hơn 2 tỷ người đã xem các thông tin xác thực về COVID-19 và vắc-xin trên Facebook, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên Internet. Hơn 3,3 triệu người Mỹ cũng đã sử dụng công cụ tìm vắc-xin của chúng tôi để tìm ra địa điểm và cách thức tiêm vắc-xin. Thực tế đã cho thấy rằng Facebook đang giúp ích trong việc cứu sống người dân”, trích nội dung tuyên bố.

Byers nói rằng một nhân viên Facebook (yêu cầu được giấu tên) đã đưa ra một tuyên bố khác về vấn đề COVID-19, trong đó chỉ ra rằng Nhà Trắng đang tìm cách đổ lỗi cho công ty khi không đạt được các mục tiêu tiêm vắc-xin.

“Trong các cuộc trao đổi riêng, Tổng Y sĩ Mỹ [Vivek Murthy] đã lên tiếng khen ngợi việc làm của chúng tôi, trong đó có nỗ lực thông báo cho mọi người về COVID-19 của chúng tôi. Họ biết họ đang làm gì. Nhà Trắng đang tìm kiếm con dê thế tội khi không hoàn thành các mục tiêu về tiêm chủng của họ”, nhân viên này cho biết.

Chính quyền Tổng thống Biden đã đặt mục tiêu 70% người trưởng thành ở Mỹ được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin COVID-19 vào ngày 4/7/2021, nhưng mục tiêu này đã không được hoàn thành. Đến ngày 4/7, có 67% người trưởng thành tại Mỹ đã tiêm ít nhất 1 liều. Con số đó hiện là 68%, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ.

Vào hôm 16/7 vừa qua, phóng viên Peter Alexander thuộc đài NBC đã hỏi ông Biden rằng: “Về thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19, thông điệp của ông tới các nền tảng như Facebook là gì?”

Tổng thống đáp lại như sau: “Họ đang giết người. Đại dịch duy nhất mà chúng tôi gặp phải là đến từ những chưa tiêm chủng. Và họ đang giết người”.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho hay trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày 15/7 vừa qua rằng các quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Biden đã “gắn cờ (flag)” các bài đăng bị cáo buộc chứa những thông tin sai lệch về COVID-19 cho các công ty truyền thông xã hội và đặc biệt đề cập đến Facebook.

Psaki cho biết: “Chúng tôi thường xuyên liên lạc với các nền tảng truyền thông xã hội này và những tương tác đó thường xảy ra thông qua các thành viên thuộc đội ngũ nhân viên cấp cao của chúng tôi, cũng như các thành viên trong nhóm COVID-19 của chúng tôi”.

“Chúng tôi đã tăng cường việc nghiên cứu cũng như theo dõi các thông tin sai lệch trong văn phòng Tổng Y sĩ Mỹ. Chúng tôi đang gắn cờ các bài đăng có vấn đề trên Facebook, trong đó lan truyền những thông tin sai lệch”.

Tổng Y sĩ Mỹ Murthy đã gọi thông tin sai lệch có liên quan đến COVID-19 là “mối đe dọa ngấm ngầm sắp xảy ra đối với sức khỏe quốc gia của chúng ta”.

Theo Newsweek, / Phan Anh /Trithuc VN