Bồ câu vương miện Victoria, bồ câu mào cỏ chông, bồ câu gà lôi… là những loài chim bồ câu khiến con người mê mẩn vì ngoại hình quyến rũ của mình.
Bồ câu vương miện Victoria (Goura victoria) dài 75-75 cm, thuộc nhóm có kích cỡ lớn nhất trong họ Bồ câu, đồng thời cũng là loài bồ câu có ngoại hình ấn tượng nhất, với cái mào xòe ra như vương miện trên đầu. Chúng phân bố ở Bắc đảo New Guinea. Ảnh: eBird.
Bồ câu cánh nâu đồng (Phaps chalcoptera) dài 33-36 cm, có các mảng lông mang màu sắc óng ánh trên đôi cánh. Chúng phân bố rộng ở Australia. Ảnh: eBird.
Bồ câu mào cỏ chông (Geophaps plumifera) dài 20-22 cm, có cái mào trên đầu dựng đứng và dải da màu đó ở mắt đặc trưng, sống ở các sinh cảnh đá khô cằn nhiều bụi cỏ chông ở Australia. Ảnh: eBird.
Bồ câu mào tháp (Ocyphaps lophotes) dài 31-35 cm, là họ hàng gần của Bồ câu mào cỏ chông. Chúng phân bố rộng ở các vùng đồng trống khắp lục địa Australia. Ảnh: eBird.
Bồ câu gà lôi (Otidiphaps nobilis) dài 45-50 cm, mang một số đặc điểm hình thái khiến người ta có thể nhầm chúng với gà lôi. Loài chim này sống trên mặt đất ở New Guinea. Ảnh: eBird.
Cu quả Wompoo (Ptilinopus magnificus) dài 29-55 cm, có màu sắc rực rỡ, sống dưới các tán rừng mưa ở New Guinea và Australia. Ảnh: eBird.
Bồ câu Nicobar (Caloenas nicobarica) dài 33-40 cm, có những chiếc lông dài rực rỡ bao phủ phần trên cánh. Chúng sống ở các vùng bờ biển và rừng trên đảo từ Malaysia đến New Guinea. Ảnh: eBird.
Bồ câu đốm cánh (Columba guinea) dài 33-38 cm, thường tụ tập quanh các thị trấn và làng mạc ở các vùng đất phia Nam sa mạc Sahara, châu Phi. Ảnh: eBird.
Bồ cầu hồng (Nesoenas mayeri) dài 32 cm, là loài đặc hữu ở Mauritius. Quần thể của chúng từng bị đe dọa tuyệt chủng, nay đã phục hồi nhờ chương trình nuôi nhốt. Ảnh: eBird.
Gầm ghì đá (Columba livia) dài 31-35 cm, chính là bồ câu nhà trong điều kiện sống hoang dã, chưa bị thuần hóa. Trong điều kiện tự nhiên, loài này sống ở các vùng núi châu Âu và châu Á. Khác với bồ câu nhà, gầm ghì đá không có sự đa dạng về màu lông. Ảnh: eBird.
ĐẠI VĂN HÀO BALZAC ĐÃ NÓI: “SỰ VIỆC TRÊN ĐỜI KHÔNG BAO GIỜ LÀ TUYỆT ĐỐI, KẾT QUẢ KHÁC BIỆT LÀ DO MỖI NGƯỜI. ĐAU KHỔ LÀ BÀN ĐẠP CHO THIÊN TÀI, LÀ CỦA CẢI CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ NĂNG LỰC, VÀ LÀ VỰC THẲM CHO NHỮNG NGƯỜI YẾU THẾ”.
Tướng Patton nói: “Dấu hiệu thành công của một người không phải là độ cao của đỉnh, mà là lực bật lại khi rơi xuống đáy”. Khó khăn là món quà dành cho những người có tầm nhìn rộng. Kẻ yếu than phiền và sớm bị đào thải. Kẻ mạnh im lặng và lội ngược dòng. Còn người thông thái thay đổi suy nghĩ và tìm cách khác.
01 NHỮNG NGƯỜI YẾU ĐUỐI HAY PHÀN NÀN
Nếu một người hay kêu ca, phàn nàn thì đường đời ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn.Đổ lỗi cho người khác, nhưng không bao giờ nhìn lại bản thân, một người như vậy sớm muộn sẽ dẫn đến thất bại.
Một triết gia Trung Quốc từng nói: “Đừng dễ dàng phàn nàn, bởi vì một khi bạn phàn nàn, bạn đang tự dán nhãn mình là kẻ bất tài”. Chỉ những người thủy thủ kém năng lực mới đổ lỗi cho gió biển, và chỉ những người thợ may kém năng lực mới phàn nàn về kích thước của khách hàng.
Một khi một người đã quen với việc kêu ca và đổ lỗi, điều đó có nghĩa là anh ta sẽ không bao giờ có cơ hội để sửa chữa bản thân.
Sau khi Vương Dương Minh thành lập Tâm học, nó đã bị nhiều người vu khống là tà giáo. Các đệ tử của ông rất buồn về điều này và phàn nàn: “Họ không hiểu gì về kiến thức của chúng ta, những lời phán xét kia thật quá đáng”. Vương Dương Minh chỉ đáp lại: “Do chúng ta truyền bá được quá ít”.
Đến mỗi nơi, Vương Dương Minh lại tổ chức các buổi thuyết giảng trước dân chúng. Ngày qua ngày, cuối cùng quan điểm của ông cũng được chấp nhận và có sức ảnh hưởng gần như sánh ngang với Nho giáo.
Không ai sinh ra đã hưởng toàn bộ sự may mắn, bất kỳ ai cũng mang trong mình một nỗi khổ riêng. Phàn nàn là liều thuốc độc không chỉ kéo bản thân đi xuống mà còn lây nhiễm cho người khác. Một khi phàn nàn trở thành thói quen, bạn không có khả năng quay trở lại.
Chỉ khi biết tìm ra những nguyên nhân từ chính mình, bạn mới có thể vượt qua chướng ngại vật và khiến mỗi ngày trôi qua thật suôn sẻ.
02 KẺ MẠNH BIẾT IM LẶNG
Nhà văn Lý Tiếu Lai có một người bạn tên là Kim Quang. Trong những năm 1990, ông đi vay ngân hàng với tư cách là một nhà thầu. Vì còn quá non trẻ, số tiền cho vay nhanh chóng bị lừa hết.
Số tiền nợ nhiều đến mức Kim Quang phải chạy vạy từng bữa để trả nợ. Một ngày, tình cờ hai người gặp nhau trên phố và ngồi tâm sự rất lâu. Điều kỳ lạ là Kim Quang không đề cập một lời nào về chuyện riêng của mình, và chỉ nói về những chuyện thú vị trong cuộc sống.
Lý Tiếu Lai lúc đầu thấy khó hiểu, nhưng sau đó đã hiểu ra: Than vãn nói có ích gì? Phàn nàn có giúp số nợ giảm đi? Không ai khác có thể giúp đỡ bản thân ngoài chính mình.
Trong cuộc sống luôn có những điều không vừa ý nhưng chúng đều tốt như những người khác. Đau khổ của bản thân chỉ có thể do chính mình làm ra, suy cho cùng, khó khăn của bản thân cũng phải nhờ chính mình vượt qua.
Osamu Dazai đã nói trong cuốn sách “Sự bất bình đẳng trên thế giới”: “Tôi vẫn nghĩ rằng phàn nàn với người khác chỉ là vô ích. Thay vì làm như vậy, tốt hơn là nên tìm cách giải quyết trong im lặng”.
Chỉ có kẻ yếu mới rêu rao khắp nơi, còn kẻ mạnh biết cách tự mình gánh vác. Những người để lại tên tuổi với lịch sử khi lập nghiệp đều từng trải qua thời kỳ đen tối. Họ không phàn nàn, không than thở mà nỗ lực để phát triển. Thăng trầm là cuộc đời, khổ nạn là để trưởng thành.
Tất cả những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời đều là khúc dạo đầu cho sự thăng tiến.
03 NGƯỜI THỰC SỰ KHÔN NGOAN TÌM CÁCH THAY ĐỔI
Có một câu chuyện như vậy: Một thiền sư và lũ trẻ chơi trò chơi để phân định người thắng người thua, ai thua thì mua trái cây cho bên kia.
Tiếp đó thiền sư vẽ có một con gà trống to còn lũ trẻ vẽ một con sâu. Vị thiền sư thấy liền nói: “Con gà to ăn sâu bọ, ta thắng rồi”. Những đứa trẻ lém lỉnh đáp lới: “Con sâu của cháu đã trở thành một con bướm và bay đi”.
Thiền sư sững sờ, một lúc sau mới cười nói: “Các con thắng rồi, ta mua hoa quả cho các con”. Khi không thể đuổi được con gà trống, lũ trẻ chọn cách để con sâu kia biến thành bướm và bay đi. Đây là trò chơi của trẻ con, nhưng lại là bài học cho người lớn để thoát khỏi tình thế khó khăn.
Đối mặt với những con đường không thể vượt qua và những trở ngại trong cuộc sống, đừng cố đâm đầu vào vì chỉ tốn công vô ích. Nước chảy theo dòng, và con người thích ứng theo hoàn cảnh. Dám thay đổi, cuộc sống có thể gặt hái được nhiều thành công.
Thẩm Vạn Tam, “người giàu nhất phía nam sông Dương Tử” thời nhà Minh, từng theo một đoàn xe đi mua trà. Vì không có đủ kinh phí nên nguồn cung của ông thường bị thiếu hụt. Nhìn thấy người khác kiếm được nhiều tiền nhưng mình chẳng được gì, ông quyết định thay đổi chiến lược.
Ông bỏ trà và mua tất cả các giỏ tre ở các thị trấn gần đó. Sau khi đoàn thương nhân mua trà, trà cần được chở đi trong những chiếc giỏ tre, nhưng chỉ Thẩm Vạn Tam mới có những chiếc giỏ tre. Cuối cùng, họ phải mua rổ từ ông với giá cao. Dù không mua được trà nhưng Thẩm Vạn Tam vẫn kiếm được rất nhiều tiền.
Con người không bị giới hạn bởi ngoại cảnh, mà bị đóng khung bởi suy nghĩ trong tâm trí của chính họ.Suy nghĩ tự do, cuộc sống sẽ không bị giới hạn. Không có dòng sông nào có thể chảy ra biển mà không có lỗi rẽ, khi bức tường bị phá bỏ đồng nghĩa với cảnh cửa mới được mở ra.
Trong thời đại ngày nay, chỉ có học cách thay đổi mới là công thức không bao giờ bị đào thải bởi thời đại. Những người khác nhau, cách tư duy khác nhau, kết quả cũng sẽ khác nhau.
Trước những khốn khó của cuộc đời, đừng đổ lỗi cho người khác cũng đừng vội nản lòng. Khi một ngôi sao rơi xuống, bầu trời đầy sao cũng không thể mờ đi.
Trong mấy năm cuối thế kỷ người Nhật bỗng nhiên tự tử dồn dập. Người Nhật vốn đã hay tự tử, tự tử nhiều hơn các dân tộc khác; đến lúc này lại tăng vọt: năm 1998 so với 1997 tăng 35%, riêng trong giới trẻ mức tăng lên tới 85%. Vào năm chót của thế kỷ, càng thêm rần rộ. Nhiều kẻ lo ngại, đòi cấm sách dạy tự tử. Nhưng chủ trương cấm sách vừa xuất hiện, liền gặp ngay phản ứng. Sách đã bán ra hơn triệu bản, lắm người còn cho là nên được phổ biến rộng rãi hơn nữa, chính tác giả thì có ý kiến sách nên đưa luôn tới tay hạng độc giả dưới 18 tuổi: Rất tốt, rất có ích lợi. Không sao? Tự tử không trúng cách có thể bị nhiều đau đớn, đau đớn kéo dài, thậm chí có thể gặp trường hợp không chết được, thê thảm biết bao. Cẩm nang tự tử chỉ dẫn rành rẽ, không phải là sách thực dụng, hữu ích sao? Vả lại mười phép tự tử của Turumi Wataru chẳng qua là một thêm thắt muộn màng: cấm đoán nó làm chi. Người Nhật từ trước đây năm trăm năm, đã từng duyệt lại tục lệ cũ, hoàn thiện qui tắc, đặt ra bao nhiêu lề luật để tiến hành nghiêm chỉnh các cuộc hara-kiri. Thậm chí cái tiếng hara-kiri, nghe nôm na, cũng bị loại bỏ dần. Gọi là seppuku, tên có gốc hán văn, nghe cốt cách hơn. Tự tử như thể là một sở trường của dân tộc Nhật Bản: họ chết nhiều, họ chết có phép tắc tử tế.
Nói về cái nhiều, thì hiện tượng gia tăng tự tử gần đây ở Nhật người ta liên hệ nó với những thất bại kinh tế. Nhưng đó chẳng qua đôi ba chục nghìn người một năm. Như thế không đáng kể so với hàng vạn chiến sĩ và dân chúng đã từng ào ạt cùng nhau tự hủy mình sau một thất bại chinh chiến trong quá khứ. Kinh doanh thua lỗ: tự tử. Đánh giặc thất trận: tự tử. Yêu nhau gặp trục trặc, người Nhật cũng chết nhiều, và chết đúng phép tắc. Hiệp sĩ tự sát bằng phép mổ bụng; tình nhân muốn chết đúng cung cách phải tự buộc mình thật chặt từng cặp, rồi cùng nhảy xuống nước. Phép ấy gọi là sinju. Doanh nhân, quân nhân, tình nhân tự hủy mình, đối với những cái chết ấy chúng ta dẫu sao cũng ở ngoại cuộc. Đến như về cái tự tử của các văn nhân thì chúng ta không khỏi lấy làm nghĩ ngợi. Văn nhân Nhật Bản cũng tự tử nhiều. Nhân cái chết gây chấn động lớn của Yukio Mishima độ nào, một tác giả có liệt kê danh sách mười nhà văn Nhật tên tuổi đã quyên sinh từ đầu thế kỷ. Vả lại chỉ hơn một năm sau Mishima, vị đàn anh lỗi lạc là Kawabata cũng tự ý ra đi luôn, gây tiếc thương khắp hoàn cầu. Chuyện gì đã xảy đến cho các đồng nghiệp khốn khổ của chúng ta bên nước Phù Tang vậy cà? Họ gặp đàn áp tàn bạo quá đáng chăng? Họ bị khủng hoảng, bế tắc, nguồn sáng tác bị tắc nghẽn chăng? — Đâu có! Nào ai động chạm gì tới những danh nhân như họ đâu. Mishima chọn chết ngay tại bộ Quốc phòng nước Nhật. Sáng sớm trên một chiếc xe mới toanh, nhà văn cùng bốn môn đệ kéo đến, trói gô ông tướng tư lệnh, tập hợp binh sĩ lại, Mishima ra bao lơn diễn thuyết một hồi, rồi trở vào phòng mổ bụng, đường đường lẫm liệt. Lúc bấy giờ chính Mishima đang độ sáng tác dồi dào, được hoan nghênh săn đón nồng nhiệt. Ngay hôm 25 tháng 11 năm 1970 ấy, vào lúc mờ sáng, ông ký tên vào trang bản thảo cuối cùng của một bộ truyện dài bốn cuốn, để sẵn trên bàn cho nhà xuất bản đến nhận, như đã hẹn. Còn Kawabata thì ông ngậm hơi độc, chết ngay trên đỉnh vinh quang của giải văn chương Nobel hiếm hoi ở Á châu. Thất bại, khổ đau, không phải là yếu tố gây nên những cái chết này. Vậy có một sức huyền bí nào ở chính họ thu hút họ về cái chết chăng? có một sức thu hút khó hiểu như thế, tác động ở Nhật mạnh hơn ở mọi nơi khác chăng? Đố ai dám vỗ ngực giải đáp! Chỉ biết trong một số trường hợp dường như có thể nhận thấy những dấu hiệu mơ hồ… Hôm Mishima tự sát tại bộ Quốc phòng, lát sau người vợ trẻ của ông nghe được tin dữ từ chiếc máy thu thanh gắn trong chiếc tắc-xi bà đang đi. Khi bà xuống xe, ai nấy xúm lại hỏi han. Bà bảo bấy lâu bà vẫn nghĩ có ngày ông sẽ tự sát, nhưng tưởng rằng một vài năm sau chuyện mới xảy ra; không ngờ sớm thế. Còn thân mẫu của nhà văn, bà cụ nói với thân hữu xa gần đến chia buồn: “Xin quí vị đừng thương tiếc. Bởi vì đây là lần đầu tiên trong đời, anh ấy đã làm được điều mà anh ấy muốn làm.” Hai người đàn bà gần gũi nhất với Mishima nghĩ thế. Xa cách ông như độc giả bốn phương thiết tưởng cũng đến tin thế thôi. Trong các tác phẩm ông có nhiều nhân vật tự tìm cái chết. Ông xoay trở trong đầu bao nhiêu tính toán, suy tưởng, về cái chết. Ông loanh quanh bên cái chết không rời được nó. Ông mân mê cái chết. Đáng chú ý nhất là trường hợp truyện “Trung” (Yukoku). Thiên truyện ngắn xuất sắc ấy rồi đã được đưa lên màn ảnh. Chính tác giả đạo diễn và đóng luôn vai chính trong phim. Trong cốt truyện, sau một cuộc chính biến, một nhóm sĩ quan gặp thất bại bị trấn áp mạnh, chịu cực hình. Toàn nhóm thương tình, bỏ ra ngoài danh sách thụ hình tên một trung úy trẻ tuổi mới vừa cưới vợ. Trung úy Takeyama từ chối hảo ý của các bạn, chàng sẽ tự tử. Vợ chàng quyết định theo chồng. Trong khi chờ đợi chồng về nhà, nàng bình tĩnh lặng lẽ gói từng món quà, viết lời đề tặng gửi lại bà con, bạn bè… Người vợ là một diễn viên cực đẹp. Chồng về. Họ trao đổi vắn tắt. Trong thủ tục, người hiệp sĩ tiến hành seppuku được một bạn thân đứng kề giúp đỡ: chặt đứt cổ, cắt đầu để kết thúc nhanh chóng, vì lúc bấy giờ, sau cuộc mổ ruột, hiệp sĩ đã kiệt lực, không thể tự mình tiếp tục chu đáo. Trung úy Takeyama nhờ vợ đóng vai người bạn nọ, tiếp sức đẩy mạnh con dao vào cổ mình trong giai đoạn chót. Dặn dò xong, vợ chồng trút bỏ xiêm y. Họ ân ái với nhau một lần cuối cùng. Cái bi thiết lẫn với hoạn lạc trên nét mặt hai người, diễn tiến sự việc tuyệt hảo cho đến lúc cuối cùng, thiếu phụ dùng lưỡi dao ngắn kết thúc đời mình bên cạnh chồng. Chàng trung quân ái quốc, nàng trung thành với chồng. Cuộc ái ân là một thêm thắt, ngoài thủ tục chính thức: Mishima chu tất đối với nhân vật mình, đối với mối tình tha thiết và đau đớn của họ. Đến lượt ông, việc chuẩn bị cũng cẩn thận kỹ càng: ông tính toán từng chi tiết nhỏ nhặt. Lần này không phải vì không khí lãng mạn, mà là vì một không khí uy nghiêm cần thiết. Thủ tục seppuku lại được thêm thắt: bông vải sẵn sàng để ngăn chặn, sau nhát gươm mổ, ruột khỏi bung đổ ra lòng thòng vung vãi, bốc mùi ô uế, mất cả thể thống. Mishima, trong tưởng tượng, đã mê say ve vuốt cái chết của chính mình lâu ngày, trước khi thực hiện. Cùng một thế hệ với Mishima, nhà văn Saiichi Maruya — cả hai cùng sinh vào năm 1925 — đưa ra một thi nhân cũng từng say mê mơn trớn cái chết của mình. Trong một thiên truyện ký, ông truy cứu về cái chết âm thầm của Taneda Santoka. Nhân vật này vừa là tu sĩ vừa là một nhà thơ haiku. Bình sinh Santoka đặc biệt say mê những cơn mưa thu. Ôi chao, cuối thu đầu đông, thỉnh thoảng một màng mưa nhẹ như khói phủ xuống mịt mù núi rừng, chợt đến rồi chợt đi, lát sau tan biến hẳn, bày ra cảnh núi xanh trùng trùng. Lá thu tuôn đổ, mưa thu mịt mờ… Ông thích khung cảnh ấy biết chừng nào! Yokoshigure, “mưa bay gió giạt”, ông yêu cái tiếng gọi vừa phát giác ra, ông nhẩm đi nhẩm lại không biết bao nhiêu lần, không chán. Như thế chưa đủ. Mơ trong trí, đọc trong mồm chưa đủ. Thế chưa phải đã “sống” đủ cảnh mưa bay gió giạt. Làm mấy câu thơ haiku cũng không đủ. Ông đang ngồi chén tạc chén thù với bạn, chợt cơn mưa sa xuống đậm, mịt mờ; thi sĩ cao hứng nâng cốc tợp luôn bốn năm hớp rượu liền, quay lại bái tạ thịnh tình của bạn, thâm tạ cơn mưa hợp thời hợp cảnh, rồi xốc áo đứng lên bước khỏi tửu quán. Từ chối một chiếc dù đưa tận tay, người thơ muốn trực tiếp đón nhận những giọt mưa thấm lên mình. Từ đó không còn ai biết gì về tung tích ông nữa. Cái đi hôm ấy là “đi” luôn. Saiichi Maruya đã dẫn đây đó những ý kiến về nhà thơ Santoka bấy giờ, với những lời “tâm trạng chuẩn bị, đón chờ cái chết”, “một toan tính chết chóc, hay một toan tính tìm đến cái chết” v.v… Nhân vật Santoka dù có dù không, tung tích Santoka dù đúng dù sai, thì trong tâm trí nhà văn Nhật Bản Saiichi Maruya đã có một cái chết thi nhân như thế. Chịu chết thì rốt cuộc ai nấy cũng đến phải chịu thôi, thụ động chịu. Còn tự chết lấy, là một cách tỏ thái độ, một cách tuyên bố. Thường thường đơn giản. Hoặc: “Khốn khổ quá, hết chịu thấu!” “Hoặc đau đớn quá, tôi bỏ cuộc! Nhục nhã quá, kẻ này bất cần sống!” v.v… Dân tộc Nhật, họ chết lấy thì nhiều, và cái tuyên bố của họ thật phong phú, trong nội dung cũng như trong hình thức. Để phản đối họ dùng cái chết; để bày tỏ sự tán thưởng, họ cũng chọn chết! Vì nội dung phức tạp nên trong phô diễn cần lắm dạng thức cho thích hợp. Hoặc một dàn dựng lâm ly tình cảm cho giai nhân tài tử, hoặc một cảnh hùng tráng xứng với đoàn hiệp sĩ quyết tâm, hoặc dáng cách ung dung thư thái khi thi sĩ đi vào cảnh thần tiên tuyệt mỹ… Kể ra cái chết nào cũng là một cách phát biểu. Cái chết của muôn loài là phát biểu của Thượng Đế, của ông Trời. Trời phát biểu một định luật. Trời phát biểu đều đều, lặp đi lặp lại từ bao nhiêu tỉ năm, tỉ tỉ năm. Bỗng nhiên bị một loài động vật xuất hiện muộn nhảy ra đoạt lời ngang xương. Tự tử là cái riêng của con người. Muôn loài không có loài nào tự phát biểu, chỉ có con người, một số người, ngẩng cao đầu “nói lên” một điều gì đó bằng cái chết của mình. Con người quả trên muôn loài. Con người tự đặt mình làm loài thứ muôn-lẻ-một. Lý Trần Quán đã nằm vào quan tài, đậy nắp lại, bỏ xuống huyệt, còn vỗ nắp quan bộp bộp, đòi mở ra để đọc một câu đối; một chiến sĩ cách mạng thời dân chủ có thể chê thái độ thờ vua mến chúa chống lại Tây Sơn là không thích đáng, chê ông nghè Lý chẳng qua nặng phần trình diễn, chứ không nói lên chính nghĩa gì cao cả. Mặc kệ, vượt lên trên chuyện chính kiến một thời, xét cách rộng rãi thì phải nhận rằng ông nghè Lý thuộc loài muôn-lẻ-một: không có con khổng tượng, con khủng long nào lại tự mình dùng ngay cái chết của mình làm phương tiện phát biểu, gạt phăng ông Trời sửng sốt ra một bên như thế. Albert Camus đặt nặng chuyện tự tử: ông bảo: “Chỉ có một vấn đề triết lý thực sự nghiêm trọng: đó là tự tử. Cho rằng cuộc đời đáng sống hay không đáng sống, ấy là giải đáp cái thắc mắc căn bản của triết học.” (Huyền thoại Sisyphe). Camus có vẽ chuyện ra không? có lớn lối quá đáng không? Thường thường khi tự tử mấy ai suy nghĩ về giá trị của cuộc sống, mấy ai chú tâm vào vấn đề cuộc đời có đáng sống hay không đáng sống? Thật tình mà nói phần lớn các vụ tự tử chẳng qua là để bày tỏ một sự tuyệt vọng, một phẫn uất, một giận hờn, phản đối, oán trách, thù hận v.v… Kẻ tự tử không hơi đâu đánh giá cuộc sống nói chung. Vấn đề đặt ra không phải “Cuộc sống có đáng sống không?”, mà là “Cuộc sống của tôi có đáng sống không? có đáng công tiếp tục không?” Đây không phải là một thắc mắc triết lý. Hẹp hơn nhiều. Ngay cả cái phát biểu của người Nhật — bất cứ là doanh nhân, quân nhân hay văn nhân — cũng không là một giải đáp triết học. Đề tài phát biểu của con người hạn hẹp nhỏ bé, mà phong cách phát biểu thì điệu bộ, màu mè. Trong khi ấy ông Trời, ối ông Trời… Cái phát biểu của ông bằng cái chết, từ cái chết của con gián kẹt trong hộc tủ, của mấy con ruồi con muỗi tí xíu dính vào mạng nhện phất phơ…, cho đến cái chết đột ngột của nguyên cả một thành phố thoắt cái bị chôn vùi dưới núi lửa, nguyên cả một lục địa dưới mực nước bể dâng cao v.v… đều diễn ra giản dị, hồn nhiên, hững hờ. Ông Trời không phô trương, không trình diễn. Trời chọn những diễn tiến đơn sơ, chọn cách phát biểu vô cảm. Cuối thế kỷ này người Nhật hình như có làm quá đáng trong việc tự chết. Người Nhật phát biểu nhiều quá, chận ngay lời phát biểu của ông Trời, làm ông tưng hửng, chúng ta tưởng tượng Trời hẳn phải nhăn mặt, gắt: “Bố láo!” Có thế chăng? E không có thế đâu. Trước thái độ nhiệt liệt của con người — nhất là người Nhật — e Trời chỉ nhếch cười; khoan dung, quở khẽ: “Bố nhắng!” Rồi Trời hững hờ tiếp tục những hoạt động thường lệ. Thổi một hơi gió phất nhẹ lên mấy xác bướm tả tơi lẫn lộn giữa đám lá rừng, rung rinh chiếc mạng nhện trên đó dính mấy xác ruồi xác muỗi…; rồi Trời phát một tiếng nổ vừa phải (vừa đủ long trời, rung rinh vũ trụ) để tạo dựng thêm một cõi thiên hà mới, gồm những triệu triệu tinh tú (hành tinh, định tinh, vệ tinh, cùng đủ thứ linh tinh lổn nhổn); rồi Trời lại đều đều tiếp tục làm big bang bic biếc, cái nọ cái kia không ngừng nghỉ, vì thời gian không hề có chỗ cùng… Ở Trời, mỗi động thủ đều như nhau, không có bên khinh bên trọng. Ấy là phong cách phát biểu của Trời: Nói lên định luật là nói mà như không nói gì. 2 – 2000
Sau hơn 10 năm bỏ phố về quê, 24 hộ dân ở ngôi làng này vẫn hài lòng với cuộc sống tuy hẻo lánh nhưng được hòa mình trong thiên nhiên. Họ chưa từng ganh đua xem ai có nhiều tiền hơn, mà so xem ai hiểu hơn về lối sống.
Ở vùng núi phía bắc Đài Loan, có một ngôi làng nhỏ ẩn dật với những ngôi nhà hòa lẫn vào thiên nhiên, nếu không chú ý thì sẽ rất dễ bỏ qua. Đây chính là thôn Oa – một chốn “tiên cảnh trần gian” thời hiện đại. Nơi đây có nhà cửa, sông suối, ruộng đồng, cổng vào….
Ngôi làng này là nơi sinh sống của 24 hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu – những người đã quyết định bỏ phố về quê sống. Năm 2011, họ cùng nhau đóng góp 150 triệu NDT (khoảng 553,5 tỷ VNĐ) để mua mảnh đất rộng 8.000 m2, xây dựng chốn ẩn náu đặc biệt.
Cư dân trong thôn có không ít người là doanh nhân, kiến trúc sư, bác sĩ, giáo viên, giám đốc điều hành doanh nghiệp nước ngoài,…. Ai cũng có trải nghiệm phong phú, thậm chí 1/3 trong số đó còn có bằng tiến sĩ.
Đối với họ, “nhà” không phải là những công trình đơn lẻ, mà là một cộng đồng gồm những người có chí hướng sống bên nhau. Ý tưởng “lập làng” ban đầu xuất phát từ 2-3 người, sau đó ngày càng lan rộng, cuối cùng nhận được sự hưởng ứng của tận 24 hộ gia đình.
Cả làng là một ngôi nhà lớn
Trong số những người sống ở thôn Oa, kiến trúc sư Hà Truyền Tân là nhân vật quan trọng nhất, cũng là người kiến tạo chính nên chốn “tiên cảnh trần gian” này.
“Sau khi về hưu, tôi không muốn nằm trong nhà chờ chết mà muốn mở ra chặng đường đời mới, có một chỗ đề cùng bạn bè trò chuyện. Đây chính là lối sống tốt nhất”, ông khẳng định.
Trước khi bắt tay vào thiết kế thôn Oa. KTS Hà Truyền Tân và nhóm của mình đã đến thăm thú các ngôi làng cổ có tuổi đời hàng trăm năm ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Các xóm ở đây đều sinh hoạt ven theo bờ suối, tùy địa hình mà dựng nhà, nhưng nhà nào cũng có sự liên kết với nhau.
Đây chính là cuộc sống mà KTS Hà Truyền Tân hằng mơ ước. Ông quyết định sử dụng các kỹ thuật kiến trúc hiện đại để xây dựng một ngôi làng như vậy cho mình, nơi con người sống vào tự nhiên.
KTS Hà Truyền Tân – người kiến tạo chính của ngôi làng
Quá trình xây dựng thôn Oa mất tổng cộng 4 năm. Nếu nhìn theo góc độ đầu tư, một khu đất rộng lớn như vậy đủ sức để chứa những ngôi nhà bề thế, nhưng vị KTS này lại nghĩ khác. Ông xây nhà trên những con dốc có độ cao chênh lệch đến 7 m, dựa vào địa hình mà xây dựng. Mỗi nhà đều có sân thượng, vươn tay ra là có thể chạm vào cây cối.
Thôn Oa không có khu vực trung tâm. 24 ngôi nhà ở đây được chia thành 4 dãy, mỗi dãy mang một nét đặc trưng riêng. Dãy trên cùng có thể quan sát toàn bộ ngôi làng; dãy 2 và 3 ở giữa tạo cảm giác an toàn vì được hàng xóm trông coi; dãy 4 có tầm nhìn rộng nhất, hướng ra trang trại, xung quanh là khung cảnh thiên nhiên xanh mướt.
24 ngôi nhà ở thôn Oa cũng sẽ tương ứng với 24 tiết khí trong lịch của các nước phương Đông: Thanh Minh, Hạ Chí, Mang Chủng, Thu Phân, Sương Giáng,… Sân của mỗi hộ gia đình đều được trồng một loại cây sinh trưởng theo mùa tương ứng, để ai cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi của sân nhà theo bốn mùa.
Khu dân cư và khu trồng trọt được ngăn cách với nhau bởi một con suối nhỏ. KTS Hà Truyền Tân đã quy hoạch gần một nửa diện tích để làm trang trại trồng hoa màu. Những con kênh cổ dùng để tưới tiêu và những cây cầu gỗ đều được giữ lại.
Vị KTS cho biết: “Cả làng thực sự giống như một ngôi nhà lớn. 24 người cùng nhau xây dựng một cổ trấn lý tưởng: trong suối có cá để câu, đất có thể trồng rau để ăn. Điều quan trọng nhất là chúng tôi được cảm nhận cách sống của người xưa”.
Chưa từng khóa cửa, 10 năm không có trộm
Cách đây 10 năm, Kevin là người đầu tiên chuyển đến thôn Oa. Anh sống trong một căn hộ tên là Bạch Lộ.
Trước đây, Kevin làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nếu như các hộ gia đình ở đó đều đã nghỉ hưu thì anh lại chuyển đến đây từ lúc còn trung niên. Vốn là người sinh ra ở nông thôn, anh có tình cảm rất sâu đậm với cuộc sống đồng quê.
Phòng khách nhà Kevin
Nhà Kevin nằm ở dãy thứ 2. Sau cổng là một khoảng sân, tầng 1 là phòng khách.Ngôi nhà được xây dựng dựa trên một sườn dốc, cho nên đi lên là phòng ngủ và các không gian riêng tư, bước xuống lại là phòng ăn và vườn sau.
Để thuận tiện cho việc học nhạc của các con, Kevin đã đặt một cây đàn piano cổ điển và một cây mộc cầm ở góc cầu thang. Không gian còn lại được quy hoạch thành phòng bếp và phòng ăn. Theo quan điểm của Kevin, bếp chính là cốt lõi của ngôi nhà, ăn uống là một việc hạnh phúc. Nhà bếp của anh ấy rất thông thoáng, với cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn hướng ra sân sau.
Hàng xóm sang nhà Kevin nấu ăn
Cây trong sân vốn là cây bưởi mọc theo tiết Bạch Lộ, nhưng khi mới chuyển đến, Kevin làm vườn chưa quen nên làm cây chết, phải thay bằng cây ổi. Khi quả chín, gia đình anh sẽ hái về và chế biến thành nước ép. Đến mùa mơ sai quả, hai vợ chồng cùng nhau nấu rượu rồi chia sẻ với hàng xóm.
Kevin nói: “Mối quan hệ với hàng xóm rất tốt, điều này khiến tôi rất bất ngờ. Tôi cảm thấy rất vui và biết ơn”.
Từ ngày sống ở thôn Oa, người đàn ông này còn không nhớ được rằng mình đã để chìa khóa ở đâu. Nhà nào cũng tin tưởng nhau, có khi đi nước ngoài mấy ngày cũng không phải khóa cửa. Suốt 10 năm qua, làng không xảy ra bất kỳ vụ trộm nào. Thậm chí, mọi người còn có thể nghe điện thoại hộ nhau, cùng với người thân của người khác nói chuyện hàng giờ.
Chị Châu sống ở ngôi nhà “Tiểu Mãn” có thể trò chuyện với nhà Kevin từ cửa sổ
Khi làng mới được xây dựng, giá của mỗi căn hộ là khoảng 4-7 triệu NDT (16,4-24,7 tỷ VNĐ). 10 năm sau, giá của mỗi ngôi nhà đã tăng lên đến gần chục triệu NDT.
Kevin tâm sự: “Về cơ bản, tôi không muốn bán căn nhà này, Bởi lẽ, tôi cảm thấy nó rất tốt, không cần phải theo đuổi thứ gì tốt hơn. Thứ nên theo đuổi là làm sao kết nối được với những người khác, tận hưởng được vẻ đẹp của môi trường tự nhiên. Đây mới là những điều giá trị nhất”.
KHI NÀO TRUNG QUỐC SẼ TRỞ THÀNH NỀN KINH TẾ LỚN NHẤT THẾ GIỚI? THEO PHÂN TÍCH CỦA BLOOMBERG ECONOMICS, CÂU TRẢ LỜI CÓ THỂ LÀ KHÔNG BAO GIỜ.
Theo dự báo của Bloomberg Economics, nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện những cải cách những thúc đẩy tăng trưởng và người đồng cấp của ông là Tổng thống Mỹ Joe Biden không thể thúc đẩy các đề xuất đổi mới cơ sở hạ tầng và tăng cường lực lượng lao động thì Trung Quốc có thể sẽ trở thành siêu cường số 1 thế giới, sớm nhất là vào năm 2031.
Song, tham vọng đó sẽ chưa thể thành hiện thực. Chương trình cải cách của Trung Quốc hiện đang bị trì hoãn, thuế quan và các biện pháp hạn chế về thương mại khác đang cản trở khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu và các công nghệ tiên tiến của quốc gia này. Đồng thời, biện pháp kích thích hỗ trợ nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch đã nâng mức nợ lên cao kỷ lục.
Một kịch bản đầy bi quan đối với ông Tập là Trung Quốc sẽ đi theo quỹ đạo tương tự như Nhật Bản – cũng từng là đối thủ sừng sỏ với Mỹ trước khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng 3 thập kỷ trước. Cùng với những vấn đề trong cải cách, sự cô lập về kinh tế và khủng hoảng tài chính, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trước khi tiến đến đỉnh cao.
Một khả năng khác được nhóm có quan điểm hoài nghi chú ý đó là, nếu số liệu GDP chính thức của Trung Quốc đã bị phóng đại, thì khoảng cách giữa nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai thế giới có thể lớn hơn những gì đang được thể hiện và việc rút ngắn sẽ diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn.
Những yếu tố quyết định
Trong bài phân tích này, các chuyên gia Bloomberg sẽ đề cập đến GDP danh nghĩa tính bằng USD – được nhiều người coi là thước đo về sức mạnh kinh tế hiệu quả nhất. Với tiêu chí Sức mua tương đương (PPP) – tính đến sự khác biệt về chi phí sinh hoạt và thường được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống, Trung Quốc ở vị trí đầu bảng.
Về lâu dài, có 3 yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đầu tiên là quy mô của lực lượng lao động. Sau đó là nguồn vốn – mọi thứ từ nhà máy cho đến cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lưới liên lạc. Cuối cùng là năng suất hoặc mức độ hiệu quả của sự kết hợp 2 yếu tố trên. Trong mỗi tiêu chí này, Trung Quốc đều đối diện với tương lai không chắc chắn.
Thứ nhất là lực lượng lao động. Đây là phép toán rất đơn giản: nhiều lao động hơn đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn và ít lao động có nghĩa là tăng trưởng chậm. Đây là thách thức đầu tiên đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tỷ lệ sinh thấp có nghĩa là dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đã đạt đến mức đỉnh. Nếu tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục giữ xu hướng này, số người lao động dự kiến sẽ giảm hơn 260 triệu người trong 3 thập kỷ tới, tương đương 28%.
Nhận thức được những rủi ro này, Trung Quốc đã thay đổi hướng đi. Thời gian gần đây, các biện pháp kiểm soát về việc sinh đẻ đã được nới lỏng. Năm 2016, giới chức nước này khuyến khích mỗi gia đình sinh 2 con. Còn trong năm nay, Bắc Kinh thông báo cho phép mỗi gia đình có 3 con. Trong khi đó, kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu có thể giữ giúp người lao động lớn tuổi làm việc lâu hơn.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, ngay cả khi cải cách thành công, Trung Quốc sẽ khó có thể bù đắp được tác động từ sự cản trở của vấn đề nhân khẩu học. Bởi vậy, họ có thể sẽ không thành công. Trong khi giới chức khuyến khích sinh thêm con, thì các cặp vợ chồng lại có quan điểm ngược lại. Họ cho rằng nuôi con cực kỳ tốn kém, chi phí cho giáo dục và nhà ở là cực kỳ cao.
Trong khi đó,triển vọng về chi tiêu vốn tại Trung Quốc lại không quá ảm đạm. Số lượng đường sắt, nhà máy hoặc tháp 5G dự kiến sẽ không sụt giảm. Song, sau nhiều năm đầu tư tăng chóng mặt, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy lợi nhuận từ các hoạt động này đang giảm dần. Tình trạng dư thừa công suất, những thị trấn ma với nhiều tòa nhà bị bỏ trống và cao tốc 6 làn xe dẫn đến những khu đất nông nghiệp thưa dân cư đều là minh chứng cho vấn đề này.
Khi lực lượng lao động được dự báo sẽ sụt giảm và chi tiêu vốn đã ở mức quá cao, thì năng suất chính là chìa khóa cho tăng trưởng tương lai của Trung Quốc. Hầu hết các nhà kinh tế phương Tây đều cho rằng việc thúc đẩy tăng trưởng đòi hỏi những hành động như hủy bỏ hệ thống “hukou” lỗi thời, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty quốc doanh và tư nhân, cùng với đó là giảm bớt rào cản cho các công ty nước ngoài trong việc tiếp cận với nền kinh tế và hệ thống tài chính.
Khi hiệu quả của việc kết hợp lao động và chi tiêu vốn của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 50% so với Mỹ, thì quốc gia này vẫn còn nhiều cơ hội để cải thiện. Bloomberg Economics dự đoán, năm 2050, năng suất của Trung Quốc sẽ đạt tới mức 70% của Mỹ, đưa đại lục trở thành quốc gia có trình độ phát triển tương đương.
Khủng hoảng tài chính có thể diễn ra?
Liệu Trung Quốc có thể thực hiện lời cam kết – thúc đẩy tăng trưởng như không phải với việc mở rộng lực lượng lao động và đầu tư không ngừng, mà với lao động tay nghề cao và công nghệ hiện đại hơn hay không? Thật không may, không phải mọi yếu tố quyết định đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Nếu mối quan hệ với Mỹ cùng các đồng minh tiếp tục căng thẳng, thì những ý tưởng và sự đổi mới xuyên biên giới nhằm thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ bắt đầu đuối sức. Bắc Kinh đã nhận thấy một dấu hiệu như vậy: châu Âu đang lùi bước khỏi một thỏa thuận đầu tư lớn và Ấn Độ đã hạn chế nhập khẩu các thiết bị điện tử Trung Quốc.
Ngoài ra, sự đình trệ khi triển khai các cải cách trong nước cộng với tình trạng cô lập với quốc tế có thể dẫn đến một kịch bản cực đoan khác đó là khủng hoảng tài chính. Kể từ năm 2008, tỷ lệ tín dụng/GDP của Trung Quốc đã tăng vọt từ 140% lên 290%, yếu tố mạnh mẽ nhất là các biện pháp kích thích trong đại dịch.
Dựa theo nghiên cứu của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff về các cuộc khủng hoảng tài chính, Bloomberg Economics ước tính rằng, một cuộc khủng hoảng kiểu Lehman có thể đẩy Trung Quốc vào cuộc suy thoái sâu sắc, sau đó là một thập kỷ mất mát với mức tăng trưởng gần bằng 0.
Ngoài ra, các con số tăng trưởng chính thức của Trung Quốc cũng gây ra nhiều nghi ngờ. Các nhà lãnh đạo của quốc gia này đã thừa nhận về vấn đề này. Thủ tướng Lý Khắc Cường từng nói: “Số liệu GDP là do con người tạo ra”. Để có con số đáng tin cậy hơn, ông thường cân nhắc các con số khác như sản lượng điện, cước vân chuyển đường sắt và các khoản vay ngân hàng.
Một nghiên cứu của các nhà kinh tế tại Đại học Trung Văn Hương Cảng và Đại học Chicago cho thấy rằng, từ năm 2010 đến 2016, tăng trưởng GDP “thực” của Trung Quốc thấp hơn khoảng 1,8 điểm phần trăm so với dữ liệu chính thức được công bố. Do đó, nếu Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng chậm hơn thì việc vượt qua Mỹ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Đối với Mỹ và cả Trung Quốc, con đường để tăng trưởng nhanh hơn là mở rộng lực lượng lao động, nâng cấp nguồn vốn và đổi mới công nghệ. Chính quyền ông Biden đã chi hàng nghìn tỷ USD để thực kế hoạch đó. Khi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, Mỹ có thể trì hoãn sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc.
Kết quả của tham vọng trở thành siêu cường số 1 thế giới
Tổng hợp tất cả các yếu tố này, Bloomberg Economics đã xây dựng các kịch bản cho kết quả của cuộc đua kinh tế Mỹ-Trung. Nếu thuận lợi cho Trung Quốc, thì quốc gia này có thể đuổi kịp Mỹ trong đầu thập kỷ tới và sau đó là giữ khoảng cách xa. Tuy nhiên, trong trường hợp những biện pháp cải cách bị đình trệ, lực lượng lao động sụt giảm và khủng hoảng tài chính xảy ra, Trung Quốc có thể sẽ mãi mãi ở vị trí số 2.
Tham khảo Bloomber / Lục Lam / Theo Nhịp sống kinh tế