Bộ ảnh thôi thúc bạn lên đường

Những ảnh đẹp chụp tại các điểm du lịch nổi tiếng thế giới như Trương Gia Giới, Bali hay Budapest làm người xem chỉ muốn xách balo lên và đi.

“Buổi sáng kỳ diệu ở Hà Lan” là ảnh do Ewold Kooistra chụp ngôi làng Zaanse Schans ở Zaanstad, phía tây bắc thủ đô Amsterdam. Đây là ngôi làng du lịch nổi tiếng nhất ở Hà Lan về những cối xay gió truyền thống. Bức ảnh đạt giải nhất cuộc thi Aerial 2020 (chủ đề chụp ảnh trên cao) do Agora tổ chức. 

Tác giả chia sẻ “tôi phải đợi rất lâu mới có thể bắt được cảnh tượng đậm chất Hà Lan này trong màn sương mù. Cuối cùng vào ngày 10/5, dự báo thời tiết thuận lợi, không có gió, nhiệt độ đêm thấp rất lý tưởng để màn sương bao phủ. Tôi đặt đồng hồ từ 4 giờ sáng để lái xe tới làng Zaanse Schans, khi tôi tới đã có sương vờn khắp các cối xay gió. Tôi quyết định chọn một chỗ để chụp và một tiếng sau thì “wow”, gió nhẹ thổi bớt sương theo hướng các cối xay. Khi nhìn màn hình điện thoại để xem hình thu được từ drone (máy quay không người lái), thực sự cảnh đẹp như mơ”.

Bức “Tàu chở hàng” chụp từ trên cao ở Jersey, Anh, do nhiếp ảnh gia Chris Taberner thực hiện. Theo Chris, anh đi dọc bờ biển với ý định chụp gì đó khác nhưng lúc sau anh để ý tới chiếc tàu chở hàng chạy ngang qua và chụp lấy khoảnh khắc con tàu đang băng băng trên biển đưa hàng ra các đảo.  

“Tàn tích một lâu đài cổ ở Áo” là tác phẩm chụp bằng drone của nhiếp ảnh gia Michael Harding. Theo Michael, khu vực anh tới chụp có rất nhiều lâu đài cổ xưa, lâu đài trong hình được xây vào khoảng năm 1100 và gây ấn tượng lớn với anh dù công trình giờ chỉ còn những bức tường thành đổ nát.

Ảnh “Đêm hè ấm áp ở Budapest” của nhiếp ảnh gia Anh Jonny Rogers chụp tòa nhà Nghị viện Hungary nằm bên bờ sông Danube. 

Khu vực Dolomites là nơi có rất nhiều cảnh đẹp như tranh vẽ vì thế du khách tới Lago di Braies, Italy, không thể bỏ qua địa điểm này. Đây là bức ảnh của tác giả Anh James Theo chụp cảnh hồ tĩnh lặng với những tầng mây bay là là lưng chừng các ngọn núi bao quanh.

“Ai mà không thích đi tàu?” là ảnh của Andreieye chụp một đoàn tàu chạy qua cầu cạn tại Davos, Thụy Sỹ.

Bức “Đua với sóng biển” do Luke Simpson chụp tại Sandy Cape Light, Australia. 

Ảnh “Lạc trong thành phố” chụp tại Whampoa, Hong Kong. “Đây là một trong những cảnh tượng kỳ lạ nhất mà tôi từng thấy. Khu vực này là trung tâm mua sắm nhưng nhìn từ trên cao bạn có cảm giác như con thuyền đang trôi lạc lõng giữa các tòa nhà”, theo Poletaev, một nhiếp ảnh gia người Nga. Thực ra đây là một toà trung tâm thương maị xây theo hình chiếc thuyền mang tên Whampoa Garden, lấy cảm hứng từ cảng biển gần đó.

Nhiếp ảnh gia Carles Alonso kể anh thức dậy từ 5h30 sáng để chụp bức ảnh “Thiên đường lúa” ở Bali, Indonesia. Ảnh chụp những thửa ruộng bậc thang xanh rì chảy tràn trên sườn núi kèm theo cảnh nền là hai ngọn núi lửa hiện lên dưới ánh bình minh.

“Bay trên không trung” là bức hình chụp cảnh từ cáp treo tại Công viên quốc gia Trương Gia Giới, Trung Quốc, của nhiếp ảnh gia Sjoerd Bracke. Công viên có hơn 8.000 núi đá dựng đứng, cao như những chiếc tháp sừng sững chọc trời. Trong chuyến cáp treo, Sjoerd Bracke thấy cảnh quan trở nên huyền bí hơn nhờ lớp sương mù bao phủ xung quanh và muốn chụp lại cảnh tượng ngoạn mục này. 

Con đường nhiều dốc và khúc cua đầy ấn tượng ở núi Thiên Môn Sơn, Trương Gia Giới, Trung Quốc, tạo cảm hứng cho nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha Brian TR thực hiện bức ảnh trên. 

Bức ảnh “Quá đông đúc” của William Markezana chụp tại bãi biển Đại Ma Sa, Thẩm Quyến, Trung Quốc. Đây là bãi biển công cộng nên rất đông du khách tắm biển. Gần đó là khách sạn 5 sao có riêng khu vực bãi biển chỉ cho du khách nghỉ tại đây tận hưởng. 

Khánh Trần (theo Agora)

Tạm biệt, Lily

Lily Southern là một cô gái trẻ trung xinh đẹp với mái tóc vàng và thân hình đáng ngưỡng mộ. Al Waters không thể hiểu là cô thích điều gì ở ông. Tất nhiên, ông từng là anh chàng đẹp trai, trẻ tuổi và đầy năng lượng, nhưng những ưu thế này giờ đã mất rồi. Điều chủ yếu mà một người phụ nữ như Lily cần là tiền, mà ông lại không có thứ đó.

Ai cũng biết rằng Lily đã quen với sự xa hoa. Bạn trai mới nhất của cô là một tên gangster có tiếng Brent Morgan. Điều rắc rối của Lily bắt đầu sau khi Brent phải ngồi tù vì trộm cắp, giết người và một đống tội danh khác. Al nghĩ, chắc điều đó đã buộc Lily chú ý đến ông. 

Nhưng không hiểu sao việc ông rỗng túi không làm cho Lily bận tâm. Cô giải thích rằng điều cô thích không phải là ví tiền, mà chính là ông. Điều đó có thể là do thiếu vắng Brent, hắn ta bị án tù chung thân. Sau khi làm quen với Waters, Lily đã không đến nhà tù thăm Brent nữa.

“Al, em thích quá khứ của anh”, Lily nói. Cô ngồi ghế sofa trong phòng khách của mình và nhấm nháp ly rượu wishky. Al Waters thích mái tóc vàng buông trên chiếc váy màu đen sáng bóng của cô. “Thế bây giờ anh có thể làm được điều đó không?- Đột nhiên cô hỏi. – Như hồi ở gánh xiếc ấy: Leo dây, biểu diễn trên chiếc đu bay – Lily nhìn ông một cách bí ẩn và tán thưởng. – Brent là một chàng trai không tệ, nhưng lại không thể đu trên dây và bay lượn được”. 

“Hai người đã từng… thân thiết?”. “Đúng, nhưng đó đã là quá khứ rồi. Và anh biết rõ điều đó mà, anh yêu. – Lily mỉm cười. – Tốt nhất là chúng ta hãy nói về anh, về chúng ta. Em thấy thân thiết với anh hơn là với Brent Morgan”. Al Waters lắc đầu. “Tôi rất muốn tin em, nhưng…”. “Thì em đâu có giấu là chúng em đã từng yêu nhau. Nhưng đã là quá khứ. Có điều anh ấy đã để lại cho em những điều bí mật”. 

“Brent Morgan là một tay chơi lớn – Ông gật đầu. – Anh ta phải có những điều bí mật”. “Anh yêu, em biết rằng anh không có tiền. Cần nhìn thẳng vào sự thật, điều đó thật cay đắng. Chúng ta cần nhiều tiền và em không biết là anh kiếm nó bằng cách nào.- Al cau mày. Ông không thích cuộc nói chuyện này mà thích nói về chủ đề khác hơn. – Em đã nghĩ từ lâu và đã nghĩ ra cách. Nhưng em cần sự giúp đỡ của anh”. “Hiểu rồi” – Al Waters gật đầu.

Minh họa: Tô Chiêm

“Tại tòa án, nhiều người nói về những tội danh của Brent Morgan. Anh ấy được coi là bậc thầy về cướp ngân hàng, nhưng vụ trộm tại một ngân hàng lớn nhất thì cảnh sát lại không biết gì. Anh có nhớ phi vụ “Ngân hàng Quốc gia” tại Indianapolis hai năm trước chứ? Khi đó những tên trộm đã mang đi 6 triệu đô-la, nhiều tờ báo đã viết về điều này. Nhưng không ai biết là Brent đã tổ chức và thực hiện cú đột nhập này. Anh ấy đã chia tiền cho những người tham gia. Nhưng còn một số rất lớn được Brent giấu ở một nơi an toàn trước khi bị bắt hai tháng”. “Bao nhiêu?”. “3 triệu đô-la”. Al Waters nín thở mất hai giây. Số tiền như thế thì ông không bao giờ dám mơ đến. 

“Và em biết số tiền đó ở đâu” – Lily tung một câu chốt hạ. “Em biết Brent Morgan giấu 3 triệu đô-la ở đâu ư? – Ông sửng sốt hỏi lại. – Thế sao kể từ đó em không lấy nó đi? – Al nghi hoặc. – Brent ở trong tù, anh ta sẽ không làm gì được em”. “Bởi vì một mình em thì không làm được – Lily nhún vai. – Từ nhỏ em đã sợ độ cao. Anh có nghĩ là vì sao em sống ở tầng 1 không? Vì chỉ lên đến tầng hai là em đã chóng mặt và không thể đi tới cửa sổ được…Em cần sự giúp đỡ của anh. Al, anh có thể giúp em lấy tiền ra. Anh hãy tưởng tượng xem, là 3 triệu đô-la đấy! Nó sẽ đủ cho chúng ta đến suốt đời”.

Al Waters nôn nóng bật dậy và rảo bước quanh phòng: “Em nói là còn một người nữa?”. “Vâng, Walter Mine biết chỗ giấu tiền, nhưng hắn đã biến mất từ lâu rồi, nên không cần lo nữa”. “Số tiền đó được giấu ở đâu?”. “Trên núi – Cô gái trả lời mơ hồ. – Cách đây 300km. Em sẽ chỉ chỗ cho anh. Em đã im lặng suốt thời gian qua, vì muốn kiểm tra để tin rằng anh yêu em. Anh yêu em mà, đúng không? Anh sẽ giúp em chứ?”. 

Lily ôm hôn ông, nhưng giờ đây điều đó không làm cho ông xúc động. Trong đầu ông đang sôi lên những ý nghĩ. Ba triệu đô-la! Cơ hội như vậy chỉ đến một lần trong đời. “Chúng ta sẽ đi đâu?” – Ông hỏi. “Xa đấy – Lily nói mập mờ. – Hãy chuẩn bị thôi. Chúng ta càng đi sớm thì càng nhanh tới nơi…”.

Khi họ đi qua cửa hàng bán đồ thể thao, Lily dừng lại để mua súng. Cô giải thích rằng họ sẽ phải đi sâu vào ngọn núi Tây Virginia, ở đó có các thú hoang. Al không phản đối, có súng ông sẽ cảm thấy tự tin hơn. Với cô ấy mọi thứ thật quá đơn giản và dễ dàng. Ông chợt nghĩ, phải cảnh giác một chút sẽ không thừa. Họ đã lái xe suốt đêm. Trước khi lên núi, Lily vào toa-let, ông ngồi trong xe ngẫm nghĩ. Năm phút sau cô trở lại và họ đi tiếp. Sau khi đi hơn 1km dọc theo suối, Lily nói: “Dừng xe ở đây. Chúng ta sẽ đi bộ tiếp”.

Họ leo lên một con dốc, sau đó vượt qua đồng cỏ trên núi cao và đến rạng sáng đã đến gần một cái hang lớn. Hóa ra, Brent Morgan đã giấu tiền trong cái hang có vòm và bức vách dốc, gồ ghề. Cô cúi xuống và kéo ra một cuộn dây sau phiến đá: “Anh có thấy mỏm đá trên kia không, anh yêu?- Anh sẽ đến đó. Có cái sân nhỏ. Tiền để trong va-li”. 

Waters nhìn lên, mỏm đá ở trên độ cao 12m. Al đã bện thành vòng ở một đầu dây và cố quăng nó lên gờ đá. Sau tám lần mới thành công, ông kéo mạnh sợi dây để tin chắc rằng nó đủ chắc để chịu được trọng lượng của mình rồi khó nhọc đu lên. Sau một phút ông đã tới nơi và nhìn vào chiếc va-li đã bị phủ một lớp bụi dày. Al kinh ngạc khi nhìn thấy hàng chục bó tiền 50 và 100 đô-la được xếp cẩn thận. Ông đến gần mép sân và mỉm cười với Lily đang lo lắng dõi theo. 

“Anh có thấy chiếc va-li không? – Cô kêu lên. – Buộc dây vào nó và thả xuống đi”. Ông quỳ xuống và mở va-li. Giọng nói của cô khiến ông tỉnh lại. Al buộc đầu dây vào chiếc va-li và thận trọng thả nó xuống. – Bây giờ chúng ta giàu có rồi!” – Ông vui sướng hét lên.

Đúng lúc đó Lily bất ngờ dùng hết sức kéo mạnh sợi dây xuống. Bị bất ngờ, Al Waters đã buông rơi đầu dây. Cô cúi xuống cầm khẩu súng. “Xin lỗi, Al, nhưng tôi phải vội đến chỗ Brent đây – Giọng của Lily vọng qua các bức vách của hang. – Anh ấy muốn vượt ngục. Tôi tin là anh ấy sắp được tự do. Nhân đây, nếu anh quan tâm thì chính Brent đã nghĩ ra trò này đấy. Anh ấy yêu cầu tôi tìm một người không sợ độ cao, một nghệ sĩ đu bay và cuối cùng tôi đã tìm được anh. Là tôi tự đến với anh… 

Chúng tôi đã loại bỏ một người vì hắn biết chỗ giấu tiền. Anh có biết là có lúc tôi và Brent đã sợ rằng chúng tôi đã giấu tiền quá kỹ và khó có thể lấy ra… Tôi rất yêu Brent Morgan. Anh ấy là một người đàn ông thực sự. Anh thì còn lâu mới bằng được anh ấy. Điều duy nhất mà anh biết làm là khéo léo đu dây để lên được đây. Nhưng điều đó không đủ để chiếm được trái tim của một người phụ nữ. Tạm biệt, Al thân mến của tôi!”.

Lily nhắm bắn và bóp cò. Một tiếng kêu khô khốc vang lên trong tĩnh lặng. Cô ngạc nhiên lắc đầu và lại nhấn cò. Lần này vẫn không được. “Thôi nào, Lily! – Từ trên cao Waters hét lên. – Tôi đã tháo đạn ra khi cô đi vào toa-lét đấy”. “Không sao cả! – Lily không hề bối rối. – Bây giờ đâu nhất thiết phải giết anh. Dù sao thì anh cũng toi đời vì không có dây mà. Anh sẽ chết dần vì đói và khát. Đừng sợ, anh sẽ không phải buồn chán một mình đâu, vẫn có một người bên cạnh bầu bạn với anh đấy”.

Al liếc nhìn sang tảng đá lớn và rùng mình khi thấy một hộp sọ có lỗ thủng nhỏ trên trán. Giờ thì ông đã hiểu sự biến mất của Walter Mine, chính là người đã cất giấu tiền và bọn chúng đã bắn hắn ta. Bất chợt Al cười lớn. Bên dưới bộ xương là bộ quần áo còn chưa mục hết, ông nhìn thấy một cuộn dây. Ông lôi nó ra, nhanh tay bện thành chiếc vòng và quay lại mép sân.

“Tôi phải đi đây!” – Lily vui vẻ kêu lên. Cô gái xách chiếc va-li nặng và khó nhọc kéo nó đến cửa hang, nhưng đã không kịp đi, dù chỉ vài bước. Gần như không ngắm đích, Al Waters đã quăng “chiếc thòng lọng” xuống người Lily rồi giật mạnh đầu dây. Bị bất ngờ, cô buông rơi chiếc va-li. Bằng cú giật, Al hất chân cô lên rồi từ từ kéo người cô ta lên vách hang. “Tôi có nói với cô là tôi đã làm trong rạp xiếc và còn là một chàng cao bồi không nhỉ?” – Ông hỏi.

Lily la hét, giẫy giụa nhưng không ăn thua. Vài phút sau, cô đã đứng bên cạnh ông trên sân, sợ hãi đến gần mép sân. Al Waters tháo chiếc dây ra khỏi người cô ta và dẫn đến chỗ bộ xương. Lily hét lên vì khiếp đảm. Khi thấy Al đang buộc chặt đầu dây vào gờ đá và chuẩn bị đu xuống, cô liền lao đến chỗ ông. Al đẩy cô ra. Cô loạng choạng ngã xuống, bị đập mạnh đầu và lặng đi một lúc. Khi cô tỉnh ra thì Waters đã đu xuống dưới.

“Al! – Lily kêu lên và liều mạng tiến đến gần mép sân. – Al, đừng bỏ tôi ở đây! Tôi không thể xuống được, tôi sợ độ cao!”. “Tạm biệt! – Ông kêu lên đáp trả và xách chiếc va-li đựng tiền đi ra phía cửa hang. – Ở lại may mắn nhé. Nếu cô muốn, tôi sẽ nhắn với Brent Morgan rằng cô đã cố gắng nhưng lại chẳng làm được trò trống gì”.

D.Brewer (Mỹ) /Bích Nguyễn (dịch) /Van nghệ CA

Kéo dài đúng 10 phút 10 giây, chàng trai 18 tuổi đốt 1,5 tỷ đồng mỗi giây cho chuyến du hành không gian chớp nhoáng cùng Jeff Bezos

Kéo dài đúng 10 phút 10 giây, chàng trai 18 tuổi đốt 1,5 tỷ đồng mỗi giây cho chuyến du hành không gian chớp nhoáng cùng Jeff Bezos
Người đàn ông giàu nhất thế giới vừa thực hiện chuyến du hành chớp nhoáng vào không gian. Trên cùng chuyến hành trình, chàng trai Oliver Daemen đã phải chi gần 30 triệu USD cho chuyên đi kéo dài 10 phút 10 giây đó.

Những kỷ lục trong chuyến bay của Bezos

Theo thông báo chính thức của Blue Origin, phần khoang tàu chở phi hành đoàn đã đạt tới độ cao tối đa 107 km. Tốc độ tối đa của tên lửa là 3.593 km/h, tương đương khoảng 3 lần tốc độ âm thanh. Trước đó, công ty cho biết tàu đạt tốc độ này khi ở độ cao 80km so với mực nước biển.

Tính từ lúc tên lửa rời bệ phóng cho tới khi khoang vũ trụ hạ cánh, hành trình này kéo dài đúng 10 phút 10 giây. Đây có lẽ là thời gian ngắn kỷ lục cho một chuyến du hành vũ trụ thành công, ít nhất là trong vài thập niên trở lại đây.

Tuy nhiên, Bezos cũng tạo ra một kỷ lục có lẽ là rất, rất nhiều năm nữa mới có người phá bỏ được. Ông hiện tại là tỷ phú đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào không gian khi tàu của mình chưa từng thực hiện bất cứ sứ mệnh chở người nào. Điều đó đồng nghĩa với mức độ rủi ro cao hơn rất nhiều.

Kéo dài đúng 10 phút 10 giây, chàng trai 18 tuổi đốt 1,5 tỷ đồng mỗi giây cho chuyến du hành không gian chớp nhoáng cùng Jeff Bezos - Ảnh 1.

Thành viên phi hành đoàn trong chuyến bay đầu tiên lên vũ trụ của Jeff Bezos.

Ngoài ra, trên tàu còn có 2 người phá kỷ lục khi trở thành người trẻ nhất và già nhất bay vào không gian.

Chàng trai Oliver Daemen, 18 tuổi đang nắm giữ kỷ lục đáng mơ ước khi là người trẻ tuổi nhất bay vào vũ trụ. Tuy nhiên, chi phí cho chuyến bay kéo dài hơn 10 phút này đủ sức làm choáng cả thế giới. Chàng trai trẻ đã chi ra 28 triệu USD, tương đương khoảng 900 tỷ đồng. Tính ra, mỗi giây trên hành trình này có giá gần 1,5 tỷ đồng.

Daemen được mô tả là chàng trai có đam mê đặc biệt với không gian từ năm lên 4 tuổi. Cậu chỉ vừa tốt nghiệp trung học năm 2020 và mới thi được chứng chỉ phi công gần đây. Daemen mang quốc tịch Hà Lan và cha của cậu là nhà sáng lập công ty đầu tư hàng đầu Somerset Capital Partners ở nước này.

Hành trình quá đắt đỏ?

Tuy nhiên, mức giá này là quá đắt. Theo thống kê, từ năm 2001 tới năm 2009, có 7 du khách đã bay vào không gian với tàu vũ trụ Soyuz của Nga. Họ ở trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS trong vài ngày trước khi trở lại trái đất. Giá của những hành trình này dao động trong khoảng 20-25 triệu USD/chuyến.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4087);}else{parent.admSspPageRg.draw(4087);}

Dẫu vậy, Nga đã dừng chương trình đưa du khách lên không gian vào năm 2010 do số người trên trạm vũ trụ quốc tế tăng lên. Nước này lên kế hoạch để mở lại các chuyến du lịch vào không gian năm 2015 nhưng kế hoạch sau đó đã bị hoãn vô thời hạn. Chính vì vậy, giấc mơ chinh phục không gian của nhiều người bị dang dở.

Sau khi phi đội tàu con thoi nghỉ hưu, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã phải thuê tàu Soyuz của Nga để đưa phi hành gia lên vũ trụ. Theo giá năm 2007-2008, mỗi ghế này có chi phí 21,8 triệu USD. Đến năm 2018, chi phí này tăng lên 81 triệu USD nhưng đây là vé khứ hồi. Tàu vũ trụ Soyuz luôn có sẵn trên ISS để đưa các phi hành gia về nhà.

Kéo dài đúng 10 phút 10 giây, chàng trai 18 tuổi đốt 1,5 tỷ đồng mỗi giây cho chuyến du hành không gian chớp nhoáng cùng Jeff Bezos - Ảnh 2.

Dennis Tito, bên trái, là khách du lịch đầu tiên đặt chân tới ISS. Chi phi cho chuyến bay vào không gian năm 2001 chỉ khoảng hơn 20 triệu USD.

Sau khi SpaceX của Elon Musk chứng minh được khả năng đưa người lên vũ trụ, Mỹ đã không còn phải nhờ tới Nga để thực hiện các hành trình này. Chi phí, được kỳ vọng là rẻ hơn, với khoảng 55 triệu USD mỗi ghế. Hiện tại, SpaceX của Elon Musk đang đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ đưa hàng và phi hành gia NASA lên ISS và trở về.

Tuy nhiên, để thấy rõ nhất sự đắt đỏ trong chuyến bay của Jeff Bezos, có thể so sánh nó với chi phí chuyến bay vào không gian mà dịch vụ của tỷ phú Richard Branson cung cấp. Hiện tại, mỗi ghế trên tàu vũ trụ V.S.S Unity của Virgin Galactic (do tỷ phú người Anh sáng lập) chỉ có giá khoảng 250.000 USD. Con tàu sẽ đưa hành khách tới độ cao hơn 80km so với mực nước biển. trước khi trở lại trái đất và hạ cánh như một chiếc máy bay.

Sử dụng bệ phóng là chiếc máy bay 2 thân, phương thức du hành của tỷ phú Branson đang được xem là nhẹ nhàng nhất so với việc phóng tên lửa lên từ mặt đất. Chính vì thế, nó cũng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu thám hiểm không gian của phần lớn mọi người, miễn là họ có đủ tiền để mua một ghế.

Khi hạ cánh, tàu V.S.S Unity biến đổi cánh đuôi của nó để mô phỏng hình dạng của một quả cầu lông nhằm giảm tới mức tối thiểu lực cản của không khí. Tới một độ cao nhất định, con tàu sẽ trở lại hình dạng một chiếc máy bay, tương tự với các tàu con thoi mà Mỹ từng sử dụng. Tuy nhiên, độ cao mà tàu của Branson đạt tới thấp hơn khoảng 20km so với tàu của Bezos.

Ngược lại, kiểu tàu của tỷ phú giàu nhất thế giới hứa hẹn có thể đưa con người bay lên cao hơn nữa. Nó cũng đủ khả năng để thực hiện các chuyến du hành quanh trái đất nếu động cơ tên lửa đủ mạnh. Về tiềm năng chinh phục không gian, tàu của Bezos tốt hơn tàu của Branson. Tuy nhiên, nếu tiếp tục thực hiện các chuyến bay như vừa rồi, sự khác biệt đó có lẽ rất khó để phân biệt.

Hiện tại, Blue Origin chưa cho biết con tàu duy trì trạng thái không trọng lượng trong thời gian bao lâu. Họ chỉ cho biết hành trình kết thúc trong 10 phút 10 giây, tính từ thời điểm tàu rời bệ phóng cho tới khi khoang vũ trụ chạm đất.

Linh Anh / Theo Nhịp sống kinh tế

Chú tiểu mang hòn đá đi bán nhưng không nói một lời, cuối cùng đúc kết bài học để đời: Ý thức quyết định vị trí, vị trí khẳng định giá trị!

Chú tiểu mang hòn đá đi bán nhưng không nói một lời, cuối cùng đúc kết bài học để đời: Ý thức quyết định vị trí, vị trí khẳng định giá trị!
Chúng ta không thể lựa chọn được điểm xuất phát nhưng hoàn toàn có thể quyết định giá trị của bản thân ở “tầng” nào.

Một hôm, một vị sư trẻ đến hỏi thiền sư: “Thưa sư phụ, giá trị lớn nhất của cuộc đời là gì?”. Vị thiền sư nói: “Con ra vườn sau chọn một tảng đá lớn và mai mang ra chợ rau bán. Nếu ai đó hỏi giá, con không được trả lời, chỉ cần giơ hai ngón tay ra. Nếu họ mặc cả thì đừng bán và con sẽ biết đâu là giá trị lớn nhất trong đời”.

Sáng sớm hôm sau, tiểu hòa thượng ôm một tảng đá lớn đi chợ rau bán. Mọi người ra vào trong chợ rất tò mò. Một bà nội trợ đi tới hỏi: “Viên đá giá bao nhiêu?”. Tiểu hòa thượng không đáp giơ hai ngón tay ra, bà nội trợ liền nói: “2 tệ?”, tiểu hòa thượng lắc đầu. Bà nội trợ lại hỏi: “Vậy là 20 tệ? Cậu bán cho tôi đi để tôi mua về ép dưa cải”.

Vị sư nhỏ nghe thấy vậy liền mừng thầm: “Trời ạ, có người đã trả 20 tệ cho một viên đá vô giá trị!”. Nhưng nhớ lời thầy dạy nên cậu đã mang về. Khi trở về, tiểu hòa thượng hớn hở đến gặp sư phụ: “Thưa thầy, hôm nay có một bà nội trợ muốn trả 20 tệ để mua viên đá đó. Người có thể nói cho con biết bây giờ giá trị lớn nhất của đời mình là gì được chưa?”.

Thiền sư trả lời: “Con chớ vội. Sáng mai con hãy đem viên đá này đến bảo tàng. Nếu có người hỏi giá, con vẫn chìa hai ngón tay ra. Nếu người ta đưa ra một đề nghị mới, đừng bán nó và hãy mang về”.

Chú tiểu mang hòn đá đi bán nhưng không nói một lời, cuối cùng đúc kết bài học để đời: Ý thức quyết định vị trí, vị trí khẳng định giá trị! - Ảnh 1.

Sáng hôm sau, trong viện bảo tàng, một nhóm người tò mò xem và xì xào: “Một viên đá bình thường như vậy có giá trị gì?”. Lúc này, một người lao đến lớn tiếng nói với tiểu hòa thượng: “Tiểu hòa thượng, ngươi bán hòn đá này bao nhiêu?”.

Vị sư nhỏ không nói gì, và đưa hai ngón tay ra. Người đàn ông nói: “200 tệ?”, cậu bé lắc đầu. Người kia lập tức ra giá: “2000 tệ là giá cuối cùng. Tôi chỉ muốn dùng nó để tạc tượng thần”. Tiểu hòa thượng vừa nghe lời này đã phân vân nhưng cuối cùng vẫn nhớ lời thầy ôm viên đá về.

Về đến nơi, cậu chạy đến gặp thiền sư: “Sư phụ, hôm nay có người trả 2.000 tệ để mua viên đá của con. Lần này người phải nói cho con biết giá trị lớn nhất của cuộc đời”. Thiền sư cười và nói: “Ngày mai con hãy mang viên đá này đến cửa hàng đồ cổ. Vẫn như cũ, nếu như họ trả giá lại thì không được bán. Lần này, sư phụ sẽ nói cho cô biết giá trị lớn nhất của cuộc đời là gì”.

Sáng ngày thứ ba, tiểu hòa thượng lại mang cục đá lớn đến cửa hàng đồ cổ, có rất nhiều đứng xem và bàn tán: “Đây là loại đá gì? Khai quật ở đâu? Là ở triều đại nào? Để làm gì?”… Cuối cùng, có một người đến hỏi giá: “Tiểu sư phụ, viên đá của ngươi giá bao nhiêu?”.

Cậu bé lại im lặng, đưa hai ngón tay ra. “20000 tệ?” – Tiểu hòa thượng trợn mắt ngạc nhiên, vị khách cho rằng giá quá thấp nên vội ra giá mới: “Vậy thì 200.000 tệ?”. Tiểu hòa thượng nghe vậy dù rất bất ngờ nhưng vẫn nhặt đá lên, vội vàng trở về núi gặp sư phụ.

Lần này cậu chạy đến và nói:” Sư phụ, hôm nay có một người ra giá 200.000 tệ mua đá của chúng ta! Thầy có thể cho con biết đáp án được chưa?”.

Chú tiểu mang hòn đá đi bán nhưng không nói một lời, cuối cùng đúc kết bài học để đời: Ý thức quyết định vị trí, vị trí khẳng định giá trị! - Ảnh 2.

Vị thiền sư sờ đầu chú tiểu và âu yếm nói: “Con ơi, giá trị lớn nhất trong cuộc đời giống như hòn đá này. Nếu con đặt mình vào chợ bán rau, con chỉ đáng giá 20 tệ, trong bảo tàng, con trị giá 2.000 tệ. Còn trong cửa hàng đồ cổ, con sẽ trị giá 200.000 tệ! Nền tảng khác nhau và vị trí khác nhau, giá trị cuộc sống sẽ hoàn toàn khác nhau”.

Câu chuyện của tiểu sư phụ cũng giống với chúng ta. Bạn sẽ định vị cuộc sống của mình như thế nào? Bạn định đặt mình vào cuộc đấu giá nào? Giá trị của bạn không thể do một lời nói mà được định đoạt. Việc bản thân sinh ra là ai, hoàn cảnh như thế nào, chúng ta không thể chọn lựa. Nhưng vị trí của chúng ta ở đâu, bản thân đáng giá bao nhiêu thì hoàn toàn có thể thay đổi.

Một người không làm được việc thì dù thay đổi cả nghìn công việc cũng sẽ chẳng hài lòng. Một người không biết cách trân trọng tình yêu dù gặp gỡ bao nhiêu người đi chăng nữa cũng vẫn cô đơn. Một ông chủ không học hỏi sẽ không bao giờ có thể phát triển bền vững. Đối với một người không biết giữ gìn sức khỏe thì dù uống bao nhiêu thuốc cũng không thể giải quyết được vấn đề.

Bản thân chúng ta là gốc rễ của mọi thứ, muốn thay đổi hoàn cảnh thì trước hết bạn phải thay đổi chính mình! Học tập là nền tảng để thay đổi bản thân. Khi chúng ta thay đổi, mọi thứ đều đổi thay.

Thế giới quan là do chính bạn tạo ra. Bạn lạc quan, vui vẻ, không ngừng nỗ lực và học cách thích ứng thì cuộc sống sẽ vươn đến những đỉnh cao mới. Tương tự, nếu bạn phàn nàn, chỉ trích, đổ lỗi, oán giận mỗi ngày thì cuộc sống chẳng khác gì địa ngục.

Nguồn: Abolouwang / Thùy Anh / Nhịp sống kinh Tế

COVID làm ‘bùng phát’ bất công, bất cập và bất bình tại Sài Gòn


Các chợ truyền thống bị đóng cửa, những điểm cung cấp thực phẩm nhỏ lẻ đều bị đóng cửa khiến dân Sài Gòn rất vất vả để có thức ăn hàng ngày.
Các chợ truyền thống bị đóng cửa, những điểm cung cấp thực phẩm nhỏ lẻ đều bị đóng cửa khiến dân Sài Gòn rất vất vả để có thức ăn hàng ngày.

Không chỉ cư dân Sài Gòn, mà một số nhà quan sát thời sự cư ngụ ở các tỉnh thành khác cũng cho rằng đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện nay đang làm cho họ thấy rõ những bối rối, bất cập và bất nhất của chính phủ trong các chính sách ngăn ngừa và đối phó với dịch bệnh tại “tâm dịch”, khiến cho không ít người dân bất bình và lên tiếng phản ánh trên các trang mạng xã hội.

Tình trạng bất cập và tuỳ tiện trong các quy định phòng chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội đã đem đến rất nhiều hệ luỵ và khó khăn cho người dân từ vấn đề lương thực, thực phẩm hàng ngày cho đến công việc làm ăn, kinh doanh và đi lại.

Khắp nơi ta thán

Trong hơn một tuần kể từ khi Sài Gòn bắt đầu bị phong toả, chiếm spotlight trên các trang tin tức và đặc biệt trên mạng xã hội là những lời ca thán, bức xúc liên quan đến “giấy thông hành”, tức tờ giấy xét nghiệm chứng nhận âm tính cho phép người dân được đi lại cho những công việc cần thiết.

“Khoảng 700.000 đồng, tức khoảng 35 đô la. Cái giấy đó chỉ có giá trị trong 3 ngày. Qua ngày khác mà mình có nhu cầu đi lại thì phải làm tiếp. Đó là điều bất hợp lý. Và cái test đó chỉ chứng minh được trong một thời điểm nhất định là khi mình test thôi. Còn sau khi mình test thì nguy cơ mắc của mình vẫn có. Cho nên khi nghĩ ra cái giấy test đó là bất hợp lý và có phần hơi vô nghĩa”, từ Sài Gòn, blogger Phạm Lê Vương Các nói với VOA.

Được biết, giá cả làm xét nghiệm COVID cũng không cố định mà dao động từ 230.000 – 740.000 tuỳ theo trung tâm dịch vụ. Tại các cơ sở tư nhân, giá xét nghiệm còn đội lên mức 1 – 2 triệu đồng.

“Quá 3 ngày mà có việc đi đâu thì phải tốn tiền nữa”, anh Dũng, ông chủ một cửa hàng bán thực phẩm online, than phiền. “Mà bây giờ tiền của người dân đóng góp cuối cùng chẳng biết nó về đâu luôn, mà chưa thấy nhà nước bỏ ra cái gì cho dân trong thời gian bệnh dịch hai năm”.

Ngoài những chi phí tốn kém, nhiều người dân ngày càng tỏ ra bức xúc khi bị các lực lượng chức năng xử phạt, làm khó dễ khi họ có công việc phải đi ra đường.

Anh Dũng nói: “Thực sự người dân cũng biết và tự ý thức. Ai cũng sợ bịnh hết, có công việc cấp bách người ta mới ra đường chứ đâu phải khùng đâu mà tự nhiên khơi khơi xách xe ra đường làm gì. Đúng không? Bây giờ đơn giản thôi, bây giờ chỗ nào cũng đóng cửa, tóc em dài quá, em cũng không khùng đến độ biết rằng cả thành phố đóng cửa hết mà em xách xe đi rảo coi chỗ nào mở cửa để em đi cắt. Bộ em điên sao? Trừ phi xách xe ra đường là cũng phải có công việc mới đi chứ, mắc gì mà phải đi trong thời gian này. Bản thân mình cũng sợ dịch”.

Anh Dũng cũng bày tỏ bất bình khi mỗi ngày chứng kiến những người làm nghề shipper giao hàng cho mình phải liên tục bỏ tiền túi ra sau mỗi 3 ngày để có thể tiếp tục kiếm sống.

Giữa tình cảnh người dân khắp nơi “đã nghèo còn gặp cái eo”, ông chủ cửa hàng chuyên cung cấp thực phẩm qua mạng cho biết thay vì trông chờ nhà nước trợ giúp, người Sài Gòn tìm cách “tự lo cho nhau”, tự huy động các nguồn lực để hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho người dân.

Anh Dũng cho biết giá shipping (vận chuyển) hiện nay bị đội lên gấp 3 lần nên anh luôn phải hỏi khách trước, nếu họ đồng ý báo giá thì mới gửi thức ăn tới.

Từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho rằng những quy định bất cập về phòng chống COVID, nhất là việc phong toả và yêu cầu giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 như một “giấy thông hành” đang gây một “sức ép khổng lồ” lên vai người dân, nhất là tầng lớp lao động, khi họ đã phòng gồng mình suốt gần hai năm qua để “duy trì cuộc sống”.

“Nếu bây giờ ở nhà, không đi làm nữa thì không có tiền để sống nên người ta vẫn buộc phải móc tiền ra để làm những việc đó”, ông Thắng nói với VOA.

Ngoài ra, việc phong toả khu vực bị nhiễm bệnh, theo blogger Phạm Lê Vương Các, cũng rất “tuỳ tiện”, gây bất bình trong dân chúng.

“Trong một hộ gia đình có người bị nhiễm, nếu nhà đó nằm trong hẻm thì cách ly nguyên con hẻm đó. Nhưng nếu nhà đó nằm ở mặt tiền đường lớn thì chỉ bị cách ly có một mình nhà đó. Tôi quan sát thấy vấn đề đó rất tuỳ tiện, không tuân thủ bất cứ nguyên tắc nào khi đưa ra quyết định đó”, blogger Phạm Lê Vương Các nhận xét.

Bất công

Là một nhà hoạt động, blogger có sức ảnh hưởng lớn, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết ông thường xuyên nhận được thông tin cập nhật về tình hình COVID-19 tại Sài Gòn từ những nguồn tin độc lập trong công chúng.

“Gần đây tôi còn nhận được những thông tin về sự quá tải của các cơ sở y tế, khám chữa bệnh và việc phân bổ vaccine có vẻ như tạo ra một cảm giác rất bất công cho Sài Gòn”, ông Thắng nói.

Theo ông, với vị trí “đầu tàu kinh tế” với nguồn đóng góp lớn nhất cho ngân sách quốc gia hàng năm, TPHCM nên được ưu tiên trong việc phân bổ vaccine COVID-19 khi thành phố này trở thành tâm dịch lớn nhất Việt Nam.

“Phải ưu tiên, phải ủng hộ cho nơi là động lực kinh tế của cả nước. Tôi cho rằng việc cứ cào bằng, dồn hết nguồn lực, thuốc tốt về các địa phương khác là không công bằng”.

Trên thực tế, chỉ riêng với hơn 2 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ viện trợ, Bộ Y tế Việt Nam tuần trước thông báo phân bổ cho TPHCM 235.200 liều, phần còn lại chia cho các tỉnh thành khác.

Thông tin này ngay sau khi được VnExpress đăng lên đã nhận được rất nhiều phản hồi cho rằng việc phân bổ này không hợp lý. Tài khoản kieunga180392 và Do giang thắc mắc “Ủa, TP HCM và miền nam đang rất nguy cấp sao không được ưu tiên nhiều hơn?”, trong khi tài khoản Tony Tran phân tích “Tôi thấy phân bổ không được logic lắm, hiện tại TP.HCM hơn 18K ca chiếm gần 70% số ca nhiễm trong nước tính đến nay là >32K ca mà chỉ được phân bổ >20% số vaccine”. Còn tài khoản Lục Bình nêu ý kiến “TPHCM dân rất đông, dịch đang bùng phát dữ dội. Mong sắp tới được BYT phân bổ vaccin cho TPHCM nhiều hơn thì mới mong có cơ hội đạt miễn dịch cộng đồng”.

Đề cập đến chuyện tiêm chủng, anh Dũng nói với VOA rằng bản thân anh và những người dân xung quanh đều không nhận được thông báo gì cụ thể về việc tiêm vaccine, ngoài những thông tin trên báo chí nói rằng Việt Nam đã nhận được viện trợ vaccine từ Mỹ, Nhật hay Trung Quốc.

“Chỉ thấy là Sài Gòn ai cũng đóng góp hết trơn mà chưa được gì. Lấy thí dụ một liều vaccine là 500.000 đồng, thì bản thân tôi cũng đóng góp 1 triệu rồi. Tôi nghĩ là mình chích một liều mình tăng người khác một liều. Còn mai mốt mà đi chích vaccine họ vẫn bắt tôi trả tiền thì tôi cũng phải trả thôi”, anh Dũng nói.

Trong khi đó, việc chính quyền kêu gọi người dân đóng góp cho Quỹ vaccine thì không chỉ dừng lại ở mức độ tự nguyện, theo lời anh Dũng.

“Đóng góp ở đây là kêu vô điện thoại của mình, nhắn tin rồi tài khoản mình có bao nhiêu thì gửi đi, tuỳ mọi người thôi, nhưng cơ quan xí nghiệp thì bắt đóng góp nhiều nhất. Đây là bắt buộc luôn. Giống như cơ quan xí nghiệp của một người bạn tôi, có văn bản từ quận, phường đưa xuống kêu gọi đóng góp cho (Quỹ) vaccine phòng chống COVID. Mà cơ quan, xí nghiệp làm sao thoát được? Dám chống lại không?”

Theo nhận định của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, những “bất công” lộ ra trong đợt bùng phát dịch COVID lần này chỉ là “câu chuyện bề nổi” của vấn đề đã tồn tại từ lâu.

“Đó là sự bất công giữa trung ương và địa phương. Đó là sự bất công giữa Hà Nội và Sài Gòn. Có rất nhiều vấn đề từ trước khi dịch COVID xảy ra, Sài Gòn đã phải chịu những áp đặt rất bất công trong mọi vấn đề”, ông Thắng nói.

“Khi dịch bệnh xảy ra, đến giờ phải gọi là ‘nước đến cổ’ rồi thì có lẽ nó đã là giọt nước tràn ly làm cho các nhân viên, bác sĩ và kể cả các lãnh đạo của thành phố bây giờ không thể chịu nổi và cũng đã có những phản kháng với trung ương và đặt ra những yêu cầu để có thể có toàn quyền trong việc xử lý tình hình dịch bệnh hiện nay”.

Thông tin và niềm tin

Sống giữa lòng thành phố những ngày bùng dịch, anh Dũng còn nêu lên lên tình trạng bất nhất thông tin trên các phương tiện đại chúng, trên báo chí với thực tế. Anh nói với VOA rằng bản thân anh “không dám tin” vào những con số báo cáo hay các chính sách phòng chống dịch bệnh được nêu trên báo chí.

“Bây giờ đơn giản như chuyện block (phong toả) thành phố ngày 9/7 rõ như vậy, cái tin nó rò rỉ ra, thì thôi nhận hoặc thông báo cho người ta biết đi. Tự nhiên lại la làng lên là ‘không có’ rồi ‘tin vịt’, từ VTV đài quốc gia đến báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên đều nói là ‘tin vịt’, mà cuối cùng chuyện đó xảy ra thì ở đây ai mà tin nữa?! Nhiêu đó thôi à, chứ đừng nói đến chuyện công bố bệnh dịch này kia…”, anh Dũng đơn cử.

Anh Dũng cho rằng vì sự bất nhất thông tin trên mà dân Sài Gòn đã bị rơi vào tình trạng “trở tay không kịp”, không dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm khi thành phố bất ngờ áp dụng phong toả.

Làm một so sánh nhỏ giữa nội dung thông tin từ truyền thông nhà nước và những thông tin độc lập mà ông nhận được hàng ngày, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho rằng đang có “một khoảng trống rất lớn” trong lĩnh vực thông tin về tình hình dịch COVID tại Sài Gòn và những nơi khác.

“Báo chí thay vì phản ánh trung thực các vấn đề cũng như chỉ ra những bất cập trong việc phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh cho nhân dân thì lại chỉ theo kiểu tô hồng, rất lạc quan làm cho người dân ở các tỉnh khác rất chủ quan đối với bệnh dịch này”.

Ngoài ra, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cũng lưu ý đến tình trạng một số nhà hoạt động tại Việt Nam gần đây bị sách nhiễu và bị bắt trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, mà ông gọi là “cơ hội vàng” cho chính quyền đàn áp những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Khánh An / VOA