Những loài thú có túi kỳ quái nhất quả đất

Thú có túi (Marsupialia) là phân lớp thú gồm những loài có con non khi mới sinh chưa phát triển và được đựng trong một cái túi. Ngoài những loài thú túi nổi tiếng như koala, kangaroo… có nhiều loài kỳ lạ mà ít người biết đến.

Chùm ảnh: Điểm mặt những loài thú có túi kỳ quái nhất quả đất

Chuột chũi túi Nam Úc (Notoryctes typhlops) dài 13-14 cm, là loài thú có túi chuyên đảo hang trong sa mạc và đồng cỏ nhím ở Trung Australia. Chúng có chân ngắn, móng vuốt lớn và mũi có tấm sừng để đào bới. Chúng không có tai ngoài và mắt hầu như mù.

Chuột lợn túi tai thỏ (Macrotis lagotis) dài 30-55 cm, là một loài thú có túi đào hang ở sa mạc Trung Australia. Chúng có lông mượt, đuôi ba màu, tai giống tai thỏ, hoạt động về đêm và không cần uống nước do hấp thụ triệt để nước từ thức ăn.

Thú túi nước chân màng (Chironectes minimus) dài 26-40 cm, phân bố ở Trung và Nam Mỹ, là loài thú túi thủy sinh duy nhất được biết đến. Cả hai giới của loài này có túi đóng lại được khi ở dưới nước. Chân sau của chúng có màng như chân vịt.

Thú túi ăn mối (Myrmecobius fasciatus) dài 20-28 cm, chỉ xuất hiện ở rừng bạch đàn Tây Australia. Hoạt động ban ngày, chúng có vuốt rất khỏe để phá tổ mối và lưỡi dài dể bắt mối.

Chuột lợn túi gai (Echymipera kalubu) dài 20-50 cm, là loài vật ăn côn trùng, hoạt động ban đêm trong rừng rậm New Guinea. Chúng có bộ lông cứng như gai, các ngón chân ở bàn chân sau dính liền vào nhau.

Chuột nhắt túi nâu (Antechinus stuartii) dài 14-25 cm, là loài đặc hữu ở các khu rừng Đông Australia. Chúng có điểm khác thường là tất cả các con đực đều chết sạch trong vòng một tháng sau khi giao phối.

Lửng túi (Vombatus ursinus) dài 70-120 cm, sống trong rừng, bãi hoang và trảng cây bụi ven biển Đông Nam Australia. Chúng có thân to bè, chi ngắn, chi trước có vuốt lớn để đào bới. Hang lửng túi có thể dài tới 200 mét.

Sóc túi bay đầu ngắn (Petaurus breviceps) dài 15-21 cm, là loài bản địa Đông Bắc Australia, New Guinea và các đảo lân cận. Chúng có màng phủ lông giữa chi trước và chi sau, thức ăn ưa thích là nhựa ngọt của cây bạch đàn.

Vượn cáo túi bay (Petauroides volans) dài 35-48 cm, sống ở Đông Australia. Đây là loài vượn cáo túi bay lớn nhất, có thể liệng xa hơn 100 mét giữa các thân cây.

Mèo túi Tây Úc (Dasyurus geoffroii) là loài săn mồi về đêm hoạt động ở Tây Nam Australia. Được coi là giống mèo nhất nhất trong các loài thú có túi, chúng chủ yếu sống trên mặt đất dù cũng có thể leo cây.

Cáo túi đốm (Spilocuscus maculatus) dài 35-65 cm, sống trên cây ở các rừng mưa New Guinea và Đông Bắc Australia. Là loài lưỡng hình giới tính, chỉ cáo túi đực mới có bộ lông lốm đốm.

Thú túi đuôi nắm hay opossum Virginia (Didelphis virginiana) dài 35-50 cm, là loài thú có túi lớn nhất châu Mỹ, được ghi nhận ở Bắc Mỹ và Trung Mỹ. Chúng nổi tiếng với biệt tài giả chết như thật và hay bị xe cán bẹp do sở thích nằm giữa đường nhựa vào buổi đêm.

Kangaroo đỏ (Macropus rufus) dài 1-1,6 mét, là loài thú có túi lớn nhất tồn tại đến nay. Chúng phân bố rộng ở Australia, ưa sinh cảnh hoang mạc và đồng cỏ xavan, đôi khi xâm nhập vào các đô thị.

Quỷ tủi Tasmania (Sarcophilus harrisii) dài 52-80 cm, sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau ở đảo Tasmania, là loài thú túi ăn thịt lớn nhất thế giới. Săn mồi vào ban đêm, chúng ăn bất cứ loài thú nào mà chúng có khả năng đuổi và giết chết.

Gấu túi hay koala (Phascolartos cinereus) dài 65-82 cm, sống trong rừng thưa ở Đông Australia. Chúng sống đơn độc và hoạt động về đêm, thức ăn hầu như chỉ có lá bạch đàn.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Sách hay : Nữ sỹ thời gió bụi

Cuốn tiểu thuyết dã sử đầu tiên của nhà văn Lê Phương Liên viết về bậc nữ nhân kỳ tài Đoàn Thị Điểm. Cuốn sách giúp người đọc hình dung cuộc đời đầy biến động của một nhà giáo, thầy thuốc, nữ tác gia có tư tưởng, tầm nhìn, chính kiến và tấm lòng nhân hậu.

Cuộc trò chuyện cuối cùng của cha con Đoàn Thị Điểm

Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông Đoàn Doãn Nghi kịp truyền lại cho con gái những bài thuốc quý giá nhất ông từng ghi chép.

Tiếng cha ho sù sụ vang lên từ gian nhà giữa, ánh lửa đã hồng ở trong bếp. Nàng cầm gói thuốc Tế tân chạy xuống bếp, hỏi:

“Mẹ sắc thuốc cho cha rồi à?”

Mẹ gật đầu đáp: “Phải, mẹ thấy bệnh của cha không thuyên giảm nên đã dậy sớm sắc một ấm thuốc mới, để cha uống đủ ba chén hôm nay”.

“Ồ, thế ạ, giá mẹ làm chậm một tí thì…”

“Thì sao cơ?”

“Tối qua con có tìm được một đơn thuốc của cụ Tuệ Tĩnh nói về vị Tế tân tức là rễ cây Tế tân, vị cay, tính ôn, không độc có thể tác dụng với cả tứ kinh: Tâm, phế, can và thận. Con cũng đã tìm thấy trong ô thuốc của cha rễ cây Tế tân đã phơi khô, con định gia giảm một chút cho ấm thuốc hôm nay sắc để cha uống”.

Bà phu nhân nghe vậy, thở dài: “Thôi lỡ rồi, để chiều vậy con ạ. Kìa. Cha gọi con đó!”.

Nàng lắng tai nghe, có tiếng ông Doãn Nghi gọi yếu ớt: “Điểm ơi, con lên đây với cha”.

Nàng thầm nghĩ: “Mẹ thính tai hơn cả mình ư? Chắc là vì mẹ thương cha lắm”.

Ông Doãn Nghi sắc mặt nhợt nhạt, hơi thở yếu ớt khó khăn, bộ ngực gầy thỉnh thoảng lại rung lên trong một cơn ho. Thấy con gái đến ghé ngồi bên, ông ra hiệu cho con lấy một cái tráp sơn then để ở đầu giường. Ông nói giọng run run: “Con mở ra”.

Nàng mở cái tráp, trong đó có một tập giấy mỏng chép chữ nho, nàng nhìn lướt qua và thấy đó là những tờ ghi chép các bài thuốc. Chữ của cha, nét phóng túng, nếu không quen có thể không luận ra được là chữ gì.

Ông Doãn Nghi gật gù: “Cha thấy con có lòng ham mê nghề làm thuốc chữa bệnh, cha vui lắm. Đây là những tập ghi chép của cha trong nhiều năm bốc thuốc cứu người bệnh. Con giữ lấy nhé”.

Nói đến đây, ông lại ho, người rung lên. Nàng vội đỡ cha nằm xuống giường. Lặng đi một lát, ông Doãn Nghi lại gắng gượng nói: “Cha dặn con này, việc bốc thuốc chữa bệnh là một việc hệ trọng, sai một ly đi một dặm”.

Nói được mấy câu, mệt quá, ông lại dừng nghỉ, chợt nghĩ ra điều gì, ông vẫy tay ra hiệu cho cô con gái hãy đi lên nhà thư trai:

“Sắp đến giờ dạy học, con sửa soạn lên nhà giảng, kẻo học trò chờ…”. Nàng run run đứng dậy, linh tính như mách bảo có gì khác thường, hôm nay nhìn thần sắc cha khác lắm. Vâng lời cha, nàng không dám chần chờ, vội lui ra ngoài ngay.

Chân bước đi mà lòng nàng như vẫn níu lại bên giường cha. Nàng tự biết mình giống cha vẻ bên ngoài và cả trong tâm can nàng, ở đó có một ông Doãn Nghi ẩn mình với cả sự thông tuệ, tính khí khái, niềm đam mê sống vì một chữ nhân.

Người ta ai cũng trong vòng sinh lão bệnh tử, thể xác sẽ úa tàn, sẽ tiêu tan, nhưng nhân tâm của người ta sẽ không tiêu tan, nhân tâm ấy sẽ di truyền từ đời này sang đời khác.

Cha ơi, con hiểu cha, nhân tâm của cha ở trong lòng con đây. Nàng nghĩ như thế cho tới khi bước vào thư trai giảng bài cho học trò.

[…]

Người cha khẽ động đậy mái đầu […]. Bỗng ông nấc to một tiếng, tay cố gượng giơ lên ra hiệu, đôi môi mấp máy: “Điểm… Điểm… con…”.

Đúng lúc đó như có thần giao cách cảm, nàng đang rón rén đi vào trong nhà, nàng chạy ù đến bên giường cha, hai tay run rẩy nắm chặt lấy tay cha. Ông Doãn Nghi mở mắt ra nhìn thấy con gái, trên đôi môi ông thoáng một nụ cười. Ông thở hắt ra, mắt đứng tròng.

“Cha ơi!”

Tiếng khóc nghẹn ngào của Thị Điểm vang lên. Đại tang của gia đình họ Đoàn đã đến thật rồi.

Đoàn Thị Điểm không cam phận làm thiếp

Sau đám tang của cha, một thời gian sau anh trai Thị Điểm cũng qua đời. Nhà chỉ còn phái yếu. Ngài Bỉnh Trung công nhờ người đem chầu cau đến ngỏ ý muốn rước nàng về làm thiếp.

Mấy quả cau đã bắt đầu khô héo, xấp trầu không để bên cũng đã úa vàng. Một con gà mái táo tợn nhảy lên cái phản gỗ trong nhà, làm tung cái nắp tráp, thấy một vật đỏ đỏ, nó thò cổ vào mổ thủng một lỗ, thế là phong chè Thiết Quan Âm bị sổ tung, những sợi chè khô vãi ra.

Có lẽ con gà mái ngớ ngẩn này tưởng sẽ tìm ra một hạt thóc nào đó. Con mèo mướp lững thững đi đến, nó không ngốc như con gà, nhưng nó cũng tò mò. Nó đi vòng quanh cái tráp để trên phản gỗ bên dưới bàn thờ, ngó ngó nghiêng nghiêng, lấy chân cào cào vào xấp trầu không và chùm cau, không thấy mùi vị gì hấp dẫn, nó lặng lẽ bỏ đi.

Đoàn phu nhân nhìn thấy cảnh đó hốt hoảng lập cập chạy đến. Bà hớt hơ hớt hải thu dọn trầu cau và gói chè, đậy cái nắp tráp nhỏ sơn son thếp vàng ấy lại. Bà cầm cái tráp lên nâng niu cẩn thận y như nó là một vật bằng sứ dễ vỡ.

Bà đi đi lại lại thở than một mình: “Ối trời ơi, thế này có chết không cơ chứ, ai lại để trầu cau của vị quốc thích Bỉnh Trung công nhờ người mai mối cô Điểm nhà ta lăn lóc mấy hôm rồi”.

Ở nhà gian nhà trong, Thị Điểm đang ngồi bên bé Lệnh Khương. Nàng đang khẽ khàng nâng người cháu lên, kề bát thuốc vào môi để cháu nhấm từ từ ngụm nước thuốc lá đã sắc kỹ. Nước thuốc âm ấm nên cô bé cũng cố nhắm mắt uống được đủ liều.

[…]

Bấy giờ chị cả Luân khẽ khàng ngồi xuống bên con gái, nói với cô em chồng: “Thôi thế là may lắm, cô có ‘tay’ chữa bệnh đấy, cháu đã đỡ nhiều rồi, cô đi lo việc khác đi, để tôi trông cháu”.

Nàng vừa toan dặn thêm bà chị dâu cách xoa bóp cho cháu thì bỗng trông thấy mẹ bưng cái tráp trầu cau bước vào, nét mặt băn khoăn lo lắng.

Bà đến ngồi bên con gái, giọng run run: “Mẹ đang lo quá con ơi. Ngài Bỉnh Trung công để ý đến con đã đưa trầu cau thế này là không từ chối được đâu, mình mà không nghe, chết đấy con ạ!”.

Nàng giơ tay đỡ lấy cái tráp, nói với mẹ:

“Không sao đâu, mẹ đừng lo. Ôi trời ơi, con đi lấy chồng làm sao được! Mẹ nhìn đây này, hai cháu còn nhỏ dại, mẹ đã già, chị cả Luân thì yếu ớt, vậy con đi làm sao được?”

Bà mẹ lắc đầu: “Con có biết ngài Bỉnh Trung công là thế nào chưa? Ngài đang ngụ ở làng Mi Thự, huyện Đường Hào nên có biết tiếng tăm các con…”.

Bà hạ giọng xuống: “Có lẽ từ cái chuyện câu đối mừng quan Hiệp trấn đấy con ạ, khổ thế! Này.”

Bà mẹ nhìn quanh y như là sợ có ai nghe lỏm, rồi thì thào: “Ngài Bỉnh Trung công họ Vũ là em ruột bà thái phi của Chúa Trịnh Cương. Ngài đang quyền thế lớn, cai quản các cơ doanh binh đội…”.

Nàng nắm tay mẹ lắc lắc như để mẹ tỉnh cơn mê muội: “Mẹ ơi, ông ấy chắc chắn là có vợ cả và vài bà nàng hầu rồi…”.

Bà mẹ gật đầu, giọng vẫn nỉ năn con gái: “Thì vẫn biết thế, nhưng mà ngài là một vị quốc thích!”.

Nàng tủm tỉm cười: “Quốc thích? Mẹ ơi, con thấy gia cảnh ấy nông mỏng lắm!”.

“Nông mỏng là thế nào?”

“Là phú quý đến do nhờ có người vào hầu hạ trong cung, không phải con nhà nòi có khoa bảng biết làm ăn căn cốt, cái lối sang trọng phù vân ấy không bền đâu, mẹ ơi!”

Nghe con gái nói thế, Đoàn phu nhân ngẩn người ra. Bà ngước mắt hướng về phía bàn thờ chồng và con trai, vẻ thẫn thờ ân hận: “Thôi, con nói thế mẹ hiểu rồi, mẹ chỉ lo bây giờ không biết ăn nói với nhà người ta thế nào đây?”.

Nàng cười xòa: “Ôi dào, có gì đâu, mẹ cứ bảo: Xin được thư thả ạ, nhà tôi đang có tang”.

Sách hay / Trích đăng từ Zing.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: “Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị”, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: "Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị", xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống
5 người bạn gái không hẹn mà gặp, hữu duyên cùng nhau yêu xứ cao nguyên lộng gió. Rồi hò hẹn cùng dựng lên một ngôi nhà bên hồ. “Chúng tôi không mơ về lầu son dát vàng, chỉ mộng về một nơi đùa với hoa, ngủ với lá, mộng mơ cùng bờ hồ mênh mang sóng nước”.

5 cô gái Nguyễn Hồng Phúc, Đỗ Thu Trang, Nghiêm Thị Kim Dung, Nguyễn Phương Thư, Nguyễn Chi Lan là bạn thân, chơi chung đã khá lâu. Họ cũng từng hợp tác kinh doanh chung, cùng nhau đi du lịch. Trong một dịp tới thăm Buôn Mê Thuật, 5 cô gái đã bị mê mẩn bởi khí hậu của vùng đất cao nguyên, nhất là những khu vực gần hồ mát mẻ.

Ban đầu, họ cùng nhau mua chung mảnh đất ven hồ. Rồi sau đó lại nảy ra ý tưởng cùng xây dựng một ngôi nhà để có nơi chốn đi về cùng nhau, thưởng thức cuộc sống. 

5 cô gái từ những miền đất khác nhau, nhưng cùng chung lý tưởng và cùng nhau bắt tay vào việc xây dựng ngôi nhà mơ ước. Họ tự mình “trực chiến xây dựng”, cùng nhau góp ý để thực hiện ngôi nhà chung. “Chúng tôi thực hiện hiện thực hóa những “mộng mơ hoa lá cỏ cây”. Quyết tâm biến phù phiếm thành giá trị, đó cũng là 1 lần muốn biến giấc mơ thành hiện thực”, Nguyễn Hồng Phúc nói.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 1.

Nguyễn Hồng Phúc – một trong 5 người bạn thân, hiện đang sinh sống ở Buôn Mê Thuột.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 2.

Ngôi nhà bên hồ của 5 cô gái tọa lạc ở Cư Kuin, Đak Lak, cách trung tâm BMT chừng 12-15km, cách sân bay chừng 10km. Ngôi nhà chung được xây dựng trên khu đất 1150m2 với 3 cụm chính: Nhà chính, nhà gỗ và khu vực sân vườn. Trong đó, khu vực nhà chính là ngôi nhà được xây kiên cố với gam màu trắng chủ đạo. Diện tích nhà 75 m2 với phòng khách, bếp chung, 2 phòng ngủ, 1 phòng tắm và 2 hàng hiên có mái che để ngồi đọc sách, trò chuyện

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 3.

Bên cạnh nhà gạch là hồ cá chép tạo khoảng mát và ngắm cảnh.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 4.
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 5.

Phòng khách tối giản, tụi mình chỉ đặt một bàn trà kiểu Nhật vừa là nơi tiếp khách vừa là bàn ăn cơm.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 6.

Bếp tiện gọn, tối giản, vừa nấu ăn vừa nhìn thẳng ra vườn.

Nhà gỗ được xây dựng thành 2 tầng để có view hồ nhìn từ trên cao, trong nhà có 1 quầy bar nhỏ, một bài bàn ăn, bàn trà cà phê view hồ xinh xắn

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 7.
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 8.

Tầng 1 có một bài bàn ăn, bàn trà cà phê view hồ xinh xắn.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 9.
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 10.

Khoảng sân vườn xanh mướt.

Khu nhà còn có cả cầu cảng gỗ kéo dài sát mép hồ, sàn 3x3m đủ để cắm 1 lều, ngắm cảnh sông nước, một nhà tắm lộ thiên để các bạn chèo sup xong về tha hồ tắm và “sống ảo”.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 11.

Toàn bộ khu đất được xây hàng rào trắng, khu sát mép hồ dựng hang rào nâu vừa thẩm mĩ cũng bảo đảm an toàn cho trẻ nhỏ khi chạy nhảy chơi gần khu vực này.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 12.
Khu vực sân vườn trước và sau được trồng các giống cây bản địa, dễ sống và dễ chăm. Bố trí phù hợp theo hướng nắng, hướng gió và tính chất mùa của khu vực Tây Nguyên, trồng cỏ cây hoa lá full đất, nói không với beton hóa, lát sân xi măng như mọi người thường làm.

Ban đầu, nhiều người góp ý nên lót gạch hết sân vườn cho sạch đẹp, không mất công bảo dưỡng như trồng cỏ. Tuy nhiên, cả nhóm quyết tâm trồng cây cỏ, phủ xanh sân vường bởi “về quê rồi mà còn bê tông hoá thì thôi ở phố cho lành”. Hơn nữa, việc trẻ con có thể thực sự chạy nhảy trên cỏ, cả nhóm bạn cũng quây quần trò chuyện trên thảm cỏ xanh là điều hấp dẫn hơn nhiều. Đó cũng là điều mà cả nhóm bạn ưng ý nhất tại ngôi nhà chung.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 16.
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 17.
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 18.

Trồng cỏ cây hoa lá phủ gần hết diện tích sân vườn.
Do thời gian gấp rút, nhóm bạn bắt tay xây dựng ngôi nhà luôn mà không có bản vẽ trước. Nhờ kinh nghiệm sống từng tham gia vào nhiều dự án xây dựng nên 5 cô gái trực tiếp tham gia giám sát quá trình xây dựng cùng thợ địa phương
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 19.

Bục gỗ quanh gốc cây bơ trong sân vườn để làm thành chỗ BBQ và khoảng chơi cho trẻ con.
Trước khi bắt tay vào “hiện thực hóa” ngôi nhà mơ ước của cả nhóm, 5 người bạn đã tham khảo rất nhiều hội nhóm để chắt lọc ý tưởng. Họ hiểu rằng, bản thân không phải nông dân, không thể 4 giờ sáng cầm cuốc đi làm rẫy rồi sống trong nhà tranh, wifi chập chờn. Bởi vậy, họ thiết kế ngôi nhà chung vừa dân dã vừa hiện đại, có sân vườn, ao cá nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi nhất có thể cho cuộc sống. 
Trước khi bắt tay vào “hiện thực hóa” ngôi nhà mơ ước của cả nhóm, 5 người bạn đã tham khảo rất nhiều hội nhóm để chắt lọc ý tưởng. Họ hiểu rằng, bản thân không phải nông dân, không thể 4 giờ sáng cầm cuốc đi làm rẫy rồi sống trong nhà tranh, wifi chập chờn. Bởi vậy, họ thiết kế ngôi nhà chung vừa dân dã vừa hiện đại, có sân vườn, ao cá nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi nhất có thể cho cuộc sống. 
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 20.

Và đây là căn nhà gỗ sát hồ trong vườn rau xanh mướt.
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 21.

Sân vườn ngập nắng.

Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 22.
Toàn cảnh ngôi nhà bên hồ.
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị, xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống - Ảnh 23.
Nguyễn Phương Thư – 1 trong 5 nữ chủ nhân của ngôi nhà bên hồ và các con.
Bàn về xu hướng “bỏ phố về quê” mà hiện nay nhiều người mong ước, Chi Lan nói: “Cái quan trọng vẫn là thực tế về kinh tế. Công việc cá nhân của chúng tôi vẫn phải duy trì. Ngoài thời gian tụ tập, sinh sống tại ngôi nhà chung, chúng tôi vẫn cho thuê dạng homestay. Hy vọng, trong thời gian tới, mọi thứ ổn định thì sẽ có thêm nguồn thu nhập thụ động từ việc kinh doanh homestay. Ngôi nhà của chúng tôi dựng lên từ đất đã mua trc đó của mình lun nên không phải lo cảnh dịch dã, không có khách thì vẫn è cổ trả tiền nhà”.
Ảnh: NVCC

Hoàng Lan /Theo Doanh nghiệp và Tiếp thi

Loạn Covid và phát biểu mê sảng của lãnh đạo CSVN, báo hiệu điều gì?

Jackhammer Nguyễn

Chủ tịch thành Hồ, ông Nguyễn Thành Phong kêu gọi, rằng mỗi người dân thành phố này hãy là một chiến sĩ! Quái lạ, chiến sĩ đánh nhau với ai? Chiến hạm Trung Quốc vào tới… cảng Nhà Rồng?

À không, ông chủ tịch kêu gọi chống dịch Covid-19. May mà ông chưa tuyên bố … nắm lấy thắt lưng con virus mà đánh!

Nhưng virus lại thoắt ẩn, thoắt hiện còn hơn cả những du kích quân Cộng sản thế hệ tiền bối của ông Phong nữa, làm sao mà đánh đây?

Trong chiến cuộc Việt Nam, các du kích quân có hai thứ rất lợi hại để chiến thắng, đó là vũ khí tối tân của Nga Xô, và chiến thuật tuyên truyền rất hữu hiệu. Trong thời bình, Đảng và Nhà nước (cộng sản) của ông Phong, cùng các đồng chí của ông vẫn còn hai thứ vũ khí đó để đàn áp bọn “phản động”, bọn “diễn biến hòa bình”, bọn “cách mạng màu”…

Nào là dùi cui, nào là máy phá sóng điện thoại, các đội công an cơ động trang bị tận răng. Rồi biệt đội “dư luận viên” Lực lượng 47 (cảm hứng từ khẩu AK47 lừng danh của du kích cộng sản), tác chiến, tấn công mạng…

Nhưng hai thứ bửu bối đó đều thúc thủ trước con virus Covid-19 bé xíu, vào ra trại giam, bệnh viện như chỗ không người, từng tấn công cả một ủy viên trung ương (có thể là nhiều hơn một).

Có thể hiểu rằng, ông Phong, cũng như nhiều đồng chí, đồng mộng, đồng phe với ông, vẫn còn tâm lý chiến tranh cách mạng, như tôi từng nêu ra trong bài viết gần đây “Cái nắm đấm đẫm lệ và chủ nghĩa tư bản Vượng Vin”. Chúng ta hiểu rằng, ông Phong bảo các công dân thành Hồ hãy tuân theo chỉ dẫn chống dịch, hãy có kỹ luật, hãy tích trữ lương thực chờ giới nghiêm,… nói chung, như một chiến sĩ, theo cái nghĩa đen của nó, chứ không phải súng đạn, người giết người như nghĩa bóng, ẩn dụ.

Nhưng đoạn phát biểu sau đây của đương kim thủ tướng Phạm Minh Chính thì phải hiểu ra làm sao? Hãy xem đoạn dẫn sau đây trên báo Chính phủ:

Ngoài các phương châm phòng chống dịch đã có, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, bổ sung phương châm kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa truyền thống và hiện đại, giữa phân tán và tập trung. Thủ tướng lấy một số ví dụ như kết hợp tây y và đông y trong điều trị bệnh; kế thừa truyền thống của cha ông ta trong đánh giặc là vừa kết hợp chiến tranh hiện đại với bộ đội chủ lực và chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân. Tinh thần là kết hợp sức mạnh tổng lực để kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.”

Hãy đặt câu hỏi cho vài “ý tưởng” của ngài thủ tướng xem sao.

– Truyền thống và hiện đại: Ý thủ tướng nói là kết hợp thuốc đông y và vaccine? Đọc lại lịch sử Việt Nam, thì có những ghi chép về dịch bệnh, nhưng không thấy thuốc men gì cả, sau khi dịch giết chết một số đông cư dân, số còn lại miễn nhiễm thì dịch hết. Đó là ngày xưa, dân cư thưa thớt, phải đi xe thổ mộ cả ngày từ Bình Điền vào quận Nhất, nay virus đi theo xe gắn máy, máy bay,… thì làm sao mà kết hợp?

– Phân tán và tập trung: Ý ông Chính nói là tập trung những người bị bệnh lại và phân tán những người không bị bệnh ra?

– Bộ đội chủ lực và du kích: Ý ông thủ tướng, vaccine là bộ đội chủ lực; còn xét nghiệm là du kích? Hay ông nói bác sĩ y tá điều trị bệnh nhân là chủ lực, còn 300 em học sinh Hải Dương “đường mòn Hồ Chí Minh trên không” là du kích?

Quả là không thể dùng một loại logic ngôn ngữ bình thường nào để có thể hiểu cao kiến của thủ tướng, vốn xuất thân từ một viên công an từ Thanh Hóa.

Chỉ có thể hiểu là, lại một lần nữa, ông Phạm Minh Chính lại chơi trò ghép từ như các đồng chí của ông, từ đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng cho tới ông bí thư xã. Đó là một loại từ điển, một loại cẩm nang từ ngữ cách mạng vô sản, chiến tranh cách mạng,… mà khi cần thì các ông ghép lại với nhau, thành một thứ diễn văn trị bá bệnh cho “công tác tuyên truyền”, từ “chống diễn biến hòa bình”, cho đến chống lạm phát; từ chống tham nhũng, cho đến công nghiệp hóa quốc gia.

Nay lại đến chống dịch Covid-19. Nhưng dịch Covid-19 không phải là một cuộc chiến với đối thủ cụ thể mà tấn công, du kích hay tổng lực, nó cũng không phải kiểu vô thưởng vô phạt như bầu cử Quốc hội cho vui, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Dịch Covid là chết người, là hết sạch giường nằm và máy thở trong bệnh viện, là hàng nấm mồ tập thể không kịp đào!

Thế cho nên, bên cạnh các phát biểu đầy tính “nâng quan điểm giai cấp đấu tranh cách mạng” của các ông Nguyễn Thành Phong, Phạm Minh Chính,… là tình trạng thực tế rất bi đát của dịch bệnh, có thể kể ra vài sự việc tiêu biểu như sau:

– Xếp hàng chích ngừa và xét nghiệm chật như nêm. Thuốc chưa kịp có hiệu quả thì virus hẳn đã bùng phát trong đám đông.

– Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm như một loại căn cước đi xin việc, một loại giấy thông hành đi lại lúc giới nghiêm. Nhà cầm quyền không hiểu là người có xét nghiệm âm tính có thể nhiễm virus sau đó vài giây.

Việc rối loạn vì dịch Covid-19 ở thành Hồ và Việt Nam hiện nay gợi nhớ hình ảnh Đông Âu cộng sản sụp đổ, vì nhà cầm quyền không biết phải làm gì trước sự tan rã mà họ không hiểu.

Tình trạng dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay, với trên dưới 1000 ca nhiễm mỗi ngày, không đến nỗi bi đát cho nhà cầm quyền cộng sản như vậy. Lệnh giới nghiêm và phong tỏa sẽ giúp kéo dài thời gian, chờ đợi vaccine tới, dù muộn, mà trớ trêu lại là các loại vaccine đến từ những nhà nước tư bản. Và cũng chẳng có một tổ chức nào khả dĩ có thể nắm lấy cái khoảng trống quyền lực, nếu nhà nước này sụp đổ.

Nhưng cơn hoảng loạn vì dịch Covid-19 ở thành Hồ, gây ra bởi nhóm cán bộ điều hành quốc gia thiếu kiến thức, thừa mệnh lệnh tuyên truyền chính trị, báo hiệu xã hội Việt Nam cộng sản có thể bị tan rã, hoặc sẽ trở thành một kiểu nhà nước thất bại (Failed State). Vì căn bản của xã hội cộng sản, hệ thống cộng sản là một hệ thống loại trừ (exclusive) đưa đến đỉnh quyền lực những người không có khả năng, chỉ biết hoạt động trong một cái khuôn có sẵn của công thức toàn trị, không đối phó được với những diễn biến của tự nhiên, của xã hội, đòi hỏi phải có kiến thức và tạo cơ hội cho mọi công dân (inclusive) cùng nhau quản trị quốc gia.

Theo Tiếng Dân

TQ có thể mãi mãi không thực hiện được lời tiên tri “soán ngôi” Mỹ, nhưng điều tệ nhất là gì?

Bloomberg Economics gần đây có bài phân tích về khả năng và cơ hội Trung Quốc vượt lên Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc tin rằng sự “đổi vai” giữa nước này với Mỹ trong vị thế nền kinh tế lớn nhất thế giới là điều tất yếu.
“Đất nước Trung Quốc,” Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7, “đang tiến tới công cuộc trẻ hóa vĩ đại với tốc độ không gì cản nổi.”
Trong giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra, Trung Quốc đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh và duy trì tăng trưởng. Trong khi đó, Mỹ ghi nhận hàng trăm nghìn ca tử vong và hứng chịu suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Rào cản của chính Trung Quốc trước mục tiêu nền kinh tế lớn nhất thế giới

Gần đây, sự phục hồi nhanh chóng đầy bất ngờ của Mỹ đã cho thấy không gì là chắc chắn trong giai đoạn chuyển giao.
Giả sử, ông Tập Cận Bình có thể tiến hành các cải cách thúc đẩy tăng trưởng trong khi người đồng cấp Mỹ là Tổng thống Joe Biden không thể hiện thực hóa các đề xuất về đổi mới cơ sở hạ tầng và mở rộng lực lượng lao động của mình. Theo đó, Bloomberg Economics dự báo chỉ 10 năm nữa, tức vào năm 2031, Trung Quốc có thể chiếm vị trí dẫn đầu mà Mỹ đã nắm giữ cả thế kỷ nay.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo sự “soán ngôi” chắc chắn sẽ xảy ra.
Theo Bloomberg Economics, chương trình cải cách của Bắc Kinh đang bị trì hoãn. Thuế quan và các biện pháp hạn chế thương mại khác đang cản trở Trung Quốc tiếp cận thị trường toàn cầu và các công nghệ tiên tiến. Đồng thời, các gói kích thích kinh tế nhằm khắc phục tác động của Covid đã nâng nợ công của nước này lên mức kỷ lục.
Kịch bản ác mộng đối với Trung Quốc là nước này có thể đi theo quỹ đạo tương tự như Nhật Bản – nước cũng được coi là kẻ thách thức tiềm năng đối với Mỹ trước khi “vỡ mộng” vào ba thập kỷ trước.
Thất bại trong cải cách, sự cô lập quốc tế và khủng hoảng tài chính có thể cản đường Trung Quốc trên con đường vươn tới đỉnh cao.
Phân tích của Bloomberg Economics đề cập đến quy mô GDP danh nghĩa tính bằng USD – thường được coi là thước đo sức mạnh kinh tế tốt nhất. Theo phương pháp đo ngang giá sức mua thay thế – có tính đến sự khác biệt về chi phí sinh hoạt và thường được sử dụng để đo chất lượng cuộc sống – thì Trung Quốc chiếm vị trí đầu bảng.
Có ba yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đầu tiên là quy mô của lực lượng lao động. Thứ hai là nguồn vốn – mọi thứ từ nhà máy đến cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lưới liên lạc. Cuối cùng là năng suất, hay chính là hiệu quả có thể đạt được từ sự kết hợp của hai yếu tố trên.
Ở mỗi yếu tố này, Trung Quốc đều đang phải đối mặt với một tương lai bất định.
Yếu tố đầu tiên hiển nhiên là lực lượng lao động càng lớn tăng trưởng càng cao và ngược lại. Đây chính là thách thức đầu tiên của Trung Quốc. Tỷ lệ sinh thấp – di sản của chính sách một con – có nghĩa là dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm.
Nếu tỷ lệ sinh tiếp tục thấp, dự kiến quy mô dân số trong ba thập kỷ tới sẽ giảm hơn 260 triệu người, tương đương 28%.
Nhận thức được rủi ro, Trung Quốc đang thay đổi hướng đi: nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình, từ chính sách một con, thành chính sách hai con năm 2016, và giờ là chính sách ba con. Đồng thời, Bắc Kinh cũng có kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu để người lao động làm việc lâu hơn. Tăng tuổi nghỉ hưu kỳ vọng có thể giúp bù đắp phần nào sự trì trệ do già hóa dân số gây ra.
Ngay cả khi cải cách thành công, nó vẫn khó có thể bù đắp cho tác động của lực cản nhân khẩu học. Thực tế là việc nới lỏng chính sách cũng không mấy tác dụng.
Chính sách không phải là điều duy nhất ngăn cản các gia đình sinh thêm con. Chi phí đắt đỏ cho nhà ở và giáo dục cũng là nguyên nhân quan trọng.
“Tôi không sinh con thứ ba không phải vì nhà nước không cho phép,” một cư dân mạng chia sẻ khi được hỏi về chính sách cho phép các gia đình đẻ 3 con, được Bộ Chính trị Trung Quốc quyết định hôm 31/5 vừa qua.
Triển vọng chi phí vốn không quá ảm đạm. Người ta không cho rằng số lượng đường sắt, robot công nghiệp hoặc tháp 5G của Trung Quốc sẽ giảm. Nhưng sau nhiều năm “mạnh tay” đầu tư, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy chiến lược này dần mất hiệu quả.
Tình trạng cung vượt cầu trong công nghiệp, những thị trấn ma với những tòa nhà bỏ hoang và những xa lộ sáu làn xe len lỏi giữa những vùng đất nông nghiệp thưa thớt dân cư là minh chứng rõ nét.
Trong bối cảnh lực lượng lao động sụt giảm và chi phí vốn đã quá lớn, năng suất chính là chìa khóa cho sự tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc. Hầu hết các nhà kinh tế phương Tây cho rằng việc tăng năng suất đòi hỏi phải có những hành động như: Bãi bỏ hệ thống hộ khẩu ràng buộc người lao động với nơi sinh của họ, tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, và giảm bớt các rào cản đối với sự tham gia của các yếu tố nước ngoài vào nền kinh tế và hệ thống tài chính.
Các nhà hoạch định công nghiệp của Bắc Kinh có kế hoạch chi tiết của riêng họ. Và Trung Quốc có bề dày thành tích về cải cách nâng cao tăng trưởng. Khi nói đến kết hợp lao động và vốn, Trung Quốc mới chỉ đạt hiệu quả bằng khoảng 50% so với Mỹ. Do đó, nước này còn rất nhiều dư địa để cải thiện.
Vào năm 2050, theo dự đoán của Bloomberg Economics, năng suất của Trung Quốc sẽ đạt 70% mức của Mỹ, đưa Trung Quốc vào nhóm các quốc gia có trình độ phát triển tương đương.
Liệu Trung Quốc có thể thực hiện chiến lược thúc đẩy tăng trưởng với lao động tay nghề cao hơn và công nghệ tiên tiến hơn chứ không phải dựa vào nhiều lao động hơn và đầu tư lớn hơn?
Thật không may cho Bắc Kinh, không phải tất cả các yếu tố quyết định tăng trưởng trong tương lai đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.

Không được lòng quốc tế

Các mối quan hệ toàn cầu đang bắt đầu rạn nứt. Một cuộc khảo sát gần đây của Pew cho thấy 76% người Mỹ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc – một tỷ lệ cao kỷ lục. Không phải tự nhiên lại thế. Trò chơi đổ lỗi cho nhau về nguồn gốc của Covid-19, quan ngại gia tăng về vấn đề Tân Cương và Luật An ninh Quốc gia mà Bắc Kinh ban hành tại Hồng Kông,… đều góp phần làm xấu đi hình ảnh trỗi dậy của Trung Quốc trong con mắt các đối tác phương Tây.
Nếu quan hệ giữa Bắc Kinh với Mỹ/đồng minh tiếp tục căng thẳng, luồng ý tưởng và sáng tạo xuyên biên giới từng giúp thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ bắt đầu cạn kiệt. Bắc Kinh đã lường trước được kịch bản này.
Châu Âu đang lùi bước khỏi thỏa thuận đầu tư lớn với Trung Quốc, mà song phương mất 7 năm ròng đàm phán. Ấn Độ cũng đóng cửa đối với hàng loạt sản phẩm và ứng dụng công nghệ Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong kịch bản cực đoan, với việc Trung Quốc và Mỹ chia thế giới thành các phạm vi ảnh hưởng riêng biệt, GDP năm 2030 của Trung Quốc có thể hứng chịu tổn thất ở mức 8% so với kịch bản cơ sở là quan hệ song phương vẫn ổn định.

Kịch bản tồi tệ nhất: Khủng hoảng kinh tế

Sự kết hợp giữa việc đình trệ cải cách trong nước và cô lập quốc tế có thể dẫn đến một kịch bản cực đoan khác: Khủng hoảng tài chính.
Kể từ năm 2008, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Trung Quốc đã tăng vọt từ 140% lên 290% – theo Bloomberg Economics. Thông thường, ở các quốc gia khác, sự gia tăng nhanh chóng về nợ như vậy là báo hiệu cho rắc rối ở phía trước.
Dựa trên nghiên cứu của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff về các cuộc khủng hoảng tài chính, Bloomberg ước tính rằng cuộc khủng hoảng kiểu Lehman có thể đẩy Trung Quốc chìm sâu vào suy thoái, theo sau là một thập kỷ mất mát với mức tăng trưởng gần bằng không.

Trung Quốc mãi là số 2?

Điều đó sẽ không xảy ra một khi tôi còn ở đây,” ông Biden trả lời khi được hỏi về tham vọng chiếm vị trí số một toàn cầu của Trung Quốc. “Bởi vì Mỹ sẽ tiếp tục phát triển.”
Đối với Mỹ, con đường để tăng trưởng nhanh hơn là thông qua việc mở rộng lực lượng lao động, nâng cấp nguồn vốn và đổi mới công nghệ. Các kế hoạch của ông Biden về nâng cấp cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các gia đình Mỹ trị giá hàng nghìn tỷ USD là nhằm thực hiện điều đó.
Bằng cách tăng tốc độ tăng trưởng của Mỹ, Washington có thể trì hoãn đà vươn lên của Bắc Kinh.
Thông qua các phân tích trên, Bloomberg Economics đã xây dựng các kịch bản cho kết quả của cuộc chạy đua kinh tế Mỹ – Trung.
Nếu mọi thứ thuận lợi cho Trung Quốc – cải cách trong nước thành công, quan hệ quốc tế được cải thiện – thì Bắc Kinh có thể bắt đầu một thập kỷ đứng ngang hàng với Mỹ, và sau đó bứt tốc để dẫn trước.
Nếu các nhà lãnh đạo chính trị, giám đốc điều hành các doanh nghiệp và các nhà quản lý đầu tư tin vào sự vượt trội của Trung Quốc, họ có động lực mạnh mẽ để tham gia vào quá trình này – biến lời tiên tri về thành công của Bắc Kinh thành sự thật.
Ban lãnh đạo Trung Quốc có logic riêng của mình về phát triển. Với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc có dân số lớn gấp 4 lần của Mỹ và GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ còn kém của Mỹ chưa đầy 20%. Chỉ cần thêm một chút nữa là Trung Quốc có thể giành được ngôi cao nhất.
Tuy nhiên, thành công về phát triển trong quá khứ của Trung Quốc, cũng như của các nước láng giềng châu Á, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, cho thấy không nên đặt kỳ vọng quá cao.
Lịch sử hàng trăm năm qua của Trung Quốc cho thấy sự phát triển không phải là định mệnh được sắp đặt trước. Trung Quốc hoàn toàn có thể phải bước đi trên một con đường khác. Cải cách đình trệ, quan hệ toàn cầu bị rạn nứt, lực lượng lao động thu hẹp và khủng hoảng tài chính có thể khiến Trung Quốc ở vị trí thứ hai vô thời hạn.
M.Đ. /Nguồn: soha.vn