Trong những ngày dịch dã khó lường, chị Văn Thị Ngọc vẫn luôn cảm thấy bình yên, vui vẻ khi hàng ngày, ngoài công việc bán hàng online, chị còn dành nhiều thời gian chăm sóc khu vườn trên sân thượng của gia đình mình.
Sống giữa thủ đô, nơi đất chật người đông, nơi mọi người luôn bận rộn và thường bị cuốn theo công việc tất bật mỗi ngày thì chị Ngọc lại chọn một cuộc sống rất khác.
Người mẹ trẻ dành nhiều thời gian cho gia đình, con cái, yêu thích được thư thả trồng rau ngắm hoa trên khoảng sân thượng rộng 50m2 của gia đình mình.
Dù có một chút vất vả, khó nhọc nhưng đổi lại, mỗi bữa cơm gia đình đều có những món rau quả trên sân thượng, an toàn cho sức khỏe khiến chị Ngọc có thêm động lực để chăm sóc khu vườn trên sân thượng.
Khu vườn đầy nắng và cây xanh trên sân thượng rộng 50m2.
Không gian được chị Văn Thị Ngọc thiết kế khoa học, hợp lý, bố trí các công năng cần thiết.
Chị làm giàn trồng hồng leo.
Góc trồng cây leo giàn.
Khu vực đặt các chậu trồng rau ăn lá.
Sinh ra ở vùng nông thôn. Từ nhỏ đã được tiếp xúc với cây cỏ, vườn tược. Khi sinh sống ở thành phố, chị Ngọc vẫn luôn yêu thích việc tạo nên một khoảng vườn xanh tươi, nơi có những loại cây loại hoa mà chị lựa chọn để trồng và chăm sóc.
Dự định trồng rau của chị đã ấp ủ từ lâu nhưng do bận rộn với công việc nên phải đến năm 2017, khi sinh bé thứ 3, chị đã dành thời gian hiện thực hóa giấc mơ của mình. Khu vườn trên sân thượng vì thế đã được hình thành, phân chia khoa học, hợp lý. Khoảng diện tích 50m2 được chị bố trí khu vực trồng rau, trồng hoa, góc đặt bàn ghế để uống trà, thư giãn.
Vì trồng trên sân thượng có nhiều điểm khác biệt so với trồng ở vườn nên mặc dù thời gian đầu không có nhiều kinh nghiệm nhưng chị Ngọc vẫn kiên trì học hỏi, tự đúc rút kinh nghiệm. Nhờ vậy, sau nhiều năm gắn bó với “mảnh vườn” trên cao, chị chủ động hơn trong việc trồng cây. Khu vườn cũng vì thế ngày càng đa dạng đủ loại, quanh năm tốt tươi. Đặc biệt là chị còn trồng khá nhiều hoa hồng để thư giãn, làm đẹp tổ ấm của gia đình mình.
Thu hoạch rau quả trên sân thượng.
Ổi chuẩn bị cho thu hoạch.
Mùa hè là lúc chị Ngọc dành nhiều thời gian để trồng dưa.
Chị trồng đủ loại dưa khác nhau. Mỗi giống dưa đều được chị Ngọc thử nghiệm thành công.
Theo kinh nghiệm của chị Ngọc, trồng rau trồng cây trên sân thượng cần chú ý nhất là khí hậu. Vì trồng trên cao, nền nhiệt khá nóng vì sân toàn bê tông nên chị chọn cách căng một lớp lưới đen để giảm tải sức nóng cho cây.
Bên cạnh đó, chị chú ý việc tưới đều đặc 2 lần 1 ngày. Ngoài ra, chị cũng không quên làm hệ thống chống thấm cho sàn, lắp lan can và khung giàn, chuẩn bị chậu. Dù chị Ngọc biết tự trồng cây chi phí cao hơn, mất nhiều thời gian chăm sóc hơn nhưng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, chị được lên sân thượng chăm cây, tâm trạng cũng được cân bằng. Hơn nữa, mỗi bữa ăn gia đình chị đều cảm thấy yên tâm hơn khi được chăm lo sức khỏe cho người thân, điều đó cũng giúp chị có thêm động lực để làm vườn.
Cà chua bạch tuộc.
Mùng tơi tươi tốt cho những bữa ăn chất lượng hàng ngày.
Xen kẽ với rau là các loại hoa.
Thu hoạch rau.
Giàn dưa leo.
Chị trồng đa dạng đủ loại.
Bên cạnh các kinh nghiệm chọn giống, chị Ngọc chú trọng việc diệt trừ mầm bệnh để hạn chế sâu bệnh trong quá trình trồng. Sau mỗi vụ thu hoạch, chị thường rắc vôi bột, phơi đất khoảng 5 – 7 ngày để diệt trừ trứng sâu. Tiếp đó, chị dùng bã đậu với Trichoderma ủ cùng đất khoảng 1 tháng và bắt đầu gieo hạt vụ mới.
Bữa ăn chất lượng với đủ loại trái cây, rau sạch, điểm tô căn nhà thêm xinh đẹp và ấm cúng từ hoa tự trồng tự cắm.
Dưa mới thu hoạch.
Hoa hồng khoe sắc.
Hồng cổ Sapa nở rực rỡ khoe sắc trên khu vườn sân thượng.
Chị Ngọc cắt hồng trên sân thượng để làm đẹp nhà.
Chị còn ngâm enzym dứa, rượu gừng tỏi ớt hay rượu với thuốc lào để xịt luân phiên phòng bệnh cho cây. Trồng cây, yêu vườn là cách để chị Ngọc yêu chính mình và quan tâm đến những người thân quanh mình. Khu vườn trên cao là nơi cung cấp thực phẩm sạch, nơi nhen nhóm tình yêu và sự hiểu biết, trân trọng thiên nhiên. Khu vườn giúp gia đình chị thêm gắn kết và đồng hành, cảm nhận được những niềm vui giản dị mà ý nghĩa trong cuộc sống thường ngày.
Có ai trong cuộc đời chưa từng một lần trăn trở về câu hỏi “hạnh phúc là gì”? Có ai trong cuộc đời chưa từng nỗ lực để tìm kiếm hạnh phúc cho mình? Nhưng đáp án của mỗi người đều không giống nhau. Hạnh phúc đôi khi là điều gì đó có thể nắm giữ thật chặt trong tay, đôi khi lại hư ảo như cái bóng vĩnh viễn không cố định ở một chỗ. Đó là cuộc sống giàu sang sung túc, là sự nghiệp công thành danh toại, hay là những bữa cơm đầm ấm sum vầy của gia đình nhỏ sau mỗi ngày làm việc khó nhọc?
Không chỉ bản thân mỗi người đang đi tìm kiếm lời giải của “bí mật hạnh phúc”, mà nhiều nhà khoa học cũng muốn tiến hành nghiên cứu về đề tài này.
Hạnh phúc là gì? (Ảnh: Shutterstock) Trên thế giới có bao nhiêu kiểu người hạnh phúc? Tháng 4/1988, tiến sỹ Howard Kinson 24 tuổi, tiến sỹ ngành Triết học của Đại học Colombia (Hoa Kỳ) làm luận án tốt nghiệp có đề tài “Điều gì quyết định hạnh phúc của con người”, mong muốn tìm hiểu xem hạnh phúc đối với con người thực sự là gì. Để hoàn thành đề tài này, ông đã phát 10.000 phiếu khảo sát cho người dân. Phiếu khảo sát có ghi lại chi tiết thông tin cá nhân của những người tham gia khảo sát, cùng 5 đáp án lựa chọn: Vô cùng hạnh phúc Hạnh phúc Bình thường Đau khổ Rất đau khổ Sau thời gian hơn 2 tháng, cuối cùng ông nhận được 5.200 kết quả phiếu khảo sát. Qua quá trình tổng kết, chỉ có 121 người cho rằng bản thân mình là người “vô cùng hạnh phúc”. Ông tiếp tục tiến hành điều tra cụ thể với 121 người này. Kết quả cho thấy, có 50 trong số 121 người này đều là những người có cuộc sống thành công nơi đô thị, cảm giác hạnh phúc mà họ có được chủ yếu tới từ việc thành công trong sự nghiệp. Ngoài ra, 71 người còn lại, có người làm nội trợ trong gia đình bình thường, có người là người nông dân bán rau, có người làm nhân viên bình thường của một công ty nhỏ, thậm chí có cả người lang thang sống nhờ trợ cấp. Với những nghề nghiệp bình thường, cuộc sống thậm chí có phần ảm đảm, vậy tại sao họ lại cảm thấy hạnh phúc như vậy? Trải qua nhiều lần tiếp xúc, tìm hiểu những người này, tiến sỹ Howard Kinson đã phát hiện, những người này dù rằng có sự khác biệt về nghề nghiệp, tính cách, nhưng họ đều có một điểm chung, đó chính là: họ không có yêu cầu quá cao với đời sống vật chất. Họ sống một cuộc đời bình dị, tận hưởng những điều hạnh phúc nhỏ nhoi. Kết quả cuộc điều tra đã tạo nên nguồn cảm hứng cho Howard Kinson. Vì vậy, ông đã đưa ra một bản kết luận: Trên thế giới này có 2 kiểu người hạnh phúc nhất: Thứ nhất chính là những người bình thường, sống không màng danh lợi; thứ hai là những người tài giỏi xuất chúng, công thành danh toại. Nếu bạn là một người bình thường, bạn có thể có được hạnh phúc bằng cách nuôi dưỡng tâm hồn, giảm bớt những ham muốn. Nếu bạn là một người tài giỏi, bạn có thể trải qua gian khổ, gặt hái thành công, từ đó mà tìm kiếm được cảm giác hạnh phúc cao hơn nữa. Giáo viên hướng dẫn đề tài của Howard Kinson sau khi xem kết quả, đã đánh giá rất cao và nhận xét một từ “tuyệt vời”.
Hạnh phúc thực sự đến từ đâu? (Ảnh: Pixabay) Hạnh phúc từ tiền tài vật chất liệu có bền lâu? Hai mươi năm sau, vị tiến sỹ này một lần nữa phỏng vấn lại 121 người đó, kết quả đã khiến cho ông phải suy tư rất nhiều về câu hỏi: Điều gì quyết định hạnh phúc của con người? Tuy nhiên, đến tháng 6/2018 vừa qua, sau 20 năm tiến hành khảo sát nói trên, Howard Kinson cảm thấy rất tò mò: 121 người khi đó cho rằng bản thân là người rất hạnh phúc không biết bây giờ ra sao? Cảm giác hạnh phúc của họ còn được như năm đó không? Ông đã tìm cách liên lạc lại với 121 người tham gia khảo sát năm 1988, và một lần nữa tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát. Kết quả của cuộc điều tra này cho thấy, trong số 71 người xuất thân bình dân năm đó, chỉ thu lại được 69 phiếu khảo sát vì có 2 người qua đời. Những năm gần đây, cuộc sống của 69 người này dù có nhiều thay đổi, chẳng hạn như một số người thành đạt hơn, một số người lại khó khăn hơn vì tài chính eo hẹp hay mắc một số bệnh nào đó ngoài ý muốn, nhưng đáp án mà họ lựa chọn vẫn không thay đổi, vẫn cảm bản thân là người “vô cùng hạnh phúc”. Trong khi đó, sự lựa chọn của 50 người thành đạt năm xưa lại có một sự thay đổi to lớn. Chỉ có 9 người sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, vẫn kiên trì với lựa chọn ban đầu “vô cùng hạnh phúc”. 23 người lựa chọn “bình thường”. Có 16 người bởi vì sự nghiệp gặp trắc trở, phá sản hoặc xuống dốc, đã lựa chọn “đau khổ”. Ngoài ra có 2 người lựa chọn “vô cùng đau khổ”. Sau khi xem trong kết quả điều tra, Howard Kinson đã suy tư rất lâu, ông đã chìm đắm trong suy tư của mình. Hai tuần sau, Howard Kinson đã đăng một bài nghiên cứu với tựa đề “Mật mã của hạnh phúc” trên tờ tạp chí “Washington post”. Trong bài nghiên cứu, Howard Kinson đã thuật lại một cách tỉ mỉ quá trình cũng như kết quả của 2 lần điều tra. Cuối bài, ông đã tổng kết: “Dựa vào tiền tài, vật chất để đạt được cảm giác hạnh phúc, đều không thể giữ được lâu, bất cứ lúc nào cũng có thể biến mất. Chỉ khi trái tim, tinh thần cảm thấy bình an, thể chất cũng sẽ cảm thấy thoải mái, đó mới chính là nguồn gốc của sự hạnh phúc.” Bài nghiên cứu đã nhanh chóng nhận được quan tâm rộng rãi của công chúng. Vô số độc giả sau khi đọc xong bài nghiên cứu, đều kinh ngạc thốt lên rằng: “Howard Kinson đã giải mã được bí mật của hạnh phúc!” Howard Kinson nói thêm: “20 năm trước, lúc đó tôi còn quá trẻ, đã hiểu sai ý nghĩa thực sự của ‘hạnh phúc’. Tất cả sự đau khổ thường đều có liên quan tới tiền bạc, còn tất cả những cái gọi là hạnh phúc, lại không có mối liên hệ nào với tiền bạc!” Dựa vào tiền tài, vật chất để đạt được cảm giác hạnh phúc, đều không thể giữ được lâu, bất cứ lúc nào cũng có thể biến mất. Chỉ khi trái tim, tinh thần cảm thấy bình an, thể chất cũng sẽ cảm thấy thoải mái, đó mới chính là nguồn gốc của sự hạnh phúc! Bảo Ngọc / TrithucVN
Tại Việt Nam, shophouse là dòng sản phẩm không thể thiếu tại nhiều dự án bất động sản cao cấp, các khu du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí quy mô. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu để vừa kinh doanh kết hợp lưu trú, vừa có thể thừa hưởng các tiện ích đồng bộ của dự án.
Mô hình shop villa còn khá mới tại Việt Nam nhưng đã phát triển ở nhiều dự án bất động sản (BĐS) trên thế giới. Với giá trị sinh lời hấp dẫn, shop villa có nhiều tiềm năng nở rộ trong tương lai.
Gần đây, các nhà phát triển dự án bất động sản đã tạo nên một phiên bản nâng cấp hơn cả về giá trị lẫn vị thế cho shophouse, có tên gọi là shop villa – sự kết hợp của không gian sống, nghỉ dưỡng đẳng cấp và mô hình kinh doanh thân thiện.
Shop villa tại Wonderland – mô hình độc, hiếm tại Hồ Tràm
Đưa mô hình này về với Hồ Tràm, Tập đoàn Novaland vừa ra mắt dòng shop villa tại phân kỳ Wonderland (thuộc Tổ hợp Du lịch Nghỉ dưỡng Giải trí NovaWorld Ho Tram, Bà Rịa – Vũng Tàu).
Là sản phẩm thương mại cao cấp thuộc “siêu dự án” qui mô 1.000 ha lớn bậc nhất Hồ Tràm, shop villa Wonderland giúp nhà đầu tư tối ưu hóa hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh. Bên canh đó, chủ nhân của biệt thự vẫn trải nghiệm trọn vẹn các tiện ích sức khỏe – giải trí hay “một bước ra phố” – dễ dàng di chuyển tới chuỗi tiện ích liền kề trong tổ hợp dự án.
Khu shop villa nơi đây có cây xanh và mật độ thông thoáng hơn so với những shophouse hay townhouse truyền thống, được xem là “hàng hiếm” tại dọc trục biển Hồ Tràm, hứa hẹn tạo nên khu thương mại – ẩm thực sang trọng và độc đáo cho du khách.
Mỗi căn shop villa tại phân kỳ Wonderland đều là căn góc, có thiết kế 2 tầng – 3 chìa khóa, cùng không gian xanh dành cho cảnh quan sân vườn, giúp tối ưu công năng nghỉ dưỡng cuối tuần và thuận tiện kết hợp kinh doanh.
Về quy hoạch, thừa hưởng trọn vẹn tính chất của một “biệt thự nghỉ dưỡng – villa”, shop villa tạo đảm bảo không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp với sân vườn biệt lập, đảm bảo sự riêng tư để các gia đình nhiều thế hệ có thể thoải mái sinh hoạt, nghỉ ngơi.
Về chức năng cho “shop”, chủ nhân shop villa có thể khéo léo tận dụng mặt tiền và mặt sau của tầng trệt, hoặc kết hợp với cả tầng thượng để kinh doanh loại hình như nhà hàng ẩm thực, spa, thời trang cao cấp, đồ lưu niệm, quán cà phê hay phòng trà ca nhạc… Đây là những mô hình dịch vụ mà thị trường du lịch Hồ Tràm còn rất thiếu vắng.
Bên cạnh những giá trị về vị trí, thiết kế và tiện ích, những căn shop villa Wonderland còn được hưởng nhiều lợi thế đảm bảo tiềm năng sinh lời như chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng giao thông nơi đây đang được chú trọng đầu tư, tạo kết nối thuận lợi giữa Bà Rịa – Vũng Tàu đến trung tâm TP.HCM cũng như khu vực lân cận.
Đặc biệt, khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động vào năm 2025 sẽ đón một lượng khách quốc tế lớn “đổ bộ” đến Hồ Tràm. Nơi đây còn có cơ hội tiếp cận với lượng khách nội địa đông đảo từ vùng Đông và Tây Nam Bộ khi cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu và Bến Lức – Long Thành đi vào hoạt động. Các sản phẩm thương mại như shophouse, shopvilla tại NovaWorld Ho Tram sẽ góp phần kích cầu du khách đến trải nghiệm và mua sắm nhộn nhịp.
Shopvilla tọa lạc tại phố biển sôi động Wonderland thuộc NovaWorld Ho Tramsẽ góp phần kích cầu du khách đến trải nghiệm và mua sắm nhộn nhịp.
Cơ hội sở hữu shop villa với nhiều ưu đãi hấp dẫn
Hiện nay, dòng shop villa tại Wonderland đang giới thiệu chương trình cam kết thuê hấp dẫn lên đến 800 triệu cho 12 tháng. Khách sở hữu còn được hưởng nhiều đặc quyền giá trị như gói hoàn thiện nội thất biệt thự lên đến 3,9 tỷ; miễn phí quản lý 60 tháng; ưu đãi cổ đông Novaland trị giá 110 triệu; ưu đãi chiết khấu thành viên Novaloyalty lên đến 5%; ưu đãi chiết khấu thanh toán nhanh lên đến 5%…
Đáp ứng nhu cầu hiểu rõ thêm về các ưu đãi cũng như gói cam kết thuê của dự án này, vào 27.6 tới đây, sự kiện giới thiệu “Shop villa – Ngôi nhà thứ 2 của lợi nhuận kép” sẽ được tổ chức tại fanpage dự án: https://www.facebook.com/NovaWorldHoTram.vn
Khách hàng đăng ký tham dự còn nhận được vô vàn ưu đãi đặc biệt dành riêng tại chương trình, nổi bật là ưu đãi thêm lên đến 5% cho tất cả khách lựa chọn sản phẩm cùng ngày 27.6.2021.
Dù phải trải qua tuổi thơ khó khăn nhưng những nữ doanh nhân gốc Việt này đã gây dựng riêng cho mình những “đế chế” trị giá hàng chục triệu, thậm chí cả tỷ USD nơi đất khách quê người.
Jenny Tạ – “Nàng lọ lem phố Wall”
Jenny Tạ – “Nàng lọ lem phố Wall”
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, ngay khi tốt nghiệp trung học, Jenny Tạ đã vạch rõ con đường tương lai của mình: Trở thành một doanh nhân.
Năm 21 tuổi, với tấm bằng Hệ thống thông tin và tài chính, Jenny Tạ được mời vào làm tại Công ty Chứng khoán Shearson Lehman danh tiếng. Chứng kiến dòng tiền khổng lồ giao dịch tại Phố Wall mỗi ngày, Jenny Tạ khao khát mở một công ty chứng khoán của riêng mình. Vì thế, bà đã học thêm bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trải nghiệm ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau, và cuối cùng thành lập công ty của riêng mình vào năm 25 tuổi.
Năm 25 tuổi, bà lập Vantage Investments nhưng nhanh chóng thua lỗ, phải vay 100.000 USD của mẹ để vực dậy công ty. Công việc kinh doanh của Jenny Tạ lội ngược dòng chỉ sau 2 tháng, đến năm 1999, bà đủ tiền trả nợ cả gốc lẫn lãi cho mẹ.
Năm 2001, Jenny Tạ bán Vantage Investments, thu về khoản lời hàng triệu USD. 3 năm sau, bà tiếp tục điều hành công ty chứng khoán Titan, chuyên về tư vấn đầu tư, mua bán sáp nhập các doanh nghiệp, và rồi lại bán công ty này với mức giá mà Jenny từng thừa nhận là “không thể chối từ”. Tổng số tài sản ở hai công ty của Jenny Tạ lúc này lên tới 250 triệu USD.
Rời nghiệp chứng khoán, năm 2013 đánh dấu một bước ngoặt lớn của người phụ nữ nhiều hoài bão khi bà quyết định “dấn thân” vào thị trường mạng xã hội bằng việc thành lập Sqeeqee.com, công ty đầu tiên trên thế giới khai sinh ra khái niệm Social Networthing, một mạng xã hội giúp mọi người kết nối và kiếm lợi nhuận. Giá trị của Sqeeqee hiện ước tính lên tới cả tỷ USD.
Lê Hồ – bà chủ “đế chế rác” trị giá triệu đô ở Australia
Lê Hồ theo cha mẹ tới Úc từ năm 18 tuổi. Là thế hệ thứ hai trong một gia đình nhập cư ở Australia, Lê Hồ gặp không ít khó khăn trong quá trình trưởng thành và hòa nhập xã hội. Tiểu bang South Australia những năm 80 có rất ít người châu Á, vì thế, Lê Hồ luôn phải đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc tại trường học và nơi sống.
Lê Hồ – bà chủ “đế chế rác” trị giá triệu đô trên đất Úc
Năm 21 tuổi, cô bắt đầu làm quen với kinh doanh bằng việc thành lập nên một cửa hàng bán lẻ đầu tiên chuyên bán giày cưới và áo cưới, đặt tên là Honey Bee. Chỉ 6 năm sau, từ một cửa hàng ban đầu đến nay Lê Hồ đã phát triển thành 6 cửa hàng bán lẻ.
Vào năm 2010, nữ doanh nhân trẻ tuổi đã ra một quyết định giúp cô đổi đời khi quyết định tiếp quản công ty quản lý chất thải Capital City Waste Services đang thua lỗ có trụ sở đặt tại thành phố cảng Sydney. Mặc dù công ty này lúc bấy giờ đã bị thua lỗ gần 20.000 USD/tháng. Cô vẫn đồng ý mua lại với giá 50.000 USD.
Trong năm đầu tiên, cô đã vận hành doanh nghiệp bằng chính chiếc xe tải của mình. Làm việc đến 18 giờ/ngày. Mỗi ngày từ 6 giờ sáng, cô lái xe đi thu gom rác thải, sau đó cô lại nhanh chóng thay quần áo để tham dự vào các cuộc họp vào buổi tối.
Và những nỗ lực của nữ doanh nhân trẻ đã được đền đáp. Sau 12 tháng đầu tiên, doanh thu của Capital City Waste Services đã tăng gấp đôi. Và quan trọng hơn công ty đã tìm lại được chỗ đứng trong ngành công nghiệp quản lý chất thải. Những năm tiếp theo, Lê Hồ không ngừng mở rộng và phát triển công ty. Chỉ sau 5 năm cô đã thành công trong việc xây dựng doanh nghiệp có giá trị 10 triệu USD.
Năm 2014, Lê Hồ được vinh danh trong top “100 phụ nữ có sức ảnh hưởng nhất” do tạp chí Tài chính Australia và Ngân hàng Westpac bình chọn. Ngoài ra, công ty của cô cũng nhận giải thưởng Ethnic Business Awards.
Năm 2016 cô có tên trong ấn bản Who’s Who of Australian Woman (Những phụ nữ nổi bật của Australia). Năm 2017 cô nhận giải thưởng Người phụ nữ của năm do tạp chí NSW Woman trao tặng.
Diễm Fuggerberger – bà chủ đế chế thực phẩm thành công ở Australia
Năm 2009, công ty của vợ chồng bà bị phá sản và họ mất 27 triệu USD. Ảnh: Coco&Lucas.
Khi mới 7 tuổi, Diem Fuggerberger đã cùng gia đình di cư sang Australia. Hành trình của họ rất nguy hiểm vì tàu chở hơn 500 người gặp cướp biển, cạn kiệt lương thực và suýt lật vì bão. Sau khi thoát nạn trên biển, họ phải sống trên một đảo của Indonesia trong 18 tháng trước khi chính phủ Australia chấp nhận họ.
Tài sản duy nhất mà họ mang tới Australia là quần áo. Không có tiền, chẳng nói nổi một từ tiếng Anh, cuộc sống ban đầu của cô và gia đình khá cơ cực. Dù nghèo, gia đình vẫn cố gắng cho Diễm học hành. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, cô gặp và kết hôn với Werner Fuggerberger. Họ sinh được 2 người con và Diễm phụ giúp chồng công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cơ đồ trị giá 27 triệu USD của Werner Fuggerberger sụp đổ. Cô và chồng phải bán ngôi nhà nhưng vẫn không thể trả hết khoản nợ khổng lồ.
Vực dậy từ khó khăn, năm 2010, cô thành lập công ty thực phẩm Berger Indgrediens và công ty Coco & Lucas’ Kitchen. Berger Ingredient cung cấp thực phẩm theo mùa và gia vị, còn Coco & Lucas’ Kitchen sản xuất thực phẩm đóng gói và đóng hộp dành cho trẻ em 3-12 tuổi.
Ngày nay, công ty của doanh nhân gốc Việt Diễm Fuggersberger được định giá hàng chục triệu USD và được truyền thông Australia khen ngợi hết lời. Cô được ưu ái gọi là “bà chủ đế chế thực phẩm” tại Australia.
Các ông chủ lớn của Alibaba là Jack Ma và Joseph Tsai rõ ràng không đủ khả năng mua máy bay riêng của họ. Bởi vì để có thể mua họ phải vay từ Credit Suisse, mặc dù kể từ năm 2017 đến nay họ đã rút được từ cổ phiếu hơn 5 tỷ USD Mỹ (USD) tiền mặt. Nhưng số tiền mặt đã đi đâu? Số tiền có thực sự tồn tại? Không lẽ họ cất tiền trong ngân hàng và phải xin phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới có thể lấy ra? Nói cách khác, có thể xem số tiền đó là tiền của họ?
Jack Ma của Alibaba (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO/ Shutterstock) Kyle Bass, người sáng lập và giám đốc đầu tư của Hayman Capital Management, tin rằng “các danh hiệu tỷ phú của Joseph Tsai và Jack Ma là do ĐCSTQ trao cho họ. Thế giới đã vô số lần chứng kiến và nhận ra rằng dưới sự cai trị của ĐCSTQ thì mọi thứ đều có thể dễ dàng thay đổi nhanh chóng”.
Kyle Bass nói rằng một bí ẩn mà thế giới bên ngoài không thể ngờ là Jack Ma và Joseph Tsai “phải vay từ ngân hàng phương Tây để thỏa mãn cuộc sống xa hoa”. Ông viết: “Rất có thể mỗi USD mà những người giàu Trung Quốc có được nhờ bán cổ phiếu phải nằm trong tầm kiểm soát của ĐCSTQ”.
Các phương tiện truyền thông đưa tin họ đã thông qua Alibaba gửi yêu cầu phỏng vấn Jack Ma và Joseph Tsai để xác nhận vấn đề này, nhưng chỉ được liên kết với một trang web bình luận do Alibaba công bố trước đó. Người phát ngôn của Tập đoàn Alibaba cho biết, việc các tỷ phú ở Trung Quốc sử dụng cổ phiếu làm tài sản thế chấp cho các khoản vay mua máy bay là “chuyện thường”. Họ cũng nhấn mạnh Jack Ma không còn là giám đốc điều hành của Alibaba.
Người phát ngôn của Alibaba viết: “Trong nhiều bản tin vẫn thường thấy các thế chấp cổ phiếu của những giám đốc điều hành công ty lớn của Mỹ, chẳng hạn như Elon Musk của Tesla và Larry Ellison của Oracle; và theo xác minh sơ bộ từ các tài liệu công khai của các công ty lớn như Amazon, Bank of America, Bristol Myers Squibb, General Electric, Netflix, và cả Walmart, cho thấy rõ ràng là nhiều công ty không cấm các giám đốc điều hành thế chấp cổ phiếu”.
Nhưng theo Ryan McMorrow của Financial Times, “Cầm cố cổ phiếu là khi các ngân hàng chấp nhận cổ phiếu làm tài sản thế chấp cho các khoản vay và bên cho vay giữ quyền sở hữu cổ phiếu, đây là cách làm đầy rủi ro nên đa số doanh nghiệp tại Mỹ đều hạn chế đối với quản lý cấp cao của họ. Mọi động thái mang cổ phiếu thế chấp sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sụt giảm giá cổ phiếu của công ty”.
Tờ Financial Times cho rằng Jack Ma và Joseph Tsai không có lựa chọn nào khác ngoài việc thế chấp số lượng lớn cái gọi là cổ phiếu trong Tập đoàn Alibaba trị giá 35 tỷ USD để mua những hàng hóa mà đối với các tỷ phú xem là tương đối rẻ, chẳng hạn như nhà sang trọng ở Hồng Kông, máy bay phản lực tư nhân và vườn nho Pháp. Nhiều ngân hàng phương Tây nổi tiếng như Goldman Sachs, Morgan Stanley, Credit Suisse và UBS cung cấp dịch vụ này có đang đặt tiền của khách hàng vào rủi ro từ ĐCSTQ không?
Jack Ma thông qua các công ty nước ngoài kiểm soát hơn một nửa số cổ phần của ông ta tại Alibaba để thực hiện các giao dịch cho vay và mua bán. Phải chăng ĐCSTQ đã cài người vào kiểm soát các công ty đó? Nếu không tại sao Jack Ma không thể kiếm được một số tiền nhỏ từ chúng để mua một chiếc máy bay riêng? Tại sao Tập đoàn Alibaba không chia cổ tức cho các cổ đông cấp cao, bao gồm Jack Ma và Joseph Tsai, để họ thỉnh thoảng có cơ hội kiểm soát quỹ? Các thông tin cho thấy Alibaba có lợi nhuận rất cao và có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng.
“Alibaba không tạo ra cổ tức, bởi vì ĐCSTQ cần từng đồng USD ở lại Trung Quốc để có thể thao túng và hoạt động trên quy mô toàn cầu”, Bass viết trong một email. “Thế giới phải thấy rằng triển vọng toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào khả năng ĐCSTQ tiếp tục thu được USD một cách thụ động cũng như chủ động”. Điều này nghe giống như một kế hoạch Ponzi hơn.
(Chú thích: Thủ đoạn Ponzi là một phương thức gian lận tài chính bất hợp pháp xảy ra ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, phương pháp là dùng tiền của các nhà đầu tư sau để trả lợi nhuận ngắn hạn cho các nhà đầu tư ban đầu nhằm tạo ra ảo tưởng kiếm tiền. Ngày nay các biến thể của thủ đoạn lừa đảo kiểu Ponzi vẫn tồn tại trên thị trường tài chính).
“Đồng RMB chỉ chiếm 1,8% thanh toán tiền tệ xuyên biên giới toàn cầu (theo dữ liệu SWIFT)”, ông Bass tiếp tục. “Và gần như toàn bộ 1,8% này được thực hiện ở Hồng Kông”. SWIFT là một hệ thống viễn thông có trụ trở chính ở Bỉ, được các ngân hàng sử dụng để chuyển tiền quốc tế.
Các máy bay cá nhân mà Jack Ma và Joseph Tsai “mua” có cùng thương hiệu Gulfstream G650ER, được bán với giá khoảng 66,5 triệu USD, chưa bằng 1% tài sản ròng của Joseph Tsai là 11,2 tỷ USD, chỉ chiếm hơn một phần mười của 1% tài sản ròng 46,7 tỷ USD của Jack Ma. Như vậy, đâu đến mức vì mua một chiếc máy bay riêng cho mình mà họ phải vay ngân hàng.
Nhưng từ khi Tập đoàn Alibaba lên sàn chứng khoán vào năm 2014, Jack Ma và Joseph Tsai đã nhiều lần dùng cổ phiếu Alibaba của họ để thế chấp vay tiền. McMorrow cho rằng: “Vì hai cổ đông cá nhân lớn nhất của Alibaba là Jack Ma và Joseph Tsai đã sử dụng các khoản vay để giải phóng khối tài sản cá nhân khổng lồ của họ gắn liền với cổ phiếu của tập đoàn”. Ông cũng cho rằng chiếc máy bay tư nhân Gulfstream 650ER của Joseph Tsai đã được thế chấp cho Credit Suisse. Ngân hàng Thụy Sĩ này đã quảng bá Alibaba lên thị trường chứng khoán quốc tế và cũng cung cấp tín dụng cho một công ty vỏ bọc nước ngoài trước khi công ty này niêm yết cổ phiếu, sau đó công ty này đã hậu thuẫn Jack Ma mua dinh thự sang trọng ở khu thượng lưu Peak của Hồng Kông và hậu thuẫn Joseph Tsai mua máy bay tư nhân.
Hiện tượng “tỷ phú” của Alibaba cho thấy tòa nhà kinh tế dưới sự cai trị của ĐCSTQ ngày càng giống một sòng bạc.
Bass chỉ ra: “Vào năm 2018 khi Jack Ma buộc phải từ chức Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, ông ta đã bị tước cổ phần VIE (thực thể có lãi suất thay đổi) và số cổ phần này đã được ‘trao’ cho 5 người không rõ danh tính, thật trùng hợp là họ lại trú cùng một địa chỉ từ xa tại Trung Quốc”. Nếu chính phủ có thể trực tiếp lấy tiền trong túi bạn, thì tiền đó không thực sự thuộc về bạn, đúng không?
Nhìn nhận từ sự nhiệt tình của ĐCSTQ đối với Jack Ma trong quá khứ cho đến thái độ lạnh nhạt hiện nay, có thể ông ta đang cố gắng rời khỏi Trung Quốc, dù ông ta mang quốc tịch Trung Quốc và là thành viên của ĐCSTQ. Vợ ông ta là Trương Anh (Cathy Ying Zhang) đã nhập quốc tịch Singapore, bà ta là giám đốc duy nhất của hai công ty trụ sở ở nước ngoài nắm giữ 60% cổ phần của Tập đoàn Alibaba. Theo thông tin, Jack Ma đã sử dụng số cổ phiếu này làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.
Financial Times chỉ ra, “Các chủ ngân hàng thường nói rằng giới giám đốc điều hành tại Trung Quốc thường cầm cố cổ phiếu huy động tiền mặt, với cách này họ sẽ không mất quyền kiểm soát công ty cũng như không gửi tín hiệu tiêu cực đến thị trường bằng cách bán cổ phiếu. Điều này gợi câu hỏi tại sao khác với các đối tác quốc tế của họ, các giám đốc điều hành của các công ty Trung Quốc lại ưa chuộng phương thức cầm cố cổ phiếu này? Phải chăng đây là cách giới ‘tỷ phú’ Trung Quốc lén dùng tài sản do ĐCSTQ kiểm soát?”
Một nhân viên ngân hàng được tờ Financial Times của Anh phỏng vấn nói rằng hình thức cầm cố cổ phiếu này thực sự là một công việc kinh doanh tốt cho ngân hàng và nó nuôi sống rất nhiều người. Ông ta nói: “Những người sáng lập ra những công ty lớn này có tài sản rất lớn, nhưng không phải bằng tiền mặt”.
Dường như điều này có vấn đề, vì người ta đồn rằng từ khi Alibaba lên sàn chứng khoán, vợ chồng Jack Ma và quỹ từ thiện của ông ta đã thu lợi khoảng 15,5 tỷ USD cổ phiếu Alibaba, hầu hết trong đó đã được bán sau năm 2016. Còn Joseph Tsai cũng đã bán được khoảng 5,4 tỷ USD. Ngày 2/7, công ty Alibaba tuyên bố rằng “Jack Ma không có khoản vay nào được bảo đảm bởi cổ phiếu Alibaba”, [tuy nhiên dù vậy] hàng tỷ USD thu lợi [kể trên] thừa mứa để mua máy bay riêng và nhà sang trọng. Vậy thì tại sao lại có nhiều khoản vay như vậy? Có lẽ lần này Bass lại đoán đúng: Jack Ma và Joseph Tsai hoàn toàn không kiểm soát được tài sản của họ?
Tháng 10 năm ngoái, có thể trong tâm trạng không tỉnh táo khiến Jack Ma đã lỡ miệng khi kêu gọi cải cách hệ thống tài chính của ĐCSTQ, cáo buộc các cơ quan quản lý kìm hãm sáng tạo, rằng các ngân hàng quốc doanh có “tâm lý tiệm cầm đồ” chứ không dựa vào “cam kết và bảo lãnh”.
Để trả đũa, chính quyền ĐCSTQ đã ra lệnh cho ông ta biến mất khỏi công chúng trong 3 tháng. Sau đó vào tháng 11, cơ quan giám sát chứng khoán của ĐCSTQ đã hủy bỏ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trị giá 37 tỷ USD của Ant Financial, một công ty con của Alibaba. Đây vốn là sự kiện IPO lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đến tháng 12, cơ quan quản lý buộc Ant Financial phải tổ chức lại theo luật chống độc quyền mới khiến định giá của công ty giảm hàng tỷ USD. Đây rõ ràng là động thái đôi bên cùng thiệt hại. Qua động thái này, Tập Cận Bình đã cho thế giới thấy ai mới là ông chủ thực sự, cũng cho thấy các tỷ phú Trung Quốc không phải là tỷ phú thực sự mà đã làm hại nền kinh tế Trung Quốc.
Tài sản của các “tỷ phú” dưới cai trị của ĐCSTQ không có gì để đảm bảo, họ không thể thực sự được kiểm soát một cách tự do, họ là những tỷ phú giả. Chính xác hơn, họ là những nhà quản lý tài chính của ĐCSTQ, thỉnh thoảng họ tìm ra một số cách sáng tạo để có được lượng tiền mặt tối thiểu nhằm bảo đảm cuộc sống xa hoa của họ.
Vậy thì, cần đặt câu hỏi về số tiền tài trợ 30 triệu USD của Joseph Tsai cho Đại học Yale vào năm 2016, và năm 2014 Đại học Harvard nhận được 350 triệu USD tài trợ từ một gia đình tỷ phú khác có thể liên kết với ĐCSTQ. Nếu các tổ chức học thuật hàng đầu của chúng ta không thể trả lời những câu hỏi này, thì công luận dựa vào đâu để có được thêm những câu trả lời công chính hơn về ĐCSTQ?
Bản gốc: China’s ‘Billionaires’ Are Fake đã được xuất bản trên Epoch Times tiếng Anh. (Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của Epoch Times.)
Thông tin về các Tác giả:
Anders Corr nhận bằng cử nhân và thạc sĩ về khoa học chính trị tại Đại học Yale vào năm 2001, và vào năm 2008 có được bằng tiến sĩ về quản trị chính phủ của Đại học Harvard. Ông là chủ tịch của Corr Analytics Inc. và là nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị (the Journal of Political Risk). Quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Ông đã viết “Sự tập trung quyền lực” (The Concentration of Power, sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm” (No Trespassing), ông cũng chủ biên sách “Sức mạnh vĩ đại, chiến lược lớn” (Great Powers, Grand Strategies). Tài khoản Twitter của Anders Cole: @anderscorr.