Bắc Kinh năm 1984 qua ống kính của Thomas Hoepker

Ảnh: Thomas Hoepker/ Magnum Photos.

Chùm ảnh: Bắc Kinh năm 1984 qua ống kính của Thomas Hoepker

Cụ ông với chú chim trên tay ở công viên Nhật Đàn, Bắc Kinh năm 1984.

Nhân viên bảo vệ và cậu bé đao mặt nạ thỏ ở Tử Cấm Thành Bắc Kinh.

Người cha bế con bế bên bức tường sơn đỏ của Tử Cấm Thành.

Giờ cao điểm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh.

Bên ngoài khách sạn Trường Thành.

Tại phòng trang điểm của Nhà hát Bắc Kinh.

Trên Vạn Lý Trường Thành ở ngoại ô Bắc Kinh.

Người phụ nữ trong phòng điện thoại công cộng ở phố cổ Bắc Kinh.

Trên sân ga tàu trung tâm của Bắc Kinh.

Người dân tập Thái Cực quyền vào sáng sớm ở công viên Nhật Đàn.

Hồ Bắc Hải, gần Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.

Một góc phố cổ Bắc Kinh nhìn từ trên cao.

Người đàn ông ngủ trên chiếc giường bày trên phố của một cửa hàng nội thất.

Một quân nhân cưỡi lạc đà chụp ảnh lưu niệm ở Tử Cấm Thành.

Đường phố phía ngoài ga tàu hỏa Bắc Kinh.

Cảnh đời thường ở sân một ngôi nhà trong phố cổ Bắc Kinh.

Những người đàn ông chơi bài Tây ở phố cổ.

Thầy tu thực hành viết chữ thư pháp ở đền Pháp Nguyên, ngôi đền cổ nhất Bắc Kinh.

Những người thợ mộc hành nghề ở phố cổ.

Một gia đình ngồi trên đống hành lý ở sân ga Bắc Kinh.

Hồ Côn Minh ở Di Hòa Viên, cung điện mùa hè của nhà Thanh ở Bắc Kinh.

Một nhóm nhiếp ảnh gia tác nghiệp gần quảng trường Thiên An Môn.

Một thanh niên chở cụ già trên xe sidecar bên ngoài Tử Cấm Thành.

Theo Red VN

Bàn về lối tư duy ngụy biện của người Việt

Ngụy biện đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, dường như nó là nét văn hóa, đặc biệt nhóm ngụy biện dựa vào sự duy cảm. Vì thế việc xóa bỏ nó không phải là một sớm một chiều mà phải đấu tranh liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bàn về lối tư duy ngụy biện của người Việt

Nguyên nhân hình thành của lối tư duy ngụy biện Việt

Tư duy người Việt mang tính biện chứng cao nhưng méo móp

Nước Việt có một nền văn minh lúa nước lâu đời, chính nền văn mình này đã khiến dân tộc sống chan hòa cùng thiên nhiên, nhận biết được tương quan biện chứng giữa tự nhiên và tự nhiên, con người và con người, con người và tự nhiên vì thế tư duy biện chứng là một trong đặc tính cơ bản của tư duy người Việt hay nói rộng hơn là Việt Triết.

Thế nhưng, việc tồn tại văn hóa làng xã, văn hóa mà “phép vua thua lệ làng”, văn hóa “ Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đã khiến màu sắc biện chứng trong tư duy Việt không tính biện chứng tiến bộ, phát triển mà lối biện chứng cục bộ tức là tuyệt đối hóa một vai trò nào đó không một nhóm vai trò tác động đến đối tượng. Thế nên, mới hình thành lối tư duy ngụy biện “ Qui nạp sai ( Khái quát hóa vội vã)”, về các tác nhân của hiện tượng xã hội. Ví dụ: “ Phú quí sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc” hay “ Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”. Những câu tục ngữ ấy mang tính khái quát cao và đại diện tuy nhiên vì tuyệt đối hóa một vai trò như “ phú quí”, như “ bần cùng”, như “ bạn”, như “ vợ” mà vô tình chung tính chân lí bị giảm sút. Điều này khác hẳn với phương Tây, họ cũng so sánh và đúc kết nhưng họ biết đưa thêm những từ “ đôi khi” hay “ đa số”, hay “một phần” khiến cho lối nhìn của họ tuy không bay bổng và vần nhịp như người Việt nhưng khó mà bác bỏ được họ như ca dao tục ngữ Việt.

Chính vì thế, tác giả tạm gọi tư duy dạng này, là tư duy biện chứng méo móp.

Nước Việt có một nền học thuật yếu

Học thuật ở nước Việt có thể nói là tương đối yếu so với các nền văn hóa, văn minh khác, đặc biệt là phương Tây. Ngay cả những nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ thì nền học thuật của Việt Nam cũng yếu hơn rất nhiều. Điều này lí giải là do văn hóa làng xã đã khiến sự giao lưu tư tưởng, giao lưu học thuật không được phát triển.

Chính vì điều này, sự đối thoại trong triết học không được phát triển, sự đối thoại giữa những tư tưởng không được thúc đẩy nên ngụy biện không được nhận diện trong một thời gian dài cho đến khi nền văn minh phương Tây du nhập vào Việt Nam, thì sự ngụy biện dường như ăn sâu vào tư duy Việt với cái tên là “ khôn khéo và thông minh” như chuyện Trạng mà nhóm đã phân tích của ở phần trên.

Cũng chính nền học thuật yếu, đã khiến dân tộc Việt ảnh hưởng mạnh bởi lối tư duy Hán Học nên việc diễn giải điển tích, hay viện giải uy tín cá nhân, hay lợi dụng sức mạnh cá nhân để tác động lên tính chân lý thành ra mới có quan niệm trong dân gian Việt là “ văn sử triết bất phân” cũng vì điểm này.

Cũng do nên học thuật yếu mà ngôn ngữ Việt có thời gian dài sử dụng Hán ngữ làm quốc ngữ, sau đấy lại chỉnh thành chữ Nôm và cuối cùng trở thành Quốc ngữ với hình thức Latin ngữ. Điều này dẫn đến sự phức tạp trong ngôn ngữ Việt. Càng là điểm sơ hở để các nhà ngụy biện “ khua môi múa mép” trên cơ sở chơi chữ, và tận dụng đồng âm cũng như tính đa nghĩa của từ. Điều này tương cộng một lần nữa với yếu tố học thuật yếu càng làm suy luận trở nên rối rắm và khó phân tích.

Cũng do nền học thuật yếu nên khi tiếp nhận văn minh phương Tây, chúng ta bị ảnh hưởng và vô tình tạo nên lối tự ti trong suy luận. Chúng ta vẫn thường suy nghĩ một cách dễ dãi như: “ Phương Tây phát triển, Việt Nam lạc hậu”. Một sự thật rằng, không thể chối bỏ điều đấy, nhưng mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có nền văn hóa, nền văn minh riêng, có bản sắc riêng, việc quá tả hay quá hữu trong nhìn nhận sự việc sẽ dẫn đến lệch lạc và tinh thần cực đoan. Điều này dẫn đến hàng loại lối ngụy biện dựa vào phương Tây để phê phán hay xây dựng Việt Nam cho tiến bộ, văn mình nhưng thực chất mang nặng yếu tố “ Tây Hóa” trong việc xây dựng này.

Người Việt với tính cách trung dung, dĩ hòa vi quí nên lí tính mang nặng màu sắc cảm tính

Điều này xuất phát từ nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã, khiến tính duy cảm trong tư duy Việt được cơ hội phát triển theo dạng “ khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo”, nên những vấn đề như “ sự đồng thuận của đám đông”, “ lợi dụng uy tín cá nhân”, “ lợi dụng quyền lực”, có cơ hội hình thành và phát triển. Điều này cũng được phê phán trong ca dao – tục ngữ Việt như: “ Một miệng làng bằng ba miệng trống” hay “ Trăm năm bia đá cũng mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Những điều đấy, làm tính ngụy biện có đất sống và phát triển. Vì tính chân lý của sự vật không được đem ra phê phán và đấu tranh tới cùng.

Cả ba yếu tố nêu trên cùng tác động, cùng ảnh hưởng đến nhau để tạo nên lối tư duy dễ dãi, và thiếu tính logic của người Việt. Thế nhưng, đến thế kỷ 21, sự ngụy biện này dường như vẫn còn tồn tại, không chỉ Việt Nam, mà còn ở thế giới.

Điều này sẽ lí giải ra sao, như thế nào?

Nguyên nhân tồn tại của ngụy biện

Xuất phát từ tiền đề, không gì có thể tồn tại nếu nó không phục vụ lợi ích con người sẽ cho chúng ta cái nhìn rộng mở để lí giải câu hỏi trên.

Ngụy biện, xét về mục đích, chẳng qua cũng là một phương tiện để đạt được mục đích của con người. Nếu đi bằng logic thông thường, sẽ khiến người nghe – vốn hữu hạn về nhận thức – khó tiếp thu và đồng ý. Trong tình huống này, ngụy biện đóng vai trò là con đường ngắn nhất để đạt được mục đích đó. Xét về tính mục đích, nó là biện pháp tối ưu, vừa ít tốn công, vừa đỡ tốn sức.

Thế nhưng, khi lí giải và hành động như thế những người sử dụng đã quên một tiền đề khác là con người chỉ làm khi họ có nhu cầu hay nói cách khác, họ muốn làm hành động đấy. Việc thuyết phục có thể hiểu góc độ nhỏ là sự ép buộc, cưỡng bức vô hình với người bị thuyết phục. Nhóm đồng ý một quan điểm cho rằng: “ Mục đích không biện minh cho phương tiện”, tức là để thuyết phục một ai đó làm một việc gì đó, hay dùng logic chân chính để lý giải cho họ hiểu vì sao họ cần làm thế thay vì dùng lí lẽ ngụy biện để đánh mù lí trí của họ và bắt họ làm theo.

Mặt khác, ngụy biện được hình thành dựa trên nền học thuật yếu – mà hệ quả trực tiếp – là sự logic trong lí luận không vững vàng, vì thế đến thời điểm hiện nay, khi mà tính logic trong lí luận người Việt cũng chưa thực mạnh thì ngụy biện cũng còn tồn tại là lẽ tất nhiên.

Thứ ba, ngụy biện đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, dường như nó là nét văn hóa, đặc biệt nhóm ngụy biện dựa vào sự duy cảm, vì thế việc xóa bỏ nó không phải là một sớm một chiều mà phải đấu tranh liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo THAYRUAMONGTRE

Chìa khóa sống thọ hài hước của cụ bà 102 tuổi: Đừng bao giờ xía mũi vào chuyện này!

Chìa khóa sống thọ hài hước của cụ bà 102 tuổi: Đừng bao giờ xía mũi vào chuyện này!
Quan tâm đến chính bản thân mình là con đường dẫn tới sự bình yên trong tâm hồn, giúp cho bạn có thể sống lâu dài và hạnh phúc.

Bà Annie Mae Belin, một phụ nữ Nam Carolina, đã tổ chức bữa tiệc sinh nhật thứ 102 vào đầu tháng 6. Trong bữa tiệc, Annie đã được mọi người yêu cầu chia sẻ bí quyết để có thể sống lâu và hạnh phúc đến như vậy. Thay vì liệt kê bất kỳ chế độ chăm sóc sức khỏe hay ăn uống nào khác, Annie cho rằng, bà luôn sống theo một thói quen đơn giản mà vô cùng hiệu quả, thói quen này của Annie đều khiến mọi người phải bật cười.

Annie nói với các phóng viên địa phương: “Hãy cứ lo chuyện của bản thân cho tốt và đừng quá quan tâm đến chuyện của người khác”. Bà cười và đùa mọi người rằng: “Trừ khi tôi buộc phải tham gia, bởi vì tôi thích nói chuyện và tôi thực sự yêu mến mọi người xung quanh.”

Chắc hẳn bạn đã có được một bí quyết sống thọ vô cùng hài hước từ Annie: Chỉ cần quan tâm đến cuộc sống của bản thân là chìa khóa để có một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài. Đương nhiên, có thể do gen di truyền hoặc các thói quen sống lành mạnh khác đã giúp Annie trong việc kéo dài tuổi thọ. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng, lời khuyên của Annie hoàn toàn hợp lý.

Annie đã kể lại rằng chính mẹ của bà là người đã dạy cô phải biết tránh xa những chuyện thị phi trong cuộc sống. “Mẹ tôi nói rằng ‘Con sẽ mất 6 tháng để lo tốt cho chuyện của mình và 6 tháng để bỏ ngoài tai những chuyện của người khác, và rồi một năm chớp mắt đã qua đi nhanh chóng’.” Bà vừa cười vừa nhớ lại. Và kể từ đó Annie luôn tự nhủ với bản thân mình rằng: “Tại sao tôi lại phải ngồi trong nhà bạn cả ngày và nói về những điều vô nghĩa trong khi tôi có thể ở nhà mình và đọc một vài cuốn sách yêu thích. Đó mới là những gì tôi nên làm.”

Bớt lo chuyện của người khác, cuộc sống sẽ an nhàn hơn

Nhiều người cho rằng mình là siêu nhân, có thể điều khiển và thay đổi bất kỳ ai. Nhưng cố chấp thay đổi người khác chỉ khiến bản thân bạn lúc nào cũng trong tình trạng stress, không thể nào hạnh phúc. Quan tâm quá nhiều đến chuyện của người khác đương nhiên bạn sẽ chẳng được lợi ích gì ngoài thêm phiền toái cho bản thân.

Có thể việc bạn lo lắng cho người khác là ý tốt nhưng lòng tốt của bạn không phải ai cũng hiểu được. Nhưng hãy nhớ rằng, mỗi người khi sinh ra trên đời đều mang trách nhiệm to lớn đó là trách nhiệm với chính bản thân mình. Hãy biết tự lượng sức mình, nếu muốn giúp người, hãy tự giúp chính mình trước.

Ở thời điểm gặp khó khăn, bế tắc, chỉ khi bớt lo chuyện của người khác bạn mới có thể tập trung vào cuộc sống của chính bạn. Bớt lo chuyện bao đồng, không phận sự miễn can thiệp chính là cách bảo vệ bản thân bạn tốt nhất.

Hơn nữa, không ai có thể chữa lành vết thương cho người khác, bạn cũng có những vấn đề phải giải quyết. Với bạn bè xung quanh, điều tốt nhất bạn có thể làm là giúp họ tìm ra cách tự giải quyết vấn đề của họ.

Hãy quan tâm đến chính mình

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta tương tác với ngoại cảnh rất nhiều, đi làm thì phải tiếp xúc nói chuyện với khách hàng, đồng nghiệp; đi đường thì phải tiếp xúc với xe cộ tiếng ồn; về nhà thì xem TV, lướt web thì tiếp xúc với vô số câu chuyện trên trời dưới biển, người nổi tiếng này người giàu có kia, đầu óc liên tục phải lo nghĩ về thu nhập, sự nghiệp và các mối quan hệ trong xã hội,… Có thể nói một ngày, trừ thời gian ngủ 8 tiếng, còn lại khoảng 16 tiếng thì mỗi người chúng ta dành được ra bao lâu hoàn toàn lo lắng và chăm sóc cho bản thân?

Như với Annie, thay vì lo chuyện của người khác, bà lựa chọn dành thời gian riêng để đọc sách. Nó không những giúp bà thư giãn, trau dồi thêm cho bản thân mà còn giúp cho trí não của Annie luôn khỏe mạnh và sáng suốt. Khoa học đã chứng minh rằng, đọc 15 phút mỗi ngày sẽ giúp não bộ khỏe mạnh khi chúng ta già đi, và không có gì lạ khi Annie  vẫn sắc sảo như vậy ở tuổi 102!

Khi yêu thương chính mình chắc chắn chúng ta sẽ tự khám phá ra bản thân tuyệt vời đến thế nào. Mỗi sáng thức giấc, khi nhìn vào gương hãy tự mỉm cười với chính mình thì ta sẽ thấy sự kì diệu của yêu thương. Cuộc đời rất ngắn ngủi vì vậy hãy tập đối xử tốt với chính mình và nở nụ cười với những người xung quanh, rồi chính ta sẽ thấy người khác luôn ban tặng một tình yêu thương tự nhiên vô điều kiện cho ta. Hãy nhớ, chỉ có ta mới thay đổi được thói quen, nếp nghĩ hay cách sống của chính mình. Chỉ khi thấu hiểu và yêu bản thân thì lúc đó ta mới tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và có cuộc sống thật hạnh phúc!

Chìa khóa sống thọ hài hước của cụ bà 102 tuổi: Đừng bao giờ xía mũi vào chuyện của người khác - Ảnh 2.

Quan tâm đến chính bản thân mình là con đường dẫn đến sự bình yên trong tâm hồn.

Nói tóm lại, thay vì quan tâm đến người khác, bạn hãy quan tâm đến chính mình. Đây là một lựa chọn mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn, và nó chính là con đường dẫn tới sự bình yên trong tâm hồn, giúp cho bạn có thể sống lâu dài và hạnh phúc.

Nguồn: Tổng hợp

Mai Ngọc /Theo Trí thức trẻ

Tiết kiệm tiền từ khi đi làm, người Đan Mạch giàu nhất Liên minh châu Âu

Tiết kiệm tiền từ khi đi làm, người Đan Mạch giàu nhất Liên minh châu Âu
Tính theo đầu người, mỗi người dân Đan Mạch hiện nắm giữ tài sản tài chính trị giá khoảng 1,3 triệu Kroner (208.000 USD), cao gấp đôi trung bình tại EU…

Theo dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Đan Mạch, các hộ gia đình tại nước này hiện giàu nhất Liên minh châu Âu (EU) khi nắm giữ lượng tiết kiệm tiền mặt và lương hưu lớn nhất.

Tính theo đầu người, mỗi người dân Đan Mạch hiện nắm giữ tài sản tài chính trị giá khoảng 1,3 triệu Kroner (208.000 USD), cao gấp đôi trung bình tại EU (hơn 52.200 USD). Đây là giá trị tài sản sau khi đã trừ đi các khoản nợ. Theo sau Đan Mạch là Hà Lan, Thụy Điển, Luxembourg và Bỉ.

Tiết kiệm tiền từ khi đi làm, người Đan Mạch giàu nhất Liên minh châu Âu - Ảnh 1.

Tính tới cuối năm 2020, tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình tại Đan mạch là 6.453 tỷ Kroner (gần 749 tỷ USD).

Theo nhà kinh tế học Camilla Poulsen của Nykredit Wealth Management, kết quả này đến từ các quyết định của Chính phủ từ nhiều thập kỷ trước khi khởi động chương trình tiết kiệm lương hưu bắt đầu ngay từ khi người lao động đi làm. Bà Poulsen, 50 tuổi, cho biết bản thân bà đã bắt đầu tiết kiệm từ năm 19 tuổi.

Đan Mạch hiện giữ kỷ lục thế giới với mức lãi suất âm tại các ngân hàng thương mại, sau khi Ngân hàng Trung ương nước này lần đầu tiên áp dụng vào năm 2012 để kiểm soát tỷ giá hối đoái.

Ngoài ra, các hộ gia đình Đan Mạch cũng nắm giữ kỷ lục khác khi nằm trong nhóm “nợ nhiều nhất” châu Âu với các khoản vay chủ yếu dưới dạng thế chấp. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Đan Mạch, nợ trên đầu người của nước này là khoảng 560.000 Kroner (gần 65.000 USD), chỉ đứng sau Luxembourg. Tuy nhiên, 86% của số nợ được vay dựa trên những tài sản thế chấp. Những tài sản này không tính vào tài sản của hộ gia đình.

Theo Ngọc Trang / VnEconome

Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)

Nguồn: “China’s methods of surveillance: They’re always looking at you”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các Đảng viên tham gia vào việc giám sát dân thường và giám sát lẫn nhau như thế nào?

Năm 2018, Tập Cận Bình đến thăm một trong những công trình kiến trúc hoành tráng vừa được xây dựng ở Thượng Hải, tòa nhà kính trông khá thấp và đồ sộ được sử dụng chủ yếu để làm trung tâm triển lãm. Một phần không gian bên trong do chính quyền quận quản lý được dùng với mục đích hoàn toàn khác. Các hình ảnh thu được từ những chiếc camera lắp trên đường phố đang được chiếu trực tiếp qua một màn hình lớn treo trên tường. Với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo, hệ thống có thể giúp các cán bộ trong phòng điều khiển phát hiện những việc rất nhỏ như một người thợ xây đang không đội mũ bảo hiểm hoặc là có quá nhiều người đang cùng thuê một căn hộ. Họ đặt biệt danh cho hệ thống này là “Đại não”.

Ông Tập nói rằng phải quản trị đô thị “đẹp như thêu”. Khi hệ thống được đưa vào sử dụng, cần đảm bảo không còn “những điểm mù”: giám sát đến từng ngóc ngách và xử lý ngay lập tức mọi vấn đề phát sinh – cho dù đó là một chiếc ô tô đậu trái phép, một nắp cống bị mất hay một “sự cố bất ngờ” (cụm từ mà Đảng dùng để chỉ tất cả mọi chuyện, từ những việc thật sự gây vấn đề cho đến việc người lao động biểu tình để đòi tiền nợ lương). Hệ thống Đại não ở quận Phố Đông (Thượng Hải) đang đi tiên phong trong một giải pháp công nghệ, đó là khả năng tổng hợp các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ những chiếc camera được lắp đặt khắp nơi trên đường hay các cuộc tuần tra của cảnh sát. Những người được Đảng giao nhiệm vụ theo dõi và báo cáo tin cũng là một nguồn cung cấp dữ liệu cho hệ thống. Một nguyên nhân mà ông Tập cho tiến hành cải cách Đảng ở cấp cơ sở là vì muốn sử dụng các Đảng viên làm đôi mắt giám sát.

Dưới thời Mao và Đặng Tiểu Bình, Đảng hiện diện ở khắp nơi. Ở nông thôn, nơi sinh sống của phần đông người Trung Quốc lúc đó, Bí thư chi bộ trong các ngôi làng nắm mọi quyền hành. Ở thành thị, hầu hết mọi người làm việc cho các công ty quốc doanh hoặc cho các cơ quan chính phủ, Đảng viên đứng đầu những nơi này cũng có quyền lực nhiều không kém. Làm phật lòng họ không chỉ hủy hoại sự nghiệp mà còn cả cuộc đời của bạn. Cơ quan, nơi làm việc sẽ chịu trách nhiệm phân bổ nhà ở cho công nhân viên chức, người lao động. Việc kết hôn, đi lại hay xin cấp hộ chiếu đều cần có sự cho phép của nơi người đó làm việc. Tất cả sinh viên sau khi tốt nghiệp phải nhận công việc mà họ được Nhà nước phân công. Làm mất lòng người đứng đầu có thể dẫn tới kết cục không được nhận các vị trí việc làm tốt và bị điều tới những khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa.

Năm 2002, học giả người Mỹ Perry Link đã ví khả năng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc kiểm soát người dân giống như “một con trăn khổng lồ cuộn quanh chiếc đèn chùm trên cao”. Bình thường, con trăn không cần phải di chuyển. “Việc xảy ra thường xuyên hơn là tất cả những người đứng dưới bóng của nó phải tự biết điều chỉnh những hành vi lớn nhỏ của mình cho phù hợp – trông những hành vi này khá là ‘tự nhiên’”. Khi xã hội Trung Quốc có những bước chuyển biến mạnh vào những năm 2000, phép ẩn dụ này không còn đúng như trước. Người dân nông thôn trong độ tuổi lao động di cư hàng loạt đến các thành phố, lối sống tạm bợ, không có nơi ở cố định của những người này gây khó khăn cho Đảng trong việc giám sát. Nhà ở đã được tư nhân hóa và số lượng người làm việc cho nhà nước giảm đi rất nhiều. Sinh viên được phép tự tìm việc làm và mọi người có thể đi đến bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm nào họ muốn. Con trăn đã trở nên khó nhìn thấy hơn và cũng ít đáng ngại hơn. Ngày càng có nhiều nhà hoạt động thuộc các tổ chức phi chính phủ, luật sư về nhân quyền, người dân chịu bất công ở địa phương và những người dùng Internet dám nói lên những lời phàn nàn, chỉ trích.

Đảng đang tiến hành cải cách

Ông Tập muốn khôi phục hệ thống giám sát của Đảng. Các Đảng viên đảm nhận nhiệm vụ làm “tai mắt” cho chính quyền đang quay trở lại. Từ trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, một số thành phố đã bắt đầu cho thí điểm hệ thống giám sát mới gọi là “quản lý theo mạng lưới”. Trong đó, các khu dân cư được chia thành những nhóm nhỏ hơn gồm một số hộ gia đình, mỗi nhóm như vậy là một ô và có một vài người (thường là Đảng viên đã về hưu) sẽ được giao nhiệm vụ giám sát các cư dân khác trong mạng lưới. Khi lên cầm quyền, ông Tập đã cho nhân rộng hệ thống này ra toàn quốc. Vị trí thực của những người giám sát được hiển thị trên màn hình lớn của hệ thống “Đại não” ở quận Phố Đông. Khi có sự việc bất thường xảy ra, các cán bộ ở phòng điều khiển có thể dựa vào thông tin về vị trí để quyết định điều người nào đến xem xét hiện trường.

Một tờ báo chính thống đưa ra ví dụ trong thực tế. Phóng viên của họ đã chứng kiến một mẩu giấy bị vứt trên đường rơi vào tầm ngắm của camera. Thông tin liền được chuyển tới người phụ trách giám sát khu vực đó để đem bỏ rác đi. Đây có vẻ như chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng nó khiến một số độc giả phải lưu tâm. Nếu mẩu giấy kia là tờ rơi chống Đảng do một nhà bất đồng chính kiến phát tán thì thủ phạm cũng sẽ bị “bế đi” nhanh như mẩu giấy vậy.

Cấp trên cùng của hệ thống quản lý theo mạng lưới này là những Đảng ủy khu phố. Cảnh sát trưởng của các địa phương được cho nắm giữ những vị trí quan trọng trong Đảng ủy để củng cố khả năng giám sát. Bên cạnh đó, so với các cấp ủy Đảng khác, chẳng hạn như cấp ủy Đảng trong doanh nghiệp, Đảng ủy tại các khu phố được trao thẩm quyền rộng hơn. Các Đảng ủy sẽ chuyển những thông tin nhạy cảm mà họ thu thập được từ những người giám sát đến cho cảnh sát. Các trường đại học cũng là một mối bận tâm lớn. Tất cả những cuộc nổi dậy chống chính quyền quy mô lớn trong hơn một thế kỷ qua đều có bóng dáng sinh viên ở lực lượng nòng cốt, trong đó có cả phong Ngũ Tứ năm 1919 mà Mao Trạch Đông tham gia. Hiện tại không có dấu hiệu cho thấy sẽ xảy ra nổi loạn trong khuôn viên các trường đại học. Tuy vậy ông Tập vẫn rất cảnh giác. Để có thể hoạt động tốt, các trường đại học phải trở thành “những thành trì vững chắc” ủng hộ sự dẫn dắt của Đảng, ông Tập nói vào năm 2016. Ông cũng than phiền rằng tinh thần này ở một số nơi là chưa đủ mạnh mẽ. Hai năm sau đó, ông Tập kêu gọi triển khai các biện pháp “quyết liệt” để ngăn chặn sự lan rộng của “những khuynh hướng chính trị lệch lạc” trong giới sinh viên.

Một lần nữa, các Đảng viên được sử dụng như những chiến sĩ trên mặt trận này. Sau biến cố năm 1989, những sinh viên là Đảng viên hay đang xin gia nhập Đảng đã được điều động để trở thành “tai mắt” cho chính quyền. Công việc của họ là báo cáo định kỳ cho Đảng về những chủ đề đang được sinh viên quan tâm thảo luận và tố giác bất kỳ ai, kể cả giảng viên, có dấu hiệu lệch lạc tư tưởng. Dưới thời ông Tập, vai trò của những sinh viên này được thể chế hóa ở mức cao hơn, khuôn viên trường đại học được chia thành một hệ thống các ô lưới. Mỗi ô sẽ có một số sinh viên phụ trách việc giám sát những bạn học khác trong ký túc xá. Thông tin mà những sinh viên này thu thập sẽ được nhập vào hệ thống máy tính của trường.

So với những người tiền nhiệm thời hậu Mao, Tập Cận Bình rất chú trọng vào việc duy trì hoạt động của các cơ sở Đảng bên trong nội bộ doanh nghiệp tư nhân và tổ chức phi chính phủ. Những nhân viên, người lao động là Đảng viên sẽ nhóm họp thành các tiểu tổ hoặc chi bộ, một nhiệm vụ của những chi bộ này là theo dõi hành vi của công nhân và báo cáo các nguy cơ tiềm ẩn. Bí thư của chi bộ cũng thường sẽ tham gia những cuộc họp của tổ chức Đảng tại khu phố để thảo luận về các mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội. Dưới thời ông Tập, sự kiểm soát chặt của Đảng đối với các doanh nghiệp đã quay trở lại.

Theo Nghiên cứu Quốc Tế