Độc đáo ngôi nhà để trống 30% diện tích để hứng sáng, đón gió

1/3 diện tích được sử dụng để bố trí các khoảng thông tầng một cách có chủ đích, lấy sáng cho các khu vực khuất và điều hòa không khí. Thiết kế ưu tiên màu trắng và màu của gạch, làm dịu mắt người dùng, đem lại cảm giác dễ chịu khi có ánh sáng.

Nhà phố rất phổ biến ở Việt Nam. Các dãy nhà thường san sát, hạn chế về không gian tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, yêu cầu quan trọng nhất của gia chủ trước khi thiết kế là một công trình không chỉ liên quan mật thiết đến các yếu tố của tự nhiên mà còn phải đảm bảo tính riêng tư.

Công trình này tại Quảng Ngãi, diện tích 128 m2, được sắp xếp để trở thành một không gian mở. Dù không tiếp cận trực tiếp với không gian bên ngoài nhưng công trình này vẫn đón được gió và ánh sáng tự nhiên. 

1/3 diện tích được sử dụng để bố trí các khoảng thông tầng một cách có chủ đích, lấy sáng cho các khu vực khuất và hút khí nóng, điều hòa liên tục trong nhà.

Khoảng đệm bên trong và bên ngoài ngôi nhà sẽ trở nên sinh động vì cây cối sẽ được bố trí hầu hết ở những nơi có ánh sáng tự nhiên. Điều này sẽ làm giảm đi đáng kể sự nóng nực trong nhà vào những ngày nắng. 

Vật liệu được sử dụng bao gồm màu trắng và màu của gạch.

Các màu bổ sung được sử dụng để làm dịu mắt người dùng cũng như lấy ánh sáng mặt trời và kết hợp với các vật liệu thô có màu trung tính để tạo ra ánh sáng dễ chịu.

Ngoài những nguyên tắc cốt lõi như công năng sử dụng của con người, màu sắc và tính chất của vật liệu, thì phong thủy – một nguyên tắc mơ hồ và ít được sử dụng ở phương Tây được coi là nguyên tắc không thể thiếu ở Việt Nam.

Một thiết kế hoàn chỉnh nghĩa là tiếp cận với ánh sáng, gió tự nhiên, cân bằng các yếu tố và tạo sự bình đẳng bên trong và bên ngoài.

Kết quả là ngôi nhà có thể tạo ra một môi trường tốt để sinh sống.

Khổng Chiêm (Theo ArchDaily)

A đây rồi Hà Nội 7 món

Cuốn sách là tuyển tập những bài viết của nhà văn Trần Chiến về Hà Nội trong ngót 30 năm qua. Tác giả đã vẽ lại Hà Nội dưới nhiều màu sắc, góc nhìn.

Người Hà Nội gốc

Quan sát xung quanh, những họ hàng, người quen, tôi tạm khoanh trong một lớp người ít nhất đã ba đời sống ở Hà Nội.

Từ lâu, khi nói về tính cách Hà Nội, người ta hay dẫn những câu đại để “Chẳng thơm cũng thể hoa lài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”, hay “Ăn Bắc mặc Kinh”.

Có người giải thích “Tràng An” đây là Trường Yên, Ninh Bình, hay “Kinh” là Kinh Bắc.

Nhưng tôi cứ vơ vào cho Hà Nội vì thấy những tính nết ấy nó cũng định hình rồi. Nhưng dường như Hà Nội thiếu những câu nói về các thói tật không hay, như người Quảng Nam dặn nhau “bất giao Thừa Thiên hữu, bất thương Bắc Hà xứ, bất thú Bình Định thê…”.

Hay như cụ Đặng Thái Mai đúc kết về người Nghệ mà tôi nhớ không hết: “Bất khuất đến liều mạng, ý chí đến cố chấp, hà tiện đến cá gỗ…”. Mà đi tìm những tính cách Hà Nội thì bên cạnh những tinh túy, lành mạnh, cũng cần nhấc, tóm cả những thói tật ấy.Bìa sách A đây rồi Hà Nội 7 món. Nguồn: NXB Trẻ.

A day roi Ha Noi 7 mon anh 1
Bìa sách A đây rồi Hà Nội 7 món. Nguồn: NXB Trẻ.

Ngược lên nữa thì chưa biết, chưa rành. Nhưng quan sát xung quanh, những họ hàng, người quen, tôi tạm khoanh trong một lớp người ít nhất đã ba đời sống ở Hà Nội.

Đời đầu, sinh ra cách nay quãng trăm năm, có thể là những ông thông, ông phán, viên chức nhỏ – cỡ thư kí.

Đời thứ nhì, nay quãng bảy tám chục, năm bốn nhăm là học sinh, sinh viên, đóng cửa nhà đi kháng chiến, đầu không ngoảnh lại vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. […]

Đời thứ ba năm nay quãng 40-50 tuổi, đang sống khì khì giữa bố mẹ bên trên, con cái ở dưới. Không tính đời thứ tư, dù rõ ràng là một thế hệ, vì họ khác nhiều quá, chưa định hình và cũng không dễ hiểu.

Những người khoanh lại ở trên đều có vài đặc điểm chung, như trải nhiều biến động chính trị, từ quân chủ mạt vận đến Pháp thuộc, Nhật thuộc, Cách mạng. Xen giữa là các vận động xã hội: Nho tàn, Tây học, cải tạo tư sản, chiến tranh giải phóng, chiến tranh phá hoại, bây giờ là kinh tế thị trường…

Lý lịch họ thường ghi xuất thân viên chức, “tạch tạch sè”, thị dân, nội trợ gì đó. Nghĩa là họ không phải quân chủ lực cũng chả là giai cấp tiên phong.

Tạm lấy một cái đặc điểm thô kệch nhất làm căn cứ, là đã cư trú ba bốn đời ở Hà Nội rồi quan sát, nhận xét họ, có thể thấy được những cái gọi là tính cách chung. Như giao tiếp nhỏ nhẹ, không ăn to nói nhớn.

Dù từng cá nhân có thể quá khép nép hay quá hài hước, lối tỏ ra của họ có chừng mực, không vồ vập mà ý nhị. Không nhậu lấy vui, cả mâm quay vòng một chén rượu đến lúc “đổ” là vui, họ ưa nhâm nhi, lấy câu chuyện làm trọng, và cũng chỉ là “trà tam tửu tứ” chứ không thích đông.

Có lẽ vì vậy mà trai Hà Nội rất được gái Nam ưa, dù chưa biết so với đàn ông Nam thì ai chơi hết mình hơn. Dù rủng rỉnh hay nghèo kiết, họ khá khó tính trong thưởng thức văn học nghệ thuật, ăn uống, mặc, chơi.

Tiếp thu văn hóa Pháp rất ngọt, hình như là tạng họ dễ chấp nhận những Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân hơn văn chương tranh đấu chăng?

Họ ăn kỹ, bát phở phải có lá mùi, miếng cá kèm thì là, rất trọng gia vị, không thích bún riêu thả trứng đèo cả thịt bò với nem tai kẻo mà mất vị tanh tao đi. Đội mũ vải na ná mũ phở ngày xưa cũng gấp mép sau lên một chút, làm đỏm kín đáo như thế. Kẻ chợ là nơi chịu nhiều sức ép.

Những luồng dân từ tỉnh du nhập theo các thay đổi thời thế, mang lại lời ăn tiếng nói, nếp sinh hoạt ở quê lên. Trước những đợt di dân từ nông thôn ào ạt sau năm năm tư, phải nói là bản năng sinh tồn của người tiểu tư sản không mạnh.

Thời cải tạo nhà đất, họ thu mình vào nhà trong, lên gác, để lại mặt phố Hàng Ngang, Hàng Đào cho dân mới. Để rồi, dần dà, con cháu sinh ra, một nhà ba bốn thế hệ, dù cố giữ lấy lề nhưng vục vặc nhau là điều không thể tránh.

Cũng bởi sức tranh đấu kém, ngại va chạm, ít tham vọng, họ thường chọn những việc chuyên môn như bác sĩ, kĩ thuật, văn nghệ, dạy học… (nhiều khi không phải chọn mà do lí lịch sắp xếp ).

Nhưng cũng phải nói là người Hà Nội gốc không có tính cộng đồng mạnh như người Nghệ An, Hà Tĩnh (vốn chiếm một nửa trong các cơ quan ngành giáo dục đào tạo ở thủ đô hiện nay). Có cái gì đó dè dặt trong thái độ sống của họ – dù chưa đến nỗi yếm thế.

Họ thích làm việc, có ý tưởng, chính kiến nhưng thiếu hẳn tham vọng, sự chịu đựng lì lợm các sức ép. Sắc sảo trong quan sát nhưng hay xét nét, họ cũng thiếu tính kỷ luật, sự đoàn kết để làm nên thành công. Ít người làm quản lý, có nghĩa là không quyền lực, không đè khiến được kẻ khác, phần do chính sách cán bộ dựa trên lý lịch, phần do cái cá tính ấy.

Với sự học và phông văn hóa trên trung bình, với sức cạnh tranh kém, trong đời sống cộng đồng, người tiểu tư sản dễ chấp nhận các sinh hoạt ngoài tỉnh tràn về, nhưng không dễ tiếp thu, hòa hợp.

Gặp người ho khạc bừa bãi, phơi quần áo nhỏ nước xuống nhà dưới, họ phản ứng nhún nhường, tránh xung đột. Bị cơi nới lấn chiếm xin đểu, càng co lại. Có phải vì thế mà bị đánh giá “hoài nghi, lừng chừng” không? Hào hoa nhưng khinh bạc, vừa tự tôn vừa tự ti, họ thường tỏ tính cách không mạnh, không có ý làm thủ lĩnh.

Trong công việc họ có chủ kiến, tinh ý, nhưng phải có người khác tạo điều kiện mới phát huy được khả năng. Tóm lại, tiềm lực người tiểu tư sản phát lộ nhiều ở thời kì hòa bình, ổn định hơn.

Không ít đã có thành quả, tạo được những giá trị. Chứ vào thời điểm phải tranh đấu, họ lại ít bươn chải, thiếu quyết đoán. Họ có quá nhiều cái để tiếc. Hiển nhiên là người mới “ở quê ra” dễ tiếp thu cái mới hơn họ. Tất nhiên tiếp thu hồn nhiên, ít chọn lọc hơn.

Trần Chiến / Nhà xuất bản Trẻ

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau

PHÍA SAU CƠ NGƠI HÀNG CHỤC TỶ ĐÔ MÀ PHIL KNIGHT ĐÃ DÙNG CẢ ĐỜI ĐỂ GÂY DỰNG LÀ NỖI ĐAU THẤU TẬN TÂM CAN VÌ MỘT ĐIỀU QUÝ GIÁ MÀ ÔNG ĐÃ VUỘT MẤT.

Phil Knight (1938) – người đàn ông với nụ cười thân thiện và là chủ nhân của đế chế tỷ đô Nike, nơi sản xuất những đôi giày được sử dụng nhiều nhất thế giới, được biết đến với câu chuyện khởi nghiệp từ tờ 50 đô la ông vay từ bố mình.

Tuy nhiên, ngoài niềm cảm hứng được lan tỏa bởi câu chuyện thành công từ con số 0, có lẽ ít ai biết đến “nốt trầm” rất buồn trong cuộc đời của cha đẻ Nike bắt nguồn từ chính thương hiệu của ông, và đó vẫn luôn là vết thương lòng khó chữa lành bên trong Phil Knight. Có được tất cả, nhưng dường như cha đẻ Nike lại đánh mất đi thứ quan trọng nhất đối với chính mình.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 1.

Phil Knight (1938) là người đồng sáng lập thương hiệu giày Nike

Từ gã nghiện giày điên rồ đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô

Trước khi trở thành một ông chủ, một tỉ phú giàu có, Phil Knight từng là một cậu thiếu niên đam mê thể thao. Ở trường học, Phil Knight tham gia hầu như tất cả các môn thể thao, nhưng điền kinh lại là môn cho ông niềm thích thú hơn cả. Phil Knight sau đó tham gia lớp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Stanford, và tại đây, vị tỷ phú dần nhận ra sự hứng thú của mình với việc kinh doanh và chắc như đinh đóng cột rằng đó phải là giày thể thao.

Sau khi tận mắt nhìn thấy đôi giày chất lượng và độ bền thì khỏi bàn từng được sử dụng bởi các quân nhân Nhật Bản trong Thế chiến II, Phil Knight ấp ủ về một chuyến thăm đến đất nước Mặt trời mọc để nghiên cứu về giày. Đến tháng 11/1962, ông thực hiện được nguyện vọng của mình. Tại thành phố Kobe, “gã nghiện giày” Phil Knight lập tức hoàn toàn bị  thuyết phục bởi những đôi giày chắc nịch của hãng Onitsuka Tiger. Chúng tốt đến nỗi, Phil Knight quyết định nhập luôn về Mỹ để bán.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 2.
“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 3.

Không vốn cũng chẳng có bất kỳ bệ đỡ nào, năm 1963, Phil Knight nhận lô hàng đầu tiên từ Nhật Bản với vỏn vẹn 12 đôi giày. Ông đem đặt chúng ở sau cốp xe ô tô và rồi rong ruổi tới mọi đường đua thể thao để rao bán.

Chán bán rong, Phil Knight tìm đến một người thầy đã từng huấn luyện mình trên đường đua khi còn là sinh viên để gợi ý hợp tác, đó chính là Bowerman – một kẻ rất hiểu biết về những đôi giày chạy và sau này cùng Phil Knight đồng sáng lập thương hiệu Nike. Đúng như dự tính của Phil Knight, Bowerman lập tức đồng ý vì những đôi giày nhập từ Nhật Bản khiến gã phải gật gù công nhận bởi chất lượng quá tốt.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 4.

Vào tháng 1/1964, 2 thầy trò đã thành lập nên Blue Ribbon Sports (BRS), tiền thân của Nike với khoản tiền 1.000 USD. Toàn bộ số tiền được sử dụng để đặt mua 300 đôi giày.

Nhờ những mối quan hệ của Bowerman mà chuyến hàng đầu tiên của họ bán hết trong vòng 3 tháng. Ngay năm đầu tiên, BRS đã đạt doanh số 8.000 USD và hãng bắt đầu thuê nhân sự để vận hành. Đến năm 1965, doanh thu của BRS đạt 20.000 USD và bắt đầu mở các chi nhánh bán hàng của mình.

Sau khi kết thúc hợp đồng với phía Nhật Bản, đúng dịp Munich Olympic diễn ra, 2 thầy trò chính thức thiết kế dòng giày riêng của mình và đặt tên nó là Nike – theo tên vị thần chiến thắng của Hy Lạp. Về logo, Knight đến một trường học gần đó và trả 35 USD cho một sinh viên khoa thiết kế mà ông bắt gặp để cho ra hình dấu phẩy ngược như ngày nay.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 5.

Tại Nhật Bản, thay vì lặng thầm tìm đối tác, Knight tổ chức tuyển hãng sản xuất trên khắp Nhật Bản để cung ứng giày thiết kế cho Nike. Kể từ đây, hành trình của Nike gần như chỉ có tăng trưởng. Họ biến thành hãng giày thể thao lớn nhất Mỹ vào năm 1989 và thậm chí lan ra toàn cầu nhờ hoạt động marketing thông minh và mô hình thuê ngoài nhằm tận dụng nhân công giá rẻ.

“Con sẽ không bao giờ đi giày bố bán” và nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai

Trong cuộc đời gã nghiện giày Phil Knight, ông chỉ chung thủy với người phụ nữ duy nhất đó chính là bà Penelope – người vợ hơn 50 năm ông đã gặp tại Đại học Bang Portland khi còn rất trẻ. Phil mời Penny làm thư ký cho ông ở Blue Ribbon. Penelope làm việc chăm chỉ, từ kế toán, quản lý văn phòng, cho đến xếp lịch hẹn, và mọi thứ mà Phil cần. Cuối cùng, sau khi vượt qua mọi thử thách trong mối quan hệ tình cảm, thậm chí đã từng phải yêu xa cả nửa vòng trái đất trong những lần Phil sang Nhật Bản công tác dài ngày, cặp đôi kết hôn tại quê nhà Portland vào tháng 9/1968.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 6.

Năm 1969, 1 năm sau khi kết hôn, bà Penny hạ sinh cậu con trai đầu lòng và đặt tên là Matthew. Đối với Phil, sự ra đời của cậu bé thật sự kỳ diệu. Trong cuốn tự truyện Shoe Dog (Tạm dịch: Gã nghiện giày) của mình, Phil viết: “Tôi nâng niu thằng bé trong vòng tay, cảm giác ôm đứa con cuả mình thật sự tuyệt vời hơn tất thảy”. Từ nhỏ, vốn hay bất hòa cùng cha mình, Phil tự hứa với lòng sẽ trở thành người cha tốt của các con.

Tuy nhiên, dù nỗ lực hết mức, Phil dường như bất lực trước gánh nặng cân bằng cả công việc và gia đình. Công ty chỉ mới thành lập, mỗi ngày ông bận rộn đôn đáo tại Nike và về nhà rất muộn. “Matthew ủ rũ, thằng bé học nói rất muộn, ương bướng và bất trị. Tôi tự hỏi nếu mình có thêm thời gian dành cho con, liệu mọi chuyện có bớt đau đầu hơn không”, ông trải lòng.

Nike tiếp tục trên đà phát triển, 4 năm sau đó, họ đón thêm cậu con trai thứ hai là Travis. Mỗi khi người đàn ông bước chân về đến cửa, 2 anh em Matthew và Travis sẽ chạy đến tóm lấy chân ông và hỏi dồn dập rằng bố đã đi đâu, ở đâu suốt cả ngày. Đỉnh điểm khi Nike lần đầu tiên tung ra những đôi giày dành cho trẻ em, chính Matthew chứ không phải ai khác đã phản đối gay gắt và tuyên bố “Con sẽ không bao giờ đi giày Nike của bố bán” để thể hiện sự tức giận và thất vọng về sự vắng mặt của bố.

Mặc dù 2 vợ chồng họ cố gắng giải thích cho con hiểu rằng bố vùi đầu ở công ty là để kiếm tiền nuôi sống cả nhà nhưng vì lý do nào đó, cậu bé Matthew bướng bỉnh mặc định không thay đổi suy nghĩ càng không muốn tha thứ cho bố mình.

Năm 1977, khi doanh thu của Nike đạt 70 triệu đô la mỗi năm, gia đình Phil chuyển đến một ngôi nhà mới nằm trong khu đất rộng đến hơn 20.000 mét vuông. Knight nhớ lại lúc đó vợ ông đã đưa ra một nhận xét kỳ lạ: “Tất nhiên chúng tôi rất buồn khi phải rời khỏi ngôi nhà cũ. Cả hai cậu bé đều sinh ra tại đó. Matthew thích nhất cái bể bơi. Nó ngoan hiền hơn hẳn mỗi khi lội tung tăng trong nước. Thằng bé chắc chẳng bao giờ có thể chết đuối”, bà Penny lắc đầu và nói.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 7.

Phil chụp cùng con trai thứ hai Travis

Phil cũng bắt đầu thay đổi nhiều hơn. Ông tham dự nhiều trận bóng rổ và bóng đá của Matthew và dành những ngày cuối tuần để dạy cậu bé cách vung gậy bóng chày. Nhưng điều đó dường như chẳng giúp ích được mấy. “Thằng bé chẳng chịu nghe lời, nó tranh cãi với tôi liên tục”. Chính khi xem con thi đấu trên sân cỏ, Phil nhận ra sự bất lực xâm chiếm tâm trí ông. Trong phút giác ngộ, ông hiểu rằng Mathew chẳng mấy để tâm đến thể thao còn ông ngồi đó xem con đá bóng cũng chỉ như một trách nhiệm.

“Vào đêm giao thừa năm 1977, tôi đi quanh nhà, tắt đèn, và tôi cảm thấy có một vết nứt sâu trong nền tảng của sự tồn tại của mình,” Knight viết. “Cuộc sống của tôi là về thể thao, công việc kinh doanh của tôi là về thể thao, mối quan hệ của tôi với cha là về thể thao, và cả hai con trai của tôi đều không muốn làm gì với thể thao … tất cả dường như thật bất công.”

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 8.

Năm 2004, Matthew bỏ đại học. Anh chàng kết hôn và có con sau đó. Năm 2004, anh tham gia vào một tổ chức từ thiện xây dựng một trại trẻ mồ côi ở El Salvador. Vào ngày 23 tháng 5 năm 2004, Matthew lái xe cùng hai người bạn đến Ilopango, một hồ nước sâu cách San Salvador 14km về phía Đông, để lặn biển.

“Vì lý do nào đó mà thằng bé quyết định xem mình có thể lặn được sâu đến đâu. Matthew quyết định chấp nhận một rủi ro mà ngay cả người cha nghiện rủi ro của anh ấy cũng sẽ không bao giờ chấp nhận”, Knight viết. “Đã xảy ra sự cố. Ở độ sâu 150 feet, con trai tôi bất tỉnh”. Ông còn nhớ lúc đó đang ngồi xem phim cùng vợ, Travis gọi họ và báo tin dữ. “Penny ngã xuống sàn. Travis đã giúp bà ấy đứng dậy. Cậu chàng choàng tay qua mẹ còn tôi loạng choạng bước đi, đến cuối hành lang, nước mắt chảy dài”.

“Tôi nhớ lại 8 từ kỳ lạ chạy qua đầu tôi, lặp đi lặp lại, giống như một đoạn thơ nào đó: Vì vậy, đây là cách nó kết thúc.” Trong cuốn tự truyện của mình, Phil Knight liệt kê những hối tiếc lớn nhất trong sự nghiệp kinh doanh của mình nhưng chia sẻ chúng chẳng còn đủ làm ông bận lòng mỗi khi nhớ đến hình ảnh con trai. Cái chết của Matthew – cậu bé bướng bỉnh ngày nào khiến trái tim một người cha can trường như Phil Knight gần như chết lặng. Có lẽ ngoài một sự nghiệp lừng lẫy được người đời nhắc tên, trong Phil Knight, nó còn là câu nói của đứa con trai đã đi mãi không về khiến ông nhói đau hằng đêm: “Con không bao giờ đi giày bố bán”.

“Cha đẻ” Nike: Từ gã nghiện giày đi bán rong đến chủ nhân đế chế tỷ đô và câu nói “con không bao giờ đi giày bố bán” chưa từng nguôi nhói đau - Ảnh 9.

Nguồn: News Au, Forbes / Theo PH / Doanh nghiệp và tiếp thị

3 câu chuyện nhỏ quyết định cuộc đời của Steve Jobs: “Nếu coi mỗi giây qua đi đều như trong ngày cuối cùng của đời mình, sẽ có lúc bạn phát hiện rằng mình đã đúng”

3 câu chuyện nhỏ quyết định cuộc đời của Steve Jobs: “Nếu coi mỗi giây qua đi đều như trong ngày cuối cùng của đời mình, sẽ có lúc bạn phát hiện rằng mình đã đúng”
BẠN SẼ KHÔNG THỂ THẤY ĐƯỢC SỰ LIÊN KẾT CỦA NHỮNG GÌ ĐANG XẢY RA Ở HIỆN TẠI VỚI TƯƠNG LAI. CHỈ KHI QUAY ĐẦU NHÌN LẠI, BẠN MỚI PHÁT HIỆN ĐƯỢC SỰ LIÊN KẾT ĐÓ.

Vào 3 giờ chiều ngày 5 tháng 10 năm 2011, đồng sáng lập Apple – Steve Jobs đã qua đời tại nhà riêng ở tuổi 56. Ông đã chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tụy hơn 10 năm và không qua khỏi vì suy hô hấp. 

Steve Jobs được coi là một nhân vật mang tính biểu tượng trong ngành công nghệ thế giới. Ông đã trải qua những thăng trầm của Apple trong nhiều thập kỷ, gắn liền với sự phát triển của những sản phẩm công nghệ được mọi người ưa chuộng nhất trên thế giới như Macintosh, iMac, iPod, iPhone, iPad… Các sản phẩm điện tử đã thay đổi sâu sắc các phương tiện truyền thông, giải trí và lối sống hiện đại.

Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp Đại học Stanford năm 2005 là bài phát biểu nổi tiếng nhất của Jobs trong suốt cuộc đời của ông. 

Qua ba câu chuyện được kể, Jobs đã ôn lại chặng đường dài mình đã đi qua, những khoảnh khắc đặc biệt đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời ông:

Câu chuyện đầu tiên: Làm thế nào để xâu chuỗi các mảnh ghép của cuộc sống lại với nhau

Khi vào đại học, tôi đã chọn một trường đắt đỏ ngang ngửa Stanford. Sáu tháng sau, tôi cảm thấy điều đó thật không đáng. Tôi không biết mình sẽ làm gì trong tương lai, và tôi không biết trường đại học sẽ định hướng cho tôi như thế nào, tôi chỉ biết mình đang tiêu tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi… Vì vậy, tôi quyết định bỏ học và tôi tin rằng mình không làm gì sai.

Vào thời điểm đó, Cao đẳng Reed có lẽ là trường đại học giảng dạy về thư pháp tốt nhất cả nước. Mỗi tấm áp phích trong khuôn viên trường, mỗi nhãn dán trên ngăn kéo, đều được viết bằng những nét chữ rất đẹp. 

Vì tôi đã bỏ học, nên tôi đã quyết định tham gia khóa học thư pháp thay vì tham gia vào các môn học bắt buộc. Trong khóa học này, tôi đã học được hai phông chữ “serif” và “sans-serif”, học được cách thay đổi khoảng cách giữa các từ trong các tổ hợp chữ cái và học được cách viết chữ đẹp.

3 câu chuyện nhỏ quyết định cuộc đời của Steve Jobs: “Nếu coi mỗi giây qua đi đều như trong ngày cuối cùng của đời mình, sẽ có lúc bạn phát hiện rằng mình đã đúng” - Ảnh 1.

Mười năm sau, khi chúng tôi đang thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, thư pháp đột nhiên xuất hiện trước mắt tôi. Thế nên, chúng tôi đã thiết kế tất cả những thứ đó vào máy tính. Đây là máy tính đầu tiên có bố cục chữ đẹp như vậy. Nếu tôi không vô tình chọn khóa học thư pháp ở trường đại học, máy tính Macintosh sẽ không bao giờ có nhiều phông chữ hoặc cỡ chữ với khoảng cách hợp lý như vậy. Và nếu Windows không sao chép Macintosh, máy tính cá nhân hiện nay không thể có các phông chữ và kích thước chữ đẹp như vậy.

Tất nhiên lúc còn ở trường đại học tôi chưa thể phát hiện mối liên hệ của việc này trong tương lai. 10 năm sau nhìn lại, mối liên hệ giữa 2 điều này vô cùng, vô cùng rõ ràng.

Bạn sẽ không thể thấy được sự liên kết của những gì đang xảy ra ở hiện tại với tương lai. Chỉ khi quay đầu nhìn lại, bạn mới phát hiện được sự liên kết đó. Vì vậy bạn nhất định phải tin rằng những mảnh ghép bé xíu đó sẽ được kết nối lại ở cuộc sống trong tương lai bằng một cách nào đó. 

Hãy đặt lòng tin vào lòng can đảm, số phận, nhân duyên của mình… Vì khi tin vào sự xâu chuỗi của những mảnh ghép nhỏ này sẽ mang lại cho bạn sự tự tin vốn có, giúp bạn thoát khỏi những điều tầm thường và trở nên khác biệt. 

Câu chuyện thứ 2: Về đam mê và sự mất mát

3 câu chuyện nhỏ quyết định cuộc đời của Steve Jobs: “Nếu coi mỗi giây qua đi đều như trong ngày cuối cùng của đời mình, sẽ có lúc bạn phát hiện rằng mình đã đúng” - Ảnh 2.

Tôi thật may mắn vì có thể phát hiện những điều mình thích làm từ rất sớm.

Trong quá trình phát triển của công ty Apple, tôi đã thuê một người mà chúng tôi nghĩ là rất thông minh và có thể cùng tôi điều hành công ty. Một năm sau, chúng tôi xảy ra bất đồng quan điểm về tương lai của công ty, và ban giám đốc đã đứng về phía anh ấy. Vì vậy, năm 30 tuổi, tôi đã bị gạt ra ngoài công ty do chính mình sáng lập, gạt ra ngoài một cách công khai.

Nhưng có điều gì đó đang chầm chậm thức tỉnh tôi: Tôi vẫn yêu thích ngành mình đang làm. Thất bại lần này không thay đổi niềm yêu thích trong lòng tôi. Tôi đã bị đuổi việc, nhưng tôi vẫn yêu nghề của mình. Và tôi quyết định bắt đầu lại từ đầu.

Trong 5 năm tiếp theo, tôi đã thành lập một công ty tên là NeXT, sau đó là Pixar, và sau đó nữa thì yêu người phụ nữ sau này sẽ trở thành vợ tôi. Pixar đã sản xuất bộ phim hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới: “Toy Story”, và nó trở thành xưởng sản xuất phim hoạt hình thành công nhất thế giới…

Công việc chiếm một phần rất lớn trong cuộc sống của bạn, chỉ khi bạn tin rằng mình đang làm một công việc tuyệt vời, thì bạn mới cảm thấy hạnh phúc. Còn nếu bạn vẫn chưa tìm thấy công việc mình thích, hãy tiếp tục tìm, đừng dừng lại. Hãy dốc toàn lực đi tìm, đến khi tìm thấy, bạn sẽ biết: cũng giống như bất kì mối quan hệ chân thành nào, thời gian càng lâu, nó chỉ có thể càng trở nên khăng khít. Vậy nên hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng dừng lại.

Câu chuyện thứ ba: Về cái chết

Năm 17 tuổi tôi đã đọc qua một câu: “Nếu bạn coi mỗi ngày đều là ngày cuối cùng của đời mình, sẽ có một ngày bạn phát hiện rằng mình đã đúng.” 

Tự nhắc nhở bản thân rằng mình sắp chết là cách tốt nhất để tôi xua tan nỗi lo sẽ đánh mất thứ gì đó. Khi mọi thứ đã hiện rõ ra, bạn sẽ không còn lý do gì mà không tuân theo sự mách bảo của bản thân.

3 câu chuyện nhỏ quyết định cuộc đời của Steve Jobs: “Nếu coi mỗi giây qua đi đều như trong ngày cuối cùng của đời mình, sẽ có lúc bạn phát hiện rằng mình đã đúng” - Ảnh 3.

 Ngày xưa, tôi chỉ biết cái chết là một khái niệm hữu ích và thuần túy được viết ra trên giấy, nhưng khi suýt chết vì bệnh ung thư vào 1 năm trước, tôi có thể nói với bạn một cách chắc chắn hơn: Không ai trên đời này muốn chết cả, ngay cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn đạt được điều đó thông qua cái chết. Nhưng cái chết là điểm cuối cùng của tất cả mọi người, và không ai có thể chạy thoát. Và có lẽ là nên như vậy, vì cái chết chính là phát minh tuyệt vời nhất của tạo hóa. Cuộc đời chỉ đi “làm mới mình” mà thôi. Bạn của hiện tại đã được “làm mới”. Nhưng sẽ có một ngày, không lâu nữa đâu, bạn sẽ già và chết đi.

Thời gian của bạn là có hạn, vì vậy đừng lãng phí thời gian để lặp lại cuộc sống của người khác. Đừng bị ràng buộc bởi những giáo điều, điều này có nghĩa là những ý nghĩ của bạn đang tồn tại với suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm rối rắm của người khác làm lu mờ tiếng nói thực sự bên trong của bạn. Trực giác và trái tim luôn biết bạn muốn trở thành người như thế nào, những thứ còn lại đều không quan trọng.

Khi còn trẻ, có một cuốn tạp chí rất hay tên là “The Whole Earth Catalog”, đó là một trong những cuốn kinh thánh của thế hệ chúng tôi lúc bấy giờ. Nó được sáng lập bởi một người tên là Stewart Brand sống ở Manor Park cách đây không xa. 

Đó là vào cuối những năm 1960, trước khi máy tính cá nhân ra đời, vì vậy tạp chí này được làm bằng máy đánh chữ, kéo và máy phân cực. Tạp chí này giống như Google của 35 năm về trước vậy. Tất tần tật những mẹo vặt hữu ích và những ý tưởng vĩ đại đều nằm trong cuốn tạp chí. 

Đó là vào giữa những năm 70, lúc ấy tôi trạc tuổi các bạn bây giờ. Tôi nhớ bìa sau của số cuối cùng là hình ảnh một con đường nông thôn vào buổi sáng sớm, nếu bạn có tinh thần mạo hiểm thì có thể tự mình tìm thấy con đường này. Phía dưới in một dòng chữ: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ khờ dại.” 

Hãy đói khát tri thức, và khiêm tốn như một kẻ khờ. Tôi thường dùng câu nói này để cổ vũ bản thân. Giờ đây, khi các bạn bắt đầu một cuộc hành trình mới, tôi mong các bạn cũng sẽ làm như vậy.

Tổng hợp / Hoàng Lan / Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Pompeo: Lịch sử 100 năm mà ông Tập Cận Bình không dám đề cập đến

Mới đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có bài viết nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không cách nào nhìn thẳng vào thất bại của bản thân họ, họ chỉ biết thông qua cưỡng chế, bạo lực để đàn áp tiếng nói phê bình. Ông còn điểm lại lịch sử mà ông Tập Cận Bình không dám nhắc đến trong lễ kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ. 

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo Charlotte (Cuthbertson/The Epoch Times)
Ông Mike Pompeo có bài viết đăng trên trang web của Trung tâm Pháp luật và Tư pháp Mỹ (ACLJ), bài viết nói rằng ĐCSTQ tuần trước đã lợi dụng sức mạnh quốc gia để “chúc mừng” 100 năm thành lập đảng, tổ chức tuần hành được lên kế hoạch tỉ mỉ tại Quảng trường Thiên An Môn, mục đích chính của bài phát biểu của Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình là nêu ra “thành tựu” của Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ đã bỏ sót một số “thành tựu” đáng chú ý khác. 

Ông cho biết, ông Tập Cận Bình đã bỏ sót một “thành tựu” trong phát biểu của mình, đó là kẻ đồ sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại chính là ĐCSTQ, chứ không phải là Liên Xô hoặc Đức Quốc Xã. 

“Hơn 70 triệu người Trung Quốc chết dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông, từ ‘Đại nhảy vọt’ cho đến ‘Cách mạng Văn hóa’, trong đó hàng triệu người Trung Quốc chủ yếu là phần tử tri thức bị công khai làm nhục, bị tù đày hoặc bị hành quyết. Lịch sử của ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông khiến sởn tóc gáy, điều này không đáng chúc mừng,” ông Pompeo viết. 

Tuy nhiên, loại khủng bố này không kết thúc theo sự ra đi của Mao. Cách đây 32 năm, thảm sát công dân Trung Quốc hòa bình trên Quảng trường Thiên An Môn chỉ vì họ kêu gọi một quốc gia tự do hơn và một chính phủ có trách nhiệm hơn. 

Ông Pompeo nói, khi đó hàng triệu công dân Trung Quốc khát vọng thoát khỏi sự khủng bố bởi sự thống trị của Mao, khi mà các hoạt động kháng nghị ở các nơi trên khắp Trung Quốc đã đẩy lên cao trào, ĐCSTQ không lắng nghe tiếp thu ý kiến của người dân, mà đàn áp họ một cách tàn khốc – đến nay ngoại giới vẫn không biết có bao nhiêu người bị sát hại trong cuộc đàn áp này. 

“Mặc dù toàn cầu đều đang lên án hành vi của ĐCSTQ, nhưng sự đối đãi ác độc và tàn khốc của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc không hề dừng lại,” ông Pompeo viết. “Ngày hôm nay, hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị đưa đến trại tập trung – nam giới bị bắt lao động vất vả, nữ giới bị buộc phải triệt sản – bởi vì họ có tôn giáo và là người dân tộc thiểu số, không phù hợp với suy nghĩ về Trung Quốc tương lai của ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ.”

Chính quyền bạo lực ĐCSTQ, sự nguy hại vươn ra nước ngoài
Ông Pompeo nói: “ĐCSTQ cơ bản không cách nào nhìn thẳng vào thất bại của bản thân, họ chỉ biết thông qua cưỡng chế, và thường là dùng bạo lực để đàn áp tiếng nói phê bình, sự nguy hại mà họ gây ra không chỉ giới hạn ở việc làm tổn hại đến người dân Trung Quốc.”

Ông lấy dịch bệnh làm ví dụ: Đại dịch virus Trung Cộng (virus corona mới, COVID-19) lưu hành là bắt nguồn từ Trung Quốc, trước khi virus phát tán ra quốc tế, ĐCSTQ đã áp chế tất cả những báo cáo hoặc trích dẫn liên quan đến tình hình dịch bệnh, để mặc cho virus lây lan ra các nơi trên thế giới.

“Sự thành thực có thể cứu vãn được tính mạng của hàng triệu người, đồng thời phản ánh ra được sự quan tâm cơ bản đến an toàn của thế giới, nhưng ĐCSTQ chỉ quan tâm đến an toàn chính trị của bản thân họ,” ông Pompeo nói.

Ông nói thêm, hiện tại tất cả chứng cứ đều cho thấy rõ, virus rất có khả năng bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán, nghiên cứu đối với virus corona trên dơi mà họ thường xuyên tiến hành là được tiến hành trong điều kiện nguy hiểm và không an toàn. 

“Trong điện báo được gửi bởi Đại sứ quán của chúng tôi ở Bắc Kinh vào năm 2017 có bày tỏ lo lắng về an toàn và an ninh của phòng thí nghiệm này. Điều tra giả thuyết có khả năng xảy ra cao rằng virus có nguồn gốc trong phòng thí nghiệm này không chỉ hợp lý mà còn rất quan trọng để đảm bảo rằng đại dịch này không xảy ra nữa,” ông Pompeo nói. 

Ông cũng hiểu rằng vì tư lợi của bản thân nên ĐCSTQ sẽ không đồng ý hợp tác với quốc tế. 

“Tuy nhiên, nếu điều này có nghĩa là phá hoại quyền uy của ĐCSTQ trong nước, như thế thì họ sẽ không muốn hợp tác với các nước khác trên thế giới,” ông Pompeo nói. “Đã có đầy đủ chứng cứ cho thấy rõ hiện tại nên cần áp dụng hành động để truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi ác ý này của ĐCSTQ.”

ĐCSTQ chỉ quan tâm đến quyền lực và sinh tồn của họ
Ông Pompeo nói, ĐCSTQ cũng không có ý thực hiện những thỏa thuận mà họ đã ký kết hoặc thỏa mãn nguyện vọng cải cách cơ bản của người dân trong nước Trung Quốc.

Tháng 6/2020, ĐCSTQ thông qua Luật An ninh Quốc tại Hồng Kông, là dấu hiệu cho sự đàn áp Hồng Kông. Luật này đã phá hoại mối quan hệ “một quốc gia, hai chế độ” giữa Hồng Kông và Bắc Kinh, mỗi quan hệ này có từ khi ký kết “Tuyên bố chung Trung – Anh”, tuyên bố đảm bảo Hồng Kông có quyền tự trị đến năm 2047 dưới sự thống trị của ĐCSTQ. 

Từ khi Luật An ninh Quốc gia được thông qua và thực thi đến nay, ĐCSTQ đã hành động thêm bước nữa, đưa Hồng Kông hoàn toàn vào sự kiểm soát của họ, gần đây là cưỡng bức đóng cửa tờ báo dân chủ Apple Daily của Hồng Kông tự do. 

“Chúng ta không nên cảm thấy kinh ngạc về việc ĐCSTQ phản bội cam kết của họ,” ông Pompeo nói. Trung Quốc là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng ĐCSTQ lại thực thi diệt chủng đối với chính người dân của mình. ĐCSTQ tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng lại tiếp tục theo đuổi chính sách chủ nghĩa trọng thương không công bằng, khiến các công ty nước ngoài ở vào vị thế bất lợi một cách rõ ràng.

“Dù là đối với người dân Trung Quốc hay là đối với người dân các nước khác trên thế giới, ĐCSTQ chỉ quan tâm đến quyền lực và sinh tồn của bản thân. Tiếp theo, họ sẽ đưa Đài Loan vào mục tiêu của mình,” ông nói.

Trong phát biểu 100 năm ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình nói: “Người dân Trung Quốc không chỉ giỏi đập tan thế giới cũ, mà còn sáng tạo một thế giới mới.”

Ông Pompeo đã hồi đáp về cách nói này của ông Tập Cận Bình: “Trên thực tế, ĐCSTQ ngày hôm nay đại biểu cho chính quyền tàn bạo tồi tệ nhất của nhân loại, và đại diện cho cả quá khứ bạo ngược. Nước Mỹ và đồng minh của chúng ta cần phải đảm bảo rằng họ (ĐCSTQ) sẽ không dẫn dắt tương lai của nhân loại.”

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times / Tri thuc VN