TP Đà Nẵng, Lăng Cô hay dòng Thu Bồn hiện lên đầy sắc màu qua góc ảnh chụp trên cao của nhiếp ảnh trẻ Võ Văn Việt.
Nhiếp ảnh gia trẻ Võ Văn Việt, 29 tuổi, quê Đà Nẵng là một người rất thích chụp thể loại ảnh phong cảnh từ trên cao. Ngoài Đà Nẵng, anh còn chụp ở các tỉnh lân cận như Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên.
Bức ảnh trên anh chụp toàn cảnh TP Đà Nẵng huyền ảo trong ánh hoàng hôn, với điểm nhấn là vòng xoay mặt trời tại Công viên châu Á, phía xa là những cây cầu bắc ngang sông Hàn.
Hoàng hôn phủ một màu vàng cam rực rỡ trên bán đảo Sơn Trà, với góc chụp Tượng Phật Bà Quan thế âm Bồ Tát tại chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, hướng nhìn về bán đảo, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 10 km.
Thừa Thiên – Huế có phong cảnh thiên nhiên đa dạng như sông Hương, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, đầm phá và các di tích lịch sử, kiến trúc cổ, nổi bật là quần thể di tích Huế. Trên hình là vẻ đẹp kỳ ảo của Đại Nội trong đêm, với góc nhìn thấy được Ngọ Môn (Hoàng thành Huế), Kỳ đài và sông Hương phía xa.
Bến thuyền ngư dân Đầm Chuồn đẹp như tranh khi nhìn từ trên cao. Ngư dân bắt đầu đánh cá từ 18h chiều tối hôm trước và kết thúc vào 6h sáng hôm sau, rồi tranh thủ vận chuyển tôm cá ra chợ đầu mối làng Chuồn.
Đầm Chuồn tại xã Phú An, huyện Phú Vang, cách trung tâm TP Huế khoảng 15 km, thuộc hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai được thành lập vào tháng 6/2020.
Cuối tuần, Văn Việt tranh thủ ở lại Huế một ngày, 3h sáng đi từ trung tâm Huế đến đầm Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cách thành phố khoảng 30 km để săn ảnh bình minh. “Tôi rất vui khi may mắn thu lại được khung cảnh yên bình trên đầm lúc bầu trời mang màu vàng ban mai huyền ảo”, tác giả chia sẻ.
Hội An, đô thị cổ thuộc vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam, qua góc nhìn trên cao hiện lên vẻ đẹp trầm mặc, với lớp mái ngói rêu phong và cầu An Hội bắc ngang sông Hoài chảy qua thành phố.
Khi dừng chân ở Hội An, Văn Việt ấn tượng khi dạo bước trên những con đường ngắn và hẹp, ngang dọc theo kiểu hình bàn cờ, cuốn hút bởi những mảng tường nhà nhuộm vàng, điểm xuyết bởi các lồng đèn và nón lá đậm chất phố cổ.
Phơi mặt nạ trong khuôn viên Hội quán Hải Nam, gần chợ Hội An. Tác giả chia sê, anh biết được nghề vẽ mặt nạ truyền thống của nghệ nhân nổi tiếng Bùi Quý Phong nên đã liên hệ và vận dụng hoạt cảnh phơi mặt nạ để làm bối cảnh chụp bức trên.
Những nét vẽ trên mặt nạ mang đặc trưng của hát bội (hay hát bộ, hoặc tuồng dân gian) thể hiện các sắc thái biểu cảm vui, buồn hạnh phúc khác nhau, không trộn lẫn vào văn hóa nghề truyền thống khác.
Ngư dân mưu sinh với rớ chồ – ngư cụ trông như “chiếc võng vàng” bung trên dòng Thu Bồn, gần biển Cửa Đại, Quảng Nam.
Rớ chồ (giống chiếc vó) là dụng cụ đánh bắt cá, thường đặt ở một vị trí cố định trên sông, gồm hai phần rớ và chồ được liên kết bằng hệ thống dây để buông xuống và kéo rớ lên.
Nhộn nhịp cảnh vận chuyển hải sản khi thuyền cập bến hơn 6h sáng tại chợ cá Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Men theo đường Trần Nhân Tông khi ra khỏi phố cổ Hội An, dạo qua cầu Cửa Đại sẽ đến bến cá Duy Hải.
Trong hành trình sáng tác ảnh ở miền Trung, Văn Việt thích thú với quang cảnh đầm hoa súng thơ mộng nằm dưới chân đèo Eo Gió, một địa danh nổi tiếng trên đường từ Quảng Ngãi lên các tỉnh Tây Nguyên. Đầm hoa súng này của ông Trương Chữ, rộng 1 ha thuộc huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Hòn Yến, Phú Yên cũng là điểm chụp ảnh thú vị vì nước biển xanh màu ngọc bích và có nhiều loại hải sản tươi ngon, nghề nuôi tôm hùm và kéo cá cơm bằng lưới vây. Nhìn từ trên cao, vũ điệu kéo lưới vây bung tỏa thành nhiều hình dạng như hình trái tim từng mang đến tác phẩm ảnh độc đáo cho nhiều nhiếp ảnh gia Việt Nam.
“Bộ ảnh Một thoáng miền Trung được Việt chụp trong hai năm qua, với niềm đam mê, kỷ niệm, mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống, được giao lưu, kết nối, học hỏi từ các anh chị cùng sở thích. Và tình yêu nhiếp ảnh giúp Việt có cơ hội tận hưởng cảnh đẹp của Việt Nam cũng như nhận ra Việt Nam không thiếu những góc chụp ấn tượng.
Mới đây, một gia đình có 12 người con vừa lập kỷ lục Guinness khi có tổng số tuổi của tất cả anh chị em cộng lại là 1.042 tuổi. Trong đó, người lớn tuổi nhất là 97 tuổi, nhỏ nhất là 75 tuổi và họ vẫn rất khỏe mạnh.
(Ảnh: Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới) Theo Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới, gia đình D’Cruz có tổng số tuổi của anh chị em trong nhà cộng lại là 1042 tuổi lẻ 315 ngày – kỷ lục này đã được ghi nhận vào ngày 15/12/2020.
Trong số các anh chị em, bà Genia Carter là em gái út hiện đang sống tại thành phố London, tỉnh Ontario của Canada. Bà chia sẻ với truyền thông địa phương rằng mẹ của bà đã sinh tổng cộng 12 người con trong suốt 22 năm. “Khi tôi ra đời, trong gia đình đã có đủ các anh chị giúp đỡ chăm nom các em rồi.”
“Tôi thật sự cảm thấy hết sức bất ngờ khi biết được 12 anh chị em chúng tôi đã lập được kỷ lục Guinness vì có tổng số tuổi hơn 1.042 tuổi. Bởi vì trước đây tôi cứ nghĩ rằng những người lập kỷ lục Guinness thường là những người cao nhất hoặc thấp nhất hay có khả năng gì đó, vì vậy tôi chưa từng nghĩ rằng chúng tôi lại lập được kỷ lục Guinness nhờ tổng số tuổi của 12 anh chị em.”
Theo Epoch Times, bà Genia và các anh chị em của bà lớn lên ở Pakistan, sau này anh cả của họ là người đầu tiên chuyển đến Canada và bắt đầu làm việc cũng như lập gia đình ở đây. Sau đó, ông đã đón các em đến Canada.
Bà Genia cho biết hiện nay bà có một người anh đang sống ở bang California của Mỹ, một người sống ở Thụy Sĩ, những người còn lại thì đều định cư ở Canada.
“Mặc dù có một số anh chị em sống ở các nước khác, nhưng chúng tôi luôn giữ liên lạc với nhau. Chúng tôi sẽ gọi video call cho nhau vào đúng 11 giờ sáng mỗi ngày, thói quen này vẫn còn được giữ cho đến bây giờ. Trước đây, các anh chị ở nước khác đều sẽ về Canada để đoàn tụ cùng chúng tôi, nhưng hiện nay vì tình hình dịch bệnh nên vẫn chưa về được, chúng tôi đều vô cùng trông chờ ngày được đoàn tụ cùng nhau.”
Thắt lưng, đai lưng, giải rút… thuộc loại nhỏ nhất trong số các món phục sức, nhưng chiếm một vị trí nổi bật trên tổng thể trang phục. Quy ra khối lượng vật chất thì chẳng bao nhiêu, nhưng thiếu cái thắt lưng, cả bộ quần áo làm nên vẻ ngoài dường như chưa hoàn thiện.
Nếu có thể ví vẻ ngoài như một phong cảnh, thì thắt lưng là đường chân trời. Mắt chúng ta chẳng phải luôn dựa vào chân trời để biết trường nhìn của mình nông hay sâu đó sao? Vậy cái thắt lưng có giúp ta nhìn gì về con người .
Trước hết là đàn ông, khi có quần áo đi công chuyện, cái thắt lưng ngay ngắn thể hiện sự chỉnh tề. Những ngạn ngữ kiểu “đánh dưới thắt lưng” có gốc từ môn đấm bốc hay đàn ông đầu óc “nghĩ toàn chuyện dưới thắt lưng” ám chỉ tình dục nhập cảng từ Tây về đã thành vốn văn hóa bản địa.
Phụ nữ thì thuộc lòng câu “thắt lưng buộc bụng” có từ tổ tiên nghèo khó ở một đất nước lo cái ăn triền miên nhiều thế kỷ. Lo cái ăn là thế, nhưng cũng đồng thời là lo cái mặc. Nhìn vào lối thắt lưng, người ta cho rằng biết được không chỉ sự tháo vát mà còn đức hạnh của người đàn bà. Thắt lưng, kỳ lạ thay, cân xứng ý nghĩa cho cả hai giới.
Bức tranh vẽ Nguyễn Trãi, người nổi tiếng vì nỗi lo sao cho muôn dân có ăn có mặc, “để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than”, thờ ở làng Nhị Khê quê ông, có phiên bản trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử, cho thấy tay ông đang giữ một cái thắt lưng. Những bức ảnh chụp quan lại Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cũng thể hiện mỗi viên quan tay cầm một binh khí, cái quạt hoặc đỡ lấy cái đai lưng to bản, có người dường như còn gài được những tấm thẻ hay vài đồ dùng cá nhân vào đó.
Nhìn chung thắt lưng có một vị thế khá nên thơ khi trở thành điểm nhấn trong bức tranh hoài niệm. Vốn dĩ thắt lưng khá thiết thực đối với loại áo giao lĩnh, khi hai vạt áo mở phía trước cần một dải thắt lại ở eo lưng. Chiếc thắt lưng thậm chí là tiêu điểm của trang phục:
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh
(Mùa xuân xanh – thơ Nguyễn Bính)
Màu của thắt lưng ngày thường không lộng lẫy, nhưng vào mùa lễ hội được dùng những màu nổi bật như hoa lý, hoa hiên. Thắt lưng các vị bô lão kỳ hào trong lễ hội có màu đỏ. “Thầy theo sau cưỡi ngựa/ Thắt lưng dài đỏ hoe” (Chùa Hương – thơ Nguyễn Nhược Pháp). Màu rực rỡ là điểm nhấn trên những bộ trang phục thiên về màu trầm, nền nã. Những dải màu tươi ôm ngang lưng cơ thể con người như một tín hiệu thẩm mỹ của thời đại sự gọn gàng được duy trì đơn giản bằng một dải lụa – thời mà lụa và các thứ hàng dệt tay là vật liệu chủ đạo.
Tượng Bà Trắng, chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), ngực trần, đeo thắt lưng, gỗ phủ sơn, khoảng thế kỷ 18.
Làm thắt lưng thậm chí từng trở thành một nghề được thống kê từ trước 1945. Tạp chí Khoa Học vài số cuối năm 1938 đã liệt kê ở ven đô Hà Nội, có hẳn làng Triều Khúc thuộc tỉnh Hà Đông cũ chuyên làm các phụ kiện từ dây giày tây đến thắt lưng.
Khi áo dài cả hai giới phát triển theo hướng cách tân bằng cách có cúc cài hay khuy bấm ở bên cạnh thì chiếc thắt lưng đã không còn tác dụng, và đến loại áo dài tân thời thì chúng đã biến mất. Thắt lưng là thứ bị thừa ra cho tới lúc quần âu thành phổ biến.
Tuy nhiên trước cả khi áo dài đi kèm quần dài là trang phục “truyền thống” của đàn ông người Kinh thì họ cùng với nhiều dân tộc anh em trên dải đất Việt Nam đã mặc duy nhất một thứ thắt ngang trên mình: cái khố.
Tượng Ngọc Nữ và Kim Đồng chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) đeo thắt lưng, gỗ phủ sơn, thế kỷ 18.
Câu chuyện nổi tiếng nhất về cái khố chính là sự tích liên quan một trong bốn vị thần Tứ bất tử của người Việt – Chử Đồng Tử. Cái nghèo của người Việt xưa đã được mượn để kể câu chuyện cha con Chử Đồng Tử túng đến nỗi chung nhau một cái khố, thứ mà vốn dĩ vừa đóng vai một chiếc quần lót vừa như một cái thắt lưng tiện cho các công việc lặn lội vùng sông nước.
Chiếc “thắt lưng cổ” này mách bảo đời sau đọc ra bối cảnh sinh hoạt của cư dân Việt vài nghìn năm trước và là một đạo cụ ẩn dụ cho sự che đậy khía cạnh trần tục từ góc nhìn lễ giáo. Việc Chử liệm người cha bằng chiếc khố khi ông qua đời có lẽ thể hiện ảnh hưởng của đạo lý Nho gia, song cũng khéo tạo ra cái cớ dẫn đến tình huống Chử náu mình trong bãi cát để tránh bị thuyền rồng của công chúa Tiên Dung gặp phải.
Tất nhiên dân gian thông minh không kém các đạo diễn điện ảnh thời nay, cho Tiên Dung quây màn tắm tại đúng nơi Chử Đồng Tử náu mình. Đôi bên không mảnh vai che thân, chuyện gì đến đã phải đến, Tiên Dung còn cho đó là trời định: “…cùng ở trần với nhau trong một hố, đó chính là do trời xui khiến vậy” (Lĩnh Nam chích quái, truyện Nhất Dạ Trạch). Kho tàng truyện cổ dân gian sau này dường như không còn những tình huống gợi cảm lãng mạn như vậy nữa. Chúng tràn ngập những cái thắt lưng kín đáo của lễ giáo. Chúng được thay bằng một cái áo bỏ quên trên cành hoa sen, một cái nón qua cầu ngả trao nhau, một chiếc hài đánh rơi ngỏ ý về một sự khêu gợi nhẹ nhàng.
Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh
Chiếc yếm thường có hai dải dài, người mặc cũng thắt thành một búi như dây lưng (“bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”, các cô gái xưa quả bạo dạn nhưng cũng đầy chất thơ!). Trong câu ca dao trên, bên cạnh yếm gợi ý một phục trang gợi cảm của phụ nữ, tựa như chiếc áo lót, thì hiển nhiên việc lấy cái khố làm đối sánh đã cho thấy người xưa ý thức về nhục cảm của món đồ này.
Thiếu nữ Hải Phòng mặc yếm đeo thắt lưng, ảnh đầu thế kỷ 20. Ảnh sưu tập Dieulefils
Tất nhiên một người đàn ông cường tráng phô bày cơ bắp, trên người chỉ có đóng một chiếc khố, mãi cho đến thời thẩm mỹ phương Tây du nhập vào mới trở thành một vẻ đẹp theo tư duy mỹ thuật Hy-La. Trên tâm lý xã hội Việt Nam, chiếc khố đã gắn với ẩn dụ về sự nghèo nàn, lam lũ, thậm chí sự kém văn minh. Câu chuyện “Trần Minh khố chuối” hay được lấy làm biểu tượng đối lập với sự đỗ đạt hiển hách. Cũng anh chàng lấy lá chuối làm khố đó đi thi đậu trạng nguyên, khoác lên mình mũ áo cân đai sánh vai cùng tiểu thư. Chiếc khố giống như một thử thách hơn là một phục sức hữu dụng.
Nông dân đóng khố đi cày, ảnh đầu thế kỷ 20. Ảnh sưu tập Dieulefils
Tiếp nối phép ẩn dụ Nho giáo, chiếc khố rơi tiếp vào phép ẩn dụ của lối quan sát phân biệt nhà quê và thành thị thời Pháp thuộc.
Dưới cái nhìn nhân học thuộc địa, cái khố hàm ý được xem như biểu tượng của tình trạng sống chưa được “khai hóa” của những người dân tộc thiểu số – những người đàn ông quanh năm lấy khố làm trang phục bình thường. Khi những chiếc trống đồng Ngọc Lũ hay Đông Sơn được chọn làm hình tượng cổ xưa của dân tộc và đất nước thì hình những người Việt cổ đầu đội mũ lông chim, mình trần đóng khố bỗng nhiên được nhìn nhận lại. Cái khố lại có màu huyền thoại, nhưng khi thanh niên Tây Nguyên chẳng còn thích đóng khố thì huyền thoại chỉ còn trong bảo tàng.
Cái thắt lưng trong không gian ảnh hưởng Nho giáo đi liền với những bộ áo dài tứ thân, năm thân, giống như rất nhiều thứ bén rễ ở đồng bằng Bắc Bộ trong nhiều thế kỷ, đã trở thành một quy ước về y phục truyền thống. Màu sắc của chúng nổi bật trong không gian ấy, như một màu xanh phiếm chỉ:
Hỡi cô thắt bao lưng xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
Làng Mái là tên khác của làng tranh Đông Hồ. Ở một ngôi làng có nghề sống với màu sắc, hẳn màu xanh của chiếc thắt lưng phải bật hẳn lên trong không gian trữ tình lẫn thực địa để những cư dân đọng lại một ấn tượng nhận diện y phục. Chiếc thắt lưng bao xanh, loại thắt lưng kiêm ruột tượng để phụ nữ đựng vài món đồ cá nhân khi đi ra đường, gồng gánh chạy chợ hay đi hội… hằn trong tâm trí cộng đồng, trải qua bao biến cố vẫn còn kịp đi vào thơ ca cuối thập niên 1970:
Con sông Cầu làm bao xanh
Ngang lưng làng quan họ xanh xanh
(Làng quan họ quê tôi – nhạc Nguyễn Trọng Tạo, thơ Nguyễn Phan Hách)
Từ chiếc thắt lưng xanh đập vào mắt chàng trai trong thơ Nguyễn Bính đến dòng sông uốn quanh làng là nơi người xa xứ Nguyễn Phan Hách trở về nhìn thấy, là cả một truyền thống dãi dề huê tình.
Đánh ghen – tranh dân gian Đông Hồ. Hai người phụ nữ có dải dây lưng hoặc dải yếm rất nổi bật.
Trên thực tế, thắt lưng của ngày thường lại gợi cảm giác nai nịt gọn gàng, chuẩn bị cho một sự bận bịu. Quan niệm “Những người thắt đáy lưng ong/ Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con”, thắt lưng gợi ý về một chức phận của đời người. Nó còn phản chiếu quan niệm bản sắc: “Nào đâu cái yếm lụa sồi/ Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân… Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa” (Chân quê – thơ Nguyễn Bính). Thật trùng hợp khi bất kể dân tộc, thắt lưng tôn lên cái eo người con gái, gián tiếp dẫn đến một ẩn ức nhục cảm: “Anh lê bước về nhà mà hồn còn ngủ nơi thắt lưng em” (dân ca Mông).
Ở phương diện khác, chiếc thắt lưng cũng đại diện cho một sự trói buộc. Trong thiên truyện Vợ chồng A Phủ mà học sinh Việt Nam nào cũng phải học, khi Tô Hoài cho nhân vật A Sử trói Mị vào cột nhà, trói tay vợ bằng cái thắt lưng để cô không đi chơi được, ông cũng tiết lộ hắn đeo một cái thắt lưng xanh. Thắt lưng giống như sợi lạt cuối cùng gói chặt một cái bánh chưng, như một cái khóa khóa kín tất cả những gì thuộc về bản thể và đến lượt nó đại diện cho chính bản thể. Thắt lưng trở thành thân phận.
Một nữ giáo viên trường Albert Sarraut (Hà Nội) trong bộ váy có đeo thắt lưng khoảng thập niên 1940.
Sự nai nịt gọn gàng cũng lại chuẩn bị cho một thực tế khác của lịch sử: những cuộc chiến tranh. Con người trong chiến tranh đương nhiên ý thức thắt lưng là nơi trung tâm cơ thể, chỗ nhiều bộ phận cần bảo vệ và vì thế, là yếu huyệt của mỗi cá thể. Cuộc chiến tranh du kích đem lại một vài thuật ngữ sống còn như “Bám thắt lưng địch mà đánh”, nghĩa là đánh ở sát cạnh địch, ngay chỗ chúng không ngờ tới và đúng điểm huyệt của đối phương.
Thắt lưng của người vũ trang là nơi gài vũ khí, vừa tầm cữ bàn tay rút lựu đạn, con dao hay khẩu súng lục. Thắt lưng vừa mới là biểu tượng lãng mạn tình tứ, thoắt đã có thể là nơi tập trung công cụ bạo lực.
Tuy thế, truyền thống thi ca vẫn kịp trữ tình hóa cái thắt lưng thời chiến: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” (Việt Bắc – thơ Tố Hữu). Ở một vùng sơn cước, người kháng chiến vẫn kịp ghi lại “hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trắng, với nụ cười nàng quá xinh” (Nụ cười sơn cước – nhạc Tô Hải).
Các nhà thơ và nhạc sĩ ngẫu nhiên tiếp nối một hình ảnh đã có trong diễn xướng tâm linh: “Lưng đai xanh bồ đậy dao quai/ Trên đầu lược dắt trâm cài” (hát văn Chầu Bé Bắc Lệ, Hữu Lũng, Lạng Sơn). Người ta đọc thấy chiếc thắt lưng lấp lánh ánh đuốc của miền rừng cất giấu những khả năng sinh tồn của con người.
Quảng cáo làm thắt lưng da ở phố Hàng Gai (Hà Nội), báo Cứu Quốc 7.8.1946.
Những cuộc binh lửa đi qua cũng kịp gieo cấy cái nhìn lãng mạn về phẩm chất nam tính qua những phụ kiện thắt lưng giắt súng “côn bạt” hay loại thắt lưng gài băng đạn “xanh tuya”.
…Nhưng ai nấy hầu như vương vấn nhiều về thị xã Tuyên Quang, cái Hà Nội tha hương của chúng tôi.
Thường ra thị xã chơi, ai đi những đâu, chiến dịch lên biên giới, chuyển công tác khu 3, khu 4, có khi vào tận miền Nam rồi trở lại đây, Trọng Hứa, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân và những trang hảo hán ngựa hồng súng côn bạt từ mặt trận về hậu phương, lạnh lùng làm điệu ném cương ngựa vắt lên cửa quán ven đường.
…Giờ đây như nhau, chiếc mũ ca lô dạ tím, đôi giầy có cổ, chiếc thắt lưng trễ tràng một điệu kiểu cách cố ý với bên hông khẩu súng lục, con dao găm.
(Những gương mặt – Tô Hoài)
Thời chiến tranh đi qua, chiếc thắt lưng nhà binh bằng da thuộc nâu sẫm, nhựa ép màu nâu gạch hay vải dù màu cỏ úa nhường chỗ cho những thắt lưng hàng hiệu đủ màu sắc. Đàn ông thời hiện đại có lẽ sẽ hãnh diện khi đeo một cái thắt lưng Hermes da cá sấu có mặt khóa chữ H bằng hợp kim trắng giá hơn 4000 đôla Mỹ.
Chúng dĩ nhiên đẹp, cái đẹp của một thời đại tiêu dùng đảm bảo bằng chữ tín của thương hiệu. Chữ H lấp lánh ở trước bụng người đàn ông xem ra có khả năng đem lại sự tin cậy của tiền bạc, khác nào một cái bao súng lục sĩ quan đeo ngang hông thời chiến làm thổn thức nhiều em gái hậu phương?
Tuy nhiên, chữ H hay bao súng cũng chỉ đẹp khi anh đàn ông đeo mấy thứ đó có vòng bụng khiêm tốn. Chiếc thắt lưng giờ đây lại có hơi hướng phù phiếm, kiểu cách. Nó bị gắn với ám ảnh vòng hai và cơn cuồng bụng sáu múi, phần nào mách bảo về điều kiện sống và sức khỏe của chủ nhân.
Những người Pháp làm ra những cái thắt lưng đắt đỏ nọ cũng là chủ nhân câu ngạn ngữ “Thắt lưng càng dài cuộc đời càng ngắn”, không lẽ muốn tiết kiệm da cá sấu làm thắt lưng?
Tuổi thọ là “món quà” lớn nhất của cuộc đời mà ai cũng mong muốn nhưng rất khó để nhiều người có được. Do đó, hãy lưu ngay bí quyết trường thọ “đơn giản mà có võ” của cụ bà 103 tuổi để có thể sống lâu, sống khỏe như cụ nhé!
Các chuyên gia y tế phân tích cho biết có nhiều căn bệnh là tác nhân ảnh hưởng lớn nhất đến tuổi thọ con người, đặc biệt là các bệnh tim mạch. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, số người mắc các bệnh tim mạch trên thế giới chiếm tới 1/3 tổng dân số. Hàng năm số người tử vong vì các bệnh tim mạch và mạch máu não lên tới 17 triệu người. Quả là một con số khủng khiếp!
Người ta nói rằng: “Tuổi thọ của một người do huyết quản quyết định.” Điều này dường như có cơ sở khoa học.
Tại sao lại nói “mạch máu sống như người”?
Vào thế kỷ 19, các chuyên gia y tế Pháp đã đưa ra một nhận định rằng con người sống chung với động mạch. Điều đó có nghĩa là sức khỏe của mạch máu ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ. Khi tuổi càng cao thì mạch máu cũng dần bị lão hóa và tắc nghẽn.
Giáo sư Hồ Đại Nhất, là một chuyên gia nổi tiếng về các bệnh tim mạch và mạch máu não ở Trung Quốc, cho biết: “Động mạch của một người càng lớn tuổi thì con người càng già đi.”
Bác sĩ Khang Giảng Đàm của Bệnh viện Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán cũng đưa ra lời giải thích liên quan: “Sự lão hóa của các mạch máu gây ra những thay đổi bất thường trong các cơ quan trong cơ thể. Sự lão hóa của mạch máu là vô hình, nhưng sự thay đổi bệnh lý của nhiều cơ quan xảy ra cùng với sự lão hóa mạch máu. Khi mạch máu già đi, con người cũng già đi.”
Dưới đây là 5 nguy cơ chính của lão hóa mạch máu hoặc ảnh hưởng đến tuổi thọ
1. Mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não: Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não đứng hàng đầu trong các bệnh liên quan đến tuổi già.
2. Nhồi máu cơ tim cấp đột ngột: Nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào.
3. Xuất huyết não: Xuất huyết não có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khó có thể phòng tránh.
4. Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến việc đứng và đi lại
5. Tắc nghẽn mạch máu, gây tổn thương tim và não, ảnh hưởng đến trí nhớ
Bí ẩn của cụ bà 103 tuổi mà sức khỏe vẫn như tuổi xuân xanh
Cụ bà họ Vương ở Hà Nam, Trung Quốc, năm nay đã 103. Bà dường như đã bị năm tháng lãng quên vì đã trăm tuổi nhưng tinh thần của cụ vẫn rất minh mẫn, thân hình cường tráng, khỏe mạnh. Cụ bà tự nên kế hoạch chăm sóc bản thân và không dựa dẫm vào gia đình.
Trong lòng bà con làng xóm, bà Vương là một người dễ mến, hay trò chuyện với mọi người. Ngày nào bà cũng vui vẻ, hạnh phúc. Ai ai cũng ghen tỵ với bà.
Trong một lần được hỏi về bí quyết giúp bà Vương sống lâu mà cơ thể vẫn khỏe mạnh như lớp thanh niên, bà Vương không giấu giếm gì mà vui vẻ chia sẻ rất tường tận về 4 bí quyết nhỏ của mình. Đây đều là những bí quyết hữu ích giúp nuôi dưỡng cơ thể. Và đặc biệt là, người trẻ hoàn toàn có thể học theo ngay từ bây giờ để duy trì tuổi thọ dài lâu như bà.
1. Bổ sung dinh dưỡng cho não
Cây Chi Phong
Bộ não là cơ quan quan trọng, điều khiển mọi hoạt động của cơ thể người. Do vậy, khi não bộ bắt đầu gửi những tín hiệu nguy hiểm, hãy nhớ bổ sung dinh dưỡng cho não.
Chất glycosides, được chiết xuất từ cây Acer truncatum (cây Chi Phong), không chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển của mô não mà còn cải thiện lưu thông máu của não. Đồng thời, đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy trong máu cho các tế bào não và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra, nó là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất đối với các tế bào não và dây thần kinh và là nguồn quan trọng để sửa chữa hệ thống thần kinh não. Bên cạnh đó, chất glycoside trong cây Chi Phong có thể ngăn ngừa tổn thương não và nhồi máu não ở người trung niên và cao tuổi, đồng thời làm giảm các triệu chứng như bệnh Alzheimer, hay quên và mất trí nhớ.
2. Gõ răng và nuốt nước bọt
Nước bọt đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người và có thể được sử dụng giải pháp này để chống lão hóa. Y học cổ truyền Trung Quốc gọi nó là nước ngọc nước vàng. Bà Vương đã thực hiện bí quyết gõ răng (nhai giả) để sinh nước bọt, sau đó nuốt vào. Nước bọt có tác dụng nuôi dưỡng thận, sinh tinh, đặc biệt tốt cho nam giới.
3. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Bà Vương rất ít khi ăn đồ nhiều dầu mỡ. Vườn rau nhỏ là nguồn cung cấp thức ăn của bà. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng giúp mạch máu của bà khỏe mạnh.
Ngoài ra, khi ăn uống, nhất định phải giữ cho tâm trạng thoái mái, ăn uống với tất cả niềm vui và sự bình an. Ăn phải chậm thì mới cảm nhận được tất cả hương vị có trong món ăn, từ đó giúp tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả. Tuyệt đối không nên tức giận, khó chịu hay buồn chán khi ăn.
Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch, bạn càng ăn uống lành mạnh thì cơ thể bạn sẽ càng khỏe mạnh.
4. Tâm trạng tốt có thể chống lại bệnh tật
Tâm trạng tốt là đảm bảo cho một sức khỏe tốt. Tâm trạng vui vẻ, khí huyết trong cơ thể lưu thông trơn tru hơn, đặc biệt là máu trong tim mạch và mạch máu não, giảm tắc nghẽn mạch máu.
Những thói quen và cách sống của bà Vương 103 tuổi là điều mà mỗi chúng ta nên học hỏi. Nếu muốn sống lâu hơn, chúng ta phải hành động. Càng sớm càng tốt.
Những gì diễn ra trong tương lai sẽ là một trong những câu chuyện mang tính kinh tế và quan trọng nhất của thập kỷ tới, dù Elon Musk có thực sự định cư trên sao Hỏa hay không.
Richard Branson, Jeff Bezos và Elon Musk đều là những tỷ phú có ý định hoặc đã bay lên vũ trụ. Trước đây, một số người giàu cũng thực hiện những chuyến đi tương tự, nhưng Branson và Bezos lại không chỉ trả tiền vé mà họ còn đầu tư cả con tàu. Trong tương lai, những người như vậy – nếu đủ giàu có, họ sẽ không còn phải phụ thuộc vào những con tàu không gian của chính phủ khi muốn rời khỏi Trái Đất.
Một số người đã dành nhiều lời khen về khía cạnh kỹ thuật và sự toàn vẹn khi chở một nhóm người lên rìa vũ trụ sau đó quay trở lại trái đất an toàn, hoặc điều kỳ diệu khi vượt qua ranh giới của những điều khả thi.
Tuy nhiên, phần lớn sự kiện này lại cho thấy rằng các tỷ phú thay vì tập trung nguồn lực vào hỗ trợ những khó khăn do đại dịch gây ra, hoặc biến đổi khí hậu hay bất kỳ cuộc khủng hoảng này, thì họ lại chi tiền cho những thứ khác. Trái Đất đã không còn nguyên vẹn. Có lẽ rằng, những tỷ phú này nên cất con tàu vũ trụ trong vài thập kỷ và tập trung vào một số mối quan tâm trước mắt nhiều hơn.
Một vài thập kỷ trước, khi các công ty hàng không vũ trụ của 3 vị tỷ phú này mới chỉ bắt đầu hoạt động, nhiều người nói rằng mục tiêu của họ là điều viển vông. Hiện tại, phe chỉ trích mới chính là bên có tầm nhìn quá hạn hẹp, dù họ là những người hoạch định chính sách. Song, đằng sau những chuyến bay của các tỷ phú là cả một lĩnh vực hàng không vũ trụ rộng lớn.
Sau nhiều thập kỷ, quỹ đạo Trái Đất và những điểm xa hơn đã được thương mại hóa với tốc độ đáng kinh ngạc nhờ sự phát triển của các công ty tư nhân. Việc Branson và Bezos sẵn sàng bay lên vũ trụ bằng những con tàu của riêng mình không chỉ là sự chứng thực rằng tàu của họ đã đủ an toàn để chính họ thử nghiệm và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Ngay cả khi Bezos đã quyết định rút khỏi sự kiện này, những người khác vẫn tiếp tục bay vào không gian và có thể lên tới hàng nghìn người và hàng chục nghìn loại máy móc được thiết kế để phục vụ cho những chuyến bay đó. Những gì diễn ra trong tương lai sẽ là một trong những câu chuyện mang tính kinh tế và quan trọng nhất của thập kỷ tới, dù Elon Musk có thực sự định cư trên sao Hỏa hay không.
Dưới đây là một vài trong số những câu chuyện ít được chú ý về ngành hàng không vũ trụ tư nhân. Đầu tiên là đợt niêm yết của một công ty có tên Astra Space – được các nhà đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn. Họ đã chế tạo một tên lửa bay theo quỹ đạo chỉ trong vài năm. Mục tiêu là đưa vệ tinh bay vào quỹ đạo mỗi ngày.
Ngay sau khi Astra niêm yết với định giá 2,1 tỷ USD, nhà sản xuất vệ tinh Planet Labs – công ty sử dụng hàng trăm “con mắt” trên bầu trời để chụp ảnh Trái Đất mỗi ngày, cũng công bố kế hoạch tương tự với giá trị 2,8 tỷ USD. Trong khi đó, Firefly Aerospace sở hữu một tên lửa ở California, đang chờ đợi khu vực này giải phóng mặt bằng để “cất cánh”.
Ngoài ra, OneWeb và SpaceX cũng thường xuyên phóng vệ tinh quanh Trái Đất để phục vụ mục đích truy cập internet tốc độ cao. Rocket Lab đến từ New Zealand – quốc gia trước đây không có tàu vũ trụ, đang lên kế hoạch cho các sứ mệnh lên mặt trăng và sao Kim.
Thời gian gần đây, cơn sốt SPAC mang lại cơ hội đặc biệt lớn cho lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân, bao gồm các công ty trên. Việc tiếp cận thị trường vốn dễ dàng hơn đã giúp họ thu hút hàng tỷ USD từ nhà đầu tư vào một ngành từng phụ thuộc vào chính phủ. Do đó, số lượng vệ tinh quay quanh Trái đất được dự kiến sẽ tăng từ khoảng 3.400 đến 50.000-100.000 trong thập kỷ tới.
Dù con số ước tính ở trên có thể thay đổi một chút, nhưng thông điệp chính ở đây vẫn không thay đổi: ngành hàng không vũ trụ tư nhân đang nở rộ. Cuộc đua bay lên vũ trụ trong tháng này trong mới chỉ là khởi đầu cho sự thay đổi lớn hơn nhiều.
Để thấy được ngành hàng không vũ trụ tư nhân đã đi được bao xa, hãy nhìn vào Decker Eveleth – người mới chỉ vài tuần trước là sinh viên năm cuối tại Đại học Reed. Tháng trước, trong khi đang tìm kiếm hình ảnh vệ tinh về kho dự trữ vũ khí và cơ sở hạ tầng quân sự khác, anh phát hiện ra 100 hầm chứa tên lửa đạn đạo trên một vùng sa mạc miền bắc Trung Quốc.
Ngoài ra, khách hàng còn sử dụng mạng lưới vệ tinh để theo dõi sức khỏe cây trồng, lượng khí thải của nhà máy và tình trạng của những khu rừng nhiệt đới. Các dịch vụ internet vệ tinh của SpaceX và OneWeb có tiềm năng phục vụ hàng tỷ người không thể truy cập băng thông rộng theo cách khác. Do đó, có thể thấy, các tỷ phú như Branson hay Bezos chỉ là một phần tương đối nhỏ trong bức tranh toàn cảnh về ngành hàng không vũ trụ tư nhân.
Đương nhiên, những yếu tố rủi ro đến từ các công ty này vẫn tồn tại, ví dụ như lợi nhuận chưa được đảm bảo. Dù những doanh nghiệp như SpaceX, Rocket Lab và Planet được định giá hàng tỷ USD, nhưng họ vẫn chưa có khả năng sinh lời nhờ vào các dự án ngoài không gian.
Tham khảo Bloomber /Lục Lam / Theo Doanh nghiệp và Tiếp thi