Thăm loạt di tích trăm tuổi ở quê Hồ Xuân Hương

NGHỆ AN – Xã Quỳnh Đôi – quê hương “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương có 8 di tích quốc gia, nhiều đền thờ cổ kính, con người hiếu học, phong cảnh nên thơ, là điểm đến hút khách quanh năm.

Xã Quỳnh Đôi rộng 4,15 km2, gồm 8 thôn, nằm cách trung tâm huyện Quỳnh Lưu 5 km về phía đông bắc, nổi tiếng với bề dày văn hóa, truyền thống cách mạng và khoa bảng.

Theo thống kê của UBND xã Quỳnh Đôi, từ năm 1378-1918, xã có 734 người đậu tú tài và cử nhân, 4 phó bảng, 7 tiến sỹ, 2 hoàng giáp, một thám hoa. Sau năm 1945 đến nay, xã có 55 tiến sĩ, 16 phó giáo sư.

Quỳnh Đôi là tên xã, cũng có làng cùng tên. Đầu xã là cổng làng Quỳnh Đôi nằm trên tỉnh lộ 537D, xung quanh là những cánh đồng lúa xanh mướt. Cổng cao 14 m, rộng 22 m, khánh thành năm 2016, được xây từ nguồn tiền công đức của những người con xa quê.

Quỳnh Đôi là quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822). Bà vốn thông minh, sắc sảo, ứng biến nhanh song cuộc đời gặp nhiều éo le khi hai lần đò đều lỡ dở, bao nhiêu nỗi niềm đều gửi hết vào thơ.

Hồ Xuân Hương được nhiều người mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” không chỉ bởi số lượng tác phẩm mà còn bởi lối thơ điêu luyện, hàm ý sâu sắc. Các tác phẩm của bà hiện còn nhiều bài ở mảng thơ Nôm truyền tụng như Bánh trôi nước, Vịnh cái quạt, Lời mời trầu.Trên ảnh là tượng Hồ Xuân Hương đặt trong khuôn viên nhà thờ họ Hồ.

Quỳnh Đôi là điểm đến nổi tiếng về văn hóa, du lịch của huyện Quỳnh Lưu. Toàn xã có 8 di tích lịch sử văn hóa quốc gia, một di tích cấp tỉnh.

Khi bước qua cổng làng, du khách có thể ghé thăm quần thể mộ và nhà thờ Hoàng giáp – Thượng thư Quỳnh quận công Hồ Phi Tích. Công trình được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia năm 2015.

Bên cạnh nhà thờ Hồ Phi Tích là vườn trúc rộng hàng trăm mét vuông. Gần đó là các ngôi mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhà yêu nước Hồ Tùng Mậu, bia tưởng niệm anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan.

Hằng năm, vào dịp lễ Tết, quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đón hàng nghìn du khách tới ghé thăm. Địa phương đã bố trí hướng dẫn viên mặc áo dài truyền thống, kể cho mọi người nghe các câu chuyện về sự tích của làng Quỳnh cũng như sự đóng góp của các nhân vật lịch sử.

Các biển chỉ dẫn tới những địa danh trong nổi tiếng xã đều được ghi trên tấm gỗ tạo hình con cá. Hồi cuối năm 2023, xã Quỳnh Đôi phục dựng chuyện xưa “cơm cá gỗ“, mời du khách đến xem để giới thiệu về vùng đất hiếu học, giàu nhân kiệt. Điển tích “cơm cá gỗ” gắn với tính cách con người nơi đây, hiếu học, vượt khó vươn lên, nỗ lực thành tài.

Cách trung tâm xã khoảng 500 m là nhà thờ họ Hồ đại tộc ở thôn 4, tọa lạc trên khuôn viên rộng hơn 6.000 m2. Công trình được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1992, tưởng niệm cụ Hồ Kha (người có công lập xã) cùng các bậc hậu duệ trong họ có công với đất nước.

Cách nhà thờ họ Hồ khoảng 200 m là di tích lịch sử văn hóa quốc gia nhà thờ họ Nguyễn Triệu Cơ, tưởng nhớ Nguyễn Thạc cùng các bậc tiền nhân trong dòng họ có công giúp nước, giúp dân.

Nguyễn Thạc quê ở Hải Dương, từng cùng với những bậc tiền nhân của họ Hồ như Hồ Hồng, Hành Khiển có công chiêu dân khai hoang lập ấp. Năm Khải Định thứ 9 (1924), ông được phong làm phúc thần của làng Quỳnh cùng với các ông Hồ Kha, Hồ Hồng.

Nhà thờ họ Nguyễn Triệu Cơ có nhiều hạng mục cổ kính, thiết kế theo kiến trúc thời Trần, mỗi ngày đều có khách tới tham quan, chụp hình.

Đình Quỳnh Đôi đối diện với trụ sở UBND xã Quỳnh Đôi, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1991. Đình trước đây là trung tâm hành chính, văn hóa của làng Quỳnh.

Đình mặt chính hướng Đông Nam, có 5 gia, 24 cột cao hơn 5 m, xây theo kiểu tứ trụ với mái chuông, vì kèo chạm trổ hoa văn hoa lá.

Trước Cách mạng Tháng 8/1945, đình là nơi hội họp của Mặt trận Việt Minh. Năm 1978, công trình được nhà chức trách địa phương dùng làm nhà truyền thống để giáo dục truyền thống cách mạng cho con em.

Nhà thờ họ Dương cũng là công trình kiến trúc cổ tồn tại hàng trăm ở làng Quỳnh. Đây là dòng họ có truyền thống cách mạng và hiếu học, nhiều người đỗ đạt thành danh, được vua Lê ban tặng 8 chữ vàng “Thanh bạch môn phong, thế xuất khoa bảng”, dịch nghĩa là “Nếp nhà thanh bạch, đời cử khoa danh”.

Ngoài các công trình trên, xã Quỳnh Đôi còn nhiều di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh khác như đền thờ Hoàng Khánh, nhà thờ và mộ Hồ Tùng Mậu, mộ và đền thờ Hồ Sỹ Dương, đền Thần.

Ở cánh đồng ngoài làng Quỳnh có giếng cổ Bà Cả, gắn liền giai thoại gánh nước nước trượt chân của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương.

Tương truyền, những lần về quê Quỳnh Đôi, Hồ Xuân Hương đi gánh nước ở giếng Cả, đựng nước vào 2 chiếc nồi đất. Vốn không thạo việc nhà nông, nữ sĩ gánh nước lóng ngóng, trượt chân ngã, nồi đất vỡ tung.

Nhiều nữ du khách khi đến làng Quỳnh thường mặc áo tứ thân ra giếng Bà Cả, mang theo gánh nước cùng nồi đất để chụp hình check in.

Là vùng đất nổi tiếng, song Quỳnh Đôi có nguy cơ bị “xóa sổ” do có thể được đổi tên sau khi sáp nhập với xã Quỳnh Hậu.

Lãnh đạo xã Quỳnh Đôi nói địa bàn là quê hương “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, lịch sử hơn 600 năm, có bề dày văn hóa, tiềm năng du lịch lớn, nếu không còn nữa thì ai cũng trăn trở, nên họ kiên quyết giữ lại tên.

Xã Quỳnh Hậu giáp Quỳnh Đôi về phía đông, diện tích 5,68 km2, lịch sử gần 400 năm, người dân làm nông nghiệp và buôn bán. Xã có hai vị thành hoàng làng được vua Lê Đại Hành sắc phong, tiềm năng du lịch nổi tiếng với di chỉ khảo cổ học Đền Đồi cùng nhiều lễ hội truyền thống như hát ghẹo, tuồng chèo.

Chủ tịch xã Trần Đức Hữu cho biết địa bàn cũng có truyền thống lịch sử “không thua xã bạn, nếu không thể giữ thì tên mới cũng phải gợi nhớ đến xã cũ”.

Ngày 17/4, UBND tỉnh Nghệ An cho biết không chấp thuận tờ trình tên xã mới sau sáp nhập của huyện Quỳnh Lưu, trong đó có việc đổi tên xã Quỳnh Đôi. Thường trực Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An yêu cầu huyện làm lại quy trình, làm rõ việc đặt tên đơn vị hành chính mới dựa trên cơ sở nào, người dân có đồng thuận không và báo cáo tỉnh trước ngày 20/4.

Đức Hùng / Vietnam Express

Chekhov giữa văn học và y học

Truyện ngắn và những vở kịch của nhà văn Chekhov là những trang viết thể hiện đời sống nội tâm sâu sắc của con người. Trong cảm nhận của nhà văn, tính duy lý của những luận điểm khoa học không có khả năng đem đến cho con người sự giải đáp cho những câu hỏi quan trọng như “Ý nghĩa của cuộc sống là gì?”.

Rất nhiều tác phẩm của ông là sự khám phá cuộc sống, trong đó con người được miêu tả như là những nạn nhân của một xã hội xô bồ và xuẩn ngốc.

Nhà văn Anton Pavlovich Chekhov.

Chekhov tốt nghiệp Đại học Y năm 1884 và trở thành bác sĩ tại một bệnh viện ở ngoại ô Matxcơva. Năm 1892, ông mua một khu đất tại ngôi làng Melikhovo cách thủ đô 70 km về phía nam và sống ở đây cho tới khi căn bệnh lao phổi buộc nhà văn phải chuyển đến Yalta – vùng đất có khí hậu ôn hòa hơn.

Tại Melikhovo, với tư cách là một bác sĩ, Chekhov từng chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân, cùng các nhà chức trách vùng này chiến đấu chống lại dịch tả đồng thời nỗ lực xóa nạn mù chữ cho nhân dân. Dù chẳng lấy gì làm giàu có nhưng Chekhov thường chữa trị miễn phí cho người bệnh. Năm 1890, ông thực hiện một chuyến hành trình qua Siberia đến hòn đảo Sakhalin – nơi giam giữ những phạm nhân người Nga. Kết quả của chuyến đi khủng khiếp kéo dài 3 tháng này là những trang viết đầy xúc động về những cuộc tra tấn thô bạo mà nhà văn được tận mắt chứng kiến. Những trang viết này đã gây chấn động mạnh trong dư luận Nga khiến các nhà chức trách nước này đã phải hủy bỏ hình phạt nhục thể đối với phụ nữ vào năm 1897 và đối với nam giới năm 1904.

Mặc dù suốt ngày tất bật với công việc của một bác sĩ nhưng ban đêm, Chekhov vẫn tranh thủ sáng tác. Ông sáng tạo nên hàng trăm nhân vật điển hình cho những con người yếu đuối, thụ động và vô tích sự. Những truyện ngắn của Chekhov được Tolstoy so sánh với nhữg họa phẩm của trường phái ấn tượng, còn những vở kịch xuất sắc của nhà văn như Ba chị em, Vườn anh đào… cho tới nay vẫn là nguồn cảm hứng vô tận với các đạo diễn sân khấu trên toàn thế giới. Phòng số 6 là một kiệt tác của Chekhov. Sau khi đọc tác phẩm này, tiểu thuyết gia Nikolay Leskov nhận xét: “Phòng số 6 chính là nước Nga”.

Chekhov luôn tâm niệm, sự cộng hưởng giữa cảm hứng văn học và những hiểu biết về y học có thể mang đến cho nhà văn những sáng tạo đặc biệt. Trong lá thư gửi cho một người bạn, nhà văn viết: “Y học như là người vợ trung thành, còn văn học lại giống một tình nhân nhỏ của tôi. Khi tôi chán “vợ”, ban đêm tôi đến với “tình nhân”. Mặc dù điều này không xảy ra thường xuyên như một thói quen nhưng nó giúp tôi giũ bỏ sự nhàm chán và “vợ” cũng như “tình nhân”, không ai quá sức chịu đựng vì sự bội phản của tôi”. Nhờ tài năng văn học và những hiểu biết về y học, Chekhov đã để lại cho nhân loại những truyện ngắn và những vở kịch xuất sắc.

Điều trớ trêu là người thầy thuốc nhân từ của hàng nghìn người nghèo đã qua đời vì bệnh lao phổi khi chỉ mới 44 tuổi. Ông mất tại một khu điều dưỡng ở Đức và được an táng tại Maxcơva.

VNEXPRESS / The American Journal of Psychiatry / Văn học Saigon

Luộc trứng gà theo cách này không khác gì rước bệnh vào người

Luộc trứng theo những cách dưới đây không những khiến món ăn mất chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe của người dùng.

Thả trứng vào nồi nước đang sôi sẽ khiến vỏ trứng dễ bị nứt vỡ và lòng trắng, lòng đỏ có thể tràn ra ngoài.

Trứng luộc với nước trà

Trứng luộc nước trà là một sự kết hợp rất nguy hiểm vì trứng và trà là 2 thực phẩm kỵ nhau. Trong lá trà có chứa một lượng lớn axit tannic, khi kết hợp với protein có trong trứng sẽ tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột. Nếu ăn quá nhiều, bạn có thể đối mặt với chứng táo bón, mệt mỏi, thậm chí là gây ngộ độc.

Ngoài thói quen luộc trứng với trà thì ăn trứng gà kèm với việc uống trà cũng không được khuyến khích.

Luộc trứng trong nồi quá lâu

Khi bạn luộc trứng bạn cần lưu ý chính là thời gian luộc trứng trong nồi không nên để quá 15-20 phút. Khá nhiều bà nội trợ cho rằng, trong khi luộc trứng luộc phải để lâu trong nồi thì mới chín kỹ và diệt sạch được hết vi khuẩn bám ngoài vỏ trứng.

Nhưng trên thực tế, chính điều này lại hoàn toàn sai lầm bởi khi vi khuẩn bị tiêu diệt hết thì các yếu tố sắt và lưu huỳnh trong trứng cũng sẽ được kết hợp với nhau, từ đó làm giảm bớt chất dinh dưỡng trong trứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Khi luộc trứng quá chín, lòng đỏ bên trong sẽ có các vệt màu xám, bở và hơi có mùi lưu huỳnh, lòng trắng thì dai như cao su.

Bạn chỉ nên cho trứng vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi. Sau đó cho nồi ra khỏi bếp, đậy vung và để như vậy trong 10 phút cho trứng lòng đào, để 15 phút để trứng chín vừa.

Thêm nước vào khi đang luộc trứng

Nhiều bà nội trợ khi đang luộc trứng thì cạn bớt nước, nên họ cho thêm nước vào khi đang luộc trứng sẽ khiến trứng dễ bị vỡ, nứt vỏ. Tuy nhiên, hậu quả là phần vỏ bám dính lại, khó bóc hơn và kéo theo đó là vi khuẩn trong nước cũng dễ xâm nhập vào trứng. Hành động này khiến trứng bị mất đi nhiều chất dinh dưỡng nên tốt nhất bạn hãy lấy đủ lượng nước để vừa sấp mặt trứng là được.

Luộc trứng gà theo cách này không khác gì rước bệnh vào người - Ảnh 2.

Trứng nằm trong top đầu danh sách các thực phẩm không nên để qua đêm.

Luộc trứng với nước đang sôi

Thả trứng vào nồi nước đang sôi sẽ khiến vỏ trứng dễ bị nứt vỡ và lòng trắng, lòng đỏ có thể tràn ra ngoài. Ngoài ra, vỏ trứng bị vỡ có thể làm vi khuẩn trong nước xâm nhập vào bên trong trứng, không tốt cho người ăn.

Ngâm trứng nóng với nước lã

Nước lã có chứa rất nhiều vi khuẩn. Khi bạn ngâm trứng vào nước lã và bóc vỏ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong và có thể làm biến đổi thành phần dinh dưỡng của trứng.

Luộc trứng rồi để qua đêm

Trứng nằm trong top đầu danh sách các thực phẩm không nên để qua đêm. Theo chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc, Trương Tân Ý: Bạn không nên để trứng qua đêm, bởi có thể sinh ra vi khuẩn nguy hiểm như E.coli…. gây hại cho đường tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa trong trường hợp nghiêm trọng.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) liệt trứng vào danh sách những món dễ gây ngộ độc nhất. Do trứng thường chứa Salmonella, loại vi khuẩn khiến bạn ngộ độc. Ăn trứng lòng đào để qua đêm có thể khiến bạn bị nhiễm Salmonella, dấu hiệu là tiêu chảy, nôn, sốt, chuột rút… bị ngộ độc thực phẩm hoặc gây hại cho đường ruột.

VTC New

“Việt Nam có thế mạnh rất lớn trong ngành công nghiệp hơn 500 tỷ USD được cả thế giới theo đuổi”

Theo GS Nguyễn Đức Hòa (ĐH Bách Khoa Hà Nội), Việt Nam có nhiều thế mạnh để gia nhập cuộc đua trong ngành công nghiệp hơn 500 tỷ USD với những “gã khổng lồ” trên thế giới.

Tại tọa đàm InnovaConnect “Hệ thống bán dẫn tiên tiến cho thế giới bền vững” ngày 17/4, GS Nguyễn Đức Hòa, GS Vật lý tại ĐH Bách Khoa Hà Nội chia sẻ, ngành công nghiệp bán dẫn rất tiềm năng và đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi. Theo vị GS này, giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu hiện nay là 544,78 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2033, giá trị của ngành này có thể lên tới hơn 1.137 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (từ 2024 – 2033) sẽ là 7,64%. Những con số này cho thấy quy mô và tiềm năng của ngành công nghiệp này là rất lớn.

“Việt Nam có thế mạnh rất lớn trong ngành công nghiệp hơn 500 tỷ USD được cả thế giới theo đuổi”- Ảnh 1.
GS Nguyễn Đức Hòa cho rằng Việt Nam nên chọn đúng điểm mạnh để cạnh tranh với các thị trường khác trong lĩnh vực bán dẫn.

Theo GS Nguyễn Đức Hòa: “Ở Việt Nam hiện có nhiều trung tâm có thể sản xuất các thiết bị về chất bán dẫn như tại các trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP HCM… Nhưng sản xuất chip bán dẫn ở nước ta thì chưa nhiều“.

Lấy hình ảnh con kiến và con voi để chỉ ra đâu là cơ hội cho Việt Nam chiến thắng trong cuộc đua bán dẫn, GS Nguyễn Đức Hòa chia sẻ: “Nếu chúng ta mang sức ra chiến đấu trong cuộc đua này thì đúng là con kiến so với con voi. Bởi vì tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) đều rất mạnh về sản xuất chip bán dẫn. Họ hơn hẳn chúng ta về nhiều thứ cả về công nghệ, khách hàng… Do đó, chúng ta nên nghĩ đến việc tham gia vào những phân khúc mà mình có thế mạnh và lợi thế“.

GS Nguyễn Đức Hòa hiện là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam, Thành viên của hội đồng Quỹ Nafosted ngành Vật lý và là Phó Hiệu trưởng Trường Vật liệu – ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Theo GS, tại thời điểm này ở Việt Nam, việc đầu tư xây dựng một phòng thí nghiệm lớn để có thể sản xuất được như nước ngoài. Nhưng với những phòng thí nghiệm được đầu tư như hiện nay, đơn cử như tại ĐH Bách Khoa Hà Nội, chúng ta cũng hoàn toàn có thể làm ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, thậm chí là thương mại hóa nếu có sự quan tâm và tham gia của các doanh nghiệp.

Chúng ta chọn đúng điểm mạnh để cạnh tranh với các thị trường khác. Chúng ta cũng có những hợp tác với các doanh nghiệp. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam cũng đang có những chính sách hỗ trợ cho phát triển ngành bán dẫn. Thị trường trong ngành công nghiệp bán dẫn còn rất lớn. Vì vậy, thị trường không phải là vấn đề cần lo lắng“, GS Nguyễn Đức Hòa cho hay.

Cuộc đua và tốc độ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đang nóng hơn bao giờ hết. Theo dự báo của các chuyên gia về quy mô và giá trị tăng trưởng của ngành này, cho thấy nhu cầu quan trọng về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Phát triển nguồn nhân lực rất quan trọng. Khi con người được đào tạo bài bản, đầu tư đúng lúc thì đây hoàn toàn có thể là thế mạnh của Việt Nam. Khi tôi học và làm việc với các đối tác nước ngoài, họ thích người Việt Nam hơn. Bởi người Việt chúng ta nhiều khi làm 10 nhưng chỉ nói 5, nói 3 thôi. Điều này có nghĩa là chúng ta làm thật. Cho dù đầu tư gì đi chăng nữa thì con người vẫn là yếu tố quan trọng. Chúng ta cần những người có kỹ năng, có năng lực và thái độ làm việc tốt“, GS Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh.

“Việt Nam có thế mạnh rất lớn trong ngành công nghiệp hơn 500 tỷ USD được cả thế giới theo đuổi”- Ảnh 3.
GS Park Inkyu, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), đánh giá cao về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.

Đồng quan điểm với GS Nguyễn Đức Hòa, theo GS Park Inkyu tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), Việt Nam có dân số trẻ và nền tảng giáo dục tốt. Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn. Hơn nữa, Việt Nam đang trong giai đoạn mở rộng về địa điểm sản xuất. Đây chính là cơ hội để thu hút đầu tư từ các công ty bán dẫn quốc tế.

Đơn cử như việc hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. “Việt Nam sẽ có cơ hội để phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc sẽ có thể mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao“, GS Park Inkyu chia sẻ.

“Việt Nam có thế mạnh rất lớn trong ngành công nghiệp hơn 500 tỷ USD được cả thế giới theo đuổi”- Ảnh 5.
GS Lee Young Hee, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KAST), phát biểu tại tọa đàm.

Về tiềm năng phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam, theo GS Lee Young Hee, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KAST), Giám đốc Trung tâm Vật lý Cấu trúc Nano Tích hợp (CINAP) tại ĐH Sungkyunkwan, ông đã theo dõi và tìm hiểu về ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam trong thời gian qua. 

Theo ông, để xây dựng và phát triển nền công nghiệp mới này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực. Việt Nam có thế mạnh dân số trẻ. Tôi nghĩ rằng việc đầu tiên Việt Nam nên làm là tập trung vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo, tôi cho rằng cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ từ phía Chính phủ để cải thiện về cơ sở hạ tầng, trang bị thiết bị hiện đại cho các trường đại học. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực của tất cả các bên liên quan“.

“Học ở đâu cũng khổ, nhưng không khổ thì không thành người”

“Việt Nam có thế mạnh rất lớn trong ngành công nghiệp hơn 500 tỷ USD được cả thế giới theo đuổi”- Ảnh 6.
Theo GS Nguyễn Đức Hòa, các bạn sinh viên theo đuổi lĩnh vực bán dẫn hoàn toàn có việc làm tốt, thu nhập cao nếu học tập chăm chỉ và nghiêm túc.

Đây là chia sẻ của GS Nguyễn Đức Hòa dành cho những bạn trẻ theo đuổi lĩnh vực bán dẫn. “Nếu mình đã lựa chọn ngành nghề gì thì trước hết phải thích nó. Khi yêu thích nó thì mình sẽ làm việc bằng đam mê, niềm vui thì chắc chắn đầu ra sẽ hiệu quả. Trong tất cả các lĩnh vực đều có cơ hội, nhưng cơ hội lại không dành cho những người lười biếng. Tôi thường nói với các sinh viên của mình rằng đã vào đây học là để sau này đi ra ngoài làm việc, chứ không phải học vì điểm“, GS Nguyễn Đức Hòa nói.

Chia sẻ về thu nhập trong ngành bán dẫn sau khi ra trường, GS nhấn mạnh: “Tôi thường nói với sinh viên Bách Khoa, nếu như em trông chờ người khác trả lương cho em thì em không bao giờ được lương cao. Thay vào đó, tại sao em không nghĩ đến việc mình làm để tích lũy kinh nghiệm và một thời gian sau có thể trả lương cho người khác“.

Ngành công nghiệp bán dẫn hiện nay ở Việt Nam vẫn chỉ phụ thuộc vào các tổ chức nghiên cứu, một số nhà máy và các viện trường. Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Đức Hòa, với sự vào cuộc của Chính phủ, sự đầu tư và hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp cùng với việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thì Việt Nam hoàn toàn có nhiều cơ hội phát triển trong ngành công nghiệp hơn 500 tỷ USD này.

InnovaConnect là sáng kiến mới nhất của Quỹ VinFuture để tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện “Đối thoại khám phá tương lai VinFuture” từ mùa giải VinFuture 2023. Mục tiêu là nhằm tăng cường giao lưu học thuật, trao đổi chuyên môn và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học uy tín thế giới với các Viện – Trường hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học – công nghệ.

Minh Hằng / Shoha / (Ảnh: MH)

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD

Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Tại ĐHĐCĐ, HĐQT Vingroup đề ra mục tiêu 200.000 tỷ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD- Ảnh 1.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng tại ĐHĐCĐ thường niên 2024. Ảnh: VIC

Bên cạnh các kế hoạch và mục tiêu đề ra, tại ĐHĐCĐ, HĐQT cùng các cổ đông tham dự đã có phiên thảo luận sôi nổi, trong đó có liên quan tới VinFast, biểu tượng truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt khi chính thức được niêm yết trên Sàn Chứng khoán Nasdaq Stock LLC của Mỹ và trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu.

VinFast đã xuất ra thị trường gần 35.000 ô tô điện và hơn 72.000 xe máy điện trong năm 2023, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ về xu hướng chuyển đổi xanh.

Tại cuộc họp này, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định, tương lai của Vingroup là VinFast và sẽ không bao giờ bỏ VinFast. Người đứng đầu Tập đoàn Vingroup thể hiện niềm tin vào thị trường xe điện trong tương lai khi cho rằng đây là xu hướng tất yếu. Đặc biệt, VinFast sẽ có dòng tiền dương từ năm 2026 và bắt đầu có lãi tại các thị trường.

VinFast sẽ bán tín chỉ carbon

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD- Ảnh 3.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Tổng giám đốc VinFast từ đầu năm 2024. Ảnh: VIC

Tại phiên thảo luận, đại diện cổ đông đặt câu hỏi: “VinFast hiện thu chủ yếu là bán xe, nhưng theo tôi được biết thì chứng chỉ carbon cũng ra tiền. VinFast giảm thải được rất nhiều carbon, hiện VinFast đã làm hồ sơ pháp lý gì để phát hành chứng chỉ carbon trong thời gian tới?“.

Về vấn đề này, ông Phạm Nhật Vượng cho biết: “Chúng tôi thành lập tổ công tác để thúc đẩy bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác“.

Nếu bán được tín chỉ carbon ở Việt Nam và các thị trường khác trên thế giới sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho VinFast trong tương lai.

Theo các chuyên gia, tín chỉ carbon dù không tác động trực tiếp đến những người mua ô tô nhưng chúng lại được coi là tài sản quan trọng mà các “ông lớn” trong ngành ô tô cần cân nhắc. Các nhà sản xuất xe điện có được một lượng tín chỉ carbon dư thừa từ việc sản xuất xe điện. Họ có thể bán chúng cho những nhà sản xuất ô tô khác để giúp các bên này tuân thủ những quy định về khí thải.

Tín chỉ carbon – cơ hội tăng hàng tỷ USD cho nhà sản xuất xe điện

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD- Ảnh 4.
Việc bán tín chỉ carbon giúp Tesla kiếm được hàng tỷ USD trong hơn 10 năm qua. Ảnh: Getty Images

Trên thực tế, trước VinFast, có nhiều hãng xe lớn trên thế giới đã và đang tiến hành việc bán tín chỉ carbon, song song với hoạt động bán xe. Lợi nhuận của việc bán tín chỉ carbon có thể lên tới hàng tỷ USD. Minh chứng là Tesla của tỷ phú Elon Musk đã thu được khoản tiền lên tới 1,79 tỷ USD từ việc bán tín chỉ carbon trong năm 2023. Thực tế, đây không không phải là lần đầu Tesla kiếm lời từ việc bán tín chỉ carbon.

Trong thời kỳ mà những “ông lớn” như Honda, GM, Ford gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển xe điện, Tesla lại biết cách tận dụng tốt cơ hội để tăng doanh số, kiếm lời. Ngay từ năm 2009, Tesla đã thực hiện một chiến lược gây bất ngờ, đó là bán các khoản tín chỉ carbon.

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD- Ảnh 6.
Doanh thu từ hoạt động bán tín chỉ carbon hàng năm của Tesla. Ảnh: CarbonCredits

Theo Automotive News, từ năm 2009 – 2023, tổng số tiền Tesla kiếm được từ việc bán tín chỉ carbon lên tới gần 9 tỷ USD. Con số này là minh chứng cho thấy chiến lược khôn ngoan này đã mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh doanh cho Tesla.

Trên thực tế, ở Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc cũng đang áp dụng những quy định tương tự quy định về mức tín chỉ carbon đối với các nhà sản xuất ô tô. Điều này không chỉ giúp mang lại cơ hội lớn cho các hãng xe điện về mức lợi nhuận mà họ có thể thu được từ việc bán tín chỉ carbon mà còn góp phần nâng cao ý thức về sản xuất của doanh nghiệp.

Hơn nữa, vì trên toàn thế giới đang tập trung vào mục tiêu giảm lượng khải thải carbon, đồng thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, do đó, theo các chuyên gia, dự kiến nhu cầu về tín chỉ carbon sẽ tăng trong tương lai.

Ngoài các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada và châu Âu, VinFast đang lấn sân sang các quốc gia trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines, khu vực Trung Đông và châu Phi.

Bên cạnh Việt Nam, VinFast cũng đang xúc tiến xây dựng các nhà máy tại Mỹ, Ấn Độ và Indonesia.

Minh Hằng /Bài viết tham khảo nguồn: Tesla, Automotive News

Chùm ảnh: Biệt thự kiểu Tây Ban Nha Bảo Đại tặng nhân tình ở Đà Lạt

Vào năm 1950, Quốc trưởng Bảo Đại đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng cho bà Lê Thị Phi Ánh – một người vợ không chính thức của ông. Từ đó biệt thự có tên là Phi Ánh.

Tọa lạc tại số 1A và 1B, đường Quang Trung, TP Đà Lạt có một tòa biệt thự mang kiểu dáng kiến trúc rất độc đáo. Được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha, biệt thự này gồm hai ngôi nhà tách biệt được nối liền bằng một hành lang bán nguyệt.

Ngôi biệt thự có tường xây bằng đá chẻ dày từ 60 – 80 cm, với rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh, mang đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập…

Một điều lạ nữa là biệt thự này còn có hai bức phù điêu cô gái Chăm cao khoảng 1,5m được đắp nổi ở phần tường vòm và gần cửa chính. Sự xuất hiện những chi tiết đậm chất phương Đông trong một biệt thự kiểu phương Tây đã khiến giới nghiên cứu kiến trúc không khỏi ngạc nhiên.

Những điểm đặc biệt này khiến biệt thự trở thành độc nhất vô nhị trong số hàng trăm ngôi biệt thự được xây dựng từ thời Pháp ở Đà Lạt.

Chùm ảnh: Biệt thự kiểu Tây Ban Nha vua Bảo Đại tặng nhân tình ở Đà Lạt

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vào năm 1950, vua Bảo Đại – khi đó mới về nước để làm “Quốc trưởng” – đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng cho bà Lê Thị Phi Ánh – một người vợ không chính thức của ông. Từ đó biệt thự có tên là Phi Ánh.

Sau khi Bảo Đại bị phế truất, bà Phi Ánh đã lấy chồng sau và không còn sống ở ngôi biệt thự này nữa. Công trình đã rơi vào cảnh hoang tàn trong hàng chục năm.

Những năm gần đây, chính quyền TP Đà Lạt đã cho một công ty thuê lại biệt thự để trùng tu khai thác du lịch. Biệt thự Phi Ánh đã thoát khỏi cảnh hoang phế để trở thành một nhà hàng sang trọng.

Ngày nay, nhiều hiện vật gốc quý giá của ngôi biệt thự vẫn được lưu giữ, như như đôi ghế mạ vàng…

…Chiếc đàn piano bà Phi Ánh từng sử dụng và các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Đến thăm biệt thự Phi Ánh, du khách sẽ có cơ hội sống lại không gian lãng mạn và vương giả mà Bảo Đại đã chia sẻ cùng nhân tình của mình.

Theo KIẾN THỨC

Tôi yêu tiếng nước tôi

Bên cạnh miếng bánh chưng xanh, hoa đào, hoa mai, bát phở bò hay chiếc nem rán, giữa xứ người lạnh lẽo, được trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ quả là một liều thuốc tinh thần…

Mẹ tôi mang trọng bệnh, tôi đón bà sang Pháp để chữa trị nhiều năm nay. Dịp giáp Tết, mẹ tôi đã gặp hai bác sĩ nội trú gốc Việt ở hai bệnh viện khác nhau ở Paris.

Buổi sáng, tôi đưa mẹ đến bệnh viện Da liễu. Cuộc hẹn này chúng tôi phải mất hơn nửa năm mới đặt được. Tiếp đón chúng tôi là một bác sĩ thực tập trẻ gốc Á.

Mẹ tôi không nói được tiếng Pháp nên tôi đóng vai trò phiên dịch. Tôi chỉ mới bắt đầu học tiếng Pháp từ khi sang Pháp cách đây vài năm, trước đó tôi học tiếng Anh. Lẽ dĩ nhiên đâu đó trong cuộc hội thoại, chúng tôi gặp khó khăn khi diễn đạt.

Sau hơn 30 phút thăm khám, cô bác sĩ kê đơn cho mẹ tôi. Tôi khá bất ngờ khi thấy họ của cô, hoá ra cô là người gốc Việt. Mẹ tôi còn sửng sốt hơn, bảo sao cô bác sĩ này “kiêu” thế, không chịu nói tiếng Việt. Tôi phải giải thích cho bà rằng cô ấy được sinh ra ở Pháp và cô ấy không nói được tiếng Việt. Cuộc gặp của chúng tôi kết thúc như bao lần khác mẹ tôi được bác sĩ Pháp thăm khám, hỏi và đáp, kê toa và ra về.

Cuộc gặp với vị bác sĩ nói tiếng Việt

Sau buổi thăm khám ở viện Da liễu, tôi đưa mẹ trở về viện Nội tiết, nơi mẹ tôi đang điều trị. Mẹ tôi vừa yên vị được 2 phút thì một bác sĩ nội trú trẻ bước vào. Anh tiến về phía tôi giới thiệu tên (một cái tên toàn Pháp) và nhiệm vụ, rồi quay sang mẹ tôi và nói rành rọt bằng tiếng Việt:

– Chào cô, cháu là bác sĩ phụ trách cô. Cháu biết nói một ít tiếng Việt và cháu sẽ cố gắng hết sức.

Mẹ tôi và tôi vỡ oà cảm xúc. Suốt 5 năm mẹ tôi điều trị ở viện này, đây là lần đầu tiên mẹ tôi gặp một bác sĩ gốc Việt. Và quan trọng hơn, vị bác sĩ này biết nói tiếng Việt. Tuy khiêm tốn nhận rằng chỉ biết nói “một ít tiếng Việt” nhưng tiếng Việt của cậu ấy còn khá hơn tiếng Pháp của tôi.

Bé gái gốc Việt thăm chùa Trúc Lâm Thiền Viện ở Villebon-sur-Yvette, cách Paris khoảng 20km. Ảnh: Kim Vân

Người vui mừng nhất là mẹ tôi, bà đã có cơ hội bày tỏ biết bao tâm tư nguyện vọng bấy lâu nay không được nói ra. Suốt 5 năm qua, tôi là cầu nối duy nhất giữa bà và các bác sĩ. Dù rằng tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhưng được tự mình nói ra các vấn đề bệnh tật, các trăn trở, và được bác sĩ trực tiếp trả lời, thật là một cảm xúc đặc biệt.

Điều khiến chúng tôi xúc động hơn cả là chính cậu chủ động đăng ký phụ trách chữa bệnh cho mẹ tôi, khi nhìn qua danh sách hồ sơ và biết mẹ tôi là người Việt Nam. Thái độ ân cần của cậu cho chúng tôi cảm giác được “trở về nhà” ở nơi đất khách xa lạ. Tôi cũng cảm nhận được tình cảm của cậu dành cho quê mẹ, cho tiếng mẹ đẻ, dù cậu được sinh ra ở một đất nước khác, dù rằng bố cậu và ông cậu không nói tiếng Việt.

Cuộc gặp gỡ với cậu bác sĩ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.

Nhiều thế hệ người Việt ở nước ngoài chỉ chú trọng vào việc rèn cho con tiếng bản địa mà lơ là việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Mục đích của họ không sai, đó là chỉ có giỏi tiếng bản địa thì con cái họ mới có thể nhanh chóng hoà nhập và vươn lên trong cuộc sống nơi đất khách. Thế nhưng tại sao họ lại chọn bỏ tiếng Việt, trong khi vẫn muốn con mình giỏi thêm tiếng Anh, tiếng Đức…?

Phần lớn phụ huynh lấy lý do là quá bận nên không có thời gian để rèn tiếng Việt cho con, hoặc do trong gia đình chỉ có duy nhất mẹ hoặc bố nói tiếng Việt nên không thể kiên nhẫn duy trì phương pháp “mỗi bố mẹ một thứ tiếng”. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những lý do đó là một thực tế khá rõ ràng rằng tiếng Việt không phải là thứ ngôn ngữ thịnh hành trên thị trường, và phụ huynh chưa nhìn thấy được lợi ích kinh tế khi con mình giỏi tiếng Việt.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều chỉ ra rằng những em bé song ngữ có rất nhiều lợi thế so với những em bé chỉ lớn lên trong môi trường đơn ngữ.

Các em bé song ngữ có khả năng tập trung và ghi nhớ tốt hơn trẻ đơn ngữ do kỹ năng này được luyện tập ngay từ khi sinh ra, bé phải tập trung nghe và ghi nhớ hai ngôn ngữ cùng lúc. Nhờ đó, trí não của các bé phát triển linh hoạt hơn và giúp cho bé có khả năng ngôn ngữ cũng như thành tích học tập tốt hơn.

Chưa kể, trong thế giới phẳng ngày nay, thông thạo thêm một ngoại ngữ và hiểu biết thêm về một nền văn hoá chính là làm giàu cho trí tuệ của bản thân, tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường việc làm.

Ngôn ngữ là một trong các công cụ giúp con người nhìn thế giới, hình thành suy nghĩ và xây dựng bản sắc, là chìa khóa để khám phá nền văn hoá mà ngôn ngữ đó thuộc về. Đối với các gia đình di cư, ngôn ngữ là sợi dây gắn kết yêu thương và nguồn cội. Ngôn ngữ chính là nền tảng để các con bắt đầu xây dựng bản sắc gốc Việt đang chảy trong huyết quản của mình.

Sợi dây gắn kết

Hiện nay, có tới hơn 5,3 triệu người gốc Việt sinh sống và làm việc trên 130 quốc gia và các vùng lãnh thổ và con số này không ngừng tăng lên. Tiếng Việt và văn hoá Việt chính là sợi dây để gắn kết cộng đồng này với nhau hơn. Một cơ sở kiều bào gắn bó có thể hỗ trợ phát triển quốc gia hiệu quả hơn, đồng thời quảng bá văn hoá Việt mạnh mẽ hơn trên khắp thế giới.

Tôi còn nhớ, tại Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng diễn ra tại Paris vào năm 2019, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và EU, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại QH, có phát biểu, mỗi người Việt, dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều có thể trở thành đại sứ văn hoá cho Việt Nam. Chúng ta mang trong mình sứ mệnh đó, để bạn bè quốc tế biết đến một Việt Nam mới mẻ, yên bình và phát triển hơn, thay vì cứ mãi nhìn vào quá khứ hào hùng chiến thắng thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ.

Tôi hiểu, tiếng Việt chưa bao giờ là ngôn ngữ “có giá” trên trường quốc tế, nhưng liệu đó có phải là lý do để nó không chiếm được vị trí ưu tiên trong trái tim và lý trí của người Việt? Ngôn ngữ mẹ đẻ chính là sợi dây gắn kết tuy mỏng manh mà bền bỉ luôn nhắc chúng ta nhớ về bản sắc của mình.

Bên cạnh miếng bánh chưng xanh, hoa đào, hoa mai, bát phở bò hay chiếc nem rán, giữa xứ người lạnh lẽo thiếu không khí ấm áp của ngày đoàn viên, được nghe và trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ quả là một liều thuốc tinh thần sưởi ấm trái tim người xa quê. Năm nay Tổng thống Pháp Macron chúc Tết trên fanpage của ông bằng tiếng Việt, các bạn Việt Nam xa quê có thấy ấm lòng hay không?

Kết thúc buổi trò chuyện, tôi nhờ cậu bác sĩ gửi lời cảm ơn của tôi đến ba mẹ cậu. Cảm ơn vì đã truyền tình yêu nước Việt cho cậu, đã dạy cậu nói tiếng nước tôi và ba mẹ cậu hoàn toàn có thể tự hào về cậu, một bác sĩ người Pháp biết nói tiếng Việt.

Tôi yêu tiếng nước tôi

Từ khi mới ra đời người ơi

Mẹ hiền ru những câu xa vời

À à ơi tiếng ru muôn đời

(Phạm Duy)

NGUYÊN KAN / Văn học Saigon

Ăn rau đúng cách mới có lợi: 4 loại rau củ không nên ăn quá nhiều và hằng ngày, cà chua đứng đầu danh sách

Có một số loại rau củ nhất định cần được chế biến sơ hoặc bảo quản đúng cách trước khi ăn.

Rau củ quả là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích tới sức khỏe của chúng là hiển nhiên. Rau không chỉ cung cấp lượng vitamin phong phú mà còn là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng.

Tuy nhiên, không phải cứ ăn thật nhiều rau, thiếu cân bằng là tốt. Kết hợp các loại rau một cách khoa học và hợp lý, chúng ta mới có thể đảm bảo được một chế độ ăn uống lành mạnh. Có một số loại rau củ nhất định được các chuyên gia khuyến cáo là không nên ăn quá nhiều, ăn thường xuyên mỗi ngày. Các loại thực phẩm này vẫn có thể được sử dụng, tuy nhiên có những khuyến cáo nhất định kèm theo. 

Cà chua xanh chưa chín

Ăn rau đúng cách mới có lợi: 4 loại rau củ không nên ăn quá nhiều và hằng ngày, cà chua đứng đầu danh sách- Ảnh 1.

Cà chua xanh chứa lượng solanine cao, một hợp chất độc hại có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi cà chua chưa chín hẳn, hàm lượng solanine rất cao và có thể gây ngộ độc nếu tiêu thụ quá mức.

Các triệu chứng ngộ độc solanine có thể bao gồm buồn nôn, nôn, chóng mặt, mệt mỏi, sốt,… Trong trường hợp nghiêm trọng, người ngộ độc thậm chí có thể khó thở, tụt huyết áp, hôn mê,… Đặc biệt với những người có sức khỏe yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người già thì tác hại của solanine có thể sẽ nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, khi chọn cà chua chúng ta phải chọn những quả cà chua chín, có màu đỏ tươi. Nếu mua cà chua xanh, tốt nhất bạn không nên ăn trực tiếp mà có thể để một thời gian cho cà chua chín tự nhiên. Đồng thời, khi nấu cà chua cũng phải đảm bảo cà chua chín hoàn toàn để loại bỏ hoàn toàn solanine và giảm độc tính của nó.

Giá đỗ không rễ

Ăn rau đúng cách mới có lợi: 4 loại rau củ không nên ăn quá nhiều và hằng ngày, cà chua đứng đầu danh sách- Ảnh 2.

Bản thân giá đỗ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, các loại giá đỗ không rễ bán trên thị trường có thể bị bổ sung hóa chất trong quá trình trồng để thúc đẩy quá trình sinh trưởng nhanh mà không tạo ra rễ. Các hóa chất tích tụ trong giá đỗ có thể gây hại tiềm ẩn cho sức khỏe con người.

Ngoài ra, giá đỗ không rễ cũng có thể tiềm ẩn vấn đề về an toàn thực phẩm. Do bổ sung hóa chất, giá có thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật khác.  

Bông cải xanh không được chần trước

Ăn rau đúng cách mới có lợi: 4 loại rau củ không nên ăn quá nhiều và hằng ngày, cà chua đứng đầu danh sách- Ảnh 3.

Bông cải xanh là một loại rau họ cải rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này có nhiều lợi ích cho cơ thể như tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và duy trì sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, bông cải xanh còn chứa một chất gọi là glucosinolate. Chất này sẽ phân hủy thành isothiocyanates trong cơ thể con người nếu không sử dụng lâu dài và quá nhiều. 

Vì vậy, khi nấu bông cải xanh, chúng ta phải chần qua trước. Chần không chỉ có thể loại bỏ các chất có hại trong bông cải xanh mà còn giữ được chất dinh dưỡng, khiến hương vị giòn hơn. Trong quá trình chần, chúng ta cũng phải chú ý đến nhiệt độ và thời gian để tránh làm hỏng cấu trúc và dưỡng chất của rau.

Bí ngô đã già

Ăn rau đúng cách mới có lợi: 4 loại rau củ không nên ăn quá nhiều và hằng ngày, cà chua đứng đầu danh sách- Ảnh 4.

Mặc dù bí ngô có thể bảo quản được khoảng 6 tháng ở môi trường khô ráo và từ 1 đến 2 tháng ở môi trường ẩm ướt nhưng giá trị dinh dưỡng của nó đã giảm đi rất nhiều theo thời gian. Đặc biệt, những quả bí đã cắt sẵn dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc do tiếp xúc với không khí, dẫn đến hư hỏng. Thông thường, chúng chỉ có thể bảo quản được từ 3 đến 5 ngày.

Bí ngô sau khi đã già hoặc bị hư hỏng không chỉ có mùi vị kém hơn, giảm giá trị dinh dưỡng mà còn có thể sản sinh ra các chất có hại như aflatoxin. Đây là loại chất nếu hấp thụ lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan và các bệnh khác.

Vì vậy, khi chọn bí ngô, chúng ta nên cố gắng chọn những quả bí tươi và tránh chọn những quả bí đã được bảo quản lâu ngày. Đồng thời, khi bảo quản bí ngô cần chú ý giữ bí khô ráo, sạch sẽ để tránh ẩm mốc, nhiễm bẩn.

Thu Lê /Theo Tổ quốc / Cafe

6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng – 20 năm sau có ‘kho báu’ bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời

Suốt gần 2 thập kỷ, gia đình ông Vừ Rả Tênh đã miệt mài trồng và chăm sóc cho cánh rừng với hàng vạn cây gỗ quý đã tươi tốt, phủ một màu xanh mướt.

6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 1.

Dẫn chúng tôi vào cánh rừng xanh tốt đã được dọn dẹp sạch sẽ phần thực bì, cỏ dại, ông Vừ Rả Tênh (SN 1972) – Bí thư Đảng ủy xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) cho hay, khu rừng với hàng vạn cây gỗ quý này được gia đình ông gieo trồng từ gần 20 năm trước.

“Toàn bộ cánh rừng đều là cây Pơ mu, Sa mu. Ngày mới trồng, cây chỉ cao vài ba chục centimet. Nay nhiều cây đã cao cả chục mét rồi. Thời gian trôi qua nhanh, rừng cây này cũng đã xanh tốt”, ông Tênh nói và cho hay, hiện cây trong rừng đã có tuổi đời từ 18-20 năm tuổi. Đa số các cây đều cao 7-8m, có cây cao cả chục mét, đường kính trung bình 30-40cm.

6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 2.
Cả ngọn đồi trọc giờ đã phủ màu xanh tươi của những cây gỗ quý

Núi Pu Lon là một ngọn núi thuộc bản Huồi Giảng, xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn nằm ở phía tây của tỉnh Nghệ An, cách trung tâm gần 300km, giáp biên giới nước bạn Lào, đường đi khá khó khăn. Người dân nơi đây chủ yếu là dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú…

Ông Vừ Rả Tênh kể, những năm 1996, bố của ông là cụ Vừ Pà Rê (SN 1947) đi vào dãy núi Pu Lon thì phát hiện cánh rừng Pơ mu, Sa mu quý ngày xưa bị tàn phá nham nhở chỉ còn trơ trọi gốc. Đau đáu vì những quả đồi bị “cạo trọc” lộ ra màu của đất, chẳng còn chút màu xanh, cụ Rê bắt đầu nuôi ý tưởng khôi phục lại cánh rừng quý xưa kia.

Nghĩ là làm, ban đầu, cụ Rê một mình lặn lội vào rừng sâu tìm kiếm những cây Pơ mu, Sa mu nhỏ đem về trồng trên những khoảng đồi trọc gần bản Huồi Giảng. Quả đồi rộng lớn, một mình làm không xuể, cụ Rê lại động viên thêm các con trai cùng vào hỗ trợ trồng rừng.

“Đợt đó tôi và 5 anh em theo bố vào để trồng rừng. Sáng sớm 2 bố con đùm theo ít cơm nắm, mang theo dao, cuốc vào rừng tìm cây con. Đi từ sáng sớm nhưng đến trưa mới vào được khu rừng có cây Pơ mu, Sa mu con. Nhổ xong cây lại đem ra khu vực đồi trọc để trồng. Mãi đến tối mịt mới về đến nhà, có khi phải đi 2, 3 ngày mới trồng được cây. Đường xa nên ngày nhiều nhất cũng chỉ trồng được vài chục cây thôi. Nhiều lúc thấy anh em tôi mệt, bố lại đến động viên cùng cố gắng. Bố bảo, cố gắng lên, rừng phải xanh thì bản làng, bà con nhân dân ta mới vui, mới sống được”, ông Tênh kể.

Trồng rừng được một thời gian, những cây Sa mu, Pơ mu con dần cạn kiệt khiến hành trình phủ xanh đồi núi của bố con ông Tênh gặp khó. Nhưng không vì thế mà gia đình ông bỏ cuộc. Khi cây con không còn nữa, bố ông lại nghĩ cách tự nhân giống để có cây trồng. Nghĩ là làm, cụ Rê lại khăn gói cùng các con vào rừng sâu tìm hạt từ quả của cây Sa mu, Pơ mu mang về nhà ươm. Khi hạt nảy mầm lên cao, cả gia đình ông lại mang cây đến những khoảng đồi trọc để tiếp tục hồi sinh cánh rừng quý.

6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 3.
6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 4.
6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 5.

Rừng cây gỗ quý giờ đã cao từ vài mét đến cả chục mét – Ảnh: Hữu Hoàng

“Chúng tôi phải vào rừng nhặt từng quả của cây Pơ mu, Sa mu về phơi khô rồi tách hạt ra. Trong mỗi quả có từ 5-10 hạt. Quả của loại cây này nhỏ hơn ngón tay, hạt thì nhỏ hơn hạt gạo. Có được hạt rồi, bố con tôi phải ngâm hạt, ủ hạt. Mất 2 tháng để hạt nảy mầm nhưng phải đến 7 tháng sau mầm mới tốt lên cao 20-30cm. Lúc đó mới mang cây giống lên đồi trồng được. Giai đoạn này đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiên trì mới làm được”, ông Tênh nhớ lại khoảng thời gian dài ươm hạt để có giống cây quý trồng.

Ngoài việc tự tìm cây con, tự ươm hạt nhân giống, sau đó bố con ông Tênh cũng được chính quyền địa phương hỗ trợ giống cây con và huy động bà con người dân trong xã cùng trồng để việc phủ trống đồi trọc không bị đứt quãng. Tuy nhiên, số người tiếp tục với hành trình này hiện không còn nhiều.

Sau hàng chục năm kiên trì, chăm chỉ, những quả đồi núi trọc ở xã Tây Sơn dần được phủ một màu xanh của những gốc cây Sa mu, Pơ mu quý. Đến nay, trên diện tích 100ha, hàng vạn cây Sa mu, Pơ mu quý đã xanh tươi tốt, vững chãi với núi rừng. Khi những cánh rừng Sa mu, Pơ mu tươi tốt, cụ Vừ Pà Rê cũng qua đời. Để thực hiện ước nguyện của người bố, ông Tênh và những người anh em trong gia đình vẫn tiếp tục nhân giống, bảo vệ rừng trồng một cách đặc biệt.

6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 6.
6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 7.

Ngày nay, cánh rừng Pơ mu, Sa mu nằm sát khu dân cư bản Huồi Giảng 3, cách trụ sở UBND xã Tây Sơn khoảng 4km. Khu rừng có độ dốc thoai thoải, được dọn dẹp lớp thực bì, cây cỏ nên không gian sạch, thoáng đẹp.

Lớp dầu từ Pơ mu, Sa mu tỏa ra một mùi thơm dễ chịu nên những ngày hè, du khách trong và ngoài huyện thường đến chiêm ngưỡng khu rừng và tận hưởng bầu không khí trong lành nơi đây.

“Mấy năm qua, người dân nhiều nơi thường ghé đến khu rừng này để dã ngoại, du lịch sinh thái. Nhất là vào mùa hè, mọi người đến chơi nhiều lắm. Chúng tôi không thu tiền người dân mà khuyến khích, thu hút họ đến đây để chơi nhiều hơn. Từ đó họ sẽ có ý thức bảo vệ rừng hơn nữa”, ông Vừ Rả Tênh nói.

Ông Vừ Bá Rê – Phó Chủ tịch UBND xã Tây Sơn cho hay, hơn 100ha rừng cây Pơ mu, Sa mu đang phát triển tươi tốt. Hiện nay, rừng cây đã có tuổi đời 18-20 năm, mang lại giá trị kinh tế cao. “Bây giờ đến với bản làng ở Tây Sơn chỉ thấy toàn cây Pơ mu, Sa mu xanh ngút ngàn. Cuộc sống của bà con làng bản phát triển và dần ổn định hơn cũng nhờ những cánh rừng như thế này”, ông Vừ Bá Rê chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên, ông Thò Bá Rê – Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, khoảng những năm 1996, gia đình ông Vừ Rả Tênh đã cùng một số người trong xã đã trồng khoảng 100ha rừng cây Pơ mu, Sa mu quý hiếm. Tuy nhiên, số lượng cây sống sót chỉ khoảng hơn 90ha.

“Rừng Pơ mu, Sa mu mang lại giá trị rất lớn. Việc trồng rừng không chỉ là việc giữ rừng, phát triển kinh tế mà còn góp phần giữ gìn văn hóa của người Mông. Trước đây người dân chưa có vật liệu làm nhà nên thường dùng những cây Pơ mu, Sa mu để làm cột cho đến mái ngói lợp. Tuy nhiên ngày nay người dân và chính quyền đang ra sức bảo vệ rừng cây gỗ quý này”, ông Thò Bá Rê nói và cho hay, đến nay chính quyền địa phương vẫn tiếp tục động viên người dân trồng mới loại cây quý này để có thể duy trì không gian xanh, bảo tồn giá trị.

6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 8.
6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 9.
6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 10.

Bản Huồi Giảng giờ đây được bao quanh bởi màu xanh của rừng cây gỗ quý

6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 11.

Rừng cây Pơ mu, Sa mu của gia đình ông Vừ Rả Tênh bây giờ đã cao 7-8m, có cây đường kính 40 – 50 cm. Nhiều cây lớn đã có thể lấy gỗ. Theo ước tính giá gỗ quý hiện nay thì cánh rừng cả trăm héc ta của ông Tênh nếu thu hoạch có thể bán được hàng trăm tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Tênh cho hay, mục đích của gia đình ông trồng lên rừng cây này với mong muốn có không gian sống xanh cho con cháu đời sau nên ông sẽ tiếp tục trồng và bảo vệ. Ông Tênh cũng mong muốn tất cả mọi người và đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ ngày càng có ý thức trồng và bảo vệ rừng để có thật nhiều không gian xanh cho tương lai.

Ngày nay, mỗi độ hè đến, cánh rừng cây gỗ quý ở bản Huồi Giảng lại tỏa hương thơm thu hút rất đông người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, tận hưởng không khí trong lành. “Mùa hè, dịp cuối tuần tôi thường đưa gia đình và các cháu nhỏ đến khu rừng này chơi, tận hưởng không khí thanh mát và ngắm nhìn những cây xanh tươi tốt. Vào khu rừng, không chỉ để gia đình nghỉ ngơi mà tôi còn dạy các con phải biết chăm sóc, bảo vệ cây để sau này có những cánh rừng mãi xanh tươi”, anh Mùa Bá Vừ (trú xã Tây Sơn) chia sẻ.

6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 12.
6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 13.

Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp của địa phương.

Theo Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 23/2/2021 của UBND tỉnh, tổng diện tích đất có rừng của Nghệ An là 964.474,27 ha; trong đó, diện tích có rừng tự nhiên 786.550,3 ha, diện tích có rừng trồng 177.923,97 ha. Độ che phủ rừng đạt 58,5%. Trong đó, tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m³, trong đó có tới 42,5 vạn m³ gỗ Pơmu.

Pơ mu là loài cây gỗ quý thuộc ngành thông, họ hoàng đàn, là một loại gỗ quý thuộc nhóm I trong bảng xếp hạng các nhóm gỗ ở Việt Nam. Từ xa xưa, cuộc sống của người Mông đã gắn liền với cây Pơ mu. Ở đâu có cây Pơ mu, ở đó có người Mông sinh sống. Bởi theo bà con người Mông, vùng đất đó sẽ ít ruồi muỗi, bệnh tật. Loại gỗ Pơ mu có mùi thơm, vân gỗ đẹp, nhẹ và bền, không bị mối mọt, có tác dụng xua đuổi côn trùng. Đây là loại gỗ quý, thời gian trước cây gỗ này đã bị khai thác rất nhiều nên số lượng ngày càng ít đi.

Do là loài gỗ quý và khan hiếm nên giá trị kinh tế của cây Pơ mu rất cao và trở thành loại nguy cấp được đưa vào nhóm gỗ nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 1996.

Bởi vậy, với cánh rừng gần 100ha trồng gỗ quý của gia đình ông Vừ Rả Tênh trong suốt gần 20 năm qua đã góp phần vào tăng diện tích độ phủ của loại cây này trong tổng trữ lượng cây của Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.

6 bố con mang cơm nắm dắt díu nhau vào rừng - 20 năm sau có 'kho báu' bạt ngàn hàng trăm tỷ đồng để đời- Ảnh 14.
Rừng cây Pơ mu xanh tốt có giá trị cả trăm tỷ đồng- Ảnh: Hữu Hoàng

“Mô hình của cha con ông Vừ Rả Tênh rất hiệu quả, hiện tại khu rừng phát triển rất tốt, đường kính các cây trung bình từ 35-40cm. So với rừng tự nhiên thì khu rừng Pơ mu, Sa mu này phát triển nhanh hơn vì đưa về đây trồng được chăm sóc đầy đủ, phát quang sạch sẽ nên cây hấp thụ được ánh nắng”, ông Vừ Bá Rê – Phó Chủ tịch UBND xã Tây Sơn nói về cánh rừng và cho biết hiện tại xã chọn điểm này làm nơi vui chơi giải trí. Ông cho biết thêm, sắp tới địa phương dự định sẽ đầu tư phát triển thành khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của xã Tây Sơn.

Nhờ thích hợp với khí hậu lạnh vùng cao nên cây Pơ mu ở đây phát triển rất tốt, hiện cây to nhất có đường kính từ 35-40cm. Gỗ Pơ mu tốt, có mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp và không bị mối mọt nên rất được người dân ưa chuộng để làm đồ gia dụng. Theo thị trường hiện nay thì gỗ Pơ mu có giá khoảng 30 triệu đồng/m³. Phó chủ tịch UBND xã Sơn Tây nhẩm tính, khu rừng Pơ mu của bố con ông Vừ Pà Rê trị giá cả trăm tỷ đồng nếu thu hoạch gỗ.

Hà An / Đời sống & Pháp luật

1 tỷ USD để Việt Nam nắm bắt cơ hội “nghìn năm có một”

Tại Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, để tận dụng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á để đặt trụ sở, nhà máy.

Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn, đó là: Chúng ta đã quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương; Môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực điện tử. Hiện đã có hơn 50 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn đã hoạt động tại Việt Nam như Intel, Amkor, Hana Micron (đóng gói, kiểm thử); Ampere, Marvell, Cadence, Renesas, Synopsys, Qorvo (thiết kế); Lam Research, Coherent (sản xuất thiết bị)…; Chúng ta có lực lượng lao động có chất lượng, chi phí hợp lý đã và đang hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử dễ dàng chuyển đổi sang, với hơn 50% dân số dưới 30 tuổi (thời kỳ dân số vàng) và khoảng 1,8 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hàng năm; Đồng thời Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển.

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện nêu rõ 2 nội dung hợp tác đột phá là đổi mới sáng tạo và công nghệ cao trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà Hoa Kỳ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó nhấn mạnh đến việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành.

Với bối cảnh và lợi thế trên, Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Trong các cuộc làm việc cấp cao của Thủ tướng Chính phủ với các đối tác Hoa Kỳ vừa qua, phía Hoa Kỳ đều nhấn mạnh, để nắm bắt và hiện thực hoá được cơ hội này, Việt Nam cần triển khai nhanh trong thời gian không nên quá 24 tháng. Một là cần hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực; Hai là đồng bộ hạ tầng điện, nước, giao thông, cáp quang, công nghệ thông tin; và ba là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” được xây dựng vào thời điểm này là hết sức có ý nghĩa và kịp thời, thể hiện tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn. Việt Nam cũng là quốc gia có bước đi nhanh hơn, bài bản hơn so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực với việc đưa nội dung phát triển nguồn nhân lực thành một đề án tổng thể để thực hiện đầy đủ, toàn diện và hiệu quả.

Cốt lõi để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Trong Hội nghị hôm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh một số nội dung cốt lõi của Đề án như sau:

Về cách tiếp cận, trong quá trình xây dựng Đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp cận theo phương diện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn. Sản phẩm của chương trình đào tạo là đội ngũ kỹ sư chất lượng cao tốt nghiệp đại học (không bao gồm hệ cao đẳng) từ các ngành gần, ngành phù hợp, ngành đúng với công nghiệp bán dẫn. Để triển khai Đề án hiệu quả cần có sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, hỗ trợ của quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước.

Về mục tiêu, Đề án xác định đến năm 2030, kỹ sư Việt Nam tham gia sâu vào quy trình thiết kế, công đoạn đóng gói và kiểm thử, làm chủ được một phần công nghệ đóng gói và kiểm thử; từng bước nắm bắt được công nghệ trong công đoạn sản xuất. Đào tạo được 50.000 kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Trong đó có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn và 35.000 kỹ sư trong lĩnh vực khác của ngành công nghiệp bán dẫn; tối thiểu 5.000 kỹ sư trong số đó có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo. Đào tạo được khoảng 1.300 giảng viên có trình độ quốc tế.

Theo dự tính trong Đề án, để thực hiện mục tiêu đề ra, tổng mức kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đến năm 2030 khoảng 26.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD), trong đó ngân sách nhà nước khoảng 17.000 tỷ đồng và nguồn xã hội hóa khoảng 9.000 tỷ đồng.

Mức kinh phí này được tính toán dựa trên mức chi phí trang thiết bị, nhân lực theo định mức và thông lệ trên thế giới, phân chia theo các hạng mục công việc cụ thể của từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện.

Để thực hiện được mục tiêu của Đề án và có cơ sở xây dựng hệ thống các giải pháp, nhiệm vụ toàn diện, khả thi để triển khai Đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần quán triệt và thống nhất một số quan điểm chỉ đạo sau:

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam và xu hướng, bối cảnh phát triển kinh tế thế giới; khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia đào tạo, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao trong ngành công nghiệp bán dẫn. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.

Thứ hai, có cơ chế chính sách, giải pháp đột phá, thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành; góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế bền vững và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn.

Thứ ba, đầu tư, hỗ trợ ban đầu của Nhà nước là yếu tố quan trọng cho sự thành công của ngành công nghiệp bán dẫn và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Nhà nước xem xét đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc phạm vi Đề án, khuyến khích các hình thức hợp tác công – tư, huy động các nguồn lực xã hội hóa để xây dựng quỹ học bổng, đầu tư trang thiết bị, hạ tầng cần thiết, các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp vi mạch bán dẫn tại các viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, trường đại học đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn.

Thứ tư, đào tạo phải dựa trên việc hợp tác 3 bên Nhà nước – Viện nghiên cứu, trường đại học – Doanh nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo. Gắn việc học đi đôi với thực hành và đảm bảo đầu ra cho các học viên có thể làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt; viện -trường đóng vai trò trung tâm của quá trình đào tạo; doanh nghiệp đóng vai trò đồng hành, hỗ trợ trong quá trình xây dựng giáo án, đào tạo, bố trí thực tập và đảm bảo đầu ra.

Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án.

Một là đào tạo giảng viên, sinh viên hệ chính quy; đào tạo nhân lực trình độ sau đại học; đào tạo hệ ngắn hạn, chuyển tiếp; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo;

Hai là đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển

Ba là đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ phục vụ đào tạo;

Bốn là thu hút chuyên gia, nhân tài;

Năm là tạo đầu ra cho nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;

Sáu là xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn;

Bảy là các giải pháp về hợp tác quốc tế, truyền thông và hỗ trợ triển khai khác.

Nhã Mi/ An ninh tiền tệ /Shoha