Sài Gòn, ruổi rong nỗi nhớ

Cuốn sách là những khám phá về TP.HCM, quê hương thứ hai của tác giả Đào Thị Thanh Tuyền. Đó cũng là tình cảm, sự lưu luyến của tác giả gửi gắm vào thành phố này cùng những vùng miền mà bà đã đi qua, với những điều lắng đọng, trìu mến.

Có một Sài Gòn rất trẻ!

Rồi tôi quen dần cái mùi (vị) Sài Gòn (mệt mỏi, thiếu, đói, tuyệt vọng, hy vọng, niềm vui, nỗi buồn…) khi có bảy năm học và làm việc nơi đây.

[…]

Lần đầu tiên đến Sài Gòn vào mùa hè năm 1972, tôi được ba cho đi bằng máy bay. Có lẽ, đó là một trải nghiệm khó quên với nỗi háo hức của một đứa bé 13 tuổi lần đầu trong đời được đi chơi xa bằng phương tiện hiện đại như vậy, đến một thành phố nổi tiếng hoa lệ chỉ biết qua sách vở, truyền hình hay những bài hát; nói cách khác, là một nơi nào đó quá lộng lẫy, xa hoa chỉ có trong mơ..

Hai cha con vào ở nhà một người bà con mà ba tôi gọi là mợ. Tôi nhớ, bà cụ năm ấy tầm khoảng 70, mái tóc bạc trắng, búi gọn, dáng đi thanh thoát, nhẹ nhàng. Ngôi nhà nhỏ trong hẻm trên đường Yên Đổ (Lý Chính Thắng bây giờ), phải lòng vòng mấy đoạn.

Phía sau nhà có một mùi mà tôi không biết tả là mùi gì, nhiều năm sau tôi cứ gọi là “mùi Sài Gòn”, từ mặt nước bên dưới (nhìn thấy được qua kẽ sàn gỗ) bốc lên. Tôi chỉ mong mau được ba đưa ra đường, đâu đó để thoát cái mùi xú ám này.

Tuy nhiên, gia đình ấy đông người và ba phải ngồi lại nói rất nhiều chuyện với họ khiến tôi chỉ còn biết tha thẩn trước nhà nhìn những quán hàng ăn trong hẻm, không dám bước ra phía sau, chỉ sợ đụng phải cái mùi kinh khủng ấy.

Rồi tôi quen dần cái mùi (vị) Sài Gòn (mệt mỏi, thiếu, đói, tuyệt vọng, hy vọng, niềm vui, nỗi buồn…) khi có bảy năm học và làm việc nơi đây. Những buổi tối đi dạy về đạp xe lên dốc cầu Kiệu, tôi nghĩ, có khi chính cái màu và mùi nước kênh làm cho người ta khó quên Sài Gòn.

Nhiều năm sau, khi đã về Nha Trang làm việc tôi vẫn có những chuyến công tác vào Sài Gòn để rồi nhận ra, nếu có một kỳ nghỉ phép đi đâu đó, điểm đầu tiên tôi chọn vẫn là Sài Gòn. Cho đến khi lũ trẻ vào học nơi đây, những chuyến đi của tôi thành thường xuyên hơn.Sách Sài Gòn, ruổi rong nỗi nhớ. Ảnh: ChiBooks.

Sach Sai Gon,  ruoi rong noi nho anh 1
Sách Sài Gòn, ruổi rong nỗi nhớ. Ảnh: ChiBooks.

Kể từ buổi phát hiện ra một Sài Gòn thơm mùi hoa sứ, ngọt mùi tường vi, tôi quay ngược lộ trình đi bộ thể dục, không ra công viên Gia Định mà đổi hướng về bờ kè. Tôi có thể rẽ bất cứ lối nào từ Phan Xích Long.

Có khi tôi loằng ngoằng trong những con hẻm nhỏ, qua những con chợ tự phát phục vụ xóm nhỏ đã gắn với nhịp điệu buổi sáng (có lẽ) muôn đời vẫn vậy từ hàng thịt cho đến hàng rau.

Những con hẻm của Sài Gòn không khác mấy từ cái thời tôi 13 tuổi cho đến bây giờ, đã hơn 50 năm. Vẫn tiếng chào hỏi bằng giọng miền Nam hơi đãi một chút, những dáng phụ nữ hồn nhiên và cam chịu như thế.

Và cho dù cố tình… lạc đường, tôi vẫn ra đến bờ kè. Mặt trời vừa chớm, màu hồng tròn sắc nét từ từ hiện lên sau dãy nhà cao. Gió mơn man. Có người thì đi bộ, người đánh đu trên các dụng cụ thể dục, người ngồi ghế đá… Đường vòng ôm bờ kè buổi sáng rất vắng xe khiến tôi thấy Sài Gòn rộng rãi làm sao.

Ngang qua một trạm thu rác, tôi dừng lại và quan sát công việc hằng ngày của đội ngũ công nhân công ty môi trường đô thị. Cần cẩu từ trên gắp những thùng rác xuống ca nô đậu bên dưới. Có hai công nhân đỡ lấy và xếp gọn. Ca nô nổ máy lùi ra khi đã đủ số thùng và tấp lại một đám lục bình dày đặc, mỗi người một cây khoèo, kéo đám lục bình lên bỏ vào thùng. Những chiếc ca nô khác tiếp tục chạy về các hướng.

Tôi đã có những buổi sáng đi bộ ra bờ kè, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ hoàn toàn và không còn “mùi Sài Gòn” của tuổi 13. Buổi tối rảnh rỗi, tôi rủ con chạy xe ra bờ kè, ngắm dãy nhà chung cư in trên nền trời đen, có những ô vuông nhỏ sáng, đèn đủ màu, đẹp như một bức tranh. Khi nhìn mặt trăng cô quạnh, bầu trời mới thênh thang làm sao!

Những lúc đi công việc, trước khi về nhà tôi lại chạy vòng đoạn Cầu Kiệu – cầu Hoàng Hoa Thám – cầu Trần Khánh Dư để ngắm dãy nhà cao tầng “thấp thoáng” sau vạt hoa dừa cạn đủ màu, hàng cây cau kiểng xanh, hàng cây sứ trắng, đỏ, hàng tường vi cánh mỏng, bằng lăng tím, hoa điệp vàng… và quay xe lại khi đụng rào chắn công trường đang thi công.

Mới nhớ, ngần ấy năm ra vô Sài Gòn, tôi chưa bao giờ chạy xe dọc hết kênh Nhiêu Lộc, mà nghe bảo chỉ hơn tám cây số.

Tôi hỏi con trai, thế hệ 9X đời giữa, những mùa hè cũ mẹ cho vào Sài Gòn chơi có bao giờ con ngửi thấy mùi hôi của dòng kênh này. Con tôi trả lời không. Thoáng nghĩ, đời dài, rồi con sẽ nếm “mùi” Sài Gòn, mùi của cuộc đời nhưng hoàn toàn không còn nữa cái mùi Sài Gòn của thuở tôi 13…

Dặn con, khi nào mệt mỏi, hãy cố bỏ qua hết những muộn phiền, những hối hả, tranh giành, bon chen ngoài kia và nghĩ đến những mùa trăng thơm mùi hoa sứ như thế này của Sài Gòn để quên và nạp năng lượng bước đi tiếp!

 Đào Thị Thanh Tuyền / ChiBooks / NXB Lao động

Ngôi nhà cắt khoét siêu “art” chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe

Ngôi nhà cắt khoét siêu "art" chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe
Thiết kế độc đáo này xử lý được 2 vấn đề thường thấy ở nhà phố là thiếu sáng và thiếu thông thoáng.

Toạ lạc tại quận Tân Phú – TP.HCM, ngôi nhà 5 tầng mang tên Nguyễn Dũng House được xây dựng trên khu đất có diện tích 72m2. Ngôi nhà nổi bật giữa khu phố nhờ mặt tiền ấn tượng và gam màu trắng sáng được điểm xuyết bởi màu xanh của cây cối.

Ban đầu, ngôi nhà đã được 1 đội thi công khác hoàn thiện xong phần thô nhưng gia chủ thấy không ổn vì vẫn gặp phải 2 tình trạng thường thấy ở nhà phố là thiếu sáng và không thông thoáng. Để giải quyết 2 vấn đề này, kiến trúc sư đã thiết kế mặt tiền là khối hộp được cắt khoét bởi các đường cong tỉ lệ, tạo sự ấn tượng mới lạ cho công trình. Đồng thời, nó cũng tạo những góc cắt cảnh thú vị khi quan sát từ trong nhà nhìn ra ngoài.

Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 1.

Ngôi nhà nổi bật giữa góc phố với tông màu trắng sáng

Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 2.
Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 3.
Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 4.
Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 5.

Mặt tiền ấn tượng với những đường cong như hình trăng khuyết

Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 6.

Thiết kế độc đáo giúp giải quyết vấn đề lấy sáng và lấy gió

Không gian sinh hoạt của gia đình được bố trí ở tầng 3, 4, 5. Trung tâm không gian này là giếng trời và khối cầu thang đặt giữa kết nối khu trước và sau nhà. Phòng khách và phòng ăn có thiết kế mở tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi.

Tông màu chủ đạo là trắng và gỗ sáng tạo cảm giác hài hoà, nhẹ nhàng và thư giãn. Dọc bức tường nối liền khu vực sinh hoạt chung là 1 hệ tủ dài có nhiều ngăn để vừa tăng không gian lưu trữ, vừa tạo điểm nhấn ấn tượng, liên kết xuyên không gian.

Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 7.
Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 8.

Không gian sinh hoạt chung với phòng khách, bếp, bàn ăn liên thông

Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 9.


Giếng trời được đặt ở vị trí trung tâm
Các phòng ngủ được bố trí trên tầng 4 và 5. Mỗi phòng đều được bố trí khéo léo những khoảng xanh để tăng sự gắn kết với thiên nhiên, đồng thời tạo sự thư thái, dễ chịu. Ngoài ra, hệ cửa kính lớn giúp kết nối giữa không gian bên ngoài với bên trong và tăng hiệu quả lấy sáng, lấy gió.

Một không gian sinh hoạt chung được bố trí ở hành lang dẫn vào 2 phòng ngủ
Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 12.

Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 14.

Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 15.

Các phòng ngủ được bố trí trên tầng 4 và 5. Mỗi phòng đều được bố trí khéo léo những khoảng xanh để tăng sự gắn kết với thiên nhiên, đồng thời tạo sự thư thái, dễ chịu. Ngoài ra, hệ cửa kính lớn giúp kết nối giữa không gian bên ngoài với bên trong và tăng hiệu quả lấy sáng, lấy gió.

Sân thượng là không gian yêu thích của chủ nhà. Nơi đây được thiết kế như không gian quán cafe thu nhỏ có mặt nước sân vườn để chủ nhà thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Ngôi nhà cắt khoét siêu art chiếm spotlight cả khu phố: Design bên trong xịn không kém, sân thượng chill như quán cafe - Ảnh 18.

Sân thượng có mái kính giống như quán cafe rooftop là không gian yêu thích của chủ nhà

Nguồn: 6717 Studio /Theo Hà Bích Ngọc / Trí thức tre





“Huyết khối” là kẻ giết người thầm lặng, 99% không có dấu hiệu báo trước, bác sĩ nhấn mạnh ghi nhớ 1 điều thì tránh được nguy cơ mất mạng

"Huyết khối" là kẻ giết người thầm lặng, 99% không có dấu hiệu báo trước, bác sĩ nhấn mạnh ghi nhớ 1 điều thì tránh được nguy cơ mất mạng

Tắc mạch máu là nguồn gốc của bệnh nhồi máu não, nhồi máu cơ tim… Khi bệnh xảy ra có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng con người…

Tắc mạch máu có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, thường xảy ra hơn ở người có các yếu tố nguy cơ mạch máu như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá… Một khi tắc nghẽn mạch máu sẽ khiến hệ thống lưu thông máu bị ngưng trệ. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề. 

Bất kể là huyết quản ở đâu bị tắc cũng đều có chung một hung thủ, đó chính là tắc mạch máu. Nói một cách phổ thông, tắc mạch máu chính là những cục khối máu đông bị tắc lại trong các bộ phận của huyết quản, dẫn tới các cơ quan khác không được cung cấp máu, thậm chí còn tạo nên cái chết đột ngột. Tắc mạch máu ở não sẽ dẫn tới nhồi máu não. Tắc mạch máu ở cơ quan động mạch dẫn tới nhồi máu cơ tim. Tắc mạch máu ở phổi chính là bệnh thuyên tắc phổi.

Các bệnh có liên quan tới tắc mạch máu như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… đều có thể dẫn tới những tổn hại nghiêm trọng tới cơ thể con người. Điều làm người khác kinh ngạc nhất chính là 99% người mắc bệnh tắc mạch máu đều không có bất kì triệu chứng báo hiệu và cảm giác nào. Thậm chí việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng khó mà dự đoán chính xác nguy cơ xảy ra tắc mạch máu. Khi mọi người tưởng bản thân khỏe mạnh, bình thường thì bệnh đột nhiên phát tác.

99% người mắc bệnh tắc mạch máu không có bất kì triệu chứng nào!

Hiện nay, các bệnh về xuất huyết đã giảm nhưng tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh ở động mạch vành thì vẫn tăng cao, trong đó tỉ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là cao nhất! Mà nhồi máu não cũng giống như nhồi máu cơ tim, tỉ lệ mắc bệnh, để lại di chứng và tái phát lại đều rất cao.

Huyết khối là kẻ giết người thầm lặng, 99% không có dấu hiệu báo trước, bác sĩ nhấn mạnh ghi nhớ 1 điều thì tránh được nguy cơ mất mạng - Ảnh 1.

Viện huyết học của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã chỉ ra: “Tắc mạch máu là căn bệnh có tỉ lệ tử vong đứng thứ 3 trên toàn thế giới. Trong đó, tử vong do nhồi máu cơ tim, chết não và tắc mạch máu ở tĩnh mạch đều có cơ chế phát bệnh như nhau.”

Hai căn bệnh nghiêm trọng đứng top 2 đều đã được mọi người tìm hiểu rõ ràng, mặc dù tắc mạch máu ở tĩnh mạch đứng top 3 trong các căn bệnh nguy hiểm nhưng điều đáng tiếc là mọi người lại hiểu quá ít về nó.

Tắc mạch máu ở tĩnh mạch được gọi là “hung thủ tàng hình” vì điều đáng sợ nhất ở căn bệnh này chính là nó không có bất kì triệu chứng nào. Có 3 yếu tố chính hình thành nên tắc mạch máu ở tĩnh mạch, đó chính là tốc độ máu chảy chậm, thành tĩnh mạch bị tổn thương, máu dễ bị đông. Sau khi phát bệnh, nhẹ thì tĩnh mạch xuất hiện vết đỏ, sưng phồng lên, cứng lại, có cục u, co giật; nặng thì trên da xuất hiện những vết đỏ nâu, sau đó sưng tím, lở loét, teo cơ, hoại tử, tay chân đau dữ dội, có khả năng còn phải cắt cụt.

Mặt khác, nếu như tắc mạch máu đi tới phổi, động mạch phổi bị tắc nghẽn sẽ khiến cả phổi bị tắc nghẽn theo, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Thường xuyên vận động thì tắc mạch máu sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn

Huyết khối là kẻ giết người thầm lặng, 99% không có dấu hiệu báo trước, bác sĩ nhấn mạnh ghi nhớ 1 điều thì tránh được nguy cơ mất mạng - Ảnh 2.

Tổ chức WHO  đã chỉ ra, không vận động 4 tiếng liên tiếp sẽ làm gia tăng mức độ nguy hiểm của tắc mạch máu ở tĩnh mạch. Vậy nên muốn tránh được căn bệnh này, vận động chính là phương pháp phòng tránh tối ưu nhất.

Ngồi lâu không vận động rất dễ tắc mạch máu

Nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra, ngồi lâu trước màn hình máy tính cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên căn bệnh này.

Ngồi trước màn hình máy tính hơn 90 phút sẽ dẫn tới mức độ lưu thông máu ở đầu gối giảm 50%, từ đó làm gia tăng tỉ suất tắc mạch máu. Giáo sư Hunter kiến nghị, sau khi sử dụng máy tính 1 tiếng nên nghỉ ngơi một lúc, đứng dậy vận động, co duỗi tay chân, kéo giãn gân cốt.

Đi bộ là phương pháp vận động từ đầu tới chân, có thể phòng được bệnh tắc mạch máu

Năm 1992, tổ chức y học thế giới chỉ ra, đi bộ là một trong những cách vận động tốt nhất, vừa đơn giản lại có hiệu quả cao, bất kể nam nữ, già trẻ, bất cứ lúc nào đều có thể thực hiện được.

Ở phương diện phòng tránh bệnh tắc mạch máu, đi bộ có thể bảo đảm cung cấp đủ oxi, gia tăng chức năng của tim phổi, thúc đẩy sự tuần hoàn máu từ đầu tới chân.

Những nguyên tắc cần chú ý khi đi bộ:

– Mỗi ngày nên đi bộ từ 3.000m trở lên

– Thời gian đi bộ là 30 phút, khi đi phải ổn định, tốc độ vừa phải, vận động quá mạnh rất có hại cho sức khỏe. 

– Mỗi tuần phải vận động từ 5 lần trở lên. 

Nếu như những nguyên tắc trên quá khó nhớ, vậy thì chỉ cần nhớ một câu: Mỗi ngày đi bộ ít nhất 30 phút, đi cho tới khi người nóng lên, thậm chí đổ ít mồ hôi, như vậy là tập luyện có hiệu quả.

Theo Aboluowang / Thiên An /Theo Doanh nghiệp và Tiếp thi

Trầm bay nhạt khói

Thắp hương hay đốt trầm có lẽ là hành vi tín ngưỡng quen thuộc nhất với người Việt. Đến lượt vật thể để cắm những que hương hay đựng những mảnh trầm được đốt cũng thành thứ gắn bó với đời sống: bát hương, đỉnh đồng, lư hương…

Mùa thu năm 1940, chàng trai trẻ Lưu Hữu Phước từ miền quê Cần Thơ ra Hà Nội học Trường Y khoa Đông Dương. Vốn liếng của chàng trai là đôi bài hát viết cho học sinh Trường Petrus Ký mang nỗi hoài vọng quá khứ: “Có những đêm kể cho nhau nghe những thành tích đuổi giặc cứu nước ngày xưa, chúng tôi gục đầu lên vai nhau khóc tủi hờn vì nhục nước ngày nay”. 

Ra đến Hà Nội, như được “về thăm quê cũ” khi tìm tới những di tích lịch sử của các thời đại tự chủ, “mỗi di tích như một quyển sử dân tộc”, các chàng trai Nam bộ nhịn bớt ăn, dạy học tư để lấy tiền, chung nhau thuê một gác nhỏ ở góc phố Bùi Thị Xuân và Tô Hiến Thành hiện nay. “Chúng tôi mua một lư hương con, các tối Chủ nhật, anh em tắt đèn, đốt hương trầm lên, và nhắc lại những cảm xúc trong ngày. Nhiều bạn khác dần dần kéo đến chơi với chúng tôi, có các bạn miền Trung, miền Bắc đến trò chuyện, chan hòa trong một niềm thông cảm rạo rực tình yêu đất nước” (hồi ức của Lưu Hữu Phước). Họ tổ chức những chuyến đạp xe về thăm những đền Lý Bát Đế, Cổ Loa, Phù Đổng. Từ đây, những bài hát yêu nước như Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng… ra đời, trở thành tiếng nói của thế hệ sinh viên học sinh thập niên 1940.

Lưu Hữu Phước và các bạn học Đại học Đông Dương đạp xe về nguồn. Ảnh nhỏ, từ trái: Mai Văn Bộ, Nguyễn Thành Nguyên, Lưu Hữu Phước. Ảnh do Mai Xuân Lộc (con trai nhà ngoại giao Mai Văn Bộ) cung cấp


Cùng khoảng thời gian ấy, cũng ở Hà Nội, Nguyễn Tuân đăng báo dài kỳ truyện vừa Chiếc lư đồng mắt cua. Đây là một tác phẩm đặc trưng cho chủ đề xê dịch của tác giả này. Câu chuyện mượn đề tài đời sống các nhà hát cô đầu làm phông cảnh một chặng dừng chân trong chuyến đi vào Nam của nhân vật Nguyễn (thực ra chính là tác giả), rồi cứ mãi quẩn quanh những tỉnh lẻ buồn bã bên hào nước thành Vinh hay Thanh Hóa. 

Ngược chiều với sự hăm hở đạp xe về dấu tích xưa của Lưu Hữu Phước, nhân vật Nguyễn Tuân uể oải đến chán chường cả những chốn lạc thú như kỹ viện. Ở những chốn mà việc hát chỉ là một phần bên cạnh hút thuốc phiện hay trăng gió tình tự với các cô đầu, Nguyễn thành bạn tâm giao với ông Thông Phu, chủ nhà hát. Ông ta tặng cho Nguyễn một chiếc lư đồng.

Đồng mắt cua. Nhỏ thôi. Đường kính rộng nhất nơi thân lư cũng chỉ bằng cái đường kính chiếc mặt tẩu Vân Nam da đá. Trông xinh lắm. Đến chơi gần bàn viết của tôi, thấy chiếc lư đựng kim găm và dùng luôn làm vật chặn giấy cho gió khỏi lật ngửa những trang chữ ướt, nhiều ông bạn nghiện đã nằn nì đòi lấy đem về bày vào khay đèn nhà.

Vẫn hay lư đỉnh nào mà chẳng dùng vào việc đốt trầm. Lư đỉnh nào mà chẳng được đặt trên những bệ các nơi cao nghiêm tôn thờ. Sân nhà Thế Miếu. Đình chùa. Bàn thờ gia tiên.

Nhưng chiếc lư của tôi suốt hai đời chủ, chỉ được đặt những nơi không đáng gọi là tôn thờ chút nào. Nó đã tuôn nhả những vòng khói thơm giữa những nơi hôi hám ẩm sũng. Nó đã phải đốt nóng trong hoàn cảnh xóm hát ả đào. Cái rất thanh cao ấy đã phải ở giữa một cái rất tục bạo”.

Nguyễn Tuân năm 1937. Ảnh: TL


Kết truyện vẫn là Nguyễn sống một cuộc đời buồn như cái lư chẳng được đốt lên nữa. Người đọc hiện đại có thể rất ngạc nhiên khi chứng kiến cùng một thứ đồ vật, đôi bên đã xử sự khác nhau. Nhà văn cảm thấy sự tồn tại mòn mỏi ẩn chứa nhiều độc tố quanh cái lư đồng đặt nhầm chỗ. Nhạc sĩ ái quốc tìm thấy sự khơi gợi tự tôn dân tộc qua làn hương trầm, phục hồi lại cảm xúc những chuyến về nguồn. Cùng một thời đại, những chiếc lư hương giúp người ta đọc gì ở những cảm xúc đối ngược ấy? Chúng tựa như có chung mục đích giúp người ta suy tưởng về một lối thoát tinh thần.

Ta hãy thử nghĩ về phương diện công năng quen thuộc của cái lư hương, hoặc thứ gần gũi hơn là bát hương.

Thắp hương hay đốt trầm có lẽ là hành vi tín ngưỡng quen thuộc nhất với  người Việt. Đến lượt vật thể để cắm những que hương hay đựng những mảnh trầm được đốt cũng thành thứ gắn bó với đời sống: bát hương, đỉnh đồng, lư hương… Tất nhiên những dụng cụ này còn dùng cho mục đích khác, song cơ bản vị trí của chúng thuộc về những nơi mang tính biểu tượng tinh thần nhất trong ngôi nhà, chẳng hạn bàn thờ. Trong chốn đó, thắp một nén hương, người ta kỳ vọng kết nối với thế giới tâm linh, gồm các thánh thần cho đến những người đã khuất, thậm chí cả những vong hồn xa lạ.

Để hoàn thiện cảm giác tôn quý, lư hay bát hương cũng được tạo tác trang trọng hơn mức một vật thể có chức năng làm khuôn đựng hay nơi cắm vào. Gia cảnh nghèo khó thì cái bát hay cốc đựng gạo cũng có thể làm chỗ cắm chân hương.

Hình lư hương trên áp phích Hội chợ Hà Nội năm 1932. Ảnh: TL


Lưu Hữu Phước hay Nguyễn Tuân còn có lư hương, trong khi cùng thời, hai cô gái điếm trong truyện ngắn Tối ba mươi của Thạch Lam trọ trong một nhà săm trong đêm ba mươi Tết dĩ nhiên không có cả bát hương chứ đừng nói đến lư đồng. Các cô mua gạo về định đổ vào một cái cốc, rồi chợt nhận ra “cái cốc bẩn ở góc tường, mà cả đến những khách làng chơi cũng không thèm dùng đến, nàng định dùng làm bát hương cúng tổ tiên!”.

Họ đành cắm tạm lên tường trong đêm giao thừa. “Khói hương lên thẳng rồi tỏa ra mùi thơm ngát đem lại cho hai nàng kỷ niệm những ngày cúng giỗ ở nhà, khi hai chị em còn là những cô gái trong sạch và ngây thơ”. Mùi hương trầm là một liệu pháp của ký ức, thanh tẩy thực tại. Nó giúp các cô gái của Thạch Lam bớt ê chề. Nó giúp Lưu Hữu Phước và bạn đồng tâm thoát ly thực tại để hướng đến thế giới lý tưởng của chủ nghĩa dân tộc. Chiếc lư đồng cũng giúp nhân vật Nguyễn Tuân lưu giữ ký ức phóng dật giữa cảnh đời mòn.

Khi nói đến những bộ đồ thờ bao gồm những lư hương hay đỉnh đồng, người ta nghĩ tới sự hoa mỹ cầu kỳ mang tính trang trí ban đầu nhằm tôn vinh thần linh và thế giới siêu nhiên. Nhưng dưới cái nhìn duy lý mà thế giới hiện đại đem lại, vẻ đẹp của các sản phẩm này có thể đo đếm. Chiếc lư đồng thành món cổ ngoạn, hô ứng với những quan niệm mà người Pháp đem vào thông qua những hoạt động bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác Cổ. Chùa chiền dưới mắt họ không chỉ là chức năng tôn giáo mà còn là di sản kiến trúc. Ở góc độ nào đó, tư duy này đã tạo ra một truyền thống thẩm mỹ mới và giảm đi lớp sương khói của tín ngưỡng.

Nguyễn Tuân thuộc lớp người đã thừa kế cái nhìn hiện đại hóa đó. Thay vì quan tâm đến vầng nhang khói hư ảo và mục tiêu thần thánh trú ngụ trên lư hương, đỉnh đồng hay bát nhang, ông săm soi cái lư đồng một cách kỹ lưỡng với cái nhìn lý tính và trực quan hơn. Trong khi đó, người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về sau Mác-xít hóa như Lưu Hữu Phước lại viện dẫn đến quyền năng của hương khói cùng những thư tịch mang tính giáo khoa thư về các dấu tích cội rễ: “Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng” (Tiếng gọi thanh niên, 1941). Trên bìa tờ nhạc bản tiếng Pháp của bài ca này, Marche des Etudiants (“Hành khúc sinh viên”, bài ca của Tổng hội Sinh viên Đại học Đông Dương, xuất bản 1943) in một chiếc lư hương nghi ngút khói.

*

Nhưng đỉnh, lư, hay lò hương, trong vốn văn chương kinh điển Á Đông, lại là thứ tiêu dao gắn với đời sống phù hoa hoặc cõi ẩn lánh trốn đời của kẻ sĩ. Truyện Kiều, danh tác trung đại Việt Nam quen thuộc nhất, đầy ắp những khói hương phi tín ngưỡng. Có thể nói, việc thắp hương hay đốt trầm là một hành vi thường nhật trong đời Kiều, nhiều đến mức có thể trở thành một biểu tượng thẩm mỹ của việc xây dựng nhân vật của Nguyễn Du.

Trong hơn ba ngàn câu thơ, nếu có 13 lần thắp hương thờ cúng với các đồ dùng như “nồi tâm hương”, “hương đèn” hoặc “dầu hương”, thì việc đốt hương trầm gắn với tình tự trai gái nhiều hơn hẳn, 22 lần. Nhiều cụm từ đã thành nhãn tự của tác phẩm này, có thể từ đó luận ra những mốc thăng trầm trong cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của nhân vật chính: hương nguyền, hương thề, hương sớm trà trưa, hoa thải hương thừa, phấn thừa hương cũ, hương lửa đương nồng, hương lửa ba sinh, trầm bay lạt khói, hương bay dặm phần, đốt lò hương giở phím đồng ngày xưa, vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa, khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa… Những câu như “đốt lò hương ấy so tơ phím này” hay “phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa” thành một thứ điển cố, tạo ra một truyền thống trích dẫn suốt hai trăm năm sau.

Lò hương nguyền tỏa khói cùng với những yên hoa, yên ba (khói sóng), phong sương, vân yên, mây khói… chồng lấn nhau về trường ý, tạo ra một màn sương huyền ảo của khung cảnh vẫn còn đủ sức phủ lên ngôn từ dòng văn nghệ lãng mạn thế kỷ XX, thậm chí đến tận thi ca đầu thập niên 1970 ở Sài Gòn. Tập hồi ức văn chương của Đinh Hùng xuất bản sau khi ông mất mang cái tên xuất phát từ biểu tượng này: Đốt lò hương cũ (1971).

Hình lư hương trên những bản nhạc của Lưu Hữu Phước. Ảnh: TL


Khung cảnh hương khói của Truyện Kiều cũng tạo ra những điển mẫu về mô tả. Đầu thế kỷ XIX, lầu xanh của Tú Bà: “Giữa thì hương nến hẳn hoi/ Trên treo một tượng trắng đôi lông mày”, thì hơn một thế kỷ sau, cảnh nhà hát cô đầu ở phố Khâm Thiên được đặc tả nhiều ngụ ý gợi nhớ chốn thanh lâu: “Trên tủ, đỉnh đồng, hoa giấy, lư hương. Hai bên phòng, tràng kỷ, mắc áo tủ gương; lại vẩn vơ vài chiếc đàn lủng lẳng giữa tường vôi xanh lợt. Kể ra bày biện rất sơ sài, nhưng trông sạch mắt, phong lưu lắm. Chị Đốc thực là người lịch duyệt!” (TchyA, Cõi nát bàn của dân bẹp, Hà thành ngọ báo 23.8.1932).

Ở đây, có đến mấy làn hương: hương trầm, hương thơm son phấn và hương khói thuốc phiện. Một người từng là “dân bẹp” cũ, Vũ Bằng, đã gọi những khung cảnh các xóm hát cô đầu này là “cái nôi văn nghệ của Hà Nội ba chục năm về trước”. Sự hoài niệm này cung cấp bằng chứng về sự có mặt ở chốn ca kỹ phấn hương của rất nhiều văn nghệ sĩ làm nên chân dung nghệ thuật Việt Nam thời 1940, nó thấp thoáng ánh xạ của những ca lâu tửu điếm Paris quen mặt các văn nghệ sĩ tìm thú “hội hè miên man” (Hemingway) hay những xóm Bình Khang, nơi lui tới của các tân khoa tấn sĩ thành Trường An.

Sự chuyển hóa câu chuyện hương khói thờ phượng sang hương khói tình tự được kế thừa bằng tính cổ điển tựa như một truyền thống của giới trí thức Tây học kế thừa các nhà nho tài tử, có từ những truyện tài tử giai nhân như Tú Uyên gặp Giáng Kiều ở chốn thiền môn. Người đọc gặp lại môtip này trong bài thơ Chùa Hương (1934) của Nguyễn Nhược Pháp, dưới dạng “thiên ký sự của một cô bé ngày xưa”. Cô gái tuổi mười lăm đi hội xuân chùa Hương cũng như nàng Kiều tuổi cập kê đi lễ Thanh minh hội ngộ chàng Kim. Mùi hương cầu khấn Trời Phật hay khóc người bạc mệnh Đạm Tiên đều thoắt hóa hương tình. Cùng một tâm thế với phút gặp gỡ “trăm năm có biết duyên gì hay không” của Kiều, sau cuộc hội ngộ với chàng văn nhân, cô thiếu nữ đã động tâm lãng mạn hóa một mùi hương tôn giáo: “Đêm hôm ấy em mừng! Mùi trầm hương bay lừng… Em mơ, em yêu đời!”. Mùi hương đã nhuộm cho ái tình sắc thái hư ảo.

*

Lịch sử đã làm công việc biến thiên của nó khi bối cảnh đất nước đầu thập niên 1940 sôi sục những bài ca ái quốc của Lưu Hữu Phước đẫm hương khói viếng Hồn tử sĩ: “Khói bốc nghi ngút bay quyện lá cờ… Cùng nhau khấn non nước thiêng liêng” hay cầu nguyện Người xưa đâu tá: “Hồn con hương ngát kính cẩn dâng lên Hai Bà”. Trên bìa những tờ nhạc này thời kỳ đầu, hình ảnh minh họa tiếp tục là một lư hương. Những buổi biểu diễn những bài ca ái quốc của nhóm Hoàng Mai Lưu gồm ban đồng ca 10 người, “mặc áo dài khăn đóng chỉnh tề đứng sau một bộ lư đồng tỏa hương nghi ngút đặt trên bục cao” (Huỳnh Văn Tiểng). Với lời kêu gọi Lên đàng hay Xếp bút nghiên, Lưu Hữu Phước thành người dấn thân vào cuộc cách mạng tự giác trước khi gặp cuộc cách mạng của xã hội.

Ngược lại, chiếc lư đồng tương tự không nhả một làn khói tương tự với Nguyễn Tuân. Ông kể lại, “Nhật đảo chính Pháp, không khí khắp nơi sục sôi chuẩn bị khởi nghĩa, tôi vẫn không hề hay biết gì. Chiều ngày 9.3.1945, tôi còn nằm bẹp tại nhà một cô đầu ở Khâm Thiên. Đêm, Nhật nổ súng đảo chính Pháp, tôi vẫn nằm ở nhà hát bà Chu. Sáng ra, sau khi ngớt tiếng súng, tôi mới khăn đóng áo the ra đường, về nhà ở phố Cầu Mới. Thấy tôi về, cả nhà rất mừng, muốn giữ tôi ở nhà lâu lâu, chờ cho tình hình yên ổn. Nhưng chỉ được mấy hôm, tôi lại lặng lẽ xuống phố, lại vào nhà cô đầu…”. (Ngọc Trai, Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Tuân). Dường như Nguyễn Tuân vẫn là Nguyễn của Chiếc lư đồng mắt cua. Dù chào mừng cách mạng, ông vẫn là người “tư tưởng không vững vàng” như chính ông tự kiểm điểm vì đã viết trong một bài báo năm 1946: “Bây giờ, hễ thấy chỗ nào có treo cờ, bất kể là cờ gì, tôi đều sợ”. Tất nhiên, Nguyễn Tuân rốt cục cũng “chung một bóng cờ” với Lưu Hữu Phước, cho dù là trên một con đường “gập ghềnh xa”.

Bìa cuốn Tục lụy (Khái Hưng, 1937) và phiên bản chỉnh sửa sau này có tên Trần duyên của Thế Lữ và Lưu Hữu Phước. Ảnh: TL


Ngay cả với một người ôm mộng làm tráng sĩ như Lưu Hữu Phước, con đường sáng tạo của nghệ sĩ không một chiều. Nó còn có những ngã rẽ lãng mạn. Đón Tết Quý Mùi 1943, các nữ sinh Trường Đồng Khánh Hà Nội muốn dựng kịch thơ Tục lụy của Khái Hưng do nhà thơ Thế Lữ chuyển thể. Trần Văn Khê kể lại: “Theo đề nghị của Thế Lữ, ngại rằng nếu ngâm thơ suốt cả giờ đồng hồ sẽ khiến khán giả nhàm chán, đoàn kịch phái cô Minh Nguyệt đại diện đến tìm Lưu Hữu Phước để nhờ phổ nhạc các bài thơ trong vở kịch”.

Đầu tiên Lưu Hữu Phước từ chối vì chỉ sáng tác nhạc chứ chưa bao giờ phổ thơ, song người đẹp tươi cười khẩn khoản: “Xin ông cố một tí giúp chị em tôi ông nhé!”. Lưu Hữu Phước xiêu lòng và thức ba đêm trắng để phổ nhạc “Khúc Nghê Thường” với những nhân vật Nhã Tiên, Thi Tiên và Diễm Tiên cho kịp biểu diễn ngày 23.1.1943. Ở đây, Thế Lữ và Khái Hưng là những tác giả của nhóm Tự lực Văn đoàn, dường như đối nghịch thẩm mỹ nghệ thuật với Lưu Hữu Phước, song sự kết hợp đã tạo ra thành tựu khai mở cho thể loại ca kịch Việt Nam.

Lưu Hữu Phước còn có một bài hát “tặng cô J. Thu Hương” trên bối cảnh dòng sông Hương: “Làn hương ơi! Làn hương mờ xóa bóng ai yêu kiều trong mơ” (Hương Giang dạ khúc, 1943). Trên bản nhạc do nhóm Hoàng Mai Lưu của chính Lưu Hữu Phước chủ trì xuất bản năm 1946, ghi “nhạc sĩ vô danh” và bài hát cũng không có mặt trong các tuyển tập nhạc khi tác giả còn sống. Sau này ông trở thành tác giả nổi bật của dòng nhạc cách mạng, thậm chí còn là chính khách. Liệu có phải ông đã chối từ những “mảnh hương nguyền” của mình? Phải chăng cảm hứng từ nàng thơ trường Đồng Khánh chỉ đủ tạo ra một góc diễm ảo nhỏ trong đời ông? Những bài hành khúc dường như đã lùi vào đền đài kỷ niệm của các cuộc chiến tranh. Nhưng dù hương khói đã tan, bất kể lý do gì, chiếc lư trầm chàng trai 19 tuổi Lưu Hữu Phước thắp lên ở một gác trọ Hà Nội đã thực sự làm nên một biểu tượng lãng mạn của thời đại ấy.

Nguyễn Trương Quý / Người Đô Thị Saigon

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos

Richard Branson là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư và nhà từ thiện người Anh. Ông được biết đến như là người sáng lập của Virgin Group, bao gồm hơn 400 công ty.

Tỷ phú Richard Branson đã thành người đầu tiên chinh phục vũ trụ thành công cùng tàu không gian của chính ông mang tên Virgin Galactic. Điều này hứa hẹn một ngành du lịch không gian đang mở ra phía trước.

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 1.

Richard Branson

Trong giới tỷ phú thế giới, ít có nhân vật nào chịu chơi và mạo hiểm như Richard Branson và cũng ít có ai nhảy vào phá bĩnh đủ các ngành kinh doanh như ông. Danh mục các ngành kinh doanh mà Richard Branson và tập đoàn Virgin Group đã và đang đầu tư đủ làm bất kỳ một nhà đầu tư sừng sỏ nào cũng phải choáng ngợp: Giải trí, viễn thông, hàng không, nước giải khát, y tế, tài chính, đường sắt, du lịch. Ở tuổi 71, nhiều người đã lựa chọn ở nhà quây quần cùng con cháu, trong khi vị tỷ phú này vẫn miệt mài kinh doanh cho dù có trong tay khối tài sản hơn 5 tỷ USD, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu muốn dừng lại và nghỉ ngơi.

Sau đây là 10 sự thật thú vị về Richard Branson , vị tỷ phú chuyên phá bĩnh.

Richard Branson không rõ ông sở hữu bao nhiêu công ty

Theo một số nghiên cứu về Virgin Group , tập đoàn này đang sở hữu hơn 400 công ty. Thật buồn cười là ngay bản thân Branson cũng không biết con số chính xác là bao nhiêu. Ông ta mua và mở mọi thứ.

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 2.

Các công ty con của Tập đoàn Virgin nhiều không kể hết

Trên thực tế, điều này không quá quan trọng. Chất lượng dịch vụ mà Virgin mang lại cho khách hàng luôn ở mức cao.

Các giáo viên trong trường từng nghĩ rằng Richard Branson là một tên ngốc

Mặc dù đã được biết đến rộng rãi hiện nay, nhưng tỷ phú đô la không được coi trọng ở trường. “Tôi từng được xem là học sinh kém nhất ở trường. Lúc ấy, suy nghĩ sau này sẽ thành công đã không xuất hiện trong tâm trí tôi”, Richard Branson – nhà sáng lập, kiêm CEO của Virgin Group chia sẻ trên CNN mới đây.

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 3.

Ít ai nghĩ rằng, cậu bé bị chứng bệnh hiếm lại trở thành tỷ phú trong tương lai

Ngay cả các giáo viên cũng nghĩ Richard là một tên ngốc lâm sàng. Sau một vài tháng, họ nhận ra rằng cậu bé đã bị mắc một chứng bệnh hiếm, là bệnh khó đọc. Ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc hay viết, với hậu quả là ông thường xuyên có kết quả học tập rất kém. Về sau, ông bỏ dở con đường học vấn của mình khi chỉ vừa bước vào tuổi 16. Thầy hiệu trưởng đã cho rằng Richard sẽ đi tù hoặc sẽ trở thành triệu phú. Lời tiên đoán của thầy hiệu trưởng năm nào đã trở thành sự thật khi Richard trở thành triệu phú lúc chỉ mới 23 tuổi.

Vị tỷ phú thích phá kỷ lục, nhưng không phải lúc nào cũng thành công

Kể từ năm 1985, Richard Branson đã cố gắng phá vỡ các kỷ lục thế giới. Ban đầu anh ấy muốn có được chiếc cúp Hales Trophy (giải thưởng cho chuyến vượt Đại Tây Dương nhanh nhất bằng tàu chở khách thương mại).

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 4.

Branson cùng những người bạn của ông trên chiếc Virgin Atlantic Challenger

Nỗ lực đầu tiên đã không thành công khi chiếc tàu Virgin Atlantic Challenger của ông bị lật trong vùng biển của nước Anh.

Branson mặc váy cưới đến buổi giới thiệu tiệm áo cưới

Richard Branson là một người mơ hồ về tính cách. Ông ấy thích xuất hiện bất ngờ ở những nơi công cộng.

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 5.

Branson mặc váy cô dâu

Vì vậy, tại buổi giới thiệu tiệm cô dâu Virgin Bride, chủ nhân của công ty đã xuất hiện trong trang phục váy cưới và trang điểm đầy đủ. Mà khách mời bị sốc thì khỏi nói rồi.

Ông từng bắn bảng hiệu quảng cáo Coca Cola từ một chiếc xe tăng

Vào những năm 1990 để cạnh tranh với những thương hiệu mang tính biểu tượng nhất thế giới, Coca-Cola và Pepsi, tập đoàn Virgin cho ra đời Virgin Cola. Một trong những chiến dịch quảng cáo của Virgin Cola là chiếc xe tăng của Branson qua Quảng trường Thời đại. Anh ta đã bắn nhiều phát đại bác vào bảng quảng cáo của đối thủ cạnh tranh chính của mình.

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 6.

CEO Virgin sử dụng xe tăng để bắn hạ biển quảng cáo Coca Cola tại Quảng trường Thời đại

Người đứng đầu công ty giải thích hành vi này một cách đơn giản: “Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông cũng như quảng cáo ngoài trời đều rất tốn kém. Và thế là tôi cưỡi trên một chiếc xe tăng xuống phố, không có gì phải bàn cãi khi tất cả các trang nhất của các tờ báo đều là của tôi”.

Richard từng trượt tuyết trong trạng thái… khỏa thân

Branson đã tìm kiếm một người để tranh luận trong một thời gian dài. Ý tưởng: Trượt tuyết khỏa thân với giá 10 Bảng Anh. Thế nhưng, cho dù ông không bao giờ tìm thấy một ai làm đối thủ, Richard vẫn chọn một trong những sườn núi tuyết đẹp nhất Thụy Sĩ để… cởi quần áo và thể hiện kỹ năng trượt tuyết của mình.

Richard Branson từng cố tình đổ sâm panh lên Công nương Diana

Công nương Diana đã tham dự một trong những buổi lễ giới thiệu chiếc tàu bay mới gia nhập hạm đội Virgin Atlantic.

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 7.

Công nương Diana và Richard Branson

Branson không thể cưỡng lại và mở nắp một chai sâm panh và đổ nó lên người đại diện của hoàng gia. Công nương Diana đánh giá cao trò đùa và thậm chí còn tạo dáng cho các nhiếp ảnh gia trong chiếc áo khoác đặc trưng của hãng hàng không.

Vị tỷ phú lột đồ để quảng cáo điện thoại Virgin Mobile

Để quảng cáo điện thoại Virgin Mobile, Richard đã trèo lên cần cẩu xây dựng, cởi quần áo và vẫy các thiết bị mới của mình trong nửa giờ đồng hồ.

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 8.

Vị tỷ phú từng lột đồ để quảng bá hãng điện thoại Virgin Mobile của mình

Sau khi thua cược, Branson ăn mặc như một tiếp viên hàng không

Năm 2010, ông Branson đánh cược với nhà sáng lập Hãng Air Asia Tony Fernandes rằng đội đua xe Công thức một (F1) của ai xếp hạng thấp hơn tại giải Abu Dhabi 2010 sẽ phải đóng vai nữ tiếp viên trên chuyến bay của hãng đối phương.

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 9.

Ông Branson hài hước chụp ảnh cùng các tiếp viên hàng không khác

Kết quả là người thua cuộc đã phải giả làm tiếp viên hàng không trong chuyến bay của hãng Air Asia từ thành phố Perth (Úc) tới Kuala Lumpur (Malaysia).

Các công ty của Branson không kiểm soát nhân viên

Richard là người xa lạ với các phép tắc gò bó. Chính vì thế công ty của ông nổi tiếng trong việc tạo môi trường thoải mái cho nhân viên, thay vì hô hào tập trung vào lợi ích của khách hàng, họ lại vận hành theo phương châm “Thượng đế chính là đội ngũ nhân viên của mình, nhân viên phải hạnh phúc trước thì khách hàng mới hài lòng sau”, cùng với đó là xây dựng một văn hóa công ty vô cùng khác biệt, chú trọng vào lợi ích của nhân viên hàng đầu.

10 sự thật điên rồ về Richard Branson, vị tỷ phú chơi ngông của Virgin Group vừa bay vào vũ trụ trước Jeff Bezos - Ảnh 10.

Branson tạo dựng văn hóa công ty không giống ai

Không phải diện bộ vest hay cà vạt, không cần lễ phép trong quan hệ giữa cấp dưới và người quản lý (mọi người đều hòa thuận, mọi người có thể tát nhau vào lưng và uống bia nơi làm việc). Ông cũng nổi tiếng vì hào phóng với nhân viên. Trong lịch sử, Virgin Group từng thắng kiện British Airways, tỷ phú này sau đó đã chia khoản tiền bồi thường gần 945.000 USD cho các nhân viên của mình. Ông còn tuyên bố cho nhân viên nghỉ phép thoải mái, vì tin rằng sẽ kiếm được nhiều hơn nếu cho nhân viên quyền kiểm soát thời gian của họ.

Theo: Internet

Cuộc sống tại sáu nước đã nới lỏng phòng chống Covid-19

Israelis without masks
Chụp lại hình ảnh,Người dân Israel bỏ việc dùng khẩu trang từ tháng Sáu

Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã xác nhận là gần như toàn bộ các hạn chế về Covid 19 tại xứ Anh sẽ được gỡ bỏ vào ngày 19/7.

Điều đó có nghĩa là toàn bộ các hạn chế pháp lý về giãn cách xã hội sẽ được gỡ bỏ. Yêu cầu bắt buộc đối với việc đeo khẩu trang tại một số địa điểm công cộng cũng sẽ không áp dụng nữa. Các hộp đêm sẽ được mở cửa trở lại, và hạn chế về số người được phép gặp gỡ nhau cũng sẽ được xóa bỏ.

Một số nước trên thế giới đã bắt đầu thử nới lỏng các hạn chế phòng chống virus corona trong năm nay và đã đạt được những kết quả khác nhau.

Vậy tình hình tại những nơi đã nới lỏng các quy định phòng chống Covid hiện ra sao?

Israel

Cùng với việc chạy đua tăng tốc triển khai chương trình tiêm chủng vaccine, Israel bắt đầu nới lỏng các hạn chế từ tháng 2.

Đến giữa tháng 2, quá nửa dân số Israel đã được tiêm hai mũi vaccine, bắt đầu bỏ đeo khẩu trang và cuộc sống thời trước đại dịch bắt đầu quay trở lại, với việc các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn và rạp chiếu phim được mở cửa hoàn toàn trở lại.

Restaurant in Israel
Chụp lại hình ảnh,Israel mở lại các quán bar, nhà hàng từ tháng Ba

Kể từ đó, các ca lây nhiễm ghi nhận hàng ngày do biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn đã tăng lên đều đặn, hôm thứ Ba đạt đến mức cao đỉnh điểm kể từ 4 tháng qua, là 754 người.

Tuy nhiên, giới chức nói các ca nghiêm trọng, trong đó gồm cả những ca cần phải nhập viện, vẫn ở mức tương đối thấp.

Tình trạng tăng cao các ca nhiễm mới đã khiến chính quyền của tân Thủ tướng Naftali Bennett phải nghĩ lại phần nào.

Theo cái gọi là cách tiếp cận “nhẹ nhàng khống chế”, người dân Israel sẽ được yêu cầu học cách sống chung với Covid.

Các lệnh hạn chế bắt đầu được áp dụng trở lại, trong đó có việc buộc phải đeo khẩu trang ở các địa điểm trong nhà, và cách ly kiểm dịch đối với toàn bộ những người nhập cảnh vào Israel.

Hà Lan

Với việc tỷ lệ tiêm vaccine tăng nhanh và các ca lây nhiễm giảm, Hà Lan đã đẩy sớm lên việc mở cửa trở lại vào cuối tháng Sáu. Việc đeo khẩu trang đã được bãi bỏ ở hầu như tại toàn bộ các địa điểm, và thanh niên được khuyến khích sinh hoạt ngoài trời trở lại.

Kể từ đó, các ca lây nhiễm đã tăng mạnh, nhảy lên mức cao nhất kể từ tháng 12. Tuy nhiên, việc nới lỏng quy định phòng chống đã làm tăng các ca phải nhập viện.

Cafe in Amsterdam
Chụp lại hình ảnh,Hà Lan đã buộc phải rút lại việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát

Với việc các quan chức y tế ngày càng chỉ trích mạnh hơn, Thủ tướng Mark Rutte đã buộc phải áp dụng biện pháp quay đầu 180 độ khá là xấu hổ vào hôm thứ Sáu, và tái áp dụng nhiều lệnh hạn chế, chỉ hai tuần sau khi các biện pháp này được bãi bỏ.

Nhà hàng, quán bar buộc phải đóng cửa kể từ nửa đêm, còn các hộp đêm bị đóng hoàn toàn trở lại, còn ông thủ tướng xin lỗi về “quyết định tồi” của mình.

“Điều mà chúng tôi nghĩ là có thể, hóa ra lại là không thể áp dụng trong thực tế,” ông thừa nhận.

Hàn Quốc

Được ca ngợi như một câu chuyện thành công trong việc xử lý Covid-19, Hàn Quốc là một trong các quốc gia Đông Á đầu tiên chặn được đại dịch.

Hồi tháng 6, nước này công bố các kế hoạch cho phép những người đã tiêm vaccine được ra ngoài mà không cần đeo khẩu trang, cho phép việc tụ tập thành từng nhóm nhỏ riêng tư, và nới lỏng thời gian mở cửa hoạt động của các nhà hàng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo Hàn Quốc đã dỡ bỏ tâm lý cảnh giác trước virus corona quá sớm, khi mà đa số người dân vẫn chưa được tiêm vaccine.

Nay nước này đang đối diện với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất.

Seoul mask wearers
Chụp lại hình ảnh,Dân Hàn Quốc nay được yêu cầu đeo khẩu trang trở lại

Số lây nhiễm hàng ngày cao kỷ lục đã buộc chính phủ phải thắt chặt các quy định về giãn cách xã hội trên hầu như toàn quốc. Tại thủ đô Seoul, người dân bị cấm gặp gỡ trên một người sau 18 giờ.

Với biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng và tốc độ tiêm vaccine chậm, niềm tin của dân chúng vào khả năng Hàn Quốc đối phó với virus corona đã bị tổn hại ghê gớm .

Thụy Điển

Khác với hầu hết các nước khác, Thụy Điển trước nay chủ yếu dựa vào những biện pháp tự nguyện để khống chế việc lây lan dịch bệnh, tuy các lệnh hạn chế đối với giờ mở cửa hoạt động của các nhà hàng và đối với số người được phép có mặt tại các địa điểm tổ chức sự kiện cũng đã được áp dụng.

Một số trong những hạn chế này đã được nới lỏng với việc 3.000 khán giả được phép ngồi xem trong các sân vận động thể thao, và quy định về giờ mở cửa hoạt động đã bị bãi bỏ vào hôm 1/7. Từ 15/7, có thêm các hạn chế khác được dỡ bỏ tiếp.

Kể từ mùa xuân, các ca lây nhiễm tiếp tục giảm xuống nhanh chóng, được cho là nhờ việc tiêm chủng nhanh và thời tiết trở nên ấm lên, khiến mọi người dành nhiều thời gian sinh hoạt ngoài trời hơn.

Nhưng do có những lo lắng về việc việc lây lan nhanh do biến thể Delta, hầu hết những người từ nước ngoài quay trở lại Thụy Điển đều cần phải làm xét nghiệm Covid-19.

Úc

Trong hầu như suốt năm ngoái, người Úc đã có cuộc sống tương đối ít hạn chế. Khẩu trang không phải là yêu cầu bắt buộc, do nước này nhiều ngày liên tục ghi nhận không có các ca lây nhiễm mới.

Khi có các trận bùng phát, giới chức đã áp dụng các đợt phong tỏa ngắn, nhằm kiểm soát để đưa mức lây nhiễm trở về 0. Chẳng hạn, Perth đã đóng cửa năm ngày hồi tháng Giêng khi phát hiện ra một ca nhiễm bệnh đơn lẻ.

Tuy nhiên, đợt bùng phát với biến thể Delta tại Sydney hồi giữa tháng 6 đã đẩy thành phố lớn nhất nước vào lại tình trạng phòng tỏa. Việc phong tỏa được trông đợi sẽ được áp dụng cho tới ít nhất là cuối tháng 7.

Thành phố hiện đang phải đối phó với tình trạng có hơn 100 ca mỗi ngày. Virus lây lan nhanh chóng, ngay cả trong những tuần đầu tiên của thời gian áp dụng phong tỏa, tại một thành phố vốn không quen với tình trạng bị hạn chế.

Các quan chức nói người dân đang tìm cách lách qua các kẽ hở của quy định bắt buộc ở nhà. Kể từ đó, việc này đã được siết chặt lại.

Nhưng với hơn 90% dân số chưa được tiêm vaccine, các quan chức nói sẽ cần mất một thời gian nữa, cuộc sống mới có thể trở lại bình thường. Việc thiếu nguồn cung vaccine, đặc biệt là Pfizer, khiến nhiều người Úc sẽ không thể được tiêm cho tới những tháng cuối năm.

Hoa Kỳ

Với việc chính quyền ông Joe Biden đẩy nhanh tiêm phòng vaccine, nhiều tiểu bang đã bắt đầu gỡ bỏ các hạn chế, xóa bỏ yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang và cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại.

Trong tháng Sáu, California – tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ – tuyên bố việc “tái mở cửa rầm rộ”, còn New York City gỡ bỏ gần như toàn bộ các hạn chế, do tỷ lệ tiêm vaccine tại nơi này đã vượt mức 70%.

Nhìn chung, các ca nhiễm bệnh vẫn ở mức thấp. Các ca nhiễm mới chưa bằng một phần mười mức trung bình hàng ngày thời đỉnh dịch, hồi tháng Giêng, ngay cả khi mức nhiễm mới đã tăng gấp đôi trong vòng hai tuần trước.

Nhưng đang có những quan ngại ngày càng tăng về việc biến thể Delta làm tăng tình trạng lây nhiễm ở một số tiểu bang chưa được tiêm vaccine đủ mức. Do mới chỉ đạt tỷ lệ tiêm chủng thấp, một số tiểu bang khuyến nghị người dân tiếp tục đeo khẩu trang để đối phó với biển thể virus mới.

Tại New York City, các ca lây nhiễm đã tăng vọt lên thêm một phần ba trong thời gian một tuần, với một số khu vực có mức tăng cao nhất là những nơi có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất.

Các ca tử vong cũng đang tăng, nhưng không tăng mạnh như mức độ lây nhiễm.

Giới chức tiểu bang nói rằng đa số những người phải nhập viện do Covid-19 là những người chưa tiêm vaccine.

Theo BBC