Nhà sàn cổ đẹp nhất Tây Nguyên của vua voi Ama Kông

Có kiến trúc tuyệt đẹp, nhà sàn cổ ở buôn Đôn của vua voi Ama Kông có tổng giá trị quy đổi bằng 12 con voi trên 60 tuổi có ngà dài. Đây cũng là nơi lưu giữ những kỉ vật vô giá về sự nghiệp của vị vua voi huyền thoại.

Nhà sàn cổ ở buôn Đôn của vua voi là một địa điểm rất nổi tiếng trên mảnh đất huyền thoại của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Tây Nguyên. Đây chính là nơi ở của vua voi Khun Yu Nốp (1828 – 1938) và cháu ngoại là vua voi Ama Kông (1910 – 2012) trong thời kỳ hoàng kim của nghề săn voi.

Theo thư tịch cổ, ngôi nhà sàn được khởi công vào năm 1883 dưới sự giám sát của nghệ nhân người Lào Khavivôngsao. Vừa trực tiếp chỉ huy thi công, vừa làm “tổng thầu”, ông đã đích thân chọn ra 14 thợ chính có tay nghề cao và hơn 10 thợ phụ để giúp việc.

Ngôi nhà sàn gồm 3 gian được thiết kế theo kiểu nhà sàn của người Lào với đầu hồi mái nhọn và cao vút mô phỏng theo kiểu tháp cổ bồng. Công trình làm hoàn toàn bằng các loại gỗ ở địa phương và có thể tháo rời từng phần để di dời khi cần thiết.

Ước tính, ngôi nhà sau khi hoàn thành tiêu tốn một số lượng gỗ trên 100m3, chủ yếu là các loại gỗ quý như: căm xe, cà chít, cẩm lai…

Đặc biệt, mái ngói của tòa nhà cũng được lợp bằng hàng nghìn tấm ngói đẽo gọt công phu từ 8m3 gỗ Cà Chít.

Hoạ tiết, hoa văn trang trí thể hiện những mô-típ quen thuộc của người Lào.

Bên cạnh các thợ mộc, quá trình xây nhà còn có sự tham gia gia đắc lực của 18 chú voi to khoẻ, chủ yếu trong công đoạn vận chuyển gỗ.

Sau một năm rưỡi thi công, ngôi nhà hoàn thành với tổng giá trị được quy đổi bằng 12 con voi trên 60 tuổi có ngà dài. Ngôi nhà được khánh thành vào ngày 19/2/1885 với buổi tiệc ăn mừng hết 22 con trâu lớn.

Trong quá trình tồn tại, ngôi nhà sàn cổ này đã trải qua nhiều biến cố lớn. Vào năm 1929, do khu nhà chung quanh bị cháy, căn nhà được chuyển địa điểm mới cách 1.000 mét, chính là địa điểm hiện tại.

Năm 1954, cây me già trong vườn bị đổ làm sập mất một gian của tòa nhà. Do chiến tranh và nhiều lý do khác mà đến nay gian nhà này không thể khôi phục, và ngôi nhà chỉ còn lại hai gian.

Những cấu trúc còn lại của ngôi nhà vẫn được giữ gìn nguyên vẹn như thuở ban đầu.

Ngày nay, nhà sàn cổ ở buôn Đôn vẫn còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của vị vua voi huyền thoại và những người kế tục.

Sợi dây da trâu này là dụng cụ chính của vua voi Ama Kông, dùng làm dây thòng lọng để bắt voi rừng. Mỗi sợi dây da trâu dài từ 90-120m, phải dùng 7 con trâu đực. Sau khi bện thành dây thừng, người ta buộc sợi dây phơi trên cây ròng rã 90 nắng, 90 sương, sau đó cất trên gác bếp đủ một mùa rẫy mới làm lễ cúng để sử dụng.

Chiếc mác G’ru (giáo dài) là vũ không kém phần quan trọng của thợ săn voi lành nghề. Khi voi nhà tấn công voi rừng, người thợ chính ngồi trên đầu voi dùng giáo này đâm những nhát chí mạng vào voi rừng để chúng bỏ chạy.

Tấm nệm lót bành voi làm từ da con min (bò tót). Chỉ có thợ săn có kinh nghiệm và săn được 72 con voi trở lên mới được dùng nệm này. Thợ săn voi thông thường chỉ được dùng nệm đan bằng vỏ cây lộc vừng.

Lọng che mưa nắng di động của thợ săn voi, dùng để đặt trên bành voi khi di chuyển và trú mưa khi ngủ đêm trong rừng.

Giỏ đựng gạo, mắm, muối của thợ săn voi mang theo mỗi khi đi săn.

Mu rùa dùng để đựng cơm và đồ ăn khô của thợ săn voi.

Tù và sừng trâu dùng để thổi báo hiệu sau mỗi chuyến săn voi thắng lợi trở về.

Hũ dùng để thống kê số lượng voi bắt được trong suốt cuộc đời đi săn của một thợ săn voi. Trong hũ đựng 10 thanh gỗ dài khoảng 20cm đẽo tròn như chiếc đũa, mỗi khí săn được một con voi con, người ta mở hũ lấy một thanh gỗ rồi khắc vào một vết như răng cưa. Đến khi giải nghệ, thợ săn voi mới bỏ hũ ra đếm xem trong đời mình đã săn được bao nhiêu voi căn cứ vào những vết khắc. Hũ của huyền thoại Ama Kông có 298 nấc khắc, một kỷ lục của nghề săn voi ở Tây Nguyên.

Cuộn dây này là dụng cụ để cột chặt những con voi trong quá trình bị động kinh vào cây rừng. Thông thường, một con voi cứ một năm lại bị động kinh một lần, kéo dài từ 2-4 tuần. Trong lúc động kinh voi rất dữ tợn, ai đến gần cũng bị nó tấn công, kể cả chủ.

Thòng lọng có gai dùng để kẹp cổ voi con khi đang trong quá trình thuần dưỡng.

Chiếc mâm đồng này là kỷ vật của ông tổ săn voi Y Thu Knul – Khun Ju Nốp (1828-1938), ông ngoại của vua voi Ama Kông để lại. Mâm được dùng để đặt các lễ vật cúng thần rừng trước mỗi chuyến săn voi và làm thủ tục nhập buôn làng cho những chú voi rừng đã được thuần dưỡng. Chiếc mâm được đưa từ Lào qua Việt Nam năm 1859.

Thanh kiếm này là quả tặng của vua Bảo Đại dành cho tù trưởng – thợ săn voi Ama Pợ Pho Khăm Súc vào khoảng năm 1942-1943. Trong một chuyến tháp tùng Bảo Đại đi săn bò tót, voi nhà của Ama Pợ Pho Khăm Súc đã bất ngờ bị một voi rừng tấn công. Người thợ săn voi đã phải dùng thanh kiếm của Bảo Đại để hỗ trợ voi nhà đánh trả voi rừng. Trong lúc hỗn chiến, thanh kiếm gãy mất 1/3 do chém trúng ngà voi rừng. Sau đó Bảo Đại tặng lại thanh kiếm cho vị tù trưởng và đặt tên cho nó là kiếm hộ mệnh.

Theo KIẾN THỨC

Tỷ phú Richard Branson hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào không gian

Sự cố trước giờ bay

Chuyến bay chở theo tỷ phú người Anh là một trong những đợt thử nghiệm cuối cùng của Virgin Galactic trước khi khai trương dịch vụ du lịch vũ trụ trong năm 2022. Với tên gọi Unity 22, đây là chuyến bay thử nghiệm thứ 4 của Virgin Galactic chở người lên vũ trụ.

Trước đó, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã ban hành lệnh hạn chế bay tạm thời quanh Truth and Consequences, New Mexico trong lúc máy bay chứa tàu vũ trụ chở Branson cất cánh. Lệnh hạn chế có hiệu lực từ 9-18h chiều 11/7 (giờ địa phương).Phi hành đoàn trên tàu VVS Unity gồm 6 người. Từ trái sang là Dave Mackay (phi công), Colin Bennett (kỹ sư vận hành), Beth Moses (Giám đốc Hướng dẫn Phi hành gia chương trình SpaceShipTwo), Richard Branson, Sirisha Bandla (Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề chính phủ và hoạt động nghiên cứu) và Michael Masucci (phi công). Ảnh: AP.

Ty phu Richard Branson bay len vu tru anh 1
Phi hành đoàn trên tàu VVS Unity gồm 6 người. Từ trái sang là Dave Mackay (phi công), Colin Bennett (kỹ sư vận hành), Beth Moses (Giám đốc Hướng dẫn Phi hành gia chương trình SpaceShipTwo), Richard Branson, Sirisha Bandla (Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề chính phủ và hoạt động nghiên cứu) và Michael Masucci (phi công). Ảnh: AP.

Ngoài Branson, chuyến du hành có 3 nhân viên Virgin Galactic trong khoang phi hành gia để đánh giá trải nghiệm bay, và 2 phi công trong buồng lái. Đây là chuyến bay thử nghiệm chở nhiều người nhất của Virgin Galactic.

Video livestream YouTube chuyến bay có hơn 500.000 người theo dõi trực tiếp. Trên Twitter, nhiều người dùng phàn nàn về buổi phát trực tiếp của Virgin Galactic. “Buổi livestream diễn ra một cách bối rối”, “Hãy đuổi Colbert (MC buổi phát) ra đi, chúng tôi chỉ muốn xem chuyến bay” là những bình luận trên Twitter về buổi livestream chuyến bay lên vũ trụ của tỷ phú Branson.

Buổi livestream được phát sóng trễ. Khi bắt đầu, máy bay chở tên lửa đã cất cánh. Thay vì phát trực tiếp hình ảnh từ camera tàu vũ trụ, buổi livestream đưa bình luận từ các chuyên gia.

Theo CBS News, lý do luồng trực tiếp không có âm thanh là vì tàu vũ trụ (Unity) vẫn liên kết với tàu mẹ (Eve) nên nó vẫn giống với một chuyến bay thương mại bình thường.Các bước để bay ra rìa vũ trụ của Virgin Galactic. Ảnh: Virgin Galactic.

Ty phu Richard Branson bay len vu tru anh 2
Các bước để bay ra rìa vũ trụ của Virgin Galactic. Ảnh: Virgin Galactic.
Chuyến du hành đến rìa vũ trụ kéo dài một giờ

Ban đầu, chuyến bay dự kiến khởi hành vào 9h sáng 11/7 (giờ Mỹ), tức 20h 11/7 (giờ Việt Nam). Tuy nhiên, Virgin Galactic đã điều chỉnh lịch bay trễ 90 phút do ảnh hưởng thời tiết. Branson từng giữ kín thời điểm bay vào vũ trụ do quy định đối với công ty của ông. Tuy nhiên, vị tỷ phú nhấn mạnh mình khỏe và có thể bay ngay khi các kỹ sư cho phép.

Tỷ phú người Anh đăng tải bức ảnh chụp chung cùng ông chủ SpaceX, Elon Musk trên Facebook trước giờ cất cánh. Trước đó Elon Musk từng “úp mở” khả năng xuất hiện tại sự kiện để ủng hộ Branson.

Khoảng 22h19, máy bay đạt độ cao hơn 46.000 ft (14 km) và trong giai đoạn nâng độ cao. Đến 22h26, tàu vũ trụ bắt đầu tách khỏi máy bay, kích hoạt động cơ tên lửa để đạt mốc độ cao và vận tốc tiếp theo. Sau khi đạt vận tốc hơn 3.200 km/h, tàu vũ trụ dần giảm tốc.Máy bay chở theo tàu vũ trụ VVS Unity đã cất cánh. Khoảng 40 phút sau khi cất cánh, VSS Unity tách khỏi máy bay, kích hoạt động cơ tên lửa để đưa Branson và 5 người khác đến rìa vũ trụ. Ảnh: CNN.

Ty phu Richard Branson bay len vu tru anh 3
Máy bay chở theo tàu vũ trụ VVS Unity đã cất cánh. Khoảng 40 phút sau khi cất cánh, VSS Unity tách khỏi máy bay, kích hoạt động cơ tên lửa để đưa Branson và 5 người khác đến rìa vũ trụ. Ảnh: CNN.

Tỷ phú Branson và phi hành đoàn đã rơi vào trạng thái không trọng lực và nhìn xuống Trái Đất từ độ cao 282.700 ft trong vài phút. Đến 22h33, tàu hạ độ cao xuống còn 32.000 ft, chuẩn bị hạ cánh xuống Trái Đất. “Chúc mừng mọi người”, tỷ phú Branson chia sẻ trong khi tàu đang hạ cánh.

Đến 22h40 tàu vũ trụ ở độ cao hơn 9.000 ft. Trong đoạn livestream, khoảnh khắc phi hành đoàn lơ lửng trong môi trường không trọng lực được phát sóng trong vài giây rồi bị cắt do tín hiệu yếu. Sau đó, tàu vũ trụ đã hạ cánh sau 15 phút 18 giây tách khỏi máy bay trên không trung. Chuyến đi lên vũ trụ đầu tiên của tỷ phú Branson hoàn tất sau khoảng một tiếng.Tính đến 22h (giờ Việt Nam), máy bay chở tàu vũ trụ đã đạt độ cao hơn 40.000 ft (12,19 km). Ảnh: Virgin Galactic.

Ty phu Richard Branson bay len vu tru anh 4
Tính đến 22h (giờ Việt Nam), máy bay chở tàu vũ trụ đã đạt độ cao hơn 40.000 ft (12,19 km). Ảnh: Virgin Galactic.
Chuyến bay khởi đầu của du lịch vũ trụ

Đây là sứ mệnh quan trọng với tham vọng thương mại hóa ngành du lịch vũ trụ của Virgin Galactic từ khi thành lập năm 2004. Đến nay, công ty đã bán khoảng 600 vé cho khách hàng đặt trước, giá khoảng 250.000 USD/vé. Vẫn còn 3 chuyến bay thử nghiệm (bao gồm chuyến bay của Branson) trước khi dịch vụ du lịch của Virgin Galactic thực sự sẵn sàng.Branson đăng ảnh chụp cùng Elon Musk trước giờ bay.

Ty phu Richard Branson bay len vu tru anh 5
Branson đăng ảnh chụp cùng Elon Musk trước giờ bay.

Không chỉ Branson, tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon và công ty vũ trụ Blue Origin cũng sẽ có chuyến bay đầu tiên lên vũ trụ bằng tàu New Shepard vào ngày 20/7. Bezos sẽ đi cùng em trai, một nữ phi hành gia, và người thắng trong cuộc đấu giá từ thiện trị giá 28 triệu USD.

SpaceX, công ty vũ trụ của tỷ phú Elon Musk cũng có tham vọng thương mại hóa ngành du lịch vũ trụ trong tương lai, với những chuyến đi dài hơn.

Giới truyền thông cho rằng đây là cuộc cạnh tranh thú vị của 2 công ty vũ trụ. Dù công bố lịch bay trễ hơn Bezos, vị tỷ phú 70 tuổi lại thực hiện chuyến bay sớm hơn 9 ngày. Ông phủ nhận việc bay sớm nhằm mục đích “đánh bại Bezos”.

Theo Zing

Vua Tự Đức: 1 ngày được 15 vợ, 30 a hoàn phục vụ

Lâu nay, chuyện “thâm cung bí sử” của nhà vua thường chỉ được biết qua sách sử. Tuy nhiên lần đầu tiên, Charles-Édouard Hocquard – một thầy thuốc quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp đã hé lộ nhiều chuyện về phi tần, thị nữ của vua Tự Đức.

Nếu nói tới phi tần, thị nữ của nhà vua thì nhiều vô kể. Cuốn sách “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” (Omega và NXB Đà Nẵng ấn hành), kể: “Tự Đức có một trăm lẻ tư bà phi tần. Phi tần được chia làm chín bậc, mỗi bậc có một danh xưng khác; họ ăn mặc và hưởng bổng lộc theo quy định của triều đình tùy vào thứ bậc của họ.”

“Bổng lộc này không đáng kể lắm: Hoàng hậu mỗi năm nhận một nghìn xâu tiền, tương đương khoảng 800 franc, cùng hai trăm năm mươi đấu gạo màu, năm mươi đấu gạo trắng và sáu mươi súc lụa để may xiêm y; các bà nhất giai phi thì chỉ có năm trăm xâu tiền, hai trăm lẻ năm đấu gạo màu, bốn mươi lăm đấu gạo trắng và bốn mươi tám súc lụa; các bà cửu giai tài nhân thì chỉ được nhận phần lương bổng ít ỏi gồm năm mươi ba xâu tiền, một trăm tám mươi đấu gạo màu, năm mươi sáu đấu gạo trắng và mười hai súc lụa”.

Vua Tự Đức: 1 ngày được 15 vợ, 30 a hoàn phục vụ - Ảnh 1.

Một phi tần trong cung đình Huế. (ẢNH: CHARLES-ÉDOUARD HOCQUARD).

Đời sống hậu cung phức tạp

Đời sống của phi tần, thị nữ trong cung cũng nhiều vấn đề phức tạp chứ không hề đơn giản, tác giả Charles-Édouard Hocquard hé lộ thêm: “Mỗi phi tần đều có quyền đem vào điện một số hầu gái tùy theo cấp bậc của phi tần đó và phải tự bỏ tiền ra trả cho họ. Hoàng hậu có thể có mười hai hầu gái và tài nhân cấp thấp nhất có ba hầu gái.”

“Luật của vương quốc không giới hạn số lượng phụ nữ trong hậu cung nhưng những người hầu gái này phải làm hết mọi việc. Họ lao động dưới sự giám sát của những bà già hơn, các bà này được chia làm sáu bậc. Dưới thời Tự Đức, những nữ giám sát này có đến sáu mươi người.”

“Họ ăn lương triều đình và mặc y phục giống với y phục các phu nhân của quan đại thần; chính họ là người chỉ định thị nữ trong hậu cung mỗi ngày đi phục vụ nhà vua và thái hậu; họ cũng điều hành các nữ công có nhiệm vụ chèo trên long thuyền và canh gác xung quanh những phòng ốc đặc biệt của nhà vua. Nữ công có tới ba trăm người chia thành sáu bậc, họ ở trong một tòa nhà nằm cạnh hậu cung; đồng phục của họ gồm quần dài, váy và khăn đầu màu lục”.

Vua Tự Đức: 1 ngày được 15 vợ, 30 a hoàn phục vụ - Ảnh 3.

Điện Càn Thành – Palais du Musée.

Dân gian thường nói “sướng như vua” cũng có lý do là vì vậy. “Mỗi ngày hoàng thượng được một đội ngũ gồm mười lăm người vợ và ba mươi a hoàn phục vụ; những a hoàn này cầm kiếm gác tất cả lối ra vào tẩm điện. 

Những người khác thì hầu hạ các việc thường ngày của vua; năm người trong số thị nữ luôn ở cạnh để phục vụ ngài, và mỗi ngày lại đổi một kíp. Vì vậy mà số thị nữ hậu cung lên đến 579 người, lại thêm 455 a hoàn nữa, tất cả đều ăn lương triều đình. Một con số không hề nhỏ”, trích từ sách đã dẫn.

Vua Tự Đức: 1 ngày được 15 vợ, 30 a hoàn phục vụ - Ảnh 4.

Một trong các cửa sơn son ở hậu cung triều đình Huế. (Ảnh: Charles-Édouard Hocquard).

Theo Charles-Édouard Hocquard, phi tần của nhà vua được tuyển theo hai cách: hoặc là con gái của quan lại triều đình và những phú hộ muốn được vẻ vang, ân thưởng, đem những cô con gái xinh đẹp nhất dâng lên nhà vua; hoặc con cái của dân thường do hoàng hậu mua về để làm diễn viên nhưng sắc đẹp của họ động lòng nhà vua.

Tuy nhiên, kiếp người trong hậu cung cũng thật sự buồn. “Những người phụ nữ này gần như bị cách ly với thế giới bên ngoài, thậm chí không thể trở về nhà cha mẹ đẻ; người mẹ thỉnh thoảng còn được cho phép tới thăm con trong hoàng cung”, tác giả cho biết.

Vua Tự Đức: 1 ngày được 15 vợ, 30 a hoàn phục vụ - Ảnh 5.

Đại điện trong kinh thành Huế. (Ảnh: Charles-Édouard Hocquard).

Đó là khi hoàn toàn khỏe mạnh, chứ nếu chẳng may một phi tần của vua nhiễm bệnh nặng thì sẽ bị cách ly trong phòng thuốc của hậu cung để thái y tới khám và đặt dưới sự giám sát của một hoạn quan. Gặp phải căn bệnh vô phương cứu chữa thì có thể bị gửi trả về nhà. Còn trường hợp đột tử, sẽ bị đem xác ra khỏi hoàng thành qua bờ tường nhờ một dây tời. 

“Không bao giờ được đưa một xác chết qua cánh cổng chỉ dành riêng cho vua chúa. Và kể cả vua chúa cũng không phải là ngoại lệ; khi nhà vua băng hà, quan tài sẽ được đẩy qua một lỗ hổng đục trên tường, sau này sẽ trám lại”, Charles-Édouard Hocquard viết.

Vua Tự Đức: 1 ngày được 15 vợ, 30 a hoàn phục vụ - Ảnh 6.

Biệt điện của nhà vua. (Ảnh: Charles-Édouard Hocquard).

Điện của Thái hậu, mẹ vua Tự Đức không nằm xa hậu cung là mấy. Thái hậu rất có thế lực nên bà được phục vụ bởi một đội ngũ đặc biệt và mỗi ngày lại có một công chúa cùng ba phi đến vấn an bà. Sách đã dẫn mô tả chi tiết: 

“Triều đình mỗi năm cấp cho bà mười nghìn xâu tiền, một nghìn đấu gạo; cứ mười năm thì bổng lộc này lại tăng thêm năm nghìn xâu tiền. Tự Đức rất hiếu thảo với mẹ, nhà vua tới thăm thái hậu mỗi ngày, biếu bà vô số quà cáp, trò truyện ân cần và thường xin bà lời khuyên. Thái hậu dành thời gian để dạy dỗ con hát phục vụ cho nhà vua; thỉnh thoảng bà đi dạo cùng nhà vua…”.

Khi nhà vua băng hà, phi tần cũng sẽ có hai số phận: Những ai thuộc cấp bậc cao nhất rút về ở trong các cung điện cạnh lăng tẩm nhà vua và tại nơi đó, dưới sự giám sát của các hoạn quan, họ hy sinh nốt phần đời còn lại để lo hương khói cho người chồng hoàng gia. 

Còn những người vợ thuộc cấp bậc thấp thì được trả về nhà cho cha mẹ, nhưng dù có xinh đẹp, khéo léo đến đâu họ cũng chỉ có thể tái hôn với thường dân. Do theo quy định thì quan lại bị cấm lấy vợ là phi tần từ hậu cung ra và sự cấm đoán này bắt nguồn từ sự tôn trọng đối với vị vua quá cố, nên cuộc đời các phi tần phần lớn cuối đời đều buồn và cô độc.

Theo Dân Việt

Những tranh cãi về ảnh khỏa thân thời Pháp thuộc

“Chất lượng ảnh đã giảm sút do bị chụp lại nhiều lần, song những gì còn lại vẫn cho thấy bản gốc rất đẹp” – nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nói về những bức ảnh nude thời Pháp thuộc.

Những tranh cãi về ảnh khỏa thân thời Pháp thuộc

Không phải nhân học hình ảnh

Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm trong số hàng nghìn bức ảnh về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937). Sau đó, chúng được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. Ông Philippe Chaplain đã cho Tạp chí Xưa và Nay mượn bộ sưu tập của mình.

Theo quan điểm của ông Hữu Bảo, những bức hình đó rất chuẩn về bố cục lẫn ánh sáng, đường nét, đồng thời sinh động. Các ảnh này đã được trưng bày trong triển lãm Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức hồi đầu năm 2010.

Tuy nhiên, những ảnh nude này cũng gây tranh cãi. Những tranh luận về nhóm ảnh khỏa thân chủ yếu xoay quanh việc các nhân vật trong ảnh liệu có bị ép buộc cởi đồ để chụp những bức hình hở hang như thế hay không. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng đó là những tấm hình dàn dựng phi thực tế trong chủ ý dã tâm của người Pháp. Người dân do đó phải tuân thủ mệnh lệnh “bắt cởi phải cởi, bắt chết phải chết” của chủ.

Ý kiến ngược lại cho rằng những bức ảnh đó chỉ là tác phẩm của những người muốn Á Đông hóa, An Nam hóa đề tài nude – một đề tài mỹ thuật hàn lâm vốn luôn được mến chuộng. Bố cục của các tác phẩm cũng được phân tích là quen thuộc và nhan nhản trong nghệ thuật cổ điển.

TS Đào Thế Đức – thư ký tòa soạn Tạp chí Xưa và Nay, nói: “Giờ đây, nếu nhìn tổng thể những bức ảnh đó, chúng ta cũng không thể nói đích xác chúng được bố trí hay không và bố trí đến đâu”.

Tuy nhiên, theo TS Đức, đó chắc chắn không phải là những tư liệu nhân học hình ảnh. Ông cho biết: “Nhân học hình ảnh phải do người dân tự thể hiện. Nhờ đó, những bức ảnh, thước phim cho thấy rõ người dân thực sự muốn thể hiện mình ra sao. Nó hoàn toàn không phải cái nhìn của người ngoài cuộc. Trong khi điều thấy rõ trong những bức ảnh này chính là cái nhìn của phương Tây về phương Đông. Qua cái nhìn đó, phương Đông trở nên hơi kỳ quặc, lạ lẫm, thậm chí có phần nào lạc hậu”.

TS Đức cho rằng những tác phẩm này không chỉ không do người dân tự chụp mà còn ít khả năng do người Việt chụp. Nó chính là những bức ảnh do người Pháp chụp với tinh thần Tây phương dễ nhận thấy. “Thời đó, chắc chỉ có mấy ông Tây mới bắt đàn bà con gái lột trần ra chụp ảnh như vậy thôi”.

Hoàn toàn không gợi dục

Song, điều kỳ lạ là những bức nude trên hoàn toàn không có tính gợi dục. “Tôi đã nói chuyện với một số người trong triển lãm, nhưng không ai cho rằng những tác phẩm này dung tục cả”, ông Hữu Bảo cho biết. Tuy nhiên, những tạo hình khó có thể coi là như trong cuộc sống thông thường. Một người mẫu gánh nước nhưng yếm lại trật ra hở ngực. Mấy phụ nữ cùng ngồi quanh tẩu thuốc và cũng hở ngực một cách lạ thường.

Bản thân TS Đào Thế Đức cũng khá ngạc nhiên vì sự “cởi trói” của những mẫu nữ trong khuôn hình. “Chúng ta có văn hóa phồn thực. Nhưng sự phồn thực này nằm trong các nghi lễ, mà phần nhiều được nhà nghiên cứu Toan Ánh ghi lại thành sách. Tuy nhiên, nếu ngoài nghi lễ phồn thực thì mọi chuyện lại rất khe khắt. Chính vì thế, nếu người phụ nữ có thai sau lễ hội phồn thực làng La thì không sao, thậm chí còn được coi là may mắn. Nhưng nếu bình thường, người phụ nữ đó chắc chắn khó thoát khỏi hình phạt gọt đầu bôi vôi”.

Một vài khuôn mặt lặp lại của thiếu nữ nude tại một số bức ảnh dạng tư liệu khác khiến nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nghĩ đến việc đây chính là người mẫu. Tuy nhiên, tại sao họ lại dám chụp những bức ảnh không có điểm gì chung với Nho giáo như vậy, điều này cũng còn bí ẩn. Nhưng dù sao đi nữa, những ảnh nude này vẫn mang giá trị tư liệu đặc biệt. Nhất là khi chúng còn được người Pháp dùng làm bưu thiếp – một phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng vào thời thuộc địa.

“Rõ ràng đây là những hình tư liệu quý. Giờ đây, điều dễ thấy nhất là về nhân chủng học người Việt đã thay đổi quá nhiều”, ông Hữu Bảo đánh giá. Cũng theo nhiếp ảnh gia này, “trong những bức hình nude thời đó những khuôn mặt người Việt to và bè hơn chứ không thanh thoát như bây giờ. Ở một vài khuôn hình, chúng ta còn thấy khuôn mặt họ hơi nhô ra và có nét gãy. Căn cứ vào các đồ vật để so sánh, chiều cao của họ cũng chỉ khoảng 1 m 50. Rõ ràng nếu đặt trong tương quan với chúng ta bây giờ, những bức nude này cho thấy sự khác biệt thú vị. Và cũng vì thế, tôi rất thích cách thể hiện của tác phẩm. Bằng cách chọn những phụ nữ rất dung dị, họ không vệ nữ hóa ảnh nude mà chọn cách thể hiện đúng người Việt, theo tinh thần Việt, theo đúng tỷ lệ của người Việt. Đây chính là cách mà danh họa Nguyễn Phan Chánh vẽ Tiên Dung – Chử Đồng Tử sau này. Nếu nói đến eo thon, tỷ lệ vàng thì không phải. Nhưng toàn bộ tác phẩm nói lên được một tinh thần Việt Nam và dễ được chấp nhận”.

Trong những bức ảnh đó, các thiếu nữ nhìn thẳng không e ngại. Nhưng họ cũng không hề có các tạo dáng khó, phô diễn đường cong lựa theo ánh sáng. Chúng gợi một cảm giác mộc mạc, chân phương, dễ mến. “Đây là phong cách chụp rất phổ biến của những bức ảnh nude chụp vào thế kỷ 19”, nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú – cũng là người đã theo học nhiếp ảnh tại Hà Lan trong 2 năm, cho biết.

Theo THANH NIÊN ONLINE