MC Kỳ Duyên giấu nước mắt, cười tươi nhìn mặt mẹ lần cuối

Hình ảnh MC Kỳ Duyên rạng rỡ nhìn mặt mẹ lần cuối khiến nhiều người xúc động.

Dù đang rất khó khăn để vượt qua cú sốc này nhưng MC Kỳ Duyên vẫn cố giấu những giọt nước mắt mà vui vẻ tiễn mẹ về nơi an nghỉ
Trước khi đưa tiễn mẹ về an táng tại Westminster Memorial Park, California, MC Kỳ Duyên đã thức dậy từ sớm làm tóc, trang điểm, diện áo dài đen đeo trang sức đúng với phong cách của mẫu thân lúc còn sinh thời.
Ngay sau khi loạt ảnh MC Kỳ Duyên trong lễ tiễn đưa mẹ được đăng tải trên trang cá nhân rất nhiều người chưa biết chuyện đã “ném đá” cô không thương tiếc. Sở dĩ nữ MC hải ngoại cố tình ăn diện thậm chí rạng rỡ trong tang lễ là vì muốn mẹ mình ra đi vui vẻ, an lạc.

MC Kỳ Duyên tái hiện hình ảnh mẹ ruột trong lễ tang.

MC Kỳ Duyên và hai cô con gái.

Mới đây, loạt khoảnh khắc MC Kỳ Duyên cúi lạy, ôm di ảnh, nhìn mặt mẹ với gương mặt rạng ngời theo đúng di nguyện của bà khiến người hâm mộ xúc động.

MC Kỳ Duyên cố giấu nước mắt đừng rơi như tâm nguyện của mẹ.

Sau khi đưa tiễn mẹ và trở về nhà, MC Kỳ Duyên đã đăng tải bài thơ của mẹ với tên gọi Về cõi thiên thu để cám ơn bạn bè, thân hữu đã đến viếng và gửi lời chia buồn đến gia đình cô:

Mai tôi đi thế gian này tịch mịch!!!
Đừng khóc tôi như tiễn một người đi
Vuốt mắt tôi là một kẻ tình si
Bao đêm đã thức cùng tôi… chờ sáng
Mai tôi đi tiễn tôi bằng âm nhạc
Còn trái tim thơm gửi lại cho người
Người đã YÊU tôi đến cuối cuộc đời
Cho tình – sử tôi, đi vào huyền thoại…
Mai tôi đi tiễn tôi bằng men rượu
Cho thương yêu cao ngất tận trời mây
Cho tình nhân yêu mãi chẳng rời tay
Cho tôi thấy cả trần gian mở hội
Mai tôi đi không còn ai trông đợi
Đường thênh thang tôi vào cõi Thiên Thu ”.

Nhà nửa mái đậm chất Miền Nam

CafeLand – Lần đầu đặt chân đến đây bạn sẽ cảm nhận được không khí và nhiều kỷ niệm ẩn sâu bên trong một ngôi nhà đã có tuổi từ những năm đầu giải phóng đất nước (1975).

Chủ sở hữu là một cặp vợ chồng đã về hưu, nay muốn cải tạo lại ngôi nhà rộng rãi hơn để con cháu trong gia đình xum họp, tề tựu, đặc biệt là những dịp lễ, tết. Được biết ngôi nhà trước đây xây trên nền đất yếu và nằm trong khu dân cư dành cho cán bộ địa phương tại Vĩnh Long.

Thời gian dần trôi, thành phố càng ngày thay thế thị trấn, nhà mới cũng xuất hiện, bộ mặt nhà cũ cũng khoác vẻ mới nhưng ngôi nhà song lập này vẫn giữ lại hình thức ban đầu sau nhiều lần sửa chửa lại.

Phương án thiết kế: giữ lại một nữa phần mái và máng nước hiện có nhằm thể hiện tinh thần của một ngôi nhà đậm chất Miền Nam. Các cấu trúc cũ được xử lý theo cách mới, tái sử dụng lại, hệ khung thép có khoảng cách 5m đã tạo ra khoảng mở và cây xanh cũng được bố trí hợp lý trong ngoài.

Kiến trúc sư chia sẻ: Chúng tôi muốn giữ gìn giá trị văn hóa, tinh thần qua cách họ chia sẻ cảm xúc với nhau, với môi trường sống, cách họ quan tâm, chăn sóc lẫn nhau và cách họ mở cửa đón khách hay cách họ mở cửa trái tim, chúng tôi gọi đó là “Mở nhà, mở cửa trái tim”.

Vì ngân sách hạn chế nên hầu hết vật liệu, chậu hoa và đồ nội thất được tái sử dụng nhưng có một chút thay đổi trong cách bố trí hài hòa với không gian mới, trong đó, gạch hoa văn được làm sạch lại để ốp lát sàn phòng khách; mái ngói cũ của không gian cấp dưới dùng để trang trí trần khu vực bếp, phòng ăn; các khung cấu trúc tầng lửng và tấm ván thì tái sử dụng cho tầng trên và cuối cùng các thanh gỗ dài lâu năm dùng làm mái hắt hiên nhà.

Putin ‘sẽ không ăn miếng trả miếng’ với Mỹ

Sứ quán Mỹ ở Moscow
Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi trục xuất nhân viên ngoại giao Mỹ để trả đũa-EPA

Tổng thống Nga Vladimir Putin khước từ kêu gọi ‘ăn miếng trả miếng’ với Mỹ sau vụ Washington trục xuất nhân viên ngoại giao Nga.

Hoa Kỳ vừa trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga vì cho là Nga tấn công tin tặc để can thiệp kết quả bầu cử tổng thống.

Ông Putin nói Nga sẽ “không hạ mình xuống mức độ ngoại giao thiếu trách nhiệm” của Mỹ và sẽ nỗ lực khôi phục quan hệ với Mỹ dưới thời của tổng thống đắc cử Donald Trump.

Bộ Ngoại giao Nga trước đó đã chính thức kiến nghị ông trục xuất 35 nhân viên ngoại giao Mỹ.

Nga luôn bác bỏ cáo buộc tin tặc và gọi quyết định nói trên của Obama là “không có cơ sở”.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cáo buộc chính phủ của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama là “giãy chết chống Nga”.

Quyết định của chính phủ Mỹ đưa ra hôm thứ Năm 29/12 bao gồm các khoản:

  • 35 nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán Nga ở Washington và lãnh sự quán ở San Francisco bị liệt vào diện “persona non grata” và phải cùng gia đình rời nước Mỹ trong 72 tiếng đồng hồ.
  • Hai cơ sở được cho là của cơ quan an ninh Nga tại New York và Maryland sẽ bị đóng cửa
  • Chế tài đối với 9 tổ chức và cá nhân, trong đó có hai cơ quan an ninh của Nga là GRU và FSB

Ông Obama, người sẽ được Donald Trump thay thế ngày 20/1 tới, đã hứa sẽ có hành động chống Nga sau khi Mỹ nói Nga tấn công tin tặc vào Đảng Dân chủ và chương trình vận động của bà Hillary Clinton.

Các email lấy cắp từ người phụ trách chương trình tranh cử của bà Clinton và từ máy chủ của Đảng Dân chủ, chứa đựng nhiều thông tin bất lợi cho phe Dân chủ, được tung ra trong quá trình vận động.

“Hãy đến thăm cây thông”

Cây thông trước cửa tháp Spasskaya Tower, điện KremlinREUTERS/MAXIM SHEMETOV
Cây thông trước cửa tháp Spasskaya Tower, điện Kremlin

Trong một thông cáo trên website của điện Kremlin (bằng tiếng Nga), ông Putin nói: “Chúng tôi không trục xuất ai cả.”

“Chúng tôi sẽ không cấm các gia đình và trẻ em không được đến những nơi họ vẫn thường đón Năm mới. Hơn nữa, tôi mời tất cả các em là con các quan chức ngoại giao Mỹ tại Nga đến thăm cây thông Giáng sinh và Năm mới ở điện Kremlin”.

Ông chúc tổng thống Barack Obama và gia đình, cũng như ông Trump và “toàn thể người dân Mỹ” một năm mới hạnh phúc.

Tổng thống tân cử Trump đã bác bỏ tuyên bố về vụ tấn công tin tặc là “nực cười” và nói người Mỹ nên “tiếp tục cuộc sống bình thường” khi được hỏi về khả năng cấm vận trước thông báo hôm thứ Tư 28/12.

Tuy nhiên, ông nói tối hôm thứ Năm ông sẽ gặp các lãnh đạo cơ quan tình báo Mỹ tuần sau để được “cập nhật tình hình”.

Bộ ngoại giao Nga đã đề nghị trục xuất 31 quan chức ngoại giao Mỹ ở Moscow và bốn người ở St Petersburg.

Bộ này cũng đề xuất cấm các nhà ngoại giao Nga về nhà nghỉ của họ gần Moscow và cấm sử dụng nhà kho trên phố Dorozhnaya ở Moscow.

Báo Nga cho hay các nhân viên ngoại giao Nga ở Washington đang gặp khó khi mua vé máy bay vì các chuyến từ Washington về Nga đều chật chỗ.

Họ sẽ phải tới New York để mua vé.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bác bỏ tin của hãng CNN nói rằng Moscow đóng cửa trường quốc tế dành cho con em ngoại giao đoàn.

Bà Zakharova nói đây là tin vịt.

Trong khi đó Đại sứ quán Nga ở Anh đăng một tấm hình lên mạng xã hội Twitter, mỉa mai ông Obama với hình con vịt què.Đại sứ quán Nga ở WashingtonImage caption35 nhân viên ngoại giao Nga phải rời khỏi nước Mỹ trong vòng 72 giờ đồng hồ-AFP

“Trở nên cay độc”

Ông Pavel Felgenhauer, một nhà phân tích quân sự Nga, nói với BBC Thế giới vụ rằng mọi chuyện sẽ trở nên rất “cay độc” từ nay trở đi.

Nhưng Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Amy Klobuchar, người đang có chuyến thăm các nước vùng Baltic, nói với BBC sẽ là một sai lầm nếu Mỹ không phản ứng vụ tấn công tin tặc.

“Đây không chỉ là chuyện về nền dân chủ Hoa Kỳ, mà là chuyện về tất cả các nền dân chủ,” bà cho biết. “Sắp có các cuộc bầu cử ở Đức và Pháp và nếu Hoa Kỳ chỉ tặc lưỡi cho qua chuyện này mà không có phản ứng thì sẽ là một sai lầm rất lớn.”

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, gồm cả FBI và CIA, đã kết luận rằng mục tiêu của cuộc tấn công tin tặc là để làm hại bà Clinton và đảng Cộng hòa và ủng hộ ông Trump.

2017: Bi quan cho phương Tây?

Hình minh họaImage copyrightGETTY IMAGES

Điều gì chờ đợi thế giới trong năm 2017? Một số sự kiện gần đây cho thấy 2017 có thể sẽ rất khó khăn cho các nước phương Tây.

Có những dấu hiệu rằng ngay cả khả năng của Tây phương đặt ra quy tắc cho trò chơi quốc tế cũng đang bắt đầu tan rã.

Đây là một số sự kiện lớn của nửa sau 2016:

  • Cáo buộc Nga dùng tin tặc can thiệp bầu cử Mỹ
  • Syria và người ủng hộ nước ngoài đè bẹp quân nổi dậy ở đông Aleppo
  • Trung Quốc bỏ qua phán quyết của tòa quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ với Philippines
  • Một số nước như Nga và Nam Phi đã rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế
  • Một số thương lượng thương mai quốc tế gặp rủi ro, như TPP sau khi tân tổng thống Mỹ Donald Trump nói Mỹ sẽ rút khỏi TPP
SyriaImage copyrightREUTERS
Image captionSyria

Các sự kiện tại Syria chứng tỏ thất bại của Hội đồng Bảo an LHQ năm thành viên khi họ không thể thỏa thuận cách dừng khủng hoảng. Nhưng nói thật, từ khi LHQ thành lập năm 1945, các tay chơi lớn ít khi nào đoàn kết trong các khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng.

Năm 1991, LHQ đồng ý cuộc chiến do Mỹ dẫn dắt chống Saddam Hussein. Đó là ví dụ rất hiếm của Hội đồng Bảo an ủng hộ một cuộc chiến.

Quan niệm của chúng ta về trật tự thế giới “dựa trên sự thống trị của Mỹ, luôn chỉ có thời gian kéo dài hữu hạn”, theo lời Giáo sư Patrick Porter của Đại học Exeter. Ông tin rằng “trật tự này đang tan rã, vì sự dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ tây sang đông khiến phương Tây khó áp đặt ý chí của mình hơn”.

Dĩ nhiên nhiều người sẽ hoan nghênh việc siêu cường Mỹ đi xuống và sự đi lên của thế giới đa phương.

Tại nhiều nước châu Phi, châu Á, còn có cảm giác mạnh lên khi một thế hệ lãnh đạo học ở Tây nay nhường chỗ cho thế hệ mới có lập trường riêng.

Nga và Trung Quốc gần đây đặt câu hỏi về LHQ liên quan các tranh chấp lãnh thổ mà họ quan tâm.

Một số nước châu Phi đã bỏ Tòa án Hình sự Quốc tếImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionMột số nước châu Phi đã bỏ Tòa án Hình sự Quốc tế

Nếu các quy tắc cũ bị xem là do “thực dân” hay các nước phương Tây hùng mạnh soạn ra và nay bị nhiều nơi xem là lỗi thời, thì ít nhất chúng cũng đại diện cho một hệ thống niềm tin mà nhiều nước chấp nhận trong nhiều thập niên, hay ít ra giả vờ chấp nhận.

Các tư tưởng mới nổi lên, như nhãn hiệu hậu cộng sản/Nho giáo của Trung Quốc, hay bản sắc Chính thống giáo Đông phương của Nga, hay tư tưởng Hồi giáo chi phối chính sách của Ả Rập Saudi hay Iran, có thể hấp dẫn dân tộc họ nhưng khó hấp dẫn người ngoài.

Các nhóm phi quốc gia như Hezbollah, Boko Haram, cũng đang là thách thức.

Giáo sư Porter cũng đề cập đến “sự phân rã từ bên trong”. Phương Tây đang bất đồng lớn. Ví dụ, việc ông Donald Trump thắng cử mở ra các lo ngại mới về chiến tranh thương mại.

Có lẽ sẽ có sự nhấn mạnh vào ngoại giao song phương thay vì đa phương. Nó có thể đem lại một cảm giác thế kỷ 19 trong quan hệ quốc tế. Giáo sư Porter nói “chúng ta đang đi về hướng ngoại giao ‘bình thường’ trong lịch sử, khi chúng ta cạnh tranh và hợp tác đồng thời với các đại cường”.

Quan hệ giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Reccep Tayip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin là ví dụ thú vị về quan hệ nhà nước.

Họ nhanh chóng chuyển từ đối đầu và trừng phạt sau khi Thổ bắn rơi một máy bay Nga, sang hợp tác chiến lược tại Syria năm 2016.

Trump và Putin: thời đại song phương mới?
Trump và Putin: thời đại song phương mới? AP

Nhưng liệu các nước châu Âu, Mỹ với truyền thống dân chủ cùng các nhóm lợi ích đối nghịch có thể chạy cùng các nước có các lãnh đạo độc đoán?

Nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Anh, Simon Fraser, tin rằng “luật pháp, tổ chức, hiệp định, và các quy tắc khác sẽ vẫn quan trọng, nhưng có lẽ sẽ có hình thái mới, tiếp tục thay đổi bên trong cấu trúc lớn”.

Những thay đổi cơ cấu của thế giới có vẻ khiến các xã hội phương Tây bị thiệt thòi: họ tôn trọng quy định quốc tế còn Nga và Trung Quốc nói có thể bỏ qua (Crimea và Biển Nam Trung Hoa).

Trong nhiều trường hợp, quân đội các nước từ bỏ việc sử dụng bom chùm hay mìn, là các vũ khí được Syria và Nga dùng trong mấy tháng gần đây.

Phương Tây chỉ có khả năng hạn chế khi muốn đáp trả Nga hay các vụ tấn công mạng.

Ngoài ra lại còn các hạn chế từ trì trệ kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ, ngôn từ dân túy.

Ta phải tự hỏi liệu các câu lạc bộ quốc tế trong định nghĩa về “phương Tây – Nato và EU – còn có thể tồn tại như cũ trong năm 2017.

Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông
Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông- AMTI

Một loạt các cuộc bầu cử ở Italy, Hà Lan, Pháp và Đức có thể thử thách EU và đồng euro.

Tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói việc Mỹ có bảo vệ thành viên Nato sẽ phụ thuộc liệu đồng minh châu Âu có chịu trả thêm tiền.

Trong giai đoạn biến động này, sẽ có cả cơ hội và nguy hiểm.

Nhưng câu hỏi hiện thời là liệu các nước phương Tây có nắm bắt được cơ hội, làm chủ tình hình, hay sẽ chỉ rơi vào thế thụ động?

Tổng kết tình hình Việt Nam 2016

Thanh Phương / RFI

clip_image002

Người dân Hà Nội biểu tình kêu gọi bảo vệ biển sau vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung Việt Nam. REUTERS/Kham

Formosa gây ô nhiễm khiến cá biển chết hàng loạt, thay đổi ban lãnh đạo sau những đấu đá quyết liệt ở Đại hội Đảng, Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự ở Biển Đông, Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam, nợ công tăng cao đến mức báo động. Đó là một số trong những sự kiện đáng chú ý của thời sự Việt Nam năm 2016.

Cá biển chết hàng loạt

Có thể nói sự kiện được bàn tán nhiều nhất và gây chấn động nhiều nhất trong năm 2016 là vụ cá biển chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung vào tháng Tư do các chất độc hại do nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh thải ra biển. Thảm họa môi trường chưa từng có ở Việt Nam đã gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân các vùng này, và thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế trong nhiều tháng.

Theo thẩm định của chính phủ trong một báo cáo với Quốc hội vào tháng Bảy, khối lượng cá bị chết tại các vùng bờ biển miền Trung vào tháng Tư vừa qua lên đến 115 tấn, gây tác hại đến việc kiếm sống của hơn 200 ngàn người, trong đó có 41 ngàn ngư dân.

Vào tháng 06/2016, công ty Formosa đã thừa nhận trách nhiệm gây ô nhiễm biển khiến cá chết hàng loạt và đã hứa sẽ bỏ ra tổng cộng 500 triệu đôla để làm sạch nước biển và bồi thường cho những ngư dân bị thiệt hại. Nhưng cho tới nay, nhiều người dân địa phương vẫn chưa nhận được tiền đền bù, nên vẫn tiếp tục biểu tình phản đối Formosa, đòi bồi thường và đòi đóng cửa công ty này. Trong tháng Chín, hàng trăm ngư dân cũng đã tới tòa án Hà Tĩnh nộp đơn kiện Forrmosa, nhưng các hồ sơ kiện của người dân đã bị tòa bác với lý do « không có đủ cơ sở đánh giá mức độ thiệt hại ».

Thảm họa cá biển chết hàng loạt đã gây phẫn nộ dư luận Việt Nam và đã khơi dậy một phong trào mạnh mẽ đòi chính quyền phải chú tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường khi cấp phép cho các dự án đầu tư ngoại quốc.

Đối với các chuyên gia quốc tế về môi trường như ông Nguyễn Đức Hiệp tại Sydney trong khi trả lời RFI ngày 04/07/2016, vụ Formosa là một bài học đắt giá cho Việt Nam về việc kiểm soát tác động của các dự án đầu tư ngoại quốc tại Việt Nam đối với môi trường biển.

Nhưng họa vô đơn chí, không chỉ gặp nạn cá biển chết hàng loạt, các tỉnh miền Trung năm nay còn gặp những trận lũ lịch sử. Thêm vào đó, các hồ thủy điện còn đồng loạt xả lũ, khiến nhiều địa phương chìm trong biển nước. Theo số liệu thống kê chính thức thì các trận mưa lũ đã khiến hơn 230 chết và mất tích. Biết bao người dân đời sống vốn đã khó khăn nay càng thêm khốn đốn vì các trận mưa lũ, xã lũ.

Thay đổi lãnh đạo

Chính trường Việt Nam năm 2016 đã có nhiều thay đổi, với việc tại Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 họp vào đầu tháng Giêng, Ban Chấp hành Trung ương khóa mới đã bầu lại ông Nguyễn Phú Trọng vào chức tổng bí thư Đảng, chấm dứt một tuần họp kín đầy kịch tính với cuộc đấu đá quyết liệt giữa phe của ông Trọng với phe của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc ông Trọng giành phần thắng đã kéo theo việc thay đổi ban lãnh đạo chính quyền Việt Nam, với ba nhân vật đã được chọn trước lên thay thế ban lãnh đạo cũ: bộ trưởng Công an Trần Đại Quang lên làm chủ tịch nước, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng và phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên làm chủ tịch Quốc hội.

Ba nhân vật nói trên đã được Quốc hội mãn nhiệm bầu ngay vào chức vụ mới ngay cả trước khi diễn ra bầu cử Quốc hội khoá mới vào tháng 05/2016, một sự kiện bất thường, tuy không phải là lần đầu tiên. Và Quốc hội khóa mới dĩ nhiên là đã bổ nhiệm lại ba người vào vị trí cũ.

Nội bộ chính quyền Việt Nam 2016 cũng đã gặp không ít xáo trộn với vụ Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC bị cáo buộc là có «hành vi cố ý làm trái» gây thua lỗ hơn 3.000 tỷ đồng cho công ty. Nhưng chính quyền chưa kịp bắt thì ông Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài, có tin đồn là đã trốn sang châu Âu, và cho tới nay vẫn biệt tăm, cho dù Việt Nam đã yêu cầu Interpol phát lệnh truy nã quốc tế đối với nhân vật này và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã liên tục hô hào «phải bắt cho bằng được».

Vụ Trịnh Xuân Thanh cho thấy là đấu đá nội bộ vẫn tiếp diễn ở Việt Nam, nhất là vì ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng bộ Công Thương, cấp trên trực tiếp trước đây của ông Trịnh Xuân Thanh, cũng đã bị kỷ luật, bị «cách chức» cho dù không còn là bộ trưởng nữa. Đánh vào ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Huy Hoàng cũng chính là đụng đến phe của Nguyễn Tấn Dũng.

Biển Đông: Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự

Về tình hình Biển Đông, đáng chú ý là trong năm nay là việc Hà Nội đã tăng cường tiềm lực quân sự và bồi đắp các đảo do Việt Nam kiểm soát để có thể đối phó với Trung Quốc. Ảnh vệ tinh Mỹ chụp ngày 30/11/2016 cho thấy Việt Nam có dấu hiệu bắt đầu công trình nạo vét tại Đá Lát (Ladd Reef), một đá thuộc quần đảo Trường Sa, bên trên có sẵn một ngọn hải đăng và một đồn lính nhỏ.

Trước đó, các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Và Chiến lược (CSIS) cũng cho thấy là Hà Nội đã mở rộng phi đạo và xây hai nhà chứa máy bay lớn trên một đảo của Trường Sa để có thể tiếp nhận những phi cơ mới của không quân Việt Nam, như máy bay giám sát biển PZL M28B và máy bay vận tải CASA C-295. Để mở rộng phi đạo, Việt Nam đã bồi đắp đảo cho lớn hơn, tương tự như việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo, tức bồi đắp các đá thành những đảo thật sự.

Hãng tin Reuters tháng 08/2016 tiết lộ rằng Việt Nam cũng đã bắt đầu triển khai các dàn tên lửa địa đối không ở quần đảo Trường Sa, nhưng Hà Nội chưa xác nhận thông tin này.

Với nguy cơ chiến tranh tái diễn với Trung Quốc do vấn đề Biển Đông, Việt Nam không có con đường nào khác hơn là phải tiếp tục hiện đại hóa quân sự, mua thêm vũ khí và thiết bị quân sự từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ Hoa Kỳ.

Mỹ bỏ cấm vận vũ khí

Trong năm 2016, quan hệ Việt – Mỹ tiếp tục được tăng cường, kể cả về mặt quốc phòng, đặc biệt với việc tổng thống Obama khi viếng thăm Việt Nam vào tháng 5 đã loan báo bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam. Bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương là điều mà Hà Nội vẫn thúc giục Washington làm trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, ông Obama cũng đã nói rõ là việc bán vũ khí cho Việt Nam vẫn còn phải đáp ứng những yêu cầu của Mỹ, trong đó có yêu cầu về nhân quyền.

Theo báo điện tử của chính phủ Việt Nam, tổng thống tân cử của Mỹ Donald Trump, khi điện đàm với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 14/12, đã «khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam để cùng thúc đẩy quan hệ». Hai nhà lãnh đạo cũng đã «trao đổi phương hướng và biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian tới».

Việt Nam đã hy vọng là thông qua hiệp định Tự Do Mậu Dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ củng cố hơn nữa quan hệ với Hoa Kỳ, giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Thế nhưng, tổng thống tân cử Donald Trump đã dập tắt hy vọng đó khi tuyên bố rằng ngay trong ngày đầu tiên vào Nhà Trắng, ông sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, một hiệp định mà theo ông chỉ bất lợi cho nước Mỹ.

Tuy vậy, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trả lời RFI ngày 21/11/2016, Việt Nam còn nhiều kênh khác để tiếp tục hội nhập kinh tế thế giới.

Báo động nợ công

Nhưng trên con đường phát triển kinh tế, có một nguy cơ rất lớn đang rình rập Việt Nam, đó là món nợ công tiếp tục tăng cao và nay đã lên đến mức đáng báo động.

Theo các số liệu do chính phủ đưa ra thì tốc độ tăng nợ công của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 là 18,4%/năm, gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế. Nợ công của Việt Nam năm 2016 được dự báo sẽ tăng lên mức 64%, tức là tiến ngày càng gần đến mức trần cho phép (65% GDP). Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 28/11/2016, chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn ở Sài Gòn cho rằng nguyên nhân chính khiến nợ công Việt Nam tăng nhanh là do hiệu quả của đầu tư công quá thấp.

Hệ quả của tình trạng nợ công tăng cao là thâm hụt ngân sách triền miên. Việt Nam đang có nguy cơ là bị cuốn sâu vào vòng xoáy vay để trả nợ, vay để bù đắp thâm hụt ngân sách. Đây là những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới.

Việt Nam: ‘Quy hoạch’ là sắp đặt lưu manh làm lãnh đạo

 

Người Việt

Võ Thanh Hà (phải) cánh tay phải của Vũ Huy Hoàng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sabeco và Vũ Quang Hải (giữa), con trai Vũ Huy Hoàng, phó tổng giám đốc Sabeco. Hình: Tuổi Trẻ

Võ Thanh Hà (phải) cánh tay phải của Vũ Huy Hoàng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sabeco và Vũ Quang Hải (giữa), con trai Vũ Huy Hoàng, phó tổng giám đốc Sabeco. Hình: Tuổi Trẻ

VIỆT NAM – Bộ Công Thương Việt Nam vừa chính thức công bố quyết định xử lý một số trường hợp được “quy hoạch” không đúng quy định và loại bỏ hàng loạt lãnh đạo của bộ này trong tương lai.

“Quy hoạch” là cách chính quyền Việt Nam gọi việc sắp đặt những cá nhân được lựa chọn từ trước, đưa những cá nhân này đi theo lộ trình nhất định để tích lũy uy tín, kinh nghiệm, sau đó bổ nhiệm làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương.

Trước nay, “quy hoạch” vẫn được xem là phương thức hợp pháp hóa việc mua quan, bán chức, xây dựng, phát triển bè cánh. “Quy hoạch” nhân sự lãnh đạo tại Việt Nam không có chỗ cho hiền tài.

Quyết định vừa kể của Bộ Công Thương Việt Nam là lần đầu tiên xóa bỏ “quy hoạch” sắp đặt nhân sự chủ chốt của một bộ trong tương lai. Lần đầu tiên yếu tố không đúng qui định được nêu ra khi bản chất lưu manh của những cá nhân được “quy hoạch” làm lãnh đạo không thể giấu ai được nữa.

Theo quyết định thì các nhân vật như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn và Võ Xuân Hà đều đã được “quy hoạch” làm thứ trưởng Bộ Công Thương, giai đoạn từ 2016 đến 2021. Cả ba đều liên quan đến hàng loạt scandal.

Chẳng hạn Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC). Sau khi gây ra những thua lỗ đáng ngờ khiến PVC mất 3,200 tỷ đồng, ông Thanh được rút khỏi PVC để về làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung. Rồi từ miền Trung quay về Hà Nội làm chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương. Sau đó được luân chuyển về Hậu Giang làm phó chủ tịch tỉnh này và trở thành đại biểu Quốc Hội. Chuyện vỡ lở, ông Thanh biến mất trước khi dư luận đẩy công an Việt Nam đến chỗ phải khởi tố nhân vật này vì có dấu hiệu tham nhũng.

Nhân vật thứ hai bị loại khỏi “quy hoạch” thứ trưởng Bộ Công Thương là ông Nguyễn Xuân Sơn, chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam. Ông Sơn đang bị giam vì gây thiệt hại cho Ocean Bank 770 tỷ đồng khi làm tổng giám đốc Ocean Bank. Nếu không bị khởi tố vì “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng” và “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, có thể giờ này ông Sơn đang chỉ đạo hai ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam.

Nhân vật thứ ba bị loại khỏi “quy hoạch” thứ trưởng Bộ Công Thương là ông Võ Thanh Hà. Ông Hà được xem là “cánh tay phải” của ông Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng Công Thương suốt hai nhiệm kỳ ông Dũng làm thủ tướng Việt Nam. Ông Hoàng vừa bị cảnh cáo trước toàn đảng, toàn dân vì hàng loạt sai phạm liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự bất xứng, với những dấu hiệu rất rõ ràng về việc cố tình phát triển bè cánh. Từ vị trí thư ký của ông Hoàng, ông Hà trở thành phó văn phòng rồi chánh văn phòng Bộ Công Thương, sau đó được điều động về làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sabeco (Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn), nơi mà lương hợp pháp lên tới cả tỷ đồng/năm.

Quyết định xử lý một số trường hợp được “quy hoạch” không đúng quy định của Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã hủy bỏ việc bổ nhiệm hàng loạt cá nhân như Vũ Đình Duy làm cục phó Cục Kỹ Thuật An Toàn và Môi Trường Công Nghiệp. Ông Duy từng là tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Hóa Dầu Và Xơ Sợi Dầu Khí (PvTex). Sau khi PvTex ngốn hết 7,000 tỷ đồng nhưng không thể hoạt động. Giống như ông Thanh, ông Duy đột nhiên biến mất trước khi bị điều tra.

Rút lại việc trao cho ông Vũ Quang Hải, con ông Vũ Huy Hoàng hàm vụ phó, thu hồi quyết định điều động ông Hải làm phó tổng giám đốc Sabeco kiêm kiểm soát viên Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam.

Rút lại việc trao cho bà Vũ Thúy Huệ hàm vụ phó, thu hồi quyết định điều động bà Huệ làm đại diện Bộ Công Thương ở văn phòng Tổng Cục Năng Lượng tại Sài Gòn. Bà Huệ được xem là người gài một doanh nhân toan tố cáo tham nhũng ở tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nơi chồng bà làm phó tổng giám đốc vào tù vì “tống tiền.”

Cần lưu ý “quy hoạch” nhân sự của Bộ Công Thương sẽ không có giá trị nếu không có sự phê duyệt của các viên chức lãnh đạo chính phủ và lãnh đạo đảng CSVN. Dẫu “quy hoạch” bị hủy bỏ vì những lý do vừa kể nhưng không có viên chức nào bị truy cứu trách nhiệm vì phê duyệt quy hoạch này. (G.Đ)