Dấu hiệu nhận biết sớm và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Yêu cầu người bệnh cười, nói, giơ tay để nhận biết dấu hiệu đột quỵ và sơ cứu kịp thời, sau đó gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến viện.

Dấu hiệu nhận biết sớm và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Chưa nhậm chức ông Donald Trump đã giúp nước Mỹ kiếm 50 tỉ USD

Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump cho biết một tập đoàn công nghệ cao Nhật Bản đã đồng ý đầu tư vào Mỹ tới 50 tỉ USD và thỏa thuận này có được là nhờ ông thắng cử.

Công ty Softbank không đưa ra chi tiết về kế hoạch đầu tư vào Mỹ, cũng như chứng thực tuyên bố của ông Trump. Tuy nhiên hồi tháng 11, Softbank và chính phủ Ả Rập Saudi đã đồng ý thành lập một quỹ đầu tư công nghệ lên tới 100 tỉ USD.

“Masa (Softbank) của Nhật Bản đã đồng ý đầu tư 50 tỉ USD vào Mỹ, điều này sẽ tạo ra hơn 50.000 việc làm mới”, ông Trump viết trên Twitter cá nhân. “Masa nói rằng họ sẽ không thực hiện điều này nếu tôi không thắng cử”, Tổng thống mới đắc cử viết thêm.

Cùng thời điểm với tuyên bố trên mạng xã hội của ông Trump, Giám đốc điều hành Masayoshi Son của Softbank đã đến gặp ông tại Trump Tower. Phát biểu với các phóng viên, ông Son cho biết công ty của ông sẽ đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Mỹ.

Softbank là một tập đoàn công nghệ đa ngành nghề từ dịch vụ di động, Internet, thương mại điện tử cho tới dịch vụ doanh nghiệp. Tập đoàn này là một trong những công ty lớn nhất Nhật Bản và là hãng điện thoại Nhật đầu tiên bán iPhone.

Năm 2012, Softbank đã mua lại Sprint với giá 20 tỉ USD. Tập đoàn này cũng là cổ đông lớn của Alibaba, Yahoo Nhật Bản và công ty sản xuất chip điện thoại ARM. Tập đoàn viễn thông hàng đầu này cũng hợp tác với Foxconn trong mảng kinh doanh robot, với mục tiêu đáng chú ý là làm cho robot học cách yêu thương mọi người.

Ông Son đã lên kế hoạch kỷ niệm 300 năm của Softbank là có thể giúp con người vĩnh viễn phá vỡ rào cản ngôn ngữ bằng những giao tiếp ngoại cảm. Softbank cũng muốn xây dựng siêu máy tính và nâng tuổi thọ lên tới 200 năm.

Ngay khi thông tin Softbank đầu tư 50 tỉ USD vừa được tiết lộ, cổ phần Sprint lập tức tăng lên hơn 2%. Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump luôn tuyên bố sẽ giúp công việc trở về với nước Mỹ bằng nhiều cách như giảm thuế và giảm một số tiêu chuẩn đầu tư cho các doanh nghiệp.

Trích Hồi Ký Tống Văn Công: NGHE ÔNG LÊ ĐỨC THỌ THUYẾT GIÁO

Viet-studies

Tống Văn Công

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt. (Người đứng giữa, phía sau là Thư ký đoàn VNDHCH Lưu Văn Lợi. Ảnh: Wiki.

Lê Đức Thọ (trái) và Henry Kissinger (phải) trong lễ ký kết Hiệp định Paris.

Người đứng giữa phía sau là Thư ký đoàn VNDCCH Lưu Văn Lợi. Ảnh: Wiki Commons.

Cuối năm 1950, Trường trung học Huỳnh Phan Hộ (trường tôi học) đăng cai cuộc họp học sinh của ba trường trung học kháng chiến (Huỳnh Phan Hộ, Thái Văn Lung, Nguyễn Văn Tố) để nghe huấn thị của đại diện Trung ương cục miền Nam. Dù ba trường này cách nhau hàng chục cây số đường sông, nhưng 7 giờ sáng tất cả đã có mặt đầy đủ ở hội trường Trung học Huỳnh Phan Hộ. Ông Nguyễn Thượng Tư hiệu trưởng trường Huỳnh Phan Hộ thông báo, hôm nay chúng ta được vinh dự nghe bác Sáu Lê Đức Thọ, phó bí thư Trung ương Cục miền Nam nói về tình hình thế giới, trong nước và nhiệm vụ mới.

Từ lâu, bọn học trò chúng tôi truyền miệng chuyện tình của bác Sáu Lê đức Thọ. Ông tên thật là Phan Đình Khải, lúc ở ngoài Bắc, đã có vợ là cán bộ, đảng viên, sinh một con trai tên Phan Đình Dũng. Ông là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng làm trưởng đoàn cán bộ từ Việt Bắc vào tăng cường cho Trung ương Cục miền Nam.

Đoàn lên đường tháng 6–1948 đến Cà Mau tháng 6–1949. Năm 1950, một lần đến thăm trường trung học Nguyễn Văn Tố, nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng bị cô nữ sinh tên Th. hớp hồn; từ đó ông thường xuyên tìm cớ đến thăm nhà trường để gặp nàng. Rủi cho ông, cô Th. đã có người yêu là một bạn học đẹp trai học giỏi tên L. Thấy bác Sáu đầy quyền lực cấp tập tiến công, L. sợ bị thua cuộc, bèn tìm gặp, nói thẳng: “Thưa bác Sáu, Th. là người yêu của cháu, mong bác thông cảm”. Bác Sáu buộc phải “thông cảm”, nhưng cô Th. bất bình hỏi L: “Anh làm như vậy là rất hèn và đã xúc phạm tôi. Anh nói với ông Sáu là vì anh e rằng trước một người có quyền thế như ông, tôi không thể đứng vững? Như vậy là chúng ta lầm nhau rồi”! Anh chàng đẹp trai học giỏi L. đã cạo trọc đầu để mong nàng tha thứ, nhưng kết quả chỉ thêm một nét hài cho cuộc tình tay ba dang dở. Không lâu sau, Lê Đức Thọ phó bí thư Trung ương Cục miền Nam Đảng cộng sản lấy bà Lê Thị Chiểu con một gia đình đại địa chủ ở tỉnh Cần Thơ.

Sau lời giới thiệu trịnh trọng của hiệu trưởng NguyễnThượng Tư, ông Lê Đức Thọ da xanh nhợt, răng hơi hô, mặc bộ bà ba màu xám tro, bước lên bục tươi cười: “Hôm nay bác nói với các cháu về chiến tranh Triều Tiên và cuộc kháng chiến của chúng ta chuyển sang giai đoạn tích cực chuẩn bị tổng phản công.”

Về cuộc chiến tranh Triều Tiên, chúng tôi đã được biết qua thông tin thời sự trên các báo kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh ĐX. có bài “Mỹ là xấu” mở đầu như sau: “Mỹ nữ là gái đẹp. Mỹ đức là nết tốt. Nhưng Mỹ quốc lại là nước xấu. Xấu không chỉ vì Mỹ gây chiến tranh, vì Mỹ xâm lược Triều Tiên…” Với bút danh C.B. ông viết bài “Nhất trên thế giới” lên án Mỹ “tội ác xâm phạm Triều Tiên”. Các văn nghệ sĩ kháng chiến cũng viết nhiều bài với nội dung đó. Tôi thuộc lòng bài thơ của Minh Giang có tựa đề “Gửi anh bạn Triều Tiên”, mở đầu tác giả đặt câu hỏi:

“Anh bạn Triều Tiên ơi,

Tôi chưa hề gặp mặt,

Có phải quê hương anh,

Có đồng lúa xanh xanh,

Có núi nhiều tuyết trắng.

Tuyết bay trên cả Hán Thành.

Ai gây khói lửa tuyết thành lệ rơi?”

Tác giả buộc người đọc phải hiểu rằng kẻ “gây khói lửa” là phía Đại Hàn Dân quốc, Mỹ và 15 nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Đoạn cuối bài thơ:

... Hắn cướp lúa chín,

Hắn bắn trâu cày,

Lửa hờn cháy nám thân cây,

Lều nghiêng nửa mái, đường đầy khăn tang.

Anh bạn Triều Tiên ơi!

Máu anh và máu tôi rơi,

Trên hai đất nước, một trời thù chung!”

Cũng với tinh thần đó, ông Lê Đức Thọ phân tích lý lẽ về sự gắn bó giữa hai đồng minh Việt Nam – Triều Tiên cùng chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Hơn ba mươi năm sau, đến thời internet, tôi mới được biết Bắc Triều Tiên là bên bất thần mở cuộc tấn công mau chóng xâm chiếm Nam Hàn, chỉ trong mấy ngày họ đến tận Seoul. Trước tình hình đó, Liên Hiệp Quốc quyết định cho Mỹ và 15 nước thành viên đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên trở về bên kia vĩ tuyến 38. Trung Cộng đã phải đưa hàng triệu quân do Nguyên soái Bành Đức Hoài chỉ huy làm cuộc “kháng Mỹ viện Triều”.

Nhận định tình hình trong nước, Lê Đức Thọ lặp lại lý thuyết Trường kỳ Kháng chiến Nhất định Thắng lợi của Trường Chinh, gồm ba giai đoạn: 1– Phòng ngự, 2– Cầm cự, 3– Tổng phản công. Sau này, tôi mới biết quyển sách của Trường Chinh sao chép từ quyển “Luận trì cửu chiến” (Bàn về đánh lâu dài) của Mao. Ông Lê Đức Thọ cho rằng từ tháng 10–1949, Trung Cộng giải phóng lục địa đã tạo ra cục diện mới, thời cơ mới cho Việt Nam chuyển sang giai đoạn tổng phản công. Ông kết luận: “Đây là cơ hội để tuổi trẻ lập công với Tổ quốc. Các em hãy xếp sách vở, hăng hái tòng quân, tích cực tham gia công cuộc tổng phản công. Sau ngày chiến thắng nhà trường sẽ mở rộng cửa mời các em trở lại”. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi, học sinh ba trường trung học kháng chiến đã nộp đơn xin đóng cửa trường, tất cả ghi tên tòng quân.

ANH SỐNG GIẾT HẲN ANH ĐÃ CHẾT, HAY ANH CHẾT XIN ĐƯỢC THA, ĐỪNG CHO TÔI SỐNG LẠI?

Tô Hải

Mình bỗng dưng bật ra câu hỏi này khi xem trên báo chí phương Tây video clip lễ an táng cuối cùng của lãnh tụ cộng sản Fidel Castro. (Clip này thách kẹo VTV cũng chẳng dám phát)

Đặc biệt là cảnh Raul đặt hộp tro cốt vừa bằng cái tráp ông thầy bói vào cái “hốc” đục sẵn trên một hòn đá chẳng có hình thù gì, rồi 2 người lính lấp miệng hốc đá bằng một tấm bia có ghi trần xì một chữ (xin nhắc lại là MỘT CHỮ) FIDEL và… HẾT!

Thế là câu trả lời khẳng định của mình là: DỨT KHOÁT ĐÂY LÀ Ý ĐỒ CÓ SẴN CỦA THẰNG SỐNG!

Chả thế mà:

a-/ Hỏa táng (theo nguyện vọng) ở đâu? Lúc nào? Chả ai biết, ai hay.

b-/ Đoàn xe đưa tro cốt chỉ lẻ tẻ, lơ thơ có… 6 chiếc, dẫn đầu chỉ có một chiếc mô tô, không pháo, kéo sau thi hài, không lễ phục lưỡi lê tuốt trần sáng loáng!

c-/ Chiếc xe Uát và cái rơ-moóc cũ kỹ không xe hộ tống, sau 4 ngày “hành xác” gần đến nghĩa trang Santa Ifigenia bỗng không chịu nổ máy nữa, làm khổ cả toán lính ngồi trên xe phải nhảy xuống è cổ ra đẩy đến “hiện trường”!?

d-/ Đặc biệt là nơi yên nghỉ cuối cùng thì; chả “mồ yên mả đẹp” một chút nào: Nhét một lãnh tụ cách mạng “khét tiếng là “tiên phong”, là “anh hùng” là… “đủ thứ” (cả là hoang dâm, bạo chúa nữa) vào trong một hốc đá rồi đậy nắp lại với cái gọi là “bia” ghi độc có một chữ “FIDEL”, bỏ luôn cả cái họ CASTRO mà ông em RAUL đang thay thế, đang nắm toàn quyền, sẽ đưa đất nước Cuba đi đâu, về đâu trong những ngày tới?

Qua những diễn biến khá lạ thường này không mấy ai không có những suy nghĩ, bình luận, nhưng mình hoàn toàn cũng không đồng ý với một số nhận đinh là: Dù sao Fidel cũng “khá” hơn những lãnh tụ CS khác về mặt… “bình dân”(?!), không đòi hỏi cả đến những chuyện đặt tên đường, tên phố, thiết lập những tượng đài…

Nhưng xin hỏi BẰNG CHỨNG ĐÂU? Không di chúc, không bản thảo, băng ghi âm, ghi hình được công bố! Tất cả chỉ là từ mồm ông em RAUL nói ra mà thôi! Đâu có như ở bên Nga, bên Bun, bên Triều mà câu nói “Le mort saisit le vif” của Marx (thằng chết tóm cổ thằng sống phây phây) coi như đã thành quy luật.

Cuba hôm nay, sau 9 năm Fidel rút lui khỏi chính trường đã có bao nhiêu thay đổi, nhất là từ khi Đức Giáo hoàng sang thăm và Raul Castro thân chinh đến nhà thờ cầu kinh, xem lễ, rồi tuyên bố “sẽ… trở lại với đạo giáo”, rồi bình thường hóa với Mỹ, rồi Obama viếng thăm chính thức, rồi nối liền cầu hàng không Mỹ Cuba, rồi 1/5 dân số Cuba chạy trốn độc tài ào ào hồi hương….

Và rồi đây, cây cầu đang dự định nối giữa Havana và Miami thành hiện thực thì Cuba sẽ đến bến một thiên đường XHCN hay trở thành một bang mới của Hoa Kỳ như Hawaii? Nhân dân Cuba sẽ hua-ra đi theo con đường nào, kể cả những con người hôm nay vẫn khóc thương Fidel hơn cha chết do bị tẩy não quá nặng nề, do ngu ngơ, dốt nát, hoặc do cơ hội kiếm chác khóc lóc… giả vờ!

Cho nên: KHÔNG CÓ CHUYỆN FIDEL “TỰ CHUYỂN HÓA” HOẶC “TỰ DIỄN BIẾN” ĐÂU…

Hắn ta chỉ muốn được chết trong im lặng và quên lãng thôi, vì ít nhất là một người có học hơn các lãnh tụ CS (thiệt và dỏm) ở các nước khác, Fidel thấy THỜI THẾ ĐÃ ĐỔI THAY. Không còn “Le mort saisit le vif” nữa rồi mà chỉ có những bọn cơ hội lợi dụng những xác chết để kiếm chác quyền và lợi mà thôi! CHUYỆN CHẲNG ĐÂU XA, CHÍNH Ở VIỆT NAM TA ĐÓ.

h1

Ông già và chủ nghĩa xã hội huyền ảo

Trẻ Online

Phạm Thị Hoài

Fidel Castro 2006. Ảnh: DPA

Càng xa Mạc Tư Khoa, ta càng gặp những người cộng sản giống chúng ta như những con người, triết gia lừng lẫy một thời Jean-Paul Sartre nói thế. Xa đế chế Sô-viết hơn cả, thuở đó, là Cuba. Chủ nghĩa xã hội nhiệt đới cha-cha-cha và vị lãnh tụ ngậm xì-gà dường như là phiên bản đỡ giáo điều hơn, cận nhân tình hơn, bớt nghiêm trọng hơn nguyên bản Siberia băng giá. So với Việt Nam, bán đảo tiền đồn cũng nhiệt đới của cách mạng vô sản thế giới ở đầu này, thì Cuba, hòn đảo cũng tiền đồn ở đầu kia có vẻ phóng khoáng vui tươi hơn vài bậc.

Thời chúng tôi đi học ở các nước xã hội chủ nghĩa, Cuba và Mông Cổ là hai tấm vé hạng chót. Liên Xô hiển nhiên là hạng nhất, song Cộng hòa Dân chủ Đức được coi là thiên đường. Cuba nghèo, lạc hậu và anh hùng, toàn những điều Việt Nam có đủ dùng cho nhiều thế hệ. Nên tôi không thấy Cuba có gì đặc biệt hấp dẫn.

Các bạn Cuba cùng trường cũng không phải là những tấm gương sáng. Họ học hành vừa phải, yêu đương hăng hái và nhảy nhót cuồng nhiệt, trong khi sinh viên Việt tuân lời răn của Đại Sứ quán: Đi nhảy là thiếu văn minh/ Là phản Tổ quốc, là khinh ông bà. Và tôi đã ngạc nhiên không ít trước tình yêu của giới trí thức cánh tả phương Tây dành cho cuộc cách mạng Cuba. Hay nói đúng hơn, dành cho Fidel Castro, như thể Fidel là Cuba và ngược lại.

Hơn một nửa thế kỷ, vị Máximo Líder cao 1,91 m trong bộ quân phục màu ôliu của châu Mỹ Latin vừa qua đời đã là nhân vật mê hoặc hàng loạt nhà văn hàng đầu thế giới, bất chấp tất cả những tội ác đã ghi sổ của các nhà nước cộng sản gộp lại và Cuba nói riêng. Như thể chủ nghĩa xã hội ở Cuba, khác với nguyên bản hiện thực ở Đông Âu và châu Á, là phiên bản riêng của châu Mỹ Latin, một chủ nghĩa xã hội huyền ảo mà Gabriel García Márquez, đại diện hoàn hảo của trường phái văn chương hiện thực huyền ảo, trung thành đến trọn đời.

h1Bức tranh “Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ phủ -1946”, của Tô Ngọc Vân- một điển hình của trường hợp nghệ sĩ bị mê hoặc.

Hồ Chí Minh cũng từng và chưa thôi mê hoặc rất nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam và một số tác giả nước ngoài. Một người như nhà thơ Lê Đạt, hoàn thành trường ca Bác dịp giỗ đầu ông Hồ khi chính mình đang chịu nạn của chế độ mà vị lãnh tụ này đóng vai trò quyết định, với những câu rất Lê Đạt: Mây trắng đền Hùng/ Râu Bác ung dung… chắc chắn đã viết theo mệnh lệnh của trái tim riêng chứ không phải của Ban Tuyên giáo. Bức “Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ phủ” của Tô Ngọc Vân tuy xuất phát từ đề nghị của Hội Văn hóa Cứu quốc, song cảm xúc sâu đậm của họa sĩ trước người mẫu mãi mãi còn lại trên mặt vải. Ngay cả người có vẻ giữ một khoảng cách tỉnh táo, nhạc sĩ Phạm Duy, cũng không thể phủ nhận ấn tượng đặc biệt khi gặp ông Hồ thuật lại trong hồi ký.

Quyền lực tha hóa và cám dỗ. Quyền lực tuyệt đối tha hóa tuyệt đối và cám dỗ tuyệt đối. Thế kỷ hai mươi sinh ra một loạt những nhân vật thâu tóm toàn bộ quyền lực của một phong trào, một quốc gia hay thậm chí của cả một hệ thống vào riêng một cá nhân mình. Các nhà độc tài đó đều dán lên trán một ý chí mãnh liệt và đội trên đầu một cái Tôi khổng lồ. Trước ba thứ ấy cộng lại, một quyền lực vô hạn, một ý chí vô song và một cái Tôi vô cùng, bị khuất phục trước tiên là những kẻ thuộc giống nòi homo poeticus, nhất là khi nhà độc tài lại sính thơ phú văn chương. Pablo Neruda, Nobel 1971, không phải là nhà thơ duy nhất ca tụng Stalin ngoài Tố Hữu.

h1Fidel Castro tiếp Sartre và Simon de Beauvoir năm 1960. Ảnh: Alberto Korda

Nhà độc tài Cuba lại có nhiều hơn những thứ ấy. Ông có một vẻ ngoài quyến rũ không chỉ phụ nữ, rất nhiều phụ nữ. Khác với râu “Bác Hồ“ chỉ in dấu trong thơ ca Việt, râu Fidel và râu Che Guevara đã vĩnh viễn gắn mác cho cách mạng Mỹ Latin, như tóc Beatles ở phương Tây cho cách mạng văn hóa của giới trẻ. So với một phần nhỏ các cuộc phiêu lưu của Fidel, những bộ phim Indiana Jones của Hollywood thật nhạt nhẽo. Không lâu nữa câu chuyện người tình Đức của ông, nàng Marita đem thuốc độc của CIA vứt vào bồn cầu dù bị chàng bạc đãi, sẽ lên màn ảnh, để chúng ta thắt tim một lần nữa về tình yêu cứu rỗi trong khi chính trị chỉ biết oán thù. Ông có thể tự giễu mình và pha trò đầy trí tuệ, trong khi hài hước là hàng cấm tuyệt đối trên toàn cõi thị trường tư tưởng Mác-Lê. Có thể tiếp cặp bom tấn tri thức Sartre và Simone de Beauvoir hàng tiếng đồng hồ không hết chuyện, những người từng gặp từ Mao, Khrushchev đến Tito và hầu hết các lãnh tụ cộng sản khác chỉ trừ Hồ Chí Minh. Có thể đích thân đưa họ đi khắp Cuba bằng xe, bằng thuyền, bằng trực thăng và bày những trò nghịch ngợm khác xa sự cứng đờ đầy nghi ngờ cố hữu của giới lãnh đạo đỏ. Có thể tranh giải câu cá với Hemingway và nghiêm túc thuật lại ba ngày vật lộn trong Ông già và Biển cả, cho đến lúc ông lão Santiago phóng lao giết chết con cá kiếm khổng lồ. Có thể hùng biện đúng 7 tiếng 15 phút đồng hồ không nghỉ trước Liên Hiệp Quốc và thức thâu đêm tán chuyện với các nhà văn. Kịch tác gia Arthur Miller kể lại một chuyến thăm Cuba năm 2000, ông già Fidel 74 tuổi tràn đầy sức sống, đầu vẫn sáng, lưỡi vẫn dẻo, càng về khuya càng máu, trong khi người bạn chí cốt Gabo – Gabriel García Márquez – nhỏ hơn một tuổi đã thẳng lưng ngủ ngồi trên ghế bên cạnh từ lâu. Không ai hơn Gabo trong nghệ thuật ca ngợi Fidel. Từ lời tựa của ông cho cuốn Habla Fidel (1988) của nhà báo Ý Gianni Minà, tôi được biết: Ngoài vô vàn phẩm chất phi thường như mỗi sáng điểm tâm bằng 200 trang tin tức, hay khả năng miêu tả một trận đánh ở Angola như thể mình trực tiếp có mặt, Fidel còn nấu ăn cực khoa học và mỗi ngày tập thể dục mấy tiếng đồng hồ. Quả là một nhân vật như bước ra từ một cuốn tiểu thuyết của chính García Márquez. Vị trưởng lão cuối cùng, sống sót qua cả mùa thu của cách mạng Nam Mỹ, nay cũng theo người bạn quý ra đi.

Nhà văn Chile Roberto Bolaño trong cuộc đời ngắn ngủi của mình đã dành nhiều công sức đào mồ chôn đặc sản văn học của châu lục quê hương ông. Không ai còn có thể mất hồn vì những con thỏ ăn thịt đồng loại rượt đuổi những con bò khổng lồ trên đồng cỏ Nam Mỹ mênh mông nữa. Ông thấy những vụ quàng vai bá cổ của García Márquez với các nhà độc tài khắp năm châu bốc mùi khủng khiếp và văn học hiện thực huyền ảo còn bốc mùi nhiều hơn. Chủ nghĩa xã hội huyền ảo của Cuba, cũng một đặc sản Nam Mỹ, hẳn cùng chung số phận. Cuối cùng, với tất cả những lãng mạn xì-gà râu tóc, nó cũng chỉ là một phiên bản không mấy xa nguyên bản chính thống đã thuộc về lịch sử.

Trong ký sự Cuba đã dẫn, mười sáu năm trước, Arthur Miller nhận xét: Sau nửa thế kỷ nắm quyền, Fidel đã thành một sinh thể lộn thời đại. Một chiếc đồng hồ cổ chỉ sai giờ, cứ đêm khuya lại tùy tiện đánh chuông phá sự yên bình của cả xóm. Xóm nghèo Cuba, anh hùng, lạc hậu như thuở nào, tiền đồn của một hệ thống đã biến mất.

Báo chí Mỹ : Donald Trump cố tình khiêu khích Bắc Kinh

Tú Anh/RFI

 

media
Tổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump liệu có cố tình chọc giận Bắc Kinh ?Reuters
Quan hệ giữa chính quyền mới tại Washington với Bắc Kinh có nguy cơ căng thẳng. Từ cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan cho đến việc tố cáo Trung Quốc « phá giá » đồng nhân dân tệ và quân sự hóa Biển Đông, tổng thống tân cử Mỹ và ban cộng sự nhắn gửi Bắc Kinh : phải chấp nhận ngôn ngữ ngoại giao mới của Mỹ.
Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình cuộc điện đàm giữa tổng thống tân cử Donald Trump với lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã được cân nhắc lợi hại và sửa soạn cẩn thận. Từ Washington, thông tín viên Anne- Marie Capomaccio phân tích :
“Người ta đã tưởng rằng cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là một hành động thiếu cẩn trọng trong khi từ năm 1979 đến nay, Mỹ chỉ công nhận có một nước Trung Hoa duy nhất. Theo giải thích của phó tổng thống tân cử Mike Pence thì ông Donald Trump không thể từ chối điện thoại chúc mừng của bà Thái Anh Văn.
Thực ra rất có thể tất cả vụ việc này đã được chuẩn bị từ lâu. Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình đã được cân nhắc. Những thông điệp trên mạng Twitter của Donald Trump tố cáo Trung Quốc cố ý điều chỉnh đồng nhân dân tệ (để cạnh tranh bất chính) cũng là một trong những chủ đề tâm đắc của nhà tỷ phú địa ốc lúc tranh cử. 
Nếu tất cả các hành động này là nhằm chứng tỏ một sự thay đổi trong giọng điệu ngoại giao của Mỹ thì mục tiêu đã đạt được. Bắc Kinh nổi giận và phát ngôn viên Nhà Trắng không giấu lo ngại : chúng tôi đã gọi điện cho đồng nhiệm Trung Quốc để nhắc lại cam kết chính sách một nước Trung Hoa, được thương lượng qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Nếu tổng thống mới có mục tiêu khác thì tôi để ông ấy giải thích.
Không phải chỉ có Nhà Trắng quan ngại mà giới chuyên gia cũng kêu gọi chính quyền mới phải tỏ ra biết ngoại giao hơn. Ai cũng biết Trung Quốc là một đối tác khó tính và xung khắc tại Biển Đông là có thật nhưng không nên vì thế mà cắt đứt đối thoại. Thật ra không phải ai cũng nghĩ như thế. Trên một đài truyền hình Mỹ, một cố vấn của ông Trump tuyên bố thẳng thừng : ‘Nếu Trung Quốc không thích ngôn từ của chúng ta thì họ đi chỗ khác chơi'”.

Luật chính sách quốc phòng Mỹ khiến TQ quan ngại

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng.
Trung Quốc ngày 2/12 bày tỏ quan ngại về việc luật chính sách quốc phòng thường niên của Mỹ trong đó có gợi ý một kế hoạch tổ chức các cuộc trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan, đảo tự trị mà Bắc Kinh xem như một tỉnh tách riêng của Trung Quốc.
Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng trị giá 618.7 tỷ đôla có phần chắc sẽ được đưa ra biểu quyết tại Hạ viện Mỹ tuần này và tại Thượng viện tuần tới.
Một phần của luật tỏ ý của Quốc hội rằng Bộ Quốc phòng nên tiến hành một chương trình trao đổi quân đội cao cấp giữa Mỹ với Đài Loan.
Trung Quốc ‘quan ngại sâu sắc’ về luật này và thúc giục Mỹ tuân thủ chính sách ‘một nước Trung Hoa’ để không làm tổn hại các mối quan hệ Mỹ-Trung rộng lớn hơn, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, tuyên bố.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ, ông Cảnh nói thêm rằng: “Trung Quốc cực lực phản đối Mỹ và Đài Loan tiến hành bất kỳ hình thức liên lạc chính thống hay trao đổi quân sự nào.”
Trung Quốc kêu gọi tất cả các nước công nhận chỉ có một nước Trung Hoa với chính phủ ở Bắc Kinh mà thôi, không nên xem Đài Loan là một nước tách biệt khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài Bắc và Washington có quan hệ an ninh gần gũi, khiến Bắc Kinh khó chịu.
Trung Quốc hết sức nghi ngờ Tổng thống Đài Loan sẽ thúc đẩy cho Đài Loan chính thức được độc lập. Bà Thái Anh Văn vừa lên nhậm chức lãnh đạo Đài Loan trong năm nay.
Bà Thái nói bà muốn duy trì nguyên trạng với Trung Quốc và cam kết đảm bảo hòa bình.