14 điều răn của cổ nhân

hhoa

1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

2. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại

3. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá

4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị

5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình

6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu

7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti

8. Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi vấp ngã

9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng

10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ

11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm

12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung

13. Khuyết điểm lớn nhất của đời người là kém hiểu biết

14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

Trích lời Kinh Phật, Hoà thượng Kim Cương Tử (1914 – 2001)

Hình ảnh lịch sử quý giá về Tết ở Hà Nội xưa

Những hình ảnh đẹp về Tết xưa của đất Tràng An ghi lại phong vị rất riêng, vẻ ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 1

Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu tràn ngập khắp 36 phố phường. Theo chân những nông dân từ các vùng quê lân cận hoặc từ các tỉnh xa ở phía Bắc, hàng trăm loại hàng hóa tập trung về khu vực chợ Đồng Xuân và các khu chợ trong thành phố để phục vụ cho việc chuẩn bị Tết của các gia đình.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 2

Bên cạnh các loại thực phẩm, hàng hóa, một “đặc sản” khác trong dịp Tết là các loại hoa, cây cảnh cũng được những người dân ở các vùng trồng hoa nổi tiếng ven đô như Quảng Bá, Nghi Tàm, Nhật Tân,… đưa về khu vực chợ hoa Hàng Khoai và Hàng Lược bày bán.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 3

Trong số đó, loại hoa đặc trưng nhất cho mùa xuân miền Bắc chính là hoa đào. Bên cạnh hai giống đào bích và đào phai được trồng nhiều ở Nhật Tân, còn có các giống đào như đào bạch và đào thất thốn mà chỉ các nhà quyền quý mới có thể mua nổi. Kỳ công hơn cả là những nhánh đào rừng được đưa về từ vùng núi Sơn La, Lào Cai…

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 4

Sự xuất hiện của những hàng tranh rực rỡ màu sắc trên các con phố cũng là dấu hiệu cho thấy ngày Tết đang cận kề. Một trong số những dòng tranh dân gian đặc trưng của Hà Nội chính là tranh Hàng Trống. Người xưa thường chọn mua những bức tranh với hàm ý tốt đẹp để treo trong nhà vào dịp Tết vừa để trang trí vừa để gửi gắm ước mong may mắn sẽ đến trong năm mới.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 5

Đã có một thời, hình ảnh các ông đồ bày hàng cho chữ vào những ngày giáp Tết đã gắn liền với những ngày Tết cổ truyền Việt Nam nói riêng và Tết Hà Nội xưa nói chung.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 6

Ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh việc làm lễ cúng đưa ông Táo về chầu Trời, cây nêu cũng được dựng nên tại các nơi công sở, tư gia với mục đích xua đuổi tà ma và ước nguyện bình an theo quan niệm của người xưa.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 7

Bên trong phòng khách của một gia đình quyền quý ở Hà Nội vào ngày Tết.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 8

Một trong những nét biểu trưng cho cái tết của người Tràng An xưa không thể không nhắc đến đó chính là thú chơi hoa thủy tiên. Sự khéo léo của người chơi sẽ được thể hiện qua vẻ đẹp của bát thủy tiên đã được chăm sóc và gọt tỉa từ trước đó rất lâu.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 9

Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, những người con trong gia đình tập hợp lại để chúc Tết cha mẹ mình.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 10

Trong khi đó, các bậc hương hào kỳ mục và chức sắc trong phường, làng tề tựu tại đình để làm lễ vọng, bái chúc thọ nhà vua và lễ lạy Thành hoàng đầu năm mới. Các bà, các cô lại lựa chọn đi lễ các đền, chùa, phủ như đền Ngọc Sơn, Bạch Mã, phủ Tây Hồ…

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 11

Những ngày Tết cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi người thân, bạn bè trước khi tham gia vào các lễ hội diễn ra trong suốt mùa xuân được tổ chức trong nội đô Hà Nội hoặc các vùng nông thôn lân cận.

Ông chủ gốc Việt sở hữu khối bất động sản 400 triệu USD ở Mỹ

40 năm trước, vào buổi sáng chủ nhật không lâu sau khi đặt chân đến nước Mỹ, ông Frank Jao, người chỉ bập bẹ vài câu tiếng Anh, đã tìm được việc làm. “Cả đời tôi chưa bao giờ phụ thuộc vào ai”, ông nói.

Ông Frank Jao và con gái Felicia trước Asian Garden Mall, còn gọi là Thương xá Phước Lộc Thọ. Ảnh: OC Register

Ông Jao, tên thật là Triệu Như Phát, khi đó 27 tuổi, cùng vợ là Catherine chuyển tới sống ở một căn hộ nhỏ tại thành phố Whittier, bang California, sau khi rời khỏi Sài Gòn năm 1975.

Được khuyên dành thời gian để nghỉ ngơi và thích nghi với cuộc sống ở Mỹ trong 6 tháng nhưng vào sáng chủ nhật tháng 5 năm đó, ông đi bộ ra một cửa hàng và mua báo. Ông mở vào mục quảng cáo, đến một bốt điện thoại công cộng và tìm được công việc ngay sau cuộc gọi đầu tiên: nhân viên bán máy hút bụi.

“Tại sao vội vàng ư? Cả đời tôi chưa bao giờ phụ thuộc vào ai”, OC Register dẫn lời ông nói.

Chỉ ba tuần sau đó, ông nghỉ việc và xin làm bảo vệ ca đêm. Ban ngày, ông làm thêm công việc dạy nghề cơ khí tự động và tham gia các lớp học về tài chính, bất động sản và xây dựng ở các trường cao đẳng địa phương.

Trong vòng một năm sau, vợ chồng ông chuyển đến thành phố Garden Grove. Ông Jao làm nhân viên bất động sản toàn thời gian trong khi bà Catherine làm trợ lý ở một trường học. Với mỗi hợp đồng bán nhà, ông Jao kiếm được khoảng 1.000 USD và bằng cách làm việc 16 giờ một ngày, ông kiếm được hơn 100.000 USD trong năm đầu tiên.

Năm 1978, ông Jao chuyển sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản thương mại và mở văn phòng riêng. Nhận thấy việc tự phát triển bất động sản có tiềm năng hơn là làm môi giới, ông đứng tên một nhà đầu tư Hong Kong mở dự án đầu tiên.

“Sau đó, tôi quyết định rằng chẳng có ý nghĩa gì khi làm việc cho một người khác để giúp anh ta giàu lên. Vì thế tôi bắt đầu tự kinh doanh”, ông nói.

Trong nhiều năm sau đó, ông Jao xây dựng được một mạng lưới gồm hầu hết các nhà đầu tư châu Á và vay tiền các ngân hàng Mỹ để đầu tư.

Asian Garden Mall, còn gọi là Thương xá Phước Lộc Thọ, được ông Jao khai trương năm 1987, là một trong những công trình nổi bật nhất ở Little Saigon, khu vực tập trung đông người gốc Việt sinh sống nhất trên thế giới.

Ngay bên ngoài thương xá là ba bức tượng lớn làm từ đá cẩm thạch của ba vị thần tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn và trường tồn. Bên trong trung tâm thương mại là 300 gian hàng với đủ các loại mặt hàng như mỹ phẩm, áo dài, đồ ăn, băng đĩa nhạc và 200 quầy trang sức kim cương, vàng và đồng hồ hạng sang.

“Người Việt thích trang sức. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây mua hàng vì giá thành của chúng tôi phải chăng”, ông nói.

Các hội chợ hoa, cuộc thi nấu ăn và trình diễn thời trang diễn ra ở đây luôn thu hút hàng nghìn người tham dự. Vào các cuối tuần mùa hè, khách khứa đổ về đây đi chợ đêm, bãi đỗ xe chật kín các hàng quán bán đồ ăn Việt Nam.

” Asian Garden Mall là một điểm đến lịch sử và mang tính biểu tượng”, ủy viên hội đồng thành phố Westminster Tyler Diep nói. “Đây là nơi nổi tiếng nhất ở Little Saigon mà mọi người muốn đến. Đó là một ngôi nhà nằm xa quê hương”.

Tháng hai vừa qua, ông Jao đón nhiều chính trị gia và chức sắc địa phương đến tham dự lễ hội chào Tết Nguyên đán. Bà Catherine đã tự tay tặng các phong bao lì xì chứa 10 USD cho các quan khách.

Ông Frank Jao bên trong Thương xá Phước Lộc Thọ. Ảnh: OC Register

Bằng lòng tự tônvà tham vọng, người đàn ông gốc Hải Phòng dần trở thành một trong những lãnh đạo doanh nghiệp người Mỹ gốc Việt tiếng tăm nhất.

Trong 40 năm, tập đoàn Bridgecreek của ông đã phát triển hàng loạt trung tâm thương mại và nhà ở trị giá 400 triệu USD, chủ yếu ở Quận Cam . Khi bất động sản của ông Jao rải khắp hơn 20 hecta ở Westminster và các thành phố lân cận, ông trở thành chủ đất của 1.200 công ty người Việt.

Các công trình của ông là tâm điểm của Little Saigon. Có khoảng 9.000 doanh nghiệp của người gốc Việt hoạt động ở Westminster và Garden Grove. Số dân gốc Việt trên toàn Quận Cam là khoảng 189.000 người.

Dù vậy, ông Jao cũng có lúc tính toán sai lầm. New Saigon Mall mở cửa năm 1997 đằng sau trung tâm thương mại Asian Village đã bị phá dỡ sau hai năm do không thu hút được khách hàng.

Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, ông Jao mở dự án căn hộ cao cấp trị giá 57 triệu USD gồm 144 căn cạnh Asian Garden Mall. Đến năm 2013, nó được đổi tên thành Jasmine Place, chuyển thành các căn hộ cho thuê và bán cho các chủ mới.

“Tôi đã sai lầm”, ông Jao thừa nhận.

Trong những năm gần đây, ông Jao đã bán đi một nửa số bất động sản ở Quận Cam và chuyển trọng tâm sang các dự án ở châu Á. Hồi tháng hai, ông bay sang Singapore cùng con gái 33 tuổi Felicia và đối tác Dennis Nguyen để bàn bạc với các nhà đầu tư.

Ông Jao và Nguyen sở hữu một nhà máy chế biến thực phẩm 180 công nhân ở nam Trung Quốc, nhập khẩu hải sản và rau từ Việt Nam. Năm 2012, họ mở Indochin e Essence, một chuỗi cửa hàng ăn nhanh bình dân ở tỉnh Quảng Đông. Chuỗi chuyên phục vụ các món ăn Việt Nam với 21 chi nhánh và dự kiến tăng lên 100 chi nhánh vào cuối năm tới.

Với danh tiếng của mình, triệu phú Jao từng được trang tin tức dành cho người châu Á tại Mỹ Goldsea Asian American Daily bầu chọn là một trong số 70 người Mỹ gốc Á có ảnh hưởng nhất từ trước đến nay và được cựu tổng thống George Bush bổ nhiệm làm chủ tịch Tổ chức giáo dục Việt Nam.

Anh Ngọc

Lý do Trump tiêu diệt hiệp định TPP: Chỉ các tập đoàn hưởng lợi

Tổng thống Trump ký lệnh rút khỏi hiệp định TPP, ngày 23/1. (Ảnh: Ron Sachs/ Getty Images)

Các hiệp định thương mại tự do có thực sự mang lại lợi ích cho người lao động, hay chỉ tăng thêm lợi nhuận cho các tập đoàn?

Trong chiến dịch tranh cử tại bang Ohio, ông Trump từng nói: “Hiệp định TPP là một thảm họa khác và được thúc đẩy bởi các nhóm lợi ích đặc biệt. Đó là nhưng người muốn cưỡng đoạt đất nước này, chỉ muốn tiếp tục cưỡng đoạt đất nước này”, theo NBC News.

Thậm chí bà Hillary Clinton trong cuộc tranh cử cũng chống lại hiệp định này. Vào tháng 8/2016, bà Clinton nói: “Tôi sẽ dừng bất cứ hiệp định thương mại nào mà không tạo ra việc làm hoặc giảm lương người lao động, trong đó có hiệp định TPP. Giờ đây tôi chống lại hiệp định này, tôi sẽ chống lại nó sau cuộc bầu cử và tôi sẽ chống lại nó khi làm tổng thống”.

Vậy tại sao người Mỹ lại ghét hiệp định TPP?

Đây là hiệp định nhằm tạo ra một thị trường chung cho Mỹ và 11 nước ven bờ Thái Bình Dương, trong đó có Canada, Mexco, Chile, Úc, Nhật Bản…và Việt Nam. Ý tưởng nhằm tạo ra luồng hàng hóa lưu thông tự do và rẻ hơn giữa các nước trong hiệp định. Tổng giá trị thương mại của 12 nước này chiếm đến 1/3 thương mại toàn cầu.

Theo MSNBC, mục tiêu chính của Mỹ với TPP là để chi phối thương mại ở châu Á, tạo lên một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.

Về mặt kinh tế, hiệp định có thể tăng xuất khẩu của Mỹ thêm 123 tỷ USD, theo Viện Peterson. Và chính quyền ông Obama ước tính hiệp định giúp tăng thêm 650.000 việc làm.

Nhưng theo MSNBC, các hiệp định tự do thương mại như TPP hay NAFTA đều không có hiệu quả. Vấn đề là chính phủ đang giúp các công ty thêm giàu có, nhưng không có ràng buộc nào để các công ty phải tăng thêm việc làm hay tăng lương cho người lao động.

Bình luận viên của MSNBC, Velshi nói: “Các công ty thích tự do thương mại. Các công ty được tăng thêm lợi nhuận, chính phủ có thêm thuế. Nhưng người lao động không được lợi”.

Derek Scissors, một chuyên gia ở Học viện Doanh nghiệp Mỹ nói: “Các hiệp định chỉ là ngoại giao. Không có lợi ích. Không có lợi về kinh tế”.

Hơn nữa, khi hiệp định hoạt động thì các tập đoàn sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng hậu trường. Evan Greer, giám đốc của một chiến dịch chống TPP nói: “Hiệp định TPP gồm 5.000 trang giấy thật ra có rất ít điều liên quan đến thương mại. Thay vào đó, các tập đoàn đều cố vận động hành lang để có chính sách có lợi cho họ. Vì vậy có một phong trào rộng lớn chống lại TPP”.

Tổng thống Trump nói gì khi bị chỉ trích vì chính sách nhập cư?

“Đây không phải là vấn đề về tôn giáo mà là về khủng bố và giữ cho nước Mỹ an toàn… Có hơn 40 quốc gia trên thế giới cũng có phần lớn dân số theo đạo Hồi nhưng không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh của tôi”.

Cuối tuần trước, sắc lệnh cấm công dân từ 7 nước Hồi giáo nhập cư vào Mỹ của tân Tổng thống Donald Trump đã gây nên cảnh tượng hỗn loạn ở một số sân bay, khiến nhiều nước phải lên tiếng thể hiện sự quan ngại về những rắc rối mà sắc lệnh này gây nên.

Đáp lại những lời phàn nàn này, ông Trump đã lên Twitter nói rằng cảnh tượng hỗn loạn ở sân bay là do người biểu tình gây ra và nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy chủ yếu là do lỗi hệ thống máy tính của hãng hàng không Delta Air Lines.

“Chỉ có 109 người trong tổng số 325.000 người bị bắt giữ và tra hỏi. Rắc rối lớn ở các sân bay là do hệ thống máy tính của Delta trục trặc”, trên tài khoản Twitter của ông Trump viết. Sáng 30/1, tài khoản này liên tiếp đăng tải các dòng trạng thái giải thích về sự hỗn loạn được cho là xuất phát từ sắc lệnh nhập cư của Tổng thống Mỹ.

Đúng là hệ thống máy tính của hãng Delta đã bị lỗi, nhưng là từ 6h30 chiều Chủ nhật theo giờ New York, tức hơn 48 giờ sau khi ông Trump ký sắc lệnh. Ngay sau khi có sắc lệnh, quy trình nhập cảnh ở các sân bay Mỹ đã trở nên rắc rối hơn. Sau đó hàng nghìn người tập trung ở nhiều nơi, từ New York đến Atlanta hay Detroit để biểu tình phản đối sắc lệnh mới.

Sự cố của Delta ảnh hưởng đến khoản 170 chuyến bay, kéo dài trong hơn 3 giờ đồng hồ nhưng không ảnh hưởng đến các chuyến bay quốc tế.

Không chỉ bảo vệ sắc lệnh, ông Trump còn khẳng định cần phải thực thi sắc lệnh này ngay lập tức. “Nếu như 1 tuần sau khi thông báo lệnh cấm mới có hiệu lực, những “kẻ xấu” sẽ đổ xô tới Mỹ trong 1 tuần đó. Có rất nhiều “kẻ xấu ở ngoài kia!”, Trump nói trong 1 dòng tweet cũng được đăng ngày hôm nay.

Ông còn so sánh sắc lệnh của mình với sắc lệnh từng được người tiền nhiệm Barack Obama ban hành, đồng thời cảnh báo những nghị sĩ đảng Cộng hòa đã phản đối mình nên chú tâm đến việc của mình thay vì quản cả chuyện của ông.

Trả lời phỏng vấn CNBC, cố vấn Kellyanne Conway của Trump nói rằng đã có một chiến dịch “truyền đi những thông tin sai lệch” về sắc lệnh. “Mỹ là quốc gia hào phóng nhất thế giới khi xét về chính sách nhập cư, nhưng bạn phải đi theo hàng ngũ, đúng trình tự”.

Trong khi đó Tom Barrack, một người bạn và cũng là cố vấn của Trump, cho biết Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh nhập cư với hai mục tiêu: thứ nhất là ngăn chặn nguy cơ khủng bố nhập cảnh vào Mỹ và thứ hai là nhắn gửi thông điệp tới Trung Đông rằng các nước này cần phải tự kiểm soát tình hình trong nước chứ không phải chuyển áp lực sang phương Tây với dòng người nhập cư khổng lồ như hiện nay.

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Làm người phải giống như nước

nuoc

Có người nói rằng, làm người thì phải “trong vuông, ngoài tròn”, giống như hình dạng của viên đá cuội , khi nào được mài tròn rồi thì mới trưởng thành . Nhưng thực tình, người như vậy thì đã bị xã hội đưa đẩy và trở lên quá khôn khéo rồi!

Nước có thể chảy từ trên núi cao, có thể va đập mạnh vào núi đá, có thể vuông có thể tròn, uyển chuyển tùy theo hình dạng của vật chứa.Nước có thể lẳng lặng chảy róc rách thành dòng suối nhỏ, cũng có thể ầm ĩ ngày đêm trên những con sông rông lớn. Nên có thể mềm mà không yếu, có thể mạnh mà không cứng.

Nên làm người thì phải giống như nước vậy.

Anle Face book.

15 đại học có nhiều cá nhân khởi nghiệp tỷ đô

Danh sách đại học có nhiều cá nhân khởi nghiệp thành công với những doanh nghiệp giá trị hàng tỷ đô do Business Insider đăng tải ngày 26/1 có sự góp mặt của một số trường ít tên tuổi bên cạnh các “ông lớn” của Mỹ.
15 đại học có nhiều cá nhân khởi nghiệp tỷ đô

Từ cậu bé làm ruộng đến giáo sư nổi tiếng ở Mỹ

Từ cậu bé bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn nhưng với quyết tâm và nỗ lực của bản thân, Trương Nguyện Thành đã trở thành giảng viên của đại học nổi tiếng ở Mỹ.
Giáo sư Trương Nguyện Thành sinh năm 1961, là con thứ ba trong gia đình nghèo 7 anh chị em. Từ bé Thành được ông bà nội ở Bình Định nhận nuôi vì “vui cửa vui nhà”, còn cha mẹ sống Sài Gòn để mưu sinh. Cuộc sống càng thiếu thốn hơn khi cha Thành bị liệt nửa người vào năm 1972. Tất cả khó khăn dồn lên đôi vai của mẹ. Thời gian này, Thành được mẹ đưa từ Bình Định lên Sài Gòn.

Thương mẹ, ngoài giờ học Thành đi bán thuốc lá dạo để có tiền chữa bệnh cho cha và lo cho các em. Dù mới 11 tuổi nhưng từ trưa đến tối Thành đã phải lang thang khắp con đường Sài Gòn, có hôm chịu cảnh dầm mưa dãi nắng, ‘tối đâu là nhà, ngủ đâu là giường’.

Bốn năm sau, gia đình anh chuyển từ Sài Gòn về Lái Thiêu (Bình Dương), với tài sản duy nhất là mảnh ruộng nhỏ và cặp trâu. Từ nghề bán thuốc lá dạo Thành chuyển sang làm thuê cuốc mướn. Cậu bé 15 tuổi có thể làm bất cứ nghề gì để kiếm sống, từ cày bữa, chăn trâu đến trồng khoai.

Chuyện học hành không được quan tâm vì Thành nghĩ “nhà nghèo kiếm cơm trước đã”. So với các bạn cùng trang lứa, từ khuôn mặt đến suy nghĩ Thành đều già dặn hơn. Thay vì vui chơi cùng bạn bè, anh tự nhận nhiệm vụ lo chuyện cơm áo gạo tiền cho mẹ và các em. Chính anh đã tự tay dựng nên ngôi nhà bằng đất trộn rơm để gia đình có chỗ che mưa nắng.

Hồi đó Thành được nhận xét là đứa trẻ tinh nghịch, ngang bướng nhưng trên hết lại là cậu bé hiếu thảo và rất tình cảm. Có lần đứa em bị sốt, sợ mất nước, anh đã chạy sang hàng xóm nhổ củ sắn mà không biết rằng đó là hành động ăn trộm. Thành bị ông chủ vựa sắn bắt, trói và nhốt dù ra sức van xin.

“Một mình bị trói trong bóng tối, vừa sợ sệt vừa tuyệt vọng, tôi tự hỏi mình đã làm gì mà phải sống khổ thế này. Tôi tự thề với bản thân là phải thành công và nếu thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho những người khác”, anh nhớ lại.

Sau lần đó, Thành chuyên tâm vào việc học hành hơn, nhưng thời gian chính vẫn là đi cày thuê cuốc mướn kiếm sống, môn học khá nhất của Thành là toán.

Con đường học vấn của Thành chỉ thật sự sang trang mới khi vào năm lớp 12 “lọt vào tầm ngắm” của thầy giáo dạy toán. Trong một buổi học, người thầy này đưa ra vài bài toàn mẹo cho cả lớp, khiến các học sinh giỏi không ai biết. Thành – cậu học sinh “tép riu” gần nhất lớp đứng lên xin trả lời làm thầy và các bạn ngạc nhiên.

Sau đó, thầy gọi cậu học trò nhà nghèo, lười học ở lại và nói: “Em thông minh thế sao không chịu khó học hành”. Thành đáp: “Em còn lo đi làm kiếm cơm, nhà nghèo làm gì có tiền mua sách vở thưa thầy”. Nghe vậy, thầy giáo đưa cho Thành vài cuốn sách toán và dặn: ‘”Em cứ đọc sách như đọc truyện. Tháng sau thi học sinh giỏi toàn tỉnh, thầy rất muốn em đi”.

Câu nói của thầy khiến Thành bất ngờ vì chưa bao giờ anh nghĩ sẽ nằm trong đội tuyển học sinh giỏi. Bỏ ngoài tai lời thầy, Thành về nhà và lại bắt đầu mưu sinh, phải đến 9h tối, anh mới đốt đèn dầu để đọc sách. Kết quả, anh được thầy chọn vào đội thi toán toàn quốc, nhưng do hạnh kiểm không đạt nên hiệu trưởng không chọn Thành. Thầy giáo dạy toán một lần nữa tự ý cho Thành lên tỉnh học chuyên toán 3 tháng và bất ngờ khi Thành lọt vào top 5.

Từ đó, anh tự tin hơn vào bản thân và dành nhiều thời gian cho việc học. “Đến giờ tôi vẫn luôn nhớ và cảm ơn người thầy dạy toán, bởi nhờ có ông mà học vấn của tôi đã thay đổi”, anh nói.

tu-cau-be-lam-ruong-den-giao-su-noi-tieng-o-my

Giáo sư Trương Nguyện Thành. Ảnh: bioscience.old.utah.edu

Thi đỗ vào Đại học Bách khoa Sài Gòn nhưng chỉ vài tháng anh bỏ học và cùng hai em trai sang Mỹ năm 1980. Nơi đất khách quê người, lại không biết tiếng Anh, hai anh em phải sống bụi đời, lang thang, tối đến thường chui vào cái miếu để ngủ, có hôm miếu đóng cửa hai anh em phải ngủ bên ngoài sương giá rét. Cứ tối đến, đứa em lại hỏi “Tối nay ngủ đâu anh” khiến lòng anh đau nhói và nghĩ: “Sang đây để chết hay sống”. Cho đến một ngày, có gia đình nông dân nhận hai anh em làm con nuôi, họ mới được bữa cơm đàng hoàng.

Để tiếp tục con đường học hành, anh thi vào một trường trung học ở Mỹ. Rào cản ngôn ngữ khiến anh vất vả mãi mới hoàn thành chương trình. Thầy hiệu trường nói cánh cửa đại học với anh rất khó và giới thiệu anh vào làm tại cửa hàng thực phẩm để kiểm tiền được ngay.

“Ở Việt Nam đã là nông dân, sang Mỹ trải qua bao khốn khó, gian nan để rồi làm tại cửa hàng thực phẩm sao”, nghĩ vậy anh xin thầy tiếp tục cho học và hứa cố gắng hết sức. Cuối cùng, nghị lực của bản thân cũng giúp anh bước vào năm thứ nhất Đại học North Dakota.

Khác với sinh viên thường làm thêm tại quán bar hoặc làm công việc phục vụ tại quán ăn để có tiền học phí, anh mạnh dạn xin giáo sư được làm trong phòng thí nghiệm – điều mà không phải sinh viên nào cũng dám. Anh còn vay các khoản từ nguồn cho sinh viên và học bổng của Chính phủ để theo đuổi đam mê.

Tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân hóa học, anh có 4 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín. Tiếp đó, anh học thẳng tiến sĩ và lấy bằng năm 1990, rồi tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ. Thời gian này anh dành được học bổng của Quỹ khoa học quốc gia cho tiến sĩ trẻ có tiềm năng.

Năm 1992, anh được mời về giảng dạy môn hóa lượng tử tại Đại học Utah. Anh được đánh giá là một trong những nhà khoa học trẻ triển vọng của Mỹ, được cấp bằng giáo sư cao cấp. Từ 1992 đến nay, giáo sư Trương Nguyện Thành có khoảng 200 bài báo được in trên các tạp chí khoa học quốc tế.

Nói về thành công của bản thân, giáo sư Thành cho rằng, bên cạnh khả năng, đam mê, sự quyết tâm và môi trường để phát triển, điều quan trọng là cần nhận thức được cơ hội. “Nếu tôi nghe lời hiệu trưởng làm ở cửa hàng thực phẩm có thể sẽ có xe hơi, nhà to, nhưng tôi chọn thùng sách để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Thật sự tôi đã lựa chọn đúng”.

Đúng như tâm nguyện “thành công sẽ về giúp người khác”, giáo sư đã trở về Việt Nam, thành lập Viện Khoa học công nghệ tính toán TP HCM hoạt động năm 2009. Anh còn giúp đỡ nhiều sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng nguồn từ quỹ nghiên cứu của mình.

“Thành công là đường đi chứ không phải điểm đích. Muốn thành công thì phải biết trả giá. Tôi không muốn nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy đi được rất xa rồi” là câu hỏi nổi tiếng giáo sư Thành muốn nhắn nhủ với tất cả các bạn trẻ ở Việt Nam.

Phạm Hương

Tết tù

Trương Duy Nhất

Ảnh minh họa. Nguồn: internet/ Trương Duy Nhất.

Ảnh minh họa

Tôi thụ án hai năm. Hai cái Tết trong tù. Hai đêm giao thừa, với hai cung bậc cảm xúc trái ngược nhau. Một điên dại. Một buồn lắng. Hai cái Tết, hai đêm giao thừa, chắc… đến chết không quên!

Trại giam Hoà Sơn: đón giao thừa trong tiếng chó người

Tết 2014. Hoà Sơn, Đà Nẵng là trại tạm giam, không có khu chính trị riêng biệt. Tù chính trị bị nhốt chung với hình sự. Tôi bị tống vào buồng với một thằng án giao thông, và một lão già án lừa đảo giả mạo giấy tờ.

Một đêm giao thừa khủng khiếp!

Chẳng hiểu, bọn tù hình sự nơi khác có vậy không. Chứ ở đây, chúng như những bầy thú hoang. Buồng nào buồng nấy bê hết xô chậu ra gõ. Rồi đập tường. Rồi đạp cửa. Rồi cười. Rồi hét rú. Rồi nhiều thằng còn giả tiếng chó sủa, gâu gâu ăng ẳng suốt đêm.

Điên tiết. Tôi hét vọng sang “này các cháu, làm người không muốn sao lại cứ làm chó thế?”. Tưởng chúng nể tình bớt rú hét đi, ai dè càng khuya càng khiếp, hết buồng này sang buồng khác, những tràng chó người “gâu gâu ăng ẳng” đến man rợ.

So với các trại khác, Hoà Sơn là trại… súc vật nhất, cực kỳ súc vật. Súc vật từ kiểu hạn chế, ngăn cấm gần như mọi đồ dùng không cho đem vào buồng giam, kể cả giấy vệ sinh. Đến thức ăn gia đình tiếp tế cũng bị bóp xé, rồi đổ tống vào những bao ni lông, trông lỏng bỏng như cho… lợn, chó vậy.

Chó từ miếng ăn, đến những tiếng chó người ăng ẳng đón giao thừa.

Trại 6: rượu tù và tiếng hát Ka Nu

Tết 2015. Khu tù chính trị cách ly với hình sự, nên không biết bọn hình sự trại này Tết nhất ra sao.

Để chuẩn bị đón Tết, gần hai tháng trước, tôi đã âm thầm ngâm… rượu! Ba ký nho gia đình gửi vào đợt thăm nuôi, không dám ngắt ăn dù chỉ một quả. Để dành, bóp nát, xong trộn với đường, thêm ít nước lạnh, cho vào hai chai nhựa Lavie, loại 5 lít.

Thú nhất là hằng ngày giơ cái chai lên, ngắm những dòng bọt ga sủi thành tăm. Cực thú, chỉ nhìn thôi đã ừng ực nơi cuống họng.

Được chừng mươi, mười lăm ngày là nghe mùi. Mở nắp, cho thêm một viên C sủi. Để… ngắm hơn tuần nữa là coi như đạt rượu chuẩn. Vang Đà Lạt có mà gọi bằng cụ!

Trò ngâm rượu này, tôi học được từ khi ở Trại B14. Không chỉ nho, ở B14, tôi còn ngâm cả rượu gạo. Là cơm nguội thừa, để dành mươi mười lăm ngày được chừng mấy vốc. Cũng bóp trộn với đường (thứ này không cho nước), rồi ủ chừng tháng rưỡi, hai tháng là cơm nó lên men. Trông vàng vàng nhừa nhựa. Thử miếng đầu, hơi nhờn nhợn. Nhưng cái vị chua chua nhờn nhợn ấy, nhai kỹ, ngấm tí thì ôi chao là quyến rũ. Vốc thêm vài miếng là mặt phừng phừng tưng tưng ngay.

Ấy, là khởi nguồn những lọ rượu tôi ngâm khi còn ở B14, buồng giam B12, tầng hai, cùng với bạn tù Vi Nghĩa Hoà. Rượu chuẩn đến độ, tôi hay đùa “khi ra tù, anh em mình mở lò rượu, gọi là rượu ông Nhất ông Hoà B14 nhỉ?”.

Tội mấy buồng bên. Nghe B12 có rượu ngâm uống mà thèm, cứ bắt tôi kê miệng vào tường thủ thỉ tả cái mùi vị rượu nho thế nào, có giống rượu ngoài đời không, rồi rượu gạo ăn thấy ra sao để… say tưởng tượng.

Đến mức thằng bạn tù sát bên (buồng 14), quê Bắc Ninh, sau khi nghe tôi ra tù, đã tức tốc bay vào Đà Nẵng, tìm tận nhà tặng một chai Chivas 18 (hắn ra tù trước).

Đó là chuyện rượu khi còn ở B14.

Quay lại Trại 6. Ngâm được hai chai. Tết Dương 1/1/2015, khui một chai. Chia đều anh em 3 buồng, lai lai mấy ngày. Sợ hết nên ai cũng nhịn dành, uống rượu mà nhón nhén như… thuốc bổ.

Xong, cái sái (xác) rượu cho thằng Ka Nu buồng 3 ngâm thêm nước hai.

Chai còn lại để dành Tết Âm. Đúng đêm ba mươi. Lần này thì chơi sạch, không dành nhịn nữa. 5 lít, chia đều 3 buồng, 8 người. Tôi thì không xi nhê gì, chỉ tạm hơi lâng lâng. Còn thằng Phương (Trương Việt Phương) thì đỏ rực như mặt trời, ôm đàn hát. Hát đến… gục xuống sàn, miệng phì phèo bọt dãi, rồi ngáy nữa, ôi chao là ngáy, rền rung cả khu tù chính trị.

Rơlan Thick thì gục ngay tại trận, mửa lênh láng. Bắt tội! Đã cất công ngâm rượu cho chúng uống, giờ lại hành xác một mình lọ mọ múc nước xối, kinh ơi là kinh. Cái mùi sốc óc, như muốn oẹ theo nó.

Buồng 2, thằng Thuận nghe đâu cũng ói. Lão Tiến thuộc loại không màng rượu lắm, lại vừa qua cú tai biến tay chân còn run. Nguyễn Kim Nhàn thì chỉ cỡ vài ly, vừa đủ để… làm thơ!

Buồng 3, Kso Chung gần như không rượu, hắn chỉ nhấp chiếu lệ. Ka Nu thì uống kinh. Tửu lượng thằng này khá. Và khi có vài chén vào thì hết “giấc mơ Chapi”, “ly cà phê Ban Mê” “đi tìm lời ru mặt trời”, đến “đôi chân trần”…

Ôi chao là tuyệt. Tiếng nó hát nhẹ, thoảng, như gió ấy chứ không lên gân như nhiều gã đàn ông khác. Vọng vang, vời vợi, cùng với tiếng ghi ta phiêu vút như réo gọi tới tận đất trời Tây Nguyên xa xăm của hắn vậy.

Giao thừa. Thằng Phương vẫn miệt mài ngáy. Rơlan Thick thì mềm như sợi bún. Buồng 2 cũng đã im bặt. Chỉ còn tiếng đàn và giọng hát Ka Nu.

“To lên, hát to lên, đừng ngủ Ka Nu nhé, hát nữa đi Ka Nu ơi!” – Tôi hét lên bảo Ka Nu hát. “Anh thích bài gì em hát tặng, hai anh em mình thức tới sáng đón Tết anh Nhất nhé! Đừng ngủ, phí rượu!” – Ka Nu như đồng cảm.

Càng khuya, hắn hát nghe càng hay, réo rắt.

Hay, nhưng buồn quá!

Tôi muốn quên đi / tháng với ngày / cha đi lượm quả ngọt rừng / cho con đỡ đói qua đêm / Tôi muốn quên đi / đôi chân trần / cha đi lượm từng hạt thóc / cho con một bữa cơm chiều / Ôi ngày tháng / đôi vai gầy / run run tựa vào hàng cây / Ôi thời gian / hãy quên đi đôi chân cồng kềnh / cha đi giữa rừng hoang vu…“.

Cứ vậy, đứng tựa song cửa nghe Ka Nu hát. Đâu chừng hơn 3 giờ sáng. Mấy thằng lính dắt chó đi tuần ngang, quát “ngủ đi”. Lúc đấy hắn mới chịu ngưng.

Ấy là cái Tết, đêm giao thừa thứ hai trong tù.

Hai năm. Hai cái Tết trong tù. Hai đêm giao thừa, với hai cung bậc cảm xúc trái ngược nhau. Một điên dại. Một buồn lắng. Hai cái Tết, hai đêm giao thừa, chắc… đến chết không quên!

Ngày cuối năm. Đêm nay giao thừa. Lại như vẳng vang đâu đấy tiếng đàn và giọng hát Ka Nu.

Ở nơi ấy tôi đã thấy / trên ngọn núi cao / có hai người / chỉ có hai người yêu nhau i ì…“.

Nhớ quá. Nhiều người đã ra tù. Còn Ka Nu, Tết này vẫn ở đấy. Trại 6 đêm nay, nó có lại ôm đàn, và có còn ai tựa song cửa tù nghe Ka Nu hát?

Mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Lạnh lắm phải không con?

FB Nguyễn Tuyết Lan

Blogger Mẹ Nấm cùng hai con. Ảnh: internet

Blogger Mẹ Nấm khi chưa bị bắt và hai con. Ảnh: internet

Mùng một năm Đinh Dậu (28-1-2017)

Giao thừa năm nay nhà mình trong lặng lẽ vì thiếu con. Đây là lần đầu tiên giao thừa gia đình mình vắng bóng con. Đúng giao thừa, vẫn mở toang cửa để đọc kinh đón tân niên như mọi năm, chỉ khác là mỗi mình mẹ ngồi đọc trong âm thầm. Bà ngoại bắt đầu lẫn từ ngày con bị còng tay dẫn đi. Bà luôn hỏi sao đến Tết rồi mà họ không cho con về … Rồi bà lại nhớ những ký ức đau thương của miền bắc mà tuổi thơ bà phải gánh chịu và cuộc trốn chạy hãi hùng vào Nam.

Con ơi, năm nay thời tiết thật khắc nghiệt phải không con, mưa gần hai tháng bây giờ lạnh buốt xương. Nơi con bị giam cầm sát núi, sương mù bao phủ lạnh thấu xương, nỗi nhớ gia đình hành hạ con khủng khiếp nhưng biết làm sao con ơi, cái giá mà gia đình chúng ta phải trả thật lớn lao khi lên tiếng đòi lại quyền làm người, nói lên sự thật, mong cuộc sống được công bằng hơn.

Cô P. đến thăm mẹ, khi về cô nói với mẹ, “Sai lầm của gia đình chúng ta là không biết sống với lũ”. Có thể cô P. đã đúng theo cách của cô ấy. Nhưng con của mẹ không có gì sai nếu chúng ta ở một xã hội bình thường, mọi công dân điều phải có bổn phận đóng góp vào xã hội để xã hội tiến triển hơn.

Mẹ đã được sinh ra ở một xã hội như thế, thời học sinh của mẹ cũng đã xuống đường, cũng đã từng đình công bãi thị vì giá xăng tăng làm ảnh hưởng đến đời sống mọi người… Thời của mẹ những ai tránh né sự bất công, không bênh vực kẻ yếu thì bị coi là những kẻ hèn nhát, bị coi thường. Thời của mẹ việc giúp đỡ người khác đó là chuyện bình thường khi chia sẻ với nhau những khó khăn của cuộc sống, mỗi lần hoạn nạn hay biến cố gì xảy ra, các trường học, đoàn thể, tôn giáo, họ tập trung giúp đỡ nhau một cách vui vẻ, tự nguyện, không ồn ào vì họ coi đó là bổn phận không phải ban phát…

Mẹ nhớ, cứ mỗi chiều thứ năm, lứa tuổi của mẹ tập trung ở đồi LaSalle các fre`res dẫn bọn mẹ đi xuống Xóm Bóng, nơi bây giờ họ đã giải tỏa làm đường, để cắt tóc rửa vết thương, tắm rửa cho các trẻ em làng chài này … Mỗi người đều thấy rất vui và hạnh phúc vì được giúp đỡ người khác.

Con ơi, giúp đỡ người khác để tốt đẹp hơn là ý lực và sự đòi hỏi của người Công giáo. Cố lên con ơi, hãy bám chặt vào Thiên Chúa để Ngài luôn đồng hành, nâng đỡ, ủi an và che chở chúng ta trên con đường khổ giá này.

Nguyện xin Thiên Chúa trả công cho những vị ân nhân đã đồng hành giúp đỡ chúng ta trong lúc gia đình chúng ta hoạn nạn. Gia đình chúng ta luôn tri ân và cầu nguyên cho họ nha con.