Homestay rực rỡ sắc màu ở Hội An

Ngôi nhà được hình thành từ ước muốn về một không gian yên tĩnh và thư thái của gia chủ với phong cách truyền thống xen lẫn hiện đại độc đáo.

Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 1 3.jpg
An Nhiên Homestay nằm tại khu đô thị Làng Chài, Hội An vừa được hoàn thành là nơi chủ nhà trở về sau mỗi ngày làm việc, một không gian để các thành viên trong gia đình thư giãn dịp cuối tuần và mong muốn tiếp đón những vị khách lưu trú chung sở thích.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 2 HIU06172.jpg
Ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 146,25 m2 với tổng chi phí là 1,7 tỷ đồng. Trong đó diện tích xây dựng chiếm 60 m2, còn lại là không gian sinh hoạt chung ngoài trời với sân vườn, hồ bơi và quầy bar.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 3 HIU06187.jpg
Ngôi nhà có 2 tầng bao gồm 4 phòng ngủ, phòng khách, bếp, phòng ăn được thiết kế thành các không gian mở để việc sinh hoạt của các thành viên trong nhà cùng khách lưu trú không bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 4 4_1.jpg
Điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà là một góc tường hồng nằm ngay tầng 1 mang đúng tinh thần và chủ đề của ngôi nhà. Đây trở thành góc uống trà, đọc sách và thư giãn ưa thích của chủ nhà.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 5 IMG_4080.jpg
Sân vườn, cây xanh được bố trí phân tầng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của căn nhà và cũng là sở thích của chủ.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 6 HIU06030.jpg
Căn nhà được xây dựng gần biển và sông nên tất cả phòng ngủ đều có cửa sổ thông gió cùng ban công rộng để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 7 HIU06053.jpg
Ngôi nhà là sự kết hợp hài hoà của nét truyền thống và hiện đại, bởi vậy mà nội thất cũng có sự chuyển tiếp giữa 2 phong cách này với gam màu trắng xám chủ đạo của tường, màu gỗ sồi của đồ nội thất kết hợp với các màu nhấn từ sofa, khăn, gối,…
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 8 HIU06075_1.jpg
Ngôi nhà cũng được sử dụng nhiều loại vật liệu truyền thống như gỗ, tre, trúc, mái tranh, gạch giả cổ, ngói mũi hài, ngói con sò, gạch thông gió đất nung, gạch hoa văn.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 9 HIU06050.jpg
Nét hiện đại, nhẹ nhàng được lồng ghép ở tất cả không gian nhằm tạo cảm giác thư thái, tiện nghi nhưng vẫn giữ được sự độc đáo trong phong cách tổng thể.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 10 HIU06132.jpg
Dọc cầu thang và hành lang, KTS Nguyễn Thanh Vũ sử dụng những ô kính kết hợp tường gạch thông gió đất nung để đảm bảo tối đa lượng ánh sáng cũng như gió tự nhiên vào nhà mà vẫn đảm bảo sự kín đáo và an toàn.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 11 z3.jpg
Khu vực hồ bơi không quá rộng nhưng khi kết hợp với sân vườn bao quanh lại tạo thành một không gian thư giãn độc đáo.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 12 z2.jpg
Khu vực bếp và quầy bar cũng được bố trí trong không gian mở, tách biệt với khu phòng ở giúp việc sử dụng tiện lợi và đa năng.
Homestay ruc ro sac mau o Hoi An hinh anh 13 z1_1.jpg
Với diện tích không quá lớn nhưng với mong muốn đảm bảo 4 phòng ngủ, đầy đủ công năng, KTS đã đưa ra giải pháp lệch tầng để tiết kiệm diện tích cho cầu thang, tận dụng không gian nhưng vẫn có nét riêng và độc đáo cho căn nhà.

Quốc Toàn  & Nguyễn Thanh Vũ /Zing

 

Con người sở dĩ không hạnh phúc là bởi vì toan tính quá nhiều

Cổ nhân giảng rằng sống mệt mỏi hay hạnh phúc là do bản thân mình quyết định. Để tâm rộng mở, xem nhẹ, bớt truy cầu, trầm tĩnh, buông lỏng mình đúng lúc, chúng ta sẽ loại bỏ được áp lực đè nặng lên mình.

Con người sở dĩ không hạnh phúc là bởi vì toan tính quá nhiều
(Ảnh minh họa: Album “Tuổi thơ quê hương” của Vũ Anh Dũng)

Con người sở dĩ không vui vẻ là bởi vì họ toan tính quá nhiều

Có câu rằng, không phải chúng ta nắm giữ được quá ít mà là chúng ta tính toán quá nhiều. Đừng nhìn người khác sống hạnh phúc mà cảm thấy mình bị mất mát và áp lực.

Kỳ thực những thứ mà chúng ta nhìn thấy chỉ là biểu hiện bề ngoài, còn bên trong chỉ mỗi người tự biết. Dục vọng và ham muốn của con người thì nhiều vô cùng, nhiều không kể hết. Ai cũng truy cầu cuộc sống cao, mong muốn bản thân có mọi thứ, đạt được mục tiêu của mình. Nếu đạt được rồi thì nhất thời cảm thấy vui vẻ, nếu không đạt được thì thấy thống khổ cả đời.

Trên thế gian, không có thứ gì là hoàn mỹ, không có khuyết điểm. Nhưng ít ai biết được rằng, không hoàn mỹ mới khiến cho cuộc đời đẹp đẽ. Chỉ có không ngừng vượt qua những thất bại, con người mới cảm nhận được niềm vui trong cuộc đời.

Con người sở dĩ thống khổ là bởi vì họ truy cầu quá nhiều

Đời người không thể việc gì cũng thuận theo lòng mình, cho nên đừng thường xuyên nghĩ rằng mình thống khổ. Kỳ thực, trên thế giới này còn rất nhiều người sống khổ hơn mình.

Người trí tuệ hiểu rõ rằng, trong cuộc sống có những ước mơ là xa vời mãi mãi không thành hiện thực được, có một số vấn đề vĩnh viễn không có câu trả lời, có một số chuyện vĩnh viễn không có kết thúc, có một số người xa lạ mãi mãi vẫn chẳng thể làm người thân…

Thống khổ thực sự cũng không phải bởi người khác đem đến cho mình, mà chính là bởi sự tu dưỡng của bản thân mình chưa đủ, không có khả năng chấp nhận. Có những việc rất đơn giản nhưng bị con người làm phức tạp lên, rồi người ta lại cảm thấy khổ. Hãy học cách buông bỏ, buông bỏ một chút gánh nặng trong tư tưởng, suy nghĩ, thản nhiên đối mặt với hết thảy, khiến cho hết thảy thuận theo tự nhiên, có như vậy chúng ta mới sống được thản nhiên và tự tại một cách đúng nghĩa.

Con người sở dĩ phiền não là bởi vì trí nhớ “quá tốt”

Hết thảy những gì nên nhớ, không nên nhớ đều lưu lại trong trí nhớ của mình. Và chúng ta lại thường xuyên nhớ kỹ những sự tình nên quên đi và quên mất những gì nên nhớ.

Người xưa thường nói: “Người ngốc là người đáng yêu!” Sở dĩ người ngốc đáng yêu là bởi vì họ quên mất những sự tình không vui, những lời chế giễu, cười nhạo của người đời dành cho họ, quên những ân oán trong cuộc đời, quên công danh lợi lộc trong trần gian, quên hết thảy thế giới này. Họ sống trong thế giới của mình mà vui cười, khoái hoạt với thế giới của họ.

Nhưng có nhiều người thà rằng khiến mình không vui chứ không muốn làm người ngốc. Nếu có thể nhớ kỹ việc cần nhớ, quên đi điều cần quên, mỗi ngày lại bắt đầu một ngày mới thì sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Con người sở dĩ không biết đủ là bởi vì ham muốn lớn

Người xưa thường nói: “Người biết đủ thường vui”, nhưng mấy ai đạt được cảnh giới này? Không phải con người đạt được quá ít mà là mong muốn của con người quá nhiều nên mới thường xuyên thấy chưa đủ. Trời đất rộng lớn có đủ những thứ kỳ lạ, có quá nhiều thứ hấp dẫn, mê đắm lòng người, chúng ta khó có thể không động tâm, khó có thể không ham muốn, khó có thể ngừng ảo tưởng.

Đứng trước những điều say mê hấp dẫn ấy, có bao nhiêu người bị cuốn đi? Có bao nhiêu người không bị lạc đường? Biết đủ mới có thể kìm hãm được dục vọng của bản thân, đứng vững trên đường đời!

Con người sở dĩ không hạnh phúc là bởi vì không có lòng thỏa mãn

Mỗi người có một cảm giác và yêu cầu hạnh phúc khác nhau. Một người dễ dàng cảm thấy thỏa mãn thì dễ dàng tìm kiếm được hạnh phúc. Người xưa từng có câu: “Hạnh phúc giống như một tòa kim tự tháp, có rất nhiều tầng, càng lên cao thì hạnh phúc càng ít, đạt được hạnh phúc lại càng khó. Càng là ở tầng dưới thì càng dễ đạt được hạnh phúc”.

Kỳ thực, hạnh phúc là một loại mong mỏi, một loại cảm nhận của tâm hồn. Chỉ cần chúng ta dụng tâm phát hiện, dụng tâm cảm thụ, thì sẽ phát hiện ra hạnh phúc không phải ở quá xa mà đang ở ngay bên cạnh mình. Chẳng qua những hạnh phúc ấy đã bị chúng ta xem nhẹ, lãng quên mà thôi.

Con người sở dĩ mệt mỏi là bởi vì họ nghĩ quá nhiều

Cổ nhân thường nói: “Thân thể mệt mỏi không đáng sợ bằng tâm linh mệt mỏi.” Sống trong đời thường, ai ai cũng không tránh khỏi việc bị phiền muộn mệt mỏi do bản thân mình và do liên lụy từ người khác gây ra.

Tuy nhiên, có người sẽ chọn cách xem nhẹ, nhanh chóng quên đi để tận hưởng cuộc sống, nhưng có người lại chấp trước vào đó, suy nghĩ ngày này qua ngày khác khiến tâm mệt mỏi. Hãy suy nghĩ ít đi để sống thoái mái hơn.

Người hiểu rõ nhất về bản thân vĩnh viễn chỉ có bản thân mình. Cuộc sống không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, vui vẻ cũng là sống qua một ngày, phiền muộn cũng là sống qua một ngày, vậy vì sao không để bản thân sống từng ngày vui vẻ, hạnh phúc?

An Hòa / Trithucvn

Nguyễn Bảo Sinh – “quái nhân” Hà Nội

Tôi vẫn nghĩ Nguyễn Bảo Sinh là một “quái nhân” ở Hà Nội. “Ông già gân” này mang những nét đặc trưng của người Hà Nội lâu năm, lại có tư chất của một nghệ sĩ dân gian với rất nhiều những câu chuyện kì thú xung quanh mình.

Tôi gặp Nguyễn Bảo Sinh là qua nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Hai ông bạn già này, như tôi từng nói đã tạo lên một “huyền thoại” rất đáng kể của giới văn nghệ Hà Nội về độ thắm thiết và khác người. Lần đầu gặp mặt, Nguyễn Bảo Sinh tặng tôi những tập thơ ông tự in, chỉ to bằng bàn tay, giấy bìa màu vàng như một món hàng “quốc cấm” rất đáng yêu. Những tập thơ  ấy tôi nghĩ chẳng có hại gì, chúng chỉ có một nhược điểm Nguyễn Bảo Sinh dám nói ra những điều người khác chỉ nghĩ. Đại khái những câu thơ như thế này được rất nhiều người thuộc:

“Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái thằng cha láng giềng”

Hoặc:

“Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm…”

Tôi đem tặng mấy tập thơ nhỏ xinh ấy cho vài người, nhiều người khen hay và nài nỉ tôi kiếm thêm, tôi liền bảo nhà thơ in thêm và bán,  nhiều người sẵn sàng trả tiền để có những thi phẩm “đặc sản dân gian” và Nguyễn Bảo Sinh đã rất vui với điều ấy.

Nghệ nhân Nguyễn Bảo Sinh bên chú chó yêu quý của mình.

Nguyễn Bảo Sinh gần như luôn luôn ngồi với Nguyễn Huy Thiệp ở quán cà phê Nhân phố Bảo Khánh, vuông góc với Hàng Hành. Sự ngồi nhiều ở đây đến mức sau này Nguyễn Huy Thiệp viết hẳn một truyện ngắn có tên “Cà phê Hàng Hành” để lưu lại những kỉ niệm và Báo Văn nghệ đã lấy tên ấy cho một tập sách của mình. Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Sinh ngồi quán cà phê nhưng hai ông không uống cà phê, thường là gọi một ấm trà Tàu rất đặc và nhâm nhi cả buổi.

Nguyễn Bảo Sinh biết rất nhiều chuyện riêng của Nguyễn Huy Thiệp và ngược lại. Một lần, Nguyễn Bảo Sinh nói nhỏ vào tai tôi: “Lúc nào tôi sẽ kể cho cậu nghe những chuyện mà Nguyễn Huy Thiệp không nói với ai. Ví như Nguyễn Huy Thiệp đã suýt “choảng” nhau với Đồng Đức Bốn như thế nào…”.

Tất nhiên Nguyễn Bảo Sinh nói thế chỉ để vui, ông thân và yêu nhất Nguyễn Huy Thiệp và có lẽ Nguyễn Huy Thiệp cũng thế, dù là hai phong cách gần như khác nhau hoàn toàn. Nguyễn Huy Thiệp bao giờ cũng giản dị trong ăn mặc, sinh hoạt, đúng như một gã nhà quê chính hiệu thì Nguyễn Bảo Sinh khi nào cũng sành điệu, đúng kiểu “trai già phố cổ”.

Tôi hiếm khi gặp những ông già sành điệu như Nguyễn Bảo Sinh. Khi ra phố, ông già này bao giờ cũng diện quần tây phằng lỳ vàng da bò hoặc đỏ bóc đô, áo sơ mi bỏ trong quần, giầy đen bóng lộn, tóc chải gọn gàng. Nguyễn Huy Thiệp từng bảo tôi, ông coi Nguyễn Bảo Sinh là “thầy” của mình nhưng tôi thấy Nguyễn Bảo Sinh rất “nhường nhịn” ông bạn nổi tiếng của mình. Khi Nguyễn Huy Thiệp nói chuyện với một nhóm bạn, Nguyễn Bảo Sinh chủ yếu lắng nghe và hiếm lắm ông mới bình phẩm vài câu bằng những vần thơ rất ngộ và hóm của ông.

Tất nhiên, không cần kê “tiểu sử” rất thân thiết với Nguyễn Huy Thiệp thì Nguyễn Bảo Sinh đã xứng danh là “quái kiệt” của Hà Nội. Ông Bảo Sinh từng là võ sư quyền anh có tiếng một thời của Hà Nội, thậm chí tay đấm vĩ đại Muhamet Ali đã từng đến lò võ của ông để giao lưu. Đến bây giờ, ngoài tám mươi tuổi, thỉnh thoảng Nguyễn Bảo Sinh lúc cao hứng vẫn thách đấu với vài tay đấm trẻ! Ông cũng là tay chơi gà chọi và nuôi chó Béc giê, chó cảnh kì tài của đất Hà thành. Ông có thể kể vanh vách những con gà chọi nổi tiếng bậc nhất với những đòn đánh cực hiểm hóc, những tay chơi gà chọi máu mặt và đặc biệt với nghề nuôi chó, ông là “kiện tướng” luôn!

Chơi “tới bến” và cực sành điệu nhưng Nguyễn Bảo Sinh là người rất thức thời, có lẽ ông là người đầu tiên ở Hà Nội và cả nước mở khách sạn dành cho chó mèo và công việc rất phát đạt. Đến khi có nhiều nơi mở khách sạn dành cho thú cưng thì ngoắt một cú, ông mở nghĩa trang chó mèo và có lẽ ý tưởng này chỉ Nguyễn Bảo Sinh mới nghĩ ra nổi!

Giữa một quận trung tâm Hà Nội, đất đai nhà Nguyễn Bảo Sinh rộng và thoáng lắm,  ông là tay chơi nhưng kiếm ra tiền. Ông dành một khoảng đất rộng trong vườn nhà làm một cái ao to, ở giữa ao nổi lên bức tượng Phật Bà Quan Âm trắng muôn muốt.

Một lần tôi đến nhà ông chơi và thấy ông hoá thân thành một nhân vật khác hẳn so với “trai già phố cổ”. Nguyễn Bảo Sinh mặc áo cà sa, đầu đội vương miện, tay bắt quyết, miệng cầu kinh. Ông thực hành đức tin rất chuyên nghiệp, mỗi dịp rằm tháng Giêng, ông thường cầu siêu chúng sinh và làm mát mẻ những linh hồn chó mèo trú ngụ trong nghĩa trang nhà ông.

Nguyễn Bảo Sinh dẫn tôi đi xem hai cái “lò thiêu” trong vườn nhà. Hai cái lò lớn đốt củi, lửa cháy phừng phừng như hoả ngục, bên trong lò có vài xác chú chó mèo đang được hoả thiêu để sang kiếp khác. Tro cốt sau đó được cho vào những lọ sứ nhỏ, có một biển hiệu ghi tên và ngày mất, cung kính và nghiêm trang như con người.

Một tác phẩm của ông Nguyễn Bảo Sinh.

Tôi rất hiểu điều này, khi con người hiện đại càng giàu có văn minh thì họ càng chìm sâu vào nỗi cô đơn. Nhiều người phải tìm đến những con thú cưng để làm bầu bạn khuây khoả với mình. Khi con thú chết đi, xót thương người bạn nhỏ, người ta mang nó đến đây nhờ Nguyễn Bảo Sinh hoả thiêu và lưu giữ một chỗ trang trọng như một sự tri ân, nhắc nhớ…

Nguyễn Bảo Sinh vừa khéo lại vừa ngông. Nói chuyện với ai ông cũng nhã nhặn và trọng thị. Nhà ông ở ngõ 167, phố Trương Định, dưới cái biển đề tên ngõ chính thức, ông đã “ngạo nghễ” làm thêm một biển chỉ dẫn khác: “Ngõ Bảo Sinh” và người dân trong ngõ cũng không ai có ý kiến gì.

Những buổi lên cà phê Hàng Hành gặp bạn bè hay đi đâu đó tôi thấy Nguyễn Bảo Sinh chuẩn bị kĩ càng lắm. Quần áo ông mặc bao giờ cũng ton sur ton (phối màu) cực chuẩn, ông đi giầy đen bóng loáng với tất trắng chứ không phải màu nào khác. Nhưng tôi cũng đã nhìn ra tuổi tác ở ông bạn vong niên yêu quý của mình. Mùa rét, Nguyễn Bảo Sinh đi một bít tất đen bên trong, bên ngoài lồng thêm tất trắng, vừa đảm bảo độ ấm, vừa đủ độ sành điệu. Ông đi xe máy rất chậm và lúc nào cũng nhường nhịn người đi đường, tất nhiên với cái tuổi ông, ứng xử như thế là một điều tất nhiên và đặc trưng của người Hà Nội lâu năm.

Nhưng Nguyễn Bảo Sinh không phải là người mê thơ và ngông ngạo nhất trong gia đình ông. Cụ thân sinh ra ông, từng ngụ ở đầu phố Ô Quan Chưởng mới là một tay cự phách. Ông cụ này làm thơ cực nhiều, không tính bằng bài mà phải tính bằng thúng, bằng tạ. Lúc Hà Nội tản cư kháng chiến, trong khi mọi người lo cuống quýt mang đi những tài sản có giá trị thì ông cụ ung dung… gánh một gánh thơ lên đường. Trong tất cả các người con, ông cụ chỉ hơi “nhột” với Nguyễn Bảo Sinh vì anh con giai này cũng làm thơ như cụ, cụ thì lo con giai làm thơ hay hơn mình thì khốn…

Một ngày cụ ốm nặng, cơ hội thử lòng hiếu thảo của anh con giai đã đến. Ông cụ gọi Nguyễn Bảo Sinh đến và hỏi, anh phải nói thật cho tôi biết, giữa thơ của anh và của tôi, thơ ai hay hơn…

Tôi đã hình dung ra dáng điệu của Nguyễn Bảo Sinh lúc đấy, ông quỳ gối xuống cạnh người cha già và nói nhỏ: Thơ của bố tất nhiên hay hơn ạ. Tức thì ông cụ mắt sáng rực và thò tay xoa đầu anh con giai và bảo, thôi thì từ nay ta sẽ tha thứ hết cho mọi lỗi lầm của anh…

Nhưng nói thế nào thì Nguyễn Bảo Sinh cũng được biết đến nhiều nhất với tư cách một nhà thơ dân gian. Thơ của ông không chủ trương thanh khiết, nó đi thẳng vào cái dâm, cái tục của loài người mà ông gọi là “mật tông”, “đạo phồn thực”. Những vần thơ ấy, nghe qua thì có phần tục nhưng chúng có cái lý, cái nghĩa nhất định, chẳng phải thế mà thơ của ông được rất nhiều người thuộc. Nhưng thơ của ông đâu chỉ viết về cái dâm, cái tục, nhiều bài đọc lên thấy xót xa, nghĩ ngợi lắm.

“Con ta không phải của ta
Tai họa của nó mới là của ta…”

Hoặc:

“Trao nhau nhẫn cưới ước mong
Đeo vào bỗng hóa thành vòng kim cô…”

Nguyễn Bảo Sinh có lẽ quá đủ những trải nghiệm về cuộc đời đến mức ông không cần giữ kẽ hay “làm màu” làm gì. Ông phô diễn suy nghĩ và ngón nghề của mình qua thơ cùng cuộc sống đẫm thanh vị của ông. Phố xá Hà Nội mà thiếu vắng ông thì có lẽ cũng khuyết đi một nét đặc sắc…

Uông Triều / Vannghe CA

Triệu chứng bất thường ở bệnh nhân Covid-19 khiến bác sĩ bối rối

Triệu chứng bất thường ở bệnh nhân Covid-19 khiến bác sĩ bối rốiNhư Trần 13:20 06/05/2020Các bác sĩ vẫn đang tìm hiểu Covid-19 ảnh hưởng đến cơ thể người thế nào và căn bệnh có để lại di chứng lâu dài hay không.
Bác sĩ hô hấp David Darley ở Bệnh viện St Vincent, Sydney, Australia nói rằng có điều gì đó bất thường xảy ra với một nhóm nhỏ bệnh nhân Covid-19 vào ngày thứ bảy tính từ khi họ có triệu chứng bệnh.

“Họ vẫn ổn định cho đến cuối tuần đầu tiên”, ông Darley nói với Guardian. “Sau đó, đột nhiên xuất hiện phản ứng viêm. Các protein liên quan đến tình trạng viêm bắt đầu lưu thông trong cơ thể ở mức cao”.

Trieu chung bat thuong o benh nhan Covid-19 khien bac si boi roi hinh anh 1 3000.jpg

Trieu chung bat thuong o benh nhan Covid-19 khien bac si boi roi hinh anh 1 3000.jpg
Ảnh kính hiển vi điện tử từ ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Mỹ. Các hạt hình cầu màu xanh lam là virus corona. Ảnh: AP.

Phổi của những bệnh nhân này bắt đầu hoạt động khó khăn. Huyết áp họ hạ thấp. Các cơ quan khác như thận có thể bắt đầu ngừng hoạt động. Những cục máu đông hình thành khắp cơ thể. Não và ruột họ cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số bệnh nhân thay đổi tính cách. Điều này cho thấy họ bị tổn thương não.

“Tôi nghĩ các bệnh nhân trải qua những giai đoạn bệnh rất cụ thể và vì một lý do nào đó, không phải ai cũng trải qua tất cả giai đoạn này”, ông Darley nói. “Một số người phải trải qua giai đoạn nghiêm trọng nhất và cần trợ thở. Những bệnh nhân này thường là người già, nam giới và có các bệnh nền khác như tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch”.

Nhưng không có cách nào biết bệnh nhân nào sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng nhất. Các bác sĩ lâm sàng như ông Darley hy vọng rằng dấu ấn sinh học của bệnh, một điểm khác biệt trong máu, dịch cơ thể hoặc mô, của từng giai đoạn bệnh sẽ được tìm ra.

“Nó sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng dự đoán bệnh nhân đang ở giai đoạn nào có chuyển sang giai đoạn tiếp theo của bệnh hay không”, ông Darley nói. “Điều này giúp chúng tôi dự đoán ai cần được theo dõi chặt chẽ hơn và chúng tôi có thể chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị nếu tình trạng của họ xấu đi. Và chúng tôi sẽ tự tin hơn khi cho bệnh nhân xuất viện nếu dấu ấn sinh học cho thấy họ không có nguy cơ trở nặng”.

Chứng đông máu “bất thường”
Ông Darley là một trong những chuyên gia làm việc trong nghiên cứu dài hạn về những bệnh nhân nhập viện nhiễm Covid-19 của bệnh viện St Vincent. Bệnh nhân sẽ được theo dõi trong một năm sau khi xuất viện, xét nghiệm định kỳ để xem liệu có bất kỳ ảnh hưởng hoặc thay đổi lâu dài nào trong máu và hệ thống miễn dịch. Họ cũng sẽ được đánh giá phổi, ruột và não liên tục để tìm các thay đổi về chức năng. Không ai biết liệu virus Covid-19 có gây ra tác hại lâu dài hay không.

“Tôi không nghĩ rằng người ta đã tìm hiểu được tổn thương phổi và mạch máu do virus lây nhiễm vào hai nơi này hay hệ thống miễn dịch cơ thể mất kiểm soát và gây ra tổn thương”, ông Darley nói với Guardian. “Hoặc đó có thể là sự kết hợp của cả hai”.

“Các cơ chế bệnh sinh vẫn chưa rõ ràng. Chúng tôi đang quan sát triệu chứng viêm não trên một số bệnh nhân. Ở những người này, chúng tôi thấy họ dễ lo lắng và có sự thay đổi hành vi hoặc tính cách. Điều này rất thú vị”, ông Darley cho biết. “Cũng có một số trường hợp bệnh nhân, ngay cả bệnh nhân trẻ tuổi, ở nơi khác bị đột quỵ. Không rõ liệu virus có lây nhiễm vào các tế bào liên kết của các mạch máu trong não hay máu bệnh nhân dễ bị đông do viêm dẫn đến đột quỵ”.

Một bác sĩ khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) nổi danh của Italy, ông Luciano Gattinoni, cho biết chứng đông máu như thế này trong các bệnh hô hấp là “cực kỳ bất thường”.

Trong 40 năm làm việc ở ICU, vị bác sĩ 75 tuổi này chưa bao giờ thấy hiện tượng xảy ra với phổi của một số bệnh nhân Covid-19. Các bệnh nhân hấp thụ oxy kém nhưng phổi họ ít tổn thương. Đây là biểu hiện của ở bệnh nhân say độ cao hơn là nhiễm virus, ông Gattignoni nói. Kết quả là những bệnh nhân bệnh nặng có thể không cảm thấy họ thật sự khó thở ngay cả khi họ bị thiếu oxy nghiêm trọng.

Trieu chung bat thuong o benh nhan Covid-19 khien bac si boi roi hinh anh 2 2557.jpg

Ảnh kính hiển vi điện tử của một tế bào bị nhiễm virus corona nặng. Ảnh: Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ.

“Sao có thể như thế được?”, ông Gattinoni nói với Guardian. “Hấp thụ oxy kém và phổi không có vấn đề cho tôi biết điều này phải có liên quan đến các mạch máu. Nhưng mạch máu ở khắp mọi nơi như não, thận. Vì vậy, ở một số bệnh nhân, nhiều cơ quan bị ảnh hưởng”.

“Vấn đề là máy thở thay thế cho cơ quan hô hấp. Nếu bệnh nhân khó thở nhưng phổi của họ vẫn ổn, việc thông khí này không giúp ích được gì nhiều và còn có thể gây hại”, ông Gattinoni cho biết.

Ông cũng nói chỉ có một số ít bệnh nhân nghiêm trọng đến nỗi cần thở máy và nhiều người dùng máy thở đã chết do mức oxy trong máu thấp mặc dù họ đã được hỗ trợ.

Phải kiên nhẫn chờ phương pháp điều trị
Ông Gattinoni cho biết các bác sĩ chỉ nên sử dụng máy thở khi cần thiết và đúng thời điểm. Việc này có thể cải thiện tỷ lệ sống sót, ông nghĩ. Dùng máy thở sai thời điểm là lý do một số ICU điều trị cho bệnh nhân Covid-19 có tỷ lệ tử vong cao hơn những nơi khác, ông Gattinoni nói.

“Thời gian với căn bệnh này là hết sức quan trọng”, ông Gattinoni cho biết. “Không thể cho thở máy quá sớm hoặc quá muộn”. Trong khi đó, bệnh nhân được sử dụng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đột quỵ.

 

Ảnh chụp cắt lớp phổi của bệnh nhân Covid-19 cũng rất đặc biệt. Họ có các chỗ “tổn thương kính mờ” ở phổi, ông Darley nói. “Đây là biểu hiện điển hình ở Covid-19”.

Ông Darley cũng nghi ngờ đàn ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn phụ nữ vì virus được kích hoạt bởi một loại enzyme được kiểm soát bởi androgen, hay nội tiết tố nam. Nhưng cần nghiên cứu nhiều hơn để kiểm tra giả thuyết này, ông Darley cho biết.

“Vì chưa có phương pháp điều trị virus Covid-19, chúng ta chỉ có thể chăm sóc giảm nhẹ cho những bệnh nhân nguy kịch”, ông Darley nói. “Nếu hết dịch truyền, chúng ta có thể thay thế. Nếu họ cần thông khí, chúng ta có thể cho dùng máy thở. Nhưng phải dùng các thử nghiệm lâm sàng để tìm phương pháp điều trị căn bệnh này”.

Trieu chung bat thuong o benh nhan Covid-19 khien bac si boi roi hinh anh 3 7200.jpgY tá cho bệnh nhân dùng máy thở tại một bệnh viện ở New York. Ảnh: Getty.

“Bệnh viện chúng tôi cam kết làm việc với triết lý khoa học cao nhất. Bệnh nhân đang rất cần phương pháp điều trị nhưng chúng tôi không muốn thử các phương pháp điều trị chưa được thử nghiệm lâm sàng”, ông Darley nói thêm. “Nếu chúng ta không thể chứng minh một phương pháp điều trị tốt hơn giả dược hoặc các phương pháp điều trị khác, chúng ta có thể gây thêm hỗn loạn cho cộng đồng khoa học. Trách nhiệm của chúng ta là tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả”.

Ông Gattinoni đồng ý với điều này. Ông nói rằng trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra thuốc điều chỉnh phản ứng viêm. Những loại thuốc này đã trở nên phổ biến trong cuộc đua tìm kiếm phương pháp điều trị Covid-19.

“Tuy nhiên, hàng nghìn thí nghiệm ngăn phản ứng viêm chỉ thu được kết quả kém trong nhiều năm”, ông Gattinoni cho biết. “Chúng ta phải kiên nhẫn”.