Vườn cây ăn quả trên sân thượng

TP HCMTuần này anh Nguyễn Văn Giàu được cắt 15 trái dưa lê, đầu tháng có thể cắt một tạ dưa lưới, bên cạnh nho đang chín mọng, ổi, táo sai trĩu.

Từ hai năm trước, anh Nguyễn Văn Giàu, 29 tuổi ở quận Tân Bình bắt đầu tận dụng khoảng sân thượng trên nóc ngôi nhà 4 tầng, rộng 60 m2. Ban đầu anh chỉ trồng rau nhưng sau đó chuyển sang trồng hoa quả.

“Ở nhà phố không có đất đai, lúc đầu tôi cũng không dám nghĩ sẽ trồng được cây ăn trái trên sân thượng, nhưng càng làm càng thấy không gì là không thể”, anh Giàu, chủ một quán ăn, nói.

Vị trí này nhiều nắng, nhiều gió, để trồng được cây anh đã làm giàn cố định. Mỗi loại cây trồng xuống cũng được gia cố để có thể trụ vững trước mưa gió, bão bùng.

Trên vườn hiện có nhiều loại cây như nho, dưa, cóc, ổi, khế, mít, chanh, táo… Anh tập trung trồng nhiều nhất là nho và dưa lưới vì hai loại quả này có giá trị cao.

Giàn nho được đặt ở khu vực nhiều nắng nhất. Vườn đang trồng 3 giống nho Ninh Thuận gồm nho 152, 126, black queen. Trồng nho không quá vất vả, cho thu hoạch ổn định. Cây tạo bóng mát nên khi rảnh rỗi, cả nhà anh hay thích ngồi dưới giàn ngắm thành phố.

Từ khi trồng đến khi thu hoạch vụ đầu mất khoảng 9 tháng. Sau đó cứ 4 tháng anh sẽ thu được một lứa. Từ năm thứ hai trở đi cây nho sẽ cho nhiều trái hơn. Mỗi lứa có thể thu được từ 5 kg trở lên.

“Nông dân sân thượng” này cắt trái luân phiên, sao cho mỗi tháng đều có quả chín. Đợt này, giống nho đen 126 đang cho thu hoạch. Gốc này mới trồng 6 tháng, vụ đầu tiên bói được 12 chùm, ước chừng hơn 3 kg.

Trồng dưa lưới kỳ công hơn. Ông bố 3 con mua hạt giống xách tay của Nhật, Thái Lan, trồng theo phương thức hữu cơ. Với 50 gốc, chi phí sẽ mất từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Mỗi vụ dưa kéo dài 3-4 tháng.

Trước đây mới trồng chưa có kinh nghiệm, anh Giàu hay thất bại vì gặp mưa, sâu bệnh hoặc mưa bão. Cũng có lúc anh chưa nắm tốt kỹ thuật nên độ ngọt, độ nặng, vỏ ngoài của quả không đạt như kỳ vọng. “Có vụ bão quật nát vườn, thiệt hại hàng triệu tiền giống, phân hữu cơ. Những lúc đó đã nản, muốn bỏ cuộc”, anh kể.

Sau cả chục vụ, giờ đây anh Giàu tự tin có thể tạo ra những quả dưa ngon gần như dưa nhập khẩu. Một trái dưa lưới nhập khẩu đang có giá không dưới 500.000 đồng.

Gia đình vừa thu hoạch được 15 quả dưa lê Hàn. Hai tuần nữa, 45 gốc dưa lưới, tương đương một tạ cũng cho ăn. Mỗi lần cắt, anh Giàu sẽ chọn ra vài trái ngon nhất bán cho người có nhu cầu, để tái đầu tư tiền hạt giống và phân bón cho vụ sau. Vài chục quả còn lại để vợ con ăn và biếu người thân.

Trên vườn cũng đang có cây ổi lê trồng 2 năm đang gần 40 trái, chừng một tháng nữa nhà anh ăn “không xuể”. Cây táo chi chít quả, có thể ăn từ nay đến hết tháng sau.

Chiều 22/5, anh Giàu hái một rổ táo, hai quả dưa vàng và chùm nho chín mọng đem xuống để gia đình 5 người cùng thưởng thức. “Gốc nho mới trồng ngọt lắm”, anh kể.

Nhờ khu vườn sân thượng, hai năm nay gia đình ít khi phải mua trái cây. “Lúc mới trồng thấy khó khăn, thấy cực, nhưng giờ làm vườn là đam mê. Cảm giác được vã mồ hôi khi lao động, sau đó tận hưởng thành quả mình làm ra rất hạnh phúc”, anh nói.

Phan Dương
Ảnh: Nguyễn Giàu 

Bản cáo phó đặc biệt trên bìa tờ báo hàng đầu nước Mỹ New York Times

Khi số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ dự kiến chạm mốc 100.000 người trong vài ngày tới, tờ New York Times (NYT) đã dành riêng trang nhất để tưởng niệm 1.000 người đã thiệt mạng.

Trang đầu tiên của tờ NYT phát hành ngày 24-5 liệt kê tên, tuổi và thông tin ngắn gọn của một số nạn nhân Covid-19 với tiêu đề “Ca tử vong tại Mỹ sắp chạm mốc 100.000, một mất mát không kể xiết”.

“Họ không đơn giản là những cái tên trong danh sách. Họ là chúng ta. Chỉ riêng các con số không thể đong đếm được ảnh hưởng của Covid-19 đến Mỹ, cho dù đó là số lượng bệnh nhân được chữa trị, số việc làm bị ảnh hưởng hay những sinh mạng bị tước đi”.

NYT cho biết họ đã thu thập những cái tên từ 1.000 bản cáo phó và giấy báo tử trên các tờ báo của Mỹ để nhấn mạnh số người thương vong trong đại dịch. Theo thống kê của trường ĐH Johns Hopkins, ca tử vong tại Mỹ đã lên tới hơn 97.000 ca, cao nhất trên thế giới cho đến thời điểm này. Tờ NYT nói họ đã cân nhắc xem nên làm thế nào để đánh dấu cột mốc 100.000 người chết.

Trong một bài viết cho Times Insider, trợ lý đồ họa Simone Landon giải thích đây là cách cá nhân hóa thảm kịch khi độc giả và các nhân viên phát triển dữ liệu đã quá mệt mỏi vì những cập nhật liên tục về đại dịch.

Bản cáo phó đặc biệt trên bìa tờ báo hàng đầu nước Mỹ New York Times - Ảnh 1.

Tờ New York Times in tên của 1.000 bệnh nhân qua đời Covid-19 lên trang nhất trong số báo phát hành ngày 24-5. Ảnh: NYT

Ông Landon là người dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tìm kiếm các cáo phó trên hàng trăm tờ báo Mỹ liệt kê Covid-19 là nguyên nhân cái chết rồi lấy tên và các chi tiết cá nhân quan trọng “miêu tả sự độc đáo của những người đã qua đời”. Ví dụ như: “Alan Lund, 81 tuổi, sống tại Washington, một nhạc trưởng với đôi tai tuyệt vời nhất”.

Tờ NYT đã đăng tải ảnh chụp trang nhất lên Twitter vào chiều 23-5 (giờ địa phương) và nhận được hơn 116.000 lượt thích chỉ trong vòng vài giờ.

Ngày 25-5 là Ngày Tưởng niệm và cũng là ngày bắt đầu mùa hè của Mỹ. Một số chuyên gia lo ngại rằng thời tiết ấm dần lên cùng với việc lệnh phong tỏa dần được nới lỏng trên khắp cả nước có thể gây ra làn sóng Covid-19 thứ 2.

Vào ngày 22-5, bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu trong đội đặc nhiệm chống Covid-19 của Nhà Trắng, nhận định các đợt bùng phát cục bộ mới là điều “không thể tránh khỏi” khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng. Tuy nhiên, bác sĩ Fauci cho rằng làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể được tránh khỏi nếu các biện pháp tối quan trọng như xét nghiệm, cách ly và truy vết nguồn tiếp xúc tiếp tục được thực hiện.

Ông Fauci hi vọng Mỹ sẽ sẵn sàng cho làn sóng thứ 2 dù một nghiên cứu mới đây của trường ĐH Harvard cho thấy mới chỉ có 9 bang đang tiến hành, hoặc gần tiến hành, công tác xét nghiệm tối thiểu được khuyến nghị.

Đặc biệt, chỉ vài giờ sau phát biểu của ông Fauci, Tổng thống Donald Trump đã phớt lờ các hướng dẫn y tế và yêu cầu các nơi cầu nguyện mở cửa trở lại vào cuối tuần.

Theo Bảo Hạnh / Người Lao động

Diện tích rừng bị mất ở Việt Nam trong vòng 20 năm qua – Sốc!

Những diện tích rừng nguyên sinh bị mất đi (diện tích có màu đỏ trong các bản đồ) được thay thế bằng diện tích trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, tiêu, điều, chuối, và đặc biệt là trồng keo lấy gỗ) đã biến các rừng hỗn giao thành rừng độc canh loài. Bản chất các rừng này không có chức năng giữ nước và điều hòa khí hậu. Chúng chỉ ngốn nước và ngốn rất nhiều nước. Chúng làm tụt mạch nước ngầm, hoặc mất đi vĩnh viễn mạch nước ngầm vì con người phải khoan giếng để lấy nước tưới cho chúng. Việc gia tăng diện tích rừng sản xuất, diện tích cây công nghiệp đã đẩy Việt Nam vào hoàn cảnh khủng hoảng nước hiện tại và tương lai.

Nóng! Tất nhiên rồi! Sẽ rất nóng và nóng nữa!

Tôi quan sát gió Tây Nam (gió Lào) từ năm 2016 đến nay và thấy chỉ có năm 2017 là gió này tương đối yếu nên gây mưa nhiều ở miền Trung. Những năm 2016, 2018, 2019 và năm nay, gió Tây Nam hoạt động hầu như quanh năm và chúng dễ dàng vượt qua dãy Trường Sơn không còn lớp thực bì. Gió khô nóng đi vào Việt Nam gây nên hiện tượng nắng nóng kéo dài và khô hạn ở hầu hết các vùng ở Việt Nam. Ngay cả Mekong không nhận trực tiếp gió Tây Nam nhưng bị thiếu nước do phía Tây Trường Sơn thiếu mưa nên nước về Đồng bằng sông Cửu Long cũng thiếu.

Gió khô nóng Tây Nam thổi vào mùa Đông gặp phải không khí lạnh từ phương Bắc về thì gây mưa đá thường xuyên thời gian gần đây.

Từ nay đến hết tháng 7 vẫn còn xảy ra hạn hán ở miền Trung. Chúng ta vẫn sẽ có thể đón những cơn mưa rào cục bộ. Lâu lâu mới mưa một lần ở Tây Nguyên và Trung Bộ và mỗi lần mưa có khoảng thời gian mưa ngắn. Những Áp thấp nhiệt đới và hoàn lưu bão hình thành trước tháng 8 khó lên được Tây Nguyên đề cân bằng lượng nước mà đa số các cơn mưa được phát triển từ phía Tây.

Đến khoảng tháng 8 và tháng 9 khi gió Đông và Đông Nam phát triển từ phía biển Đông thì mưa mới đều hơn. Nhưng cũng rất cần cảnh giác với các cơn mưa kiểu này vì chúng sẽ dồn tổng lực mưa trong 3-4 ngày liện tục dội vào miền Trung gây ngập lụt.

Điều đáng lo lắng là lụt xong thì nước cũng hết luôn vì rừng nguyên sinh đã mất, không thể giữ nước được nữa.

Nguyễn Ngọc Huy (Chuyên gia Biến đổi khí hậu)

Đăng theo Facebook Huy Nguyen với sự đồng ý của tác giả. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy bị bắt trong đợt trấn áp mới ở VN


Ông Nguyễn Tường Thụy hiện giữ vai trò Quyền Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam và cũng là blogger của Đài Á Châu Tự do (RFA).
Ông Nguyễn Tường Thụy hiện giữ vai trò Quyền Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam và cũng là blogger của Đài Á Châu Tự do (RFA).
Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy bị lực lượng an ninh bắt tạm giam sau một cuộc đột kích tại nhà riêng sáng ngày thứ Bảy ở Hà Nội trong một đợt trấn áp mới nhắm vào những người chỉ trích chính phủ.

Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi nhà văn Phạm Thành, người từng viết sách chỉ trích Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, bị công an Hà Nội bắt giữ vào ngày thứ Năm.

Ông Thụy, 69 tuổi, hiện giữ vai trò Quyền Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, một tổ chức cổ xúy tự do ngôn luận qua các bài viết mang tính phản biện về thời sự trong nước. Ông cũng là blogger của Đài Á Châu Tự do (RFA).

Hình ảnh chụp biên bản khám xét nhà ông Thụy đăng trên mạng xã hội cho biết cuộc đột kích được hiện bởi các viên chức an ninh thuộc Cơ quan An ninh Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số vật dụng cá nhân của ông bị tạm giữ bao gồm thẻ ngân hàng, điện thoại di động, máy vi tính xách tay, USB, cùng một số giấy tờ và tài liệu khác, theo biên bản. Tài khoản Facebook cá nhân của ông cũng bị kiểm tra và một số bài viết được in ra, trong đó có một bài viết với tựa đề “Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay việc khủng bố các nhà hoạt động xã hội dân sự” mà ông viết cho đài RFA vào năm 2016.

Vợ của ông, bà Phạm Thị Lân, cho VOA biết gia đình đã dự liệu về một vụ bắt giữ nhắm vào ông vì lực lượng an ninh thường xuyên theo dõi trước nhà. Nhưng vụ đột kích vẫn khiến bà bất ngờ và không kịp chuẩn bị.

“Lúc tôi quan sát xung quanh không có ai thì tôi mở cửa ra bình thường. Phải đến gần 50 người ào vào nhà tôi khống chế tôi luôn. Tôi mới gào lên là ‘anh Thụy đóng cửa lại, có cướp vào nhà!’ Có cô giúp việc chạy ra vì cô ấy tưởng tôi bị ngất. Ông Thụy nhà tôi cũng sốt ruột chạy ra thì không kịp sập cửa,” bà kể.

Bà mô tả buổi khám xét diễn ra căng thẳng với sự giằng co và kháng cự của chồng bà, đặc biệt là khi các viên chức an ninh dùng vũ lực để buộc ông cung cấp dấu vân tay để mở khóa điện thoại iPhone của ông.

“Mấy thằng công an đè ra lấy vân tay nhưng nhất định ông ấy bảo, ‘nếu mà cưỡng chế tôi thì có chết tôi cũng không làm, cứ đưa đây cho tôi thì tôi sẽ tự giác mở mật khẩu,’” bà Lân thuật lại.

“Nó đưa cho ông ấy thì ông ấy đập luôn điện thoại, làm vỡ kính bàn uống nước và vỡ kính điện thoại. Thế là nó khống chế còng tay, tôi mới gào lên, ‘các ông đừng có vô nhân đạo!’ Tôi kêu gào nhiều thì nó mới thôi. Hai người vẫn xích tay nhưng mà không quặt ra đằng sau nữa.”

Lệnh khởi tố cho biết ông Thụy sẽ bị tạm giam tại trại giam Chí Hòa ở Thành phố Hồ Chí Minh, bà nói, nhưng bà không biết chồng bà đã bị đưa đi khỏi Hà Nội hay chưa vì không được cho biết thêm thông tin nào khác nữa.

Bà nói sổ khám bệnh của ông đã bị lấy đi và bà đang lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chồng. Ông hiện đang uống thuốc cao huyết áp và thuốc đại tràng.

“Sức khỏe của ông ấy rất là kém, mà sự đối xử của nhà cầm quyền Việt Nam thì cực kì tàn nhẫn,” bà nói.

Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam cho biết ông Thụy là thành viên thứ hai của hội bị bắt sau khi chủ tịch của hội, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng và cũng là một blogger của VOA Tiếng Việt, bị bắt vào tháng 11 năm ngoái với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.”

Hội cho biết kể từ sau vụ bắt giữ ông Dũng cơ quan an ninh đã liên tục sách nhiễu, theo dõi, triệu tập, thẩm vấn nhiều thành viên.

Theo VOA

Trung Quốc vươn ‘vòi bạch tuộc’ thâu tóm lợi nhuận từ thế giới

Phần 2: Trung Quốc vươn ‘vòi bạch tuộc’ thâu tóm lợi nhuận từ thế giới

Họ biết tất cả các tội ác của ĐCSTQ nhưng khi gặp Tập Cận Bình thì họ nhìn thấy đó là một anh hùng. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp từ Gettyimages)

Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã “thay hình đổi dạng” và phát triển trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có rất nhiều “góc khuất” phía sau những gì đã và đang diễn ra với dòng tiền “vào” và “ra” của Trung Quốc; làm thế nào chính phủ nước này có được khoảng 4 nghìn tỷ đô-la Mỹ tính đến thời điểm năm 2019, và dòng tiền khổng lồ đó đã được rót vào đâu!?

Trung Quốc đã phải đối mặt với những chỉ trích về phương thức mà nền kinh tế này thực hiện để có thể duy trì mức tăng trưởng trung bình hàng năm gần 10% từ thập niên 1980 trở đi (mặc dù điều này đã chậm lại trong vài năm qua, với mức tăng trưởng vào khoảng 6% vào năm 2019). Cụ thể, chính quyền Trung Quốc đã bị cáo buộc thao túng tiền tệ để giữ cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc hấp dẫn và không kỷ luật các công ty tham gia vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệcùng nhiều “thủ đoạn” liên quan đến kinh tế, chính trị khác.

Kể từ khi bước chân vào nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm 2001, nền kinh tế này đã bắt đầu vươn chiếc “vòi bạch tuộc” của mình ra và thu về lợi nhuận từ thị trường thế giới, với cách thức không gì khác ngoài những chiêu trò đầy táo bạo và tinh vi, như là: thao túng tiền tệ, lợi dụng WTO, đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ, buôn bán vũ khí, trục lợi từ đại dịch viêm phổi Vũ Hán…

Lợi dụng WTO để xuất khẩu nhưng vi phạm mọi quy định của WTO

Trung Quốc là quốc gia duy nhất công nghiệp hóa thành công sau khi gia nhập WTO. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá trị gia tăng của ngành chế tạo Trung Quốc vượt Mỹ lần đầu vào năm 2010, trở thành quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới và liên tục đứng đầu thế giới kể từ đó. Năm 2017, giá trị gia tăng của ngành chế tạo Trung Quốc chiếm 27% tỷ trọng thế giới và là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp toàn cầu.

Theo báo cáo phân tích của McKinsey Global Institute, thị phần thương mại hàng hóa toàn cầu của Trung Quốc tăng từ 1,9% vào năm 2000 lên 11,4% vào năm 2017. Trong phân tích của 186 quốc gia, Trung Quốc là điểm đến xuất khẩu lớn nhất cho 33 quốc gia và nguồn nhập khẩu lớn nhất cho 65 quốc gia. Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu dịch vụ lớn thứ năm thế giới với 227 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2017, tăng gấp ba lần giá trị trong năm 2005.

Nhờ lờ đi mọi cam kết với WTO, Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất công nghiệp hóa thành công sau khi gia nhập tổ chức này… (GOH CHAI HIN/AFP/Getty Images)

Tuy nhiên, Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất công nghiệp hóa thành công sau khi gia nhập tổ chức WTO, chính là nhờ việc… “thản nhiên” vi phạm mọi quy ước của WTO. Trung Quốc vi phạm “vô số” các cam kết với WTO về vấn đề bảo vệ môi trường, nền kinh tế thị trường đầy đủ, đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ… ; trong khi hưởng vô số ưu đãi từ WTO, từ tiếp cận tài chính, tài nguyên, công nghệ từ các doanh nghiệp FDI… cho tới nguồn vốn dồi dào từ thị trường tài chính quốc tế chảy vào Trung Quốc trong gần 2 thập kỷ qua.

Theo Cato Institute, chính quyền Trump lập luận rằng WTO đã thất bại trong việc yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các cam kết với tổ chức này. Tất cả 163 thành viên khác của WTO, bao gồm cả Hoa Kỳ, tin rằng “sẽ tốt hơn nhiều” nếu Trung Quốc nằm trong hệ thống thương mại toàn cầu (như gia nhập WTO) và tiến hành việc kinh doanh dựa trên các quy tắc chung. Tuy nhiên, WTO không có đủ “năng lực” để khống chế Trung Quốc, và các vi phạm này trở thành cơ hội để Trung Quốc tăng trưởng phi giới hạn, hàng hóa Trung Quốc ngập tràn thế giới do giá rẻ. Sau đó, Trung Quốc lại mang chính “năng lực sản xuất hàng hóa giá rẻ” này lên bàn đàm phán với các tổ chức quốc tế, với các nền kinh tế khác để đổi lấy sự im lặng của họ, nhằm thâu đoạt lợi ích kinh tế, chính trị về mình.

Đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ (IP)

Vấn đề này khá nổi cộm trong các ngành công nghiệp tại Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia sản xuất ô tô và thị trường ô tô lớn nhất thế giới kể từ năm 2009 và ngành công nghiệp ô tô nước này đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chính phủ. Riêng Tập đoàn Công nghiệp ô tô Thượng Hải (SAIC) đã đứng đầu thế giới với doanh thu hàng năm là khoảng 902,19 tỷ nhân dân tệ (khoảng 126,3 tỷ USD) vào năm 2018. Ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc cũng đang phát triển với tốc độ nhanh, với giá trị mang về là 137 tỷ USD trong năm 2018, được xem là nhà sản xuất lớn thứ hai trên thế giới.

rung Quốc sử dụng mạng lưới rộng khắp từ gián điệp viên chức, hacker, du học sinh, phóng viên, người gốc Hoa  làm việc trong các công ty phương Tây
rung Quốc sử dụng mạng lưới rộng khắp từ gián điệp viên chức, hacker, du học sinh, phóng viên, người gốc Hoa  làm việc trong các công ty phương Tây. (Ảnh: Shutterstock)

Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, cả hai ngành trên đều vướng phải những chỉ trích về hành vi trộm cắp IP. Sở hữu trí tuệ là “động cơ chính” của nền kinh tế Mỹ. Tờ Cato Institute cho biết, theo những số liệu thống kê gần đây của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, cho thấy rằng tài sản sở hữu trí tuệ chiếm đến 38,2% GDP của Hoa Kỳ. Theo hồ sơ của FBI, 90% hành vi trộm cắp IP của Hoa Kỳ liên quan đến chính quyền Trung Quốc, từ việc lũng đoạn các tổ chức nghiên cứu, học thuật, cho đến việc dùng các chương trình như Nghìn tài năng để “chiêu mộ” và thúc đẩy việc trộm cắp IP. Cơ quan Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ đã ước tính rằng các ngành công nghiệp Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã mất khoảng 48 tỷ USD doanh thu, tiền bản quyền và phí giấy phép cho các hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác nhau của chính quyền Trung Quốc.

Ngoài ra, theo The Washington Post  South China Morning Post, các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng việc đánh cắp tài sản trí tuệ và bí mật thương mại từ giới doanh nghiệp Mỹ của Trung Quốc là để đạt được tiến bộ kinh tế và phát triển quân đội. Trích dẫn từ bức thư mà Tổng biên tập báo BILD của Đức là Julian Reichelt gửi ông Tập Cận Bình, viết rằng: “Ông đã biến Trung Quốc thành nhà vô địch thế giới về ăn cắp sở hữu trí tuệ; giàu lên nhờ những phát minh của người khác, thay vì tự nghiên cứu”.

Chiến lược ‘1 vốn 6 lời’ của Trung Quốc thông qua WB và BRI

Mục tiêu của WB là hỗ trợ việc vay vốn cho các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người hàng năm thấp hơn [một ngưỡng nhất định] là 7.000 USD. Trung Quốc đã vượt qua ngưỡng thu nhập này vào năm 2016, nhưng vẫn là đối tượng vay lớn nhất của WB, với dư nợ vay là 2,4 tỷ USD trong năm 2017, theo npr.

Theo báo cáo từ The Asia Times, có 5 trong số 15 cơ quan chuyên môn tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) là do ĐCSTQ kiểm soát hoàn toàn. Trung Quốc đã thực sự thành công trong việc “lũng đoạn” LHQ và các tổ chức chuyên môn trực thuộc LHQ. Do đó, Trung Quốc vay vốn từ WB với lãi suất chỉ hơn 1%/năm và cho các nước khác vay lại qua dự án Sáng kiến Vành đai – Con đường (BRI) với lãi suất 4-6%/năm. Đây quả là phương tiện hiệu quả giúp chính quyền Trung Quốc kiếm được món lợi lớn.

Âm mưu của ĐCSTQ, bành trướng, nhân quyền
Dưới sự vận động chính trị của  ĐCSTQ “Một vành đai một con đường” lại nhận được sự tâng bốc của một số quan chức cao cấp LHQ. (Ảnh: Andy Wong-Pool/Getty Images)

Theo tờ Aljazeera, vào cuối năm 2019, hội đồng quản trị của WB đã thông qua một kế hoạch hỗ trợ Trung Quốc với khoản vay lãi suất thấp trị giá 1,5 tỷ USD hàng năm cho đến tháng 6 năm 2025, bất chấp sự phản đối của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin và một số nhà lập pháp Hoa Kỳ.

Hai nhà nghiên cứu Steil và Rocca, thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ cho biết: “Trên thực tế, bản thân Trung Quốc chính là một trong những người đi vay lớn nhất của Ngân hàng Thế giới, với 16 tỷ USD dư nợ”.

Sau đó, chính quyền này đã dùng nguồn vốn dồi dào, giá rẻ để cho vay lại với một mức giá cao hơn đáng kể vào khoảng 4-6%/năm. Ngoài nguồn lợi nhuận “khủng” thu được qua chiêu trò kinh doanh “1 vốn 6 lời” này, Trung Quốc còn đồng thời dùng BRI để “khống chế” phần đa thế giới qua “bẫy nợ”, thúc đẩy các quốc gia “con nợ” thiết lập mạng 5G (của Huawei) nhằm thu thập thông tin tình báo, gây áp lực lên hình thái ý thức dân chủ của các nước có quan hệ vay vốn nhằm thao túng họ về mặt chính trị và kinh tế.

Buôn bán vũ khí với các tổ chức phi chính phủ ở Trung Đông

Theo các nhà phân tích của tờ CNBC, Trung Quốc đang trở thành một nhà “đại lý vũ khí” hàng đầu thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ), với các khách hàng là các đối tác trong BRI. Theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong vòng 12 năm qua, Trung Quốc đã xuất khẩu 16,2 tỷ đơn vị đạn dược, chủ yếu là sang các nước ở châu Á, Trung Đông và châu Phi. Ước tính tổng doanh số ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc đã đạt 70 – 80 tỷ USD trong năm 2017. Chỉ riêng năm 2018, Trung Quốc đã bán vũ khí cho Bangladesh là 75 triệu đơn vị, Myanmar là 105 triệu đơn vị và 448 triệu đơn vị cho Pakistan.

Dù vậy, đây vẫn không phải là con số đáng tin cậy, nguồn thu từ việc buôn bán vũ khí của chính quyền này rất “mờ ám” và “khó lường”. Các nhà nghiên cứu của SIPRI cho biết họ đã phải “vật lộn” để thu thập dữ liệu về quy mô của ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc, vì các nhà sản xuất đều là các công ty trực thuộc chính quyền này.

Xe quân sự Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo DF-41 lăn bánh trong một cuộc diễu hành để kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 01/10/2019. (Mark Schiefelbein / Ảnh AP)

Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức về xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Nan Tian thuộc SIPRI cho biết Trung Quốc đã trở nên “nổi danh” với tư cách là nhà xuất khẩu vũ khí trong lĩnh vực máy bay không người lái (UAV) [được sử dụng trong các cuộc xung đột] ở cả Libya và Yemen. Bắc Kinh đã “bỏ qua” các quy định về kiểm soát vũ khí, gồm cả Hiệp ước Thương mại vũ khí được phê duyệt bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2013.

Không có hệ thống nào có thể ràng buộc khiến Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc xuất khẩu này”, ông Tian nói.

Có thể nói, nơi nào trên thế giới có bất ổn chính trị, nơi đó Trung Quốc có cơ hội kiếm lời từ việc buôn bán vũ khí. Cụ thể, Iran và Iraq là khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Trung Quốc. Theo báo cáo từ rand.org, trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào những năm 1980, Trung Quốc đã bán vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho Iran, và những thương vụ này đã cung cấp cho Bắc Kinh lượng ngoại tệ khổng lồ. Trong thời gian từ năm 1983 đến năm 1986, hai nước Iran và Iraq nhập khẩu 92% vũ khí Trung Quốc. Mặc dù lượng vũ khí nhập khẩu giảm còn 56% sau khi cuộc chiến này kết thúc, lượng vũ khí mà Iran mua từ Trung Quốc lại tăng lên 69% trong chiến tranh Vùng vịnh Ba Tư.

Năm 2016, ông Tập Cận Bình có chuyến thăm tới Iran, tạo “bước đệm” giúp Trung Quốc có thể bán nhiều vũ khí hiện đại cho Iran, như chiến đấu cơ Chengdu J-10, tên lửa lớp Houbei Type-022… Ngoài ra, theo rand.org, Trung Quốc còn cung cấp tên lửa hành trình, kèm chuyển giao kỹ thuật nhằm giúp Iran nâng cấp tên lửa hành trình nội địa hiện có.

Theo nguồn tin tình báo do các chính trị gia phương Tây tiết lộ rằng, hơn 80 – 90% vũ khí của các chính quyền độc tài, nhóm khủng bố Trung đông được cung cấp bởi Trung Quốc theo các con đường tiểu ngạch. Theo báo cáo từ SIPRI, Trung Đông là một trong những thị trường vũ khí lớn nhất thế giới, trong giai đoạn 2013 – 2017, khu vực này chiếm đến 32% lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu, và mức xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang Trung Đông theo đó đã tăng đến 38%, theo scmp.com

Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã bán hơn 30 máy bay không người lái CH-4 cho các quốc gia như Ả Rập Saudi, thu về nguồn lợi nhuận khoảng 20 triệu USD vào năm 2017 (vượt qua doanh thu 3,4 tỷ USD của Hoa Kỳ). Năm 2018, Viện Royal United Services cho biết Trung Quốc là nhà cung cấp máy bay không người lái quân sự quan trọng cho các nước Trung Đông. Do đó, không lạ gì khi các hình ảnh rò rỉ trên Internet về máy bay không người lái của nhóm khủng bố Trung đông [tấn công vào căn cứ quân sự của chính phủ] lại mang thương hiệu Trung Quốc.

‘Lợi dụng đại dịch’ để bán vật tư y tế kém chất lượng 

Trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng toàn cầu, Trung Quốc đã thu mua 2,2 tỷ khẩu trang trên toàn thế giới, tương đương với số lượng khẩu trang mà Trung Quốc sản xuất trong một năm, theo Cố vấn thương mại Nhà Trắng của Mỹ Peter Navarro cho biết vào ngày 6/4. ĐCSTQ thậm chí còn nuôi tham vọng sử dụng cơ hội này làm bàn đạp để “vượt mặt” nền kinh tế Mỹ. Họ đã tính toán chiến thuật lần lượt là: giấu dịch, tạo tình trạng khan hiếm vật tư y tế toàn cầu, lan dịch, xuất khẩu vật tư y tế phòng dịch cho cả thế giới.

Nhiều nhà máy đã phải miễn cưỡng mở cửa trở lại theo lệnh của chính quyền trong sự lo lắng về khả năng lây nhiễm chéo. The New York Times đã đưa tin rằng Trung Quốc hiện đang sản xuất 116 triệu khẩu trang mỗi ngày, gấp 12 lần nguồn cung trước khi dịch bệnh bùng phát.

Nền kinh tế ‘kền kền’ của Trung Quốc đang thức tỉnh cả thế giới
Nền kinh tế ‘kền kền’ của Trung Quốc đang thức tỉnh cả thế giới. (Ảnh: Getty)

Trung Quốc bắt đầu thu lợi khi các nước ồ ạt đặt hàng vật tư y tế, chẳng hạn như Tây Ban Nha đã mua 46 triệu USD vật tư y tế từ Trung Quốc, Bộ Y tế CH Séc đã trả khoảng 14 triệu crown (gần 13 tỷ đồng) để mua 100.000 bộ xét nghiệm, Hà Lan cũng đã mua 1,3 triệu khẩu trang từ Trung Quốc… Kết quả là, Tây Ban Nha nhận thấy rằng bộ xét nghiệm nhanh của Trung Quốc có kết quả thực tế chỉ đạt 30% (trong khi được quảng cáo có độ chính xác 80%). Trang iROZHLAS của Đài phát thanh Séc đưa tin rằng khoảng 80% bộ xét nghiệm COVID-19 từ Trung Quốc cho kết quả sai. Bộ Y tế Hà Lan cũng thu hồi 600.000 chiếc trong số 1,3 triệu khẩu trang được sản xuất ở Trung Quốc do không đạt tiêu chuẩn an toàn…

“Trung Quốc đã tạo ra chất độc và đang bán thuốc giải cho thế giới“, chuyên gia đối ngoại Gordon Chang nói với Fox News như vậy. Tuyên bố trên là một thực tế đáng kinh ngạc, bởi điều này dường như luôn đúng với Trung Quốc, không chỉ trong vấn đề “kiếm lời từ đại dịch”, mà trong tất cả các chiến thuật kinh doanh phi nhân tính khác của chính quyền này.

Phố Wall ‘thất thủ’ và ‘mờ ám’ quỹ hưu trí Mỹ

CalPERS – quỹ hưu trí công lớn nhất cả nước Hoa Kỳ, quản lý hơn 300 tỷ USD vốn tài sản cho 1,6 triệu công chức nước này. Tuy nhiên, quỹ này đã liên tục đổ tiền đầu tư vào các công ty Trung Quốc. Hiện tại, quỹ đã nắm giữ các cổ phần trị giá 3,1 tỷ USD tại 172 công ty khác nhau của Trung Quốc; và vào mùa thu năm ngoái, quỹ này đã cân bằng lại danh mục đầu tư của mình để thêm 198 công ty nữa, trong đó có một nửa s công ty có trụ sở tại Trung Quốc, theo Washington Post.

Ông Robert C. O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, cho biết: “Đó là điều mà chúng tôi đang xem xét. Đây chính là một vấn đề đối với các nhà đầu tư Mỹ. Một số chính sách đầu tư của CalPERS [vào các công ty thuộc chính quyền Trung Quốc] cực kỳ đáng lo ngại”.

Tiền tiết kiệm hưu trí của hàng triệu nhà đầu tư Mỹ đang trở nên phụ thuộc vào sự thành công của các công ty “thiếu minh bạch” của Trung Quốc. Các công ty này được kết nối với quân đội Trung Quốc, thậm chí bị cáo buộc đồng lõa với một loạt các hành động tàn bạo, phi nhân tính và phi pháp như buôn bán vũ khí với các phần tử khủng bố tại Trung Đông, hoạt động y tế liên quan tới ngành mổ cướp tạng sống tù nhân lương tâm…

Giao dịch viên làm việc tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào ngày 18 tháng 3 năm 2020 tại thành phố New York. (Ảnh: Getty)
Giao dịch viên làm việc tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào ngày 18 tháng 3 năm 2020 tại thành phố New York. (Ảnh: Getty)

“Phố Wall đã luôn luôn hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, bơm máu cho nền kinh tế Trung Quốc”, ông Frank Xie, phó giáo sư tại Trường Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nam Carolina, nói với The Epoch Times.

Các ngân hàng Phố Wall đã giúp nhiều công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Tính đến tháng 9 năm 2019, đã có 172 công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn của Mỹ với vốn hóa thị trường hơn 1 nghìn tỷ USD, theo Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung.

Ông Bass – nhà quản lý quỹ phòng hộ Hoa Kỳ, đã lên án các công ty tài chính và các doanh nghiệp Mỹ về việc họ đã phớt lờ các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc khi theo đuổi “miếng bánh béo bở” của chính quyền này.

“Bạn có thể tưởng tượng nếu bạn giải thích với ai đó rằng bạn đang kinh doanh với một chế độ có hơn một triệu tù nhân lương tâm bị giam giữ, và đang thực hiện việc mổ cướp nội tạng trực tiếp trên quần thể tù nhân chính trị này hàng ngày?” ông đưa ra câu hỏi, đề cập đến việc chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn cho hành vi giết hại các tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, để thu hoạch nội tạng của họ và bán trên thị trường cấy ghép.

“Thế mà những công ty như Blackstone lại không thể chờ đợi được để đầu tư thêm một đô-la nữa vào Trung Quốc”.

“Bạn biết tại sao không? Bởi vì họ đã để đồng tiền làm họ mù quáng… trước những vi phạm nhân quyền trắng trợn của một trong những chế độ độc tài nhất từng tồn tại. Thật là điên rồ”, ông Bass nói.

“Vòi bạch tuộc” của Trung Quốc vươn đến đâu, thì nền kinh tế ung thư, thứ văn hóa tham nhũng, cùng những thủ đoạn bất chấp của chính quyền này sẽ gieo rắc tai ương đến đó. Không chỉ thâu tóm lợi ích kinh tế thế giới, mà chính quyền tà ác này còn tiêm nhiễm sự độc hại trong phương thức kinh doanh phi nhân tính của mình vào cả nền kinh tế thế giới, “đánh gục” mọi thước đo về liêm chính, “gặm nhấm” mọi chuẩn mực đạo đức của các quốc gia và nhân loại toàn cầu. Có lẽ đã đến lúc cả thế giới cần… thức tỉnh!

Mời quý độc giả đón đọc Phần 3: Tiền Trung Quốc được ‘rót’ đến đâu, thế giới bị đầu độc và bất ổn đến đó
Tâm An / NTD