Những món ăn của đường phố Hanoi

Ẩm thực Hà thành tiếp tục khẳng định được vị thế trên thế giới khi mới đây tờ Le Figaro (Pháp) ca ngợi những món ăn đặc trưng đường phố Hà Nội.

Trong bài viết trên tờ Le Figaro, phở được miêu tả là món ăn phổ biến nhất tại Việt Nam. Những du khách quốc tế không sành về ẩm thực Việt Nam cũng đều nghe đến phở. Phở Việt truyền thống thường là phở bò hoặc gà, nước dùng từ xương hầmthêm gia vị, thảo mộc. Báo Pháp gợi ý các địa điểm thưởng thức phở nổi tiếng Hà Nội gồm phở Thìn, phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư. Ảnh: unclenamsuk.

Bún chả là món ăn quen thuộc với người dân Hà thành. Tô bún cơ bản gồm thịt lợn nướng, nước chấm, rau thơm, bún. Ngoài ra, nem cua bể cũng là đồ ăn kèm phổ biến của món này. Tờ Le Figaro gợi ý địa điểm dùng bún chả ngon ở Hà Nội gồm quán bún chả Hương Liên, nơi cựu tổng thống Barack Obama dùng bữa cùng cố đầu bếp Anthony Bourdain trong chuyến thăm Việt Nam, quán bún ở phố Hàng Quạt. Ảnh: eric9610, ngocsfood.

Trong các món bún nổi tiếng Hà Nội không thể không nhắc đến bún riêu. Người Hà thành thường dùng bún riêu vào bữa sáng. Món bún có nước dùng đậm vị cua, topping đầy đủ gồm ốc, đậu chiên, gạch cua, chả giò… Tinh túy của món ăn nằm ở nước dùng cua đặc trưng, màu đỏ au của gạch. Le Figaro đề xuất quán bún riêu ở 11 Hàng Bạc cho du khách tham khảo. Ảnh: _nymmm.

Bạn sẽ bắt gặp nhiều cửa hàng bánh cuốn trên đường phố Hà Nội. Món ăn đặc sắc này được làm từ bột gạo, nhân thịt lợn băm, mộc nhĩ, hành khô. Bánh được hấp nóng hổi và dùng kèm chả quế, nước chấm mắm. Hàng bánh cuốn ở Thọ Xương hay ở dốc Hòe Nhai là địa điểm được nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Mỗi đĩa bánh nóng hổi có giá khoảng 30.000-40.000 đồng. Ảnh: linhlaa.diet.

Bánh mì Việt đã tạo nhiều dấu ấn trên bản đồ ẩm thực thế giới. Đây cũng là món ăn được người Hà Nội yêu thích. Ở mọi ngóc ngách của thủ đô, bạn đều có thể tìm thấy địa điểm bán bánh mì. Món ăn bình dân này bao gồm vỏ bánh mì giòn, kẹp nhân thịt, pate, trứng, rau củ muối, rau thơm… Phần topping kèm theo đa dạng, bạn có thể lựa chọn tùy khẩu vị. Ảnh: Pigheadxx.

Nhắc tới món ăn đường phố ở thủ đô còn phải kể đến các loại bánh rán. Bánh rán ở Hà Nội có nhiều kiểu đa dạng như bánh tôm chiên, bánh rán mặn, bánh rán mật, bánh gối… Bạn có thể tìm mua ở các gánh hàng rong hoặc thưởng thức bánh tại những cửa hàng ven đường. Ảnh: eatwpeach_.

Chả cá cũng là một trong những món ăn làm nên hương vị ẩm thực đất Tràng An. Món ăn được chế biến từ những miếng cá phi lê gọn gàng, tẩm ướp nghệ, gia vị, nướng trên than hoa và tiếp tục được làm nóng trên chảo gang khi dùng trực tiếp. Các đồ ăn kèm chả các gồm bún, rau mùi, hành, hẹ, lạc rang. Gia vị chấm được làm từ mắm tôm thêm ớt, nước cốt chanh. Ảnh: Bushaustin.

Cà phê trứng là đồ uống níu chân du khách khi đến Hà Nội. Loại cà phê độc đáo này được pha bằng cách trộn cà phê đen với lòng đỏ trứng gà, sữa đặc có đường. Cà phê trứng có vị ngậy, ngọt của kem trứng, quyện hương thơm đậm đà của cà phê. Tờ Le Figaro giới thiệu cà phê Giảng và cà phê Đinh là những địa chỉ thưởng thức cà phê trứng nổi tiếng ở Hà Nội. Ảnh: Foodwith Tory.

Theo Zing

Chân dung tỷ phú dầu mỏ giàu nhất mọi thời đại, bị cả châu Mỹ ghét

“Titan: Gia tộc Rockefeller” là cuốn tiểu sử chân thật về chân dung một vị tỷ phú phức tạp đầy bí ẩn, một chặng đường lịch sử của kinh doanh và một trận chiến pháp lý tại Mỹ.

Nhà triết học Bertrand Russell từng nhận định rằng John D. Rockefeller là một trong hai người quan trọng nhất đóng góp cho việc kiến thiết thế giới hiện đại. Rockefeller luôn được nhắc đến với tư cách ”ông vua dầu mỏ”, vị tỷ phú giàu nhất mọi thời đại của nước Mỹ.

Nhưng cuộc đời ông lại có nhiều bí ẩn đến mức từ đầu thế kỷ 20, Rockefeller là công dân Mỹ được đưa vào các áng văn xuôi nhiều nhất, với tần suất gần như mỗi năm lại có một cuốn sách viết về ông ra đời.

Hành trình từ một đứa trẻ nghèo đến tỷ phú của nước Mỹ

John D. Rockefeller sinh năm 1839 tại New York, là con trai thứ hai trong một gia đình có cha làm nghề bán hàng lưu động và mẹ làm nội trợ. Trong khi cha ông nổi tiếng chuyên lừa gạt mọi người thì mẹ ông, Eliza lại dạy cho John tính tiết kiệm ”mọi sự lãng phí cố ý đều mang đến ước muốn tồi tệ”. Vậy nên Rockefeller từng chia sẻ rằng: ”Ngay từ nhỏ, tôi được học cách lao động, tiết kiệm và học cách cho đi”.

Trong suốt cuộc đời của Rockefeller, tiền bạc là một động lực đầy ám ảnh. Ngay từ khi còn là một cậu bé, ông dùng tiền mua kẹo, sau đó chia thành nhiều miếng nhỏ, rồi bán lại cho các anh chị em để lấy chút tiền lời. Khi ấy, hai tham vọng lớn nhất của chàng thanh niên 16 tuổi là kiếm được 100.000 USD (tương đương với 2.74 triệu đô bây giờ) và sống được đến 100 tuổi.

Và quả thực John D. Rockefeller còn đạt được nhiều hơn thế. Sau khi trải qua nhiều ngành nghề để kiếm sống, sau khi cuộc nội chiến Mỹ xảy ra, ông đã nhanh nhạy nắm bắt thời cơ và thành lập công ty cung cấp đồ ăn cho quân nhân. Đến khi chiến tranh kết thúc, Rockefeller đã có một khoản tiền đủ lớn để lập nên một công ty dầu mỏ mang tên Standard Oil.

Chan dung ty phu dau mo giau nhat moi thoi dai, bi ca chau My ghet hinh anh 1 John_Rockefeller_getty_one_0.jpg
Ông vua dầu mỏ John D. Rockefeller trở thành vị tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ với khối tài sản chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia vào năm 1916. Ảnh: Getty Images.

Từ một công ty nhỏ, Standard Oil dần vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh khi kiểm soát tới 90% công suất lọc dầu của nước Mỹ năm 1877, lúc Rockefeller mới chỉ 38 tuổi. Sau vụ lùm xùm về vấn đề độc quyền trong ngành dầu mỏ, John Rockefeller bắt đầu lấn sân sang bất động sản và tài chính nhằm lấy lại hình ảnh cũng như mở rộng khối tài sản khổng lồ của mình.

Năm 1916, ông chủ của Standard Oil trở thành vị tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ. Vào thời điểm đó, khối tài sản của Rockefeller chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia, và nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay tài sản của ông sẽ có giá trị khoảng 418 tỷ USD. Con số này lớn hơn nhiều so với tài sản của Jeff Bezos, người giàu nhất hiện nay với khối tài sản ròng khoảng 144 tỷ USD.

Là người nổi tiếng nhất nước Mỹ thời bấy giờ, từng phát ngôn và hành động của ông đều được các phương tiện truyền thông đưa tin lại và phân tích tỉ mỉ. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ hoàng kim là tâm điểm của công chúng, Rockefeller vẫn là một ẩn số khiến người khác phải tò mò, không chỉ bởi ông là người vướng vào nhiều tai tiếng lúc bấy giờ và đồng thời cũng là người kín đáo, dành phần lớn thời gian sau tấm kính bao quanh văn phòng mình.

Người đàn ông bị cả châu Mỹ ghét

John D. Rockefeller là nhà tư bản bậc nhất trong các nhà tư bản, một nhà thuần tư bản đã định hình nên nền kinh tế Mỹ, có cái đầu lạnh đầy độc đoán.

Để có thị phần chiếm đến 90% công suất lọc dầu trên toàn nước Mỹ, nhắc đến Rockefeller và Standard Oil không thể không kể đến “Cuộc tàn sát Cleveland” năm 1872. Hiện nay có rất ít tài liệu còn ghi chép chi tiết về sự việc đó. Chỉ biết rằng, vào thời điểm ấy, Standard Oil thu phục 22 trên 26 đối thủ cạnh tranh của mình thần tốc đến mức khiến cả nước Mỹ phải đứng hình. Chiếc vòi bạch tuộc của Standard Oil cứ thế không ngừng mở rộng, tạo nên thế độc quyền tại thị trường Mỹ.

Chan dung ty phu dau mo giau nhat moi thoi dai, bi ca chau My ghet hinh anh 2 GRC0009488_05789.1507856522.jpg
Một số tranh biếm họa mô tả Rockefeller và Standard Oil trong thế độc quyền tại thị trường dầu mỏ ở Mỹ.

Đứng trên đỉnh vinh quang khiến số người ganh ghét Rockefeller ngày một dài thêm. Các nhà báo tìm mọi nguồn tin để vạch trần thủ đoạn của ông vua dầu mỏ. Các chính trị gia thì tìm kẽ hở để săm soi, tố cáo và chia rẽ đế chế dầu mỏ Standard Oil. Đó là chưa kể đến các đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, và thậm chí cả những cộng sự thân thiết…

Quá trình Standard Oil đè bẹp các vệ tinh xung quanh để vươn lên đứng đầu khốc liệt đến mức Tổng thống Theodore Roosevelt cũng tìm cách ngăn chặn và chia nhỏ đế chế hùng mạnh này của Rockefeller.

Chính những tranh cãi xung quanh Standard Oil đã làm lu mờ đi con người Rockefeller, một hình mẫu tiêu biểu của sự cần kiệm, tự lực, chăm chỉ và dấn thân không mệt mỏi, nhưng đồng thời cũng là hiện thân của vô vàn xấu xa khi coi thường Chính phủ và chà đạp đối thủ cạnh tranh. Những bí mật không lấy gì làm tự hào của tập đoàn Standard Oil cũng như về chính gia tộc Rockefeller đều được ông mang theo xuống mồ.

Vì vậy mà cuộc đời của Rockefeller luôn khiến các nhà viết tiểu sử phải tò mò, khiến cho những người muốn khám phá sự thật phải tự hỏi: rốt cuộc Rockefeller là người như thế nào?

“Titan: Gia tộc Rockefeller” – Cuốn tiểu sử chân thật nhất

Khi bắt tay vào viết về câu chuyện của John D. Rockefeller, nhà viết tiểu sử Ron Chernow từng kinh ngạc trước bài nghiên cứu 1.700 trang của William O. Inglis cũng như cuộc phỏng vấn với Rockefeller được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Rockefeller (New York).

Chan dung ty phu dau mo giau nhat moi thoi dai, bi ca chau My ghet hinh anh 3 ct_1539792245_0wjp5un9w9_snap_image.jpg
Nhà viết tiểu sử Ron Chernow từng đoạt giải Pulitzer năm 2011. Ảnh: Michael Rubenstein.

Theo đó, Rockefeller vốn được khắc họa là một người kiệm lời và rỗng tuếch, hóa ra lại có óc phân tích, tư duy mạch lạc và tính tình sôi nổi; ông thậm chí còn có phần hóm hỉnh, đặc trưng của con người vùng Trung Tây.

Chernow chia sẻ: ”Nghiền ngẫm những ghi chép đồ sộ về Rockefeller hệt như khai quật một lục địa đã từng biến mất. Tuy nhiên, dù được tiếp cận lượng tài liệu khổng lồ ấy, ngay từ khi bắt tay vào nghiên cứu, tôi đã cảm thấy có chút nản chí với ý nghĩ rằng giờ đây tôi sẽ phải đối diện với một người khó hiểu.”

Thành quả của sự nghiên cứu này là cuốn tiểu sử đồ sộ Titan: Gia tộc Rockefeller dày hơn 1.000 trang, tiếp cận một trong những cuộc đời đầy ý nghĩa nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất của thế kỷ 20 thông qua lối hành văn đầy sâu sắc nhưng cũng không kém phần dung dị.

Ron Chernow không cố gắng phong thánh hay hóa quỷ Rockefeller, thay vào đó tập trung giải đáp câu đố hóc búa về người đàn ông vĩ đại này, cả về sức mạnh và cách thức để vươn lên đỉnh vinh quang.

Titan: Gia tộc Rockefeller của Ron Chernow không chỉ hé lộ những bí ẩn về cuộc đời của ông vua dầu mỏ mà qua đó còn đưa chúng ta thời điểm khi chủ nghĩa tư bản công nghiệp vẫn còn nguyên sơ và mới lạ ở Mỹ. Rockefeller và Standard Oil là hiện thân của cuộc cách mạng tư bản, của việc từ bỏ giấc mơ tự do về một niềm hạnh phúc phổ quát thông qua cạnh tranh cá nhân, mà hướng đến chủ nghĩa độc quyền.

Chan dung ty phu dau mo giau nhat moi thoi dai, bi ca chau My ghet hinh anh 4 IMG_8300.jpg
Cuốn sách Titan: Gia tộc Rockefeller được coi là một trong những cuốn tiểu sử vĩ đại nhất của nước Mỹ. Ảnh: Alpha Books.

Ngoài ra, cuốn sách cũng đem đến cơ hội thảo luận về vấn đề tại sao độc quyền lại là một sự phát triển đáng sợ trong nền kinh tế, và nếu nỗi sợ này được đặt đúng chỗ, làm thế nào chúng ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác.

Ngay từ khi ra mắt, tác phẩm nhận được đón nhận nhiệt tình từ phía các nhà phê bình cũng như đông đảo độc giả. Cuốn sách nằm trong top những quyển sách mà Bill Gates và Steves Jobs đánh giá cao và nằm trong danh sách mà các nhà đầu tư phố Wall khuyên đọc.

Tờ báo Business Week của Bloomberg cũng dành lời khen ngợi đặc biệt cho tác phẩm của Ron Chernow: ”Bạn có thể đọc cuốn sách như ngắm một bức chân dung đầy cảm thông về một con người phức tạp, kỳ bí, một chặng đường lịch sử của kinh doanh, một trận chiến pháp lý, hay chỉ đơn giản là một câu chuyện hư cấu tuyệt vời”.

Ron Chernow, sinh năm 1949, tốt nghiệp Đại học Yale năm 1970, là tác giả người Mỹ đoạt giải Pulitzer.

Ông cũng giành được Giải thưởng National Book vào năm 1990 cho cuốn sách đầu tay của mình –The House of Morgan, và cuốn sách thứ hai The Warburgs giành được giải thưởng Eccles ở hạng mục Cuốn sách Kinh doanh hay nhất năm 1993. Ngoài ra, Alexander Hamilton là cuốn tiểu sử được đề cử cho giải thưởng vòng các nhà phê bình sách quốc gia trong năm 2004.

Cuốn tiểu sử Titan: Gia tộc Rockefeller của Chernow đứng trong danh sách bán chạy của tờ New York Times suốt 16 tuần. Và tờ tạp chí Times gọi đây là “một trong những cuốn tiểu sử vĩ đại nhất của nước Mỹ”.

Thieen Ái / Sách hay / Zing

Tham vọng thành siêu ứng dụng của Facebook lớn cỡ nào: Người dùng sẽ lướt mạng xã hội, nhắn tin, mua sắm, chuyển tiền mà không cần rời khỏi app

Facebook vừa chính thức cho phép 2,6 tỷ người dùng mua hàng trực tiếp trên nền tảng của họ, từ Amazon đến các ứng dụng đặt, giao đồ ăn đều phải run sợ!

Mark Zuckerberg khiến người dùng đã nghiện Facebook càng trở nên nghiện hơn, biến đây trở thành “cỗ máy giết thời gian” đáng sợ.

Mark Zuckerberg vừa công bố tính năng cho phép người dùng mua trực tiếp sản phẩm trên Facebook và Instagram. Đây được cho là tham vọng rất lớn của Mark Zuckerberg, chuyển tập trung từ ứng dụng mạng xã hội sang “siêu ứng dụng” – kết hợp mọi thứ gồm nhắn tin, mua sắm và chuyển tiền.

Theo đó, các doanh nghiệp có thể tạo một Facebook Shop, hoàn toàn miễn phí – chỉ cần tải, phân loại sản phẩm, chọn ảnh nền và chỉnh màu. Khách hàng sau đó có thể lướt xem, lưu và đặt hàng sản phẩm.

Nếu có một hình mẫu cho những gì Facebook đang nỗ lực xây dựng thì đó có thể WeChat của Tencent – mạng xã hội lớn nhất ở Trung Quốc. Có một vài khác biệt chủ chốt giữa 2 sản phẩm nhưng mục tiêu cuối cùng của họ thì giống nhau: Một hệ thống mạng duy nhất, phi thường có thể được sử dụng để phục vụ người dùng tất cả các loại dịch vụ khác nhau từ thanh toán di động, mua sắm đến chơi game hay công việc.

Cỗ máy giết thời gian đáng sợ

Ở Trung Quốc, Wechat được gọi là “ứng dụng tất cả mọi thứ” nhờ lực lượng 800 triệu người dùng điện thoại di động: Đó là ứng dụng game, một ngân hàng, cổng đặt dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn, mua sắm. Nó cũng có mặt ở những khu vực khác, khiến lượng người dùng hoạt động hàng tháng của họ lúc nào cũng trên 1 tỷ người.

Do sự thống trị và phổ biến như vậy, WeChat trở thành một hình mẫu đáng khao khát nhưng không dễ dàng để sao chép với bất kỳ công ty mạng xã hội nào kể cả Facebook.

Tuy nhiên đó là riêng ở Trung Quốc. Thị trường trên toàn thế giới lại là một bài toán khác. Vì một số rào cản pháp lý mà Facebook không thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhưng trên toàn cầu, họ đang sở hữu 2,6 tỷ người dùng và đây là một đòn bẩy không thể nào tốt hơn giúp cho tham vọng thành “siêu ứng dụng” của họ.

Trên thực tế, từ vài năm trước Facebook đã ngầm tiết lộ kế hoạch của mình. Thời điểm nằm 2012 và 2014 khi họ thâu tóm Instagram và Whatsapp. Kể từ sau đó, Instagram và WhatsApp đã khi không còn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Messenger đã gánh vác phần lớn trách nhiệm trong việc trở thành nền tảng ứng dụng có thể tích hợp mọi thứ của Facebook.

Trong lịch sử phát triển nửa thập kỷ, Messenger đã bắt đầu cho người dùng chơi game, trò chuyện với AI, tích hợp tính năng camera AR, thanh toán di động và nhiều tính năng khác ngoài nhắn tin, để người dùng sử dụng Messenger như một “mini-Facebook”.

Năm 2014, công ty đã tuyển David Marcus – một doanh nhân thanh toán kỹ thuật số cực kỳ thành công – người sáng lập PayPal để điều hành Messenger. Đó chính là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy tham vọng của Facebook biến nền tảng này thành nhà cung cấp dịch vụ.

Hiện tại với tính năng mới Facebook Shop, cho phép người dùng mua hàng trực tiếp, Mark hoàn toàn có thể tạo ra phiên bản WeChat bên ngoài Trung Quốc. Nó có thể là một cỗ máy giết thời gian đáng sợ, lôi kéo người dùng gắn bó với ứng dụng không chỉ nhắn tin hay trò chuyện nhóm, công cụ này có thể phục vụ cho các mục đích khác trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng như giải trí, tin tức và thương mại.

Facebook sở hữu một vài lợi thế để giúp biến tham vọng đó thành hiện tức. Trên toàn thế giới, Facebook và WhatsAppl là những mạng xã hội được dùng nhiều nhất, vượt hẳn Snapchat, Twitter, Viber và những ứng dụng khác.

Dĩ nhiên sẽ có một vài vấn đề nảy sinh. Việc kết hợp mọi thứ vào một ứng dụng có thể khiến Hội đồng châu Âu lo ngại. Hạ viện Mỹ cũng sẽ băn khoăn liệu như vậy Facebook có quá độc quyền hay không?

Ngoài ra, một siêu ứng dụng cũng có thể khiến Facebook chứng kiến tốc độ tăng trưởng người dùng chậm lại, họ sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào doanh thu quảng cáo, những chiến lược đối phó với các nhà làm luật. Tuy nhiên với những công bố mới nhất, có vẻ như Facebook đã hoàn toàn sẵn sàng với tất cả những thách thức đó!

Theo The Verge

Chính trị gia Ý yêu cầu bắt giữ Bill Gates vì ‘tội ác chống lại loài người’

Một chính trị gia người Ý gần đây đã cáo buộc tỷ phú Bill Gates phạm “tội ác chống lại loài người” và yêu cầu bắt giữ ông này trong một bài phát biểu gửi tới quốc hội Ý.

Trong bài phát biểu dài 7 phút, Thành viên Nghị viện Rome Sara Cunial đã chỉ trích phản ứng của chính phủ Ý đối với cuộc khủng hoảng Vũ Hán do chính quyền nước này đã chịu ảnh hưởng của tỷ phú Bill Gates, người mà bà tố cáo là một “tội phạm vaccine”.

Bà Cunial cho rằng, người dân chắc chắn không chỉ chết vì virus. Họ có thể chết và đau khổ trong sự khốn khó và nghèo đói do các quy định mà chính phủ đưa ra để kiểm soát dịch bệnh.

Bà Cunial cũng tố cáo sự phụ thuộc của chính phủ Ý vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “nơi người góp vốn chính là ‘nhà từ thiện và vị cứu tinh nổi tiếng của thế giới’ Bill Gates”.

Bài phát biểu kể lại rằng Gates từng làm việc về chính sách Suy giảm dân số và các kế hoạch kiểm soát độc tài về chính trị toàn cầu, nhằm đạt được sự ưu việt về nông nghiệp, công nghệ và năng lượng. Bà Cunial cũng trích dẫn một phát biểu của Gates: “Nếu chúng ta làm tốt về vaccine, sức khỏe và sinh sản, chúng ta có thể giảm dân số thế giới xuống 10 – 15%. Chỉ có một cuộc diệt chủng mới có thể cứu thế giới”.

Nghị sĩ Cunial thông tin rằng gần đây, Bill Gates đã đưa hối lộ 10 triệu USD cho Hạ viện Nigeria để có được một dự luật tiêm chủng bắt buộc đối với virus Corona Vũ Hán. Các đảng chính trị đối lập ở Nigeria đã bác bỏ “dự luật do nước ngoài tài trợ” này và yêu cầu chủ tịch Hạ viện phải bị luận tội nếu ông này áp đặt dự luật lên các thành viên.

Trước đó, trong một bài đăng trên Facebook, bà Cunial đã phê bình thẳng thắn về tiêm chủng, gọi chúng là “diệt chủng miễn phí”. Việc này đã khiến bà bị đình chỉ chức vụ trong đảng của mình một thời gian.

Cuối bài phát biểu, bà nghị sĩ là kêu gọi bắt giữ Gates khi gửi lời nhắn nhủ đến Thủ tướng Giuseppe Conte: “Lần tới khi ngài [Thủ tướng] nhận được một cuộc điện thoại từ ‘nhà từ thiện’ Bill Gates, hãy chuyển trực tiếp tới Tòa án Hình sự Quốc tế về tội phạm chống lại loài người”.

Các cáo buộc khác

Ông Robert F. Kennedy Jr., chủ tịch của Tổ chức Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em và là cháu trai của Tổng thống John F. Kennedy, cũng từng chỉ trích Gates khi đề cập đến “nỗi ám ảnh về vaccine” của vị tỷ phú này.

Vào tháng 4, ông Kennedy nói trong một bài báo đăng trên trang web Children’s Health Defense rằng: “Vaccine, đối với Bill Gates, là một tổ chức từ thiện chiến lược để nuôi sống nhiều doanh nghiệp liên quan đến vaccine của ông (bao gồm tham vọng của Microsoft để kiểm soát một doanh nghiệp ID tiêm chủng toàn cầu) và trao cho ông quyền kiểm soát chính sách y tế toàn thế giới”.

Ông Kennedy đã chỉ ra sự can thiệp của Gates đối với sức khỏe của những người trẻ tuổi. Hứa hẹn hàng trăm triệu USD để loại trừ bệnh bại liệt, Gates đã “nắm quyền kiểm soát Nhóm Tư vấn Kỹ thuật Quốc gia của Ấn Độ về Tiêm chủng (NTAGI), mà đưa ra yêu cầu tiêm bắt buộc tới 50 liều vaccine bại liệt thông qua các chương trình tiêm chủng cho trẻ em dưới 5 tuổi”.

Từ năm 2000 đến 2017, Chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ đã dẫn đến bại liệt cho hàng trăm ngàn trẻ em của quốc gia này.

Theo ông Kennedy, “Dịch bệnh [bại liệt] đáng sợ nhất ở Congo, Afghanistan và Philippines đều liên quan đến vaccine. Thực tế đến năm 2018, 70% trường hợp mắc bệnh bại liệt toàn cầu là do vaccine”.

Ở các tỉnh xa xôi của Ấn Độ, Quỹ Gates đã tài trợ các thử nghiệm vaccine HPV, loại vaccine để chống nhiễm bệnh tình dục, trên 23.000 cô gái trẻ vào năm 2009. Khoảng 1.200 em đã bị tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm rối loạn tự miễn dịch và sinh sản, với 7 em gái bị chết.

Theo chính quyền Ấn Độ, hành động thiếu đạo đức đã chồng chất lên sự khốn khổ về thể xác của các nạn nhân. Các nhà nghiên cứu do Gates tài trợ đã gây áp lực cho các cô gái trong các thử nghiệm vaccine bằng cách bắt nạt cha mẹ, giả mạo các hình thức đồng ý và từ chối chăm sóc y tế cho những em bị tổn thương.

Ông Kennedy cũng nhắc tới sự can thiệp của Gates ở Châu Phi, bao gồm việc tiêm vaccine viêm màng não cho hàng ngàn trẻ em châu Phi, dẫn đến khoảng 50 trong số 500 trẻ em được tiêm chủng bị bại liệt.

Một tờ báo Nam Phi phàn nàn rằng: “Chúng tôi chỉ là những con chuột bạch cho các nhà sản xuất thuốc”.

Những nghi ngờ cũng xoay quanh Gates còn liên quan đến một cuộc họp mang tên Sự kiện 201 diễn ra tại thành phố New York vào tháng 10/2019, chỉ vài tuần trước khi virus Vũ Hán bùng phát làm rung chuyển thế giới.

Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (CHS) hợp tác với Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Quỹ Bill và Melinda Gates đã tổ chức “một cuộc diễn tập chống đại dịch cấp cao” với mục đích minh họa “các lĩnh vực mà sự hợp tác công/tư cần thiết trong quá trình ứng phó với một đại dịch nghiêm trọng nhằm làm giảm các hậu quả kinh tế và xã hội quy mô lớn”.

Để biện minh cho những nghi ngờ về sự trùng hợp kỳ lạ giữa nội dung họp của Sự kiện 201 và đại dịch xảy ra chỉ vài tuần sau đó, CHS đã đưa ra một thông báo rằng: “Rõ ràng Trung tâm An ninh Y tế và các đối tác đã không đưa ra dự đoán trong buổi diễn tập trên giấy của chúng tôi”.

Văn Thiện / Theo churchmilitant

Thất bại của lãnh đạo Trung Quốc: Khởi đầu của đại sụp đổ

Trung Quốc đang cố ý làm nóng lên các mối quan hệ ngoại giao với thế giới. Câu hỏi là vì sao?

Một cách ngắn gọn thì sự hiếu chiến cuồng loạn của Trung Quốc không phải là dấu hiệu của sự tự tin và sức mạnh mà thực sự là sự bất ổn và yếu thế. Đó là phản ứng rất phù hợp đối với hoàn cảnh khó khăn mà Trung Quốc đang gặp phải.

Tất nhiên, một vài vấn đề bắt nguồn từ dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Hoạt động thương mại của Trung Quốc đã suy sụp cả về cầu và cung. Quý I năm 2020 Trung Quốc chứng kiến cuộc khủng hoảng đầu tiên của mình kể từ khi nền kinh tế nước này được Đặng Tiểu Bình mở cửa vào năm 1979. Người ta có thể đổ tội hoàn toàn cho đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã gây ra cuộc khủng hoảng này. Nhưng sang quý II thì khủng hoảng của Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục bởi vì sự lan rộng của virus trên toàn thế giới có nghĩa là nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu này sẽ mất đi các thị trường xuất khẩu của mình.

Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế của Trung Quốc không dừng lại ở nguyên nhân bệnh dịch. Một trong những thứ mà người dân ở những nước công nghiệp hóa mua sắm khi thu nhập khá lên là một chiếc ô tô, nhưng các đơn đặt hàng ô tô ở Trung Quốc đã tăng trưởng âm từ 2 năm trước khi đại dịch bắt đầu.

Tại sao nền kinh tế này lại có thể sụp đổ? Vấn đề thực sự lại nằm ở mô hình tài chính của Trung Quốc. Tại Hoa Kỳ (và ở mức độ nào đó thì là toàn bộ thế giới phát triển), tiền là một hàng hóa kinh tế. Nó là thứ gì đó có giá trị nội tại, và do đó khi vận hành và huy động nó thì cần phải cân nhắc trước tiên về hiệu quả. Đây là lý do vì sao các ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp và kèm theo các kế hoạch kinh doanh trước khi cấp tín dụng.

Nhưng ở Trung Quốc thì bản chất không phải như vậy. Tại Trung Quốc, tiền (vốn) lại được coi là công cụ chính trị, và nó chỉ có giá trị nếu nó có thể được sử dụng để đạt được các mục tiêu chính trị. Các phạm trù kinh tế ở các nước phát triển như tỷ suất lợi nhuận hoặc lợi tức đơn giản là không tồn tại ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước (thứ này có rất nhiều) và các ông lớn khổng lồ được Chính phủ ưu ái trở thành các cột trụ kinh tế. Nó có tạo ra tăng trưởng không? Chắc rồi. Tăng trưởng bùng nổ không? Tuyệt đối là vậy. Vậy thì cứ cung cấp cho họ các khoản vay lãi suất bằng không hoặc dưới không, và tất nhiên họ sẽ có thể huy động hàng vạn nhân công và sản xuất ra hàng núi sản phẩm và xóa sạch các đối thủ cạnh tranh nếu có.

Đó là vì sao nền kinh tế Trung Quốc không suy giảm bất chấp giá hàng hóa nguyên vật liệu tăng vọt vào thập kỷ trước – cho vay không giới hạn có nghĩa là các doanh nghiệp không quan tâm tới giá. Đó là vì sao các nhà xuất khẩu Trung Quốc có khả năng cạnh tranh vượt trội với các doanh nghiệp khắp thế giới – cho vay không giới hạn cho phép họ giảm giá bán hàng. Đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp Trung Quốc đã có thể mua trọn vẹn một ngành công nghiệp như xi măng và chế tạo thép – cho vay không giới hạn có nghĩa là Trung Quốc không quan tâm về chi phí của đầu vào hoặc các điều kiện thị trường cho đầu ra. Đó cũng là nguyên nhân vì sao Chương trình 1 Vành đai và 1 con đường có thể vươn rất xa – cho vay không giới hạn cho phép người Trung Quốc sản xuất không quan tâm đến có thị trường hay không, và cũng không ngại ngần khi bán phá giá hàng loạt trên toàn cầu, kể cả ở những địa điểm không ai quan tâm có cần phải xây đường bộ hay đường sắt hay không. (Ý tôi là, thôi nào, một tuyến đường sắt xuyên qua một mớ những quốc gia tên có chữ “stans” nghèo khó thuộc khối Soviet cũ để thông với Afghanistan vô dụng về thị trường? Nghiêm túc mà nói thì người thắng thầu/chủ đầu tư sẽ được lợi gì đây?)

Các quyết định đầu tư không dựa trên hiệu quả kinh tế thường tăng lên nhanh. Ước lượng một cách khiêm tốn thì nợ ở Trung Quốc lên khoảng 150% GDP. Đó là còn chưa kể nợ chính phủ trung ương, hay các khoản nợ địa phương. Con số đó cũng chưa tính đến thị trường trái phiếu hay các khoản vay dưới chuẩn như các chương trình cho vay trực tiếp không qua trung gian, hay tín dụng đen/ngầm được thiết kế để lách các cơ quan tài chính siêu lỏng lẻo của Trung Quốc. Con số đó cũng chưa bao gồm cả các khoản vay bằng đô-la Mỹ thỉnh thoảng xuất hiện trên thị trường vốn quốc tế khi vài lần Trung Quốc có động thái xử lý nợ xấu làm các doanh nghiệp phải tìm kiếm thêm nguồn vốn quốc tế. Với thái độ như vậy đối với vốn đầu tư thì cũng không có gì là ngạc nhiên nếu thị trường chứng khoán Trung Quốc về bản chất là sòng bạc, không liên hệ gì tới các yếu tố cơ bản như nguồn cung, lao động, các thị trường cơ bản, lưu thông và dòng tiền (và tính pháp lý). Nói một cách đơn giản, ở Trung Quốc, nợ không phải là vấn đề.

Mãi cho đến gần đây, bất ngờ là nó lại trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Với mỗi quốc gia, ngành hay công ty theo đuổi mô hình tăng trường ưu tiên hơn năng suất đã chứng minh rằng càng đổ nhiều tiền vào hệ thống thì hoạt động càng giảm. Trung Quốc đã vượt qua điểm vàng khi mà hệ thống còn tạo ra kết quả/sản lượng hợp lý. Nền kinh tế Trung Quốc tăng khoảng gấp 4 lần từ năm 2000, nhưng nợ của nó thì đã tăng theo hệ số 24. Từ khủng hoảng năm 2007-2009, Trung Quốc đã tăng thêm khoản nợ mới tương đương 100% GDP, với hiệu quả trung bình yếu.

Nhưng quan trọng hơn là nợ càng cao cuối cũng sẽ không tránh khỏi tạo ra những điều chỉnh giảm. Nếu điều chỉnh này diễn ra sớm, nó sẽ chỉ làm hệ thống suy giảm một chút (ví dụ sự sụp đổ của tập đoàn Enron ở Mỹ). Nếu những yếu kém không hiệu quả được duy trì và mở rộng thì nó sẽ kéo đổ cả một ngành (ví dụ bong bóng cổ phiếu Internet vỡ ở Mỹ vào năm 2000). Nếu những méo mó phình quá to, chúng sẽ lan đến các ngành khác nhau và tạo ra một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn (ví dụ khủng hoảng tài chính nợ dưới chuẩn ở Mỹ năm 2007). Nếu nó là vấn đề mang tính hệ thống thì sẽ xảy ra sự sụp đổ không chỉ của nền kinh tế mà cả hệ thống chính trị (ví dụ sự sụp đổ Chính phủ Indonesia vào năm 1998).

Thực tế thì còn tồi tệ hơn câu chuyện trên. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lâu đã có quyền ràng buộc khắt khe với các công dân của mình: ĐCSTQ nắm độc quyền chính trị tuyệt đối, đổi lại là nghĩa vụ đảm bảo đời sống tăng trưởng đều đặn cho nhân dân. Điều đó có nghĩa là không cần bầu cử. Cũng có nghĩa là không có biểu tình hay phản đối tự do; hay không có hệ thống tư pháp độc lập với quyền lực của ĐCSTQ. Điều này khẳng định chắc chắn và vĩnh viễn “lợi ích của Trung Quốc chính là lợi ích của ĐCSTQ”.

Một hệ thống như vậy thì chắc chắn nhưng cũng rất dễ vỡ. Và ĐCSTQ sợ rằng (hợp lý và chính xác) khi mà tiếng còi báo động hú thì cũng là lúc sụp đổ của họ. Vì biết rằng mô hình này không bền vững và rằng mô hình mà họ theo đuổi đã quá hạn sử dụng, ĐCSTQ đã chọn cách không cải cách nền kinh tế vì sợ rằng làm vậy sẽ bị đè nát bởi một dân số khổng lồ.

Cách đối phó ngắn hạn duy nhất của họ là tiếp tục tăng trưởng gấp nhiều lần thông qua chiến lược nợ-nợ-nợ mặc dù ĐCSTQ đã biết không dùng được bao lâu nữa, đây là chiến lược mà họ đã theo đuổi với thời gian dài hơn và cường độ lớn hơn rất nhiều bất kỳ nước nào đã từng làm trước đó cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Nhóm quyền lực nhất của ĐCSTQ – đương nhiên là cả ông Tập – nhận ra rằng “đại điều chỉnh” không tránh khỏi của Trung Quốc sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào đã từng xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Và tất nhiên đó chưa phải là tất cả. Trung Quốc có nhiều vấn đề khác nữa, từ những bối rối về chiến lược cho đến những chính sách phá hủy hệ thống.

  • Trung Quốc chịu thiệt thòi vì không có đất đai màu mỡ và vị trí địa lý khí hậu gặp nhiều lũ lụt hạn hán. Nông dân muốn đủ ăn thì phải bỏ ra công sức và vật tư đầu vào gấp 5 lần mức trung bình toàn cầu. Điều này chỉ có thể khả thi nếu (bạn có thể đoán ra) có cho vay vô hạn. Do đó khi mô hình tài chính của Trung Quốc mà đổ vỡ (không tránh khỏi) thì nước này sẽ không chỉ đơn giản là đổ vỡ tín dụng dưới chuẩn (kiểu Mỹ) mà cùng lúc sẽ xảy ra nạn đói.
  • Địa lý khu vực Đông Á mang tính chất bán đảo đã ngăn cản Trung Quốc vươn ra thế giới, làm cho tiếp cận kinh tế trở nên cực kỳ khó khăn nếu không có môi trường an ninh toàn cầu thuận lợi mà M đã duy trì trong nhiều thập kỷ qua.
  • Hi quân của Trung Quốc được gây dựng chủ yếu để chiếm một phần của Chuỗi đảo thứ nhất, chính là đảo Formosa (hay còn gọi là Đài Loan, hay một tỉnh Trung Quốc nổi loạn”). Vấn đề là, hải quân tầm ngắn trang bị chủ yếu là tên lửa hành trình không có khả năng bảo vệ các chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc, làm cho mô hình kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc dễ bị tổn thương.
  • Tiêu dùng trong nước của Trung Quốc cũng không phải là giải pháp khả thi. Việc áp dụng bắt buộc chính sách 1 con có nghĩa là Trung Quốc không chỉ làm cạn kiệt tăng trưởng dân số và khiến sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế tiêu dùng về kỹ thuật là không khả thi, mà còn đẩy mô hình “Trung Quốc” vào rủi ro bền vững dài hạn.

Đây chỉ là những méo mó, bất hợp lý về kinh tế và chiến lược trên diện rộng trong hệ thống của Trung Quốc. Điều này giải thích “tại sao” lãnh đạo Trung Quốc sợ hãi về tương lai của mình. Còn câu hỏi “tại sao lại là lúc này?” Tại sao ông Tập lại chọn thời điểm này để tạo ra một khung cảnh cô lập? Nhìn tổng thể, tất cả những vấn đề này đều không phải là chuyện mới.

Có 2 cách giải thích. Đầu tiên, xuất khẩu:

Chính sách 1 con có nghĩa là Trung Quốc không bao giờ có thể trở thành một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng nội địa, nhưng Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất gặp vấn đề này. Phần lớn thế giới từ Canada đến Đức tới Brazil và Nhật Bản đến Hàn Quốc, Iran, Italy đều đã gặp phải vấn đề dân số già vào nhiều thời kỳ khác nhau trong nửa cuối thế kỷ qua. Trong tất cả các trường hợp, dân số đã không còn trẻ nữa, với nhiều nước thiếu cả tuổi trung niên. Với đa số thế giới phát triển, nghỉ hưu hàng loạt và sụp đổ tiêu dùng không chỉ là không tránh khỏi mà còn sẽ diễn ra rất nhanh trong vòng 2 năm tới.

Đó là những gì diễn ra trước khi đại dịch Covid-19 rút ruột tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu, đe dọa sự tồn tại của tất cả các mô hình kinh tế xuất khẩu. Có nghĩa là Trung Quốc, một nước có sự ổn định xã hội và chính trị phụ thuộc hoàn toàn vào tăng trưởng xuất khẩu, giờ đây cần phải tìm cho mình một lý do khác để người dân chấp nhận sự tồn tại của ĐCSTQ.

Cách giải thích thứ hai cho câu hỏi “sao lại là lúc này” chính là tình trạng thương mại quốc tế của Trung Quốc nói chung:

Hãy nhớ lại thời điểm huy hoàng trước Covid-19 khi mà thế giới đang lo lắng về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?

Ngày 15/1 ai cũng cảm thấy bớt gánh nặng. Trung Quốc cam kết tăng gấp đôi nhập khẩu hàng Mỹ, cộng với các nỗ lực giải quyết tình trạng ăn trộm bản quyền trí tuệ và hàng giả, đổi lại là Mỹ sẽ giảm thuế và tạm không áp thuế. Giai đoạn một của thỏa thuận thương mại được công bố rầm rộ đầy lạc quan, với hy vọng tạo ra tiền đề cho một thỏa thuận Giai đoạn hai hoành tráng hơn, theo đó Mỹ đã dự định sẽ yêu cầu Trung Quốc thay đổi cơ bản cấu trúc chính sách quản lý nhà nước, tài chính, pháp lý và bao cấp của mình.

Trung Quốc chưa từng muốn thực hiện những việc đó. Tất cả những điều kiện mà Mỹ tưởng tượng đều liên quan đến mô hình tăng trưởng bằng nợ của Trung Quốc. Nếu trao cho Mỹ các điều kiện này thì đồng nghĩa với việc tạo ra bất ổn ghê gớm đối với hệ thống chính trị, kinh tế, tài chính, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của ĐCSTQ.

Bất kỳ thỏa thuận nào giữa bất kỳ chính quyền Mỹ nào và Trung Quốc chỉ khả thi nếu Mỹ là phía yêu cầu. Trước thời Tổng thống Trump, chính quyền Mỹ lần đầu tiên có thể ép được Trung Quốc đó là chính quyền Bush vào thời điểm cao trào của sự kiện máy bay do thám EP3 vào giữa năm 2001. Dù sao đi nữa, Tổng thống Donald Trump xứng đáng được khen ngợi vì là Tổng thống đầu tiên sau bao nhiêu năm kể từ 2001, sử dụng thành công quyền lực chính trị của mình để ép Trung Quốc vào bàn đàm phán.

Nhưng với thỏa thuận nào thì ngoài việc đàm phán ký kết, quan trọng hơn vẫn là thực thi. Thiếu đi nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc, việc đảm bảo thực thi đòi hỏi sức ép liên tục và mạnh mẽ giống như điều mà Mỹ đã làm với Soviet trong thời kỳ chiến tranh lạnh trong chính sách giải trừ vũ khí hạt nhân. Trong lịch sử chưa từng có chính quyền Mỹ nào có được quyền lực cần thiết để giám sát thực thi hiệu quả một thỏa thuận thương mại với một nền kinh tế khổng lồ phi thị trường như Trung Quốc. Chính quyền hiện tại cũng đang yếu thế đối với yêu cầu này. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang coi thường các cam kết thỏa thuận.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sẽ luôn sụp đổ, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ luôn lâm vào một tình trạng căng thẳng. Virus Corona đã giúp thế giới một việc (hoặc bất lợi tùy vào vị trí quan sát) là trì hoãn việc này. Vào tháng 2 và tháng 3 Trung Quốc gặp phải dịch Covid-19, và rất hợp lý cho Bắc Kinh trì hoãn. Tháng 4 đến lượt Mỹ bị mất tập trung.

Giờ đây, 4 tháng trôi qua, Mỹ đã bắt đầu ngóc đầu khỏi làn sóng Covid-19 thứ nhất và có thể tạm thời trở lại bóng dáng của trạng thái bình thường, thì mối quan hệ song phương này trở lại tiêu điểm chính. Trung Quốc rõ ràng đang cho thấy sự dối trá một cách hệ thống và cố ý của mình với Tổng thống Trump. Sự lừa lọc đó được nung nấu ngay từ điểm khởi đầu. Một phần là bởi vì ĐCSTQ chưa bao giờ là một đối tác đàm phán trung thực. Một phần khác là ĐCSTQ thực sự không tin rằng hệ thống Trung Quốc có thể được cải tổ, cụ thể là đối với các vấn đề như pháp quyền. Một phần khác nữa là bởi vì ĐCSTQ không nghĩ rằng họ có thể tồn tại nếu cố gắng thực hiện những điều mà Mỹ yêu cầu. Nhưng trong bối cảnh hiện tại tất cả đều quy về một nơi: Tôi nghĩ chúng ta đều có thể hình dung ra vài ví dụ về việc Tổng thống Trump sẽ làm gì khi ông ấy tức giận.

Vậy sẽ dẫn đến vấn đề nhãn tiền của Trung Quốc hiện nay. Mọi điều mà Trung Quốc cần – sự đoàn kết chính trị, sự an toàn khỏi đe dọa bên ngoài, khả năng nhập khẩu năng lượng từ lục địa khác xa hơn, khả năng tiếp cận các thị trường toàn cầu đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu và các thị trường để họ bán phá giá, khả năng tiếp cận các thị trường bên ngoài Chuỗi đảo thứ nhất – tất cả những điều này chỉ có được khi duy trì được trật tự thế giới hiện nay. Và trật tự đó không thể có được nếu thiếu Mỹ. Không có một quốc gia nào khác – không có liên minh quốc gia nào – có được lực lượng hải quân có thể đảm bảo được vận chuyển hàng hóa thương mại toàn cầu. Mà không có vận chuyển hàng hóa đường biển thì không có thương mại. Không có thương mại thì không có các nền kinh tế xuất khẩu. Không có kinh tế xuất khẩu thì không tồn tại Trung Quốc…

Vấn đề không phải ở chỗ Mỹ luôn có khả năng đe dọa hủy diệt Trung Quốc trong 1 ngày (mặc dù họ có thể), mà là chỉ có Mỹ mới có thể tạo ra môi trường kinh tế và chiến lược thuận lợi cho phép Trung Quốc tồn tại và phát triển lâu như vậy. Cho dù lý do dẫn tới sự sụp đổ của Trung Quốc là từ trong nước hay nhập khẩu từ Washington, điều đó không quan trọng với lịch sử phũ phàng khách quan của loài người, quan trọng là ông Tập tin rằng sự kết thúc đã đến gần.

Xu thế tiêu dùng toàn cầu đã đảo chiều. Các quan hệ thương mại của Trung Quốc đã đảo chiều. Chính trị Mỹ đã đảo chiều. Và giờ đây, sự rạn nứt quan hệ Mỹ-Trung đã lộ rõ mồn một, ông Tập cảm thấy rằng không còn lựa chọn nào ngoài việc chuẩn bị cho ngày mà giới chính trị cộm cán trong Bộ chính trị ĐCSTQ luôn lo lắng sẽ tới: ngày mà toàn bộ cơ cấu kinh tế và vị trí chính trị chiến lược của Trung Quốc sụp đổ. Một cuộc cô lập cách ly chính trị là cơ chế duy nhất để tồn tại. Vì vậy “giải pháp” là vừa cực đoan vừa mạnh mẽ:

Trung Quốc đã la hét trên trường quốc tế với phản ứng mang tính dân tộc chủ nghĩa chống lại bất kỳ ai không bằng lòng với Trung Quốc; thuyết phục toàn dân Trung Quốc rằng chủ nghĩa dân tộc đoàn kết là thay thế phù hợp cho an ninh kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Và sau đó họ sẽ dùng chủ nghĩa dân tộc để chiến thắng những khủng hoảng chính trị trong nước khi mà Trung Quốc không chỉ đổ mà sẽ vỡ tung.

Tác giả: Peter Zeihan

Peter Zeihan là một nhà chiến lược địa chính trị, tác giả và diễn giả chuyên về năng lượng, nhân khẩu học và an ninh toàn cầu. Ông phân tích thực tế của địa lý và dân số để hiểu sâu hơn về cách chính trị toàn cầu tác động đến thị trường và xu hướng kinh tế.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Đức Duy / Theo zeihan.com

%d người thích bài này: