Nhà ‘cắt’ mái, chừa tầm nhìn cho hàng xóm

HÀ NỘI

Mái ngói vát cho gia chủ bóng râm mà không che tầm nhìn của nhà hàng xóm.

Công trình được cải tạo từ ngôi nhà năm tầng xây từ những năm 2000 ở góc một ngã tư Hà Nội.

Chủ nhà là một đôi vợ chồng trung niên, trong đó người vợ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Yêu cầu đặt ra cho các kiến trúc sư là công trình đảm bảo an ninh, bớt ồn, đảm bảo riêng tư nhưng vẫn có gắn kết với bên ngoài.

Từ khung nhà cũ, các kiến trúc sư đưa ra thiết kế cải tạo với phần mái ngói vát.

Mái ngói vát kết hợp với cửa bức bàn đưa nét truyền thống vào căn nhà hiện đại.

Đặc biệt, mái vát không che tầm nhìn của nhà hàng xóm mà vẫn cho gia chủ khoảng sân ngoài trời với mái che.

Bên dưới, cấu trúc nhà đơn giản nhưng linh hoạt nhờ hệ cửa lớn.

Công trình được bố trí hai hệ cửa chớp ở hai mặt tiền, phía sát với nhà hàng xóm. Chúng có tác dụng đưa gió vào trong mà vẫn đảm bảo an ninh, đồng thời tạo hiệu ứng thị giác đẹp khi ánh sáng lọt qua khe cửa.

Đằng sau vị trí cửa chớp là cầu thang và giường ngủ. Nhờ cách xử lý này, cầu thang luôn đủ sáng…

…phòng ngủ cũng có hướng nhìn đẹp hơn.

Hệ cửa gỗ đục lỗ có tác dụng tương tự hệ cửa chớp

Thông qua các hệ cửa, người ở chủ động kết nối với bên ngoài mỗi khi muốn mà không lo ngại mất riêng tư.

Bên trong nhà, nội thất chủ yếu làm từ gỗ.

Màu nâu ấm gợi nét xưa cũ, đem tới cho gia chủ không gian sống vừa cổ điển vừa hiện đại như mong muốn.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Triệu Chiến

Thiết kế: TOOB Studio

Người thông minh thực sự đều không làm 5 việc này, hãy xem bạn đã bỏ được mấy việc!

5 việc sau đây, phàm là người thông minh đều không làm để duy trì cuộc sống an yên, tránh xa phiền nhiễu.

Những phiền nhiễu, rắc rối trong đời người phần lớn đều xuất phát từ những mối tơ vò trong tâm. Khi chúng ta không bị những sự vật sự việc bên ngoài làm phiền, tâm đơn giản rồi, thế giới tự nhiên cũng trở nên thanh tịnh.

Một học giả nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: “Tắm một cái, ngắm một bông hoa, ăn một bữa cơm, giả sử chúng ta cảm thấy cuống sống vui vẻ, cũng hòa toàn không phải vì chúng ta tắm sạch, hoa thơm hay hợp với sở thích của mình, mà chủ yếu là bởi trong tâm ta không có gì lấn cấn, trở ngại.

Phàm là những người thông minh, trong cuộc đời, họ hầu như không bao giờ làm 5 việc dưới đây.

1. Không nghĩ đến tuổi tác

Quãng thời gian đẹp nhất của một con người là bao nhiêu? 20 tuổi? 30 tuổi? Hay 40 tuổi?

Thực ra, những người đẹp thực sự, mãi mãi không bao giờ “già đi”. Bởi vì chỉ cần có sự tự tin và nụ cười luôn ngự trên khuôn mặt, thì 30 tuổi chính là sự mới mẻ của tuổi 15.

Người thông minh thực sự đều không làm 5 việc này, hãy xem bạn đã bỏ được mấy việc! - Ảnh 2.

Chỉ cần không từ bỏ việc tự quản lý tốt bản thân, 40 tuổi chính là sự mới mẻ của tuổi 20.

Nếu có thể trở nên tốt hơn trên con đường tuổi tác dần nhiều lên, 50 tuổi chính là sự mới mẻ của tuổi 25.

2. Không nghĩ đến khoảng cách

Trong cuộc sống, luôn có những người sống cuộc sống mà chúng ta mong ước, luôn có những người sống sung sướng và viên mãn hơn chúng ta. Một trong những tai họa lớn nhất trong các mối quan hệ xã giao, đó là việc so sánh khoảng cách giữa bản thân mình và người bên cạnh.

Ở Nam Mỹ có một loài chim bồng chanh nhỏ, đặc điểm lớn nhất của nó là tổ rất lớn trong khi người nó rất nhỏ, chiếc tổ của nó thường to hơn cơ thể nó từ vài lần đến hơn chục lần.

Các nhà động vật học khi nghiên cứu đã phát hiện, khi loài chim này không có hàng xóm và tự làm tổ, chỉ cần to nhỏ vừa đủ để ở, nó sẽ dừng lại.

Thế nhưng khi chúng có hàng xóm, chúng sẽ so sánh chỗ ở to nhỏ với hàng xóm, chỉ cần hàng xóm làm tổ to hơn một chút, chúng sẽ “cơi nới” tổ của mình, ngay cả khi mệt mỏi cũng không chịu nghỉ ngơi.

Cứ luẩn quẩn một vòng như thế, cho đến khi một con trong số chúng mệt đến chết, con còn lại mới dừng lại.

Việc so bị giữa người với người thực ra cũng chẳng khác loài chim kia là bao, chúng ta tốn công sức ngồi so sánh, để rồi cuối cùng, người mệt mỏi đến ngã gục cũng chính là mình.

Người thông minh thực sự đều không làm 5 việc này, hãy xem bạn đã bỏ được mấy việc! - Ảnh 4.

3. Không nghĩ đến bệnh tật

Trạng thái lý tưởng nhất của cuộc sống chính là: Tâm không vướng bận, thân không bệnh tật, trong túi luôn có tiền.

Thế nhưng con người ta sống trên đời, sinh lão bệnh tử vốn là điều không thể tránh. Sinh mệnh vốn dĩ đã mong manh, lo lắng chính là cú đả kích vô dụng nhất, càng sợ hãi bệnh tật, bệnh tật càng dễ dàng tìm đến.

Khi sinh mệnh của chúng ta ngoàn cường, tránh xa những thứ không lành mạnh, bệnh tật sẽ tự nhiên tránh xa.

Những lúc khỏe mạnh, đừng nghĩ ngợi nhiều. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì vận động, sinh hoạt điều độ, khi cơ thể có tín hiệu cảnh báo, đừng cố quá, hãy nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân, như thế mới có thể kịp thời phòng, chữa bệnh.

Khi trong người thực sự có bệnh, tuyệt đối đừng trách cứ bản thân. Hãy điều chỉnh lại tâm lý sao cho thật tốt mới có thể chống chọi được với bệnh tật. Bất luận thế nào, chúng ta cũng phải đặt sức khỏe ở vị trí hàng đầu.

4. Không nghĩ chuyện đã qua, không lo việc chưa đến

Cuộc sống như thế nào là khổ nhất? Đó là bó buộc mình trong chuyện đã qua và lo lắng những chuyện chưa đến.

Con người sống mãi với quá khứ, thích bó buộc mình vào những chuyện đã qua, cuộc sống chẳng khác gì địa ngục tối tăm không ánh sáng.

Con người sống mà cứ lo chuyện chưa đến, phiền não ủ dột, cuộc sống lúc nào cũng thấp thỏm bất an.

Người thông minh thực sự đều không làm 5 việc này, hãy xem bạn đã bỏ được mấy việc! - Ảnh 6.

Có một hòa thượng hỏi đệ tử: “Nếu chúng ta tiến về phía trước sẽ chết, lùi lại phía sau cũng sẽ chết, vậy chúng ta phải làm sao?”

Chú tiểu không do dự đáp: “Chúng ta sẽ bước sang bên cạnh.”

Đời người cũng vậy, khi chúng ta cảm thấy bế tắc đường cùng, hãy thay đổi góc nhìn. Và chúng ta sẽ thấy, đường không chỉ có hai phía trước sau, bên cạnh vẫn còn đường để đi.

5. Không nghĩ đến việc làm hài lòng người khác

Việc khó nhất đời người là gì? Đó là học cách làm chính mình vui vẻ, bởi một đời không thể lặp lại, vì thế đừng khiến bản thân phải chịu ấm ức, ép mình phải đi lấy lòng bất cứ ai.

Dù là ở độ tuổi nào, cũng cần học cách đánh giá cao bản thân ở hiện tại;

Dù là sống một cuộc sống ra sao, cũng nên bỏ qua cho bản thân chưa hoàn mỹ;

Dù là có khỏe mạnh hay không, cũng luôn duy trì tinh thần tích cực, không từ bỏ;

Một khi đã đến với thế giới này, chúng ta nên sống thật tốt mỗi ngày.

5 việc trên, chỉ cần làm được, cuộc sống tự nhiên sẽ trở nên an yên thanh thản.

Theo ICTVN

TRONG MỘT XÃ HỘI THƠM HƠN MÍT, NGUYỄN HUY THIỆP ƯA LÀM MỘT THẰNG PHÁ THỐI

Trong tiểu thuyết “Ly Thân” của Trần Mạnh Hảo do nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 1989 có chương “Ngắm trăng tập thể”. Ấy là nhân một đêm rằm trung thu năm 1954, một đơn vị bộ đội trước khi về tiếp quản Hà Nội, có tay chính ủy yêu đảng đến phát hâm, thấy anh em bộ đội ra khoảng đồi trống ngắm trăng rất chi là lẻ tẻ, rất chi là cá nhân, giống sự ngắm trăng riêng tư, ngắm rất phản động của bọn địa chủ tư sản đế quốc phong kiến; chủ nghĩa xã hội là tập thể hóa cả thân xác đến tâm hồn nghe chưa, nên không có vầng trăng riêng tư, ngắm trăng cũng phải có tổ chức, có đảng lãnh đạo, ngắm trăng tập thể mới thiêng liêng ( xin trích ) :

’Đêm hôm sau, từ tám giờ tối, tiếng kẻng báo hiệu ngắm trăng vang lên giòn giã. Chúng tôi lại ra sân xếp hàng ngắm trăng tập thể. Trăng trung thu sáng rỡ như một đám cháy lớn góc rừng. Cảnh anh em trong đơn vị ngồi như những mô đất, hệt tối hôm qua, nhưng sao vẫn không thật, như là mình mắc bệnh mộng du. Trước khi vào ngắm trăng, Tràng Giang phê bình một số người hôm qua ngủ gật:
– Tối hôm qua, khi cả tập thể đang say sưa ngắm trăng một cách thiêng liêng thì một vài đồng chí lại ngồi bó gối ngủ gật. Đến nỗi tôi ngồi đằng trước mà vẫn nghe tiếng ngáy khò khò như Trương Phi ấy. Những đồng chí nào ngủ gật khi ngắm trăng tối qua yêu cầu ngày mai tự giác làm bản kiểm điểm. Tôi xin thay mặt ban lãnh đạo tờ báo biểu dương tinh thần ngắm trăng của đồng chí Hùng Thắng, mặc dù bị sốt đến liệt giường, vẫn đòi ra sân bằng được để cùng toàn đơn vị ngắm trăng. Đến nỗi, như các đồng chí thấy, đồng chí Hùng Thắng phải ngồi dựa lưng vào đồng chí chúng ta, để ngắm bằng được trăng rằm đêm nay. Tôi xin các đồng chí vỗ tay tán thưởng tinh thần của đồng chí Thắng. Nào, tất cả chúng ta cùng ngắm trăng, ngắm.
…..

Hùng Thắng ngồi dựa vào hai người, ngắm trăng cùng anh em, nhưng lên cơn sốt cao quá, ngã vật ra đành phải khiêng vào nhà. Sau sự cố này, không khí lại trở về im lặng. Trong không khí ngắm trăng tập thể nghiêm trang tới mức tôn giáo, thì không hiểu kẻ phá hoại, tên phá bĩnh nào ẩn núp như sâu bọ trong hàng ngũ, kẻ liên minh với giai cấp bóc lột như tiếng gọi thời đó, bỗng bất ngờ phóng ra một cái trung tiện kêu ngang pháo lép. Như một cơn thọc lét tập thể, ngay sau khi tiếng rắm mất lịch sự đầy chất đế quốc phong kiến kia, mọi người bỗng phá ra cười sằng sặc.
Tiếng cười nổi lên như trận bão, làm mọi người ôm bụng nghiêng ngả như vừa bị đốn sóng xoài. Hình như mặt trăng cũng cười lên hềnh hệch, cười đến méo cả miệng chị Hằng, méo cả miệng thằng Cuội. Tôi cười đến chảy nước mắt nước rãi. Như một cơn hoang tưởng tập thể, nhờ sự giận dữ gào thét lập lại trật tự của Tràng Giang và Sao Chổi, đến gần hai phút tiếng cười bản năng vô ý thức mới dứt. Cuộc ngắm trăng đang cơm lành canh ngọt, sắp tới lúc kết thúc, liền bị giải tán, tìm cho ra tên phản động đã phát tiếng rắm phá hoại phong trào ngắm trăng vừa rồi.
Suốt cả tiếng đồng hồ sau, không ai nhận là tác giả của tiếng bom láo lếu phạm thượng ấy. Cuối cùng, Tràng Giang phải cho giải tán, kêu gọi lương tâm và trách nhiệm, cố khui ra kẻ phá thối kia. Suốt ngày hôm sau, chúng tôi phải làm bản kiểm điểm vì tiếng cười vô ý thức, vô tổ chức kỷ luật bùng ra tập thể trong một không khí cực kỳ trang nghiêm. Dầu có làm gì đi nữa, cuối cùng ban lãnh đạo tờ báo cũng không tìm ra tên đế quốc ném bom đêm rằm ấy. Ban lãnh đạo quyết định đêm mười sáu âm lịch, anh em chúng tôi phải ngắm trăng đền hôm trước, thay vì ngồi dưới sương tiếng rưỡi đồng hồ, chúng tôi được vinh dự ngắm trăng tới ba tiếng.
Nhưng oái oăm thay, đến bảy giờ tối thì trời lại giáng xuống một cơn mưa dài và dai dẳng đến quá nửa đêm, thành ra chúng tôi được thoát nạn ngắm trăng. Tràng Giang buồn và căm lão trời lắm. Không biết trong giấc mơ đêm, anh ta có leo lên trời bắt Ngọc Hoàng Thượng Đế làm bản kiểm thảo hay không?
( trích chương 5, tiểu thuyết Ly Thân của Trần Mạnh Hảo.Bạn nào muốn xem tiểu thuyết Ly Thân của tôi xin cứ vào Fây Búc TMH tìm kiếm, sẽ ra cả 24 chương)

Sau phát rắm lịch sử giải thiêng công cuộc ngắm trăng tập thể ngoạn mục của kẻ phá bĩnh giấu mặt đêm rằm ấy, nhiều năm sau, công an đã tìm ra tên đế quốc ném “bom thối” hình như có tên là… Nguyễn Huy Thiệp.

Nói rõ hơn, Nguyễn Huy Thiệp, bằng thể loại truyện ngắn, đã đánh một phát rắm văn học ngoạn mục, tuyệt vời hơn bom, một phát rắm sang trọng giải thiêng nền văn học Việt Nam vốn ưa cúng cụ, giả lả, õng ẹo, đua đòi, nghiêm trang lễ phép, cứ lừ đừ như ông từ vào đền.

Thiệp văng cả cứt lên văn học Việt Nam trong truyện ngắn “Trương Chi”. Thiệp cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và vua anh hùng Gia Long cùng khoái ngửi mùi thơm hoa huệ hay hoa sứ rất riêng, rất thánh rỉ ra trong khe bướm của nàng công chúa Ngọc Bình, em ruột công chúa Ngọc Hân, lúc kẻ trước người sau cùng “chơi” nàng trên long sàng.

Sau hàng chục truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cho in trên báo “Văn Nghệ” trong hai năm 1987,1988 như “Tướng về hưu”, “Không có vua”, “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, “Phẩm tiết”, “Những bài học nông thôn”, “Những người thợ xẻ”, “Trương Chi”…đảng ta và nhân dân ta cùng nhất trí kết luận về tên nhà văn ăn gan hùm trời đánh này, long trọng tuyên bố cùng giai cấp vô sản trên toàn thế giới :

Image may contain: 2 people, people standing

Nguyễn Huy Thiệp là một thằng phá thối.

Thiệp có lối văn cũ nhất nước ta. Văn hắn giống văn “Tam Quốc”, văn “Thủy Hử”. Thiệp viết cứ hùng hục như gã hoạn lợn làm tình. Chả có gì đáng ca ngợi. Cớ sao đám đông rách việc điên lên vì được đảng cởi trói, nhảy ra như cào cào chấu chấu, vồ lấy tên phá thối mà thơm, mà vỗ tay ngợi ca đến thế ?

Ừ nhỉ, văn của gã giật cục nhát gừng, lấc cấc, nói theo kiểu người Miền Nam là văn Thiệp cà giựt cà tang, giống người đi giật cục như chân có tật. Văn với chả vẻ, chả ra làm sao mà thiên hạ đọc mê man đến thế ?

Phải nhờ công an vào cuộc thôi. Khám xem hắn có bỏ bùa mê thuốc lú vào truyện ngắn, hay có tẩm xì ke ma túy vào văn chương hổ báo của hắn hay không mà cả nước cứ như lên đồng, vồ lấy anh Chí Phèo tân thời, thằng ú ớ A Q Việt hóa mà ôm hôn, nói như nhà cách mạng kiêm nhà văn Chu Lai, văn Nguyễn Huy Thiệp hôi như cú. Lại còn có thứ văn hôi, văn thơm sao ? Một phát hiện cần phải có nhiều luận án tiến sĩ về lối ngửi văn này !

Hồi ấy, độ năm 1987,1988, Hảo tôi cùng với ông trời gầm “Linh Nghiệm” Trần Huy Quang đến xóm Cò bên Thanh Trì thăm Nguyễn Huy Thiệp.

Thiệp xuất hiện ngay ở cổng nhà hắn đón chúng tôi với ánh mắt vô cảm và miệng thì cứ như hoa. Nhìn hắn, cứ tưởng một trung niên còn sót lại của thế kỷ Nguyễn Du. Mặt hắn cũ kỹ, hệt như vừa lấy xuống từ gác bếp. Tướng mạo âm lịch. Dáng vóc rất cổ quái. Phải gọi hắn là dị nhân.
Quần ống thấp ống cao hệt như Thiệp vừa đi hoạn lợn về. Hắn khoe khu vườn nhà mình rộng cỡ vài nghìn mét vuông. Giữa lòng Hà Nội mà nhà đất bát ngát thế này, có thể hắn là tên giàu nhất trong đám nhà văn Việt Nam.

Hai quan bác thấy nhà đất tổ tiên để lại như thế, em viết văn đâu phải vì tiền. Văn viết để mưu sinh là văn vứt. Văn viết ra để phục vụ là văn cứt. Văn mà phải phục vụ chính trị, phục vụ con người là loài văn rác rưởi. Việc chó gì phải phục vụ ai. Thích thì chơi. Thích thì viết.

Thiệp vừa dắt hai ông mẹ ranh xem vườn vừa phán. Cứ tửng từng tưng như thế, hắn khoe tượng Phật Bà cao đến 10 mét. Mặt Phật y mặt Phạm Thị Hoài.

Gương mặt Phật Bà nhà em trang nghiêm phúc hậu, thánh thiện là thế mà có thằng chó chết vừa viết bậy trên báo là gương mặt đức Phật Bà trong vườn Nguyễn Huy Thiệp hơi bị dâm. Quân đểu. Phật tại tâm. Mà dâm cũng tại tâm. Chó cũng tại tâm !

Trần Huy Quang và Trần Mạnh Hảo hết dám bình luận gì, chỉ chắp tay : A di Đà Phật !

Đột nhiên, Thiệp chỉ tay vào hai ông khách quý hóa đếch mời mà đến như công an ra lệnh bắt bớ : cấm hai bác về, cơm rượu đã !

Ừ, cơm rượu thì cơm rượu. Vẽ thì vẽ. Quan đây cóc có sợ. Hắn đè hai ông ma bùn ra vẽ. Thằng này đúng là thằng vẽ học. Bày vẽ.Vẽ chuyện.Ong vò vẽ.

Nó bắt mình ngồi im như tượng. Mình bị vẽ. Nào quay phải. Quay trái. Nào tươi như hoa lên. Nào nghiêm như mặt cán bộ xem nào. Sao mặt quan bác cứ đêu đểu thế nào ấy. Một thằng đểu khen một thằng đểu. Toàn các nhà đểu học. Nó hành mình ra bã. May mà sau một tiếng đồng hồ, nó hét lên như Trương Phi : xong !

Nó đưa bức tranh vẽ mình cho mình như đưa một con rắn hổ mang. Nhìn thoáng thì hơi hơi giống mình. Nhìn lâu tí thì thấy giống con lợn. Nhìn lâu hơn nữa thì thấy nó vẽ mình mà mặt lại là Nguyễn Huy Thiệp.

Thì ra, dưới mắt nó, tất cả chỉ là phương tiện để nó vẽ nó, viết về chính nó. Quân nham hiểm. Nó viết về Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh cũng chính là nó viết về chính nó. Anh thợ xẻ, người hâm, ông tướng, thợ săn, gái điếm, thằng lừa tình, thằng hoạn lợn, gã giết người …trong truyện của nó cũng chỉ là chính nó mà thôi.

Ban tư tưởng văn hóa và A 25 quá ngây thơ khi bảo Nguyễn Huy Thiệp “biểu tượng hai mặt”. Thiệp, đại phản động, đại ma giáo như Dotoyepxki bao giờ cũng “biểu tượng muôn mặt”. Văn Thiệp khốc liệt, tàn bạo lúc nào cũng như một tên say rượu sắp hiếp dâm mà hơi văn lại giống kẻ tu hành. Hắn như con ma vô ảnh vô hình trong văn mình, hắn thiện ngay trong cái ác và ngược lại. Bọn giáo sư tiến sĩ khờ viết bao luận án về phong cách Nguyễn Huy Thiệp. Nó đếch có phong cách nào nhá. Nó là con kỳ đà văn chương. Nó viết rất phản động mà cứ tưởng nó ca ngợi cách mạng. Bắt nó á ? Còn khuya !

Trưa nó mang cơm gà, cơm cá thịnh soạn ra mời hai chú gà con Quang và Hảo, rước hai quan anh cùng đối ẩm với con cáo già Nguyễn Huy Thiệp. Nó sống thật 100% mà lúc nào cũng ngỡ nó đang nhập vai chính nó. Mặt nó rất kịch. Mặt nó nhìn lâu thì rất thánh nhưng thoáng nhìn thì rất điếm. Giời đầy nó xuống đây làm con thò lò văn chương chăng ?

Nó chơi bọn mình bằng cơm rượu. Mới uống ba bốn cốc rượu đế mà mặt nó đã thâm như b…thằng đánh giậm. Càng uống nó càng im, khiến hai thằng khách hơi bị hãi, đòi về. Mình nghi đây là một cách nó đi thực tế. Gài cho khách uống say huyên thuyên đủ chuyện để hắn cóp ý, rồi nấu thành rượu văn chương.

Cho mình đi đai sắc cái Thiệp ơi. Ấy là lúc 10 giờ khuya, vườn nó tối ngang hũ nút. Nó dạ một cái thất kinh. Một tay cầm cái đèn Hoa Kỳ, một tay cầm cái gậy khua rắn, chỉ thiếu tiền hô hậu ủng nữa là mình thành vua, vua đi đái. Cái toilet cổ kính của nhà hắn chừng như đã có từ 200 năm trước, rất khiếp.

Hắn đứng ngoài toilet rất nghiêm, tay cầm đèn giơ lên theo phong cách Quan Vân Trường cầm ngọn đuốc đứng ngoài cửa lầu suốt đêm, canh cho Cam phu nhân và Mi phu nhân ( vợ Lưu Bị) ngủ…

Nguyễn Huy Thiệp, trời đã sai gã xuống để phá thối.
Trong một xã hội toàn kẻ bốc thơm, thì một kẻ phá thối xuất hiện có khi là sự giải thoát, là thiên sứ của sự thật.

Nguyễn Huy Thiệp – một cú phá thối rất lịch sử, phá thối rất nồng nàn, để tiếng thơm muôn đời trong tiến trình văn học nước nhà thời kỳ sau đổi mới .,.

Sài Gòn ngày 2-5-2020

Trần Mạnh Hảo

Hàng ngàn nhà khoa học tại Hoa Kỳ bán kết quả nghiên cứu cho Trung Quốc

Thông qua chương trình “Kế hoạch Nghìn nhân tài” (TTP), trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã mua lại kết quả nghiên cứu từ hơn 7.000 nhà khoa học và các chuyên gia khác của Hoa Kỳ, theo báo cáo của Tiểu ban Thượng viện công bố ngày 18/11.

TTP chỉ là một trong số khoảng 200 chương trình “Tuyển dụng tài năng” của Trung Quốc. Trong khi nhận thù lao từ Trung Quốc, các nhà khoa học này cũng đồng thời nhận được tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ. Theo báo cáo, người nộp thuế ở Hoa Kỳ đã chi hàng trăm tỷ đô la Mỹ để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển mà cuối cùng Trung Quốc hưởng lợi.

Các trợ lý của quốc hội đã thông tin nhanh cho các phóng viên về báo cáo, họ đưa ra các ví dụ về những gì các nhà khoa học liên kết với TTP đã làm. Ví dụ, một nhà nghiên cứu tại Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tự ý tải xuống hơn 30.000 tài liệu và chuyển chúng cho Trung Quốc.

Một ví dụ khác, tại Viện Sức khỏe quốc gia có một nhà khoa học đã đưa một nghiên cứu đáng lẽ được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ về một viện nghiên cứu của Trung Quốc để thực hiện.

Đôi khi, các nhà khoa học đã chuyển sở hữu trí tuệ sang Trung Quốc, nhưng cũng có các trường hợp họ lại thiết lập các phòng thí nghiệm tương tự ở Trung Quốc để đồng thời tái tạo công việc của họ ở Hoa Kỳ.

Theo nhận xét của các trợ lý, chương trình “tuyển dụng nhân tài” thậm chí còn đem lại cho Bắc Kinh  nhiều thành công hơn mong đợi. Mục tiêu ban đầu là tuyển dụng 2.000 nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế, năm 2017, chương trình TTP đã thu hút được hơn 7.000 nhà nghiên cứu.

TTP hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của Ban tổ chức trung ương ĐCSTQ, nơi kiểm soát sự phân công công việc của hơn 90 triệu quan chức Đảng ở tất cả các cấp chính quyền.

Báo cáo là một bước quan trọng để hiểu được các nghiên cứu bằng nguồn tài trợ từ thuế của Hoa Kỳ đã đóng góp như thế nào cho sự trỗi dậy toàn cầu của Trung Quốc, các Trợ lý Quốc hội cho biết. Bản báo cáo được lập bởi Ủy ban về các vấn đề an ninh nội địa và Tiểu ban thường trực về điều tra của chính phủ do thượng nghị sĩ Rob Portman, Đảng Cộng hòa bang Ohio chủ trì.

Báo cáo tập trung vào cách thức chương trình TTP của Trung Quốc thỏa hiệp với các nhà nghiên cứu tại một số cơ quan của Hoa Kỳ, và đã chỉ ra rằng các cơ quan đó hầu như buông lỏng việc này.

Phần lớn mọi người đều biết đến TTP vì giới chức Trung Quốc đã đăng thông tin chi tiết chọn lọc về TTP trên các trang web chính thức. Nhưng vào năm 2018, khi nhận thấy bắt đầu có sự chú ý một cách nghiêm túc từ phía giới chức Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc đã xóa các liên kết trực tuyến về TTP trên web, bao gồm cả danh sách các nhà khoa học tham gia.

FBI hành động chậm trễ

Báo cáo đặc biệt chỉ trích FBI, cơ quan đã nhận được thông tin liên quan đến các thành viên của TTP và các kế hoạch tuyển dụng nhân tài khác vào năm 2016. FBI đã mất gần hai năm để phối hợp báo cáo các thông tin đó cho các cơ quan khen thưởng cấp liên bang, các trợ lý cho biết.

Do đó, báo cáo cho biết, Bắc Kinh đã có “cơ hội tuyển dụng các nhà nghiên cứu và nhà khoa học… của Hoa Kỳ, bao gồm 70 người đoạt giải Nobel và các viện sỹ Viện Hàn lâm”.

Các chi tiết bổ sung về phản ứng chậm của FBI đã được biên soạn từ báo cáo, nhưng báo cáo cũng nói rõ rằng cục điều tra “cần có một chương trình phối hợp quốc gia để chống lại mối đe dọa từ các kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc”.

Báo cáo của Tiểu ban cũng rất quan trọng đối với Bộ Năng lượng, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao. Báo cáo nêu rõ rằng các quan chức của Bộ Năng lượng đã xác định hàng trăm thành viên của TTP đang làm việc tại các vị trí khác nhau của bộ.

Theo báo cáo, các quan chức Bộ Ngoại giao đã “không theo dõi các chương trình tuyển dụng nhân tài TTP và hiếm khi từ chối (dưới 5%) đơn xin thị thực của các công dân Trung Quốc có thể có liên quan đến hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ”.

Các quan chức của Bộ Thương mại đã phê duyệt một số lượng đáng kể công dân Trung Quốc làm việc trên các công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ. Tiểu ban đã xem xét hồ sơ cá nhân của 2.000 người và phát hiện có 20 người là thành viên của các chương trình tuyển dụng nhân tài, hơn 150 người liên quan tới các trường đại học có liên đới với quân đội Trung Quốc và hơn 60 người cộng tác với Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc.

FBI và các quan chức cấp liên bang khác sẽ bị thẩm vấn vào ngày 19/11 trong phiên điều trần mở của Tiểu ban.

Thành Nam (biên dịch)

Theo Epoch Times / Tác giả: Mark Tapscott

Bức tranh toàn cảnh về sự thâm nhập của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ – P5,6

“30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, người Mỹ giờ không còn hiểu được sự nguy hại của chủ nghĩa cộng sản”, ông Marion Smith, Giám đốc Điều hành của Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản viết trên tờ USA Today ngày 8 tháng 11 năm 2019. “Có một lý do vì sao sau một thảm kịch lớn, chúng ta lại được nhắc nhở đừng bao giờ quên. Nhân loại có xu hướng lặp đi lặp lại những sai lầm tương tự.”

Viện Khổng Tử
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

*

Phần 5: Chiến dịch tuyên truyền
của ĐCSTQ ở các trường đại học Hoa Kỳ​

Trên danh nghĩa hợp tác và trao đổi văn hóa, ĐCSTQ đã thành lập Viện Khổng Tử, tài trợ và chỉ dẫn cho sinh viên Trung Quốc ăn cắp thông tin và áp chế tự do ngôn luận ở các trường đại học của Hoa Kỳ.

Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, ít nhất 9 đại học hàng đầu ở Mỹ đã nhận được tài trợ từ gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc trong 6 năm qua, trong đó có Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Princeton, Đại học California tại Berkeley và Đại học Cornell.

VOA đưa tin vào tháng 10/2019, tổng số tiền tài trợ lên đến 10,5 triệu đô la, chưa tính đến quà cáp trị giá dưới 250.000 đô la.

Ngày 2/2/2020, tờ New York Daily News đưa tin: “Từ năm 2004, Bộ Giáo dục Trung Quốc, thông qua một cơ quan có tên là Hán Ban, đã tài trợ và điều hành Viện Khổng Tử về nhiều mặt. Viện Khổng Tử giảng dạy tiếng Trung, lịch sử và văn hóa Trung Quốc tại các trường đại học trên khắp thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Hán Ban chịu trách nhiệm cung cấp giáo viên, sách giáo khoa và – quan trọng nhất là – vốn vận hành, một đề xuất hấp dẫn đối với ban quản lý trường nào cần tiền mặt.”

“Thứ sai rành rành ở đây là chúng ta trao giáo dục Hoa Kỳ vào tay một cơ quan tuyên truyền nước ngoài. Lý Trường Xuân, nguyên trưởng ban Tuyên giáo của ĐCSTQ, gọi Viện Khổng Tử là ‘một bộ phận quan trọng để Trung Quốc thiết lập tuyên truyền ở nước ngoài.’ Họ dạy lịch sử Trung Quốc theo định hướng của chính quyền Trung Quốc”, bài báo của Todd Pittinsky, Đại học Bang New York (SUNY) tại Stony Brook trên tờ New York Daily News cho hay.

Bài báo chỉ ra rằng các trường đại học có Viện Khổng Tử được yêu cầu thể hiện sự tôn trọng luật pháp Trung Quốc. Pittinsky viết: “Khi các quan chức của Hán Ban đi thăm Đại học Albany, các biểu ngữ về Đài Loan trên cửa của các giảng viên đều bị gỡ xuống.”

Pittinsky nói rằng thúc đẩy trao đổi văn hóa thì không có gì sai, nhưng nhiệm vụ của các Viện Khổng Tử là xuất khẩu quan điểm chính trị của Bắc Kinh. Lo ngại về việc mất tự do học thuật và phải đối mặt với sự kiểm duyệt từ Trung Quốc, một số trường đại học, trong đó có Đại học Chicago, Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, Đại học Bang Pennsylvania, Đại học McMaster và Đại học Miami-Dade, đã đóng cửa Viện Khổng Tử của họ.

*

Phần 6: Sự thâm nhập của ĐCSTQ
vào các cộng đồng Hoa Kỳ

Yleisradio (Yle), đài phát thanh công toàn quốc của Phần Lan, đã phát sóng một báo cáo điều tra hôm 15/3/2020 vừa qua về sự thâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Báo cáo có viết “Yle phát hiện gốc rễ các tổ chức ở Phần Lan có thể thuộc bộ máy kiểm soát của ĐCSTQ. Các hoạt động của họ có liên hệ với hoạt động chính trị đảng phái của Phần Lan. Điều đó có nghĩa là ảnh hưởng của Trung Quốc ở quốc gia này cũng giống ở quốc gia khác.”

Một trong những tổ chức này là Hiệp hội Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc của Phần Lan (FAPPRC), với khoảng 200 chi nhánh trên khắp thế giới. Tất cả đều ủng hộ chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ. Báo cáo có viết: “Các chuyên gia cho biết mục tiêu của tổ chức này là nhằm thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc và bịt miệng sự chỉ trích cường quốc mới nổi này. Thực tế, những tổ chức có liên đới với ĐCSTQ này thường ngụy trang dưới hình thức là các tổ chức phi chính phủ (NGO) thông thường.”

Cách xa hàng nghìn dặm, ĐCSTQ cũng đang xâm nhập vào Hoa Kỳ. Chẳng hạn, ĐCSTQ đã kiểm soát cộng đồng người Hoa ở Manhattan và Flushing ở New York nhiều thập kỷ qua.

Hội Liên hiệp Cộng đồng người Hoa miền Đông nước Mỹ là một trong ba tổ chức CPPRC (Hội đồng Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc) được thành lập tại New York. Tổ chức này có nhiệm vụ “xuất khẩu” các chính sách tuyên truyền kích động của ĐCSTQ. Chẳng hạn, ngày 11/2/2001, tổ chức tiền thân của nó đã tổ chức một cuộc họp bôi nhọ Pháp Luân Công. Lương Quan Quân, Hội trưởng Hội Liên hiệp Cộng đồng người Hoa ở miền Đông nước Mỹ tại thời điểm đó, cùng các cựu đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã tham dự cuộc họp và có bài phát biểu. Vào tháng 6 năm đó, Lương đã báo cáo lại với chính quyền Bắc Kinh trong một cuộc họp của các lãnh đạo hiệp hội Hoa kiều tổ chức tại Bắc Kinh: “Chúng tôi là hiệp hội nước ngoài đầu tiên công khai chống lại Pháp Luân Công. Việc này thể hiện đầy đủ lòng yêu nước của người Hoa tại hải ngoại.”

Ngày 7 tháng 8 năm 2008, một đơn khiếu nại Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York, Bành Khắc Ngọc, đã được đệ trình lên Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong đó cáo buộc ông ta tiếp tay các cuộc tấn công bạo lực xảy ra tại Flushing. Trong một băng thu âm, ông ta thừa nhận đã “bí mật khuyến khích” một số người tấn công vào hoạt động cộng đồng.

Năm ngoái, một số người thuộc phe thân Trung đã nói với các phóng viên của Epoch Times rằng họ đang được Lý Hoa Hồng, lãnh đạo của một nhóm mặt trận cộng sản tại Flushing, trả từ 30 đến 200 đô la để cầm cờ Trung Quốc “phản đối” một số hoạt động diễu hành phơi bày tội ác của ĐCSTQ. Tháng 3 năm 2019, một người trong cuộc phát biểu với Epoch Times tiếng Trung rằng, Lý được Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Thiên Tân, một cơ quan chính quyền Trung Quốc trả tiền. Các nguồn tin khác cũng cho rằng Lý nhận tài trợ của chính quyền Trung Quốc.

*

Karl Marx, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản, đã viết trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản như sau: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu – bóng ma của Chủ nghĩa Cộng sản”. Hơn 100 năm đã trôi qua, và bóng ma của chủ nghĩa cộng sản hiện đang ám ảnh Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.

Đại dịch virus corona đã trở thành thảm họa gần đây nhất do chủ nghĩa cộng sản gây ra. Trong những tháng qua, thế giới đã chứng kiến ​​ĐCSTQ kiểm duyệt thông tin ra sao, bưng bít các ca nhiễm và tử vong thế nào, chuyển hướng dư luận sang chỉ trích các quốc gia khác và tuyên truyền ra sao để tô vẽ bản thân thành vị cứu tinh ở cả trong và ngoài Trung Quốc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo từng nói: “Những người bị hại nhiều nhất do thông tin sai lệch của Trung Quốc – mà thực tế là họ đã bưng bít điều này ngay từ đầu – chính là người dân Vũ Hán và Hồ Bắc ở Trung Quốc.”

Khi dịch bệnh hoành hành khắp Trung Quốc và trở thành đại dịch toàn cầu, khoảng 75.000 người đã mất mạng, khoảng 1/5 số người trên thế giới đang bị phong tỏa, và vô số doanh nghiệp bị đóng cửa. Cả thế giới đã trở thành nạn nhân của sự bưng bít và xử lý sai của ĐCSTQ khi dịch virus corona bùng phát.

Hy vọng rằng Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới sẽ thoát khỏi sự thao túng của ĐCSTQ để có một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.

(Hết)

Đăng lại từ Minghui.org
Anh Tử, Điền Vân