Hai ngày nghỉ lễ, hàng trăm du khách đã tới nhà vườn Đức Đường ở huyện Nghi Xuân tham quan, nghỉ dưỡng, mở tiệc nướng.
Khu du lịch sinh thái nhà vườn Đức Đường ở thôn Nam Sơn, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân. Quần thể nằm sát bên dãy núi Hồng Lĩnh, rộng gần 2 ha, với hệ thống phòng nghỉ cộng đồng, homestay, villa, bể bơi, cầu treo, nhà vòm… mở cửa từ năm 2018.
Nơi đây từng là phim trường của một tiệm ảnh viện áo cưới. Chủ nhà vườn quê ở thành phố Hà Tĩnh đã thuê lại khu đất, bỏ ra 15 tỷ đồng cải tạo, xây mới nhiều hạng mục để làm du lịch sinh thái.
Du khách đến nhà vườn trong hai ngày nghỉ lễ thường đi theo gia đình, hoặc từng tốp 5-10 người. Họ có thể mang bếp nướng, thịt gà, thịt lợn, cá, xúc xích… đến tự tổ chức tiệc nướng. Bên cạnh đó, nhà vườn cũng cho thuê bếp và bán thực phẩm cho những ai không có điều kiện mang đi.
Từ ngày 30/4 đến 1/5, có hơn 500 lượt khách tới nhà vườn tham quan và thuê phòng nghỉ dưỡng. Theo chủ cơ sở, do ảnh hưởng của Covid-19, lượng khách giảm khoảng một nửa so với hai năm trước. Trên ảnh là gia đình du khách đến từ Nghệ An đang tạo dáng bên chiếc ôtô cổ, từng là đạo cụ chụp ảnh cưới.
“Nơi đây không khí trong lành, thoáng đãng, cảnh vật non nước hữu tình. Nhiều hôm tới chụp hình ở đem đăng lên mạng xã hội, bạn bè bình luận, cứ ngỡ tôi vừa đi Đà Lạt về”, chị Hồng Nhung (phải), trú thành phố Hà Tĩnh, nói.
Phía sau nhà vườn là hồ bơi hình trái tim, hàng ngày được thay nước để du khách “giải nhiệt”.
Nhiều hệ thống phòng nghỉ được xây theo kiến trúc cổ. Mỗi du khách khi vào nhà vườn phải mua vé 50.000 đồng. Nếu ai có nhu cầu nghỉ lại một ngày đêm sẽ phải thuê phòng nghỉ giá từ 300.000 đến 500.000 đồng, hoặc villa 700.000 đồng một ngày đêm.
Tại một số dãy phòng nghỉ, lối ra vào được thiết kế theo kiểu cổng vòm, hai bên trồng dày đặc hoa cúc, hoa trập trội.
Tại tầng 3 của dãy nhà kính là phòng sách của studio ảnh cưới để lại. Chủ cơ sở đã làm mới thêm nhiều loại sách bằng xốp, sắm thêm bàn ghế để biến không gian thành điểm chụp ảnh được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Cách hồ bơi khoảng 200 là cầu treo được là bằng dây sắt, hai bên đóng cọc gỗ lõi sắt, phía dưới giằng dây thép và lát ván.
Những ngày nghỉ lễ, nhiều đôi uyên ương tranh thủ tới nhà vườn chụp ảnh cưới. Trong ảnh anh Hùng và chị Hòa, đến từ Nghệ An, lưu lại những hình ảnh đẹp trước ngày trọng đại.
hình ảnhBUI VAN PHUTác giả và gia đình tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội
Tôi sinh ra trong miền Nam, sau ngày thày u tôi di cư vào Nam năm 1954.
Ngày còn bé chưa biết chiến tranh là gì. Đến năm 10 tuổi thấy đám tang ông chú họ với quan tài phủ cờ, nến lung linh, nghe nhiều tiếng khóc lóc thảm thương sao buồn quá.
Chú là sĩ quan Dù, chết trận ở Đồng Xoài. Thày tôi và bố chú đi nhận xác ở Tổng Y viện Cộng hoà. Nghe thày kể khi đi phải mang theo tỏi để lúc vào nhà xác đưa lên mũi khử mùi hôi.
Nhiều xác chết, không biết chú nằm ở đâu, bố chú khấn nguyện “Con ơi! Nếu con chết thiêng thì ra dấu cho bố biết để nhận con”. Một xác người động đậy và đó là chú.
Đám tang của chú là cái chết đầu tiên từ chiến trường tôi biết, là đám tang lính tôi theo thày u đi lễ tang.
Chiến tranh kéo dài. Nhiều người thân quen tử trận, theo phong tục tập quán là thân bằng quyến thuộc tụ họp cùng tang gia đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người mới qua đời.
Những cái chết khác nữa của người miền Nam
Chú Thuận, chú An cỡ tuổi thày tôi tử trận. U tôi lo lắm vì sợ thày bị thuyên chuyển ra đơn vị tác chiến.
Mậu Thân 1968 kinh hoàng rồi đến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 chiến trường sôi động, xóm ngõ có đêm văng vẳng tiếng khóc than từ người mẹ, từ các em của các anh đã bỏ mình vì nước: anh Trịnh Xuân Tác, anh Đinh Văn Vũ. Chú Nguyễn Văn Tuynh mất tích.
Đến lớp tuổi của mình. Tử trận sớm nhất là Nguyễn Văn Tuyển bạn học cùng trường Thánh Tâm khi chưa được đôi mươi. Rồi Trần Văn Doanh học chung ở trường cụ giáo Đồng.
hình ảnhBUI VAN PHUBạn học cùng trường Nguyễn Bá Tòng Gia Định. Tác giả đứng bên bìa phải, Lê Minh Châu, bìa trái, đã mất tích trong chiến tranh
Phạm Văn Thông là bạn học cũng từ trường Thánh Tâm. Thông thích làm thơ, viết văn và đã có nhiều bài đăng trên trang Mai Bê Bi của báo Chính Luận, với bút hiệu Mai Thông. Thông vào quân đội, phục vụ gần thành phố nên cũng hay có dịp gặp nhau trò chuyện văn chương học trò. Một cuối tuần Thông ghé chơi. Sáng hôm sau nghe tin bạn chết vì rớt trực thăng.
Duy Nam học chung lớp 12 ở Nguyễn Bá Tòng Gia Định. Nam có giọng hát truyền cảm vì là học trò của Duy Khánh. Hết lớp 12, Nam nhập ngũ rồi cũng không bao giờ trở về sau một lần đụng trận với bộ đội miền Bắc.
Lê Minh Châu học chung với nhau ở Nguyễn Bá Tòng. Xong lớp 11, đậu tú tài 1, nhưng Châu không được tiếp tục hoãn dịch vì sinh năm 1954, quá tuổi theo lệnh đôn quân.
Ra trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức, Châu mang lon chuẩn úy. Là con trai duy nhất trong gia đình, Châu được phục vụ đơn vị gần nhà, ở Cai Lậy, cách Sài Gòn chưa đến 100 cây số.
Gần thủ đô nên Châu hay được về thăm nhà, cùng bạn đi uống cà phê, ăn bò bía, ăn phở.
Một hôm, gia đình và bạn bè nhận tin đơn vị của Châu bị Việt Cộng tấn công. Châu mất tích. Gia đình xuống tìm. Có người chỉ chỗ và kéo ra một cái xác không đầu. Nhưng không phải Châu.
Hơn mười năm chiến tranh khốc liệt, bao nhiêu đám tang lính mà thày u tôi đã dự. Nhìn đàn con lớn lên, đến độ tuổi nhập ngũ thày u cũng lo cho tương lai của các con. Lo đêm không bị pháo kích. Lo cộng sản vào thành phố dân sẽ khổ.
hình ảnhKEYSTONE-FRANCENhiều gia đình Nam Định di cư vào Nam năm 1954 (hình tư liệu)
Nỗi buồn đất Bắc của u tôi
Tôi thấy thày u buồn, nhất là u, mỗi khi kể chuyện quê Bắc cho các con nghe. Chuyện đấu tố người thân, để cho chết đói ngoài chuồng trâu. Có người bị đứa con ở sỉ nhục trước mặt đám đông. U kể về ruộng vườn gia đình ngày xưa có nhiều, nhưng ông ngoại mê cờ bạc mà khuynh gia bại sản.
Nhớ lại ngày di cư vào Nam, u thường nhắc đến cái thau đồng có trong nhà, nó rò và đã được trít lỗ mấy lần. Đó là di sản duy nhất u đem được vào Nam. Ngoài ra chẳng có gì khác.
Thày u nói lúc đó cũng chỉ nghĩ đi hai năm, sau tổng tuyển cử rồi sẽ về lại. Đâu ngờ hai năm đã thành hai mươi năm.
Trong hai mươi năm đó, lúc đầu có bưu thiếp qua lại giữa hai miền để thân nhân biết tin nhau. Hình ảnh của tôi, chụp ở thảo cầm viên, chụp ở nhà thờ được dán lên bưu thiếp, gửi về cho anh em ngoài Bắc biết mặt.
Vài năm đường bưu thiếp bị cắt. Sau đó thông tin có được ít nhiều đều qua người quen bên Pháp, rồi mới tới Sài Gòn.
Sau hai mươi năm chiến tranh thày u chỉ mong hoà bình, đất nước thống nhất.
hình ảnhGETTY IMAGESNgười dân Nam Định lên đường di cư vào Nam năm 1954 (hình tư liệu)
Tôi và những bạn học cũng mong thế. Bao nhiêu người thân và bạn bè đã nằm xuống cho quê hương, chúng tôi chỉ mong hoà bình, góp tay xây dựng đất nước, mong hai miền thống nhất để một lần được ra thăm Huế, thăm Hà Nội.
Ngày đó tôi sẽ cùng thày u về thăm quê cha đất tổ ở làng quê Nam Định.
Ngày 30/4 đến tôi lại đang lênh đênh trên biển, trên một con tàu không máy được kéo đi từ bến Kho 5. Một mình, với mấy anh em con bác, bỏ lại thày u và sáu người em.
Nước mắt cứ tuôn rơi khi nghe tin Sài Gòn đầu hàng, còn trong đầu lại vang vang lời ca quen thuộc mới cùng hát với bạn bè hôm nào.
Anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát
Quay cuồng trời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam
hình ảnhBUI VAN PHUGia đình tác giả Bùi Văn Phú tại California dịp Tết Nguyên đán 2020
Khi đó tôi chỉ nhỏ hơn vài tuổi, so với tuổi của thày u ngày bỏ Bắc vào Nam. Nhớ lại lời u kể, lúc đó nghĩ hai năm sau có tổng tuyển cử rồi sẽ về Bắc lại. Còn tôi giờ đang ra đi mà sẽ không có ngày về, không bao giờ được gặp lại gia đình nữa.
Nghĩ về gia đình, quê hương thống nhất rồi thì sớm muộn thày u sẽ về thăm lại quê Bắc xưa ở làng Long Cù và làng Chiền, xã Trực Chính, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Những ngày mới đến Mỹ định cư, nhiều đêm tôi có ác mộng. Khi thì lơ lửng rơi. Khi kẹt lại quê nhà. Khi thi rớt. Khi bị vây hãm không đường chạy trốn.
Có một điều lạ là trong nhiều giấc mơ tôi lại được về Bắc, gặp những người anh em mà tôi chỉ nghe thày u nhắc đến chứ chưa biết mặt.
Hè năm 1995 tôi về thăm gia đình sau 20 năm xa cách. Chuyến đi đó tôi cũng sẽ ra Hà Nội và nếu có thể sẽ về Nam Định thăm quê của thày u.
Nghe thế cả nhà đều ngạc nhiên, vì dù đất nước thống nhất đã 20 năm nhưng thày u cũng chưa một lần về thăm như mong ước trước đây, dù lúc đó đã xa rời quê Bắc hơn 40 năm.
Hỏi ra mới biết không chỉ thày u, mà các cô chú bác, nhiều người thân khác, từ ngày di cư vào Nam cũng chưa về.
Tại sao? U chỉ kể chuyện sau 1975 có những người ngoài Bắc, là cán bộ cộng sản, vào Nam nhận họ nhận hàng có cách cư xử không thật thà mà còn rất đáng sợ.
Rồi những năm buôn gánh kiếm sống, có được một sạp ngoài chợ bán hành tỏi gia vị để nuôi các con, nhiều lần bị nhà nước chèn ép, nhưng nhất định u cãi vì những điều vô lí cán bộ đưa ra.
U chỉ biết đọc viết. Trải qua nhiều kinh nghiệm sống từ sau năm 1975, u thường nhắn nhủ các con “tin lời mấy ông cán bộ cộng sản thì bán thóc giống đi mà ăn.”
Không thích cộng sản nên thày u đã không về thăm quê Bắc cho đến ngày qua Mỹ định cư. Sau này thày có về, được các cháu đưa đi khắp nơi thăm xóm làng. Còn u thì nhất định không.
ảnhGETTY IMAGESTrẻ em trên xe xích lô Hà Nội năm 1995
Chúng tôi thăm quê xứ Bắc
Chuyến đi Hà Nội năm 1995 cho tôi thoả nỗi ước mơ có từ hai mươi năm trước, thời sinh viên thường ngân nga hát:
Huế Sài Gòn Hà Nội
Quê hương ơi sao vẫn còn xa
Huế Sài Gòn Hà Nội
Trong ta đau trái tim Việt Nam
Hà Nội trong tôi là lịch sử, là Thăng Long có từ gần nghìn năm.
Chúng tôi đi dạo 36 phố phường, loanh quanh Hồ Gươm, ngắm cầu Thê Húc, chùa Một Cột, thả bộ theo đường Thanh Niên, vào thăm Văn Miếu.
Ăn bún chả Hàng Mành, vịt lộn Hàng Mã, phở Lý Thái Tổ. Ghé phố Hàng Đào mua vải, đồ kỉ niệm.
hình ảnhGETTY IMAGESMột đường phố Hà Nội năm 1995
Nhìn những cây xà cừ toả bóng mát, ngửi hương hoa sữa lần đầu tiên trong đời.
Lần đó vợ chồng tôi còn bồng đứa con gái đầu lòng mới 6 tháng tuổi về Nam Định, trong một chuyến đi đột xuất, mạo hiểm, không hề biết đường đi nước bước, không địa chỉ. Chỉ biết nhờ một anh làm bên bộ ngoại giao hướng dẫn.
Đến nơi. Vào căn nhà ông cố đã xây dựng lên, trên bàn thờ có ảnh ông nội như trong Nam tôi đã thấy.
Khung hình trên tường có nhiều ảnh của tôi, ảnh đám cưới bên Mỹ từ trong Nam gửi ra.
hình ảnhBUI VAN PHUBia Quốc học Huế
Những lần sau, tôi đi thăm Huế và nhiều nơi từ Nam ra Bắc. Quê hương thống nhất đến nay đã 45 năm.
Khi mới đến Mỹ, mỗi ngày cuối tháng Tư tôi và bạn học cùng trường thường rủ nhau ra biển nhìn về hướng quê nhà, khi hoàng hôn chậm xuống mà lòng buồn vời vợi.
Nay không còn ra biển và cũng không còn buồn nữa.
Nhưng tháng Tư luôn gợi nhớ những năm tháng ở miền Nam học hành, vui chơi với bạn. Nhớ đến người thân, bạn bè đã hy sinh cho đất nước được hoà bình, tự do ấm no.
Hôm nay, một ngày cuối tháng Tư, xem lại chồng ảnh cũ chụp trong những chuyến về thăm quê hương.
Gặp lại cảnh Huế, Sài Gòn, Hà Nội, nhìn lại những ước mơ trong đời, tôi có ý thơ:
Sài Gòn, Hà Nội, Huế ơi
Tự do, Độc lập rong chơi chốn nào
Hạnh phúc trong giấc chiêm bao
* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả là một giảng viên đại học cộng đồng và là nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California
Tài sắc vẹn toàn, NSƯT Thanh Nga ra đi ở tuổi 36 khiến nhiều người tiếc nuối cho tài năng sân khấu cải lương.
NSƯT Thanh Nga từng là một tên tuổi chói sáng trong sân khấu cải lương nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung. Bà được ưu ái gọi bằng cái tên ‘Nữ hoàng sân khấu’. Thanh Nga không chỉ nổi tiếng về tài sắc mà còn được hầu hết công chúng nghệ thuật yêu mến vì nết na thùy mị và lòng nhân hậu vô bờ nổi bật trong làng nghệ sĩ.
Ngày 26/11/1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở một rạp hát thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM, nghệ sĩ Thanh Nga đã bước lên chiếc xe định mệnh Volkswagen màu xám nhạt về nhà và vĩnh viễn ra đi ở tuổi 36, sau phát súng của một kẻ lạ mặt. Hơn 40 năm rời cõi tạm, thời gian trôi xa nhưng những ký ức về bà trong lòng khán giả vẫn không phai nhạt.
Cố nghệ sĩ Thanh Nga – mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn.
Tài năng chói sáng của sân khấu cải lương
Những năm 1960-1970, người Sài Gòn không ai không biết đến cái tên Thanh Nga, một mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn. Cố Nghệ sĩ Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, con gái của trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nên ngay từ nhỏ bà đã được thừa hưởng tố chất của một người nghệ sĩ. Cái tên Thanh Nga đã là một “tượng đài” trong nghệ thuật cải lương của Việt Nam.
Từ lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu Thanh Minh, do nghệ sĩ Năm Nghĩa – dưỡng phụ của Thanh Nga – làm bầu gánh.
Năm 12 tuổi, bà vào vai bé Nghi Xuân trong vở Phạm Công – Cúc Hoa. Từ năm 16 tuổi, Thanh Nga trở thành một “ngôi sao sáng” của làng cải lương miền Nam nhờ hội tụ đầy đủ thanh sắc của một đào hát. Thanh Nga có chất giọng và phong cách diễn xuất được người trong nghề đánh giá là đặc biệt. Bà quyến rũ khán giả bằng giọng ca mùi mẫn, đầy cảm xúc, khi thanh thoát, khi day dứt cũng có lúc bi ai nhưng rất chân phương.
Đến tận ngày hôm nay, giọng hát và cách diễn của bà vẫn được xem là chuẩn mực để thế hệ nghệ sĩ ngày sau học tập.
“Thanh Nga nổi tiếng, có lượng fan hùng hậu nhưng ở cô ấy không tỏ vẻ ngôi sao kiêu kỳ. Ai tiếp xúc với Thanh Nga cũng thấy phong cách thanh lịch, nhẹ nhàng và hài hước. Đặc biệt, thái độ làm việc chuẩn mực của nữ nghệ sĩ, cô ấy đã không hẹn thì thôi, còn hẹn thì nhất định đến đúng giờ”, nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu – người từng chụp nhiều ảnh chân dung và sân khấu của NSƯT Thanh Nga chia sẻ.
Đến tận ngày hôm nay, giọng hát và cách diễn của bà vẫn được xem là chuẩn mực để thế hệ nghệ sĩ ngày sau học tập.
Những năm 1960 – 1970, Thanh Nga được coi là “nữ hoàng” trên sân khấu cải lương miền Nam. Bà từng đoạt giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới. Năm 1966, nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc với vai Giáng Hương trong vở Sân khấu về khuya.
Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang như Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn, Bên cầu dệt lụa, Phụng Nghi đình, Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng sóng Tiêu Tương...
Ngoài cải lương, Thanh Nga tham gia phim ảnh nhiều là từ năm 1969, bà trở thành một trong những diễn viên điện ảnh đại diện miền Nam tham dự Liên hoan phim Á châu tại Đài Bắc năm 1971, giải Diễn viên xuất sắc nhất tại Đại hội Điện ảnh Á châu tổ chức năm 1974 cũng tại Đài Bắc (Đài Loan) với vai cô gái Huế trong phim Nắng chiều, là đại diện gương mặt nữ duy nhất trong đoàn tham dự Đại hội Điện ảnh Ấn Độ năm 1969.
Hình ảnh của nghệ sĩ Thanh Nga vẫn còn lưu giữ trong những thước phim viện lưu trữ ở Tokyo, Paris, Hong Kong (Trung Quốc). Thanh Nga cùng Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương, là 4 gương mặt nữ diễn viên tiêu biểu, mỗi người với thế mạnh riêng, đã đóng phim nhiều nhất tại miền Nam (trước 1975).
‘Nữ hoàng sân khấu’ Thanh Nga: Xinh đẹp, tài năng và cái chết thương tâm
Hồng nhan bạc mệnh
Không chỉ nổi tiếng bởi tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực sân khấu, NSƯT Thanh Nga còn được nhiều người biết đến như một mỹ nhân của Sài Gòn. Gương mặt thanh tú, đôi mắt thu hút cùng nụ cười duyên dáng đã tạo nên một vẻ đẹp rất đặc biệt. Chính nét yêu kiều, quý phái này đã khiến bao người say mê.
NSƯT Thanh Nga từng được con một chủ tờ báo nổi tiếng ở Sài Gòn – Cậu Ba Thành vì say đắm mà đã đầu tư hơn về mặt hình ảnh cho bà bằng cách thuê hẳn một ê kip chuyên lăng xê cho đoàn hát. Cậu Ba Thành ngày đó còn có nhã ý tặng cho Thanh Nga cả một rạp hát mới xây, nhưng đã bị mẹ Thanh Nga từ chối.
Cất công theo đuổi là thế nhưng Thanh Nga chưa một lần để mắt đến chàng công tử hào hoa này. Vì đối với Thanh Nga, những cách thể hiện tình cảm bằng quyền lực, tiền bạc không bao giờ làm bà lay động.
Nghệ sĩ Thanh Nga ra đi ở tuổi 36 khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.
Bà đến với đại uý Mẫn khi đã là tên tuổi chói sáng của sân khấu cải lương. Tháng 11/1967, Thanh Nga và Đại úy Mẫn tổ chức lễ cưới. Tiệc cưới được tổ chức linh đình tại nhà hàng, báo chí và nghệ sĩ tham dự rất đông, tình yêu của họ tưởng chừng như bất tận nhưng cuối cùng cũng ‘đường ai nấy đi’ vì đại uý Mẫn dính vòng lao lý.
Nghệ sĩ Thành Được sau khi chia tay nghệ sĩ Út Bạch Lan cũng từng say đắm Thanh Nga mà không được đáp lại. Ông đã đeo đuổi và dùng cả thế lực ngoài đời để chinh phục cho bằng được Thanh Nga. Tuy nhiên khi hai người đã nên duyên thì Thành Được lại mải mê đuổi theo những hình bóng giai nhân khác – là nguyên nhân làm cho Thanh Nga quyết định rời xa ông để lập gia đình.
Cuộc đời Thanh Nga là một chuỗi nhưng thăng trầm trong chuyện tình yêu. Và dường như bến đỗ hạnh phúc đích thực dành cho bà xuất hiện khi bà gặp và lấy ông Phạm Duy Lân. Một mối tình có thể nói là định mệnh.
Dù trải qua nhiều mối tình và một cuộc hôn nhân đổ vỡ nhưng cuối cùng Thanh Nga cũng gặp được người đàn ông của đời mình. Phạm Duy Lân yêu thương vợ, đi đâu cũng tháp tùng, bên cạnh vợ 24/24.
Cuộc tình của Thanh Nga và người chồng Phạm Duy Lân là cuộc tình định mệnh của đời bà. Sau khi kết hôn với Phạm Duy Lân, bà sinh được một con trai là Phạm Duy Hà Linh. Nhưng rồi cuộc sống êm đềm và hạnh phúc của họ lại khép lại bằng cái chết đầy bi kịch của cả hai vợ chồng do bị sát hại năm 1978.
Nghệ sĩ Thanh Nga ra đi ở tuổi 36 khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Năm 1984, bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu NSƯT. Năm 2015 tên bà được đặt cho một con đường thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM.
Cổ nhân giảng: “Tướng do tâm sinh”. Tướng ở đây không chỉ là tướng mạo, mà còn là hoàn cảnh xung quanh của một người. Nếu một người mà có ý nghĩ tiêu cực thì hoàn cảnh xung quanh của người ấy cũng trở nên không tốt, rất nhiều mâu thuẫn sẽ nối gót nhau mà đến. Trái lại, nếu một người mà luôn vui vẻ và tràn đầy ý nghĩ lạc quan tích cực thì hoàn cảnh dường như sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Đời người không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Bất kỳ ai cũng luôn phải đối mặt với những khó khăn, thất bại và phiền não xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi đối mặt với thất bại, nếu một người có thể giữ được tinh thần lạc quan, tự tin và rộng mở, thì người ấy sẽ có thể chuyển bình thường thành giàu có, khó khăn thành thoải mái, và thậm chí có thể chuyển sự đau khổ trở thành những trải nghiệm tốt đẹp và quý giá cho bản thân.
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế, nhưng đặc biệt là một thương gia đã góp phần thương mại hóa rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta. Ông còn nổi tiếng là người lạc quan, tích cực, hướng về phía trước.
(Ảnh qua Real Leaders)
Tháng 12/1914, Thomas Edison đã chứng kiến phòng thí nghiệm của ông bị đốt thành tro bụi bởi một vụ cháy lớn. Chỉ trong một đêm, ông gần như đã mất đi tất cả thành quả nhờ lao động khó nhọc trong suốt cuộc đời mình.
Tuy Edison đã được bảo hiểm số tiền 238.000 đô-la cho phòng thí nghiệm, nhưng tổn thất thực sự trong vụ cháy ước tính hơn 2 triệu đô-la.
Mặc dù vậy, theo hồi ức của Charles Edison đăng trên Reader’s Digest vào năm 1961, Edison đã hài hước nói với cậu con trai 24 tuổi rằng: “Tìm mẹ và các bạn mẹ đi con. Họ sẽ không bao giờ nhìn thấy một đám cháy lớn hơn thế này đâu đấy.”
“Mặc dù đã hơn 67 tuổi, tôi sẽ bắt đầu lại vào ngày mai”, Edison đã nói với một phóng viên như vậy về đám cháy. Chuyện kể rằng, ba tuần sau vụ cháy, Edison đã cho ra đời chiếc máy hát đầu tiên.
Thất bại và phiền não không chỉ khiến người ta trở nên thất vọng, mà nó còn là cơ hội để bắt đầu lại mới hoàn toàn, tựa như tôi luyện trong ngọn lửa khắc nghiệt. Trên con đường đời, bất kể một người có rên rỉ, phàn nàn bao nhiêu sau khi bị vấp ngã thì cũng không hề có tác dụng gì. Chỉ bằng cách dũng cảm đứng dậy, người ấy mới thực sự là mạnh mẽ. Chỉ có thay đổi tâm thái của mình, giữ vững tinh thần lạc quan thì người ấy mới cải biến được hoàn cảnh khó khăn trước mặt.
Mặc dù vụ cháy lớn đã thiêu rụi tất cả tài sản hữu hình, bao gồm sổ ghi chép dữ liệu và thiết bị thí nghiệm, nhưng nó không thể xóa đi sự lạc quan rộng rãi, cũng không thể thiêu cháy được những ý tưởng và sáng kiến của Thomas Edison.
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh rằng một người rộng lượng, hào phóng và lạc quan thì sẽ có một tâm hồn thanh thản, cũng như sống một cuộc sống thoải mái, khỏe mạnh và trường thọ.
Hai bác sĩ thuộc Trường đại học John Hopkins của Mỹ từng làm một nghiên cứu như sau. Họ lựa chọn ngẫu nhiên 127 sinh viên, tốt nghiệp từ năm 1949 đến 1964 và chia làm hai nhóm dựa trên tính cách của những người này. Những người thuộc nhóm một là những người có tính cách thận trọng và thiếu thích nghi, trong khi những người thuộc nhóm hai là người có tinh thần lạc quan, tính cách cởi mở và linh hoạt.
Kết quả cho thấy, những người thuộc nhóm một có tỷ lệ cao về bệnh tật và tử vong sớm. 15 năm sau khi tốt nghiệp đại học, 13 người trong nhóm một đã qua đời, trong khi tất cả những người thuộc nhóm hai vẫn còn sống và có sức khoẻ tốt hơn nhiều so với những người còn sống trong nhóm một.
Từ nghiên cứu này có thể thấy, tinh thần lạc quan của một người là có liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh và trực tiếp ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ấy.
Đại đa số con người thế gian quá chấp trước vào những thứ vật chất hữu hình, mà bỏ quên các tài sản vô hình, từ đó rất khó vượt qua thất bại và phiền não. Trước khó khăn, lạc quan, tích cực và khoáng đạt có thể khiến con người “tân sinh” và nó cũng là kho báu vô hình trong đời người. “Tướng do tâm sinh, cảnh tuỳ tâm chuyển”, hết thảy hoàn cảnh không tốt đều được cải biến bắt đầu từ nội tâm của bản thân mình.
Tổng thống Donald Trump nói rằng Mỹ là quốc gia bị tổn thương nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán và ông sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về thảm họa này, phải bồi thường. Bắc Kinh đang chịu áp lực chưa từng có do chính mình gây ra. Hình ảnh Nhà Trắng Hoa Kỳ. (Ảnh: pixabay)
Theo nhiều thông tin, Hoa Kỳ – quốc gia bị tổn hại nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán, sẽ yêu cầu chính quyền Bắc Kinh bồi thường vì đã gây ra thảm họa toàn cầu này. Một số kế hoạch khả thi tiến hành để đạt được mục tiêu đòi bồi thường đang được triển khai. Bắc Kinh đang chịu áp lực lớn chưa từng có từ trước tới nay.
Theo VOA, vào ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì đã không thông báo về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán một cách kịp thời và chính xác, và ông cũng đề cập tới chính quyền Bắc Kinh.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng tối hôm đó, khi trả lời câu hỏi của phóng viên, Tổng thống Trump đã nói: “Chúng tôi sẽ có một đề xuất rất sớm”. Ông nói rằng đề xuất này có “liên quan đến WHO, và sau đó là Trung Quốc”.
Trước đó, Hoa Kỳ đã đóng băng khoản hỗ trợ tài chính khổng lồ dành cho WHO. Đây là một lần nữa chỉ trong vòng 1 tuần ông Trump ám chỉ sẽ yêu cầu Bắc Kinh bồi thường.
Đại dịch đã khiến nền kinh tế Mỹ trong quý đầu năm nay giảm 4,8%, 20 triệu người bị thất nghiệp và vô số người phải ở trong nhà. Mỹ đã có hơn 1.130.000 ca xác nhận nhiễm virus và hơn 65.000 ca tử vong. Cơn thịnh nộ đối với chính quyền Bắc Kinh vì đã giấu giếm thông tin bệnh dịch đã khơi mào cho một loạt các kế hoạch mang tính trừng phạt. Sau khi im lặng, Nhà Trắng đã bắt đầu bày tỏ thái độ.
Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố rằng họ sẽ yêu cầu Bắc Kinh bồi thường
Theo tin trên trang web chính thức của Nhà Trắng, tại cuộc họp giao ban tại Nhà Trắng hôm thứ Hai (27/4), một phóng viên đã hỏi: “Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy hầu hết người Mỹ đổ lỗi cho Bắc Kinh gây ra sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán. Tổng thống thấy thế nào và làm thế nào để Bắc Kinh chịu trách nhiệm?”
Tổng thống Trump nói: “Có nhiều cách để buộc họ phải chịu trách nhiệm. Bạn có thể biết rằng chúng tôi đang thực hiện một cuộc điều tra rất nghiêm túc. Và chúng tôi không hài lòng với chính quyền Trung Quốc. Chúng tôi không hài lòng với tình hình này vì chúng tôi nghĩ rằng đại dịch virus lẽ ra đã được chặn sớm, và nó sẽ không lan ra khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi nghĩ lẽ ra phải như thế. Do đó, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn kết quả điều tra tới thời điểm thích hợp, nhưng chúng tôi đang điều tra nghiêm túc”.
Một phóng viên sau đó hỏi: “Đức đưa ra hóa đơn yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại 130 tỷ Euro. Chính phủ Mỹ sẽ xem xét làm như thế?”.
Tổng thống Trump nói: “Chúng tôi có thể làm dễ dàng hơn. Chúng tôi có cách làm mọi thứ dễ dàng hơn thế này. Đức đang nghiên cứu, chúng tôi cũng đang nghiên cứu, hơn nữa chúng tôi đang nói về khoản tiền bồi thường nhiều hơn của Đức”.
Ông nói tiếp: “Chúng tôi chưa xác định số tiền cuối cùng. Đó sẽ là rất lớn. Nếu bạn nhìn toàn thế giới, ý tôi là, đây là sự phá hoại trên phạm vi toàn thế giới. Đây không chỉ là sự phá hoại đối với Hoa Kỳ, mà đây là cả thế giới”.
Hôm 29/4, Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng xác nhận kế hoạch của Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh bồi thường. Ông nói trong cuộc họp báo: “Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi rất rõ ràng, là giải quyết cuộc khủng hoảng này. Trong cuộc khủng hoảng này, chúng tôi thấy mình là nạn nhân trực tiếp của đại dịch này, nó đến từ Vũ Hán, Trung Quốc”.
“Chúng tôi cần thời gian để đánh giá làm thế nào để truy cứu trách nhiệm cho kẻ gây ra những mất mát về tính mạng và khối tài sản khổng lồ của hàng ngàn người Mỹ, không chỉ của cải của người Mỹ, mà cả thiệt hại kinh tế toàn cầu do đại dịch gây ra”, ông nói.
Hoa Kỳ đang xây dựng một kế hoạch cụ thể khả thi
Tổng thống Trump đề xuất sẽ yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải trả tiền phạt tài chính “đáng kể” cho các quốc gia chịu thiệt hại từ đại dịch, nhưng làm thế nào để buộc Bắc Kinh chấp nhận hình phạt cần phải cân nhắc nhiều.
Theo tin từ Fox News và Washington Post, các nhà lập pháp và quan chức Hoa Kỳ các cấp đã đưa ra các ý tưởng và kế hoạch cụ thể khác nhau để thực hiện trừng phạt Trung Quốc.
Một số nghị sĩ muốn tước quyền “miễn trừ chủ quyền” của chính quyền Bắc Kinh được luật liên bang Hoa Kỳ trao cho, để những người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch có thể khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Hoa Kỳ. Các ý tưởng này đã được đề xuất bởi những nghị sĩ Mỹ theo ‘phái diều hâu’ như Thượng nghị sĩ Tom Cotton, Thượng nghị sĩ Martha McSally và Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn.
Trước đây, Bắc Kinh có thể bỏ qua bất kỳ mệnh lệnh nào của các thẩm phán Mỹ ban hành, nhưng luật trên và vụ kiện sẽ đặt nền móng cho việc tịch thu tài sản của các quan chức Bắc Kinh thuộc các khu vực tài phán của Hoa Kỳ.
“Quá trình đưa ra mệnh lệnh thông qua phán quyết vốn là một chiến thắng, bởi vì các quan chức ở Bắc Kinh sẽ không bao giờ biết khi nào có thể nhận được phán quyết”, một trợ lý của đảng Cộng hòa làm việc tại Thượng viện nói.
Cách làm của tiểu bang Missouri cũng đáng học hỏi. Theo Fox News, vào ngày 21/4, chính quyền tiểu bang Missouri đã đệ đơn kiện chính quyền Bắc Kinh và các cơ quan chính quyền Trung Quốc ở tất cả các cấp, và vụ kiện trực tiếp điểm tên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Các quan chức Missouri cho biết, ngoài việc truy tố chính phủ, bằng cách truy tố Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông qua việc kiện những người vốn khống chế phần lớn trong đảng, họ sẽ có thể đưa ra yêu cầu mà không chịu hạn chế Luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài.
Ngoài ra, họ tuyên bố rằng vụ kiện của họ cũng phù hợp với một số ngoại lệ nhất định của Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài và có thể đưa ra yêu cầu.
Trong số các đề xuất, một số đã được ấp ủ trong một thời gian dài. Trong một cuộc họp báo vào ngày 29/4, ông Pompeo gợi ý rằng chính phủ sẽ không chùn bước đưa ra trừng phạt tích cực với bất kể hình thức nào.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ nắm chắc thời cơ”.
Bắc Kinh rơi vào khốn cảnh chưa từng có kể từ khi thành lập
Theo nhiều tin truyền thông, các quốc gia hiện đang yêu cầu Bắc Kinh bồi thường bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Ý, Đức, Ai Cập và Ấn Độ. Trong số đó, Ý và Đức đã đưa ra yêu cầu với chính quyền Bắc Kinh nhân danh chính phủ.
Ngoài việc phải đối mặt với khoản tiền bồi thường khổng lồ, các nhà phân tích chỉ ra rằng Bắc Kinh cũng phải đối mặt một cuộc tẩy chay của nhiều quốc gia trên thế giới, như Hoa Kỳ và Đức (đại diện cho Liên minh châu Âu).
Theo VOA, bà Nadege Rolland, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Văn phòng Nghiên cứu Châu Á tại Washington, DC. cho rằng Bắc Kinh đang gặp phải thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập.
Bà nói: “Như chính ông Tập Cận Bình thừa nhận, đây là thời điểm vô cùng khó khăn đối với Bắc Kinh và là một thách thức chưa từng có. Kể từ khi thành lập, đây là một cuộc khủng hoảng chưa từng có”.
Bắc Kinh đang rơi vào một vòng xoáy của thảm họa và áp lực lớn do chính mình gây ra.