Trung Quốc thê thảm: Nội tình bết bát, thế giới tẩy chay

Có thể nói, chưa khi nào Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như trong thời buổi dịch bệnh này. Cùng với virus, khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm, máy trợ thở… ĐCSTQ tung hoành ngang dọc thế giới, từ cố “xỏ” vai một nhà “ngoại giao khẩu trang”, đã dần lộ nguyên hình là nhà “ngoại giao chó sói”.

Nhưng càng hung hăng bao nhiêu, Trung Quốc càng tỏ ra yếu thế bấy nhiêu trước uy lực của Hoa Kỳ cùng liên minh các cường quốc thế giới. Với nội tình đầy rối ren, xem chừng Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình đang ở nơi xa lắm…

Đối với ĐCSTQ, thảm hoạ chưa bao giờ là điều tồi tệ, nói chính xác hơn, thể chế tàn bạo này luôn lợi dụng cơ hội trong các thảm họa. Liệu Tập Cận Bình sẽ “phiêu lưu” xa đến đâu khi vào lúc Bắc Kinh phô trương sức mạnh ngoài Biển Đông, hăm doạ Đài Loan, tiếp tục đàn áp phong trào dân chủ tại Hồng Kong, thì nội tình lại có nhiều rối ren từ kinh tế, xã hội đến chính trị.

ĐCSTQ: Một quốc gia, hai kỳ họp, nhiều mối đe doạ…

Ngày 22/5/2020, với dáng vẻ đầy lo âu, ông Thủ tướng Lý Khắc Cường bước lên bục phát biểu trong kỳ họp Lưỡng hội thường niên của ĐCSTQ. Trong bài diễn văn ngắn chưa từng thấy, ông Lý Khắc Cường đã không đưa ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể cho năm 2020, trong bối cảnh tăng trưởng quý I/2020 giảm đến 6,8% – đánh dấu mức tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ khi ĐCSTQ cho công bố GDP từng quý vào năm 1992. Từ bỏ mục tiêu tăng trưởng cũng đồng nghĩa ĐCSTQ thừa nhận nền kinh tế đã trở nên khốn đốn đến mức nào.

Tóm lại, cuộc họp bao phủ trong không khí u ám của những con số: Không có mục tiêu GDP cho năm 2020, thâm hụt ngân sách chiếm 3,6% GDP, phí/thuế doanh nghiệp giảm 2,5 nghìn tỷ NDT, ngân sách quốc phòng khiêm tốn 6,6% (2019 là 7,1%), cùng “trái bom” nổ chậm trị giá 1 nghìn NDT thông qua phát hành trái phiếu.

Từ bỏ mục tiêu tăng trưởng cũng đồng nghĩa ĐCSTQ thừa nhận nền kinh tế đã trở nên khốn đốn đến mức nào.
Từ bỏ mục tiêu tăng trưởng cũng đồng nghĩa ĐCSTQ thừa nhận nền kinh tế đã trở nên khốn đốn đến mức nào. (Getty)

Giờ đây, ĐCSTQ không những phải đối mặt với những “tai ương” kinh tế, sự bất mãn dâng cao trong lòng dân chúng, mà thể chế tàn bạo này còn đang rối như tơ vò trước các vấn đề an ninh quốc gia cực kỳ nhạy cảm: Hồng Kông và Đài Loan.

Nội tình bết bát

Mối quan tâm hàng đầu của ĐCSTQ không phải là phòng ngừa dịch bệnh hay có bao nhiêu người chết trong đại dịch, mà mục đích của nó là tìm kiếm sự ổn định để phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đã trở thành chìa khóa để giải quyết các vấn đề bất ổn trong nước, và ổn định xã hội trở thành điều kiện tiên quyết của ĐCSTQ.

Vì vậy, ĐCSTQ đã sử dụng nguồn lực “phi thường” để đàn áp các quyền tự do của người dân, đặt các phương tiện truyền thông hoạt động dưới sự kiểm soát đến nghẹt thở, và bất cứ một sự phản biện nào đối lập với quan điểm của Đảng đều có thể dẫn đến bị bắt bớ, bỏ tù. Điều này đã khiến người dân Trung Quốc sợ hãi lặng lẽ chấp nhận sự thống trị của ĐCSTQ, tạo nên “tính hợp pháp” cho Đảng hơn là cho chính đất nước.

Tuy nhiên “Đảng” tính không bằng Trời tính: Kinh tế ảm đạm, thất nghiệp tràn lan, niềm tin sụt giảm, lòng dân oán thán, quan chức bất tuân, tâm lý kỳ thị – bất bình đẳng xã hội dâng cao, và “chủ nghĩa ly khai” tự phát là những gì mà ĐCSTQ hiện giờ đang phải đối mặt.

Điều ĐCSTQ quan tâm chỉ là sự ổn định tuyệt đối nhằm đảm bảo quyền lực thống trị của nó tại Trung Quốc. Cách hành xử bạo quyền, trấn áp mọi hành động phản kháng của người dân và thế giới càng khiến ĐCSTQ rơi vào tình trạng hỗn mang, tứ bề thọ địch. (Getty)
Điều ĐCSTQ quan tâm chỉ là sự ổn định tuyệt đối nhằm đảm bảo quyền lực thống trị của nó tại Trung Quốc. Cách hành xử bạo quyền, trấn áp mọi hành động phản kháng của người dân và thế giới càng khiến ĐCSTQ rơi vào tình cảnh hỗn mang, tứ bề thọ địch. (Getty)
  • Kinh tế điêu đứng

Năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, với gần 2/3 hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế trừng phạt của Mỹ, kéo GDP tụt dốc 6,1% – là mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Với những đòn trừng phạt thuế quan liên tiếp của Tổng thống Trump, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã bị “đột quỵ” và “chết lâm sàng” ngay cả khi đại dịch còn chưa ập đến. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ngấp nghé bên vực nợ nần và phá sản.

Vì vậy đối với ĐCSTQ, bảo vệ nền kinh tế và ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp vượt khỏi tầm kiểm soát đã trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm, chính quyền Bắc Kinh đã hối thúc các ngân hàng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, để giúp kiềm chế sự sụp đổ kinh tế từ sự bùng phát của đại dịch thông qua các đợt phát hành trái phiếu.

Mới đây, với việc phát hành thêm trái phiếu trị giá 1 nghìn tỷ NDT (khoảng 140 tỷ đô la), Trung Quốc lại có thêm một “quả bom” nợ lơ lửng treo trên đầu. Bởi việc chi tiêu nhiều hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng – với hàng trăm thành phố, đô thị ma trên khắp cả nước – bong bóng bất động sản phình to đã dẫn đến Trung Quốc ngập trong nợ nần.

Việc chi tiêu nhiều hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng - với hàng trăm thành phố, đô thị ma trên khắp cả nước - bong bóng bất động sản phình to đã dẫn đến Trung Quốc ngập trong nợ nần. (Getty)
Việc chi tiêu nhiều hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng – với hàng trăm thành phố, đô thị ma trên khắp cả nước – bong bóng bất động sản phình to đã dẫn đến Trung Quốc ngập trong nợ nần. (Getty)

Đại dịch virus Vũ Hán chỉ là giọt nước tràn ly khi mà trước đó không ít doanh nghiệp Trung Quốc đã hoạt động bết bát. Phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings chỉ rõ, trong 2 năm qua, số vụ vỡ nợ trái phiếu ở Trung Quốc tăng đột biến, lan sang cả các doanh nghiệp nhà nước – đối tượng được xem là luôn hưởng lợi từ hỗ trợ của chính phủ.

Báo cáo từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, chỉ trong tháng 4/2020, nợ chính quyền địa phương đã tăng thêm 286,7 tỷ NDT (tương đương 40,4 tỷ USD). Trong 5 tháng đầu năm, khoản nợ này đã lên tới gần 3 nghìn tỷ NDT (2019 là 1,9 nghìn tỷ NDT). Có thể nói, Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực tài chính chưa từng có trong năm nay.

Thêm nữa, chỉ trong quý 1/2020, đã có khoảng gần nửa triệu doanh nghiệp Trung Quốc tuyên bố phá sản – đây cũng là thách thức đau đầu mà ĐCSTQ phải đối mặt trong nỗ lực hồi phục nền kinh tế.

Sự sụt giảm nhu cầu trong nước, đặc biệt là cú sốc sụt giảm nhu cầu ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, đã khiến nhiều hãng xưởng, công ty Trung Quốc buộc phải đóng cửa, các khu trung tâm mua sắm bị bỏ hoang… đe dọa doanh số trong thị trường bán lẻ, đã dẫn đến “thảm họa” thất nghiệp.

Sự sụt giảm nhu cầu trong nước, đặc biệt là cú sốc sụt giảm nhu cầu ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, đã khiến nhiều hãng xưởng, công ty Trung Quốc buộc phải đóng cửa
Sự sụt giảm nhu cầu trong nước, đặc biệt là cú sốc sụt giảm nhu cầu ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, đã khiến nhiều hãng xưởng, công ty Trung Quốc buộc phải đóng cửa. (Getty)
  • Thất nghiệp tràn lan

Ác mộng đối với ĐCSTQ không phải là số người chết vì virus Vũ Hán, mà là tỉ lệ GDP sụt giảm thê thảm. Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc sẽ không đủ sức tạo ra công ăn việc làm cho người dân, dẫn đến nguy cơ đại loạn sẽ trở thành hiện thực.

Dữ liệu chính quyền Bắc Kinh cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là từ 4-5%. Tuy nhiên, dữ liệu này chưa tính đến nhóm lao động di cư trong số 290 triệu lao động nhập cư làm việc trong ngành xây dựng, sản xuất và dịch vụ. Vì vậy, ước tính có tới 80 triệu người thất nghiệp.

Theo các nhà kinh tế của Société Générale, nếu tính cả số lao động bị sa thải hoặc cho nghỉ không lương trong quý 1/2020 có thể lên đến 130 triệu người, điều đó đồng nghĩa gần 10% dân số Trung Quốc được cho là thất nghiệp.

Vào thời điểm tăng trưởng kinh tế âm, Tổng thống Donald Trump lại tiếp tục phát động thương chiến, đã đe doạ thêm khoảng 200 triệu việc làm ở Trung Quốc đang nằm trong khối doanh nghiệp làm ăn với nước ngoài. Chưa kể đến một lượng lớn công ty nước ngoài tháo chạy khỏi Trung Quốc, thực tế nghiệt ngã này đang đẩy ĐCSTQ vào thế đu dây.

Ác mộng đối với ĐCSTQ không phải là số người chết vì virus Vũ Hán, mà là tỷ lệ thất nghiệp tràn lan. Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ đại loạn thực sự. 
Ác mộng đối với ĐCSTQ không phải là số người chết vì virus Vũ Hán, mà là tỷ lệ thất nghiệp tràn lan. Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ đại loạn thực sự. (Getty)

Ngoài ra, ĐCSTQ sẽ phải hứng thêm một cú đòn khác trong vài tháng tới. Đó là khoảng 8,7 triệu sinh viên đại học sẽ tốt nghiệp vào mùa hè năm nay, và con số đó sẽ tăng lên hơn 10 triệu nếu tính gộp cả sinh viên tại các trường cao đẳng và dạy nghề khác.

Tất cả những dữ liệu trên đang đẩy Trung Quốc vào một cơn co thắt thập tử nhất sinh. Nếu thất nghiệp tăng vọt, tình trạng bất ổn xã hội có thể sẽ xảy ra. Đây mới chính là “quả bom” có sức công phá hạng nặng tại một đất nước mà bảo hiểm thất nghiệp hoạt động kém cỏi.

Chính quyền Bắc Kinh kinh hãi nhất điều này, bởi nó không chỉ gây ra các rủi ro mất ổn định kinh tế xã hội, dẫn đến các cuộc biểu tình và tội phạm tăng vọt, mà còn làm xáo trộn hình ảnh của ĐCSTQ trong mắt công chúng – vốn được xây dựng dựa trên những lời hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng cho muôn dân.

Đối với Tập Cận Bình, áp lực tạo công ăn việc làm cho cả tỷ dân đang tạo ra cơn sang chấn làm “rung rinh” ngai vàng của vị “hoàng đế”.

Đối với Tập Cận Bình, áp lực tạo công ăn việc làm cho cả tỷ dân đang tạo ra cơn sang chấn làm “rung rinh" ngai vàng của vị “hoàng đế”. 
Đối với Tập Cận Bình, áp lực tạo công ăn việc làm cho cả tỷ dân đang tạo ra cơn sang chấn làm “rung rinh” ngai vàng của vị “hoàng đế”. (Getty)
  • Sáng kiến Vành đai và Con đường: Dự án “nướng” tiền dân

Dự án “Vành đai và Con đường” – kết nối Trung Quốc với 137 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua hệ thống các hành lang kinh tế đất liền và biển đảo trị giá hàng ngàn tỷ đô la, giờ đang bị tê liệt trong đại dịch.

Trung Quốc đã cho nhiều quốc gia vay với số tiền lên tới 350 tỷ đô la, tuy nhiên một nửa trong số các quốc gia đó là những con nợ rủi ro cao. Khi kinh tế lao đao vì đại dịch, các nước này đã đồng loạt yêu cầu Bắc Kinh “xoá nợ”.

Lúc này có hai phương án: Nếu Trung Quốc quyết liệt đòi nợ thì sẽ làm tổn thương tham vọng và hình ảnh của ĐCSTQ. Nhưng nếu xóa nợ, chính quyền Bắc Kinh phải đối mặt với sự phẫn nộ trong nước, khi người dân và các nhóm lợi ích sẽ đặt câu hỏi rằng, liệu tiền của họ có đang bị đầu tư lãng phí ở nước ngoài. Đối với ĐCSTQ, lựa chọn phương án nào cũng đều rủi ro.

  • Người dân bất mãn

ĐCSTQ luôn hứa hẹn rằng, thể chế này sẽ đảm bảo cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế, đe dọa và đàn áp là món quà mà ĐCSTQ luôn ưu ái dành cho dân chúng. 

ĐCSTQ luôn hứa hẹn rằng, thể chế này sẽ đảm bảo cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế, đe dọa và đàn áp là món quà mà ĐCSTQ luôn ưu ái dành cho dân chúng.
ĐCSTQ luôn hứa hẹn rằng, thể chế này sẽ đảm bảo cuộc sống của người dân được tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế, đe dọa và đàn áp là món quà mà ĐCSTQ luôn ưu ái dành cho dân chúng. (Getty)

Những người phê bình chính quyền, các nhà bất đồng chính kiến và những “Rumormonger” (người tung tin đồn) đều bị câu lưu, chất vấn, bắt giữ và bỏ tù. Mọi sự kiểm duyệt và kiểm soát này đều phục vụ cho mục đích duy nhất: Vì lợi ích của ĐCSTQ. Đại dịch virus Vũ Hán càng phản ánh khía cạnh tối tăm và tàn bạo của giới lãnh đạo ĐCSTQ.

Hệ thống giám sát kỹ thuật số xâm nhập được triển khai nhằm để bịt miệng cư dân mạng và tăng cường kiểm soát thông tin. Cảnh sát được huy động để theo dõi, sách nhiễu buộc dân chúng phải im lặng về cách ĐCSTQ xử lý dịch bệnh. Những người bày tỏ bất mãn bị tống vào tù. Báo chí bị kiểm duyệt trong khi các nhà báo cố gắng đưa tin đều bị cản trở. Các bài viết trên mạng xã hội đều bị xóa thẳng tay. Nhân viên y tế bị bịt miệng, các tổ chức thiện nguyện bị trấn áp. Dân chúng bị kỳ thị và lâm vào cảnh khốn cùng bởi lệnh phong tỏa của chính quyền. Tất cả đã làm bùng lên sự oán hận tích tụ.

Người ta chưa từng chứng kiến một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ đến như vậy của cư dân mạng sau cái chết của bác sĩ “thổi còi” Lý Văn Lượng. Đã có cả tỷ lượt chia sẻ trên mạng xã hội về cái chết của anh, khiến bộ máy kiểm duyệt của ĐCSTQ lần đầu tiên trong suốt nhiều năm phải luôn tay xóa cờ Mỹ, và những bài hát của người biểu tình Hồng Kông trên mạng xã hội Trung Quốc.

Từ sau sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng, làn sóng phẫn nộ tại Trung Quốc tăng cao chưa từng thấy, hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ gần như bị tê liệt. (Getty)
Từ sau sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng, làn sóng phẫn nộ tại Trung Quốc tăng cao chưa từng thấy, hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ gần như bị tê liệt. (Getty)

Trái ngược với nước Mỹ, khi một số thống đốc của Đảng Dân chủ nhập nhèm đẩy số liệu tử vong vì virus Vũ Hán lên cao (gộp cả những người chết vì bệnh khác) để lấy cớ đóng cửa tiểu bang, gây trì trệ kinh tế hòng làm giảm uy tín của Tổng thống Trump trong mùa bầu cử, thì ngược lại, ĐCSTQ lại “tô vẽ” dữ liệu giả mạo đưa các ca nhiễm về 0 để “cưỡng ép” doanh nghiệp Trung Quốc phải hoạt động trở lại khi dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp.

Để đối phó với chính quyền Bắc Kinh, nhiều chủ hãng xưởng, nhà máy… đã bật tất cả các bóng đèn và điều hòa cả ngày để tạo ra bầu không khí giống như “kinh doanh, sản xuất đã trở lại bình thường”, nhưng thực chất thì không có công nhân làm việc, hòng chống chế để cho chính quyền địa phương “bẩm báo” lên chính quyền Trung ương. Điều này cho thấy, người dân và quan chức địa phương bắt tay nhau cùng dối trá.

Nhiều công ty, nhà máy không có đơn đặt hàng, nhưng bị chính quyền Bắc Kinh cưỡng bức phải mở cửa sản xuất nếu không muốn bị trừng phạt, nên một số chủ doanh nghiệp đã chọn cách đập phá máy móc hoặc phóng hỏa công xưởng.

Đã xảy ra hàng chục cuộc đình công, biểu tình của công nhân phẫn nộ vì chính quyền Bắc Kinh không những không hỗ trợ lương khi yêu cầu người dân quay trở lại làm việc, mà cũng không giải cứu doanh nghiệp, khiến nhiều chủ hãng xưởng đã phải “quỵt lương” vì cạn kiệt tài chính.

Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, tình trạng cũng thê thảm không kém. Tại Quảng Đông, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Liêu Ninh… đã nổ ra các cuộc biểu tình của các thương nhân yêu cầu chủ doanh nghiệp giảm giá tiền thuê cửa hàng. Hội Cải cách tỉnh Quảng Đông khảo sát cho thấy, 60% các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bên bờ phá sản.

  • Quan chức hủ bại, bất tuân

Bắc Kinh ý thức được đại dịch đem lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn, làm xấu hình ảnh của Đảng, và sự phẫn nộ không lường trước được của dân chúng là tác nhân sẽ dẫn đến sự mất ổn định: Khi ấy, các quan chức địa phương sẽ trở thành dê tế thần nhằm chứng tỏ ĐCSTQ công tâm và minh bạch.

Việc lựa chọn dê tế thần là những quan chức cấp tỉnh – những người đã thực hiện đúng chính sách bưng bít, dối trá và đàn áp của Đảng cầm quyền càng làm gia tăng sự nghi ngờ trong công chúng.

Việc Bắc Kinh đổ lỗi cho chính quyền Vũ Hán xử lý thảm họa yếu kém thì chẳng khác gì đổ lỗi cho hệ thống kiểm soát và kiểm duyệt của ĐCSTQ có vấn đề. Cho nên, sự đổ lỗi của chính quyền Bắc Kinh cho các quan chức cấp dưới trong đại dịch, chỉ đơn giản là biểu hiện của một mô hình chính quyền dối trá và độc tài phát xít.

Tuy nhiên, các quan chức Vũ Hán đã không “cúi đầu chịu tội” như thường thấy, mà lần này lại ngoan cố “tố” ngược trách nhiệm của Bắc Kinh. Đây không khác nào bom nguyên tử dội xuống chính trường thối nát hủ bại của ĐCSTQ.

Sự đổ lỗi của chính quyền Bắc Kinh cho các quan chức cấp dưới trong đại dịch, chỉ đơn giản là biểu hiện của một mô hình chính quyền dối trá và độc tài phát xít. 
Sự đổ lỗi của chính quyền Bắc Kinh cho các quan chức cấp dưới trong đại dịch, chỉ đơn giản là biểu hiện của một mô hình chính quyền dối trá và độc tài phát xít. (Getty)

Lập tức “chiến trường” đấu đá dậy sóng. Toàn bộ quan chức đứng đầu tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán bị thanh trừng. Điều này không có gì gây ngạc nhiên, nhưng đáng chú ý là nhóm quan chức mới được điều về Hồ Bắc lại hùa nhau đối phó với viễn cảnh một ngày nào đó, họ cũng sẽ trở thành dê tế thần.

Ít ngày sau khi các quan chức mới nhậm chức, số ca nhiễm bệnh tại Hồ Bắc tăng gấp 10 lần. Đây chả khác gì vả thẳng vào mặt các quan thầy tại Bắc Kinh, và điều mà các đảng viên nòng cốt của ĐCSTQ sợ hãi nhất: Đó chính là quyền lực trung tâm đã trở nên lung lay hơn bao giờ hết.

Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm văn hoá kỳ thị và chủ nghĩa ly khai cục bộ trong lòng Trung Quốc. Chưa bao giờ người Trung Quốc phải chứng kiến sự kỳ thị đến thế ngay tại quê hương họ. Khắp mọi nơi, người dân Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) bị truy lùng như thể là tội phạm. Đi đến đâu họ cũng bị xua đuổi và xa lánh.

Đỉnh điểm của sự kỳ thị này đã dẫn đến cuộc xung đột giữa cảnh sát tỉnh Giang Tây và người dân Hồ Bắc ngay tại cây cầu Trường Giang nối liền giữa hai tỉnh. Không chỉ lật đổ xe cảnh sát của tỉnh Giang Tây, người dân Hồ Bắc còn được cảnh sát tỉnh Hồ Bắc tham gia yểm trợ cùng đánh trả lại cảnh sát “đối phương”.

Đây có thể coi là “sự kiện” hy hữu khi cảnh sát hai tỉnh Hồ Bắc – Giang Tây lao vào hỗn chiến. Có thể nói, cuộc đụng độ này cho thấy mầm mống của “chủ nghĩa ly khai” cục bộ ngay trong các cấp chính quyền.

Bất chấp việc chính quyền Bắc Kinh tuyên bố 0 ca nhiễm mới tại Vũ Hán – chính quyền các tỉnh Giang Tây và An Huy đã không tin số liệu này và bất tuân lệnh của Bắc Kinh – đã cấm người dân tỉnh Hồ Bắc di chuyển tới hai tỉnh này và là nguồn cơn gây ra cuộc xung đột.

Khi khẩu trang trở thành món hàng “xa xỉ” trong thời dịch bệnh, chính quyền địa phương Miên Dương (tỉnh Tứ Xuyên) đã cử 30 cảnh sát chống bạo động cùng xe bọc thép theo sau hộ tống xe chở 300.000 khẩu trang y tế, nhưng vẫn bị hàng chục xe cảnh sát của đồn cảnh sát Miên Dương chặn lại và “cướp” 200.000 khẩu trang. Nghịch lý thay, trên đường vận chuyển số khẩu trang “ăn cướp” này, cảnh sát Miên Dương lại bị cảnh sát Thành Đô giành giật.

Điều này phần nào phản ánh thực trạng phân rã, mất kiểm soát quyền lực từ cao tầng cho tới hạ tầng của ĐCSTQ.

Tình hình hỗn loạn, bất tuân dân sự của các cấp chính quyền địa phương đối với chính quyền trung ương Bắc Kinh đã phần nào phản ánh thực trạng phân rã, mất kiểm soát quyền lực từ cao tầng cho tới hạ tầng của ĐCSTQ.
Tình hình hỗn loạn, bất tuân dân sự của các cấp địa phương đối với chính quyền Bắc Kinh đã phần nào phản ánh thực trạng phân rã, mất kiểm soát quyền lực từ cao tầng cho tới hạ tầng của ĐCSTQ.
  • Tỷ lệ tử vong là 16% và bùng phát dịch lần thứ hai

Thực tế vào cuối tháng 3/2020, đã có những chỉ trích đòi Tập Cận Bình phải từ chức cho thấy những dấu hiệu đấu đá dữ dội trong nội bộ ĐCSTQ. Bất chấp sự kiểm duyệt và nguy cơ bị trừng phạt, mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập sự phẫn nộ của cư dân mạng với những thông điệp chỉ trích chính quyền – một điều hiếm thấy ở Trung Quốc – đã gây áp lực lớn đối với Tập Cận Bình và ĐCSTQ.

Chính quyền Bắc Kinh dựa vào WHO đã công bố số liệu tử vong chỉ có 2%. Tuy nhiên, dữ liệu rò rỉ trên mạng cho thấy 154.023 ca nhiễm trùng và 24.589 ca tử vong, tương đương với tỷ lệ tử vong là 16%. Con số này cũng phù hợp với nghiên cứu của The Lancet cho thấy tỷ lệ tử vong trong số những người bị nhiễm bệnh tại Trung Quốc là 15%.

Việc ĐCSTQ “hô biến” 0 ca nhiễm để cưỡng bức công dân của mình trở lại làm việc khi nguy cơ lây nhiễm trong cộng động còn khá cao, đã dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch lần thứ hai.

Vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã phong toả hơn 100 triệu người ở tỉnh Cát Lâm sau khi phát hiện một ổ dịch mới tại đây. Trong kỳ họp Lưỡng hội cách đây vài ngày, giới lãnh đạo ĐCSTQ Trung Quốc đã từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tập trung chống đói nghèo và thất nghiệp. Với làn sóng bùng phát dịch lần hai này, kế hoạch này xem chừng bất khả thi.

Với làn sóng bùng phát dịch lần thứ hai tại tỉnh Hồ Bắc, kế hoạch tập trung chống đói nghèo và thất nghiệp trong nước xem chừng bất khả thi. 
Với làn sóng bùng phát dịch lần thứ hai tại tỉnh Hồ Bắc, kế hoạch tập trung chống đói nghèo và thất nghiệp trong nước xem chừng bất khả thi. (Getty)

Việc ĐCSTQ chọn con đường bưng bít thông tin dịch bệnh ngay từ ban đầu xuất phát từ mối lợi đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế. Chính sách bất nhân của ĐCSTQ – sẵn sàng “thí mạng” hàng chục triệu dân đen để phát triển kinh tế, và khi sức khỏe cộng đồng bị đặt xuống đáy cùng trong các nấc thang giá trị lợi ích khác của ĐCSTQ, đó mới là lúc xã hội mất ổn định và hỗn loạn. Có điều, đây là hệ quả do chính ĐCSTQ gây ra.

Thế giới tẩy chay 

Với chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng và độc đoán dưới thời Tập Cận Bình, giới lãnh đạo ĐCSTQ đã gạt bỏ câu “thần chú” “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, đã hấp tấp thể hiện tham vọng bá chủ thế giới một cách thô thiển, khiến nhiều quốc gia cảnh giác với Trung Quốc.

Sự cảnh giác này là “kết quả” của một chiến dịch tuyên truyền vụng về của chính quyền Bắc Kinh. ĐCSTQ muốn nhồi nhét nhiều “ý chỉ” trong cùng một thông điệp: Rằng ĐCSTQ quản lý tốt dịch bệnh nhờ hệ thống độc đảng, ĐCSTQ sẵn sàng “vô tư” giúp đỡ các quốc gia trong đại dịch, và ĐCSTQ không phải là nguồn cơn gây ra sự lây lan của dịch bệnh…

Nói cách khác, chiến lược truyền thông của ĐCSTQ quá hung hãn, bỉ ổi và bất nhất, đã đem lại kết quả phản tác dụng. Trong khi Bắc Kinh ngạo mạn cố tỏ ra là một nhà lãnh đạo “nhân từ” ra tay cứu độ thế giới với 28 tỉ khẩu trang gửi tới hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, hình ảnh của Trung Quốc không những không được cải thiện mà còn dẫn đến tâm lý bài Trung nổ ra khắp nơi trên thế giới.

Quá nóng vội với tham vọng bá chủ đã làm chiến lược tuyên truyền của ĐCSTQ trở nên vụng về, vừa quá hung hãn, bỉ ổi vừa bất nhất, đã đem lại kết quả phản tác dụng, khiến thế giới bắt đầu trở nên cảnh giác.
Quá nóng vội với tham vọng bá chủ đã làm chiến lược tuyên truyền của ĐCSTQ trở nên vụng về, vừa quá hung hãn, bỉ ổi vừa bất nhất, đã đem lại kết quả phản tác dụng, khiến thế giới bắt đầu trở nên cảnh giác. (Getty)
  • Châu Âu tức giận 

Được sự “cổ vũ” của Tập Cận Bình và Ban Tuyên giáo hùng mạnh, một thế hệ các nhà ngoại giao Trung Quốc đã chứng tỏ lòng trung thành với ĐCSTQ bằng cách lên giọng đe dọa các quốc gia mà họ không ưa.

Với tham vọng “dạy” cho các nền dân chủ phương Tây thấy tính “ưu việt” của chế độ độc đảng, các đại sứ Trung Quốc được ví như những “chiến binh chó sói” đã bắt đầu loan tin thất thiệt, mô tả các nước châu Âu là suy nhược và bất tài.

Rất nhanh chóng, chính sách ngoại giao thô lỗ này của ĐCSTQ đã kích thích lòng tự trọng của một EU trong cơn bĩ cực. Ngày 24/3/2020, Đại diện cấp cao của EU – ông Josep Borrell đã công khai chỉ trích chiến thuật truyền thông trơ trẽn và bỉ ổi của ĐCSTQ.

Ủy ban EU đặc biệt “khó chịu” với các tiêu chuẩn kép khả ố của ĐCSTQ khi vào tháng 1/2020, chính quyền Bắc Kinh yêu cầu EU giữ im lặng về việc hỗ trợ cho tỉnh Hồ Bắc, nhưng lại khua chiêng gõ mõ cho cả thế giới biết châu Âu đang nhận viện trợ của Trung Quốc. Tuy nhiên, khẩu trang và thiết bị y tế là mặt hàng ĐCSTQ rao bán chứ không phải viện trợ, mà lại còn bán với giá “cắt cổ” trong khi sản phẩm đầy lỗi và kém chất lượng.

Khẩu trang và thiết bị y tế là mặt hàng ĐCSTQ rao bán chứ không phải viện trợ, mà lại còn bán với giá “cắt cổ" trong khi sản phẩm đầy lỗi và kém chất lượng. 
Khẩu trang và thiết bị y tế là mặt hàng ĐCSTQ rao bán chứ không phải viện trợ, mà lại còn bán với giá “cắt cổ” trong khi sản phẩm đầy lỗi và kém chất lượng. (Getty)

Chiến dịch “ngoại giao khẩu trang” này đã phản tác dụng khi nhận phải quả đắng: EU bắt đầu thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ đầu tư của Trung Quốc vào châu lục, trong đó “tăng cường chủ quyền trong các chuỗi giá trị chiến lược” như ngành công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ và dược phẩm.

Nhiều công ty dược phẩm sẽ di dời nhà máy từ Trung Quốc về châu Âu. Anh và Đức dự thảo quay lưng với hệ thống 5G của Huawei. Pháp và Đức ra các dự luật ngăn chặn công ty nước ngoài thâu tóm hai lĩnh vực công nghệ và y tế, trong khi Thụy Điển đóng cửa toàn bộ các Viện Khổng Tử để ngăn chặn ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với hệ thống giáo dục nước này.

Và gần đây nhất, Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu tuyên bố, EU sẽ tìm cách “giảm sự lệ thuộc thương mại” vào Trung Quốc sau đại dịch. Đây quả là những tin tức không hề tốt lành đối với ĐCSTQ vốn đang lăm le thống lĩnh châu Âu và thay Mỹ “thống soái” thế giới.

  • Châu Phi phẫn nộ

Ngay cả ở châu Phi, nơi Trung Quốc hoạt động rất tích cực, hình ảnh của ĐCSTQ trở nên xấu xí bởi những hành động bất nhất: Khi hung hăng thúc đẩy mô hình chính trị độc tài thay thế nền dân chủ phương Tây, khi lại chìa tay hợp tác với phương Tây. Thay vì thống nhất đoàn kết châu Phi, ĐCSTQ đã góp phần chia rẽ và tạo mâu thuẫn trong lòng lục địa nghèo khó này.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, những người châu Phi sống ở Trung Quốc đã cáo buộc chính quyền độc tài phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử Phi châu, một nhóm các nhà ngoại giao của toàn châu lục đã cùng ký một lá thư lên án gửi tới chính quyền Bắc Kinh.

Có thể nói châu Phi là nơi duy nhất hiện vẫn còn dành sự “cảm tình” cho Trung Quốc. Nhưng mối quan hệ hữu hảo này ít nhiều đã bị rạn nứt bởi chính sách hai mặt của ĐCSTQ, đến nỗi gần đây các quan chức Nigeria đã đề xuất các biện pháp trả đũa, như điều tra lý lịch pháp lý của tất cả công dân Trung Quốc làm việc tại nước này.

  • Châu Á xa cách

Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn điều các nhóm tàu ra khua sóng Biển Đông, vô hình chung giúp các quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á có tranh chấp lãnh hải xích lại gần nhau.

Mặc dù các chính phủ thận trọng không tỏ ra đối kháng quá nhiều với Trung Quốc, nhưng dân chúng và giới tinh hoa tại châu Á ngày càng nhận rõ hơn bản chất hiếu chiến và dã tâm thôn tính của ĐCSTQ, dẫn đến các làn sóng chỉ trích Trung Quốc ngày càng nhiều hơn.

Việc Đài Loan bị ĐCSTQ chèn ép không cho tham dự các cuộc họp của WHO, và Hồng Kông ngày càng bị kiểm soát dữ dội, thì đại dịch viêm phổi Vũ Hán chỉ là cái cớ cuối cùng để các quốc gia châu Á quyết định giữ khoảng cách với gã khổng lồ này.

Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn điều các nhóm tàu ra khua sóng Biển Đông, vô hình chung giúp các quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á có tranh chấp lãnh hải xích lại gần nhau. 
Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn điều các nhóm tàu ra khua sóng Biển Đông, vô hình chung giúp các quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á có tranh chấp lãnh hải xích lại gần nhau. (Getty)

Nhật Bản là nước đi đầu làn sóng “Thoát Trung” tại châu Á, khi chính phủ nước này vừa thông qua gói 2,2 tỷ USD để hỗ trợ doanh nghiệp nước này chuyển dời các ngành sản xuất quan trọng ra khỏi Trung Quốc. Hàn Quốc cũng thành lập một nhóm công tác đặc biệt với Phòng Thương mại và Công nghiệp nước này để tạo thuận lợi cho các công ty chuyển sản xuất về nước.

Việc hai cường quốc hàng đầu rục rịch “ly hôn” với nền kinh tế “phàm” ngoại tệ, chính là hồi chuông báo tử cho ĐCSTQ.

  • Nước Úc ghẻ lạnh

Cuộc thăm dò của Essential Research cho biết, 77% người Úc tin rằng Trung Quốc đang che đậy sự thật về đại dịch, và 40% tin rằng virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc.

Úc cũng là quốc gia đi đầu thế giới trong việc cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về sự bùng phát virus Vũ Hán, và đã thuyết phục thành công hơn 100 quốc gia liên minh để tiến hành cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus.

Thủ tướng Úc Scott Morrison dành cả tối 21/4 để gọi cho các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức sau khi Đại sứ quán Trung Quốc chỉ trích Úc là "cái loa" của ông Trump.
Thủ tướng Úc Scott Morrison dành cả tối 21/4 để gọi cho các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức sau khi Đại sứ quán Trung Quốc chỉ trích Úc là “cái loa” của ông Trump. (Getty)

Bất chấp việc Trung Quốc đe doạ áp thuế lên tới 80% các sản phẩm hàng hoá của Úc trong nỗ lực phá hoại nền kinh tế của nước này, chính phủ và người dân Úc không ngần ngại đương đầu: Chính quyền Úc đang xem xét lại chiến lược ngoại thương và bang giao với Trung Quốc, cũng như lên kế hoạch dài hạn “thoát Trung” bằng cách mở rộng ngoại thương với nhiều quốc gia có chung giá trị dân chủ.

Bất chấp Trung Quốc lên án và đe doạ, Bộ Quốc phòng Úc thông báo tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta của Hải quân Hoàng gia Úc vẫn tập trận chung với ba chiến hạm Mỹ tại khu vực Biển Đông.

  • Hoa Kỳ vây hãm 

30 năm trước, các nhà tư bản Mỹ đã tới Trung Quốc xây dựng hệ thống dây chuyền sản xuất vì chi phí rẻ. Giờ đây, dưới áp lực của cuộc thương chiến do Tổng thống Trump phát động, nhiều công ty Mỹ đã rục rịch rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan trừng phạt.

Theo Forbes, năm 2019 nhập khẩu hàng hóa sản xuất từ 14 nước châu Á vào Mỹ sụt giảm 7,2%, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc lao dốc tới 17%. Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Mỹ cho biết, hơn 80% thương hiệu thời trang nước này đang lên kế hoạch giảm nguồn cung từ Trung Quốc. Đại dịch đã cho các công ty Mỹ nhận ra một thực tế nghiêm trọng: Nguy cơ gián đoạn nguồn cung.

Dưới áp lực của cuộc thương chiến do Tổng thống Trump phát động, nhiều công ty Mỹ đã rục rịch rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan trừng phạt.
Dưới áp lực của cuộc thương chiến do Tổng thống Trump phát động, nhiều công ty Mỹ đã rục rịch rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan trừng phạt. (Getty)

Tròn một năm sau khi Huawei bị cấm giao dịch với chuỗi cung ứng từ Mỹ, chính quyền Donald Trump đang dần bẻ gãy “đốt xương sống” của nền kinh tế Trung Quốc bằng cách ra các chính sách thay đổi điều lệ, khiến Huawei không thể tiếp cận được nguồn cung chip nếu không có sự cho phép của Mỹ. Đối với tập đoàn “con cưng” của ĐCSTQ, đây quả một cú sốc nặng, và có thể nói tương lai của Huawei đang nằm trong tay Tổng thống Donald Trump.

Tất nhiên, ĐCSTQ cũng tìm cách “bắn trả” chính quyền Donald Trump, trong đó Bắc Kinh đe doạ sẽ áp đặt những chế tài đối với các tập đoàn Mỹ đang làm ăn tại Trung Quốc như Apple, Qualcomm, Cisco và Boeing.

Tuy nhiên cần xét một thực tế, ĐCSTQ đã không còn nhiều “đạn” để bắn. Hay nói chính xác hơn, ĐCSTQ đang tự đâm đầu vào con đường “tự sát”, bởi bất kỳ sự trả đũa nào nhằm vào các công ty Mỹ sẽ càng làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, và càng đẩy mạnh làn sóng “thoát Trung” vào thời điểm ĐCSTQ đang rất cần họ để phục hồi nền kinh tế.

Dưới tác động của đại dịch, người Mỹ nhận ra một thực tế nghiêm trọng: Nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Sự đe dọa trả đũa của ĐCSTQ đối với các chính sách của Tổng thống Trump chỉ càng tạo thêm động lực cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc sớm hơn.
Dưới tác động của đại dịch, người Mỹ nhận ra một thực tế nghiêm trọng: Nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Sự đe dọa trả đũa của ĐCSTQ đối với các chính sách của Tổng thống Trump chỉ càng tạo thêm động lực cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc sớm hơn. (Getty)

Không chờ Trung Quốc trả đũa, đã có ít nhất hai công ty của Apple đã bắt đầu rời ​​Trung Quốc. Wistron Corp, nhà sản xuất iPhone đã chi 1 tỷ đô la để xây dựng cơ sở mới tại Việt Nam và Ấn Độ, trong khi công ty Pegatron đang lên kế hoạch bắt đầu sản xuất iPhone tại Việt Nam và Indonesia vào năm 2021.

Bất chấp Apple được ĐCSTQ ưu ái miễn thuế quan cực kỳ hào phóng, tập đoàn này vẫn đang có kế hoạch mở rộng các dây chuyền sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc. Đây là tin thảm hoạ cho ĐCSTQ.

Nước Mỹ tiếp tục siết “vòng kim cô” vào nền kinh tế mong manh dễ vỡ của Trung Quốc, khi thông qua một dự luật nhằm loại tất cả các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ.

Đây là cú knock-out đối với tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ, và giờ đây không chỉ không còn đất sống tại Mỹ mà cũng chẳng còn cửa để quay trở về quê nhà.

Hoa Kỳ thông qua một dự luật nhằm loại tất cả các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán được xem là cú knock-out đối với tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ.
Hoa Kỳ thông qua dự luật loại tất cả các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán được xem là cú knock-out đối với tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ. (Getty)

Trước đây, mỗi khi doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn ở nước ngoài thì ĐCSTQ thường hô hào, dụ gọi mời quay về nước. Tuy nhiên lần này,  ĐCSTQ yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ trở về phải có vốn hoá ít nhất 2,8 tỷ đôla.

Theo Bloomberg, trong số 335 công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ, chỉ có 27 công ty có vốn hóa trên 2,8 tỷ USD. Điều đó đồng nghĩa các doanh nghiệp còn lại có vốn hóa dưới 2,8 tỷ đô la đã không còn “cửa” lên sàn chứng khoán tại Trung Quốc.

ĐCSTQ sẵn sàng bỏ mặc hàng trăm doanh nghiệp của mình ở nơi đất khách quê người, và mặc kệ họ trở thành “mồi ngon” cho các trùm đầu cơ chứng khoán phương Tây thâu tóm.

Và tin cuối cùng. Khảo sát của Bloomberg cho thấy 40% người Mỹ sẽ không mua bất cứ mặt hàng gì gắn mác “made in China”trong khi 66% cho biết ủng hộ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ.

Khảo sát của Bloomberg cho thấy 40% người Mỹ sẽ không mua bất cứ mặt hàng gì gắn mác “made in China", trong khi 66% cho biết ủng hộ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. 
40% người Mỹ nói rằng sẽ không mua bất cứ mặt hàng gì gắn mác “made in China”, trong khi 66% cho biết ủng hộ hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. (Getty)

Cuộc thăm dò của YouGov cũng cho thấy, 71% người Mỹ cho rằng ĐCSTQ phải bị trừng phạt vì đã gây ra đại dịch, 32% muốn chính quyền Tổng thống Trump vô hiệu hoá trái phiếu của chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ, 75% coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, và chỉ có 6% coi ĐCSTQ là đồng minh.

ĐCSTQ đang nỗ lực xây dựng một thế giới đại đồng và tự phong là “minh chủ”. Nhưng đại dịch Viêm phổi Vũ Hán đã chứng minh điều ngược lại, rằng phần lớn các quốc gia trên thế giới không muốn chia sẻ tương lai với ĐCSTQ.

Xuân Trường / NTD

Đàn cò mỏ thìa quý hiếm ở Nam Định

Hàng chục con cò mỏ thìa quý hiếm trong sách đỏ xuất hiện tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.

Một trong số loài chim di cư quý hiếm tới Vườn quốc gia Xuân Thủy hàng năm và cũng là biểu tượng đại diện cho vườn chính là cò mỏ thìa quý hiếm (tên khoa học Platalea minor). Loài này được xếp vào cấp EN – nguy cấp theo sách đỏ được lập bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế – IUCN.

Theo thống kê của vườn, có 219 loài chim sinh sống ở đây, chủ yếu là chim nước, với hơn 100 loài chim di cư, cùng nhiều loài có tên trong sách đỏ thế giới như: rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ…

Đàn cò mỏ thìa kiếm ăn ở một dải đất ngập nước ven rừng ngập mặn. Hàng năm, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, Vườn quốc gia Xuân Thủy là nơi hội tụ hàng chục nghìn con chim từ phương Bắc. Riêng với loài cò mỏ thìa thường về sớm hơn, từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.

Di cư về Việt Nam vào mùa đông, cò mỏ thìa kiếm ăn ở bãi ngập triều ven biển ở các cửa sông. Thức ăn là cá, động vật thủy sinh nhỏ khác.

Trên thế giới, loài này xuất hiện tại Triều Tiên, phía nam Nhật Bản, dọc khu vực biển phía đông Trung Quốc.

Theo ghi nhận, Vườn quốc gia Xuân Thủy tồn tại một quần thể cò mỏ thìa lớn nhất Việt Nam, trong một vài năm gần đây số lượng nhiều nhất là 74. Tuy nhiên, con số thay đổi hàng năm.

Loài cò chọn vùng này làm điểm nghỉ ngơi trong thời gian di cư, trú đông mà không làm tổ.

Các nhà khoa học đã phát hiện lác đác một vài con cò mỏ thìa tại các tỉnh Thái Bình và Đồng Nai, Hà Tĩnh, Đồng Tháp.

Theo một thống kê của tổ chức bảo tồn chim quốc tế – Birdlife International phối hợp với Hiệp hội giám sát chim Hong Kong vào năm 2011, thế giới hiện có hơn 2.340 con cò thìa mặt đen trưởng thành.

Ngoài cò mỏ thìa, vùng đất ngập nước ven rừng ngập mặn còn là nơi tạm trú trong thời gian di cư của nhiều loài chim khác. Trong đó có nhiều loài đang nằm trong diện nguy cấp, cần được bảo vệ.

Vườn quốc gia Xuân Thủy được công nhận là khu ramsar năm 1989, là khu bảo tồn dự trữ sinh quyển đất rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam. Với diện tích trên 7.100 ha, đây là nơi sinh sống, dừng chân và trú đông của nhiều loài chim.

Khu hệ chim ở đây tiêu biểu cho các loài thuộc bộ hạc, bộ ngỗng, bộ rẽ và bộ sẻ. Nơi đây còn là điểm dừng chân của một số loài chim nước quý hiếm nằm trong sách đỏ quốc tế như: rẽ mỏ thìa, choắt lớn mỏ vàng, cò thìa mặt đen, bồ nông chân xám, choắt chân màng lớn, cò lạo Ấn Độ, cò trắng Trung Quốc, choắt mỏ cong lớn…

Lê Hoàng

Những kiểu tuyên bố “trời ơi đất hỡi” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phải thừa nhận rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đầu óc khôi hài và giỏi tưởng tượng nhất so với các lãnh đạo trong nước. Óc khôi hài và trí tưởng tượng phong phú của ngài Thủ tướng có mặt mọi lúc mọi nơi và luôn bắt nhịp với hơi thở của thời đại.

Hôm 22/5, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài, ứng phó với Covid-19, Thủ tướng Phúc cho rằng, “Việt Nam là điểm đến an toàn, vì vậy Việt Nam có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19. Để đón đầu làn sóng này, thu hút các ‘đại bàng’ đến làm tổ, cần có các giải pháp thích hợp”.

Sau tuyên bố hùng hồn của Thủ tướng, có 27 doanh nghiệp của Mỹ rời Trung Quốc, nhưng chẳng có con đại bàng nào đến Viêt Nam để đẻ, mặc dù ổ đã lót sẵn. Đám đại bàng kia đã kéo nhau bay sang Indonesia, bỏ những chiếc tổ trơ trọi mà Thủ tướng đang lót sẵn chờ.

Trước đó, trong một phiên họp chính phủ hồi đầu tháng 4, Thủ tướng tin rằng: “Lò xo” kinh tế sẽ bật lên khi dịch bệnh cơ bản được giải quyết. Thủ tướng phát biểu: “Việc hỗ trợ người lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội, với tinh thần như một chiếc lò xo bị nén, chuẩn bị đón bắt thời cơ, biến nguy thành cơ để phát triển khi dịch giảm, bị chặn đứng”.

Không biết lò xo này bật dậy đến đâu, nhưng mọi người đều nhận ra rằng, gói cứu trợ của chính phủ giúp người nghèo, đã không tới tay những hộ nghèo mất việc do dịch bệnh, mà đa số đi lạc vào nhà các quan, những kẻ có ô tô, nhà lầu, trong số đó có những kẻ giàu nứt đố đổ vách.

***

Ngay từ những tháng đầu khi gánh vác trọng trách của một nguyên thủ quốc gia hơn 90 triệu dân, thủ tướng Phúc đã có những phát ngôn đi vào lịch sử, làm cho “niềm tự hào dân tộc” của người Việt cứ tăng trưởng theo đà tham nhũng của các quan tham. Những phát ngôn “đầy khí phách” của ngài Thủ tướng vẫn “liên tục phát triển và ngày càng được nâng lên một tầm cao mới”.

Khác với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, khi đi đến đâu, ông ta cũng tuyên bố, cần phải tìm hiểu xem “Nuôi con gì? Trồng cây gì?” mỗi lần tới địa phương nào, Thủ tướng Phúc cũng đều muốn nơi đó trở thành “đầu tàu”, kéo cả nước đi theo, giống như “đoàn tàu ma quái”, với quá nhiều cái đầu.

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 7/4/2016, đúng một tháng sau, ngày 7/5/2016, tại Hải Phòng, Thủ tướng tuyên bố: Hải Phòng cần trở thành đầu tầu phát triển kinh tế. Hơn một tháng sau, ngày 13/6/2016, tại TP Cần Thơ, thủ tướng chỉ đạo: Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùngNửa tháng sau khi tới Cần Thơ, ngày 28/6/2016, tại TPHCM, Thủ tướng muốn TPHCM là đầu tàu kinh tế không chỉ của vùng Đông Nam Bộ mà là của cả nước. Gần ba tháng sau, ngày 19/9/2016, khi làm việc với lãnh đạo Hải Phòng, Thủ tướng chỉ đạo: Hải Phòng phải là một đầu tàu quan trọng của cả nước.

Sau khi chỉ đạo Hải Phòng là “đầu tàu” trên cả nước, chưa đầy tháng sau, ngày 17/10/2016, tại Long An, Thủ tướng kỳ vọng Long An trở thành đầu tàu kinh tế cả nước. Hơn hai tháng sau, ngày 22/12/2016, tại Quảng Ninh: Thủ tướng mong muốn Quảng Ninh sẽ là đầu tàu kinh tế phát triển của đất nước. Năm ngày sau, ngày 27/12/2016, trong buổi làm việc tại Vĩnh Phúc, Thủ tướng mong muốn Vĩnh Phúc trở thành đầu tàu kinh tế. Bốn ngày sau đó, ngày cuối cùng của năm 31/12/2016, tại Đà Nẵng, Thủ tướng mong muốn, Đà Nẵng phải là đầu tàu kéo tốc độ tăng GDP của cả nước.

Sau vài lần tuyên bố thêm về “đầu tàu” trong năm 2017, như: Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương luôn là đầu tàu kinh tế phát triển hay Thủ tướng muốn đưa Bắc Ninh trở thành một trong những đầu tàu của cả nước… cho cư dân mạng những tràng cười sảng khoái về “con tàu ma quái” có hàng chục cái đầu mà Thủ tướng cầm lái, ông Phúc chuyển sang tông mớ, như: Đưa TP.HCM thành thành phố toàn cầu, thông minh

Ngày 25/8/2019, tại TP. Đồng Hới, Quảng Bình, Thủ tướng mong muốn làn ‘gió Đại Phong’ mới cho du lịch Việt Nam, hoặc khi tới Đồng bằng Sông Cửu Long hồi tháng 9/2017, Thủ tướng tuyên bố: ĐBSCL phải thành thung lũng của sự sáng tạoTrong khi ĐBSCL đang bị hạn hán đe dọa, nước biển xâm nhập, chưa biết tương lai sẽ phải sống ra sao, thì ngày 27/9/2017, Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành xây dựng kế hoạch ĐBSCL để GDP bình quân dân miền Tây phải lên 10.000 USD/năm.

Chưa hết, một tỉnh miền núi thuộc loại nghèo nhất nước, hàng năm sống nhờ ngân sách trung ương tài trợ như Lào Cai, vậy mà khi Thủ tướng Phúc đến thăm hồi tháng 7/2019, tỉnh này… bỗng “rũ bùn – đứng dậy – sáng lòa”, tràn đầy hy vọng: Lào Cai cần hướng tới mục tiêu vào top 15 tỉnh phát triển của cả nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, “Lào Cai phải nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa để hướng tới mục tiêu là đầu tầu kinh tế của khu vực Tây Bắc và đứng trong top 15 tỉnh phát triển của cả nước”. Nghĩa là, Lào Cai sau khi được ngài Thủ tướng tiếp sức, sẽ vươn lên mạnh mẽ qua mặt 48 tỉnh thành còn lại!?

Những kiểu tuyên bố đại loại như thế, hay như kiểu “Đà Nẵng cần phát triển như Singapore, Hồng Kông”… cho thấy cái tài của Thủ tướng, nhất là khi người dân đang chết khát, Thủ tướng lại đè dân ra đổ nước đường, làm sao dân không “tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình” của Thủ tướng?

Thủ tướng cứ tuyên bố, còn chuyện làm được hay không lại là chuyện khác, thế kỷ này chưa làm được thì thế kỷ sau, có sao đâu?! Tương tự như ngài Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đã từng nói với giới trẻ rằng: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại”.

Các câu tuyên bố của thủ tướng làm cho người dân dù vất vả, bận rộn đến mấy, khi nghe tiếng ngài cất lên, mọi lo âu, phiền toái trong cuộc sống bộn bề đều tan biến mất, bởi ngài giúp gieo vào lòng họ niềm hy vọng… kiểu AQ, tức là sống theo “phép thắng lợi tinh thần” của AQ! Tuyên bố của Thủ tướng và các quan chức lãnh đạo giúp người dân có thêm niềm tin để sống, bởi người dân bây giờ còn gì để sống, nên phải sống bằng niềm tin là chính.

Có người nói đây là bệnh nổ không những của ngài Thủ tướng, mà là căn bệnh chung của các quan chức cộng sản, của những lãnh đạo tự cho mình là “đỉnh cao trí tuê”. Cũng có người nói, đây là căn bệnh bẩm sinh của Thủ tướng, do khuyết tật ở cái đầu “tháp nghiêng” mà ra. Nhưng nói gì thì nói, những tuyên bố đó cũng mang lại những tiếng cười sảng khoái, hoàn toàn miễn phí cho người dân Việt Nam, làm gia vị cho những cuộc bình loạn những lúc trà dư tửu hậu, giúp người dân tiếp tục sống cho “qua ngày đoạn tháng”!

Thảo Ngọc / Tiếng Dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại: Một giải pháp giữ ổn định?

Trong Bộ Chính trị hiện nay, có 7 người đã từ tuổi 66 trở lên, như các ông bà: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng hình ảnhEPA
Trong Bộ Chính trị hiện nay, có 7 người đã từ tuổi 66 trở lên, như các ông bà: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng

Các nhà quan sát chính trị Việt Nam chia sẻ với BBC suy nghĩ về việc liệu có nên giữ “trường hợp đặc biệt” trên tuổi 65 tiếp tục ở lại trong Bộ Chính trị khóa 13.

Thông thường, trong chính trị Việt Nam, các ủy viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi, để được tiếp tục ở lại, cần sự giới thiệu và đồng ý của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.

Trong Bộ Chính trị hiện nay, có 7 người đã từ tuổi 66 trở lên, là các ông bà: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thiện Nhân, và Ngô Xuân Lịch.

Các nguồn tin đến nay cho BBC biết Hội nghị Trung ương 12 mới nhất trong tháng 5 vẫn chưa bàn về có bao nhiêu “trường hợp đặc biệt” trong Bộ Chính trị có thể ở lại khóa 13.

Trước đó, chia sẻ với BBC ngày 27/6, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, nói nếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở lại, đó sẽ là điều tốt.

“Trên quan điểm cá nhân, tôi thấy rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bên cạnh các ứng viên khác nếu có trong trường hợp tiêu chí du di, linh hoạt về tuổi tác được áp dụng ở Đại hội 13, thì ông cũng xứng đáng thôi và ông cũng có thể đại diện cho những trường hợp khác ‘cùng lứa’ tuổi cao mà được lưu lại thêm.”

Việt Nam ngày 25/5hình ảnhREUTERS
Việt Nam ngày 25/5

‘Không nên du di tuổi tác’

Mới nhất, trong chương trình thảo luận thứ Năm của BBC ngày 28/5, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, bộ môn Trung Quốc học, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy không nên có việc “du di tuổi tác”.

“Không nên du di tuổi tác. Về Trung Quốc, tôi thấy dù lãnh đạo họ có giỏi thế nào, hết nhiệm kỳ họ vẫn phải thôi, cho thế hệ khác làm.”

“Nếu xuất sắc, họ vẫn có thể làm cố vấn, trợ giúp lãnh đạo.”

“Hiện tương du di của Việt Nam, theo tôi là không nên mà nên chuyển giao thế hệ, tìm nhân sự phù hợp sự phát triển của Việt Nam.”

Nhân sự rất hệ trọng cho Việt Nam

‘Còn Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Hà Nội, nói mặc dù ông đồng tình về nguyên tắc “tre già măng mọc”, nhưng bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay vẫn cần có sự linh hoạt.

“Nhân sự rất hệ trọng cho Việt Nam. Nếu còn có đảng viên lãnh đạo trong sạch, trí tuệ, thì đất nước có hy vọng.”

“Một khuynh hướng lựa chọn lãnh đạo, như ông Nguyễn Phú Trọng đề cập, là phải lựa chọn người có đức có tài, trong sạch, không nhà cửa, tài sản lớn.”

“Nhưng dư luận thường nói nhìn vị nào cũng thấy tài sản lớn, thế chọn ai? Bây giờ tiêu chuẩn chọn Tổng Bí thư như Bộ Chính trị đề ra, với các tiêu chuẩn như trong sạch, đoàn kết các nhân tố trong ngoài đảng, thì tôi mạo muội nói rằng hình như chỉ còn ông Trọng đủ đáp ứng.”

Kinh tế Việt Nam cần sự ổn định chính trị hình ảnhEPA
Kinh tế Việt Nam cần sự ổn định chính trị

Ông Hoàng Ngọc Giao nói ông tin rằng đa số dân chúng ở Việt Nam vẫn ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng “mặc dù chống tham nhũng vẫn đang nhiều khó khăn”.

“Để ổn định cho những bước tiếp theo, có lẽ vẫn cần một người cầm trịch, đủ uy tín trong dân, trong sạch, không vương vấn nhóm lợi ích, thì tôi nghĩ chỉ có ông Trọng.”

“Không nhất thiết phải quá bao nhiêu tuổi, như Donald Trump đã 73 tuổi rồi. Quan trọng là có người chèo lái ít nhất giữ ổn định, để lựa chọn đội ngũ cán bộ trong sạch, tâm huyết, để tiến hành cải cách tiếp theo, như thế có lẽ tạm ổn.”

Khó có việc “nhiều hơn một người” quá 65 tuổi

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), cho rằng sẽ khó có việc “nhiều hơn một người” quá 65 tuổi trong Bộ Chính trị được ở lại tiếp.

“Tiêu chuẩn mà Đảng Cộng sản đặt ra, tôi thấy có mấy điểm quan trọng. Ví dụ, có cơ cấu, có vấn đề tuổi tác, để từ đó ra một cái khung cho một, hai hội nghị trung ương tiếp theo bàn tiếp.”

“Họ bàn tiếp hội nghị 13, chưa xong thì 14, nên cũng chưa cần vội. Nhưng khả năng nhiều hơn một người ở trường hợp đặc biệt, khó.”

Hôm 27/5, tại Hội nghị Báo cáo viên Trung ương đột xuất để thông báo kết quả Hội nghị Trung ương 12, ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết Ban Chấp hành TƯ đã thống nhất trình Đại hội 13 số lượng khoảng 200 Ủy viên Trung ương, trong đó khoảng 180 chính thức và 20 dự khuyết.

Theo ông tiết lộ, ở khóa 13, dự kiến Ủy viên Bộ Chính trị sẽ giữ như khóa 12, từ 17 – 19 người, Ban Bí thư từ 12 – 13 người.

Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 sẽ có 3 độ tuổi, số Ủy viên Trung ương dưới 50 tuổi chiếm khoảng 15 – 20%, từ 50-60 tuổi có khoảng 70%, từ 61 tuổi trở lên khoảng 10%.

Theo BBC

Trung Quốc thông qua quyết định về luật an ninh quốc gia cho Hong Kong

Quyết định này mở đường cho chính quyền Bắc Kinh qua mặt Hội đồng Lập pháp Hong Kong, soạn thảo và ban hành luật an ninh quốc gia cho đặc khu này.

Quốc hội Trung Quốc hôm 28/5 thông qua quyết định về việc trực tiếp ban hành luật an ninh quốc gia cho Hong Kong, một trong hai đặc khu hành chính của nước này, để đối phó với các hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài.

Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức quốc hội Trung Quốc) khóa 13 đã bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ 2.878 phiếu thuận, 1 phiếu chống, 6 người vắng mặt, trong ngày cuối của kỳ họp thường niên, Reuters cho hay. Các đại biểu có mặt tại Đại lễ đường Nhân dân đã vỗ tay một lúc lâu khi kết quả kiểm phiếu được chiếu lên màn hình.

Trung Quoc thong qua quyet dinh ve luat an ninh quoc gia cho Hong Kong hinh anh 1 2020_05_28T071948Z_1630627625_RC2JXG9N68JB_RTRMADP_3_CHINA_PARLIAMENT.JPG
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bấm nút bỏ phiếu thông qua quyết định của quốc hội về việc trực tiếp ban hành luật an ninh cho Hong Kong hôm 28/5.

Quyết định nói trên có tên đầy đủ là “Quyết định của Nhân Đại về việc xây dựng kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế chấp hành để bảo vệ an ninh quốc gia tại đặc khu hành chính Hong Kong”. Việc thông qua quyết định này cho phép chính quyền Bắc Kinh qua mặt Hội đồng Lập pháp Hong Kong để ban hành luật an ninh quốc gia vốn bị trì hoãn lâu nay tại đặc khu này.

Động thái diễn ra gần một năm sau khi các cuộc biểu tình chống chính quyền bùng nổ và kéo dài suốt nhiều tháng làm chao đảo Hong Kong. Phe phản đối lo ngại luật mới sẽ đe dọa các quyền tự trị và tự do của Hong Kong, cũng như tương lai của mô hình “một quốc gia hai chế độ” vốn là nền tảng cho sự tự trị của thành phố từ năm 1997.

Theo quyết định, luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh soạn thảo sẽ nhằm ngăn chặn, chấm dứt và trừng phạt các hành vi ở Hong Kong đe dọa an ninh quốc gia, bao gồm hoạt động ly khai và lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài. Luật cũng cho phép giới chức giám sát an ninh quốc gia tại Bắc Kinh có thể thành lập các tổ chức ở Hong Kong nếu cần thiết.

Kế hoạch của Bắc Kinh đã làm hồi sinh phong trào biểu tình tại Hong Kong từ cuối tuần trước. Hàng trăm người đã xuống đường và cảnh sát đã sử dụng đạn cay, vòi rồng để giải tán đám đông.

Mỹ đã phản ứng mạnh mẽ trước kế hoạch của Bắc Kinh. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 27/5 tuyên bố Hong Kong không còn duy trì đủ mức độ tự trị để hưởng quy chế thương mại đặc biệt theo luật pháp Mỹ.

Việc này có thể là đòn giáng nặng nề lên vị thế trung tâm tài chính thế giới của Hong Kong lâu nay. Tổng thống Mỹ Donald Trump giờ đây sẽ là người quyết định hủy bỏ một số, toàn bộ hoặc không hủy bỏ bất cứ đặc quyền nào từ Washington mà Hong Kong đang có.

Đông Phong / Zing

Tổng thống Donald Trump – Kỳ 2: “Hãy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng”

Bất động sản là đam mê mà ông theo đuổi cả cuộc đời, nhưng đến lúc ông nhận ra, mảnh đất lớn nhất, vĩ đại nhất nơi mà ông và người dân thuộc về, là Nước Mỹ!

“Mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều thư, hàng chồng thư. Không lâu trước đây tôi đã nhận được một lá thư từ cô giáo mầm non của tôi. Tôi đã nói vô cùng ngạc nhiên khi bắt gặp nó trong hàng đống những chồng thư. Cô nói rằng điều cô nhớ nhất về tôi là việc tôi không bao giờ ngừng đặt câu hỏi. Tôi là học sinh hay hỏi nhất mà cô từng biết. Tôi trả lời thư rằng có một số thứ trên đời không bao giờ thay đổi, tôi vẫn đặt rất nhiều câu hỏi – nhưng chính sự tò mò và óc khám phá của tôi đã mang lại cho tôi thành công trong suốt thời gian qua. Tôi cũng nói lời cảm ơn cô, một lời cảm ơn hơi muộn một chút, vì sự kiên nhẫn cô đã dành cho tôi nhiều năm trước đây, kiên nhẫn và lắng nghe tất cả những câu hỏi của tôi.

Tôi bắt đầu nghĩ về những ngày tháng đầu tiên đó, mỗi câu hỏi của tôi lúc đó đều chính là điểm bắt đầu của một khám phá mới và đến giờ cũng vậy…” (Donald Trump)

Thói quen đặt câu hỏi là sự khởi đầu cho sự khám phá và bằng cách đó ông đã nhận ra quá nhiều điều bất ổn và phi lý đang xoay chuyển nước Mỹ, theo một cách khiến ông vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ.

Thói quen đặt câu hỏi là sự khởi đầu cho sự khám phá và bằng cách đó ông đã nhận ra quá nhiều điều bất ổn và phi lý đang xoay chuyển nước Mỹ, theo một cách khiến ông vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ. 
Thói quen đặt câu hỏi là sự khởi đầu cho sự khám phá và bằng cách đó ông đã nhận ra quá nhiều điều bất ổn và phi lý đang xoay chuyển nước Mỹ. (Getty)

Nó dẫn lối ông đến sự thật, giúp ông thấu hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới này, dù sự thật ngày càng hiện ra dưới những cái vỏ của sự lừa dối đáng sợ về mức độ nham hiểm, tàn ác của cá nhân hay thể chế, quốc gia.

“Cái quái gì đang xảy ra ở đất nước này thế?”

Trong nhiều thập niên, ông đã chứng kiến nước Mỹ bị “xé toạc”, ngày càng lao xuống dốc, một nước Mỹ đã từng vĩ đại và chiến thắng, giờ đây, đang chìm trong thảm họa suy thoái kinh tế bởi những con người ưu tú mà không có việc làm, những kẻ bóc lột tiền thuế của dân, khủng bố hoành hành, và đáng sợ hơn cả là những kẻ cầm quyền đang cố huỷ hoại nước Mỹ từ bên trong…

Trong cuộc phỏng vấn của Donald đã thực hiện với Oprah Winfrey vào năm 1988, ông nói về cơ hội trở thành tổng thống: “Tôi nói rằng tôi sẽ có cơ hội chiến thắng bởi vì tôi không biết khán giả của bà cảm thấy thế nào nhưng tôi nghĩ mọi người đã mệt mỏi khi thấy nước Mỹ đang bị xé toạc.”

Tháng 3/1990, ông nói với Playboy: “Tôi không muốn làm tổng thống, tôi chắc chắn 100%. Tôi thay đổi quyết định chỉ vì tôi thấy đất nước đang ngày càng xuống dốc”. 
Embed from Getty Images
“Tôi không muốn làm tổng thống, tôi chắc chắn 100%. Tôi thay đổi quyết định chỉ vì tôi thấy đất nước đang ngày càng xuống dốc”. Vị doanh nhân hết sức thành công và chẳng tha thiết gì giới chính trường màu mè giả tạo, đã không thể yên tâm thỏa mãn trong lĩnh vực vô cùng yêu thích của mình, để nghĩ về những điều lớn hơn. Bất động sản là đam mê mà ông theo đuổi cả cuộc đời, nhưng đến lúc ông nhận ra, mảnh đất lớn nhất, vĩ đại nhất nơi mà ông và người dân thuộc về, là Nước Mỹ! Đó là lý do khiến ông bước ra tranh cử, bởi vì ông hiểu rằng, chỉ ở địa vị của một Tổng thống, ông mới có thể giúp được đất nước này nhiều nhất, ông mới có thể khiến nó vĩ đại trở lại.

“Obama chính là lý do mà tôi có mặt tại Nhà Trắng”

“Trong hoạt động kinh doanh, ngày nào tôi cũng thấy nước Mỹ bị cắt cổ và ngược đãi. Chúng ta đã và đang trở thành một trò hề, một kẻ chịu tội thay cho toàn thế giới, bị đổ lỗi tất thảy mọi thứ, chẳng được công nhận công trạng và cũng chẳng nhận được sự tôn trọng nào. Không ai tôn trọng chúng ta cả. Chúng ta là đối tượng để cười nhạo khắp nơi trên thế giới. ISIS, Trung Quốc, Mexico đang đánh bại chúng ta, tất cả đang đánh bại chúng ta, kẻ thù thì ngày càng mạnh lên còn nước Mỹ thì ngày càng yếu đi. Giờ đây họ còn hạ gục chúng ta trên mặt trận kinh tế. Chúng ta không còn những chiến thắng lẫy lừng nữa. Chúng ta đã từng chiến thắng nhưng giờ thì không.”

Trump trở thành 1 trong 17 ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa gồm hầu hết là các thống đốc, cựu thống đốc, thượng nghị sĩ liên bang. Donald Trump một kẻ tay ngang mà truyền thông tin rằng đã đùa giỡn với việc tranh cử tổng thống năm 2000 và 2012 nhưng cũng chưa bao giờ là ứng cử viên trong một cuộc bầu cử hoặc giữ bất cứ cương vị chính trị nào.

Chúng ta đã và đang trở thành một trò hề, một kẻ chịu tội thay cho toàn thế giới, bị đổ lỗi tất thảy mọi thứ, chẳng được công nhận công trạng và cũng chẳng nhận được sự tôn trọng nào.
“Chúng ta đã và đang trở thành một trò hề, một kẻ chịu tội thay cho toàn thế giới, bị đổ lỗi tất thảy mọi thứ, chẳng được công nhận công trạng và cũng chẳng nhận được sự tôn trọng nào.” (Getty)
Ông bước vào chính trường với kinh nghiệm bằng không và di sản đổ nát của nhiệm kỳ tổng thống Obama – một nhiệm kỳ mà nhiều người coi là một trong những nhiệm kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử chính trị Mỹ.

GDP âm, tỷ lệ lao động có việc làm đạt mức tồi tệ nhất kể từ năm 1978. Khoản nợ quốc gia gần vượt ngưỡng 20 ngàn tỷ đô la, đường biên giới không an ninh, 90 triệu người Mỹ từ bỏ tìm kiếm việc làm, 45 triệu người sống nhờ trợ cấp thực phẩm và 50 triệu người sống trong nghèo khổ. Mối đe dọa từ nước ngoài ngày càng nguy hiểm hơn, bao gồm Iran và vũ khí hạt nhân của nước này, sức mạnh quân sự đang được tăng cường của Trung Quốc, những kẻ khủng bố Hồi giáo giết hại các nhà ngoại giao Mỹ tại Benghazi, Iran, ISIS chặt đầu người Thiên chúa giáo và chiếm đóng những vùng đất rộng lớn ở Trung Đông cùng với đó là khu vực dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Chính quyền Obama đã tiêu tốn 2 nghìn tỷ đôla vào Iraq và mất hàng nghìn sinh mạng quân nhân Mỹ tại Iraq.

Barack Obama đã để lại một di sản nước Mỹ đổ nát khi rời khỏi nhiệm sở. Ông được đánh giá là một trong những vị tổng thống kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Barack Obama đã để lại một di sản nước Mỹ đổ nát khi rời khỏi nhiệm sở. Ông được đánh giá là một trong những vị tổng thống kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. (Getty)

Donald Trump kinh ngạc nhận thấy chính quyền Obama đã để Trung Quốc tràn sang và đổ đống hàng hóa, chiếm của Mỹ hàng trăm tỷ đô-la bằng cách thao túng và giảm giá trị đồng tiền của họ. “Họ đang xẻ thịt chúng ta.”  Tổng thống Obama đã làm một việc không thể tin nổi là tái thiết Trung Quốc và tái thiết rất nhiều quốc gia khác. 

“Dù Washington nói năng vui vẻ thế nào thì giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không phải là bạn. Tôi từng bị lên án vì dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương lai con cháu mình bằng từ nào khác? Bạn muốn tôi dùng cái mỹ từ nào cho những người đang ra sức đẩy đất nước ta vào nguy cơ phá sản, cướp việc làm của ta, do thám hòng ăn cắp công nghệ của ta, và hủy hoại lối sống của ta đây?”

Nước Mỹ trong nhiều năm trước khi ông ra tranh cử đã trở thành bãi rác cho mọi rắc rối của tất các các nước khác. Mexico mang sang Mỹ ma tuý, tội phạm, những kẻ hãm hiếp… Nhưng không chỉ Mexico, chúng còn đến từ Nam và Trung Mỹ, Trung Đông, khủng bố Hồi giáo, ISIS…

“Làm thế nào mà các nhà chính trị này lại có thể ngu ngốc cho phép điều này xảy ra. Họ ngu ngốc đến thế nào chứ!”

Tôi từng bị lên án vì dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương lai con cháu mình bằng từ nào khác?
“Tôi từng bị lên án vì dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương lai con cháu mình bằng từ nào khác?” (Getty)

Theo số liệu việc làm của Cục Thống kê Lao động, Mỹ đã mất khoảng 303.000 việc làm trong ngành sản xuất kể từ khi Obama nhậm chức. Dưới thời Obama số người Mỹ sống bằng tem trợ cấp giá thực phẩm theo số liệu công bố chính thức trong Chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung của Bộ Nông nghiệp Mỹ SNAP đã tăng từ 32 triệu người năm 2009 lên 43,6 triệu vào tháng 4/2016, tức là cứ 7 người Mỹ thì có 1 người phải dùng tem phiếu thực phẩm, trong khi việc áp đặt 229 quy định lớn mới của liên bang thực hiện từ năm 2009 đã tiêu tốn của nền kinh tế Mỹ 108 tỷ đô la một năm theo số liệu của chính cơ quan điều hành liên bang. Các doanh nghiệp đang phải đóng cửa. Tỷ lệ đóng cửa doanh nghiệp cao ở mức cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, Mỹ mất điểm tín dụng AAA. Giá xăng dầu đã tăng gấp đôi.

Đến cuối nhiệm kỳ thứ 2, Obama đang trên đà làm tăng nợ quốc gia của Mỹ lên gấp đôi tới mức 20 ngàn tỷ đô la ngang với toàn bộ số nợ của tất cả các đời tổng thống tiền nhiệm cộng lại.

Ngoài một nền kinh tế thảm họa, Obama để lại nguy cơ khủng bố cả trong và ngoài nước

Chính sách đối ngoại của Obama đẩy những hình ảnh về chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, từ vụ đốt Sứ quán Mỹ ở Benghazi cháy suốt đêm tới việc lá cờ đen của ISIS phất cao đắc thắng khi từ Syria tràn vào Iraq. Các phần tử thánh chiến quay cảnh chặt đầu các nạn nhân, hoặc với việc máy bay vận tải Mỹ chở hàng tỷ đô la mới in sang Iran để có thể đối lấy thỏa thuận với Iraq, mà kết quả là Iran vi phạm cam kết sẽ không chế tạo vũ khí hạt nhân trong khi vẫn phát triển tiềm lực tên lửa xuyên lục địa đe dọa các nước láng giềng và toàn thế giới.

Chính sách đối ngoại của Obama làm gia tăng sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới, góp phần đẩy nước Mỹ vào vòng nguy hiểm. (NTD Việt Nam tổng hợp)
Chính sách đối ngoại của Obama làm gia tăng sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới, góp phần đẩy nước Mỹ vào vòng nguy hiểm.

Năm nào dưới thời Obama, nước Mỹ cũng bị tấn công khủng bố. Thế nhưng suốt thời gian cầm quyền, Tổng thống Obama không thể nói đến những từ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, ngay cả khi hàng ngàn người tị nạn lũ lượt từ Syria và nhiều nơi khác của Trung Đông nhập cư trái phép vào Mỹ.

Trong 8 năm cầm quyền, chính quyền Obama đã cho gần 43.000 người tị nạn Somali vào Mỹ, 99% trong số đó là người Hồi giáo. Năm 2016 Obama nhanh chóng chào đón 12.000 người tị nạn từ Syria vào Mỹ, 99% là người Hồi giáo, đây là một phần của 85.000 người tị nạn trên toàn thế giới mà Obama đã cam kết sẽ chấp nhận cho nhập cư vào Mỹ. Việc nhân dân tị nạn Syria ngày càng gây nhiều tranh cãi sau khi số này dính líu đến các kế hoạch tấn công khủng bố ở châu Âu. Ngoài việc không thấy khá hơn về kinh tế, hàng triệu cử tri Mỹ cảm thấy đất nước kém an toàn hơn khi cuộc tranh cử tổng thống bước vào giai đoạn cao điểm năm 2016.

“Chúng ta chẳng có gì ngoài những vấn đề, chúng ta có những kẻ chẳng ra gì, chúng ta có những kẻ suy đồi, chúng ta có những kẻ đang bán rẻ đất nước. Sự tổn hại mà các thành viên Đảng Dân chủ, các thành viên yếu kém của Đảng Cộng hòa, và thảm họa chính sách đã và đang gây ra cho nước Mỹ đặt ta vào một đống lộn xộn mà ta chưa từng thấy trong đời.”

Không chỉ thế, sau 2 năm cần quyền Obama cùng phe cánh tả còn sắp đặt một âm mưu để lật đổ Tổng thống tiếp theo được bầu hợp pháp. Đây sẽ là bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử Mỹ mà không ai khác, chính  tổng thống bị hại, Donald Trump sắp phơi bày nó.

Không chỉ có 'thành tích' yếu kém về kinh tế, Barack Obama còn khiến nước Mỹ trở nên bất ổn hơn bao giờ hết bởi chính sách nhập cư những người Hồi giáo vào nước Mỹ trong bối cảnh tình hình khủng bố trên toàn cầu đang rất căng thẳng.
Không chỉ có ‘thành tích’ yếu kém về kinh tế, Barack Obama còn khiến nước Mỹ trở nên bất ổn hơn bao giờ hết bởi chính sách nhập cư những người Hồi giáo vào nước Mỹ, trong bối cảnh tình hình khủng bố trên toàn cầu đang rất căng thẳng

“Chúng ta có những trái tim quả cảm, có những bộ óc lớn và có sự can trường lớn lao”

“Obama cho rằng chẳng có gì đặc biệt hay hiếm có ở nước Mỹ − rằng chúng ta không khác gì một nước nào khác. Đất nước chúng ta là lực lượng tự do lớn nhất được biết tới trên thế giới. Chúng ta có những trái tim quả cảm, có những bộ óc lớn và có sự can trường lớn lao − và chúng ta sử dụng cả ba điều đó. Trong quá khứ, hệ thống tư bản chủ nghĩa thị trường tự do của chúng ta đã tạo ra nhiều của cải và sự thịnh vượng hơn bất kỳ nền kinh tế có chính phủ kiểm soát nào có thể mơ đến. Vì sự giàu có đó, chúng ta cũng làm từ thiện nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.”

Xét cho cùng, sự thịnh vượng là nền tảng cho tự do. Nhưng nước Mỹ đã bị nghiền nát bởi sự thờ ơ của các chính khách ở Washington, những người đang đo đếm thành công qua tốc độ gia tăng nợ liên bang, và gánh nặng thuế bằng những chương trình chính phủ vô nghĩa.

Phương thuốc của Trump là đích thân tham dự và cứng rắn giải quyết vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế bởi ông cho rằng hầu như ai cũng có thể mang cho chúng ta các thương vụ và phần lớn những thương vụ đó là vô tích sự. Đã đến lúc việc này phải chấm dứt.

“Tôi yêu nước Mỹ. Tôi đau buồn trước những gì mắt mình nhìn thấy đang xảy ra trên đất nước chúng ta. Obama là một thí nghiệm cánh tả thất bại và đi chệch hướng kinh khủng khiếp, và ai cũng biết điều đó. Tương lai của con em chúng ta đang nguy nan − và chúng ta phải làm những việc cần làm vì chúng. Chúng ta phải cứng rắn để đất nước của chúng ta có thể vĩ đại trở lại.

"Tôi yêu nước Mỹ. Tôi đau buồn trước những gì mắt mình nhìn thấy đang xảy ra trên đất nước chúng ta. Obama là một thí nghiệm cánh tả thất bại, và ai cũng biết điều đó." (Getty)
“Tôi yêu nước Mỹ. Tôi đau buồn trước những gì mắt mình nhìn thấy đang xảy ra trên đất nước chúng ta. Obama là một thí nghiệm cánh tả thất bại, và ai cũng biết điều đó.” (Getty)

Ông có câu trả lời cho mọi vấn đề của nước Mỹ và ông có thể giải quyết tất cả những vấn đề đó 

Những câu hỏi âm ỉ khi ông chứng kiến những sự kiện khiến nước Mỹ lún sâu rơi vào vòng thảm họa, những câu hỏi về sự bất công phi lý của các chính sách chính phủ… trở thành nỗi bức xúc mạnh mẽ trong ông và bùng nổ vào thời điểm 2016 khi ông quyết định ra tranh cử để chính tay mình thay đổi tất cả những điều đó. Ông đã chạm vào đúng mạch của những cử tri Đảng Cộng hòa, đưa ra những vấn đề còn gây tranh cãi và chưa được giải quyết vốn đã tồn tại đến thời điểm không thể ngó lơ hơn được nữa. Và ông có câu trả lời dứt khoát và rõ ràng đầy thuyết phục cho tất cả.

“Tôi nghĩ ta xứng đáng với điều tốt đẹp nhất. Các quyết định ta đang đối mặt quá lớn lao, quá nhiều hệ lụy khiến ta không thể bỏ mặc. Tôi có những câu trả lời cho các vấn đề mà ta đang đối mặt. Tôi biết cách làm cho nước Mỹ giàu có trở lại.”

Cuối cùng, một kẻ tay ngang chưa từng tham gia chính trường đã chiến thắng Hillary – ứng cử viên được dán nhãn tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba của Obama với sự ủng hộ mạnh mẽ của giới truyền thông chính thống gồm cả các hệ thống phát thanh và những tờ báo lớn như New York Times và Washington Post, trong một chiến dịch vận động trị giá khoảng 2 tỷ đô la từ quỹ Clinton. Donald Trump đã cứu nước Mỹ khỏi sự trở lại quyền lực của Bill Clinton khi ông ta khoái trá nói với một nhà tư vấn lâu năm của đảng Dân chủ New York rằng nếu Hillary lấy lại được Nhà Trắng, ông ta sẽ lại xử lý mọi việc.

Bill Clinton đã từng khoái trá khi nói với một nhà tư vấn lâu năm của đảng Dân chủ New York rằng nếu Hillary lấy lại được Nhà Trắng, ông ta sẽ lại xử lý mọi việc.
Bill Clinton đã từng khoái trá khi nói với một nhà tư vấn lâu năm của đảng Dân chủ New York rằng nếu Hillary lấy lại được Nhà Trắng, ông ta sẽ lại xử lý mọi việc. (Getty)

Ngôi sao truyền hình ăn khách The Apprentice ngang nhiên bước vào làm chủ Phòng Bầu dục, bất chấp tất cả các chính trị gia chuyên nghiệp đã không ngừng nhạo báng gọi ông là “thằng hề”, “thằng ngu” và toàn bộ giới truyền thông chính thống, tất cả đã vượt qua ranh giới độc lập báo chí để trở thành những kẻ thiên vị ứng cử viên đảng Dân chủ, đã quyết liệt chống ông đến cùng.

“Hãy nhớ rằng tôi luôn luôn chiến thắng”

Trước bầu cử, không ai ở Washington nghĩ rằng ông sẽ đắc cử. Nhưng ngay cả khi bị phản đối mạnh mẽ và khả năng thắng cử thấp, ông vẫn giữ một ý chí chiến thắng đáng kinh ngạc.

Giữa tháng 10/2016, chỉ ba tuần trước ngày bầu cử, tất cả các cuộc thăm dò đều cho kết quả xấu. Cuốn băng “Inside Hollywood” có tuổi đời hàng thập niên ghi hình Trump dùng ngôn ngữ thô tục đã bị giới truyền thông tinh hoa khai thác tối đa và hầu như tất cả người trong chiến dịch tranh cử Trump đều sợ hãi. Newt Gingrich – cố vấn tranh cử của ông lo lắng gọi điện cho Trump để thảo luận về các biện pháp đối phó, nhưng ông nói, bằng một sự quả quyết không ngờ: “Hãy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng. Tôi không chắc bằng cách nào nhưng vào ngày bầu cử chúng ta sẽ thắng.” 

Đây là một phần sâu sắc trong tính cách Trump, điều mà ông muốn toàn bộ đất nước thấm nhuần. Trump không muốn người Mỹ nói về sự bất lực, ông muốn nói về những khả năng. Ông luôn tự hào về tiềm năng của người Mỹ. Vì chúng ta là người Mỹ. Chúng ta có tiềm năng, chúng ta chỉ cần sự lãnh đạo đúng đắn.

“Hãy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng. Tôi không chắc bằng cách nào nhưng vào ngày bầu cử chúng ta sẽ thắng.” (Getty)
“Hãy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng. Tôi không chắc bằng cách nào nhưng vào ngày bầu cử chúng ta sẽ thắng.” (Getty)

Tổng thống Donald Trump có một cơ hội độc nhất vô nhị để lái con tàu Mỹ đi đúng hướng. Trump truyền tải thông điệp của ông thành những suy nghĩ đơn giản. Lời hứa khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ Trump thu gọn trên Twitter là #MAGA (Make America Great Again). Có trong #MAGA là lời hứa lấy lại việc làm cho nước Mỹ, tăng trưởng kinh tế, cắt giảm thuế và ít quy định của chính phủ, chấm dứt biên giới mở, kiểm soát chặt chẽ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, cắt đứt vòi bạch tuộc Trung Quốc…  và cam kết nước Mỹ lại chiến thắng.

“Tôi chờ được những thử thách của việc làm Tổng thống và sẽ làm những điều tuyệt vời cho đất nươc của chúng ta. Tôi sẽ khiến nước Mỹ trở nên giàu có, mạnh mẽ và đáng kính trọng một lần nữa.”

Dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế Mỹ đã bùng nổ trong nhiệm kỳ kể từ khi ông bước vào Nhà Trắng, cho đến khi con virus xuất sinh từ ĐCSTQ phá huỷ tất cả. Nhưng, có một điều cần phải nhớ về Trump, là ông thích chiến thắng, ông ghét bị thua cuộc, ông sẽ vực dậy nước Mỹ trong cuộc chiến với ĐCSTQ, như ông đã từng làm thế 3 năm trước đây, và những gì người dân có thể nhận ra trong 3 năm đó, là: ông sẽ luôn làm được những gì ông nói, và nhiều hơn thế.

Nhưng, có một điều cần phải nhớ về Trump, là ông thích chiến thắng, ông ghét bị thua cuộc, ông sẽ vực dậy nước Mỹ trong cuộc chiến với ĐCSTQ, như ông đã từng làm thế 3 năm trước đây.
Nhưng, có một điều cần phải nhớ về Trump, là ông thích chiến thắng, ông ghét bị thua cuộc, ông sẽ vực dậy nước Mỹ trong cuộc chiến với ĐCSTQ, như ông đã từng làm thế 3 năm trước đây.

“Những gì tôi đã làm ra cái gia tài của nước Mỹ hơn 3 năm qua đều gần như đã mất và tôi sẽ làm lại lần thứ hai sẽ vĩ đại hơn và nhanh hơn.”

Đối với các chính trị gia chuyên nghiệp, chiến thắng của ông tái diễn thắng lợi của Ronald Reagan trước Tổng thống đương nhiệm Jimmy Carter năm 1980, người từng nói điều mà Trump tâm đắc: “Ở thế hệ nào, tự do cũng đứng trước nguy cơ bị dập tắt. Chúng ta không truyền lại nó cho con cháu mình qua dòng máu. Chúng ta phải đấu tranh, bảo vệ và giao nó lại cho con cháu để chúng làm điều tương tự.”

Ông đã sẵn sàng cho phần đời còn lại của mình để giành lại một “Nước Mỹ chúng ta đáng có!”

“Có lẽ ông là hy vọng cuối cùng của chúng ta để trở lại là đất nước của những người chiến thắng” (Roger Stones)

Đường Thư / NTD