Công trình được cải tạo từ ngôi nhà 20 năm tuổi tại Gò Vấp (TP.HCM), có thiết kế đặc biệt trên mảnh đất hình tam giác vuông.
Chủ nhân ngôi nhà là một gia đình gốc Bắc vào Nam lập nghiệp. Sau 20 năm, ngôi nhà hiện trạng đã xuống cấp. Cô con gái đã trưởng thành muốn cải tạo lại ngôi nhà để làm nơi thư giãn nghỉ ngơi cho bố mẹ.
Khu đất có hình dáng tam giác đặc biệt. Nhưng chính điều tưởng như bất lợi này đã trở thành ý tưởng thiết kế của H.a workshop.
Lối vào của ngôi nhà rất hẹp do nằm ở một góc của tam giác.
Không gian mở rộng hơn khi tiến vào sâu bên trong.
Cầu thang xoắn vừa có tác dụng trang trí về hình thức, vừa để tiết kiệm diện tích cho những ngôi nhà nhỏ.
Căn bếp của Gò Vấp House (tên ngôi nhà) có hệ tủ bếp được xếp sát tường theo độ vát chéo của khu đất.
Do diện tích hạn chế, tầng hai của gia đình là các phòng ngủ. Tầng ba là nhà tắm và sân vườn.
Lối lên phòng tắm từ các phòng ngủ nhỏ.
Tầng ba của ngôi nhà được thiết kế những cửa vòm như cabin tàu điện.
Phòng tắm nằm riêng một chỗ, được đục thủng một khoảng tường để lắp kính lấy sáng.
Phòng ngủ phụ của gia đình.
Phòng thư giãn, đọc sách có cửa hình tam giác mở ra sân thượng.
Một cuốc chở khách bình thường của người tài xế taxi
Tôi đã lái taxi ở thành phố New York được 28 năm, 3 tháng và 12 ngày. Nếu bạn hỏi sáng qua đã ăn gì, có lẽ tôi không thể nhớ ra, nhưng có một cuốc taxi trong đời tôi đặc biệt đến nỗi tôi sẽ không bao giờ có thể quên được.
Đó là một buổi sáng thứ Hai đẹp trời của mùa xuân năm 1966. Bầu trời tỏa ánh nắng rực rỡ, ấm áp. Tôi đang lái xe chầm chậm ở đại lộ York để tìm khách. Tôi dừng ở một cột đèn đối diện bệnh viện New York thì nhìn thấy một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề đang bước xuống những bậc cầu thang. Ông ấy vẫy taxi của tôi.
Đúng lúc đó thì đèn giao thông chuyển sang xanh, tài xế phía sau tôi bấm còi inh ỏi một cách thiếu kiên nhẫn, và tôi nghe tiếng tuýt còi của cảnh sát. Nhưng tôi không định bỏ lỡ cuốc xe này. Cuối cùng, người đàn ông kia cũng chạy kịp ra xe và nhảy vào bên trong. “Xin cho đến sân bay LaGuardia, và cảm ơn vì đã đợi tôi”, ông ta lên tiếng.
Người đàn ông chạy xuống bậc thang và vẫy chiếc taxi của tôi. (Ảnh minh họa)
“Đúng là tin tốt”, tôi nghĩ thầm, vì sân bay LaGuardia rất đông đúc, và tôi có thể sẽ kiếm ngay được khách khác và kiếm đủ cho một ngày lao động.
Như thường lệ, tôi hay băn khoăn về các vị khách của mình. Liệu người này có phải một người thích nói nhiều, hay thích im lặng như một xác chết, hay thích đọc báo? Sau ít giây im lặng, ông ta bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi tôi có thích việc lái xe taxi hay không.
Một câu hỏi quá cũ, và tôi cũng đưa câu trả lời quen thuộc, đại loại là công việc này cũng ổn, vừa giúp tôi kiếm sống được, và đem lại cho cho tôi cơ hội gặp những con người thú vị. Nhưng nếu có việc gì giúp tôi kiếm được nhiều hơn 100 đô la mỗi tuần thì tôi sẽ bỏ nó ngay, cũng giống như ông ta vậy.
Thế nhưng, lời đáp của ông ấy khiến tôi chú ý: “Tôi thì sẽ không đổi việc kể cả điều đó giúp tôi kiếm được thêm 100 đô mỗi tuần”.
Vậy là tôi tò mò, hỏi lại: “Thế ông làm nghề gì?”.
Ông ta đáp: “Tôi làm ở khoa thần kinh, bệnh viện New York”.
Cho đến câu hỏi làm thay đổi cuộc đời con trai của ông
Tôi luôn tò mò về người khác, và tôi thường cố tìm hiểu những gì mình có thể biết được từ họ. Nhiều lần trong những cuốc xe dài, tôi đã tạo được một mối quan hệ tốt với các hành khách của mình, và tôi thường nhận được những lời khuyên rất hữu ích từ những người làm kế toán, luật sư, thậm chí là thợ sửa ống nước.
Tôi nghĩ người khách lần này hẳn là yêu công việc của ông ý lắm, hoặc cũng có thể đó là do tâm trạng vui vẻ của một buổi sáng mùa xuân. Nhưng tôi quyết định nhờ ông ấy giúp đỡ. Cũng sắp tới sân bay rồi, nên tôi quyết định lên tiếng ngay. “Tôi có thể nhờ ông giúp một chuyện này được không?”, tôi rụt rè thăm dò.
Tôi đã đánh bạo hỏi vị khách của mình 1 câu, và câu hỏi đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của con trai tôi, sau đó là của các cháu tôi.
Ông ta không trả lời. Nhưng tôi vẫn nói tiếp: “Tôi có một cậu con trai 15 tuổi, nó là đứa trẻ ngoan. Nó học khá tốt ở trường. Mùa hè này chúng tôi muốn cho nó đi trại hè, song nó lại muốn kiếm việc làm. Nhưng một đứa trẻ 15 tuổi thì khó mà kiếm được việc, trừ phi bố cậu ta quen biết chủ cơ sở nào đó, mà tôi thì không”.
Tôi dừng lại một chút, rồi nói tiếp: “Liệu ông có thể giới thiệu cho nó một công việc gì để làm trong mùa hè này không? Kể cả không được trả lương cũng được.”.
Ông ta vẫn im lặng, không đáp lời, khiến tôi tự dưng cảm thấy mình thật ngốc nghếch khi đưa ra chủ đề này. Cuối cùng, chúng tôi đã tới sân bay. Tôi tưởng mình đã bị từ chối thì đột nhiên vị khách lên tiếng: “Các sinh viên y khoa đang có 1 dự án nghiên cứu trong mùa hè này. Có lẽ cậu bé sẽ hợp đấy. Gửi cho tôi kết quả học tập ở trường của cháu nhé”.
Ông ta lục túi tìm danh thiếp nhưng không tìm được cái nào. “Ông có giấy không?”, ông ta lên tiếng.
Tôi xé một mẩu giấy từ cái túi đựng đồ ăn trưa của mình, rồi ông ta hí hoáy viết gì đó, xong trả tiền tôi. Đó là lần cuối cùng tôi gặp ông ấy.
Tối đó, khi ngồi quanh bàn ăn cùng gia đình, tôi lôi mẩu giấy đó ra khỏi túi áo: “Robbie, đây có thể là công việc vào mùa hè này cho con”, tôi nói với con trai.
Thằng bé đọc to lên: “Fred Plum, Bệnh viện New York”.
Vợ tôi hỏi ngay: “Ông ấy là bác sĩ à?”. Con gái tôi thì bảo: “Ông ấy là một quả táo ạ?” Còn con trai tôi thì nghi ngờ: “Trò đùa hả bố?”.
Cuối cùng, tôi phải dọa sẽ cắt tiền tiêu vặt của nó thì Robbie mới đồng ý gửi bản thành tích học tập của nó vào sáng hôm sau. Câu chuyện đùa cợt quanh cái tên của bác sĩ (trong tiếng Anh, plum có nghĩa là quả mận – ND) tiếp diễn được vài ngày, nhưng sau đó chúng tôi cũng dần quên đi, không ai để ý đến nữa.
Hai tuần sau, khi tôi đi làm về thì con trai tôi đưa cho tôi 1 lá thư được gửi cho nó, ngoài bìa thư có ghi: “Bác sĩ Fred Plum, Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện New York”. Thằng bé được thư ký của bác sĩ Plum gọi đến phỏng vấn.
Cuối cùng, Robbie nhận được công việc. Sau 2 tuần làm tình nguyện, thằng bé được trả 40 đô một tuần cho đến hết mùa hè. Tấm áo choàng trắng khiến cho nó cảm thấy bản thân quan trọng hơn nhiều so với thực tế, khi nó đi theo bác sĩ Plum quanh bệnh viện, làm vài việc vặt vãnh cho ông ấy.
Mùa hè năm sau, Robbie lại được nhận vào làm việc ở bệnh viện, nhưng lần này, thằng bé được giao nhiều trọng trách hơn. Khi ngày tốt nghiệp trung học của thằng bé đến gần, bác sĩ Plum đã tốt bụng viết thư giới thiệu, giúp Robbie được nhận vào Đại học Brown.
Thằng bé làm việc ở bệnh viện đến mùa hè thứ 3 và dần trong nó, tình yêu với ngành y cũng lớn dần lên. Khi thằng bé sắp tốt nghiệp đại học, nó đã nộp đơn vào trường y và bác sĩ Plum một lần nữa lại viết thư giới thiệu chứng thực cho năng lực và nhân cách của nó.
Cuối cùng, Robbie được nhận vào Đại học Y New York, và sau khi có được tấm bằng y khoa trong tay, đã đi thực tập trong 4 năm chuyên ngành Sản phụ khoa.
Và bài học quan trọng trong giao tiếp
Đó là câu chuyện về con đường học vấn và nghề nghiệp của Robert Stern, con trai của một tài xế taxi bình thường ở New York, sau đó đã trở thành một bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng tại Trung tâm Y tế Columbia-Presbyterian.
Một số người gọi đó là số phận, còn tôi thì lại thấy rằng, đó là câu chuyện cho thấy những cơ hội lớn có thể tới từ những cuộc gặp gỡ bình thường, đôi khi chỉ là một cuốc taxi mà chẳng mấy ai mong đợi có thể đem đến điều gì.
Với những bệnh nhân nhập cư của vị bác sĩ Fred Plum, nước Mỹ có nghĩa là đừng sợ hãi bất cứ điều gì. Sự nỗ lực của bạn là điều quan trọng nhất, thế nhưng, biết nắm bắt cơ hội cũng là một điều quan trọng chẳng kém.
Tôi chẳng phải là một người giỏi giao tiếp, chỉ là, tôi thích giao tiếp, tôi biết quan sát phản ứng của khách hàng, và tôi không bỏ qua bất kỳ cơ hội trò chuyện nào với các hành khách của tôi khi tôi nhìn ra những dấu hiệu họ cũng muốn trò chuyện với tôi.
Và bạn biết đấy, chuyện gì đến thì rồi sẽ đến thôi.
*Theo lời kể của ông Irving Stern, một cựu tài xế taxi ở thành phố New York, Mỹ.
Vào thời điểm bài báo này được xuất bản vào năm 2013, khi đó ông 92 tuổi và vẫn sống ở Brooklyn. Robbie, con trai ông, đã là bác sĩ Robert Stern và bác sĩ Plum hàng năm vẫn gửi thiệp mừng Giáng sinh cho nhau cho đến khi bác sĩ Plum qua đời vào năm 2010.
Bác sĩ Robert Stern hiện đang là một chuyên gia Sản phụ khoa tại bệnh viện Health-Quest Medical Practice ở Fishkill, New York, Mỹ. Con trai anh là một chuyên gia tim mạch, các con gái của anh thì là chuyên gia nội nha và luật sư. “Tất cả có lẽ đều nhờ bác sĩ Fred Plum – một người mà tôi sẽ không bao giờ quên”, anh cho biết.
Khi nghĩ về một hành động anh hùng thời chiến thì bạn hình dung ra một người đàn ông hay một người phụ nữ có hành động dũng cảm?
Quá thường xuyên vai trò của phụ nữ trong các cuộc xung đột không được công nhận, vì vậy để kỷ niệm 75 năm kết thúc Thế chiến thứ Hai năm nay (chiến tranh kết thúc ở châu Âu vào ngày 8/5), chúng tôi tưởng niệm tám phụ nữ có bản lĩnh và thành tích, khiến họ khác biệt với hàng triệu người khác, đã thể hiện lòng can đảm trong cuộc xung đột tàn khốc.
Cheng Benhua: Đón cái chết với nụ cười
Cheng Benhua là một nữ anh hùng kháng chiến đã chiến đấu với người Nhật sau khi họ xâm chiếm Trung Quốc vào năm 1937.
Một bức ảnh của cô được chụp ngay trước khi cô bị đánh đến chết đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu tượng của sự bất chấp không sợ hãi.
Bức ảnh này được chụp bởi một nhiếp ảnh gia người Nhật đã ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của cô, sau khi cô bị bắt trong khi chiến đấu và bị giam cầm.
Cô đã bị những kẻ bắt cóc hãm hiếp nhiều lần, nhưng vẫn không chịu khuất phục.
Trong hình, trông cô như đang cười khi đối mặt với cái chết, hai tay khoanh trước ngực, ngẩng đầu lên để bắt gặp ánh mắt của ống kính không nao núng.
Tư thế của cô được tưởng niệm bởi một bức tượng cao năm mét ở Nam Kinh, nơi là một trong những vụ thảm sát tồi tệ nhất của cuộc chiến, khi có tới 300.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em Trung Quốc bị quân đội Nhật tàn sát.
Khi qua đời năm 1938, cô 24 tuổi. Cô mất đi một năm trước khi chiến tranh đến châu Âu, nhưng một năm sau khi chiến tranh đã đến với người Trung Quốc.
Cheng Benhua có “tính cách nổi bật nhất, gây ấn tượng nhất và đáng được tôn trọng nhất” trong số hàng triệu người đã thiệt mạng, nhà nghiên cứu lịch sử và bảo tàng Trung Quốc, ông Fan Jianchuan nói với tờ Daily Daily năm 2013.
Noor Inayat Khan: Công chúa gián điệp
Bản quyền hình ảnhDAVIES SURYA, BBC
Là công chúa Ấn Độ và một điệp viên người Anh, Noor Inayat Khan là hậu duệ trực tiếp của Tipu Sultan, nhà cai trị Hồi giáo thế kỷ 18 của Mysore.
Con gái của một người cha Ấn Độ – một giáo viên Sufi – và một bà mẹ người Mỹ, cô sinh ra ở Moscow và học tại Sorbonne ở Paris.
Kỹ năng ngôn ngữ đã đưa cô đến một vị trí với Cơ quan Điều hành Đặc biệt Anh (SOE) – những điệp viên bí mật nhảy dù vào Pháp lúc đó bị chiếm đóng trong chiến tranh để phá vỡ các hoạt động của Đức Quốc xã với sự phá hoại, liên lạc với quân kháng chiến Pháp và theo dõi việc chuyển quân.
Cô làm việc như một nhân viên điều khiển máy phát thanh – người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vai trò nguy hiểm này – và liên tục thay đổi địa điểm để tránh bị phát hiện.
Cuối cùng, cô đã bị cảnh sát Đức Quốc xã, Gestapo bắt giữ, thẩm vấn và tra tấn.
Cô đã tìm cách trốn thoát trong nhiều dịp khác nhau – một lần gần suýt nữa thoát đi được bằng các đi trên các mái nhà.
Sau mỗi lần tìm cách trốn thoát, các điều kiện bị giam cầm và thẩm vấn của cô ngày càng khắt khe, nhưng người ta tin rằng cô không bao giờ từ bỏ bất kỳ thông tin nào có giá trị của người Đức, người chỉ biết cô bằng mật danh Madeleine và thậm chí không biết rằng cô là người Ấn Độ.
Vào tháng 9 năm 1944, Inayat Khan và ba nữ đặc vụ SOE khác được chuyển đến trại tập trung Dachau, nơi vào ngày 13/9, họ bị xử tử.
Vì lòng dũng cảm, sau khi chết Inayat Khan đã được truy tặng Huân chương George Cross của Anh và một Croix de Guerre của Pháp với một ngôi sao vàng. Cô cũng có một tượng đài về lòng dũng cảm của mình trong Gordon Square Gardens ở London.
“Noor Inayat Khan tiếp tục truyền cảm hứng cho đến tận ngày nay, không chỉ vì sự dũng cảm mẫu mực của cô ấy, mà cả những nguyên tắc mà cô ấy đại diện”, Shrabani Basu, tác giả của Spy Princess, The Life of Noor Inayat Khan, nói với BBC.
“Mặc dù cô ấy là người Sufi và tin vào bất bạo động, Noor Inayat Khan đã có sự hy sinh cao nhất – hy sinh mạng sống của mình – trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít.”
Lyudmila Pavlichenko: Nữ tử thần
Bản quyền hình ảnhDAVIES SURYA, BBC
Lyudmila Pavlichenko là một trong những tay súng bắn tỉa thành công nhất trong lịch sử, đã ghi nhận được 309 vụ giết lính Đức được xác nhận sau cuộc xâm lược của Đức Quốc xã vào Liên Xô năm 1941.
Hàng chục nạn nhân của cô chính là những tay súng bắn tỉa của phe kẻ thù, những người đã thua một trò chơi mèo vờn chuột với người phụ nữ khai thác được các cuộc bao vây Sevastapol và Odessa đã cho cô biệt danh là Nữ Thần Chết.
Lính bắn tỉa của Đức Quốc xã không thể bắn trúng được cô, nhưng Lyudmila Pavlichenko bị thương bởi một viên đạn súng cối và mặc dù đã hồi phục, cô được rút khỏi tiền tuyến và đưa vào làm việc bằng cách sử dụng tên tuổi của mình để hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Liên Xô.
Trong vai trò là một cô gái biểu tượng cho Hồng quân, cô đã đi khắp thế giới, gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt trong quá trình này.
Mặc dù cô đã được trao giải Sao vàng của Anh hùng Liên Xô, nhưng sau đó cô đã hầu như bị xóa khỏi lịch sử.
“Thật đáng ngạc nhiên khi một tay súng bắn tỉa nữ có khả năng đặc biệt đã không được tôn vinh và tưởng niệm đúng cách sau khi cô ấy chết”, Iryna Slavinska, một nhà hoạt động bình đẳng giới tính và phát thanh viên nói với BBC.
“Nhưng câu chuyện của Liên Xô về Thế chiến thứ Hai tập trung vào hình ảnh của một người lính dũng cảm, một người đàn ông – chỉ cần nghĩ về tất cả các tượng đài được dựng lên cho các anh hùng chiến tranh và cho Người lính vô danh thì thấy. Phụ nữ không phải là một phần của câu chuyện đó.”
Nancy Wake: Con Chuột Bạch
Bản quyền hình ảnhDAVIES SURYA, BBC
Một nhân vật nổi trội trong nhiều phương diện, Nancy Wake nổi tiếng là một chiến binh nguy hiểm, một cô gái lẳng lơ và một người uống rượu không ngừng, cũng như một kẻ thù không thể tránh khỏi của Đức quốc xã.
Sinh ra ở New Zealand, nhưng lớn lên ở Úc, Nancy Wake chạy trốn khỏi trường vào năm 16 tuổi và có một công việc ở Pháp với tư cách là một nhà báo, công việc được báo cáo là cô tìm được bằng cách nói dối về khả năng viết bằng tiếng Ai Cập cổ đại.Ở đó, cô gặp và kết hôn với nhà công nghiệp người Pháp, Henri Fiocca, và đang sống ở Marseille khi người Đức xâm chiếm Pháp năm 1939.
Nancy Wake tham gia kháng chiến Pháp và hướng dẫn các phi công đồng minh trốn thoát đến nơi an toàn ở Tây Ban Nha. Khi mạng lưới của cô bị người Đức phản bội vào năm 1942, Wake đã trốn sang Anh qua Tây Ban Nha.
Fiocca ở lại và bị Đức quốc xã bắt, tra tấn và xử tử. Wake nhảy dù trở lại Pháp để bắt đầu công việc cho cơ quan Điều hành Hoạt động Đặc biệt của Anh (SOE).
Nancy Wake đã tham gia vào nhiều nhiệm vụ táo bạo – cô tuyên bố đã giết một lính gác Đức bằng tay không trong một lần. Cô nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào thập niên 1990: “Họ đã dạy cú chặt judo đáng kinh ngạc này ở SOE và tôi đã thực hành nó. Nhưng đây là lần duy nhất tôi sử dụng nó – và nó đã giết chết ông ấy”.
Sau khi các mã vô tuyến của đồng minh có giá trị bị mất trong chiến trận, Nancy Wade tình nguyện đạp xe 500 km trên lãnh thổ của kẻ thù để lấy thiết bị thay thế. Nancy Wade nói đã làm xong việc đó chỉ trong ba ngày.
Cô diện quần áo đẹp và hẹn hò với người Đức để lấy thông tin. “Một ít bột và một ít đồ uống trên đường, và tôi sẽ đi qua trạm kiểm soát của họ và nháy mắt và nói, ‘Bạn có muốn tìm kiếm tôi không?’ Chúa ơi, lúc đó tôi là một cô gái thật lẳng lơ,” cô nói với tờ báo Úc.
Cô đã nhiều lần suýt chết trong chiến tranh nhưng luôn tìm cách trốn tránh những người theo đuổi cô, theo người viết tiểu sử của cô, Peter FitzSimons.
Khả năng lảng tránh của cô khiến người Đức gọi cô là Chuột Bạch – cũng là tên cuốn tự truyện của cô.
Nancy Wake nhận được một loạt các giải thưởng sau chiến tranh, và qua đời vào ngày 7/8/2011, ở tuổi 98, ở London. Cô yêu cầu tro cốt của mình được rải rác ở Pháp.
Jane Vialle: Reporter, Phóng viên, gián điệp, chính trị gia
Jane Vialle sinh ra ở Cộng hòa Congo nhưng chuyển đến Paris khi còn nhỏ và đang làm báo khi Thế chiến thứ hai nổ ra.
Jane Vialle rời Paris và trở thành một đặc vụ tình báo cho cuộc kháng chiến của Pháp ở miền Nam đất nước, mặc dù lúc đó chưa bị quân Đức chiếm đóng chính thức, đã bị chế độ bù nhìn của Vichy cai trị.
Bà thu thập thông tin tình báo về các phong trào của quân đội Đức Quốc xã và sau đó huyển tiếp cho các đồng minh.
Kẻ thù bắt được bà vào tháng 1/1943 và cô bị buộc tội phản quốc.
Mặc dù vậy, bí mật của Jane Vialle vẫn an toàn với chính quyền, vì bà đã mã hóa dữ liệu của mình rất tốt nên không thể giải mã được.
Vialle được gửi đầu tiên đến một trại tập trung và sau đó là nhà tù của phụ nữ ở Marseille, nhưng cô ấy đã trốn thoát hoặc được thả ra và sống sót sau chiến tranh.
Bà được bầu vào Thượng viện Pháp năm 1947.
Hedy Lamarr: ‘Ngôi sao sáng nhất‘ của Hollywood
hình ảnhGETTY IMAGES
Ngôi sao điện ảnh người Áo đã có một sự nghiệp lẫy lừng mang lại danh tiếng cho bà, một ngôi sao trên con đường danh vọng Hollywood và sáu người chồng.
Tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler, bà sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở Vienna, bà kết hôn lần đầu tiên với một nhà công nghiệp buôn bán vũ khí, người đã cau mày với sự nghiệp diễn xuất non trẻ của mình và bắt buộc cô phải làm tiếp viên cho bạn bè và đồng nghiệp của mình, bao gồm cả Đức quốc xã.
Hedy Lamarr không thể tuân thủ điều này, bí mật trốn đi, trước tiên đến Paris và sau đó đến London, nơi cô gặp Louis B. Mayer, người đứng đầu MGM Studios huyền thoại.
Ông mời bà ký một hợp đồng với Hollywood và bắt đầu quảng bá bà là “người phụ nữ đẹp nhất thế giới”.
Thành công của cô trong hơn 30 bộ phim rất đáng chú ý, nhưng hầu như không có gì gọi là anh hùng. Điều giúp cô có được một vị trí trong danh sách này là nghề phụ của bà – với tư cách là một nhà phát minh.
Hedy Lamarr đã phát triển một hệ thống dẫn đường cho ngư lôi đồng minh có thể chống lại mối đe dọa gây nhiễu bởi kẻ thù bằng cách chuyển đổi tần số.
Hải quân Hoa Kỳ đã không tận dụng sáng chế của bà, nhưng các yếu tố của các phát minh tiên phong của bà có thể được nhìn thấy trong công nghệ Bluetooth và WiFi ngày nay.
Mya Yi: Thanh kiếm và độc dược
hình ảnhLUDU COLLECTION
Cuộc đấu tranh của Mya Yi bắt đầu ngay cả trước khi người Nhật xâm chiếm Miến Điện trong Thế chiến thứ Hai.
Mya Yi là một nhà vận động mạnh mẽ cho nền độc lập của đất nước, chống lại chính quyền thực dân Anh.
Cô gia nhập lực lượng kháng chiến trong Thế chiến thứ Hai và luôn mang theo một thanh kiếm và một chai thuốc độc để tự vệ.
Vào năm 1944, cô đi bộ qua lãnh thổ và các dãy núi do Ấn Độ nắm giữ để tiếp tục cuộc chiến chống Nhật.
Cô băng bó vết thương bằng dải xà rông trên đường đi, và từ chối lời đề nghị mang cô lên của đàn ông.
Ở Ấn Độ, cô đã đóng góp cho những chuyến thả truyền đơn xuống Miến Điện kể chi tiết về việc người Nhật đối xử tệ với dân chúng như thế nào.
Mặc dù Mya Yi dự định trở về Miến Điện cùng chồng sau khi sinh con trai đầu lòng – cô đã được đào tạo thành lính nhảy dù – cô đã nhường chỗ cho một chiến binh khác và chỉ trở về vào tháng 10 năm 1945, sau khi chiến tranh kết thúc.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của cô vẫn tiếp tục, khi cô đấu tranh giành độc lập và sau đó chống lại chế độ quân chủ của đất nước.
Rasuna Said: Con sư tử
Bản quyền hình ảnhBBC/DAVIES SURYA
Rasuna Said là một nhân vật quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia, và kẻ thù đối với cô không phải là người Nhật, mà là thực dân Hà Lan của Indonesia.
Rasuna Said hoạt động chính trị khi còn rất trẻ, và thành lập một đảng chính trị – Hiệp hội Hồi giáo Indonesia (PERMI) – ở tuổi đôi mươi, dựa trên tôn giáo và quốc tịch.
Theo một nhà viết tiểu sử, Rasuna Said là một diễn giả có bài phát biểu “như sét đánh”, sự can đảm của cô trong việc chỉ trích chính quyền thực dân Hà Lan đã mang lại cho cô biệt danh Lioness.
Người Hà Lan thường xuyên dừng phát thanh các bài phát biểu của cô, bắt cô tại một sự kiện giam, và cầm cô trong mười bốn tháng.
Khi người Nhật xâm chiếm quần đảo vào năm 1942, Rasuna Said đã tham gia một tổ chức thân Nhật, nhưng đã sử dụng tổ chức này để tiếp tục hoạt động đòi độc lập của mình.
Với Indonesia, cuộc chiến không kết thúc khi người Nhật bị đánh bại. Người Hà Lan quay trở lại để cố gắng tái lập thẩm quyền của họ, lúc đầu với sự giúp đỡ của Anh, và một cuộc xung đột kéo dài bốn năm tàn khốc bắt đầu.
Nó kết thúc với việc người Hà Lan công nhận chủ quyền của Indonesia vào năm 1949, và vai trò của Rasuna Said trong việc này được tưởng niệm khi tên của cô tô điểm cho một trong những con đường chính ở thủ đô Jakarta.
Một người ủng hộ mạnh mẽ cho bình đẳng giới tính và giáo dục cho phụ nữ, Rasuna Said là một trong số ít phụ nữ Indonesia được phong tước vị Anh hùng Dân tộc.
Cố vấn Nhà Trắng, ông Peter Navarro, đã lên tiếng bảo vệ chính quyền Tổng thống Trump trong việc đối phó với đại dịch Viêm phổi Vũ Hán, trong khi đó công kích mạnh mẽ cựu cựu Tổng thống Barack Obama, cựu phó tổng thống Joe Biden và Trung Quốc.
Tác giả sách “Chết trong tay Trung Quốc” Peter Navarro là một trong những cố vấn chính sách quan trọng của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Dang Baiqiao).
Hôm 16/5, trong một buổi nói chuyện trực tuyến dài 2 giờ đồng hồ với các sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại học của cộng đồng người da màu, ông Obama đã chỉ trích chính phủ hiện thời trong việc xử lý dịch, cho rằng “đại dịch này cuối cùng đã hoàn toàn xé bỏ bức màn quan điểm cho rằng rất nhiều người chịu trách nhiệm lãnh đạo biết điều họ đang làm”.
Xuất hiện trên truyền hình hôm 17/5, cố vấn thương mại Nhà Trắng Navarro xuất bắt đầu bằng cách gọi chính quyền cựu Tổng thống Obama là “không đủ năng lực.”
“Tôi rất vui vì ông Obama có một công việc mới là thư ký báo chí của Joe Biden. Theo như tôi nhận định, chính quyền của ông ấy là một mớ bất tài, hàng triệu việc làm trong ngành sản xuất đã rơi vào tay Trung Quốc,” ông Navarro nói trên đài ABC.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đã xây lên “một nền kinh tế đẹp nhất trong lịch sử hiện đại,” với tỷ lệ thất nghiệp 3,5% trước khi tăng vọt do đại dịch, ông Navarro cho hay, và nói thêm rằng Trung Quốc “đã huỷ hoại điều này chỉ trong vòng 30 ngày.”
Ông Navarro cũng gọi đích danh virus corona chủng mới là “virus Trung Quốc,” cho rằng nó có thể được tạo ra ở Vũ Hán, nhưng chính quyền Trung Quốc đã cố tình che giấu thông tin và đưa công dân mình đến các quốc gia khác để reo rắc “hạt giống” virus.
Cố vấn Nhà Trắng không tin rằng Trung Quốc cố tình “thả” virus ra, nhưng cho biết FBI đã cảnh báo chính phủ Trung Quốc đang tấn công mạng để đánh cắp tài sản trí tuệ, trong đó có việc đánh cắp vắc-xin.
“Và họ sẽ làm gì với nó? Đó sẽ không phải điều tốt đẹp gì. Họ sẽ sử dụng vắc-xin đó để trục lợi và bắt cả thế giới làm con tin. Vì thế đúng vậy, tôi đổ lỗi cho người Trung Quốc,” ông Navarro bình luận.
“Tổng thống Trump là người duy nhất đứng lên đối đầu với Trung Quốc,” ông Navarro khẳng định, không giống như đối thủ ở đảng Dân chủ, ông Biden, người “đã dành ra 40 năm để bòn tiền từ chính quyền đó.” Ông Navarro cũng đồng tình với quan điểm rằng con trai của Biden, Hunter Biden, đã hưởng lợi một tỷ USD từ Trung Quốc.
Trước chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump phản ứng chậm với đại dịch, ông Navarro cho ông Trump đã hành động nhanh chóng và hạn chế đi lại từ Trung Quốc.
“Đừng nói với tôi rằng chúng ta đã thua trong tháng Hai, bởi vì tôi đã ở đó. Tôi đang ở đây,” ông Navarro nói. “Và Tổng thống đã chỉ đạo chúng ta hành động nhanh nhất có thể, thậm chí trong khi dư luận còn đang mù mờ để hiểu về mức độ nghiêm trọng của đại dịch.”
Ông Navarro cũng đề cập đến thuyết âm mưu về “deep state” (nhà nước ngầm). Ngoài ra, ông cho rằng chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đánh mất sự ủng hộ của ông khi đưa ra gói hỗ trợ dành cho cả “những người nhập cư bất hợp pháp.” Ông cũng chỉ trích một vài quan chức y tế chỉ muốn “chạy và trốn.”
Trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” của đài NBC, khi tranh luận về việc mở cửa lại nền kinh tế, cố vấn Nhà Trắng cho biết đó không phải là vấn đề ưu tiên mạng người hơn hay công việc hơn. Ông nói việc đóng cửa có thể cứu được mạng sống, nhưng đồng thời có thể đoạt mạng khi nhiều người chống chọi với bệnh trầm cảm và lạm dụng ma tuý, trong khi các bệnh viện thì tập trung nguồn lực cho virus corona.
Một khu đất ven biển dài 1km và rộng 30ha ở Đà Nẵng do người Trung Quốc nắm giữ (ảnh tư liệu, 2015) Người Trung Quốc đang nắm trong tay hơn 162.000 hectare đất của Việt Nam, trong đó có những nơi trọng yếu thuộc vùng “biên giới” hoặc “ven biển”, Bộ Quốc phòng Việt Nam mới đây cho biết, theo báo chí trong nước.
Thông tin kể trên được đưa ra trong báo cáo của Bộ Quốc phòng gửi tới Quốc hội để trả lời cử tri, sau khi có những người ở Hải Phòng bày tỏ lo ngại về việc người Trung Quốc thu mua đất của Việt Nam, Tuổi Trẻ, Thanh Niên và VietnamNet tường thuật trong các hôm 17 và 18/5.
Bộ Quốc Phòng Việt Nam nói tính đến tháng 11/2019, có 149 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc hoặc liên doanh với Trung Quốc đầu tư vào các dự án ở khu vực biên giới hoặc ven biển thuộc 22 tỉnh của Việt Nam.
Vẫn báo cáo của bộ, được Tuổi Trẻ, Thanh Niên và VietnamNet trích đăng, cung cấp thông tin rằng tình trạng người Trung Quốc “tập trung sở hữu đất đai” nổi bật lên ở các tỉnh, thành là Đà Nẵng với 22 trường hợp, Quảng Ninh 17 trường hợp, Hải Phòng 16 trường hợp, Bình Định 9 trường hợp, Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi tỉnh 5 trường hợp.
Qua các trích dẫn của Tuổi Trẻ, Thanh Niên và VietnamNet, dường như Đà Nẵng được Bộ Quốc phòng tập trung nhấn mạnh nhất, khi báo cáo của bộ nêu ra 2 cá nhân và 7 doanh nghiệp Trung Quốc hoặc “có yếu tố sở hữu Trung Quốc” đã “núp bóng” một số công dân hay doanh nghiệp Việt Nam để sở hữu hoặc thuê hàng trăm nghìn mét vuông đất ven biển, thậm chí sát cạnh sân bay Nước Mặn, từng là sân bay quân sự.
Trong hoàn cảnh tất cả các nước nhỏ cạnh các nước lớn, với quan hệ mạnh-yếu, chúng ta cũng biết rằng bỏ tiền ra mua đất chẳng hạn thì cũng là một kiểu gây tác động nhất định đến kinh tế, đến đời sống xã hội rồi thậm chí kể cả vấn đề an ninh.
Giáo sư Đặng Hùng Võ
“Hầu hết các lô đất đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ”, báo cáo của Bộ Quốc phòng đưa ra nhận xét, đồng thời khẳng định rằng cử tri và dư luận xã hội thấy “đáng ngại” về việc cơ quan chức năng Đà Nẵng cấp chứng nhận quyền sử dụng 21 lô đất cho người Trung Quốc là “có cơ sở”.
Mặc dù luật Việt Nam không cho phép công dân và doanh nghiệp nước ngoài sở hữu đất ở Việt Nam, song Bộ Quốc phòng chỉ ra trong báo cáo của mình rằng người Trung Quốc dựa vào 2 cách chính để sở hữu các lô đất ở Đà Nẵng.
Cách thứ nhất, họ thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt Nam, trong khi phần góp vốn của người Việt chủ yếu là giá trị của đất. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp do người Việt điều hành. Sau một thời gian, bằng nhiều cách, phía Trung Quốc tăng vốn và giành quyền điều hành doanh nghiệp, vì vậy, phần tài sản góp vốn là đất của phía Việt Nam trở nên thuộc quyền sở hữu của phía Trung Quốc.
Trong cách thứ hai, người Trung Quốc đầu tư tiền cho công dân Việt Nam, chủ yếu là người Việt gốc Hoa, để mua đất. Bộ Quốc phòng đưa ra dẫn chứng là có một số trường hợp công dân thuộc diện “kinh tế khó khăn” nhưng lại đứng tên sở hữu 10 đến 12 lô đất.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường, khẳng định với VOA rằng việc người Trung Quốc nắm giữ đất ở Việt Nam gây ra những rủi ro:
“Trong hoàn cảnh tất cả các nước nhỏ cạnh các nước lớn, với quan hệ mạnh-yếu, chúng ta cũng biết rằng bỏ tiền ra mua đất chẳng hạn thì cũng là một kiểu gây tác động nhất định đến kinh tế, đến đời sống xã hội rồi thậm chí kể cả vấn đề an ninh”.
Các công dân Trung Quốc phạm pháp bị chính quyền Đà Nẵng bắt giữ hôm 6/6/2019. Photo Da Nang TV
Để củng cố cho quan điểm của mình, giáo sư Đặng Hùng Võ dẫn lại một loạt những vụ việc từng được báo chí điều tra, đưa tin, bao gồm việc một số doanh nghiệp Trung Quốc đưa đông đảo công dân của họ vào Việt Nam lao động bất hợp pháp; hay việc họ thiết lập các khu dân cư, các điểm kinh doanh tách biệt, theo hình thức tự trị, chỉ sử dụng ngôn ngữ và phương thức thanh toán của Trung Quốc, Việt Nam không thu được gì và ngay cả công an Việt Nam cũng không thể đi vào trong các khu đó.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường cảnh báo rằng tình trạng như vậy một mặt gây ra bất công về kinh tế cho người Việt Nam, mặt khác tiềm ẩn những nguy cơ như đó có thể là những nơi “chứa chấp vũ khí, súng ống”, đe dọa đến trật tự xã hội, an ninh, quốc phòng của Việt Nam.
Liên hệ tới tình hình Biển Đông, giáo sư Đặng Hùng Võ cảnh báo với VOA rằng những “tụ điểm” người Trung Quốc trên đất Việt Nam có thể bị Trung Quốc biến thành những cái cớ:
“Cách thức cư xử của Trung Quốc ở Biển Đông, mọi người Việt Nam rất khó chịu, thậm chí là phẫn uất vì chuyện bắt nạt ở Biển Đông. Thế thì trên đất liền thì sao? Có thể bây giờ chưa xảy ra, nhưng cũng có thể sẽ xảy ra, thì cách thức nó sẽ như thế nào? Khi mà về tương quan lực lượng quân sự và cách thức hành xử, thì như câu chuyện trên Biển Đông, thì thấy rất rõ”.
Theo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và VietnamNet, Bộ Quốc phòng cho biết họ đã báo cáo và đề xuất chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền các tỉnh, thành rà soát, đánh giá tổng thể các dự án đầu tư của nước ngoài, nhất là dự án liên quan đến Trung Quốc tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.
… không vi phạm điều luật nào trong việc nhận chuyển quyền [sử dụng đất] khi cái người đó là người Việt Nam … tôi nghĩ đến cùng chỉ có mỗi một cái là người Việt Nam đừng ai làm chuyện này [tiếp tay cho Trung Quốc].
Giáo sư Đặng Hùng Võ
Bộ cũng đề nghị cần “kịp thời phát hiện, điều chỉnh những bất cập” của luật Đầu tư, luật Đất đai và cơ chế quản lý, cấp phép các hoạt động đầu tư nhằm hạn chế sơ hở, không để cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng hoạt động.
Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ cho rằng chính quyền Việt Nam có thể “khó xử lý” về mặt pháp lý khi người Trung Quốc “đội lốt” người Việt để nắm giữ đất ở Việt Nam. Ông nói với VOA:
“Không thể dùng luật pháp, không thu hồi được, bởi vì là không vi phạm điều luật nào trong việc nhận chuyển quyền [sử dụng đất] khi cái người đó là người Việt Nam. Thế thì tôi cho rằng giải pháp lúc này không phải là giải pháp pháp luật. Mà giải pháp lúc này tôi nghĩ đến cùng chỉ có mỗi một cái là người Việt Nam đừng ai làm chuyện này [tiếp tay cho Trung Quốc]. Đó là giải pháp tốt nhất”.
Báo cáo trả lời cử tri của Bộ Quốc phòng được đưa ra ở thời điểm hiện nay cung cấp một bức tranh trái ngược với những phát ngôn trước đó của một số quan chức cao cấp.
Hồi tháng 6/2018, Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà nói trước Quốc hội rằng bộ của ông “chưa phát hiện người nước ngoài mua đất” và mong đại biểu Quốc hội “thấy ở đâu người nước ngoài mua đất thì báo cho bộ” để nhà chức trách điều tra xem “bằng cách nào họ mua được”.
Lâu hơn nữa, hồi tháng 10/2015, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi gặp cử tri ở Hà Nội đã khẳng định: “Không có chuyện người nước ngoài vào Việt Nam mua đất”.