Nhà ống ‘mặc áo giáp’ ở Sài Gòn

Lớp “áo giáp” là hệ chấn song và gạch bông gió bao che không gian đầy nắng và cây xanh, tạo thành nơi “ẩn mình” cho gia chủ.

 

Công trình mang tên Vy Anh trên mảnh đất 3,1 x 19 m là nơi ẩn mình sau mỗi ngày làm việc của gia chủ độc thân giữa Sài Gòn ồn ã. Trước khi xây dựng, chủ nhà đã chia sẻ với kiến trúc sư về mong muốn tạo nên một chốn riêng biệt với thật nhiều cây cối, xung quanh được rào chắn kỹ càng.

Để phù hợp với lối sống khép kín của gia chủ, mặt tiền nhà được bao che bằng một hệ chấn song và gạch hoa gió, chỉ để chừa một cửa thoát hiểm khẩn cấp.

Gạch bông gió làm bằng nhôm, hình chóp nón như những chiếc gai được sắp xếp ngẫu nhiên, vừa có tác dụng đảm bảo an ninh vừa thông gió và tạo diện mạo đặc biệt cho công trình.

Hệ chấn song còn là chỗ cho cây leo, sau này sẽ tạo nên mảng xanh bao trùm căn nhà, đem tới bóng râm và sự riêng tư.

Buổi tối, ánh đèn càng làm nổi bật hệ chấn song và gạch hoa gió, khiến căn nhà thêm ấn tượng.

Trái với lớp vỏ xù xì bên ngoài, không gian trong nhà bừng sáng và xanh mướt.

Tầng trệt dành cho bếp, phòng ăn, toilet nhỏ.

Phòng ngủ được đặt cuối nhà, đảm bảo yên tĩnh và riêng tư.

Giếng trời giữa nhà là nơi tập trung ánh sáng và cây cối, tạo cảm giác như một “ốc đảo”.

Vì gia chủ không có nhu cầu về không gian sống ở các tầng trên, ngôi nhà càng lên cao càng hẹp. Mặt tiền cong cho phép ánh sáng tự nhiên xâm nhập vào trong công trình hẹp và sâu.

Nhờ mặt tiền cong kết hợp với khoảng thông tầng xuyên suốt ba tầng, ánh sáng tự nhiên có thể len lỏi đến mọi ngõ ngách của nhà, cây cối không sợ thiếu nắng.

Từ bất cứ phòng nào, gia chủ cũng có thể ngắm nhìn “ốc đảo” yêu thích của mình.

Phòng tắm lớn ở tầng hai được thiết kế mở với những ô kính. Gia chủ vừa thư giãn trong bồn vừa thưởng thức thiên nhiên.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Thiết Vũ

Vì sao voi mang thai lâu nhất trong các loài?

1001 thắc mắc: Vì sao voi mang thai lâu nhất trong các loài?

Voi không chỉ là loài vật có tuổi thọ khá cao mà thời gian mang thai của chúng cũng được ghi nhận là rất dài đến 22 tháng

Vì sao voi mang thai tới gần 2 năm mới sinh con?

Voi không chỉ là loài vật có tuổi thọ khá cao mà thời gian mang thai của chúng cũng được ghi nhận là rất dài (gần 2 năm). Những câu chuyện đằng sau quá trình sinh sản kỳ lạ này từng là dấu hỏi lớn thách thức sự hiểu biết của các nhà khoa học.

Mới đây, bằng cách sử dụng phương pháp siêu âm tiên tiến, các chuyên gia đã tìm thấy câu trả lời sau khi tiến hành kiểm tra trên 17 con voi châu Phi và châu Á tại nhiều vườn thú ở Anh, Canada, Mỹ, Australia, Đức.

Kết quả được công bố trên Kỷ yếu của Hội Hoàng gia B, cho thấy nguyên nhân xuất phát từ việc voi là loài chỉ có duy nhất một chu kỳ rụng trứng trong nhiều năm.

Ngoài ra, thời gian mang thai kéo dài còn do “một cơ chế nội tiết tố khác thường, chưa từng thấy ở bất kỳ loài động vật nào”. Sự rụng trứng được kích hoạt bởi hormone sinh sản LH (hormone hoàng thể hóa), trong khi quá trình mang thai lại duy trì bởi các hormone do thể vàng của buồng trứng tiết ra.

Giai đoạn thai kỳ bình thường của voi kéo dài tới 680 ngày, nhờ đó voi con khi sinh ra đã có đủ năng lực nhận thức cần thiết cho sự tồn tại, não bộ phát triển giúp chúng nhanh chóng làm quen với những cấu trúc xã hội phức tạp trong đàn cũng như cách nuôi sống bản thân. Bởi thế, chúng được đánh giá là loài động vật có vú khá thông minh, giống như cá heo hay các loài khỉ lớn.

“Chu kỳ mang thai dài (22 tháng), mỗi lần sinh cách nhau 4-5 năm, mất 20 năm để voi con trưởng thành – đó là những lý do góp phần khiến số lượng voi ngày càng giảm sút và có nguy cơ tuyệt chủng”, Tiến sĩ Dennis Schmitt là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn loài voi cảnh báo. Do đó, “những kết quả đạt được thông qua nghiên cứu này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý, nhân giống loài voi”.

Não của voi cũng lớn hơn bất kỳ loài nào khác

Với khối lượng gần 5 kg, não của voi cũng lớn hơn bất kỳ loài nào khác. Chính vì thế, chúng là một loài vật rất thông minh như biết biểu lộ nỗi buồn, lòng trắc ẩn, có thể chơi nhạc cụ, có năng khiếu hội họa và sử dụng khéo léo các công cụ khác nhau.

Voi là một loài có trật tự xã hội được phân chia rất rõ ràng. Đời sống xã hội của con đực và con cái rất khác nhau. Con cái sẽ dành cả đời để gắn bó khăng khít trong một cộng đồng lớn với nhiều thế hệ. Các con lớn tuổi nhất sẽ làm nhiệm vụ của con đầu đàn, dẫn dắt những con còn lại. Trái lại thì những con voi đực khi trưởng thành thường sống một cuộc sống riêng biệt, tách rời khỏi bầy đàn.

Hiện nay trên thế giới chỉ có 3 loài voi là còn tồn tại : Voi bụi rậm và voi rừng châu Phi cùng giống voi châu Á ( hay thường gọi là voi Ấn Độ ) còn tất cả các loài voi khác đều đã tuyệt chủng.

Voi là loài động vật trên cạn lớn nhất trên thế giới còn sống. Những chú voi to nhất được ghi nhận là tại Angola vào năm 1956 với con đực nặng khoảng 11.000 kg và cao gần 4 m, hơn hẳn 1m so với những con voi châu Phi thông thường.

Voi bơi rất giỏi

Chiếc vòi là sự kết hợp độc đáo giữa mũi và môi trên, tạo thành một bộ phận phụ rất linh hoạt và quan trọng nhất của loài voi. Chiếc vòi voi vừa đủ khéo léo để nhặt một cọng cỏ lại vừa mạnh mẽ để bẻ gãy cành cây.

Chiếc vòi thường được voi sử dụng để uống nước. Voi sẽ hút nước vào vòi (khoảng 14 lít nước/ lần) sau đó phun nước vào miệng để uống. Nó cũng có công dụng như một chiếc vòi hoa sen khi voi tắm rửa. Vào những ngày nắng nóng, voi lại dùng vòi phủ thân mình bằng bụi và bùn khô để tạo thành một lớp bảo vệ có tác dụng như kem chống nắng mà chúng ta hay sử dụng vậy. Còn khi bơi, chiếc vòi đóng vai trò là một ống thở tuyệt vời vô cùng hữu hiệu.

Voi bơi rất giỏi còn những việc như nhảy hay phi nước đại thì chúng “xin kiếu” vì trở ngại bởi thân hình cồng kềnh quá khổ của mình. Voi chỉ có hai dáng điệu : đi bộ thủng thẳng hay rảo bước nhanh hơn giống như đang chạy.

Voi dành 16 tiếng mỗi ngày cho việc ăn uống

Voi là loài động vật ăn cỏ và chúng dành 16 tiếng mỗi ngày cho việc ăn uống. Đồ ăn ưa thích của chúng thay đổi tùy theo mùa, thói quen hay khu vực sinh sống. Thông thường, chúng hay chọn ăn các loại vỏ cây, lá hay quả trên cây hay bụi rậm nhưng có một số loại cỏ và thảo mộc cũng được chúng khá ưa thích.

@ Tiền Phong.

Ngộ nhận giữa khôn ngoan và khôn lỏi, trước sau gì bạn cũng tự đẩy mình vào hố sâu, thân bại danh liệt

Ngộ nhận giữa khôn ngoan và khôn lỏi, trước sau gì bạn cũng tự đẩy mình vào hố sâu, thân bại danh liệt

Những kẻ “ngộ nhận sự thông minh” tưởng rằng bản thân hành động hoàn hảo, kín kẽ, nhưng kỳ thực lại mắc phải sai lầm khiến người khác không thể tha thứ, lâu dài tự mình khiến mình thân bại danh liệt.

Trong cuộc sống, những người thông minh luôn được người người ngưỡng mộ vì sự sắc sảo trong giao tiếp, sự tinh tế trong lối sống và cách hành xử. Người thông minh khéo léo, biết ứng xử mọi điều cuộc sống một cách hoàn hảo nhưng họ rất khiêm tốn, tự tại khiến người khác thán phục.

Ngược lại, có những kẻ dù không có gì cả nhưng lại luôn khuyếch chương, phóng đại sự thông minh trong mình. Kiểu người này còn được gọi là những kẻ “ngộ nhận sự thông minh”. Đặc điểm kiểu người này là luôn có những kiểu suy nghĩ như sau:

Luôn luôn cho rằng bản thân giỏi hơn người khác, thích tự để cao phóng đại bản thân

“Lưu Quý- một ông chủ của xưởng sản xuất đồ chơi lớn tại Đông Quan, Trung Quốc. Là một người giàu có, anh ta luôn nghĩ rằng những người nghèo hèn không ai đủ cao quý để nói chuyện với anh ta. Chính bởi tính cách này, Lưu Quý cũng không có nhiều bạn và nhân viên cũng giả tạo đối với anh ta.

Trong kinh doanh, Lưu Quý cũng luôn tỏ thái độ kiêu ngạo, coi thường các công ty nhỏ hơn. Vì vậy, khi ký hợp đồng các công ty thường không muốn hợp tác với Lưu Quý, khiến anh ta đã mất rất nhiều những hợp đồng làm ăn lớn.

Kẻ ngốc nghếch luôn cho rằng bản thân giỏi giang, hoàn hảo hơn người khác bởi sự nông cạn, ngu dốt và ích kỷ của bản thân. Những người luôn coi thường người khác, cho rằng mọi điều họ có thể làm hoàn hảo không cần sự trợ giúp nào từ bất kì ai. Chính bởi suy nghĩ này, khiến họ dễ gây mất thiện cảm giữa các mối quan hệ trong cuộc sống, mất đi những cơ hội, đối tác trong làm ăn và mất đi những kiến thức quý báu của cuộc sống có thể học từ người khác.

Thích dở trò hại người sau lưng, gây chuyện bất chính và cho rằng không ai có thể biết

Lyli một nhân viên nữ công ty được sự quan tâm, mến mộ của mọi người tại nơi làm việc vì sự xinh xắn, dịu dàng và hòa đồng với mọi người. nhưng sự thật không ai biết rằng, sau bộ mặt xinh đẹp ấy nữ nhân viên này lại là một kẻ cơ hội, hớt tay trên, hãm hại những đồng nghiệp.

Lyli thường đợi lúc mọi người vắng mặt, tranh thủ ăn cắp tài liệu, kế hoạch của mọi người và nhanh chân đến trình bày trước với sếp để được công. Cô ta còn cố tình phá hủy hệ thống tài liệu trên máy tính của đồng nghiệp, ngăn cản người này làm việc.

Mọi việc cứ theo thời gian trôi qua, Lyli yên tâm về những hành động phá hoại của mình sẽ không bao giờ bị phát hiện. Cô ấy tiếp tục thực hiện các hành vi xấu xa đó với đồng nghiệp. Nhưng thật không may, một ngày nọ đang thực hiện việc sao chép dữ liệu trong máy tính đồng nghiệp cô đã bị Vương Trúc phát hiện. Sự việc cả công ty đều biết Lyli đã bị kiện, tẩy chay và xa lánh. Không thể chịu đựng được áp lực sự trừng phạt và xa lánh tại công ty cô ấy đã bắt buộc phải nghỉ việc.

Muốn che đậy mãi mãi một việc xấu là suy nghĩ ngu ngốc. Người xưa có câu: “Cái kim trong bọc có ngày cũng sẽ lòi ra”. Dù có muốn che giấu bằng cách hoàn hảo thế nào đi chăng nữa, việc phát hiện chỉ là sớm hay muộn, những kẻ tiểu nhân thường hành động mà quên đi chân lý này.

Thích rẻ và tham lam, lấy đồ của người khác biến thành đồ của mình

Nhiều người nghĩ rằng khi mua được đổ rẻ, mua được nhiều hoặc có được đồ của người khác chính là họ đang được lợi. Đó thực sự là suy nghĩ thật ngốc nghếch, vì thực sự trên đời này chẳng có gì là miễn phí cả. Họ cho bạn một thì chắc chắn được lợi phải gấp 2, gấp 3. Nhiều thứ đôi khi chỉ là công cụ dùng để “nhử”.

Chúng ta thường thấy nhiều nhãn hàng, tặng đồ cho khách hàng miễn phí hoặc có hoạt động tài trợ, trợ giúp về mặt nào đó cho cộng đồng. Ngược lại, công ty đó nhận được giá trị nhiều hơn từ người tiêu dùng, như một cách quảng cáo miễn phí siêu hiệu quả.

Luôn khích lệ người khác và không quên đứng cạnh thăm dò

Một đôi bạn Lý Vĩ và Văn Quân cùng nhau đi học về, đường về nhà cần băng qua một con sông. Nhưng vì nước sông đã lên cao, biết nguy hiểm, Lý Vĩ đã bảo với Văn Quân rằng thực hiện một thử thách nếu Văn Quân vượt qua anh ấy sẽ cho Văn Quân tiền. Văn Quân nhận thử thách nhưng đến giữa dòng anh ấy trượt chân và bị nước cuốn đi một đoạn, may sau đó Văn Quân đã bám được vào cành cây lớn ven sông và được cứu lên.

Đây là cách những kẻ tiểu nhân thể hiện sự khôn lỏi của bản thân mà họ luôn tự hào. Lấy người khác ra làm vật thử trước, khích lệ người khác làm việc mà mình muốn làm nhưng sợ rủi ro để thăm dò. Những người đó nghĩ rằng họ thông minh khi không để bản thân vào chỗ nguy hiểm nhưng ngược lại chính họ cũng đã tự lấy dây buộc chân mình. Khi người khác xảy ra chuyện, chắc chắn họ cũng sẽ không dễ dàng tồn tại.

Theo Aboluowang

Lưu Ly / Theo ICTVietNam

Diễn văn: Bổn phận, Danh dự, Đất nước – Douglas MacArthur

Tướng quân Douglas MacArthur là một huyền thoại của nước Mỹ vào thời Thế chiến thứ hai. Thành công của ông không chỉ đến từ những chiến tích của một người lính, mà còn đến từ sự vĩ đại của một tâm hồn nhân bản. Chỉ trong vài năm ông đã tạo ra nền tảng tự do và dân chủ cho một nước Nhật bại trận hồi sinh từ những hoang tàn đổ nát. Ngày ông rời Nhật Bản, hàng trăm ngàn người xếp hàng dài hàng chục cây số để tiễn đưa, bày tỏ lòng thương mến và cảm ơn ông. Vậy nền tảng gì đã tạo nên một Douglas MacArthur vĩ đại?

Diễn văn: Bổn phận, Danh dự, Đất nước - Tướng Douglas MacArthur

Dưới đây là bản ghi âm và bản dịch bài diễn văn của tướng quân Douglas MacArthur, đọc tại học viện quân sự Hoa Kỳ vào ngày 12/05/1962, khi ông nhận giải thưởng danh dự Sylvanus Thayer. Lúc này ông đã già, và chỉ 2 năm sau, ông qua đời ở tuổi 84.

Bản ghi âm và bản tiếng Anh có thể xem hoặc download tại đây nếu audio bên dưới không hoạt động.Audio Player

Bản dịch:

Xin chào tướng Westmoreland, tướng Grove, các vị khánh mời danh dự, cùng toàn thể các quý ông trong Quân đoàn!

Khi tôi rời khỏi khách sạn sáng nay, nhân viên mở cửa đã hỏi tôi, “Ông sẽ tới đâu, thưa Tướng quân?” Và khi tôi trả lời, “West Point*,” anh ấy nhận xét, “Một nơi tuyệt vời. Ngài đã từng đến đó chưa?”

* Hay còn gọi là học viện quân sự Hoa Kỳ – United States Military Academy

Không một người nào có thể không cảm động khi nhận được vinh dự [là Giải Thayer] này. Hơn nữa nó còn đến từ sự nghiệp quân nhân mà tôi đã phụng sự trong nhiều năm, và được một người tôi yêu quý trao tặng, điều đó làm tôi cảm động không thể nói nên lời. Nhưng giải thường này không nhằm để vinh danh một nhân cách, mà để hình tượng hóa một quy tắc đạo đức cao cả — quy tắc của sự chỉ huy và của những người hiệp sĩ đã bảo vệ mảnh đất thân yêu của văn hóa và của những giá trị ngàn xưa này. Đó chính là ý nghĩa của chiếc huy chương [mà tôi được trao đây]. Đối với bất kỳ ai và ở bất kỳ thời điểm nào, chiếc huy chương này đều là biểu tượng đạo đức của người lính Mỹ, điều mà tôi sẽ luôn ấp ủ trong mình như một lý tưởng cao quý, với một cảm giác tự hào nhưng khiêm tốn.

Bổn phận, Danh dự, Đất nước: Ba từ thiêng liêng ấy là chỉ dẫn tối thượng nhất cho các bạn – những người lính Mỹ – biết mình cần, có thể, và sẽ trở thành những con người như thế nào. Chúng là đích đến của các bạn: để có dũng khí khi lòng can đảm dường như không còn; để lấy lại lòng tin khi lòng tin tưởng chừng đã mất; để tạo ra hy vọng trong vô vọng.

Thật đáng buồn thay, tôi không sở hữu tài hùng biện, không sở hữu tài làm thơ, cũng không có tài ẩn dụ, để có thể diễn tả hết cho các bạn ý nghĩa của ba từ ấy.

Kẻ bất tín sẽ nói rằng chúng chỉ đơn thuần chỉ là những từ ngữ, là một thứ khẩu hiệu, hay là một cụm từ được đánh bóng. Những kẻ mô phạm, những kẻ mù quáng, những kẻ hoài nghi, những kẻ đạo đức giả, và những kẻ có tích cách hoàn toàn đối lập [với ba từ ấy] – điều thật đáng tiếc – sẽ cố gắng hạ thấp ba từ ấy, thậm chí là nhạo báng và chế giễu [ba từ thiêng liêng này].

Nhưng những điều mà ba từ ấy làm được là: Chúng xây dựng cho các bạn một phẩm cách. Chúng định hình tương lai cho các bạn, những người gìn giữ an ninh quốc gia. Chúng khiến các bạn đủ mạnh mẽ để nhận ra khi nào mình yếu đuối, và đủ dũng cảm để đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân. Chúng dạy các bạn tự hào và không hạ mình trong thất bại một cách trung thực, nhưng lại khiêm tốn và nhẹ nhàng trong thành công; dạy các bạn lời nói phải đi với hành động, đừng chạy theo sự dễ dãi, mà đối mặt với căng thẳng và mệt mỏi trong khó khăn để rồi thách thức chúng; dạy các bạn học cách đứng thẳng trong cơn bão, nhưng vẫn có lòng trắc ẩn đối với những người gục ngã; dạy các bạn chế ngự bản thân trước khi chỉ huy người khác; dạy các bạn có một trái tim trong sạch và mục tiêu cao thượng; dạy các bạn biết cười, nhưng không bao giờ quên biết khóc; dạy các bạn vươn tới tương lai nhưng không bao giờ bỏ quên quá khứ; dạy các bạn biết nghiêm túc, nhưng không quá cực đoan; dạy các bạn khiêm tốn, để nhớ đến sự giản đơn nơi những điều phi thường chân chính, sự cởi mở của một trí tuệ chân chính, sự hiền hậu của một sức mạnh chân chính. Chúng mang lại cho các bạn sự bình tĩnh nội tâm, khả năng tưởng tượng, cảm xúc mãnh liệt, nguồn sống tươi mới, lòng dũng cảm vượt trên hèn nhát, biết mạo hiểm thay vì yêu thích sự dễ dàng. Chúng tạo nên trong trái tim của các bạn cảm giác kỳ diệu, hy vọng vào tương lai, niềm vui và cảm hứng cho cuộc sống. Chúng sẽ dạy các bạn trở thành một sĩ quan và cả một quý ông.

Và các bạn sẽ dẫn dắt những người lính như thế nào? Họ có đáng tin cậy không? Họ có dũng cảm không? Họ có khả năng chiến thắng không? Các bạn đều biết đến câu chuyện này. Đó là câu chuyện của những người lính Hoa Kỳ. Hình ảnh về họ mà tôi học được từ chiến trường rất nhiều năm về trước chưa bao giờ thay đổi. Tôi tôn trọng hình ảnh ấy, dù là trong quá khứ hay hiện tại, như một trong những hình tượng tôn quý nhất của thế giới, không chỉ là một trong những hình tượng tốt đẹp nhất trong quân đội, mà còn là hình tượng trong sạch nhất. Tên tuổi và danh tiếng của hình tượng ấy đến từ sinh quyền của mọi công dân Hoa Kỳ. Với tuổi trẻ và sức mạnh của mình, với tình yêu và lòng trung thành, họ đã cống hiến tất cả những gì mà một con người có thể cống hiến.

Hình tượng ấy không cần những lời ca ngợi của tôi, hay của những người khác. Hình tượng ấy đã viết nên lịch sử của mình, và viết những dòng chữ máu lên ngực của kẻ thù. Nhưng khi tôi nghĩ đến sự kiên nhẫn của người lính Mỹ trong nghịch cảnh, sự dũng cảm của họ dưới những làn đạn, và sự khiêm tốn của họ khi chiến thắng, tôi cảm thấy hoàn toàn thán phục mà không thể thốt nên lời. Hình tượng người lính Mỹ là một trong những ví dụ vĩ đại nhất trong lịch sử về lòng yêu nước. Họ là những người dẫn đạo để hậu thế hướng tới tương lai trong sự tự do. Họ thuộc về chúng ta, với đức hạnh và chiến công của họ. Trong 20 chiến dịch, trên hàng trăm chiến trường, giữa hàng ngàn trại lính, tôi đã chứng kiến sự quả cảm bền bỉ đó, sự hy sinh yêu nước đó, và sự quyết tâm không thể nào lay chuyển đó, chúng đã tạc tượng người lính Mỹ vào trái tim của người dân. Trên khắp thế giới, họ đã vô cùng quả cảm.

Khi tôi nghe những bài hát [trong câu lạc bộ], tôi lại nhớ tới những tượng đài đáng kinh ngạc trong Thế chiến thứ nhất, họ cong mình dưới những ba-lô ướt sũng, trải qua cuộc hành quân từ bình minh ướt sương cho tới tận hoàng hôn mưa bụi, mắt cá chân ngập dưới bãi lầy trên những con đường bị oanh tạc, quyết tập hợp nhau cho trận đánh, với đôi môi xám xịt phủ đầy bùn, rét run vì mưa gió, hướng tới mục tiêu, và với nhiều người, là trở về dưới sự phán xét của Chúa.

Tối không biết nhân cách của họ khi chào đời, nhưng tôi hiểu sự vinh quang khi họ ra đi. Họ qua đời không thắc mắc, không phàn nàn, với niềm tin trong tâm, và lời nói hy vọng rằng chúng ta sẽ giành chiến thắng. Họ luôn luôn giữ: Bổn phận, Danh dự, Đất nước; họ luôn đổ máu, mồ hôi và nước mắt, trong khi chúng ta tìm kiếm đường đi, tìm kiếm ánh sáng, tìm kiếm sự thật.

Và 20 năm sau đó, tại bên kia bán cầu, một lân nữa trong sự bẩn thỉu dưới những hố công sự tối tăm, trong mùi khó chịu ở những con hào chết chóc, trong đám bùn lầy ở những hầm trú ẩn dột nát; dưới cái nắng thiêu đốt của mặt trời, dưới những cơn mưa bất tận của những cơn bão hủy diệt; giữa sự cô đơn và đơn độc trên những con đường mòn; với nỗi cay đắng khi phải ly biệt người họ yêu thương; trước bệnh dịch chết người của những khu rừng nhiệt đới; rồi sự kinh hoàng của các chiến địa; với tất cả những thứ đó, họ kiên quyết phòng thủ, họ nhanh nhẹn và vững chắc tấn công, vì mục tiêu bất khuất, họ toàn thắng — luôn luôn chiến thắng. Luôn luôn vượt qua làn mây mù đẫm máu với những tiếng súng vang dội, hình ảnh của những người lính hốc hác và nhợt nhạt vẫn tôn kính tuân theo quy tắc: Bổn phận, Danh dự, Đất nước.

Quy tắc mà ba từ thiêng liêng ấy chứa đựng là quy luật đạo đức cao nhất, và nó sẽ đứng vững trước mọi bài kiểm tra khắt khe của bất cứ thứ đạo đức hay triết học nào được đề ra để đảm bảo sự tiến bộ của nhân loại. Chúng yêu cầu người ta hành xử đúng đắn, và hạn chế người ta khỏi những sai lầm.

Trên hết tất cả, những người lính cần phải thực hiện một hành vi tín ngưỡng cao quý — hy sinh.

Trong trận chiến và khi đối mặt với nguy hiểm cũng như tử vong, họ bộc lộ ra những bản tính thần thánh mà Đấng Sáng Tạo* đã ban cho khi tạo ra loài người theo hình ảnh của chính mình. Không có sự dũng cảm về thể chất hay sự thô thiển của bản năng nào lại có thể thay thế cho sự trợ giúp thần thánh đó.

* Cả tín ngưỡng phương Đông và phương Tây đều quan niệm rằng, Thần tạo ra con người theo hình ảnh của chính mình.

Bất kể chiến tranh có khủng khiếp ra sao, người lính sẵn sàng cống hiến và hy sinh cuộc sống của mình cho đất nước, đó là sự phát triển cao quý nhất của nhân loại.

Ngày nay các bạn phải đối diện với một thế giới mới — thế giới của những thách thức. Việc con người tiến vào vũ trụ với vệ tinh, với tên lửa đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của nhân loại. Trong vòng khoảng 5 tỉ năm mà các nhà khoa học cho rằng quả đất được tạo ra, trong vòng khoảng 3 tỉ năm phát triển của loài người, chưa từng có một bước tiến đột ngột và đáng kinh ngạc đến như vậy. Chúng ta không còn chỉ đối mặt với những gì bên trong Trái đất, mà còn phải đối mặt với những khoảng không vô hạn, với những bí ẩn của vũ trụ. Chúng ta đang tiến tới một biên giới mới, một biên giới không giới hạn.

Chúng ta sử dụng những cụm từ mới: về thu năng lượng vũ trụ; về bắt gió và thủy triều làm việc cho chúng ta; về tạo ra những vật liệu được tổng hợp chưa từng thấy để bổ sung hay thay thế các vật liệu cũ; về lọc nước biển làm nước uống; khai thác đáy biển cho nhiều lĩnh vực; về sử dụng thuốc phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ đến cả trăm năm; về điều khiển thời tiết để có sự phân bố cân bằng của nóng và lạnh, của mưa và nắng; về những con tàu vũ trụ đi đến mặt trăng; về những mục tiêu chính trong chiến tranh, không còn chỉ là quân đội, mà còn bao gồm cả dân thường; về cuộc đối đầu tối thượng giữa một nhân loại thống nhất và những lực lượng huyền bí đến từ những thiên hà khác; về những giấc mơ và giả tưởng khiến cho cuộc sống trở nên thú vị chưa từng có.

Và xuyên suốt qua những thay đổi và phát triển chóng mặt ấy, nhiệm vụ của người lính Mỹ vẫn không thay đổi, vẫn minh xác và bất khả xâm phạm: chiến thắng trong những cuộc chiến của chúng ta.

Tất cả mọi thứ khác trong sự nghiệp của các bạn đều là hệ quả từ sự cống hiến tối quan trọng này. Tất cả những mục đích, dự án, hay nhu cầu khác của cộng đồng, dù nhỏ hay lớn, sẽ được những người khác thực hiện. Còn các bạn là những người được huấn luyện để chiến đấu. Các bạn cần có sự chuyên nghiệp trong vũ trang, cần có tinh thần quyết thắng, cần hiểu rằng trong chiến tranh, không gì có thể thay thế chiến rằng; vì rằng nếu bạn thua, quốc gia sẽ bị hủy diệt; hãy hiểu rằng bạn phải tuyệt đối phục vụ theo nguyên tắc: Bổn phận, Danh dự, Đất nước.

Người ta sẽ tranh cãi về những vấn đề phức tạp, về quốc gia và quốc tế, về những điều khiến bạn phân tâm; nhưng hãy thanh thản, bình tĩnh và tách biệt, bởi vì bạn là người bảo hộ chiến tranh của đất nước này, là người cứu hộ trong những cơn triều cường giận dữ của mâu thuẫn quốc tế, là võ sĩ giác đấu trên đấu trường. Trong vòng một thế kỷ rưỡi qua, người lính Mỹ đã phòng ngự, đã giữ gìn, đã bảo vệ những truyền thống thần thánh của quốc gia về tự do, quyền và công lý.

Hãy để người dân quyết định sẽ vinh danh hay không vinh danh cho những quy trình của chính phủ; cho dù sức mạnh của chúng ta bị kiềm chế bởi thâm hụt của ngân sách, thứ đã bị sử dụng bừa bãi từ lâu vì chủ nghĩa liên bang phát triển quá mạnh mẽ, vì những nhóm lợi ích phát triển quá ngạo mạn, vì chính trị trở nên hủ bại, vì tội phạm phát triển quá hung hăng, vì đạo đức ngày càng thấp, vì thuế ngày càng cao, vì những kẻ cực đoan ngày càng manh động; cho dù tự do cá nhân của chúng ta có được đầy đủ và triệt để như nó đáng phải có. Những vấn đề lớn của quốc gia không cần có đến sự tham dự hay những giải pháp quân sự của người lính. Thứ chỉ đường cho các bạn vẫn đứng sừng sững như một ngọn hải đăng trong đêm: Bổn phận, Danh dự, Đất nước.

Các bạn là chất keo gắn kết hệ thống phòng thủ của đất nước. Từ hàng ngũ của các bạn, sẽ xuất hiện những thuyền trưởng vĩ đại nắm giữ vận mệnh quốc gia trong tay, khi tiếng chuông của chiến tranh vang lên. The Long Gray Line* chưa bao giờ làm chúng ta thất vọng. Nếu bạn khiến đất nước thất vọng, thì hàng triệu những linh hồn với màu nâu xám ô liu, với màu nâu khaki, với màu xanh nước biển và màu xám**, sẽ nổi lên từ nơi an nghỉ để kêu vang lên những từ ngữ thiêng liêng: Bổn phận, Danh dự, Đất nước.

* The Long Gray Line – tạm dịch: Đường xám dài – là bộ phim Mỹ năm 1955 kể về cuộc đời của một người lính Mỹ.

** Có thể ám chỉ đến màu áo của các loại binh chủng.

Nhưng việc này không có nghĩa rằng các bạn là những kẻ đi gây chiến.

Ngược lại, một người lính, vượt trên tất cả những người khác, sẽ cầu nguyện cho hòa bình, vì họ là những người phải chịu những vết thương sâu sắc nhất từ chiến tranh.

Nhưng tai chúng ta luôn vang vọng lời nói của Plato, triết gia thông thái nhất: “Chỉ có những người chết mới nhìn thấy được kết thúc của chiến tranh.”*

* Ý nghĩa của câu nói này là, chỉ có người chết mới được an nghỉ, còn những người sống, sớm muộn cũng lại chứng kiến chiến tranh. Câu nói này rất phổ biến trong các binh lính Mỹ thời bấy giờ tuy nhiên thực chất không phải là câu nói của Plato.

Tôi đã ở vào buổi hoàng hôn của cuộc đời. Những ngày tháng cũ đã qua đi, cả về âm thanh lẫn sắc màu. Chúng đã lấp lánh xuyên gia những giấc mơ xưa. Ký ức đó đẹp kỳ diệu, vun tưới bởi nước mắt, được vỗ về và chăm sóc bởi những nụ cười của ngày hôm qua. Tôi lắng nghe một cách hão huyền, háo hức, những giai điệu mê hồn từ các cây kèn thổi nhạc lệnh, từ những tiếng trống rền vang. Trong mơ, tôi lại nghe tiếng súng giao nhau, tiếng súng nổ, tiếng thì thầm xa lạ đầy tang tóc của chiến trường.

Nhưng từ trong đêm tối của ký ức, tôi luôn trở về West Point.

Luôn luôn vẫn là những từ ngữ vọng đi và vọng lại: Bổn phận, Danh dự, Đất nước.

Hôm nay đánh dấu lần cuối cùng tôi điểm danh các bạn, nhưng tôi muốn các bạn biết rằng khi tôi chết đi, ý nghĩ tỉnh táo cuối cùng của tôi sẽ là Quân đoàn, Quân đoàn, và Quân đoàn.

Chào tạm biệt.

Trong quá trình biên dịch, chúng tôi cố gắng khiến bản dịch sát nghĩa và thể hiện được tinh thần của bài diễn văn trong khả năng tốt nhất của mình, tuy nhiên để mang được cái hồn của những áng văn tới độc giả là một điều không dễ. Chúng tôi trân trọng mọi ý kiến giúp cho bản dịch hoàn chỉnh và hay hơn.

Thanh Thanh biên dịch / Trithucvn

Chuyên gia kinh tế: Thế giới đối mặt với “đại suy thoái”, các cuộc khủng hoảng trước đây không là gì so với hiện tại

Chuyên gia kinh tế: Thế giới đối mặt với "đại suy thoái", các cuộc khủng hoảng trước đây không là gì so với hiện tại

Đó là nhận định mới được đưa ra bởi nhà kinh tế học David Rosenberg, chuyên gia kinh tế trưởng của quỹ quản lý tài sản Gluskin Sheff.

Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tồi tệ đến nỗi thường được so sánh ngang tầm với thời kỳ Đại khủng hoảng. Nhưng giờ đây nhà đầu tư cần phải chuẩn bị cho thời kỳ Đại suy thoái, vì đại dịch Covid-19 sẽ gây ra những hệ lụy tồi tệ hơn cả cách đây 1 thập kỷ.

Đó là nhận định mới được đưa ra bởi nhà kinh tế học David Rosenberg, chuyên gia kinh tế trưởng của quỹ quản lý tài sản Gluskin Sheff.

Theo ông, trong kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất, kinh tế Mỹ sẽ mở cửa trở lại vào tháng 5, với tốc độ chậm chạp trên tất cả các ngành và các địa phương. Người dân sẽ cảm thấy ít thoải mái và ít tự tin hơn khi đi mua sắm, chi tiêu so với thời điểm trước dịch. Thế giới vẫn chưa thể tìm ra vaccine, nhưng trong 6 tháng tới sẽ tìm được phương pháp điều trị làm dịu đi những triệu chứng viêm đường hô hấp tồi tệ nhất.

Điều này có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế và thị trường tài chính?

GDP thực sẽ giảm 30% trong quý II, trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng âm (so với cùng kỳ năm trước) trong 5 năm quý tiếp theo, và đến cuối năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp là 14,2%. Năm 2021 trung bình tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, vào khoảng 13%.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm sẽ tiếp tục giảm theo từng quý, đến quý IV giảm xuống còn 0,31% và mức trung bình trong cả năm 2021 chỉ là 0,18%. Lợi suất giảm vì giá trái phiếu tăng mạnh nhờ nhu cầu về tài sản an toàn tăng lên.

Rosenberg dự đoán TTCK sẽ chạm đáy trong quý II, với chỉ số S&P 500 xuống mốc 2.000 điểm rồi sau đó “hồi phục một cách chậm chạp”, năm 2021 trung bình S&P 500 sẽ chỉ ở ngưỡng 2.600 điểm (hiện chỉ số này ở mức hơn 2.800 điểm). Nói cách khác, thị trường sẽ giảm 30% trong tháng tới và 18 tháng tiếp theo hồi phục nhẹ, sẽ ở mức thấp hơn khoảng 10% so với hiện tại.

Rosenberg cũng đưa ra “kịch bản lạc quan nhất”, khi vaccine hoặc thuốc chữa xuất hiện trong 6-12 tháng tới. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ chỉ ở mức 9% trong 2 năm tới và S&P 500 lập đáy ở 2.500 điểm trong quý II.

Ngược lại, trong kịch bản tồi tệ nhất, tức không có vaccine và thuốc chữa, đồng thời làn sóng thứ hai ập đến với nước Mỹ vào mùa đông này và khiến niềm tin kinh doanh cũng như niềm tin tiêu dùng lao dốc mạnh. Trong kịch bản này, tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến 20% và ở mức 17,5% trong suốt năm 2021.

Kinh tế Mỹ sẽ ngập chìm trong giảm phát. Kể cả các biện pháp kích thích mạnh mẽ của chính phủ cũng không thể vực dậy lực cầu. Nhật Bản chính là ví dụ cho kịch bản này.

Tuy nhiên, kể cả trong kịch bản tồi tệ nhất, Rosenberg cũng không cho rằng Cục dự trữ liên bang (Fed) sẽ áp dụng chính sách lãi suất âm. Dẫu vậy thị trường chứng khoán sẽ bị tổn thất nặng nề, với chỉ số S&P 500 lập đáy ở 1.800 điểm trong quý II và năm 2021 chỉ có thể ở quanh mức 2.200 điểm.

Thu Hương / Theo ICTVietNam

Ngôi nhà có thác nước giữa đồi thông

VĨNH PHÚC

Không chỉ kết nối các bậc địa hình, thác nước trong nhà tạo nên điểm nhấn chính và góp phần giải nhiệt cho công trình.

Biệt thự trên mảnh đất 1.000 m2 ở Tam Đảo là tổ ấm của một đôi vợ chồng cùng hai con nhỏ, thường xuyên đón ông bà đến thăm. Họ mong muốn một không gian “mở”, nhiều kết nối với thiên nhiên và giữa các thành viên.

Bên cạnh đó, vì công trình nhìn xuống đồi cỏ và hố cát, xung quanh lại có rừng thông, gia chủ không muốn tác động nhiều đến cảnh quan để tận hưởng thiên nhiên và khí hậu.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu trên, các kiến trúc sư đưa ra cấu trúc băng ngang gồm khối nhà một tầng và khối nhà hai tầng đặt vuông góc, đan vào nhau.

Bố cục các khối nhà giúp toàn bộ công trình đều thông thoáng, không bị nắng gắt vào buổi chiều mà vẫn đón được bình minh buổi sớm. Các bậc địa hình khác nhau đem tới nhiều góc nhìn sinh động.

Hệ cửa kính lớn dài 6 m có thể mở hết cỡ, nhờ đó mọi không gian đều “mở” và ngập nắng, gió.

Điểm nhấn chính của công trình là thác nước lớn đổ từ mái khối nhà một tầng xuống bể bơi kích thước 4 x 12 m.

Không chỉ tạo cảnh quan, thác nước còn kết nối các bậc địa hình và góp phần làm mát căn nhà. Nó đòi hỏi hệ thống tuần hoàn với bể bơi, bơm áp lực cao và được điều chỉnh hoạt động tùy theo ý muốn chủ nhà.

Bên cạnh bể bơi có sàn gỗ đặt ghế nằm và lối đi dẫn lên khu vực bàn ăn ngoài trời ở mái khối nhà tầng một.

Phòng khách thông với phòng bếp, nằm dọc theo bể bơi. Nội thất đơn giản với màu xám, trắng, nâu gỗ tạo vẻ hiện đại và thoáng đãng. Sàn màu bê tông kéo dài từ trong nhà ra sân làm mờ ranh giới giữa bên trong và bên ngoài.

Khu vực sinh hoạt chung có diện tích lớn, kết hợp với khoảng thông tầng tạo thành “trái tim” của ngôi nhà, kết nối mọi không gian xung quanh.

Bốn phòng ngủ nằm ở hai tầng nhà đều được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên.

Vào chiều tối, màu sáng của các băng ngang kết hợp với màu gỗ của nột thất và ánh đèn vàng tạo nên chiều sâu về không gian.

Có phần đế và bậc lên biệt thự làm từ đá tự nhiên, căn nhà nổi bật mà vẫn hòa hợp với tông màu đậm của khu rừng.

Bài: Minh Trang

Ảnh: Triệu Chiến / Thiết kế: IDEE architects

Bán đi con mèo, cậu bé có được cả gia tài, trở thành Thị trưởng và bài học cho mỗi người

Bán đi con mèo, cậu bé có được cả gia tài, trở thành Thị trưởng và bài học cho mỗi người

(Ảnh minh họa)

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, bạn cũng đừng từ bỏ, đừng tuyệt vọng, nhất định có ngày may mắn sẽ mỉm cười với bạn.

Vào thế kỷ 14 có một cậu bé nghèo tên là Dick Whittington. Cậu bé không có cha, cũng chẳng có mẹ, lang thang nơi đầu đường xó chợ, tìm được thứ gì thì ăn thứ ấy, cuộc sống mồ côi vô cùng khó khăn, cơ cực, với những nỗi niềm khó ai có thể chia sẻ.

Một ngày kia, cậu bé nghe được rằng, ở thành phố London hoa lệ là nơi sở hữu sự phồn vinh, thịnh vượng và cơ hội làm giàu mà không đâu có được. Thậm chí, người ta còn lát vỉa hè với những viên gạch bằng vàng.

Chính vì thế, Dick đã quyết định phải tới London để tìm vận may.

London là một thành phố to lớn, bận rộn, có đủ cả người giàu lẫn kẻ nghèo. Thế nhưng, Dick chẳng thể tìm ra bất kỳ con phố nào có gạch lát bằng vàng như người ta vẫn nói. Mệt, lạnh và đói, cậu bé nằm co ro trên bậc thềm của một ngôi nhà lớn.

Đây chính là nhà của ông Fitzwarren, một thương nhân giàu có, đồng thời cũng là một người rất tốt bụng và hào hiệp. Khi mở cửa bước ra ngoài, ông Fitzwarren đã nhìn thấy Dick đang ngủ ngon lành. Nét mặt trẻ thơ, hồn nhiên và vô tư trong giấc ngủ khiến ông thấy xót xa. Không những cho cậu bé vào nhà ăn uống, Fitzwarren còn đồng ý thuê cậu làm việc vặt trong nhà.

Dick được sắp xếp cho ở tại một trong các nhà kho ở tầng hầm của họ. Với Dick, đây là một đặc ân mà cậu nằm mơ cũng không dám nghĩ tới.

Từ một kẻ không cha, không mẹ, cậu còn chẳng nhớ mình đã lớn lên như thế nào, hay bữa ăn no gần nhất là từ khi nào, nay không những có một mái nhà che mưa che nắng, còn không phải lo bị nhịn đói nữa, Dick chẳng còn mong gì hơn.

Duy nhất chỉ có một điều khiến cậu phiền lòng, đó là lũ chuột ở nhà kho. Chúng cứ chạy đuổi nhau và kêu chít chít suốt đêm, khiến Dick đã lên giường rồi mà không tài nào ngủ được. Song vì nghĩ ân nhân của mình đã có quá nhiều việc phải lo lắng rồi, nên cậu không nói gì với ông Fitzwarren, mà âm thầm tự nghĩ cách giải quyết.

Bán đi con mèo, cậu bé có được cả gia tài, trở thành Thị trưởng và bài học cho mỗi người - Ảnh 1.

Dick và con mèo – 1 thứ sau này giúp cậu đổi vận. (Ảnh minh họa)

Một hôm, Dick đã kiếm được 1 đồng xu từ việc đánh giày cho một quý ông ngoài phố, và với số tiền này, cậu đã may mắn mua được 1 con mèo nhỏ. Cậu mang con mèo về căn hầm cùng sống với mình, và từ đó, cuộc sống của cậu trở nên dễ dàng hơn. Lũ chuột con nào con nấy đều tìm cách chạy mất tăm, trả lại giấc ngủ yên bình cho cậu bé.

Một hôm, ông Fitzwarren gọi tất cả người làm trong nhà lại và tuyên bố rằng, 1 trong số các con tàu của ông chuẩn bị lên đường ra khơi để đổi lấy hàng hóa mang về. Ông Fitzwarren muốn biết xem có ai muốn đem vật gì đó của họ cho lên chuyến tàu để bán không, biết đâu gặp may có thể bán được với giá cao hoặc đổi lại thứ gì đó giá trị hơn.

Khi nghe ông chủ nói thế, đám người làm ai nấy đều suy nghĩ xem nên bán đi thứ gì. Dick thì chẳng có gì ngoài con mèo, và cậu cũng rất buồn khi phải xa nó. Song sau khi suy nghĩ, cậu đành tặc lưỡi thử vận may một lần xem sao.

Sau đó, Dick tiếp tục làm chân sai vặt cho ông Fitzwarren, người luôn đối xử tốt với cậu. Những người làm trong nhà cũng vậy, ngoại trừ ông đầu bếp. Người này luôn tìm cách gây khó dễ cho Dick. Không muốn ông Fitzwarren rơi vào tình thế khó xử, Dick quyết định rời khỏi đây.

Khi chuẩn bị lên đường, Dick bỗng nghe thấy tiếng chuông nhà thờ Bow Bells. Rồi một giọng nói ở đâu đó vang lên câu nói được lặp lại 3 lần: “Hãy quay về đi, Whittington, Thị trưởng của thành phố London”, khiến Dick vô cùng ngạc nhiên. Nhưng cậu đã làm đúng như vậy và quay về nhà ông chủ.

Khi trở về, Dick phát hiện ra rằng con tàu của ông Fitzwarren đã quay trở về. Con mèo của cậu được bán cho Đức vua xứ Barbary và được trả một số tiền lớn, vì cung điện của nhà vua có rất nhiều chuột. Nhờ số tiền này, Dick đã trở nên rất giàu có.

Được ông Fitzwarren chỉ bảo bí quyết kinh doanh, Dick đã dùng số tiền kiếm được để đầu tư, và từng bước gây dựng sự nghiệp của mình một cách vững chắc. Cậu cũng được ông Fitzwarren tin tưởng và kết hôn với con gái Alice của ông.

Khi đã có trong tay mọi thứ, Dick Whittington chuyển sang làm chính trị. Nhờ tài năng và đạo đức của mình, Dick Whittington đã trở thành Thị trưởng của thành phố London, đảm nhận chức vụ tới tận 3 nhiệm kỳ.

Lời bình: Đây là một giai thoại nổi tiếng về Thị trưởng thành phố London, Richard Whittington, người giữ chức vụ này tới 3 lần, đó là vào các năm 1397 – 1399, 1406 – 1407 và 1419 – 1420.

Bán đi con mèo, cậu bé có được cả gia tài, trở thành Thị trưởng và bài học cho mỗi người - Ảnh 2.

Bức vẽ nổi tiếng của Thị trưởng thành phố London Richard Whittington và con mèo. (Nguồn: Wikipedia)

Trong suốt những năm giữ chức Thị trưởng này, Richard Whittington đã cho xây dựng vô số những công trình quan trọng mang lại sự thay đổi đáng kể và tích cực cho thành phố, ví dụ như hệ thống cống ngầm thoát nước, hay bệnh viện cho các bà mẹ đơn thân.

Thị trưởng Richard Whittington là một nhân vật có thật, còn giai thoại về thời thơ ấu khốn khó của ông thì không ai dám chắc có phần trăm nào được hư cấu lên hay không.

Nhưng nhiều thế kỷ đã qua đi, nó vẫn là một trong những câu chuyện truyền cảm hứng nhiều nhất, vì nó giống như một làn gió mát, mang lại sinh khí và niềm hy vọng cho những người đang gặp khó khăn, đang sa cơ lỡ bước, truyền đi 1 thông điệp tích cực, đó là nếu bạn không từ bỏ, không đầu hàng trước khó khăn và biết nắm bắt cơ hội, giữ tinh thần lạc quan, nhất định cuối cùng, bạn sẽ thành công và có được hạnh phúc mà mình mong muốn.

Theo ICTVietnam

Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975

Trích bài viết dài của giáo sư Lê Xuân Khoa

…..Tháng Tư 1975, sau khi chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa và kết thúc cuộc nội chiến 20 năm, cộng sản miền Bắc đã mau chóng giải tán Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, đổi tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và áp đặt chế độ độc tài toàn trị trên cả hai miền đất nước. Chính sách bóc lột và trả thù tàn ác của cộng sản đối với nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đã khiến trên hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp để chạy ra nước ngoài cũng trong 20 năm liên tiếp với khoảng 300,000 người thiệt mạng trên đường mạo hiểm tìm kiếm tự do.

Người chết ở biển'' : Hồi ức mong manh về thuyền nhân Việt Nam

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người ra đi lên tới 2,164,000 người, liệt kê theo từng loại như dưới đây:

Đợt 1 (cuối tháng Tư 1975): 140,000
Đợt 2 (1975-1979): 327,000
Đợt 3 (1980-1989): 450,000
Đợt 4 (1990-1995): 63,000
Số người gốc Hoa bị đẩy về Trung Quốc: 260,000
Chương trình ODP (1979-1995): 624,000
Số người chết hay mất tích trên đường tị nạn: 300,000

Trong tổng số 2,164,000 kể trên, ngoài 140,000 người được chính phủ Mỹ di tản trong đợt đầu và 624,000 đi theo diện ODP, có khoảng 840,000 người đã vượt thoát bằng đường biển hay đường bộ trong ba đợt sau tới các trại tạm trú ở Hong Kong và một số quốc gia Đông Nam Á. Trong số này, 750,000 được nhận định cư tại Mỹ và các nước khác. Như vậy, số người không được công nhận là tị nạn và bị kẹt lại ở các nước tạm dung (first asylum countries) là 90,000, nhưng trên thực tế năm 1995 chỉ còn lại khoảng 40,000. Điều đó cho thấy là trong sáu năm từ Hội nghị quốc tế Geneva lần thứ 2 về tị nạn Đông Dương (1989) đến năm Liên Hiệp Quốc chính thức chấm dứt các chương trình tị nạn (1995), đã có khoảng 50,000 người hồi hương do tình nguyện hay bị cưỡng bách. Số 40,000 còn lại phải tiếp tục trở về nước, hầu hết bị cưỡng bách hay không chống đối (non-objectors), trước khi trại tị nạn cuối cùng được đóng cửa năm 1997.

So với các nhóm tị nạn và di dân tới Mỹ và các nước khác trong thế kỷ 20, lịch sử người Việt gốc tị nạn (1) có ít nhất năm đặc điểm:
(1) Việt Nam có số dân tị nạn bỏ nước ra đi đông nhất và phải trải qua những tình trạng bi thảm nhất thế giới trong thế kỷ 20 với số người bỏ mình trên đường tìm tự do lên tới khoảng 300,000 người.
(2) Các chính sách và chương trình định cư tị nạn Việt Nam ở Mỹ phức tạp nhất gồm nhiều tên gọi khác nhau: Bốc Trẻ Mồ côi (baby lift), Trẻ em lai (Amerasians), Trẻ em Không Người đi kèm (unaccompanied minors), Ra đi Trật tự (ODP) gồm các diện: đoàn tụ gia đình, tù cải tạo (H.O và ROVR), nhân viên chính phủ Mỹ (U11), và nhân viên các hãng tư cùa Mỹ (V11).
(3) Chính nghĩa của người tị nạn, chỉ ít năm sau khi định cư ở nước ngoài, đã được chính các lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN nhìn nhận và kêu gọi “khúc ruột xa ngàn dặm” trở về hợp tác thay vì lên án và nguyền rủa như trong những năm đầu.
(4) Người tị nạn có tiếng nói và vai trò ảnh hưởng tới các chính sách chấp nhận và định cư tị nạn, tham gia các hoạt động cứu vớt và bảo vệ thuyền nhân, và cuối cùng đã thật sự giúp cho Hoa Kỳ và quốc tế giải quyết vấn đề tị nạn được công bằng và nhân đạo.
(5) Khi trở thành công dân của quốc gia định cư, người cựu tị nạn lại có vai trò quan trọng trong các quan hệ giữa quê hương mới và quê hương gốc, trên cả hai bình diện chính quyền và dân sự.

Qua hàng trăm cuốn sách về tị nạn Việt Nam, hầu hết các tác giả Việt Nam và ngoại quốc đã trình bày rất đầy đủ về những sai lầm và tội ác của cộng sản và những cuộc vượt thoát gian nan bi thảm của người tị nạn. Mặt khác, lịch sử tị nạn cũng cho thấy khả năng hội nhập mau chóng của người Việt Nam vào xã hội dòng chính và họ đã tạo được nhiều thành tích đáng kể trên các lãnh vực kinh tế, khoa học, nghệ thuật và ngay cả chính trị. Tuy nhiên, dường như chưa có tác giả nào làm nổi bật chính nghĩa tị nạn như được nêu ra trong điểm số 3 trên đây, là đặc diểm then chốt giúp cho người tị nạn chuyển bại thành thắng, khôi phục những giá trị của tự do, dân chủ trước sự suy đồi của chủ nghĩa cộng sản. Cho đến nay, chính nghĩa ấy mới chỉ được hàm ngụ gián tiếp trong những lời tố cáo những hành động chiếm đoạt và trả thù tàn nhẫn của cộng sản đối với nhân dân miền Nam để giải thích nguyên nhân tị nạn. Điểm số 4 cho thấy ảnh hưởng tích cực của công dân Mỹ gốc tị nạn đối với các nhà làm chính sách trong những cuộc vận động cứu trợ và định cư tị nạn. Đáng tiếc là giữa những tổ chức cộng đồng có những vụ công kích nhau chỉ vì nghi ngờ hay ngộ nhận về cách làm việc khác nhau nhưng cùng chung mục đích, tệ hại nhất là những trường hợp tung tin thất thiệt hay trình bày sự kiện sai lạc chỉ cốt đạt được lợi ích cá nhân. Điểm số 5 liên quan đến tình hình chính trị phức tạp ở Việt Nam về cả hai mặt đối nội và đối ngoại từ sau 1995 đến nay, có ảnh hưởng tới quan hệ giữa người Việt Nam ở nước ngoai với chính quyền và nhân dân trong nước. Lý do vì từ sau 1995, cộng đồng người Việt hải ngoại không chỉ có thêm người tị nạn chính trị, do tự ý hay bị trục xuất, mà còn có số đông là di dân trong đó có không ít thân nhân xa gần của đảng viên cộng sản cao cấp hòa nhập vào cộng đồng cựu tị nạn nhưng cũng đang làm biến đổi các quan hệ giữa trong và ngoài nước.

Trong phạm vi của một bài viết nhân dịp kỷ niệm lần thứ 45 ngày 30/4/1975, tôi không thể viết về tất cả 5 đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam. Do đó, tôi sẽ chỉ ôn lại đặc điểm số 3 (chính nghĩa của tị nạn) và số 4 (tiếng nói và vai trò của người tị nạn) vì đây là hai điểm quan trọng chưa được chú ý đúng mức hay còn thiếu những thông tin cần được ghi nhận như những sự kiện lịch sử. Chính nghĩa tị nạn đã tạo cơ hội cho người tị nạn đóng góp đáng kể cho các chương trình cứu giúp, bảo vệ và định cư tị nạn, vận động thành công cho sự ra đời các đạo luật ủng hộ tị nạn, và đặc biệt là tham gia đắc lực vào các nỗ lực quốc tế giải quyết những cuộc khủng hoảng về thuyền nhân tị nạn kéo dài 20 năm ở Hong Kong và các nước ĐNÁ. Ngày nay, những công dân nước ngoài gốc Việt lại có vai trò đáng kể trong sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đặc biệt trước mối hiểm họa chung là Trung Cộng. Đây cũng là những quan tâm lớn đối với tất cả những di dân và công dân ngoại quốc gốc tị nạn Việt Nam.

Tiếng pháo mừng chiến thắng ở Tổng hành dinh sáng 30/4/1975

Ở Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những tràng pháo nổ ran chào mừng chiến thắng.
Diễn biến của ngày 30/4 lịch sử lần lượt được tái hiện sinh động trong cuốn hồi ký Những năm tháng quyết định của Đại tướng Hoàng Văn Thái (NXB QĐND, 2001).

Sách đề cập từ cuộc họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đầu giờ sáng, cho đến diễn biến lúc 10h, khi Trưởng phòng 70 thuộc Cục Tình báo Nguyễn Thanh chạy vào thông báo Đài Phát thanh Nhật Bản (NHK) loan tin quân giải phóng có xe tăng dẫn đầu đang tiến vào Sài Gòn.

Kiểm tra giọng nói của Dương Văn Minh
Cũng theo bản tin nhanh của Đài Phát thanh NHK, cùng tin xe tăng của Quân Giải phóng đang tiến vào Sài Gòn là tin tướng Dương Văn Minh lên tiếng đề nghị ngừng bắn để thương lượng”.

Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh gửi ngay bức điện cho chiến trường, lệnh cho các cánh quân tiếp tục đẩy nhanh nhịp độ tiến công.

10h50, Cục Tình báo báo cáo Tổng hành dinh: “Quân ta đã vào dinh Tổng thống ngụy”.

Tieng phao mung chien thang o Tong hanh dinh sang 30/4/1975 hinh anh 1 Tuonggiap.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các tướng lĩnh và sĩ quan tại Tổng hành dinh sau khi hay tin giải phóng Sài Gòn trưa 30/4/1975. Ảnh tư liệu.
Cục phó Cục 2 tất tưởi đi như chạy, báo cáo Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh và Vương Thừa Vũ: “Ta đã giải phóng Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng”. Ông vừa nói vừa giơ cao chiếc băng ghi âm mà Cục Tình báo vừa ghi âm.

Các thành viên trong Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương vui mừng, có người không cầm được nước mắt.

Tướng Cao Văn Khánh yêu cầu: “Anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) chỉ thị phải đem băng ghi âm giọng nói của Dương Văn Minh hôm nay đối chiếu giọng khi Dương Văn Minh tuyên bố nhậm chức hồi 17h ngày 28/4/1975 xem có giống nhau không”.

Tướng Hoàng Văn Thái viết tiếp về diễn biến hân hoan đón nhận tin chiến thắng: “Hành lang phòng họp của Quân uỷ bỗng trở nên chật hẹp hẳn lại. Không biết từ lúc nào, các anh trong Bộ Chính trị và chúng tôi đã từ phòng họp ra cả hành lang”.

“Anh Khánh, một số cán bộ các cục và Văn phòng, trực ban tác chiến, tổ cơ yếu thường trực, mấy chiến sĩ công vụ, vệ binh, tất cả chỉ trong chốc lát bỗng nhiên hình thành một cuộc mít tinh. Già, trẻ, thường phục, quân phục, cấp trên, cấp dưới, mọi người đều hân hoan, xúc động. Các anh trong Bộ Chính trị cười nói rất vui”, trích hồi ký Những năm tháng quyết định.

Đồng chí trực ban tác chiến được phép thông báo tin chiến thắng đến các tổng cục, các cục. Trước đó, ít nhiều cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan Bộ Tổng tư lệnh đã biết. Vậy mà khi tiếng loa chính thức báo tin vừa dứt, nơi nơi vang lên tiếng vỗ tay reo hò.

Đâu đó có tiếng pháo nổ vang. Một không khí phấn khởi, náo nhiệt bao trùm cơ quan Tổng hành dinh.

Tin chiến thắng cũng được thông báo cho Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam và cơ quan thông tin Hà Nội.

Một đồng chí cán bộ vừa đi từ Bờ Hồ qua ngã tư Cửa Nam về, kể lại: Tiếng loa trên các đường phố vang lên báo “tin đặc biệt”.

Dòng người, dòng xe đạp đang chuyển động trên các ngả đường bỗng chậm hẳn lại. Người người lắng nghe và cuối cùng, tiếng reo hò vang lên.

Một sự kiện bao năm chờ đợi, nay đã đến. Từ các nhà, các dãy phố, người ta đổ ra đường. Quanh Bờ Hồ, dưới các loa phóng thanh, người chật ních. Ai cũng muốn nghe tiếng phát thanh viên đọc đi, đọc lại tin chiến thắng mới nhận được. Nét mặt mọi người hân hoan, rạng rỡ.

Tieng phao mung chien thang o Tong hanh dinh sang 30/4/1975 hinh anh 2 Caovankhanh.jpg

Cuốn sách Tướng Cao Văn Khánh – Hồi ức lịch, sử do chính con gái ông biên soạn.Quân đội không nổ pháo ăn mừng trước
Cuốn sách Tướng Cao Văn Khánh – Hồi ức lịch sử, do con gái trung tướng – PGS.TS Cao Bảo Vân – biên soạn (NXB Tri thức, 2017), đã kể về phút giây hân hoan đón chào thắng lợi tại cơ quan Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Chiều 30/4/1975, tại Nhà Con Rồng, hơn chục bánh pháo đã được nối vào nhau treo sẵn trên cây cột. Sĩ quan văn phòng và chiến sĩ đã sẵn sàng châm lửa thì Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh đi họp về.

Gặp anh em, ông nói: “Anh Văn nhắc đài quan sát (đặt trên đỉnh Cột Cờ) khi nào thấy Bộ Ngoại giao nổ pháo thì Bộ Quốc phòng mới được châm lửa đốt. Bộ Quốc phòng không được châm lửa trước”.

Thế là, khi tiếng pháo bên Bộ Ngoại giao nổ ran, pháo bên Bộ Quốc phòng mới nổ tiếp theo. Sau này, Đại tướng mỉm cười giải thích cho anh em: “Vì mình là Quân đội Nhân dân, không nên làm việc gì để người ta hiểu nhầm là mình tự nêu công trước…”.

Từ sáng sớm 30/4/1975, Hà Nội xôn xao rằng có thể hôm nay “sẽ có tin Sài Gòn”. Đến 10h, tin chính thức bung ra. Cờ giải phóng bay trên Dinh Độc lập, chiến tranh đã kết thúc. Vỡ òa sung sướng như phát điên, biển người từ khắp công sở, trường học đổ ra đường hò reo.

Tác giả Cao Bảo Vân viết về vị tướng, cha của mình ở nhà trưa hôm đó: “Ba về, có vẻ rất mệt, chỉ nói đúng một câu: ‘Bây giờ thì để cho người khác đánh giặc’, rồi thiếp ngay trên ghế xích đu. Trong giấc ngủ trưa 30/4/1975 đó, có lẽ, ông vẫn mơ về hòa bình. Vì khó có thể tin rằng cuộc chiến 30 năm của đời mình vừa kết thúc”.

Chiều đó, phu nhân tướng Khánh mới đi làm về. Ông ôm lấy bà, nói: “Thôi từ nay anh em không còn phải xa nhau nữa”. Mắt ông ngấn nước trên khuôn mặt phờ phạc sau những đêm thức trắng ở Tổng hành dinh.

Chiều 1/5/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tranh thủ thăm Cục Tác chiến, hỏi thăm tướng Hoàng Văn Thái, vì bận không đến được; ôm hôn tướng Cao Văn Khánh, các cán bộ tham mưu.

Ngày 1/5 cũng chính là sinh nhật của tướng Cao Văn Khánh. Ít ra, ông cũng có một sinh nhật trọn vẹn với món quà xứng đáng nhất.

Lê Tiên Long / Sách hay / Zing

‘Dự án Manhattan’ bí mật của các tỷ phú Mỹ nhằm chống dịch

Tom Cahill làm việc từ một căn hộ nhỏ ở Boston. Anh không phải người nổi tiếng, chỉ có một bộ vest, nhưng có đủ mối quan hệ cao cấp nhất để tác động đến cuộc chiến chống dịch.
Là một nhà nghiên cứu trước khi trở thành nhà đầu tư mạo hiểm, Cahill, 33 tuổi, dẫn dắt một nhóm các nhà khoa học, lấy tên là “Các nhà khoa học Ngăn chặn Covid-19”.

Những người này đến từ nhiều chuyên môn như miễn dịch, thần kinh, sinh học, dịch tễ học, thậm chí là hạt nhân, họ ví công việc của họ như Dự án Manhattan của thời hiện đại – ý nói về dự án phát triển bom nguyên tử trong Thế chiến II, theo Wall Street Journal.

Nhà sinh học Michael Rosbash, người đạt giải Nobel năm 2017, cho biết: “Chắc chắn tôi có trình độ thấp nhất ở đây”.

‘Du an Manhattan’ bi mat cua cac ty phu My nham chong dich hinh anh 1 social_WSJ.jpg

Tom Cahill, Chủ tịch quỹ đầu tư Newpath Partners ở Boston. Ảnh: Wall Street Journal.

Dự án Manhattan thời hiện đại
Công việc của nhóm này, trước đây chưa được báo chí nhắc đến, đã biến họ trở thành người đứng giữa các công ty dược phẩm và những người ra quyết định trong chính quyền Trump. Nhóm cũng giúp các quan chức chính quyền sàng lọc nhiều nghiên cứu về virus corona, loại ra những nghiên cứu nhiều lỗ hổng.

Trong số các đóng góp quan trọng của nhóm, có một báo cáo 17 trang gồm những phương pháp mới lạ chống virus, trong đó có ý tưởng chữa bệnh bằng một số loại thuốc có tác dụng mạnh, vốn dùng cho Ebola.

Báo cáo được chuyển đến các quan chức trong nội các và Phó tổng thống Mike Pence, người đứng đầu tổ công tác chống dịch. Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Francis Collins từng nói ông đồng ý với hầu hết phương pháp mà báo cáo đề ra.

Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Các vấn đề Cựu chiến binh đã triển khai một số đề xuất của nhóm, như cắt giảm các thủ tục hay quy trình chấp thuận.

Tài sản lớn nhất của tiến sĩ Cahill là mối quan hệ có được qua quỹ đầu tư của mình, bao gồm liên hệ với các tỷ phú như Peter Thiel, Jim Palotta và Michael Milken, những người bảo đảm uy tín cho anh trong mắt các quan chức chính quyền.

Nhờ vậy mà trong tháng qua, tiến sĩ Cahill đã thường xuyên cố vấn cho các giám đốc cơ quan trong chính quyền có liên quan tới dịch bệnh, cũng như Nick Ayers, cố vấn thân cận của Phó tổng thống Mike Pence.

Theo Wall Street Journal, không ai trong nhóm đặt mục tiêu kiếm tiền, thay vào đó muốn mở rộng quan hệ và tận dụng vốn khoa học của mình để góp phần chống dịch.

‘Du an Manhattan’ bi mat cua cac ty phu My nham chong dich hinh anh 2 merlin_171979266_a2e697ff_7bb7_4912_8023_03e3adb3fd13_jumbo_NYT.jpg
Một nhân viên lau khử trùng thang máy ở New York. Ảnh: New York Times.

Nghiên cứu sinh thành nhà đầu tư
Chỉ hai năm trước, Cahill còn đang theo học bằng tiến sĩ tại Đại học Duke, làm nghiên cứu về bệnh di truyền hiếm gặp, tưởng rằng đó sẽ là công việc tương lai của anh.

Nhưng một người bạn lại giới thiệu anh vào một công ty đầu tư, Raptor Group. Anh thích ngay công việc đầu tư, đặc biệt mảng sinh học và các ngành liên quan. Anh cho rằng mình có thể đóng góp lớn hơn bằng việc tìm ra các nhà khoa học có triển vọng và giúp họ giải quyết các vướng mắc – cả về khoa học lẫn tài chính – thay vì tự mình làm nghiên cứu.

Sau thời gian làm ở Raptor, anh lập quỹ của riêng mình, Newpath Partners, với 125 triệu USD từ một nhóm nhỏ các nhà đầu tư giàu có, bao gồm Peter Thiel, một ông lớn tại Thung lũng Sillicon và Steve Pagliuca, chủ của đội bóng rổ Boston Celtics và đồng chủ tịch của quỹ đầu tư Bain Capital. Họ đều thấy hứng thú với cách nói thẳng thắn và quyết tâm giải quyết vấn đề của Cahill.

Đến đầu tháng 3, vừa hứng thú nhưng cũng vừa bực bội vì tiến độ nghiên cứu virus corona, và sau khi các nhà đầu tư gửi cho anh nhiều câu hỏi, anh tổ chức một buổi họp trực tuyến để chia sẻ các ý tưởng khác biệt. Anh dự tính chỉ 20 người tham dự.

Nhưng khi tiến sĩ Cahill cố vào cuộc họp trực tuyến, chính anh bị từ chối vì đã đủ người. Ngay lúc đó, nhiều người khác gọi riêng cho anh để xin mã vào cuộc họp. Hóa ra, những nhà đầu tư tên tuổi của anh đã nói nhỏ với nhau về cuộc gọi, và kết quả là hàng trăm người đang chờ để vào nghe, hầu hết là người anh chưa từng gặp.

Khi vào được cuộc gọi, Cahill trao đổi về những hướng chữa trị mà anh và các đồng nghiệp đã sàng lọc và coi là triển vọng. Sau một giờ, anh dập máy và thấy hòm thư của mình đầy ý tưởng và đề nghị giúp đỡ, bao gồm cả cố vấn của Phó tổng thống Mike Pence.

‘Du an Manhattan’ bi mat cua cac ty phu My nham chong dich hinh anh 3 00ambula8_jumbo_NYT.jpg

Các nhân viên y tế rời một tòa nhà ở New York nơi có một ca tử vong. Ảnh: New York Times.

Tận dụng các mối quan hệ cao cấp
Công việc quan trọng nhất của Cahill và nhóm nhà khoa học là mổ xẻ hàng trăm tài liệu khoa học về Covid-19 từ khắp thế giới, lọc ra các ý tưởng hứa hẹn, bỏ đi những cái mập mờ. Họ sàng lọc 20 nghiên cứu mỗi ngày, gấp 10 lần so với công việc bình thường của mỗi người.

Nhóm không ủng hộ việc dùng xét nghiệm kháng thể để giúp mọi người quay lại làm việc, cho rằng người có kháng thể có thể vẫn lây cho người khác, và nếu cứ nhấn mạnh xét nghiệm kháng thể, có thể khiến một số người tự nhiễm bệnh để rồi được quay lại làm việc.

Một số đề xuất của nhóm muốn tận dụng quy mô khổng lồ của chính phủ liên bang Mỹ. Chẳng hạn, chính phủ có thể đảm bảo mua cả các thuốc chưa được chứng minh là hiệu quả, nhằm khuyến khích các nhà sản xuất, và để họ không lo lỗ vốn. Một đề xuất khác muốn giảm thời gian xét duyệt dược phẩm mới từ 9 tháng-1 năm xuống 1 tuần.

Qua các mối quan hệ, Cahill được giới thiệu đến Thomas Hicks Jr., một doanh nhân ở thành phố Dallas, Texas và đồng chủ tịch của Hội đồng Quốc gia đảng Cộng hòa, người thường đi săn chim cùng con trai Donald Trump Jr. của tổng thống Mỹ.

Câu đầu tiên nói với nhóm nhà khoa học, ông Hicks nói ngay: “Tôi không phải nhà khoa học. Nói cho tôi dễ hiểu, rồi nói tôi biết thủ tục nào cần vượt qua”.

Một loại thuốc được nhóm đặt kỳ vọng đang được công ty dược Regeneron sản xuất, nhưng để đạt số lượng lớn, công ty này phải chuyển sản xuất sang Ireland – sự thay đổi sẽ cần nhiều tháng để FDA phê duyệt.

Nhưng nhờ các quan hệ, nhóm đã xin được sự chấp thuận của FDA để Regeneron có thể chuyển sản xuất sang thủ đô Dublin của Ireland ngay lập tức.

Nhóm cũng trao đổi với hệ thống bệnh viện dành cho cựu binh, thuyết phục được các bệnh viện cho phép các cựu binh nhiễm Covid-19 tham gia vào các nghiên cứu. Nghiên cứu của họ cũng được bệnh viện đẩy nhanh hơn.

Lo liệu được để hầu hết đề xuất, ý tưởng khoa học của họ được thử nghiệm, nhóm tiếp tục tập trung vào “hậu Covid-19”. Các ý tưởng bao gồm xét nghiệm nước bọt, và sắp xếp lịch xét nghiệm ở cuối ngày để có kết quả vào sáng hôm sau. Họ cũng đề xuất một ứng dụng toàn quốc yêu cầu người dân phải xác nhận là không có các triệu chứng.

Trọng Huấn / Zing