Nơi lý tưởng ngắm ‘rừng’ dưới biển

Đảo Phú Quý, Hòn Mun, quần đảo An Thới… là những nơi phân bố nhiều dải san hô đẹp bậc nhất cho khách lặn ngắm.

Quần đảo An Thới (Kiên Giang) 

Nằm phía Đông Nam đảo Phú Quốc, quần đảo An Thới với khoảng 18 đảo lớn nhỏ có nhiều bãi san hô đẹp thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có nhiều vùng biển nước nông, san hô có thể được thấy rõ ở độ sâu 2 – 4m khi lặn với ống thở, thích hợp cho người chưa có kinh nghiệm lặn.

Du khách có thể mua tour ở đảo Phú Quốc hoặc tại Hòn Thơm. Đi thuyền trong khoảng 2 giờ và đi cáp treo gần 20 phút là hai cách di chuyển từ đảo Phú Quốc ra Hòn Thơm, trung tâm quần đảo An Thới. Ảnh: Hang Dinh/Shutterstock.

Vào ngày nắng trong, du khách có thể thấy rõ san hô ở độ sâu 8 – 10m khi lặn với bình dưỡng khí. Càng xuống sâu, các sinh vật biển càng đa dạng.

Giá tour lặn ở các đảo ven Phú Quốc cho một người khoảng 280.000 đồng – 350.000 đồng với ống thở, lặn với bình khí từ 900.000 đồng đến 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, đảo còn có tour đi bộ dưới đáy biển giá 950.000 đồng một người. Ảnh: Alexx Hayward/Shutterstock.

Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

Cách Phan Thiết khoảng 4 – 5 giờ vượt sóng, đảo Phú Quý là điểm du lịch biển mới thu hút du khách vài năm gần đây. Do chưa khai thác du lịch nhiều, hệ sinh thái dưới biển còn khá nguyên sơ. Dịch vụ lặn ngắm san hô ở đây mới phát triển, cho du khách quan sát xuống độ sâu khoảng 2 – 5m với ống thở và chân vịt. Ảnh: Tính Phú Quý.

Các vùng có san hô đẹp và an toàn cho du khách tập trung ở Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Đen…, từ đảo Phú Quý phải đi cano hoặc thuyền. Tour lặn do người dân địa phương cung cấp có giá trên dưới 250.000 đồng một người. Ảnh: Tính Phú Quý.

Hòn Mun (Khánh Hòa)

Hòn Mun nằm trong vịnh Nha Trang, là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam, với 350 loài san hô đa dạng nhất nhì biển đảo nước ta. Do đó, nơi đây tập trung mọi hình thức dịch vụ cho du khách ngắm hệ sinh thái dưới biển gồm lặn ống thở, lặn bình dưỡng khí, đi bộ đáy biển, ngồi tàu đáy kính, tham quan viện hải dương học… Ảnh: Zoomations/Shutterstock.

Để ngắm san hô mỗi khách phải mua tour, với giá khoảng 700.000 đồng bơi lặn bằng ống thở; từ 1 triệu đồng lặn sâu dùng bình dưỡng khí; từ 1,5 triệu đồng cho tour đi bộ đáy biển; và đi tàu đáy kính khoảng từ 100.000 đồng một người. Ảnh: Viet Nguyen.

Hòn Yến (Phú Yên)

Di tích danh thắng cấp quốc gia Hòn Yến, thuộc huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa khoảng 20 km, là nơi du khách có thể ngắm san hô ngay trên bờ. Dưới chân Hòn Yến là rạn san hô sống nhiều màu sắc, khi thủy triều xuống sẽ lộ thiên, nổi bật bên bờ biển. Du khách có thể đi bộ ra sát bãi san hô.

Theo kinh nghiệm của người địa phương, thủy triều thường rút vào buổi chiều đầu hoặc giữa tháng âm lịch, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Du khách cần căn thời gian và hỏi trước để có cơ hội ngắm san hô. Ảnh: Tran Van Hong/Shutterstock.

Do gần bờ, san hô Hòn Yến bị giẫm đạp bởi rất đông lượng khách tham quan, khiến chúng bị chết hoặc biến dạng. Vì vậy, du khách chỉ nên đi bộ theo lối cát phủ giữa các rạn san hô. Ảnh: Tran Van Hong/Shutterstock.

Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm thuộc TP Hội An cũng là điểm ngắm san hô hút khách. Từ phố cổ Hội An, du khách có thể mua tour hoặc tự túc ra đảo Cù Lao Chàm, với các dịch vụ tính cho mỗi người gồm lặn ống thở 150.000 đồng, lặn bình khí 800.000 đồng, vé cano 300.000 đồng khứ hồi, vé tàu gỗ 50.000 đồng một chiều.

Ngoài những vùng biển trên, một số nơi cho du khách ngắm san hô dưới biển còn có Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cù Lao Câu (Bình Thuận), vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận), Rạn Trào (Khánh Hòa), bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Kỳ Co (Bình Định)…

Du khách chưa có kinh nghiệm lặn nên đi theo tour trọn gói, có tàu thuyền đưa đón, người hướng dẫn lặn, dụng cụ lặn, bữa ăn. Thời gian một tour lặn ngắm san hô thường diễn ra trong nửa ngày hoặc từ sáng đến chiều. Du khách tuyệt đối không ngắt bẻ hay giẫm đạp lên san hô, cũng không nên chạm vào chúng.

Chuyên mục Tư vấn do Vietravel phối hợp cùng VnExpress thực hiện, nhằm giới thiệu đến quý độc giả các điểm đến, đi đâu, ăn gì và kinh nghiệm du lịch. Để cập nhật thêm thông tin và những chương trình du lịch chất lượng cao với ưu đãi hấp dẫn, vui lòng vui cập tại đây hoặc Hotline: 19001839

Tâm Linh / VNEpress

Đa phần chúng ta ảo tưởng về bản thân và hay đố kỵ với người khác

Vì cái tôi điên cuồng của mỗi người, chúng ta thường cảm thấy khó chịu khi phải chấp nhận mình kém hơn một người nào đó về một mặt nào đó mà mình quan tâm.

 

Trên thực tế, theo nhà tâm lý xã hội Heidi Grant Halvorson, trừ khi bạn bị trầm cảm, chứ bình thường ai cũng có lòng tự trọng khá cao.

Trong cuốn sách “No One Understands You And What To Do About It (Không ai hiểu bạn và cách xử lý), Halvorson định nghĩa lòng tự trọng là tổng hợp mọi sự đánh giá tích cực và tiêu cực về chính mình, trong đó một số đánh giá có sức nặng hơn. (Nếu bạn không quan tâm đến việc trở thành tay vợt tennis chuyên nghiệp, bạn sẽ chẳng quan tâm lắm đến những đánh giá về khả năng chơi tennis của mình).

Theo Halvorson, nhìn chung lòng tự trọng “nảy sinh từ một dòng gần như liên tục các so sánh có ý thức và vô thức – ‘Khả năng của tôi thế nào so với những người khác?’” Và nhờ có mong muốn bảo vệ và củng cố lòng tự trọng của bộ não, câu trả lời gần như lúc nào cũng là “hơn mức trung bình”.

Nhưng đôi khi mối đe dọa đối với cái tôi của bạn lại xuất hiện bất ngờ, có thể là một đồng nghiệp tỏ ra tài giỏi hơn, hay một người bạn làm cùng công việc như mình vừa được thăng chức.

Khi những mối đe dọa đó hiển hiện, cái tôi của bạn sẽ làm việc hết năng suất một cách vô thức để duy trì nguyên trạng và loại bỏ mối đe dọa ấy. Dưới đây là những phản ứng mà bạn có thể cảm thấy hết sức quen thuộc:

“Đúng thế, nhưng tôi giỏi hơn họ ở mặt khác”

Người ta có xu hướng lúc nào cũng nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, nhưng điều này sẽ trở nên khó hơn khi một người được coi là “đối thủ” rõ ràng rất giỏi về một việc gì đó. Để bù lại, bạn có thể so sánh mình với đối thủ về một khía cạnh khác mà bạn cảm thấy mình có lợi thế. Đôi khi có thể bạn còn phóng đại khả năng của mình.

Halvorson viết rằng “Khi một người sử dụng chiến lược này, bạn sẽ nghe thấy rất nhiều câu bắt đầu bằng ‘Đúng, nhưng…’”.

Trong môi trường công việc, bạn có thể nghe thấy nhiều người nói: “Đúng thế, cô ấy được thăng chức, nhưng tham công tiếc việc lắm; ai mà muốn có một cuộc sống như thế chứ?”

“Thành công của họ cũng là thành công của tôi”

Khi bạn chứng kiến thành công của một người nào đó, bạn có thể tập trung vào khía cạnh người này là một thành viên trong nhóm của bạn. Đặc điểm nhóm thường dựa trên mục tiêu chung và các điểm tương đồng khác, vì thế trong công việc, đối thủ của bạn có thể là một người trong cùng nhóm làm việc.

Theo Halvorson, bạn có thể coi thành công của họ là dấu hiệu cho thấy một tập thể thành công như thế nào, và “tự đắm mình trong vinh quang của người khác”.

“Thành công của họ chả ảnh hưởng gì đến tôi cả”

Có một cách khác để bạn kiểm soát lòng ghen tỵ của mình, đó là giảm bớt sự liên quan trong thành công của đối thủ với mình.

Halvorson viết rằng, “Để làm vậy, bạn phải quyết định rằng về mặt cá nhân, thành công trong một việc gì đó không liên quan gì đến mình”.

Nếu biết một đồng nghiệp sắp được thăng chức, có thể bạn sẽ tự nhủ rằng mình cũng chẳng muốn được lên chức tí nào.

“Xin lỗi, ai cơ?”

Nếu mọi cách đều chưa đủ, và bạn không thể tự lừa dối mình là không muốn có được thành công tương tự, khi đó bạn sẽ cố gắng làm giảm nhẹ một yếu tố khác của các mối đe dọa với cái tôi của mình: sự thân thiết.

Giảm bớt sự thân thiết với đối thủ của mình nghĩa là bạn tạo ra một khoảng cách giữa 2 người và cuối cùng sẽ tìm cách tránh mặt người đó hoàn toàn. Đây là một biện pháp mà ta thường thấy – đã bao nhiêu lần bạn thấy anh chị em hoặc bạn bè tự xa cách nhau vì ganh đua với nhau?

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Bắt Phạm Thành, Nguyễn Tường Thuỵ: Những giọt nước tràn ly

Lập Quyền Dân

Chiến dịch trấn áp thẳng tay các nhà báo độc lập để “trong sạch hoá địa bàn”, chuẩn bị sàn đấu cho một “Hoa sơn luận kiếm” tại đại hội 13 sắp tới hay đây là cuộc ra đòn cấp tập để “vỗ mặt” các nhà đấu tranh dân chủ? Có thể là cả hai, vì trước sau ĐCSVN cũng sao chép cái chủ trương mà Quốc hội Trung cộng đang thảo luận về Luật An ninh cho Hong Kong trong những ngày nóng bức này.

Thật ra, họ có thể chờ cho Trung cộng thảo luận xong Bộ luật được coi là “hồi chuông báo tử cho Hong Kong” rồi hẵng trong sạch hoá địa bàn. Đấy là tiếng lóng của công an mỗi khi họ phát động chiến dịch đàn áp báo chí tự do và xã hội dân sự nói chung. Nhưng họ đã không chờ được, vì họ biết “thời gian và thuỷ triều không chờ đợi ai”. Có quá nhiều tình huống khẩn cấp đang xuất hiện, họ họp bàn, hẳn nhiên cũng có tranh luận, nhưng rồi họ đã lấy quyết định. Bắt Phạm Thành, Nguyễn Tường Thuỵ và nếu dư luận “êm êm” thì có  thể bắt tiếp một số nhà báo, nhân sỹ và trí thức khác.

Để dễ hiểu, tạm hình dung có hai phái (trên thực tế có thể nhiều hơn). Phái thứ nhất chủ trương bắt, triệt hạ tận gốc rễ xã hội dân sự, theo đường lối của bác Mao, bác Đặng trước đây và nay đang hưởng lộc và hành động theo chỉ thị của của bác Tập. Phái thứ hai giảo hoạt hơn, tuy đồng ý, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, đánh rắn phải đánh dập đầu, nhưng thời buổi 4.0 mà nền quản lý “công an trị” này mới ngoi ngóp ở hạng 0.4, thì cần thận trọng hơn và thăm dò dư luận quốc tế một chút. Phái thứ hai này vừa qua thắng thế. Quyết định “đánh”, quyết định “bắt” đã bị ngâm tôm suốt trong nhiều tháng trời, từ hồi tháng 9/2019.

Nhưng rồi các tình huống nóng bỏng mới xuất hiện và đảng đã ra tay. Các sới vật “lộ bài” quá nhiều. Nào là bộ đội đánh công an, viện kiểm sát đánh toà án. Người dân lâu nay phải ngậm miệng nhưng họ biết từ rất lâu chuyện các nhóm công an và chính quyền ở mọi cấp đã thông đồng cho Tàu vào nắm các vùng đất hiểm yếu về an ninh quốc phòng. Nay nhân dịp cái gọi là “tập hợp ý kiến cử tri”, người ta mới cho “bật mí” có đến hàng ngàn ha đất – từ Tây Nguyên đến Sài Gòn, từ Đà Nẵng “đáng sống” đến các địa phương “đang chết” sau mùa Virus Vũ Hán – đều đã thuộc chủ quyền của Tàu ngay trên đất Việt.

Liên quan đến phiên giám đốc thẩm vụ án Cầu Voi, Viện trưởng VKSTC Lê Minh Trí “choảng nhau” với chánh án TATC Nguyễn Hòa Bình làm cho Quốc hội “mở mắt” trước nhiều điều trái luật. Cuộc chơi nhau giữa Viện và Toà, giữa hai nhóm trung uỷ xem ra không ổn. Bây giờ mới nhận ra sự nguy hiểm của việc không có Toà Bảo hiến thì quá muộn. Làm thế nào Quốc hội có thể thay mặt nhân dân để bảo vệ công lý khi từ ban đầu, Việt Nam đã không chấp nhận “tam quyền phân lập”. Mọi Toà đều xử các vụ theo tinh thần “án bỏ túi”. Nghĩa là khi đảng đã quyết định ai đó là phạm nhân thì đúng như chánh án Nguyễn Hoà Bình đã tuyên, dầu thủ tục tố tụng có sai sót bao nhiêu, vẫn không làm thay đổi “bản chất” vụ án

Khi dịch bệnh Covid-19 vừa tạm lắng ở Việt Nam, chính phủ lại bất ngờ “đánh úp”, công bố thành lập Ban Quản lý khu kinh tế thí điểm Vân Đồn, một khu vực nằm trong Dự luật Đặc khu Kinh tế (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) đã bị dư luận cả nước phản đối từ năm 2018. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói với BBC ngày 22/5/2020 rằng, bà không được ai tham vấn, bà cũng hoàn toàn không biết và thực sự bị bất ngờ với việc thành lập và đưa vào vận hành thí điểm khu kinh tế Vân Đồn của chính phủ Việt Nam.

Bà Chi Lan phát biểu: “Có những lợi ích người ta theo đuổi mà bị đông đảo công chúng phản ứng, kể cả ở diễn đàn Quốc hội, thì người ta sẽ tìm con đường đi lặng lẽ, kín đáo hơn, có thể gọi là đánh úp đối với xã hội”. Bà Chi Lan cũng chỉ rõ, có thể có những cách vận động kín đáo hơn. Trước đây với Dự luật Đặc khu, có thể họ đã quá tự tin về khả năng được thông qua nên làm rất ồn ào, quảng bá rất hoành tráng. Nào là “lót ổ” cho Phượng Hoàng, nào là đầu tư “một lãi mười, lãi trăm”. Đến khi dân trong cả nước bác bỏ thì nay rút kinh nghiệm, họ rút vào bí mật. Trong bối cảnh hỗn chiến như vậy mà để Hội nhà báo độc lập tung các bài phân tích trên các cộng đồng mạng thì quá nguy hiểm.

Một nguyên nhân khác dẫn đến các vụ bắt ba nhà văn Nguyễn Đức Thạch, Phạm Thành và Nguyễn Tường Thuỵ một phần có nhân tố đối ngoại, ủng hộ cho phái chủ trương phải đẩy các cuộc bố ráp thành cao trào. Mở ngoài nhưng phải cài trong. Trên bối cảnh các nước Đông Nam Á hiện đang có xu hướng muốn đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Giáo sư Luật Quốc tế Raul Pedrozo trao đổi với BBC hôm 21/5/2020: “Giờ là đến lúc các quốc gia Đông Nam Á phải lựa chọn giữa việc tiếp tục thỏa hiệp hay cùng nhau đứng lên. Trung Quốc là kẻ bắt nạt. Cách duy nhất để chống lại kẻ bắt nạt là đẩy lùi nó và đứng lên bảo vệ lợi quyền của mình”.

Dư luận trong nước đang khấp khởi mừng thầm. Việt Nam có khả năng nay mai sẽ là thành viên của “Bộ Tứ mở rộng” (Quad Plus). Tuy nhiên, bước đầu chính quyền nhẹ nhàng và khôn khéo, nói gia nhập “Quad Plus” chỉ là để phòng chống Covid-19. Nhưng ai cũng biết, Covid chỉ là tạm thời, “chết dưới bàn tay Tàu cộng” (Sách của Peter Navarro và Greg Autry rất nên đọc) mới là vĩnh viễn. Việt Nam đã được Hoa Kỳ mời cùng với 25  đồng minh và đối tác của Mỹ tham gia cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC) lớn nhất hai năm một lần (Hẳn nhiên là Tàu cộng do xấu chơi nên đã bị loại khỏi danh sách khách mời).

Việt Nam một mặt, buộc phải tính tiếp các bước hội nhập sâu hơn vào tiến trình do Mỹ dẫn dắt, để giảm bớt sức ép của Trung cộng trên Biển Đông và cả đất liền, đồng thời ghi điểm với dân chúng, chứ không phải  muốn dân chủ hoá đất nước. Mặt khác, đảng vẫn không thể quay lưng lại quan thầy Bắc Kinh, buộc phải khẳng định bản chất của thể chế là toàn trị và phản dân chủ, cần “dọn bãi đáp” cho độc tài, bóp nghẹt mọi tiếng nói phản biện. Dù đó là phản biện lành mạnh mà thỉnh thoảng trong cơn u mê vì uống quá nhiều “Mao đài”, đảng cũng muốn lắng nghe, hoặc giả vờ lắng nghe. Nhưng không phải lúc này! Đừng để xã hội coi nhờn chế độ, thấy đỏ tưởng chín. Giờ tuy không thể hành động như thời Tố Hữu, nhưng phải nuôi dưỡng cái tinh thần sắt máu ấy: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ…/ cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng/ thờ Mao Chủ tịch, thờ Stalin bất diệt”.

Trong thể chế “công an trị”, dân chúng kể cả nhân sỹ trí thức là những người được coi có một số nguồn tin nội bộ cũng không bao giờ hiểu nổi tư duy quái đản của dàn lãnh đạo hiện nay. Có ý kiến cho rằng, những vụ bắt bớ này là để tâng công với Tổng chủ, nhưng ngược lại, cũng có đánh giá, “yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau”. Người ta đang vô hiệu hoá Tổng chủ, vì thấy Tổng chủ có ý tham gia các thiết chế “khối thịnh vượng” Quad Plus. Hẳn nhiên, như thường lệ, Tổng chủ phải đu dây. Vì chưa đủ lực lượng, bản lĩnh, lại ăn theo “cái máng lợn” Tàu quá lâu, nên vẫn phải đu dây. Chính thể không cho phép Phạm Thành viết sách và Nguyễn Tường Thuỵ mở Blog chỉ trích Tổng chủ là người mà hai nhân sĩ này cho rằng đã “làm tất cả những điều gì mà Trung Quốc mong muốn từ Việt Nam”. Họ cũng gọi thẳng “Tập Cận Bình là kẻ xâm lược bẩn thỉu”.

Nhưng nếu chỉ vì những lý do trên thì sao đảng lại không bắt hai nhà dân chủ ấy cách đây 9 tháng, lúc tập sách vừa ra đời? Câu trả lời chỉ có thể là, trước mỗi dịp đại hội, đảng muốn chứng minh: CSVN không cần dân chủ vẫn có thể trị quốc. Tin tưởng vào điều đảng cho là “tính ưu việt của chế độ”, hoặc ít nhất thì cũng không ai được động đến “câu văn bia” đầy hoang tưởng của Tổng chủ: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như ngày nay”. Nhưng nhà văn Phạm Thành (68 tuổi), nhà báo-cựu chiến binh 22 năm trong quân ngũ Nguyễn Tường Thuỵ (70 tuổi) lại là chủ nhân những Blog xưa nay chuyên vạch trần bản chất thối nát và hư hỏng của chính thể mà Nguyễn Phú Trọng và đồng đảng không ngớt lời ca ngợi là “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.

Thay vì cùng đua với ASEAN, đặc biệt là với Indonesia để đón đầu làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang chạy khỏi Trung Quốc, CSVN lại tập trung toàn tâm toàn ý vào các sới vật. Từ nay cho tới khi đại hội 13 diễn ra, sẽ có hàng chục sới vật khác nhau mà ngay Tổng chủ cũng không tài nào kiểm soát nổi. Các đợt bắt bớ nhiều khi chỉ là hệ quả ngẫu nhiên của các đấu đá phe nhóm. Nếu các tổ chức dân sự không vận động toàn xã hội phản kháng thích hợp trước làn sóng đàn áp, thì với đà này, Bộ luật An ninh sắp được Bắc Kinh thông qua không chỉ bóp nghẹt dân chủ Hong Kong, mà còn có thể được triển khai mạnh mẽ hơn ngay ở Việt Nam. Sau đại dịch Covid-19, những tưởng sẽ tránh được “hàm cá mập” Trung cộng. Nhưng với các đợt khủng bố ngày càng lan rộng, liệu Việt Nam có trở thành một “nhà tù vĩ đại” ở châu Á, sau cả Bắc Kinh lẫn Bình Nhưỡng?

Tác giả gửi Viet-Studies ngày 24/5/2020

Bệnh nhân virus Corona Vũ Hán sẽ không còn lây bệnh sau 11 ngày

Bệnh nhân virus Corona Vũ Hán (COVID-19) sẽ ngừng lây nhiễm sau 11 ngày mắc bệnh ngay cả khi họ vẫn xét nghiệm dương tính với virus này vào ngày 12, theo một nghiên cứu mới.

Theo một bài báo từ Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia và Viện hàn lâm Y khoa Singapore, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nước này cho biết họ phát hiện ra rằng “virus không thể phân lập hoặc nuôi cấy sau ngày thứ 11 của bệnh”.

Nghiên cứu này cứu đã xem xét khả năng lây truyền của virus trên 73 bệnh nhân mắc COVID-19.

Các nhà nghiên cứu viết: “Dựa trên dữ liệu thu thập được kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, thời gian lây nhiễm ở những người mắc virus Corona có thể bắt đầu khoảng 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và tồn tại khoảng 7-10 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng”.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những bệnh nhân COVID-19 vẫn có thể kiểm tra dương tính sau 2 tuần, nhưng các xét nghiệm cho thấy rằng virus không còn khả năng lây bệnh nữa.

Các nhà nghiên cứu viết: “Hoạt động sao chép virus giảm xuống nhanh chóng sau tuần đầu tiên và khả năng này của virus không thể tìm thấy sau tuần thứ 2 của bệnh”.

Mặc dù kích thước mẫu xét nghiệm trong nghiên cứu này là nhỏ, các nhà nghiên cứu tự tin rằng những phát hiện của họ sẽ được nhân rộng trong các nghiên cứu lớn hơn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những phát hiện này có thể giúp các bệnh viện quyết định về việc khi nào nên cho bệnh nhân COVID-19 xuất viện.

Hiện tại, nhiều bệnh viện ở Hoa Kỳ vẫn yêu cầu bệnh nhân phải xét nghiệm âm tính 2 lần với virus Corona Vũ Hán để được xem là đã khỏi bệnh.

Giám đốc điều hành Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Singapore, bà Leo Yee-Sin nói với Straits Times rằng: “Về mặt khoa học, tôi rất tự tin rằng có đủ bằng chứng cho thấy người bệnh không còn lây nhiễm sau 11 ngày”.

Theo Straits Times, chiến lược quản lý bệnh nhân COVID-19 của Singapore được hướng dẫn bởi các bằng chứng khoa học lâm sàng mới nhất trong nước và quốc tế, và Bộ Y tế nước này sẽ đánh giá xem kết quả mới nhất này có thể được đưa vào kế hoạch quản lý lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán hay không.

Cho đến nay, 13.882 người, tương đương khoảng 45% trong tổng số 31.068 bệnh nhân COVID-19 tại Singapore đã được xuất viện từ các bệnh viện và cơ sở cộng đồng của nước này. Singapore đã báo cáo 642 trường hợp COVID-19 mới tính đến trưa ngày 23/5.

Văn Thiện / Theo nypost, japantimes

Việc Bắc Kinh ‘thôn tính’ Liên Hợp Quốc tạo ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ

Các quan chức và các nhà chuyên gia đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa từ những ảnh hưởng to lớn của Bắc Kinh trong Liên Hợp Quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế, được xem như là một phần trong chương trình nghị sự “thống trị toàn cầu” của Trung Quốc.

Trước tình hình Trung Quốc đang nắm giữ rất nhiều vị trí lãnh đạo trong LHQ, các nhà phê bình đang kêu gọi những hành động cụ thể để kiểm soát Bắc Kinh.

Các quan chức Trung Quốc đang nắm giữ hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng trong các cơ quan và tổ chức của thế giới.

Cụ thể là trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ thì [có đến] bốn cơ quan là thuộc sự lãnh đạo của Trung Quốc, và đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Một cựu quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Donald Trump, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kevin Moley, đã nói với The Epoch Times rằng sự thôn tính này của Trung Quốc là mối đe dọa hiện hữu lớn nhất trong lịch sử đối với Hoa Kỳ.

Ông nói: “Đây là thời kỳ khó khăn của Hoa Kỳ, là cuộc đấu tranh giữa nền văn minh phương Tây và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Ông Kevin Moley (trái) nói: “Đây là thời kỳ khó khăn của Hoa Kỳ, là cuộc đấu tranh giữa nền văn minh phương Tây và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Ông Kevin Moley (trái) nói: “Đây là thời kỳ khó khăn của Hoa Kỳ, là cuộc đấu tranh giữa nền văn minh phương Tây và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”. (Ảnh: IAEA Imagebank Flickr – CC BY 2.0)

Báo cáo tháng 4/2020 của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (USCC), cho thấy rằng ĐCSTQ đang nhanh chóng nắm quyền kiểm soát các tổ chức của thế giới.

Trong một tuyên bố với The Epoch Times, USCC cho biết: “Từ khi bắt đầu theo dõi các quan chức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở các vị trí lãnh đạo trong LHQ, USCC thấy rằng ảnh hưởng của Bắc Kinh đã gia tăng đối với các cơ quan chịu trách nhiệm về lĩnh vực tài trợ và hoạch định chính sách trong một loạt các vấn đề quan trọng”.

Tuyên bố cũng nói: “Trái ngược với Quy tắc về Tiêu chuẩn Ứng xử của Công chức Quốc tế, họ [quan chức Trung Quốc trong các vị trí lãnh đạo của LHQ] đã và đang lợi dụng vị thế của mình để theo đuổi các mục tiêu đối ngoại của Trung Quốc”.

Theo USCC, thông qua ảnh hưởng gia tăng tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác, Bắc Kinh đang theo đuổi lợi ích riêng, bao gồm tăng cường ảnh hưởng và kiểm soát toàn cầu.

Thông qua ảnh hưởng gia tăng tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác, Bắc Kinh đang theo đuổi lợi ích riêng, bao gồm tăng cường ảnh hưởng và kiểm soát toàn cầu.
Thông qua ảnh hưởng gia tăng tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác, Bắc Kinh đang theo đuổi lợi ích riêng, bao gồm tăng cường ảnh hưởng và kiểm soát toàn cầu. (Ảnh: Getty)

“Trung Quốc đang từng bước nắm giữ các vị trí liên quan đến lợi ích và quan điểm của họ, như quản trị internet, phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công nghệ mới nổi cũng như vấn đề coi nhẹ nhân quyền trong phát triển kinh tế”, USCC cho biết trong tuyên bố.

Tuy nhiên, The Epoch Times cho biết các nhà chuyên gia và các quan chức đã cảnh báo rằng báo cáo của USCC chưa nắm bắt được toàn bộ vấn đề.

Họ cho rằng đã đến lúc Quốc hội và chính quyền [Hoa Kỳ] phải vào cuộc.

Sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các quan chức Trung Quốc tại LHQ

Các chuyên gia cho rằng các nhà lãnh đạo LHQ là công dân Trung Quốc đặc biệt “gặp phải nhiều vấn đề”, bởi vì họ phải thực hiện yêu cầu “trung thành tuyệt đối với Đảng” của ĐCSTQ.

Chẳng hạn, một quan chức Trung Quốc, ông Mạnh Hoành Vỹ, là cựu chủ tịch Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol và cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Ông Mạnh đã bị ĐCSTQ bắt giữ vào cuối năm 2018 khi trở về Trung Quốc. Một trong các cáo trạng của ông là “bất tuân lệnh” của ĐCSTQ.

Ông Mạnh Hoành Vĩ, cựu chủ tịch Interpol, phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Interpol Thế giới tại Singapore ngày 4/7/2017.
Ông Mạnh Hoành Vĩ, cựu chủ tịch Interpol, phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Interpol Thế giới tại Singapore ngày 4/7/2017. (Ảnh: Getty)

Một quan chức Trung Quốc đã phát biểu trên truyền hình Trung Quốc, khoe khoang về cách các quan chức Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của họ tại LHQ để thúc đẩy các mục tiêu của ĐCSTQ.

Cựu phó tổng thư ký Ủy ban Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc (UNDESA) Ngô Hồng Ba khoe khoang với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc rằng ông đã sử dụng vị thế của mình để [thúc đẩy] cảnh sát LHQ loại bỏ Chủ tịch Quốc hội Duy Ngô Nhĩ Dolkun Isa ra khỏi cuộc hội thảo tại Tòa nhà LHQ. Là người đứng đầu một nhóm bất đồng chính kiến ủng hộ quyền tự quyết cho người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc, ông Isa đã trở thành “tiêu điểm” của ĐCSTQ.

“Chúng ta phải bảo vệ mạnh mẽ lợi ích của tổ quốc”, ông Ba nói trong tràng pháo tay của khán giả.

Mối đe dọa từ Trung Quốc

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Kevin Moley [2018 – 2019] và là cựu Đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại LHQ nhiệm kỳ 2001- 2006 cho biết, mối đe dọa này rất nghiêm trọng và cần phải được nhấn mạnh.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với The Epoch Times, ông Moley đã lên tiếng cảnh báo. Ông nói: “Tôi có cảm giác giống như Paul Revere (người cảnh báo người dân Lexington và Concord về một cuộc tấn công sắp xảy ra của quân Anh), khi nói rằng ‘Người Anh đang đến, Người Anh đang đến’, nhưng thật ra, người Trung Quốc không phải ‘đang đến’ mà đã ở đây rồi”.

Xing Jisheng, Thư ký của Phái bộ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, phát biểu trong cuộc họp báo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại trụ sở Liên Hợp Quốc vào ngày 14/01/2020, ở New York. (Ảnh: Getty)
Xing Jisheng, Thư ký của Phái bộ Trung Quốc phát biểu trong cuộc họp báo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại trụ sở Liên Hợp Quốc vào ngày 14/01/2020, ở New York. (Ảnh: Getty)

Ông Moley cho biết hầu hết truyền thông và giới chính khách đều xem thường hoặc bỏ qua mối nguy hiểm này.

Ông Moley đã so sánh vấn đề các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương với tình hình vào cuối những năm 1930, khi các nhà lãnh đạo thế giới nhắm mắt làm ngơ trước tội ác của Adolf Hitler và Đức Quốc xã.

Ông Moley cũng cho biết các quan chức chủ chốt của Bộ Ngoại giao thời Tổng thống Obama và thậm chí cả trước đó đã “thông đồng” với vấn đề [đã và đang hiển lộ ra hôm nay] trong LHQ.

Khi đề cập đến vấn đề tham nhũng mà Bắc Kinh sử dụng để chiếm giữ quyền kiểm soát các cơ quan của LHQ và các tổ chức quốc tế khác, ông Moley cho rằng Hoa Kỳ phải có chương trình ứng phó thích hợp.

Ông nói: “Đây không phải là một sân chơi cân sức, mà chúng ta đã hoàn toàn bị đẩy lùi về [phương diện] thế mạnh quân sự và quyền lực”.

“Báo cáo mới nhất của USCC chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, ông Moley tiếp tục cho biết.

“Các cơ quan của LHQ giờ đây tràn ngập thực tập sinh và chuyên gia tư vấn của Trung Quốc”, ông nói.

Ông Moley đã so sánh vấn đề các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương với tình hình vào cuối những năm 1930, khi các nhà lãnh đạo thế giới nhắm mắt làm ngơ trước tội ác của Adolf Hitler và Đức Quốc xã.
Ông Moley đã so sánh vấn đề các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương với tình hình vào cuối những năm 1930, khi các nhà lãnh đạo thế giới nhắm mắt làm ngơ trước tội ác của Adolf Hitler và Đức Quốc xã. (Ảnh: Getty)

Ví dụ, tại Montreal, chính quyền Canada không thể theo dõi được các điệp viên Trung Quốc đang hoạt động tại các tổ chức quốc tế.

Bắc Kinh cũng đưa vô số thực tập sinh và sĩ quan chuyên nghiệp trẻ tới tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Họ hầu hết không giống như người Mỹ và những người phương Tây khác. Họ chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ Trung Quốc.

Ông nói: “Trung Quốc đưa người tràn lan vào các hệ thống của LHQ”. Một số nguồn tin nội bộ tại LHQ cũng xác nhận với The Epoch Times rằng hiện tượng này đang xảy ra tại LHQ.

Ông Moley giải thích rằng điều này tiềm tàng nguy cơ [đối với việc] nhiều cơ quan quản lý và thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu đang bị Bắc Kinh thao túng trong các lĩnh vực từ viễn thông đến hàng không toàn cầu.

“Mục tiêu của họ là mang lại lợi ích cho Trung Quốc, thúc đẩy các mục tiêu và gia tăng sự kiểm soát của Bắc Kinh”, ông nói và trích dẫn Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (Một vành đai, Một con đường) để minh họa cho những gì đang xảy ra trên toàn cầu.

“Mục tiêu của họ là mang lại lợi ích cho Trung Quốc, thúc đẩy các mục tiêu và gia tăng sự kiểm soát của Bắc Kinh”
“Mục tiêu của họ là mang lại lợi ích cho Trung Quốc, thúc đẩy các mục tiêu và gia tăng sự kiểm soát của Bắc Kinh”. (Ảnh: Wikimedia Commons)

“Họ đang thiết lập một mạng lưới cơ sở hạ tầng cho mục đích ảnh hưởng thương mại và làm suy yếu các quốc gia dọc theo tuyến đường [này]”, ông nói.

Việc cho phép Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là “một sai lầm nghiêm trọng”, ông Moley lập luận.

Ông Moley cho biết, Bắc Kinh đang lợi dụng [các] hệ thống quốc tế để đạt được lợi thế cạnh tranh về kinh tế với Hoa Kỳ.

“Sản phẩm quan trọng nhất của Hoa Kỳ là tài sản trí tuệ… Còn sản phẩm quan trọng nhất của Trung Quốc là tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ”, ông cho hay.

Các mối đe dọa của Bắc Kinh bao hàm tất cả trên diện rộng. “Đó là sự cạnh tranh về văn hóa, quân sự và kinh tế”, ông Moley nói. “Họ muốn đánh bại phương Tây trong mọi lĩnh vực, kể cả về giá trị đạo đức”.

Ông Moley nói trong thời gian làm việc tại Bộ Ngoại giao, ông nhận thấy rằng chỉ có một số ít người là có thể trông cậy và tin tưởng được trong các vấn đề về Trung Quốc.

“Đó là sự cạnh tranh về văn hóa, quân sự và kinh tế”, ông Moley nói. “Họ muốn đánh bại phương Tây trong mọi lĩnh vực, kể cả về giá trị đạo đức”.
“Đó là sự cạnh tranh về văn hóa, quân sự và kinh tế”, ông Moley nói. “Họ muốn đánh bại phương Tây trong mọi lĩnh vực, kể cả về giá trị đạo đức”. (Ảnh: Getty)

Các cơ quan của LHQ chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh

Theo báo cáo của USCC, gần 1/3 các cơ quan của LHQ là do các quan chức ĐCSTQ nắm giữ vị trí lãnh đạo cao nhất, bao gồm Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), do ông Triệu Hậu Lân điều hành từ năm 2015.

Trước khi đảm nhiệm vị trí Tổng thư ký ITU tại LHQ, ông Triệu làm việc tại Bộ Bưu chính Viễn thông Trung Quốc, hiện trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin.

ITU là một tổ chức quan trọng của LHQ. Nhiều chính phủ đã ủng hộ quyền lực chuẩn hóa hệ thống Internet toàn cầu của ITU.

Trước khi đảm nhiệm vị trí Tổng thư ký ITU tại LHQ, ông Triệu làm việc tại Bộ Bưu chính Viễn thông Trung Quốc, hiện trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin. (Ảnh: Getty)
Trước khi đảm nhiệm vị trí Tổng thư ký ITU tại LHQ, ông Triệu làm việc tại Bộ Bưu chính Viễn thông Trung Quốc, hiện trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin. (Ảnh: Getty)

Khi được truyền thông Hàn Quốc Yonhap hỏi về bộ máy kiểm duyệt Bắc Kinh, ông Triệu trả lời: “Chúng tôi [tại ITU] và Trung Quốc không cùng chung khái niệm về ‘kiểm duyệt”.

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) là một cơ quan khác của LHQ đang chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh. Tổ chức này tìm cách giám sát du lịch hàng không và ngành hàng không toàn cầu.

Đứng đầu là bà Lưu Phương (Liu Fang), người bắt đầu sự nghiệp tại một cơ quan hàng không của ĐCSTQ, Tổ chức ICAO trở nên “khét tiếng” vì sự thù địch với quốc đảo Đài Loan và việc đề xuất thuế quốc tế đối với ngành du lịch hàng không.

Tổ chức ICAO - đứng đầu là bà Liu Fang (thứ 3 từ trái sang), trở nên “khét tiếng” vì sự thù địch với quốc đảo Đài Loan và việc đề xuất thuế quốc tế đối với ngành du lịch hàng không.
Tổ chức ICAO – đứng đầu là bà Lưu Phương (thứ 3 từ trái sang), trở nên “khét tiếng” vì sự thù địch với quốc đảo Đài Loan và việc đề xuất thuế quốc tế đối với ngành du lịch hàng không. (Ảnh: Getty)

Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ do ông Lý Dũng (Li Yong), cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính của ĐCSTQ làm Tổng giám đốc.

Sau khi tài trợ đầu tư vào chế độ độc tài của Cuba và Iran, tổ chức này đã mất đi nhiều thành viên từ các quốc gia phương Tây.

Tổng giám đốc Lý Dũng thường xuyên bảo vệ và thúc đẩy [việc cho phép] các công ty Trung Quốc như Huawei và bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh khuếch đại ngôn từ, thông tin, và tuyên bố rằng các công ty của họ được LHQ ủng hộ.

Tổng giám đốc Lý Dũng thường bảo vệ và thúc đẩy các công ty Trung Quốc như Huawei và bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh khuếch đại ngôn từ, tuyên bố rằng các công ty của họ được LHQ ủng hộ. (Ảnh: Getty)
Tổng giám đốc Lý Dũng thường bảo vệ và thúc đẩy các công ty Trung Quốc như Huawei và bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh khuếch đại ngôn từ, tuyên bố rằng các công ty của họ được LHQ ủng hộ. (Ảnh: Getty)

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ FAO có trụ sở tại Rome là cơ quan gần đây nhất chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh, do ông Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu), cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đắc cử Tổng giám đốc vào mùa hè năm 2019.

Theo các báo cáo trên truyền thông, Bắc Kinh đã dùng hối lộ và hăm dọa để giành được vị trí quan trọng này.

Cơ quan FAO đưa ra chính sách nông nghiệp trên toàn thế giới và phân phối viện trợ lương thực.

Bắc Kinh đã dùng hối lộ và hăm dọa để giành được vị trí Tổng giám đốc cho ông Khuất Đông Ngọc vào năm 2019 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ FAO.
Bắc Kinh đã dùng hối lộ và hăm dọa để giành được vị trí Tổng giám đốc cho ông Khuất Đông Ngọc vào năm 2019 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ FAO. (Ảnh: Getty)

ĐCSTQ tự hào đã đóng một “vai trò chủ chốt” trong việc soạn thảo Chương trình Nghị sự 2030 về [vấn đề] phát triển bền vững của LHQ, được giới chức của LHQ gọi là kế hoạch tổng thể của nhân loại.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng tự hào về sự liên kết của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường [của ĐCSTQ] với “Mục tiêu Phát triển Bền vững”.

Những vị trí khác của Trung Quốc tại LHQ

Trung Quốc đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo quyền lực khác của LHQ, bao gồm:

Phó Tổng thư ký LHQ Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin), phụ trách các vấn đề kinh tế xã hội. Ông Lưu, cựu Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc đã tiếp quản vị trí này vào năm 2017 từ người tiền nhiệm cũng là một quan chức Trung Quốc.

Đặc biệt, ông Xu Haoliang giữ chức Trợ lý Tổng thư ký LHQ về Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) – một cơ quan có lịch sử về hậu thuẫn chế độ Trung Quốc.

Từ những năm 1980, dưới chiêu bài phát triển, UNDP đã giúp đồng minh Bình Nhưỡng của Bắc Kinh xây dựng nhà máy bán dẫn [mà sau đó] được Bình Nhưỡng sử dụng để sản xuất các thành phần tên lửa.

Bà Xue Hanqin giữ chức phó chủ tịch Tòa án Công lý, cơ quan tư pháp quan trọng hàng đầu của LHQ. Cơ quan này có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ và được gọi là “Tòa án của Thế giới”.

Bắc Kinh đã thâu tóm hầu hết các vị trí quan trọng trong tổ chức Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Getty)
Bắc Kinh đã thâu tóm hầu hết các vị trí quan trọng trong tổ chức Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Getty)

Đại diện Bắc Kinh cũng nắm giữ nhiều vị trí phó lãnh đạo.

Ông Liu Jian là “chánh khoa học” và quyền giám đốc bộ phận khoa học cho Tổ chức Môi trường của LHQ, một tổ chức chuyên đặt định chính sách môi trường trên toàn thế giới.

Số đông các quan chức Trung Quốc là những người ủng hộ việc cắt giảm lượng khí thải CO2 ở các quốc gia phương Tây, trong khi lượng khí thải CO2 của Trung Quốc tiếp tục gia tăng.

Trước 2018, người giữ chức Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) là ông Tang Qian, một quan chức của Trung Quốc. Ông Tang được Bắc Kinh đề cử vị trí Tổng giám đốc cho nhiệm kỳ tiếp đó nhưng không thành. Bà Irina Bokova, con gái của một nhà chính trị cộng sản nổi tiếng người Bulgaria là Tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ đó.

UNESCO đóng vai trò to lớn trong chính sách giáo dục toàn cầu, giúp định hình tư duy của hàng tỷ trẻ em.

Năm 2018, khi ông Tang kết thúc nhiệm kỳ, tân giám đốc UNESCO là Audrey Azoulay, một nhà xã hội Pháp, đã bổ nhiệm ông Qu Xing, một quan chức Trung Quốc làm phó tổng giám đốc. Ông Qu Xing không có tên trong báo cáo USCC.

UNESCO đóng vai trò to lớn trong chính sách giáo dục toàn cầu, giúp định hình tư duy của hàng tỷ trẻ em.
UNESCO đóng vai trò to lớn trong chính sách giáo dục toàn cầu, giúp định hình tư duy của hàng tỷ trẻ em. Năm 2018, ông Qu Xing, một quan chức Trung Quốc làm phó tổng giám đốc của tổ chức này. (Ảnh: Fred Romero Flickr – CC BY 2.0)

Tại WHO, nơi đang bị chỉ trích trong đại dịch này vì đã “nhại lại” những luận điểm lừa dối của Bắc Kinh, một quan chức Trung Quốc khác tên là Ren Minghui giữ chức trợ lý Tổng giám đốc về Bảo hiểm Y tế Toàn cầu.

Trước khi Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus lên nắm quyền dưới sự hậu thuẫn của Bắc Kinh, WHO được lãnh đạo bởi bà Margaret Chan, một cựu quan chức Hồng Kông được cho là “trung thành” với Bắc Kinh.

Trích dẫn về vụ bê bối COVID-19 gần đây, Tổng thống Trump đã tuyên bố WHO “là con rối do Trung Quốc giật dây” và yêu cầu Hoa Kỳ tạm dừng tài trợ cho WHO để điều tra về công tác ứng phó với đại dịch của tổ chức này.

Tổng thống Trump đã tuyên bố WHO “là con rối do Trung Quốc giật dây” và yêu cầu Hoa Kỳ tạm dừng tài trợ cho WHO để điều tra về công tác ứng phó với đại dịch của tổ chức này.
Tổng thống Trump đã tuyên bố WHO “là con rối do Trung Quốc giật dây” và yêu cầu Hoa Kỳ tạm dừng tài trợ cho WHO để điều tra về công tác ứng phó với đại dịch của tổ chức này. (Ảnh: Getty)

Một nhà lãnh đạo chủ chốt người Trung Quốc khác của LHQ là bà Wang Binying, phó tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).

Bắc Kinh đã vận động hành lang để bà Wang trở thành Tổng giám đốc.

Các nhà chuyên gia thể hiện quan ngại rằng nếu cơ quan này do người Trung Quốc đứng đầu, Bắc Kinh sẽ có thể truy cập vào kho lưu trữ tài sản trí tuệ và bí mật lớn nhất thế giới. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với các công ty Hoa Kỳ và nền an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, còn có ông Zhang Wenjian của Trung Quốc giữ chức Trợ lý Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới, một cơ quan về chính sách khí hậu.

Một số vị trí quan trọng khác mà đặc vụ của Bắc Kinh đang nắm giữ trong LHQ không được đề cập trong báo cáo của USCC, như là Thư ký Tổ chức Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế Xia Jingyuan.

Theo nhiều nguồn tin cung cấp cho The Epoch Times, số lượng lớn các nhà tư vấn và nhà thầu Trung Quốc được bổ nhiệm chính thức ở các vị trí quyền lực khác trong LHQ.

Các nhà chuyên gia thể hiện quan ngại rằng nếu Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới do người Trung Quốc đứng đầu, Bắc Kinh sẽ có thể truy cập vào kho lưu trữ tài sản trí tuệ và bí mật lớn nhất thế giới.
Các nhà chuyên gia thể hiện quan ngại rằng nếu Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới do người Trung Quốc đứng đầu, Bắc Kinh sẽ có thể truy cập vào kho lưu trữ tài sản trí tuệ và bí mật lớn nhất thế giới. (Ảnh: United States Mission Geneva Flickr – CC BY-ND 2.0)

Trung Quốc kiểm soát các tổ chức quốc tế khác

Theo báo cáo của USCC, Bắc Kinh có các quan chức được cài đặt vào các tổ chức quốc tế khác liên quan đến chính sách tài chính và ngân hàng dành cho cơ sở hạ tầng và phát triển.

Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF [từ năm 2016] là ông Zhang Tao. Trước đó, ông Tao là phó thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Đồng thời, thư ký của IMF và của Ủy ban tài chính và tiền tệ quốc tế là ông Lin Jianhai. Giám đốc điều hành IMF Trung Quốc là ông Jin Zhongxia, một cựu quan chức khác tại ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới cũng có các quan chức Trung Quốc ở nhiều vị trí có ảnh hưởng. Trong số đó có ông Yang Shaolin là giám đốc điều hành và giám đốc hành chính; ông Hua Jingdong là phó chủ tịch và thủ quỹ; và ông Yang Yingming là giám đốc điều hành cho Trung Quốc.

Các chuyên gia cho biết, với việc phát hành trái phiếu hàng năm trị giá 50 tỷ USD và khả năng đặt định chính sách chính phủ trên toàn thế giới, việc Trung Quốc nắm quyền điều hành nhiều lĩnh vực của Ngân hàng Thế giới là mối đe dọa lớn đối với nền tự do toàn cầu.

Việc Trung Quốc nắm quyền điều hành nhiều lĩnh vực của Ngân hàng Thế giới là mối đe dọa lớn đối với nền tự do toàn cầu.
Việc Trung Quốc nắm quyền điều hành nhiều lĩnh vực của Ngân hàng Thế giới là mối đe dọa lớn đối với nền tự do toàn cầu. (Ảnh: Daniel_Afanador Flickr – CC BY 2.0)

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh đề xuất thành lập gần đây trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, [có người] đứng đầu là quan chức Trung Quốc Jin Liqun. Ngân hàng này hy vọng sẽ cạnh tranh với Ngân hàng Phát triển Châu Á do Mỹ hậu thuẫn.

Nhưng ngay cả Ngân hàng Phát triển Châu Á, vốn có truyền thống được phương Tây và Hoa Kỳ hậu thuẫn, cũng có người của Bắc Kinh là [quan chức] Chen Shixin làm phó giám đốc điều hành và Cheng Zhijun làm giám đốc điều hành cho Trung Quốc.

Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) cũng có thống đốc là ông Yi Gang, người đang đồng thời giữ chức vụ thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Phó tổng giám đốc của WTO, cơ quan thúc đẩy và đưa nền kinh tế của Bắc Kinh lên vị thế siêu cường toàn cầu, là ông Yi Xiaozhun, cũng là một quan chức Trung Quốc.

Đồng thời, bà Zhao Hong, [một quan chức] của Bắc Kinh, đang phục vụ trong Cơ quan phúc thẩm của WTO, nơi giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và chính phủ.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, nơi kiểm soát việc sử dụng công nghệ hạt nhân, có phó tổng giám đốc ông Yang Dazhu là người Trung Quốc.

Bắc Kinh đang lên kế hoạch đưa thêm nhiều quan chức vào LHQ và các tổ chức quốc tế khác. Đồng thời, trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh mới mở một chuyên ngành đào tạo mới là “Quản trị Toàn cầu”.

Bắc Kinh đang lên kế hoạch đưa thêm nhiều quan chức vào LHQ và các tổ chức quốc tế khác.
Bắc Kinh đang lên kế hoạch đưa thêm nhiều quan chức vào LHQ và các tổ chức quốc tế khác. (Ảnh: Getty)

Bắc Kinh thao túng các quan chức LHQ ‘không phải người Trung Quốc’

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Moley và các cựu quan chức cấp cao khác của chính quyền Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng, thậm chí có nhiều quan chức [không phải là người Trung Quốc] đang tuân thủ mệnh lệnh của Bắc Kinh.

Một cựu quan chức cấp cao của Hoa Kỳ với hơn 30 năm kinh nghiệm đã chia sẻ mối lo ngại chung với các nhà chuyên gia về khả năng Bắc Kinh mua chuộc và sai khiến các nhà ngoại giao từ các quốc gia khác.

Vị cựu quan chức này [yêu cầu giấu tên khi đề cập đến các vấn đề trong LHQ] cho biết: “Ngay từ thời gian đầu, Trung Quốc đã thấu hiểu tầm quan trọng của việc nắm bắt và gia tăng quyền lực của mình trong LHQ”.

Ông cũng nói rằng: “Mục tiêu này của ĐCSTQ dẫn đến một cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành được các vị trí tối cao có quyền quyết định vấn đề trong các cơ quan của LHQ. Các chính phủ trong ‘Nhóm 77’ (Liên minh của hơn 130 quốc gia) hoạt động như ‘vệ tinh”’của Bắc Kinh và đã ‘trở thành sức mạnh đàm phán của chính sách ngoại giao của Trung Quốc tại LHQ”.

Các quyết định trong hầu hết các cơ quan của LHQ được đưa ra trên cơ sở một phiếu bầu cho mỗi chính phủ, Trung Quốc đã có thể đạt được rất nhiều “sự hỗ trợ”, mặc dù chính quyền này không tài trợ nhiều cho các tổ chức LHQ.

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Moley nhấn mạnh rằng, thậm chí có nhiều quan chức [không phải là người Trung Quốc] đang tuân thủ mệnh lệnh của Bắc Kinh.
Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Moley nhấn mạnh rằng, thậm chí có nhiều quan chức [không phải là người Trung Quốc] đang tuân thủ mệnh lệnh của Bắc Kinh. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Trung Quốc đã sử dụng đồng minh trong các chính phủ châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á để “chớp thời cơ” khi cần thiết, vị cựu quan chức cho biết.

Ông nói: “Trung Quốc đã tiêu tốn thời gian, tiền bạc và thậm chí sử dụng cả việc đe dọa chính trị để biến LHQ thành tổ chức Mafia [Cosa Nostra] của mình, và đưa hầu hết các cơ quan của LHQ vào cơ chế hoạt động kiểu mafia điển hình [dưới sự chi phối của các kế hoạch tham nhũng và tham ô quy mô lớn, [nhằm] đạp đổ các quy tắc và luật pháp của LHQ cũng như lạm quyền”.

Vị cựu quan chức này nhận định: “Con bạch tuộc khổng lồ Trung Quốc đang càng ngày càng vươn các xúc tu của nó sâu rộng hơn bao giờ hết”.

Những người “thổi còi” phản đối và tố giác việc Trung Quốc lạm dụng nhân quyền [bên trong nội bộ LHQ] cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự.

Bà Emma Reilly, cựu quan chức nhân quyền của LHQ, nhân vật từng là chủ đề của một bài viết chuyên sâu trên The Epoch Timescũng lưu ý rằng các quan chức “không phải là người Trung Quốc” của LHQ cũng thường xuyên hỗ trợ Bắc Kinh.

Vị cựu quan chức này nhận định: “Con bạch tuộc khổng lồ Trung Quốc đang càng ngày càng vươn các xúc tu của nó sâu rộng hơn bao giờ hết”.
Vị cựu quan chức này nhận định: “Con bạch tuộc khổng lồ Trung Quốc đang càng ngày càng vươn các xúc tu của nó sâu rộng hơn bao giờ hết”. (Ảnh: Getty)

Bà nói vớThe Epoch Times“Mặc dù có rất nhiều sự quan tâm đối với các lãnh đạo LHQ là [giới chức] Trung Quốc, nhưng đó chỉ là một dấu hiệu rất rõ ràng của một vấn đề lớn. Nếu những cơ quan nào không có người Trung Quốc được bổ nhiệm, thì họ sẽ khiến người đứng đầu của các tổ chức đó phải tuân lệnh chính quyền Bắc Kinh, và dẫm đạp lên các quy tắc để giúp [chính quyền này] xác định những nạn nhân sẽ bị tra tấn và diệt chủng”.

Bà Reilly cáo buộc rằng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Hoa Kỳ đã trao cho Bắc Kinh danh sách các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc, những người đang tìm kiếm sự giúp đỡ của LHQ.

Bà đã nộp đơn khiếu nại trước Hội đồng Trọng tài Giải quyết Tranh chấp của LHQ. Văn phòng Nhân quyền của LHQ đã từ chối bình luận về các cáo buộc của bà Reilly trong đơn kiện.

Bà Reilly cho biết Trung Quốc cũng đang thao túng hệ thống nhân sự của LHQ.

“Trung Quốc, với tư cách là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, chỉ cần sử dụng ảnh hưởng của mình là có thể ngăn chặn việc bổ nhiệm bất kỳ [thành viên] nước nào đó [có khả năng hành động độc lập và] áp dụng các quy tắc đối với Trung Quốc như đối với mọi quốc gia khác, vì nhân viên LHQ bắt buộc phải làm theo Hiến chương LHQ”, bà Reilly nói.

“Trung Quốc, với tư cách là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, chỉ cần sử dụng ảnh hưởng của mình là có thể ngăn chặn việc bổ nhiệm bất kỳ [thành viên] nước nào đó [có khả năng hành động độc lập..."
“Trung Quốc, với tư cách là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, chỉ cần sử dụng ảnh hưởng của mình là có thể ngăn chặn việc bổ nhiệm bất kỳ [thành viên] nước nào đó [có khả năng hành động độc lập…” (Ảnh: Getty)

Những vấn đề trong nhiệm kỳ Tổng thống Obama và trước đó

Theo The Epoch Times đưa tin vào tháng 9/2019, ĐCSTQ đang nỗ lực phối hợp để đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Trump [về việc] “không ngừng thao túng” LHQ.

Tuy nhiên, ông Moley và những chuyên gia khác lập luận rằng chính quyền Tổng thống Trump là một trong những [chính quyền] đầu tiên nghiêm túc nhìn nhận về mối đe dọa từ Trung Quốc. Vấn đề này đã nảy sinh từ trước khi Tổng thống Obama nhậm chức, và từ thời Tổng thống Bill Clinton, [Hoa Kỳ] đã chào mừng Trung Quốc gia nhập WTO.

Tuy nhiên, nhiều nguồn tin nội bộ của LHQ và Bộ Ngoại giao, cũng như các chuyên gia và nhà phân tích bên ngoài đều cho biết rằng chính quyền Tổng thống Obama là nhân tố quan trọng đã “cho phép cuộc khủng hoảng này” trở thành hiện thực.

Tiến sĩ Christopher Hull là thành viên cao cấp của tổ chức “Americans for Intelligence Reform” (Người Mỹ ủng hộ Cải cách Tình báo), người đã theo sát ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế, cho biết: “ĐCSTQ đã gây ảnh hưởng xấu tệ tới hệ thống các cơ quan và tổ chức của LHQ, và chính quyền Barack Obama đã chống đỡ cho họ”.

Theo Tiến sĩ Hull và một số nhân vật khác, cụ thể là bà Nerissa Cook, người giữ chức vụ Phó Trợ lý Ngoại trưởng về các Tổ chức Quốc tế từ năm 2010.

Các chuyên gia và nhà phân tích bên ngoài đều cho biết rằng chính quyền Tổng thống Obama là nhân tố quan trọng đã “cho phép cuộc khủng hoảng này” trở thành hiện thực.
Các chuyên gia và nhà phân tích bên ngoài đều cho biết rằng chính quyền Tổng thống Obama là nhân tố quan trọng đã “cho phép cuộc khủng hoảng này” trở thành hiện thực. (Ảnh: Getty)

Một quan chức khác của Hoa Kỳ cũng liên đới đến vấn đề này là bà  Bathsheba Crocker, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các Tổ chức Quốc tế trong chính quyền Tổng thống Obama.

Bà Crocker được các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc trích dẫn là đã tôn vinh vai trò ngày càng lớn mạnh của Bắc Kinh trong LHQ. Tờ Nhật báo Trung Hoa đăng rằng bà Crocker “đặc biệt hài lòng” khi Trung Quốc ngày càng nắm được nhiều trọng trách trong LHQ.

Theo hai nguồn tin nội bộ tiết lộ với The Epoch Times, khi những nhân viên công tác của Tổng thống Trump làm việc với bà Nerissa Cook và một số quan chức cấp cao khác để thu thập thông tin về sự kiểm soát ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với các cơ quan LHQ, họ đã bị cản trở.

Cựu quan chức Moley cho biết, ông đã soạn thảo một báo cáo xác định quốc tịch của các quan chức chủ chốt trong LHQ và các tổ chức quốc tế, bao gồm cả những đại diện của Bắc Kinh. Tuy nhiên, phải mất rất nhiều tháng chờ đợi, ông mới nhận được phản hồi. Một nguồn tin khác của Bộ Ngoại giao xác nhận lại sự việc này.

Cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Crocker và bà Cook đều không trả lời các yêu cầu bình luận qua điện thoại và email.

Tại các cuộc họp báo, phái đoàn của Trung Quốc tại LHQ cũng không trả lời các yêu cầu bình luận.

Nguyên Hương
Tác giả: Alex Newman