5 địa điểm “chụp được cả nghìn bức ảnh” mới toanh trên Sapa

Nằm ở phía Tây Bắc của đất nước, Sapa từ lâu đã là điểm đến ưa thích của nhiều du khách nhờ cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa đều đẹp. Đặc biệt, khi đến vào mùa hè bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng thửa ruộng bậc thang từ xanh mướt cong cong theo độ dốc của sườn đồi, tận hưởng không khí mát lành khác xa với cái nóng bức oi ả của thành phố.

Ngoài phong cảnh thiên nhiên, Sapa cũng có rất nhiều điểm vui chơi thú vị dành cho bạn, dù bạn đi một mình, cùng bạn bè, người yêu hay gia đình. Dưới đây là 5 điểm “sống ảo” mới xuất hiện tại Sapa, chỉ cần nhìn thoáng qua cũng khiến bạn phải trầm trồ.

Swing Sapa

Cách nhà thờ đá nổi tiếng ở Sapa khoảng 500m là Swing Sapa-  điểm “sống ảo” được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Thực chất, đây là một khu phức hợp kinh doanh homestay và cà phê, với khuôn viên rộng rãi, bể bơi vô cực, xích đu, giường giữa không trung… chẳng khác gì Bali (Indonesia).

Không gian được nhiều bạn trẻ tới check-in nhất là hai bức tượng khổng lồ mặt đối diện nhau được dựng lên giữa hồ nước. Công trình độc đáo này không khỏi khiến người ta liên tưởng đến câu chuyện tình yêu nơi núi rừng giữa chàng K’lang và nàng H’Biang.

Với background đẹp như tranh vẽ này, nhất định du khách sẽ chụp được những tấm ảnh tuyệt vời để mang về khoe với bạn bè và người thân.

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 1.

(Ảnh: FB Nguyễn Hiếu)

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 2.

 (Ảnh: FB Maria Tuyền)

Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh (cạnh Vườn Quốc gia Hoàng Liên)

Giá vé: 80.000 VNĐ/người kèm nước uống

Vườn hoa tím

Vườn hoa tím có diện tích 7,5 ha này vốn được trồng từ năm 2019, nhưng mới chỉ được giới trẻ biết đến dạo gần đây. Những bông hoa màu tím lãng mạn này có tên gọi là mã tiền thảo, đã nở rộ tại khu vực ga cáp treo Fansipan từ giữa tháng 4. Tuy nhiên, vì dịch Covid-19 nên khu du lịch này mới mở cửa đón khách tới ngắm hoa và chụp ảnh vào ngày 28/4.

Mã tiền thảo không phải là cây cảnh, mà được trồng để làm thuốc. Tình cờ thay, khi trồng nhiều trên diện tích lớn, những chùm hoa tím biếc này lại tạo nên một khung cảnh mộng mơ hiếm có khó tìm, rất thích hợp để chụp ảnh lưu niệm.

Theo dự kiến, vườn hoa này sẽ còn nở đến tận tháng 7. Do đó, các tín đồ du lịch cũng không cần phải quá lo lắng, cứ  bình tĩnh lên kế hoạch để có được một bộ ảnh “sống ảo ưng ý nhất”.

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 3.

(Ảnh: FB Thanh Huyền)

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 4.

(FB: Lan Anh Trần)

Địa chỉ: Gần khu vực ga cáp treo Fansipan

Secret Garden

Là khu phức hợp homestay và cà phê giống như Swing Sapa, Secret Garden cũng là địa điểm check-in không thể bỏ qua của du khách mỗi khi tới thị trấn này.

Tại đây, có hai thứ sẽ khiến bạn ấn tượng ngay từ lần đầu nhìn thấy. Đầu tiên là ngôi nhà bong bóng Bubble House khổng lồ, tọa lạc trên một khu đất rộng có thể nhìn thấy toàn cảnh núi non Sapa hùng vĩ. Bên trong ngôi nhà còn được trang trí thêm bóng bay, gối và nệm trắng, tạo thành một không gian sống ảo vô cùng sang chảnh.

Điểm nhấn thứ hai là quán cà phê Secret Garden. Với không gian thiết kế mở mang đậm phong cách Địa Trung Hải, nơi này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn nhâm nhi một tách cà phê, lặng lẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp tạo hóa ban tặng cho Sapa và tận hưởng bầu không khí dịu mát, trong lành.

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 5.

(Ảnh: FB Bùi Ngọc Hương)

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 6.

(Ảnh: FB Lương Hoài Lâm)

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 7.

(Ảnh: FB Lường Thu Trà)

Địa chỉ: 056 Violet

Viettrekking Coffee

Nếu muốn ngắm sương sớm buổi bình minh trên những triền núi tại Sapa, Viettrekking Coffee chính là nơi bạn cần đến. Quán cà phê này được xây dựng trên đỉnh núi, cách Nhà thờ đá Sapa chỉ 600m. Không gian ở đây khá thoáng, được bài trí với bàn ghế gỗ mộc mạc càng làm nổi bật lên vẻ mộng mơ của Sapa. Chẳng còn gì tuyệt vời hơn là ngồi đây thưởng thức bữa sáng đầy đủ, vừa ngắm nhìn ánh nắng lấp lánh xuyên qua sương sớm buổi ban mai.

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 8.

(Ảnh: @trangnhimtron)

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 9.

(Ảnh: @trphganh)

Địa chỉ: 3 Hoàng Liên

Bamboo Hotel

Lên Sapa vào năm nay, du khách sẽ có thêm một điểm sống ảo nữa để trổ tài sáng tạo nghệ thuật, đó là Bamboo Hotel. Nơi đây sở hữu hai tiện nghi đang “làm mưa làm gió” trên thế giới: bể bơi vô cực và floating breakfast.

“Floating breakfast” là một hình thức phục vụ bữa sáng cho khách bằng khay nổi trên hồ bơi. Đây là trào lưu mới nhất, thường thấy trong các khu resort cao cấp tại Bali (Indonesia). Tuy nhiên, giờ bạn không cần phải đi đâu xa để có một tấm hình sang chảnh như trên. Bạn chỉ cần tới Sapa, chuẩn bị một bộ đồ bơi bắt mắt và thoải mái tạo dáng trong bể bơi bên cạnh khay thức ăn ngon lành.

Đặc biệt, nước trong bể bơi cũng khá ấm nên du khách không lo bị lạnh nếu phải dầm mình trong nước quá lâu để chụp ảnh.

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 10.

(Ảnh: @dathie.98)

5 địa điểm chụp được cả nghìn bức ảnh mới toanh trên Sapa: Nhìn qua cứ ngỡ Bali giữa lòng Việt Nam, thiên đường cho các tín đồ du lịch! - Ảnh 11.

(Ảnh: @mtshylim)

Địa chỉ: 18 Mường Hoa

Linh Hân / Theo Báo dân sinh

 

Lý thuyết con gián – góc nhìn độc đáo của CEO Google

Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ xảy ra không như mong muốn. Thay vì phản ứng một cách cực đoan, tiêu cực, hãy nghĩ cách để ứng phó.

Gia nhập Google từ năm 2004, Sundar Pichai dần tìm được chỗ đứng của bản thân và được bổ nhiệm làm CEO của Google.

Cho tới nay, Sundar Pichai đã khẳng định được tài năng và chỗ đứng của bản thân khi được bổ nhiệm làm CEO của Google. Hiện tại ông cũng là CEO của Alphabet, công ty mẹ của Google.

Sundar Pichai sinh năm 1972. Ông sống và lớn lên tại Ấn Độ trước khi chuyển sang Mỹ lấy bằng công nghệ của Đại học Stanford. Từ nhỏ Pichai đã có năng khiếu đặc biệt khi có khả năng ghi nhớ rất tốt – ông có thể nhớ mọi số điện thoại mình từng gọi.

Gia nhập Google từ năm 2004, bắt đầu công việc với công cụ Google Search nhưng rất nhanh chóng, Pichai thể hiện được tài năng và tầm ảnh hưởng của mình đối với những mảng công việc ông tham gia. Điển hình, Pichai có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Google Chrome – trình duyệt được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

Với tài năng và những đóng góp của mình, Pichai được Larry Page (đồng sáng lập Google) tin tưởng giao phụ trách hầu hết dự án quan trọng của Google hiện nay.

Ly thuyet con gian - goc nhin doc dao cua CEO Google hinh anh 1 Techsignin.jpg
CEO Sundar Pichai. Ảnh: Techsignin.

Tài năng của Pichai là điều không cần bàn cãi, góc nhìn của ông đối với thế giới cũng đặc biệt độc đáo. Nổi tiếng nhất trong các bài phát biểu của Sundar Pichai có thể kể đến Lý thuyết con gián.

Câu chuyện được bắt đầu tại nhà hàng, một con gián từ đâu đó đột nhiên xuất hiện và bay thẳng tới một người phụ nữ. Cô ấy gần như hoảng loạn và bắt đầu hét lên vì sợ hãi. Với vẻ mặt căng thẳng, người phụ nữ vội vàng nhảy lên và vung tay loạn xa với hy vọng cố gắng thoát khỏi con gián kia.

Phản ứng đó rất dễ lây lan, vì mọi người trong nhóm của cô cũng bắt đầu hoảng loạn. Người phụ nữ cuối cùng cũng xoay sở để đuổi được con gián đi nhưng vô tình nó bay thẳng đến một người phụ nữ khác trong nhóm. Bây giờ, đến lượt người phụ nữ kia có những biểu hiện tương tự.

Nhân viên phục vụ vội vàng tiến đến để “giải cứu” họ. Trong quá trình đó, người phụ nữ trong nhóm đã đuổi được con gián đi nhưng nó lại rơi đúng vào người phục vụ.

Khác với hai nữ thực khách, người phục vụ có dáng vẻ bình tĩnh, anh ta từ từ quan sát hành động của con gián trên áo mình rồi khi đủ tự tin, anh ấy nắm lấy nó bằng ngón tay và ném ra khỏi nhà hàng.

Nhấm nháp ly cà phê, Sundar Pichai quan sát toàn bộ câu chuyện và trong tâm trí ông hiện lên vài suy nghĩ. Liệu con gián có chịu trách nhiệm cho những biến cố vừa rồi? Nếu đúng như vậy, tại sao người phục vụ không bị hoảng loạn?

Ly thuyet con gian - goc nhin doc dao cua CEO Google hinh anh 2 medium.jpeg
Liệu những hỗn loạn kia có thực sự do con gián gây ra? Ảnh: Medium.

Thực tế, những hỗn loạn kia không phải do con gián gây ra mà nó đến từ sự hoảng loạn trong việc xử lý của những quý cô.

Cũng tương tự như vậy, việc kẹt xe hay gặp những tiếng la hét khó chịu trên đường không phải là vấn đề chính mà chủ yếu là do cách thức, thái độ của mỗi chúng ta khi phản ứng lại với chúng.

Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ xảy ra không như mong muốn. Nếu không muốn biến chúng trở nên hỗn loạn thì thay vì phản ứng một cách cực đoan, tiêu cực, hãy nghĩ cách để ứng phó.

Một lời khuyên tốt được đưa ra bởi nhiều nhà tâm lý học là bạn nên giữ bình tĩnh trong những lúc căng thẳng. Điều này giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo một góc nhìn khác và giúp nghĩ ra cách xử lý.

Hứa Mộc / Sánh hay /Zing

Ứng dụng họp trực tuyến Zoom: Là phép màu hay một “virus công nghệ” trong thời kỳ cách ly?

Ứng dụng họp trực tuyến Zoom: Là phép màu hay một "virus công nghệ" trong thời kỳ cách ly?

Vượt mặt qua hàng loạt ứng dụng đình đám Skype, Google Duo, Viber…, Zoom vụt sáng từ một phần mềm không ai biết đến trở thành một trong những app được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hàng loạt sự thật phơi bày: cóp nhặt công nghệ, lỗi bảo mật… Liệu Zoom có thực sự là sẽ tồn tại hay sớm bị đào thải?

Từ khi dịch bệnh COVID bùng phát, màn hình máy tính và điện thoại trở thành cửa sổ kết nối thế giới duy nhất của chúng ta. Qua góc nhìn nhỏ này, chúng ta thấy cả một cuộc sống phía đằng sau camera: những hoạt động sinh hoạt ngày thường, không gian thường ngày… Nhờ có những phần mềm như Zoom, chúng ta có nhiều góc nhìn vào cuộc sống của những người xung quanh hơn trước đây.

Cho đến vài tháng trước đây, Zoom chỉ dừng lại là một công ty nhỏ về công nghệ. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay, Zoom đã đi đến khắp mọi nơi. Từ bệnh viện, trường học, đến cả thủ tướng Anh khi đang được chăm sóc phòng đặc biệt cũng sử dụng. Zoom đã có số lượng khách hàng sử dụng trong tháng trước nhiều hơn những gì cả năm họ làm trước đó.

Chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước sự phát triển vượt bậc của Zoom. Khi có vô vàn những phần mềm nổi trội lâu nay như Viber, Google, Skype.. trong thị trường họp trực tuyến, thì Zoom từ một cái tên vô danh vươn lên trở thành cái tên đứng đầu.

Phép màu đến từ đâu?

Câu trả lời phổ biến của mọi người khi được hỏi tại sao lại sử dụng Zoom: “Vì nó dễ dễ dàng sử dụng”. Đến cả đối thủ của Zoom cũng trả lời vậy. Jim Mercer – nhân viên làm tại GoToMeeting cũng thừa nhận rằng: “Một cú nhấp và chúng ta đã có thể tham gia vào cuộc họp cùng với 25 người khác”. Và đến cả các đối thủ cạnh tranh cũng thắc mắc: Zoom đã làm gì để tạo được sự thuận tiện vượt bậc này?

Câu trả lời của Zoom vào tháng 7 năm ngoái thu hút hàng loạt sự chú ý trong cộng đồng bảo mật bởi những lý do sai trái. Khi tất cả mọi người tưởng rằng Zoom có hệ thống bảo mật vô cùng an toàn trước khi đại dịch diễn ra. Cho đến khi Leischuh – Chuyên gia bảo mật tại Đức phát hiện ra rằng Zoom đã bí mật cài phần mềm nhằm bỏ qua các cơ chế bảo mật để dễ dàng cài đặt cho người dùng. Việc này trả giá bằng việc các hacker có thể dễ dàng lấy thông tin và quay trộm người dùng. Tệ hơn, ngay cả khi bạn đã hủy cài Zoom thì những lỗi phần mềm và theo dõi sẽ vẫn còn lưu lại trên công cụ của chúng ta. Từ đây, chúng ta có thể hiểu cách mà Zoom đem lại “Sự tiện ích” không toàn diện cho người dùng.

Trong vòng 3 ngày khi phát hiện lỗi bảo mật của Zoom, Apple triển khai một bản cập nhật có chế độ im lặng cho tất cả các máy Mac nhằm khuyến khích người dùng xóa bỏ phần mềm này. Theo TechCrunch, từ trước đến nay Apple chưa bao giờ thực hiện những “hành động công khai chống lại các phần mềm phổ biến” như phần mềm Zoom.

Ứng dụng họp trực tuyến Zoom: Là phép màu hay một virus công nghệ trong thời kỳ cách ly? - Ảnh 1.

Zoom đã phản kháng lại với câu trả lời: “Khách hàng của chúng tôi trả lời rằng họ lựa chọn Zoom bởi vì đem đến trải nghiệm dễ dàng sử dụng”. Đến có Trưởng bộ phận Bảo Mật của Zoom thừa nhận: “Tôi tin quyết định của chúng tôi là đứng đắn bởi cài đặt phần mềm này (loại phần mềm vượt qua các chế độ bảo mật) vì người dùng có thể dễ dàng tham gia cuộc họp online không cần thực hiện quá nhiều bước”.

Giáo sư đại học Princeton gọi đây là “Thảm họa bảo mật” cùng với vô số các đặc tính “kinh dị” nhằm lấy trộm thông tin Facebook ngay cả khi người dùng không đăng nhập bằng Facebook và báo với người chủ cuộc họp rằng người tham gia không tập trung vào cuộc họp. Một trong những điều khoản bảo mật của Zoom dành cho người dùng là Zoom có quyền sử dụng “thông tin của khách hàng” nhằm mục đích quảng cáo. Nói thẳng ra là “Zoom có quyền trực tiếp lấy video khi đang có cuộc gọi cá nhân và bán chúng như một quảng cáo”. Đây chắc hẳn là điều không ai để ý đến khi đọc chế độ bảo mật. Ngoài ra, theo đại học Harvard nghiên cứu, Zoom có một loạt vấn đề liên quan đến lỗi phần mềm, giám sát và hàng loạt các lựa chọn đáng ngờ từ Zoom ảnh hưởng nặng nề lên người dùng.

Đối với các chuyên gia bảo mật, Zoom được coi như là “Virus” hơn là “phần mềm hữu ích”. Khi bạn cài đặt Zoom, nó đã tự cài đặt trước khi bạn quyết định bấm nút “cài đặt”. Giống như 1 virus, nó lặng lẽ thâm nhập vào máy tính bạn qua những giây phút bất cẩn. Khi chúng ta chống chọi với Virus dịch bệnh bên ngoài, thì chính bản thân chúng ta lại để loại virus bảo mật này tấn công đời sống cá nhân.

Không những vậy, Zoom công khai nói dối khách hàng qua thông báo trên website của họ. Tự nhận rằng Zoom áp dụng End-to-End Encryption (dạng mã hóa dữ liệu chỉ cho người tham gia có thể hiểu và sử dụng). Thực tế, khi áp dụng loại mã hóa này thì trường hợp người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng là không thế. Khi mà Zoom cho End-to-End Encryption như một đặc tính phần mềm công khai, bản chất họ không làm được.

Kết quả cho hành động lừa dối này, chính là hàng loạt lệnh cấm sử dụng từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kì, SpaceX, Apple, Google, NASA và các trường đại học… Đến cả FBI cũng đưa ra khuyến cáo người dùng không nên dùng Zoom.

Hàng loạt các báo lớn trên thế giới đều đề cập đến lỗi nghiêm trọng của Zoom từ New York Times, Guardian, Washington Post, BBC…

Zoom – Phần mềm Vay Mượn

Không ai tin rằng Zoom sẽ trở nên thành công trong thị trường cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt đối thủ lớn: Google, Microsoft, Apple, Facebook, Cisco. Theo nhận xét của các nhà đầu tư, “Sự hoàn hảo – là điều buộc phải có cho phần mềm này để sống sót”. Còn đối với những người đã liều lĩnh đầu tư vào Zoom thì họ tin rằng Zoom có thể xử lý các lỗi lầm đã có từ Skype, Webex.

Zoom được thành lập bởi Eric Yuan – kỹ sư phần mềm từng làm tại Webex. Vào năm 2007, Cisco mua lại Webex và cho Eric Yuan lên làm trưởng nhóm kỹ thuật. Sau 3 năm làm việc, Eric nhận xét “Webex chưa thực sự đủ tốt để đáp ứng nhu cầu người dùng”.

Tạo nên cuộc họp video không phải điều dễ dàng khi phần mềm phải đáp ứng hàng loạt yêu cầu: hỗ trợ tất cả các công cụ, mạng wifi không ổn định, đường truyền ổn định khi có nhiều người tham gia…. Chỉ một lỗi nhỏ như ngắt kết nối, mờ hình… đã đủ làm khách hàng khó chịu.

Eric Yuan rời Cisco và xây dựng công ty tạo nên phần mềm gọi video nhằm giải quyết các vấn đề này. Ông thuê đội phát triển bên Trung Quốc và gọi 30 đồng nghiệp cũ về công ty ông làm. Quản lý cấp cao tại Cisco (công ty cũ của Eric Yuan) gọi Zoom là “”một đám vay mượn từ Cisco”.

Vượt mặt qua các ông trùm lớn bằng đặc tính dễ dàng sử dụng. Khi làm việc tại Cisco, Yuan đã từng dự báo: “Sẽ có người tạo nên phần mềm (Gọi video) sử dụng điện toán đám mây và sẽ hủy hoại Cisco”. Và không chính ai khác, đó chính là Yuan làm điều này.

Google Hangout bị cho là không đáng tin cậy, Apple đem đến Facetime bị cho là quá thời đối với người dùng, Skype của Microsoft bị cho là chất lượng video kém. Cuối cùng, tất cả ứng dụng này bị giới hạn người dùng.

Ứng dụng họp trực tuyến Zoom: Là phép màu hay một virus công nghệ trong thời kỳ cách ly? - Ảnh 2.

Người dùng vs Zoom – Ai là người nắm quyền kiểm soát?

Rất nhiều khách hàng buộc phải tải Zoom về để xem các chương trình phát sóng hoặc tham gia các cuộc họp của công ty, thay vì link dùng trực tuyến. Câu trả lời cho việc ép buộc người dùng như vậy của Zoom chính là vì họ muốn theo đuổi khách hàng là các công ty lớn. Hầu hết các công ty đều đòi hỏi an toàn bảo mật rất cao, hạn chế tối đa các phía bên ngoài có thể can thiệp vào. Nhưng tại trường hợp này, Zoom lại chính là người hack hệ thống.

Sự thuận tiện của Zoom cũng là cách họ kiểm soát người dùng. Công nghệ phát triển ở quy mô lớn đã khó, nhưng để kiểm soát lại công nghệ sẽ lại càng khó hơn. Khi người dùng đã quen sử dụng một phần mềm hiệu quả, dễ dàng, nhanh chóng sẽ rất khó để cho họ chuyển sang sử dụng một sản phẩm mới đòi hỏi nhiều bước thực hiện hơn. Bên cạnh đó, trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng trong kinh tế như thế này, tại sao các công ty lại phải trả tiền để mua một công nghệ khác khi họ đã có thể sử dụng những gì sẵn có.

Dễ dàng, tiện dụng – Tại sao lại không sử dụng Zoom?

Khi Zoom tự nhận bản thân mình là phần mềm dành cho các công ty, họ lại tiếp cận cả khách hàng đơn lẻ trong thời gian dài. Các hình thức miễn phí khác nhau và vô số các đặc tính không liên quan đến nhu cầu của khách hàng là các công ty, ví dụ như: hình nền ảo, thay đổi hình dạng,…

Thay vì việc tiếp cận khách hàng thông qua việc quảng cáo, Zoom tiếp cận chúng ta thông qua marketing truyền miệng. Nếu hỏi bất kỳ ai, thật hiếm hoi những người sử dụng các phần mềm khác như Skype, Google Hangout, Webex… nhưng khi nhắc đến Zoom thì chắc chắn ai cũng biết. Ngay cả khi có vô số những phần mềm khác tốt hơn như Highfive, Zoho….

Khi sự phổ biến Zoom khiến ngay cả những người sử dụng các phần mềm khác, cũng buộc phải trở thành khách của Zoom. Hãy thử tượng tượng khi bạn là người dùng trung thành của Skype và không muốn đổi sang Zoom vì yếu tố bảo mật, nhưng làm thế nào khi cả công ty bạn sử dụng Zoom. Và thực tế, phần lớn trong số chúng ta đều đề cao sự tiện dụng hơn là yếu tố bảo mật, điều mà Zoom tận dụng để chiến thắng những đối thủ lâu năm trong thị trường.

Zoom – Sẽ sớm trở thành WeWork 2.0 ?

Điều đáng nói ở đây, nếu không đề cập đến vấn đề bảo mật, Zoom có thể được đánh giá là một sản phẩm tốt trong giới công nghệ. Việc Zoom bị đưa lên bàn tán chỉ trích khi họ lựa chọn sử dụng các video cá nhân nhằm mục đích thu lợi từ quảng cáo – một mục đích không thực sự cần thiết.

Chính bởi vì những rắc rối liên quan đến bảo mật, truyền thông… Zoom đã mất số lượng lớn khách hàng. Mọi người dần tìm các phần mềm thay thế ngay cả khi Zoom vừa thông báo sẽ đưa ra Webinar (hội thảo video trực tuyến dựa nền tảng web). Lại một lần nữa Eric Yoan – Nhà sáng lập Zoom khẳng đỉnh đặc tính sử dụng sẽ hiệu quả, tiện dụng, an toàn và đáng tin cậy.

Theo cách nhìn khác, Eric Yuan từng muốn Zoom được phát triển theo định hướng “Đưa niềm vui đến với mọi người” như trên website ghi. Nhưng cách Zoom đến với chúng ta không khác gì trường hợp WeWork – hay nói cách khác là sớm nở chóng tàn. Zoom trở thành tâm điểm để bàn tán và chê bai. Từ trước đến nay, Zoom được sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng không đam mê công nghệ và chỉ cần dễ dàng sử dụng. Hàng loạt báo chí lớn quay mặt lại với Zoom, những bài viết ca ngợi chuyển thành chế giễu. Có thể nói đến Forbes, từ bài viết ca ngợi “Nghệ thuật duy trì phát triển của Zoom” và giờ đã chuyển sang “Lý do tại sao chúng ta nên tránh sử dụng Zoom”

Khi Zoom đáp ứng đủ tất cả những gì công chúng cần, từ người dân và ngay cả đến những người trong chính quyền, Zoom đã dễ dàng tiếp cận một cách “không trung thực” đối với toàn bộ khách hàng, câu hỏi được đặt ra ở đây là Zoom sẽ làm gì tiếp theo?

Theo Nhipsongkinhte

Lúc nào ngồi trên máy bay là nguy hiểm nhất: Cất cánh, hạ cánh hay đang ở trên không?

Lúc nào ngồi trên máy bay là nguy hiểm nhất: Cất cánh, hạ cánh hay đang ở trên không?

Có một giai đoạn là nguyên nhân gây ra tới 49% trong tất cả các tai nạn chết người liên quan tới máy bay.

Bạn có nhiều khả năng chết vì ăn cơm hơn là trong một vụ tai nạn máy bay. Điều đó đang được các số liệu thống kê khẳng định. Bởi tỷ lệ xảy ra một tai nạn chết người trên máy bay chỉ là 1/2,5 triệu.

Và một nửa số vụ tai nạn đó xảy ra trong một giai đoạn rất ngắn của chuyến đi. Bạn có muốn biết khi nào mình nên lo lắng nhất trên chuyến bay tiếp theo hay không?

Lúc nào ngồi trên máy bay là nguy hiểm nhất: Cất cánh, hạ cánh hay đang ở trên không? - Ảnh 1.

Cất cánh và hạ cánh được coi là những phần nguy hiểm nhất của chuyến bay. Nhưng điều đó chỉ đúng một phần. Boeing đã thống kê và theo dõi các vụ tai nạn máy bay thương mại gây tử vong hàng năm và phân loại những tai nạn đó khi chúng xảy ra trong chuyến bay.

Giai đoạn chuẩn bị, cất cánh và đưa máy bay lên không trung chỉ chiếm thời gian khoảng 2% toàn bộ chuyến bay, nhưng nó gây ra tới 14% các vụ tai nạn chết người. Con số này có vẻ như không nhiều, nhưng nếu so sánh với phần còn lại – quãng thời gian dài trên không trung – thì chỉ có 11% tai nạn chết người xảy ra trong đoạn này.

Cuối cùng là giai đoạn hạ cánh. Chúng chiếm khoảng 4% thời gian một chuyến bay trung bình, dài gấp đôi thời gian cất cánh. Nhưng có tới 49% các vụ tai nạn chết người xảy ra trong khoảng thời gian ngắn này, khiến cho việc hạ cánh là phần nguy hiểm nhất của một chuyến bay.

Lúc nào ngồi trên máy bay là nguy hiểm nhất: Cất cánh, hạ cánh hay đang ở trên không? - Ảnh 2.

Vậy chuyện gì đang xảy ra ở đây?

Vấn đề nằm ở thời gian. Khi máy bay cất cánh và đặc biệt là hạ cánh, các phi công không có nhiều thời gian để phản ứng với các sự cố bất ngờ.

Nếu đang ở trên không, với độ cao hàng km so với mắt đất, một phi công sẽ có thời gian và không gian vô cùng nhiều để sửa chữa các sai lầm. Thậm chí ngay cả khi cả hai động cơ đều bị ngắt, máy bay cũng sẽ không rơi thẳng xuống đất. Thay vào đó, nó trở thành một chiếc tàu lượn. Ở trạng thái này, một chiếc máy bay thông thường mất khoảng một 1,6 km độ cao cho quãng đường di chuyển gấp 10 lần như vậy. Do đó, phi công có nhiều thời gian, ít nhất là 8 phút để tìm chỗ hạ cánh.

Lúc nào ngồi trên máy bay là nguy hiểm nhất: Cất cánh, hạ cánh hay đang ở trên không? - Ảnh 3.

Nhưng nếu vấn đề xảy ra trên mặt đất, khoảng thời gian để xử lý là rất ít. Đối với một máy bay thương mại thông thường, thời gian cất cánh chỉ kéo dài 30 đến 35 giây. Nếu một động cơ bị hỏng hoặc thiết bị hạ cánh bị kẹt, phi công gần như không có thời gian để quyết định có nên cất cánh lại hay cố gắng vật lộn với một “con thú kim loại” nặng cả trăm tấn. Hủy bỏ việc cất cánh là việc rất hiếm.

Khi máy bay đang tăng tốc trên đường băng, với tốc độ hơn 160 km/h, mọi thứ diễn ra rất nhanh. Các quy tắc vật lý sẽ không cho phép nó bị dừng lại một cách dễ dàng. Nếu chưa kịp cất cánh hoặc hủy bỏ việc cất cánh vào thời điểm này, máy bay sẽ vượt ra ngoài đường băng, đâm vào bất cứ thứ gì chắn trước mặt. Một số sân bay có hệ thống “bắt giữ”, giúp hãm máy bay trong trường hợp này, nhưng không ai muốn thử hoặc có thể đảm bảo mọi việc sẽ như ý muốn.

Lúc nào ngồi trên máy bay là nguy hiểm nhất: Cất cánh, hạ cánh hay đang ở trên không? - Ảnh 4.

Còn khi hạ cánh, tốc độ máy bay đã được làm chậm lại, nhưng đó cũng là thời điểm nguy hiểm nhất. Bởi bất kỳ ảnh hưởng của gió hoặc thứ gì tương tự cũng có thể can thiệp vào máy bay gây mất cân bằng, và ảnh hưởng mạnh hơn rất nhiều so với khi cất cánh.

Để có thể hạ cánh, phi công cần liên lạc với kiểm soát không lưu, được chỉ dẫn đường băng thích hợp. Một cuộc hạ cánh bình thường sẽ không hoàn thành cho tới giây cuối cùng, bởi bất cứ thứ gì xảy ra cũng có thể dẫn tới tai nạn. Đó có thể là chướng ngại vật trên đường băng, nổ lốp, va chạm với máy bay khác…

Thống kê có thể đáng sợ, nhưng các nhà khoa học vẫn khẳng định bay là cách an toàn nhất để đi du lịch. Và ngay cả khi tai nạn xảy ra trên chuyến bay tiếp theo, bạn vẫn sẽ có 95,7% cơ hội sống sót. Nếu không có gì để bám víu tinh thần, vậy hãy tin tưởng vào số liệu.

Tham khảo Business Insider

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang dồn ĐCSTQ đến chân tường sụp đổ?

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang dồn ĐCSTQ đến chân tường sụp đổ?

Gần đây, Tổng thống Donald Trump cùng các quan chức hàng đầu trong nội các của ông đã có những phát biểu và hành động cực kỳ cứng rắn, trong cuộc đối đầu toàn diện với ĐCSTQ. (Ảnh tổng hợp)

Liên tiếp trong những ngày gần đây, Tổng thống Donald Trump cùng các quan chức hàng đầu trong nội các của ông đã có những phát biểu và hành động cực kỳ cứng rắn, trong cuộc đối đầu toàn diện với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà đại dịch virus chỉ là “giọt nước tràn ly”. Sâu xa hơn trong những nỗ lực này chính là làm sụp đổ ĐCSTQ – một thể chế “nổi tiếng” tàn bạo, dối trá và bất lương nhất hành tinh.

Kể từ năm 1972, sau cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Richard Nixon và Mao Trạch Đông, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, thì chỉ trong vòng hơn 3 năm trở lại đây, lịch sử đương đại thế giới chưa từng ghi nhận bất kỳ một cuộc đối đầu gay cấn nào giữa Mỹ và Trung Quốc như dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump trên mọi lĩnh vực: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và cả hệ tư tưởng…

Virus Vũ Hán nối dài bản “cáo trạng” mà Mỹ nhắm vào ĐCSTQ

Khi virus lan rộng, ĐCSTQ đã tìm mọi cách che giấu nguồn gốc, phá hủy bằng chứng mẫu và bắt giữ những người tố giác. ĐCSTQ ráo riết thu gom khẩu trang trên toàn thế giới, chỉ để “đảm bảo” rằng các quốc gia khác sẽ không có mà dùng khi đại dịch bùng phát, và phải quỵ luỵ trước “ân sủng” của Trung Quốc.

ĐCSTQ đã dựa vào WHO để chỉ trích bất kỳ quốc gia nào nỗ lực chặn các chuyến bay từ Trung Quốc, điều này cho phép ĐCSTQ “xuất khẩu” thành công đại dịch ra toàn thế giới.

Trong số các mục tiêu của ĐCSTQ trong đại dịch, thì mục tiêu chính là phá vỡ nền kinh tế cường quốc hàng đầu, tạo ra sự hỗn loạn cho xã hội Mỹ và làm “tổn thương” cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump. Bởi chưa có một đời Tổng thống Mỹ nào lại có thể làm ĐCSTQ liểng xiểng như dưới thời chính quyền Donald Trump.

Mục tiêu chính của ĐCSTQ là phá vỡ nền kinh tế cường quốc hàng đầu, tạo ra sự hỗn loạn cho xã hội Mỹ và làm “tổn thương” cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Getty)
Mục tiêu chính của ĐCSTQ là phá vỡ nền kinh tế cường quốc hàng đầu, tạo ra sự hỗn loạn cho xã hội Mỹ và làm “tổn thương” cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Getty)

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã kéo dài thêm bản “cáo trạng” mà Tổng thống Trump nhắm vào các lãnh đạo ĐCSTQ, từ cạnh tranh bất chính, đánh cắp công nghệ, chèn ép Đài Loan, đàn áp Hồng Kông và ức hiếp các nước láng giềng ở Biển Đông.

Mỹ nhắm vào 3 mối đe doạ của ĐCSTQ trong đại dịch

Ngày 6/5, Ngoại trưởng Mike Pompeo thức tỉnh cả thế giới trước họa virus của ĐCSTQ: “Tôi nghĩ rằng cả thế giới giờ đây có thể thấy rằng chế độ này (ĐCSTQ), chế độ độc đoán này khác biệt với chúng ta… Chúng tôi vẫn chưa có mẫu mà chúng tôi cần. Chúng tôi vẫn không có quyền truy cập. Họ tiếp tục mờ ám và tiếp tục từ chối quyền truy cập thông tin quan trọng mà các nhà nghiên cứu, các nhà dịch tễ học của chúng tôi đang cần để tìm hiểu”. 

Các quốc gia trên thế giới nhận ra rằng, ĐCSTQ kiểm soát hầu hết các nguồn cung cấp y tế và dược phẩm cơ bản của thế giới, đây là một mối đe dọa. ĐCSTQ tiếp tục trấn áp người dân trong nước bằng các công cụ kiểm duyệt, giám sát, theo dõi và tra tấn. Ngoài ra, còn phải kể đến ba mối đe dọa nghiêm trọng khác của ĐCSTQ:

  • Thí nghiệm sinh học: 

Với sự hỗ trợ của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) do Tiến sĩ Anthony Fauci đứng đầu, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã tài trợ 7,4 triệu đô la trong 6 năm (2013-2019) cho Viện Virus học Vũ Hán để tiếp tục các nghiên cứu về chủng virus corona ở loài dơi. Phòng thí nghiệm Vũ Hán đã tiến hành các nghiên cứu can thiệp để khiến một số chủng virus trở nên nguy hiểm hơn.

Được tài trợ số tiền lớn trong vòng 6 năm, phòng thí nghiệm Vũ Hán đã tiến hành các nghiên cứu can thiệp để khiến một số chủng virus trở nên nguy hiểm hơn.
Được tài trợ số tiền lớn trong vòng 6 năm, phòng thí nghiệm Vũ Hán đã tiến hành các nghiên cứu can thiệp để khiến một số chủng virus trở nên nguy hiểm hơn. (Ảnh: Getty)

Hiện các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 30 đột biến khác nhau ở chủng virus corona Vũ Hán và phát hiện thấy một số đột biến có thể dẫn đến làm gia tăng tính lây nhiễm. Nói cách khác, thế giới phải đối mặt với các đột biến virus đang diễn ra không ngừng, và các mối đe dọa sinh học do ĐCSTQ gây ra.

Hiện nay, chính quyền Mỹ đang điều tra về khoản tài trợ cho phòng thí nghiệm Vũ Hán, và truy tìm phần trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để xảy ra đại dịch. Một số chuyên gia thậm chí kêu gọi Washington tuyên chiến với Trung Quốc, nếu như có bằng chứng virus Vũ Hán được sử dụng để gây chiến tranh sinh học.

  • Trại cải tạo và thu hoạch nội tạng: 

Ngày 1/3, ca ghép phổi đầu tiên trên thế giới cho một bệnh nhân bị nhiễm virus Vũ Hán đã được ĐCSTQ ca ngợi là một thành công đáng kinh ngạc. Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, làm thế nào các bác sĩ Trung Quốc lại có thể có được hai lá phổi hiến tặng nhanh như vậy trong thời điểm Trung Quốc bị phong toả.

Ngày 24/2, bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán bị tổn thương 2 lá phổi nghiêm trọng đã chỉ phải chờ đợi 5 ngày để nhận được phổi phù hợp từ một người hiến tặng chết não ở tỉnh Quý Châu. Đây quả là bước “đột phá” thần tốc của Trung Quốc hơn bất cứ quốc gia nào, nơi mà trung bình một bệnh nhân chờ ghép phổi có thể phải chờ đợi vài năm.

Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, làm thế nào các bác sĩ Trung Quốc lại có thể có được hai lá phổi hiến tặng nhanh như vậy trong thời điểm Trung Quốc bị phong toả. 
Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, làm thế nào các bác sĩ Trung Quốc lại có thể có được hai lá phổi hiến tặng nhanh như vậy trong thời điểm Trung Quốc bị phong toả. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Chỉ vài tuần sau, một ca ghép phổi tương tự đã được tiến hành tại Bệnh viện của Đại học Y khoa Chiết Giang (Bắc Kinh). Việc hai ca ghép phổi liên tiếp diễn ra trong thời điểm Trung Quốc phong tỏa, và không có thông tin chính thức về người hiến tạng có tự nguyện hay không đã khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ.

Cùng thời điểm ĐCSTQ ca ngợi ca phẫu thuật ghép phổi thì tại Anh, Tòa án London về Thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc đã ra phán quyết cuối cùng vào ngày 1/3/2020.

Tòa án đã đưa ra những bằng chứng về việc Trung Quốc đã tiến hành mổ cướp nội tạng sống của rất nhiều tù nhân lương tâm. Nhiều nạn nhân đã bị cắt bỏ thận, gan, tim, phổi, giác mạc, và da khi vẫn còn sống và các cơ quan nội tạng này đã trở thành món hàng đắt giá để giao dịch.

Dưới áp lực toàn cầu, ĐCSTQ đã phải “nhào nặn” ra bản cam kết (2015) không lấy nội tạng từ các tử tù. Bất chấp “cam kết” đó, dữ liệu doanh thu của ngành thu hoạch tạng tại Trung Quốc vẫn tăng vọt, ước tính 1 tỷ đô la lợi nhuận mỗi năm.

Phán quyết cuối cùng của Tòa án độc lập tại London công bố đã cung cấp các bằng chứng gây sốc rằng, người đứng đầu ĐCSTQ Giang Trạch Dân (nhiệm kỳ 1993-2003) đã ban hành lệnh thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong các trại giam.

Ngoài ra còn có các tín đồ Thiên Chúa giáo, Phật tử Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam, và không có lý do gì để tin rằng họ không trở thành nạn nhân tiếp theo của ngành kinh doanh nội tạng khủng khiếp của ĐCSTQ.

Ngành công nghiệp ghép tạng mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Nhiều năm qua, ĐCSTQ bị cáo buộc tội ác thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. (Nguồn: video)
Ngành công nghiệp ghép tạng mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Nhiều năm qua, ĐCSTQ bị cáo buộc tội ác thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. (Nguồn: video)
  • Truyền bá tư tưởng, chiến thuật của ĐCSTQ để lũng đoạn WHO 

Trong báo cáo Chiến lược An ninh quốc gia, chính quyền Tổng thống Trump đã nêu ra một thách thức, rằng “các tổ chức quốc tế luôn bị chi phối bởi một lợi ích chung toàn cầu”. Điều này cho thấy những nhận định chuẩn xác của Tổng thống Trump đối với sự thao túng của ĐCSTQ trong các tổ chức quốc tế là rất rõ ràng, và WHO là một trong số đó.

Cuộc khủng hoảng virus đã hé lộ ĐCSTQ đã làm “hư hỏng” WHO một cách tàn tệ như thế nào. Từ một tổ chức được thiết lập trên cơ sở cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực sức khỏe, và giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng thì vì lý do chính trị, WHO đã bỏ qua những cảnh báo đáng tin cậy của Đài Loan, và thay vào đó lại “tin tưởng” những thống kê sai lệch do ĐCSTQ cung cấp.

Các quan chức WHO còn tiếp tay “khuếch đại” các tuyên bố ban đầu của ĐCSTQ rằng, loại virus này không gây nguy hiểm cho việc lây truyền từ người sang người. Sự bạc nhược của WHO còn đạt “tầm cao” mới khi ông Tổng giám đốc Tedros Ghebreyesus đã trì hoãn công bố dịch Viêm phổi Vũ Hán là một đại dịch, và thay vào đó còn cảm ơn Trung Quốc vì “đã làm cho chúng ta an toàn hơn”. WHO cũng đã từ chối cho phép thành viên Đài Loan tham dự các cuộc họp, và điều này cho thấy ĐCSTQ đã chi phối các quan chức của WHO quá rõ ràng.

ĐCSTQ đã làm biến chất, tha hóa các tổ chức quốc tế để phục vụ lợi ích riêng cho mình. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã phơi bày hoàn toàn những mặt tối của WHO khi tổ chức này luôn tìm cách bao che cho sự thất bại trong việc ngăn chặn virus lây lan của Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
ĐCSTQ đã làm biến chất, tha hóa các tổ chức quốc tế để phục vụ lợi ích riêng cho mình. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã phơi bày hoàn toàn những mặt tối của WHO khi tổ chức này luôn tìm cách bao che cho sự thất bại trong việc ngăn chặn virus lây lan của Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Tiến xa hơn, WHO còn chỉ trích lệnh hạn chế du lịch của Tổng thống Trump áp dụng đối với Trung Quốc. Khi một số quan chức ĐCSTQ loan tin rằng virus Vũ Hán không phải xuất xứ từ Trung Quốc, thì Tổng giám đốc WHO hòa nhịp với Bắc Kinh khi cho rằng, Trung Quốc đã “mua thời gian” để thế giới có khả năng đối phó với khủng hoảng.

Những tuyên bố của ông Tedros còn được các quan chức dưới quyền của ông ta lặp đi lặp lại ca ngợi mô hình quản lý độc tài của ĐCSTQ thay vì lên án nó, cho thấy bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đang định hình câu chuyện bỉ ổi vô cùng hiệu quả.

Khi làm “phát ngôn viên” cho bộ máy tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ, ông Tổng giám đốc WHO quên mất thực tế rằng, Mỹ là quốc gia đóng góp tài chính lớn nhất cho tổ chức này, chiếm khoảng 15% ngân sách của WHO. Hiện WHO đang dựa vào nguồn tài trợ chủ yếu từ Bill Gates – vị tỷ phú có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ này đã “sử dụng” WHO như là một nơi để thử nghiệm, lăng xê và kinh doanh vắc-xin…

Bill Gates - vị tỷ phú có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ này đã “sử dụng” WHO như là một nơi để thử nghiệm, lăng xê và kinh doanh vắc-xin...
Bill Gates – vị tỷ phú có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ này đã “sử dụng” WHO như là một nơi để thử nghiệm, lăng xê và kinh doanh vắc-xin… (Ảnh: Getty)

Không có chính quyền nào “tuyên chiến” mạnh mẽ với ĐCSTQ như vậy

Các nhà quan sát nhận định, trước khi khởi động cỗ máy “chiến tranh”, thường sẽ được bắt đầu bởi một cuộc chiến ngôn từ mạnh mẽ.

Từ vị thế “ngư ông đắc lợi” khi các quốc gia trên thế giới kiệt quệ đối phó với đại dịch, nay ĐCSTQ đang quay cuồng lo chống đỡ trước sức ép ngày càng gia tăng từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Nửa thế kỷ qua dù Mỹ và Trung Quốc có nhiều bất đồng khác biệt, nhưng chưa bao giờ sự đối kháng giữa hai nước lại “rực lửa” như lúc này. Ngay cả sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống G.W.Bush (cha) cũng chưa hề có những lời lẽ mạnh mẽ với ĐCSTQ.

Trong suốt 78 năm thành lập, chưa bao giờ WHO lại chao đảo như hiện nay, bất chấp sự “chống lưng” mãnh liệt của ĐCSTQ. Ngày 19/5, 194 quốc gia thành viên của WHO đã nhất trí thông qua Nghị quyết mở một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của WHO với dịch COVID-19. Nghị quyết này được thông qua ngay sau khi Tổng thống Trump dọa sẽ rút Mỹ khỏi WHO, cũng như cáo buộc tổ chức này là “con rối của Trung Quốc”.

Trong suốt 78 năm thành lập, chưa bao giờ WHO lại chao đảo như hiện nay, bất chấp sự “chống lưng” mãnh liệt của ĐCSTQ.
Trong suốt 78 năm thành lập, chưa bao giờ WHO lại chao đảo như hiện nay, bất chấp sự “chống lưng” mãnh liệt của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)

Trong vài tuần qua, người ta có thể dễ dàng nhận thấy một cuộc chiến ngôn từ mạnh mẽ chưa từng thấy từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm vào ĐCSTQ. Có thể nói, chưa có một đời tổng thống Mỹ nào lại có thái độ “quyết chiến” tổng lực đến như thế với ĐCSTQ thời kỳ hậu Mao Trạch Đông.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump mô tả đại dịch Covid-19 là “vụ tấn công tồi tệ nhất” với nước Mỹ: “Chúng ta đã trải qua vụ tấn công tồi tệ nhất mà chúng ta từng có ở đất nước này… Điều này còn tệ hơn Trân Châu Cảng, tệ hơn cả Trung tâm Thương mại Thế giới… Và điều này đáng lẽ không bao giờ xảy ra. Nó có thể đã được chặn lại tại nơi bắt đầu. Nó có thể đã được chặn lại ở Trung Quốc. Nhưng điều đó đã không xảy ra”. 

Tổng thống Trump đã mô tả cuộc tấn công của virus Vũ Hán là một vụ “Trân Châu Cảng” chống lại Hoa Kỳ. Rất dễ để có thể nhận ra đó là ngôn từ “tuyên chiến” với ĐCSTQ.

Tương tự, Peter Navarro – một trong những cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Trump là người thường xuyên có những phát biểu trực diện về ĐCSTQ và gần đây, ông đã nhắc đến cụm từ “chiến tranh” trên Fox & Friends“Chúng ta đang có chiến tranh, không hề nhầm lẫn về điều đó. Trung Quốc phát tán ra một loại virus trên thế giới”.

Cố vấn kinh tế cấp cao Peter Navarro nói: “Chúng ta đang có chiến tranh, không hề nhầm lẫn về điều đó. Trung Quốc phát tán ra một loại virus trên thế giới”.
Cố vấn kinh tế cấp cao Peter Navarro nói: “Chúng ta đang có chiến tranh, không hề nhầm lẫn về điều đó. Trung Quốc phát tán ra một loại virus trên thế giới”. (Ảnh: Getty)

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhiều lần chỉ trích và gần đây khẳng định rằng có “bằng chứng to lớn” cho thấy, phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán là nơi bắt nguồn của chủng coronavirus Vũ Hán: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng ĐCSTQ đã làm tất cả những gì có thể để thế giới không thể theo kịp những gì đang diễn ra. Chúng tôi đã thấy họ đuổi các nhà báo. Chúng tôi thấy các chuyên gia y tế ở Trung Quốc buộc phải im lặng… Vào tháng 3, Bắc Kinh đã thắt chặt quy trình kiểm duyệt xung quanh nghiên cứu y học về virus và nguồn gốc của nó. Bắc Kinh cũng đã gỡ xuống nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học liên quan đến virus đã được công bố trước đây trên web”. 

Cựu Cố vấn của Tổng thống Trump là Steve Bannon trong cuộc phỏng vấn với tờ The Epoch Times gần đây cũng nhấn mạnh: “Chúng ta không cần phải làm cho nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Những gì chúng ta phải làm là làm sụp đổ ĐCSTQ… Họ biết virus này nguy hiểm đến mức nào. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ thật giả dối.

…Điều tốt đẹp có thể phát sinh từ đại dịch này chính là sự tự do của người dân Trung Quốc. Và mọi người cần phải hiểu nếu bạn ủng hộ ĐCSTQ, bạn là người phân biệt chủng tộc, nếu bạn ủng hộ ĐCSTQ, bạn là một kẻ bài ngoại vì bạn đang ủng hộ những kẻ tàn bạo nhất Trái Đất đang đàn áp 1,4 tỷ người ở Trung Quốc. Và bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Bất cứ ai ủng hộ chế độ này sẽ phải chịu trách nhiệm. Hoàn toàn không nghi ngờ rằng chế độ này sẽ sụp đổ. Giống như Đức Quốc xã đã sụp đổ, giống như Mussolini và những kẻ phát xít đã sụp đổ, giống như các ủy viên và Liên bang Xô viết sụp đổ. ĐCSTQ là kẻ tiếp theo bị ném vào thùng rác của lịch sử.”

“Chúng ta không cần phải làm cho nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Những gì chúng ta phải làm là làm sụp đổ ĐCSTQ… ĐCSTQ là kẻ tiếp theo bị ném vào thùng rác của lịch sử."
“Chúng ta không cần phải làm cho nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Những gì chúng ta phải làm là làm sụp đổ ĐCSTQ… ĐCSTQ là kẻ tiếp theo bị ném vào thùng rác của lịch sử.” (Ảnh: Getty)

Steve Bannon cho biết thêm rằng hiện chính quyền Donald Trump đang tiến hành cuộc “chiến tranh thông tin và kinh tế” với ĐCSTQ. Theo sau cuộc chiến ngôn từ – một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy là các hành động quyết liệt đang diễn ra và được triển khai mà không cần cảnh báo…

Chiến dịch đối đầu toàn diện với ĐCSTQ của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump đang đẩy mạnh cuộc đối đầu với ĐCSTQ trên nhiều mặt trận, sau khi đưa ra tuyên bố cứng rắn chưa từng thấy kể từ khi quan hệ giữa hai nước căng thẳng vì những chỉ trích xoay quanh đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Trả lời phỏng vấn Fox Business ngày 14/5 về Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Trump nói: “Tôi có quan hệ rất tốt với ông Tập Cận Bình nhưng hiện tại tôi không muốn nói chuyện với ông ta… Chúng ta có thể cắt đứt mọi mối quan hệ với Trung Quốc”.

Không hứng thú” đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc: Tổng thống Trump đã bác ý tưởng đàm phán lại thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc vì cho cho rằng “Bắc Kinh muốn thay đổi có lợi cho phía họ”, bất chấp Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong thỏa thuận bằng cách đưa ra danh sách gồm 79 sản phẩm của Mỹ đủ điều kiện miễn thuế như đất hiếm, quặng vàng, quặng bạc…

"Tôi có quan hệ rất tốt với ông Tập Cận Bình nhưng hiện tại tôi không muốn nói chuyện với ông ta… Chúng ta có thể cắt đứt mọi mối quan hệ với Trung Quốc".
“Tôi có quan hệ rất tốt với ông Tập Cận Bình nhưng hiện tại tôi không muốn nói chuyện với ông ta… Chúng ta có thể cắt đứt mọi mối quan hệ với Trung Quốc”. (Ảnh: Getty)

Loại công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán Mỹ: Thượng viện Mỹ thông qua dự luật yêu cầu các công ty nước ngoài phải tuân theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về kiểm toán và các quy định tài chính khác, trong đó các công ty bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán phải tiết lộ liệu họ có thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không. Dự luật áp dụng cho tất cả các công ty nước ngoài, nhưng ai cũng biết chủ yếu là nhắm vào Trung Quốc.

Chặn nguồn cung chip toàn cầu đối với Huawei: Theo đó các sản phẩm bên ngoài nước Mỹ nhưng sử dụng công nghệ Mỹ phải tuân theo quy định xuất khẩu của Mỹ. Điều đó đồng nghĩa Huawei không thể tiếp cận nguồn cung chip từ nhà cung ứng chất bán dẫn lớn nhất thế giới TMSC. Thượng nghị sĩ Ben Sasse, thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cho biết, quy định này để nhằm ngăn chặn ĐCSTQ sở hữu được công nghệ bán dẫn của Mỹ. Lệnh cấm có thể ảnh hưởng đến quá trình triển khai mạng 5G trên toàn cầu – vốn là xương sống cho kế hoạch phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Cáo buộc Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu về virus corona: FBI cùng Cơ quan An ninh mạng và Hạ tầng kỹ thuật (CISA) trực thuộc Bộ An ninh Nội địa cùng đưa ra lời cảnh báo chung rằng, các tin tặc “có liên quan với Trung Quốc” đang tấn công các cơ sở y tế, dược phẩm, nghiên cứu vắc xin… FBI cho biết các tin tặc này bị phát hiện đang cố gắng “xác định và thu thập bất hợp pháp các tài sản trí tuệ giá trị, dữ liệu y tế công cộng liên quan tới vắc-xin và điều trị virus corona”. 

Chính quyền tổng thống Donald Trump đang và sẽ thúc đẩy nhiều chương trình nghị sự trên mọi phương diện nhằm trừng phạt và ép buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho tấn thảm kịch mà nó đã gây ra cho nhân loại, đặc biệt là nước Mỹ.
Chính quyền tổng thống Trump đang và sẽ thúc đẩy nhiều chương trình nghị sự trên mọi phương diện, nhằm trừng phạt và ép buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho tấn thảm kịch mà nó đã gây ra cho nhân loại, đặc biệt là nước Mỹ. (Ảnh: Getty)

Hạn chế đầu tư vào các công ty Trung Quốc: Ủy ban Đầu tư Tiết kiệm Hưu trí Liên bang (FRTIB) đã bỏ phiếu nhất trí tạm dừng kế hoạch dùng hàng tỷ đôla tiền hưu trí của công dân Mỹ để mua cổ phiếu của khoảng 8% công ty Trung Quốc. Theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, hội đồng quản trị đã tạm dừng tất cả các khoản đầu tư này để chuyển sang thị trường chứng khoán quốc tế rộng lớn hơn nhằm tránh những rủi ro bị Trung Quốc xử phạt, cấm vận, tẩy chay… dễ khiến khoản tiền tiết kiệm của công dân Mỹ có nguy cơ bị mất trắng.

“Thả nổi” yêu cầu Trung Quốc bồi thường: Cựu nhân sự quản lý cấp cao trong tập đoàn Trump Organization là ông George Sorial cho biết, ông đang tham gia một đơn kiện tập thể mà bị đơn là Trung Quốc. Đồng thời, ông và một số quan chức cấp cao trong Nhà Trắng đã bàn bạc về khả năng Hạn chế quyền miễn trừ quốc gia của Trung Quốc.

Ngoài ra, Hiệp hội Trái chủ Mỹ (ABF) đang nắm giữ khối trái phiếu 1.600 tỷ đô la của Trung Quốc (cả gốc và lãi) từ thời nhà Thanh, đã đề nghị chính quyền Tổng thống Trump đòi Trung Quốc phải trả nợ món tiền này. Bà Jonna Bianco, Chủ tịch ABF trả lời phỏng vấn Fox Business cho biết: “Tổng thống Trump khẳng định với tôi rằng ông ấy sẽ thực hiện thỏa thuận này, sẽ buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”. 

"Giấc mộng Trung Hoa" mà ông Tập Cận Bình khởi xướng đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết. Giờ đây, Trung Quốc phải liên tiếp chống đỡ những đòn giáng mạnh vào nền kinh tế vốn đã bị suy yếu sau 3 năm thương chiến với Mỹ.
“Giấc mộng Trung Hoa” mà ông Tập Cận Bình khởi xướng đang dần trở nên xa vời hơn bao giờ hết. Giờ đây, Trung Quốc phải liên tiếp chống đỡ những đòn giáng mạnh vào nền kinh tế vốn đã bị suy yếu sau 3 năm thương chiến với Mỹ. (Ảnh: Getty)

Mỹ sát cánh Đài Loan và ủng hộ Úc: Ông Mike Pompeo đã trở thành Ngoại trưởng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ chúc mừng Tổng thống Đài Loan đắc cử. Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa Mỹ sau “động thái” chưa từng có này của Ngoại trưởng Mike Pompeo, và cảnh báo rằng “con đường dẫn đến cái chết” của Đài Loan và “mọi thiệt hại cho lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ bị phản đối mạnh mẽ”. Căng thẳng leo thang hơn nữa khi chính quyền Tổng thống Trump vừa phê duyệt thương vụ bán ngư lôi tiên tiến cho Đài Loan trị giá 180 triệu đô la.

Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc khi nước này đe dọa trả đũa kinh tế Úc. Ông cho biết chính quyền Tổng thống Trump hoàn toàn ủng hộ chính phủ Úc thúc đẩy một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus corona: “ĐCSTQ đã chọn đe dọa Úc bằng kinh tế vì hành động đơn giản là yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus.” 

Đẩy mạnh chiến dịch “Thoát Trung”: Đại dịch đã làm rõ bản chất lưu manh xảo trá của ĐCSTQ và nguy cơ lệ thuộc chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Điều này chỉ càng củng cố thêm quyết tâm của chính quyền Tổng thống Trump tách rời nền kinh tế và liên kết công nghệ khỏi quốc gia độc tài này. Khi được hỏi liệu việc đưa các ngành sản xuất quan trọng trở lại Mỹ có phải là một mục tiêu thực tế, Tổng thống Trump cho biết: “Chúng tôi đang làm điều đó vì tôi đang thay đổi tất cả chính sách đó”.

Bản chất lưu manh xảo trá và hung hăng của ĐCSTQ chỉ càng củng cố quyết tâm "thoát Trung" của các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ.
Bản chất lưu manh xảo trá và hung hăng của ĐCSTQ chỉ càng củng cố quyết tâm “thoát Trung” của các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. (Ảnh: Getty)

Bằng chứng mới nhất là Tổng thống Trump đã ra lệnh cho các hãng viễn thông tháo hết thiết bị “made in China” ra khỏi hệ thống mạng của họ, cũng như cổ vũ các quốc gia đồng minh tại EU và Nhật Bản ồ ạt chuyển rời công ty ra khỏi Trung Quốc. Sắp tới sẽ có 27 công ty Mỹ sẽ di dời từ Trung Quốc sang Indonesia.

Mọi ngả đường đều dẫn đến ĐCSTQ sụp đổ

Từ khẩu chiến cho tới hành động, Tổng thống Donald Trump và các quan chức hàng đầu trong nội các của ông đang tạo tiền đề cho nỗ lực chống lại sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Nước Mỹ dưới sự quyết đoán của Tổng thống Trump có khá nhiều “vũ khí” lựa chọn cho các cuộc tấn công “trả đũa” ĐCSTQ, như cấm vận và hạn chế thương mại; vô hiệu hóa Kho bạc Hoa Kỳ do Trung Quốc nắm giữ, hay “vũ khí” địa chính trị như tăng tài trợ vũ khí và bảo vệ Đài Loan…, và hơn thế nữa là chế tài liên tục nhằm cô lập ĐCSTQ.

Đại dịch đã làm lộ rõ hơn dã tâm của ĐCSTQ, và tất yếu dẫn tới sự sụp đổ của nó, sẽ tạo ra những làn sóng tự do khổng lồ lan tỏa khắp thế giới bởi những “con rối” Google, Facebook, Twitter, Youtube, Microsoft… cùng các tổ chức quốc tế “tay sai” ngắt kết nối với “ông chủ” ĐCSTQ.

Nền kinh tế phụ thuộc phần lớn nhờ vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị suy yếu khi đối mặt với sự cô lập của quốc tế. ĐCSTQ dù 'lớn tiếng' đến mấy cũng không khó để nhận ra rằng, những dấu hiệu về sự sụp đổ tối chung là điều không tránh khỏi, đó chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi. Ảnh: Dự ngôn 'Thiết Bản Đồ' tiên tri về sự sụp đổ của ĐCSTQ. (Nguồn: tổng hợp)
Nền kinh tế phụ thuộc phần lớn nhờ vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị suy yếu khi đối mặt với sự cô lập của quốc tế. ĐCSTQ dù ‘lớn tiếng’ đến mấy cũng không khó để nhận ra rằng, những dấu hiệu về sự sụp đổ tối chung là điều không tránh khỏi. Ảnh: Dự ngôn ‘Thiết Bản Đồ’ tiên tri về sự sụp đổ của ĐCSTQ. (Nguồn: tổng hợp)

Dự đoán khoảng một phần ba Quốc hội Mỹ (trong đó đa số là các nghị viên Đảng Dân chủ) cũng sẽ bị rút “tài trợ” đột ngột, vì họ cũng là những “con rối” đang “đấu thầu” cho Trung Quốc. Và văn phòng của Thượng nghị sĩ Dân chủ Dianne Feinstein (California) – nơi bà ta đã “nuôi” một điệp viên ĐCSTQ làm việc suốt 20 năm, cùng một số các thống đốc Dân chủ ở các tiểu bang khác – sẽ không còn việc gì để làm, vì mọi việc làm của họ cũng chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho ĐCSTQ.

Điểm mấu chốt là sự tồn tại củaĐCSTQ là không thể hòa giải được với quyền TỰ DO của con người. Sự sụp đổ của ĐCSTQ sẽ không chỉ giải phóng 1,4 tỷ người Trung Quốc thoát khỏi sự kiểm soát và áp bức của chế độ độc tài chuyên chế, mà còn chấm dứt sự xâm nhập và kiểm soát của ĐCSTQ đối với vô số thể chế trên khắp thế giới hiện đang liên minh chống lại nhân loại như nhóm Big Tech (các ông lớn công nghệ), Deep State (Nhà nước ngầm), các trường đại học Hoa Kỳ, Hollywood…

Về bản chất, ĐCSTQ là kẻ thù lớn nhất của nhân loại, nếu Tổng thống Donald Trump cùng nội các của ông đang tìm cách xóa sổ ĐCSTQ – thì đó sẽ là tin vui cho thế giới.

ĐCSTQ sụp đổ. Nhân loại tự do.

Xuân Trường /NTD