Ngôi nhà có mái chữ V

HÀ TĨNH

Phần mái ngói hình chữ V đem tới diện mạo đặc biệt cho công trình và nhắc gia chủ nhớ về tổ ấm cũ.

Căn nhà ba tầng trên mảnh đất 7,5 m x 19 m trong một khu đô thị ở thành phố Hà Tĩnh là tổ ấm của một đôi vợ chồng và hai đứa con. Gia chủ trước đây ở nhà ba gian với vườn bao xung quanh. Họ mong muốn không gian sống mới giản dị, khiêm tốn, thông thoáng và gợi nhớ kỷ niệm về mái nhà cũ.

Từ yêu cầu của chủ nhà, kiến trúc sư đưa ra thiết kế với mái ngói hình chữ V, lấy ý tưởng từ sự giao thoa giữa hai hệ mái của hai ngôi nhà cạnh nhau, nửa mái nhà này sát với nửa mái nhà kia.

Mái nhà không chỉ đem tới diện mạo đặc biệt cho công trình mà còn nhắc gia chủ nhớ về tổ ấm cũ với ngôi nhà mái ngói và tình làng nghĩa xóm. Bên cạnh đó, nó hỗ trợ việc thu nước trên mái nhà.

Cũng như bên ngoài, bên trong nhà có cấu trúc đơn giản. Toàn bộ nội thất cơ bản của công trình được sử dụng lại từ căn nhà cũ.

Để dung hòa các nội thất gỗ truyền thống với không gian mới có hơi hướng tối giản và hiện đại, nhóm thiết kế chọn dùng sàn đá mài.

Màu nâu đậm của gỗ kết hợp hài hòa với màu trắng, xám của tường và sàn.

Ngoài nội thất, cây xanh từ nhà cũ cũng được tận dụng lại, vừa tạo thêm mảng xanh vừa gợi lại không khí thân quen. Một cây khế nhỏ được đặt gần bếp và bàn ăn, cho gia chủ những bữa cơm dưới tán cây xanh.

Người vợ là giáo viên, thường xuyên đón học trò tại nhà nên cầu thang được bố trí ở phía trước, riêng biệt với không gian ở.

Khoảng thông tầng được bố trí giữa nhà, đưa ánh sáng xuống công trình và từ đó lan sang các không gian khác.

Ô kính ở mái, phía trên khoảng thông tầng giúp chủ nhà nhìn thấy trời xanh và xua đi sự bí bách.

Để tăng độ thoáng cho công trình, kiến trúc sư bố trí nhiều ô cửa và khoảng trống.

Nhờ đó, kể cả khi các nhà xung quanh được xây dựng, chỉ chừa lại mặt tiền là mặt thoáng, căn nhà vẫn có đủ nắng và gió.

Bài: Minh Trang / Ảnh: Hoang Le

Thiết kế: Dom Architect

‘Đắc nhân tâm’: Làm sao để có kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc?

“Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie là cuốn sách nổi tiếng về kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo. Sự thành công của nó được chứng minh qua sức sống từ năm 1936 tới tận ngày nay.

Đắc nhân tâm được xem là kim chỉ nam về mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau dù được viết bằng ngôn từ đơn giản. Nếu học hỏi theo cuốn sách, bạn có thể sẽ thành công trong cả cuộc sống thường nhật và sự nghiệp.

Vì vậy, nếu bạn muốn gây ảnh hưởng tới người khác và trở thành một người lãnh đạo, cuốn sách này là cực kỳ cần thiết. Tất nhiên, nó không đưa ra những mánh khoé “thao túng” người khác mà là cách để cải thiện tầm ảnh hưởng và trí tuệ cảm xúc cho bạn.

Theo Psychologytoday, trí tuệ cảm xúc hay trí thông minh cảm xúc được mô tả là khả năng tự nhận thức, xác định, quản lý cảm xúc của một người và cũng như của người khác.

'Dac nhan tam': Lam sao de co ky nang giao tiep va tri tue cam xuc? hinh anh 1 1.jpg
Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng trong việc tạo ảnh hưởng đối với người khác. Ảnh: BBVA

Cho nên, nếu là một người dày dặn kinh nghiệm trong xã hội, bạn có thể coi đây là một cách để luyện tập kỹ năng giao tiếp cho mình. Tuy nhiên, nếu coi bản thân là một người giao tiếp chưa tốt và không có ảnh hưởng đối với người khác thì quyển sách này có thể sẽ làm thay đổi thế giới của bạn.

Điểm thú vị là Đắc nhân tâm được viết vào năm 1936 và không ai có thể ngờ rằng một thứ áp dụng được từ lâu tới vậy lại có thể hữu ích trong thời đại này. Điều đó phần nào chứng minh được ảnh hưởng mạnh mẽ của nó tới mọi người trong suốt 84 năm qua.

Cuốn sách này được chia thành 4 chương:

1. Nghệ thuật ứng xử căn bản

2. 6 cách tạo thiện cảm

3. Làm thế nào để hướng người khác suy nghĩ theo bạn

4. Thay đổi người khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận

Tuy nhiên, có 9 điều quan trọng cần được nhắc tới để có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc, đó là:

Khi nói về vấn đề của người khác, chìa khoá của điều này chính là luôn đặt mình vào địa vị của họ. Hãy nhìn mọi thứ dưới góc nhìn của họ, để thấy điều họ muốn và làm thế nào để đạt được điều họ muốn.

Ví dụ, nếu bạn muốn thuyết phục ai đó làm theo một điều gì, hãy nói với họ những lợi ích mà nó đem lại cho chính họ, chứ không phải cho bạn. Khi đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội để nhận được sự chú ý và sự đồng thuận hơn.

'Dac nhan tam': Lam sao de co ky nang giao tiep va tri tue cam xuc? hinh anh 2 2.jpg
Tác giả Dale Carnegie (1888–1955). Ảnh: Biography

Luôn đưa ra đánh giá một cách khách quan nhưng chân thành; nó khác với việc nịnh bợ. Đừng nhờ ai đó giúp đỡ ngay sau khi khen họ, đừng mong chờ điều gì đó để đổi lại những lời khen. Làm người tử tế và tốt bụng là một điều tuyệt vời.

Khi góp ý sai lầm của người khác, nên một cách gián tiếp. Điều quan trọng là hãy thay từ ‘nhưng’ bằng từ ‘và’.

Ví dụ: “Nếu con bạn được điểm cao môn toán, cùng lúc đó lại bị điểm thấp môn tiếng Anh, đừng nói với con là con đã làm rất tốt NHƯNG cần phải cố gắng hơn ở môn tiếng Anh”. Hãy tách biệt hai chuyện đó thật rõ ràng bằng cách đổi chủ đề.

Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận điều đó. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi người khác đột nhiên ủng hộ bạn, hoặc thậm chí biện hộ giúp bạn. Hãy tránh tranh cãi hết sức có thể.

Hãy xét lại mình trước khi phê bình người khác. Nếu bạn thấy ý tưởng của ai đó có sai sót, hãy thẳng thắn nói ra và bảo vệ quan điểm bằng chính trải nghiệm của mình. Đừng chỉ nói rằng ý tưởng của ai đó là sai rồi như một cách phê phán.

'Dac nhan tam': Lam sao de co ky nang giao tiep va tri tue cam xuc? hinh anh 3 3.jpeg
Cuốn Đắc nhân tâm. Ảnh: Medium

Biết giữ thể diện cho người khác. Tức là nếu ai đó mắc sai lầm, đừng bao giờ chỉ trích họ trước đám đông. Đừng bao giờ công kích công người khác. Một nguyên tắc nữa là đưa ra quan điểm của mình theo cách mà người khác có thể hồi đáp và để chính họ đưa ra kết luận.

Hãy sử dụng những câu hỏi có thể khiến người khác nói “Vâng, vâng” ngay tức thì. Về cơ bản thì hãy khiến người đối diện phải tán thành trước khi hỏi câu hỏi quan trọng.

Ví dụ, nếu bạn muốn ai đó đồng tình với dự án của mình, hãy hỏi những câu khiến họ buộc phải nói “Vâng”. Sau đó, khi bạn đã có sự công nhận chung chung, hãy hỏi họ về vấn đề chính.

Nên để người khác tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng. Bởi con người thường không thích cảm giác bị ai đó sai khiến hay thừa nhận rằng bản thân đã sai.

Do đó, nếu bạn muốn người khác lựa chọn ý tưởng của mình, hãy khiến họ nghĩ rằng ý tưởng mà bạn đang đưa ra chính là ý tưởng của họ. Đây là cách tiếp cận rất hiệu quả; tuy nhiên, nó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng thương lượng tốt.

Thật lòng khen ngợi sự tiến bộ, dù là nhỏ nhất, của người khác.

Thật lòng khen ngợi sự tiến bộ, dù là nhỏ nhất, của người khác. Nói một cách đơn giản thì hãy rộng lượng đưa ra những lời nhận xét tích cực ngay khi ai đó làm điều đúng đắn. Bạn sẽ chẳng mất gì khi là người tử tế và luôn biết ơn.

Hãy nhớ rằng không quy luật nào trên đây cho bạn sự tự tin tuyệt đối để đạt được điều mình muốn. Tuy nhiên, nếu áp dụng chúng một cách hiệu quả và chân thành, những quy tắc này sẽ thúc đẩy sự ảnh hưởng, kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc của bạn.

Hứa Mộc / Sách hay / Zing

Đi ngủ trước và sau 11 giờ đêm quyết định bạn sống đời thành công hay tê liệt

Đi ngủ trước và sau 11 giờ đêm quyết định bạn sống đời thành công hay tê liệt: Đến lúc mắc ung thư, tôi mới nhận ra Thần Chết đã gửi những tín hiệu, nhưng tôi cố tình phớt lờ  - Ảnh 2.

Giấc ngủ buổi tối giúp loại bỏ độc tố

Theo các chuyên gia cả Đông và Tây, trong cơ thể con người có tồn tại đồng hồ sinh học. Nếu đảo ngược hoàn toàn chiếc đồng hồ này thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, cũng như “con đường tới nghĩa địa đang dần ngắn lại”. Đồng nghĩa, coi trọng giấc ngủ bằng cách ngủ đủ giấc chính là phương pháp giúp bạn bảo toàn sức khoẻ, tăng cường đề kháng, kéo dài tuổi thọ một cách đơn giản nhất.

Dưới đây là những lưu ý về giờ sinh hoạt bạn nên lựa chọn ưu tiên để giữ một tinh thần khoẻ mạnh, trạng thái khoẻ mạnh:

Từ 9 – 11 giờ tối là thời gian hệ miễn dịch loại bỏ độc tố trong cơ thể, vì thế tốt nhất lúc này bạn nên nghỉ ngơi thư giãn.

Từ 11 giờ tối – 1 giờ sáng: Gan thải độc, cần ngủ sâu.

Từ 1 – 3 giờ: Túi mật thải độc, cần ngủ sâu.

Từ 3 – 5 giờ: Phổi thải độc. Có thể hiểu tại sao người bị ho thường ho nhiều vào giờ này. Lúc này không nên dùng thuốc ngăn chặn cơn ho, vì sẽ làm ức chế quá trình thải độc.

Từ 5 – 7 giờ sáng: Ruột kết thải độc, nên đi nhà vệ sinh.

Từ 7 – 9 giờ sáng: Thời điểm ruột non nạp dinh dưỡng, nên ăn sáng. Người bệnh tốt nhất nên ăn sớm, khoảng trước 6:30, người không ăn sáng nên thay đổi thói quen, không nên để đến 9 – 10 giờ mới ăn sáng.

Từ nửa đêm đến 4 giờ sáng là thời điểm cơ thể tạo máu, vì thế cần ngủ sâu, không nên thức khuya.

Đi ngủ trước và sau 11 giờ đêm quyết định bạn sống đời thành công hay tê liệt: Đến lúc mắc ung thư, tôi mới nhận ra Thần Chết đã gửi những tín hiệu, nhưng tôi cố tình phớt lờ  - Ảnh 3.

Ngoài nguy cơ ung thư, thức khuya còn dẫn tới hậu quả khôn lường 

1. Da lão hóa

Thiếu ngủ làm da khô, nhiều nếp nhăn, mụn, nám… Vì từ khoảng 22:00 – 02:00 sáng là thời gian quá trình trao đổi chất của da mạnh nhất, cần nghỉ ngơi để quá trình này đạt hiệu quả cao. Khi bạn thức khuya, những chất độc hại dễ dàng xâm nhập vì da mở rộng lỗ chân lông, hơn nữa thức khuya gây mất cân bằng nội tiết tố, dễ gây nám da và nổi mụn trứng cá.

2. Thị lực giảm

Có lẽ cơ quan mệt nhất khi chúng ta thức khuya là đôi mắt, khi cơ mắt mỏi thì thị lực suy giảm, thức khuya thời gian dài thậm chí có thể làm cho mắt không nhận rõ được màu sắc…

3. Đau dạ dày

Thức khuya có thể gây viêm loét dạ dày. Dạ dày đây là cơ quan khá mẫn cảm, việc thức khuya làm a-xít dạ dạy tiết ra nhiều nên có thể làm viêm loét dạ dày. Ngoài ra, những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà phê cũng gây bất lợi cho dạ dày.

4. Não suy yếu

Thức khuya làm suy giảm trí nhớ, đau đầu, mỏi mắt, sức phản ứng của cơ thể chậm chạp, vì khi ngủ là lúc bộ não phục hồi những tế bào não làm nhiệm vụ ghi nhớ, cố thức sẽ gây tổn hại những tế bào này, làm suy giảm trí nhớ. Khi thức khuya cũng có nghĩa là thần kinh chúng ta phải làm việc tăng ca, hệ quả là mệt mỏi và mất tỉnh táo, phản ứng chậm chạp và dễ đau đầu.

5. Giảm sức đề kháng

Khi sức đề kháng suy giảm thì cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Ban đêm là thời gian quan trọng nhất để cơ thể sản sinh tế bào mới, việc thức khuya làm cơ thể duy trì trạng thái tiêu thụ năng lượng, và hệ thống miễn dịch phải hoạt động quá sức vì cần tiếp tục chống lại ảnh hưởng từ bên ngoài. Theo nghiên cứu, đối với người trưởng thành, chỉ cần trong 3 đêm liên tục không thể đảm bảo được giấc ngủ kéo dài từ 7-8 tiếng, hệ thống miễn dịch có thể giảm còn lại 60%.

Thức khuya thời gian dài làm độc tố tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể, khiến cơ thể mất thăng bằng, quy luật hoạt động tự nhiên bị phá vỡ gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Bạn ạ, nếu giết người là phạm tội, vậy việc bạn tự hủy hoại bản thân mình mỗi ngày chẳng khác nào đang phạm tội? Và thức khuya chính là lưỡi dao vô hình đâm thẳng vào bạn đó. Dịch bệnh rồi sẽ qua, cuộc sống của chúng ta đang dần ổn định trở lại sau những ngày đảo lộn vài tháng qua. Tôi chỉ mong bạn duy trì những thói quen tốt, loại bỏ thói quen xấu, giữ cho mình một cơ thể khoẻ mạnh. Cuộc sống của bạn thế nào tùy thuộc vào mức độ hành động của bạn, đừng quên đi ngủ trước 11 giờ đêm.

Theo Ngọc Tú / Trí thức trẻ

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới.

Theo báo cáo Alphabet – công ty mẹ Google nộp lên Ủy ban chứng khoán Mỹ hồi tháng 4, CEO Sundar Pichai nhận được 281 triệu USD vào năm ngoái và là một trong những giám đốc điều hành được trả lương thưởng cao nhất thế giới.Gia nhập Google năm 2004, Pichai đứng sau nhiều sản phẩm cốt lõi của công ty và được bổ nhiệm làm CEO Alphabet năm 2019.

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 1.

Sundar Pichai, tên đầy đủ là Pichai Sundararajan, lớn lên ở Chennai, Ấn Độ. Thời thơ ấu, ông sống cùng cha là một kỹ sư điện, mẹ là người viết tốc ký và một em trai trong căn nhà có 2 phòng ngủ. Ngay từ nhỏ, Pichai đã có năng khiếu đặc biệt với các con số, ông có thể nhớ tất cả những số điện thoại từng gọi. Tới nay, thỉnh thoảng Pichai vẫn thể hiện trí nhớ ấn tượng của mình trong các cuộc họp của công ty. (Ảnh: AP)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 2.

Người đứng đầu Alphabet từng học ngành kỹ thuật luyện kim tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) ở Kharagpur. Chương trình phần mềm đầu tiên ông viết là trò chơi đánh cờ. Thành tích học tập tốt giúp ông nhận được học bổng tại Đại học Stanford. Pichai chia sẻ rằng chuyển đến California (Mỹ) là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông.

“Tôi luôn yêu thích công nghệ và khi lớn lên, tôi có những giấc mơ về Thung lũng Silicon”, Pichai nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 tại Đại học Delhi. “Tôi từng đọc về nó và nghe những câu chuyện thú vị từ chú tôi”. (Ảnh: AP)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 3.

Khi Pichai đến Mỹ năm 1993, ông không thể tin mọi thứ lại đắt đỏ như vậy. Ông cũng phải tạm xa người bạn gái Anjali tại quê nhà. Cuối cùng 2 người đã kết hôn và hiện giờ có 2 con Kiran và Kavya. (Ảnh: Bloomberg)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 4.

Sau khi nhận bằng thạc sỹ khoa học từ Đại học Stanford, Pichai tiếp tục đăng ký khóa thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Wharton, thuộc Đại học Pennsylvania. Trước Google, ông từng làm việc tại Applied Materials và McKinsey & Co. (Ảnh: Bloomberg)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 5.

Pichai phỏng vấn tại Googleplex vào ngày Cá tháng Tư năm 2004 – cùng ngày công ty ra mắt Gmail. Giống như nhiều người, Pichai ban đầu nghĩ rằng dịch vụ email miễn phí là một trong những trò đùa của Google. Pichai bắt đầu làm việc với công cụ tìm kiếm Google Search. Tuy nhiên, đến năm 2006, số phận của Google bị đe dọa khi Microsoft đưa Bing thành công cụ tìm kiếm mặc định trên Internet Explorer. Pichai đã thuyết phục các nhà sản xuất máy tính cài đặt sẵn Google để giảm bớt ảnh hưởng từ sự thay đổi này. (Ảnh: Getty Images)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 6.

Sự thất bại của Internet Explorer tạo cơ hội lớn cho Pichai. Ông thuyết phục 2 nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin xây dựng trình duyệt riêng cho Google. Kết quả Chrome ra đời và hiện là trình duyệt được nhiều người sử dụng nhất. (Ảnh: Reuters)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 7.

Là một người lãnh đạo, Pichai được yêu thích vì tập trung vào kết quả hơn là thể hiện sự nổi bật. Năm 2013, ông tiếp quản bộ phận phát triển Android. Một trong những dự án do ông khởi xướng là Android One, với mục tiêu thúc đẩy doanh số smartphone giá rẻ dành cho 5 tỷ người dùng trực tuyến tiếp theo. Pichai được cho là góp công lớn giúp Google đạt được thỏa thuận thâu tóm công ty sản xuất thiết bị nhà thông minh Nest vào năm 2014. Ông cũng đứng sau Chrome OS, hệ điều hành hỗ trợ các máy tính xách tay Chromebook giá rẻ của Google. (Ảnh: Reuters)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 8.

Dù được Twitter mời về làm lãnh đạo cấp cao nhưng Pichai vẫn quyết tâm ở lại với Google. Ông được đánh giá như “thông dịch viên” của Larry Page khi có thể hiểu được tầm nhìn của nhà đồng sáng lập này và truyền đạt lại cho những thành viên khác. Với những đóng góp cho công ty, Pichai được Page giao cho phụ trách hầu hết các sản phẩm của công ty, bao gồm công cụ tìm kiếm; bản đồ; Google Plus; quảng cáo và cơ sở hạ tầng. Về cơ bản, ông giống như người điều hành công ty cùng Larry Page.

“Sundar Pichai có khả năng nhìn thấy những gì sắp diễn ra và huy động đội ngũ tập trung vào những điều quan trọng. Tầm nhìn của chúng tôi rất giống nhau khi nói về sản phẩm. Điều đó giúp ông ấy là lựa chọn hoàn hảo cho vai trò này”, Page nói về Pichai.

Và không có gì ngạc nhiên khi năm 2015, Pichai được bổ nhiệm làm CEO Google. (Ảnh: Reuters)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 9.

Vị CEO gốc Ấn có thói quen bắt đầu buổi sáng với món trứng ốp lết, một tách trà và đọc Wall Street Journal. Ông được các nhân viên Google rất yêu mến. “Ông ấy thực sự được tôn thờ tại Google. Các kỹ sư yêu ông, người quản lý sản phẩm yêu ông và những người kinh doanh cũng yêu ông ấy”, một nhân viên Google viết. Trong bảng xếp hạng Top 100 CEO của Glassdoorm Pichai xếp thứ 46. (Ảnh: Reuters)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 10.

Vào tháng 7/2017, Pichai được bổ nhiệm vào ban giám đốc của Alphabet. “Sundar Pichai đã làm rất tốt với tư cách là giám đốc điều hành của Google, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, quan hệ đối tác và đổi mới sản phẩm. Tôi thực sự thích làm việc với Pichai và tôi rất vui khi ông ấy tham gia hội đồng quản trị của Alphabet”, Larry Page chia sẻ tại thời điểm đó. (Ảnh: Justin Sullivan)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 11.

Ở quê nhà Ấn Độ, Sundar Pichai được coi như một người anh hùng. “Bạn đã thực hiện được những gì mọi người mơ ước”, Harsha Bhogle, người dẫn chương trình nói với Pichai trong buổi giao lưu với các sinh viên của Đại học Delhi. (Ảnh: Google)

Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới - Ảnh 12.

Tháng 12/2019, hai nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin tuyên bố từ chức CEO và chủ tịch Alphabet. Sundar Pichai trở thành CEO của tập đoàn có vốn hóa từng vượt 1.000 tỷ USD này. Đổi lại những đóng góp cho Alphabet, Pichai nhận được chế độ đãi ngộ xứng đáng. Ông là một trong những CEO có mức lương thưởng cao nhất thế giới hiện nay. Theo báo cáo nộp lên Ủy ban chứng khoán Mỹ hồi tháng 4, ông nhận được 281 triệu USD lương thưởng vào năm ngoái. Lương cơ bản của Pichai là 650.000 USD và có thể được tăng lên 2 triệu USD trong năm 2020. (Ảnh: Google)

Theo Linh Lam / Người đồng hành

Trump lên kế hoạch cho cơn bão ‘hoàn hảo’, Tập lo lắng cho tương lai

Viêm phổi Vũ Hán hiện đang gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy quan hệ Mỹ – Trung đến tình trạng gần như đóng băng. Chính phủ Trump đang thúc đẩy dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu rời khỏi Trung Quốc. Ông Tào Đức Vượng (Cao Dewang), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Diệu (Fuyao), người được mệnh danh là Vua thủy tinh Trung Quốc trước đây đã từng công khai kêu gọi ngành công nghiệp quốc nội cảnh giác với việc chuỗi công nghiệp toàn cầu sẽ “từ bỏ Trung Quốc”.

Trump-Tap

Từ kinh nghiệm bị tổn thất do dịch bệnh gây ra, các quốc gia đang nỗ lực tái thiết lại nền kinh tế. Trung Quốc hiện đang đối mặt với ba vấn đề lớn, cũng là mấu chốt quyết định nền kinh tế của năm. Nhà chuyên gia Kinh tế chính trị độc lập Thiên Quân (Tianjun) chỉ ra rằng đây là một trận chiến khó khăn đối với ông Tập Cận Bình.

Chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu rút khỏi Trung Quốc? Trump khẳng định đã có lựa chọn.

Các tin tức ngày 4/5 cho hay, đáp trả việc Trung Quốc xử lý không hiệu quả đối với dịch viêm phổi Vũ Hán, Chính phủ Trump đang phát động thúc đẩy chiến dịch dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc.

Theo trang tin Reuters, một số quan chức cao cấp đương nhiệm và mãn nhiệm Chính phủ Mỹ cho biết sau khi dịch bệnh tấn công gây thương vong về người và làm tổn thất nặng nề cho nền kinh tế, Chính phủ Mỹ đang thúc đẩy các biện pháp toàn diện giảm mức độ phụ thuộc của chuỗi cung ứng Mỹ vào Trung Quốc, ngay cả khi không thể mang các dây chuyền sản xuất này trở về nước nhà, cũng sẽ chuyển sang các nước thân cận.

Ông Keith Krach – Thứ trưởng chuyên trách về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Trong những năm gần đây, chúng tôi đã nỗ lực để giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng và sản xuất từ Trung Quốc, và bây giờ chúng tôi đang tăng cường đẩy mạnh kế hoạch này.” 

Một quan chức cấp cao khác của Mỹ cho hay: “Thời điểm này là một cơn bão hoàn hảo; dịch bệnh này đã làm lộ rõ những mối lo mà các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc gặp phải.” 

“Mọi người đều thấy rằng toàn bộ lợi nhuận kiếm được thông qua các giao dịch với Trung Quốc giờ chẳng là gì so với những thiệt hại kinh tế do virus Trung Cộng gây ra” – vị quan chức này nói.

Ngày 1/5, ông Trump phát biểu với giới truyền thông rằng ông đang xem xét các biện pháp mới trừng phạt chính quyền Bắc Kinh trong việc che giấu dịch bệnh đồng thời gia tăng thuế đối với Trung Quốc chắc chắn sẽ là một lựa chọn. “Rất nhiều chuyện đã xảy ra ở Trung Quốc. Chúng tôi tất nhiên là không hài lòng với những gì đã xảy ra. Đây là một tình cảnh tồi tệ – 183 quốc gia trên thế giới (bị ảnh hưởng). Chúng tôi sẽ còn rất nhiều điều cần nói về sự kiện lần này. Đây chắc chắn là một lựa chọn, chắc chắn là một lựa chọn.”

Bên cạnh các mức đánh thuế lên đến 25% đối với 370 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hiện tại, Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông có thể áp thêm thuế bổ sung để trừng phạt chính quyền Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu hôm 29/4: Hoa Kỳ đang hợp tác với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Các cuộc thảo luận liên quan bao gồm cách tổ chức lại chuỗi cung ứng để ngăn chặn xảy ra các sự cố tương tự.

Cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc từ lâu đã lo lắng về việc Tập Cận Bình có thể cứu nền kinh tế như thế nào.

Ngày 4/5, ngân hàng đầu tư quốc tế Goldman Sachs, đã đưa ra một báo cáo về ba yếu tố bất lợi mà nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong Quý II: nhu cầu bên ngoài sụt giảm mạnh, phá sản và thất nghiệp gia tăng, khả năng sản xuất và cung ứng sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu tiêu thụ dẫn đến hàng tồn kho tăng.

Chuyên gia Kinh tế chính trị độc lập Thiên Quân (Tianjun) từng chỉ ra kinh tế Trung Quốc bị tăng trưởng âm trong Quý đầu năm, hiện đang bị đẩy đến bờ vực khủng hoảng trong Quý II. Các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các công ty làm ăn với nước ngoài, sau nửa tháng mà không có đơn đặt hàng quốc tế đã phải ngừng sản xuất, thậm chí cắt giảm nhân viên trên quy mô lớn.

Các phân tích của giới kinh tế học thường xem: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu ngoại thương tạo nên sức mạnh cho “cỗ xe tam mã” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, tiêu dùng và xuất khẩu ngoại thương của Trung Quốc đã vô vọng, đầu tư thì thoi thóp với hiệu suất cận biên đang giảm dần, khiến nó càng khó chống đỡ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng mô hình “tăng đầu tư cơ sở hạ tầng + phiếu mua hàng” để kích thích tăng trưởng kinh tế, một trong những lý do chủ yếu là doanh thu tài chính của chính phủ đang bị suy giảm nghiêm trọng. Đình chỉ các hoạt động kinh tế quốc gia thì có thể làm được, ngay cả khi ông Tập Cận Bình có sức mạnh lớn như vậy, cũng không có nghĩa rằng khôi phục lại hoạt động kinh tế quốc gia là một việc đơn giản. Ít nhất là bất lực trước việc các đơn đặt hàng từ nước ngoài bị hủy bỏ, chuyển dịch chuỗi cung ứng, nước ngoài rút vốn đầu tư v.v. Nếu nền kinh tế không sớm phục hồi, sẽ có một làn sóng phá sản hàng loạt doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, cuộc sống người dân bấp bênh, đây không chỉ là một cuộc chiến khó khăn, mà còn rất tàn khốc.

Ngày 13/4, trả lời phỏng vấn của truyền thông Chính phủ Trung Quốc – The Beijing News, ông Tào Đức Vượng (Cao Dewang), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Diệu (Fuyao) nói rằng cuộc khủng hoảng này là chưa từng có. Đầu tiên, phải có khả năng sống sót trước đã, rồi mới tính tới các bước phát triển gì đó tiếp theo.

Ông Tào Đức Vượng nói: “Sau đại dịch, tất cả các quốc gia đều muốn thiết lập chuỗi công nghiệp độc lập và hoàn chỉnh của mình, do đó chuỗi công nghiệp toàn cầu sẽ được đơn giản hóa, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Chúng ta phải cảnh giác với việc chuỗi công nghiệp toàn cầu rời bỏ Trung Quốc.” 

Ông Tào Đức Vượng cho rằng việc giảm đơn hàng xuất khẩu đã dẫn đến áp lực gia tăng đối với các doanh nghiệp. Chìa khóa giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp nằm ở việc kiếm ra đơn đặt hàng, chứ không phải ở dòng vốn. Sau đại dịch, một xu hướng mới cho các quốc gia sẽ là bắt đầu xây dựng một chuỗi công nghiệp độc lập, hoàn chỉnh và an toàn hơn, do đó sẽ có một quá trình “nghịch toàn cầu hóa”. Trung Quốc nhất định phải có một ngành công nghiệp truyền thống thịnh vượng trong một thời gian dài, nếu không, nền kinh tế Trung Quốc không thể độc lập tự chủ.

Ông Tào Đức Vượng thành lập Tập đoàn thủy tinh Phúc Diệu (Fuyao) vào năm 1987. Hiện tại, tập đoàn này là nhà cung cấp kính ô tô lớn nhất tại Trung Quốc và lớn thứ hai trên thế giới. Do đó, ông được mệnh danh là vua thủy tinh Trung Quốc.

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Mộc Lan / TrithucVN