Vẻ đẹp giao mùa trên núi lửa Chư Đăng Ya

GIA LAI

Cuối tháng 4, ngọn núi huyền ảo trong làn mây sau cơn mưa đầu mùa, đây cũng là lúc người nông dân hối hả làm đất, trồng dong riềng.

 

Sương mây la đà trên núi lửa Chư Đăng Ya, khi chuyển giao mùa khô sang mùa mưa. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Vẻ đẹp giao mùa trên núi lửa Chư Đăng Ya” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hòa (Hòa Carol), hiện sinh sống và làm việc tại thành phố Pleiku.

Chư Đăng Ya là tên ngọn núi lửa đã từng hoạt động ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm. Theo tiếng đồng bào J’rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là “củ gừng dại”, thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi lửa tựa như một cái phễu khổng lồ, lòng chảo miệng núi mang sắc đỏ đất bazan màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên từ xa xưa.

Núi lửa này là điểm du lịch nổi tiếng Gia Lai, cách trung tâm phố núi Pleiku khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách Biển Hồ 20 km.

Chư Đăng Ya có cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Nếu như những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực trên khắp các triền đồi vào tháng 11, thì vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, ngọn núi mang vẻ đẹp riêng, hoang sơ và quyến rũ trong tiết trời giao mùa của nắng, mưa, gió, sương mây hòa cùng màu đất đỏ bazan.

“Tôi chụp bộ ảnh này vào những ngày cuối tháng 4. Sau những cơn mưa đầu mùa trút xuống, cảnh vật trên núi như tràn đầy sức sống và sáng sớm xuất hiện những làn sương mây như lạc vào nơi tiên cảnh”, anh Hòa cho biết.

Quang cảnh xe cơ giới đang làm đất. Cuối mùa khô, người dân J’rai sống ở làng Ia Gri bắt đầu canh tác làm đất trồng dong riềng. Chư Đăng Ya là một trong những nơi hiếm hoi trên cả nước có thổ nhưỡng phù hợp trồng loại cây này.

Việc làm đất, xẻ rãnh phải kịp thời trước lúc mưa xuống, để cây dong riềng được chăm sóc và phát triển tốt trong mùa mưa, bắt đầu nở hoa vào tháng 7 và kéo dài đến khoảng tháng 10 thu hoạch củ.

Trước mỗi mùa vụ, nông dân ngoài việc dùng xe cơ giới để san bằng đất, họ còn sử dụng bò đi trước để tạo luống theo cách truyền thống.

Những người nông dân hối hả ra đồng chuẩn bị trồng củ. Họ sẽ trồng xen kẽ các vụ mùa dong riềng, ngô, bí đỏ và khoai lang, không trồng liên tiếp theo vụ. Cứ cách hai mùa mưa, mới quay lại trồng một mùa dong riềng.

Xe vận chuyển củ giống dong riềng được tập kết tạo không khí làm việc nhộn nhịp trên đồng. Sau khi các thửa đất được xẻ rãnh hoặc bổ hốc xong, người nông dân sẽ đặt củ vào.

Quang cảnh cày bò và trồng củ giống dong riềng. Củ được đặt sâu 12-15cm, mầm hướng lên. Mật độ trồng khoảng 30.000 – 40.000 cây/ha.

Cây dong riềng được người nông dân trồng chủ yếu để lấy củ. Thương lái thu mua củ để chế biến thành tinh bột làm miến. Sau mùa mưa dong riềng nở rộ, nắng lên hoa dã quỳ lại bắt đầu rợp vàng Chư Đăng Ya.

Anh Hòa cho biết khi du khách viếng thăm Gia Lai nên dành vài ngày để khám phá, trải nghiệm trên “Con đường Hàng thông – Vườn chè Biển Hồ – Núi lửa Chư Đăng Ya” được xem là cung đường du lịch đẹp nhất ở Gia Lai.

Huỳnh Phương 

Ảnh: Nguyễn Ngọc HòaVN Express

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

Trong quá trình tồn tại của mình từ năm 27 trước Công Nguyên, đế quốc La Mã đã chứng kiến quá nhiều thăng trầm. Sau hai thế kỷ đầu thịnh vượng là một giai đoạn bất ổn định và khủng hoảng, khiến đế quốc bị chia đôi. Trong thế kỷ tồn tại thứ tư, sự xuất hiện của Constantine Đại Đế mở đầu cho sự nở rộ của Cơ Đốc giáo. Thế kỷ thứ năm, sau sự sụp đổ của Tây La Mã, đế quốc La Mã hợp nhất lại thành đế quốc Byzantine (đặt theo tên của thủ đô Byzantium mà Constantine Đại Đế trước đó lựa chọn), và trải qua 1000 năm cho đến khi hoàn toàn thất thủ trước Đế quốc Ottoman. Trải dài trên một diện tích rộng lớn xung quanh Địa Trung Hải, bao gồm châu Âu, Bắc Phi, và Đông Á, đế quốc La Mã nói chung đã đặt định một nền tảng quan trọng cho văn hóa nhân loại. Từ ngôn ngữ, nghệ thuật, triết học, cho đến luật pháp, không có lĩnh vực nào của phương Tây không chịu ảnh hưởng của đế quốc này. Và tất nhiên, lịch sử của nó vào những thế kỷ đầu cũng để lại rất nhiều bài học cho hậu thế, đặc biệt là ba lần dịch bệnh lớn nhất được ghi chép lại, gọi là: đại dịch Antonine (165 – 180 SCN), đại dịch Cyprian (249 – 262 SCN) và đại dịch Justinian (541 – 542 SCN); cùng rất nhiều lần dịch bệnh lớn nhỏ vào thời kỳ chia cắt Đông – Tây.

Đại dịch được cho là có ảnh hưởng nặng nề nhất tới đế quốc La Mã là Justinian. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể hình dung được sự tàn khốc của dịch bệnh thời ấy thông qua những miêu tả trong cuốn “Thánh đồ truyện” (Biographies of Eastern Saints) của tác giả kiêm nhà sử học John (John of Ephesus: 507-588); và nhà sử học Evagrius Scholasticus (536 – 594).

Trong quá trình thu thập tư liệu về cuộc đời của các Thánh, John đã chứng kiến lần bệnh dịch ở Constantinople. Còn nhà sử học Evagrius thì tự mình trải nghiệm dịch bệnh và sống sót vào thời trai trẻ, và đã chứng kiến dịch bệnh giết chết vợ, người thân, cùng lượng lớn dân số La Mã.

Những ghi chép về cảnh tượng thời ấy

Khắp nơi đều là “thi thể đã thối rữa nằm ở trên đường do không được ai chôn cất”. Đâu đâu cũng có những con đường đầy người chết và những “hình người” khiến tất cả những ai chứng kiến đều vô cùng sợ hãi và kinh hoàng. Bụng của họ sưng lên, máu và mủ ào ạt chảy ra từ miệng, mắt họ đỏ ngầu, tay với lên cao. Thi thể nối tiếp thi thể thối rữa nằm trên đường, trong những con ngõ, trước cửa sân nhà và giáo đường.

“Trong làn sương mù trên biển, có những con tàu chỉ vì thuyền viên phải chịu sự trừng phạt đầy phẫn nộ của Thượng đế mà trở thành những phần mộ trôi nổi trên sóng.”

Trên đồng “phủ đầy những cây ngũ cốc đã bạc màu”, mà chẳng hề có ai thu hoạch. “Những đàn cừu, sơn dương, bò và lợn gần như trở thành động vật hoang dã, những loài động vật chăn nuôi này dường như đã quên đi cuộc sống cày bừa và giọng của loài người đã từng nuôi chúng.”

“Có khi người ta đang nói chuyện với nhau thì đột nhiên bắt đầu run lên rồi ngã xuống đường hoặc trong nhà. Khi một người đang làm đồ thủ công, có thể anh ta sẽ ngã lăn sang bên cạnh và chết.”

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

“Có người ra chợ mua ít nhu yếu phẩm, khi đang đứng đó nói chuyện hoặc trả giá, cái chết sẽ đến với cả người mua và người bán một cách rất đột ngột, hàng hóa và tiền vẫn nằm đó nhưng không còn ai nhặt lên nữa.”

Số người chết ở Constantinople không thể đếm xuể, “Chỉ trong một ngày, có năm nghìn đến bảy nghìn người, thậm chí có thể lên đến mười hai nghìn đến mười sáu nghìn người rời khỏi thế gian. Do đây chỉ mới là bắt đầu, các nhân viên chính quyền thì đang đếm số người chết ở các bến cảng, các ngã tư đường và trước cổng thành.”

“Cứ như thế, người ở Constantinople dần dần đi đến bước đường hủy diệt, chỉ còn số ít người may mắn sống sót. Nếu như chỉ xét đến những người chết ở trên đường, giá như có người có thể nói ra số người chết cụ thể thực tế, chỉ ước đoán là hơn ba trăm nghìn người thiệt mạng ở trên đường. Những người chịu trách nhiệm thống kê số người chết hễ mà đếm không nổi nữa thì trực tiếp đẩy xác chết ra khỏi thành.” Hơn nữa chính quyền ở đó đã không còn tìm thấy đủ nơi để chôn cất nữa. “Do không có người kéo đi, cũng không có người đào mộ nên thi thể chỉ còn cách bị vứt trên đường, cả thành phố đầy mùi xác thối.”

Sau khi dùng hết mộ, người chết bị ném xuống biển. Số lượng lớn các thi thể bị đưa đến bờ biển. Hàng ngàn hàng vạn thi thể “chất đầy bờ biển, giống như những thứ trôi nổi trên sông trôi theo dòng ra biển lớn.” Tuy tất cả những con tàu chỉ qua lại như con thoi, không ngừng lại mà cứ thế hướng về biển, mang theo những thứ hàng đáng sợ, nhưng nếu muốn đếm được tất cả số tử thi thì vẫn là điều không thể.

Vì thế Hoàng Đế quyết định sử dụng cách xử lý thi thể khác: xây một ngôi mộ khổng lồ, mỗi phần mộ có thể chứa được bảy mươi nghìn thi thể. “Do thiếu không gian nên nam, nữ, người trẻ, trẻ em đều bị ép cùng nhau, giống như vữa bị vô số những đôi chân dẫm đạp lên. Tiếp đó, họ ném vô số thi thể xuống, nam nữ quý tộc, người nhà, thanh niên và cả trẻ em và trẻ sơ sinh đều bị ném xuống như thế, ở phía dưới đáy còn bị ném đến vỡ nát.”

“Mỗi vương quốc, vùng lãnh thổ, khu vực và những thành phố hùng mạnh, toàn bộ người dân đều bị bệnh dịch đùa giỡn trong lòng bàn tay.”

Thông qua miêu tả chi tiết của John, chúng ta phần nào như thể tự mình chứng kiến, lòng chúng ta cũng trở nên run rẩy. Bệnh dịch đáng sợ như thế đó: nó xảy ra chớp nhoáng mà không hình không tướng, con người ta bất cứ lúc nào cũng đối diện với cái chết.

Cũng không phải là quá nếu nói “xác chết rải rác” để hình dung tình trạng thảm khốc lúc đó. Nhà sử học Evagrius thì miêu tả: “Trên cơ thể của vài người, nó bắt đầu từ trên đầu, mắt họ chảy máu, mặt sung lên, tiếp đó là hô hấp khó khăn, sau đó thì những người này chết đi… nội tạng của vài người bị lộ ra ngoài; có người bị viêm hạch ở háng, mủ lan khắp người, và sốt cao, những người này sẽ chết trong vòng hai ba ngày. Có loại dịch bệnh mà người mắc có thể kéo dài vài ngày, nhưng có loại thì người bệnh sẽ chết trong chỉ vài phút sau khi phát bệnh. Có những người bị nhiễm bệnh một hai lần là lại khỏi, nhưng sau đó bị nhiễm lần thứ ba thì chết.”

Từ Pelusium đến cảng Alexandria ở Ai Cập, mọi nơi từ Constantinople đến đế quốc La Mã, lần đầu tiên dịch bệnh lan khắp cả La Mã. 1/3 số người chết bởi trận dịch bệnh này. Còn ở thủ đô Constantinople, có hơn nửa số dân chúng thiệt mạng. Đó chỉ mới là ghi chép về một trong 3 đại dịch lớn nhất của đế quốc La Mã, đại dịch Justinian.

Một số nhà sử học hiện đại không thừa nhận những ghi chép về dịch bệnh được viết bởi các sử gia Cơ đốc giáo và cho rằng số lượng người thiệt mạng đã bị nói quá lên để có lợi cho việc truyền bá tín ngưỡng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khảo cổ học mới đây đã phần nào chứng minh cho những ghi chép này.

Rốt cuộc La Mã đã xảy ra chuyện gì?

Tại sao lại bộc phát dịch bệnh đáng sợ quy mô lớn như thế? Tại sao có những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh sau đó vẫn sống? Người may mắn sống sót khi đó là tác giả John đã nhận ra rằng: Đây là sự trừng phạt của Thượng Đế!

Để người sau này biết được sự tàn khốc của dịch bệnh và có được ví dụ thực tế, John đã viết ra những lời khuyên ngay trong khi ông trải qua đau đớn. “Khi một kẻ bất hạnh là tôi đây muốn ghi chép lại những sự kiện này vào tài liệu lịch sử, có rất nhiều lần dòng tư duy của tôi bị tê liệt. Hơn nữa, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, tôi muốn quên đi tất cả: bởi vì đây xem như là tất cả những lời tôi muốn nói, cũng là những lời khó mà kể được; ngoài ra, còn bởi vì khi cả thế giới đều quay cuồng, đi đến bước đổ sập, khi mà thời gian sinh tồn của một thế hệ người đang bị rút dần đi, xem như là có thể ghi chép lại một phần nhỏ những sự kiện này, thì có tác dụng gì chứ? Còn người ghi tại tất cả mọi thứ thì là đang ghi chép lại cho ai đây?”

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

“Thế nhưng, tôi lại nghĩ, dùng ngòi bút của tôi, để thế hệ sau của chúng tôi biết được một phần nhỏ trong vô số những sự kiện mà Thượng Đế trừng phạt chúng tôi, thì hẳn là không sai đâu. Có lẽ trong những năm tháng còn lại của thế giới sau chúng tôi, thế hệ sau sẽ cảm thấy kinh hoàng và hoảng sợ với tai họa đáng sợ mà chúng tôi phải chịu do tội của chính chúng tôi, đồng thời có thể trở nên sáng suốt hơn vì sự trừng phạt mà những kẻ bất hạnh như chúng tôi phải chịu, từ đó có thể cứu được chính họ khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế cũng như tương lai đau khổ của họ.”

Nếu như không phải là sự trừng phạt của Thượng Đế thì quả thật là có rất nhiều việc khó có thể giải thích rõ ràng được. Như nhà sử học Evagrius đã viết về sự kỳ lạ của bệnh dịch:

“Có người đã thoát ly nơi thành phố bị nhiễm bệnh, hơn nữa bản thân họ còn rất khỏe mạnh nhưng chính họ lại truyền bệnh cho những người không bị nhiễm bệnh. Cũng có một số người thậm chí là sống giữa những người bệnh, không chỉ ở cùng với người bệnh mà còn tiếp xúc với những người đã chết nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm.”

“Cũng có người vì mất đi con cái và người thân nên chủ động muốn chết theo, hơn nữa họ còn gần gũi hơn với người bệnh để mong cho chết mau hơn, nhưng dường như căn bệnh lại từ chối ý muốn đó, dù cho họ có làm cách nào thì vẫn cứ khỏe mạnh như trước.”

Vậy thì tại sao Thượng Đế lại phải trừng phạt Đế quốc La Mã? Hãy xem người La Mã lúc bấy giờ đã làm những gì khiến Thượng Đế phẫn nộ đến thế. Chắc hẳn đó là sự đàn áp đạo Cơ Đốc và các tín đồ Cơ Đốc đã khiến cả người và Thần cùng tức giận, mà sự đàn áp này xảy ra trong suốt 300 năm.

Tín đồ Cơ Đốc bị đem cho sư tử xé xác trong đấu trường như một trò mua vui trước sự chứng kiến của người dân La Mã.

Năm 64 sau CN, Nero đốt thành La Mã và đổ tội cho tín đồ Cơ Đốc, đây là lần đàn áp tín đồ Cơ Đốc đầu tiên trong lịch sử đế quốc La Mã. Sau Nero, còn có nhiều hoàng đế khác đàn áp tín đồ Cơ Đốc, từ năm 64 sau CN đến đầu thế kỷ thứ 4, tổng cộng đã xảy ra hơn mười lần đàn áp như thế. Hình phạt dành cho các tín đồ có thể kể đến như: đóng đinh vào giá chữ thập, khoác da thú để ác thú cắn chết, đóng đinh họ vào cột làm đuốc dần dần thiêu chết… Các tín đồ Cơ Đốc hoặc là lựa chọn hối lỗi, hoặc lựa chọn cái chết. Rất nhiều tín đồ không từ bỏ đức tin bị giết. Chính từ sự đàn áp đối với tín đồ Cơ Đốc mà đế quốc La Mã bắt đầu liên tiếp phải chịu hậu quả từ thiên tai và dịch bệnh, tình hình kinh tế không ngừng xấu đi, đi đến bước đường suy vong.

Cổ ngữ phương Đông có câu: “Thiện ác cuối cùng rồi cũng có báo ứng, chỉ đến sớm hay đến muộn mà thôi.” Báo ứng có hiện báo, sinh báo, và hậu báo. Các đại dịch Antonine (165 – 180 SCN), Cyprian (249 – 262 SCN) có thể nói là ứng vào hiện báo và sinh báo. Còn hậu báo như Justinian (541 – 542 SCN) lại là trầm trọng mà khó nhận biết nhất. Phần đế quốc La Mã (đế quốc Byzantine) mà Constantine Đại Đế (272-337 SCN) sùng đạo đặt định cơ sở tại Byzantium thì trường tồn thêm 1000 năm, trong khi phần đế quốc còn lại thì đoản mệnh. Nhân nói đến chuyện hậu báo và đàn áp Cơ Đốc này, người Do Thái chẳng phải cũng vì giết Chúa mà tha hương, chịu đủ loại cay đắng khốc liệt, mong mỏi bao nhiêu năm chờ ngày Israel phục quốc tại Jerusalem đó sao?

Còn có người hỏi, vậy vì sao không chỉ những cá nhân ra lệnh và thi hành đàn áp, mà cả những người dân thường cũng phải chịu cảnh báo ứng, cả thế hệ sau cũng chịu cảnh báo ứng? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị đem ra làm thú vui trong đấu trường, thì ai là những người cổ vũ và hứng khởi trên ghế khán giả? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị lùng bắt và bị giết vô đạo, thì có ai dám đứng ra nói lời ngay chính thay cho họ? Thờ ơ trước cái ác và bán đứng lương tri liệu có phải là một điều không kém phần tàn ác? Tổ tiên làm, con cháu chịu, đây là quan niệm mà người phương Đông thời xưa hiểu vô cùng rõ.

Tín đồ Cơ Đốc bị treo lên làm “đuốc thịt” mua vui cho vua quan La Mã.

Lịch sử lặp lại, con người ngày nay cũng có bao nhiêu người hy vọng giống như John “có thể trở nên sáng suốt hơn vì sự trừng phạt mà những kẻ bất hạnh như chúng ta phải chịu”, từ đó có thể cứu được chính họ khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế cũng như tương lai đau khổ? Và có bao nhiêu người biết rằng Thượng Đế đã luôn cảnh báo chúng ta?

Nhìn lại thế giới ngày nay, không ít người vì kiên định với tín ngưỡng của bản thân mà đang bị đàn áp mạnh mẽ, bị bắt nhốt vào trại giam và trại giáo dưỡng chịu tra tấn, có rất nhiều người bị giết, và có vô số người bị ép phải bỏ nhà đi… Cũng có không ít người trẻ tuổi kiên định niềm tin vào tự do và lẽ phải mà bị đàn áp. Nếu như thật sự có sự tồn tại của Thần linh, vậy thì các Thần trên trời kia liệu có thể khoan dung được hành vi trái lẽ trời này? Dịch bệnh ở đâu đều là sự cảnh tỉnh đối người con người, nếu như con người còn không tỉnh ngộ thì cảnh tượng tàn khốc năm đó ở đế quốc La Mã rất có khả năng sẽ lại xảy ra.

“Trời không tuyệt đường của con người”, Trời vẫn rất thương xót con người, vẫn còn đang đợi con người tỉnh ngộ, nhưng thời gian còn bao lâu? Con người chúng ta tuyệt đối đừng đợi đến khi tai họa thật sự giáng xuống thì mới thức tỉnh, khi đó thì mọi thứ đều đã quá muộn màng.

An Hòa / TrithucVN

Ông nội dạy: Người càng thông minh càng cao tay với bốn loại “tiểu nhân”

Ông nội dạy: Người càng thông minh càng cao tay với bốn loại "tiểu nhân"

Tôi rất thích một câu nói: “Thiếu học thức, tức là người ta bắt nạt bạn thế nào, bạn sẽ bắt nạt lại y như thế. Nhưng khi học sâu hiểu rộng rồi, bạn sẽ chọn không liên quan gì đến những người đó nữa”. Tối hôm trước, khi tôi và ông nội nói đến chủ đề này, ông nội có nhắc tôi rằng: “Người càng thông minh, thì càng cao tay với bốn loại ‘tiểu nhân’.” Bạn có biết bốn loại “tiểu nhân” đó là những loại người nào không?

Cấp trên chỉ biết đến lợi ích

Không còn nghi ngờ gì nữa, kiểu cấp trên chỉ biết đến lợi ích lúc nào cũng là loại thích bắt nạt kẻ yếu.

Ông nội dạy, khi qua lại với những người như thế, nhất định không được lấy cứng chọi cứng, mà phải biết cách tỏ ra khách khí với họ, đồng thời ghi nhớ nhất cử nhất động của họ, thậm chí là cả những hành vi “chơi không đẹp” của họ.

Làm thế không phải là để tìm cách hãm hại người ta, mà chỉ là để bảo vệ bản thân mà thôi.

Sau này, một khi họ cố tình “bẫy” bạn, hoặc vì không chiếm được lợi ích gì mà dọa nạt bạn, thì bạn có thể lôi những chứng cứ thu được từ trước ra “phản kích”, khiến bọn họ sợ hãi, không dám tùy tiện đắc tội bạn nữa.

Cách này bề ngoài nhìn vào thì có vẻ không được “chính nghĩa” cho lắm, nhưng suy cho cùng, đây cũng chỉ là một cách tự bảo vệ bản thân, chỉ cần bạn không làm gì trái lương tâm là được.

Đồng nghiệp luôn làm khó bạn

Ông nội nói, chúng ta sẽ thường xuyên gặp phải kiểu đồng nghiệp thích làm khó mình chỉ vì tranh chấp công việc và thành tích.

Người thực sự thông minh khi gặp phải kiểu đồng nghiệp này sẽ không trực tiếp trở mặt với họ, mà sẽ học cách chơi chiêu “tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi”.

Làm cho tốt công việc của mình, sau đó tạo mối quan hệ tốt với những người xung quanh, đồng thời nỗ lực nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.

Những việc đó thực ra đã âm thầm “đánh trả” người kia rồi. Đợi đến khi bạn có tiếng nói nhất định, thì những kẻ tiểu nhân thích làm khó bạn tự nhiên sẽ phải im miệng.

Ông nội dạy: Người càng thông minh càng cao tay với bốn loại tiểu nhân - Ảnh 2.

Đối thủ thích ném đá giấu tay

Ông nội nói, xung quanh chúng ta sẽ luôn có những người thích chúng ta, và cả những người không thích chúng ta.

Cho nên việc bị người khác hãm hại thực ra là rất bình thường.

Có những kẻ trước mặt thì tỏ ra tốt đẹp, sau lưng lại ném đá giấu tay, giở trò hèn hạ, gây ảnh hưởng xấu đến bạn, nhưng bản thân người đó thì chẳng phải trả giá gì, đến danh tiếng cũng ngày một tốt lên.

Cha ông dạy, thà đắc tội quân tử chứ không đắc tội tiểu nhân. Khi gặp loại người này, bạn không nên tùy tiện đắc tội họ, mà nên học cách tấn công từ đằng sau, đừng tỏ ra quan tâm, đồng thời tránh xa khỏi tầm ngắm của họ. Rồi dần dần những kẻ đó sẽ mất đi hứng thú với bạn thôi.

Người quen lắm mưu mô

Ông nội bảo, những người như thế nếu đã để mắt đến địa vị và tài sản của chúng ta thì thường sẽ luôn tìm cách lấy lòng chúng ta, một gật hai dạ ba vâng ạ, để tiện còn nhờ vả này kia.

Nhưng một khi gặp phải vấn đề liên quan đến lợi ích, họ sẽ lập tức nhảy ra đòi quyền lợi.

Mà không chỉ những người có địa vị và tài sản, loại người mưu mô khéo léo này thường sẽ không tùy tiện đắc tội người khác, chỉ cần có lợi thì ít nhiều gì họ cũng vơ bằng hết, cho đến khi họ bị thiệt.

Đến lúc đó thì ngay cả lập tức trở mặt không nhận thân họ cũng chẳng sợ.

Đối với loại “tiểu nhân” này, bạn nhất định phải nhớ, đừng có nói chuyện thật lòng với họ, đồng thời cũng ít qua lại thôi. Chỉ có như thế mới tránh rơi vào bẫy của họ được.

Ông nội dạy: Người càng thông minh càng cao tay với bốn loại tiểu nhân - Ảnh 3.

Còn các bạn thì sao? Xung quanh bạn có những người như vậy không, và bạn thường chọn cách đối phó như thế nào?

Theo Dân Sinh

Gần 1,6 tỉ nạn nhân thầm lặng của “hung thần” Covid-19

Gần 1,6 tỉ người lao động trong nền kinh tế phi chính thức, tương đương gần 50% lực lượng lao động toàn cầu, đang đối mặt với nguy cơ mất việc vì đại dịch Covid-19, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hôm 29-4.

Hơn 430 triệu doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như bán lẻ và sản xuất có nguy bị “gián đoạn nghiêm trọng”. Thế giới hiện có khoảng 3,3 tỉ lao động và 2 tỉ trong số này làm việc trong nền kinh tế phi chính thức – những người dễ bị tổn thương nhất trong thị trường lao động.

Theo ILO, đời sống của 1,6 tỉ lao động trong nền kinh tế phi chính thức đã bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19. Do lệnh phong tỏa hoặc họ làm việc trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thu nhập bình quân của những người này bị sụt giảm 60% trong tháng đầu tiên của khủng hoảng Covid-19.

 Gần 1,6 tỉ nạn nhân thầm lặng của hung thần Covid-19  - Ảnh 1.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 1,6 tỉ người lao động có nguy cơ mất việc vì Covid-19. Ảnh: Reuters

Tổng giám đốc ILO Guy Ryder khẳng định trong bối cảnh khủng hoảng việc làm và dịch Covid-19 còn tiếp diễn, nhu cầu bảo vệ những lao động này trở nên cấp bách hơn.

“Với hàng triệu lao động, không thu nhập có nghĩa là không lương thực, không an ninh và không tương lai. Hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới hiện gần như không thể thở” – ông Ryder nói.

Theo ILO, so với thời điểm trước khi khủng hoảng Covid-19 xảy ra, thị trường lao động thế giới sẽ “bốc hơi” 10,5% giờ làm trong quý II/2020, tương đương 305 triệu việc làm toàn thời gian. ILO kêu gọi tiến hành các biện pháp “khẩn cấp, có chọn lọc và linh hoạt” để hỗ trợ cả người lao động lẫn doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và những lao động trong nền kinh tế phi chính thức.

“Sự phối hợp của cộng đồng quốc tế trong các gói cứu trợ kinh tế và các biện pháp giảm nợ cũng rất quan trọng đối với mục tiêu phục hồi hiệu quả và bền vững” – ILO khẳng định.

Theo Cao Lực / Người Lao động

30/04/1975: Những nhân chứng trong Dinh Độc Lập và cuộc chuyển giao không ký văn bản

Đại tá Bùi Tín đang nói chuyện với Thủ Tướng Vũ Văn Mậu, Tổng thống cuối cùng của VNCH Dương Văn Minh "Big Minh" đứng phía sau.

 hình ảnhPHẠM CAO PHONG
Đại tá Bùi Tín đang nói chuyện với Thủ Tướng Vũ Văn Mậu, Tổng thống cuối cùng của VNCH Dương Văn Minh “Big Minh” đứng phía sau.

Trên trang web của BBC News Tiếng Việt đã có nhiều bài đề cập đến ngày 30/04/1975 và những diễn biến trong Dinh Độc Lập.

Để tôn trọng tính lịch sử của sự kiện, tôi ghi lại nguyên văn những lời kể dưới đây của đại tá Bùi Tín, người vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ông kể cho tôi năm 2018 tại một bệnh viện Paris, nơi ông xin tỵ nạn sau khi rời khỏi Việt Nam, và qua đời năm 11/8/2018 tại Montreuil, thọ 90 tuổi.

Cảm tưởng khi vào Dinh Độc Lập à. Mệt và đói.Bà con đem bánh mỳ đến xung quanh cho bộ đội. Mô tô hàng mấy chục chiếc, cứ thanh niên trẻ phóng, đậu lại, ngẩng đầu lên chuyền cho mấy ông lái xe tăng rồi lại phóng đi ngay để trở về nhà để kể lại đấy.Mình viết bài xong trong 40 phút. Mình ăn mỳ ăn liền và mấy phong lương khô rồi nằm nghỉ, chớp mắt do mệt quá. Sau đó là phải nhờ ngay cậu lái xe thông tin vào trại David. Ở trại David mới dựa vào thông tin để đánh mooc ra Hà Nội. Bài của mình duy nhất bởi vì bưu điện đóng cửa. Tất cả điện tín, điện thoại đều bị cắt.

Lúc ấy Nguyễn Đình Ước nhận bài và trung tá Hồng Phương biên tập. Có mỗi một bài của mình đưa ra khỏi Sài Gòn ngày hôm đó. Hồng Phương chữa lại câu mình viết là – Một cán bộ cấp cao của ta đã nói: “Các ông không còn cái gì còn có trong tay, người ta không thể giao cái gì người ta không có”. Nói lơ lửng chứ không nói là ai cả.Börries Gallasch và Terzani nhờ mình chuyển bài của họ. Mình bảo rằng, được rồi các ông yên tâm, tôi có cách. Thế là Börries Gallasch tự nhiên lăn đùng ra đất, nói “Tao sướng quá, như thế là mày cứu cho tao rồi.”Có máy bay ra ngày hôm sau nên mình nhận luôn, cho vào cái phong bì to mình gửi cho Thông tấn xã Việt Nam là ông Ngô Điền. Ông này sau làm đại sứ. Ngô Điền lúc đó làm giám đốc TTX. Mình mới viết cái thư là có mấy phóng viên không có cách nào chuyển bài qua bưu điện được, thế thì nhờ anh chuyển hộ. Sau đó một ngày là báo Đức ở Hamburg đăng bài của Gallasch.”

Theo tôi tìm hiểu, khi ở Hà Nội tháng 2.2019, nếu hỏi bài báo ra khỏi Sài Gòn ngày 30/4/1975 của ông cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân ở Thư viện Quốc gia trên đường Tràng Thi Hà Nội thì sẽ không được đáp ứng.

Còn một tấm ảnh này tôi rửa ra từ bộ phim “Hừng đông trên thành phố Hồ Chí Minh” do Xưởng phim Quân Giải phóng ra mắt tháng Năm 1975. Ai biết bộ phim này hiện ở đâu tại Việt Nam?

Ai làm gì trong Dinh Độc Lập?

Ông Bùi Tín kể với tôi về ngày 30/4/1975 trong Dinh Độc Lập: Tùng và Hân theo tập quán của quân đội là phải tôn trọng người cao cấp nhất. Phải xin ý kiến người cao cấp nhất và để cho người cao cấp nhất có ý kiến giải quyết. Lúc đó họ cũng sợ vì lúc đó cả hai đều là trung tá. Mà ông biết trung tá với đại tá là khác về bậc, chứ không phải khác về cấp.Trung cấp có hai bậc thôi – trung tá và thiếu tá. Thượng tá là bậc khác, coi là cán bộ cao cấp. Họ vào thấy mình là cao cấp hơn, nghiễm nhiên họ nghĩ rằng là việc gì cũng phải trao đổi với mình, thực sự mình là cấp trên nhất để giải quyết. Đấy là tâm lý bình thường”.

Câu hỏi tại sao ông Bùi Tín cấp hàm thượng tá lại là người tiếp nhận sự đầu hàng của VNCH vẫn gây tranh cãi đến bây giờ.

Nghe thật giống câu hỏi có phải Hoàng thân Mikhail Koutouzov (1745-1813) người đè bẹp đạo quân của Napoleon có phải quân Pháp đã bị đâm bởi xe Volga?

Còn việc ‘tiếp quản đầu hàng’ từ Tổng thống cuối cùng của VNCH tại sao đã xảy ra như thế mà không khác đi, không có một lễ bàn giao cao cấp với sự chứng kiến của nhiều nhà báo nước ngoài vẫn chưa bị đuổi khỏi Nam VN ngày 30/04/1075?

Tôi có cách giải thích thế này.

Những người Việt Nam một thời đi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp đa số là người nông dân mặc áo lính có trái tim yêu nước thuần hậu, lên đường không phải theo chủ thuyết cộng sản.

Với họ, tổ quốc lâm nguy thì cầm súng, đánh giặc xong quay về với ruộng đồng. Họ đơn giản và trong trắng, dễ bị lừa bởi một ông vua ma mãnh và những quan tham.

‘Tướng Giáp đúng là con người có tài’

Năm 1945, vua Bảo Đại mới 30 tuổi đã bịp được cả Bộ trưởng Thông tin Trần Huy Liệu khi diễn tuồng trao cho cái kiếm rỉ và một cái ấn giả đem về cho chính phủ cách mạng. Không có một văn bản quốc tế nào công nhận sự kiện đó ở Huế.

Ông Bùi Tín với tướng Nam Long Tư lệnh Quân đoàn Hai ngày 30/4/1975 hình ảnhBÙI TÍN
Ông Bùi Tín với tướng Nam Long Tư lệnh Quân đoàn Hai ngày 30/4/1975

Ba mươi năm sau ngày 23/8/1945, những cán bộ, bộ đội tiếp quản Sài Gòn vẫn chỉ là những học trò không thuộc bài.

Trong ngày 30/4/1975 khi tướng Dương Văn Minh đợi họ trong gian đại sảnh của Dinh Độc Lập, không ai trong số sĩ quan Bắc Việt, thậm chí ngày hôm sau đã có tướng Trần Văn Trà (Mặt Trận) nghĩ ra điều là phải mời Tổng thống VNCH ngồi xuống một chiếc bàn có khăn trắng và hai lọ mực.

Cuộc chuyển giao của VNCH không có ký một văn bản nào cho MTDTGP hay VNDCCH. Nó không hề giống lễ hạ vũ khí đầu hàng Đồng Minh của Đức, phải ký đến hai lần. Lần thứ nhất vào 2h41 phút ngày 7/5/1945 và lần thứ hai vào 23h01phút ngày 8/5/1945, giờ châu Âu, tức là 01:01ngày 9/5/1945 giờ Mouscow, với Nguyên soái Nga Georgi Zhukov chứng kiến. Charles de Gaulle cũng phải cử một vị tướng đến ký vào để Pháp có phần cùng Liên Xô, Mỹ và Anh. Sau đó Đồng minh tha hồ chiếm đóng, chia cắt các lãnh thổ Đức lại còn được thế giới hoan hô.

Lẽ ra VNDCCH đã sở hữu đầy đủ giấy tờ chuyển giao quyền lực, quyền tài phán, quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia, quyền kế thừa VNCH về phương diện quốc tế thì họ có quyền đòi lại những máy bay, tầu thuyền sở hữu của VNCH chạy đi sau biến cố 30/4/1975. Những sở hữu, bất động sản kể cả những tài khoản ký gửi tại các ngân hàng ngoài nước đã tuột khỏi tay người chiến thắng vì họ không mang vũ khí pháp luật trong cuộc hành quân. Nó để lại di hại cho đến bây giờ.

Theo tôi hiểu thì hiện tại Pháp vẫn giữ khoảng 40 triệu đô la từ thời điểm 1975 đang trong vòng tranh tụng. Giá trị lãi suất 30 năm và tỷ suất hiện nay gấp nhiều lần con số đó. Chưa kể những tài khoản khác của VNCH Mỹ đã phong tỏa. Các đảo do VNCH khai thác và có chủ quyền nếu dựa trên những giấy tờ mang tính quốc tế ấy sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong các tranh tụng pháp lý về chủ quyền.

Ông Bùi Tín lý giải các góc độ trận Tết Mậu Thân

Đại tá Bùi Tín, sĩ quan – nhà báo mang quân hàm cao nhất của QĐNDVN có mặt trong Dinh Độc lập ngày định mệnh đó kể với tôi:

-Thế còn về phía Dương Văn Minh thì mình gặp lại nhiều lần lắm. Ông bảo là khi Nguyễn Văn Hân vào nói là có một cán bộ cấp cao thì họ mới nghĩ rằng chắc là ông này là cao, không biết là tướng hay là gì đấy nên họ bàn chuyện bàn giao chính quyền. Ba ông trao đổi với nhau và nói ngay về vấn đề 16 tấn vàng. Họ ở lại Dinh Độc Lập cho đến ngày mùng 1 tháng 5, sau khi ông Trà vào mới cho về.

Với đại tá Bùi Tín, ông hiểu ngôn ngữ quốc tế của cụm từ “tiếp nhận đầu hàng” là chủ nhà nộp vàng thế là đủ. Cha ông, Thượng thư Bộ Lễ Bùi Bằng Đoàn, Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước VNDCCH không còn để nhắc ông là phải làm giấy tờ, đóng dấu triện son nhận đủ tài sản của vương quốc đang chìm vào bụi tàn.

Ông đúng một nửa, nếu ông nghĩ rằng là ông người được “Chọn mặt gửi vàng” nhận ngân khố quốc gia từ tay thủ tướng Vũ văn Mẫu đồng nghĩa với “chuyển giao nhân phẩm và quyền lực”. Ông sống trong cái thời một ông bố bà mẹ nào đấy khi con cái chưa ra đời đã hứa gả cho nhau.

Ông Bùi Tín kể tiếp:

“Chính mình chơi rất thân với Bùi Văn Tùng nhưng cái câu mà mình nói là ‘Không còn cái gì mà để bàn giao nữa’- thì cậu ta lại nói là câu của Phạm Xuân Thệ. Lúc thì nói là của Thệ, lúc lại nói là của Tùng. Lúc ấy chuyện Nguyễn Công Trang vào là có thật. Ông là đại tá phó chính uỷ quân đoàn, nhưng không hề vào gặp Dương Văn Minh. Mình hỏi thì nói đang bận giải quyết vấn đề thương binh liệt sĩ. Lúc đánh vào Sài Gòn có một số thương binh không biết gửi ở đâu và có một số liệt sĩ chết, không biết đặt ở đâu giữa đường. Chẳng nhẽ lại đưa vào Dinh Độc Lập à? Ông ta nói còn thu xếp và cũng không được nhận lệnh.”

Tác giả Phạm Cao Phong và nhà báo Bùi Tín tại Paris ảnhPHẠM CAO PHONG
Tác giả Phạm Cao Phong và nhà báo Bùi Tín tại Paris

Luôn trở thành nhân chứng khó xử

Hiện nay ông Bùi Tín bị “xóa hẳn” khỏi chính sử của ngành tuyên giáo Việt Nam, kể cả vai trò của ông trong ngày 30/04/1975.

Có dịp sống cạnh ông thời gian ở Pháp, tôi hiểu vì sao ông trở thành một “nhân chứng cồng kềnh”, khó xử cho bộ máy báo chí.

Năm 1984, ông Bùi Tín viết bài về việc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam lem nhem trong việc thực hiện Di Chúc chủ tịch Hồ Chí Minh, cắt xén lời dặn sau “chống Mỹ thành công”cần khoan sức dân, miễn thuế trong hai năm cho cả nước và phải tiến hành ngay chỉnh huấn tránh bệnh kiêu ngạo. Quốc hội Việt Nam buộc phải họp lại, ra nghị quyết. Người dân cả nước, sau mười lăm năm bị ăn quịt, thu lại hạt gạo ngày 30.4.

Ông công bố tư liệu này khi còn đang chức Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân. Không như những “đồng chí”của ông chỉ nói điều nghịch nhĩ với Đảng sau khi cầm sổ hưu hoặc thì thụt trong đám bạn bè.

Song nếu phải tính con số thóc thu hoạch trong cả nước suốt hai năm tức là sáu vụ lúa mà ông đòi lại cho dân từ tay nhà cầm quyền, mà bắt buộc phải tính trong tiểu sử của ông, thì hình như ai cũng mắc bệnh Alzheimer, hay trí nhớ đoản, hoặc cố tình lú.

Hàng triệu tấn thóc đó có làm giảm tội “phản quốc” của ông Bùi Tín ?

Sau khi sang Pháp, ông Bùi Tín công bố Kiến Nghị Của Một Công Dân, nội dung kêu gọi chính quyền Việt nam tiến hành đổi mới thực sự. Nội dung đã được đài BBC của Anh truyền về Việt nam, tổng cộng khoảng 200 phút trong 14 tuần lễ của năm 1991.

Ông Đỗ Văn của BBC Tiếng Việt hồi tưởng (trong bài trên trang bbcvietnamese 12/08/2018):

Kế đó vào tháng 11 ông gặp tôi tại Paris và cho biết có nhờ Đại sứ quán Việt Nam tại Paris chuyển về một kiến nghị do ông soạn thảo, nói tới những ưu tư và phương hướng cần phải theo đuổi để cứu vãn cho “chế độ” thoát khỏi tình trạng khó khăn về các lãnh vực kinh tế và chính trị.

Theo tôi, ông là một nhân vật trí thức, hiểu biết nhiều và có lẽ quá ưu tư khắc khoải về vận mệnh của dân tộc, nếu không nói là thái quá.

Ông Đỗ Văn của Đài BBC vẫn còn bị ám ảnh bởi luật không viết thành văn ở Việt Nam:

Cùng lúc ông Tín trao cho tôi một bản sao kiến nghị này và nhờ phổ biến trên làn sóng của Ban Việt ngữ Đài BBC. Phản ứng tức thời của tôi là nếu bản Kiến nghị đó được công khai phổ biến, liệu ông Bùi Tín có e ngại đến những di luỵ tới bản thân hoặc thậm chí tới cả gia đình của ông nữa. Nhưng câu trả lời của ông đã khiến tôi có những suy nghĩ khác.

Tôi cho rằng lúc ấy ông vẫn còn là một người cộng sản trung kiên. Kể cũng lạ là sau khi Bản Kiến nghị của ông Bùi Tín được công bố trên Đài BBC mãi vài tuần lễ sau mới có phản ứng bất bình của Hà Nội và vẫn chưa có sự công khai cách chức Phó Tổng biên tập tờ Nhân Dân, mặc dầu trên các hệ thống truyền thông báo chí nước ngoài cho biết Bản Kiến nghị của ông Bùi Tín đã gây ra chấn động nhân tâm trong nước.

Tôi nhớ ông Bùi Tín ở Pháp ra sao?

Ở Paris, ông Bùi Tín sử dụng thành thạo ngôn ngữ Pháp học được từ những năm tại trường Quốc học Huế. Sông Seine vẫn trôi lững lờ dưới chân cầu Mirabeau như trong thơ Apollinaire, ông gặp lại cô người tình học sau ông một lớp, mê ông từ thời học sinh ở Huế, khi ông đến lớp bằng xe gọng đồng có phu kéo, cha ông là một trong 5 quan Thượng Thư Đại thần của vua Bảo Đại. Họ đi chơi bãi biển Deauville với nhau, da rám nắng đẹp đẽ, uống champagne. Ông như sống lại thời thanh niên sôi nổi khi hát “Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi.

Luật pháp bảo vệ ông như những bức tường bằng kính của tiệm cà phê trên đường St. Ambroise mỗi sáng ông ghé uống cà phê. Ông cười với những cô bạn gái mới, ông bị lây những tiếng cười như tiếng nổ nút chai champagne ‘pùm, pùm’, hay khe khé, hay ho sặc sụa như bị tương cải cay Dijon sực lên mũi, ông cùng bạn bè đàm tiếu chuyện tổng thống Mitterrand xây cái Kim Tự Tháp pha lê khổng lồ trên sân điện Louvre vì trót buông lời với người tình. Ông sao nhãng, quên rằng ở Việt Nam xa xôi, đất nước của ông vẫn tồn tại những quan phụ mẫu, làm quan như là làm bố mẹ dân.

Sau này những người cộng sản Trung Quốc còn cho người dân đất nước ông món đồ hộp “Chuyên chính vô sản” xào nấu cho rất nhiều ớt theo kiểu nhà nghèo châu Á. Những Luật Nhân quyền quốc tế, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được dán như những chiếc bùa trừ tà, bị lấp đi dưới những bức tranh cổ động ba người lực lưỡng, một cầm búa, một cầm liềm, một cầm súng phía sau là một lá cờ đỏ khổng lồ. Ông cẩu thả không nghĩ đến nơi đến chốn sẽ bị khép vào tội phản quốc, nông cạn cho rằng ví thử mình nói năng quá khích cũng chỉ phải ra tòa về vu cáo sai.

Ông đã đưa Kiến nghị của ông cho cụ Trường Chinh từ năm 1986, hồi ngày ngày xe Volga đen đón ông lên Hồ Tây viết hồi ký cho Tổng Bí thư rồi kia mà? Ở bên Pháp ông cũng nhờ Sứ quán ở đây chuyển Thỉnh nguyện thư về nước, rồi ông gửi đến BBC, đúng trình tự báo cáo? Ông dám nghĩ là chân thật, bắt chước Phan Chu Trinh một cách vớ vẩn như thế?

Ông Bùi Tín với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt nam, Chủ tịch nước Việt nam năm 1986 Trường Chinhhình ảnhPHẠM CAO PHONG
Ông Bùi Tín với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt nam, Chủ tịch nước Việt nam năm 1986 Trường Chinh

Ông Bùi Tín đã mất năm 2018 ở Pháp.

Ông đã sai khi hiểu máy móc Jules Roy (1907-2000): “Nước Pháp đã nêu điển hình với thái độ hoàn toàn dửng dưng đối với quân đội của mình và cái tội ác do thiếu trách nhiệm ấy gọi là tội không cứu giúp người đang lâm nạn. Đối với một công dân bình thường, tội đó bị pháp luật trừng trị, khi cả một dân tộc phạm tội, nó dẫn đến tội đào nhiệm tập thể, một dân tộc khó đứng dậy nổi sau tình trạng đó và một ngày kia, nó sẽ trả giá bằng sự diệt vong của chính mình.”

Lịch sử luôn thay đổi…trên báo VN

Chiếc ảnh Quân đoàn Hai tặng ông Bùi Tín mang đi từ Việt Nam như một sự trớ trêu nữa. Chiếc ảnh đặc biệt để tặng những người đặc biệt được dựng lại để chiếc xe tăng 843 thay vị trí húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập của tăng 390 như báo chí Việt Nam đưa tin.

Ghét xe tăng Trung Quốc 390 hay vì lý do nào khác mà chiếc tăng Liên Xô 843 do Bùi Quang Thận phải đóng thế vai? Chúng ta đang xem”Cuộc chiến đấu ngồi-Der Sítzkrieg”nhại lại Blitzkrieg-Cuộc Chiến tranh chớp nhoáng trong tiếng Đức hay cuộc “Chiến đấu Nực cười-La drole de Guerre” của những tranh cãi, tranh công?

Ông Bùi Tín trong một lần trả lời BBC
Ông Bùi Tín trong một lần trả lời BBC

Không thấy một dòng nào thuật lại số phận của 200 người lính của Quân Đoàn II không còn được ăn bữa cơm tối hòa bình đầu tiên.

Tiziano Terzani của báo Der Spiegel viết: “Trên đại lộ Công Lý, những chiếc xe tăng khác cũng tiến lại. Đó là tiền quân của đội hình tăng kéo về từ hướng Đông, vượt qua Tân Sơn Nhất, nơi họ đụng độ với một đơn vị quân lực VNCH ngoan cường chống trả. Năm xe T54 và 200 lính Giải Phóng đã bị loại khỏi vòng chiến đấu. ”

Sao chỉ có Nguyễn Duy là nhớ bạn bè nằm xuống với “Tiếng tắc kè với lời mong sắp về ” ?

Lá me vàng lăn tăn rải thảm phố hè

chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy

cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy

hột mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

Người bạn tôi không về tới nơi này

anh nằm lại bên kia cầu xa lộ

anh gục ngã trước cửa vào thành phố

giây phút lạnh lùng chấm dứt cuộc chiến tranh

Đồng đội, bao người không “về tới” như anh

nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa…

tất cả họ, suốt một thời máu lửa

đều ước ao thật giản dị:

sắp về!

Nữ nhà báo Pháp Françoise Demulder (09/06/1947-3/9/2008) – người chụp tấm hình xe tăng 390 húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập-cũng đã mất năm 2008. Tấm ảnh chụp từ chiếc Nikon của bà lật tẩy sự dối trá cố tình từ 20 năm trước.

Chả có Phạm Xuân Thệ nào húc đổ cổng Dinh mà chỉ có êkíp xe tăng 390 của lữ đoàn 203, Quân đoàn II của trung úy Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên, Nguyễn Văn Tập, Lê Văn Phượng. Họ bị khuất sau những Bùi Xuân Thệ, Bùi Văn Tùng.

Tôi nhìn vào bức ảnh cuối cùng kết thúc cho bài viết là ảnh ông Bùi Tín chụp sau trận Đồ Xá, Chiến khu 5, năm 1971 của quân VNCH.

Vừa đúng 7 người, như tuyên truyền của VNCH hồi đó nói “7 Việt Cộng đu một cọng đu đủ không gẫy“. Người thứ hai từ trái sang là người ngày 30/4/1975 tiếp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của VNCH. Người đã cùng tướng Giáp, đại tá Lê Trọng Nghĩa hát năm 1945:

“Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Phạm Cao Phong ở Paris, Pháp.