Ngôi nhà thơ mộng bên sườn đồi thông Đà Lạt

Nằm tại vị trí đắc địa với khí hậu dễ chịu của Đà Lạt, căn nhà với phong cách thiết kế đơn giản nhưng lãng mạn mang tới những ấn tượng đặc biệt khi ghé qua.

Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 1 MIN00241.jpg
“Mây Villa” nằm tựa lưng trên đồi thông có tổng diện tích 300 m2 với 65 m2 xây mặt sàn, phần còn lại là sân vườn. Căn nhà bao gồm 1 phòng khách, 1 khu bếp liền với phòng ăn, 4 phòng ngủ lớn và 1 phòng ngủ nhỏ.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 2 MIN00234.jpg
Từ đây có thể nhìn bao quát được cả Đà Lạt. Chủ nhà cũng thường xuyên tiếp đón khách tới nghỉ ngơi và thăm thú.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 3 MIN00081.jpg
Phòng khách với không gian lãng mạn, có tầm nhìn hướng ra núi Lang Biang và thung lũng Đèn.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 4 MIN00028.jpg
Sofa cùng tủ đồ có màu sắc tươi tắn được đặt cạnh ban công với ánh sáng lan toả khắp phòng tạo cảm giảm thư thái khi thức dậy.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 5 MIN00019.jpg
Ghế mây cùng lò sưởi đặt cạnh cửa sổ là góc nhỏ yên tĩnh cho những ai muốn dành thời gian đọc sách hay suy ngẫm riêng mình.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 6 MIN00067.jpg
Phòng ăn được bố trí nhiều mảng cây xanh cùng cửa kính để tạo nên một không gian tươi mới cho các thành viên trong gia đình.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 7 MIN00063.jpg
Khu vực bếp được các KTS bố trí tối giản với các dụng cụ thiết yếu nhưng vẫn mang tới sự thiện nghi và hiện đại cho người sử dụng.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 8 MIN00108.jpg
Phòng ngủ với khung cảnh thung lũng được bố trí nội thất từ các chất liệu tự nhiên nhưng không kém nổi bật với gam màu nóng.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 9 MIN00122.jpg
Phòng ngủ khác với khung cảnh đồi thông được thiết kế đơn giản hơn với gam màu trung tính, dịu mắt.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 10 MIN00125.jpg
Nằm giữa một không gian với thiên nhiên bao phủ nhưng vẫn đem lại sự thoải mái tuyệt đối cho các thành viên trong nhà với phòng tắm hiện đại.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 11 MIN00142.jpg
Phòng gác mái được thiết kế ấm cúng, nhỏ gọn.
Ngoi nha tho mong ben suon doi thong Da Lat hinh anh 12 MIN00201.jpg
Tất cả chi tiết trong nhà đều có thể trở thành một góc thư giãn khi sinh hoạt tại đây.

Quốc ToànLe Bui / Zing

Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm

Nhiều chi tiết về các thiên tài trong lịch sử bị phóng đại quá mức, thậm chí trở nên sai lệch hẳn so với những gì vốn có.

Nhân loại đã, đang và sẽ luôn thể hiện sự tôn trọng đối với các thiên tài trong lịch sử. Tiểu sử cá nhân của tất cả đều được lưu truyền cho nhiều thế hệ sau, với rất nhiều thông tin, sự thật bên lề thú vị.

Nhưng bên cạnh đó cũng vì là chuyện của lịch sử, nhiều tình tiết có xu hướng bị phóng đại quá mức, thậm chí còn được phóng tác thành sai sự thật. Một kiểu “fakenews” vượt thời đại là đây chứ đâu.

1. Sự thật về màu tóc của thiên tài văn học Nikolai Gogol

Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 1.

Nikolai Gogol là một văn hào, nhà viết kịch cực kỳ nổi tiếng của Nga vào thế kỷ 19, là tác giả của cuốn Dead Souls – “Những linh hồn chết” – được xem là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học Nga và Ukraine.

Sự vĩ đại của Gogol thì không có nhiều điều cần nói, nhưng có một chi tiết mà nhiều người không để ý, đó là những hình ảnh mô phỏng lại hình tượng của Nikolai Gogol đều thể hiện ông có tóc tối màu.

Nhưng thực tế thì không phải như vậy.

Chị gái của nhà văn Gogol nhớ rằng ông có mái tóc màu sáng khi còn bé, tối màu dần khi trưởng thành.

Tuy nhiên ngay cả vậy, mái tóc của ông vẫn không thể xem là màu tối được. Trong các tài liệu ghi nhận, Gogol là một người đàn ông “có mái tóc vàng óng, dài đến vai.”

Nghệ sĩ Ivan Aivazovsky cũng nhắc đến chuyện ông có mái tóc vàng.

2. Gia thế của Beethoven

Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 3.

Ngôi nhà Ludwig van Beethoven sinh ra và lớn lên.

Một trong những thông tin phổ biến nhất về Ludwig van Beethoven, đó là ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Nhưng trên thực tế, nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức là con trai thứ 2 của một ca sĩ tại nhà nguyện.

Là một nghệ sĩ, cha của Beethoven kiếm được khá nhiều tiền, và gia đình họ sống trong một căn nhà khá khang trang.

Hơn thế nữa, thành công của Beethoven một phần đến từ gia đình. Cha ông muốn ông trở thành một Mozart thứ hai, nên đã thuê những gia sư dạy nhạc tốt nhất.

Có thông tin cho rằng Beethoven thời niên thiếu đã phải tập đàn nhiều đến mức chán ghét nghề này.

3. Hans Christian Andersen không thích trẻ em

Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 4.

Có rất nhiều thông tin cho rằng Hans Christian Andersen – tác giả loạt “Truyện cổ Andersen” không thích trẻ em, vì các thông điệp trong truyện lại hướng đến độc giả lớn tuổi hơn.

Một phần của thông tin này đến từ việc ông không có gia đình, và một phần vì ông không muốn người đời nhìn bản thân là một tác giả truyện thiếu nhi.

Nhưng thực tế, Andersen rất thích đọc truyện cho trẻ con, dù không cho phép lũ trẻ ngồi lên đùi mình.

4. Trang phục của Lev Tolstoy

Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 5.

Artist Ilya Repin là người chịu trách nhiệm chính về việc lan truyền hình ảnh đại văn hào người Nga Lev Nikolayevich Tolstoy mặc một chiếc áo dành cho nông dân.

Nhưng kỳ thực, bản thân Tolstoy khi nhìn thấy bức chân dung này cũng không lấy gì làm vui vẻ, thậm chí còn tỏ ra khó chịu khi bị được mô tả với hình ảnh đi chân trần.

Trên thực tế, Tolstoy thường mặc những bộ cánh đơn giản lúc ở nhà, chủ yếu dành cho dân lao động chân tay, nhưng không phải áo nông dân.

Hơn nữa, chúng thường được làm từ các sợi vải đắt tiền. Còn khi xuất hiện trước công chúng, ông ăn vận rất chỉnh tề.

5. Mozart sống trong cảnh bần hàn

Fakenews vượt thời đại: 6 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm - Ảnh 6.

Wolfgang Amadeus Mozart là một thiên tài âm nhạc thực thụ, kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cả ông và vợ – Constanze – đều quản lý tài chính không tốt.

Họ thuê một căn hộ sang trọng, có người hầu phục vụ, đồng thời cho con trai đi du học. Đó là lý do vì sao ở thời điểm qua đời, gia đình nhạc sĩ nợ đầm đìa.

Tuy nhiên, ông chẳng phải sống một ngày nào trong cảnh nghèo túng cả. Các chủ nợ sau khi ông mất cũng xí xóa luôn các khoản vay.

Thậm chí Constanze vẫn được nhận trợ cấp bằng 1/3 thu nhập của Mozart trong một thời gian dài.

Đám tang của Mozart thì khá giản dị, được chôn cất ở một nghĩa trang tập thể. Không phải vì gia đình họ không có tiền, mà do đó là truyền thống ở thời điểm bấy giờ.

Theo Trithuctre

Mua tàu ngầm thám hiểm – “Lá bài” mới của ông Phạm Nhật Vượng để Vinpearl Nha Trang vượt qua Maldives, Hawaii, Jeju?

Mua tàu ngầm thám hiểm - "Lá bài" mới của ông Phạm Nhật Vượng để Vinpearl Nha Trang vượt qua Maldives, Hawaii, Jeju?

Mẫu tàu DeepView 24 của Vinpearl (thuộc Vingroup) vừa hé lộ khiến nhiều người không khỏi kỳ vọng, dịch vụ tàu ngầm ngắm biển thú vị tương tự ở Maldives sẽ sớm hiện thực hóa ở Nha Trang. Giá của dịch vụ này cũng là điều được quan tâm.

Triton Submarines đã thiết kế mẫu tàu DeepView 24 cho Vinpearl – thành viên của Tập đoàn Vingroup, đơn vị sở hữu chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp lớn nhất tại Việt Nam. “Nóng” hơn là chiếc tàu ngầm thám hiểm sẽ được sử dụng trong tháng 12/2020 tại đảo Hòn Tre tại Việt Nam.

Đại diện Công ty Triton Submarines cho biết, DeepView24 là tàu ngầm du lịch được trang bị nhiều tiến bộ công nghệ nhất được bán ra thị trường trong suốt 2 thập kỷ qua.

Trước đó, trên báo Khánh Hòa ngày 9/3, Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa có văn bản đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận chủ trương cho Công ty Vinpearl triển khai thí điểm dịch vụ tàu ngầm, tàu lặn du lịch tham quan vịnh Nha Trang.

Sở đánh giá, hoạt động du lịch bằng tàu ngầm, tàu lặn sẽ là sản phẩm mới mẻ độc đáo góp phần phát triển du lịch địa phương. Phương án hoạt động ít ảnh hưởng đến hiện trạng môi trường tự nhiên do không xây bến cố định và khu vực hoạt động không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đường thủy, hàng hải, khu vực bảo tồn nghiêm ngặt của vịnh Nha Trang.

Thông tin về chiếc tàu ngầm của Vinpearl nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng du lịch, bởi sự xuất hiện của hình thức dịch vụ hạng sang này có thể nâng tầm Nha Trang trong đó có Vinpearl Nha Trang thành điểm đến đẳng cấp cao hơn nữa. Trên thế giới, một số hòn đảo nổi tiếng như Maldives, Jeju hay Hawaii là những nơi đã đưa tàu ngầm vào phục vụ khách du lịch.

Mua tàu ngầm thám hiểm - Lá bài mới của ông Phạm Nhật Vượng để Vinpearl Nha Trang vượt qua Maldives, Hawaii, Jeju? - Ảnh 1.

DeepView 24 chở được 24 hành khách cùng 2 người điều khiển, có thể lặn sâu 100 m và trang bị sẵn hệ thống điều hoà không khí.

Dịch vụ ngắm cảnh biển bằng tàu ngầm là một trong những trải nghiệm được xếp hàng đắt giá hàng đầu tại đảo Jeju Hàn Quốc. Tại đây, chiếc tàu ngầm khám phá đại dương Seogwipo – Jeju bắt đầu phục vụ từ năm 1988 và cũng là tàu ngầm du lịch đầu tiên ở Châu Á đưa du khách chiêm ngưỡng đáy biển đảo Munseom.

Tàu có thể lặn sâu tối đa 57m, sẽ đưa du khách xuống sâu 40m dưới đáy biển để chiêm ngưỡng những rặng san hô rực rỡ màu sắc, những đàn cá khổng lồ cùng thảm thực vật phong phú. Thông tin cập nhật tại Klook thì chi phí cho dịch vụ này tại Jeju dao động từ 950.000 đồng đến cả triệu đồng/người lớn. Đối với trẻ em, chi phí đi tàu ngầm khoảng 500.000 đồng/trẻ.

Cùng với hàng loạt dịch vụ du thuyền, chèo thuyền trên biển, sự phong phú các dịch vụ trải nghiệm du lịch khiến cho Jeju trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất xứ sở Kim chi và với du khách quốc tế.

Mua tàu ngầm thám hiểm - Lá bài mới của ông Phạm Nhật Vượng để Vinpearl Nha Trang vượt qua Maldives, Hawaii, Jeju? - Ảnh 2.

Seogwipo là trải nghiệm mà du khách không nên bỏ qua khi đến Jeju.

Ngồi tàu ngầm DeepFlight’s Super Falcon 3S ngắm san hô là dịch vụ du lịch hấp dẫn được khai trương tại resort 4 mùa Four Seasons ở đảo thiên đường Landaa Giraavaru thuộc Maldives năm 2018.

Theo Travel and Leisure, tàu ngầm DeepFlight’s Super Falcon 3S được thiết kế bố trí 3 chỗ ngồi cho người lái và hai hành khách.

Chuyến du ngoạn khám phá dưới biển có thể giúp du khách ngắm rạn san hô và các đàn cá với tầm nhìn 360 độ. Chiếc tàu cũng giúp du khách nhìn thấy các sinh vật biển ở độ sâu gần 40m tại các rạn san hô vòng Baa Atoll thuộc Landaa Giraavaru, nơi được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển duy nhất của Maldives.

Tất nhiên, tour du lịch này đắt đỏ, chi phí dành cho 2 hành khách trong một giờ đồng hồ lên đến 1.500USD (tương đương 34 triệu đồng).

Mua tàu ngầm thám hiểm - Lá bài mới của ông Phạm Nhật Vượng để Vinpearl Nha Trang vượt qua Maldives, Hawaii, Jeju? - Ảnh 3.

Dịch vụ tàu ngầm thám hiểm Maldives siêu cao cấp.

Tại Hawaii, du khách có thể đi tour tàu ngầm xuống độ sâu 30m, với mỗi cuộc hành trình kéo dài từ 30-40 phút, lồng ghép cùng hình thức thăm quan dọc bờ biển.

Không phải ngẫu nhiên mà các đảo du lịch nổi tiếng trên thế giới đều có dịch vụ tàu ngầm thám hiểm biển, bởi đây là hình thức du lịch hết sức độc đáo. Nhu cầu du lịch thám hiểm của khách du lịch, đặc biệt là thám hiểm biển sâu đang tăng theo cấp số nhân, khi con người ngày càng quan tâm hơn đến đại dương. Một phần lý do là bởi sự phổ biến của các chương trình truyền hình thám hiểm như Blue Planet II được phát trên toàn cầu.

Tuy nhiên, chiếc DeepView 24 mà Vingroup đặt mua có khá nhiều lợi thế như lặn sâu tới 100m, cửa sổ có góc nhìn siêu thực – điều mà tàu ngầm ở Jeju hay Maldives chưa đạt đến.

Vinpearl Nha Trang nằm trên đảo Hòn Tre vốn là khu nghỉ dưỡng hạng sang đầu tiên của Vingroup tại Việt Nam và cũng là nơi mà Tập đoàn này đầu tư nhiều dịch vụ vui chơi giải trí hoành tráng bậc nhất.

Việc có thêm dịch vụ tàu ngầm thám hiểm đại dương được cho là sự đầu tư “nặng tay” hơn nữa của ông Phạm Nhật Vượng để Vinpearl Nha Trang hút khách của các hòn đảo nổi tiếng trên thế giới.

Và điều đó cũng nhiều người tò mò về mức giá dịch vụ để trải nghiệm chiếc DeepView 24 hoạt động ở vùng biển Nha Trang.

Theo ICTVN

Cuộc ganh đua Mỹ – Trung giữa thời Covid-19

Cuộc ganh đua Mỹ - Trung giữa thời Covid-19

Cuộc chiến đổ lỗi dịch bệnh Covid-19 đang dần nóng lên, với một số quan chức Washington nói Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho dịch bệnh lần này.Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng nước này che giấu thông tin liên quan Covid-19.

Trong năm 2018, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc “sẽ nắm vai trò lãnh đạo chủ động trong công cuộc cải cách hệ thống chính trị toàn cầu”, nằm trong nỗ lực để xây dựng “cộng đồng các quốc gia vững mạnh, cùng chung mục đích hướng đến tương lai tốt đẹp cho loài người”.

Thông điệp đó thực sự không được nhiều người để ý cho đến khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, khiến cho các quốc gia cũng như người dân trên thế giới cảm thấy bất an hơn bao giờ hết, cùng với đó là khả năng tái thiết lập trật tự quyền lực cũng như sức ảnh hưởng của các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là vai trò của Trung Quốc trong quá trình cải tổ hệ thống chính trị thế giới sẽ như thế nào?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cơ quan “đứng mũi chịu sào” trong cuộc tranh luận căng thẳng này. WHO đóng góp vai trò quan trọng khi nắm giữ trọng trách điều phối cuộc chiến chống dịch bệnh. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ra sức chỉ trích WHO, cho rằng họ đã phớt lờ sự thật Trung Quốc hành động chậm trễ trong đối phó với dịch bệnh khi virus corona mới bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thay vào đó lại luôn tán dương Bắc Kinh có những biện pháp hiệu quả, kiểm soát tốt dịch bệnh cho tới thời điểm hiện tại.

Những bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về hoạt động của WHO càng trở nên rõ ràng hơn khi dịch bệnh Covid-19, tính đến thời điểm hiện tại, khiến cho khoảng 4 triệu người mắc và cướp đi sinh mạng của hơn 270.000 người, trong đó Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong lớn nhất trên thế giới. Đây đơn thuần chỉ là “một trận đánh” trong cuộc chiến dài hơi giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Câu hỏi nữa đặt ra là ai sẽ chiến thắng.

“Mỹ hoàn toàn thất bại trong công cuộc lãnh đạo thế giới chống lại dịch bệnh Covid-19 nhưng Trung Quốc cũng chưa thể hoàn toàn khỏa lấp được khoảng trống đó, giống như những gì mà Bắc Kinh kỳ vọng”, theo Richard Gowan, giám đốc cơ quan nghiên cứu International Crisis Group của Liên Hợp Quốc tại Bỉ.

“Washington đang nỗ lực để hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc lên tổ chức quốc tế sau dịch bệnh nhưng các đồng minh của Mỹ tại châu Âu và các khu vực khác đều tránh việc đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh dù nhiều quốc gia trong số đó liên tục phản đối những quan điểm của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc”.

Ông đang ám chỉ đến cách Trung Quốc áp dụng nhằm gia tăng sức ảnh hưởng lên Liên Hợp Quốc trong vài năm trở lại đây khi trở thành quốc gia đóng góp nhiều thứ hai cho ngân sách cũng như các hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này. Chính điều đó giúp Trung Quốc có đến 4 lãnh đạo đứng đầu trong tổng số 15 cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc, trong khi con số của Mỹ chỉ là 1.

Điều này bắt đầu diễn ra khi Washington dừng các hoạt động tài trợ và từ chối tham gia các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Quốc gia này cũng chính thức đơn phương rút khỏi các thỏa thuận song phương như thỏa thuận hạt nhân ký với Iran và thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Mỹ cũng đã bỏ ngỏ các cuộc họp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì không hài lòng với cách thức tổ chức này đang hoạt động.

Trong khi những hành động của chính quyền Tổng thống Trump dường như đang góp phần tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhưng với Bắc Kinh, mọi chuyện có vẻ không diễn ra một cách “êm đẹp” như thế.

Trung Quốc luôn mong gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế trong thời kỳ sau đại dịch, nhưng để lấy được sự tin tưởng từ cộng đồng quốc tế, họ cần phải rất lưu tâm đến mối quan hệ với các quốc gia châu Âu, theo Pang Zhongying, chuyên gia cấp cao tại viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore.

“Trung Quốc không nên cố áp đặt lập trường ngoại giao của họ lên các quốc gia châu Âu trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng”, ông cho biết.

“Nếu chúng ta nói chúng ta tiếp tục ủng hộ WHO và đang theo đuổi một giải pháp toàn cầu, sau đó, sẽ biết việc làm nào có thể giúp liên kết các quốc gia lại với nhau. Hành động một cách quá nóng vội có thể hủy hoại mọi nỗ lực từ trước tới giờ. Quy luật này tương tự đối với các tổ chức, chúng ta không nên mang quan điểm chính trị ích kỷ khi tiếp cận với những tổ chức đó”.

Cuộc ganh đua Mỹ - Trung giữa thời Covid-19 - Ảnh 1.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc đã sẵn sàng?

Ở thời điểm hiện tại, cuộc chiến đổ lỗi dịch bệnh Covid-19 đang dần nóng lên, với một số quan chức Washington nói Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho dịch bệnh lần này.

WHO trở thành tiêu điểm của nhiều chỉ trích khi tán dương những hành động của Trung Quốc là “minh bạch” cho dù quốc gia này chậm trễ đưa ra những cảnh báo về việc dịch bệnh có thể dễ dàng lây từ người sang người. Những lời chỉ trích thậm chí còn nhắm thẳng đến tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, người trở thành lãnh đạo WHO sau khi được Trung Quốc hậu thuẫn vào năm 2017.

“Khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về việc liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đảm nhận trong trách lãnh đạo thế giới mà quốc gia này luôn tìm kiếm hay chưa?”, theo Kristine Lee, thành viên công ty tư vấn Centre for a New American Security, trụ sở tại Washington.

“Chúng tôi đã nhìn thấy những ‘mối họa’ căn bản khi Bắc Kinh đang hoàn toàn thiếu đi sự minh bạch và thiếu khả năng lãnh đạo các quốc gia khác tại các tổ chức quốc tế như WHO”.

Để mô tả sự giận dữ của Tổng thống Trump đối với WHO, Lee cho biết trong giữa tháng 4, Mỹ đã dừng tài trợ tài chính cho tổ chức này nhằm đánh giá những động thái của WHO đối với công tác phòng chống dịch bệnh. Tổng thống Trump đã lên tiếng chỉ trích cơ quan này “được hậu thuẫn nhiều nhất từ Mỹ nhưng lại tỏ ra thân Trung Quốc”.

Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO khi cung cấp hơn 400 triệu USD, tương đương 15% tổng ngân sách của tổ chức này năm 2019.

Dù hứng nhiều chỉ trích, WHO cũng nhận được không ít sự ủng hộ từ nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó có tỷ phú Bill Gates khi ông viết trên Twitter rằng thế giới cần WHO hơn bao giờ hết, và cho rằng việc cắt giảm nguồn tiền tài trợ cho tổ chức này là “hết sức nguy hiểm”. Gates đã đầu tư hàng tỷ USD vào các chương trình chăm sóc sức khỏe thông qua tổ chức do chính ông và vợ thành lập, Quỹ Bills và Melinda Gates, trong đó bao gồm công tác phát triển vắc xin chống lại các căn bệnh truyền nhiễm.

Tổng giám đốc WHO Tedros cũng lên tiếng yêu cầu các quốc gia hãy gạt những tham vọng chính trị sang một bên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ông phát biểu ngày 8/4 rằng “Mỹ và Trung Quốc nên cùng sánh bước, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này”.

Các nhà phân tích chính trị cho biết rằng sự công kích của Tổng thống Trump nhắm vào WHO là đòn “đánh lạc hướng” những chỉ trích dành cho Washington vì đã chậm trễ trong cuộc chiến đầy lùi dịch bệnh, khiến Mỹ trở thành quốc gia có số lượng người tử vong do Covid-19 lớn nhất trên thế giới, vượt cả Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát. Khi Tổng thống Trump nỗ lực chạy đua cho cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới vào cuối năm, việc đổ lỗi cho Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành một “chiến lược”.

Trung Quốc phản ứng về quyết định dừng tài trợ WHO của ông Trump bằng thông báo rằng quốc gia này sẽ tăng đóng góp thêm 30 triệu USD nữa cho WHO, sau khi gửi khoản tiền lên đến 20 triệu USD đến tổ chức trong tháng 3. Năm ngoái, Trung Quốc đóng góp cho WHO tổng số tiền khoảng 86 triệu USD, tăng 52% so với năm 2014.

Cuộc ganh đua Mỹ - Trung giữa thời Covid-19 - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: CNN.

Tháng 3, Mỹ thúc giục Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc bao gồm 15 thành viên thường trực và không thường trực ủng hộ quan điểm đổ lỗi cho Trung Quốc khi để virus corona phát tán, cáo buộc đã ngay lập tức bị Bắc Kinh phủ nhận. Một cuộc họp trực tuyến giữa các lãnh đạo G20 cũng bị hoãn vào phút chót do những bất đồng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh chủ đề vai trò của WHO.

Bắc Kinh phủ nhận tất cả chỉ trích cho rằng quốc gia này cố ý để dịch bệnh lây lan, bên cạnh đó còn nhấn mạnh vai trò của chính phủ Trung Quốc trong công cuộc kiểm soát dịch bệnh đồng thời là sự trợ giúp y tế cho nhiều quốc gia khác.

Trung Quốc hỗ trợ y tế cho hơn 120 quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quốc gia này thậm chí còn cử đội ngũ bác sĩ ra nước ngoài. Các quan chức Trung Quốc cho biết những biện pháp phòng chống dịch bệnh của quốc gia này “giúp các nước khác nhanh chóng và hiệu quả hơn khi chống chọi với dịch bệnh”.

Mỹ lại tỏ ra không đồng tình với quan điểm trên, và cùng với Canada và Australia, Washington cho rằng một cuộc đánh giá toàn diện sau đại dịch đối với WHO là điều vô cùng cần thiết.

Australia cho biết quốc gia này sẽ khởi xướng một cuộc điều tra tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng tổ chức y tế thế giới, cơ quan đưa ra các quyết định lên quan đến WHO, trong tháng tới, sau khi đã xuất hiện những nghi ngại liên quan đến công bố về nguồn gốc Covid-19 và số lượng các ca nhiễm bệnh thực tế của Trung Quốc.

Trung Quốc từng từ chối lời kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế độc lập. Chen Wen, một cán bộ ngoại giao cấp cao của Trung Quốc tại Anh, trả lời trong một cuộc phỏng vấn với BBC rằng “những yêu cầu về một cuộc điều tra như vậy đều có động cơ chính trị”. Đại sứ Trung Quốc tại Australia cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa kinh tế.

‘Giật lùi’

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã căng thẳng từ trước khi dịch bệnh xảy ra và minh chứng điển hình nhất là cuộc chiến tranh thương mại kéo dài dai dẳng suốt hai năm.

Harsh Pant, trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược tại Observer Research Foundation, có trụ sở tại New Delhi, cho biết dịch bệnh đã làm tổn hại đến uy tín của WHO, nhưng đây chỉ là một phần hệ quả gây các hệ thống chính trị toàn cầu, vốn được ra đời kể từ sau Thế Chiến II.

“Câu hỏi đặt ra ở đây là về sự lãnh đạo. Chỉ trong một vài năm trước, nhiều người còn cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể trở thành lãnh đạo của thế giới, nhưng quan điểm đó đã nhanh chóng tan biến, đặc biệt là sau khủng hoảng dịch bệnh lần này”, ông cho biết.

“Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là thành viên của các tổ chức quốc tế vì không có cách nào khác để có thể loại Trung Quốc ra khỏi cuộc chơi, vì chúng ta sẽ không thể đủ sức chống lại những thách thức mang tính toàn cầu. Nhưng vị thế của Trung Quốc chắc chắn sẽ không còn như trước nữa”.

Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một bước lùi liên quan đến những lùm xùm xung quanh WHO, theo Pang Zhongying tại ISEAS. “Việc Tedros đảm nhiệm vai trò tổng giám đốc của WHO, một người được coi là ủng hộ Trung Quốc, thực chất là ‘gánh nặng’ cho Trung Quốc”.

“Trung Quốc chắc chắn sẽ ở một ví thế khó khăn hơn trong tương lai khi các tổ chức quốc tế lựa chọn ra những lãnh đạo mới. Các quốc gia khác sẽ cảnh giác hơn”.

Điều này trên thực tế đang xảy ra. Daren Tang Heng Shim, người Singapore, trong tháng 3 đã được bầu giữ vị trí giám đốc điều hành của tổ chức Sở hữu trí tuệ Liên Hợp Quốc do được Mỹ hậu thuẫn, đánh bại ứng cử viên đến từ Trung Quốc cho dù Bắc Kinh đã rất tích cực vận động hành lang.

Sẽ có nhiều hơn những trường hợp như vậy xảy ra, theo Pant, đến từ Observer Research Foundation. “Trung Quốc sẽ rất vất vả nếu như tiếp tục làm theo cách này, cũng giống như những gì đã xảy ra trong vài năm vừa qua”.

Theo Trọng Đại / Người Đồng Hành