Cách dùng màu sắc trong nhà ở

Màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng người sử dụng nên trước khi chọn màu cho nơi ở, gia chủ cần hiểu rõ về tác động, ý nghĩa của chúng.

Tùy theo sắc thái, màu đỏ có thể biểu thị sự đam mê, phấn khích, ấm áp hoặc sợ hãi, nguy hiểm. Cách sử dụng và bố trí màu đỏ trong không gian sẽ quyết định cảm giác nó đem lại. Ví dụ, màu đỏ sậm đem tới sự quyến rũ còn màu đỏ neon bắt mắt, thân thiện.

Một không gian toàn màu đỏ khi được xử lý tốt sẽ tạo nên trải nghiệm độc đáo. Ngược lại, nó sẽ khiến người ở khó chịu. Một giải pháp an toàn cho gia chủ muốn đưa màu đỏ vào không gian sống là lấy nó làm điểm nhấn trên nền màu trung tính.

Màu cam tạo nên không gian nhẹ nhàng, tươi sáng và thân thiện. So với màu đỏ, màu cam ít phô trương mà vẫn đầy sức sống. Cũng nhờ thế mà gia chủ sẽ gặp ít rủi ro hơn khi sử dụng màu cam.

Màu vàng có thể được dùng cho cả không gian hoặc tạo điểm nhấn. Đem tới cảm giác thân thiện và rạng rỡ, màu vàng hay xuất hiện trong không gian có trẻ em. Màu vàng có thể khiến căn phòng u tối trở nên sống động ngay lập tức.

Màu xanh, đặc biệt là xanh lục bảo hoặc xanh lá nhạt, nhẹ nhàng và thư giãn. Tuy nhiên, gia chủ nên cẩn trọng khi sử dụng màu xanh pha quá nhiều vàng bởi nó dễ khiến không gian trở nên nhợt nhạt, nhất là khi phối vào màu trắng.

Với ngoại thật, màu xanh từ cây trên tường hoặc mái thể hiện sự thân thiện và bảo vệ môi trường.

Xanh dương đem tới sự mát mẻ, nghiêm trang và an toàn. Khi dùng cho trần nhà, nó gợi nhớ đến bầu trời đem còn khi dùng cho nội thất, nó tạo nên điểm nhấn cho không gian. Lắp đặt ánh sáng màu xanh dương cũng là lựa chọn phổ biến với không gian ngoài trời.

Màu tím cũng đem tới cảm giác thư giãn nhưng ở mức độ cao hơn so với màu xanh dương. Đặc biệt, màu tím neon với sự vui nhộn và tươi sáng sẽ tạo ấn tượng lâu dài cho những người ghé thăm.

Các bức tường trắng rất phổ biến trong kiến trúc hiện đại vì cảm giác tinh khiết, sạch sẽ. Khi dùng cho ngoại thất, màu trắng tăng cường hiệu ứng bóng đổ. Tường, trần màu trắng thì giúp không gian cao, rộng, sáng hơn. Với đồ đạc toàn màu trắng, gia chủ sẽ thấy dễ chịu nhưng luôn phải chú ý để không làm bẩn.

Màu đen đi cùng cảm giác mát mẻ, trầm ngâm. Đồ gỗ màu đen mộc mạc và hướng nội còn nội thất bằng kim loại màu đen thể hiện sự bóng bẩy, hiện đại. Nếu sợ màu đen khiến không gian tối tăm, gia chủ hãy sử dụng màu này ở những phòng ánh sáng chiếu vào được hoặc ngoại thất.

Thu Nguyệt (Theo ArchDaily)

Lấy vợ Mễ

Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng. Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác, tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi, hay đánh nhau, ăn cắp, ở dơ, làm công việc ” hạ tiện “, uống bia, không biết tôn trọng hàng xóm khi mở nhạc chát chình chát chinh om xòm v v… thôi thì đủ thứ tật xấu ! Chẳng phải chúng ta tự tìm ra điều đó, mà do những người đến trước dè bỉu, phê bình, mà có chắc đâu những lời phê bình đó là đúng.

Hãy đến các công sở ở vùng Orange County mà coi, người làm việc ở đây hầu hết là người gốc nói tiếng Tây Ban Nha, họ nắm giữ nhiều chức vụ cao trong guồng máy chính quyền ( mà người Việt đã được mấy người ). Chắc ai trong chúng ta cũng đều biết và tôn trọng bà Dân Biểu Loretta Sanchez, bà đã từng sát cánh với người Việt trong nhiều vấn đề mà cộng đồng quan tâm.

Người Mễ tánh tình cởi mở và thân thiện, gặp là Como esta Senõr rối rít cả lên. Họ dù có giấy tờ hợp lệ hay không đều chịu khó làm những công việc vất vả nặng nhọc, mà các sắc dân khác không ai thèm làm kể cả người da đen.
Tôi không thể tưởng tượng được nếu không có người Mễ thì xứ Mỹ này ra sao, những ai sẽ là người dang nắng dầm mưa hái cho chúng ta từng trái dâu cho đến cái bắp cải (?)

Những người làm nghề xây dựng sẽ lấy đâu ra công nhân đào đất, tráng xi măng hay lợp mái nhà.
Họ có sức khoẻ và không đòi lương cao, nhưng có điều họ không hề chung thuỷ : Tôi làm nghề Construction khá lâu và chưa thấy anh Amigo nào ở bền với mình, cho dù tôi đã từng cho một anh cái xe truck khá mới; Noel hay tết đều có phong bao lì xì riêng cho từng công nhân.
Họ hơi giống những người miền quê sông nước của tôi là bóc ngắn cắn dài, làm tới đâu lủm tới đó, không mấy khi để dành. Mua xe thì lựa mua chiếc nào chiếc nấy bự tổ chảng, uống xăng như chủ nó uống bia vậy. Mấy người làm với tôi không bao giờ chịu mua từng xâu nước ngọt 99 cent, bỏ trong thùng đá mà uống cả ngày, mà mỗi lần có xe lunch tới thì họ mua 1$/1 chai mà uống. Họ đi chợ thì ôi thôi mỗi gia đình chất đồ ăn đầy lên có khi tới hai xe lặc lè.

Chúng ta thường than phiền là người Mỹ không coi chúng ta bình đẳng, cho dù chúng ta đã thành công trên công việc và thương trường, con cháu chúng ta học rất giỏi, nhưng hãy tự xét lại chúng ta khi đối xử với những sắc dân khác coi thế nào ?Có khi nào chúng ta lại là ” Chúa chổm ” phân biệt chủng tộc hay không (?)

Có rất nhiều người vẫn quen miệng gọi người da trắng là ” Ông Mỹ trắng “, nhưng gọi người gốc Phi Châu là ” Thằng cha Mỹ Đen “, đến người Mễ thì tụt xuống hạng thấp hơn nữa : ” Mấy thằng Amigo ” !
Cứ khu nào đông Mỹ trắng thì nhà có mắc hơn nhiều chúng ta cũng lăn xả vào mua; thấy ai ở khu nào đó có đa số dân Mễ là chê bai ở khu xập xệ, nhiều tội ác.
Đó là nói chung chung, còn việc cô con gái cưng mà lại dẫn về giới thiệu một anh Mễ thì ôi thôi … cả nhà phản đối ngay lập tức.

Có những bậc cha mẹ có con lấy người Mỹ, Mễ rất phiền lòng, chẳng phải họ sợ con họ sau này khổ sở hay người đồng hương phê bình này nọ, mà ngay từ khi tổ chức đám cưới đã thấy trật rơ, nó lạt lẽo làm sao ấy, tiệc cưới ở nhà hàng cũng vậy; rồi tình suôi gia, tình bố vợ con rể nó cũng lạt nhách, gặp nhau thì cũng ” How are you; I am fine; I’m glad to see you … ” rồi thế là tịt ngắc, đâu có cái cảnh anh chị suôi người Việt chúng ta ngồi kề cà nói chuyện quê hương, tâm sự hay chia sẻ vấn đề học hành của con cái v v..

Người con gái Việt lấy đàn ông Mễ không nhiều, mà có chăng nữa thì ông này cũng phải thuộc dạng cao ráo đẹp trai và tương đối có chức vụ, nhưng con trai Việt lấy gái Mễ thì khá đông, mà kết quả sống lâu dài với nhau hầu như không có mấy.

Giống dân Mễ ( nhất là con gái ) lai giữa người bổn xứ Da Đỏ và người Âu Châu rất đẹp: Da trắng, tóc dợn sóng, đôi mắt to và lông mi cong vút, còn đồ phụ tùng thì nói theo kiểu bình dân là “Vú cho một vú; đít cho một .. đít ! “
Có người nói ông trời sanh ra giống người da đen để chơi thể thao, âm nhạc và .. làm tình.
Người Mễ cũng không khác người da đen là mấy.
Họ khoái đá banh, họ mê âm nhạc một cách lạ lùng, lúc nào cũng cứ cái điệu nhạc Fox chát chình, chát chinh ấy mà nghe cả ngày, mà lại mở lớn tối đa

Họ rất thích mở Party vào ngày Thứ Bảy. Thường thì họ qui tụ bạn bè ở một công viên nào đấy, mang đồ ăn ra đó mà nướng, nghe nhạc hoặc ca hát với nhau tới chiều. Trời thật tối họ mới kéo nhau về một nhà rồi nhảy nhót đến ba bốn giờ sáng Chúa Nhật mới vãn.

Những ông chồng người Việt khởi đầu cũng còn chiều vợ mà đi dự hàng tuần, nhưng đến những chỗ này thì cứ ngồi nghệt mặt ra, vì vợ mình với bạn bè cứ xổ rặt tiếng Mễ. Khi vào Party thì ông không thích nhảy, cứ phải ngồi chờ vợ bèn nản củ tỉ quá, toàn ngồi ngáp ruồi.
Rồi càng ngày ông càng chán cái kiểu họp mặt đó, than mệt, ở nhà coi con để vợ đi chơi một mình.
Cho dù có tin vợ cách mấy đi nữa, mà cô vợ hây hẩy ấy cứ đi gần sáng mới về với chồng thì thế nào cũng có vấn đề rạn nứt tình cảm.

Tại sở làm hay khi bù khú với bạn bè, ai cũng nói gái Mễ .. ” cái vụ đó ” khiếp lắm, họ xay như xay lúa. Khởi đầu những chàng Trai Việt cũng thích lắm, nhưng rồi đường xa mỏi gối chồn chân, đến khi sanh một vài đứa con thì không biết vì nòi giống họ như thế, hay tại ăn uống thả dàn, cứ đậu bean và bánh bột bắp mà ních, nên bà nào bà ấy sồ ra, ba vòng bằng nhau, sau đó cái vòng cần nhỏ nhất lại vượt lên đứng đầu.
Người ta nói ” Người gầy là thầy …đ. ” nhưng như vậy không có nghĩa là người béo chịu kém thớ đâu nghen, về vụ này họ cũng khiếp lắm đấy nhé. Chạy xe dọc đường mà thấy mấy bà đẩy cái xe con nít trên side walk thì mười bà có đến chín bà là Mễ béo rồi. Họ sanh nhiều và mắn như thỏ vậy.
Có những cặp chồng Việt vợ Mễ trông rất đẹp đôi, có công việc vững chắc thế mà chỉ trên dưới 10 năm là rã !
Ngoại trừ khác biệt về văn hoá, người Việt mà ăn đồ Mễ hoài ngán lắm, như ông chồng muốn ăn canh chua cá kho tộ thì phải nấu lấy mà ăn, và cô vợ dĩ nhiên chê cái mùi nước mắm làm ông chồng tự ái phải nổi lên, thế là to tiếng cãi vã.
Anh NNT nói rằng ” Chớ có bao giờ mời Mễ đi ăn đám cưới kiểu Việt Nam, mời họ một thiệp thì họ đi hai vợ chồng với bốn đứa con cộng thêm ông bà già vợ nữa, kéo vô ngồi gần kín một bàn, mà họ nghĩ như là đi party, nên không tặng phong bì, chỉ đem gói quà là một hộp mấy cái ly hay cái bàn ủi mà thôi, mời Mễ đi nhiều thì lỗ chỏng gọng lên “.

Tôi cũng nghe có anh kia lấy gái Mễ, nhà gái đi dự khá đông. Đám cưới xong anh được gần 20 chiếc đồng hồ treo tường, anh tặng lại cho bạn bè một mớ, còn bao nhiêu phải đem ra chợ trời bán được 8$/1 cái. Lời khẳm !

Nói tóm lại, dầu tình yêu không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ… nhưng giả dụ con tôi mà dẫn về giới thiệu một đứa con gái Mễ, thì tôi cũng chẳng thể cản ngăn, chỉ buồn thôi vì biết chắc rằng tương lai của thằng con trai mình sẽ thê thảm, sẽ phải è cổ ra trả tiền child support cho đến chết, vì trước sau gì thì rồi chúng cũng bỏ nhau.
Thê thảm thật !

DK /(Nguồn : nhinrabonphuong.blogspot)

Ở Việt Nam, cách trở thành tỉ phú nhanh nhất là ‘cạp đất mà ăn’?

Mấy ngày gần đây, trên báo và mạng xã hội bàn luận nhiều về chuyện đấu giá đất 2,4 tỷ/m2 ở Thủ Thiêm. Tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu nền kinh tế nước ta từ khi mở cửa phát triển thế nào, người giàu làm giàu từ đâu.

Người giàu ở Việt Nam kiếm tiền từ đâu?

Tôi cũng tìm hiểu thêm về các tỷ phú, những người giàu trên thế giới, để từ đó so sánh ở Việt Nam ta làm ăn có khác với họ không. Tuy nhiên, ở xứ ta, câu trả lời thật chính xác về nguồn gốc làm giàu là rất khó.

Bởi nhiều người giàu không lên sàn, cả những người đã lên sàn chứng khoán cũng luôn có sự chuyển đổi từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác, khó xác minh. Đó là chưa kể sự thiếu minh bạch vốn tồn tại dai dẳng mà công luận đang lên tiếng. Ngay cả thứ đã công khai, số liệu, các loại thông tin nhiều khi cũng chỉ đúng một phần.

Bắt đất sinh vàng

Số liệu thống kê của 30 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán có trên 26% từ đất đai. Như vậy, hơn 1/4 trong số họ là hoàn toàn từ bất động sản. Đó là chưa tính những người có một phần, hay một nửa từ đất đai.

Nếu tính chuẩn, tính hết, có thể nói 2/3 người giàu ở nước ta là từ đất, từ “ông thần thổ địa” một thời bị lãng quên. Vì sao lĩnh vực bất động sản được nhiều người đầu tư, và nhiều người giàu lên từ đây?

Như tôi đã nhiều lần nói đến, suốt thời gian dài, do chiến tranh, cơ chế quan liêu bao cấp, do triết lý “mỗi tấc đất tư hữu đều có thể đẻ ra chủ nghĩa tư bản”, mà một thời ta coi tư bản như kẻ thù nên ăn cơm tập thể, ở nhà tập thể do nhà nước phân phối, đất đai là của hợp tác, dần dần trong tư duy của người dân, đất đai chẳng để làm gì.

Cho đến khi công cuộc đổi mới bắt đầu, công nhận tư hữu, chủ trương kinh tế nhiều thành phần…

Đó là vào cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ trước, khi hàng triệu người còn ngơ ngác trước một cơ chế mới mà ta gọi là “cơ chế thị trường”, hầu như tất cả đang ở trên những căn hộ tập thể nhiều tầng với các dãy “chuồng cọp”, chưa kịp nhìn xuống đất, chưa kịp nhớ tới việc ngàn đời nay ông cha ta thường nói về một “mảnh đất cắm dùi” mà nhiều năm qua không ai dám nói đến.

Lúc đó, một số người đầu óc nhạy bén, và có tiền tích lũy (nhiều người tích lũy từ nước ngoài) liền nghĩ tới đất đai. Mua đất, mua nhà, lấp ao, san vườn với giá rất rẻ, rẻ như cho. Tiếp đến là biến những khu đất “vàng” ở trung tâm thành phố mà trước đó là khuôn viên nhà máy, xí nghiệp, hay các chung cư cũ nát thành khách sạn, siêu thị, tòa nhà hiện đại để cho các công ty nước ngoài hay tập đoàn trong nước thuê, hoặc bán đứt cho ngân hàng, cơ sở kinh doanh…

Phải nói rằng nhiều người giàu ở ta làm ăn chính đáng, kể cả họ làm giàu từ đất đai. Nhưng, cũng có không ít người như báo chí đưa tin, họ thiếu trung thực, lươn lẹo, thậm chí lừa đảo trong làm ăn, dùng nhiều thủ đoạn bất chính mà công luận đã lên tiếng.

Khi có chủ trương cho phân lô, bán nền, các nhà đầu tư bất động sản liền ồ ạt xây nhà ở, chung cư cao cấp, vì chỉ cần đầu tư ban đầu, san lấp nền và có bản vẽ “khu nhà tương lai” là người ta đổ xô vào mua. Mua không phải để ở mà để đầu cơ vì ai cũng nghĩ rằng “người thì ngày càng đẻ thêm nhưng đất đai vẫn vậy”. Và việc đó dẫn đến tình trạng giá đất, giá nhà đội lên cao vùn vụt. Bởi vậy, khi thị trường bất động sản đóng băng, nhiều biệt thự chỉ để “cho chuột ở”.

Tiếp đến là các dự án, có nhiều dự án với chủ đầu tư làm ăn chính đáng nhưng cũng có không ít dự án tiêu cực. Do cơ chế về đất đai ở nước ta còn rất nhiều kẽ hở, nên đã xuất hiện nhiều dự án mà báo chí gọi là “dự án nuốt đất của dân”, tức là biến đất đai – tài sản công thành tài sản tư một cách hợp pháp. Tất nhiên là có nhiều cán bộ có chức, có quyền tiếp tay. Đó là những người biết chớp thời cơ khi đất đai còn rẻ, còn sẵn, còn cơ chế “xin cho” để kiếm lời.

Nhưng cái gì cũng vậy, đã có thời cơ thì ắt có lúc mất thời cơ. Thời cơ không vĩnh viễn tồn tại. Và thực tế xảy ra trong năm qua khi bất động sản giảm giá thê thảm, hay nói đúng hơn là trở về với giá thực như các chuyên gia về lĩnh vực này phát biểu trên báo chí.

Xem kỹ thống kê 100 gia đình giàu nhất Việt Nam thì thấy: Họ giàu lên từ bất động sản là chủ yếu. Thứ hai là từ tài chính, ngân hàng. Thứ ba là khai thác, chế biến khoáng sản, hải sản. Thứ tư là dịch vụ. Cuối cùng mới là công nghệ, truyền thông.

Ngay cả các tập đoàn nhà nước cũng thấy chủ yếu là khai thác tài nguyên thiên nhiên (như dầu khí, than khoáng sản hay đánh bắt chế biến hải sản, nông sản). Tìm một thương hiệu Việt Nam về khoa học công nghệ nổi tiếng trên thị trường thế giới hầu như không có!

Làm giàu bền vững

Ta thử nhìn rộng ra thế giới xem những người giàu, siêu giàu từ đâu? Tại diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức ở Davos (Thụy Sĩ), thống kê cho thấy tầng lớp này làm giàu từ công nghệ viễn thông là đầu tiên. Đó cũng là ngành kinh tế mang lại nhiều của cải nhất của thế giới hiện nay. Thứ hai là khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thứ ba là buôn bán (bán lẻ). Thứ tư là ngành tài chính, đầu tư. Không có những người siêu giàu từ đất đai (bất động sản).

Điều này khiến ta suy nghĩ hay không? Người giàu trên thế giới ngày nay luôn gắn với những sản phẩm nổi tiếng (máy bay, tàu thủy, các loại ô tô, các loại máy tính, điện thoại di động…)  gắn với khoa học, với công nghệ tiên tiến. Họ làm giàu chủ yếu từ CHẤT XÁM. Đúng ra là biết phát huy chất xám của những người tài.

Ta hãy lấy ví dụ tỷ phú Bill Gate. Sản phẩm của ông là hãng máy tính nổi tiếng Microsoft. Còn người giàu nhất Hàn Quốc là ông chủ của hãng Samsung. Tên tuổi Samsung gắn với các loại  tivi, máy tính, điều hòa nhiệt độ, điện thoại di động.

Từ đó nói lên điều gì? Nói lên điều mà báo chí vẫn nói: Họ làm giàu bền vững.

Chẳng nói gì Âu, Mỹ xa xôi. Người Nhật, người Hàn đều xuất phát từ những nền kinh tế lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, họ đã đi lên bằng khoa học bằng công nghệ, bằng chất xám. Người Việt Nam không những cần cù, chịu khó mà còn rất thông minh. Chẳng phải năm nào thi quốc tế về toán, lý… học sinh Việt Nam đều nhất nhì thế giới đó sao. Chúng ta đã có những nhà khoa học tài năng. Vì sao chúng ta chưa có được những sản phẩm nổi tiếng thế giới từ khoa học công nghệ, từ chất xám?

Muốn có sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước nhà, phải chăng chúng ta cần đội ngũ doanh nhân, một tầng lớp người giàu phát triển đúng quy luật, phát triển bền vững, không chỉ dựa vào đất đai, tài nguyên thiên nhiên hay nhân công giá rẻ mà phải huy động được nội lực, chất xám của con người Việt Nam để làm nên những sản phẩm trí tuệ.

Tôi thiển nghĩ, có như thế, nền kinh tế nước ta mới phát triển bền vững được.

Theo DƯƠNG XUÂN NAM / VIETNAMNET

Cuốn sách đặc biệt về quan chức ĐCSTQ: “Những cái xác biết đi”

“Who Are China’s Walking Dead?” (Tạm dịch: Ai là những cái xác biết đi ở Trung Quốc?) là một cuốn sách đặc biệt xuất bản vào 9/2020, kể lại câu chuyện kỳ lạ về thế giới đầy mâu thuẫn của các cựu quan chức và cựu Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những người đã bỏ trốn khỏi Trung Quốc sau khi chứng kiến và hiểu ra bản chất thật sự của chế độ mà họ đang phục vụ.

Cuốn sách đặc biệt về quan chức ĐCSTQ: "Những cái xác biết đi"

Kay Rubacek, tác giả cuốn sách “Who Are China’s Walking Dead?”, nhà sản xuất bộ phim “Finding Courage”. (© Swoop Films)
Kay Rubacek, tác giả của “Who Are China’s Walking Dead?”, có một cuộc đời không kém phần đặc biệt so với tác phẩm của cô. Các thành viên trong gia đình Rubacek đã thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở Nga, Trung Quốc và Tiệp Khắc cũ từ năm 1918 đến 1986, và bản thân Rubacek bị bắt ở Trung Quốc vào năm 2001 vì là một nhà vận động nhân quyền. Sinh ra và lớn lên ở Sydney, Úc, cô hiện sống ở Thung lũng Hudson, New York, cùng chồng và hai con. Cô trở thành đạo diễn, nhà sản xuất cho hãng sản xuất phim Swoop có trụ sở tại New York, và một số tác phẩm của cô đã đạt được giải thưởng tại các liên hoan phim trên thế giới.

Cuốn sách của Rubacek giới thiệu “câu chuyện cuộc đời” của những người từng là Đảng viên hay quan chức ĐCSTQ. Thông qua cuộc phỏng vấn, họ đã tiết lộ về những công việc bên trong chính quyền, cuộc sống khác lạ của họ, cũng như sự thức tỉnh lương tri của họ trong các hoàn cảnh khác nhau. Trong đó, đặc biệt có trường hợp của hai cựu quan chức là Han Guangsheng và Hao Fengjun, hai người với độ tuổi khác nhau, đến từ các vùng khác nhau, làm việc tại các phòng ban khác nhau, nhưng đều rời khỏi Trung Quốc và thoái xuất khỏi ĐCSTQ vì cùng một lý do: trực tiếp chứng kiến những gì đã xảy ra trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Mặc dù cả hai đều không tập Pháp Luân Công và không trực tiếp chịu đựng bức hại, nhưng họ đã lựa chọn con đường bảo vệ lương tri của bản thân, mặc dù đó là lựa chọn không hề dễ dàng cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ.

Cuốn sách đặc biệt về quan chức ĐCSTQ: "Những cái xác biết đi"

Ông Han GuangSheng, cựu giám đốc trại lao động cải tạo. (© Swoop Films)
Khi còn ở Trung Quốc, ông Han Guangsheng từng là giám đốc một trại cải tạo lao động. Trong cuộc phỏng vấn của mình, ông Han kể câu chuyện về cách mà ông vô tình trở thành đồng phạm trong một vụ tra tấn dã man một bé gái 15 tuổi tại một trong những “cơ sở tội phạm” của mình. Ông cũng kể về việc ông đã cố gắng để thay đổi hệ thống này như thế nào từ bên trong nhưng đã thất bại ra sao. Cuối cùng ông Han quyết định rời khỏi Trung Quốc để tránh việc trở thành đồng phạm thêm một lần nữa.

Trong chương 12 của cuốn sách, khi bày tỏ cảm nghĩ của mình về ĐCSTQ, ông Hàn kể rằng có một “cái nêm chí tử” đã bị đóng sâu vào giữa ông và “Đảng thân yêu” của ông. Cái nêm ấy đã gieo rắc nỗi sợ hãi trong ông và khiến ông phải rời xa quê hương. Đó không phải là nỗi sợ hãi về việc Đảng sẽ làm gì đó với ông về mặt thể chất. Mà đó là nỗi sợ hãi về việc Đảng sẽ làm gì đó với ông về mặt tinh thần. Đó là nỗi sợ hãi về việc ông sẽ thành ra thế nào nếu như còn ở lại chung con đường với Đảng.

“Đó là sự xung đột về các giá trị”, ông Han nói, “Tôi đã phát triển nhận thức riêng của mình về ĐCSTQ. Nhưng tất nhiên tôi không nói thẳng ra điều đó.” Đây cũng là lần duy nhất mà ông Han bộc lộ một cách không nao núng, tháo bỏ toàn bộ những phòng vệ bên trong cũng như bên ngoài, và không để ý gì đến “hậu quả của việc lên tiếng chống lại Đảng”.

“Trong một thời gian dài, tôi đã muốn thay đổi từ bên trong, tôi đã muốn thúc đẩy sự tiến bộ trong hệ thống. Sau đó tôi nhận ra tôi chỉ là một con kiến bé xíu. Tôi hoàn toàn không thể thay đổi được điều gì.”

“Bởi vì tôi không còn cách nào khác để thay đổi bất cứ điều gì, tôi đã quyết định rằng ít nhất thì tôi sẽ không trở thành đồng phạm, vì thế tôi đã chọn một con đường khác. Tôi chọn cách rời đi.”

Đó chính là lúc ông Han nhận ra rằng ông phải rời khỏi Trung Quốc, ông không thể ở lại Trung Quốc để đứng chung hàng với những cái xác biết đi. Nếu ở lại, ông sẽ phản bội lại lương tri của mình, trực tiếp tham gia vào tội ác chống lại loài người, và đánh mất linh hồn.

Ông Han chọn cách ra đi, từ bỏ mọi thứ đã thân thuộc và tìm nơi ẩn náu tại phương Tây. Ở đó, ông sẽ bị cộng đồng người Trung Quốc do Đảng lãnh đạo khinh bỉ vì là “kẻ phản bội chống Trung Quốc” và bị chính quyền phương Tây thẩm vấn về động cơ, về sự trung thực. Ở đó, ông sẽ phải dựa vào những phiên dịch viên không quen biết, những người sẽ giúp ông phơi bày sự thật, vì ông không biết nói ngôn ngữ phương Tây.

Cuốn sách đặc biệt về quan chức ĐCSTQ: "Những cái xác biết đi"

Ông Hao Fengjun, cựu đặc vụ, cựu nhân viên phòng 610, cựu cảnh sát. (© Swoop Films)
Khác với ông Han, Hao Fengjun có ít sự lựa chọn hơn, và trường hợp của ông cũng thật kỳ lạ. Ông là một nhân viên an ninh quốc gia, là cán bộ phòng 610, một tổ chức có quyền lực cực lớn, nằm ngoài vòng pháp luật, tương tự Gestapo của Đức Quốc Xã. Sau khi từ chối nói dối về cuộc đàn áp Pháp Luân Công khi phối hợp lên hình cùng một kênh truyền thông nhà nước, ông Hao đã bị bắt giam trong 1 tháng, lãnh đạo đã nói dối gia đình ông rằng ông đang đi công tác. Ông Hao đã lựa chọn trốn thoát khỏi Trung Quốc 10 năm về trước. (Xem bài: Chuyện đời của cựu quan chức phòng 610: “Vì sao tôi trốn khỏi Trung Quốc?”)

Được đào tạo bài bản, ông Hao luôn giữ cho khuôn mặt của mình nét lạnh lùng và vô cảm. Ông luôn để ý đến những chi tiết nhỏ, và thậm chí đã nghi ngờ Rubacek trong cuộc phỏng vấn với cô. Ông không sẵn lòng để được phỏng vấn.

“Điều gì khiến ông rời khỏi Trung Quốc?”

“Lý do tôi rời khỏi Trung Quốc là vì cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công. Những gì tôi đã chứng kiến trong các nhà tù và trại lao động khi tôi đi điều tra người tập Pháp Luân Công đã khiến tôi bị sốc rất nhiều. Và cũng do một số đoạn phim về người tập Pháp Luân Công do CCTV sản xuất với toàn những tuyên truyền giả dối đã làm hại tôi, nhưng cũng làm tôi tỉnh ra.”

Ông Han và ông Hao không phải là những trường hợp duy nhất mà Rubacek phỏng vấn. Trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu “Finding Courage” (Tạm dịch: Đi tìm dũng khí) của mình, cô đã tiến hành phỏng vấn nhiều cựu quan chức và cựu Đảng viên ĐCSTQ. Rubacek đã rất sốc khi nghe họ tự mô tả bản thân là “những cái xác biết đi” (Walking Dead). Khi cô tìm được nhiều người để phỏng vấn hơn nữa, trong đó có cả những người từng là giám đốc trại lao động, quan chức tuyên truyền, thẩm phán tòa án tội phạm, đại tá quân đội, nhà ngoại giao, đặc vụ an ninh quốc gia và sinh viên ĐCSTQ kiểu mẫu… thì những câu chuyện của họ đã vén bức màn về thế giới thực sự bên trong “những con ốc vít” của chế độ, những “cái xác biết đi”
“Thế giới của quan chức ĐCSTQ rất tàn độc và đen tối”, một cựu giám đốc trại lao động nói. “Chúng tôi phải biết rằng tuyên truyền và sự thật là không hề ăn khớp với nhau.”

“Luật pháp chỉ dành cho những người thấp kém trong xã hội – những người mà không có quan hệ gì”, một cựu quan chức ngoại giao chia sẻ.

“Bạn bị buộc phải nói dối. Không nói dối thì không làm được việc. Cuối cùng, tất cả mọi người đều trở thành những kẻ dối trá”, một cựu quan chức cấp cao tâm sự.

Trong cuốn sách của mình, Rubacek đã tạo ra một câu chuyện hấp dẫn và khiến độc giả mở rộng tầm mắt bằng cách khéo léo kết hợp các cuộc phỏng vấn của cô với các nghiên cứu chi tiết, bao gồm các chỉ thị, tài liệu bị rò rỉ của ĐCSTQ. Mỗi chương đều tiết lộ những hiểu biết mới mẻ về những điều dẫn đến hình ảnh của chế độ ĐCSTQ ngày nay, cách ĐCSTQ – các quan chức ĐCSTQ – thăng và giảm cấp bậc, và văn hóa ĐCSTQ đã định hình cuộc sống của hơn một tỷ người tại quốc gia đông dân nhất thế giới như thế nào.

Dù ám ảnh, “Who Are China’s Walking Dead?” không phải là một cuốn sách đen tối, bởi vì vượt lên trên hết, nó cho thấy lương tri của con người, cả ở trong những xã hội tối tăm nhất, những hoàn cảnh tối tăm nhất. Ngày nay, khi phong trào thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc đang dâng cao, thì những con người dám lựa chọn bước ra khỏi “đế chế tà ác” và mất đi tất cả những quyền lợi vật chất từ nhiều năm về trước, cũng là những con người rất đáng khâm phục. Họ chắc chắn không phải là những “cái xác biết đi”. (Xem bài: Từ “Trời diệt Trung Cộng” đến làn sóng thoái xuất khỏi ĐCSTQ)

Minh Nhật / Trí Thức VN.

Trung Quốc phát triển loại máy quét có thể nhìn xuyên 30 lớp quần áo

Các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Vũ Hán, Trung Quốc) mới đây đã phát triển một loại máy quét toàn thân sử dụng công nghệ radar không gian, với khả năng nhìn xuyên qua đến 30 lớp quần áo với độ phân giải rất cao.

máy quét

Máy quét này đã được thử nghiệm qua các loại vải với các độ dày khác nhau. (Ảnh: Phòng thí nghiệm Quốc gia Vũ Hán về Quang điện tử)
Theo các nhà khoa học, độ phân giải siêu cao của loại máy quét trên có thể giúp nó xác định các vật thể được che giấu một cách tinh vi với độ chính xác cao hơn tại các điểm kiểm tra an ninh. Kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng nếu được sử dụng ở khoảng cách gần một người, nó thậm chí có thể nhìn thấy logo trên đồ lót của người đó ngay cả khi họ đang mặc áo khoác.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Liu Jinsong tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán dẫn đầu, đã đặt một mảnh giấy có in chữ “S” có kích cỡ bằng 5 ngón tay cái bên dưới 5 loại quần áo phổ biến, được làm từ nhiều loại vải tự nhiên và tổng hợp. Kết quả cho thấy máy quét đã tạo ra hình ảnh chữ “S” rất rõ ràng, điều mà các máy quét có độ phân giải thấp hiện chưa làm được. Bên cạnh đó, hình ảnh dần mờ đi khi các nhà nghiên cứu tăng số lớp vải, nhưng  máy quét vẫn có thể nhận dạng được đến 30 lớp.

Nhóm nghiên cứu của ông Liu cho biết với độ phân giải ở mức mm, máy quét này có thể “dễ dàng phát hiện những vật bị cấm như vũ khí giấu dưới lớp quần áo”.

Theo truyền thông nhà nước, một số loại máy quét toàn thân có độ phân giải cao đã được sử dụng tại các sân bay và các trạm biên phòng ở Trung Quốc. Dẫu vậy, các thiết bị này thường chiếm rất nhiều diện tích, qua đó gây khó khăn cho việc lắp đặt trong một số trường hợp. Loại máy quét mới do nhóm nghiên cứu của giáo sư Liu chế tạo chỉ có kích thước chỉ bằng một chiếc gương soi và sử dụng kết hợp 32 ăng-ten nhỏ.

“Đối với một radar truyền thống, độ phân giải càng cao thì ăng-ten càng lớn. Điều này không thực tế trong một số trường hợp”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Nhiều nền tảng quân sự hiện đại, trong đó có vệ tinh, máy bay chiến đấu và tàu chiến, cũng đã sử dụng công nghệ khẩu độ tổng hợp (synthetic aperture) nhằm giảm kích thước ăng-ten, bằng cách kết hợp tín hiệu của nhiều ăng-ten nhỏ hơn để tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao hơn. Vệ tinh được trang bị radar khẩu độ tổng hợp mới nhất có thể nhìn rõ gạch trên vỉa hè vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu.

Ông Liu và các đồng nghiệp chia sẻ rằng họ đã thay đổi công nghệ hiện có để đạt được kết quả không gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, độ nét của hình ảnh còn phụ thuộc vào khoảng cách của con người với radar và chưa rõ liệu thiết bị mới này có được thử nghiệm trong sân bay hay không.

Hồi tháng 9/2021, một nhân viên an ninh tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh cho biết rằng Trung Quốc đang sử dụng nhiều thiết bị quét tạo ra hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn trước đây, trong đó có hệ thống quét được điều khiển bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể phát hiện bất kỳ vật thể nào giấu dưới lớp quần áo.

Một quan chức hải quan làm việc tại một sân bay lớn ở miền nam Trung Quốc tiết lộ rằng những hình ảnh do máy quét toàn thân thu thập sẽ được lưu trữ trong ổ cứng một thời gian nhất định và được liên kết với tên hành khách và các thông tin cá nhân khác. Theo quan chức này, việc bảo vệ dữ liệu trên là vô cùng quan trọng đối với ban quản lý sân bay, bởi việc bị rò rỉ thông tin có thể “trở thành cơn ác mộng”.

Máy quét toàn thân đã có mặt tại một số sân bay lớn ở Mỹ trong khoảng một thập kỷ trước. Chúng có thể phát hiện các chất phi kim loại như nhựa và bột ngay cả khi được cất giấu một cách tinh vi trong bộ phận cơ thể người.

Theo SCMP, / Phan Anh /Trí thức VN

Lý giải các vụ bê bối trước thềm năm Nhâm Dần

Ảnh đẹp về chiếc xích lô trên phố cổ Hà Nội

Năm Tân Sửu sắp qua, năm Nhâm Dần đang đến gần. Những vụ bê bối điển hình từ cuối năm cũ thường cho ta chỉ dấu về những gì sẽ diễn ra trong năm mới. Đó là một bước ngoặt quan trọng khi Việt Nam đứng trước ngã ba đường. Hoặc đổi mới thể chế, để tiếp tục phát triển, hoặc duy trì nguyên trạng, để tiếp tục tụt hậu. Trong khi các chuyên gia tổng kết năm cũ và dự báo về năm mới, cần lý giải các vụ bê bối điển hình để dự báo xu hướng. 

Thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước

Muốn biết tương lai, cần xem lại quá khứ để rút ra bài học cho hiện tại. Đại án Việt Á là vụ bê bối chưa từng có, làm bộc lộ những lỗ hổng thể chế. Theo học giả Minxin Pei, đó là do “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (crony capitalism). Các nhóm lợi ích thân hữu gồm “tư bản đỏ” và các “quan tham” câu kết để thao túng chính sách. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành gọi đó là “lũng đoạn nhà nước” (state capture). (Viet-studies, 3/1/2022).

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang (BBC, 12/1/2022), “tham nhũng chính sách nguy hiểm bởi nó tinh vi hơn, tác động lớn và nghiêm trọng hơn, đặc biệt là bởi nó hợp thức hóa tham nhũng thành một hành vi ‘lập pháp’ bình thường. Câu chuyện thông đồng giữa Việt Á và các quan chức Bộ Y tế và Bộ KH-CN vừa qua có lẽ chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.  Muốn chống tham nhũng chính sách, Việt Nam phải đổi mới thể chế.

Trong khi Cơ Quan Điều Tra đang “mở rộng điều tra” vụ Việt Á và đồng bọn, theo hướng “không có vùng cấm”, thì Trịnh Văn Quyết (FLC) đã “bán chui” cổ phiếu để trục lợi hàng ngàn tỷ đồng, và Đỗ Anh Dũng (Tân Hoàng Minh) đã “bỏ cọc” sau khi đấu giá được lô đất vàng tại Thủ Thiêm với giá “trên trời” để lũng đoạn thị trường. Các vụ bê bối tuy khác nhau, nhưng bản chất giống nhau. Họ thao túng chính sách và lũng đoạn thị trường để trục lợi.  

Phan Quốc Việt (Việt Á) vô danh tiểu tốt nhưng được các quan tham nâng đỡ nên đã “lớn nhanh như Thánh Gióng”, trở thành đại gia trong năm 2021, trước khi “lên thớt” và “vào lò” (12/2021). Việt Á và nhóm lợi ích đã lừa người dân về đề án “nghiên cứu” và “sản xuất” bộ kit xét nghiệm Covid-19. Chúng đã “thổi giá” để bán bộ kit cho 52/53 tỉnh thành, trục lợi 4.000 tỷ đồng, “lại quả” 800 tỷ đống, bất chấp tính mạng người dân trong đại dịch.

Trong khi đó, đại gia bất động sản Trịnh Văn Quyết (FLC) nổi tiếng khi dùng kế bẩn “bán chui” 74.800.000 cổ phiếu FLC để “đánh úp các nhà đầu tư” trên sàn chứng khoán (10/12), thu được 3.100 tỷ đồng. Còn đại gia bất động sản Đỗ Anh Dũng (Tân Hoàng Minh) nổi tiếng vì “bỏ cọc” (588,5 tỷ đồng) sau khi đấu giá thành công lô đất vàng 3-12 tại Thủ Thiêm (với giá  24.500 tỷ đồng). “Quyết còi” và “Dũng béo” nổi lên như “cặp bài trùng”.

Công ty “Ngôi Sao Việt” (thành viên của Tân Hoàng Minh) đã trúng thầu lô đất vàng tại Thủ Thiêm, với giá gấp 8,3 lần giá chào, đẩy đơn giá đất lên 2,43 tỷ/m2, làm người ta kinh ngạc. Dũng béo “bỏ cọc” tuy mất hàng trăm tỷ đồng, nhưng nhóm lợi ích chắc trục lợi hơn nhiều vì tạo ra “sóng đất cao”. Chưa biết rõ họ có thông đồng hay không, nhưng khi Dũng béo “bỏ cọc”, thì mọi người mới nhận ra ông ta đang lũng đoạn thị trường.

Làm nhiễu loạn thị trường   

Theo báo chí, CQĐT đã tiến hành xác minh 11 dự án bất động sản do Tân Hoàng Minh đầu tư tại Hà Nội. Cuộc điều tra được khởi động ngay sau khi “Ngôi Sao Việt” đấu thầu được lô đất vàng 3-12 tại Thủ Thiêm (10/12) với giá 24.500 tỷ đồng. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói giá đất “cao chưa từng có”, và Bộ trưởng bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói giá đất thủ thiêm 2,4 tỷ đồng/m2 là cao bất thường, “làm nhiễu loạn thị trường”. 

Tuy Đỗ Anh Dũng đã thề thốt “không bao giờ bỏ cọc”, nhưng ông ta đã làm ngược lại. Một số doanh nghiệp lợi dụng giá trúng thầu quá cao, xin định giá lại tài sản thế chấp để vay thêm tiền nhằm “rút ruột ngân hàng”, hay “làm sạch bảng cân đối tài chính” của họ. Điều đó sẽ tạo ra “bong bóng bất động sản”, tác động tiêu cực đến tất cả các phân khúc trên thị trường theo hiệu ứng “bình thông nhau”, cản trở mục tiêu làm giảm giá nhà ở.

Theo nghị định 156 (2020) các cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán sẽ bị xử phạt tối đa 1,5 tỷ đồng, đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 1 đến 12 tháng. Theo đó, Quyết có thể bị phạt 3% – 5% giá trị chứng khoán giao dịch nhưng không quá 1,5 tỉ đồng. Ngoài ra, Quyết có thể bị phạt bổ sung “đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 3 đến 5 tháng”. (khoản 5 điều 33 Nghị định 128). Khung phạt như vậy quá nhẹ.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành đề xuất “ba bước” giúp đại gia Trịnh Văn Quyết sửa sai trong sự cố “quên” gửi thông báo bán cổ phiếu FLC. Một là “lập tức phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Quyết”. Hai là “bắt buộc ông Quyết mua lại toàn bộ số cổ phiếu đã lỡ bán mất” thông qua giao dịch trên sàn. Ba là “sau khi mua lại đủ số cổ phiếu đã lỡ bán, ông Quyết sẽ bán hết 175 triệu cổ phiếu như dự định, theo giá thị trường lúc đó”.

Đây không phải lần đầu tiên Quyết còi “bán chui” cổ phiếu, nhưng lần trước (2017) chỉ bị UBCKNN xử phạt hành chính có 65 triệu đồng. Đó là một lỗ hổng về luật chơi chứng khoán, không đủ răn đe mà còn khuyến khích tái phạm. Bộ Tài Chính đã ra Quyết định 19/QD-UBCK phong tỏa tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết từ ngày 11/1/2022. Đến tối 11/1/2022, HOSE đã công bố thông tin huỷ giao dịch FLC.

Có người nghi vấn tại sao Quyết còi phải liều “bán chui” gần hết số cổ phiếu đang nắm giữ, trong khi FLC không có dấu hiệu quẫn bách phải thoái vốn. Tuy Quyết còi lắm mưu nhiều kế, nhưng không loại trừ khả năng lần này bị ép phải “chuyển giao” số cổ phiếu của FLC cho kẻ giấu mặt nào đó. Người ta đồn nguồn gốc tài sản của Quyết “đến từ phương Bắc”, nay đến lúc phải trả lại. Chỉ có CQĐT mới có thể làm rõ nghi vấn này.

Cảng vũ trụ ở Phú Quốc

Trong khi các đại gia bất động sản (FLC và Tân Hoàng Minh) nổi lên như hiện tượng gây sốc dư luận cuối năm 2021, thì ông chủ Thaigroup (Nguyễn Đức Thụy hay “Bầu Thụy”) có ý tưởng chơi ngông là “cảng vũ trụ” tại Phú Quốc. Bầu Thụy quyết định lập Thaispace với vốn điều lệ là  26.688 tỉ đồng. HĐQT Thaigroup đề xuất dự án cảng vũ trụ du lịch tại Phú Quốc có tổng đầu tư là 30.000 tỷ đồng (1,3 tỷ USD) cho giai đoạn 2022 – 2026.

Theo công văn của Thaigroup giải trình về dự án thì, “mục tiêu của dự án là xây dựng phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch mang tầm quốc tế và đưa Việt Nam sánh ngang với các cường quốc vũ trụ trên thế giới” và “việc phát triển cảng vũ trụ phục vụ cho mục đích du lịch sẽ là bước ngoặt đột phá, mang tính lịch sử, mang lại lợi ích to lớn cho ngành du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong tương lai”.   

Cảng vũ trụ được hiểu là nơi phóng tàu vũ trụ vào quỹ đạo quanh trái đất. Trên thế giới chỉ có 3 nước lớn đầu tư là Mỹ, Nga, Trung Quốc. Tại Mỹ, cảng Spaceport America có tổng chi phí hơn 200 triệu USD. Tại Trung Quốc, cảng vũ trụ Văn Xương (Hải Nam) có tổng chi phí hơn 700 triệu USD. Dự án cảng Thaispace có quy mô đầu tư “gấp 6 lần của Mỹ và gấp 2 lần của Trung Quốc”. Chắc mục đích chính là xin đất và “cơ chế đặc thù”.

Trong khi các đại gia bất động sản tiếp tục “bám đất” trục lợi, thì Bầu Thụy muốn “bay lên trời” như tỷ phú Elon Musk (Tesla) và Jeff Benzos (Amazon). Chẳng lẽ Bầu Thụy tưởng làm “cảng vũ trụ” cũng dễ như mua đội bóng, ngân hàng Liên Việt, hay chiếc xe Rolls Royce. Người Việt dễ ngộ nhận và bốc đồng khi làm PR. Ý tưởng về “cảng vũ trụ” của Bầu Thụy tuy hơi giống ý tưởng “Bamboo Airways” của Quyết, nhưng khó hơn nhiều.      

Theo ông Mai Văn Huỳnh (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang) lãnh đạo tỉnh Kiên Giang chưa có ý kiến, do lĩnh vực đầu tư còn khá mới mẻ. Ông Huỳnh nói: “Mọi dự án đầu tư dù quy mô lớn hay nhỏ đều được tiếp nhận, xử lý đúng theo quy trình, quy định. Nếu thấy phù hợp, Kiên Giang sẽ báo cáo lên cấp Trung ương quyết định. Đến nay, quy hoạch của Kiên Giang chưa có khái niệm cảng vũ trụ du lịch”.

Hàm ý gì cho năm mới

Năm Tân Sửu có nhiều vụ bê bối gây tranh cãi, như “thần y” Võ Hoàng Yên, “dê cụ” Lê Tùng Vân tại “Tịnh thất Bồng lai” nay là “Thiền Am bên bờ vũ trụ”, và các “nghệ sỹ bẩn” bị CEO Nguyễn Phương Hằng tố giác ăn chặn tiền cứu trợ lũ lụt Miền Trung. Cuối năm 2021, các vụ bê bối đó đã bị các vụ bê bối khác về kinh tế lấn át làm cho lu mờ. Năm Nhâm Dần, bức tranh đa dạng nhiều gam màu xám chắc vẫn tiếp tục theo xu hướng đó.      

Có một quy luật không thành văn là những gì diễn ra tại Trung Quốc hầu như sẽ diễn ra tại Việt Nam, tuy với quy mô nhỏ hơn và thời điểm muộn hơn. Sự kiện tập đoàn Evergrande ở Trung Quốc đã phá sản không chỉ báo hiệu thị trường địa ốc của Trung Quốc đang lâm nguy, mà còn cảnh báo thị trường địa ốc của Việt Nam cũng dễ đổ vỡ. FLC hay Tân Hoàng Minh có thể là con bài thí trong trò chơi quyền lực đang diễn ra trong bối cảnh mới.

Trong năm Tân Sửu, nhiều người lao vào thị trường bất động sản như “trâu húc mả”, nhưng sang năm Nhâm Dần, họ phải cẩn trọng kẻo dễ bị “hổ vồ”.  Trong số các quan chức và đại gia nổi tiếng là “thánh nổ” hay chơi ngông, một số bị sa cơ lỡ vận, đang làm mồi cho hổ đói (như Quyết còi và Dũng béo). Tuy chưa rõ họ có chạy tội được không, nhưng đấu tranh quyền lực trên vũ đài chính trị năm Nhâm Dần hứa hẹn nhiều kịch tính.    

Trong những năm qua, các nhóm lợi ích thân hữu đã lợi dụng lỗ hổng thể chế lỗi thời để thao túng thị trường, trục lợi giàu lên nhanh thành “tỷ phú đỏ”. Theo thuyết “ba đại diện” của Bắc Kinh thì “làm giàu là vinh quang”. Nhưng nay nhiều tỷ phú đang bị chính quyền xử lý, kể cả Jack Ma (chủ Alibaba). Đó không chỉ là hệ quả của chủ trương “vỗ béo để thịt” mà còn do đấu tranh quyền lực và điều chỉnh tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo.  

Trong bối cảnh trật tự thế giới và khu vực diễn biến khó lường, theo hướng độc tài hơn chứ không dân chủ hơn (tại Trung Quốc), thì xu thế chính trị (tại Việt Nam) dễ trượt theo hướng đó, cản trở quá trình đổi mới thể chế (vòng hai). Trong nước, tranh chấp lợi ích nhóm và đấu tranh quyền lực càng phức tạp, thì nguồn lực quốc gia càng dễ bị phân hóa, và đồng thuận dân tộc càng dễ bị suy yếu. Đó là những thách thức lớn năm Nhâm Dần.

Lời cuối

Trên đây, chúng ta vừa điểm lại ba vụ bê bối điển hình như “bi hài kịch” đang làm dư luận ồn ào bức xúc. Nhưng nếu chú ý quá nhiều đến “phần nổi” của tảng băng, thì dư luận có thể không nhận ra “phần chìm” của nó. Nói cách khác, giới truyền thông báo chí thường chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”, hoặc thấy rừng nhưng không dám nói thẳng sự thật. Vì vậy, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành đã gọi vụ Việt Á là “lũng đoạn nhà nước”.

Hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã làm hơn ba vạn người Việt chết và kinh tế suy thoái, trong đó Việt Á và nhóm lợi ích góp phần không nhỏ, tuy Việt Á là “phần nổi của tảng băng chìm”.  Trong khi cả nước gồng mình chống dịch và tìm cách phục hồi kinh tế, Trịnh Văn Quyết (FLC) đã “bán chui” gần 75 triệu cổ phiếu để trục lợi, và Đỗ Anh Dũng (Tân Hoàng Minh) đã lũng đoạn thị trường bằng cách đấu giá đất thật cao rồi “bỏ cọc”.  

Muốn “chống dịch như chống giặc”, và có thể “sống chung với dịch”, phải mở rộng điều tra để xử lý thật nghiêm (không có vùng cấm) các nhóm lợi ích thân hữu đang thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước như “giặc nội xâm”. Theo quy luật “cùng tắc biến”, hy vọng một ngày nào đó đại dịch sẽ lui dần và các biến thể không còn nguy hiểm như trước. Nhưng muốn dẹp “giặc nội xâm”, thì phải kiểm soát quyền lực và đổi mới thể chế.

Nguyễn quang Di / Viêt-Studies