Thế giới kỳ thú của các loài mực

Mặc dù mực là món ăn quen thuộc với nhiều người, không phải ai cũng biết tới những điều thú vị ở từng loài mực.

Mực nang thường (Sepia officinalis) dài 40-50 cm, phân bố ngoài khơi bờ biển châu Âu và Nam Phi. Giống như nhiều loài mực nang khác, chúng di trú về phía bờ để đẻ trứng trên lớp trầm tích bùn. Loài này được đánh bắt rộng rãi để làm thực phẩm.

Mực nang Úc lớn (Sepia apama) dài 45-50 cm, cư trú ở các vùng biển khơi phía Nam Australia. Loài mực nang lớn nhất thế giới này sống trên các thảm cỏ biển và ám tiêu san hô.

Mực nang đỏ độc (Metasepia pfefferi) dài 6-7 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng khác biệt với đa số các loài mực nang ở tập tính di chuyển trên đáy biển bằng các xúc tu. Loài mực có độc này là sinh vật cảnh được ưa thích ở bể thủy sinh nước mặn.

Chùm ảnh: Tròn mắt với thế giới kỳ thú của các loài mực

Mực sim Berry (Euprymna berryi) dài 2-3 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Là họ hàng nhỏ bé của mực nang, chúng có phần thân tròn có vây thùy và cấu trúc hình bút để nâng đỡ cơ thể.

Mực roi (Mastigoteuthis sp.) dài 20-50 cm, là chi mực được ghi nhận tại nhiều vùng biển trên thế giới. Các loài mực có màu đỏ này lượn lờ dưới đáy đại dương bằng đôi vây rộng. Chúng săn mồi bằng những xúc tu dài linh hoạt.

Mực lá (Sepioteuthis lessoniana) dài 25-35 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài mực có đôi vây lớn này liên lạc bằng ánh sáng lóe lên từ các cơ quan đặc biệt chứa vi khuẩn phát sáng. Chúng là một nguồn lợi hải sản quan trọng.

Mực ống châu Âu (Loligo vulgaris) dài 30-45 cm, phổ biến ở Đông Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Chúng có đôi vây xòe ra hai bên giống các loài họ hàng. Đây cũng là mực có vai trò quan trọng trong thương mại.

Mực vỏ xoắn (Spirula spirula) dài 3-5 cm, sống ở tầng sâu thẳm của các đại dương. Trong có thể chúng có cấu trúc giống vỏ ốc xoắn chứa khí, có vai trò như một cái phao. Nhờ đó con vật có thể nổi mặt biển vào ban đêm.

Mực rạn san hô Caribbean (Sepioteuthis sepioidea) dài 12-20 cm, được tìm thấy trên khắp vùng biển Caribbean cũng như ngoài khơi bờ biển Florida. Là một trong 6 loài mực bay, chúng có thể đẩy mình lên khỏi mặt nước khoảng 2 mét và bay khoảng 10 mét trước khi lao xuống nước.

Mực ống khổng lồ hay mực khổng lồ Nam Cực (Mesonychoteuthis hamiltoni) dài 12-14 mét, sống ở các vùng biển bao quanh Nam Cực. Là một trong những loài nhuyễn thể lớn nhất, chúng có thể nặng tới nửa tấn.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Trò chuyện với người uyên bác

 Trong cuốn Sống – Tình yêutự do đầu tiên và cuối cùng, hiền triết Osho bàn một cách rất thẳng thắn về tình yêu và tính dục, về tính ưu việt của việc chủ ý sống cô độc (không phải đơn độc)… Quan điểm của ông là phi tôn giáo, luôn luôn trái ngược với định kiến xã hội.

Sách “Sống – Tình yêu, tự do đầu tiên và cuối cùng” của Osho

Ông thậm chí xây dựng mô hình một nhân loại mới khi thế giới không còn gia đình mà chỉ có công xã, có hàng triệu công xã như vậy trên hành tinh, mỗi công xã có từ 5.000 đến 50.000 người, trẻ em thuộc về công xã chứ không thuộc về gia đình, cha mẹ sinh ra chúng có thể sống với nhau hoặc đã chia tay, nhưng cha mẹ thực tế và họ hàng chúng là toàn bộ công xã… Nghe thoáng qua thì tưởng rằng viển vông, không tưởng, nhưng ta phải đọc và trực tiếp nghe Osho phân tích lý giải. Nhìn chung các luận điểm của Osho là không thể tóm tắt, không thể kể lại, mà mỗi người phải tự mình đọc và được khai minh.

Đọc cuốn nào của Osho cũng khiến người đọc tỉnh ngộ, được khai sáng, như đối thoại với người thông minh thì bao nhiêu cái thông minh trong người mình cũng được kích hoạt, bừng bừng sống dậy. Rất muốn khuyên độc giả, ai chưa đọc thì hãy đọc ngay cuốn này, tri thức uyên bác được chuyển hóa thành điều dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Cứ coi như ta hẹn được một người uyên thâm đi uống cà phê, chuyện trò xong thì ta tỉnh hẳn người, mà không phải chỉ vì chất caffeine trong cốc cà phê.

Muốn trích Osho thì đúng ra phải “trích” toàn bộ cuốn sách. Dù sao cũng nhặt ra đây vài đoạn, mặc dù khi nhặt riêng ra thì thấy nó đã giảm ý nghĩa:

“Người ta vẫn không ngừng tìm kiếm bạn bè. Họ không thể chung sống cùng chính mình, họ muốn sống cùng người khác. Người ta vẫn không ngừng tìm kiếm bạn bè, chỉ cần họ tránh né được chính họ hoặc họ có thể tìm đến bất kỳ thứ gì có thể giúp họ trốn chạy khỏi chính mình. Họ sẽ đến rạp hát và ngồi đó liên tục ba giờ đồng hồ để xem một cái gì đó hoàn toàn ngớ ngẩn. Họ sẽ tìm đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám nào đó để giết thời gian. Họ đọc đi đọc lại cùng một tờ báo để tự làm mình bận bịu. Họ sẽ chơi bài, chơi cờ chỉ để giết thời gian (cứ như thể họ có nhiều thời gian lắm vậy).

Nhà văn Osho (11.12.1931 – 19.01.1990)

Nhưng đây là một trong những rắc rối cơ bản được tạo ra bởi lối nuôi dạy sai lạc: bạn trốn tránh chính mình” (trang 27).

“Một người hạnh phúc luôn là một người của chính mình. Tại sao anh ta lại phải thuộc về một tổ chức nào đó? Chỉ có một người không hạnh phúc mới muốn thuộc về một tổ chức nào đó, muốn thuộc về một bầy đàn nào đó. Họ trở thành một thành viên của một tổ chức chính thể nào đó, của một tổ chức khởi nghĩa nào đó, của một tôn giáo nào đó. Giờ thì họ cảm thấy yên tâm hơn vì họ đã có điểm tựa.

Mọi người nên tựa vào chính mình. Nếu bạn thuộc về một tổ chức nào đó thì bạn sẽ đi vào ngõ cụt, bạn không có khả năng phát triển. Mọi việc đến đó là kết thúc, một con đường không lối thoát.

Thế nên tôi không khuyên bạn hãy sống không vị kỷ vì tôi biết rằng nếu bạn vị kỷ thì bạn sẽ tự nhiên không vị kỷ, rất tự nhiên. Nếu bạn không vị kỷ thì bạn sẽ chẳng biết được mình là ai, bạn sẽ bỏ nhỡ bước cơ bản đầu tiên” (trang 41-42).

“Một gia đình không có con cái thì không phải là một gia đình”. Đúng thế, vì một ngôi nhà không có trẻ con thì nó giống như một ngôi đền tĩnh lặng, khi có trẻ con thì nó trở thành bệnh viện tâm thần. Với nhiều trẻ con thì rắc rối tăng theo cấp số nhân” (trang 50).

 “Những gì bạn thường gọi là sự thi vị và niềm đam mê cũng chỉ là những lời nói dối (với vẻ ngoài đẹp đẽ). Trong một trăm nhà thơ của bạn, chín mươi chín người không phải là nhà thơ mà chỉ là những con người bối rối, nhiễu loạn, ham muốn, lạc bước. Chỉ có một vài người thực sự là nhà thơ.

… Nhưng những gì bạn gọi là thơ ca cũng chỉ là sự thể hiện cơn sốt trong lòng bạn, thể hiện những ham muốn, những bối rối trong lòng bạn. Đó chỉ là sự điên rồ. Sự đam mê mang tính mù quáng, ngu muội, điên rồ bởi vì nó khiến bạn cảm thấy cứ như thể đó là tình yêu” (trang 134).

HỒ ANH THÁI / Văn nghệ VN

TRƯỚC KHI CHẾT CON NGƯỜI NUỐI TIẾC NHỮNG ĐIỀU GÌ ?

Nuối tiếc vì đã không đủ dũng cảm sống thực với chính mình mà sống theo mong muốn của những người khác là nuối tiếc hàng đầu của đa phần những người sắp từ giã trần thế.

Bronnie Ware, nữ y tá Anh từng làm công việc chăm sóc và xoa dịu những người sắp “gần đất, xa trời”, cho biết, bà vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện rất nhiều người đang hấp hối có cùng những nuối tiếc như nhau.

Bà Ware kể: “Các bệnh nhân của tôi là những người đã về nhà nằm chờ chết và nhìn chung phải trải qua một số thời khắc đặc biệt như nhau. . Mỗi người trong số họ đều trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác nhau: chối bỏ, sợ hãi, tức giận, hối tiếc, phủ nhận và cuối cùng là chấp nhận”.

Trong cuốn sách nhan đề “The Top Five Regrets Of The Dying: A Life Transformed By The Dearly Departing” của mình, bà Ware đã tổng kết 5 điều nuối tiếc phổ biến nhất ở những người đang hấp hối, đặc biệt là những người già cả, như sau:

1. Nuối tiếc vì đã không đủ dũng cảm sống thực với chính mình mà sống theo mong muốn của những người khác.

“Hầu hết mọi người đã không thực hiện thậm chí chỉ một nửa số giấc mơ của họ và phải chết khi nhận ra rằng, đó là do họ đã hoặc không có lựa chọn nào đó”.

2. Nuối tiếc đã làm việc quá vất vả

“Ước gì tôi đừng làm việc cật lực đến như vậy” là câu cửa miệng của những người đàn ông sắp chết. Họ đã bỏ lỡ việc tận hưởng thời trẻ của con cái và mối quan hệ với bạn đời.

3. Nuối tiếc đã không bộc lộ cảm xúc thực

Nhiều người đã phải kìm nén cảm xúc thực để giữ hòa khí với những người khác. Điều đó cũng đồng nghĩa, họ đôi khi phải “đeo mặt nạ” không mong muốn. Vì vậy, khi sắp “gần đất, xa trời”, họ cảm thấy cay đắng và căm phẫn với sự kìm nén cảm xúc quá mức của chính mình.

4. Nuối tiếc đã không giữ liên lạc với bạn bè

 Khi sắp chết, rất nhiều người cảm thấy hối hận vì đã để vuột mất những tình bạn vàng trong nhiều năm.

5. Nuối tiếc đã không để bản thân hạnh phúc hơn

Đây là một nuối tiếc phổ biến đến kinh ngạc ở những người sắp chết. Cho tới tận khi chết, nhiều người mới nhận ra rằng, hạnh phúc xứng đáng được đánh đổi bằng nhiều thứ. “Họ đã sống mắc kẹt trong những phong cách và thói quen cũ. Sự vừa lòng với ‘cái thân quen’ đã che phủ cảm xúc cũng như cuộc sống thể chất của họ. Sự sợ hãi thay đổi khiến họ phải giả vờ với người khác và giả vờ với chính bản thân rằng họ hài lòng, hạnh phúc, dù trong sâu thẳm vẫn mong muốn được cười thoải mái và làm những điều ngốc nghếch theo ý mình một lần nữa”.

Sưu tầm.

Bí quyết của Quốc Y đại sư mắc 2 căn bệnh ung thư vẫn sống thọ 86 tuổi: Đơn giản không ngờ

Vương Miên Chi là bác sĩ Y học cổ truyền nổi tiếng của TQ, ông mắc 2 căn bệnh ung thư nhưng vẫn sống thọ đến 86 tuổi. Bí quyết rốt cục là gì?


In bài viết

Bí quyết của Quốc Y đại sư mắc 2 căn bệnh ung thư vẫn sống thọ 86 tuổi: Đơn giản không ngờ

Ung thư vẫn là một trong những căn bệnh khiến nhiều người e sợ vì có khả năng tử vong cao và hầu như tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc ung thư. Đến cả bác sĩ, những người chuyên về y học cũng có khả năng mắc ung thư. Tuy nhiên không phải ai mắc ung thư cũng sẽ có tỷ lệ tử vong cao. Điển hình là vị Quốc y đại sư của Trung Quốc, Vương Miên Chi, ông từng mắc 2 căn bệnh ung thư khác nhau nhưng vẫn kiên trì chống lại bệnh tật và sống  thọ đến 86 tuổi. Câu chuyện của ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác, để họ tiếp tục lạc quan điều trị bệnh.

Vương Miên Chi và con đường chống chọi với ung thư

Ông Vương Miên Chi là bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực Y học cổ truyền Trung Quốc với gần 70 năm kinh nghiệm. Dù vậy, Vương Miên Chi cũng không thể tránh khỏi căn bệnh ung thư quái ác.

Năm 2000, khi Vương Miên Chi 77 tuổi, ông được người nhà đưa đến bệnh viện gấp vì xuất huyết đường ruột. Sau đó ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột. Nếu là người bình thường khi nghe đến 2 chữ “ung thư” chắc hẳn tâm trạng sẽ vô cùng suy sụp, không thiết ăn uống gì nữa. Tuy nhiên, Vương Miên Chi lại không giống vậy, ông là bác sĩ, là người đã từng ứng chiến với căn bệnh này từ rất nhiều năm về trước. Vì vậy khi nghe tin mình mắc ung thư, ông không hề hoảng sợ, thay vào đó, ông nói với gia đình bằng một thái độ lạc quan: “Bệnh ung thư ruột thôi mà, ruột dài như vậy, có vấn đề gì thì bảo bác sĩ cắt bớt đi một đoạn là được.”

Tuy nhiên, trớ trêu thay, dù Vương Miên Chi rất lạc quan với căn bệnh ung thư ruột nhưng chỉ chưa đầu nửa năm sau đó, ông lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy ở phổi trên bên trái.

Sau hai lần bị chẩn đoán mắc ung thư, Vương Miên Chi vẫn giữ thái độ lạc quan như cũ. Sau khi nhập viện để tiến hành điều trị sức khoẻ ông hồi phục vô cùng tốt, tình trạng bệnh cũng khá ổn định. Thậm chí sau khi ông xuất viện, ông còn tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân tại phòng khám của mình.

“Bí quyết” nào giúp bác sĩ Vương chiến thắng được 2 căn bệnh ung thư?

Bí quyết 1: Tích cực điều trị

Khi chia sẻ bí quyết chống lại ung thư của bản thân, ông Vương luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích cực điều trị tại bệnh viện. Ông luôn phối hợp với phương pháp điều trị ung thư của các bác sĩ và uống thuốc đúng giờ.

Bí quyết 2: Lạc quan

Trong quá trình điều trị ung thư, ông Vương luôn lạc quan, mỉm cười đối mặt với mọi tình huống. Ông chia sẻ rằng: “Tôi luôn nghĩ về hôm nay và ngày mai, nhưng những lúc tâm trạng bất ổn hơn thì tôi sẽ nghĩ đến tương lai xa hơn nữa.”

Chiến đấu với ung thư cũng giống như chiến đấu với khó khăn trong cuộc sống, càng ủ rũ thì bạn sẽ càng cảm thấy khó khăn hơn gấp trăm lần. Nhưng nếu dùng thái độ lạc quan để đối mặt thì hành trình chống ung thư lại trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Đây được gọi là “Hiệu ứng tâm lý“. “Hiệu ứng tâm lý” là kết quả trong một nghiên cứu trên tạp chí Nature Medicine. Nghiên cứu cho thấy lo lắng hoặc trầm cảm kéo dài sẽ khiến cơ thể tăng cường tiết ra glucocorticoid, gây ảnh hưởng đến quá trình làm hoá trị, gây cản trở cho quá trình điều trị ung thư.

Ngược lại, con người khi ở trong trạng thái vui vẻ sẽ tiết ra các “hormone”, thường có tác dụng tốt cho quá trình chữa bệnh, giúp cơ thể thư giãn, khiến cho quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn.

Bí quyết 3: Ăn uống lành mạnh

Có nhiều người bệnh khi mắc ung thư sẽ quan trọng hoá việc kiêng kỵ món này món kia. Tuy nhiên, ông Vương cho biết, không nhất thiết phải kiêng kỵ các món ăn. Điều quan trọng là cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Các bệnh nhân ung thư thường được khuyến khích ăn nhiều các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ quả, thịt, trứng. Bởi trong nghiên cứu, những loại thực phẩm này thường giàu vitamin, chất xơ, và các chất dinh dưỡng giúp chống lại bệnh ung thư.

Bí quyết 4: Thiền định

Thiền chính là kinh nghiệm chống ung thư mà ông Vương đã đúc kết được. Ông Vương cho rằng thiền không chỉ giúp con người thoát khỏi những suy nghĩ vẩn vơ mà còn giúp não bộ được nghỉ ngơi hoàn toàn và giúp duy trì trạng thái bình yên trong tâm hồn.

Điều này cũng tương tự như bí quyết thứ 2, nhưng thiền là một phương tiện cụ thể hơn để duy trì trạng thái thoải mái từ sâu trong tâm trí. Thiền có thể giúp bệnh nhân giải toả những áp lực, sự sợ hãi khi đối mặt với căn bệnh ung thư.

Tất nhiên, thiền không phải là cách duy nhất để loại bỏ sợ hãi và lo lắng. Mọi người cũng có thể tìm thấy sự bình yên, tĩnh tâm khi thực hiện một số hoạt động khác chẳng hạn như vẽ tranh, nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch,…

Ngoài ra, ông Vương Miên Chi cũng nói thêm rằng “hạnh phúc mới là liều thuốc chống ung thư tốt nhất”. Hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan hạnh phúc. Đó mới chính là “bí quyết” chống ung thư đơn giản nhất và phù hợp với tất cả mọi người.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Vương, người đã chiến thắng lại 2 căn bệnh ung thư quái ác và sống đến tận 86 tuổi. Các bí quyết của bác sĩ Vương không chỉ dành riêng cho người mắc bệnh ung thư mà ngay cả những người bình thường cũng có thể áp dụng để tăng cường sức khoẻ của bản thân.

Nguồn: Health/Baidu

Tiến sĩ Tạ Điền nói về mối quan hệ giữa Elon Musk và ĐCSTQ

Truyền thông nhiều nước đưa tin, Giám đốc điều hành Elon Musk của “gã khổng lồ” ô tô điện Tesla và công ty công nghệ khám phá không gian SpaceX của Mỹ gần đây đã mở một chi nhánh ở Tân Cương để phát triển hoạt động kinh doanh Tesla ở Trung Quốc. Điều này đã làm dấy lên tranh luận về quan điểm nhân quyền của Elon Musk. Vision Times đã phỏng vấn Tiến sĩ Tạ Điền tại Trường Kinh doanh Aiken của Đại học Nam Carolina về vấn đề này.

Tỷ phú Elon Musk (Nguồn: Duncan.Hull/ Wikimedia)
Musk có đứng cùng nhà cầm quyền Trung Quốc?
Những thông tin cho thấy do vấn đề nhân quyền ở Tân Cương của Trung Quốc tiếp tục xấu đi nên Mỹ và nhiều nước chung quan điểm đã thực hiện một số biện pháp trừng phạt chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc có dùng bông Tân Cương và xử phạt các quan chức ĐCSTQ ở Tân Cương. Do đó, một số nhà quan sát nhân quyền quốc tế có quan điểm khác về việc Musk mở cửa hàng ở Tân Cương.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Tạ Điền chia sẻ: “Tôi có thể cảm thông quan điểm đó. Nhưng tôi hoàn toàn không thấy vấn đề mở thêm một cửa hàng ở Tân Cương thì nghĩa là đang ủng hộ ĐCSTQ. Bởi vì trước đó Tesla đã có cơ sở ở Thượng Hải và sản xuất một thời gian rồi, ban đầu Elon Musk muốn bán sản phẩm trên toàn Trung Quốc, nhưng hiện tại lại mở cửa hàng ở Tân Cương vào đúng lúc nhạy cảm. Không có gì khác nhau [trong quan điểm nhân quyền] khi bán hàng ở Tân Cương với bán ở Thượng Hải và Bắc Kinh.

Lại có quan điểm rằng ông Musk thực sự đang tạo cho ĐCSTQ một nền tảng, tôi không bi quan như vậy. Là một doanh nhân lớn thì dĩ nhiên ông ấy có sự tinh ranh và khôn khéo của mình, thậm chí còn nói điều gì đó về hiệu quả cao của ĐCSTQ. Điều này đúng khi ông ấy xây dựng một nhà máy ở Thượng Hải: mọi thứ thực sự hoạt động rất hiệu quả, nhà máy rất nhanh được đưa vào sản xuất. Trong quá trình này chắc chắn ĐCSTQ có mưu tính riêng, ví dụ muốn Musk nói điều gì đó tốt đẹp về ĐCSTQ. Nếu ông ấy không nói gì thì sẽ rất khó hòa hợp với nhau”.

Triết lý chính trị bảo thủ của Musk

Tiến sĩ Tạ Điền (Xie Tian), ​giảng sư Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ. (Ảnh: Epoch Times).
Tiến sĩ Tạ Điền chỉ rõ thêm: “Trước tiên chúng ta hãy xem quan niệm chính trị của Elon Musk thế nào? Mọi người đều biết rằng Musk hiện là người giàu nhất thế giới với nguồn tài sản là 300 tỷ đô la Mỹ, trong khi người thứ hai là Bezos chỉ hơn 100 tỷ đô la Mỹ. Những ông chủ mạng xã hội như Facebook, Twitter đều có giá trị hàng chục đến vài trăm tỷ đô la Mỹ. Chúng ta biết rằng những doanh nhân công nghệ cao đầu tư ra thế giới này, bao gồm nhiều ông trùm ở thung lũng Silicon, toàn người có xu hướng nghiêng về phe cánh tả của Đảng Dân chủ. Musk khác với họ, ông ấy là doanh nhân bảo thủ hiếm hoi kiên định theo tư tưởng bảo thủ và công khai ủng hộ ông Trump. Tôi nghĩ điều đó liên quan đến kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân của ông ấy.

Việc Musk công khai ủng hộ Trump là nhất quán với những tư tưởng bảo thủ của cánh hữu, cho nên cũng chuyển cả công ty và ngôi nhà của Musk khỏi thành trì cánh tả là bang California. Tôi nghĩ ông ấy có am hiểu nhất định về ĐCSTQ. Có thể Musk nói một số điều tốt đẹp về ĐCSTQ, nhưng trên thực tế thì nhiều điều ông ấy làm, chẳng hạn như Starlink, đang thực sự gây đe dọa sụp đổ ĐCSTQ và làm họ sợ hãi”.

Elon Musk đáp trả chỉ trích của Bắc Kinh về vệ tinh Starlink
ĐCSTQ có mưu đồ trong lôi kéo Musk
Tiến sĩ Tạ Điền chỉ ra: “Trước hết, hãy nói về lý do tại sao ĐCSTQ muốn Elon Musk đến Trung Quốc, và tại sao Musk lại đến Trung Quốc? Chúng ta cần chỉ ra những doanh nhân nước ngoài gọi là ủng hộ ĐCSTQ như một số nhà tư bản ở phương Tây bao gồm cả Phố Wall của Mỹ, là vì đã đưa đến Trung Quốc hoặc nguồn vốn, hoặc công nghệ, hoặc một số khả năng quản lý.

Trung Quốc hiện đã nhanh chóng học hỏi được một số kỹ năng quản lý, nhưng còn vài thứ mà Trung Quốc vẫn thiếu: một là vốn và hai là công nghệ tiên tiến. Nếu xác định ai đó đang ủng hộ ĐCSTQ, trao nền tảng cho ĐCSTQ, thì đó là kẻ dâng hiến cho ĐCSTQ nguồn tài chính và công nghệ. Nhưng Musk đã không làm điều đó. Chúng ta biết rằng nhà máy Tesla Thượng Hải đã được chính quyền Thượng Hải đặc biệt phê duyệt và quy hoạch một mảnh đất cho Elon Musk, ngoài ra ĐCSTQ còn cung cấp tiền và các khoản vay trợ giúp. Ông ấy đã đưa công nghệ vào, nhưng nguồn vốn công ty ông ấy là sở hữu riêng 100% của ông ấy, nói cách khác Musk không chia sẻ công nghệ với bất kỳ công ty nào ở Trung Quốc”.

Tesla được thị trường Trung Quốc yêu thích
Tiến sĩ Tạ Điền nói rằng ĐCSTQ thực sự đang sử dụng Tesla để thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. “Nhưng từ những gì chúng ta thấy hiện nay thì vấn đề xe điện của Trung Quốc đang lạm phát, có rất nhiều cơ sở sản xuất nhưng không ai trong số họ có thể bắt kịp Tesla. Tesla thực sự có sự tự tin duy trì vị trí dẫn đầu về công nghệ và thậm chí không quan tâm đến việc cho công khai tiết lộ những công nghệ này – Elon Musk là người duy nhất công khai như vậy. Do ông ấy tin rằng các công nghệ sáng tạo này phát triển rất nhanh và những bên khác bắt chước cũng không thể theo kịp, vì vậy mà mới tự tin như thế.

Tóm lại, Elon Musk đã không mang tiền cũng không mang công nghệ cho ĐCSTQ, trái lại ĐCSTQ đã trả tiền cho ông ấy để xây dựng nhà máy ở Thượng Hải và chế tạo xe hơi,  hiện bán rất chạy ở Trung Quốc. Sự an toàn và hiệu suất đáng tin cậy cùng công nghệ tiên tiến của Tesla đã giành được sự yêu mến của người Trung Quốc và người mua xe hơi.

Tại sao ĐCSTQ lại cho Musk đãi ngộ lớn như vậy? Như tôi đã đề cập: Một mặt là hy vọng cải thiện trình độ xe điện ở Trung Quốc. Nhưng trong phần này, tôi không nghĩ rằng ĐCSTQ đã đạt được mục đích. Những công ty khác ở Trung Quốc vẫn đang sao chép lại ở mức độ thấp, không thể đủ sức bắt kịp Tesla”.

Tesla có phụ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc?

Ông Elon Musk. (Ảnh: mccv/Shutterstock)
Theo lời một nhà phân tích trên VOA Mỹ, Tesla ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, đồng thời theo chân các công ty lớn khác của phương Tây và từng bước rơi vào “bẫy kinh tế” của ĐCSTQ.

Tiến sĩ Tạ Điền nói về vấn đề này: “Tôi không thể thấy ông ấy ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc. Tesla có nhà máy lớn nhất ở Texas Mỹ và một nhà máy khổng lồ khác ở Đức. Ngoài ra còn có những lời mời từ Ấn Độ để Tesla đến xây dựng nhà máy. Còn Tesla ở Trung Quốc chỉ là để bán hàng nội địa Trung Quốc. Tôi nghĩ hãng Tesla có đủ sức mạnh để luôn chiếm lĩnh thị trường toàn cầu”.

Starlink của Musk khiến ĐCSTQ sợ hãi

(Ảnh: Ashish Sharma/SpaceX)
Những nguồn tin cho thấy, giới chức ĐCSTQ đã phàn nàn với Liên Hợp Quốc về vụ phóng vệ tinh của Musk vào năm ngoái, nói rằng vệ tinh Starlink do SpaceX phóng lên đã hai lần tiếp cận trạm vũ trụ của Trung Quốc, gây “nguy hiểm” cho tính mạng và sức khỏe của các phi hành gia Trung Quốc. Giới dư luận viên của ĐCSTQ cũng lên án Starlink của Elon Musk. Nhưng Musk đã phủ nhận những lo ngại như vậy khi cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Hàng ngàn vệ tinh chẳng thấm vào đâu. Giống như có hàng ngàn chiếc ô tô trên trái đất vậy thì có thấm vào đâu”.

Vì sao Trung Quốc lại phản ứng gay gắt vụ “suýt” va chạm vệ tinh Starlink của Mỹ?
Về vấn đề này Tiến sĩ Tạ Điền cho biết, như vừa đề cập về hệ thống Starlink của Elon Musk khiến ĐCSTQ rất sợ hãi vì nó có thể làm sụp đổ nhà cầm quyền này:

“Musk có một số công ty rất hay, bao gồm SpaceX, công ty thám hiểm không gian và dự án Starlink, đang có kế hoạch phóng 100.000 vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất để kết nối Internet toàn diện. Điều này thực sự có thể phá vỡ tường lửa của ĐCSTQ. Trừ khi ĐCSTQ phá hủy hàng ngàn vệ tinh trên vùng không gian Trung Quốc, nhưng trên thực tế ĐCSTQ không làm được, vì vậy không có cách nào ngăn chặn được. Khi đó, người Trung Quốc sẽ chỉ cần một đầu thu có kích thước bằng hộp bánh pizza để nhận tín hiệu, và thậm chí sau này đầu thu có thể nhỏ hơn nhiều.

Ví dụ, người Trung Quốc khi về nước sẽ bí mật mang theo thứ gì đó có kích thước bằng hộp bánh pizza để nhận tín hiệu Starlink, khi đó họ có thể lướt Internet một cách thoải mái mà không phải vượt tường lửa. Điều này đồng nghĩa ngày tàn của ĐCSTQ đang đến, nên ĐCSTQ rất sợ hãi. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao ĐCSTQ đang cố gắng thu phục Musk. Nhìn từ quan điểm này, tất nhiên ĐCSTQ sẽ dùng mọi ưu đãi cho ông ấy, như cung cấp tiền và để Musk xây dựng nhà máy. Đối với một người làm kinh doanh, muốn kiếm tiền mà không phải bỏ vốn, không phải mua đất, được ĐCSTQ cung cấp cho mọi thứ để sản phẩm Mỹ của ông ta có thể chiếm thị trường Trung Quốc, vậy thì còn gì vui hơn?

Tất nhiên tôi nghĩ ĐCSTQ sẽ tiếp tục gây áp lực đối với Musk để ông ấy không dính vào ĐCSTQ trong dự án Starlink này, nhưng có vẻ như mục đích của ĐCSTQ không đạt được. Vì vậy có thể xem Musk là một chiến binh công nghệ đang công phá ‘tường lửa vĩ đại’ (Great Firewall) tại Trung Quốc”.

(Ảnh: Shutterstock, Trí Thức VN cắt ghép)
Theo thông tin công khai, dự án Starlink là do Giám đốc điều hành Elon Musk của SpaceX khởi xướng vào năm 2015, nhằm cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao phủ khắp thế giới thông qua chuỗi vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Musk từng tuyên bố đại chúng rằng ông hy vọng Starlink sẽ cho phép những nơi không có Internet có thể truy cập Internet, để những người ở những vùng nghèo khó hiện chưa có Internet có thể cảm nhận được niềm vui của thời đại Internet.

Tĩnh Nhữ, Vision Times /Trí thức Vietnam

Chế độ tài phiệt và dấu hiệu của nền “thiện nguyện tài phiệt” tại Việt Nam

Khi các nhà tài phiệt đổ tiền ra để “giúp đời”.

 VINCENTE NGUYEN / Việt Studies

Giải thưởng Khoa học VinFuture chuẩn bị được trình làng (từ ngày 18 đến ngày 21/1) với những lời có cánh từ giới khoa học quốc tế. [1] Cùng lúc, ông Phạm Nhật Vượng xuất hiện trở lại trước báo giới sau nhiều năm vắng bóng để nói về tham vọng “để lại gì đó cho đời” thông qua các chương trình được tài trợ bởi nguồn tư bản khổng lồ. [2]

Giới nghiên cứu có một thuật ngữ riêng để chỉ việc các nhà tài phiệt như ông chủ Vingroup đang làm: đổ tiền ra với danh nghĩa giải quyết các vấn đề xã hội. Đó là “thiện nguyện tài phiệt” (plutocratic philanthropy).

Liệu hiện tượng này đã chính thức hình thành ở Việt Nam chưa? Đó có phải là chỉ dấu của một nền chính trị tài phiệt không xa?

Tài phiệt và chế độ tài phiệt là gì?

Nhà tài phiệt, giới tài phiệt có từ tiếng Anh tương đương là “plutocrat”. Từ đó chúng ta có “plutocracy”, dịch là chế độ tài phiệt. Đây không phải là thuật ngữ xa lạ trên cửa miệng người Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất của thuật ngữ này từ hướng tiếp cận chính trị học.

“Plutocracy” là từ có gốc Hy Lạp, kết hợp giữa “sự giàu có” ( πλοῦτος, ploutos, wealth) và “quyền lực” (κράτος, kratos, power). Sự kết hợp đơn giản ngữ nghĩa của hai từ này gợi mở cho chúng ta một mô hình nhà nước nơi mà tầng lớp thượng lưu (sở hữu nhiều tiền của, tư liệu sản xuất) kiểm soát và chi phối quyền lực trong xã hội.

Nhưng người giàu can thiệp đến đâu vào các hệ thống thiết chế nhà nước thì mới bị xem là một nền chính trị tài phiệt? Và nền chính trị bị lũng đoạn đến đâu mới bị gọi là chế độ tài phiệt – “plutocracy”?

Đây là vấn đề còn tranh cãi và vẫn đang được nhiều người nghiên cứu.

Một số cho rằng sự tham gia hay can dự trực tiếp một cách thường xuyên của các nhà tư bản là minh chứng rõ ràng của chế độ tài phiệt. 

Trên cơ sở này, việc Trump ứng cử và đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ; hay việc những tỷ phú Mỹ kim như Michael Bloomberg hay Tom Steyer tích cực tham gia tranh cử (dù thất bại) cho thấy một phần tính chất của một nền chính trị tài phiệt. [3]

Tuy nhiên, bản chất của nền chính trị tài phiệt được cho là có thể ẩn mình và bám rễ sâu rộng hơn thế.

Ví dụ, trong chương “Economic Inequality and Political Representation” của quyển sách “Unequal Democracy” (tạm dịch: Nền dân chủ không công bình), [4] giáo sư Larry Bartels khảo sát các ưu tiên chính sách của ba nhóm thu nhập tại Hoa Kỳ: thấp, trung bình và cao. Kế đó, ông cân đối những ưu tiên và mong muốn chính sách của ba nhóm thu nhập này với xu hướng bỏ phiếu của các đại diện dân cử của Nghị viện Hoa Kỳ trong thập niên 1990 và 2010.

Kết quả mà Bartels nhận được là xu hướng bỏ phiếu (tức việc hình thành chính sách từ phía cơ quan lập pháp) tiệm cận với ưu tiên của nhóm thu nhập nhiều hơn cả.

Như vậy, chế độ tài phiệt không nhất thiết phải là người giàu làm lãnh đạo nhà nước, quốc gia. Việc người giàu sử dụng các nguồn lực kinh tế để chi phối các kênh truyền thông, tài trợ cho các tổ chức nghiên cứu chính sách, hỗ trợ các nhóm hoạt động theo lựa chọn của họ, từ đó thúc đẩy các diễn ngôn và ưu tiên chính trị của họ – tất cả đều là những hành vi có thể tạo nền tảng cho một nền chính trị tài phiệt.

Ngoài ra, cũng không thể nói về chính trị tài phiệt mà không nhắc đến hệ thống chaebol mang đậm phong cách Hàn Quốc. Trong hệ thống này, vai trò của các đại tư bản khuynh đảo gần như toàn bộ hệ thống tài chính, hạ tầng, nền tảng xuất nhập khẩu, các mối quan hệ lao động, tư liệu sản xuất trong nền kinh tế. Như vậy, dù công cuộc dân chủ hoá và hệ thống dân chủ Hàn Quốc có thể nói là không tồi, sự lệ thuộc của nền kinh tế Hàn Quốc vào sức mạnh của các nhóm tài phiệt cũng để lại nhiều vấn đề về nền tảng kiến trúc xã hội trong tương lai.

Tài phiệt tại Việt Nam và câu chuyện “thiện nguyện tài phiệt”

Với cách định nghĩa ở trên, câu hỏi đặt ra là liệu nền chính trị tài phiệt đã có tồn tại ở Việt Nam hay không?

Câu trả lời, theo quan điểm của người viết, là cả không và .

Không, bởi vì tính chất các thành phần kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào “hồng ân” của nhà nước.

Trong bài viết về tư bản thân hữu lần trước, chúng ta đã khẳng định hầu hết các nhà đại tư bản, doanh nghiệp Việt Nam gần như không thể thoát khỏi vòng kim cô của chính quyền nếu muốn đạt đến một mức độ tích luỹ tư bản nhất định. [5]

Điều này rất khác với lịch sử và sự hình thành của nền chính trị tài phiệt, nơi tự do và bình đẳng kinh tế dẫn đến sự tích luỹ của cải và sự hình thành tự nhiên của một nhóm các nhà tư bản. Sau đó, nhóm này quay trở lại tìm cách can thiệp vào hệ thống chính trị và tìm cách thao túng các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, câu trả lời cũng có thể là có.

Như chúng ta đã nói ở phần định nghĩa, nền chính trị tài phiệt không đơn thuần là việc giới nhà giàu bơm tiền trực tiếp để lũng đoạn chính trị quốc gia. Việc họ tài trợ, chi tiền cho rất nhiều các hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội khác cũng có thể dẫn đến nền tảng tư duy và văn hoá cho chính trị tài phiệt.

Thứ này được các nhà khoa học chính trị xã hội gọi là “plutocratic philanthropy”, tạm dịch là “thiện nguyện tài phiệt”. [6]

Hoạt động dưới danh nghĩa giải quyết các vấn đề xã hội, các tổ chức này do những hội đồng uỷ thác tư nhân riêng biệt quản trị. Họ nhận những ưu đãi thuế nhất định, tồn tại gần như vĩnh viễn, nhưng không chịu bất kỳ ràng buộc dân chủ nào.

Sẽ có người cho rằng tiền của người ta, người ta đã mang ra giúp xã hội thì còn ý kiến gì. Tuy nhiên, việc đẩy tiền ra ngoài xã hội với danh nghĩa tốt không đồng nghĩa rằng mục tiêu hay kết quả của hành động đó sẽ là tốt. Chưa kể đến việc ai sẽ giải quyết hệ quả xã hội và chính trị nếu có của các chương trình thiện nguyện đó.

Lấy ví dụ một nghiên cứu về giống cây trồng năng suất cao của một tổ chức thiện nguyện cung cấp vốn chuyển đổi và giống miễn phí cho người nông dân. Chương trình này sau cùng thất bại vì một số lý do (như thị trường không ưa thích giống mới bằng các giống cũ), vì vậy, những người nông dân tham gia chương trình không thể thu lợi nhuận như kỳ vọng, dẫn đến các hệ quả tài chính – kinh tế đối với gia đình họ.

Các tổ chức thiện nguyện, với nguồn lực khổng lồ nhưng không có gì để mất, sẽ nhảy ngay sang một dự án khác. Nhưng những người dân thì không có cơ hội ấy. Việc quay lại với cuộc sống trước đó cũng không phải dễ dàng.  Ai sẽ chịu trách nhiệm về chuyện này?

Đây chỉ là một ví dụ cực đoan cho tác hại và trách nhiệm của các dự án thiện nguyện do giới siêu giàu kiểm soát.

Còn lại, như rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, hàng tỷ Mỹ kim đổ vào các chương trình thiện nguyện tư nhân một cách có ý đồ sẽ có thể định hình các thảo luận chính trị, thao túng giới học thuật – các nhà nghiên cứu, và thậm chí định hình chính sách. [7]

Tương tự như câu chuyện Mark Zuckerberg tặng 100 triệu Mỹ kim cho hệ thống trường Newark vào năm 2010, [8] hay sự can thiệp dài hạn của các tỷ phú như Eli Broad, Bill và Melinda Gates; các khoản chi khổng lồ dưới tính chất quỹ thiện nguyện của Vingroup chắc chắn đang mở cánh cửa vào con đường thiện nguyện tài phiệt tại Việt Nam.