
Nguyen Thi Ngoc Duyen, 23 tuổi.
Nguyen Thi Ngoc Duyen, 23 tuổi.
Các tuyến đường dẫn ra cửa ngõ thủ đô Hà Nội và TP HCM đông xe chiều cuối năm, trong khi các bến xe lại thưa vắng người.
Tại Hà Nội, lúc 18h30 ngày 31/12, dòng xe ùn tắc tại vòng xuyến giao giữa đường Lê Quang Đạo và Châu Văn Liêm. Ngã tư này chỉ cách bến xe khách Mỹ Đình 500 m.
Kỳ nghỉ Tết Dương lịch kéo dài 3 ngày, từ 1 đến 3/1/2022.
Trước đó, từ 16h, dòng xe chen chúc nhau trước ngã tư Bến xe Nước Ngầm. Đây là cửa ngõ phía Nam thủ đô, nơi người dân về quê ở các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An… có thể di chuyển theo quốc lộ 1A (cũ) hoặc đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Dòng xe nối tiếp nhau nhích từng mét trên đường Giải Phóng hướng về quốc lộ 1A (cũ).
Đường Vành đai 3 trên cao đoạn dẫn ra cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ ùn tắc dù chưa đến giờ cao điểm.
Người dân mặc áo ấm chở đồ đạc rời Hà Nội. Thời tiết thủ đô hôm nay từ 15-18 độ C.
Trái ngược với cảnh đường phố đông đúc là hình ảnh vắng khách bên trong bến xe Nước Ngầm. Không có cảnh chen chúc như mọi năm, hành khách có thể thoải mái lựa chọn xe đi các tuyến.
“Suốt từ đợt giãn cách tới nay tôi mới quyết định về quê, bắt xe rất dễ dàng”, anh Trương Văn Đáng, quê Nghệ An, cho hay
Khu vực nhà chờ tại Bến xe Giáp Bát chỉ có tài xế và phụ xe đứng chờ khách.
Phòng chờ ở Bến xe Mỹ Đình chỉ vài khách đến mua vé.
Hành khách khai báo y tế trước khi lên xe.
Theo ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe Giáp Bát, hôm nay người dân về nghỉ Tết Dương lịch nên lượng xe xuất bến tăng lên 200, ngày thường chỉ 100 xe ra vào bến với bình quân 3-4 khách mỗi xe. “Cả ngày hôm nay bến đón khoảng 900 khách đi lại, người dân ít đi xe khách chủ yếu do dịch bùng phát, số ca nhiễm ở Hà Nội tăng cao”, ông Thành nói.
Bên trong một chuyến xe khách về Thái Bình. Chủ xe cho biết đã chờ hơn một tiếng đồng hồ nhưng mới chỉ có ba hành khách lên xe.
Tương tự, tại TP HCM, khu vực ngã tư Hàng Xanh, dòng xe nối đuôi nhau theo hướng vào Bến xe Miền Đông lúc 17h30.
Ở một số tuyến đường cửa ngõ, hành khách đến bến xe cùng lượng xe tuy đông hơn những ngày qua, nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc, vốn thường thấy trong chiều cuối năm người dân rời thành phố nghỉ Tết Dương lịch nhiều năm trước.
Tại Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh), các nhân viên túc trực ở hơn chục quầy vé, nhưng chỉ thưa thớt khách đến hỏi mua. Do kỳ nghỉ ba ngày, người dân chủ yếu mua vé đi các chặng ngắn như TP HCM về Phú Yên, Quy Nhơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận…
Phía bến xe cho biết hôm nay có khoảng 350 xe xuất bến và lượng khách ước tính đến hết ngày chỉ hơn 3.000 lượt người mua vé theo chiều từ TP HCM đi các tỉnh thành. Mức này giảm gần 50% so cùng kỳ năm ngoái.
Ngọc Thành – Phạm Chiểu – Gia Minh Trở lại Thời sựLưu
Một loại vaccine như vậy có thể làm thay đổi diễn biến của đại dịch COVID-19. Ảnh: I.E
Tờ Japan Times đưa tin, các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Y tế Thủ đô Tokyo đang nghiên cứu một loại vaccine phòng COVID-19 không chỉ mang lại khả năng miễn dịch suốt đời mà còn có thể được vận chuyển ở nhiệt độ phòng, dễ dang đưa đến những nơi xa xôi trên thế giới.
Trong bối cảnh các ca nhiễm biến thể Omicron gia tăng trên toàn thế giới, các quốc gia có thể sớm phải đối mặt với lựa chọn khó khăn là áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, hoặc để biến thể này càn quét cộng đồng.
Tiêm vaccine đang giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng không hiệu quả trong ngăn chặn sự lây lan của virus. Và khi các công ty dược gấp rút phát triển những liều vaccine tăng cường riêng cho từng biến thể ở thời điểm đại dịch bước sang năm thứ ba, thì tin tức về một loại vaccine duy nhất có thể cung cấp bảo vệ trọn đời thực sự được hoan nghênh.
Loại vaccine mới đang được phát triển bởi nhà nghiên cứu Michinori Kohara và nhóm cộng sự của ông, dựa trên loại vaccine thành công nhất từng được sử dụng trong lịch sử – một loại vaccine phòng bệnh đậu mùa.
Nhóm nghiên cứu sử dụng một dòng virus vaccinea (VACV – một loại virus lớn, phức tạp, có vỏ bọc thuộc họ poxirus gây bệnh đậu mùa) không gây bệnh nhưng thay thế một số thành phần protein của nó bằng một số thành phần từ protein gai (protein đột biến) của SARS-CoV-2.
Mặc dù tái kết hợp protein gai với một cơ chế khác là một chiến lược phổ biến được sử dụng trong thiết kế vaccine ngày nay, ông Kohara tin rằng vaccine của ông không chỉ cung cấp các kháng thể trung hòa mạnh, chỉ với một liều duy nhất, mà còn tạo ra khả năng miễn dịch tế bào mạnh mẽ, cung cấp sự bảo vệ trong dài hạn.
Thông tin từ tờ Japan Times cho hay, các thí nghiệm tiến hành trên chuột cho thấy, những con chuột được tiêm chủng duy trì lượng kháng thể cao trong hơn 20 tháng, tương đương thời gian sống trung bình của chúng. Khi tiêm hai liều, cách nhau 3 tuần, các kháng thể trung hòa trong cơ thể chuột thí nghiệm tăng gấp 10 lần.
Các thí nghiệm tương tự được tiến hành trên khỉ cho thấy vaccine đã bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm virus vì mức độ virus trong cơ thể khỉ được tiêm chủng vẫn thấp hơn giới hạn có thể phát hiện, dù ở thời điểm 7 ngày sau khi chúng nhiễm COVID-19.
Nhà nghiên cứu Kohara cũng cho biết, loại vaccine COVID-19 “trọn đời” sẽ mang lại một lợi thế bổ sung là gây ít tác dụng phụ hơn so với các loại vaccine khác đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Ông tuyên bố rằng chủng virus gây bệnh được sử dụng trong thiết kế vaccine này không có khả năng tái tạo ở động vật có vú và sẽ gây ra ít phản ứng phụ hơn.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã thử nghiệm vaccine nói trên chống lại 4 biến thể COVID-19 “đáng lo ngại” trước đây (theo phân loại của WHO) và nhận thấy chúng có hiệu quả.
Ông Kohara nói với các phương tiện truyền thông rằng ông hy vọng vaccine mới cũng có tác dụng chống lại biến thể Omicron. Điều đặc biệt là vaccine này có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng, dễ dàng vận chuyển và sử dụng ở các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới.
Viện Khoa học Y tế Thủ đô Tokyo không có kinh nghiệm hoạt động thương mại hóa vaccine. Họ đã ký hợp đồng với nhà sản xuất thuốc trong nước Nobelpharma Co để đưa vaccine nói trên qua các thử nghiệm lâm sàng.
Giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai của thử nghiệm lâm sàng trên người dự kiến chỉ bắt đầu vào năm 2023, sau đó là giai đoạn thử nghiệm lớn hơn nếu không có những kết quả gây lo ngại về hiệu quả và an toàn. Nếu mọi việc suôn sẻ, vaccine COVID-19 “trọn đời” có thể được bán trên thị trường sớm nhất từ năm 2024.
Theo Báo Tin Tức
Tài sản nhiều người trong top 10 cùng tăng mạnh năm 2021, đặc biệt là những đại gia bất động sản.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thăng hoa và liên tục lập đỉnh mới, tài sản Chủ tịch Tập đoàn Vingroup gần như không đổi trong năm 2021 khi kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm ở mức 205.000 tỷ đồng. Mặc dù vậy, ông Vượng vẫn vững chắc ở vị trí người giàu nhất với khối tài sản khổng lồ, bằng nhiều người xếp sau cộng lại.
Trên bảng xếp hạng của thế giới, Tạp chí Forbes hiện ghi nhận ông Vượng sở hữu 7,4 tỷ USD, giàu thứ 370. Vingroup của ông Vượng hiện đã bán bớt nhiều mảng kinh doanh để dồn lực cho sản xuất ô tô, đặc biệt là ô tô điện. Những chiếc xe điện đầu tiên của VinFast đã được bàn giao cho khách hàng trong tháng cuối năm 2021.
Nửa đầu năm 2021 có thể coi là giai đoạn thắng lớn của tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Giá cổ phiếu của “xe lu” liên tục tăng mạnh, phá vỡ mọi nghi ngờ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối năm, cổ phiếu của Hòa Phát lại quay đầu giảm, đi ngược xu thế thị trường. Mặc dù vậy, ông Long vẫn giữ được vị trí thứ 2 trong top người giàu của Việt Nam, với khối tài sản 54.100 tỷ đồng, tăng hơn 18.000 tỷ đồng so với năm trước ( 51%).
Trong khi đó, Forbes cho biết, ông Long đang có tài sản 3,1 tỷ USD, giàu thứ 1.065 thế giới.
Đôi bạn thân Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang cùng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng người giàu năm nay, lần lượt giữ vị trí thứ 3 và thứ 4 với khối tài sản khoảng 44.000 tỷ đồng mỗi người.
Cả Techcombank và Masan năm qua đều báo cáo kết quả kinh doanh tích cực, góp phần thúc đẩy cổ phiếu. Bên cạnh đó, Masan cũng liên tục có những giao dịch M&A trên thị trường, để hướng tới mục tiêu “point of life”.
Theo thống kê của Forbes, tài sản của ông Hồ Hùng Anh là 2,6 tỷ USD và ông Nguyễn Đăng Quang là 2,2 tỷ USD. So với năm trước, tài sản ông Hồ Hùng Anh tăng trong khi tài sản ông Nguyễn Đăng Quang giảm nhẹ.
Cái tên mới nhất trong bảng xếp hạng người giàu năm nay là ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Sunshine Group. Trong năm qua, ông Tuấn đưa 3 cổ phiếu lên sàn chứng khoán gồm Sunshine Homes, KSFinance, Xây dựng SCG và cả ngân hàng Kiên Long. Trong năm qua, nhiều lãnh đạo của Sunshine đã tham gia bộ máy lãnh đạo tại KienLongBank.
Ông Tuấn năm nay 46 tuổi và là người trẻ nhất trong top 10 người giàu.
Chủ tịch Tập đoàn Nova Land, ông Bùi Thành Nhơn cũng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng người giàu, với khối tài sản 37.800 tỷ đồng. So với năm trước, tài sản ông Nhơn tăng tới 160% khi cổ phiếu Novaland hòa chung sức nóng của ngành bất động sản và liên tục tăng giá.
2021 là năm bận rộn của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp. Tuy nhiên, bà Thảo vẫn thành công trong việc duy trì lợi nhuận cho Vietjet Air. Ngoài ra, bà Thảo gây ấn tượng khi góp công giải cứu HOSE, được đặt tên cho một trường đại học nước ngoài và nhận huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp.
Tương tự ông Bùi Thành Nhơn, tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Phát Đạt, ông Nguyễn Văn Đạt cũng tăng mạnh năm qua, lên 28.300 tỷ đồng, tăng 130% so với năm trước. Mặc dù vậy, thứ hạng của ông Đạt không thay đổi, vẫn ở vị trí thứ 8.
Ông Nguyễn Đức Thụy lọt vào danh sách những người giàu nhất thị trường ngay từ giai đoạn đầu năm 2021, khi giá cổ phiếu của Thaiholdings tăng cao. Ghi nhận tại phiên giao dịch cuối năm, cổ phiếu THD đóng cửa tại mức giá tới 277.000 đồng/cổ phiếu, tăng 140% so với đầu năm.
Bên cạnh đó, ông Thụy gây ấn tượng trong năm qua với sự hiện diện tại ngân hàng LienVietPostBank.
Bà Phạm Thu Hương, vợ ông Phạm Nhật Vượng đứng thứ 10 trong danh sách người giàu, với tài sản 16.100 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm ngoái. Bà Hương giảm 4 bậc trên bảng xếp hạng.
Hà My / Doanh nghiệp & Tiếp thị
Chi tiêu tiêu dùng chậm lại đã kéo nền kinh tế Trung Quốc đi xuống kể từ khi đại dịch bùng phát. Song, những tín hiệu khởi sắc cho năm 2022 lại cực kỳ mờ nhạt.
Bất động sản và tiêu dùng là 2 lĩnh vực mà các nhà kinh tế rất quan đến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc. Chi tiêu tiêu dùng cũng là lĩnh vực mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư đặt cược khi họ kỳ vọng rằng sức mua của tầng lớp trung lưu sẽ tăng lên trong những năm tới.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu ở Bắc Kinh đã cảnh báo tại một cuộc họp trong tháng này rằng tốc độ tăng trưởng đang phải đối mặt với “3 áp lực” từ nhu cầu sụt giảm, cú sốc nguồn cung và triển vọng yếu kém hơn.
Wang Jun – nhà kinh tế trưởng tại Zhongyuan Bank, cho biết: “Vấn đề cốt lõi là 3 áp lực này vẫn là nhu cầu sụt giảm. Nếu nhu cầu được cải thiện thì kỳ vọng tăng trưởng cũng vậy.”
Ông nói, lý do chính khiến tăng trưởng kinh tế không ổn định là do nhu cầu suy yếu, một phần do tác động của đại dịch đến thu nhập của người dân. Ông cũng nói đến nhu cầu sụt giảm từ việc chính quyền địa phưởng cắt bớt chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng và quy định mới đối với các công ty dạy thêm cũng ảnh hưởng đến thị trường việc làm.
Về áp lực cú sốc nguồn cung, ông nhận định yếu tố này chủ yếu liên quan đến đại dịch và các biện pháp giảm khí thải carbon quá quyết liệu (sau đó đã được điều chỉnh). Các lệnh hạn chế nhằm ứng phó với dịch bệnh đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả tình trạng thiếu hụt các chất quan trọng như chất bán dẫn.
Nhìn chung, những yếu tố không chắc chắn về việc làm và thu nhập đã làm giảm sức mua của người dân. Việc Bắc Kinh siết chặt quy định với các nhà phát triển nợ cần chồng chất cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các hộ gia đình về sự giàu có. Phần lớn, tài sản của các gia đình Trung Quốc đều gắn với bất động sản.
Jianguang Shen – nhà kinh tế trưởng tại JD.com , nhận định: “Việc chi tiêu hồi phục như thế nào trong năm tới sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế.”
Shen cho biết, các nhà chức trách có thể thúc đẩy tiêu dùng bằng cách làm tương tự như Hong Kong khi phân phát phiếu giảm giá. Điều này sẽ giúp người dân chi tiêu trong các ngành cụ thể như khách sạn.
Doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã giảm vào năm ngoái dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng. Dù tăng vọt trong quý I nhưng tốc độ tăng đã chậm lại, đặc biệt là kể từ mùa hè. Doanh số bán lẻ 11 tháng đầu năm vẫn tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo ước tính của các nhà phân tích tại Goldman Sachs, xét theo lĩnh vực, người tiêu dùng đã chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm và quần áo, mức cao hơn cho các dịch vụ như giáo dục và giải trí. Họ dự đoán, sự phân hoá này sẽ giảm nhẹ trong năm tới.
Tuy nhiên, ngay cả với dự báo tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình đạt 7% trong năm tới, con số này vẫn ở dưới mức trước Covid vào cuối năm 2022. Các nhà phân tích chỉ ra yếu tố gây cản trở là chính sách “không khoan nhượng” của chính phủ đối với việc kiểm soát dịch bệnh và lĩnh vực bất động sản lao dốc. Goldman Sachs dự kiến, GDP Trung Quốc sẽ tăng 4,8% trong năm tới, chậm hơn so với dự báo 7,8% trong năm nay.
Những vấn đề trên thị trường bất động sản của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của nhà đầu tư toàn cầu khi Evergrande đứng trước bờ vực vỡ nợ. Nhằm kiềm chế mức nợ cao của ngành này và giá nhà tăng cao, chính phủ đã thắt chặt điều kiện tài chính đối với các nhà ơhast triển và khiến doanh số bán nhà sụt giảm.
Larry Hu – nhà kinh tế trưởng nghiên cứu về Trung Quốc tại Macquarie, dự báo doanh số bán nhà sẽ sụt giảm với tốc độ nhanh hơn trong năm tới, đầu tư vào bất động sản sẽ giảm 2% sau khi tăng 4,8% theo dự kiến trong năm nay.
Ông nói: “Chính sách đối với lĩnh vực bất động sản sẽ chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng sang năm tới, vì chúng tôi dự kiến các nhà hoạch định chính sách sẽ nỗ lực đạt mức tăng trưởng 5%. Rủi ro là có thể họ phản ứng quá muộn, do sử dụng bất động sản làm yếu tố thúc đẩy.”
Theo Wang, các vấn đề của ngành bất động sản có thể mất vài năm để giải quyết. Trong khi đó, ông cho rằng chính phủ sẽ cần phát hành trái phiếu và chi tiêu nhiều hơn để giúp các chính quyền địa phương vượt qua tác động đối với nguồn thu. Moody’s dự đoán, chính quyền các địa phương đã thu về ít nhất 20% doanh thu hoặc nhiều hơn từ việc bán đất cho các nhà phát triển.
Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách là giảm mức độ nợ của lĩnh vực bất động sản, trong khi phải đảm bảo ngành này không lao dốc trầm trọng. Tuần trước, Fitch cho biết trong 1 báo cáo: “Tâm lý thị trường suy yếu cũng ảnh hưởng đến việc bán nhà ở.” Dự kiến doanh số bán nhà sẽ giảm 15% trong năm tới, điều này có thể khiến 5 trong số 40 nhà phát triển trong xếp hạng của Fitch gặp cuộc khủng hoảng tiền mặt.
Trong năm tới, Bắc Kinh nhấn mạnh mối ưu tiên là sự ổn định. Các nhà chắc trách cũng nói rõ rằng chất lượng tăng trưởng là điều quan trọng hơn số lượng.
Vu Lam / Tham khảo CNBC
Ted Turner, người sáng lập CNN, từng nói “business is a war” (thương trường là chiến trận), nhưng là chiến tranh không đổ máu mà thị trường là nơi giành dân chiếm đất.
Thường những công ty mới ra trận muốn chiếm được thị phần thì phải chấp nhận “lost leaders” tức những sản phẩm đi đầu phải bán dưới giá thành để có được lãnh thổ, tức thị phần.
Để tồn tại, chiến lược mà những công ty mới ra trận thường sử dụng là đánh từ trong góc đánh ra. Những công ty chưa có vốn lớn, không có ngân sách tiếp thị dồi dào thì phải tìm những “niche markets” tức những túi thị trường nhỏ đặc thù hay ở địa phương và từ đó mà đánh ra trung tâm của chiến trận.
Honda để đi tới làm xe hơi, họ phải đi từ những cái máy nhỏ như máy bơm nước, máy cắt cỏ, máy cào tuyết… dựa vào “core competency” hay sở trường chế máy của mình để phát triển từ gốc ra, thành những cành nhánh lớn và cao như xe hơi, máy bay…
Samsung muốn làm chips điện tử thì đã làm sản phẩm điện tử khá lâu, rồi bước vào lãnh vực làm chips bằng việc mua bản quyền những con chips vừa lỗi thời mà những công ty Nhật, Mỹ đã không muốn làm nữa. Có được công nghệ, dù đi sau trong thập niên 1990s nhưng Samsung đã vọt lên phía trước.
Hôm 27/12, Vingroup cho biết, ông Michael Lohscheller, người Đức, sau 5 tháng làm giám đốc toàn cầu của VinFast được thay thế bằng bà Lê Thị Thu Thuỷ, hiện là phó chủ tịch tập đoàn Vingroup.
Quyết định ‘thay ngựa giữa dòng’ này được xem là bất ngờ. Ông Lohscheller là người giới thiệu các mẫu xe điện đầu tiên của VinFast, VF e35 và VF e36, tại cuộc triển lãm xe hàng năm lớn của Mỹ “Los Angeles Auto Show” hôm 17/11/21.
Tờ báo Đức Frantfurter Allgemeine Zeitung cho rằng, ông Lohscheller ban đầu bị cuốn hút bởi “những cơ hội phát triển” của VinFast, nhưng sau đó “có thể nó không lớn hoặc còn xa vời hơn bạn tưởng tượng”. Báo này cho rằng “Kế hoạch đầy tham vọng tấn công Tesla, trong số những kế hoạch khác (của VinFast), vẫn còn sơ khai”, “VinFast cho đến lúc này mới chỉ chủ yếu hoạt động ở thị trường nội địa và vẫn đang thử vận may với dòng xe SUV mới, mà tất nhiên là khó có thể nổi bật về hình thức và công nghệ”.
GS Khương Hữu Lộc nhận định, Vinfast đang có ‘cửa sổ cơ hội vàng’ khi thâm nhập thị trường Mỹ, nhưng lợi thế cạnh tranh có thể nhanh chóng mất đi. GS Lộc chỉ ra thách thức lớn nhất đối với Vinfast là ‘nhận diện thương hiệu’ vì Vinfast là một hãng xe mới toanh đến từ một đất nước không có danh tiếng gì về công nghệ trên trường quốc tế như VN. Ngoài ra, hệ thống đại lý hậu mãi, sửa chữa, phụ tùng thay thế cũng sẽ là một thách thức lớn cho một hãng xe mới như Vinfast.
Trong khi đó Vinfast đã từng đe doạ đưa người tiêu thụ ở VN ra tòa khi họ phàn nàn về phẩm chất của xe Vinfast, và Vinfast cho biết họ cũng sẽ làm như vậy cho người tiêu thụ ở Mỹ. GS Lộc cho rằng “Cách làm như vậy chắc chắn sẽ thất bại ở Mỹ”.
Theo GS Lộc, việc Vinfast dùng người Việt ở Mỹ làm cánh cửa để bước vào thị trường Mỹ là ‘con dao hai lưỡi’ vì “Đa số người Mỹ gốc Việt có đầu óc chống Cộng sẽ chống đối xe Vinfast đến cùng”, đó là chưa nói việc “Mua một chiếc Vinfast cũng không giúp tăng thể diện cho họ mà đối với người Việt việc nở mặt nở mày là rất quan trọng”.
GS Lộc nhận xét rằng hầu hết công nghệ của Vinfast đều phải mua lại của nước ngoài, như động cơ của Đức, thiết kế của Ý…, điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất cũng như giá thành của xe Vinfast và “Đây là rủi ro lớn về giá đối với Vinfast”. Trong khi đó thì giá cả quyết định bởi thị trường chứ không phải bởi giá thành.
GS Lộc cho biết, Vinfast còn phải đối mặt với việc bị các cơ quan chức năng Mỹ kiểm định chất lượng rất khắt khe khi được lái trên các cung đường Mỹ.
Không như xe chạy xăng mà động cơ là bộ phận phức tạp nhất, xe điện về phần cứng thì đơn sơ hơn nhiều. Chính yếu của xe điện là bình điện và phần mềm thông minh, mà cả hai thứ này thì VN chưa là cao thủ của thế giới.
Với tình trạng khan hiếm chip hiện nay theo GS Lộc dự đoán, Vinfast ‘sẽ gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2022’.
Chuyên gia người Đức gốc Việt, TS Trương Quý Hoàng Phương, người kiến trúc các dòng xe điện thế hệ mới của BMW, sau khi phân tích các hình ảnh và video được các kênh truyền thông đăng tải đã chỉ ra rằng, mẫu xe e36 triển lãm ở Los Angeles “chỉ là xe thạch cao”.
Trong khi đó, bà Nguyễn Hương Giang, Phó Tổng giám đốc VinFast Mỹ khẳng định, “chúng tôi sẽ giao xe VF e35 và VF e36 cho khách hàng ở Mỹ vào cuối năm 2022”.
Bây giờ sắp bước qua năm 2022, với tình trạng thiếu chips và chuyển vận bị trì trệ vì Covid, chưa nói tới vấn đề phải thử tới thử lui, thì liệu Vinfast có giữ được lời hứa hày không?
Cũng giống như cộng sản Trung Quốc, trong chế độ cộng sản Việt Nam, các lãnh đạo cao cấp đều xây dựng sự giàu có của họ qua các hoàng tử đỏ.
Phạm Nhật Vượng là cháu của ông Phạm Văn Trà, cựu bộ trưởng quốc phòng CSVN. Tiền của Vingroup là máu mủ của dân, qua việc tịch thu đất, đền bù với giá rẻ mạt và bán lại với giá đất vàng. Vingroup làm nên sự nghiệp qua việc buôn bán vũ khí cho CSVN, tịch thu đất, và lạm dụng ngân sách nhà nước, tức tiền thuế dân để hỗ trợ cho những doanh nghiệp của các hoàng tử đỏ với mỹ từ phát triển đất nước.
Khi tiền không phải do mồ hôi nước mắt của mình làm ra thì việc phung phí và liều lĩnh là điều đương nhiên.
Các công ty hoàng tử đỏ nhờ những quan hệ ở bộ chính trị và trung ương đảng nên dễ lấy ngân sách nhà nước, như bên TQ, ông Tăng Khánh Hồng giúp người cháu là Tăng Bảo Bảo thành lập công ty bất động sản Fantasia Holdings mà hiện nay phe phái đánh nhau giữa Tập cận Bình và Tăng Khánh Hồng đã đưa tới tình trạng công ty Fantasia Holdings bị vỡ nợ.
Cho nên nếu Vingroup còn giữ được gốc lớn ở trong bộ chính trị thì còn ăn nên làm ra bằng tiền thuế dân. Nhưng nếu một ngày nào đó phe phái đánh nhau trong đảng và phe chống lưng ông Vượng thua thì Vingroup sẽ vỡ nợ. Vì vậy, đó không phải là cách đầu tư lành mạnh trong một xã hội bình thường.
Mang gươm đi đấu xứ người là điều mà người dân VN, kể cả người viết đều hãnh diện. Nhưng muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với những đại cao thủ trên thế giới thì không nên nhảy vào giữa sân để đánh vì bốn phương tám hướng đều có đối thủ. Trung Quốc và Ấn Độ đã thất bại khi đánh cách này ở Mỹ.
Ngày 11/4/2014, ông Nguyễn Sinh Hùng nói ở Quốc Hội CSVN “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”. Bây giờ tiền Vingroup đầu tư là máu mủ của dân, Vingroup đầu tư sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!
Lê Minh Nguyên / Tiếng Dân