Khám phá các Di sản thế giới của đất nước Ukraina

Với nền văn hóa giàu bản sắc cùng cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, đất nước Ukraina có nhiều địa danh đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Nằm tại huyện Pechersk, thuộc thành phố Kiev, Kiev Pechersk Lavra hay Tu viện các hang động Kiev là một trung tâm Chính thống giáo có tầm quan trọng đặc biệt ở Đông Âu. Là Di sản thế giới đầu tiên của Ukraina, đây là một tổ hợp gồm công trình tôn giáo cổ, gồm các hang động, nhà thờ, tháp chuông… tuổi đời nhiều thế kỷ. Ảnh: Pixabay.

Phố cổ Lvov là trung tâm lịch sử của thành phố Lvov thuộc tỉnh Lvov, Ukraina. Đô thị cổ này là một hình mẫu nổi bật của sự hợp nhất truyền thống kiến trúc nghệ thuật của Đông Âu với các truyền thống kiến trúc nghệ thuật của Italia và Đức. Ảnh: Lonely Planet.

Vòng cung trắc đạc Struve là Di sản văn hóa thế giới chung của Ukraina với nhiều nước khác. Đây là một chuỗi các trạm trắc đạc tam giác dài gần 3.000 km, chạy qua 10 quốc gia, do nhà khoa học Nga gốc Đức là Friedrich Georg Wilhelm von Struve thành lập và sử dụng trong từ năm 1816-1855 để đo đạc Trái đất. Ảnh: Atostogos kaime.

Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu là Di sản thiên nhiên thế giới mà Ukraina “đồng sở hữu” với với 17 quốc gia khác. Di sản này bao gồm các khu vực rừng nằm trên 10 dãy núi riêng biệt dọc theo một trục dài 185 km. Ảnh: Sonian Forest.

Nằm ở thành phố Chernivtsi, dinh thự của người Bukovina và Giám mục đô thành Dalmatian là tòa nhà tráng lệ được xây dựng từ những năm 1864-1882 theo thiết kế của kiến trúc sư người Séc Josef Hlávka. Hiện nay dinh thự là một phần của Đại học Chernivtsi. Ảnh: UNESCO.

Nhà thờ gỗ Tserkvas trên dãy Karpat là Di sản văn hóa thế giới nằm ở Ukraina và Ba Lan. Đây là một nhóm 16 nhà thờ bằng gỗ được các cộng đồng của Giáo hội Chính Thống Hy Lạp và Công giáo Đông phương xây dựng từ giữa thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Ảnh: SummitPost.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Ukraine xác nhận đàm phán với Nga ở Belarus

Ukraine xác nhận đàm phán với Nga ở Belarus
Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đã đồng ý đàm phán với Nga ở biên giới giữa Ukraine với Belarus, gần sông Pripyat.

Theo thông tin mới nhất, giới chức Nga và Ukraine đã đồng ý đàm phán sau khi Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko đã gọi điện cho Tổng thống Ukraine Zelensky. Ông Lukashenko đảm bảo rằng tất cả máy bay, trực thăng và tên lửa trên lãnh thổ Belarus sẽ không thực hiện nhiệm vụ trong suốt chuyến đi, cuộc gặp và trở về của phái đoàn Ukraine.

Cuộc đàm phán sẽ diễn ra mà không có điều kiện tiên quyết.

Các hãng thông tấn Nga cũng nói rằng một phụ tá của Tổng thống Putin xác nhận Ukraine sẽ gặp phái đoàn Nga tại Gomel của Belarus. Tuy nhiên, phía Nga không cung cấp thông tin những ai sẽ chịu trách nhiệm đàm phán với Ukraine.

Ngay sau thông tin về đàm phán được công bố, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết Mỹ sẽ theo dõi cuộc gặp giữa phái đoàn Nga và Ukraine. “Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng chúng tôi muốn tìm kiếm một giải pháp ngoại giao”, bà Linda Thomas-Greenfield nói và không quên chỉ trích Nga đã lựa chọn đối đầu.

Tuy nhiên, đại sứ Mỹ từ chối trả lời trực tiếp vào câu hỏi liệu Mỹ có cảm thấy đây là nỗ lực thiện chí của người Nga hay không.

Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cũng đã lên tiếng cảnh báo phương Tây không nên áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Moscow bởi lập luận rằng các biện pháp như vậy có thể đẩy Nga vào “thế chiến thứ 3”.

“Có rất nhiều ý kiến cho rằng cần áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga trong lĩnh vực dầu, khí và SWIFT. Nó còn tệ hơn cả chiến tranh. Điều này đang đẩy Nga vào thế chiến thứ 3”, ông Lukashenko nói với truyền thông địa phương và cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân đằng sau đó.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine là lý do phương Tây tiến hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Moscow. Ông Lukashenko là đồng minh thân cận nhất của Nga.

“Chúng ta cần phải kiềm chế để không gặp rắc rối. Chiến tranh hạt nhân là dấu chấm hết cho mọi thứ”, ông Lukashenko nói.

Những lo ngại của ông Lukashenko không phải không có căn cứ. Trong diễn biến gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các Chỉ huy quân đội đặt lực lượng răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao sau những tuyên bố mà phía Nga cho là “thù địch” của NATO.

“Các quan chức hàng đầu của các quốc gia dẫn đầu NATO thường có những tuyên bố gây hấn về đất nước chúng tôi. Vì vậy, tôi ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng đưa lực lượng răn đe của quân đội Nga vào chế độ tác chiến đặc biệt”,  ông Putin nói trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov.

Tóm lược diễn biến trên thực địa:

Giao tranh nổ ra trên đường phố Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 của Ukraine sau khi lực lượng Nga tiến vào thành phố này.

Bộ Quốc phòng Nga tái khẳng định chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, Ukraine cáo buộc vũ khí Nga có đánh trúng các cơ sở hạ tầng dân sự.

Chiến sự cũng đang nổ ra ở Kiev và thành phố phía nam Kherson trong những ngày gần đây.

Linh Anh / Theo Trí thức trẻ

Tổng thống Putin muốn kết thúc chiến tranh Ukraine theo hướng nào?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho thấy rất rõ các mục tiêu căn bản của ông trong việc xâm lược Ukraine: Ông muốn tước bỏ vũ khí đất nước láng giềng, cắt đứt quan hệ của Ukraine với liên minh quân sự NATO và kết thúc khát vọng hội nhập cùng các nước phương Tây của người dân Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho thấy rất rõ các mục tiêu căn bản của ông trong việc xâm lược Ukraine: Ông muốn tước bỏ vũ khí đất nước láng giềng, cắt đứt quan hệ của Ukraine với liên minh quân sự NATO và kết thúc khát vọng hội nhập cùng các nước phương Tây của người dân Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho thấy rất rõ các mục tiêu căn bản của ông trong việc xâm lược Ukraine: Ông muốn tước bỏ vũ khí đất nước láng giềng, cắt đứt quan hệ của Ukraine với liên minh quân sự NATO và kết thúc khát vọng hội nhập cùng các nước phương Tây của người dân Ukraine.

Mặc dù việc đoán chính xác cách ông Putin sẽ xử lý vấn đề Ukaine là không dễ, nhưng dựa vào dữ liệu lịch sử, chúng ta cũng có thể dự tính một số viễn cảnh của cuộc chiến giữa hai nước từng cùng thuộc Liên Xô:

Sáp nhập một Crimea thứ hai (Crimea 2.0)
Nếu các lực lượng quân đội Nga có thể chiếm được thành phố cảng Odessa của Ukraine, việc này có thể tạo thành một cây cầu trên bộ kéo dài khắp miền nam Ukraine. Tuyến đường này có khả năng kết nối từ Transnistria (một vùng đất ly khai ở Moldova, nơi quân đội Nga đóng quân) đến Odessa, Crimea, miền nam và cả miền đông Ukraine.

Ukraine sẽ bị chia cắt
Nếu TT Putin có suy nghĩ chia cắt đất nước Ukraine, Galicia Ukraine và thành phố Lviv (gần biên giới Ba Lan) có khả năng là một phần của nhà nước Ukraine, trong khi Nga tập trung sự chú ý của họ vào phía Đông Ukraine.

Thiết lập chế độ thân Nga tại Ukraine
Các quan chức tình báo phương Tây cảnh báo rằng Nga đang có kế hoạch lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Ukraine, thay thế nó bằng một chế độ bù nhìn. Ông Putin đã từng tiết lộ rằng ông coi chính phủ được bầu cử dân chủ hiện nay ở Ukraine là bất hợp pháp, và đã phàn nàn về việc lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych vào năm 2014. Ukraine có các chính trị gia khác, những người có thể mong muốn lấp đầy vị trí của một chính phủ thân Nga, tạo ra một bộ máy chính quyền được dựng lên bằng vũ lực.

Nga chiếm đóng Ukraine lâu dài
Phía Nga nói rằng họ không muốn trở thành một kẻ chiếm đóng Ukraine, nhưng thật dễ dàng để tưởng tượng một kịch bản mà Nga nỗ lực áp đặt hình thức điều hành mạnh tay lên Ukraine. Đó sẽ là một liều thuốc đắng khó nuốt trôi vì Ukraine có sự tự do báo chí, tự do về chính trị địa phương và truyền thống biểu tình trên các đường phố. Trong hệ thống chính trị Nga, các cuộc biểu tình bất đồng chính kiến thực tế phần lớn bị cấm hoặc rất khó tổ chức.

Một nền cộng hòa của nỗi sợ hãi
Nga có một bộ máy an ninh nội địa đáng sợ. Cơ quan này bỏ tù, đàn áp những người bất đồng chính kiến và loại bỏ các đối thủ có khả năng gây rắc rối ra khỏi lĩnh vực chính trị. Sau khi bị Nga chiếm đóng vào năm 2014 và bị sáp nhập bởi một cuộc trưng cầu dân ý được cho là giả mạo, những người Ukraine sống ở Crimea đã trải nghiệm trực tiếp việc phải sống theo những gì mong muốn của Cơ quan An ninh nhà nước của Nga (FSB), nơi nắm giữ tất cả quyền lực.

Quang Minh (Theo CNN)

Các cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine nổ ra trên khắp thế giới

Các cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine đã nổ ra trên khắp thế giới vào thứ Bảy, khi hàng nghìn người đã xuống đường từ London đến New York  để lên án hành động tấn công của Nga đối với nước láng giềng.

Cuộc xâm lược của Moscow đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt trên toàn cầu và cho đến nay đã dẫn đến các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, một số nhắm vào chính Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Đồng thời với các lệnh trừng phạt, nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức tại các thành phố lớn trên khắp thế giới để lên án Nga và thúc giục chấm dứt đổ máu.

Tại Thụy Sĩ, hàng nghìn người đã tụ tập trên khắp đất nước, trong đó có khoảng 1.000 người bên ngoài trụ sở châu Âu của Liên Hợp Quốc tại Geneva.

Những người biểu tình mặc áo màu xanh lam và vàng của Ukraine đã đổ xô đến “Chiếc ghế bị vỡ” – một tác phẩm điêu khắc lớn tượng trưng cho những nạn nhân chiến tranh thường dân – và yêu cầu chính phủ Thụy Sĩ phải có hành động cứng rắn hơn. 

Tại quốc gia láng giềng của Nga là Phần Lan, hàng nghìn người đã tập trung tại thủ đô Helsinki và hô vang “Nước Nga cút đi – Hạ bệ Putin!”

Khoảng 3.000 người đã tập trung tại Vienna, với những tấm biểu ngữ tự làm có các khẩu hiệu như “Ngừng chiến tranh” và lắng nghe các bài phát biểu của cộng đồng người Ukraine ở Áo.

Tại Ý, hơn 1.000 người biểu tình đã đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức công đoàn và các tổ chức phi chính phủ, tụ tập ở trung tâm Rome, quanh bục có dòng chữ “Chống chiến tranh”.

Hàng nghìn người khác đã tham gia vào một cuộc rước đuốc đến Đấu trường La Mã của Rome, một trong những địa danh chính của thủ đô Ý, vào tối thứ Sáu.

Putin là mục tiêu bị lên án gay gắt trong cuộc tuần hành, với các biểu ngữ mô tả ông là một sát thủ với bàn tay đẫm máu và so sánh ông với nhà độc tài Đức Quốc xã Adolf Hitler với dòng chữ: “Bạn có thể nhận ra khi nào lịch sử lặp lại chính nó không?”

Tại các thành phố Montpellier và Marseille, miền nam nước Pháp, hàng trăm người đã tuần hành vào thứ Bảy và hô vang “Hãy dừng chiến tranh, ngăn chặn Putin”, trong khi các cuộc biểu tình tiếp theo cũng được dự kiến ​​ở Paris.

Theo cảnh sát địa phương, những người biểu tình phản đối chiến tranh cũng đã ra quân ở Barcelona, ​​với số lượng khoảng 1.000 người vào thứ Bảy.

Tại Anh, hàng trăm người biểu tình đã tiến đến đại sứ quán của Nga ở London, với một số người đã bôi máu giả trên biển hiệu đường phố St Petersburg Place đối diện với đại sứ quán.

Các cuộc biểu tình cũng đã được báo cáo ở Israel, Estonia và New York vào thứ Bảy.

Tại Georgia, gần 30.000 người đã đổ ra đường phố Tbilisi vào tối thứ Sáu, vẫy cờ Ukraine và Georgia và hát quốc ca của cả hai nước.

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã gây tiếng vang mạnh mẽ ở Georgia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã hứng chịu cuộc xâm lược tàn khốc của Nga vào năm 2008.

Niko Tvauri, một tài xế taxi 32 tuổi, cho biết: “Chúng tôi có thiện cảm với người Ukraine, có lẽ nhiều hơn các quốc gia khác, bởi vì chúng tôi đã trải qua sự xâm lược man rợ của Nga trên đất của chúng tôi.”

Hơn 2.000 người biểu tình đã tụ tập bên ngoài đại sứ quán Nga ở thủ đô Athens của Hy Lạp vào tối thứ Sáu kêu gọi chấm dứt chiến tranh.

Tại Argentina, người Ukraine và người Argentina có tổ tiên là người Ukraine nằm trong số gần 2.000 người đã đến đại sứ quán của Nga ở Buenos Aires hôm thứ Sáu để phản đối cuộc xâm lược.

Mang cờ Ukraine và mặc trang phục truyền thống của Ukraine, những người biểu tình mang các biển hiệu bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Ukraine yêu cầu Nga rút quân. Họ hô vang “Vinh quang cho Ukraine, vinh quang cho những người hùng của đất nước” và các bài quốc ca của Argentina và Ukraine.

Tại Canada, hàng chục người biểu tình đã bất chấp bão tuyết ở Montreal để phản đối bên ngoài lãnh sự quán Nga vào chiều thứ Sáu.

“Tôi chống lại cuộc chiến này. Tôi hy vọng đây là sự khởi đầu cho sự kết thúc của chế độ này”, Elena Lelievre, một kỹ sư 37 tuổi người Nga, nói.

Ngân Hà (theo AFP) / Tri thức VN

Elon Musk kích hoạt Starlink ở Ukraine giúp nối lại internet bị gián đoạn vì chiến sự


Tỉ phú Elon Musk
Tỉ phú Elon Musk

Tỉ phú Elon Musk, nhà lãnh đạo công ty SpaceX, ngày thứ Bảy cho biết dịch vụ intenet băng thông rộng vệ tinh Starlink của công ty đã được kích hoạt ở Ukraine và SpaceX đang gửi thêm các thiết bị đầu cuối (terminal) đến quốc gia này, nơi mạng internet đã bị gián đoạn do cuộc xâm lược của Nga.

“Dịch vụ Starlink hiện đang hoạt động ở Ukraine. Nhiều thiết bị đầu cuối hơn đang đến,” ông Musk viết trên Twitter.

Ông hồi đáp một lời kêu gọi trên Twitter của một quan chức chính phủ Ukraine, người đã khẩn cầu ông Musk cung cấp cho đất nước đang gặp khó khăn của ông những các trạm Starlink.

“@elonmusk, trong khi ông cố gắng chiếm đóng sao Hỏa – Nga đang cố gắng chiếm Ukraine! Trong khi tên lửa của ông hạ cánh thành công từ không gian – tên lửa của Nga tấn công người dân Ukraine!” Phó thủ tướng Ukraine, Mykhailo Fedorov, viết trên Twitter.

Kết nối Internet ở Ukraine đã bị ảnh hưởng vì cuộc xâm lược của Nga, đặc biệt là ở các khu vực phía nam và phía đông của đất nước, nơi giao tranh diễn ra nặng nề nhất, những người theo dõi internet cho biết ngày thứ Bảy.

Mặc dù việc triển khai cực kì tốn kém, công nghệ vệ tinh có thể cung cấp internet cho những người sống ở vùng nông thôn hoặc những nơi khó phục vụ mà cáp quang và tháp di động không đến được. Công nghệ này cũng có thể là một biện pháp phòng hờ hệ trọng khi bão hoặc các thảm họa thiên nhiên khác làm gián đoạn thông tin liên lạc.

Ông Musk cho biết vào ngày 15 tháng 1 rằng SpaceX có 1.469 vệ tinh Starlink đang hoạt động và 272 vệ tinh sẽ sớm chuyển sang quỹ đạo hoạt động.

Theo Reuters

Lực lượng Nga thúc quân về thủ đô Ukraine, vấp phải sự ‘kháng cự kiên cường’


Một người lính đi ngang qua những chiếc xe thiết giáp của Ukraine tạo thành rào chắn trên một con đường ở Kyiv, Ukraine, ngày 26 tháng 2 năm 2022.
Một người lính đi ngang qua những chiếc xe thiết giáp của Ukraine tạo thành rào chắn trên một con đường ở Kyiv, Ukraine, ngày 26 tháng 2 năm 2022.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết thủ đô Kyiv vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Ukraine vào ngày thứ Bảy khi các lực lượng Nga tiếp tục tấn công, dồn dập nã pháo và phi đạn hành trình vào thủ đô và các thành phố khác.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết các lực lượng của Ukraine đang kháng cự rất kiên cường” trước cuộc tiến công ba mũi nhọn của Nga đã khiến hàng trăm ngàn người Ukraine chạy lánh về hướng tây, làm tắc nghẽn các tuyến đường cao tốc và đường sắt.

“Chúng tôi đã chống đỡ và đang đẩy lùi thành công các cuộc tấn công của kẻ thù. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở nhiều thành phố và khu vực của đất nước chúng ta,” ông Zelenskiy phát biểu trong một thông điệp video đăng trên mạng xã hội của ông.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động điều mà ông gọi là một chiến dịch quân sự đặc biệt rạng sáng ngày thứ Năm tuần này, phớt lờ những lời cảnh báo của phương Tây và cho rằng chế độ “tân Quốc xã” đang cầm quyền ở Ukraine đe dọa an ninh Nga.

Các quan chức an ninh hàng đầu của Nga và cựu Tổng thống Dmitry Medvedev nói chiến dịch này sẽ được tiến hành không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được các mục tiêu của ông Putin, Reuters đưa tin.

Cuộc tấn công của Nga là cuộc tấn công lớn nhất nhắm vào một quốc gia châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ hai và có nguy cơ phá vỡ trật tự hậu Chiến tranh Lạnh của lục địa này.

Mỹ đã quan sát thấy hơn 250 vụ phóng phi đạn của Nga, chủ yếu là tầm ngắn, vào các mục tiêu của Ukraine, Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

“Chúng tôi biết rằng (các lực lượng Nga) đã không đạt được tiến bộ mà họ mong muốn, đặc biệt là ở phía bắc,” quan chức này nói.

Một tòa nhà chung cư hư hại sau một vụ pháo kích nhắm vào Kyiv, Ukraine, ngày 26 tháng 2, 2022.
Một tòa nhà chung cư hư hại sau một vụ pháo kích nhắm vào Kyiv, Ukraine, ngày 26 tháng 2, 2022.
Một binh sĩ Ukraine đi ngang qua xác một chiếc xe tải quân sự đang bốc cháy, trên một con đường ở Kyiv, Ukraine, ngày 26 tháng 2 năm 2022.
Một binh sĩ Ukraine đi ngang qua xác một chiếc xe tải quân sự đang bốc cháy, trên một con đường ở Kyiv, Ukraine, ngày 26 tháng 2 năm 2022.

Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko cho biết không có sự hiện diện quân sự lớn nào của Nga ở thủ đô, nhưng các nhóm phá hoại đang hoạt động. Hệ thống tàu điện ngầm đang được sử dụng làm nơi trú ẩn cho người dân và các chuyến tàu đã ngừng chạy, ông nói.

Ông Klitschko, người từng là nhà vô địch quyền anh hạng nặng thế giới, nói 35 người, trong đó có hai trẻ em, đã bị thương trong đêm và lệnh giới nghiêm được áp đặt từ tối ngày thứ Bảy cho đến sáng thứ Hai.

Theo tường trình của Reuters, người Ukraine đang đối mặt với những hàng dài người xếp hàng dài để rút tiền tại các máy rút tiền và mua nhiên liệu tại các trạm xăng, nơi mà mỗi cá nhân chủ yếu chỉ giới hạn ở 20 lít. Nhiều cửa hàng ở trung tâm thành phố đã đóng cửa và các con phố hầu như vắng bóng người vào chiều ngày thứ Bảy.

Ít nhất 198 người Ukraine, bao gồm ba em nhỏ, đã thiệt mạng và 1.115 người bị thương cho đến nay trong cuộc xâm lược của Nga, Bộ Y tế Ukraine cho biết. Không rõ liệu con số có chỉ bao gồm thương vong dân sự hay không.

Ukraine, một quốc gia dân chủ với 44 triệu dân, giành độc lập vào năm 1991 sau khi Liên bang Soviet sụp đổ. Ukraine muốn gia nhập NATO và EU, những mục tiêu mà Nga phản đối. Ông Putin nói rằng Ukraine là một quốc gia bất chính danh được tạo ra từ nước Nga, một quan điểm mà người Ukraine coi là nhằm xóa bỏ lịch sử và bản sắc riêng biệt của họ.

Người tị nạn Ukraine khóc khi đoàn tụ người thân tại cửa khẩu Medyka, Ba Lan, ngày 26 tháng 2 năm 2022.
Người tị nạn Ukraine khóc khi đoàn tụ người thân tại cửa khẩu Medyka, Ba Lan, ngày 26 tháng 2 năm 2022.

Khoảng 100.000 người đã băng qua biên giới vào Ba Lan từ Ukraine kể từ hôm thứ Năm, trong đó có 9.000 người nhập cảnh từ 7 giờ sáng ngày thứ Bảy, Thứ trưởng Nội vụ Ba Lan Pawel Szefernaker cho biết.

Người Ukraine cũng vượt biên giới sang Hungary, Romania và Slovakia.

Các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh đã nổ ra ở Đức, Thụy Sĩ, Anh, Nhật Bản, Úc và nhiều nơi khác trên toàn thế giới.

“Tôi ở đây vì tôi vô cùng xấu hổ về đất nước nơi tôi sinh ra,” Valery Bragar, một người Nga hiện là công dân Thụy Sĩ, nói tại một cuộc biểu tình ở Genève, theo Reuters.

Theo VOA

Trái ngược nghi ngờ, quân đội Ukraine đang ‘anh dũng chiến đấu’ chống Nga

Quân nhân Ukraine đi qua một chiếc xe bị hư hỏng ở Kyiv
Chụp lại hình ảnh,Quân nhân Ukraine đi qua một chiếc xe bị hư hỏng ở Kyiv

Hôm 26/2, trong ngày thứ ba từ khi Nga xâm lược Ukraine, truyền thông phương Tây nói quân đội Ukraine vẫn đang ác liệt chống trả quân Nga đông hơn, vũ trang tốt hơn.

Tờ báo The New York Times ngày 26/2 viết: “Kể từ khi các lực lượng Nga bắt đầu xâm lược Ukraine từ phía bắc, phía đông và phía nam hôm thứ Năm, quân đội Ukraine, kém hơn về số binh lính và vũ khí, đã tiến hành các trận chiến ác liệt, tầm gần để duy trì quyền kiểm soát thủ đô Kyiv và các thành phố khác trên khắp đất nước.”

Tổng thống Putin “đang vấp phải sự phản kháng của người Ukraine lớn hơn những gì ông ấy tính toán”, chính phủ Anh cho biết hôm thứ Bảy sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Boris Johnson của Anh và Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng Nga nên bị cô lập về mặt ngoại giao và tài chính, tuyên bố cho biết thêm, đồng thời bày tỏ quan ngại về sự hỗ trợ của Belarus đối với Moscow.

Ông Johnson đã bày tỏ lòng tôn kính “đối với chủ nghĩa anh hùng và sự dũng cảm đáng kinh ngạc của Tổng thống Zelensky và người dân Ukraine.”

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ sẽ gửi 350 triệu USD (261 triệu bảng Anh) vũ khí – bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, hệ thống phòng không và áo giáp.

Tờ Wall Street Journal ngày 26/2 viết: “Các lực lượng Ukraine và hàng nghìn tình nguyện viên mới được tuyển dụng đã giành lại quyền kiểm soát các đường phố của Kyiv sau khi quân đội Nga và các đơn vị chìm trong trang phục dân sự cố gắng tiến vào thành phố vào đầu ngày thứ Bảy, trong khi các cuộc không kích, đổ bộ đường không và thiết giáp của Nga tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước.”

“Vào ngày thứ ba của cuộc chiến mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động với mục đích lật đổ chính phủ được bầu của Ukraine và chấm dứt liên kết với phương Tây, các lực lượng Ukraine đã chiến đấu ác liệt trên tất cả các mặt trận, mỗi bên đều khẳng định đã gây thiệt hại nặng nề cho bên kia.”

Trang DW của Đức ngày 26/2 đăng bài ca ngợi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Bài này viết: “Trong một thời gian dài, nhiều người đã xem Volodymyr Zelenskyy là một diễn viên hài bước vào chức vụ tổng thống. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu với Nga, người đàn ông 44 tuổi này đã trưởng thành như một chính khách được kính trọng.”

Báo Anh The Telegraph ngày 26/2 tường thuật: “Kế hoạch của Putin dường như vẫn là nhắm vào Kyiv, bao vây các đơn vị Ukraine thiện chiến ở Donbas để ngăn chặn sự tiếp viện của họ về thủ đô và ngăn chặn phía tây đất nước để cắt đứt các tuyến đường tiếp tế. Tuy nhiên, con số thương vong được cho là cao hơn Nga dự kiến, với hàng trăm xe tăng và xe bọc thép khác bị phá hủy.”

Viết cho báo Anh The Guardian ngày 26/2, Luke Harding, từ Lviv, miền tây Ukraine cho hay:

“Khi tổn thất ngày càng gia tăng, những câu hỏi khó càng chồng chất đối với Điện Kremlin. Trước sự khó khăn và kháng cự của người Ukraine, họ dự định điều hành đất nước như thế nào? Bất kỳ chính phủ bù nhìn kiểu Donetsk nào cũng sẽ thiếu tính hợp pháp. Ngay cả khi Moscow thành công trong việc chiếm giữ Kyiv, thì nhiều tháng và nhiều năm vấn đề vẫn còn ở phía trước. Không ai mong đợi người Ukraine đầu hàng. Nhiều khả năng là kháng chiến.”

Mỹ, Canada và các quốc gia châu Âu quan trọng, bao gồm cả Đức, đã đồng ý loại bỏ “một số các ngân hàng Nga” khỏi hệ thống thanh toán Swift, các quốc gia này đã thông báo vào thứ Bảy.

“Khi các lực lượng Nga mở cuộc tấn công vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine, chúng tôi quyết tâm tiếp tục áp đặt các chi phí lên Nga sẽ khiến Nga bị cô lập hơn nữa khỏi hệ thống tài chính quốc tế và các nền kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp này trong vòng những ngày tới”, thông báo từ các nhà lãnh đạo của Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Anh, Canada, và Mỹ cho biết.

Swift là mạng thanh toán quốc tế chính của thế giới. Một số quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc loại Nga ra khỏi nền tảng và Đức, nước trước đây phản đối biện pháp này, đã ủng hộ vào hôm thứ Bảy.

Trang Al Jazeera ngày 26/2 viết: “Cho đến nay, Nga vẫn chưa thành công trong việc chiếm hoàn toàn bất kỳ thành phố nào của Ukraine, mặc dù các lực lượng của họ đã tấn công Kyiv cũng như Kharkiv, nằm sát biên giới với Nga.

“Nga đã tuyên bố kiểm soát các trung tâm đô thị phía nam, bao gồm Melitopol và Kherson, phía bắc bán đảo Crimea do Ukraine sáp nhập, nhưng điều này chưa được xác nhận.”

Các nhà phân tích phương Tây ước tính rằng cuộc tấn công ban đầu của Nga có sự tham gia của khoảng một nửa trong số hơn 150.000 quân mà nước này đã tập trung ở biên giới trước cuộc xâm lược.

Phóng viên quốc phòng Jonathan Beale của BBC nói rằng Nga cũng không sử dụng pháo binh và các cuộc không kích mạnh mẽ như mong đợi.

Tuy nhiên, phóng viên của BBC cho biết thêm rằng việc quân đội giữ dự trữ khi họ điều chỉnh kế hoạch là điều bình thường. Nga có thể cần chúng cho các giai đoạn sau của cuộc xâm lược, ông nói.

CNN ngày 26/2 nói: “Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang vấp phải sự kháng cự “gay gắt hơn dự kiến” từ quân đội Ukraine cũng như những khó khăn bất ngờ trong việc cung cấp lực lượng của họ, hai quan chức cấp cao của Mỹ nói với CNN.”

CNN nói tiếp: “Trên chiến trường, Nga đang chịu tổn thất nặng nề về nhân sự, thiết giáp và máy bay cao hơn so với dự kiến. Điều này một phần là do hệ thống phòng không của Ukraine đã hoạt động tốt hơn so với dự đoán trong các cuộc đánh giá của tình báo Mỹ trước cuộc xâm lược. Ngoài ra, Nga vẫn chưa thiết lập uy thế trên không đối với Ukraine, một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết, trong lúc không quân Ukraine và các hệ thống phòng không cố gắng chiến đấu để kiểm soát không phận.”

Nhà ga ở Odessa, miền nam Ukraine ngày 24/2
Chụp lại hình ảnh,Nhà ga ở Odessa, miền nam Ukraine ngày 24/2
Đức thay đổi, gửi vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa ca ngợi quyết định gửi vũ khí của Đức, trong một sự đảo ngược chính sách lớn đối với Berlin.

“Tiếp tục, Thủ tướng Olaf Scholz! Liên minh chống chiến tranh hành động!” ông Volodymyr Zelensky đã tweet.

Tổng thống Nga Vladimir Putin
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Ukraine cũng hoan nghênh các nỗ lực giúp đàm phán để chấm dứt cuộc xâm lược.

Trong một tin nhắn video hôm thứ Bảy, ông nói rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã đề nghị giúp tổ chức các cuộc đàm phán và “chúng tôi chỉ có thể hoan nghênh điều đó.”

Quân đội Đức sẽ gửi 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không lớp “Stinger” tới Ukraine trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược, chính phủ nước này thông báo.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

Người phát ngôn chính phủ Steffen Hebestreit cho biết số vũ khí này sẽ được chuyển giao trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ quân đội Ukraine.

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức có “nghĩa vụ hỗ trợ Ukraine trong khả năng có thể để tự bảo vệ mình trước đội quân xâm lược của Vladimir Putin.”

Những con phố trống trải tại thủ đô Kyiv của Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022
Chụp lại hình ảnh,Những con phố trống trải tại thủ đô Kyiv của Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

Trước đó, hôm thứ Bảy, Berlin đã ủy quyền cho các đối tác NATO là Hà Lan và Estonia thực hiện việc giao vũ khí cho Ukraine.

Đối với Hà Lan, sẽ chuyển 400 vũ khí chống tăng do Đức sản xuất, trong khi Estonia được chấp thuận gửi pháo từ các kho dự trữ cũ của Đông Đức.

Động thái này đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với Đức, nước cho đến nay vẫn từ chối giao vũ khí sát thương cho Ukraine do chính sách không gửi vũ khí tới khu vực xung đột.

Theo Bộ Quốc phòng Hà Lan, Hà Lan cũng cho biết sẽ gửi vũ khí chống tăng tới Ukraine.

Theo BBC

Những bài học về Ukraine

Tuy tình báo Mỹ và phương Tây đã cảnh báo về khả năng Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào, nhưng nhiều người vẫn hoài nghi và bất ngờ khi chiến sự nổ ra. Điều gì phải đến đã đến. Rạng sáng ngày 24/2 (giờ Moscow), Tổng thống Putin đã tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa” Ukraine. Ngay lập tức, quân đội Nga đã đồng loạt bất ngờ tấn công Ukraine từ ba hướng: phía Đông, phía Bắc, và phía Nam.

Tuy Putin nói “Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine”, nhưng ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tin rằng “Nga có ý định lật đổ chính phủ Zelensky” để lập một chính phủ mới thân Nga tại Ukraine. Việc Nga chiếm Chernobyl không chỉ để kiểm soát cơ sở hạt nhân này mà còn mở đường để dễ dàng đánh chiếm Kiev. Tổng thống Biden điều động 7.000 quân không phải để bảo vệ Ukraine chống Nga, mà để bảo vệ các nước NATO giáp Nga.   

Chiến “dịch quân sự đặc biệt” của Putin tại Ukraine mới bước sang ngày thứ ba nên còn quá sớm để đánh giá về cuộc chiến này. Tuy lúc này không ai có thể làm gì để ngăn được chiến sự đang diễn ra, nhưng có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm. Cuộc chiến của Putin ở Ukraine có tác động to lớn và khó lường đến thế giới, nên các nước phải tìm cách không để xung đột lan rộng và tác động đến các nơi khác như Đài Loan và Biển Đông.

Nga bất ngờ tấn công

Ngay sau khi các cố gắng ngoại giao cuối cùng không tháo gỡ được bế tắc, Putin đã tuyên bố: “để thực hiện hiệp ước hữu hảo tương trợ với ‘Cộng hoà nhân dân Donetsk’ và ‘Cộng hoà nhân dân Luhansk’, đã được Hội đồng Liên bang phê chuẩn, tôi quyết định áp dụng hành động quân sự đặc biệt”.  Chính quyền Ukraine tuy cảnh giác nhưng cho rằng “nguy cơ Nga xâm lược toàn diện là thấp”.  Có lẽ đây là cuộc khủng hoảng về an ninh lớn nhất Châu Âu, sau chiến tranh lạnh với nguy cơ đối đầu giữa Nga với các cường quốc phương Tây.   

Có thể nói các nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Pháp Micron và Thủ tướng Đức Scholz nhằm cứu vãn tình thế đã không ngăn được Nga tấn công Ukraine, mà chỉ phục vụ mục tiêu tranh cử của Tổng thống Pháp. Trong khi đó, cuộc vận động của Tổng thống Biden với lãnh đạo các nước đồng minh về các biện pháp trừng phạt kinh tế để răn đe Nga cũng không ngăn được Putin. Có lẽ các cố gắng đó là “quá ít và quá muộn” (too little too late). 

Trong khi hàng trăm tên lửa hành trình và đạn đạo của Nga bất ngờ tấn công các mục tiêu xung yếu, thì không quân và lính dù của Nga tấn công và chiếm các vị trí then chốt như sân bay gần thủ đô Kiev và cơ sở hạt nhân Chernobyl. Xe tăng và bộ binh Nga đã chọc thủng tuyến phòng ngự phía đông Ukraine. Đây không phải là một bộ phim tư liệu chiến tranh hay một cuộc tập trận, mà Nga đang xâm lược Ukraine, bất chấp luật pháp quốc tế.  

Đây không phải là một cuộc chiến tranh nổ ra do nhầm lẫn hay sơ xuất (accidental) mà có chủ ý, được Nga chủ động chuẩn bị rất kỹ. Mấy tháng qua, Nga đã tập trung 190 ngàn quân gần biên giới Ukraine không phải chỉ để tập trận. Putin cho rằng Chính quyền Biden yếu và NATO khó thống nhất, nên Nga có thể dùng hành động “bên miệng hố chiến tranh” để bắt chẹt, nhằm đạt được các yêu sách của Nga (để không cho Ukraine vào NATO).

Trong chiến dịch quân sự này, Nga dự định lập một chính phủ thân Nga ở Kiev. “Cuộc chiến giả vờ” đã kết thúc. Cuộc chiến thực sự đã bắt đầu. Phương Tây giờ đây phải phản ứng thật. Trong vài tuần qua, chính phủ Mỹ và Anh đã tin rằng Putin có ý định thực hiện một cuộc xâm lược toàn diện nhắm vào Ukraine, và điều này hiện đang xảy ra. (Putin’s war will shake the world, Gideon Rachman, Financial Times24 February 2022).

Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Boris Johnson đều cho rằng Nga nhắm đến Kiev, thủ đô Ukraine. Các lãnh đạo NATO cũng đồng tình với đánh giá của Mỹ và Anh, nhưng họ không muốn chiến tranh với Nga. Một số chuyên gia cho rằng lẽ ra Mỹ nên nhẹ nhàng với Putin để Nga không liên kết chặt chẽ với Trung Quốc, để Mỹ có thể “xoay trục sang Châu Á” theo tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhưng đã quá muộn.  

Nếu Nga thắng và giành được quyền kiểm soát Ukraine hoặc tìm cách gây mất ổn định trên quy mô lớn, thì một kỷ nguyên mới sẽ mở ra cho Mỹ và châu Âu. Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu sẽ phải đối mặt với “thách thức kép” trong việc cân nhắc lại vấn đề an ninh châu Âu và cố gắng để không bị cuốn vào một cuộc chiến lớn hơn với Nga. Tất cả các bên sẽ phải xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc đối đầu trực tiếp. (What if Russia Wins?Liana Fix and Michael Kimmage,Foreign Affairs, 18 February 2022).

Tại sao Nga xâm lược Ukraine

Nga đã chiếm và sát nhập Crimea (2/2014), công nhận Donestk, Lugansk là các “quốc gia độc lập”, và đem quân vào Donbass (tháng 2/2022). Putin đã đọc một bài diễn văn đầy tâm trạng như để chuẩn bị chiến tranh (tối 21/2), và đã gửi “tối hậu thư” cho Ukraine (22/2) với 4 yêu sách: (1) công nhận Crimea của Nga; (2) từ bỏ ý định gia nhập NATO; (3) giải quyết vấn đề Donbass theo thỏa thuận Minsk; (4) phi quân sự hóa Ukraine.

Nếu không đạt được thỏa thuận đó, Nga sẽ tấn công Ukraine. So sánh lực lượng, Ukraine không phải là đối thủ của Nga, nhưng Zelensky chủ quan dựa vào phương Tây, tưởng Mỹ và NATO sẽ bảo vệ. Các chuyên gia cho rằng Washington và đồng minh “coi thường Putin” (failed to take him serious), nên khi Nga tấn công, Ukraine không được Mỹ và NATO bảo vệ vì chưa phải là thành viên NATO, và không phải là lợi ích cốt lõi của Mỹ.

Tổng thống Ukraine Zelensky không phải là một chính khách chuyên nghiệp. Ông đã cố gắng gọi điện cho Putin vào phút chót nhưng Putin im lặng. Tại một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký Antonio Guterres kêu gọi Putin không tấn công Ukraine, mà “cho hòa bình một cơ hội”. Đã quá muộn. Các quan chức an ninh cảnh báo rằng Putin đang thực hiện một cuộc xâm lược nhằm lật đổ chính phủ Ukraine.

Vì cô lập và “bị bỏ rơi” trước cuộc tấn công áp đảo của Nga, ông Zelensky buộc phải xuống thang và tuyên bố “sẵn sàng đối thoại với Nga về “quy chế trung lập” (neutral status) cho Ukraine. Nhưng sau đó, Zelensky lại tỏ ra cứng rắn hơn vì Mỹ và phương Tây đã tăng cường viện trợ và cung cấp vũ khí cho Ukraine, trong khi quân Ukraine cầm cự được với quân Nga tại Kieve. Hãy còn quá sớm để khẳng định bên nào sẽ thắng.

Theo các nhà bình luận, việc Putin buộc phải tấn công Ukraine chứng tỏ ông thừa nhận thất bại, vì sau khi chiếm được Crimea (2014) ông không làm gì được Ukraine. Nhưng đánh Ukraine là một nước cờ thế (gambit) chưa chắc sẽ thắng. Tuy Nga ở thế áp đảo mạnh hơn Ukraine (về quân sự) nhưng yếu hơn phương Tây nhiều lần về kinh tế. Nga càng bị cô lập hơn trước các đòn trừng phạt về kinh tế và ngoại giao, biến Nga thành “tội đồ” (pariah state) và Putin thành tội phạm (persona non grata) trên trường quốc tế.

Theo một báo cáo về an ninh, các cơ quan tình báo Nga đã mở rộng đáng kể hoạt động của họ ở Ukraine trong năm qua để xác định những người dân địa phương nào có thể cộng tác trong thời gian Nga chiếm đóng, và để xác định những người dân nào có thể lãnh đạo phong trào kháng chiến. Rõ ràng Nga đã chuẩn bị kỹ với mục đích làm suy yếu tính chính danh của Ukraine. Mọi thứ có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát một cách nhanh chóng.  

Theo ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken (24/2) “mấy tháng qua, Nga đã giả vờ đàm phán ngoại giao và nhấn mạnh rằng họ không có ý định xâm lược Ukraine. Trong lúc đó, Kremlin đã chuẩn bị một cuộc tấn công máu lạnh, với quy mô chưa từng thấy ở Châu Âu sau Đại chiến II”.  Các thành viên cộng đồng châu Âu và cộng đồng quốc tế nay đã thấy rõ rằng “Nga đã hoàn toàn vứt bỏ các cam kết với thế giới, và chúng ta không bao giờ quên”.

Putin coi việc mở rộng NATO là “một mối đe dọa”, và triển vọng Ukraine tham gia liên minh quân sự phương Tây là “một hành động thù địch”. Theo Putin, “Ukraine là một phần của Nga về văn hóa, ngôn ngữ, và chính trị”. Putin coi người Nga và Ukraine là “một dân tộc”, và cho rằng phương Tây đã làm tha hóa Ukraine và lôi ra khỏi quỹ đạo của Nga bằng cách ép phải thay đổi danh tính”. Cố gắng của Putin để đưa Ukraine về quỹ đạo của Nga đã gặp phải sự chống đối. Ngày 22/2, Putin nói rằng “thỏa thuận Minsk không còn tồn tại”.

Hệ quả Nga xâm lược Ukraine

Ngày 22/2/2022, Ngoại trưởng Phần Lan cảnh báo rằng hành động của Putin “dựa trên một số ý tưởng muốn phục hồi Liên Xô”. Nếu Putin thành công ở Ukraine, ông ta có thể quyết định lập một hành lang nối Kaliningrad với Belarus và Nga, chạy qua Litva hoặc Ba Lan. Điều đó có nghĩa là sẽ có một cuộc chiến tranh lớn hơn giữa Nga và NATO”. Nga và Mỹ đã thăm dò cơ sở hạ tầng của nhau trong nhiều năm, bao gồm các lĩnh vực nhạy cảm. Mục đích của Nga là phải ngăn NATO tham gia vào một cuộc chiến tranh ở Ukraine”. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh lớn sẽ làm “xuất hiện đột ngột từ 3 đến 5 triệu người tị nạn”. Mấy ngày qua, người tị nạn Ukraine đã bắt đầu vượt biên giới phía Tây với các nước NATO như Poland, Hungary, Slovakia, Romania. Trong đó, một triệu người tị nạn có thể tràn vào Ba Lan. Lính Mỹ triển khai đến Ba Lan có thể giúp những ngườ tị nạn này. Các quan chức chính phủ Đức cũng hứa giúp đỡ.

Chiến thắng của Nga sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược của Mỹ ở châu Âu, châu Á và Trung Đông. Thắng lợi của Nga ở Ukraine đòi hỏi Washington phải “xoay trục sang châu Âu”, vì Mỹ có lợi ích thương mại rất lớn ở châu Âu. Mỹ và EU là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của nhau. Tổng giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ đạt 1,1 nghìn tỷ đô la (năm 2019). Nếu châu Âu mất ổn định, Mỹ sẽ đơn độc hơn trên trường quốc tế. (What if Russia Wins?Liana Fix & Michael Kimmage,Foreign Affairs, February 18, 2022).

Các quan chức NATO đang soạn thảo một “khái niệm chiến lược” mới. Đó là một kế hoạch cho các ưu tiên của liên minh trong những năm tới. Mỹ cũng đang soạn thảo một chiến lược an ninh quốc gia và một bản đánh giá lại tư thế hạt nhân của Mỹ. Một cuộc chiến ở Ukraine sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả những nỗ lực đó. Một số điểm sẽ phải làm lại từ đầu, tính đến mối đe dọa ngày càng cao từ Nga. Nếu phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề hơn, Nga có thể sẽ đáp trả theo những cách làm tăng nhiệt độ hơn nữa.

Mấy tuần qua, các quan chức ngoại giao Mỹ và châu Âu đã thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt phối hợp để triển khai trong những ngày tới, trong đó có trừng phạt về tài chính, về công nghệ và cá nhân. Các ngân hàng Nga sẽ bị cắt khỏi hệ thống tài chính, các quan chức Nga không thể đi sang các nước phương Tây, và tài sản tại các ngân hàng phương Tây sẽ bị đóng băng. Nga sẽ bị chặn tiếp cận các công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn và các bộ phận máy bay. Tác động đối với nền kinh tế của Nga có thể sẽ rất sâu sắc. Nhưng điều đó không có khả năng làm cho Putin chuyển hướng khỏi con đường ông ta đã lựa chọn

Goldman Sachs ước tính tổn thất thương mại do nhu cầu của Nga giảm 10% sẽ khiến khu vực đồng Euro mất khoảng 0,1% GDP. Đối với Anh, tổn thất chỉ bằng một nửa con số đó. Nhưng vấn đề là một số mặt hàng nhập khẩu từ Nga là nguyên liệu đầu vào quan trọng và khan hiếm cho hoạt động sản xuất của châu Âu. Nga cung cấp khoảng 30-40% khí đốt của châu Âu. An ninh Phần Lan và Bulgaria dễ bị tổn thương hơn, trước thái độ hung hăng của Nga. Vì vậy hai nước này có thể sẵn sàng trả giá đắt để tăng cường khả năng răn đe.

Ukraine tác động đến khu vực

Nga và Trung Quốc liên kết chứ không liên minh, nên có sự linh hoạt nhất định. Câu hỏi lớn về liên kết Trung-Nga là liệu nó có tồn tại lâu dài trong một môi trường địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng hay không. Putin và Tập đã gặp nhau tới 38 lần, gần đây nhất là tại Bắc Kinh (4/2/2022). Putin và Tập tuyên bố đối tác Trung-Nga không bị ràng buộc bởi hệ tư tưởng chung. Putin và Tập “muốn cải cách chứ không thay thế trật tự toàn cầu”. Tầm nhìn của họ cơ bản là bảo thủ. Putin lôi kéo Tập chống lại sự bành trướng của NATO.

Nga không dễ dàng chấp nhận vai trò là đối tác thấp hơn của Trung Quốc. Quy mô nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp sáu lần quy mô nền kinh tế Nga. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nga, nhưng Nga không lọt vào top 10 đối tác hàng đầu của Trung Quốc. Chưa biết liệu Trung Quốc có giúp Nga tránh được các lệnh trừng phạt kinh tế hay không. Nga ủng hộ Trung Quốc chống lại AUKUS, và hỗ trợ Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông, đứng về phía Trung Quốc trong cuộc đụng độ với Ấn Độ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói, “Trung Quốc không muốn thấy những gì đang diễn ra tại Ukraine hôm nay”, và phủ nhận tin Trung Quốc đã bí mật giúp Nga. Ngoại trưởng Vương Nghị kêu gọi Nga đối thoại. Cuộc xâm lăng của Nga là một phép thử liên kết Trung-Nga, đang chuyển từ “hôn nhân vụ lợi” (marriage of convenience) sang liên minh chính thức. Trung Quốc tỏ ra bất ngờ trước chiến dịch quân sự của Nga. Trước khi Putin ra lệnh tấn công, Trung Quốc vẫn lên án Mỹ và NATO, phớt lờ cảnh báo của Nhà Trắng.  

Sự lệ thuộc của Việt Nam vào công nghiệp quân sự của Nga giờ đây có thể nguy hiểm cho an ninh của Việt Nam. “Con bài Nga” nay trở thành vấn đề trên bàn hội nghị, nếu sự lựa chọn của Việt Nam thiếu tầm nhìn. Cách nhìn của Việt Nam về an ninh chưa thoát khỏi thói quen trong quá khứ, bị động thay vì chủ động. Hiện nay tuy lãnh đạo Việt Nam có khuynh hướng ngả theo Mỹ nhiều hơn, nhưng từ ý tưởng đến hành động, Việt Nam vẫn có một khoảng cách lớn.  Hy vọng cuộc chiến ở Ukraine có thể rút ngắn khoảng cách này.

Nga không chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí, nên Việt Nam không thể nhái. Một số thiết bị khác có khả năng phải nhập khẩu theo định kỳ. Những thiết bị, phụ tùng và vũ khí đi kèm các loại máy bay, tên lửa, tầu ngầm của Nga không tích hợp được với hệ thống của Mỹ. Một khi Nga bị cấm vận, thì Mỹ, Nhật, EU trừng phạt không chỉ Nga mà cả các nước mua sắm của Nga, nhất là về khí tài quân sự. Việt Nam sẽ khó khăn khi không có nguồn thay thế. Lúc này, các phương tiện chiến đấu của Việt Nam có nguy cơ trở thành “đồ chơi”, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng ngoại giao của Việt Nam với phương Tây.

Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu nên sẽ bị ảnh hưởng về kinh tế. Các đòn trừng phạt và phong tỏa toàn diện của Mỹ, EU, Nhật với Nga và các nước có quan hệ kinh tế, quân sự với Nga khá mạnh. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vũ khí Nga như máy bay chiến đấu, tên lửa, tàu ngầm, đều cần khí tài kèm theo và phụ tùng thay thế định kì, theo một hệ thống cố định. Trong mối quan hệ tay ba phức tạp Mỹ-Viêt-Nga cũng như Mỹ-Việt-Trung, Việt Nam cần xem xét và đánh giá lại quan hệ với Trung Quốc và Nga.

Thay lời kết

Về lâu dài, Trung Quốc có thể là “ngư ông đắc lợi” nếu Mỹ sa lầy ở Ukraine. Nhưng trước mắt, Nga xâm lược Ukraine đã đẩy Trung Quốc vào thế mắc kẹt và khó xử, với “lập trường hai mặt” (double standards). Một mặt, Trung Quốc rất lợi vì Nga bị phương tây trừng phạt sẽ cần Trung Quốc đầu tư và mua hàng hóa. Mặt khác, ủng hộ Nga xâm lược sẽ làm Trung Quốc mất mặt trước cộng đồng quốc tê. (Abrupt Changes: China Caught in a Bind Over Russia’s Invasion of Ukraine, Chris B uckley, New York Times, February 25, 2022).

Theo giáo sư Graham Allison (Harvard), Trung Quốc phải đi dây giữa ủng hộ “các lo ngại an ninh chính đáng” của Nga và khẳng định cam kết với nguyên tắc “toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ”. Trung Quốc sẽ kêu gọi các bên đàm phán và có thể môi giới một hiệp định mà Ukraine sẽ chấp nhận “quy chế trung lập”. Nhưng một khi phải thực sự lựa chọn, thì Trung Quốc sẽ ủng hộ Nga. Allison cho rằng Tập Cận Bình về cơ bản bất chấp sức ép về địa chính trị để xây dựng một “liên minh có hiệu lực” (functional alliance) giữa Trung Quốc và Nga để hoạt động có ý nghĩa hơn các liên minh chính thức mà Mỹ hiện đang có. (Ukraine Crisis: Will China Have Putin’s Back? Graham Allison, National Interest, February 25, 2022).

Theo giáo sư Hugh White (ANU) “cách thức ứng phó của Mỹ trước những tham vọng của Putin ở châu Âu sẽ định hình bước đi tiếp theo của Tập Cận Bình với Đài Loan”. White viết: “Những gì Putin đang làm ở Ukraine hiện nay hoàn toàn giống những gì Tập Cận Bình đang làm với Đài Loan”.  Ông lập luận nếu Ukraine cho thấy Joe Biden không muốn tiến hành một cuộc xung đột quân sự toàn diện, Tập Cận Bình sẽ càng táo bạo để hành động đối với Đài Loan nếu ông ấy tin rằng Washington sẽ không đáp trả. “Nguy cơ nghiêm trọng là Tập Cận Bình sẽ tự thuyết phục mình rằng Mỹ sẽ không đáp trả để bảo vệ Đài Loan”. (The Taiwan question: when will Xi make his move? Michael Smith, Financial Review, February 21, 2022).

Theo giáo sư Zachary Abuza (National War College), Nga tấn công Ukraine có thể làm khuynh đảo trật tự toàn cầu, nhưng các nước Đông Nam Á đều im lặng trước tiền lệ nguy hiểm mà Nga đang tạo ra. Việt Nam là một đối tác gần gũi của Nga nên không nói gì và báo chí cũng không đưa tin. Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton cảnh báo “một cuộc xâm lăng nhằm thâu tóm Đài Loan do Trung Quốc tiến hành sẽ là quân cờ Domino đầu tiên trong ván cờ mà Bắc Kinh muốn làm bá chủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Trung Quốc có thể áp dụng cách Putin phủ nhận chủ quyền của Ukraine để yêu sách đối với chủ quyền các vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á. Nếu Putin không bị ngăn chặn, thì Tập có thể làm như vậy.

Theo Nuyễn Quang / Viêt-studies

Đưa sân vào giữa nhà

BẾN TRE – Không chỉ thỏa mãn nhu cầu gần gũi thiên nhiên, thiết kế một tầng với khoảng sân giữa nhà giúp gia chủ dễ tương tác với con cái dù đứng ở vị trí nào.

Chủ nhân căn nhà cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 10 km là đôi vợ chồng trẻ với hai cậu con trai nhỏ. Sau những giờ làm việc căng thẳng, họ muốn trở về không gian ấm áp và yên tĩnh, có thể nhìn ngắm cây xanh, ánh nắng, mây trời và cảm nhận làn gió mát mỗi buổi chiều.

Đặc biệt, hai vợ chồng muốn tận dụng khoảng thời gian ít ỏi buổi chiều tối để trò chuyện, chơi đùa và học cùng các con. Vì thế, khi chọn giải pháp bố cục không gian, kiến trúc sư đã ưu tiên tính kết nối.

Căn nhà rộng 170 m2, mặt tiền hướng Tây, xây một tầng. Cửa chính quay về hướng Bắc, phía trước có sảnh đệm lớn nhằm tránh ánh nắng trực tiếp. Sảnh này cũng là khoảng thư giãn của gia chủ vào mỗi buổi chiều tối.

Hệ thống thông gió tự nhiên gồm lớp gạch thông gió và lớp cửa kính lùa xuyên suốt công trình. Giải pháp này tránh nắng gắt, đảm bảo sự thông thoáng và sự kín đáo cần thiết cho gia đình.

Bên trong, không gian chia làm khu vực sinh hoạt chung và khu vực nghỉ ngơi.

Không gian liên thông, tiết chế vách ngăn để đem tới cảm giác rộng rãi, cởi mở.

Khu vực sinh hoạt chung và khu vực nghỉ ngơi ngăn cách nhau bằng khoảng sân giữa nhà.

Khoảng sân giữa nhà có chức năng linh hoạt. Nó vừa là nơi thư giãn, tập thể dục, vui chơi vừa là góc làm việc, nhờ đó tăng cường sự kết nối giữa bố mẹ và con cái.

Phòng ngủ của hai trẻ em được bố trí hệ cửa sổ kính hướng ra sân.

Nhờ đó, dù ở không gian nào, bố mẹ vẫn dễ dàng quan sát, trò chuyện và chơi đùa với con cái.

Để các thành viên gia đình thêm thư thái khi ở nhà, các phòng đều nhìn ra hướng có cây xanh.

Mảng xanh kết hợp với gạch thông gió bằng đất nung và nền sơn trắng tạo nên không gian hiện đại pha chất thô mộc hòa lẫn với thiên nhiên.

Công trình hoàn thiện năm 2022 với chi phí 2,2 tỷ đồng.

Minh Trang /Ảnh: Quang Trần /Thiết kế: 90odesign

Tolstoy và Gorky – những điều không tưởng khác nhau

Sự khác biệt không thể hòa giải giữa những người khổng lồ như Lev Tolstoy và Maxim Gorky giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con đường hủy diệt của Nga trong thế kỷ 20 – theo tác giả một bài trên cổng điện tử Big Think của Mỹ. Cũng theo ý kiến ​​của tác giả này, mặc dù các tác phẩm của hai cây đại thụ không thể cứu đất nước của họ khỏi những tai họa chính trị, nhưng vẫn có thể hy vọng rằng các tác phẩm ấy sẽ định hướng cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai.

Đối với giới trí thức Nga, bị tước đi cơ hội bày tỏ sự lo lắng của mình theo một cách khác, văn học được coi như một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề xã hội và chính trị. Mặc dù trên thực tế hầu hết các nhà văn đều muốn làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, nhưng mỗi người đều thể hiện điều không tưởng cụ thể của mình. 

Khi hầu hết các chế độ quân chủ ở châu Âu được thay thế bằng các nền dân chủ lập hiến, thì nước Nga vẫn nằm dưới ách thống trị của chế độ chuyên quyền. Các nhà tư tưởng Nga không thể nói trước công chúng, vì vậy trong nỗ lực tìm cách cải thiện xã hội hiện đại, họ đã chuyển sang dùng bút, giấy và máy in. Kết quả của những nỗ lực chung của họ, cái gọi là trường phái xã hội học đã hình thành. Sách từ thời kỳ ấy hiếm khi được viết đơn giản chỉ để giải trí. Tác giả của chúng đã chẩn đoán các căn bệnh xã hội và cố gắng đưa ra một phương pháp chữa trị khả thi.

Bước đầu tiên trong quá trình này hóa ra là dễ dàng nhất. Vào thời điểm đó, so với châu Âu, thậm chí ngay cả với Hoa Kỳ mọi điều vẫn còn chưa chín muồi, hình thức điều hành của Nga bị coi là lạc hậu và vô giá trị. Tất cả quyền lực đều thuộc về một người, mà sự lựa chọn không dựa trên tài năng và kỹ năng của cá nhân ấy, mà dựa trên dòng máu. Người dân Nga bị chia thành một hai nhóm không cân xứng: nhóm nhỏ gồm những quý tộc giàu có một cách khó hiểu và nhóm thứ hai bao gồm một số lượng lớn hơn nhiều là những người nghèo khổ. Trước khi được giải phóng vào năm 1861, nhiều người trong số những người nghèo này là nông nô và thậm chí không có các quyền cơ bản.

Tuy hầu hết các nhà tư tưởng Nga gặp nhau ở chỗ  đất nước họ rất cần sự thay đổi, nhưng họ đã đưa ra các giải pháp khác nhau, thường là mâu thuẫn. Trong bài báo “Cuộc đụng độ của điều không tưởng”, Giáo sư Hugh McLean – một học giả Nga và Slav, đã minh họa quan điểm này bằng cách so sánh những điều không tưởng của những bậc thầy tư tưởng có lẽ ngang nhau: nhà văn Lev Tolstoy và nhà hoạt động chính trị Maxim Gorky. Sự đối lập không thể cưỡng lại giữa quan điểm của hai nhân vật sừng sững này giải thích cho sự phát triển bị kìm hãm của Nga và dự đoán tương lai mờ mịt của nó.

Maxim Gorky và Lev Tolstoy tại Yasnaya Polyana vào năm 1900.

Không tưởng của Tolstoy.

McLean bắt đầu xem xét điều không tưởng của Tolstoy với một sự thật mà nhiều người đã nhận thấy trước đây: “Khả năng phê phán của tác giả, khả năng nhìn ra những sai sót trong lý luận của người khác, hóa ra mạnh hơn vô hạn so với khả năng hình thành hệ thống quan điểm tích cực của chính mình”. Tolstoy đã viết nhiều cuốn sách và hàng trăm luận thuyết về sự bất mãn với trật tự xã hội – từ lạm dụng rượu và ma túy đến nghèo đói bất tận – nhưng thường không tìm ra câu trả lời thuyết phục cho những câu hỏi được đặt ra.

Mặc dù Tolstoy luôn quan tâm đến những câu hỏi nghiêm túc, tác phẩm của ông chỉ bộc lộ  tính chất không tưởng một cách rõ rệt vào cuối sự nghiệp viết văn của mình. Các tác phẩm của thời kỳ này, bao gồm các tiểu luận “Lời thú tội” và “Vương quốc của Chúa ở bên trong bạn”, cũng như cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Tolstoy “Phục sinh”, nổi bật lên tính cách giáo lý và chủ đề Cơ đốc giáo. Thoát khỏi trầm cảm nhờ sự thức tỉnh về tôn giáo, nhà văn đã chọn bất bạo động là con đường khả thi duy nhất dẫn đến hòa bình và công lý.

Tin rằng tất cả mọi người xét về bản chất đều tốt, Tolstoy đã đổ lỗi cho nền văn minh và các thể chế thối nát của nó là nguyên nhân cho tất cả những điều xấu xa. Tự cho mình là một người sùng đạo sâu sắc, chí ít ra văn hào vẫn tránh xa nhãn mác này. Từ chối tôn giáo có tổ chức và việc tôn kính các vị thánh, văn hào đã giải thích Đức Chúa Trời là một hình ảnh biểu tượng của tình yêu và khẳng định rằng một điều không tưởng sẽ được tạo ra vào thời điểm mọi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên hành tinh này tin vào sự thôi thúc cơ bản của con người.

Từ quan điểm kinh tế xã hội, điều không tưởng của Tolstoy chỉ có thể thành hiện thực thông qua quá trình phát triển chứ không phải quá trình tiến hóa. Nếu giả như mỗi cư dân trên Trái đất yêu nhau không vụ lợi, thì không cần biên giới hay quân đội để bảo vệ họ. Các cư dân cần tuân thủ các thể chế của nền văn minh – theo ý kiến ​​của Tolstoy – đó là điều không cần thiết và không thể chấp nhận được; và các thành phố sẽ tự tan rã. Sau đó, tất cả mọi người sẽ định cư ở nông thôn, nơi họ sẽ cày bừa, tham gia vào các hoạt động xã hội và cống hiến hết mình cho sự hoàn thiện về mặt tinh thần.

Câu trả lời của Gorky với 

Mặc dù Maxim Gorky được biết đến rộng rãi và nổi tiếng ở Nga, ông còn xa mới đạt tới tiếng tăm toàn cầu của Tolstoy. Vì vậy, Gorki phải trình bày quan điểm của mình chi tiết hơn. Gorky sinh năm 1868. Ông bắt đầu sự nghiệp với những câu chuyện mang âm hưởng xã hội. Ông là một trong số ít tác giả đóng vai trò tích cực trong Cách mạng Nga, trở thành đồng minh và cố vấn của con người uyên bác Vladimir Lenin và chính phủ Bolshevik của ông này.

Gorky không chỉ đưa ra một tầm nhìn khác trên cơ bản về những điều không tưởng, mà còn cả những phương tiện để đạt được điều đó. Lập luận rằng giai cấp công nhân Nga đã phải chịu đựng quá lâu, ông đồng ý với Lenin hiện trạng đó cần phải bị phá hủy, kể cả bằng vũ lực. Ngay cả khi các chủ đất và quý tộc lúc này lúc khác đe dọa trả thù để duy trì quyền lực, Gorky vẫn không thấy sự hấp dẫn trong việc trả nợ cho họ một xu nhỏ.

Theo quan điểm xã hội chủ nghĩa thực sự, Gorky không đồng ý với quan điểm của Tolstoy rằng điều không tưởng đạt được tốt nhất bằng cách tự hoàn thiện bản thân. Theo ý kiến ​​của ông, lập luận ấy sẽ chỉ có ý nghĩa nếu mọi người sinh ra đều có cơ hội bình đẳng, điều này chắc chắn không phải là trường hợp của nước Nga thế kỷ 19. Trong khi đồng ý với Tolstoy rằng nhiều thể chế xã hội đã suy tàn và không hoạt động, ông vẫn tin rằng chúng có thể được sửa chữa.

Trong bài báo công bố vào năm 1909 “Sự hủy diệt của nhân cách”, Gorky mô tả Tolstoy và Fyodor Dostoevsky – người đương thời với ông là “những thiên tài vĩ đại nhất của vùng đất nô lệ”: “Họ nói với cùng một giọng: ‘Hãy kiên nhẫn’, ‘Đừng chống lại cái ác bằng bạo lực’. Tôi không biết trong lịch sử nước Nga có thời điểm nào khó khăn hơn thời điểm này và tôi không biết có khẩu hiệu khác lay động con người hơn khi dám tuyên bố đối mặt với cái ác, tham gia vào cuộc chiến đấu cho mục đích của mình.

Điều không tưởng của Gorky

Quan điểm của Gorky – theo McLean là “một lý tưởng xã hội chủ nghĩa ít nhiều chuẩn mực tồn tại ở nhiều trí thức Nga”. Đó là một thế giới mà tư liệu sản xuất thuộc về người lao động chứ không thuộc về người sử dụng lao động, nơi tài sản tư nhân bị xóa bỏ phần lớn; thế giới mà các quyết định của chính phủ được thông qua bằng phổ thông bầu phiếu hoặc bởi các đại biểu nhân dân – những người chăm sóc lợi ích của quần chúng; và thế giới ấy là nơi việc giáo dục và khai sáng sẽ phải được suy nghĩ lại để truyền cho học sinh ý thức vững vàng về trách nhiệm xã hội.

Đồng thời, Gorky còn đặc biệt ở chỗ ông không trở thành vật hy sinh của chủ nghĩa bè phái đang chia rẽ các đảng xã hội chủ nghĩa theo khuynh hướng trên khắp nước Nga vào thời điểm đó. Cho đến khi những người Bolshevik còn chưa xây dựng nhà nước độc đảng của họ, ở Nga vẫn tồn tại hàng chục tổ chức xã hội chủ nghĩa, và mỗi tổ chức đều thu hút mọi người bằng cách đọc của riêng mình về Karl Marx. Hiểu rằng tất cả những người theo chủ nghĩa xã hội đều phấn đấu cho một mục tiêu chung và chỉ khác nhau về phương thức đạt được mục tiêu đó, Gorky đã nỗ lực vì sự thống nhất thông qua một cuộc đối thoại văn minh.

Tuy nhiên, trong tất cả các biến thái của chủ nghĩa xã hội, Gorky dường như thích chủ nghĩa Bolshevik hơn. Trong những năm trước cách mạng, nhà văn đã hào phóng ủng hộ đảng trong những lúc khó khăn, thậm chí còn tổ chức các cuộc họp tại nhà riêng để rèn giũa những người cách mạng có ý thức từ những người công nhân và phụ nữ. Gorki cũng đóng một vai trò quan trọng trong phong trào xây dựng niềm tin vào Đức Chúa Trời, khi những người tham gia phong trào này cố gắng minh chứng những người Bolshevik cũng có niềm tin tương tự vào thiết chế xã hội mới như Nhà thờ Chính thống Nga đã từng làm.

Gorky- trước hết là một trí thức được giáo dục kinh điển, và chỉ sau đó mới là một người cộng sản nhiệt thành. Do đó một vực thẳm sớm mở ra giữa Gorky và những người Bolshevik khác, chính vì nền tảng giáo dục mà nhà văn nhận được. Nếu Lenin, Leon Trotsky và Joseph Stalin hình dung nhà nước cộng sản như một hình thức chính quyền hoàn toàn mới, khác hẳn phương Tây, thì Gorky-không nghi ngờ gì-không khỏi thán phục các nước châu Âu-những quốc gia được coi là đỉnh cao của sự phát triển nhân loại, văn minh và mục tiêu cuối cùng của quá trình chuyển đổi chính trị của Nga.

Sự va chạm nhau của những điều không tưởng

Nhưng nếu Gorky chỉ ra những khuyết điểm của chủ nghĩa Tolstoy, thì chính Tolstoy – dù vô thức và gián tiếp – cũng đã chỉ ra những khuyết điểm trong thế giới quan của Gorky. Mặc dù tác giả của “Chiến tranh và Hòa bình” và “Anna Karenina” chưa bao giờ mô tả về tương lai độc tài của nước Nga một cách chi tiết như Dostoevsky đã miêu tả trong truyện vừa “Ghi chú từ lòng đất”, Tolstoy dẫu sao vẫn hiểu được sức nóng của những dục vọng dẫn đến sự ra đời đẫm máu của Liên bang Xô viết, và sau đó là sự phát triển chậm chạp cùng sự sụp đổ đau đớn của nó.

Tolstoy biết rằng để chủ nghĩa xã hội không tưởng có thể hoạt động, các công dân của nó không buộc phải hợp tác cùng nhau. Để một thử nghiệm như vậy thành công, những người tham gia dường như sẽ cần phải có trải nghiệm sâu sắc cá nhân và được tham gia vào việc thực nghiệm ấy theo ý muốn của riêng họ. Ngoái nhìn lại hàng triệu triệu công dân Xô Viết – những người đã chết vì đói, vì chiến tranh và vì sự đàn áp – không thể phủ nhận rằng thiệt hại từ thể chế theo chủ nghĩa Lenin đã lớn hơn rất nhiều những lợi ích mà thể chế mang lại.

Nhưng tuy vậy, trong cách tiếp cận của Tolstoy chắc chắn là tốt hơn về phương diện lý thuyết, thì nó lại không thực tế và thậm chí có phần ngây thơ. Ví dụ, cho dù Tolstoy có nói về sức mạnh của tình yêu một cách thi vị đến đâu, McLean cũng không bao giờ tìm thấy bằng chứng nhận thức luận cho các giả thuyết của ông. McLean viết: “Tolstoy tìm thấy thứ luật khắc sâu trong trái tim ông, và kết luận rằng thứ luật ấy phải có trong mỗi chúng ta”. Với sở thích xem xét nội tâm, Tolstoy đã không đánh giá hết tầm quan trọng của những biến đổi xã hội, và lý thuyết kinh tế của ông là một kế hoạch không hoàn chỉnh và do đó vô dụng.

Tuy nhiên, thay vì chỉ trích giới trí thức Nga về cái chết và sự tàn phá đã gây ra do sự bất đồng giữa họ, chúng ta nên biết ơn về sự nghiêm túc mà những người này tiếp cận các vấn đề của xã hội họ. Nhiều người trong số họ đã sẵn sàng đi đến cùng và đứng lên bảo vệ chính kiến của mình dù họ có thể bị tẩy chay, bị bỏ tù hoặc thậm chí bị giết chết. Mặc dù các tác phẩm của họ không cứu được nước Nga trong thế kỷ 20, nhưng người ta có thể hy vọng rằng những công trình ấy vẫn sẽ đóng vai trò định hướng cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai.

TÔ HOÀNG  / (Chuyển ngữ qua tiếng Nga) / Van Nghe VN