Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng truyền thuyết lịch sử ly kỳ, những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng dưới đây luôn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu thế giới.
1. Thiên Đàn, Bắc Kinh, Trung Quốc được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời trị vì của Vĩnh Lạc Đế, Thiên Đàn – hay còn gọi là Đàn tế trời, nằm yên bình trong khuôn viên rộng 267 ha ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình của các hoàng đế Trung Quốc. Ảnh: Around the globe.
Thiên Đàn là một trong những công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, nay trở thành điểm đến yêu thích của người dân địa phương để thiền định và tập Thái cực quyền.
2. Wat Rong Khun, Chiang Mai, Thái Lan: Được biết đến tại địa phương với tên gọi “Đền Trắng”, Wat Rong Khun trước đây từng là một ngôi đền bị hư hỏng nặng cho đến khi được nghệ sĩ Chalermchai Kositpipat xây dựng lại bằng tiền riêng của mình. Ảnh: KKday.
Sở hữu nhiều nét độc đáo và huyền bí, kiến trúc của Wat Rong Khun còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa về sự luân hồi. Biểu trưng cho “cõi cực lạc”, gian chính của ngôi đền được nối bởi một cây cầu bắc qua hồ nước nhỏ với hàng trăm bàn tay vươn ra. Những bàn tay đại diện cho quan niệm “tham sân si” luôn níu kéo con người đến với bến bờ hạnh phúc. Ảnh: Kiran and Maddie.
3. Chùa Shwedagon, Yangon, Myanmar: Có thể coi đây là ngôi chùa lấp lánh nhất châu Á khi toàn bộ bảo tháp cao 110 m được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Đỉnh chùa được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên lớn nhất nặng 72 carat. Ảnh: Gody.
Tương truyền, Shwedagon được xây dựng để lưu trữ các sợi tóc của Phật. Khuôn viên chùa bao gồm hàng trăm ngôi đền, bảo tháp và tượng đầy màu sắc, phản ánh phong cách kiến trúc kéo dài gần 2.500 năm. Ngày nay, Shwedagon trở thành trung tâm của các hoạt động Phật giáo và cộng đồng tại Myanmar. Ảnh: Projectmagellan.
4. Borobudur, Java, Indonesia: Trong khi Shwedagon tỏa sáng lấp lánh, ngôi chùa Borobodur lại có phần trầm bình hơn. Tọa lạc tại thung lũng Java ở Indonesia, Borobodur khoác lên mình lớp áo tối màu của đá với dáng vẻ an yên. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới. Ảnh: Wanderlust.
Nổi tiếng với những chiếc chuông bằng đá và tượng Phật chạm khắc nhìn thẳng ra thung lũng, thật khó tin rằng kiến trúc đồ sộ này lại nằm ẩn mình trong nhiều thế kỷ dưới lớp tro núi lửa và rừng rậm. Giờ đây, Borobudur là một địa điểm hành hương phổ biến của các Phật tử, khách du lịch và là niềm tự hào của người Indonesia. Ảnh: Themandagies.
5. Đền Harmandir Sahib, Amritsar, Ấn Độ: Tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh, Harmandir Sahib hay còn được gọi là “Đền Vàng”, được xây dựng vào thế kỷ 16 để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng thiền định.
Ngôi đền là sự pha trộn tuyệt vời giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo với điểm nhấn là mái vòm được bao phủ trong 750 kg vàng. Nét ấn tượng của ngôi đền chính là hồ nước được cho có khả năng chữa bệnh, thu hút rất đông người hành hương khắp nơi trên thế giới đến để tắm trong vùng nước linh thiêng. Ảnh: Wanderlust.
6. Angkor Wat, Campuchia: Xây dựng với mục đích ban đầu như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 ha với hơn 100 đền tháp rộng lớn. Ảnh: REI.
Angkor Wat nổi tiếng bởi sự hùng vĩ và hài hòa trong kiến trúc với các bức phù điêu tinh tế và vô số họa tiết trang trí trên tường. Nơi đây đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1992. Ảnh: Urlaubstracker.
7. Tu viện Taktsang Palphug, Bhutan: Được biết đến rộng rãi với tên gọi Tiger Nest, quần thể Taktsang Palphug tọa lạc cheo leo bên vách đá cao 3.120 m so với mực nước biển ở thung lũng Paro, Bhutan. Ảnh: Earth Trekkers.
Tu viện Paro Taktsang được xây dựng xung quanh động Taktsang Senge Samdup, nơi được cho là ngài Liên Hoa Sinh đã tọa thiền trong vòng ba tháng lúc ngài đến tịnh tu tại Paro Taktsang vào thế kỷ thứ 8. Để đến được tu viện Taktsang Palphug, bạn phải vượt qua con đường núi vô cùng hiểm trở. Ảnh: Brewing.itineraries.
Trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện…
Đàn ông Việt có tính thích đọc sách báo rồi ra đường bàn bạc, nên trên phương diện ý thức công dân có lẽ trên thế giới ít có dân tộc nào hiểu biết rộng hơn. Nhưng lạ một điều là cái kiến thức đó lại không được dùng để xây dựng cho cá nhân hay xã hội cho nên chúng ta mới thua kém các sắc dân khác.
Không nói đâu xa chỉ cần bước vào một tiệm nhậu hay quá cà phê vốn đầy rẫy trên mọi nẻo đường đất nước là người ta có thể nghe đủ mọi câu chuyện từ Tây sang Tàu đến Việt Nam: áp phe, mánh lới làm ăn, lạm phát, tham nhũng, đại học Úc-Mỹ, tranh chấp Biển Đông, cách mạng Ai Cập, khủng hoảng kinh tế toàn cầu v.v…Nhờ đọc nhiều báo mạng, báo giấy lại thích xem tivi, nghe radio nên nhiều người biết rất rỏ tình hình thời sự.
Chẳng hạn khi bàn về môi trường ai cũng hiểu nhiệt độ trái đất nóng khiến tan băng làm nước biển mặn dâng cao tràn vào ruộng lúa – nhưng rồi sau đó thì quăng rác ngay xuống lề đường như xem chuyện bảo vệ môi trường là do ai đó lo chứ không phải chuyện của mình.
Hay nói về xã hội văn minh thì nhiều người sau khi so sánh cách sống của Mỹ – Tây rồi bước ra đường cứ mặc tình chen lấn.
Hoặc trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện.
Các phường xóm treo biển đề cao Nếp Sống Văn Hoá ngay bên cạnh những quán ăn nhậu ồn ào, rồi đến tối xì ke ma tuý. Sơn chữ Cấm Đái Bậy thì đêm khuya ăn nhậu sương sướng rồi cứ tiện đâu thì xì đó.
Người Việt lại hay châm biếm các dân tộc khác: xem thường người Tàu cho dù Trung Quốc đang chiếm lĩnh kinh tế và lấn chiếm biển Đông; cười dân Mỹ vì bên đó đi làm cực quá chớ không biết hưởng như ở Việt Nam.
Còn tại hải ngoại, câu nói đầu tiên suốt 30 năm là ra nước ngoài rồi phải đoàn kết lại lo cho cộng đồng và đất nước; ngay sau đó quay lại đả kích lẩn nhau.
Cái khó là người Việt nào cũng tài giỏi về lý luận, thích tranh luận nhưng thường là nói thì hay mà làm thì dở, thậm chí không chịu làm. Vậy nên từ xưa cha ông ta đã có câu: nói một đàng làm một nẻo!
Cái tật này nếu là ở một người dân bình thường đã là không hay ho gì, nếu là một người có vị trí cao trong xã hội thì nguy hại vô cùng. Công việc không thành là do cái tật này. Và mất lòng tin lẫn nhau cũng từ đó mà ra.
Khắc phục cái tập tính không hay ho gì này quả là việc không đơn giản tý nào, phải rèn từ nhỏ thì may ra mới bỏ được.
Các nhà khoa học phát triển mẫu robot tí hon có thể được điều khiển để mang thuốc đến vị trí chỉ định trong mạch máu.
Trong tương lai, các cục máu đông có thể được dọn dẹp nhờ những robot tí hon chở thuốc bơi trong mạch máu, Mail hôm 11/1 đưa tin. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí ACS Nano.
Minh họa cục máu đông và robot xoắn ốc tí hon. (Ảnh: Christoph Burgstedt/Qianqian Wang/Xingzhou Du/Dongdong Jin/Li Zhang)
Nhóm kỹ sư tại Đại học Hong Kong Trung Quốc phát triển mẫu robot này với cảm hứng từ đuôi của những vi khuẩn như E. coli. Robot tí hon có dạng xoắn giống như đinh vít. Nó được điều khiển bằng tác động từ trường từ bên ngoài và có khả năng di chuyển thuận hoặc ngược chiều máu chảy.
Thử nghiệm trong mạch máu giả chứa máu lợn cho thấy robot khiến chất hoạt hóa plasminogen mô (dùng để làm tan cục máu đông) trở nên hiệu quả hơn gấp 5 lần so với bình thường. Động cơ của robot giúp luân chuyển thuốc xung quanh vị trí tắc nghẽn, giúp phá cục máu đông tốt hơn và giảm rủi ro để lại các mảnh vỡ lớn. Đây là rủi ro xảy ra khi chỉ sử dụng thuốc và có thể dẫn đến việc xuất hiện thêm những điểm tắc nghẽn ở “hạ lưu”.
Vì rất khó để điều khiển robot di chuyển quãng đường dài trong cơ thể, phương pháp mới sẽ thích hợp hơn với những cục máu đông ở vị trí dễ tiếp cận, theo nhóm nghiên cứu.
“Robot xoắn ốc giống một thiết bị đẩy nên có thể vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Bạn cũng có thể cho nó thực hiện công việc khác ngoài chở thuốc, ví dụ như các liệu pháp dựa trên tế bào gốc, hoặc đốt nóng cục bộ để tiêu diệt tế bào ung thư”, Li Zhang, nhà robot học tại Đại học Hong Kong Trung Quốc, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, để giám sát quá trình robot hoạt động trong mạch máu giả, Zhang cùng các đồng nghiệp sử dụng phương pháp theo dõi siêu âm Doppler, cụ thể là đo đạc phản xạ của các sóng âm truyền qua máu.
Nghiên cứu ban đầu đã hoàn thành và nhóm chuyên gia đang tìm cách tiến hành những thử nghiệm tiếp theo với robot tí hon trong các môi trường giống thật hơn. Họ cũng sẽ nỗ lực để chứng minh rằng robot này có thể được sử dụng an toàn trong mạch máu của bệnh nhân.
Theo tổ chức viện trợ Oxfam, COVID-19 đã tạo ra 20 “tỷ phú đại dịch” mới ở châu Á, trong khi đó khoảng 140 triệu người trên khắp châu lục đang rơi vào tình cảnh đói nghèo do mất việc làm bởi dịch bệnh.
(Ảnh minh họa: SergeyP/Shutterstock) Theo báo cáo của Oxfam, tính đến tháng 3/2021, lợi nhuận thu được từ dược phẩm, thiết bị y tế và các dịch vụ cần thiết để ứng phó với đại dịch COVID-19 đã giúp 20 người trở thành tỷ phú mới ở châu Á, trong khi tình trạng phong toả và sự đình trệ của nền kinh tế đã khiến cho khoảng 140 triệu người mất đi kế sinh nhai.
Các tỷ phú mới đến từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, trong đó nổi bật là Li Jianquan, chủ sở hữu công ty Winner Medical, chuyên sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân cho nhân viên y tế và Dai Lizhong, ông chủ của Sansure Biotech, công ty sản xuất các bộ xét nghiệm và chẩn đoán COVID-19.
Báo cáo chỉ ra rằng tổng số tỷ phú ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tăng gần 1/3, từ 803 người vào tháng 3/2020 lên 1.087 người vào tháng 11/2021. Tổng tài sản của các tỷ phú tăng 3/4 lên tới 74%. Dữ liệu cũng tiết lộ rằng 1% người giàu nhất sở hữu nhiều tài sản hơn 90% người nghèo nhất trong khu vực.
Ông Mustafa Talpur, người đứng đầu chiến dịch vận động xóa bỏ bất bình đẳng của Oxfam tại châu Á, chia sẻ: “Thật không thể chấp nhận được khi những người nghèo ở châu Á bị bỏ lại trong đại dịch và phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mất việc và bị đẩy vào tình cảnh nghèo đói. Điều này xóa sạch những thành quả đã đạt được trong cuộc chiến nhằm ứng phó với đói nghèo suốt nhiều thập kỷ”.
Ông Talpur cho biết thêm rằng trong khi tài sản của những người giàu tăng thêm và họ có đặc quyền bảo vệ sức khỏe của mình, thì những người nghèo nhất châu Á, như phụ nữ, người lao động tay nghề thấp, người di cư và các nhóm yếu thế khác, lại đang bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, trong năm 2020, ước tính có khoảng 81 triệu người mất việc làm và giảm giờ làm, qua đó đẩy thêm 22 – 25 triệu người vào cảnh nghèo đói. Trong khi đó, khối tài sản của các tỷ phú khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tăng thêm 1,46 nghìn tỷ USD. Số tiền này đủ để cung cấp mức lương gần 10.000 USD cho tất cả những người bị mất việc làm.
Chỉ tính riêng ở khu vực châu Á, đại dịch COVID-19 đã cướp đi mạng sống của trên 1 triệu người. Theo ước tính, sẽ có thêm vô số người thiệt mạng do tình trạng nghèo đói gia tăng và các dịch vụ y tế bị gián đoạn. Báo cáo cũng chỉ ra rằng phụ nữ và trẻ em gái có nhiều khả năng bị mất việc hoặc mất thu nhập hơn. Phụ nữ cũng có nhiều khả năng làm việc ở các vai trò tuyến đầu hơn, qua đó khiến họ gặp nhiều rủi ro hơn. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trên 70% nhân viên y tế và 80% y tá là phụ nữ.
Ở khu vực Nam Á, những người thuộc các tầng lớp thấp trong xã hội đang phải đảm nhiệm các công việc như dọn vệ sinh và thường không có mang theo thiết bị bảo hộ. Tình trạng đói nghèo và phân biệt đối xử khiến họ không thể tiếp cận các dịch vụ y tế. Theo Oxfam, đại dịch đã làm vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.
Dịch bệnh COVID-19 cũng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong khu vực. Credit Suisse dự báo rằng đến năm 2025, sẽ có thêm 42.000 người sở hữu khối tài sản trên 50 triệu USD và 99.000 tỷ phú ở châu Á – Thái Bình Dương. Số lượng triệu phú đến năm 2025 dự kiến sẽ đạt 15,3 triệu người, tăng 58% so với năm 2020. Cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ làm gia tăng đáng kể tình trạng bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu.
2022 cũng là năm mà chúng ta có thể tìm hiểu xem liệu kinh tế toàn cầu có thể đủ mạnh để vượt lên với ít sự hỗ trợ của các chính phủ và ngân hàng trung ương hay không. Ngoài ra, lạm phát là sản phẩm phụ của Covid-19 hay là một vấn đề dai dẳng hơn cũng sẽ được quyết định trong năm.
Khi đối mặt với một loạt các khả năng, các nhà dự báo thường chọn lựa ở giữa. Trong số những người mà Bloomberg khảo sát, các chuyên gia đồng thuận rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng đâu đó 4,4% trong năm 2022, thấp hơn 5,8% của năm 2021. Từ năm 2023 trở đi, mức tăng được dự báo là khoảng 3,5%, giống như chưa từng có Covid-19.
Tuy nhiên, có một vấn đề. Chẳng có gì ở nền kinh tế hiện nay “trông có vẻ bình thường”. Nếu điều đó vẫn đúng trong 12 tháng tới, các nhà hoạch định chính sách gần như sẽ đều sai.
Về thị trường lao động, có ít nhất 10 triệu việc làm đang tuyển dụng mới ở Mỹ vào cuối năm 2021. Từ giám đốc các nhà hàng, nhà máy tới lãnh đạo doanh nghiệp đều nói rằng họ đang phải vật lộn để có thể có đủ người làm. Tình trạng thiếu lao động xảy ra ở khắp mọi nơi. Đi sâu vào các con số, bạn sẽ thấy ít nhất triệu người Mỹ trưởng thành không việc làm hiện nay đều đã được tuyển dụng thành công kể từ đầu năm 2020.
Mỹ không phải quốc gia duy nhất đang thiếu lao động. Anh có hơn 1 triệu việc làm chưa được lấp đầy vào tháng 11 nhưng lại có thêm ít nhất 600.000 người đứng bên ngoài thị trường lao động so với đầu năm 2020. Họ đang không làm việc ngay cả khi lương tăng lên.
Dự báo lạm phát của các quốc gia và vùng lãnh thổ vào cuối năm nay.
Dù là bồi bàn hay tài xế xe tải, công nhân sản xuất chip hay người làm kem, sự không khớp giữa cung và cầu trở thành nét chủ đạo của quá trình phục hồi hậu Covid-19. Đó là di sản của giai đoạn 18 tháng điên rồ, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới sụt giảm 20% trong 6 tháng trước khi phục hồi hoàn toàn trở lại vào giữa năm 2021.
Những người chiến thắng là các hộ gia đình Mỹ. Tài sản của họ tăng vọt nhờ chứng khoán, bất động sản (tức là những hộ đã có sẵn tài sản). Tính chung, người mỹ đã có thêm khoảng 2.600 tỷ USD tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng tính đến giữa năm, một khoản tích lũy bằng 12% tổng GDP.
Trong phần lớn thời gian của năm 2021, các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và nhiều ngân hàng trung ương khác cảm thấy tự tin khi cho rằng thiếu lao động và tắc nghẽn chuỗi cung ứng là hậu quả ngắn hạn của đại dịch. Nỗi sợ kéo dài đối với Covid-19 và số USD dư thừa trong tài khoản ngân hàng đã khiến nhiều người thất nghiệp không muốn quay trở lại làm việc. Các ngân hàng trung ương giải thích rằng chỉ cần thời gian, những vấn đề này sẽ được giải quyết.
Năm 2021, giá nguyên liệu tăng cao củng cố cho lập luận lạm phát là nhất thời của FED. Tuy nhiên, tới Lễ Tạ ơn, lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ đang ở mức 6,8%, mức cao nhất kể từ khi Ronald Reagan làm tổng thống và gấp khoảng ba lần so với dự báo của Fed vào đầu năm 2021.
Tháng 12, lạm phát tạm thời đã thực sự trở nên đáng quan ngại. FED phát tín hiệu tăng lãi suất và thị trường tin rằng FED sẽ tăng lãi suất ít nhất 3 lần trong năm 2022. Ngân hàng trưng ương Anh tin rằng lạm phát sẽ tăng trên 6% trong những tháng tới và đã tiến hành tăng 25 điểm phần trăm lãi suất trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2021. Các nhà đầu tư tin rằng Anh có thể tăng lãi suất thêm 4 lần trong năm 2022.
Ngân hàng trung ương châu Âu đã không tăng lãi suất trong hơn một thập kỷ và chủ tịch của nó, bà Christine Lagarde, nói rằng tăng lãi suất không phải lựa chọn của họ trong năm nay. Tuy nhiên, khu vực đồng tiền chung châu Âu, với 19 quốc gia, ít xảy ra lạm phát hơn so với Anh và Mỹ ngay từ đầu. Trong khi đó, phục hồi kinh tế tại châu Âu cũng kém mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, với dữ liệu mới nhất được công bố cho thấy giá tiêu dùng tăng với tốc độ kỷ lục 5% trong năm tính đến tháng 12, ECB có thể phải chịu áp lực tăng lãi suất.
Vì thế, chúng ta biết rằng các ngân hàng trung ương quan trọng nhất của thế giới đều sẽ rút hỗ trợ khỏi nền kinh tế và những ngân hàng khác có lẽ cũng không để mình tụt lại quá xa. Tiến trình của năm 2022 sẽ được định hình bằng việc những chính sách đó nhiều để phục hồi hay quá ít, quá muộn.
Bloomberg Economics tin rằng Omicron sẽ có tác động rõ ràng nhưng có ảnh hưởng ngắn hạn đối với tăng trưởng. Dù thị trường đã quen với những đợt bùng phát dịch, nhất là khi Omicron dường như dễ lây lan hơn nhưng ít gây ra tử vong hơn so với các biến thể trước đây, nhưng sự gia tăng đột ngột các ca mắc vẫn có thể đè nặng lên hoạt động kinh tế trong ngắn hạn bằng cách khiến số lao động không thể làm việc cao hơn. Điều này đã xảy ra ở Mỹ và Anh.
Tác động từ việc giảm kích thích của các Chính phủ có thể cũng không quá nặng nề. Nền kinh tế Mỹ đã có 2 năm và 1.000 tỷ USD, mà chủ yếu trong đó là tiền mặt. Ngoài ra, có những kế hoạch chi tiêu khác đang được Chính quyền Tổng thống Biden tính đến dù đang có những mâu thuẫn trong chính nội bộ đảng Dân chủ.
Dự đoán tăng trưởng GDP của các nền kinh tế.
Tuy nhiên, thị trường không tin rằng bất đồng của người Dân chủ có thể giết chết sự phục hồi toàn cầu. Thị trường chứng khoán có giá trị khoảng 150.000 tỷ USD vào cuối năm 2021, tăng gấp đôi kể từ tháng 3/2020. S&P 500 của chứng khoán Mỹ thậm chí còn tăng vào ngày FED thông báo thắt chặt nhanh hơn chương trình mua trái phiếu để dọn đường nâng lãi suất.
Bloomberg dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,4% vào năm 2022 bất chấp ảnh hưởng từ Omicron và các biện pháp tài khóa lên chi tiêu và đầu tư. Tuy nhiên, một lý do lớn hơn là người tiêu dùng Mỹ có 2.600 tỷ USD trong tài khoản ngân hàng để chi tiêu. Tạm thời, số tiền đó không phải nằm trong tài khoản của những hộ gia đình giàu nhất bởi 2/3 trong số này tới từ các khoản trợ cấp của Chính phủ.
Anna Wong, nhà kinh tế trưởng về kinh tế Mỹ, tính toán rằng một hộ gia đình Mỹ, với thu nhập khoảng 24.000 tới 75.000 USD, sẽ có đủ tiền để duy trì chi tiêu như trước đại dịch trong ít nhất 2 tháng nữa mà không cần phải cắt giảm tiết kiệm thường xuyên. Nhóm này có rất ít, thậm chí không có nguy cơ lung lay tài chính.
Trong khi đó, những thay đổi trong lập trường của FED có thể thúc đẩy dòng tiền tới Mỹ và tránh xa các thị trường rủi ro hơn. Nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn giữa việc tự tăng lãi suất để ngăn dòng tiền chảy ra nước ngoài hoặc giữ lãi suất ở mức thấp để duy trì sự phục hồi trong nước.
Ziad Daoud của Bloomberg Economics đã xác định 5 quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước việc tăng tỷ giá của Mỹ là Brazil, Ai Cập, Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Bloomberg dự báo các thị trường mới nổi trừ Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,8% vào năm 2022, thấp hơn 2 điểm phần trăm so với năm 2021.
Lý do lớn nhất mà thế giới có thể tránh khỏi tác động của việc FED tăng lãi suất là ECB và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn cam kết giữ lãi suất ở mức đáy trong thời điểm hiện tại. Vì thế, vẫn còn rất nhiều tiền rẻ đang trôi nổi khắp thế giới để tìm kiếm một điểm dừng chân. Điều này phần nào giải thích tại sao lãi suất dài hạn, được phản ánh trong lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ, không phản ứng mạnh với kế hoạch tăng lãi suất của FED.
Một điều khác là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ lần đầu tiên đi ngược hoàn toàn với hướng đi của FED. Bằng cách nới lỏng chính sách để hỗ trợ một nền kinh tế đang vật lộn với những tác động của thị trường, đặc biệt là trong mảng BĐS, PBoC tuyên bố tách biệt với Mỹ.
Trở lại với Mỹ, các chuyên gia dự báo lãi suất khó có thể tăng trên 1% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với lạm phát và thấp hơn mức trước khi Covid-19 bùng phát. Và dù thế nào, mức tăng lãi suất này cũng khó lòng ngăn nền kinh tế Mỹ khỏi những động lực đáng kể này.
Đại dịch Covid-19 sẽ không phải là kẻ thù số 1 đối với nền kinh tế toàn cầu năm 2022. Những mối nguy hiểm lớn nhất trong năm nay dự báo sẽ bắt nguồn từ lạm phát – yếu tố rủi ro rất cao mà các nhà hoạch định chính sách gọi là sự phục hồi sau Covid. Các nhà kinh tế dự đoán năm 2023 nền kinh tế toàn cầu sẽ trở lại bình thường. Nếu dự đoán này sai, năm 2023 tất cả chúng ta phải trả giá.
Đã đến lúc chúng ta phải xem xét liệu nền kinh tế toàn cầu có đủ mạnh để vượt qua những khó khăn do Covid-19 gây ra với sự trợ giúp từ các chính phủ và ngân hàng trung ương giảm đi hay không, và liệu lạm phát có phải là ‘tác dụng phụ’ tạm thời của Covid hay là một vấn đề dai dẳng hơn thế.
Khi đối mặt với một loạt các kịch bản mỗi kịch bản có sự khác biệt không nhỏ, các nhà dự báo thường lựa chọn kịch bản ở khoảng giữa, không quá tích cực mà cũng không quá tiêu cực. Trong số những nhà phân tích được Bloomberg khảo sát, nhìn chung họ đều đồng thuận là nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 4,4% vào năm 2022, sau khi tăng 5,8% vào năm 2021. Từ năm 2023 trở đi, hầu hết đều đồng ý tăng trưởng sẽ trở lại mức bình thường dài hạn, khoảng 3,5%, như thể Covid chưa từng xảy ra.
Chỉ có một vấn đề mà các nhà phân tích có sự chia rẽ cao trong dự đoán. Nền kinh tế trông có vẻ đang bình thường trở lại, nhưng chưa chắc đã phải thế. Nếu trong 12 tháng nữa tình hình không thay đổi thì chắc chắn các nhà hoạch định chính sách sẽ gặp rắc rối lớn.
Hãy nhìn vào thị trường lao động. Có ít nhất 10 triệu vị trí cần tuyển dụng trên khắp Hoa Kỳ vào cuối năm 2021, mà mọi giám đốc nhà hàng, giám đốc nhà máy và giám đốc điều hành đều ra rả kêu rằng họ đang phải chật vật để lấp đầy. Tình trạng thiếu lao động xuất hiện ở khắp mọi nơi – ngoại trừ các số liệu thống kê. Đi sâu vào các con số, bạn sẽ thấy có ít nhất 5 triệu người Hoa Kỳ trưởng thành hiện đang không làm việc dù đã được tuyển dụng thành công vào đầu năm 2020.
Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất có người lao động bị ‘mất tích’. Vương quốc Anh có hơn một triệu vị trí việc làm chưa tìm được người tính tới tháng 11, nhưng có thêm ít nhất 600.000 người không chịu làm việc so với đầu năm 2020. Họ đang tiếp tục giảm làm việc ngay cả khi lương tăng.
Cho dù đó là bồi bàn hay tài xế xe tải, ngành sản xuất vi mạch hay làm pho mát kem, sự không phù hợp giữa cung và cầu đã trở thành áp lực lên sự phục hồi khỏi Covid – hậu quả của giai đoạn 18 tháng ‘điên rồ’ – chứng kiến nền kinh tế lớn nhất thế giới suy giảm gần 20% trong 6 tháng sau đó lấy lại toàn bộ những gì đã mất của 6 tháng đó từ giữa năm 2021.
Những người chiến thắng lớn từ đợt tăng lịch sử đó là các hộ gia đình Hoa Kỳ, những người có khối tài sản tăng vọt nhờ thị trường chứng khoán và bất động sản đang bùng nổ (tức là tầng lớp những người vốn giàu sẵn). Tính chung lại, người dân Hoa Kỳ đã có thêm ước tính 2,6 nghìn tỷ đô la tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng của họ tính đến giữa năm 2021, một khoản tích lũy tương đương 12% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong phần lớn thời gian của năm 2021, các nhà hoạch định chính sách ở Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ(Fed) và nhiều ngân hàng trung ương khác cảm thấy tự tin khi loại bỏ tình trạng thiếu lao động và tắc nghẽn chuỗi cung ứng – những hậu quả ngắn hạn của đại dịch. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi Covid kéo dài và số tiền rủng rỉnh trong tài khoản ngân hàng đã khiến nhiều người thất nghiệp không muốn quay trở lại làm việc. Các ngân hàng trung ương giải thích rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết theo thời gian.
Trong tình huống đó, “bất ngờ” xuất hiện một yếu tố có thể giải thích hợp lý cho lạm phát ở năm 2021, đó là giá năng lượng tăng, củng cố quan điểm rằng các ngân hàng trung ương chưa hành động gấp, bởi chi phí nhiên liệu tăng cao đó đang có dấu hiệu tăng chậm lại. Nhưng đến Lễ Tạ ơn, lạm phát giá tiêu dùng của Hoa Kỳ vẫn ở mức 6,8% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ khi Ronald Reagan làm tổng thống và gấp khoảng ba lần so với dự báo của Fed vào đầu năm 2021. Chưa dừng lại ở đó, lạm phát tháng 12 của Hoa kỳ vẫn tiếp tục vọt lên 7%, mức cao chưa từng có trong vòng gần 4 thập kỷ.
Như vậy, đến tháng 12, câu chuyện cuối cùng đã chuyển từ lạm phát chỉ là “tạm thời” sang thành “mất quá nhiều thời gian để điều chỉnh, có thể cần một cú hích”, và thị trường hiện đang đặt cược rằng Fed sẽ tăng lãi suất ít nhất ba lần trong năm 2022. Ngân hàng Nước Anh, dự báo lạm phát sẽ tăng trên 6% trong những tháng tới, đã khởi đầu chặng đường bình thường hóa chính sách tiền tệ một cách thuận lợi tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2021, khi tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Các nhà đầu tư nhận định Anh sẽ tăng lãi suất thêm 4 lần nữa trong năm 2022.
Tỷ lệ lạm phát (cuối năm 2021 và dự báo cuối năm 2022)
Dữ liệu của Bloomberg Economics
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã không tăng lãi suất tham chiếu trong suốt hơn một thập kỷ, và Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, đã nói rằng nâng lãi suất không phải là kế hoạch của năm nay. Khu vực đồng euro gồm 19 quốc gia ngay từ đầu đã có lạm phát thấp hơn so với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, và sự phục hồi kinh tế của khu vực này cũng kém mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, với dữ liệu công bố mới nhất cho thấy giá tiêu dùng tăng với tốc độ kỷ lục 5% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước, ECB cũng có thể chịu áp lực tăng giá.
Do đó, chắc chắn việc ngân hàng trung ương quan trọng nhất thế giới sẽ rút các chương trình hỗ trợ khỏi nền kinh tế thì những ngân hàng khác khó có thể tụt lại quá xa. Bức tranh của năm 2022 sẽ được định hình bằng việc liệu những động thái đó sẽ là quá nhiều cho quá trình hồi phục kinh tế hay không? hay vẫn quá ít, hoặc quá muộn?
Từng là ngân hàng trung ương gây ra hầu hết các cuộc suy thoái, xét về khía cạnh “quá nhiều”, các nhà phân tích lo ngại việc Fed tăng lãi suất quá nhanh sẽ gây ra những tác động lan truyền tiếp theo, chẳng hạn như kinh tế suy giảm trở lại trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan rất nhanh và lo sợ về ‘tác dụng phụ’ của việc nền kinh tế trở nên cạn kiệt đồng USD vào đúng lúc mà lãi suất tăng lên.
Chỉ số chi tiêu hàng hóa của cá nhân của các nền kinh tế lớn
Tổng hợp dữ liệu từ: Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ, Cơ quan Thống kê Canada, Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh, Eurostat, Bloomberg Economics
Bộ phận phân tích Bloomberg Economics của hãng Bloomberg nhận định biến thể Omicron sẽ rõ ràng có tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Số ca nhiễm Omicron liên tiếp lập đỉnh mới nhưng ảnh hưởng về mặt kinh tế giảm dần, một phần do mọi người đã trở nên ứng phó tốt hơn với dịch bệnh nên giảm thiểu hậu quả gây ra cho kinh tế.
Omicron dường như dễ lây lan hơn nhưng lại ít gây chết người hơn so với các biến thể trước đó. Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm biến thể này có thể gây áp lực nặng nề lên hoạt động kinh tế trong ngắn hạn, bởi khiến cho số người bị cách ly – rời khỏi vị trí việc làm tăng lên, hoặc giãn cách xã hội, như đã xảy ra ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
Tác động từ việc các chính phủ chấm dứt các khoản chi tiêu hỗ trợ kinh tế trong giai đoạn đại dịch sẽ khó có thể giảm nhanh. Nền kinh tế Hoa Kỳ đã thực hiện kích thích kinh tế trong 2 năm qua với việc Liên bang tung 1 nghìn tỷ USD để hỗ trợ mọi đối tượng trong xã hội, phần lớn dưới hình thức tiền mặt.
Theo nhà kinh tế chính trị trưởng Alec Phillips của Goldman Sachs Group Inc cho rằng việc loại bỏ tất cả những kích thích đó chắc chắn sẽ tạo ra lỗ hổng trong tổng nhu cầu trị giá ít nhất tương đương 3% của GDP. Và giả định rằng chính quyền Biden cói thể thông qua kế hoạch Build Back Better (tạm dịch: Xây lại tốt hơn) trị giá 1,75 nghìn tỷ USD, trải dài trong 10 năm và có thể giúp tăng trưởng vào năm 2022 được cộng thêm 0,5 điểm phần trăm, song tất cả hoặc phần lớn chi tiêu bổ sung đó có thể biến mất nếu Nhà Trắng không đạt được sự đồng thuận của Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ của bang Tây Virginia, Joe Manchin, người đang là “chìa khóa” thành công trong việc thông qua kế hoạch này.
Thượng nghị sĩ Manchin vào tháng 12/2021 đã tuyên bố không ủng hộ dự luật chi tiêu xã hội 1,75 nghìn tỷ USD, động thái giáng đòn chí mạng vào nỗ lực của Biden.
Ông Biden cùng các đảng viên Dân chủ khác trong thời gian qua đã rất cố gắng thuyết phục ông Manchin ủng hộ dự luật. Tuy nhiên, ông Manchin cho rằng khoản tiền 1,75 nghìn tỷ USD của dự luật ‘Xây lại tốt hơn’ quá tốn kém và sẽ làm trầm trọng tình trạng lạm phát của Hoa Kỳ. Để dự luật được thông qua ở Thượng viện, ông Biden cần toàn bộ 50 thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu thuận, do 50 thượng nghị sĩ Cộng hòa tuyên bố sẽ phản đối.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (ước tính năm 2021 và dự báo 2022, so sánh với năm liền trước)
Dữ liệu của Bloomberg Economics
Liệu sự đối đầu đó cùng với chính sách tài khóa và tiền tệ của Hoa Kỳ có giết chết sự phục hồi kinh tế toàn cầu? Thị trường tài chính dường như không nghĩ như vậy. Thị trường chứng khoán toàn cầu trị giá khoảng 150 nghìn tỷ đô la vào cuối năm 2021, đã tăng gấp đôi giá trị kể từ tháng 3 năm 2020. Chỉ số chứng khoán S&P 500 của Hòa Kỳ thậm chí còn tăng vọt trong ngày Fed tuyên bố sẽ giảm mua trái phiếu nhanh hơn để dọn đường cho việc nâng lãi suất.
Bloomberg Economics dự báo nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,4% trong nửa đầu năm 2022, bất chấp ảnh hưởng từ biến thể Omicron đối với chi tiêu và đầu tư và việc Liên bang rút lại các biện pháp kích thích. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ dự báo sẽ chậm lại còn 2,7% vào nửa cuối năm 2022, nhưng vẫn là mức tăng đáng kể. Cơ sở chính để đưa ra dự báo lạc quan đó là phần lớn người tiêu dùng Hoa Kỳ vẫn có tiền để chi tiêu – khoản 2,6 nghìn tỷ USD bổ sung nằm trong tài khoản ngân hàng. Và, tạm thời, số tiền đó không được tập trung vào các hộ gia đình giàu nhất, có lẽ vì ước tính 2/3 số đó đến từ các khoản tài trợ của chính phủ.
Anna Wong, nhà kinh tế trưởng của Bloomberg Economics phụ trách thị trường Hoa Kỳ, tính toán rằng một gia đình có thu nhập trong khoảng 24.000 đến 75.000 USD hiện có đủ tiền để duy trì chi tiêu như trước đại dịch trong vòng ít nhất hai tháng nữa mà không cần cắt giảm tiết kiệm thường xuyên. Nhóm này thường sẽ có rất ít hoặc không có khả năng tài chính từ các nguồn khác.
Giả định rằng nền kinh tế Hoa Kỳ có thể chịu đựng được những khó khăn nảy sinh trong quá trình thắt chặt tiền tệ, vận phần còn lại của thế giới thì sao? Những thay đổi trong lập trường của Fed có thể thúc đẩy dòng tiền từ các thị trường rủi ro hơn chảy về Hoa Kỳ. Nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa việc tự tăng lãi suất để ngăn chặn dòng tiền chảy ra hoặc giữ ở mức thấp để duy trì sự phục hồi trong nước.
Nhà phân tích Ziad Daoud của Bloomberg Economics đã xác định 5 quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước việc Hoa Kỳ tăng lãi suất, đó là: Brazil, Ai Cập, Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, hay còn gọi là the Beasts (mặc dù cách tiếp cận độc đáo của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan để kiềm chế lạm phát, bằng cách cắt giảm lãi suất, được cho là đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào một ‘không gian’ riêng biệt.)
Nhìn chung, tỷ lệ lãi suất tham chiếu của các thị trường mới nổi có thể sẽ tăng lên, nhưng Bloomberg Economics dự đoán rằng các nền kinh tế này, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 4,8% vào năm 2022. Con số này thấp hơn gần 2 điểm phần trăm so với năm 2021, mặc dù cao hơn nhiều so với mức trước Covid.
Lý do lớn nhất mà thế giới có thể tránh khỏi tác động của việc Fed thắt chặt tiền lệ là ECB và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cam kết giữ lãi suất ở mức đáy trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, vẫn còn rất nhiều tiền giá rẻ đang trôi nổi trên khắp thế giới cần tìm kiếm một ‘ngôi nhà’. Điều này phần nào giải thích tại sao lãi suất dài hạn — được phản ánh trong lợi tức trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm — không phản ứng mạnh với kế hoạch tăng lãi suất ngắn hạn của Fed.
Một yếu tố khác là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử, sẽ đi theo hướng hoàn toàn ngược lại với Fed. Đây là một thỏa thuận lớn liên quan đến vấn đề tiền tệ mà nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Yang Jiechi, nói với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khi hai bên gặp nhau về vấn đề nhân quyền tại cuộc họp đầu tiên hết sức phức tạp của họ ở Alaska vào tháng 3 năm ngoái. Bằng cách nới lỏng chính sách để hỗ trợ nền kinh tế đang vật lộn với tác động của cuộc siết chặt quản lý thị trường bất động sản giữa bối cảnh Fed đang thắt chặt, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ tuyên bố độc lập với Hoa Kỳ.
Đối với châu Âu, các yếu tố quan trọng trong năm nay sẽ là chi phí năng lượng và chính trị. Giá khí đốt và điện đang ở mức cao kỷ lục do các vụ ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp và nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga giảm. Thủ tướng Italy, Mario Draghi, lập luận rằng các chính phủ cần phải hành động để bảo vệ người tiêu dùng, nhưng các chính phủ đã gánh thêm rất nhiều nợ sẽ không cảm thấy thích thú khi phải giúp đỡ người tiêu dùng thêm một lần nữa.
Ở Pháp, cuộc khủng hoảng năng lượng và làn sóng Covid thứ sáu diễn ra trong bối cảnh nước này chuẩn bị bầu cử Tổng thống. Cho đến lúc này, ngoại trừ một cuộc khủng hoảng vào phút cuối, kết quả bầu cử có thể sẽ là đương kim Tổng thống Emmanuel Macron tiếp tục nắm giữ quyền lực.
Tương lai của Italy có vẻ ít chắc chắn hơn sau khi có tin tức bất ngờ vào tháng 12 rằng ông Draghi có thể tìm kiếm chức vụ tổng thống, giao lại công việc thủ tướng cho người khác. Việc bỏ phiếu bắt đầu vào ngày 24 tháng 1. Italy vẫn được coi là quốc gia có nhiều khả năng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu tiếp theo và không ai trong số những người kế nhiệm ông Draghi có thể có tầm vóc như cựu chủ tịch ECB cũng như sự tín nhiệm của các nhà lãnh đạo châu Âu khác và các nhà đầu tư quốc tế.
Ở Anh, sau một loạt bê bối chính trị, nhiều người dự đoán Thủ tướng Boris Johnson sẽ bị ‘lật đổ’ trong một cuộc đảo chính đảng vào nửa đầu năm 2022. Mujtaba Rahman, giám đốc điều hành khu vực châu Âu của công tyEurasia Group Ltd., một chính trị gia, đồng thời là nhà tư vấn rủi ro, đặt 40% xác suất ông Johnson sẽ mất chức vào cuối năm nay. Nhưng nếu không có cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, một sự thay đổi lãnh đạo có thể sẽ không có tác động lớn đến việc xử lý nền kinh tế.
Quay trở lại Hoa Kỳ, nơi mà sự tốt lên hay tệ đi chi phối mọi cuộc thảo luận về quỹ đạo của sự phục hồi toàn cầu, bởi vì nơi đó tạo ra khoảng 1/4 sản lượng của thế giới, các nhà đầu tư cho đến nay nhìn chung đang định giá ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ nâng lãi suất ba trong năm 2022. Tuy nhiên, Bloomberg Economics cho rằng các dự báo mới nhất của Fed về tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cơ bản sẽ phù hợp với 6 lần tăng lãi suất trong năm 2022, chứ không phải 3. Nhưng ngay cả điều đó nếu xảy ra cũng sẽ khó có thể đưa tỷ lệ lãi suất tham chiếu của Hoa Kỳ lên trên 1% vào cuối năm, tức là vẫn thấp hơn rất nhiều so với lạm phát và thấp hơn mức trước đại dịch Covid.
Dự đoán lãi suất của Mỹ năm 2022 và những năm tiếp theo
Nguồn: Statista
Dù Chương trình ‘Xây lại tốt hơn’ của Tổng thống Joe Biden có được thông qua hay không, sẽ thật ngạc nhiên nếu những mức tăng lãi suất đó đủ để ngăn chặn một nền kinh tế bước vào năm với động lực mạnh mẽ. Vậy câu hỏi lớn hơn không phải là liệu Chủ tịch Fed Jerome Powell và ê kíp của ông có làm được ‘quá’ nhiều vào cuối năm nay hay không mà là liệu họ đã làm đủ chưa?
Cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Larry Summers, một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 đã nói rằng: “Nỗi lo sợ của tôi là chúng ta đã đạt đến một thời điểm mà sẽ rất khó để việc giảm lạm phát mà không làm phát sinh suy thoái”. Nhà kinh tế học và cộng tác viên của Bloomberg này năm 2021 đã sớm và thường xuyên lo lắng rằng gói cứu trợ Covid trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Biden sẽ gây ra lạm phát mà không có tác dụng nhiều trong việc thúc đẩy tăng trưởng cơ bản. Lập luận của ông, rằng đợt kích thích ngắn hạn lần thứ ba không thực sự cần thiết. Lập luận này đến hiện tại có vẻ càng có sức thuyết phục, khi mà chúng ta đã có dữ liệu từ các hộ gia đình Hoa Kỳ, nhìn chung cho thấy ở mỗi thời điểm các gói trợ cấp được thông qua thì các hộ gia đình Hoa kỳ lại giảm việc tự tạo ra thu nhập cho mình.
Fed trong một thời gian dài luôn khẳng định lạm phát chỉ là “tạm thời”. Tuy nhiên, đây có lẽ là lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.
Để chứng mình rằng sẽ cần nhiều hơn một vài lần tăng lãi suất mới có thể tiêu diệt được lạm phát, hãy nhìn vào các vấn đề từ phía nguồn cung – một trong những nguyên nhân chính đẩy giá tăng mạnh. Ngoài ra, những người lao động trong nền kinh tế hậu Covid này đột nhiên được hưởng mức lương ngày càng tăng từ người sử dụng lao động. Mức lương theo giờ của Hoa Kỳ đã tăng 5,8% trong tháng 10 so với năm trước, mức tăng lương hàng năm cao thứ ba kể từ đầu những năm 1980. Một phương pháp tính toán khác phổ rộng hơn về tiền lương và phúc lợi cũng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng 1/4 thế kỷ.
Lần gần đây nhất Hoa Kỳ chứng kiến một vòng xoáy giá tiền lương là cách đây hơn bốn thập kỷ. Đối với người lao động theo giờ của nước n ày, tiền lương hầu như không theo kịp với lạm phát kể từ những năm 1980, thậm chí còn thúc đẩy lạm phát, một xu hướng gây ra bởi toàn cầu hóa và tăng tự động hóa. Mặc dù vậy, mức cầu mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021 nên tạm dừng đối với những ai nghĩ rằng lạm phát của Hoa Kỳ sẽ biến mất chỉ sau một đêm.
Sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế học mà Bloomberg thường xuyên khảo sát là đại dịch có thể đã thay đổi hẳn cách chúng ta làm việc và mua sắm, nhưng các động lực cơ bản của cung và cầu sẽ trở lại bình thường khá nhanh khi chúng ta không còn phải chịu đựng mối đe dọa từ virus Covid-19. Khi đó, lạm phát sẽ bắt đầu quay trở lại mục tiêu dài hạn của Fed là 2%. Nếu nhận định đó là đúng, các nhà hoạch định chính sách sẽ xoay sở để hướng nền kinh tế Hoa Kỳ hạ cánh “an toàn” và tránh suy thoái. Nếu là sai, năm 2023 tất cả chúng ta phải trả giá.