Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá
Gia chủ làm nghề gỗ Mỹ nghệ lâu năm nên rất đam mê nghệ thuật kiến trúc, văn hóa cổ. Anh đã tái hiện ngôi nhà cổ, mang đậm hơi thở thời gian ngay trên mảnh vườn của gia đình. Không gian vừa đậm chất nghệ thuật màu sắc vừa đầy đủ tiện nghi đương đại.
Ngôi nhà màu ký ức

Ngôi nhà của anh Lê Hồng Kiên, làm nghề gỗ mỹ nghệ, được xây dựng trên mảnh đất của bố mẹ anh tại Thôn Tân Sơn, xã hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Cả khu vườn rộng 1ha, anh Kiên dành khoảng 1 ngàn mét để xây dựng khuôn viên 3 ngôi nhà gỗ kẻ truyền và lợp ngói cổ này.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 1.

Cổng được tái hiện như cổng đình làng.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 2.

Nhà 5 gian được cơi nới thêm gian vệ sinh tiện dụng cho cuộc sống đương đại

Vốn làm nghề gỗ mỹ nghệ tinh xảo lâu năm nên anh Kiên có niềm đam mê đặc biệt với kiến trúc, văn hóa cổ của các cụ. Anh cho rằng, các tiền nhân đã mất hàng nghìn năm kinh nghiệm để đúc rút ra các tỷ lệ, kết cấu, vật liệu để làm nên một ngôi nhà thì tại sao mình không học các cụ? Thứ nữa những ngôi nhà cổ mang trong mình những năng lượng tốt và sinh thái, sinh thái là sự CÂN BẰNG và TUẦN HOÀN. Bởi vậy, ngôi nhà cổ của anh Kiên sử dụng vật liệu rất thân thiện môi trường, các kích thước đều có hàm ý về phong thủy.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 3.

Ngói cổ gạch đá ong cổ kết hợp với cây xanh cho cảm giác thanh dịu, lắng đọng

May mắn, mảnh vườn của gia đình anh Kiên hội tụ nhiều yếu tố của một nơi có hệ sinh thái tốt.

Mảnh đất nằm ở vùng bán sơn địa mặt gần đường giao thông lớn nên rất thuận tiện mà vẫn đảm bảo không bị tiếng ồn của xe, lưng tựa núi và bao quanh là suối, địa hình mặt bằng vườn thoai thoải, có rất nhiều cây to bóng mát, cây ăn quả, cây cảnh và hoa.

Thảm thực vật phong phú, tự nhiên và đa dạng nên không khí rất trong lành, lá cây rơi xuống tạo mùn cho đất, các sinh vật dưới lòng đất hoạt động, mưa, nắng gió sẽ cho hoa tươi quả tốt, ao do có mạch suối nên luôn đảm bảo nước tưới tiêu và cá bơi tung tăng, chim muông làm tổ và hót líu lo.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 4.

Hồ đá ong thả bèo tấm

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 5.

Chòi có bếp lửa bên hồ nước là nơi gia chủ cùng bạn bè thưởng trà, trò chuyện.

Anh Kiên chia sẻ, bố con anh rất tâm đắc với cuộc sống yên bình trong một mảnh vườn có thể tự cung tự cấp các loại rau quả thực phẩm sạch thiết yếu của “tiên nữ đồng quê” Lý Tử Thất. Được con gái và vợ khích lệ động viên, anh Kiên đã lên ý tưởng sửa ngôi nhà cũ vài chục năm tuổi của gia đình thành một căn nhà đầy đủ tiện nghi, đậm chất dân gian nhưng điểm những yếu tố đương đại.

Ngôi nhà của gia đình có sân to dưới bóng cây râm mát, có chỗ nằm hóng gió, chuyện trò, có hồ bán nguyệt, có bồn tắm đá tự nhiên lộ thiên giữa vườn dưới những tán cây nằm ngâm nghe chim hót ve kêu… Toàn bộ đồ vật sẽ được gia chủ tự tay sưu tầm và bày biện. Ngôi nhà là nơi đón các anh em bạn bè gần xa đến thăm quan trải nghiệm và ngủ lại với gia chủ.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 6.

Nhà phụ 3 gian cho khách đến chơi ngủ lại, trước mặt là vườn rau sạch của gia chủ

Khu nhà này được anh Kiên lên ý tưởng, tự tay đi chọn vật liệu, kết hợp với mấy cậu em họa sỹ cùng các anh em thợ gỗ dân gian cùng “sáng tác”.

“Tôi coi đây như là một tác phẩm chứ không coi là việc đơn thuần chỉ xây một ngôi nhà, các tiêu chí được định hình rõ, tỷ lệ, kích thước, giao thông, tính kết nối, các vật liệu… đều được cân nhắc kỹ trước khi đưa vào công trình… Của một đồng nhưng công một nén, nếu tính chi phí thực bằng tiền thì chỉ mất 3 tỷ thôi, nhưng công sức, tâm huyết của tôi và các anh em bỏ vào chắc không tính được bằng tiền, đó là giá trị vô hình và tạo nên cái hồn cho những ngôi nhà…”, anh Kiên tâm sự.

Không gian sống hài hòa “kim – cổ”

Thời gian thi công ngôi nhà kéo dài 6 tháng… Ngôi nhà sử dụng nhiều vật liệu cũ do chính anh Kiên sưu tập ở khắp nơi, thậm chí “mua đồng nát”. “Tôi dùng gỗ cũ bởi lẽ gỗ cũ đã qua sử dụng hàng chục năm thì có độ bền cao lắm, hơn nữa chỉ có gỗ cũ mới thấm đẫm hồn cốt của dân tộc vì đã nhuốm màu thời gian và ” trơ gan cùng tuế Nguyệt””, anh Kiên lý giải.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 7.

Chum vại để ngâm rượu quê, đựng tương bần

Ban đầu, khi lên ý tưởng xây dựng ngôi nhà cổ với toàn “đồ cũ”, anh Kiên tìm cách sưu tầm, tập kết những vật liệu cũ như nếp nhà cũ, ngói cũ, cửa cũ… Nhiều người xung quanh cho rằng anh Kiên “bị ĐIÊN” vì những vật liệu đó trông “khiếp lắm”. Dù khó khăn muôn vàn, phải đối mặt với những định kiến, lời xét nét của mọi người xung quanh, anh Kiên vẫn rất kiên định với ý tưởng của mình. Bởi anh là người hiểu rõ nhất bản thân đang làm gì.

Những cây cọc hồ tiêu bị vứt chỏng trơ, những thanh ray tà vẹt tàu hỏa sẽ làm củi, những viên ngói và đá ong cũ nằm ở xó xỉnh khắp các làng quê, những nếp nhà cũ sắp làm củi đun bánh trưng hoặc để mục ruỗng do tốc độ đô thị hoá, những cánh cửa cũ… Tất cả đã được anh Kiên đi xin, đi sưu tập thậm chí đi đồng nát về mảnh vườn này và “tái sinh”.

“Mọi thứ như có người sắp xếp sẵn, đến và đi đúng thời điểm. Bản thân tôi không có đồng nào, nhưng cứ làm đến đâu thì đều có các quý nhân đến đúng lúc và giúp đỡ, các nguyên vật liệu cũng vậy, cứ đúng lúc cần là có anh em bạn bè khắp nơi điện bảo cho hay chỉ giúp chỗ mua…”, anh Kiên nhớ lại hành trình khó khăn khi chuẩn bị cải tạo ngôi nhà.

Ngôi nhà của anh Kiên được kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi hiện đại cho sinh hoạt. Anh Kiên cho rằng, các mái nhà, khung cột là tượng trưng cho thế hệ ông cha, kinh nghiệm, văn hóa nghìn đời, tuy sứt sẹo cằn cỗi nhưng đượm màu thời gian, cảm xúc và ký ức.

Còn nền nhà và các màu tường cùng tiện nghi của cuộc sống thì phải là của thế hệ con cháu, tươi trẻ, hiện đại, nghệ thuật… Với kinh nghiệm trong nghề lâu năm, anh đã tìm ra giải pháp để kết hợp sự hoài cổ với tiện nghi cuộc sống hiện đại.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 8.

Gian bếp nhìn thẳng ra vườn để có thể vừa nấu ăn vừa ngắm cây cối xung quanh.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 9.

Xà bếp được làm bằng chiếc câu đầu cổ gỗ mít, bàn đảo được đóng bằng gỗ tàu thuyền.

Trong ngôi nhà có rất nhiều vật dụng, đồ trang trí cổ, mang nét văn hóa truyền thống. Đó là thành quả sau hơn 30 năm sưu tập các đồ văn hóa giá trị cao của anh Kiên. Suốt thời gian qua, đi đâu anh Kiên cũng thích tìm tòi và sưu tập các đồ đẹp, có giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hoá, nghệ thuật… Theo anh Kiên, những món đồ cổ ẩn chứa trong mình những giá trị vô hình về lịch sử, mỹ thuật, tinh thần lao động và tâm hồn của những nghệ nhân xa xưa gửi gắm. Với anh những đồ vật đó có tâm hồn và ” biết truyền tải thông điệp”

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 10.
Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 11.

Ngôi nhà có rất nhiều vật dụng, đồ trang trí cổ, mang nét văn hóa truyền thống

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 12.
Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 13.

Tượng Phật của họa sỹ Tuấn gốm.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 14.
Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 15.

Đồ gỗ của gia chủ tự đóng cách đây 30 năm.

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 16.

Giá bày đồ cổ

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 17.

Thau đồng để rửa tay

Với gia đình anh Kiên, ngôi nhà này có ý nghĩa rất quan trọng, là nơi gắn kết của 3 thế hệ. “Ông bà đã có công dựng đất, trồng cây suốt vài chục năm, tôi và các con phải có nhiệm vụ xây các công trình trên đất để bảo vệ thành quả đó. Sau này, con tôi đi du học Mỹ về cũng về nước để cùng bố lan tỏa các thông điệp của khu vườn và những ngôi nhà đến bạn bè quốc tế”, anh Kiên tâm sự.

Khu vườn xung quanh nhiều cây, vậy nên góc anh Kiên yêu thích nhất là khoảng sân rộng. Đây là không gian bạn bè họ hàng có thể quây quần đông đủ bên nhau, mùa đông thì đốt lửa sưởi ấm, mùa hè thì hóng gió nghe chim hót ve kêu, Tết thì gói luộc bánh chưng hay quây quần ăn uống…

Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 18.
Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 19.
Nếp nhà cổ mang hơi thở thời gian: Biến chum vại cũ, ngói vỡ thành nghệ thuật, tái hiện ký ức tuổi thơ, chi phí thực 3 tỷ nhưng về tinh thần là vô giá - Ảnh 20.

Góc thư giãn đầy yên bình

Ngôi nhà này là nơi gia đình anh Kiên và bạn bè thường lui tơi nghỉ ngơi, vui chơi vào mỗi dịp cuối tuần, nghỉ lễ. Giữa ngôi nhà “sinh thái” hài hòa, cuộc sống mỗi ngày trôi qua rất nhanh trong thanh bình và thư thái.

Anh Kiên thường được đánh thức từ 4 giờ sáng bởi tiếng chim hót líu lo. Sau đó đốt bếp củi pha trà xanh, tập dưỡng sinh, đọc sách, hoặc nghe nhạc…. Khu vườn của gia đình cũng trồng nhiều cây ăn quả, rau sạch, nuôi lợn, gà, có ao cá… phục vụ nhu cầu tại chỗ của gia đình. Những buổi tối quây quần bên gia đình, bạn bè thưởng thức sản phẩm thu hoạch được tại vườn là khoảnh khắc thư thái mà ai cũng mong chờ.

Thiên An / Trí thức trẻ / Ảnh: NVCC

Ông trùm chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam: Chàng trai mồ côi khởi nghiệp nhờ… ngộ độc thuốc giả, 1 năm sắm 2 siêu xe hàng chục tỷ VNĐ

Ông trùm chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam: Chàng trai mồ côi khởi nghiệp nhờ... ngộ độc thuốc giả, 1 năm sắm 2 siêu xe hàng chục tỷ VNĐ
CEO Pharmacity là gương mặt quen thuộc trong giới chơi siêu xe ở Việt Nam, nhưng câu chuyện khởi nghiệp đầy gian khó của người đàn ông này thì không phải ai cũng biết.

Từ cậu bé mồ côi thành chuyên viên phân tích đầu tư

Chris Blank sinh năm 1983, có tên tiếng Việt là Hoàng Trí. Bà ngoại anh là người gốc Việt lấy chồng Pháp, sinh ra mẹ anh trên đất Mỹ. Sau này, mẹ anh lấy cha anh – cũng là một công dân xứ sở cờ hoa.

Năm Chris Blank 12 tuổi, cha mẹ anh đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông. Trong khi bạn bè đồng trang lứa được sống yên vui bên gia đình, anh lớn lên trong mặc cảm ở trại trẻ mồ côi.

“Tôi là kẻ khốn cùng. Tôi thật khốn khổ”, anh nhớ lại về quãng thời gian khó khăn đó. Chris Blank sống dựa vào hệ thống phúc lợi, chuyển từ gia đình nhận nuôi này sang gia đình nhận nuôi khác, không ít lần vướng vào các rắc rối.

Năm 1998, bà ngoại tìm được cách liên lạc với Chris Blank và đề nghị anh về Việt Nam sinh sống. Như vớ được phao cứu sinh, anh ngay lập tức lên máy bay về quê ngoại.

“Sang Việt Nam, tôi cũng nghèo như hầu hết mọi người xung quanh và dường như không ai bận tâm về điều đó. Và bởi vì có rất nhiều người nghèo, nên không ai cảm thấy mình nghèo cả. Điều đó khiến tôi tự tin hơn”, anh nói.

Ông trùm chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam: Chàng trai mồ côi khởi nghiệp nhờ... ngộ độc thuốc giả, 1 năm sắm 2 siêu xe hàng chục tỷ VNĐ - Ảnh 1.

Đầu những năm 2000, Việt Nam bước vào thập kỷ vàng của ngành tài chính. Ở tuổi 23, Chris Blank bắt đầu công việc chuyên viên phân tích đầu tư tại các quỹ đầu tư và chứng khoán hàng đầu trong nước, trong đó có VinaCapital.

2 năm sau, chàng trai mang một nửa dòng máu Việt Nam này có cơ hội làm việc tại CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC). Khi đó, HSC xếp thứ 30/100 công ty chứng khoán tốt nhất, rồi dần dần vươn lên vị trí số 1 vào năm 2011.

“Trong quá trình làm việc tại đây, tôi biết được bí quyết của sự tăng trưởng vượt bậc là sự ‘chính trực’ và minh bạch trong vận hành. Đội ngũ lãnh đạo tại đây rất kiên định và sẵn sàng sa thải bất cứ vị trí nào không tuân thủ theo giá trị này của công ty”, Chris Blank chia sẻ.

Đây là chính là nền tảng quan trọng tác động mạnh mẽ đến hành trình lập nghiệp của anh sau này.

Khởi nghiệp nhờ… ngộ độc thuốc giả

Đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Chris Blank đột ngột chuyển hướng sang bán thuốc bởi một sự cố nhớ đời. “Một ngày ở tuổi 27 tôi gặp sự cố ngộ độc thuốc giả, và đây cũng chính là cột mốc làm thay đổi cuộc đời tôi”, anh nói.

Bên cạnh chuyên môn về tài chính, Chris Blank còn sở hữu tấm bằng Dược sĩ cộng đồng. Lúc này ở Việt Nam, các cửa hàng tiện lợi bắt đầu mọc lên như nấm, trở thành lựa chọn quen thuộc của người tiêu dùng. Dựa vào kinh nghiệm, đam mê và chút “máu liều”, anh đã nhìn ngay ra cơ hội đầu tư.

Vào thời điểm ấy, ít ai dám đụng vào ngành dược – nơi các cửa hàng truyền thống vẫn đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, Chris Blank tin rằng mô hình thương mại hiện đại trên sẽ áp dụng thành công trong ngành này.

Ông trùm chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam: Chàng trai mồ côi khởi nghiệp nhờ... ngộ độc thuốc giả, 1 năm sắm 2 siêu xe hàng chục tỷ VNĐ - Ảnh 2.

“Ngay đối diện với nơi tôi làm việc, tôi thấy có một cửa hàng điện thoại di động kiểu mới. Mặc dù mọi người nói rằng nó sẽ chẳng đi tới đâu, nhưng hiện nó đã mở rộng mạng lưới với 300 chi nhánh”, anh kể.

“Mặc dù có khoảng 57.000 điểm bán thuốc tại Việt Nam khi ấy, tôi vẫn nghĩ rằng cần phải có mô hình kinh doanh hiện đại trong một nhà thuốc kiểu phương Tây. Tôi quyết định khởi nghiệp và bắt đầu với một cửa hàng. Ban đầu cũng làm thử chỉ để cho vui thôi, xem điều gì sẽ xảy ra”.

Giống như nhiều doanh nhân khác, quá trình khởi nghiệp của Chris Blank cũng gặp vô vàn gian nan. Chẳng mấy người tin rằng anh sẽ thành công, thậm chí còn khuyên “Hãy bỏ cuộc đi!”. Bản thân Chris Blank cũng phải bán hết tài sản tích cóp trong nhiều năm làm tài chính để đầu tư mặt bằng, sản phẩm, đào tạo, lương bổng… cho đứa con tinh thần.

“Dù là đổi chác để theo đuổi đam mê nhưng cảm giác ‘trắng tay’ vẫn rất khó tả, những lúc mệt mỏi tôi luôn tự nhủ bản thân phải kiên định bước qua những chông chênh ấy”, anh tâm sự.

Ông trùm chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam: Chàng trai mồ côi khởi nghiệp nhờ... ngộ độc thuốc giả, 1 năm sắm 2 siêu xe hàng chục tỷ VNĐ - Ảnh 3.
Năm 2011, hiệu thuốc Pharmacity đầu tiên ra đời. Để mở rộng mô hình kinh doanh, Chris Blank đi đến nhiều nước trên thế giới, ghé thăm hàng loạt chuỗi nhà thuốc khác nhau, học hỏi kinh nghiệm từ các CEO hàng đầu ngành dược.
Ở thời điểm hiện tại, Pharmacity đang dẫn đầu thị trường bán lẻ với hơn 768 hiệu thuốc ở các tỉnh, thành trên cả nước. Vị doanh nhân này hy vọng sẽ nhân rộng mô hình này lên con số 5.000 cửa hàng và thu về 1,5 tỷ USD doanh thu tới năm 2025.
“Tôi nghĩ nếu không liều thì chắc chắn không ai dám kinh doanh và sẽ càng hiếm có cơ hội thành công nếu không dám đánh cược vào một điều gì đó. Nhưng niềm tin của tôi vào Pharmacity là có căn cứ để tôi dấn thân và thực tế đã chứng minh điều tôi ‘đánh cược’ là hoàn toàn xứng đáng”, anh chia sẻ.
Cuộc sống viên mãn: Lấy vợ, làm nhà và tậu hẳn 2 siêu xe
Sau hơn 20 năm sinh sống làm việc ở Việt Nam, mảnh đất hình chữ S này đã trở thành một phần quan trọng trong lòng Chris Blank. Thời niên thiếu, khi ngồi trên ghế đá công việc cùng bạn gái nhìn ra sông hướng về phía Thủ Thiêm, anh đã quyết tâm sẽ thay đổi số phận mình.
“Ngày ấy tôi chỉ là một thằng sinh viên, nhưng có khát vọng lớn”, CEO Pharmacity nhớ lại. “Tôi nói với bạn gái của mình rằng ‘Rồi sẽ có một ngày, anh sẽ thuê một căn ở đó’”.
Điều ước năm xưa của Chris Blank cuối cùng cũng trở thành hiện thực. Vị doanh nhân này đang sống cùng vợ và 2 con trong một biệt thự khang trang ở khu nhà giàu Thảo Điền.

Chris Blank thường xuyên chụp ảnh bên những chiếc xế hộp đắt tiền
“Tôi không thực sự cảm thấy mình trưởng thành cho đến khi tôi đặt chân đến Việt Nam”, Chris bày tỏ. “Tôi mãi biết ơn mảnh đất và con người nơi đây. Việt Nam là quê hương của tôi, là nơi đã cứu vớt cuộc đời tôi.”
“Ở Việt Nam, nếu dám ước mơ… mọi thứ đều có thể trở thành hiện thực. Hãy nhạy bén, nắm bắt thời cơ, làm việc cật lực, và không bao giờ bỏ cuộc”, anh từng viết trên trang cá nhân.
Ngoài ra, Chris Blank cũng khiến nhiều người phải ghen tị khi sở hữu những chiếc xe Porsche đắt tiền. Với sở thích đua xe, anh thường xuyên đăng tải hình ảnh chụp cùng xế hộp trên trang cá nhân của mình.

Chiếc Aventador SVJ này mang động cơ V12, dung tích 6,5 lít, có công suất cực đại gần 770 mã lực và mô-men xoắn 720 Nm, kết hợp số 7 cấp. Xe có thể tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong 2,8 giây. Vận tốc tối đa giới hạn ở 350 km/h.
Tháng 10/2021, CEO Pharmacity gây xôn xao khi tậu lại chiếc Aventador SVJ xanh ngọc lục bảo Verde Ermes độc đáo, có khả năng thay đổi màu theo ánh sáng môi trường. Đây là chiếc Aventador SVJ thứ 4 có mặt tại Việt Nam, sau 2 chiếc bản Coupe và 1 chiếc Roadster.
Sau khi mua xế hộp trị giá không dưới 40 tỷ VNĐ trên, Chris Blank tiếp tục sắm thêm chiếc Ferrari 488 Spider để chơi Tết. Đây là 1 trong 3 chiếc  Ferrari 488 Spider hiếm hoi xuất hiện tại Việt Nam, và là chiếc màu trắng duy nhất. Tuy nhiên, gần đây nó đã được dán thêm decal màu đen nhám khá lạ. 

Giá thị trường của Ferrari 488 Spider là trên 19 tỷ VNĐ

Tú Khê / Trí thức trẻ / (Ảnh: FBNV)

“Đố kỵ”: Một bí ẩn mang tên con người

 Sẽ ra sao nếu Dostoevksy cùng Charlie Chaplin và James Joyce hòa nhập làm một? Câu trả lời có lẽ là họ sẽ trở thành Yuri Olesha, nhà văn Nga vĩ đại, “người cuối cùng của thế kỷ [mười chín]” – như ông tự gọi mình.

Olesha từng tấn công Joyce thế này: “Người nghệ sĩ phải nói với con người rằng “Vâng, vâng, vâng”, nhưng Joyce lại nói “Không, không, không”, “Mọi thứ trên Trái đất này đều tồi tệ”. Và vì thế, dù ông ấy thiên tài cỡ nào, tôi cũng không cần ông ấy.” Olesha chỉ trích cách Joyce gọi phô mai là xác của sữa. “Hãy nhìn đi, các đồng chí, kinh khủng làm sao. Nhà văn Tây phương ấy nhìn thấy cái chết của sữa. Ông ta bảo rằng sữa có thể chết.” Với Olesha, đó là cách viết hay, và có lẽ cũng đúng, nhưng ta không cần đến sự đúng đắn ấy. Cái ta cần là một chân lý biện chứng đẹp đẽ, rằng sữa từ bầu ngực của người mẹ chảy sang con, sữa là bất tử.

Tiểu thuyết “Đố kỵ” của Yuri Karlovich Olesha (dịch giả Đào Minh Hiệp) do NXB Hội Nhà văn phối hợp với Phanbook xuất bản. nguồn: Netabook

Thế nhưng, ông đã bắt đầu tiểu thuyết Đố kỵ theo đúng cách mà Joyce đã bắt đầu Ulysses. Nếu như Buck Mulligan của Joyce bước xuống cầu thang với chiếc bát đựng bọt xà bông cùng tấm gương và dao cạo râu thì Andrei Babichev của Olesha cũng xuất hiện đầu tiên khi đang làm vệ sinh buổi sáng, vừa làm vừa hát “ta ra…ta ra”. Và rõ ràng lời buộc tội Joyce của Olesha không chính xác, bởi Ulysses đã kết thúc bằng lời độc thoại nội tâm của Molly Bloom rằng “rồi anh hỏi tôi có đồng ý nói vâng không bông hoa miền núi của tôi và đầu tiên tôi vòng tay quanh anh vâng và kéo anh xuống để anh cảm nhận được ngực tôi mùi nước hoa vâng và trái tim anh sẽ trở nên cuồng dại và vâng tôi nói vâng tôi sẽ vâng.” Còn chính Đố kỵ của Olesha mới kết thúc trong sự hoài nghi tột bực khi Kavalerov nhân vật kể chuyện dù đã nhận ra mình suy vi tới nhường nào, và mình lười biếng và gian dối biết bao, và mặc dù anh đã hiểu tất cả, nhưng rốt cuộc một lần nữa, anh lại thấy mình bước vào sự vô nghĩa, trầm cảm cùng cái hầm tăm tối nơi xuất phát điểm của anh. Ai mới là kẻ sa sút ở đây?

Nước Nga luôn sản sinh ra những nhà văn lớn kiêm bậc thầy tâm lý học, có Dostoevsky, có Nabokov, những cái tên mà độc giả Việt Nam đã quen thuộc, và giờ đây, ta được giới thiệu thêm Yuri Olesha. Nhân vật Kavalerov của ông thiếu tín nhiệm chẳng thua gì Humbert Humbert trong Lolita, còn mối bất hòa của anh ta với thế giới cũng trầm trọng không kém tay công chức mà bên trong “lúc nhúc những yếu tố tương phản nhau” ở Bút ký dưới hầm. Anh ta, sau một trận say xỉn vật vã, được Andrei Babichev, một giám đốc công ty công nghiệp thực phẩm, hình mẫu cho một công dân xuất sắc của xã hội, chìa tay cứu giúp, đưa về nhà sống chung và giao cho một công việc hèn mọn nhưng sạch sẽ. Thay vì cảm thấy biết ơn Andrei Babichev, Kavalerov ghê tởm anh ta, thậm chí muốn ám sát anh ta.

Yuri Olesha đã đặt một ống kính văn chương ở tư thế rất kỳ quặc, kiểu như cách một con bọ hung tức tối nhìn mọi thứ quanh nó. Mọi thứ hiện ra đều bị bẻ cong méo mó, cay nghiệt, tím tái, bị o ép trong cái nỗi sợ rằng bất cứ lúc nào, mình cũng có thể bị những thế lực khác đập cho bẹp rúm. Con bọ hung đó vừa bị thiêu đốt bởi mong muốn được trở thành ngôi sao được thế giới trọng vọng, vừa ngùn ngụt lòng ghen ghét đố kỵ muốn phá hủy cái trật tự thế giới không thừa nhận nó. Nó muốn hòa nhập với thế giới đến mức nó căm ghét thế giới.

Thế nhưng, khi đọc kỹ hơn, ta sẽ cảm thấy có một điều gì không đúng đắn lắm ở Kavalerov. Anh ta hiện ra là một kẻ thất bại toàn tập thì rõ rồi, nhưng anh ta hình như còn là một thi nhân. Nếu không phải là một thi nhân, một nghệ sĩ, làm sao anh ta có thể mô tả thế giới phập phồng sống động đến thế: anh ta thấy mọi món đồ nội thất đều bắt nạt mình, anh ta so sánh máy bay như một con cá nặng nề, những tán lá như một thiên thần, tàu điện như một con dao cắt vào bánh gato – anh ta nhìn ra những mối quan hệ kỳ dị giữa vạn vật, trí tưởng tượng của anh ta thuộc lòng mọi đường tắt xuyên qua những logic vuông vắn thông thường, và đây là những khả năng chỉ có thể có ở một nhà thơ đại tài. Vậy thì điều đó có ý nghĩa gì?

Hãy đọc một trong những đoạn hay nhất mà Olesha đã viết khi Kavalerov được Babichev giao cho mang một thanh giò lụa giá 35 xu tới chỗ chủ một kho hàng. Kavalerov không thể hiểu nổi tại sao một thanh giò tầm thường lại trở thành thành tựu chói lọi đưa Babichev thành một vĩ nhân: “Vậy mà niềm vinh quang trong cái thế giới mới này lại xuất phát từ bàn tay của người thợ làm giò chả để làm ra loại giò chả chất lượng mới. Tôi không hiểu về sự vinh quang đó, rằng nó có ý nghĩa như thế nào? Các sự tích, các tượng đài kỷ niệm và lịch sử không nói gì với tôi về niềm vinh quang như thế.”

Kavalerov đương nhiên không thể hiểu. Anh là một thi nhân. Một thi nhân thì không thể hiểu được thực tế, càng không thể hiểu được thứ nghệ thuật “giò chả” nần nẫn, tròn lẳn, ố vàng những hạt mỡ đang được tuyên truyền rộng khắp, thanh giò đó là ẩn dụ cho thứ điển phạm mới, đỉnh cao mới của nghệ thuật, một “Mona Lisa” của chủ nghĩa Hiện thực Xã hội sắp cập bến. Kavalerov khác với Humbert Humbert ở điểm này. Humbert Humbert là người kể chuyện không đáng tin. Kavalerov bề ngoài cũng bệnh hoạn và không đáng tin, nhưng sự không đáng tin này là một động tác đánh lừa. Cách anh ta nhìn bữa nhậu của tay chủ kho hàng cùng Babichev như một bức tranh vẽ yến tiệc của Tiepolo, một họa sư thế kỷ 18, là cú nốc-ao với nghệ thuật – chiếc xúc xích quyến rũ một cách bí hiểm trong tranh của Tiepolo đại diện cho nghệ thuật như con đường vượt thoát đã bị kéo thẳng xuống mặt đất thành một mớ thịt nạc sáng bóng đại diện cho thứ nghệ thuật vì nhân dân, muôn năm lao động, cổ động sản xuất, một thứ nghệ thuật thiết thực, đúng đắn, không dành cho những quý bà phè phỡn.

Kavalerov phải có vẻ điên rồ thì anh ta mới có thể nói ra sự thật – một sự thật tưởng như luyên thuyên, lệch lạc và không hề đáng tin. Cũng như Olesha phải vờ như sỉ nhục anh ta đến tận cùng nếu muốn để Đố kỵ tồn tại.

Thật phi thường cái cách mà Olesha lèo lái để qua được ải kiểm duyệt gắt gao thời bấy giờ. Một mặt, Olesha lên những diễn đàn lớn tiếng chỉ trích Joyce, một mặt khác, ông chua xót thừa nhận mình không thể viết được nữa vì nếu ông mà viết rằng thời tiết thật xấu, thì người ta sẽ lên án rằng thời tiết như thế là tốt cho cây bông, rồi ông ngợi ca Joyce trong nhật ký riêng tư rằng “Araby là một trong những truyện ngắn hay nhất của văn chương”, và không nghi ngờ gì chuyện ông đã coi Ulysses như một nguồn cảm hứng sáng tác cho mình. Chính ông có lẽ cũng đố kỵ với vị đồng nghiệp người Ireland, rằng Joyce có được tự do để viết ra một thứ văn chương cổ xúy sự tầm thường của con người, quay lén con người trong những giờ phút trần trụi nhất như khi họ ngồi trên bồn cầu vệ sinh mà đi ngoài, nhưng chính trong sự tầm thường ấy ta thấy sự mặc khải, còn ông, phải làm bộ như hùa theo đường lối sáng tác phục vụ cái “chân-thiện-mỹ” bị đóng gói tiêu chuẩn kỹ thuật như một chiếc máy nạo khoai tây.

Cuối cùng, câu hỏi mà ta phải đặt ra là, liệu thế giới nào tốt hơn – thế giới của tất cả những con người như Andrei Babichev, thành đạt, suôn sẻ, hăng say làm việc, luôn làm tròn bổn phận với xã hội, luôn đứng ngoài ánh sáng; hay thế giới của những kẻ sa ngã như Kavalerov, những kẻ biết thương xót và biết căm ghét, những kẻ đi đến tận cùng mọi xúc cảm đẹp nhất như tình yêu nhưng cũng đi đến tận cùng mọi cảm xúc đen tối nhất như đố kỵ và căm giận? Có thật rằng thế giới bằng phẳng sáng sủa của Babichev thì tốt hơn? Có tốt hơn khi con người đốt bỏ căn hầm lắt léo trong tâm tưởng, có tốt hơn khi con người từ bỏ những hỉ nộ ái ố rất người? Hay là, khi từ bỏ sự tầm thường ấy, thì con người cũng đánh mất luôn sự thần thánh của mình, đánh mất bí ẩn sâu thăm thẳm không thể hiểu được, mãi mãi không thể hiểu được, để như chiếc xúc xích của Tiepolo, con người chỉ còn là một mớ thịt nạc bóng loáng và hoàn hảo?

HIỀN TRANG / Báo Tia Sáng

Kiều hối và dòng ngoại tệ đẫm mồ hôi, nước mắt, vấy cả máu


Một người thân bên bàn thờ Phạm Thị Trà My, một nạn nhân trong số 39 người chết trong xe tải ở Anh, tháng 10, 2019.
Một người thân bên bàn thờ Phạm Thị Trà My, một nạn nhân trong số 39 người chết trong xe tải ở Anh, tháng 10, 2019.

Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam vừa đồng loạt loan báo “tin vui” từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam: Bất chấp đại dịch COVID 19 lộn ngược kinh tế – xã hội trên toàn thế giới, lượng kiều hối (ngoại tệ mà người Việt từ khắp nơi trên thế giới gửi về Việt Nam) năm 2021 vẫn lên tới 12,5 tỉ Mỹ kim, tăng khoảng 10% so với năm trước đó (2020).

Vào lúc này, khi Tết âm lịch đã cận kề, dòng kiều hối đổ vào Việt Nam đang tăng mạnh và theo dự đoán của giới hữu trách, tổng lượng kiều hối của cả năm 2022 sẽ tăng khoảng 2,6% so với năm ngoái (1).

***

Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chưa bao giờ cho biết chi tiết về nguồn gốc kiều hối nhưng chắc chắn, lý do khiến dòng kiều hối đổ vào Việt Nam gia tăng đều đặn, kể cả khi đại dịch lan tràn, tác động tiêu cực đến toàn thế giới, có liên quan mật thiết đến số lượng người Việt ra ngoại quốc làm thuê (cả chính thức lẫn phi chính thức) càng ngày càng nhiều.

Sau khi gửi khoảng 250.000 người Việt đi làm thuê tại một số quốc gia cộng sản trong suốt thập niên 1980 để trừ các khoản nợ đã vay khối XHCN nhằm… “giải phóng miền Nam”, đầu thập niên 1990, chính quyền Việt Nam chính thức xác định, nhân lực là một trong những loại hàng hóa cần xuất khẩu để kiếm ngoại tệ, xuất khẩu lao động (XKLĐ) bắt đầu có… “chỉ tiêu”, các doanh nghiệp chuyên… XKLĐ ra đời.

Từ đó đến nay, chưa có bất kỳ thống kê nào cho biết đã có bao nhiêu người Việt được đưa ra nước ngoài làm thuê nhưng chắc chắn, con số này phải vài ba triệu. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (Bộ LĐTBXH) – cơ quan thay mặt chính phủ thực hiện và giám sát kế hoạch đưa người Việt ra ngoại quốc làm thuê, từng xác định, trong giai đoạn từ 2017 đến 2020, mỗi năm sẽ… “xuất khẩu” từ 100.000 đến 120.000 người (2).

Năm 2019, sau khi đưa được 136.000 người Việt ra ngoại quốc làm thuê, Bộ LĐTBXH nâng chỉ tiêu XKLĐ lên mức 130.000 người/năm nhưng do COVID 19, số người Việt được đưa ra ngoại quốc làm thuê chỉ đạt mức 70.000 người. Đó là lý do… “chỉ tiêu” XKLĐ của năm 2021 được hạ xuống 90.000 người (3) nhưng cuối cùng, trong cả năm 2021, Việt Nam chỉ đưa được khoảng 45.000 người ra ngoại quốc làm thuê (4).

Đáng lưu ý, cho dù các nguồn lợi từ XKLĐ đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam song chính quyền Việt Nam chỉ hào hứng về lượng kiều hối không ngừng gia tăng, kể cả khi COVID-19 khiến thiên hạ kiệt quệ vì đại dịch và tiếp tục làm ngơ trước số phận bi thảm của những đồng bào mà họ… xuất khẩu, ngay cả khi cộng đồng quốc tế hối thúc phải hành động…

***

Cuối năm vừa qua, bốn Đặc sát viên và chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cùng ký tên vào một văn bản, nhắc nhở chính quyền Việt Nam về các nghĩa vụ pháp lý đối với cộng đồng quốc tế trong hợp tác chống tệ nạn buôn người, từ điều tra đến cung cấp các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục và hỗ trợ các nạn nhân, sau khi chứng kiến nhiều phụ nữ và bé gái Việt Nam do nghèo đói mà bị gạt ra bên lề xã hội rồi trở thành nạn nhân buôn người và những kẻ buôn người không bị trừng phạt.

… Cho dù có những bằng chứng rõ ràng về việc một số doanh nghiệp chuyên XKLĐ của Việt Nam đã tuyển cả những bé gái chỉ 16 tuổi, làm giả giấy tờ để đưa sang Saudi Arabia làm thuê. Dù đổ bệnh vì bị hành hạ, bị bỏ đói, không được chữa trị, van xin được hồi hương nhưng không được hỗ trợ và cô bé chết trước khi có thể lên phi cơ… nhưng chỉ có các tổ chức quốc tế, sau đó là Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự lo ngại khi tình trạng phụ nữ và các bé gái Việt Nam được xuất khẩu sang Saudi Arabia để làm thuê bị lạm dụng tình dục, bị chủ hành hạ, tra tấn dã man, bị bỏ đói, không được chăm sóc y tế, phải nhận mức lương thấp hơn mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, thậm chí không được trả lương trở thành phổ biến và yêu cầu Saudi Arabia phải có biện pháp.

Tháng 12 năm ngoái, các Đặc sát viên và những chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cáo buộc Việt Nam vẫn chưa làm gì cả cho dù trong vòng chưa đầy hai tháng (từ 3/9/2021 đến 28/10/2021) có 205 phụ nữ được xem là nạn nhân buôn người được hỗ trợ hồi hương (5). Thậm chí đến bây giờ, câu hỏi những ai phải chịu trách nhiệm về cái chết chết của H Xuân Siu (người Gia Rai ở buôn Tơ Yoa, xã Cư A Mung, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được trả lời (6)!

***

Năm 2013, American Thinker – tờ báo điện tử chuyên giới thiệu những bài bình luận về các vấn đề được xem là quan trọng với Hoa Kỳ – từng giới thiệu kết quả khảo cứu của Michael Benge, xác định chính quyền Việt Nam chủ trương buôn người (7). Nhiều tổ chức quốc tế chống buôn người như Hagar International (8), Walk Free,… cũng nhận định y hệt như vậy.

Năm 2013, lần đầu tiên Walk Free công bố “Chỉ số tình trạng Nô lệ Toàn cầu” (Global Slavery Index). Theo đó, Việt Nam xếp thứ 64/162 về tình trạng công dân bị buộc làm nô lệ (bị khống chế, cưỡng ép lao động) cả bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam. Nếu xét riêng khu vực châu Á, Việt Nam xếp thứ chín. Còn xếp theo tổng số nô lệ, Việt Nam đứng thứ 15 (9)…

Năm 2019, cộng đồng quốc tế rúng động trước sự kiện cảnh sát ở Essex – Anh phát giác 39 người Việt chết ngạt trong một container loại chuyên dùng chở hàng đông lạnh. Tuy 39 nạn nhân chết do tìm cách xâm nhập Anh Quốc bất hợp pháp nhưng dân chúng và chính phủ Anh chỉ thấy sốc khi 39 nạn nhân thảm tử chỉ vì hi vọng có được một cuộc sống tốt đẹp (10).

Còn chính quyền Việt Nam? Ngay sau sự kiện vừa kể, tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, chính thức khuyến cáo: Đừng gán ghép trách nhiệm cho nhà nước (11)!

Với chính quyền Việt Nam, nhà nước hoàn toàn vô can khi không tạo ra được cơ hội nào để công dân, đặc biệt là nông dân, công nhân có đủ cơm ăn, áo mặc, có chỗ trú thân, có thể nuôi thân, nuôi cha mẹ, vợ con nên lũ lượt dắt díu nhau đi làm thuê ở ngoại quốc cả bằng con đường XKLĐ hay mạo hiểm theo con đường bất hợp pháp, chấp nhận đem cả nhân phẩm, sinh mạng để hoán đổi cơ hội đạt tới ấm no không chỉ cho mình mà cho cả cha mẹ, vợ con mình.

Dòng kiều hối đổ về Việt Nam tiếp tục gia tăng đều đặn, chính quyền Việt Nam tiếp tục hoan hỉ, không thấy cần bận tâm về chuyện những khoản ngoại tệ đó thấm bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, thậm chí vấy máu đồng bào!

Trần Văn / VOA

Bùng nổ khẩu chiến sau cái chết Thích Nhất Hạnh

Ông Thích Nhất Hạnh

Ngay sau khi ông Thích Nhất Hạnh từ trần ngày 22 Tháng Một 2022, vô số bài báo trong lẫn ngoài nước đã viết lại về cuộc đời nhân vật này. Vô số status Facebook cũng bày tỏ cảm xúc lẫn nhận định về ông. Tựu trung là dư luận nhìn lại vị trí của ông Thích Nhất Hạnh trong giai đoạn lịch sử Việt Nam cận đại; ông đáng được tôn vinh hay không… Cuộc khẩu chiến ngày càng trở nên căng thẳng và khốc liệt. Những ý kiến bình tĩnh bắt đầu được thay thế bằng những mạt sát nặng nề của cả hai bên. Trong rất nhiều ý kiến trái chiều về ông Thích Nhất Hạnh, xin được dẫn lại hai bài viết đáng chú ý nhất. Bài thứ nhất là của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, đăng trên trang Facebook cá nhân ngày 22 Tháng Một 2022 lúc 12:13pm. Bài thứ hai là phản hồi của nhà thơ Thận Nhiên, đăng trên Facebook cá nhân ngày 25 Tháng Một 2022 lúc 10:48pm (dẫn lại nguyên văn cả hai bài). Mời đọc…

THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH TRONG MẮT TÔI

(Bài của ông Nguyễn Văn Khải)

Về đời sống cá nhân của Thiền sư TNH: ông xuất tu khỏi GHPGVNTN, ông lập môn phái riêng của ông, người ở cùng ông nói ông có gia đình, có vợ con. Vì vậy ông chỉ nhận mình là Thiền sư chứ không nhận là người tu hành, không nhận mình là đại đức, thượng tọa hay hòa thượng. Về mặt này, có lẽ ông là người thẳng thắn!

Về sách vở của Thiền sư TNH: ông có tài viết văn làm thơ và viết rất phù hợp với tâm lý độc giả Tây phương vốn phần lớn mù tịt về Phật pháp và thiền. Ông chuyển tải được nội dung Phật giáo bằng ngôn ngữ của Kitô giáo Tây phương. Tuy nhiên, xét trên quan điểm tâm linh, tôn giáo, cụ thể là phương diện triết học và Phật học, tôi không thấy có tư tưởng gì cao sâu, độc đáo.

Về cách tu tập: các trung tâm Làng Mai đã bắt chước theo cách tổ chức của Cộng đoàn Taizé và các đan viện Kitô giáo, tất nhiên có cải biên và thích nghi cho phù hợp Đông Tây, nhưng mang nặng yếu tố tình cảm và tâm lý hơn là dựa trên một nền tảng triết học và Phật học uyên thâm, giúp người ta có thể được bình an trong khoảnh khắc nhất thời, chứ không làm mỗi cá nhân thực sự thay đổi cuộc đời và dấn thân vào “cuộc phiêu lưu” tâm linh.

Trong giới trí thức và văn nghệ sĩ thiên tả nửa nạc nửa mỡ ở Tây Phương, sa đọa cả về tinh thần lẫn thể xác, chẳng còn biết đến đức tin là gì, nhiều người muốn chứng tỏ mình cũng nhân bản và quan tâm đến tôn giáo thì tìm đến sách vở và cách tu tập của ông như một cái mode. Đối với họ, một vài ngày hay một vài tuần vào Làng Mai giống như một kiểu đi vào resort hạng sang khác lạ vậy thôi.

Giới trí thức Phật giáo, những bậc tu hành uyên thâm, những người dấn thân tìm kiếm những giá trị tâm linh, những bậc thầy về thiền ở Tầu, ở Nhật, ở Hàn thấy tư tưởng của ông nhạt như nước ốc, cách tu tập của ông như trò trẻ con. Có lẽ vì vậy ở những nơi ấy cách tu tập của ông không có đất sống. Có ai thấy Trung tâm Làng Mai nào ở Nhật không? Không! Cả ở Hàn Quốc và Đài Loan cũng không!

Vài bình luận bên dưới bài của ông Nguyễn Văn Khải

Về cuộc đời dấn thân của Thiền sư: Ông không thương gì đồng bào Miền Nam và biết lo cho sự an nguy của họ. Ông chỉ lợi dụng nỗi đau khổ của họ để làm lợi cho ông và môn phái của ông .Trước 1975, ông chống VNCH, ông “phản chiến” cuộc chiến bảo vệ tự do và độc lập của Miền Nam. Chẳng những ông công khai chống lại VNCH mà còn ngấm ngầm ủng hộ cuộc xâm lược của cộng sản Bắc Việt. Ông thân cộng và làm lợi cho cộng sản. Chính quyền VNCH nhân đạo nên chỉ trục xuất ông.

Ông đi đêm với CS bao nhiêu lần. Trước sau 1975 CS lợi dụng ông và ông lợi dụng CS được bao nhiêu lần. Năm 2005 CS thấy cần sớm được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC), họ tổ chức cho ông một cuộc hồi hương như là “quốc sư” từ Bắc chí Nam với cả một bộ máy tuyên truyền của CS vào cuộc tung hô. Sau đó ảo tưởng rằng đã đến lúc thể hiện được vị thế “quốc sư” của mình, ông đề nghị nọ kia dạy khôn CS, nhưng lập tức ông bị CS dạy cho một bài học.

Năm 2006, trước khi đến Việt Nam dự Hội nghị APEC, Tổng thống Bush đã đưa VN ra khỏi danh sách CPC. Thế là đến năm 2008, Thiền viện Bát Nhã của ông ở Bảo Lộc, Lâm Đồng bắt đầu bị cộng sản thôn tính. Đến năm 2018, lúc ông bệnh gần chết, ông muốn được hồi hương, biết ông chẳng làm gì ở VN được nữa và CS cũng còn lợi dụng được chút tên tuổi của ông nên cho ông về… Bây giờ ông chết CS lại ca tụng ông để lợi dụng ông… Hai bên cứ dập dìu vậy.

Trước sau ông vẫn là người chỉ tìm quyền lợi của ông và môn phái ông. Ông lợi dụng cộng sản và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của giới “phản chiến” ở Âu-Mỹ để làm điều ấy. Ông đánh bóng tên tuổi qua nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Nhưng đến năm 2001 thì ông bị “hors-jeux” vì giảng dạy thiếu chân thật và thiếu sự đồng cảm với nỗi đau của những người khác trong vụ bị khủng bố 11 tháng 9, từ đó ông mất điểm trong con mắt của những người Tây Phương thích ông.

Thích ông và tôn vinh ông là quyền của mỗi người, dựa trên lập trường, quan điểm và nhận thức ít nhiều đúng sai của họ mà tôi phải tôn trọng. Ở đời xưa và nay không thiếu các tiên tri giả cũng như không thiếu những tội đồ đòi được tôn làm thánh nhân, thậm chí đòi được coi là người cứu nhân độ thế. Cứ xem việc người ta sùng kính các lãnh tụ CS như Lê Nin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, HCM thì thấy. Phần tôi, tôi thích và tôi tôn vinh những người dám hy sinh vì dân vì nước bất kể họ là ai, cộng sản hay cộng hòa, Công giáo hay Phật giáo, người Việt hay người ngoại quốc.

Tuy nhiên, trong tư cách là linh mục tôi lấy làm xấu hổ khi có người Công giáo chẳng biết gì cũng ăn theo “phong thánh” cho ông TNH, cả một trang mạng Công giáo cũng có bài về ông. Phần tôi, tôi tin thờ Chúa và tôi đi theo giáo lý của Ngài. Tôi không theo thói đời a dua a tòng tôn thờ thần tượng nhảm nhí!

Mọi người, đặc biệt là người tu hành dấn thân thì lời nói và việc làm, tư tưởng và cuộc sống phải đi đôi với nhau và phải biết thương yêu và chia sẻ thân phận với đồng bào và đồng loại. Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma là người như vậy. Còn Thiền sư TNH tôi không thấy được như vậy và vì vậy ông không có chỗ trong lòng người Việt quốc gia chân chính và hiểu biết. Ngay cả trong lòng nhiều Phật tử quốc gia cũng không!

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT

__________________

VÀI ĐIỀU TÔI MUỐN LÀM RÕ, VÀ NÓI THẲNG, VỚI ÔNG (LINH MỤC PHÊRÔ) NGUYỄN VĂN KHẢI

(Bài của ông Thận Nhiên)

Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch, tình cờ tôi đọc được trên Facebook của nick name linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải bài THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH TRONG MẮT TÔI đang gây xôn xao dư luận. Các bạn có thể đọc bài này qua đường link tôi dẫn trong phần comment dưới đây.

Xét thấy có những luận cứ sai trái, và nguy hiểm, trong bài viết ấy, tôi đã viết hai comment với ý định cảnh báo cho tác giả và sẵn sàng trao đổi nếu ông Nguyễn Văn Khải muốn. Không chỉ riêng mình tôi, mà còn một số người khác, họ vừa là tín đồ Phật giáo lẫn Công giáo, đã lên tiếng cảnh báo và phản đối nội dung của bài viết. Những comment của tôi được khá đông người đọc tán đồng nhưng ông Nguyễn Văn Khải không hề có ý kiến trao đổi. Ông đã có một động thái khác: Lặng lẽ xóa chúng đi. Tôi tìm hiểu và được biết thêm rằng việc thủ tiêu những ý kiến phản biện không chỉ xảy ra với riêng tôi, mà còn xảy ra với những người khác đã lên tiếng nữa, thậm chí có người còn bị ông block. Thủ tiêu chúng, xem như chúng không hề hiện hữu, và điều đó mặc nhiên có nghĩa là những luận cứ của ông là đúng đắn và được mọi người tán đồng.

Những nhận định sai trái chủ yếu của ông Khải về Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được nhiều người phản bác, cụ thể và rõ ràng nhất là trong bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh mà tôi dẫn link trong phần comment dưới đây.

Lẽ ra, tôi sẽ không quan tâm nhiều đến sự việc này, và cho qua, nếu ông Nguyễn Văn Khải là một người bình thường, không có nhiều ảnh hưởng đến công chúng; nhưng không phải vậy, ông viết stt đó với tư cách là một linh mục, có hàng ngàn giáo dân theo dõi (cho tới sáng nay, 25/01/2022, đã có 1.8 K người bấm like – love, 726 người viết comments, 1.2 K người share), và thật sự là không chỉ gây mâu thuẫn mà thôi, stt này đã trở thành mồi lửa cho sự xung đột, đã có một cuộc mạt sát, chống đối, hành hung bằng lời lẽ, giữa hai khối tín đồ cực đoan: tín đồ Công giáo và tín đồ Phật giáo. Sự việc ngày càng nghiêm trọng, và nguy hiểm.

Trong những comment của nhiều người cực đoan dưới stt, từ việc phê phán Thích Nhất Hạnh đã biến thành phê phán/mạt sát Jesus và Thích Ca, phê phán/mạt sát Phật giáo và Công giáo, thậm chí sự việc đang trở thành một cuộc khẩu chiến tệ hại và nguy hiểm giữa những tín đồ cực đoan của hai tôn giáo.

Tôi là người Công giáo, tôi xấu hổ với những phát ngôn sai trái của ông về mặt tri thức và nhất là về mặt đạo đức. Thậm chí, tôi ngờ rằng ông bị giật dây, hay có ý đồ đen tối gì khi gây ra mâu thuẫn giữa hai tôn giáo trong lúc này.

Do nhận thức được như vậy, tôi quyết định phải lên tiếng để mọi người thấy rằng không phải tín đồ Công giáo nào cũng tán đồng quan điểm của ông Nguyễn Văn Khải, mà có nhiều tín đồ Công giáo không đồng tình với ông ta, nhưng họ im lặng.

Vài bình luận bên dưới bài của ông Thận Nhiên

Tôi trình bày quan điểm của mình như sau:

1/ Ông Nguyễn Văn Khải đã không chọn lúc thích hợp để phát biểu những điều không tốt, tấn công và chỉ trích người vừa qua đời, là không lịch sự văn minh, thậm chí vô liêm sỉ.

2/ Ông Nguyễn Văn Khải tấn công người đã mất, người không thể tự vệ và phản biện, việc ông chiếm lấy lợi thế đó là không công chính.

3/ Ông Nguyễn Văn Khải đã dung dưỡng cho những người cực đoan quá khích tuôn xả căm thù bằng ngôn ngữ thô tục lên người khác, tạo ra một khí quyển bị đầu độc, đầy xu hướng tính ác, đi ngược lại tinh thần văn minh, nhân bản, và yêu thương của Công giáo.

4/ Ông Nguyễn Văn Khải đã nói xấu, tấn công Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vốn người khác tôn giáo. Hành vi này là đi ngược lại với chủ trương của Vatican, đi ngược lại tinh thần của Giáo hội Công giáo.

5/ Năm 2015, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh được Giáo hội Công giáo trao tặng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” (Giải thưởng Pacem in Terris Hoà Bình và Công Lý) nhân dịp kỷ niệm đúng 50 năm trước (1965) Mục sư Martin Luther King cũng đã nhận giải thưởng này.

Giải thưởng “Pacem in Terris Peace and Freedom Award” được thành lập năm 1964 theo tinh thần của thông điệp “Pacem in Terris” (Hòa Bình trên Trái Đất) do Đức Giáo Hoàng John XIII công bố ngày 11/04/1963. Giải thưởng này có mục đích “vinh danh một con người đã có những đóng góp lớn lao cho hòa bình và công lý”, không chỉ trong quốc gia của mình mà trên toàn thế giới. Những người được tặng giải thưởng toàn là những người cao quý nhất của nhân loại, trong đó có Saint Teresa of Calcutta. Hai người Phật giáo đã được trao giải thưởng này là Thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 2015, và Dalai Lama năm 2019.

Trong văn bản của giải thưởng có đoạn tôn vinh trang trọng Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nguyên văn tiếng Anh: “You embody the words of Pope John XXIII in his encyclical Pacem en Terris as a ‘spark of light, a center of love, a vivifying leaven’ to your sisters and brothers around the world.”

Ông Hoàng Ngọc-Tuấn dịch ra tiếng Việt: “Ngài là hiện thân của những lời của Đức Giáo Hoàng John XXIII trong thông điệp Pacem in Terris. như một ‘tia ánh sáng, một tâm điểm của tình thương, một chất men sinh động’ cho tất cả anh chị em của ngài trên toàn thế giới.”

(Những chi tiết về giải thưởng này là do ông Hoàng Ngọc-Tuấn sưu tra, và hoàn toàn có thể kiểm chứng tính xác thực.)

Giải thưởng này là quan điểm của Giáo hội Công giáo về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nó hoàn toàn trái ngược với những nhận định “trong mắt” của ông Nguyễn Văn Khải.

Do đó, ông Nguyễn Văn Khải phải nói rõ rằng đây là ý kiến của cá nhân Nguyễn Văn Khải chứ không phải là của linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, để người đọc không ngộ nhận rằng ông là tiếng nói đại diện cho Công giáo, hay quan điểm của ông là quan điểm của Giáo hội Công giáo Việt Nam, hay là quan điểm của Giáo hội Công giáo Vatican, hay là quan điểm của cộng đồng giáo dân Công giáo Việt Nam. Nếu không làm rõ danh xưng thì ông Nguyễn Văn Khải đang mạo nhận hay gây ngộ nhận một cách bất lương. Trong trường hợp này, danh xưng “linh mục Phêrô” là sự mạo danh dưới vị thế của một giáo sĩ Công giáo. Đó là lý do tôi không gọi ông là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, mà chỉ gọi là Nguyễn Văn Khải.

Sự ngộ nhận nguy hiểm này đang trở thành mồi lửa cho cuộc xung đột tệ hại giữa hai khối tín đồ cực đoan Phật giáo và Công giáo hiện có trên mạng.

Còn các bạn tín đồ Công giáo Việt Nam, các bạn nghĩ như thế nào? Nếu các bạn cho rằng quan điểm của Nguyễn Văn Khải là đúng, thì không lẽ Giáo hội Công giáo đã quá sai lầm và bất xứng với niềm tin của chúng ta? Và ngay cả khi Giáo hội Công giáo sai lầm trong trường hợp này thì ông Nguyễn Văn Khải cũng không được mạo danh là giáo sĩ, là thành viên của Giáo hội để phát biểu những ý kiến của cá nhân.

THẬN NHIÊN, Jan 26th 2022

* Tôi không tag được bài viết này cho ông Nguyễn Văn Khải, nếu bạn nào có thể xin vui lòng giúp đưa nó đến cho ông ấy đọc. Tôi sẵn sàng đối thoại nếu ông ấy phản biện. Cám ơn.

Theo Saigon Nhỏ