Quán cà phê “nửa kín nửa hở” làm từ vật liệu tái chế, đẹp “vạn người mê”

Tận dụng nguồn vật liệu thô có sẵn trong khu vực, nhóm kiến trúc sư đã tạo nên một không gian cà phê sinh động, đẹp mắt. Hệ cửa sổ thiết kế cách điệu vừa giúp lấy sáng, vừa tạo điểm nhấn bắt mắt.
Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 1

Quán cà phê Camel Step tọa lạc tại thành phố Abha, Ả Rập Xê Út được xây dựng với mục đích “tái sinh” cuộc đời mới cho những loại nguyên liệu thô.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 2

Đội ngũ kiến trúc sư tin rằng việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên được tìm thấy tại địa phương sẽ tạo ra không gian cà phê đậm tính bản địa như một mối liên kết hài hòa với thiên nhiên. 

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 3

Quán rộng 370m2 với thiết kế độc đáo nhằm mang đến trải nghiệm cà phê “có một không hai” cho du khách. Không gian được phân chia khéo léo thành hai khu vực trong và ngoài, ngăn cách với nhau bằng hệ vách ngăn trong suốt.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 4

Khu vực cà phê phía ngoài gây ấn tượng mạnh với du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi những ô cửa sổ cỡ lớn có thiết kế cách điệu. Giải pháp này không chỉ tăng tính thẩm mỹ, giúp lấy sáng hiệu quả mà còn mở rộng tầm nhìn thoáng đãng ra bên ngoài.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 5

Khi thi công công trình, đội ngũ thiết kế chia sẻ rằng, các cạnh tròn và mềm mại trong nội thất có thể được coi là khó khăn khi áp dụng các ý tưởng khác biệt vào ngoại thất.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 6

Sát những ô cửa lớn là khu vực chỗ ngồi dài với thế tựa lưng. Chiếc bàn hình tròn cỡ nhỏ vừa đủ nhằm tối ưu không gian. Ban ngày, ánh nắng chiếu qua ô cửa, tạo hiệu ứng thị giác thú vị.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 7

Không gian cà phê bên trong rộng rãi, thoáng đãng. Nội thất bài trí tối giản, hạn chế các chi tiết thừa. Ánh sáng từ khu vực bên ngoài được lan tỏa khắp cả không gian chính.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 8

Vách ngăn trong suốt đóng vai trò chia tách giữa hai khu vực không chỉ giúp ánh sáng khuếch tán khắp nơi mà còn tạo sự phản chiếu đặc biệt, khiến không gian cà phê phía ngoài như rộng gấp đôi.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 9

Những tảng đá cố định độc đáo hay vài khúc gỗ từ thân cây cổ thụ xuất hiện ở các góc đóng vai trò trụ cột. Nhóm kiến trúc sư xem các chi tiết này như những di sản giá trị cần được bảo tồn của khu vực. Họ thừa nhận, việc sửa đổi các yếu tố này không hề dễ dàng do độ bền cao của chúng. Đó cũng là lý do tại sao người dân địa phương đã sử dụng chúng để xây nhà, tạo khung chắc chắn bảo vệ nơi sinh sống.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 10

Trong quán, các món đồ nội thất đều được thiết kế từ vật liệu tái chế thô sơ như gỗ, đá, xi măng. Chỗ ngồi bố trí đa dạng, đáp ứng nhu cầu của cả khách lẻ lẫn nhóm đông người.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 11

Khu vực kệ gỗ nhiều tầng làm nơi trưng bày các sản phẩm từ cà phê, trà,… Hệ đèn ánh sáng vàng kết hợp với tông màu trầm của gỗ càng làm tăng vẻ ấm cúng, gần gũi cho không gian cà phê.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 12

Những chiếc đèn treo làm từ gỗ tái chế có thiết kế ấn tượng với kích cỡ khác nhau.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 13

Các vật liệu tự nhiên và màu sắc, hình khối đa dạng từ nội thất kết hợp hài hòa với nhau, mang đến vẻ đẹp độc đáo cho quán cà phê mang đậm tính bản địa.

Quán cà phê nửa kín nửa hở làm từ vật liệu tái chế, đẹp vạn người mê - 14

Những nguyên liệu thô sơ được bố trí xuyên suốt từ trong ra ngoài. Những khối đá phía ngoài quán cà phê tưởng chừng vô tri vô giác nhưng có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự bền vững, trường tồn theo thời gian.

Thảo Trinh / Ảnh: Mansor Alsofi / Dân Trí

Cựu nữ cán bộ công an trở thành siêu lừa

Cựu nữ cán bộ công an Nguyễn Thị Thuỳ Trang đã lừa đảo, chiếm đoạt của nhiều người hàng trăm tỉ đồng

Nguyễn Thị Thùy Trang khi chưa bị bắt.

Ngày 4 Tháng Một 2022, Tòa án Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Thị Thuỳ Trang (SN 1986, hộ khẩu thường trú tại phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), nguyên trưởng bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển gạo Việt thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, về tội Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Thùy Trang từng là cán bộ công tác tại một đơn vị thuộc Bộ Công an. Đến giữa năm 2012, Trang chuyển công tác làm Trưởng bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển gạo Việt thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Bắc và Tháng Bảy 2019, Trang bị kỷ luật lao động cho nghỉ việc.

Theo cáo trạng, không có khả năng xin việc vào ngành công an nhưng Trang hứa hẹn với người bị hại là xin được vào ngành công an để người bị hại tin tưởng và chuyển tiền rồi chiếm đoạt sử dụng chi tiêu cá nhân.

Nữ siêu lừa khi còn đang làm cán bộ công an

Bên cạnh đó, trong thời gian làm việc tại Tổng công ty lương thực Miền Bắc, Trang nói với bạn bè, đồng nghiệp và người quen, kinh doanh gạo xuất khẩu đi nước ngoài sẽ có lợi nhuận cao. Qua đó, nếu ai có tiền thì cho Trang vay hoặc góp vốn với Trang, sau mỗi chuyến xuất khẩu gạo người phụ nữ này sẽ trả lợi nhuận. Để mọi người tin tưởng giao tiền, lúc đầu Trang đã trả lại số tiền gốc và kèm theo một số tiền nói là lợi nhuận.

Cùng với đó, Trang đã liên hệ với một đối tượng không rõ lai lịch quen biết trên mạng xã hội Facebook để thuê làm giả ba giấy đăng ký xe hơi BKS 30F-313.45 mang tên Nguyễn Thị Thuỳ Trang; một Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (GCNQSHĐ), quyền sở hữu nhà ở, căn chung cư tại khu đô thị cao cấp ở quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) mang tên Nguyễn Thị Thuỳ Trang. Sau đó, Trang đưa giấy đăng ký xe hơi và GCNQSHĐ giả mang tên Nguyễn Thị Thùy Trang hoặc làm hợp đồng mua bán xe mục đích để bảo đảm cho các khoản vay; để mọi người tin tưởng tiếp tục góp vốn hoặc cho vay tiền, mua xe. Trên thực tế xe hơi và nhà Trang đã bán cho người khác.

Với thủ đoạn nêu trên, từ Tháng Ba 2015 đến ngày 14 Tháng Tư 2019, Trang đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của 10 người được tổng số tiền là gần 161 tỉ đồng. Đến nay, Trang đã trả lại cho các bị hại tổng số tiền là hơn 76 tỉ đồng, còn chiếm đoạt hơn 84 tỉ đồng.

Bên cạnh 10 vụ lừa đảo nêu trên, cơ quan điều tra còn xác định Nguyễn Thị Thuỳ Trang còn vay tiền của ba người nhưng không trả với số tiền lên tới gần chục tỉ đồng. Điển hình như khoảng từ ngày 24 Tháng Năm 2016 đến ngày 7 Tháng Sáu 2018, Trang đã vay của vợ chồng anh L.A.T. (trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) hơn 5.5 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay Trang mới trả cho anh T. 20 triệu đồng.

Tại cơ quan điều tra, vợ chồng anh T. trình bày vợ chồng anh chuyển tiền nhiều lần cho Trang vay để kinh doanh gạo. Trang có thoả thuận trả lợi nhuận theo số tiền góp và chuyến tàu đi. Sau đó, Trang đã trả lợi nhuận theo thoả thuận, còn tiền gốc thì vợ chồng anh T. để người phụ nữ vay. Tuy nhiên, lời khai nêu trên của vợ chồng anh T. chỉ có thoả thuận miệng với Trang, không có chứng cứ chứng minh nên cơ quan điều tra cho rằng đây chỉ là thoả thuận dân sự, nên không thể giải quyết.

Trên mạng xã hội hiện cũng có một group được đặt tên “Hội những nạn nhân của Nguyễn Thị Thùy Trang” để thông tin và liên kết với nhau nhằm đòi nợ.

Quang Dương / Saigon Nhỏ

Đi tìm Nguyễn Du

Minh họa: Pixabay
Nhân ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du (3 Tháng Một 1766)

Một bài viết lạ, một cách nhìn còn “mới” dù đã viết khá lâu của một nhà thơ tầm cỡ, quen thuộc của văn đàn Miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung: Tô Thùy Yên – về một nhân vật “huyền thoại” khác: Nguyễn Du, bài viết này trên tạp chí Văn Nghệ (số 17, 9-10/1962). Trong bài viết ngắn này, tác giả truy vấn lại một khía cạnh khác của “Định Mệnh” trong xuyên suốt Truyện Kiều, những gì còn để lại của Nguyễn Du khiến ông “nhận ra sự còn hợp thời ngày nay của nó và nhìn thấy thấp thoáng bóng mình trong ba ngàn câu thơ quý thạch sáng choang kia. Truyện không còn là chuyện của riêng Kiều, tâm sự không chỉ là tâm sự Nguyễn Du. Chuyến xe bạc mệnh chở con người lạc loài chạy xong mười lăm năm, còn chạy mãi như bay trong cõi hồng trần”.
Đó phải chăng cũng là cái cách mà hậu thế ngày nay nên “đối xử” với những tác phẩm, những tác giả đã bằng mọi cách: hoặc tranh đấu hoặc hàng phục hoặc truy vấn… “định mệnh”, cốt đến cuối cùng, để lại cho đời những tác phẩm “đoạn trường tân thanh”… như Nguyễn Du, như Tô Thùy Yên…
Nguyễn Trường Trung Huy giới thiệu

ĐI TÌM NGUYỄN DU
Tô Thùy Yên
Khối băng trôi trên mặt biển, phần nổi rất nhỏ so với phần chìm. Những ý niệm hiện lên trong trí người đọc về một kiệt tác ngay lần sơ ngộ là phần nổi của khối băng. Chúng giúp người đọc làm quen với tác phẩm, đưa người đọc bước vào trong. Sau đó, người đọc phải tự mình khám phá lần hồi, hay đúng hơn, suy diễn qua chủ quan của mình, những bí ẩn chôn vùi trong tác phẩm. Người đọc đứng đắn có bổn phận góp phần sáng tạo với tác giả; một tác phẩm hoàn thành bao giờ cũng chỉ mới xong có một nửa, còn một nửa đề dành cho người đọc.

Tác phẩm lớn đề nghị người đọc suy tưởng chứ không ấn định những suy tưởng của tác giả với người đọc. Ý nghĩa mà nó ôm ấp bao giờ cũng phức tạp, mơ hồ, rậm đặc. Quá nhiều ánh sáng gây thiệt hại cho nó. Nó sáng mơ hồ, một thử sáng clair – obscur, nửa sáng nửa tối, để chứa dấu và thường khi nó ghen tuông ôm giữ khư khư phần chứa dấu đó, nó phát ra một trở lực để kháng lại sự xâm nhập của người đọc. Nó là kho tàng niêm phong bằng những đạo bùa thiêng. Nó là người đàn bà đoan trang tự trọng trước sự suồng sã của kẻ khác. Cho nên tác phẩm nào bày biện trơ trẽn tất cả ý nghĩa ra bề mặt, dù giàu có phong phú đến đâu, cũng chỉ là tác phẩm thứ yếu, nếu không nói là tác phẩm bỏ đi. Tiếng nói đầu tiên của thiên tài không phải là tiếng nói cuối cùng, tiếng nói độc nhất của thiên tài đó.

Đoạn Trường Tân Thanh là một tác phẩm lớn. Nguyễn Du thuộc vào nòi thiên tài. Trong gần hai thế kỷ nay, người đồng thời cũng như kẻ hậu sinh đã tìm thấy, suy diễn được nhiều điều ở Nguyễn Du. Người ta đã khai phá, đào xới, lục soát Nguyễn Du, có khi những công cuộc tìm tòi hoặc vô tình hoặc cố ý đã làm sứt mẻ, biến dạng ít nhiều khuôn mặt Nguyễn Du. Nhưng biết làm thế nào khác được? Vì không thiên tài nào có một khuôn mặt nhất định; mỗi thời đại, mỗi người đọc gắn cho thiên tài một cái mặt nạ. Và như vậy, người ta vẫn chưa tìm thấy hết ở Nguyễn Du, người ta vẫn chưa tra khảo được Nguyễn Du phải thú nhận, cung khai sự thật cuối cùng. Nguyễn Du còn nói nữa. Người ta còn nói nữa về Nguyễn Du. Và câu chuyện vẫn không ngớt mang đến nhiều hào hứng say mê.

Nguyễn Du là thi sĩ của con người lạc loài. Đặc điểm nổi bật này đã phân biệt Nguyễn Du với những tác giả khác trong văn học Việt Nam. Con người lạc loài là cái trục mà hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Du xoay quanh, đeo vào như đàn ong trên ổ mật. Nó là đầu đề bất biến của ông. André Malraux, trong bài tựa bản dịch tác phẩm Sanctuaire của William Faulkner, cho rằng thi sĩ bi kịch diễn tả những gì mê hoặc ám ảnh hắn, không phải để giải thoát mình khỏi cái ám ảnh đó (đối tượng ám ảnh sẽ xuất hiện trở lại trong tác phẩm sau) nhưng để thay đổi tính chất của nó; vì diễn tả nó với những yếu tố khác, hắn đưa nó vào vũ trụ tương đối của những sự vật được nhận thức và được chế ngự.

Nói như vậy Malraux mặc nhiên nhìn nhận rằng toàn thể tác phẩm của một tác giả hàm súc một ý nghĩa chung tạo thành sự nhất trí cho chúng. Ý nghĩa chung đó là cái ám ảnh một đời không biến đổi của tác giả. Con người lạc loài là cái ám ảnh một đời Nguyễn Du. Nó xuất hiện trong hầu hết tác phẩm của ông. Ở bài Độc Tiểu Thanh Ký, ông thương khóc một người con gái giỏi nghề cầm thư, phải đi làm lẽ bị vợ cả hành hạ, sanh ra đau buồn mà chết lúc xuân xanh. Ở bài La Thành Ca Giả, ông cũng thương khóc một nàng ca kỹ nổi danh tài sắc một thì nhưng chết yểu như Đạm Tiên, mồ hoang không kẻ đoái hoài. Ở bài Long Thành Cầm Giả, ông tiếp lời Bạch Cư Dị, thán oán giùm số phận hẩm hiu của chị Cầm, một con hát tài danh mà khi về già, son phai phấn lạt, khách tích lục tham hồng chẳng ai thăm hỏi. Ở bài Sở Kiến Hành, ông thương xót mẹ con người ăn mày đói rét bơ vơ xứ lạ quê người. Đến bài Văn Tế Thập Loại Chủng Sinh, ông kêu mời toàn thể những âm hồn oan khiên vất vưởng, lạc loài, không khói không hương, cuối sông đầu chợ, về sum họp quanh ngọn lửa siêu sinh của Lượng Từ Bi.

Còn Đoạn Trường Tân Thanh là gì nếu chẳng phải là truyện kể cuộc hành trình thống khổ tang thương của một khách tài tình trên con đường Định Mệnh?

Nói tóm, những nhân vật mà Nguyễn Du trình diễn trong hầu hết các tác phẩm của ông, dù dưới hình dạng nào, trong hoàn cảnh nào, tựu trung cũng chỉ là mỗi một nhân vật độc nhất, chỉ là một con người mang nặng trên số kiếp dấu xâm nguyền rủa của sự lạc loài, một con người bị đời sống bỏ quên, bạc đãi, hắt hủi, dày vò, chà đạp, chối nhận, xô đẩy vào sự cô đơn sầu thảm bẽ bàng, vào những hoàn cảnh trái ngang, đứt ruột.

Lạc loài hơn nữa là con người đó của Nguyễn Du hoàn toàn độc đáo trong văn học Việt Nam, không gặp người đồng cảnh với mình trong bất cứ tác phẩm nào của những tác giả khác. Hãy so sánh và phân biệt con người đó của Nguyễn Du với nàng cung phi của Nguyễn gia Thiều và người chinh phụ của Đặng Trần Côn. Hai nhân vật sau này không phải là những kẻ lạc loài, họ chỉ là những kẻ đã từng được đặt vào một hoàn cảnh thuận tiện, chiều đãi, một hoàn cảnh mà họ mong mỏi được duy trì suốt kiếp, nhưng rồi một lúc nào đó, họ lại bị du vào một hoàn cảnh khác, bị tước đoạt tất cả hạnh phúc, cái hạnh phúc thật tầm thường mà cũng thật quí báu của đời người, nên nặng lòng ấp ủ một kỳ vọng, ước muốn chính đáng trở về hoàn cảnh cũ, sống lại đời sống cũ. Còn nhân vật của Nguyễn Du không có hoàn cảnh cũ để trở về, đời sống cũ để sống lại. Nhân vật của Nguyễn Du trên bước đường lạc loài, đi tìm một hoàn cảnh mới thích nghi hơn, dễ sống hơn, một hoàn cảnh mà trong đó, kẻ tội đồ được ân xá, người oan khiên dứt nợ.

Lưỡi sét Định Mệnh đánh xuống nhà họ Vương. Kiều một thân một mình tình nguyện đứng ra giải họa cho cả gia đình, chọn lấy đường đi trên những chỗ đoạn trường, chọn lấy đất đứng trên bình diện bi thảm [Arthur Koestler trong một cuộc hội thảo gần đây với các nhà văn Ấn Độ ở Calcutta, chủ trương rằng con người có hai bình diện sống: bình diện thế tục (trivial plane) và bình diện bi thản (tragic plane). Nghệ sĩ là kẻ bắt buộc phải bước đi trên giao tuyến của hai bình diện đó]. Ngay khi còn ở nhà cha mẹ, Kiều cũng đã đặt một chân vào bình diện bi thảm. Có như vậy, tâm khảm Kiều mới bị đè nặng bởi mặc cảm đoạn trường, một mặc cảm mà nàng mang vào tác phẩm và cả trong giấc ngủ. Vân và Quan thuộc vào hạng thường nhân, chôn chặt chân trên bình diện thế tục. Thì chả trách họ đã chẳng “nực cười” khi Kiều sụp quí trước mả Đạm Tiên và thốt ra những lời lẽ “khó nghe”.

Kiều đã sống hết mình, sống đến chỗ tận tình. Nàng đã đẩy cuộc đời mình đến biên giới cuối cùng của nhân loại. Nàng yêu đến tận cùng tình yêu, giận đến tận cùng thù hận. Cuộc đời ngoại hạng đó đã tạo Kiều thành một con người được phóng đại; xin đừng ngộ nhận con người được phóng đại với một siêu nhân. Vì siêu nhân là kẻ đã vượt quá tình trạng nhân loại, cởi bỏ con người của mình biến thành một hữu thể khác. Còn con người được phóng đại mang chứa những sự thật nhấn mạnh, đậm nét về con người, những sự thật hiển hiện hơn để mọi người dễ nhận thấy.

Thành thử những nhà đạo đức đã ra ngoài phạm vi hoạt động sinh tử của họ, khi gióng trống khua chiêng lên tiếng gắt gao buộc tội Kiều về những hành động yêu đương quá trớn cũng như trả oán tàn ác của nàng. Vì đạo đức chỉ là những thước tấc ước lệ của bình diện thế tục, dành cho đám thường nhân, không thể dùng để đo lường Kiều, một con người được phóng đại, cử động trên bình diện bi thảm. Cho đến khi Kiều tái hợp cùng Trọng, lẽ ra nàng phải kết tóc se tơ cùng chàng – những người trong cuộc đều muốn thế; và có người đọc nào lại chẳng ước ao điều đó? Nhưng trớ trêu thay, Nguyễn Du, một lần nữa, lại bày ra cảnh rẽ duyên, đổi tình chồng vợ ra tình tri âm.

Tại sao như vậy? Có người giải thích là Nguyễn Du sợ hôn nhân sẽ hạ thấp tình yêu, vì có sự thể hiện nào mà có thể sánh kịp những ý tưởng còn đang tiềm tàng trong tâm não? Cách giải thích này thật là lãng mạn. Cũng có người giải thích cho rằng đó là một trong những hành động tự do của Kiều, nhưng tại vì sao Kiều lại làm hành động tự do đó? Hành động nào, dù là một hành động tự do, cũng phải có đối tượng của nó, không ai làm một hành động tự do chỉ vì tính chất tự do của hành động đó, coi là một hành động gratuit. Mà hành động của Kiều có đối tượng, nguyên cớ hẳn hòi. Nàng đã ý thức được trong mười lăm năm thử thách tính chất bi thảm của đời mình; nàng chỉ sống trên bình diện đó mới có thể giữ vững bản ngã, nàng không thể nào ôm bản ngã bước qua bình diện thế tục bằng cách kết duyên cùng Trọng. Giữa hai người bây giờ đã có bức tường dầy của mười lăm năm thống khổ.

Thế nhưng tại sao Kiều lại lấy được Thúc Sinh và Từ Hải? Hãy nhìn lại cả đời nàng. Nàng đã yêu Trọng khi nàng còn đứng trên bình diện thế tục, dù là đứng một chân, và lẽ đương nhiên là nàng sẽ lấy chàng, nếu như tai biến không rớt xuống nhà nàng. Bây giờ, sau mười lăm năm bướm chán ong chường, trở lại mái nhà xưa, nếu nhận lời lấy Trọng tức nàng thể hiện cái hình ảnh gương vỡ lại lành, bèo tan lại hợp, trở về bình diện thế tục, cái bình diện của luân lý, lễ nghi, câu thúc, đàm tiếu, dư luận, cái bình diện không thể nào dung túng nổi tính chất bi thảm của đời nàng. Còn Thúc Sinh, Từ Hải là những hình bóng nàng bắt gặp trên bình diện bi thảm kia, giữa lúc nàng đang là bèo tan, gương vỡ. Lấy Thúc Sinh và Từ Hải xong, nàng vẫn còn là mảnh gương vỡ, cánh bèo tan. Việc kết duyên cùng những nhân vật đó vẫn không thay đổi được nàng; nàng vẫn còn lạc loài trên đất đai bi thảm.

Kiệt tác phẩm nào cũng có hơn một cánh cửa. Cánh cửa lớn mở vào Đoạn Trường Tân Thanh là Định-Mệnh. Ngay khi sách vừa giở ra người ta đã thấy Nguyễn-Du ta thán não nùng: “Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Và ý niệm về thiên mệnh đó được Nguyễn-Du nhắc lại nhiều lần, dọc mười lăm năm lưu lạc của Kiều, mỗi khi có dịp. Thành thử chẳng có người đọc nào vô ý đi vào Đoạn Trường Tân Thanh bằng cửa ngách. Phong Tuyết Chủ Nhân Thập Thanh Thị viết tựa có câu “Kiều ngẫu nhiên mà sinh ra, mà có sắc đẹp, mà lại đa tình, cho đến khi đi Thanh-Minh, khi gặp Kim-Trọng, cũng đều là ngẫu nhiên cả cả đến lúc bị hãm ở thanh lâu, lúc đã đâm đầu xuống Tiền Đường, lúc lại đoàn viên với Kim Trọng, cũng đều là ngẫu nhiên cả”.

Phong Tuyết đã nhấn mạnh tính cách ngẫu nhiên của truyện Kiều. Chu Mạnh Trinh cũng ghi nhận ngay vai trò của Định Mệnh trong đời Kiều, bằng cách nêu lên giả thuyết “giả sử, ngay khi trước, Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim dừng dở việc ma chay, quan lại công bằng, án viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng, thì đâu đến nỗi son phấn mười mấy năm lưu lạc, đem thân cho thiên hạ mua cười”. Phải, không có Định Mệnh thì làm gì có chuyện Kiều. Không có Định Mệnh thì làm sao giải thích nổi một lô sự kiện mấu chốt của đời Kiều, một số động lực ma quỉ đưa dẫn Kiều đi lên những chỗ đoạn trường gai góc. Tại sao thằng bán tơ không chọn một gia đình nào khác gia đình họ Vương mà vu oan giá họa? Tại sao lại là gã ma cô lừa lọc Mã Giám Sinh chớ không phải là một người đàn ông đứng đắn nào hâm mộ sắc tài Kiều, mua cưới nàng! Tại sao như thế này chứ không như thế khác? Vậy tất cả đã được an bài sẵn bởi Định Mệnh. Cho đến hai lần Kiều tự tận mà không dứt được nợ trần phải chăng cũng là do Định Mệnh. Định Mệnh hiểu theo nghĩa bi đát, rùng rợn của nó? (Tại sao không? Tại sao Định Mệnh lại chẳng muốn cho người ta sống sót, chịu đựng thêm số kiếp não nề?).

Minh họa: Pixabay

Nhưng Định Mệnh đã hiện ra như thế nào trong Đoạn Trường Tân Thanh; đó mới là điều đáng chú ý. Định Mệnh, trong cái nhìn của Nguyễn-Du, không phải là một Deus ex machino, một Định Mệnh kiều Paul et Virginie, chẳng hạn – chàng và nàng yêu nhau, nàng chết trong tai nạn đắm tàu, chàng thương nhớ rồi chết theo. Định Mệnh, theo quan niệm của Nguyễn-Du, không phải là một tác động của ông Trời trực tiếp xuống con người trên bãi chiến khép kín. Mà Định Mệnh đã hiện ra trong Đoạn Trường Tân Thanh dưới hình thù của xã hội, của đồng loại. Định Mệnh đã sử dụng đến những kẻ khác như những phương tiện để tác động gián tiếp trên cuộc sống của Kiều.

Thằng bán tơ, Mã giảm Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, v. v… là những lá bài mà Định Mệnh đã dùng để đánh vào lá bài Kiều. Như vậy, Định Mệnh là tổng kết những tác động của đồng loại có liên quan ảnh hưởng đến cá nhân mình. Là hậu quả sự cựa quậy của xã hội bao quanh một đời sống. Thành thử khi đã đường đường lên ngôi vị một bà mệnh phụ phu nhân, Kiều xuống tay trả oán tác động trở lại trên cuộc đời những kẻ khác, trở thành một lá bài mới của Định-Mệnh đề đánh vào những lá bài kia. Chung quy, Kiều cùng họ đều cáng đáng lấy những vấn đề liên đới hỗ tương nhau mà Định Mệnh đã dàn xếp sẵn.

Nhận định như vậy đề nhìn thấy rằng Nguyễn-Du đã đóng khung cá nhân Kiều trong xã hội. Phải hiểu rộng quan niệm này của Nguyễn-Du, chớ nên thu hẹp nó vào xã hội đương thời của ông, hoặc vô lý hơn, vào xã hội thời Gia Tĩnh. Vì quan niệm đó, Nguyễn-Du đã phóng nó lên bình diện nhân bản trường cửu, chớ không đặt nó trên bình diện xã hội nhất thời. Cái khung mà ông đã lồng cá nhân Kiều là một cái khung muôn đời cho mọi kiếp sống. Có như thế, mới không hạ thấp giá trị của Đoạn Trường Tân Thanh, mới không giam chết nó vào một thời đại đã đi qua. Phải hiểu Đoạn Trường Tân Thanh như tiếng kêu đứt ruột của con người nói chung mắc phải vòng vây nghiệt ngã của xã hội muôn đời hiện hữu, chớ chẳng riêng gì của Kiều trong xã hội thời Minh hay của Nguyễn-Du trong xã hội thời ông.

Nhưng “Có trời mà cũng tại ta”; đứng trước Định Mệnh thảm khốc, con người vẫn có quyền chọn lựa, vẫn có tiếng nói phê chuẩn của mình. Con người dù sao vẫn tự do, và chính Định Mệnh đã làm nổi bật tự do của con người trong những lần lựa chọn cam go. Không ai ép buộc Kiều phải bán mình chuộc cha cả. Trái lại, Vương ông còn cần trở nàng. Tại sao nàng chẳng bắt chước Vân, một mực làm thinh, coi đại họa kia như không hề dính dấp đến mình, mà lại phải hy sinh? Kiều đã hành động trong tự do, đã rước lấy số kiếp đoạn trường với tư cách một người tình nguyện. Cả thân thế Kiều cũng chứng tỏ nàng đã có đầy đủ tự do trong hành động. Mười lăm năm lưu lạc của Kiều là một chuỗi dài nối tiếp những cố gắng phấn đấu cải tiến số phận mình, vùng vẫy thoát ra những tình thế bức bách.

Minh họa: Pixabay

Thế sao đã nhận lời đi trốn cùng Sở Khanh, lẽ hẳn nhiên là nhận sau nhiều đắn đo cân nhắc, nhưng lúc sắp sửa rời bỏ cửa hàng của Tú Bà, Kiều lại thốt lên: “Cũng liều nhắm mắt dưa chân. Thử xem con tạo xoay vần đến đâu”? Có phải là nàng đã ngoan ngoãn khuất phục trước Định Mệnh không? Không, vì nếu đã khuất phục, nàng còn trốn theo Sở Khanh làm gì nữa. Nếu số trời là như vậy, sao chẳng an nhiên ở lại với Tú Bà? Thành thử không nên hiểu lời nói đó của Kiều như phương châm sống của nàng, như một sự chấp nhận buông xuôi vô điều kiện của nàng trước Định Mệnh, mà phải hiểu chân xác như một sự biểu hiện nỗi hoang mang, xao xuyến, lo âu, nghi ngại của nàng trước một hoàn cảnh mơ hồ, vô định, may rủi, tình cờ. Trạng thái tinh thần đó là hậu quả tất nhiên của một lần chọn lựa. Nhưng dù hoang mang, xao xuyến, lo âu, nghi ngại đến chừng nào, Kiều vẫn quả quyết hành động quả quyết dấn bước tới một tình thế mới khác, một tình thế mà Định Mệnh sẽ bày ra để cho Kiều quyết định nữa.

Người đọc Đoạn Trường Tân Thanh, ai cũng nhận thấy nhảy vào mắt mình cái mâu thuẫn khổng lồ của Nguyễn Du khi ông vừa nhìn nhận có Định Mệnh, vừa nhắc nhở rằng con người, trong hoàn cảnh nào bất cứ, vẫn có tự do. Mâu thuẫn đó của Nguyễn Du không cần phải bàn cãi lôi thôi, mâu thuẫn đó đích ra cũng là mâu thuẫn của mọi con người trong kiếp sống. Dụng ý của Nguyễn Du có lẽ là đề nghị với chúng ta, bằng cách đối chọi Định Mệnh với tự do của con người, một phương cách đối phó hiệu quả cùng Định Mệnh. Phương cách đối phó đó như thế nào? Có phải là bằng tài trí của mình không? Nguyễn Du trả lời không. Ông đưa ra một kinh nghiệm, kinh nghiệm Kiều, dùng làm minh họa.

Với những cố gắng vùng vẫy phấn đấu bằng tài trí của mình, Kiều đã chẳng thu gặt được một kết quả nào khả quan, mong muốn. Mười lăm năm sống mạnh của nàng đã kéo lê từ hoàn cảnh éo le phũ phàng này sang hoàn cảnh éo le, phũ phàng khác. Trong mười lăm năm, chẳng lúc nào Kiều ngớt làm một người bạc mệnh long đong. Để cuối cùng, nàng bỗng nhiên cởi bỏ được một cách nhiệm màu số kiếp đoạn trường, vứt xuống Tiền Đường cho dòng nước cuốn trôi đi như người ta vứt bỏ tiền thân trong một cuộc tái sinh; đó là lúc hợp thời Nguyễn Du đưa ra giải pháp: Kiều được phóng thích khỏi tiền oan, nghiệp chướng là nhờ ở “thiện căn” mà nàng đã chứng tỏ, trau dồi trong mười lăm năm thử thách. Lúc này, Nguyễn Du chẳng còn là một thi sĩ tài hoa nữa mà đã trở thành một nhà luân lý thực tiễn. Ông phủ dụ người đời: “Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Và đó cũng là thời kỳ duy nhất của đời ông mà khuôn mặt ông biến đi những nét hằn đau, ray rút dày vò những nét trai lơ phong tình bỡn cợt, để sáng lên thanh thản, bình yên, điểm nhẹ một nụ cười mãn nguyện vị tha của Đức Phật tham thiền. Nguyễn Du đã tìm thấy.

Thiên hạ vẫn thường có ý tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Đoạn Trường Tân Thanh. Với ý hưởng đó, có người giải thích nỗi đau khổ mà Nguyễn Du chồng chất trong tác phẩm như là dấu ấn rành rành của xã hội loạn lạc thời Lê mạt Nguyễn sơ trên tâm khảm ông – tâm khảm của một thiên tài lúc ban đầu như khối sáp mềm dễ ấn khắc, nhưng khi đã ấn khắc rồi, nó sẽ biến thành phiến cẩm thạch một đời không chạy nét. Cũng có người, cho rằng ông viết tác phẩm với mục đích giải bày nỗi lòng tưởng vọng Lê triều của một hàng thần miễn cưỡng về dưới trướng Gia Long.

Minh họa: Pixabay

Ở đây, những điều kiện xã hội và đời sống đó có thể là cần thiết để hiệu nỗi đau khổ của Nguyễn Du, không cần phải bàn xét lại. Vì một lẽ hiển nhiên ai cũng biết là bất cứ tác giả nào, khi bắt đầu tác phẩm, cũng đều khởi đi từ tâm sự cá nhân nhỏ bé của mình. Nhưng nếu tác giả là một thiên tài thì cuối cùng thế nào hắn cũng tìm nhập vào tâm sự rộng lớn của đồng loại. Những văn tài hèn mọn sống và chết trong cái tên; còn thiên tài lấy đà ở cá nhân, phóng mình vào đồng loại. Do đó, tưởng không nên bỏ công tìm hiểu làm gì tâm sự Nguyễn Du. Mà chỉ xin nhìn thẳng vào tác phẩm của ông để ghi nhận một điều: Nguyễn Du đã lấy nỗi đau khổ của kẻ khác mà che nỗi đau khổ của riêng ông. Ông vùi mình trong đồng loại.

Thói thường, thi sĩ là “kẻ dốt nát chỉ biết có mình thôi”. Hắn hay diễn tả và diễn tả hay về mình. Con sò không rời khỏi cái vỏ, thi sĩ không rời khỏi cái tên. Nhưng Nguyễn Du chẳng thuộc vào giòng thi sĩ đó: ông ít nói đến cả nhân ông mà lại thường nói về những kẻ khác. Lục soát khắp các tác phẩm của ông, người ta vẫn không tìm gặp được bao nhiêu tài liệu khả dĩ bổ túc tiểu sử vốn còn thiếu sót của ông. Thế giới ông dựng lên trong Đoạn Trường Tân Thanh cũng như trong hầu hết các tác phẩm khác, phức tạp, đông đảo bóng người chớ không phải là thế giới hoang vu, kín mít chỉ có mặt mỗi mình tác giả và một tấm gương soi.

Như vậy, ông đã vượt quá tình trạng thi sĩ, bước sang tình trạng tiểu thuyết gia. Ông thoát khỏi cái tên mà đi ra đời sống và biến mất. Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân đề tựa Đoạn Trường Tân Thanh có viết: “… nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có cải bút lực ấy”. Trong bài tựa của Phong Tuyết cũng có câu tương tự: “… ngổn ngang những biến cố ở trước mắt, chồng chất những khối lỗi ở trong lòng, mới phải mượn đến bút mực mà chép ra… “Thành thử không nên nghe Đoạn Trường Tân Thanh như tiếng kêu Nguyễn Du cất lên phản kháng xã hội mà ông sống. Vì giản dị nó không phải là một tác phẩm có ý hướng xã hội. Nó chỉ là tấn tuồng của một cá nhân thôi. Bằng cớ: Kiều trở về sum hợp với gia đình và không có câu nào Nguyễn Du dùng tuyên cáo là xã hội đã cải tiến. Và nhất là đừng nhìn vào Đoạn Trường Tân Thanh như nhìn vào ruột gan của một cựu thần hoài niệm nhà Lê mà phải thờ tân chúa. Vì giả dụ ý tưởng chính trị này quả có hiện lên trong tâm khảm Nguyễn Du khi ông hạ bút gieo vần, tưởng cũng chẳng phải là điều đáng để cho người sinh sau lưu ý đến: nếu Nguyễn Du không là thiên tài thì ông đã chẳng là một khuôn mặt ra gì trong lịch sử.

Có như vậy, mới không hạ thấp thiên tài Nguyễn Du, nên mới bỏ công ngồi đọc Đoạn Trường Tân Thanh, nhận ra sự còn hợp thời ngày nay của nó và nhìn thấy thấp thoáng bóng mình trong ba ngàn câu thơ quý thạch sáng choang kia. Truyện không còn là chuyện của riêng Kiều, tâm sự không chỉ là tâm sự Nguyễn Du. Chuyến xe bạc mệnh chở con người lạc loài chạy xong mười lăm năm, còn chạy mãi như bay trong cõi hồng trần.

***

Văn Nghệ là (nguyệt san) tạp chí tranh đấu văn học-nghệ thuật. Chủ nhiệm: Lý Hoàng Phong; Thư Ký Tòa soạn: Ngọc Dũng; Trị sự: Phí Ích Nghiễm (tức nhà văn Dương Nghiễm Mậu); Tòa soạn và Trị sự: 554 Trương Minh Giảng, Saigon.

Số đầu tiên ngày 01 Tháng Hai 1961; Số cuối cùng (số 24) Tháng Sáu & Bảy 1963. Cả thảy được 24 số. Từ số 1 (Tháng Hai 1961) đến số 24 (Tháng Sáu & Bảy 1963) được xem là Bộ cũ. Sau số 24, tạp chí Văn Nghệ tạm ngưng trong bốn tháng, và tiếp tục trở lại, gọi là Bộ mới. Bộ mới chỉ ra được có hai số. Số 1 Bộ mới Tháng Mười Một 1963, tức số 25; và Số 2 Bộ mới Tháng Mười Hai 1963, tức số 26. Sau đó tạp chí đóng cửa vĩnh viễn. Không rõ nguyên do.
Nguyễn Trường Trung
Huy/ Saigon Nhỏ

Đại gia Hà Nội xây biệt thự 9 tầng giữa lòng thành phố, chi 5 tỷ làm hồ cá, 10 tỷ mua chim quý

Đại gia Hà Nội xây biệt thự 9 tầng giữa lòng thành phố, chi 5 tỷ làm hồ cá, 10 tỷ mua chim quý
Ông Dương Văn Chương (50 tuổi) tên thường gọi là Chương Tailor được biết đến là ông chủ của một thương hiệu vest xa xỉ dành cho đàn ông. Không chỉ gây ấn tượng với những bộ Âu phục sang trọng, phong cách sống của vị đại gia này cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ khi sở hữu khối tài sản siêu khủng.

Căn biệt thự của ông Chương Tailor nằm ngay trên phố Cửa Bắc, con phố đắt đỏ bậc nhất thủ đô. Căn biệt thự có 9 tầng, diện tích 120m2 với mặt tiền rộng 9m được thiết kế theo phong cách hoàng gia, giao thoa giữa nghệ thuật Anh – Ý – Pháp giữa lòng Hà Nội.

Đại gia Hà Nội xây biệt thự 9 tầng giữa lòng thành phố, chi 5 tỷ làm hồ cá, 10 tỷ mua chim quý - Ảnh 1.

Căn biệt thự 9 tầng của ông Chương Tailor. Tầng 1 – 2, ông Chương dành để kinh doanh còn từ tầng 3 đến tầng 9 phục vụ sinh hoạt của gia đình.

Không chỉ có đam mê mãnh liệt với thời trang, Chương Tailor còn nổi tiếng trong giới mê sinh vật cảnh với “gia tài đồ sộ” về chim đột biến, cá Koi Nhật, cây sanh bonsai…

Chính bởi vậy, ông không tiếc “hầu bao” khi chi hàng chục tỷ đồng để làm bể cá Koi ở tầng 7, phòng nuôi chim đột biến ở tầng 9.

Ông từng tiết lộ với Dân trí: “Đầu tư xây dựng một bể cá Koi ở tầng 7 tốn gấp nhiều lần bể cá ở mặt đất. Bản thân tôi sở hữu 3 bể cá Koi ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng đây là bể cá đòi hỏi sự nghiên cứu, thiết kế và xây dựng công phu, đắt đỏ nhất“.

Đại gia Hà Nội xây biệt thự 9 tầng giữa lòng thành phố, chi 5 tỷ làm hồ cá, 10 tỷ mua chim quý - Ảnh 2.

Ông Chương rất chăm chút cho bể cá Koi độc đáo của mình.

Bể cá này rộng khoảng 16m2, chứa khoảng 20 khối nước. Các kiến trúc sư phải tính toán chi tiết hệ thống khung thép chịu lực và phương án chống thấm kỹ càng cho bể. Chi phí xây dựng bể cá Koi này khoảng 5 tỷ đồng.

Ông Chương đã tìm đến các chuyên gia Nhật Bản để tìm hiểu về cách thức nuôi cá Koi ở tầng 7 trong một căn biệt thự giữa phố sầm uất.

Các chuyên gia Nhật cho rằng việc này hoàn toàn có thể thực hiện. Họ đã thiết kế máy móc điều chỉnh nhiệt độ nước thích hợp cho loại cá quý này; thiết kế hệ thống mái che sử dụng vào mùa hè và hệ thống sưởi sử dụng trong mùa đông.

Đại gia Hà Nội xây biệt thự 9 tầng giữa lòng thành phố, chi 5 tỷ làm hồ cá, 10 tỷ mua chim quý - Ảnh 3.

Sau khi hoàn thành được chiếc bể đủ tiêu chuẩn nuôi cá Koi ở tầng 7 của căn biệt thự, ông Chương sang Nhật tuyển chọn từng con cá. Hiện, 34 con cá trong bể có kích cỡ khoảng 40 – 60cm, kích cỡ phù hợp nhất với diện tích bể.

“Đó phải là những chú cá độc, lạ, hoạ tiết hoa văn đẹp, sắc nét, màu sắc bắt mắt, ngoại hình cân đối và khả năng bơi uyển chuyển. Mỗi con thường có giá vài chục triệu đồng.

Ở các bể cá khác, tôi sở hữu những con giá lên tới 200 triệu với kích cỡ lớn gấp đôi ở đây nhưng tiêu chí tôi chọn cá cho bể này không phải quá to, quá lớn như thế”, ông Chương chia sẻ.

Nếu tầng 7 là nơi ông Chương dành để nuôi cá Koi Nhật thì tầng 9 lại là không gian dành cho những chú chim đột biến nhiều màu sắc.

Đại gia Hà Nội xây biệt thự 9 tầng giữa lòng thành phố, chi 5 tỷ làm hồ cá, 10 tỷ mua chim quý - Ảnh 4.

Ông Chương cho biết, để chơi chim đã khó, chơi chim màu lại càng khó hơn gấp bội.

Từ niềm đam mê chơi chim thuở nhỏ, Chương Tailor đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tiền bạc để săn lùng khắp nơi những loài chim độc, lạ. Đến nay, ông Chương sở hữu cho mình đàn chim khủng hiếm lên tới 76 con với giá trị khoảng 10 tỷ đồng, mọi người thường gọi anh là “ông vua chim màu Việt Nam”.

Thậm chí, những chú chim quý này được nuôi trong căn phòng điều hòa riêng. Chim sẽ được đưa ra ngoài vào khung giờ thích hợp trong ngày. Ông cũng thuê người chăm sóc riêng và có các chuyên gia thăm khám định kỳ.

Đàn chim khủng mà ông Chương đang sở hữu có giá lên đến 10 tỷ đồng.

Trong số này nhiều con chim hoàng khuyên, chào mào, chích chòe than bạch, chích choè lửa bông kiếm trắng, họa mi bạch tạng, chim rẻ quạt bạch tạng… được xem là “độc nhất vô nhị”, ở Việt Nam chỉ mình Chương Tailor có.

“Bản thân chim đột biến rất yếu nên chúng phải được chăm sóc đặc biệt, đảm bảo nhiệt độ mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Chim được tôi nuôi trong phòng điều hòa với nhiệt độ, độ ẩm quy chuẩn, chỉ đưa ra ngoài vào khung giờ thích hợp trong ngày. Tôi cũng thuê người chăm sóc riêng và có các chuyên gia thăm khám định kỳ”.

Tuy bận rộn với công việc và đã thuê người chăm sóc riêng cho đàn chim, ông Chương vẫn dành thời gian sáng sớm để đưa chim ra ngoài ban công đón nắng, cho chim ăn uống. Ông cho biết, mỗi con chim có chế độ ăn riêng, con ăn cam, quýt chuối, có con lại ăn dế, trứng kiến…

Đại gia Hà Nội xây biệt thự 9 tầng giữa lòng thành phố, chi 5 tỷ làm hồ cá, 10 tỷ mua chim quý - Ảnh 5.

Tại ban công tầng 9, ông Chương cũng đặt những cây sanh bonsai có kích cỡ vừa phải, phù hợp diện tích, tạo không gian xanh cho ngôi nhà.

Để duy trì bể cá, phòng nuôi chim, ông không chỉ đầu tư tiền bạc mà còn dành nhiều công sức, tình cảm – chăm sóc rất kỳ công, tỉ mỉ. Khi có thời gian rảnh, ông Chương lại thăm chim thăm cá như là một thú vui giải tỏa căng thẳng sau công việc.

(Tổng hợp) / Theo Hải Yến Doanh nghiệp và tiếp thị

DUBAI

Bất kỳ thứ gì về Dubai, một trong những thành phố giàu có bậc nhất thế giới, dường như luôn hấp dẫn sự quan tâm, thậm chí là tò mò, của nhiều người trên khắp thế giới.

Khi nhắc đến Dubai, người ta thường nghĩ ngay đến Burj Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới, các món ăn xa xỉ có một không hai, những khu mua sắm sang trọng, kiến trúc hiện đại hay khung cảnh cuộc sống về đêm sôi động.

Dubai là một trong những thành phố không ngừng gây ấn tượng. Vị trí địa lý, số lượng người nước ngoài khổng lồ, sự giàu có, truyền thống và nền văn hóa sôi động chỉ là một vài lý do rất nhiều người bị thu hút đến thành phố năng động này.

Nhưng vì sao Dubai lại có sức hấp dẫn như vậy?

Bí mật của làng chài nghèo lột xác thành nơi giàu có bậc nhất thế giới - 1
50 năm trước đây, Dubai chỉ là một làng chài hoang sơ (Ảnh: CNN).
THÀNH PHỐ GIÀU CÓ

Dubai là thành phố nổi tiếng thứ 29 trên thế giới đối với những cư dân siêu giàu, sau khi hơn 2.000 cá nhân có giá trị tài sản cao chuyển đến tiểu vương quốc này trong 6 tháng đầu năm 2021.

Theo nghiên cứu của New World Wealth, một công ty nghiên cứu theo dõi sự giàu có và sự di chuyển của các triệu phú và tỷ phú trên toàn cầu, số lượng HNWI (cá nhân có tài sản từ 1 triệu USD trở lên) của thành phố tăng 3,8% lên 54.000 người, từ 52.000 người vào tháng 12/2020.

Số tỷ phú USD ở Dubai tăng 2 lên 12 người vào năm 2021, trong khi triệu phú của thành phố đã tăng lên 165 người từ 152 người vào tháng 12/2020. 

Cũng theo nghiên cứu, khối tài sản tư nhân tổng hợp mà tất cả cư dân Dubai nắm giữ với tài sản, tiền mặt, cổ phiếu và lợi ích kinh doanh ít nhất 1 triệu USD đã tăng 2,5% lên 530 tỷ USD vào tháng 6, tăng từ 517 tỷ USD vào tháng 12/2020.

Dầu mỏ được phát hiện ở Dubai chỉ hơn 50 năm trước, nhưng chỉ chiếm 1% thu nhập. Vậy, điều gì đã làm cho thành phố Dubai trở nên giàu có như vậy?

Bí mật của làng chài nghèo lột xác thành nơi giàu có bậc nhất thế giới - 2
Burj Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới – ở Dubai (Ảnh: Getty Images).

Từ những năm 1770 cho đến cuối những năm 1930, ngành công nghiệp ngọc trai là nguồn thu nhập chính ở các nước Trực thuộc, ngày nay tạo nên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đối với những cư dân của những làng chài đang ngủ quên trên Vịnh Ba Tư, nghề lặn ngọc trai là khởi đầu khiêm tốn của họ, nhưng nó đã tạo ra bối cảnh cho một thứ lớn hơn nhiều sau này.

Dubai và Abu Dhabi xung đột về biên giới trong việc tìm kiếm dầu vào cuối những năm 1950, dẫn đến việc nhiều người rời Dubai đến những nơi khác trong vùng Vịnh khi thành phố này gặp khó khăn và Abu Dhabi phát triển mạnh mẽ. Năm 1958, người cai trị Dubai, Sheikh Rashid bin Saeed Al Maktoum, bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoàn thành sân bay đầu tiên vào năm 1960 từ các khoản vay lên tới hàng chục tỷ USD.

Việc rời xa dầu mỏ đã dẫn đến sự thúc đẩy ngành du lịch, và cuối cùng lượng dầu mỏ nhỏ mà Dubai phát hiện được vào năm 1966 đã hướng tới việc xây dựng thành phố như chúng ta biết ngày nay.

Dubai bắt đầu vận chuyển dầu vào năm 1969 và trước khi giành được độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1971, trở thành một trong 7 tiểu vương quốc của UAE.

Là một phần của Emirates, nhưng với sự độc lập tương đối về nền kinh tế, Dubai tiếp tục đa dạng hóa nguồn doanh thu trong suốt những năm 1980 để cạnh tranh với lợi nhuận ngày càng tăng từ ngành dầu mỏ của Abu Dhabi.

Thành phố thành lập vùng tự do đầu tiên vào năm 1985 – Jafza, Jebel Ali Free Zone, với diện tích 52 km2 (20 dặm vuông), là vùng lớn nhất trên thế giới.

Điều này đã thu hút lớn các doanh nghiệp toàn cầu. Ngày nay, các doanh nghiệp này tận dụng lợi thế của 30 khu vực tự do của tiểu vương quốc, nơi cung cấp miễn giảm thuế, lợi ích thuế quan và các hạn chế đối với chủ sở hữu nước ngoài.

Vài nghìn công ty Jafza chiếm 20% vốn đầu tư nước ngoài vào Dubai, và ước tính 144.000 nhân viên đang tạo ra 80 tỷ USD ngoài dầu mỏ, tương đương 21% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố.

UAE hiện thuộc top 10 quốc gia giàu nhất thế giới, với GDP bình quân đầu người là 70.570 USD. Khoảng 35% thu nhập của nền kinh tế UAE đến từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Bên cạnh đó thì lĩnh vực dịch vụ và viễn thông cũng góp phần không hề nhỏ.

NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN SỰ XA HOA 

Dubai Mall là trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới và giấc mơ của mọi tín đồ mua sắm đều trở thành hiện thực. Trung tâm mua sắm này thực sự độc đáo vì nó không chỉ có các cửa hàng và những hoạt động giải trí, mà bầu không khí bên trong trung tâm mua sắm giống như một cộng đồng nhỏ hoặc một thành phố. Hầu hết người dân Dubai đến đây vào mỗi cuối tuần để trò chuyện với nhau.

Dubai cũng có tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa. Từ tòa nhà này, bạn có thể nhìn thấy từ bất cứ nơi nào trong thành phố. Bạn sẽ cảm giác mọi mệt mỏi dường như được xua tan khi ngắm nhìn nó. Những màn trình diễn ánh sáng và pháo hoa vào năm mới tại đây là một câu trả lời cho câu hỏi tại sao thành phố này lại đặc biệt đến vậy.

Bí mật của làng chài nghèo lột xác thành nơi giàu có bậc nhất thế giới - 3
Những món ăn xa xỉ dát vàng là điều chẳng xa lạ ở Dubai (Ảnh:timeoutdubai.com).

Ở Dubai, chỉ với một cú nhấp chuột hoặc một cuộc điện thoại, bạn có thể nhận được hầu hết mọi thứ được giao, từ đồ nội thất đến đồ điện tử cho đến hàng tạp hóa. Do cái nóng của sa mạc và văn hóa, không nhiều người muốn đi ra ngoài một mình, Dubai đáp ứng mọi nhu cầu của người dân và du khách, cho phép mọi người đặt hàng thay vì đi ra ngoài.

Một điều nữa làm nên sự đặc biệt của thành phố này là sự tham gia của gia đình hoàng gia vào xã hội. Hoàng gia Dubai, do Hoàng thân Sheikh Mohammad Bin Rashid Al Maktoum lãnh đạo, được biết đến có mối quan hệ chân thành với người dân Dubai, bất chấp sự xa hoa của họ. Hoàng gia của ông cũng nổi tiếng nhất với việc phát triển Dubai thành như ngày nay.

Mặc dù có một bầu không khí thoải mái do sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa quốc tế, Dubai vẫn là một trong những thành phố xa hoa nhất trên thế giới. Từ khách sạn St. Regis Saadiyat Island với giá 35.000 đôla một đêm cho phòng Royal Suite đến khách sạn sang trọng Burj Al Arab, thường được gọi là “Khách sạn 7 sao”, và từ những chiếc xe cảnh sát Lamborghini ở Dubai đến cà phê dát vàng mà bạn có thể tình cờ gọi món vào bữa sáng muộn, Dubai chắc chắn có những khoảnh khắc cực kỳ xa hoa!

Dubai đã phát triển vượt bậc kể từ khi đất nước độc lập, và thật khó có thể tưởng tượng rằng chỉ một thế hệ trước nhiều người vẫn còn là thợ lặn ngọc trai hoặc ngư dân ở thị trấn nhỏ ven biển Dubai. Sự phát triển phi thường của thành phố không chỉ nhờ việc phát hiện ra dầu mỏ trong khu vực mà còn nhờ sự đổi mới và tinh thần làm việc chăm chỉ của cả người Emiratis cũng như những người nhập cư và người nước ngoài chuyển đến Dubai.

Bất chấp tốc độ phát triển và hiện đại hóa nhanh chóng của Dubai, điều làm nên nét độc đáo của Dubai là việc tuân thủ văn hóa, tôn giáo và truyền thống địa phương. Nhiều người Emiratis trẻ tuổi đến từ Dubai vẫn nhận thức và thực hành các truyền thống và văn hóa địa phương của họ, đồng thời tự hào là một phần của thành phố đón nhận sự thay đổi và người nhập cư, nhưng vẫn trung thành với quá khứ của nó.

Bí mật của làng chài nghèo lột xác thành nơi giàu có bậc nhất thế giới - 4
Giới siêu giàu chuộng các loại trang sức, đồng hồ vàng (Ảnh: Bayut.com).
 MỘT NỀN HÀNH CHÍNH KHÔNG GIẤY TỜ

Mới đây, Dubai đã trở thành tâm điểm của cả thế giới khi thành phố này chính thức trở thành chính phủ đầu tiên trên thế giới với nền hành chính không giấy tờ.

Tất cả các thủ tục và giao dịch bên trong, bên ngoài Chính phủ Dubai hiện đã được số hóa 100% và được quản lý trên nền tảng dịch vụ kỹ thuật số toàn diện của chính phủ.

Thái tử của Tiểu vương quốc Sheikh Hamdan bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum, cho biết: “Việc đạt được mục tiêu này đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong hành trình số hóa cuộc sống ở mọi khía cạnh của Dubai – một hành trình bắt nguồn từ sự đổi mới, sáng tạo và tập trung vào tương lai”.

Ông nói: “Thành tựu này cũng củng cố vị thế của Dubai với tư cách là thủ đô kỹ thuật số hàng đầu thế giới và vị thế hình mẫu trong việc thiết kế các hoạt động và dịch vụ của chính phủ nhằm nâng cao mức độ hạnh phúc của người dân. Giai đoạn mới trong hành trình kỹ thuật số của Dubai sẽ cho phép và trao quyền cho các chính phủ trong tương lai đáp ứng kỳ vọng của người dân về một thành phố thông minh phát triển mạnh và mang đến cho họ những cơ hội mới cho sự thịnh vượng, phát triển bền vững và hạnh phúc”.

Bí mật của làng chài nghèo lột xác thành nơi giàu có bậc nhất thế giới - 5
Cơ quan Văn hóa Dubai nhận tem 100% không giấy tờ (Ảnh: mediaoffice.ae).

Chiến lược Dubai không cần giấy tờ được thực hiện trong 5 giai đoạn liên tiếp, mỗi giai đoạn thu hút sự tham gia của một nhóm khác nhau trong các cơ quan của Chính phủ Dubai. Vào cuối giai đoạn thứ năm, chiến lược đã được thực hiện đầy đủ trên tất cả 45 cơ quan chính phủ trong tiểu vương quốc. Các đơn vị này cung cấp hơn 1.800 dịch vụ kỹ thuật số và hơn 10.500 giao dịch chính.

Sự hợp tác và tích hợp giữa các đơn vị tham gia cho phép tự động hóa các quy trình và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, cắt giảm tiêu thụ giấy hơn 336 triệu tờ, tuyên bố cho biết thêm. Chiến lược này cũng giúp tiết kiệm hơn 1,3 tỷ Dirham (350 triệu USD) và hơn 14 triệu giờ lao động cho Chính phủ Dubai.

“4năm trước, Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE và người cầm quyền của Dubai, đã có tầm nhìn rằng không nhân viên hoặc khách hàng của chính phủ Dubai nào cần in bất kỳ tài liệu giấy nào sau năm 2021”, Sheikh Hamdan nói. “Hôm nay, lời hứa đó đã được thực hiện”.

Việc chuyển đổi số hoàn toàn ở Chính phủ Dubai sẽ làm phong phú thêm trải nghiệm thành phố thông minh cho tất cả người dân, loại bỏ hoàn toàn nhu cầu giao dịch và tài liệu bằng giấy tờ. Số hóa cũng sẽ giúp cung cấp những trải nghiệm đặc biệt cho người dân thông qua ứng dụng DubaiNow, cho phép truy cập vào hơn 130 dịch vụ thành phố thông minh trong 12 hạng mục chính.

THÀNH PHỐ THÔNG MINH NHẤT THẾ GIỚI

Với các chính sách khuyến khích đổi mới, đầu tư, phát triển và triển khai các công nghệ tiên phong nhất, Dubai đang trên đà đạt được nhiều mục tiêu, trở thành thành phố thông minh nhất trên thế giới trở thành trung tâm kinh doanh và quan hệ đối tác.

Dubai đã không ngại ngần đầu tư và phát triển các công nghệ tiên tiến, mới nổi và thông minh để biến nó thành một thành phố thực sự của tương lai. Với các sáng kiến như Chiến lược dữ liệu Dubai, Dubai 10X, Dubai thông minh 2021 hay Chiến lược chuỗi khối Dubai, thành phố đang sẵn sàng trở thành một trong những thành phố thông minh nhất trên thế giới, dẫn đầu về công nghệ và đổi mới. Không chỉ người dân mà doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ những nỗ lực này.  Bằng cách thiết lập cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng, kinh doanh và đổi mới, thành phố đang làm cho các quy trình và hoạt động hàng ngày hiệu quả hơn.

Để đạt được mục tiêu này, chính phủ đã đưa ra hơn 100 sáng kiến thông minh và 1.000 dịch vụ thông minh để thúc đẩy sự liền mạch và bền vững cũng như chuyển đổi cách thức cung cấp các dịch vụ của chính phủ, qua đó làm tăng chỉ số hạnh phúc của người dân. Nhờ những nỗ lực mang tính bước ngoặt, Dubai gần đây đã được Liên Hợp Quốc công nhận là hình mẫu về một thành phố thông minh, bền vững và có khả năng phục hồi.

Khi nói đến công nghệ và đổi mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực như robot, fintech và AI, Dubai dẫn đầu với vốn FDI cao nhất. Hơn nữa, các chính sách và sáng kiến ủng hộ doanh nghiệp của họ nhằm tạo ra một nền kinh tế dựa trên dữ liệu bằng cách triển khai các công nghệ mới nhất, có thể là truyền thông 5G, đám mây, phân tích dữ liệu lớn, in 3D, trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, vận tải tự động và công nghệ chuỗi khối (điều đó sẽ đưa thành phố trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới được cung cấp năng lượng hoàn toàn bằng công nghệ này), sẽ giúp kết nối nhanh hơn, năng suất và tăng trưởng tốt hơn trên tất cả các lĩnh vực, do đó thu hút thêm các mối quan hệ kinh doanh và đối tác ở UAE. Về phần mình, chiến lược blockchain sẽ giúp Dubai thực hiện các giao dịch an toàn hơn, bảo mật, hiệu quả và liền mạch để tác động đến cuộc sống và làm cho chúng dễ dàng hơn.

Bí mật của làng chài nghèo lột xác thành nơi giàu có bậc nhất thế giới - 6
Dubai hướng tới trở thành thành phố thông minh nhất thế giới (Ảnh: Getty Images).

Trong khu vực MENA (Trung Đông và Bắc Phi), Dubai được coi là trung tâm kinh doanh Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) lớn nhất, với hơn 1.600 công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

Các chiến lược và chính sách tiến bộ là những gì đã giúp thành phố có được danh tiếng và xếp hạng là thành phố tốt thứ ba trên thế giới để sống và làm việc. Các chương trình cư trú do chính phủ hỗ trợ và luật 100% sở hữu nước ngoài đang thu hút thêm các nhà đầu tư trong khu vực.

Bên cạnh đó, Dubai cũng đang củng cố vị thế của mình như một thành phố đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu chia sẻ kiến thức, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp. Thành phố là nơi có Phòng thí nghiệm AI đầu tiên kết hợp với IBM, sử dụng công nghệ AI và máy học để cải thiện việc cung cấp các trải nghiệm và dịch vụ của chính phủ và thành phố. Nó cũng hoạt động theo hướng giúp cộng đồng và các doanh nghiệp tận dụng công nghệ này để vận hành và hoạt động tốt hơn.

UAE cũng đang chứng kiến ngày càng nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây thiết lập các trung tâm dữ liệu tại đây, chẳng hạn như IBM đã khai trương hai trung tâm dữ liệu tại đây, một ở Abu Dhabi và một ở Dubai. Hơn nữa, hơn 70% công ty Trung Đông dự kiến sẽ sử dụng hệ thống đa đám mây trong hai năm tới, đạt mức 4,1 tỷ USD vào năm 2022.

Haru (tổng hợp) / Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

WHO lên tiếng về biến chủng SARS-CoV-2 mới chứa 46 đột biến

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra nhận định ban đầu về biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Pháp với 46 đột biến.
WHO lên tiếng về biến chủng SARS-CoV-2 mới chứa 46 đột biến - 1
Nhân viên y tế cầm mẫu bệnh thu được từ bệnh nhân xét nghiệm Covid-19 tại Pháp (Ảnh: AFP).

“Biến chủng này đã nằm trong tầm ngắm của chúng tôi”, quan chức WHO Abdi Mahamud cho biết tại cuộc họp báo ở Geneva hôm 4/1. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng “loại virus này có nhiều cơ hội để lây nhiễm”.

WHO khẳng định biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Pháp chưa trở thành mối đe dọa lớn kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm ngoái.

Được đặt tên là IHU, biến chủng B.1.640.2 được các nhà khoa học tại Viện IHU Mediterranee Infection (Pháp) phát hiện từ ngày 10/12/2021. Tuy nhiên, kể từ khi được phát hiện, biến chủng mới dường như không lây lan nhanh.

Các nhà khoa học cho biết biến chủng mới chứa 46 đột biến, khiến nó có khả năng kháng vaccine và lây nhiễm cao hơn. Ít nhất 12 ca nhiễm biến chủng mới đã được ghi nhận gần thành phố Marseilles, Pháp.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu tại viện IHU, bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến chủng mới đã tiêm vaccine và trở về từ Cameroon – một quốc gia châu Phi. Các nhà khoa học cho rằng “hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra suy đoán về các đặc điểm virus, dịch tễ hoặc lâm sàng của biến chủng IHU dựa trên 12 trường hợp nhiễm bệnh”.

Các nhà khoa học cho biết biến chủng mới có sự khác biệt về gene so với B.1.640, biến chủng từng được phát hiện ở Congo vào tháng 9 năm ngoái. Các xét nghiệm cho thấy chủng mới mang đột biến E484K được cho là có khả năng kháng vaccine cao hơn. Ngoài ra, biến chủng này cũng có đột biến N501Y – lần đầu tiên được nhìn thấy trên biến chủng Alpha – khiến các chuyên gia tin rằng có thể làm cho virus dễ lây lan hơn.

Cho đến nay B.1.640.2 vẫn chưa được phát hiện ở các quốc gia khác và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa xếp biến chủng này vào nhóm “đáng lo ngại” như Omicron. Biến chủng Omicron xuất hiện tại nam châu Phi từ tháng 11 năm ngoái và hiện là chủng trội ở hầu hết quốc gia trên thế giới.

Omicron gây lo ngại bởi có chứa hơn 50 đột biến, trong đó có hơn 30 đột biến trên protein gai, cấu trúc có thể ảnh hưởng đến khả năng lây lan hoặc né miễn dịch của virus. Nghiên cứu ban đầu từ Nam Phi và một số nơi trên thế giới cho thấy, Omicron dường như có khả năng lây lan cao hơn nhiều so với các chủng khác của SARS-CoV-2 và có thể né một phần miễn dịch. WHO ngày 4/1 cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn so với các biến chủng khác của virus SARS-CoV-2. 

Nhiều biến chủng SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong 2 năm qua với khả năng lây nhiễm và độc lực khác nhau. Tuy nhiên, chỉ một số biến chủng được cho là gây nguy hiểm nhiều hơn, có tỷ lệ tử vong cao hơn hoặc dễ lây lan hơn.

Nhà dịch tễ học Eric Feigl-Ding cho biết các biến chủng mới vẫn tiếp tục xuất hiện, nhưng không đồng nghĩa với việc chúng sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Mức độ nguy hiểm của biến chủng mới sẽ được xác định sau khi các nhà khoa học tiến hành tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của nó.

Thành Đạt / Theo Reuters