Tạp chí Anh gợi ý 8 khách sạn đáng thử ở Hội An

QUẢNG NAM – Tạp chí du lịch Wanderlust giới thiệu An Villa, Silk Eco, Maison Vy… là các khách sạn có không gian thanh bình, thiết kế xanh và ẩm thực hấp dẫn.

The Nam Hai

Các biệt thự tại The Nam Hai đều được xây theo thuật phong thủy và dựa nhiều vào các thiết kế đền đài, lăng tẩm của vua Tự Đức xưa. Đặc biệt thiết kế cho phép không khí trong lành, nắng sẽ đến được tất cả các góc trong biệt thự, cũng như không hạn chế tầm nhìn ra biển hay khoảng xanh. Nằm ẩn mình giữa khu nghỉ dưỡng là đền Hà My có từ thế kỷ 19, nơi các ngư dân xưa tìm đến để cầu cho mưa thuận gió hòa và những chuyến đi biển bình an. Giá phòng từ 16,5 triệu đồng/đêm. Ảnh: Four Seasons

Anantara Hoi An

Khu nghỉ dưỡng nép mình bên dòng sông Thu Bồn, phố cổ Hội An êm ả và những hàng dừa xanh mát. Có thiết kế ảnh hưởng của cả Pháp, Hà Lan, Trung Quốc và Nhật Bản thể hiện màu sắc văn hoá đa dạng hấp dẫn của Hội An. Các phòng nghỉ đều có hướng nhìn ra sông hoặc sân vườn. Du khách có thề khám phá văn hoá Hội An với các lớp học về ngôn ngữ, lồng đèn và nấu ăn. Thưởng thức đặc sản địa phương và thế giới trong khung cảnh trang nhã và giản dị bên cạnh dòng sông. Giá phòng từ 4,5 triệu đồng/đêm. Ảnh: Anantara

Victoria Hoi An Beach

Là một khách sạn hướng ra biển Cửa Đại mang phong cách trang nhã, tinh tế, Victoria Hoi An Beach có thiết kế như một làng chài với những lối nhỏ, ao cá, nhà lợp ngói gốm… Trải nghiệm không thể bỏ qua là ngồi xe môtô khám phá các cung đường, đồng ruộng, làng nghề thủ công, làng rau… Khách sạn không sử dụng đồ nhựa thay vào đó là các vật liệu giấy, thủy tinh dùng lâu dài và thân thiện môi trường hơn. Giá phòng từ 3,6 triệu đồng/đêm. Ảnh: KAPphotostudio

An Villa

Ẩn mình bên dòng sông Cổ Cò, An Villa như một ốc đảo nhiệt đới nằm giữa mảnh đất phố Hội. Khu nghỉ được bao quanh bởi cây cối xanh tốt và hồ nước mát lành này được thiết kế bởi kiến trúc sư Pháp gốc Việt Helena Tran Quang Man. An Villa gồm 6 bungalow, một biệt thự 2 phòng ngủ và một biệt thự 3 phòng ngủ, một studio với sân hiên. Nội thất đậm chất văn hóa cổ truyền Việt Nam với đèn lồng, ghế gỗ thủ công… Du khách ở đây có thể tham gia lớp học nấu ăn, chèo thuyền đánh cá, làm các món đồ từ lá dừa. Giá phòng khoảng 1,5 triệu đồng/đêm. Ảnh: An Villa

Maison Vy

Một trong những trải nghiệm ai đến Maison Vy cũng không thể bỏ qua là đồ ăn do đầu bếp, chủ nhà Trịnh Diễm Vy (giám khảo Top Chef Vietnam) chế biến. Các phòng nghỉ phối màu đơn sắc nhưng không kém phần sang trọng. Ngoài thời gian thư giãn tại khách sạn, du khách có thể đăng ký tour ẩm thực đường phố, theo chân đầu bếp Vy thưởng thức những chiếc bánh tráng, cao lầu Hội An… Giá phòng tại Maison Vy từ 1,1 triệu đồng/đêm. Ảnh: Taste Vietnam Group

Hoi An Chic

Nằm giữa đồng lúa mênh mông và những mảnh vườn cây cối xanh um, Hoi An Chic được xây dựng và sử dụng chủ yếu vật liệu gỗ, tre nứa, đá cẩm thạch. 17 căn phòng ở đây đều có ban công, trang trí các tác phẩm gỗ chạm trổ tinh tế bên trong nội thất hòa trộn giữa cổ điển và hiện đại. Du khách được cung cấp ống hút thân thiện môi trường đồng thời thức ăn thừa sẽ được gom làm phân bón để giảm rác thải. Giá phòng từ 1,9 triệu đồng/đêm. Ảnh: Hoi An Chic

Hoi An Ancient House Resort

Cách trung tâm phố cổ Hội An 1 km và bờ biển An Bàng 3 km, khách sạn Nhà cổ Hội An lôi cuốn du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên của cây cỏ, những mái ngói âm dương và đèn lồng sắc màu. Điểm đặc biệt nhất là ngôi nhà cổ 200 tuổi trong khuôn viên và lò làm bánh phở truyền thống đã trải qua 5 thế hệ của một gia đình. Du khách ở đây có thể tham quan nhà cổ, xem các công đoạn làm bánh phở, khám phá các vườn rau organic địa phương… Giá phòng từ 1,1 triệu đồng/đêm. Ảnh: Trile_Media

The Mulberry Collection: Silk Eco

Silk Eco do kiến trúc sư nổi tiếng Võ Trọng Nghĩa thiết kế, mang đến không gian của một khu rừng nhiệt đới giữa phố Hội. Khách sạn có những bức tường cây độc đáo tạo mảng xanh, hệ thống chiếu sáng sử dụng pin mặt trời. Nhân viên đều là người Hội An, đồ ăn cũng được lấy từ chính nguồn thực phẩm do dân địa phương trồng trọt và đánh bắt. Giá phòng từ 700.000 đồng/đêm. Ảnh: Mulberry Collection

Khánh Trần (Theo Wanderlust)

Căn hộ ‘Đông Dương’ rộng 77 m2 của cặp vợ chồng trẻ tại TP.HCM

Căn hộ ban đầu được bàn giao cho gia chủ vốn đã hoàn thiện phần sàn, trần và bếp. Tổng chi phí thiết kế, thi công lại là 550 triệu đồng kèm 150 triệu đồng cho thiết bị điện tử.Gia chủ là cặp vợ chồng trẻ yêu thích không gian sống mang phong cách Indochine. Đây là phong cách pha trộn giữa tân cổ điển từ Pháp và nền văn hóa truyền thống từ các nước phương Đông.

Can ho phong cach Indochine anh 1
Gia chủ là cặp vợ chồng trẻ yêu thích không gian sống mang phong cách Indochine. Đây là phong cách pha trộn giữa tân cổ điển từ Pháp và nền văn hóa truyền thống từ các nước phương Đông.
Can ho phong cach Indochine anh 2
Căn hộ có diện tích 77 m2, bao gồm 2 phòng ngủ, nằm tại quận Tân Phú, TP.HCM. Dự án do đội ngũ thiết kế từ Tròn Decor lên ý tưởng và thi công.
Nội thất trong không gian đều được đồng nhất theo phong cách Indochine. Kiến trúc sư ưu tiên sử dụng những vật liệu hoài cổ thời kỳ Đông Dương như gạch bông, lưới mây mắt cáo, nội thất có chi tiết con tiện, gỗ tối màu…
Can ho phong cach Indochine anh 4
Ngoài hệ thống đèn LED âm trần để chiếu sáng tổng thể, căn hộ được bố trí thêm các loại đèn thả trần, đèn gắn tường với kiểu dáng cổ điển.
Can ho phong cach Indochine anh 6
Vách ngăn, cửa sổ, cửa đi và hành lang được làm cách điệu dưới dạng vòm cong.
Can ho phong cach Indochine anh 8
Khu vực bếp và phòng ngủ phụ phủ màu pastel.
Can ho phong cach Indochine anh 9
Hệ thống phào chỉ cổ điển, cánh tủ chớp là điểm nhấn trong không gian phòng ngủ chính. Đầu giường sử dụng chất liệu mây đan.
Can ho phong cach Indochine anh 11
Tông chủ đạo của căn hộ là trắng kem kết hợp xanh bạc hà nhạt, nội thất có nhấn thêm màu đen của vòm cửa, sàn cùng họa tiết hoa.

Phòng tắm có thiết kế đơn giản, sử dụng nhiều loại gạch men cách điệu.

Can ho phong cach Indochine anh 13
Phòng tắm có thiết kế đơn giản, sử dụng nhiều loại gạch men cách điệu.

Minh Khánh Ảnh: Tròn Decor / Zing

Vaccine đã thay đổi lịch sử loài người như thế nào?

Khoa học đã có những bước tiến dài trên con đường phòng chống dịch bệnh. Nước Nga thời Nga hoàng và Liên Xô là một trong những quốc gia tiến bộ nhất về tiêm chủng và bảo vệ dân chúng trước các bệnh truyền nhiễm.

Từ lịch sử

Trong phần lớn lịch sử của mình, nhân loại đã bất lực trước những trận dịch lớn. Bệnh đậu mùa ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Căn bệnh này giết chết 20-30% những người mắc bệnh (90% trẻ sơ sinh), thường là trong đau đớn và những người thoát chết thường bị biến thành tàn phế, mù và dị dạng. Ở Châu Âu, bệnh đậu mùa là nguyên nhân gây ra 10-20% số ca tử vong. Ở Mỹ, nó được sử dụng như một vũ khí diệt chủng – giải phóng “không gian sống” khỏi thổ dân da đỏ.

Tiêm phòng dại tại phòng khám Pasteur ở Paris
Tiêm phòng dại tại phòng khám Pasteur ở Paris. (Nguồn: topwar.ru)

Chỉ trong thế kỷ 20, căn bệnh này đã giết chết hơn 300 triệu người. Các nhà khoa học nhận thấy, những người từng bị đậu mùa không bị bệnh nữa, mở ra con đường cho nhân loại tạo ra vaccine. Người ta đã cố gắng gây ra bệnh đậu mùa nhẹ để ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và tử vong. Vào thời Trung cổ, những nỗ lực ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm đã được biết đến ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Phương pháp lây nhiễm nhân tạo đã được sử dụng – cấy vào người khỏe mạnh chất lỏng từ nước mụn của những bệnh nhân bị bệnh đậu mùa dạng nhẹ, hay theo phương pháp “xông mũi”, tức là hít vật liệu đậu mùa dạng bột (thường là vảy) qua mũi. Các phương pháp dân gian tương tự để chống lại bệnh đậu mùa đã được sử dụng ở châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Bệnh đậu mùa ảnh hưởng đến tất cả mọi người – giàu và nghèo, bình dân và quý tộc. Vì vậy, vào thế kỷ 18, lây nhiễm nhân tạo là “mốt” trong xã hội thượng lưu. Khi vua Louis XV của Pháp qua đời vì bệnh đậu mùa vào năm 1774, cháu trai của ông là Louis XVI đã được tiêm chủng. Không lâu trước khi xảy ra dịch bệnh đậu mùa khác, Hoàng hậu Nga Catherine II đã tìm đến bác sĩ người Anh Thomas Dimsdale để được giúp đỡ.

Tháng 10/1768, bác sĩ Dimsdale đã cấy thành công mầm bệnh cho Hoàng hậu và người thừa kế ngai vàng, Hoàng đế tương lai Paul I. Đây là sự khởi đầu của việc tiêm chủng hàng loạt ở Nga. Để tri ân, bác sĩ người Anh đã nhận được danh hiệu Nam tước và một khoản trợ cấp nhân thọ. Catherine thậm chí đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc tiêm phòng hoàn chỉnh cho toàn bộ người dân của đế chế, nhưng không có kết quả. Nhà nước không có đủ nguồn lực cho việc đó và người dân phải đối đầu với dịch bệnh mới.

Đánh bại bệnh đậu mùa

Trong một thời gian dài, bác sĩ người Anh Edward Jenner (1749-1823) đã thu thập thông tin về tỷ lệ mắc bệnh đậu mùa ở nông dân. Người ta nhận thấy bệnh đậu bò không nguy hiểm cho con người và những người đã mắc bệnh này hầu như không bao giờ bị bệnh đậu mùa. Jenner đã đi đến kết luận có thể lây nhiễm nhân tạo cho một người mắc bệnh đậu bò để bảo vệ người này khỏi các bệnh tự nhiên.

Năm 1796, Jenner tiến hành một thí nghiệm – ông đã tiêm vaccine (từ chữ vacca (của bò) trong tiếng Latin) cho một cậu bé 8 tuổi. Sau một thời gian, cậu bé bị nhiễm bệnh đậu mùa, nhưng bệnh không phát triển. Những người khác cũng làm thí nghiệm tương tự, nhưng Jenner là người đã công bố phương pháp của mình. Phương pháp này bắt đầu thực hành trên khắp thế giới. Ở Anh, việc tiêm phòng bệnh đậu mùa đã được thực hiện bắt buộc đối với quân đội và hải quân. Ở Nga, vaccine Jenner lần đầu tiên được Giáo sư Efrem Mukhin chế tạo vào năm 1801.

Một bệnh nhân bệnh đậu mùa.
Một bệnh nhân bệnh đậu mùa. (Nguồn: topwar.ru)

Do vật liệu ghép lấy từ mụn mủ (áp-xe) của những đứa trẻ được tiêm vaccine, do đó có nguy cơ cao bị nhiễm trùng phụ với các bệnh như giang mai… Do đó, vào năm 1852, A. Negri đề xuất lấy vaccine đậu mùa từ những con bê đã được tiêm phòng. Tại Đại hội XI của Tổ chức Y tế Thế giới, chương trình xóa sổ bệnh đậu mùa đã được phái đoàn Liên Xô đề xuất vào năm 1958. Năm 1967, WHO đã khởi động một chương trình tiêm phòng đậu mùa lớn, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở trẻ em.

Bệnh dại, bệnh dịch hạch và bệnh tả

Vào nửa sau của thế kỷ 19, khoa học đã có những bước tiến dài. Đặc biệt, miễn dịch học thực nghiệm giúp nghiên cứu các quá trình xảy ra trong cơ thể sau khi tiêm chủng. Louis Pasteur (1822-1895) – nhà khoa học, nhà hóa học và vi sinh học nổi tiếng người Pháp, người sáng lập ngành vi sinh vật học và miễn dịch học đã kết luận rằng phương pháp tiêm chủng có thể được áp dụng để điều trị các bệnh truyền nhiễm khác.

Trên mô hình của bệnh dịch tả gà, nhà khoa học này đã đưa ra một kết luận có cơ sở thực nghiệm rằng, một căn bệnh mới sẽ bảo vệ khỏi một căn bệnh tiếp theo. Ông đã định nghĩa trường hợp không tái phát bệnh truyền nhiễm sau khi tiêm chủng là “khả năng miễn dịch”. Năm 1881, một nhà miễn dịch học người Pháp đã phát hiện ra thuốc chủng ngừa bệnh than. Sau đó, một loại vaccine đã được phát triển để chống lại bệnh dại. Năm 1885, trạm chống bệnh dại đầu tiên xuất hiện ở Paris.

Trạm chống bệnh dại thứ hai do Ilya Mechnikov thành lập ở Nga. Năm 1886, một “trạm Pasteur” đã xuất hiện ở Odessa. Trạm này trở thành trung tâm nghiên cứu vi khuẩn học đầu tiên ở Nga. Ngay sau đó, các trạm antirabies-Pasteur đã được tạo ra ở các thành phố khác của Nga. Chúng được tạo ra bằng tiền của các chủ sở hữu tư nhân, vì vậy chỉ có thể trang trải hoàn toàn nhu cầu của đất nước trong những năm 1930. Thành công trên cho phép Pasteur chống lại làn sóng chỉ trích các phương pháp của ông.

Năm 1888, một viện đặc biệt chống bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm khác được thành lập tại thủ đô của Pháp, sau này được đặt theo tên của người tạo ra nó. Những khám phá của Mechnikov và Ehrlich đã giúp nghiên cứu bản chất của khả năng miễn dịch cá thể của sinh vật đối với các bệnh truyền nhiễm. Họ đã tạo ra một học thuyết thống nhất về khả năng miễn dịch và được trao giải Nobel năm 1908.

 Tem bưu điện vinh danh nhà khoa học Liên Xô.
Tem bưu điện vinh danh nhà khoa học Liên Xô. (Nguồn: topwar.ru)

Năm 1892, một học trò khác của Mechnikov là Vladimir Khavkin đã tạo ra loại vaccine đầu tiên chống lại bệnh tả. Năm 1893, với sự giúp đỡ của Anh, ông đã phát động một chương trình tiêm chủng đại trà chống lại bệnh dịch tả ở Ấn Độ thuộc Anh, nơi dịch bệnh lan tràn. Khi đại dịch dịch hạch bắt đầu lan rộng ở Ấn Độ, Khavkin đã tạo ra một loại vaccine chống lại bệnh dịch hạch. Viện Miễn dịch học Trung ương của Mumbai được đặt theo tên của nhà khoa học này.

Một nhà khoa học người Nga khác, Magdalena Pokrovskaya, đã tạo ra một loại vaccine chống lại bệnh dịch hạch bằng virus sống. Trong Nội chiến, bà đã điều tra các đợt bùng phát bệnh dịch hạch và sốt rét ở miền Đông Nam nước Nga. Năm 1934, một loại vaccine được tạo ra. Trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Pokrovskaya đã tạo ra một công nghệ điều trị các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng bằng cách sử dụng vi khuẩn – loại virus đặc biệt tiêu diệt vi khuẩn.

Chiến thắng của Liên Xô trên mặt trận vô hình

Năm 1919, chính phủ Liên Xô ban hành sắc lệnh bắt buộc tiêm phòng bệnh đậu mùa. Sau khi Nội chiến kết thúc, khi nhiều người chết do dịch bệnh và khả năng miễn dịch suy yếu (suy dinh dưỡng, đói kém, điều kiện vệ sinh kém…), sự lây lan của bệnh đậu mùa ở Liên Xô đã được giảm thiểu và cuối cùng đã bị dập tắt vào những năm 1930. Năm 1925, việc tiêm chủng hàng loạt cho trẻ em chống lại bệnh lao đã được đưa ra. Việc tiêm phòng đại trà chống bệnh bại liệt ở Liên Xô bắt đầu từ năm 1959, và đến cuối năm 1960, tất cả công dân Liên Xô dưới 20 tuổi đều được tiêm phòng bệnh này.

Năm 1958, lịch trình tiêm chủng phòng ngừa được thực hiện và có hiệu lực ở Nga cho đến ngày nay. Ban đầu, chương trình bao gồm vaccine phòng bệnh đậu mùa, bệnh lao, ho gà, bạch hầu và bại liệt. Sau đó tiêm vaccine phòng uốn ván và quai bị đã được đưa vào lịch. Trong 30 năm qua, một số chủng ngừa đã được thêm vào lịch: chống lại bệnh viêm gan B, bệnh hemophilus influenza, cúm, nhiễm trùng HIB.

Ngày nay, ở Nga có 8 loại vaccine bắt buộc: chống viêm gan B, lao, nhiễm trùng phế cầu, DPT (chống uốn ván, bạch hầu và ho gà), bại liệt, nhiễm trùng máu khó đông (đối với trẻ em có nguy cơ mắc bệnh), sởi và quai bị, và cúm. Ngoài ra còn có các chủng ngừa được thực hiện theo hướng dẫn y tế. Ví dụ như bệnh viêm não do ve, bệnh dịch hạch, bệnh dại, bệnh than, bệnh thương hàn, bệnh tả… Nga thời Nga hoàng và Liên Xô là một trong những quốc gia tiến bộ nhất về tiêm chủng và bảo vệ dân chúng trước các bệnh truyền nhiễm.

Theo VOV

Bí mật về sự trỗi dậy huy hoàng rồi suy tàn đổ nát của đế chế Angkor

Getty Images

Hàng năm, vào tháng Tư nhân dịp mừng Năm Mới của dân tộc Khmer, Sophy Peng cùng bố mẹ và bốn anh chị em hành hương lên ngọn núi thiêng bậc nhất Campuchia, núi Phnom Kulen.

Là nơi khởi nguồn hình thành nên đế chế Angkor hùng mạnh, những sườn dốc thoai thoải của ngọn Kulen truyền thuyết chiếm vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân địa phương.

Trong những dịp lễ hội tôn giáo, người dân Campuchia lũ lượt lên đỉnh núi để cầu phúc ở chính nguồn nước vốn được dùng trong lễ đăng quang của các vị vua kể từ năm 802 sau Công Nguyên.

Tập tục này có từ khi vua Jayavarman II tắm gội sạch sẽ bằng nước thiêng rồi xưng là “devaraja”, tức là Thánh Vương, trở thành vị vua thành lập nên Đế chế Angkor.

Lãnh thổ của đế chế từng bao gồm phần lớn Campuchia, Lào, Thái Lan và một phần Việt Nam ngày nay, và có đô thị lớn nhất thế giới thời tiền công nghiệp – thành phố Angkor.

Để thần thánh hoá địa điểm linh thiêng nằm cách thành phố Siem Reap 50 cây số về phía bắc này, 1.000 linga – biểu tượng phồn thực của thần Shiva trong Ấn giáo – được chạm khắc vào đáy sông tại Kbal Spean nơi dòng nước chảy vào đồng bằng Angkor và Biển Hồ Tonle Sap.

Cho đến nay, nguồn nước này được xem là thiêng liêng, chữa lành được bệnh tật, đồng thời đem lại may mắn cho dân chúng.

“Đây là nơi rất đặc biệt trong lòng người dân Campuchia; nó là một phần quan trọng trong lịch sử của chúng tôi,” Peng nói. “Năm nào gia đình tôi cũng lên núi Kulen theo phong tục đón Năm Mới của người Khmer. Chúng tôi mang theo thức ăn làm đồ tế lễ đặt tại đền thờ, và lấy nước sông từ nguồn Kbal Spean rưới lên người để xin phước lành.”

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Đáy sông tại Kbal Soean nằm sâu trong rừng rậm phía đông bắc đền Angkor được chạm khắc linga

Lễ ban phước cho vua Jayavarman II đánh dấu sự khởi đầu mối quan hệ khăng khít giữa Đế chế Angkor và nước.

Tuy nhiên, mãi đến khi kinh đô được chuyển về Rolous ở phía nam và cuối cùng dời đến Angkor – địa điểm sẽ trở thành kinh đô trong suốt hơn 5 thế kỷ – thì những nghệ nhân bậc thầy mới có thể sử dụng kỹ năng để thiết kế ra hệ thống thuỷ lợi đẳng cấp, thúc đẩy sự phát triển hùng mạnh rồi suy tàn của đế chế.

“Vùng đồng bằng Angkor là nơi lý tưởng để một đế chế phát triển thịnh vượng,” Dan Penny, nhà nghiên cứu khoa học địa chất tại Đại học Sydney, người chuyên sâu nghiên cứu về Angkor, nói.

“Vùng đất này có khá nhiều tài nguyên thiên nhiên, như đất đai phì nhiêu để trồng lúa gần Tonle Sap. Tonle Sap cũng là một trong những hồ nước ngọt có lượng thuỷ sản nhiều nhất thế giới và Angkor nằm ngay bờ bắc của vựa cá khổng lồ này. Nhờ vào những tài nguyên đó mà Angkor đã phát triển rực rỡ.”

Vào thập niên 1950-1960, nhà khảo cổ học người Pháp Bernard Philippe Groslier đã dùng phương pháp khảo sát từ trên không để tái hiện lại cấu trúc của những thành phố cổ thuộc Angkor. Phương pháp này cho thấy Angkor có một mạng lưới thuỷ lợi rộng khắp, phức tạp, khiến Groslier đặt tên cho nơi này là “Thành phố Thuỷ lợi”.

Kể từ đó, các nhà khảo cổ học đã thực hiện nhiều nghiên cứu mở rộng trên mạng lưới thuỷ lợi và vai trò sống còn của nó đối với Angkor. Vào năm 2012, quy mô vô cùng đồ sộ của hệ thống thuỷ lợi phủ khắp 1.000 cây số vuông đã được phát hiện thông qua công nghệ quét laser LiDAR do nhà khảo cổ học Damian Evans, tiến sĩ nghiên cứu tại Viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp, dẫn đầu.

“Mảnh ghép còn thiếu của bức tranh đã hiện ra rõ nét,” tiến sĩ Evans nói. “Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu nhằm xây dựng bản đồ chi tiết chính thức của Angkor, bao gồm cả hệ thống thuỷ lợi. Nước chính là một trong những bí mật đằng sau sự trỗi dậy hùng cường của đế chế Angkor.”

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Đế chế Angkor trải dài khắp phần lớn Campuchia, Lào, Thái Lan và một phần Việt Nam ngày nay

Để tạo ra được một thành phố có quy mô như vậy, việc đào những con kênh dẫn nước từ Phnom Kulen đến vùng đồng bằng Angkor đóng vai trò then chốt. Chúng được sử dụng để vận chuyển khoảng 10 triệu viên gạch sa thạch có cân nặng lên tới 1.500kg mỗi viên để xây dựng nên Angkor.

Ngoài việc đảm bảo cung cấp nước quanh năm trong điều kiện khí hậu gió mùa cho người dân, cho hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi, hệ thống thủy lợi cấp nước cho phần nền móng để giữ cho các ngôi đền đứng vững trong nhiều thế kỷ.

Chỉ riêng đất cát thì không đủ sức chịu đựng sức nặng của những viên đá. Các nghệ nhân xây dựng phát hiện ra rằng cát trộn với nước tạo ra nền móng vững chắc, vì vậy các hào nước bao quanh mỗi ngôi đền được thiết kế để cung cấp nguồn nước ngầm liên tục. Điều này đã tạo ra nền móng đủ vững chắc để giữ cho các ngôi đền đứng vững và ngăn chúng sụp đổ trong suốt nhiều thế kỷ sau đó.

Trong suốt lịch sử tồn tại của đế chế, các đời vua kế tiếp đã mở rộng, khôi phục và cải thiện mạng lưới thủy lợi phức tạp của Angkor.

Công trình này bao gồm một mạng lưới đấy ấn tượng gồm các kênh rạch, đê, hào, baray (hồ chứa) – Hồ chứa West Baray là cấu trúc nhân tạo có từ sớm nhất và lớn nhất có thể nhìn thấy từ vũ trụ, dài 7,8 km, rộng 2,1 km – và các kỹ sư bậc thầy rất biết cách kiểm soát dòng chảy của nước.

“Hệ thống thủy lợi của Angkor rất độc đáo vì quy mô vĩ đại của nó,” Penny nói. “Có rất nhiều ví dụ về các thành phố lịch sử với hệ thống quản lý thủy lợi phức tạp, song chưa tìm được nơi đâu có kỹ thuật giống như nơi này. Ví dụ như quy mô của các hồ chứa. Lượng nước mà West Baray chứa đựng là đáng kinh ngạc. Nhiều thành phố ở châu Âu có thể thoải mái nằm lọt thỏm trong lòng hồ. Hồ chứa rộng lớn một cách đáng khâm phục; phải gọi đó là một vùng biển mới đúng!”

Tuy nhiên, điều đáng buồn là nước góp phần vào sự hùng mạnh của Đế chế Angkor, nhưng nước cũng lại là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nó.

“Rõ ràng là mạng lưới quản lý nước thực sự quan trọng trong sự phát triển của thành phố và dẫn đến sự giàu có, quyền lực,” Penny nói. “Nhưng khi hệ thống thủy lợi này ngày càng phức tạp và rộng lớn hơn, nó đã trở thành gót chân Achilles của thành phố.”

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Hệ thống thủy lợi phức tạp mà các kỹ sư bậc thầy làm ra đã tạo nên sự lớn mạnh và rồi lại gây ra sự sụp đổ của Đế chế Angkor

Nghiên cứu cho thấy vào cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 15, tình trạng biến đổi khí hậu đã diễn ra mạnh mẽ. Những trận mưa kéo dài ập xuống, rồi tiếp theo sau là những đợt hạn hán dữ dội. Liên tiếp như vậy, tình trạng này đã gây thiệt hại cho mạng lưới quản lý thủy lợi, góp phần vào sự sụp đổ của đế chế hùng cường.

“Cả thành phố bị ảnh hưởng bởi những biến đổi thời tiết khắc nghiệt,” Penny cho biết. “Quy mô của mạng lưới thủy lợi và sự phụ thuộc lẫn nhau của các vùng nước đồng nghĩa với việc hạn hán sẽ gây ra những xáo trộn to lớn, và con người phải thay đổi hệ thống để đối phó với hạn hán, rồi những năm sau đó lại mưa nhiều, khiến cho hệ thống bị huỷ hoại từng phần. Toàn bộ mạng lưới bị đứt đoạn và trở nên vô dụng.”

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy những thay đổi thời tiết này, kết hợp với sự cố hệ thống thủy lợi và các cuộc tấn công ngày càng nhiều từ nước Xiêm La láng giềng đã khiến kinh thành phải dịch chuyển về phía nam, đến Oudong.

“Sử sách nói rằng sự kết thúc của Angkor là do người Xiêm đã tràn vào vào năm 1431,” Tiến sĩ Damian nói. “Tôi không nghĩ vậy. Bằng chứng mà chúng tôi có được cho thấy sự suy tàn xảy ra từ trước đó rất lâu. Những trận hạn hán nghiêm trọng khiến cho hệ thống quản lý nước bị huỷ hoại, các cuộc tấn công liên tục từ người Xiêm và việc mở rộng các tuyến hàng hải đều góp phần dẫn đến sự sụp đổ của đế chế.”

Bất kể lý do là gì thì Angkor một thời cũng đã bị bỏ hoang rồi bị thiên nhiên lấn chiếm. Các di tích cổ tuy được người dân địa phương biết đến nhưng đã bị rừng rậm phủ lấp hoàn toàn cho đến năm 1860, khi nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot “tái phát hiện” ra nơi này. Điều này đã mở đường cho một loạt các dự án trùng tu khổng lồ vẫn đang tiếp tục được thực hiện cho đến ngày nay.

Trong hai thập kỷ qua, rất đông khách du lịch đổ về Công viên Khảo cổ Angkor Wat để đứng dưới bóng của các ngôi đền Angkor Wat, Ta Prohm và Bayon.

Vào năm 2019, khoảng 2,2 triệu người đã tới thăm nơi này. Lượng khách sạn, quán ăn và dòng khách tham quan tăng đột biến gây áp lực lớn lên nhu cầu nước, gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng.

Vì các ngôi đền dựa vào nguồn cung cấp nước ngầm liên tục để duy trì trạng thái đứng vững, điều này làm dấy lên lo ngại về việc bảo tồn khu di tích thuộc danh sách bảo tồn của Unesco.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Bị bỏ hoang từ thế kỷ 15, Angkor được “tái phát hiện” vào thập niên 1860

Sự gia tăng nhu cầu nước cùng với lũ lụt nghiêm trọng từ năm 2009 đến năm 2011 đã châm ngòi cho việc phục chế diện rộng hệ thống thủy lợi cổ xưa.

Socheata Heng, chủ một nhà trọ ở ngoại ô Siem Reap, nhớ lại trận lũ lụt năm 2011 – trận lũ tồi tệ nhất trong 50 năm. “Nó đã gây ra rất nhiều thiệt hại,” bà nói. “Cây trồng hỏng hết, dân cư phải sơ tán và nước tràn cả vào nhà trọ của tôi. Lũ lụt tàn phá nặng nề.”

Chủ trì bởi Cơ quan Quốc gia APSARA, cơ quan được giao nhiệm vụ bảo vệ Công viên Khảo cổ học Angkor, dự án trùng tu đã cải tạo được nhiều công trình thủy lợi và hệ thống kênh kết nối, bao gồm đường hào dài 12 km của Angkor Thom, West Baray và Srah Srang – hồ chứa hoàng gia có từ thế kỷ 10.

Những nỗ lực này đã giúp chống lại tình trạng thiếu nước gây ra bởi sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch, và cũng ngăn chặn được những trận lũ lụt nghiêm trọng như những đợt đã xảy ra trên toàn tỉnh trong thời gian từ 2009 đến 2011.

Điều này có nghĩa là ngày nay, hệ thống rộng lớn có từ nhiều thế kỷ trước vẫn tiếp tục thỏa mãn cơn khát của Siem Reap bằng cách cung cấp nguồn nước liên tục, ngăn chặn lũ lụt tàn phá và cung cấp nền móng giúp các ngôi đền thiêng của Angkor luôn ổn định trong tương lai.

“Việc cải tạo các hồ chứa và hệ thống nước để phục vụ công tác tưới tiêu, vì vậy chúng đã trở thành một phần của cảnh quan nông nghiệp ngày nay, đồng thời giúp giữ vững móng cho các ngôi đền,” Tiến sĩ Evans cho biết. “Thật không thể tin được hệ thống quản lý nước cổ xưa này vẫn tiếp tục phục vụ Siem Reap.”

Marissa Carruthers / BBC Travel

Những phát hiện mới về COVID

Nghiên cứu kháng thể chống virus corona tại phòng thí nghiệm Trường đại học Hoàng gia ở London.

Nghiên cứu kháng thể chống virus corona tại phòng thí nghiệm Trường đại học Hoàng gia ở London.

Di sản’ của COVID: Kháng thể tự tấn công

Nhiều tháng sau khi bình phục từ COVID, những người sống sót gia tăng những kháng thể có thể tấn công lầm chính các mô và nội tạng của mình, dù là khi mắc COVID họ không bị bệnh nặng, theo các phát hiện mới.

Trong số 177 nhân viên y tế bình phục từ COVID trước khi có vaccine, tất cả đều có kháng thể tự động lâu dài, trong đó có những kháng thể có thể gây nên viêm mãn tính và gây tổn thương khớp xương, da và hệ thần kinh. “Chúng tôi thường không dự trù thấy một chuỗi những kháng thể tự động đa dạng như vậy nơi những người này, hoặc tồn tại ở mức cao này cho tới 6 tháng sau khi bình phục lâm sàng hoàn toàn,” bà Susan Cheng thuộc Viện Tim Cedar-Sinai Smidt ở Los Angeles, Mỹ, cho biết. Kiểu các kháng thể tự động gia tăng này khác biệt giữa nam và nữ, các nhà nghiên cứu báo cáo trong tạp chí y khoa Translational Medicine vào tuần trước.

“Chúng tôi chưa biết kéo dài bao lâu, ngoài 6 tháng, các kháng thể này sẽ duy trì ở mức cao và/hoặc dẫn tới các triệu chứng lâm sàng nào quan trọng hay không,” bà Cheng nói. “Từ nay trở đi rất cần thiết phải theo dõi các ca bệnh.” Toán của bà đang điều tra liệu mức kháng thể tự động gia tăng có liên hệ đến những triệu chứng kéo dài của những người nhiễm COVID lâu dài hay không và có kế hoạch nghiên cứu mức kháng thể tự động trong thời kỳ hậu lây nhiễm với những biến thể mới hơn của virus.

Hiệu quả của tế bào B yếu dần, nhưng không bị Omicron đánh bại

Hiệu quả của kháng thể do các tế bào ‘bộ nhớ’ B trong hệ thống miễn dịch sản sinh ra để chống lại biến thể Omicron dù yếu dần nhưng vẫn quan trọng, các nhà nghiên cứu tin như vậy.

Một khi cơ thể học được cách nhận dạng SARS-CoV-2, dù là do bị nhiễm COVID hay do tiêm chủng, tế bào B tạo ra những kháng thể mới chống lại virus, nếu không có sẵn đủ kháng thể luân lưu trong máu có thể trung lập hóa virus.

Trong một cuộc nghiên cứu được đăng trên bioRxiv trước khi được các đồng nghiệp kiểm duyệt chéo, các nhà nghiên cứu phân tích công năng của hơn 300 kháng thể sản sinh bởi tế bào ‘bộ nhớ’ B nơi những tình nguyện viên đã tiêm chủng, trong đó có một số người trước đây từng bị nhiễm SARS-CoV-2.

“Omicron dường như né được phần lớn tế bào bộ nhớ B” các nhà nghiên cứu cho biết và nói thêm rằng Omicron “dường như vẫn bị nhận dạng hiệu quả bởi 30% tổng số kháng thể và bởi gần 10% tất cả kháng thể trung lập hóa hùng hậu,” hai nhà nghiên cứu Matthieu Mahevas và Pascal Chappert thuộc Đại học Paris nói trong một email chung.

Phối hợp với những thành tố khác trong hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào T, hiệu quả của tế bào B có thể giúp giải thích tại sao hầu hết những ai đã tiêm vaccine rồi bị nhiễm COVID không bị bệnh nặng đến phải nhập viện, các nhà nghiên cứu nói.

Hoạt động của các biến thể trong tế bào khiến chúng hữu hiệu hơn

Cùng với những đột biến gia tăng giúp cho virus corona xâm nhập các tế bào, những đột biến thay đổi cách thức virus hành xử bên trong tế bào là một yếu tố quan trọng cho thấy tại sao một số biến thể lây nhiễm nhiều hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện.

Những phát hiện được đăng trên tạp chí Nature cho thấy các nhà khoa học “phải bắt đầu nghiên cứu các đột biến bên ngoài phần gai” mà cho tới nay là trọng tâm của vaccine và các loại thuốc kháng thể, theo nhà nghiên cứu Nevan Krogan, Đại học California, San Francisco. Nghiên cứu biến thể Alpha, toán của ông phát hiện một đột biến tại một vị trí không phải gai làm cho những tế bào bị nhiễm trùng tăng cường sản xuất loại protein có tên là Orf9B. Orf9B làm tê liệt một protein khác tên là TOM70 mà tế bào dùng để gởi tín hiệu cho hệ miễn dịch.

Với mức OrfB9 cao hơn làm bất hoạt TOM70, hệ thống miễn dịch không đáp ứng tốt và virus có thể dễ dàng né khỏi bị phát hiện, các nhà nghiên cứu nói.

Khoa học gia Krogan cho hay cùng một loại đột biến đã được nhận ra trên Delta, “và chắc chắn là hầu như cũng cùng đột biến trên Omicron,” cho thấy chúng có thể có ảnh hưởng tương tự lên hệ miễn dịch. Thông tin mới này có thể khuấy động việc phát triển các loại thuốc nhắm vào sự tương tác của Orf9b và TOM70.

Theo Reuters / VOA