Mưa

Hiện nay, cô là một doanh nhân trẻ.

Phong vận kỳ oan ngã tự cư1
(Nguyễn Du)

Em,

Anh bắt đầu truyện ngắn này lúc 8 giờ sáng trong một quán cà phê tồi tệ nhất thành phố. Quán vắng khách, không ai quấy rầy anh. Trời đang mưa.

Anh ngồi viết… Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. Em đang ở đâu? Những ý nghĩ của anh hướng cả về em. Em hiển hiện. Em ngồi bên cạnh và sắp xếp những con chữ rời rạc.

Hôm ấy trời cũng mưa, mưa như trút. Anh và em ngồi trong xó tối. Trước mặt chúng ta có hai phụ nữ, một người thấp, một người cao, cả hai đều đẹp. Anh nhắc em chú ý đến cô gái cao, để tóc xõa, mỗi khi cười lại hay ngả người vào ghế. Em hỏi anh tên người ấy. Anh bảo: “Gọi gì mà chẳng được! Tên người cũng là một thứ ký hiệu thôi. Anh gọi cô ta là N.” Em bảo: “Thế người ngồi cạnh là M. à?” Anh bảo: “Phải”.

– Mình biết không? – M. nói – Mình chẳng hiểu gì về hắn. Đời mình sẽ tan nát vì hắn mất thõi. Tớ van mình, mình đừng yêu hắn!

– Không, tớ chẳng yêu đâu. Tớ chẳng dại… – N. cầm một bông hoa trên bàn xé nhỏ. – Nhưng hắn hiền lành và thông minh lắm. Gần hắn, tớ sẽ học được cái gì chăng?.

– Với bọn đàn ông thì người phụ nữ chẳng học được cái gì đâu. Chúng chỉ chăm chăm một việc là đè mình ra giường rồi tỷ tê những lời đường mật. Chúng mình tưởng bở, chúng mình tưởng đấy là tình yêu, là tính người. Thế là hết đời!

– Sao mình ác khẩu thế? – N. thở dài. Họ yên lặng một lúc. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

N. nói:

– Hắn đọc thơ, bằng một giọng trầm, hay không tả được.

– Lại thơ nữa! Thằng đàn ông nào khi quyến rũ đàn bà mà chẳng làm thơ? Chúng làm thơ suốt từ thời người vượn nguyên thủy đến nay, được những bốn nghìn năm rồi.

– Mình hôm nay thế nào ấy. Thế mình lấy chồng, mình có hạnh phúc không?

– Ừ, ừm… không biết. Nhưng mà chắc có đấy. Có điều tay chồng tớ đểu kinh khủng. Tớ biết hắn lừa tất cả mọi người. Thế mà trước khi lấy hắn, không hiểu sao tớ thấy hắn cao thượng thế!

N. cười khẽ. Khi cười, mái tóc xõa ở bên thành ghế.

– Mình cho tớ xin một điếu thuốc lá. Từ khi lấy chồng, tớ phải hút trộm… Chồng tớ thấy, hắn sẽ đánh tớ.

– Tại mình cả thôi. Tớ đã bảo đấy là một thằng đàn ông đê tiện cơ mà!

– Tớ rất ghét chồng mình, tớ chưa bao giờ thấy chồng mình nói thật bao giờ. Thôi, số kiếp cả. Làm sao được? Thân tớ thế là coi như xong rồi đấy. Rồi tớ sẽ đẻ con, vào bệnh viện, không hiểu sao tớ nghĩ sau này tớ sẽ bị liệt, thế là hết dời. Nhưng mà mình, tớ van mình, mình đừng yêu hắn!

– Không, tớ chẳng yêu đâu. Tớ chẳng dại…

– Mình thề đi. Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn!

***

Em hỏi: “Sao thế nhỉ? Sao người ta lại đi can gián tình yêu?” Anh bảo: “Em đừng sốt ruột. Một người đáng kể thế kia thì chẳng bao giờ thề thốt gì đâu”.

***

M. ngồi hút thuốc. ánh lửa ở đầu điếu thuốc đỏ rực.

– Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn. Mình thề đi!

– Không! Mình đừng bắt tớ thề. Buồn cười lắm!.

– Mình có hiểu một người như hắn tệ hại đến thế nào không? Hắn thích gì hắn sẽ làm nấy. Hắn có thể đánh nhau đấy!

– Ừ…

– Tớ đã biết hắn. Hắn rết khinh người. Một người như thế là không tôn trọng ai đâu.

– Nhưng hắn đối xử với tớ rất tốt… Dễ thương nữa.

– Mình chẳng hiểu gì cả! Ai mà hắn chẳng tốt! Hắn bịp bợm đấy! Hắn chẳng coi cuộc sống ra gì. Mình có thấy cách chi tiêu của hắn không? Nếu có một quốc gia trong tay thì hắn cũng chỉ chi tiêu trong năm phút.

– Thơ của hắn lạ lắm!

– Lại thơ! Mình cứ mơ mộng thế là chết đấy! Hắn ham chơi lắm, mình đã thấy hắn đá cầu với một thằng bé con sáu tiếng đồng hồ! Mình cứ tưởng tượng xem, sáu tiếng đồng hồ người ta làm được bao nhiêu là việc! Ngộ nhỉ?

– Ngộ gì mà ngộ? Có mà điên!

Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

– Tớ van mình. mình cẩn thận đấy! Mình có hiểu tình yêu của một tay đàn ông như thế thì thế nào không?

– Không… Tớ biết sao được.

– Nó sẽ làm lòng dạ mình tan nát như chơi…

– Mình chẳng hiểu gì cả… Hắn chỉ làm mọi việc theo ý hắn thích mà thôi. Khi hắn yêu hắn sẽ quên hết… Mà như thế thì khổ lắm… mà ngượng lắm!

– Sao lại ngượng?

– Thế mình chỉ sống có mỗi một mình thôi à? Mình còn có bạn bè, bố mẹ, lại còn bà, rồi còn sự nghiệp nữa.

– Ừ, bà thì rắc rối lắm!

– Chứ còn gì nữa? Hắn sẽ gạt tất cả sang bên. Hắn sẽ cười vào mũi tất cả, cười rất khả ố… Hắn chẳng coi mọi sự là cái gì đâu! Tớ cấm mình yêu hắn đấy!

– Ừ!

– Tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

– Thơ của hắn rất lạ… chẳng có đầu có cuối gì cả. Này nhé:

“Chính bởi thế mà nửa đêm ta dậy
Lang thang khắp phố phường.”

– Bởi cái gì?

– Ma nào mà biết được? Tớ cũng hỏi hắn thế…

Hắn cười, hắn cũng không biết nốt. Hắn chỉ lên trời…

– Lại thế nữa… Thế là điên rồi đấy!

– Mà còn thế này nữa:

“Ta nhổ một cái lông chân
Đem so xem nó có giông lông trâu không?
Ta ký một hơp đồng
Và ra sức lùa gió về
Trong căn phòng trống trải của ta…”

M. nhỏm người lên:

– Ký hợp đồng với ma quỷ đấy! Chắc chắn thế! Tớ biết mà… Hắn không chơi với người đâu, hắn chỉ chơi với ma quỷ thôi…

– Hắn có thể chết bởi những điều rất vớ vẩn… Mà hắn cả tin lạ lùng.

– Thôi đi… Tớ van mình. Mình đừng mơ mộng nữa. Cả tin với không cả tin. Tất cả đều một giuộc!

– Quả thực, tớ chưa thấy người nào đáng kể như hắn. Hết sức nồng nhiệt, tối tăm như đêm tối chính trực nữa…

– Mình yếu đuối lắm!

Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

– Này, tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

– Ừ…

***

Em hỏi: “Tình yêu là gì.?” Anh bảo: “Đây là nét phong nhã bậc nhất của đức hạnh. Không phải người nào cũng hiểu được đâu”. Em hỏi: “Sao khi yêu nhau người ta làm thơ?” Anh bảo: “Tình yêu sinh ra tài năng. Thơ là thử tài năng tầm thường nhất” Em bảo: “Tài năng nào mà chẳng tầm thường…” Anh bảo: “Có một thứ tài năng không tầm thường”. Em hỏi: “Anhbiết à?” Anh bảo: “Biết”. Em hỏi: “Anh có nó không?” Anh bảo: “Có”. Em bảo: “Thế thì em yêu anh”.

***

– Này, tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

– Ừ…

– Để tớ kể mình nghe chuyện này. Ngày xưa hắn đã yêu một thiếu nữ. Cô ấy con nhà gia giáo.Mình có biết một thiếu nữ trinh thục là thế nào không? Môi cô ta lúc nào cũng thắm đỏ. Đáy mắt cô ta ánh xanh như vỏ trứng chim sáo. Cô ta được nuôi dưỡng bằng truyện cổ tích và toàn cơm tám giò chả. Một thiếu nữ được nuôi như thế thì da trắng hồng.

– Thôi, mình bỏ trò miêu tả ấy đi. Khó chịu lắm. Một thiếu nữ trinh thục là rất khó chịu…

– Ừ thật thế đấy. Hắn đến… liệu hắn có biết thứ quà tặng gì đối với cô ta có thể làm chết người như là tình yêu của hắn hay không? Tớ cũng tin hắn yêu say đắm. Một cô gái như thế thì sao lại không yêu được? Có thể khi đến với cô ta, lòng hắn sẽ yên tĩnh lại, sẽ không sôi réo nữa. Hắn sẽ không du côn và lêu lổng nữa…

M. im lặng, cô ta lại châm một điếu thuốc lá. ánh lửa ở đầu điếu thuốc đỏ rực. Nghe rõ tiếng mưa rơi…

– Thế… Không thể nói rằng hắn là kẻ vô giáo dục được. Hắn chỉ hơi dám đến gần cô ta. Không phải là hắn yêu đâu, hắn chiêm ngưỡng, hắn thờ phụng cô ta như thể người ta thờ phụng Đức thánh Trần.

– Sao lại Đức thánh Trần?

– Tại vì đây là thứ tình yêu chẳng có hôn hít gì cả. Chỉ có tình yêu với Đức thánh Trần mới như thế chứ…

– Ừ. Tớ hiểu rồi. Kể cũng kỳ lạ đấy. Hình như bây giờ hắn đã bạo hơn…

– Mình im đi. Tớ van mình, mình không được nghĩ gì về hắn nữa đấy.

– Ừ.

– Thế… hắn với cô ta như thể hai người trong mộng. Cô ta héo hắt đi vì hắn. Mình tưởng tượng xem… Một cô gái mới lớn, lần đầu tiên biết yêu. Còn hắn, một con dê xồm mồ hôi dẩu, cười nói thản nhiên như côn đồ. Hắn có thể trồng èây chuối trước mặt bố mẹ cô ta. Bố cô ta là một trí thức, ông treo ảnh danh nhân trên tường, yêu thích văn học cổ điển, nhạc cổ điển và chính trị cổ điển. Còn hắn, hắn biểu diễn âm nhạc bằng cách thọc hai ngón tay vàò miệng…

– Ngộ nhỉ?

– Ngộ gì mà ngộ… Hắn bắt một con thạch sùng rồi để lên bàn. Hắn trình bày thế giới bằng cách miêu tả con thạch sùng ấy. Thượng tầng kiến trúc là đầu, hạ tầng cơ sở là chân, khúc đuôi là đạo đức. Hắn cho rằng đạo đức rụng rồi lại mọc, đạo đức có thể ngoe nguẩy một mình, còn toàn bộ sự sống chuồn mất…

– Thật quá quắt!

– Đấy Mình bảo như thế thì ai chịu được.

– Không chịu được thật…

– Tớ van mình… Mình đừng yêu hắn!

– Được rồi.: Thế tình yêu của hắn với cô gái kia thế nào?

– Hắn quyến rũ cô ta, hay là cô ta quyến rũ hắn… Cũng chẳng biết được. Họ say mê, quyến luyến nhau… Xa cô ta một ngày là hắn gây sự. Kể ra cũng không thể phàn nàn gì về một tình yêu như thế. Quả thực, nếu đấy không gọi là tình yêu thì tớ cũng không biết thế nào là tình yêu nữa…

– Tớ hiểu rồi… Tớ biết rất rõ.

Mình lại nghĩ đến hắn phải không? Tớ cấm đấy Tớ van mình… Mình dừng yêu hắn…

– Ừ Mình kể tiếp đi.

M. lại hút thuốc. Im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

***

Em hỏi: “Cuộc sống cơ bản là buồn, phải thế không?” Anh bảo: “Không có tình yêu buồn.” Em hỏi: “Hai cô gái kia thì ai hạnh phúc?” Anh bảo: “Một cố vừa đánh buột mất hạnh phúc. Còn cô kia đang có hạnh phúc trong tay, nhưng không khéo cũng đánh buột mất.”

***

M. kể tiếp:

– Họ yêu nhau. Hắn đính hôn với cô ta. Mọi người ngăn cản. Hắn khuyên cô ta trốn…

– Trốn đi đâu?

– Chắc là phải trốn đến nơi nào thật lạc hậu.

– Sao thế

– Thì những nơi văn mình ai chứa được một người như hắn? Không có gì với hắn là quá cao, cũng chẳng có gì với hắn là quá thấp…

– Họ trốn chứ?

– Đúng vào phút cuối cùng thì họ từ bỏ ý dịnh, từ bỏ lời thề.

– Khốn kiếp?

– Ừ

– Hắn có quay lại không?

– Một người như hắn thì đời nào quay lại? Lòng cao thượng của hắn là lòng cao thượng của quỷ chứ đâu phải của người! Hắn biết rằng chỉ vì một cô gái thì không đáng để hắn hi sinh cuộc đời, dù rằng đấy là một cô gái trinh thục, môi lúc nào cũng dỏ thắm, da trắng hồng…

– Hắn đi luôn à?

– Phải! Hắn đi luôn… mất tăm mất tích. Hắn đặc biệt nhạy cảm với sự nhục mạ…

– Sau đó thì sao?

– Cô ta ốm lăn lóc nhưng không chịu uống thứ thuốc hắn gửi đến, thuốc mà làm gì… Thời gian trôi đi. Cô ta bắt dầu tiêu phí dời mình. Cô ta hiểu rằng không có một người đàn ông thứ hai như thế…

Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

– Này… Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn. Hắn không có lòng đại lượng. Hắn không tha thứ cho ai… Mình, mình đừng yêu hắn. Hắn là quỷ sứ!

N. lục lọi đâu đó trong túi rồi đặt lên bàn một tấm ảnh nhỏ.

– Ảnh hắn đấy…

– Mình… tớ van mình… Mình đừng yêu hắn. Mình hãy đốt tấm ảnh ấy đi… Hãy xé đi…

– Mình…

– Không! Phải tự tay mình! Mình xé nó đi!

N. cầm bức ảnh trên bàn lặng lẽ xé nhỏ.

Chớp lóe sáng. Có tiếng sấm rền. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

– Khốn nạn!

– Mình bảo ai khốn nạn?

– Mình không hiểu đâu… Mình không biết rằng sau mối tình ấy cuộc đời trở nên khốn nạn thế nào?

– Cô ta còn sống à?

– Không, cô ta chết rồi! Tâm hồn cô ta chết ồi Cô ta chỉ còn hình hài. Cô ta thành kẻ đê iện. Cô ta làý chồng. Chồng cô ta cũng đê tiện ất Hắn ăn cắp rất giỏi. Hắn đánh cô ta mỗi khi ô ta hút thuốc.

– Tớ không hiểu… Thế là thế nào?

– Mình… Tớ xin lỗi mình… Mình đã xé tấm ảnh đi rồi… Mình đã làm điều mà tớ mong muốn… Họ ngồi yên lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi. Bỗng nhiên cả hai khóc òa. M. nói, giọng đầm nước mắt:

– Tớ xin lỗi mình… Thế mình tưởng tớ tha thứ cho mình vì mlnh xé tấm ảnh đi ư?

– Mình… mình sao thế?

– Mình chẳng hiểu gì cả? Mình tưởng tớ kể như vậy là lòng tớ thư thái hay sao? Sẽ thanh thản hay sao? Mình không biết tớ đã rứt từ tim tớ từng mảnh thịt một…

– Mình… mình… Sao thế mình…

– Mình tưởng tớ sẽ tha thứ cho mình vì mình độc ác thế à? Không, mình hiểu không? Nếu cần, tớ sẽ bỏ chồng, bỏ hết để đi theo hắn. Hắn vào tù thì tớ đưa cơm. Tớ sẽ theo hắn cùng trời cuối đất… Chỉ cần hắn quay lại… Nhưng hắn sẽ không bao giờ quay lại..

– Giời ạ. Sao mình lại kể, sao mình lại kể?

– Vì sao ư? Vì tớ không muốn… Mình hiểu không, tớ không muốn hắn rơi vào tay một người đàn bà nào khác, rơi vào tay mình.

N. đứng dậy đi ra ngoài trời. Một lúc sau, M. cũng đi ra nốt. Nghe rõ tiếng mưa rơi. Tiếng mưa rơi buồn không tả được.

***

Em hỏi anh: “Cuộc sống cơ bản là phải thế không?” Anh bảo: “Không”. Em hỏi: “Người đàn ông mà hai người nói chuyện ấy là ai?” Anh bảo: “Không biết”.

Em hỏi: “Là công nhân, nông dân hay thợ thủ công?” Anh bảo: “Không biết”. Em bảo: “Chắc là nghệ sĩ. Vì cô ta đọc thơ”. Anh bảo: “Thơ gì lại thế? Em có muốn nghe thơ anh không? Thơ của anh cũng có nhổ lông…” Em bảo: “Thôi, để khi khác. Nhưng em áy náy quá, không biết hắn là ai” Em bảo: “Em thấy cô ta cầm tấm ảnh in trên tờ báo. Chắc là một nhà chính trị”. Anh bảo: “Không biết”. Em bảo: “Hắn thật đáng kể.”

***

Mưa.

Ngoài trời kia vẫn mưa. Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. em ở đâu Những ý nghĩa của anh hướng cả về em. Bây giờ là 2 giờ chiều. Anh đã ngồi viết truyện ngắn này sáu tiếng đồng hồ. Sáu tiếng đồng hồ liền.

Sáu tiếng đồng hồ! Nhân vật chính trong truyện của anh đá cầu sáu tiếng đồng hồ. Cái thằng vô lại ấy! Một tên cao cầu bất hủ!

Em ở đâu?

Ngoài kia trời mưa.

Bao giờ thì em về? Hả em?

Truyện ngắn Nguyễn huy Thiệp

Không phải tiền, đây mới là tài sản quý giá nhất nhưng bạn hiếm khi để ý tới

Không phải tiền, đây mới là tài sản quý giá nhất nhưng bạn hiếm khi để ý tới
Tài sản quý nhất của bạn là khả năng kiếm tiền của bạn.

Một tài sản là một cái gì đó mang lại một dòng tiền mặt ổn định và có thể đoán trước được. Khả năng kiếm tiền của bạn có thể là tài sản quý nhất mà bạn có.

Khả năng làm việc, sản xuất và kiếm tiền của bạn trong nền kinh tế cạnh tranh của chúng ta bằng cách áp dụng trí óc và khả năng của bạn vào thế giới của bạn giúp bạn làm ra hàng chục ngàn đô la mỗi năm. Bạn có thể mất mọi thứ, tất cả tài sản của bạn, nhưng miễn là bạn duy trì khả năng kiếm tiền của bạn ở mức độ cao, bạn có thể tiếp tục được hưởng một trong những mức sống cao nhất thế giới.

Bạn phải mất cả đời mình để xây dựng khả năng kiếm tiền đến mức của bạn ngày nay. Nhưng khả năng kiếm tiền của bạn là một tài sản bị đánh giá thấp, giống như một chiếc xe hơi hoặc một mẩu thiết bị. Bạn phải liên tục duy trì và nâng cao chất lượng khả năng kiếm tiền của bạn để giữ cho bản thân bạn ở mức độ cao của năng suất, khả năng thực hiện và sản phẩm.

Kiến thức và kĩ năng là những chiếc chìa khóa để buớc vào thế kỉ 21. khả năng kiếm tiền của bạn được cấu thành từ sự kết hợp độc đáo giữa kiến thức và kĩ năng của bạn đã phát triển đến mức hiện tại. Nếu ngành hoạt động của bạn đang trải qua những thay đổi nhanh chóng, kiến thức và kĩ năng của bạn cũng đang trải qua một sự lỗi thời. Bạn phải liên tục thay thế kiến thức và kĩ năng cũ bằng kiến thức và kĩ năng mới nếu bạn muốn giữ cân bằng, và ít nhiều tiến về phía trước.

Hôm nay bạn đang được trả một cách chính xác những gì bạn đáng giá, không nhiều hơn và không ít hơn, căn cứ vào khả năng kiếm tiền ở hiện tại của bạn. Nếu bạn muốn nâng cao mức sống của mình, bạn phải nâng cao khả năng kiếm tiền của của bạn qua một quá trình phức tạp và có hệ thống của việc học tập và thực hành những kĩ năng và khả năng mới.

Làm thế nào bạn có thể nâng cao khả năng kiếm tiền ngay lập tức:

1. Xác định những kĩ năng cụ thể bạn có mà những kĩ năng này giúp bạn có giá trị nhất trong tổ chức của bạn. Điều gì là quan trọng đối với việc tạo ra thu nhập cho bạn? Bất kể câu trả lời của bạn là gì, lập kết hoạch nâng cao mỗi một khu vực kĩ năng quan trọng này.

2. Nhìn lại con đường cuộc đời bạn. Bạn sẽ phải giỏi một cách tuyệt đối, tích cực đối công việc gì trong vòng từ ba đến năm năm nữa kể từ bây giờ để giúp bạn tiếp tục được hưởng mức sống hiện tại và thậm chí cao hơn? Bất kể điều đó là gì, xác định những năng lực cốt lõi và sau đó lập kế hoạch để đạt được chúng.

Theo Thảo Nguyên

Doanh nghiệp và tiếp thị

30/4: Phụ nữ Sài Gòn qua ảnh trước năm 1975

Một số hình ảnh phụ nữ Sài Gòn trước năm 1975 qua ống kính của phóng viên ảnh ngoại quốc.

Sài Gòn trước 1975
Chụp lại hình ảnh,Đi chợ trên hè phố Sài Gòn – ảnh ‘Women Shopping at the Market’ của Bettmann. Phóng viên nước ngoài giải thích các món quà là trái cây được bán ngay vỉa hè Sài Gòn’Mme.
Bà Thiệu - Nguyễn Thị Mai Anh
Chụp lại hình ảnh,Đệ nhất phu nhân, hay bà Thiệu, giải thích trong phỏng vấn với báo chí nước ngoài rằng bà khác bà Nhu, tức Trần Lệ Xuân. Bà Thiệu (Nguyễn Thị Mai Anh) nói bà “không bao giờ tư vấn cho chồng về công việc quốc gia”. Bức ảnh này có tên ‘Madame Thieu Discussing the Contrast Between Herself and Other First Ladies’.
Đặng Tuyết Mai
Chụp lại hình ảnh,Ảnh của Wally McNamee chụp phu nhân của tướng Nguyễn Cao Kỳ nghe diễn văn của chồng bà tháng 2/1966. Bà Đặng Tuyết Mai được mô tả là “nhỏ nhắn, xinh đẹp” và là cựu tiếp viên hàng không Air Vietnam.
Sài Gòn trước 1975
Chụp lại hình ảnh,Phóng viên Tim Page chụp hình một cô gái Sài Gòn “cầu nguyện trong nhà thờ sau một vụ thành phố bị pháo kích”, năm 1968. Chiến sự năm đó được ghi nhận với nhiều bức ảnh khủng khiếp hơn nhiều.
Sài Gòn trước 1975
Chụp lại hình ảnh,Một đôi nam nữ trên đường phố Sài Gòn. Phóng viên nước ngoài chú ý phụ nữ miền Nam khi đó thường mặc áo dài nhiều màu sắc cho các dịp quan trọng. Ảnh của Michael Ochs
Sài Gòn trước 1975
Chụp lại hình ảnh,Ba cô gái đi phố mua sắm, tháng 1/1970
Sài Gòn trước 1975
Chụp lại hình ảnh,Phụ nữ Việt Nam mang trang phục kiểu Phương Tây ở Sài Gòn
Sài Gòn trước 1975
Chụp lại hình ảnh,Phụ nữ Sài Gòn đi xe gắn máy
Nữ quân nhân VNCH
Chụp lại hình ảnh,Nữ quân nhân VNCH
Biên Hòa
Chụp lại hình ảnh,Chiến tranh là đau thương, tang tóc. Ảnh của Jean-Claude Labbe chụp tại nghĩa trang Biên Hòa tháng 1/1973
Sài Gòn
Chụp lại hình ảnh,Những người chủ mới. Ảnh của Jean Claude Labbe chụp du kích cộng sản ở Sài Gòn ngày 1/5/1975.

Theo BBC

Ba tôi, Bùi Văn Tùng: Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975

Ông Borries chụp hình chung với ông Tùng trước thềm Dinh Độc Lập
Chụp lại hình ảnh,Nhà báo Borries Gallasch (người Tây Đức), phóng viên của báo Der Spiegel chụp hình chung với ông Tùng trước thềm Dinh Độc Lập

Câu chuyện về những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4 tại Dinh Độc Lập và đài phát thanh Sài Gòn, đã được báo đài đưa tin, làm phim tài liệu và ngay cả viết thành sách (ủng hộ và phủ nhận) cứ mỗi dịp tháng Tư về, ròng rã suốt 45 năm qua.

Nhưng ở đây tôi muốn kể những câu chuyện bên ngoài của cuộc đời ba, chưa bao giờ được kể, có liên quan đến những người trong cuộc.

Năm 2001, khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đại tướng Dương Văn Minh qua đời tại Mỹ, thì ba tôi nhận được cuộc gọi của phóng viên một đài tiếng Việt ở nước ngoài. Chi tiết đài nào ba kể lâu quá, tôi không còn nhớ rõ.

Họ gọi cho ba báo tin: “Ông Dương Văn Minh, cựu thù của ông đã qua đời hôm nay tại Mỹ, ông cho biết cảm tưởng của mình?”

Ba trả lời: “Ông tướng Dương Văn Minh chỉ là đối thủ của tôi trước năm 75, sau 75 ông cũng là công dân của nước CHXHCN Việt Nam, là đồng bào của tôi. Nay ông mất đi, cho tôi xin được thay mặt gia đình chia buồn với toàn thể gia quyến của ông Minh.”

Nhà báo, đại tá Bùi Tín (báo Quân Đội Nhân Dân) ngay sau 30/4/1975 đã tìm gặp ba tôi để nghe kể lại toàn bộ sự việc xảy ra trong buổi trưa lịch sử đó.

Cũng trong năm đó ông xuất bản cuốn sách” Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử ” với bút danh Thành Tín.

Cũng chính ông tặng ba tôi bức hình chụp ba được thay mặt cho QĐNDVN để chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ôm hôn trong buổi họp báo cáo thành tích của năm cánh quân tiến vào Sài Gòn tại Dinh Độc Lập, với lời bình luận: “Đôi dép cao su của bộ đội cụ Hồ đã đạp lên thảm đỏ của Phủ đầu rồng”. Quả là ba là người to cao, chân quá khổ vào loại nhất toàn quân, nên giày vải Trung Quốc cung cấp cho quân đội, ba không mặc vừa, đành phải đi vội đôi dép râu quen thuộc của suốt chiến dịch đến Dinh Độc Lập dự lễ báo cáo chiến công.

Sau này sang tị nạn chính trị tại Pháp, có dịp gặp gỡ với giới báo chí nước ngoài, ông Bùi Tín đem hết câu chuyện ba tôi đã kể cho ông nghe, thành việc làm của chính ông để đem nói chuyện cho báo chí thế giới.

Biết chuyện này, ba tôi chỉ phẩy tay, chắc họ lầm Bùi Tùng thành Bùi Tín, chứ ông Bùi Tín con nhà danh giá, rất quí ba, không thể làm vậy được đâu.

Sau này sang Mỹ, đọc sách “Vietnam: A history” của Stanley Karnow tôi mới thấy chắc rằng ông Bùi Tín đã kể như vậy cho nhà sử học, nhà báo Karnow nghe. Kể ra ông Stanley Karnow cũng ngây thơ khi tin rằng một nhà báo quân đội lại có thể buộc một ông Tổng thống, đại tướng quân đội VNCH chấp nhận đầu hàng, chứ không phải là một vị chỉ huy của chiến dịch.

Ông Phạm Xuân Thệ, đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng có mặt trong dinh “bắt nội các tổng thống”. Sau một thời gian dài im lặng, bỗng ông ấy tự nhận hết những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4/1975 về làm thành tích cho ông. Ông Thệ sau lên hàm trung tướng QĐNDVN.

Chính ủy Tùng cùng các ông Dương Văn Minh trên đường từ sân Dinh Độc Lập ra hai chiếc xe jeep để đến đài phát thanh
Chụp lại hình ảnh,Chính ủy Tùng cùng các ông Dương Văn Minh trên đường từ sân Dinh Độc Lập ra hai chiếc xe jeep để đến đài phát thanh

Năm 2006, khi biết Phạm Xuân Thệ phủ nhận việc ba- chính ủy lữ đoàn tăng thiết giáp 203 có mặt tại dinh- mà bỗng đột ngột xuất hiện tại đài phát thanh Sài Gòn, và cho rằng ông ta, một đại uý bộ binh đã giao lại nội các Dương Văn Minh, rồi cùng ngồi soạn thảo văn kiện đầu hàng với trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng, ba chỉ nói nhẹ nhàng, tay này tầm bậy.

Ba hiểu rằng cuộc chiến đấu này có biết bao nhiêu chiến sĩ quên mình ngã xuống cho đất nước hoà bình, thống nhất.

Tôi muốn đi kiện, viết báo đính chính, thì ba bảo để ba viết đơn báo cáo cho cấp trên của ba khiển trách Phạm Xuân Thệ chứ không nên vạch áo cho người xem lưng. Ba tin rằng những con người xấu trong quân ngũ, tranh công, đổ lỗi chỉ là thiểu số, còn quân đội ta là quân đội anh hùng, chiến sĩ ta rất dũng cảm và trung thực.

Lúc còn ở trong quân ngũ, ba đã góp ý với cấp trên là quân đội không được làm kinh tế mà chỉ nên học tập hiểu biết khí tài, vũ khí, rèn luyện thể lực thật tốt để luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra 90% chiến sĩ QĐNDVN xuất thân từ nhà nông nên tổ chức cho làm nông, thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp cho bằng các nước tiên tiến, cho người dân được nhờ, vì đất nước ta là nước mạnh về nông nghiệp.

Với sĩ quan và lính VNCH thì chỉ cần tập trung học tập chính sách của nhà nước mới, rồi cho về ai làm việc nấy.

Nếu ai có nhiều khả năng kiến thức quân sự thì sẽ cho phục vụ quân đội vì hoà bình rồi ai cũng là con dân nước Việt, chịu đau khổ vì chiến tranh quá nhiều, đều được quyền làm việc góp phần tái thiết lại đất nước. Bản thân ba lúc đó cũng thấy vũ khí, khí tài của Mỹ để lại trong tổng kho Long bình là rất hiện đại, rất hay để nghiên cứu, học hỏi sử dụng.

Chính ủy Bùi Văn Tùng (phải) cùng bạn chiến đấu Lữ trưởng lữ thiết giáp 203 Nguyễn Tất Tài, Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975
Chụp lại hình ảnh,Chính ủy Bùi Văn Tùng (phải) cùng bạn chiến đấu Lữ trưởng lữ thiết giáp 203 Nguyễn Tất Tài, Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975

Và kết quả của những lần đóng góp ý kiến rất thẳng thắn của ba đã không hợp với ý kiến của một số cấp trên, nên ba được cho về nghỉ hưu, khi tuổi đời là 53.

Ba không những nghiêm khắc với bản thân trong học tập hiểu biết quân sự, chính trị, ba còn là người rất gương mẫu trong cuộc sống cá nhân, trong từng lời ăn tiếng nói để làm gương cho chiến sĩ.

Ba nói sao thì ba làm vậy. Sau ngày thống nhất, ông nội về lại quê Đà Nẵng, mang theo bản chứng thực từ thời thực dân cho mảnh đất căn nhà của ông bà lúc đi tản cư, sau đó ông đi tập kết luôn, quên không để lại cho bà, nên đã có nhiều hộ gia đình dọn đến sinh sống trên đó nhiều năm rồi.

Ông nội muốn đòi lại – lúc đó mà đòi là được ngay- phe chiến thắng mà.

Nhưng ba bảo : “Mình đi làm cách mạng để cho nhân dân có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa ở, nay cách mạng thành công rồi mình không thể đuổi họ ra khỏi căn nhà họ đang sống được; con là con trai trưởng, con không cần, nên cậu đừng đòi”.

Ngày 30/4/1975
Chụp lại hình ảnh,Ngày 30/4/1975

Thế là ông nội về ở nhà cô Ba với bà nội, ba thì về doanh trại quân đội, mẹ và các con thì có ông bà Ngoại cưu mang ở Sài Gòn.

Ba tôi còn đã từng bị sập hầm, bị đất vùi ở Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, may mà anh em chiến sĩ moi được lên. Bốn người mới khiêng nổi ba.

Vết thương phạt ngang gan bàn chân giờ vẫn còn sẹo, sau này có người bảo ba khai thương binh để lấy tiêu chuẩn, ba bảo, mình còn sống, đi lại được là may mắn lắm rồi, để tiêu chuẩn dành cho những gia đình có người đã hy sinh, hoặc tàn tật, đất nước mình còn nhiều hoàn cảnh như thế lắm.

Lời nói và việc làm

Ba tôi là người có lời nói và việc làm đi đôi với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản. Chính vì thế mà năm 2013, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi đưa được ba tôi về thăm quê Đà Nẵng sau hơn chục năm nằm liệt giường do tai biến mạch máu não. Những tai biến nhỏ có lẽ do những nỗi đau lòng hậu chiến tranh không nói ra được, đã khiến ba từ từ mất đi khả năng vận động và nói lưu loát.

Hà Nội năm 1980
Chụp lại hình ảnh,Hà Nội năm 1980
Thành phố Hồ Chí Minh năm 1985
Chụp lại hình ảnh,Thành phố Hồ Chí Minh năm 1985

Họ hàng chở chiếc xe lăn của ba và cả đại gia đình đi xung quanh hết thành phố Đà Nẵng cho ba thăm lại những con đường tuổi thơ êm đềm xưa kia. Ba giải thích cho tôi cái tên Tourane ngày xưa của thành phố là ghép từ hai từ Tour- ane (ý nói thành phố hẹp, quan thuộc điạ chỉ đi một vài vòng trên lưng con lừa là hết thành phố).

Họ hàng nhà tôi bảo đây là biệt thự của ông Bá Thanh, khách sạn, siêu thị này của bà nọ ông kia, chị em của ổng, ba đã rất tỉnh táo phát biểu: “Nếu tay Bá Thanh thấy phát triển tư bản tốt cho dân cho nước thì phải tuyên bố đảng Cộng sản đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi, để đưa đất nước ta phát triển theo tư bản với luật lệ của nó, chứ để tư hữu kiểu như thế này mang tiếng những người vô sản, suốt đời vì dân vì nước như tau.”

Mà quả thật, chính ông ngoại tôi đã thương yêu , dặn dò mẹ tôi lúc ông còn sống: “Ba mua nhà cho các con, giữ lấy mà cho thuê cho mướn lấy tiền nuôi con học hành, đừng nghe theo người ta mà bán đi đầu tư này nọ, tụi bay xa ba đi theo cộng sản lâu rồi, không biết buôn bán gì rồi người ta lừa cho mất hết tiền đó”.

Những năm tháng ba về hưu lúc tuổi đời còn khoẻ, ba chăm chỉ nuôi gia cầm, gà, vit, ngan, thỏ cho mẹ đem ra chợ bán lấy tiền sinh sống thêm.

Rồi không muốn để ba tôi quanh quẩn trong nhà bí bức, mẹ tôi đề nghị ba ra phụ giúp phường, quận, giúp cho giáo dục thế hệ trẻ, góp ý coi sóc an ninh phường khóm.

Ba đã được anh em và nhân dân trong phường, quận, rồi thành phố yêu thương vì sự công bằng, chính trực, giúp đỡ cho những gia đình có những khúc mắc trong chính trị và kinh tế. Mọi người còn yêu quí kính trọng ba hơn khi biết ba là nhân vật đã góp phần chấm dứt sớm cuộc chiến, giảm tổn thương vong và tàn phá.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay
Chụp lại hình ảnh,Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay

Những năm bệnh tật ngồi nhà không ra ngoài sinh hoạt được nữa, thấy mẹ hay đi sinh hoạt văn nghệ ở Nhà văn hoá lao động, có một số bạn bè đến chơi nói ra nói vào về mẹ với ba. Ba bảo bà nhà mình có năng khiếu văn nghệ từ nhỏ, những năm chiến tranh khổ quá, không thực hiện được, nay hoà bình rồi để bà ca múa cho vui. Và thế là mẹ tôi vừa làm chủ nhiệm câu lạc bộ, kiêm kế toán trưởng vừa kiêm diễn viên múa và ca sĩ cho đến năm 83 tuổi. Phát hiện ra bệnh ung thư mẹ mới nghỉ làm và ra đi thanh thản ở tuổi 85.

Tại sao Mỹ lại đánh nhau?

Sau khi tôi đã sang sinh sống ở nước ngoài, mỗi lần về Việt Nam thăm ba, những lúc tinh thần minh mẫn ba đều hỏi thăm tôi người Việt mình sống ở bên đó thế nào, có thành công và thích nghi với nước sở tại hay không?

Và cuối câu chuyện bao giờ ba cũng thắc mắc hỏi tôi mỗi một câu: “Tại sao Mỹ lại đánh nhau với mình thế hả con?” Tôi nghe xong chỉ biết rơi nước mắt thương ba và thương cho cả thế hệ cha anh.

Năm nay đánh dấu 45 năm nước Việt Nam được sống trong hoà bình, nhưng đâu đó mỗi gia đình Việt Nam đều có câu chuyện đau thương để kể.

Có những nỗi niềm vẫn cứ gợn lên trong lòng, dù bạn ở phía bên nào.

Tôi may mắn được gặp gỡ và trò chuyện với các chú, các anh tham gia cuộc chiến ở cả hai bên. Tất cả những người lính đó đều có nhận định như nhau, chiến tranh là tàn khốc và chết chóc, là con người phải suy nghĩ và hành động khác với nhân tính của mình để sống còn.

Gia đình tôi cũng như hàng triệu gia đình người Việt khác chịu những hậu quả của chiến tranh và chia cắt. Tôi kể câu chuyện của gia đình mình ra đây chẳng mong mỏi điều gì hơn ngoài việc làm sáng tỏ một vài sự kiện trong lịch sử.

Mong sao cho chính phủ và cộng đồng người Việt trong và ngoài nước luôn đoàn kết, hàn gắn những đau thương mất mát, để dân tộc và đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn và phát triển.

Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, bà Quỳnh Hoa, con gái đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Văn Tùng. Bà tốt nghiệp Đại học Y dược thành phố HCM, hiện đang sống ở nước ngoài. BBC sẽ tiếp tục đăng các góc nhìn khác nhau về lịch sử Việt Nam giai đoạn này.

Quỳnh Hoa / Gửi cho BBC News Tiếng Việt

Các ban đảng, túi rác của cạnh tranh quyền lực

Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng | Đảng Cộng sản  Việt Nam - Đại hội XIII
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ra mắt tại phiên Bế mạc Đại hội Đảng

Jackhammer Nguyễn / Tiếng Dân

Ông Phùng Xuân Nhạ là anh em cô cậu với ông Phạm Minh Chính. Nguồn tin riêng của Tiếng Dân cho chúng tôi biết, mẹ ông Phùng Xuân Nhạ là chị ruột của bố ông Phạm Minh Chính, tân Thủ tướng VN.

Nguồn tin này cũng cho biết rằng, trong kỳ đại hội đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lần thứ 13 vừa rồi, với khí thế đang lên của viên công an tỉnh Thanh (Hóa) Phạm Minh Chính, lẽ ra người anh cô cậu của ông vẫn giữ được ghế Bộ trưởng Giáo dục, nhưng vì uy tín ông anh bết bát quá, sau mấy năm cầm thước ở Bộ Giáo dục, Trung ương Đảng (TW) đã gạt đi.

Việc gạt đi này có phần “trách nhiệm” không nhỏ của báo Tiếng Dân, vì đã tọc mạch công bố danh sách các bộ trưởng được cơ cấu, trước khi quyết định chính thức được công bố. Danh sách này lại có tên ông Nhạ, nhân vật luôn bị mạng xã hội Việt Nam chỉ trích nặng nề, đôi khi bị đem ra chế giễu như một trò hề. Nhưng nếu như không có sự rò rỉ, phe khí thế đang lên của ông công an Thanh Hóa có thể an vị ông anh của mình, giữ ghế Bộ trưởng Bộ Giáo dục, như một việc đã rồi.

Nhưng việc đã lộ, TW không thể nhắm mắt làm ngơ được. Sau cuộc dàn xếp “Tứ trụ”, Bộ Chính trị xong xuôi, nội các chính phủ được thành lập với ông Nguyễn Kim Sơn được đưa ra thay ông Nhạ. Cát bụi phân tranh lắng xuống, “người ta” bèn rón rén đưa ông Nhạ vào giữ chức Phó ban Tuyên giáo Trung ương. Chức vụ này nghe không oai bằng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nhưng quyền lợi chính trị, vật chất thì tương đương với chức Bộ trưởng.

Chúng ta đang chứng kiến sự hình thành một tầng lớp quý tộc đỏ mới. Cả hai anh em Chính – Nhạ đều leo lên từ những bậc thấp trong guồng máy cộng sản, gặp “quí nhân” mà thăng tiến. Khi thăng rồi thì quay ra giúp nhau trên con đường hoạn lộ. Tuy nhiên, ông em là Chính có lẽ được ngồi vào ghế Thủ tướng hơi trễ, nên không vớt được cái danh cho ông anh Nhạ.

Câu chuyện Chính – Nhạ cho chúng ta vài nhận xét thú vị về cấu trúc quyền lực và lợi ích trong bộ máy Cộng sản Việt Nam.

Điều đầu tiên là quyền lực ngày càng tăng của TW, với khoảng 200 vị nắm rất chặt các tỉnh thành, các bộ, một loại quốc hội de facto. Bộ phận này có thể “phủ quyết” các quyết định của Bộ Chính trị, những nhân vật chóp bu của đảng CSVN.

Điều thứ hai là bộ phận “thuần đảng”, vừa là một quyền lực đối trọng với các nhân vật nắm chính phủ, mà cả hai phe đều là đảng cả, vừa là một cái túi chứa vật phế thải trong những xung đột mà các phe ném vào, trong các tranh chấp quyền lực.

Ban Tuyên giáo Trung ương, nơi cầm trịch toàn bộ hệ thống truyền thông cộng sản, nơi kiểm soát mạng xã hội Việt Nam, với hệ thống dư luận viên hùng hậu, rõ ràng là một nơi như thế. Và còn nhiều ban bệ phía đảng như thế nữa.

Diễn biến của đại hội 13 vừa qua cho thấy, phe thuần đảng và phe chính phủ đấu nhau ra trò. Có thể thấy rằng, vì họ đều là đảng cả, nên việc chuyển từ chính phủ sang “thuần đảng” cũng xảy ra, trường hợp Phùng Xuân Nhạ là một minh chứng. Mà khi bị chuyển sang thuần đảng, có lẽ phe ông Nhạ cũng làm mình làm mẩy chứ không phải vừa, qua chiến dịch tấn công tân bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

Dù sao, sau trận giẫy nẫy làm mình làm mẩy đó, ông Nhạ cũng được ông em dàn xếp cho một nơi vừa kín tiếng, vừa vẫn giữ bổng lộc đến cuối đời, thế thì cũng xứng công “hãn mã” vậy.

Hệ thống “thuần đảng” vốn là nơi cạnh tranh quyền lực với “chính phủ” và cũng là nơi giẫm chân lên chính phủ với cấu trúc song trùng đảng – chính phủ. Từ một góc nhìn thực tiễn thì hệ thống này cũng giúp cho việc kiểm soát quyền lực, như lời một nhà hoạt động xã hội dân sự trong nước nói với tôi, nhưng với các “túi rác” thì lại rất tốn kém cho ngân sách quốc gia.

Quay trở lại với hai ông Chính – Nhạ, ta hãy chờ xem họ có thiết lập được một gia tộc đỏ mới hay không, giống như gia tộc của đồng chí X, hỗn danh của ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa là người tiền nhiệm, người đồng nghiệp (cùng công an với nhau) và từng là người đỡ đầu cho ông Chính