‘Kho báu’ được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD

Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Mỹ) được Google vinh danh ngày 13/4 nhằm kỷ niệm 151 năm ngày thành lập.

Ngày 13/4, trang chủ Google thay đổi giao diện bằng hình ảnh Doodle hoạt họa để kỷ niệm 151 năm thành lập Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Metropolitan Museum of Art – Viết tắt là The Met) của Mỹ.

Đối với người dân nước Mỹ nói riêng, và những người mến mộ tác phẩm nghệ thuật thế giới nói chung, Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Metropolitan Museum of Art) tựa như “trái tim văn hóa nghệ thuật” của người dân thành phố New York.

Tại viện bảo tàng có tuổi đời hơn 150 năm này chứa những tác phẩm nghệ thuật lâu đời, quý hiếm và nổi tiếng của nhiều nghệ sĩ, danh họa, thợ thủ công vang danh khắp thế giới. Đây là “ngôi nhà” của một bộ sưu tập hơn 1,5 triệu đồ vật, có niên đại hơn 5.000 năm từ hầu hết mọi nơi trên thế giới.

Không tự nhiên mà các nghệ sĩ thiết kế của Doodle thực hiện hình ảnh hoạt họa để vinh danh Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 1.

Đây là hình ảnh Doodle trên giao diện trang chủ Google ngày 13/4. Ảnh: Google Doodle

Theo thông tin của website Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Metmuseum.org), Doodle chứa 18 hình ảnh của 18 tác phẩm nghệ thuật hàng đầu thế giới.

18 tác phẩm đó là gì?

18 tác phẩm quý giá trên Google Doodle ngày 13/4

1. Họa phẩm “Comtesse de la Châtre” của nữ họa sĩ vẽ chân dung người Pháp Élisabeth Louise Vigée Le Brun (1755-1842).

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 2.

2. Tác phẩm điêu khắc bằng gỗ Tượng gỗ hình nhân (Seated Male Figure) do nghệ nhân Vương quốc Kongo (châu Phi) thực hiện cuối thế kỷ 19.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 3.

3. Bức tranh “Chân dung tự họa” của Samuel Joseph Brown, Jr.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 4.

4. Bức tranh khảm Byzantine từ năm 500-550 Sau Công nguyên.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 5.

5. Chiếc bình cổ năm 540 Trước Công nguyên.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 6.

6. Mặt nạ năm 1745 – tượng trưng cho Jikokuten, người bảo vệ phương Đông, một trong Tứ hoàng của Thiên đường.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 7.

7. Bức chân dung tự họa của danh họa người Hà Lan Vincent Willem van Gogh.

Riêng tác phẩm này, Nhà đấu giá Christie’s của Anh đã định giá từ 80 triệu đến 150 triệu USD.j

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 8.

8. Hộp đựng bằng đá và vàng Goa (Cuối thế kỷ 17 – Đầu thế kỷ 18)

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 9.

9. Tác phẩm Kỳ lân trong khu vườn “The Unicorn in Captivity” – là một trong những tác phẩm nghệ thuật phức tạp và đẹp nhất từ ​​cuối thời Trung Cổ còn tồn tại.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 10.

10. Tác phẩm điêu khắc Tượng người ngồi, thế kỷ 13. Tác phẩm điêu khắc bằng đất nung này đến từ một địa điểm có tên là Jenne-jeno, thành phố lâu đời nhất được biết đến ở châu Phi cận Sahara.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 11.

11. Cây đàn guitar bằng gỗ mun được trang trí cực kỳ tinh xảo.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 12.

12. Chiếc váy đính cườm truyền thống Lakota/Teton Sioux.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 13.

13. Bên ngoài quan tài của nữ ca sĩ Amun-Re, Henettawy. Thi thể của Henettawy đoản mệnh (mất năm 21 tuổi) không được ướp xác mà chỉ được quấn trong nhiều lớp băng vải lanh.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 14.

14. Áo giáp của Hoàng đế Ferdinand I (1503–1564).

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 15.

15. Vũ công nhí 14 tuổi. Tác phẩm này hầu hết được làm bằng sáp, đất sét và plastiline dễ vỡ (một vật liệu làm mô hình dựa trên sáp và dầu).

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 16.

16. Tượng đá cẩm thạch nghệ nhân chơi đàn hạc, 2800–2700 Trước Công nguyên.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 17.

17. Chiếc ghế klismos – Tác phẩm thủ công, được làm từ thời Hy Lạp cổ đại.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 18.

18. Bức tượng vũ nữ biểu diễn một điệu nhảy được mô tả trong thơ văn thời Hán ở Trung Quốc.

Kho báu được Google tôn vinh ngày 13/4: Thứ đắt giá bậc nhất lên tới 150 triệu USD - Ảnh 19.

Tham khảo: Google Doodle, Metmuseum.org /Shoha

9 lời khuyên chí lý về cuộc sống mà bạn nên nghe trước khi quá muộn: Lưu ý ngay từ điều số 1

9 lời khuyên chí lý về cuộc sống mà bạn nên nghe trước khi quá muộn: Lưu ý ngay từ điều số 1
1. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc tiết kiệm và “lãi kép”
Đây là lời khuyên của của các chuyên gia tài chính: Hãy bắt đầu tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ, và để những đồng tiền đó sinh sôi, như người ta nói, “Lãi mẹ đẻ lãi con”, đó chính là lãi kép. Theo định nghĩa về tài chính, “Lãi suất kép phát sinh khi lợi nhuận được thêm vào vốn ban đầu”.
Thậm chí, nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein cũng từng nói, “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới này. Những ai hiểu nó, vận dụng nó sẽ kiếm được tiền”.

Đừng nghĩ rằng “Lương mình có bao nhiêu đâu, tiết kiệm đến bao giờ mới giàu chứ?”. Thay vào đó, hãy tiết kiệm sớm lúc nào hay lúc đó và để đồng tiền của bạn sinh lời. Vào 1 ngày đẹp trời, bạn sẽ bất ngờ trước số tiền mình có trong tay, và mua được những thứ tài sản lớn, từ nhà cửa, cho đến xe cộ.
Hãy tiêu những thứ đáng tiêu, và đừng tiêu dù chỉ 1 đồng cho những món đồ vô nghĩa, hay những thứ mà bạn mang về nhà vì “đang có chương trình giảm giá”, nhưng lại chẳng biết bao giờ thì bạn mới cần đến nó.
2. Hãy đi con đường của riêng mình
Thật không may, nhiều người trong chúng ta có thói quen thích đánh giá người khác. Vì thế, bạn rất dễ trượt khỏi con đường riêng của mình và đi theo số đông. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn hiểu được mình muốn gì, có thể làm gì, thế mạnh của mình ở đâu. Đừng vì sợ bị người khác chỉ trích mà chọn con đường giống với họ.
Nên nhớ rằng, bạn là phiên bản duy nhất, và cũng chỉ có mình bạn mới đủ sức đưa giấc mơ của mình trở thành hiện thực.
3. Hãy hành động – ngay lập tức
Khi bạn chia động từ ở thời tương lai, là bạn đang đẩy những thành tựu của mình ra xa. “Tuần tới mình sẽ ăn kiêng”, “Tháng sau mình sẽ tập thể dục”, hoặc “Khi nào lương mình cao hơn thì mình sẽ mời cô ấy đi chơi”… và rồi, tuần sau hoặc tháng sau đó có thể sẽ không bao giờ đến.
Hầu hết mọi sự trì hoãn đều chỉ là 1 mánh lới tâm lý, để bạn tìm ra 1 cái cớ cho sự lười biếng hoặc thiếu quyết tâm của mình mà thôi.
Hãy bắt tay vào làm ngay lập tức, kết quả tệ hại nhất có thể chính là việc bạn sẽ thất bại, nhưng thành quả lớn nhất thì có thể bạn sẽ không tưởng tượng ra.
Trong khi đó, nếu bạn chẳng làm gì, tất nhiên bạn đã biết được thứ chờ đợi mình là gì rồi, phải không?
4. Hãy sớm quan tâm đến sức khỏe của mình
Có 1 câu nói rất hay: “Chiếc giường đắt nhất là chiếc giường trong bệnh viện”.
Nếu cuộc đời của con người được chia làm 2 nửa, thì chúng ta thường lấy nửa thứ nhất ra để làm cho nửa thứ hai khốn khổ. Đó là khi chúng ta cậy vào tuổi trẻ của mình để quăng mình trong những cuộc vui chơi thác loạn, thức khuya lướt net, hay rượu chè, hoặc làm việc tới kiệt quệ, đó là khi chúng ta nợ sức khỏe của mình 1 lời xin lỗi.
Đến khi bạn có tuổi rồi, sức khỏe ngày một yếu đi, bạn có tiêu hết số tiền mình kiếm ra được cũng chưa chắc lấy lại được sức khỏe. Muốn hối hận thì cũng muộn rồi.
Hãy thay đổi ngay trước khi còn kịp: Ăn uống lành mạnh, đi khám sức khỏe thường xuyên, năng tập thể dục và đi ngủ sớm. Chỉ đó thôi, bạn trong tương lai sẽ biết ơn bạn của ngày hôm nay rất nhiều.
5. Những người sống xung quanh có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần

Những người sống xung quanh chúng ta, một số sẽ khiến cho bạn thất vọng tới tận cùng, thế nhưng, cũng sẽ có những người sẽ khiến cho bạn cảm động tới phát khóc.
Thực ra, thế giới chính là như vậy. Luôn tồn tại 2 mặt trắng – đen, giống như việc luôn có đêm – ngày vậy. Có người xấu, ắt cũng có người tốt. Do đó, bạn hãy nhớ rằng, đừng bao giờ vội đánh giá bất kỳ ai chỉ bởi vẻ ngoài hay hoàn cảnh xuất thân của họ, cũng đừng tin tưởng ai quá đà.
Hãy luôn sẵn sàng học hỏi từ họ, bạn sẽ không phải hối tiếc đâu.
6. Hãy biến mỗi 1 khoảnh khắc trong cuộc sống của mình trở nên có giá trị
Thời gian là thứ công bằng nhất. Người giàu hay người nghèo đều có từng ấy quãng thời gian để sống mà thôi, và những người có nhiều trải nghiệm nhất, hài lòng nhất với cuộc sống chính là những người giàu có và hạnh phúc nhất.

Khi về nhà và vui chơi với con cái, đừng nghĩ tới công việc, khi uống trà, thưởng hoa, đừng nghĩ đến những đấu đá, những mâu thuẫn, giờ nào việc đó, hãy tận hưởng những niềm vui thuần khiết nhất mà cuộc sống có thể mang tới cho bạn. Bạn sẽ thấy rằng, thì ra, cuộc sống này còn rất nhiều vẻ đẹp chờ bạn khám phá.
7. Chỉ mình bạn mới có quyền năng tạo ra cuộc sống mà bạn mong muốn
Những người khác có thể hỗ trợ, hướng dẫn hay đào tạo bạn. Cũng có người lại chỉ khiến cho con đường đi tới của bạn trở nên khó khăn hơn. Giống như những con cua bị vứt vào 1 chiếc xô, bạn càng cố trèo lên thì chúng càng muốn lôi bạn xuống.
Nhưng cuối cùng, chỉ có 1 người có thể quyết định cuộc đời bạn sẽ đi về đâu, đó chính là bạn, không ai khác ngoài bạn mà thôi. Đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho những người khác chỉ khiến bạn trở nên đáng thương hơn.
Đức Phật từng nói: “Hãy là ánh sáng của chính mình”. Vì thế, bạn hãy tạo ra thứ ánh sáng lấp lánh ấy.
8. Hãy học cách tạo dựng những thói quen tốt
Có câu nói, “Thói quen tạo nên tính cách, tính cách quyết định số phận”, đủ để thấy những thói quen hàng ngày đóng vai trò quan trọng thế nào trong việc giúp bạn đi đến thành công.

Nếu bạn là người có thói quen ngăn nắp gọn gàng, hẳn bạn cũng sẽ ghét sự bừa bộn, cẩu thả, tùy tiện trong công việc. Và nếu bạn là người làm việc cẩn thận, chỉn chu, luôn nỗ lực hết mình, vậy có lý gì thành công lại không tới?
Nếu bạn là người lười biếng, 1 tháng cũng không muốn dọn nhà 1 lần, quần áo, đồ dùng thường xuyên vứt mỗi nơi 1 cái, sáng nào cũng đi làm muộn vì mất công tìm đồ, chẳng cần nói nhiều cũng đoán được vài phần về tiền đồ của bạn.
9. Hãy trân trọng chuyến hành trình mang tên “Cuộc sống”
Theo một cách nào đó, cuộc sống mà chúng ta đang có chẳng khác nào 1 chuyến tàu, có điểm bắt đầu và 1 ngày nào đó, cũng sẽ có điểm kết thúc. Chính vì thế, hãy tận hưởng từng phút giây, hãy trân trọng mỗi 1 người bạn gặp trên đó cũng như những khoảnh khắc hạnh phúc mà bạn có.
Đừng ghen tị với những may mắn của người khác, đừng hằn học hay buồn bã trước những chuyện chưa được như ý của bạn. Hãy tận hưởng những cảnh đẹp 2 bên đường mà chuyến tàu “Cuộc sống” dành tặng cho bạn.
Theo Develop Good Habits / CafeVN

Tú Mỡ

Tú Mỡ
MỡNhà thơ Tú Mỡ

Tú Mỡ sinh ngày 14 tháng 3 năm 1900 tại phố Hàng Hòm (Hà Nội), trong một gia đình lao động nghèo ở thành thị (tiểu thủ công).

Lên 5 tuổi, ông học chữ Hán với ông nội. Khi ông nội mất, ông mới học chữ quốc ngữ với thầy giáo Quý ở phố Hàng Mành. Học được một năm, ông xin chuyển vào học trường nhà nước ở phố Hàng Bông, tiếp đến là trường ở Hàng Vôi.

Năm 14 tuổi (1914), ông đỗ đầu bằng sơ học Pháp-Việt, nên năm sau được vào học tại trường Bưởi (nay là Trung học phổ thông Chu Văn An), chung với Hoàng Ngọc Phách.

Năm 16 tuổi (1916), ông bắt đầu “mắc bệnh” làm thơ. Trong Hồi ký, ông kể lại: “…tôi quyết tâm học làm thơ. Trước hết tôi mua bộ Hán-Việt văn khảo để nghiên cứu các thể thơ ca, từphú, rồi mua những tập thơ của Hồ Xuân HươngTú XươngYên ĐổTản ĐàTrần Tuấn Khải, những tác phẩm mà tôi thích đọc nhất…”

Năm 17 tuổi (1917), ông bắt đầu yêu một cô gái 15 tuổi ở Hàng Bông, làm được bài thơ tình đầu tiên (theo thể thất ngôn bát cú) có tên là Tương tư, bị Hoàng Ngọc Phách chê là sáo…[4]

Năm 18 tuổi, ông đỗ bằng Thành Chung và cuối năm đó, ông xin vào làm (thư ký) trong Sở Tài chính (Hà Nội) cho đến Cách mạng tháng Tám (1945).

Bước vào nghề “thầy Phán”, ông sáng tác được bài thơ khôi hài đầu tiên, đó là bài Bốn cái mong của thầy Phán.

Năm 1926, ông bắt đầu có thơ đăng trên Việt Nam thanh niên tạp chí, Tứ dân tạp chí.

Sau khi gặp gỡ Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), được nhà văn này phát hiện năng khiếu làm thơ trào phúng của ông, năm 1932, Tú Mỡ tham gia Tự Lực văn đoàn[5], rồi được cử phụ trách mục Giòng nước ngược trên tờ Phong Hóa, một tờ báo chuyên về văn chương, hài hước và trào phúng của bút nhóm này.

Tháng 12 năm 1946chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, Tú Mỡ lên chiến khu, tham gia kháng chiến bằng ngòi bút trào phúng sở trường quen thuộc. Thời kỳ này, Tú Mỡ ký tên là Bút Chiến Đấu. Ông giải thích: Vì thấy công cuộc kháng chiến là công cuộc nghiêm chỉnh, mình dùng bút danh để đánh địch cũng là việc làm nghiêm chỉnh,…cho nên tôi không muốn dùng bút danh cũ là Tú Mỡ. Tú Mỡ là tên đặt đùa, ý là người kế tục nhà thơ bậc thầy Tú Xương. Vả lại, hai chữ Tú Mỡ lúc này ông còn nghe gần với “đú mỡ”, có vẻ không được…nghiêm túc. Và từ nay, tôi đặt thơ vào hai mục riêng: loại đánh địch là mục “Nụ cười kháng chiến”, loại ca ngợi tinh thần anh dũng của quân dân là mục “Anh hùng vô tận”[6]. Theo Từ điển Văn học (bộ mới), thì trong lúc kháng chiến, có lần ông bị đối phương bắt nhưng đã tìm cách thoát được.

Tú Mỡ và Thế Lữ là đôi bạn tri kỷ lui tới với nhau, một đời.

Năm 1954, chiến tranh kết thúc, ông tiếp tục sáng tác phục vụ cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới.

Năm 1957, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, và làm Ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam.

Năm 1974, bà vợ tào khang chung thủy của ông mất, Tú Mỡ đã viết bài thơ Khóc Người Vợ Hiền, đáng kể là một trong những bài thơ tình hay nhất:

Bà Tú ơi! Bà Tú ơi
Té ra bà đã qua đời, thực ư?
Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác,
Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao.
Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào,
Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai…

Tú Mỡ mất lúc 13 giờ ngày 13 tháng 7 năm 1976 tại Bệnh viện Việt–Xô (Hà Nội), hưởng thọ 76 tuổi.

Hiện nay tên của ông được đặt tên cho một con phố ở quận Cầu GiấyHà Nội, nối từ phố Mạc Thái Tông đến đường Phạm Hùng ở cạnh sau Trung tâm Thương mại BigC Thăng Long. Đường Tú Mỡ ở Quy Nhơn, Bình Định nối đường Lê Bá Trinh đến đường Võ Thị Sáu.

Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng

Nội các Trần Trọng Kim
Chụp lại hình ảnh,Nội các Trần Trọng Kim chỉ tồn tại hơn bốn tháng

Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.

Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.

Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Vũ Trọng Khánh, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi.

Nhân chuyện một cuốn sách của Trần Trọng Kim vừa bị thu hồi ở Việt Nam, các bạn tìm hiểu ít nhất năm việc lớn chính phủ của ông làm được năm 1945

1. Lập lại quốc hiệu Việt Nam

Đây là tên nước ‘ước mơ’ của Hoàng đế Gia Long nhưng không được Thanh triều công nhận.

Tên nước Đại Nam do Vua Minh Mạng đặt đã bị Pháp xóa để lập ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong Liên bang Đông Dương.

Được Nhật Bản trao trả ‘độc lập’, vua Bảo Đại và chính phủ đã nhanh chóng tuyên bố quốc hiệu là Việt Nam.

Đây cũng là cái tên mà Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu đặt cho các đảng phục quốc, cách mạng.

Riêng phái cộng sản chưa dùng tên này cho ba đảng đầu tiên của họ mà từ 1930 đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Quốc hiệu Việt Nam do chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố với thế giới sau đã thành tên nước cho cả hai chế độ ở Nam và Bắc đến 1975 và ngày nay.

Đế quốc Việt Nam năm Bảo Đại 20 chọn cờ vàng ba sọc đỏ với một sọc đứt quãng theo quẻ Ly của Kinh Dịch làm quốc kỳ.

Nhà Nho học Trần Trọng Kim dẫn sử để nói đó là màu cờ vàng của Triệu Thị Trinh khi khởi nghĩa chống quân Ngô.

2.Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa giáo dục

Dù có một số nỗ lực dùng tiếng Nhật thời Nhật Bản chiếm Đông Dương, tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ hành chính bên cạnh tiếng Việt và một số văn bản Hán ngữ đến năm 1945.

Hà Nội
Chụp lại hình ảnh,Hà Nội thời Pháp: phố mang tên nhà thám hiểm thực dân Jean Dupuis ở lối vào Ô Quan Chưởng

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, đóng vai trò chính trong việc ra quyết định dùng tiếng Việt hệ quốc ngữ thay tiếng Pháp.

Ông soạn các sách giáo khoa, gồm cả sách toán, kỹ thuật lần đầu bằng tiếng Việt và đưa bộ Quốc văn Giáo khoa thư vào áp dụng ngay trong niên học 1945-46 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Đây là cơ sở cho chương trình trung học trên toàn Việt Nam ở cả hai miền dưới hai chế độ đối nghịch.

Các sách giáo khoa chịu ảnh hưởng của giai đoạn Hoàng Xuân Hãn vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu từ 1936 đến 1947.

Đó là thời gian ông xuất bản tiểu sử Lý Thường Kiệt và La Sơn phu tử, soạn từ vựng danh từ khoa học Toán Lý Hóa cho người Việt Nam.

3.Đòi lại miền Nam để thống nhất lãnh thổ

Theo sử gia Lê Mạnh Hùng, ngày 16/06, Vua Bảo Đại ra tuyên bố thống nhất tương lai của ba kỳ về một.

Chính phủ Trần Trọng Kim cũng ngay lập tức đàm phán với Nhật để đòi lại ba thành phố trực trị của người Pháp trước đó là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Cuộc gặp của Trần Trọng Kim với gặp Trung tướng Yuitsu Tsuchihashi, Tư lệnh Quân đoàn 38 của Nhật tại Đông Dương trong tháng 7 đã đem lại kết quả quan trọng.

Quân đội Nhật Hoàng vào Hà Nội năm 1941
Chụp lại hình ảnh,Quân Nhật đi xe đạp qua cầu Long Biên vào Hà Nội tháng 9/1941

Tân chính phủ Việt Nam được bổ nhiệm lãnh đạo ba đô thị lớn: Trần Văn Lai làm Thị trưởng Hà Nội, Vũ Trọng Khanh làm Thị trưởng Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm Thị trưởng Tourane (Đà Nẵng).

Ở Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã cho đổi tên phố từ tên Pháp sang tên những vị anh hùng dân tộc Việt Nam.

Sang tháng 8/1945, Nhật Bản đồng ý trao trả Nam Kỳ cho chính phủ Trần Trọng Kim và ông Nguyễn Văn Sâm được bổ nhiệm làm Khâm Sai Nam Kỳ.

Không có quân đội riêng, chính phủ Trần Trọng Kim chỉ dựa vào tình thế và quyết tâm của các trí thức để đàm phán với Nhật Bản.

Nhưng về mặt chính trị, tâm lý dân tộc và hành chính, nhận lại Nam Kỳ là thành tựu có tính biểu tượng quan trọng.

Hành động này không chỉ xóa nỗi nhục bại trận – cuộc chiến mất nước của Đại Nam bắt đầu từ Nam Kỳ – mà còn duy trì giấc mơ thống nhất ba miền các bậc tiền bối nuôi dưỡng.

4.Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập

Dù không có thực quyền và không được các đại cường công nhận – bởi là chính quyền có quan hệ mật thiết với Đế quốc Nhật – Trần Trọng Kim, đã lập ra Hội đồng dự thảo Hiến pháp.

Hồ Chí Minh và công dân Vĩnh Thụy
Chụp lại hình ảnh,Sau khi trao quyền lại cho chính phủ Việt Minh, cựu hoàng Bảo Đại khi đó ngoài 30 tuổi, giữ chức Cố vấn tối cao một thời gian với cái tên công dân Vĩnh Thụy

Hội đồng gồm các trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường.

Hiến pháp công nhận tự do lập nghiệp đoàn, các hội nghề nghiệp.

Tổng hội Công chức ra đời để làm lực lượng chính trị ủng hộ cho tân chính phủ.

Các hội đoàn thanh niên sau là cơ sở cho các phong trào vũ trang chống Pháp của cả phe cộng sản và cộng hòa.

Trong Tuyên chiếu 03/05/1945, vua Bảo Đại đã viết:

“Muốn cải-tạo quốc-gia, chính-phủ cần hành động cho quy-củ nghĩa là phải có hiến pháp.

Hiến pháp tương lai của Việt-Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc-gia, sự quân dân cộng tác, và những quyền tự do chính-trị tôn-giáo cùng nghiệp-đoàn của nhân-dân.”

Đặc biệt, theo lời nhà vua, “Chính phủ ngày nay không phải phụng sự một cá nhân hay một đảng phái nào cả.”

Tuy nhiên, hoạt động lập pháp này đã không hoàn tất được vì các công việc cấp bách hơn như cứu đói cho miền Bắc.

Theo sử gia Trần Gia Phụng, chính phủ Trần Trọng Kim tuy được Nhật hậu thuẫn, nhưng từ khi thành lập cho đến khi giải tán, đã hoạt động độc lập và không lệ thuộc người Nhật.

5. Rút lui và trao quyền cho thế hệ cách mạng

Các hạn chế của chính phủ Trần Trọng Kim đã được nói đến nhiều, gồm cả việc không có Quốc hội, không có quân đội và không được nước nào công nhận ngoài Đế quốc Nhật Bản.

Nội các này đã tan rã trong làn sóng cách mạng nổi lên và mục tiêu giành giật vùng ảnh hưởng của các đại cường.

Ý thức được những vấn đề đó, các trí thức trong chính phủ này đã chọn con đường trao lại quyền lực không đổ máu cho một chính quyền do Việt Minh lãnh đạo.

Được biết vua Bảo Đại đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế hạ cờ vàng và kéo cờ đỏ sao vàng lên cột ngày 21/08.

Huế
Chụp lại hình ảnh,Nội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam rút lui để cũng khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cách mạng và cộng hòa

Tại Hà Nội, tuần hành của Tổng hội Công chức ngày 19/08 bị ‘cướp cờ’ biến thành biểu tình ủng hộ cuộc cách mạng do những người cộng sản lãnh đạo.

Dù vậy, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại đã không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình và cũng không yêu cầu quân Nhật can thiệp.

Là chính phủ chuyên viên đầu tiên của Việt Nam thời hiện đại, nội các Trần Trọng Kim đã rút lui trong hòa bình để trao quyền lại cho thế hệ các chính khách và nhà làm cách mạng chuyên nghiệp.

Theo chính lời ông Trần Trọng Kim kể lại, quốc gia Việt Nam đã nhanh chóng rơi vào giai đoạn tàn sát lẫn nhau giữa Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng trong các năm 1945-46.

Về thể chế, Đế quốc Việt Nam rút lui đã khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cộng hòa với các tiến bộ và hệ lụy như đã biết về sau.

Theo BBC