CEO của Facebook thăm Việt Nam

Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, đã chọn một điểm nghỉ Giáng sinh thú vị là Việt Nam, một trong số ít quốc gia mà Facebook chưa đóng vai trò khuynh đảo mạng xã hội do vẫn bị nhà chức trách chặn.

Mark Zuckerberg và bạn gái trong trang phục giản dị trên đường phố
Mark Zuckerberg thăm Sapa, có lẽ là tỷ phú nước ngoài đầu tiên cưỡi trâu tại Việt Nam.

“Thấm nhuần đạo đức Bác”

Loài “sâu dân mọt nước” (lời ông CT Nước) là cái thứ mà ai cũng khinh bỉ thì bỏ công viết lách đề cập tới làm gì, tuy nhiên năm cùng tháng tận (dương lịch) câu chuyện có thật, phảng phất chất “hài” nên ráng phản ảnh đôi dòng cho bạn đọc, cuối năm, cười chút cho vui, dù đôi khi dư âm nụ cười có lẫn dư vị của chát, chua…
Chuyện báo đăng rồi, hai ông “quan” đảng viên CS có chức quyền: Nguyễn Thanh LèoTrần Văn Tân ở tỉnh Sóc Trăng mới đây bị bắt vì tội cờ bạc, đánh cờ tướng mà mỗi ván ăn thua lên tới 5 tỷ đồng (hơn 200.000 USD) khiến ai cũng hết hồn (dù chưa bằng vụ án PMU 18) trước đây.
“Quan” cờ tướng Nguyễn Thanh Lèo – phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: H.dương)
Biệt thự của Nguyễn Thanh Lèo xây dựng trên đất chiếm đoạt của người dân, cập bên Ban quản lý dự án các công trình Ảnh: N.H
(Riêng chân dung và bất động sản của “quan” Trần Văn Tân cơ quan chức năng “ém” kỹ quá phóng viên không săn được)
Nói ra thì ít ai tin. Thông thường muốn đảm đương chức vụ nào thì phải có bằng cấp chứng minh kiến thức tương ứng hoặc cao hơn. Tuy nhiên hai quan “cờ tướng” này trình độ học thức chưa qua lớp 9, lại học từ bổ túc “văn hóa công nông” sau khi nhậm chức, thật sự là từ 1975 tới giờ nhiều người trong nước cũng không biết văn hóa công nông là cái văn hóa gì!? chỉ biết đích xác các lớp học bổ túc phần nhiều dành cho các viên chức nhà nước vốn ít học, học thêm cho có bằng cấp phù hợp với vị trí mình đảm đương.
Cả một thời gian dài gần mấy chục năm, tại Việt Nam có cái nghịch lý rất buồn cười, mà chắc thế giới không đâu có, thói thường muốn làm quan thì phải có học, có bằng cấp trước, nhưng ngược lại, trong chính quyền nhà nước CSVN lại rất phổ biến, cái công thức: Cứ làm quan trước cái đã, rồi bằng cấp xoay sở có sau! Có nghĩa gần như là đảng viên CS, dù không có trình độ gì nhưng đảng đã “chấm” là trung thành và cất nhắc rồi thì cứ ngồi đó làm “quan” mà lãnh đạo nhân dân, học hành chữ nghĩa từ từ tính (vừa làm vừa học bổ túc) là như vậy. Tuy nhiên, thường thì làm nhiều hơn học, và vì việc “nước” nhiều quá nên quan hay “bận bịu” phải mướn hoặc nhờ người… học dùm, nhưng sao chỉ số IQ hai ông quan “cờ tướng” này tệ quá học mãi vẫn không có nỗi cái bằng tốt nghiệp trung học?
Khi sự việc xảy ra có hai cái “lạ” mà người dân phải ngán ngẫm. Ngoài cái hết hồn vì cờ bạc ăn thua bằng “tiền tỷ” của hai quan thì người dân rất ngạc nhiên và còn hết hồn hơn, khi phát giác ông Nguyễn Thanh Lèo làm tới chức Phó Giám Đốc sở giao thông vận tải Tỉnh Sóc Trăng, trước đó ông còn là Trưởng ban QL các dự án đầu tư xây dựng thị xã Sóc Trăng. Ông thứ hai, là Trần Văn Tân cũng giống như vậy, khởi đi từ một tài xế lái xe quèn, không có đến cái bằng trung học, nhưng không biết làm sao mà ông lại ngồi được vào cái ghế Phó hiệu trưởng trường Kỹ Thuật Giao Thông Vận Tải Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long? Kế tới là Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe của Tỉnh Sóc Trăng?? (báo Tuổi Trẻ).
Chúng ta cứ tưởng tượng xem ở hai cơ quan cấp Tỉnh liên quan đến giao thông và vận tải được lãnh đạo bởi hai con người “tầm cao trí tuệ” của đảng chưa có nỗi cái bằng Trung Học bổ túc văn hóa lận lưng thì nhân dân không chết nhiều vì giao thông vận tải mới là chuyện lạ!
Nói tới điều này một viên chức ngành “kiểm tra TW đảng” ông Vũ Quốc Hùng đã phải than thở “…Một cán bộ lãnh đạo khi bổ nhiệm phải qua rất nhiều con dấu, nghĩa là qua nhiều cơ quan xét duyệt, xác nhận, hằng năm còn có các cơ chế kiểm tra đánh giá cụ thể được hướng dẫn trong nhiều văn bản qui định của đảng và nhà nước…” (Thời sự và suy nghĩ, báo Tuổi trẻ) nhưng vì sao lại có hai kẻ cơ hội mà trình độ văn hóa còn thua các em học sinh cấp 2 chính qui, lại đủ tiêu chuẩn để ngồi vào ghế lãnh đạo quan trọng cấp Tỉnh trong cơ quan nhà nước gần hai chục năm trời giờ mới tình cờ phát giác thì ông không biết và bài báo không nói rõ.
Cái lạ tiếp theo là cả hai đều “cực giàu” tại Sóc Trăng tài sản chìm nổi ở thị xã từ nhà đất đến nhà hàng, Vì là Phó GĐ giao thông nên Nguyễn thanh Lèo có công ty xí nghiệp xe cơ giới xây dựng riêng đội lốt thân nhân quản lý nhận thầu hết mọi công trình công cộng, tài sản đất đai nhà cửa báo chí đăng đếm không xuể, cũng vì thế mà quan Nguyễn Thanh Lèo có thêm thành tích “ăn đất” dân tố cáo thưa kiện đất đai triền miên. Còn quan Trần Thanh Tân thì nổi tiếng có nhà hàng quán ăn khắp thị xã, cả hai đều là những tay chơi ô tô hạng sang có “số má”, mới đây có lẽ ăn cờ tướng? Trần văn Tân còn mua thêm một quán café cao cấp mang tên “Cánh buồm xanh” giá 7 tỷ ở trung tâm thị xã, điều động đội lân sư rồng từ Sài Gòn xuống khai trương rầm rộ.
Cả hai quan đại gia này đỏ đen cờ tướng tay đôi từ năm 2009, ban đầu vài trăm ngàn đến nay nó lết lên có ván ăn thua tới 5 tỷ (báo Tuổi Trẻ).
Nghe cái âm thanh bạc “tỷ”, nghĩ đến mấy em bé nghèo bán vé số, mấy mẹ già quảy gánh kẻo kẹt hàng rong, anh thương binh khuyết tật bán từng bịch trà đá ngồi chắt chiu xếp cẩn thận từng tờ tiền lẽ mà nao lòng nhớ lại có lần nghe chú đạp xích lô sầu đời uống rựu say xỉn trước hiên nhà giải nghĩa: Cộng Sản là gì… là… “cộng hết tài sản của mình đưa cho mấy ổng sài!?” – cứ làm tôi tủm tỉm cười hoài…
 Khái quát một sự việc vì vô tình không sòng phẳng chung chi trong “đỏ đen” mới bất chợt lộ ra dưới ánh mặt trời, những con người mang danh đảng viên CS có trách nhiệm và ảnh hưởng rất lớn đến giao thông, vận tải, lái xe, của một Tỉnh mà phẩm chất và năng lực không biết có đủ chuẩn để xuất khẩu đi làm “cu li” ở nước ngoài không? (yếu văn hóa, mù ngoại ngữ) nhưng lại chễm chệ ngồi vào những cái ghế, mà hàng ngàn (hay chục ngàn?) sinh viên tốt nghiệp đại học chính qui, cử nhân, thạc sĩ, bôn ba vất vả ngoài chợ đời của xã hội dù có tài ba, xuất sắc hay nhiệt tình khát vọng vì tương lai của quốc gia dân tộc cở nào thì cũng chẳng có cơ hội đặt cái mông vào được, nếu không có cái dấu “búa liềm” trên lưng hay vài ba chục “cây” bắt cầu. Chúng ta chắc phải chua chát để nghiệm ra rằng vì sao đất nước vẫn cứ nghèo nàn lạc hậu trong khu vực ASEAN nhưng những người CSVN có chức có quyền thì mỗi ngày giàu thêm lên mà điểm số chỉ danh quốc gia tham nhũng VN cứ mãi vẫn nằm dưới đáy của bảng xếp hạng “Minh Bạch” thế giới.
@Danlambao

Khủng hoảng tại Nga: Mùa đông này, những con gấu sẽ không ngủ

Bần Cố Nông (danlambao) chuyển ngữ –
… Họ có thể tóm gọn bởi một từ trong tiếng ​​Nga: đó là dostala nghĩa là “Tôi đang chán ngấy nó rồi”. Họ đã chán nản với sự lựa chọn các nhà lãnh đạo đất nước của họ. Họ phẫn nộ với tham nhũng và hình thứ chính trị gia trưởng (độc đảng). Không như nhiều người giống như họ trong thế giới Ả Rập, những người đã đứng lên trong năm nay để lật đổ nhà độc tài tại Tunisia, Ai Cập và Libya, những người này không phẫn uất từ trong nghèo khó và thất nghiệp. “Đây không phải là một sự phản đối kinh tế…”
Bất kể sự kiện nào ddi nữa thì nó luôn luôn khiêm tốn khi nhìn thấy sáu chục ngàn người đã tụ tập trong một quảng trường, và điều đó không khác khi vào ngày thứ bảy 24 tháng mười hai, khi ít nhất đã có sáu chục ngàn người tập trung trên đường Sakharov tại Moscow để yêu cầu dân chủ hoá, nhún nhường và tôn trọng từ chính phủ đương quyền Nga. Tuy nhiên, kích thước của đám đông, lớn hơn bất kỳ cuộc biểu tình mà thủ đô Moscow đã từng thấy kể từ sự sụp đổ của Liên Xô, không đáng kinh ngạc bằng những thành phần trong đám đông này. Trong số những người biểu tình, do một sự ngẫu nhiên, bạn có thể đụng phải những bác sĩ, luật sư, kỹ sư, doanh nhân lớn, các doanh nhân nhỏ, học giả, nhà thơ, nhà làm phim và sinh viên từ tất cả các giảng viên có thể tưởng tượng các trường đại học của Nga tối ưu tại Nga – không hoàn toàn là thành phần những bình dân của xã hội Nga mà thôi. Nhìn ra vào biển người nay vào ngày thứ Bảy vừa qua (24/12/2011), người ta phải tự hỏi, “Họ đã ở đâu trong suốt thời gian vừa qua?”
Ít nhất kể từ năm 2004, khi Vladimir Putin bắt đầu nhiệm tổng thống kỳ thứ hai của mình, không có gì bí mật cho hệ thống gia trưởng mà ông đang xây dựng. Năm đó, cuộc bầu cử thủ hiến đã bị hủy bỏ để cho phép điện Kremlin tự chọn lãnh đạo khu vực. Pháp luật bầu cử đã được thay đổi để mở đường cho một nhà nước độc đảng. Cạnh tranh chính trị trở nên tuyệt chủng. Tỷ phú Mikhail Khodorkovsky, người đã đối thủ chính của Putin đã bị bắt giam trong năm đó, nơi ông vẫn còn bị giam giữ, và năm đó cuộc bầu cử tổng thống đã bị ô uế bởi trò gian lận, cũng giống như mọi cuộc bầu cử quốc gia tiếp theo đó. Vì vậy, tại sao bây giờ? Tại sao chỉ sau khi có những gian lận trong kỳ bầu cử được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 thì những công dân Nga cuối cùng mới quyết định không im lặng và thờ ơ nữa?
Những câu trả lời nghe được tại cuộc biểu tình hôm thứ Bảy vừa qua cũng đa dạng như những thành phần trong đám đông, nhưng họ có thể tóm gọn bởi một từ trong tiếng ​​Nga: đó là dostala nghĩa là “Tôi đang chán ngấy nó rồi”, Họ đã chán nản với sự lựa chọn các nhà lãnh đạo đất nước của họ. Họ phẫn nộ với tham nhũng và hình thứ chính trị gia trưởng (độc đảng). Không như nhiều người giống như họ trong thế giới Ả Rập, những người đã đứng lên trong năm nay để lật đổ nhà độc tài tại Tunisia, Ai Cập và Libya, những người này không phẫn uất từ trong nghèo khó và thất nghiệp. “Đây không phải là một sự phản đối kinh tế”, ông Maxim Yermolin, Tổng giám đốc của một công ty tiếp thị người tham dự cuộc biểu tình hôm thứ Bảy. “Những người này đều no đủ và giàu có. Họ có một cơ hội để đi du lịch xung quanh châu Âu. Họ đã thấy rằng ở châu Âu một chính phủ không phải là một quyền lực tối thượng. Nó là một tập hợp các nhà quản lý bạn (người dân) thuê một lúc và sau đó có thể sai thải nếu như họ không còn có hiệu quả. Họ cũng muốn nước Nga được như vậy”.
Sớm hay muộn, nếu như dòng suy nghĩ này tiếp tục được theo đuổi thì ông Putin sẽ phải ra đi. Nhưng đó là điều khó tưởng tượng một sự chuyển tiếp dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của người biểu tình. Các thể chế thường cho phép đổi mới lành mạnh của quyền lực – đảng phái chính trị cạnh tranh lành mạnh đã bị thu nhỏ dưới quyền Putin và đảng Nước Nga Thống nhất của ông ta kiểm soát toàn bộ hệ thống công quyền và hầu hết các ban ngành đưoọc bầu chọn. Một số những khẩu hiệu tại cuộc biểu tình hôm thứ Bảy vừa qua không cho họ nhiều chỗ để linh hoạt cho một lối thoát. Một trong những nhà lãnh đạo đối lập đưoọc ưa thích nhất hiện nay đã phát biểu vào ngày thứ Bảy vừa qua, Alexei Navalny, thậm chí không cần phải nhắc nhở đám đông hô khẩu hiệu yêu thích của mình. Họ bắt đầu một cách tự nhiên,: “Chúng tôi sẽ không tha thứ, và chúng tôi sẽ không quên.” Đó là một cam kết của Navalny đã từ lâu nêu rõ: Putin và tay chân của ông ta phải được đưa ra xét xử.
Tuy nhiên, ngay bây giờ, có vẻ giống như một vị trí thương lượng hơn là một nền tảng chính trị. Với Putin vẫn còn nắm quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang và cảnh sát, thì đây chỉ là một phần rất nhỏ mà đối thủ của ông muốn đẩy ông ta vào một góc. “Mục tiêu của chúng ta không phải là để đá người này hoặc người kia ra khỏi vị trí quyền lực” Gregory Yavlinsky, người sáng lập đảng tự do Yabloko, đã cho nói vào ngày thứ Bảy vừa qua. “Mục tiêu của chúng tôi là thay đổi hệ thống”. Và với những người đột nhiên sẵn sàng chấp nhận tràn ra các đường phố để phản đối, Điện Kremlin đã bắt đầu từ từ di chuyển về phía cải cách. Người ủng hộ Putin là Dmitri Medvedev, sẽ rời khỏi chức vụ Tổng thống Nga vào tháng ba, những đề xuất pháp luật đưa ra quốc hội hôm thứ Sáu sẽ cho phép các đảng chính trị mới đăng ký dễ dàng hơn. Trong một bài phát biểu trước quốc dân ngày hôm trước, ông nói, “Tôi nghe những người nói về sự cần thiết của sự thay đổi, và tôi hiểu họ”. 
Tuy nhiên, các cơ chế chính phủ đang được sử dụng để đáp lại những tiếng vang đòi hỏi thay đổi hệ thống của Putin đó là “dân chủ có quản lý.” Theo các nguồn tin bên trong đảng Nga Thống nhất, chính quyền dự định sẽ tạo ra các đảng bù nhìn mới để có thể bẻ gãy và đánh lạc hướng những người đối lập. Đây sẽ không mang đến kết quả là những nhân vật độc lập như Navalny nhưng mà là những người trung thành với Putin thuở xưa, hai người trong số họ đã tham dự cuộc biểu tình hôm thứ Bảy để củng cố vị trí của họ, nhưng đã không nhận được sự chào đón dễ chịu nào từ dân chúng. Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng tài chính của Nga và là một người bạn cũ của Putin, đã bị la ó và huýt sáo phản đối khi ông ta lên khán đài, trong khi Mikhail Prokhorov, nhà tỷ phú – chủ sở hữu đội banh Jersey New Nets, người tuyên bố sẽ thách thức Putin trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, đã bị hạch hỏi, xô đẩy dữ dội khi ông ta đi qua đám đông. Một thành viên trong đoàn tùy tùng của ông đã bị đấm vào mặt.
“Người dân họ không ngu ngốc”, Boris Akunin, một tiểu thuyết gia nổi tiếng, người đã phát biểu tại cuộc biểu tình, nói với Thời báo (Time) sau đó. “Họ đã được yên lặng suốt thời gian qua bởi vì họ đã đến tuổi trưởng thành. Bây giờ họ là những người lớn, trưởng thành. Họ thông minh và mạnh tiếng, và họ đã đạt đến một khối lượng quan trọng”. Đó là bài học cuối cùng của cuộc biểu tình hôm thứ Bảy vừa qua. Lần đầu tiên kể từ sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, một xã hội dân sự thực sự sôi động đã nổ ra trước mặt, và nó đòi hỏi một sự dân chủ thực sự, chứ không phải dân chủ trong khuôn khổ. Đây là một lĩnh vực chính trị mới mà các nhân phần chính của phe Putin chưa bao giờ gặp phải, và không ai biết liệu nó sẽ làm thế nào để có thể thích nghi. “Xã hội thức dậy từ một giấc ngủ dài trong mùa đông”, ông Mikhail Fedotov, Chủ tịch Hội đồng nhân quyền của điện Kremlin đã nói. “Hóa ra chúng ta không giống như những con gấu chúng ta sẽ không ngủ trong mùa đông này.” 
Simon Shuster tại Moscow