Vẻ sôi động của Sài Gòn dưới kỹ xảo time-lapse

Đoạn phim dài trên 2 phút, ghi lại những chuyển động ‘quay cuồng chóng mặt’ gấp hàng chục lần thực tế của giao thông trên các con đường và dòng sông ở Sài Gòn.
Với cư dân Sài Gòn, tình trạng giao thông hỗn loạn đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” từ nhiều năm nay. Nhưng với người nước ngoài, kiểu giao thông này quả thực là… không đâu có trên thế giới. Bởi vậy, nhiều khách du lịch quốc tế khi đến với thành phố này đã không bỏ lỡ cơ hội ghi lại những hình ảnh đáng nhớ về “nhịp” giao thông ở nơi đây.
Rob Whitworth, một nhiếp ảnh gia người Anh cũng không phải là một ngoại lệ. Nhưng nhiếp ảnh gia này khác với các du khách bình thường ở chỗ, ông đã chụp đến hàng chục nghìn bức ảnh và kỳ công dùng kỹ xảo xử lý để biến chúng thành một đoạn phim hết sức độc đáo.

Kỹ xảo mà Rob sử dụng được gọi là time-lapse, theo đó ông đã chụp khoảng 10.000 tấm ảnh ở độ phân giải 16Mp bằng máy ảnh chuyên nghiệp. Sau đó, chúng được ghép lại bằng phần mềm chuyên dụng để trở thành một clip dài trên 2 phút, ghi lại những chuyển động ‘quay cuồng chóng mặt’ gấp hàng chục lần thực tế của giao thông trên các con đường và dòng sông ở Sài Gòn.

Rob Whitworth chia sẻ: “Kể từ lần đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn, tôi đã bị mê hoặc bởi năng lượng của thành phố này. Đó thực sự là một thành phố của sự chuyển động không ngừng, không giống như bất cứ nơi nào mà tôi đã từng đến”

@Bao DatViet

Những vị Tướng Hoa Kỳ gốc Việt trong tương lai.

Trong hàng trăm Sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ gốc Việt hiện nay, hy vọng sẽ có một số vị trở thành Tướng lãnh.
Những gương mặt nam, nữ người Việt Quốc Gia Hải ngoại đang chiến đấu trong Quân lực Hoa Kỳ đã trỡ nên quen thuộc với giới truyền thông và công chúng Mỹ, nhiều phóng sự và tin tức từ giới truyền thông đã tạo nên những hình ảnh đẹp đầy thiện cảm về những quân nhân gốc Việt được biết đến như:
– Đại Tá Nguyen M Hung, Lực lượng duyên phòng, được giao trọng trách điều tra về vụ dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm làm tràn dầu vùng vịnh năm 2010.
http://cgvi.uscg.mil/media/main.php?g2_view=core.DownloadItem&g2_itemId=977582&g2_serialNumber=2
USCG photo. Đai tá Nguyen M Hung trã lời phỏng vấn trong cuộc hợp báo từ giới Truyền thông Hoa Kỳ.

– Đại Tá Lương Xuân Việt, cựu Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy dù, người hùng trở về từ chiến trường Afganistan.

110130-A-8584W-117
Photo Credit: Spc. Tobey White. Đai tá Lương Xuân Việt và Thượng sì I Gregory Patton.
– Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene, Giám đốc chương trình Y khoa Quốc tế Không quân
Hoa Kỳ – Director of The Air Force International Specialist Program.

Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene.
– HQ Trung Tá Lê Bá Hùng, nguyên Hạm trưởng Khu truc hạm USS Lassen (DDG-82). Hiện nay là Sĩ quan phụ tá Tư lịnh Đệ Thất hạm đội.

USN photo. HQ Trung tá Le Ba Hung nhận quyền chỉ huy Khu trục ham USS Lassen DDG-82.
– HQ Trung tá Duong Huu Ngan, Chỉ huy trướng Phi đoàn 116, trang bị phi cơ E-2 Hawkeye Radar tiền thám
– Carrier Airborne Early Warning Squadron 116.
https://i0.wp.com/www.cacclw.navy.mil/vaw116/gallery/images/2G_jpg.jpg
VAW-116 photo. HQ Trung tá Duong Huu Ngan và các Sĩ quan Phi đoàn 116 trên Hàng không mẫu hạm trước giờ cất cánh.
– HQ Trung Tá Tuyên uý Linh mục Dang Van Chin, Tuyên uý trưởng, Bộ chỉ huy yễm trợ tiếp vận Hài quân Hoa Kỳ tại Brahan. Nguyên HQ Trung uý Hải Quân VNCH.

USN photo. HQ Trung tá Tuyên uý Công giáo, Linh mục Dang Van Chin và  Hạ sĩ Thuỷ thù cơ khí Than Tran trên Chiếm hạm yễm trợ thuỷ bộ USS Essex LHD-2 năm 2009.
– HQ Trung tá Bác sĩ Hoang Ngoc Tuan, nguyên Y sĩ trưởng trên Chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ USS Peleliu
LHA-5. Hiện là hiện là Y sỉ trưởng tại Căn cứ Thuỷ quân lục chiến – Camp Penleton, San Diego.
Lt. Cmdr. Tuan Hoang concentrates on removing a cyst from a Sailor's abdomen in an operating room aboard the amphibious assault ship USS Peleliu (LHA 5).
USN photo. HQ Thiếu tá Bác sĩ Hoang Ngoc Tuan đang giải phẩu bệnh nhân trên Chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ USS Peleliu LHA-5, năm 2008.
– Trung Tá Thomas Nguyen, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 44, Lữ đoàn 108 Phòng Không Lục quân, giúp huấn luyện và phát triễn Quân đội A Phú Hản.
test4Nguyen takes command of 2nd Battalion, 44th ADA
US Army photo. Trung tá Thomas Nguyen nhận quyền chỉ huy Tiểu đòan 2, Trung đoàn 44 Phòng không.
– Trung tá Không quân Nhat Thomas Tran, thuộc Không đoàn viễn chinh 438 (438 Air Expeditionary Wing), giúp huấn luyện và phát triễn Không lực A Phú Hản.

ISAF photo. Trung tá Không quân Nhat Thomas Tran (giữa) tại một phi trường quân sự A Phú Hản.
Thiếu tá Elizabeth Phạm, Phi công chiến đấu cơ F-18D của Quân chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

USMC photo Thiếu tá Elizabeth Pham và các Phi công Thuỷ quân Lục chiến trong ngày họp mặt Phi công Quốc Tế năm 2010.
– HQ Thiếu tá Luật sư Phan Thanh Chinh Christopher, ngành Quân pháp Hải quân Hoa Kỳ – United States Navy Judge Advocate General’s Corps, Hội trưởng Quân nhân người Mỹ gốc Việt – VAAFA.

VAAFA photo. HQ Thiếu tá Luật sư Christopher Phan.
Và còn nhiều Quân nhân gốc Việt khác cũng nổi bật không kém.
Trong các bản danh sách thăng cấp đăng trên báo chí của Quân đội như: Navy Times, Marine Corps Times, Army times và Air Force Times, và trên các Website của các đơn vị Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ, thường thấy có nhiều Sì quan và Hạ sĩ quan mang họ Việt Nam như: Nguyễn, Lê, Lương, Trần, Trịnh, Phạm, Phan, Đoàn, Đỗ, Đặng, Dương, Hoàng, Hà, Châu v.v… được chọn thăng cấp hàng năm, cho thấy người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đang góp phần chiến đấu đáng kể trong Quân lực hùng mạnh nhứt Thế giới Hoa Kỳ.
Cho đến nay vẫn chưa thấy có một thống kê chính thức nào cho biết có bao nhiêu người Việt Quốc Gia Hái Ngoại phục vụ và chiến đấu trong Quân đội Hoa Kỳ. Nhưng theo tin tức và tài liệu tham khảo, thì ước lượng có trên 4000 Quân nhân gốc Việt đang phục vụ trong các Quân, Binh chủng Hái, Lục và Không quân Hoa Kỳ ! Họ mang đủ mọi cấp bậc, từ Binh sĩ, Hạ sĩ quan lên đến Sĩ quan các cấp. Số Sĩ quan người Việt khá đông, có thể lên đến 1000 vị, cấp Sĩ quan cao nhứt là Đại tá, và đã có trên 20 người Việt đang mang cấp bậc nầy.
Cần nên biết, Theo hệ thống thăng cấp Tướng lành Hoa Kỳ thì Sĩ quan Đại tá Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân lục chiếnthăng cấp Chuẩn tướng, cũng như Đại Tá Lực lượng duyên phòng và Hải Quân thăng cấp Phó đề đốc rất khó! Phải hội đủ các điều kiện:
– Phải mang cấp Đại tá 3 năm. (cũng có trường hợp Binh chùng TQLC, chỉ sau 1 năm mang cấp Đại tá sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng).
– Phải là Chỉ huy Trường Xuất sắc.
– Giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định.
– Do Hội đồng thăng cấp chọn lọc.
– Phải do Tư lịnh Quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng (Secretary of Defense).
– phài qua Thượng viện (Senate) duyệt xét.
– Do Tổng thống quyết định bổ nhiệm.
– Quốc hội (Congress) rất giới hạn số Tướng lành chỉ huy thường trực trong Quân lực Hoa Kỳ!
Những Đại tá được chọn, chỉ có khoảng 3% được thăng cấp Chuẩn tướng và Phó Đề đốc.
Số Chuẩn tướng và Phó đề đốc Quân lực Hoa Kỳ hiện nay được ghi nhận như sau:
– Hải quân: 110 Phó Đốc.
– Coast Guard: 19 Phó Đề Đốc.
– Thuỷ quân lục chiến: 40 Chuẩn tướng.
– Lục quân: 150 Chuẩn tướng.
– Không quân: 139 Chuẩn tướng .
– Quân lực Hoa Kỳ có tổng cộng 439 Chuẩn tướng và Phó đề đốc.
Năm nay – 2011, Hải Quân có một số vị HQ Trung tá (Navy Commander) như: Ha Van Thinh – Bác sĩ, Christopher Stephen Ly – Nha sĩ và Trinh N K – Cơ khí đã thăng cấp HQ Đaị tá (Navy Captain). Cũng trong tháng 5 vừa qua, có 12 vị HQ Trung tá được chọn thăng cấp HQ Đại tá. Đó là Le Ba Hung, Duong Huu Ngan, Do H Thuy, Tran Quoc Bao, Pham Tung Xuan, Doan William Ray II, Huynh Thanh T, Lac Tri H, Nguyen Mark Minh Duy, Tran Jim T, Liebig Tina Tran và Duong Thanh X. N. Họ sẽ được Hội đồng thăng cấp (Boards) và Thượng viện duyệt xét để chính thức thăng cấp HQ Đại tá.
Những vị trong danh sách dưới đây, ai sẽ là Tướng Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên ?
1 – Đại tá Nguyen M Hung hiện là Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng duyên phòng Hoa Kỳ. Năm 2010, Đại tá Hùng được đề cử vai trò đồng Chủ tịch (CO- Chair of the injury) phối hợp điều tra giữa Lực lượng duyên phòng và Cơ quan Quản trị Khóang sản (Minerals Management Service) Bộ nội vụ Hoa Kỳ để tìm ra nguyên nhân đưa đến tử vong của 11 Công nhân làm việc tại dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm và hậu quả do dầu loang ảnh hưởng đến môi sinh vùng vịnh.
Tháng 6 năm 2010, Đại tá Hung là một trong hai trăm mười chín Đại Tá Lực Lượng duyên phòng được chọn thăng cấp Phó đề đốc. Đại tá Hùng là một trong bốn Đại tá gốc Việt sáng giá đễ trở thành người Việt Quốc Gia Hải Ngoại mang cấp Tướng Hoa Kỳ.
Đại tá Hung được thăng cấp vào năm 2007.
Capt. Hung Nguyen
USCG photo. Đại tá Nguyen M Hung, Lực lượng duyên phòng.
2 – Đại tá Luong Xuan Viet, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn 101 Nhảy dù, trở về từ chiến trường Afghanistan. Dưới tài lảnh đạo và chỉ huy của Đại tá Việt, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9000 Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc bình định lảnh thổ khu vực trách nhiệm, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tai chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt haị nhẹ với tổn thất 17 Quân nhân.
Trước những chiến công của Lữ đoản 3 Nhảy dù, Ngũ giác đài – Pentagon đã mời Đại tá Việt đến để thuyết trình trước các Tướng lảnh và Viên chức Quốc phòng về Chiến thuật và cách chỉ huy hiệu quả của ông cứu được nhiều sinh mạng binh sĩ.
Đại tá Việt được thăng cấp năm 2009. Như vậy sau 3 năm mang cấp Đại tá, đến năm 2012, Đại tá Việt sẽ được chọn, và có nhiều hy vọng đễ trở thành Chuẩn Tướng. Đại tá Việt là một trong bốn Đại tá gốc Việt xuất sắc và sáng giá nhứt.
https://i0.wp.com/afghanistan.pigstye.net/images/articles/ColVietLuongcommanderofthe3rdBrigadeComb_1_original.jpg
Army Via AP Photo. Đại tá Nhảy dù Luong Xuan Viet.
3 – Đại tá Bác sĩ Không quân Paul Đoàn nguyên là Chỉ huy trưởng các Liên đoàn 332, 379 và 435 Quân y Không quân Viễn chinh. Được thăng cấp Đại tá năm 2009.
Hiện nay là Chỉ huy trưởng Personnel Reliability Program Quân y, Bộ tư lệnh Không quân Hoa Kỳ.
Đại tá Paul Doan là mot trong những Đại tá gốc Việt Xuất sắc, có thể được chọn thăng cấp Chuẩn tướng Quân y Không quân.
https://i0.wp.com/a1.l3-images.myspacecdn.com/images02/110/56e8843bfe8d4bcda10ef701d542349b/l.png
USAF photo. Đại tá Y sĩ Không quân Paul Doan.
4 – HQ Đaị tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung gia nhập ngành Nha khoa Hái quân Hoa Kỳ năm 1989 trước khi hoàn tất văn bằng Bác sì Nha khoa năm 1990. Trước đó cô có ý định gia nhập Thuỷ quân lục chiến, nhưng TQLC không có ngành Nha khoa !
Được thăng cấp Thiếu tá năm 1996, Trung tá năm 2003, Đại tá năm 2009.
Hiện nay HQ Đại tá Nhung đang phuc vụ tại Denbn Naval Dental Center Camp Pendleton, CA.
HQ Đại tá Nhung cũng là một trong những Đại tá gốc Việt hội đũ các điều kiện đễ có thể được chọn thăng cấp Phó đề đốc Nha sĩ Hải quân Hoa Kỳ.
https://i0.wp.com/www.defense.gov/DODCMSShare/NewsStoryPhoto/1999-05/scr_9905142a.jpg
HQ Đại tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung “đứng” và HQ Đại tá Nha sĩ Thu Phan Getka “ngồi”.

Sự thật lịch sử :Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bước

Tác giả: Huỳnh Phan (thực hiện)
Việt nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị “dập” bất cứ lúc nào.

LTS: Có thể nói trong quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt – Mỹ gần 4 thập kỷ qua, ông Lê Văn Bàng là người chứng kiến và tham gia ở các mức độ khác nhau hầu như từ đầu tới cuối.

Từ một chuyên viên theo dõi tình hình thực hiện Hiệp định Paris, theo dõi báo chí và dư luận Mỹ để báo cáo cho lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị, đến vị trí phụ trách quan hệ của Vụ Bắc Mỹ.

Từ một trưởng phòng liên lạc, đại biện lâm thời, rồi trở thành đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ.

Thôi chức thứ trưởng ngoại giao vào đầu năm 2008, ông lại tham gia dự án KX03 về chính sách đối ngoại của Đảng, trong đó phần của ông là quan hệ song phương Việt – Mỹ trong các mối tương quan song phương và đa phương khác.

Kể từ tháng 4. 2011, ở tuổi 64, ông lại tham gia vào một chương trình khác liên quan đến hai quốc gia nhiều duyên nợ này – dự án bệnh viện Việt – Mỹ.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu của trao đổi với cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng về những dấu mốc trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ, với cả những nỗ lực xích lại gần nhau và những hiểu lầm, những bước tiến và bước hụt, trong những bối cảnh lợi ích của hai bên tham gia tiến trình này bị tác động, chi phối bởi những lợi ích trong những mối quan hệ khác.

– Nhà báo Huỳnh Phan: Lần đầu tiên ông tiếp xúc với người Mỹ là khi nào?

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng:Đó là khi ông Henry Kissinger vào Hà Nội đầu năm 1973 (10.1-13.1), do ông Lê Đức Thọ mời, trước khi hai bên chính thức ký Hiệp định Paris vào 27.1.1973. Một dịp may bất ngờ đối với một nhân viên ngoại giao mới vào ngành được vài tháng như tôi (ông Lê Văn Bàng vào Bộ Ngoại giao tháng 10.1972, sau khi tốt nghiệp đại học ở Cuba, chuyên ngành tiếng Anh – TG).

Đoàn của ông Kissinger đến Nội Bài vào buổi tối. Khi đó, sân bay Nội Bài còn tung toé hết lên, chỉ được mỗi cái đường băng là tử tế. Tôi được giao toàn bộ nhóm phi công chuyên cơ, khoảng 20 người, làm hướng dẫn và phiên dịch cho họ.

Tuy vậy, tôi vẫn có hai kỷ niệm đáng nhớ về ông Kissinger.

Kỷ niệm thứ nhất là khi dẫn cả đoàn ông Kissinger đến thăm Bảo tàng Mỹ thuật (ở đường Nguyễn Thái Học), nhân dân nghe tin có Kissinger đến, họ tập trung rất đông dưới sân bảo tàng biểu tình phản đối. Nhiều người còn cầm đá, cầm gạch, bịt chặt cửa không cho đoàn ra.

Tôi cảm thấy căng quá. Hà Nội vừa mới trả qua đợt tàn phá kinh khủng của B52 Mỹ suốt 12 ngày đêm mà. Tuy nhiên, cuối cùng, chúng tôi cũng dẫn được đoàn Kissinger ra ngoài theo lối cửa sau, ra đường Cao Bá Quát.

Kỷ niệm thứ hai là khi dẫn ông tới Bảo tàng Lịch sử. Khi nghe dịch cái biển ghi 4 câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”, ông ấy nói luôn: “Đây là Điều khoản 1 của Hiệp định Paris (khẳng định độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam)”.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng

Ấn tượng của ông về ông Kissinger?

Trước đó, tôi cũng đọc nhiều về Kissinger, và, khi gặp, tôi cảm nhận ông quả là một người giỏi giang, uyên bác, và có nhiều mưu mẹo. Hơn nữa, đối đầu được với ông Lê Đức Thọ trên bàn đàm phán suốt 4 năm ròng chắc hẳn không phải tay vừa.

Ý ông muốn nói đến việc ông Kissinger đã khéo léo “đẩy” cam kết cụ thể phía Mỹ trong viện trợ giúp hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết thời hậu chiến ở Việt Nam (3,25 tỷ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng 1-1,5 tỷ USD viện trợ lương thực và hàng hoá), như ông Lê Đức Thọ đã kiên quyết đòi hỏi, sang bức công hàm của Tổng thống Richard Nixon gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng (ngày 1.2.1973)?

Hơn nữa, trong bức công hàm này, Tổng thống Nixon còn gài thêm rằng “mỗi thành viên thực hiện theo những quy định của Hiến pháp của mình”. Theo qui định của Hiến pháp Mỹ, có viện trợ không và viện trợ bao nhiêu là do bên lập pháp quyết định, chứ không phải bên hành pháp.

Đúng vậy. Và không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán bình thường hoá giữa Việt Nam và Mỹ trong những năm sau đó.

Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, phía Việt Nam đã chiến thắng khi buộc Mỹ phải ký hiệp định hoà bình và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, tiếp nhận một đất nước bị tàn phá vào thời điểm thống nhất đất nước, cộng với kinh tế ngày càng khó khăn những năm sau đó, yêu cầu kiên quyết của phía Việt Nam là Mỹ viện trợ để tái thiết, theo điều khoản 21 của hiệp định, là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter của Đảng Dân chủ lên nắm quyền (đầu năm 1977), và thể hiện mạnh mẽ mong muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, ông ta lại vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng hoà trong Quốc hội.

Khi thấy vấn đề MIA/POW (người mất tích trong chiến tranh và tù binh) của Mỹ bị phía Việt Nam gắn với điều 21 của Hiệp định, và cả bức thư hứa hẹn của Tổng thống Nixon, những nghị sĩ Cộng hoà đã phản ứng rất mạnh. Đỉnh điểm là đầu tháng 5.1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hoá ở Paris, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam.

Có phải đó là lý do, trong chuyến đi một số nước châu Á vào tháng 7.1978, Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền đã tuyên bố với báo chí quốc tế là Việt Nam không yêu cầu thực hiện điều 21 của hiệp định nữa, hay không? Bởi trong ba vòng đàm phán trong năm 1977 ở Paris, do chính ông Phan Hiền làm trưởng đoàn, Việt Nam luôn coi việc thực hiện điều 21 là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá.

Tôi nghĩ còn có thêm một lý do quan trọng khác nữa. Đến lúc đó, lãnh đạo Việt Nam đã nhận thức được tình hình đã thay đổi quá nhiều, nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Đỏ đã có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đòi xem lại vấn đề phân định lãnh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Việt Nam, lúc đó, đã đồng ý vào COMECON (Hội đồng Tương trợ Kinh tế), chuẩn bị ký một hiệp ước đồng minh với Liên Xô, và cho phép hải quân của họ sử dụng Cảng Cam Ranh. Đổi lại, Liên Xô cam kết tăng viện trợ cho Việt Nam.

Tức là đến thời điểm đó, lãnh đạo Việt Nam đã có sự chuyển hướng chiến lược. Và, như vậy, nhu cầu tái thiết từ viện trợ của Mỹ không còn quan trọng như trước nữa.

Tức là chính sức ép từ phía Bắc, và phần nào đó từ phía Tây Nam, đã khiến lãnh đạo Việt Nam quyết định phải nhanh chóng bình thường hoá vô điều kiện với Mỹ?

Đúng vậy. Trước sức nóng chủ yếu từ phương Bắc, nếu khộng có luồng gió ôn hoà từ phía Tây thì căng lắm. Và, vì vậy, vào tháng 9.1978, Việt Nam cử một trưởng đoàn mới là Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hoá vô điều kiện.

Thoả thuận xong với ông Holbrooke, ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đã có những biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

Mike Morrow, người đầu tiên phỏng vấn được ông Nguyễn Cơ Thạch khi ông lên nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao năm 1980, có kể rằng, trong cuộc phỏng vấn đó, ông Thạch tiết lộ rằng ông đã nói thẳng với người đồng cấp Holbrooke rằng Mỹ không cần phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tức là có thể bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, rồi sau đó với Việt Nam.

Việc Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Trần Quang Cơ, người sang New York cùng ông Thạch hồi tháng 9.1978,  còn cố chờ sang cả tháng 1.1979, tức là sau khi Mỹ đã ký thoả thuận xong với với Trung Quốc, càng khẳng định cho quyết tâm “còn nước còn tát” này của phía Việt Nam.

Đúng là Việt Nam đã thực sự hy vọng sẽ bình thường hoá được với Mỹ trong thời gian đó. Tôi còn nhớ là đã được Bộ Ngoại giao cử vào biên chế đại sứ quán tương lai, phụ trách mảng văn phòng. Tuy đại sứ chưa chọn, nhưng biên chế sứ quán thì đâu vào đấy. Tháng 12.1978, Bộ Ngoại giao Mỹ còn chuyển cho phía Việt Nam ảnh chụp toà đại sứ ở Washington D.C. của chính quyền Sài Gòn cũ nữa.

Tức là chúng ta đã tính đến việc lập ngay sứ quán khi thoả thuận bình thường hoá được ký kết.

Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn tiếp Đại sứ Lê Văn Bàng tại Lễ trình Quốc thư.

Phóng viên kỳ cựu của hãng AP là Peter Arnett, người đã tháp tòng đoàn nghị sĩ Mỹ vào Hà Nội mùa hè năm 1976, đã nói rằng dưới thời Tổng thống Carter, Mỹ muốn cải thiện quan hệ của mình ở Trung Mỹ với việc trả kênh đào Panama cho nước này quản lý. Ông đã tập trung nhiều công sức và thời gian để thuyết phục Quốc hội phê chuẩn hiệp ước mà ông ký với Tướng Omar Torrijos vào tháng 9.1977, và vì vậy đã sao nhãng phần nào câu chuyện bình thường hoá với Việt Nam.

Ông có ý kiến gì về nhận định đó?

Tôi nghĩ ông ta hoàn toàn chính xác khi nói tới nỗ lực của Tổng thống Carter trong việc lấy lại hình ảnh và ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Mỹ, và Mỹ La tinh nói chung. Bởi, sau Việt Nam, Mỹ thất thế cả về uy tín lẫn kinh tế, và Liên Xô đã tranh thủ mở rộng ảnh hưởng, rất mạnh. Họ vươn tay tới Angola, Mozambique, hay Ethiopia ở châu Phi, và nhất là Nicaragua – một quốc gia nằm ngay “sân sau” của Mỹ.

Nhưng quan trọng hơn, Mỹ đã phải tập trung vào “con bài” Trung Quốc, dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.

Đến thời điểm lãnh đạo Việt Nam thực sự mong muốn bình thường hoá ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy bình thường hoá và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.

Tóm lại, Việt nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị “dập” bất cứ lúc nào.

Khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia cuối năm 1978, mọi mối tiếp xúc hầu như bị cắt đứt. Ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đình có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.

Thậm chí đến năm 1981, khi chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ một chuyến thăm cho ông Andrew Young, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và cựu cố vấn của Tổng thống Carter, Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan vẫn không chấp thuận cho họ sang Việt Nam.

Mọi chuyện phải chờ đến năm 1985, Mỹ mới quay lại Việt Nam…

(Còn tiếp…)

@TuanVietnamnet