Bí ẩn về các trinh nữ trong đền thờ Nhật Bản

Phục vụ trong các đền thờ thần đạo Nhật Bản có  miko – những “trinh nữ hiến thần” trẻ đẹp. Nếu muốn lấy chồng, họ sẽ phải ra khỏi đền
Để được trở thành miko chuyên phục vụ trong các đền thờ đạo Nhật Bản, người phụ nữ phải bảo toàn trinh tiết, nhằm gìn giữ ý nghĩa linh thiêng của buổi lễ. Miko theo âm Hán Việt là các “vu nữ” (nữ pháp sư), được xem là một thứ nghề truyền thống thuộc về tôn giáo tại Nhật Bản.

Vào thời xa xưa, miko đã tồn tại ở xứ phù tang, được phân thành hai kiểu: miko chuyên phục vụ trong các thần xã của cung đình và miko theo quan niệm dân gian.

Miko trong chốn cung đình có nhiệm vụ nấu rượu, đàn ca múa hát, truyền đạt lời tiên tri của các vị thần với nội dung chủ yếu hướng về chính trị. Còn theo quan niệm của dân gian, miko thời bấy giờ chỉ những người phụ nữ được “ăn lộc trời”, sau khi rơi vào trạng thái nhập tràng, trở thành các “bà đồng” biết truyền đạt lời sấm truyền. Tới thời Minh Trị, dù ma thuật bị triều đình cấm đoán, nhưng sự sùng bái của người dân với miko vẫn không hề nguội lạnh.

Theo quan niệm xưa kia, miko buộc phải giữ trọn trinh tiết để xứng đáng với ý nghĩa thiêng liêng của công việ

Về sau, miko được hiểu là những “trinh nữ hiến thần”, tức các cô gái trẻ đẹp chuyên phục vụ trong các thần xã (đền thờ đạo). Họ chuyên biểu diễn các điệu múa truyền thống (miko-mai), hỗ trợ pháp sư trong việc cúng bái và kiêm cả nhiệm vụ dọn dẹp đền. Theo quy định, chỉ khi còn trinh trắng, các cô gái mới được chọn làm miko. Nếu muốn lấy chồng, họ buộc phải từ bỏ nhiệm vụ tại đền nhằm gìn giữ ý nghĩa thiêng liêng, cao cả của công việc này. Theo thời gian, tục lệ trên dần bị bãi bỏ, nhưng bản thân các cô gái vẫn luôn có ý thức gìn giữ giá trị bản thân khi làm miko.

Trong xã hội hiện đại, miko phần lớn được thuê làm bán thời gian hoặc đó là những cô gái trẻ tình nguyện phục vụ trong đền. Nhưng không phải ai cũng đủ tư cách và phẩm chất để làm công việc này. Tuổi trung bình của một miko chỉ giới hạn từ 25 tuổi trở xuống. Riêng các thiếu nữ vừa tốt nghiệp ĐH khi tròn 22 tuổi chỉ có cơ hội làm miko trong vòng ba năm. Vì vậy, các ngôi đền đặt ra tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt khi tuyển chọn miko. Sau tuổi 25, những phụ nữ này sẽ thuận theo quy định, trở thành những người phục vụ đơn thuần trong đền.

Ngày nay, đến với Nhật Bản, bạn sẽ không khó nhận ra miko bởi trang phục của họ vẫn giữ nhiều nét truyền thống, gồm hakama màu đỏ, áo kimono trắng trong tinh khiết. Điểm đặc biệt là tóc của miko luôn được cột ngay ngắn bởi dải lụa đỏ hoặc trắng, thể hiện tâm hồn thuần khiết và sự nhiệt huyết với công việc thiêng liêng này.

Cùng ngắm những hình ảnh đẹp về miko Nhật Bản:

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Công an Tp.HCM xử lý phóng viên báo Tuổi Trẻ

Tuần qua, bản tin nhỏ trên Tuổi Trẻ đã làm rúng động nhiều đồng nghiệp trong cả nước; nhưng thật ra – nếu ai biết về Hoàng Khương có lẽ không cần phải giật mình. Nhiều bạn bè, lúc trà dư tửu hậu hay nửa đùa nửa thật rằng: “Ra đường bị CSGT thổi, chỉ cần nói bạn của Hoàng Khương là mấy ổng thả đi à!”.
 Để khách quan, xin trích dẫn lời của một nhà báo về v/v Hoàng Khương: “Chúng tôi là đồng nghiệp với nhau nên biết rất rõ chuyện này. Đúng như anh em đã cảnh báo, Hoàng Khương trước sau gì cũng sẽ bị chơi lại. Bạn đọc Tuổi Trẻ trong cả nước đều biết Hoàng Khương là một phóng viên bản lĩnh; các bài báo của anh đã thể hiện sự dũng cảm của người cầm bút, không nao núng và khoan nhượng trước bạo quyền, nhũng nhiễu.
Chính nhờ những phóng viên như Hoàng Khương mà Tuổi Trẻ đã tạo được niềm tin nơi độc giả trong thời gian gần đây khi đang có manh nha chạy theo xu hướng lá cải hóa. Theo thống kê của chúng tôi, những bài viết của Hoàng Khương từ trước tới nay đã làm bay chức khoảng 50 cán bộ công an. Ngành CA luôn có động thái biểu dương, khen ngợi Hoàng Khương cho những phóng sự – điều tra của anh; nhưng bằng mặt liệu có bằng lòng? Qua vụ việc Hoàng Khương, dám chắc sẽ không còn một nhà báo nào dám đụng đến công an…”
Thực chất của việc này là gì?
 Trong khi tác nghiệp điều tra vụ “Công an Bình thạnh nhận hối lộ”:
… Hoàng Khương đã thông qua một tay cò đưa tiền hối lộ cho CSGT để lấy bằng chứng xác thực/ chụp hình ảnh, do đó anh chính là người có mặt tại hiện trường; và hình ảnh này đã được đăng tải trên trang nhất báo Tuổi Trẻ khi xuất bản bài viết. Ngày 18-11, Cơ quan cảnh sát điều tra CA TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án và thực hiện lệnh bắt tạm giam Huỳnh Minh Đức – nguyên cán bộ CSGT thuộc Công an Q.Bình Thạnh – về hành vi nhận hối lộ. Và, Hoàng Khương sau bản tin thông báo một cách lạnh lùng của Tuổi Trẻ sẽ là chuyện gì khi vụ này trở thành án điểm…!!!???
P/s: Những điều tra ồn ào gần đây của Hoàng Khương:
+ Đọc thêm về những phóng sự điều tra của Hoàng Khương:

Thủ tướng và dân chủ

 Sự lớn mạnh về quyền lực của thủ tướng trong thời gian gần đây là không phải bàn cãi. Những lúc khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề như bauxite, thuê rừng đầu nguồn hay các cuộc biểu tình vừa qua đều được thủ tưởng trực tiếp làm dịu tình hình như việc trao huy hiệu 70 năm tuổi đảng cho ông Đồng Sỹ Nguyên mà đáng lẽ tổ chức đảng nên làm; thủ tướng cũng đề nghị làm luật biểu tình và phát biểu về việc Trung quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng sa của nước nhà. Những việc làm đó nhằm củng cố thanh thế trong đảng và cũng một phần làm mất khả năng phản ứng của dân trước những chính sách không được đồng thuận. Đây cũng coi như sự thay đổi trong cách hành xử mà đảng thường làm; chỗ nào không có sự phủ sóng của đảng thì vẫn coi là thù địch nhưng nay có khác hơn chút ít, đó là hợp thức hóa chỗ ngoài vòng phủ sóng hợp lý như là ý kiến của thủ tướng.
Những người kỳ vọng về sự thay đổi theo hướng dân chủ lại được dịp hy vọng vào thủ tướng một lần nữa. Trước đây họ coi thủ tướng như lãnh đạo của phe thân Mỹ trong đảng và nay với những phát biểu tích cực thì kỳ vọng một Gorbachev cho Việt nam lại đang thức giấc trở lại. Liệu thủ tướng có mong muốn như vậy hay không và nếu đi theo con đường đó sẽ có khó khăn gì.
Thủ tướng hiện nay chưa phải là tổng thống, tổng bí thư như ông Gorbachev nên không thể dùng quyền hiến định cho mình để làm được việc giống trước. Cho dù thủ tướng có sự hậu thuẫn của quân đội, công an và cả quốc hội nữa thì hành động để đạt được ý định như của Gorbachev vẫn mang tính chất đảo chính. Và “cuộc chơi” coi như chưa chắc chắn. Vả lại quyền lực hiện nay của thủ tướng có thể coi như khuynh loát được chính trường và nên áp dụng câu “giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” là kế sách hay; không nên xáo trộn làm gì khi quyền lực giống các chúa Trịnh xưa. Còn những sai sót nếu có thì vẫn có thể đổ lỗi cho cơ chế.
Những tiếng nói bất đồng của các công thần hay con cháu của họ thì chính ông cũng đã có các cách giải quyết như trong vụ Cù Huy Hà Vũ; răn đe và trừng phạt dựa trên sự chuyên chính vô sản sẵn có. Vốn thủ tướng xuất thân từ miền Nam nên các vụ việc mà giới sỹ phu đất bắc sẽ gây áp lực còn xảy ra; vụ việc trên là một đòn giáng vào ý chí của những người muốn thử sức với “bộ máy” của thủ tướng. Chuyện “đàn áp” ai đó sẽ trở thành đơn giản như một tiếng thở dài khi thủ tướng trót “đánh vỡ đồ quý” mà thôi.
Có thể coi đối thủ chính trị tiềm năng của thủ tướng chính là ông Trương Tấn Sang – chủ tịch nước; đồng niên với thủ tướng. Khi đồng nhất chức vụ chủ tịch nước và tổng bí thư làm một thì ông Sang sẽ được chính danh hơn vì đang giữ chủ tịch nước. Ông Trọng đương kim Tổng bí thư thì tuổi đã cao và hết nhiệm kỳ này là làm xong trách nhiệm trước đảng. Động thái vừa qua chủ tịch nước trao quyết định thăng hàm thượng tướng cho nhiều người cũng là cách “đánh dấu lãnh thổ” như hiến pháp quy định. Một phần của những hành động lấn sân thủ tướng. Việc chủ tịch đi thăm thác bản Giốc cũng nhằm đóng đinh chủ quyền chính trị trước đối thủ. Rút kinh nghiệm bài học của Liên xô nên ngay trong đảng cũng có khối quyền lực không mong muốn thủ tướng lại được kiêm cả chức tổng bí thư và chủ tịch nước. Sự hậu thuẫn ngầm cho ông Sang là rất lớn vì khi thủ tướng đạt được như vậy thì quyền lực là vô biên.
Nếu ông Sang giữ hai chức vụ thì chế độ sẽ vẫn như bên Trung quốc hiện nay; còn nếu thủ tướng giữ hai chức vụ quan trọng đó thì sẽ có nguy cơ giống Liên xô vì chức vụ chủ tịch quốc hội hiện nay như là quân xanh của thủ tướng rồi. Nếu vượt qua được ông Sang thì có thể suy đoán được những việc tiếp theo; mô hình Putin sẽ thay thế mô hình Hồ Cẩm Đào.
Sinh năm 1949 đến năm thủ tướng 65 tuổi sẽ là đại hội 12, ông lên chức chủ tịch nước và kiêm tổng bí thư; sau vài năm sửa đổi hiến pháp đến cỡ 66-67 tuổi sẽ làm tổng thống và gì chứ 2 nhiệm kỳ ông sẽ vẫn đảm đương được. Nước nhà lúc đó có thể được hưởng dân chủ như kiểu cộng hòa Nga bây giờ. Đến năm 78 tuổi ông sẽ “truyền ngôi”. Nếu ông Sang thắng thì cuộc đua sẽ chấm hết với thủ tướng; ở lại tiếp hay sang quốc hội đều không phải lựa chọn hay. Phần thưởng cũng chỉ có thể là 1-2 nhiệm kỳ vẫn ở trong Bộ chính trị.
Giả sử những tình huống xảy ra như vậy thì đó không phải là cách mà nhiều người yêu thích dân chủ mong muốn. Kỳ vọng “Gorbachev Việt nam” dù có xảy ra cũng không giải quyết được vấn đề dân chủ hóa đất nước. Đảng cộng sản thì cương quyết không chấp nhận đa nguyên. Kinh tế đất nước đang có những biểu hiện không tốt, môi trường bị hủy hoại từng ngày, văn hóa cũng đang xuống cấp, lãnh thổ bị xâm chiếm…. Thế giới văn minh đang có những sức ép đòi hỏi thay đổi. Những người đấu tranh cho dân chủ sẽ làm gì trong tình huống này.
 Hà nội, 10/12/2011. 

Tái thức tỉnh dân sự ở Nga?

Dân Nga xuống đường ở Moscow

Nguồn: Tina Burrett – The Japan Times

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Những người dân nước Nga không lấy gì ngạc nhiên khi cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức vào ngày 4 tháng Mười hai là không tự do và công bằng. Việc bầu cử ở Nga ngày càng bị kiểm soát kể từ khi Vladimir Putin tranh cử thủ tướng lần đầu tiên vào năm 1999.

Thậm chí trước cả Putin, dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin, bầu cử đã bị điện Kremlin lũng đoạn và những người bạn chính trị đầu xỏ trong ngành truyền thông. Năm 1996, Yeltsin dù bệnh tật vẫn vận động thắng cử tổng thống mặc dù tỉ lệ tin tưởng ông chỉ có 3% vài tháng trước cuộc bầu cử. Kể từ dạo ấy, cử tri Nga đã xem kết quả bầu cử chính trị với mức độ nghi ngờ lớn. Nhưng cho đến nay, chỉ có vài người sẵn sàng tích cực thách thức tính chính danh của hệ thống bầu cử hoặc việc chính quyền lũng đoạn kết quả bầu cử.

Những cuộc biểu tình tại Moscow từ Chủ nhật tuần trước cho thấy xã hội dân sự đang dần dần tỉnh thức. Những cuộc biểu tình chống lại nhà cầm quyền trong thập niên vừa qua hiếm khi lôi kéo hơn 200 người. Nhưng cuộc tuần hành được tổ chức sau cuộc bầu cử tuần qua đã hấp dẫn gần 5 nghìn người.

Nhiều người tham dự cuộc tuần hành đã hưởng ứng lời kêeu gọi từ những mạng xã hội như Facebook và Twitter. Cuộc bầu cử viện Duma 2011 là lần đầu tiên khi Internet đã đóng một vai trò quan trọng tại Nga. Kể từ vòng cuối của cuộc bầu cử toàn quốc năm 2008, việc sử dụng Internet đã lan tràn khắp quốc gia, thậm chí thâm nhập đến cả những vùng xa xôi nhất nước Nga.

Mặc dù không nên cường điệu hoá tầm quan trọng của môi trường này, cơn bão chỉ trích trên mạng đối với Putin và đảng Nước Nga Thống nhất của ông trong những tháng trước cuộc bầu cử đã có ảnh hưởng rõ rệt đến giới cử tri, đặc biệt là đối với lớp trẻ.

Trong mười năm qua, nhà cầm quyền đã thắt chặt quyền tự do trong truyền thông chính thống mà chẳng có một lời than vãn nào từ xã hội. Nhưng trên mạng và ngoài mạng, công dân Nga đã tìm lại được tiếng nói của mình; trong một trường hợp điều này đã đúng theo nghĩa đen.

Khi Putin xuất hiện trong một cuộc thi đấu võ hỗn hợp tại Sân thể thao Olimpiilky ở Moscow vào ngày 21 tháng Mười một, lời phát biểu bế mạc của ông đã bị cử toạ la ó. Đoạn phim về sự kiện này đã loan truyền rất nhanh trên YouTube với 1,5 triệu lượt người xem trong vòng 48 giờ. Khi điện Kremlin tìm cách giải thích sự việc bằng cách cho rằng cử toạ đang la ó đấu sĩ Hoa Kỳ Jeff Monson, thanh niên Nga đã tràn lên trang Facebook của đấu sĩ Hoa Kỳ này để giải thích cho anh và thế giới rằng Putin chính là đối tượng bị la ó.

Tiếp theo sau sự kiện này, nhà báo Yuliya Latynina tiên đoán rằng “hoặc là chính quyền sẽ huỷ diệt Internet hoặc Internet sẽ huỷ diệt chính quyền”. Lời của Latynina cho thấy đấy là một tiên đoán đầy mỉa mai. Vào ngày Bầu cử, trang mạng của cơ quan bà, đài truyền thanh bình luận độc lập Ekho Moskvy, đã bị tin tặc phá sập. Trang mạng Golos, cơ quan quan sát bầu cử độc lập duy nhất cũng phá sập bởi những cuộc tấn công mạng, sau nhiều ngày chịu áp lực từ chính quyền. Thời điểm của những cuộc tấn công chống lại các trang mạng của các tổ chức phi chính phủ và truyền thông cấp tiến cho thấy sự liên hệ của Kremlin.

Không như chính quyền Trung Quốc, chỉ đến gần đây, giới lãnh đạo Nga mới vài lần tìm cách kiểm soát quyền truy cập thông tin trên mạng. Nhưng điện Kremlin đã đúng khi lo ngại luồng thông tin tự do trên mạng. Trong cuộc bầu cử này, các cử tri đã sử dụng triệt để mạng truyền thông xã hội để vạch trần nạn gian lận bầu cử. Một đoạn phim từ Moscow được đăng trên YouTube cho thấy những cây bút trong phòng phiếu đã được đổ đầy mực vô hình. Trong một đoạn phim khác từ Siberia, cho thấy các thùng phiếu đã đầy một phần ba khi được đưa đến các phòng bầu cử. Một số người sử dụng YouTube đã quay phim các chiếc xe buýt, được mệnh danh là “đèn kéo quân”, chuyên chở cùng một nhóm người đến những trạm bỏ phiếu khác nhau để bầu nhiều lần.

Những câu chuyện điển hình trên giới viết blog, ví dụ như những cuộc biểu tình bảo vệ khu rừng Khimki, đã đưa ra một thế hệ lãnh đạo đối kháng mới. Tuần trước, blogger nổi tiếng nhất ở Nga bị giam tù 15 ngày vì đã đăngi bài chống lại gian lận bầu cử và Thủ tướng PUtin một đêm trước ngày bầu cử. Alexei Navalny, 35 tuổi, là người lãnh đạo không chính thức của giới trẻ bất đồng ở Nga. Trang blog của anh, chuyên vạch trần nạn tham nhũng ở mọi tầng lớp của chính phủ Nga, đã có hàng nghìn khách viếng thăm mỗi ngày. Navalny là một đe doạ đối với Kremlin, khi trang blog chống tham nhũng của anh vạch trần một khoảng cách rõ rệt giữa tuyên truyền của chính quyền và thực tế. Đảng Nước Nga Thống nhất đã dùng việc chống tham nhũng làm chủ trương chính của chiến dịch vận động bầu cử 2011. Nhưng cuộc chiến chống tham nhũng vẫn chỉ được hứa hẹn trong mọi cuộc bầu cử từ năm 2003. Sau 12 năm cầm quyền của Putin, tham nhũng và những điều còn lại đều tồi tệ hơn chứ không tốt lên, và cử tri đã không còn kiên nhẫn.

Kể từ khi Đại hội Đảng Nước Nga Thống nhất vào tháng Chín trước thông qua việc Putin và Medvedev giao hoán chức vụ cho năm tới, sự ủng hộ của công chúng đối với bộ đôi cầm quyền này đã bị suy giảm. Mặc dù người Nga biết ơn sự ổn định mà Putin đã đem lại sau thời đại hỗn loạn của Yeltsin, giờ đây nhiều người đã thấy việc cầm quyền của ông đã không còn có ích.

Trong khi cử tri sẵn sàng chấp nhận phong cách cầm quyền bán độc tài của ông trong những năm bùng nổ giữa thập niên 2000, kể từ cơn khủng hoảng kinh tế 2008-2009, nhiều người đã nhận thấy cần phải có sự thay đổi.

Khi sự ủng hộ với chính phủ cầm quyền đã thuyên giảm, một vài cựu đồng minh của nó cũng đã rời bỏ nó. Một ví dụ là Sergei Mironov, lãnh đạo đảng Nước Nga Công bình đưọc thành lập năm 2006 với sự tán đồng của Kremlin. Mironov và đảng của ông đã tách xa Putin từ năm ngoái. Vào tháng Mười một năm nay, khi Putin đọc diễn văn trước Quốc hội, một số thành viên của đảng Mironov đã từ chối đứng lên đón chào vị thủ tướng; một biểu hiện nổi loạn hiếm thấy đã được hưởng ứng bởi những dân biểu thuộc Đảng Cộng sản.

Thái độ không hài lòng ngày càng cao đối với Putin cũng như những hoạt động đối kháng trong xã hội Nga sẽ không ngăn trở được Putin quay lại ghế tổng thống vào năm 2012. Việc thiếu vắng một nhân vật khác Putin cộng với việc Kremlin kiểm soát nguồn lực quản lý sẽ bảo đảm chiến thắng cho ông. Trong hai nhiệm kỳ trước, Putin đã được may mắn với những hoàn cảnh thuận lợi. Nhiệm kỳ thứ ba của ông sẽ không dễ dàng như thế.

Cơn khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã làm thiếu hụt ngân sách để tài trợ cho việc hiện đại hoá vô cùng cấp thiết đối với cơ sở hạ tầng nước Nga. Tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ vượt trên 25%; hưu trí, y tế và giáo dục đang rất cần cải cách; và kinh tế Nga vẫn dựa vào việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên một cách đầy nguy hiểm.

Cử tri Nga đã cho Putin một thập niên để giải quyết những cơn bệnh kinh tế và xã hội của Nga. Nếu ông không đưa ra một phương pháp thật sự mới để giải quyết những vấn đề cố hữu này, chắc chắn cử tri sẽ không cho Putin cầm quyền thêm 10 năm nữa.