KIẾN TRÚC : Một nét duyên quê giữa lòng Đà Lạt

SGTT.VN – Dù đã lên Đà Lạt nhiều lần, nhưng ở thành phố nghỉ dưỡng bậc nhất xứ Đông Dương này có cảm tưởng bao giờ cũng mang những nét mới, những câu chuyện độc đáo thú vị mà mỗi chuyến đi lại là một cảm nhận, một khám phá khác biệt, dễ thấy nhất là trong lĩnh vực kiến trúc.

Đà Lạt vốn nổi bật qua các toà biệt thự bề thế mang đậm phong cách Tây Âu, nhưng diện mạo kiến trúc ấy cũng có những nét chấm phá rất duyên, rất mộc mạc chân quê mà ngôi biệt thự trên đỉnh đồi ngay cửa ngõ vào Đà Lạt là một ví dụ.

Căn nhà gỗ với phong cách truyền thống đan xen với rừng thông cao nguyên.

Xen giữa những tán thông rừng và mảng xanh hoa lá, ngôi biệt thự mới xây được chủ nhân giới thiệu một cách đơn sơ rằng, đấy chính là nét quê của gia đình, một chốn nghỉ dưỡng đẹp như miền cổ tích, toạ lạc ở một vị trí đắc địa trên đỉnh đồi cao, tách biệt hẳn với xô bồ, ồn ào nơi phố thị, nơi có thể trải rộng tầm nhìn ngắm toàn cảnh thành phố mù sương Đà Lạt ở mọi thời khắc trong ngày.

Nét duyên dáng của ngôi nhà chính là phong cách nhà gỗ truyền thống. Sự đồng nhất trong trang trí được thể hiện đậm nét qua việc sử dụng chất liệu gỗ làm chủ đạo trong việc xây dựng từ các hệ khung vì kèo, cột, vách cho tới các chi tiết trang trí nhỏ trong nội thất. Với nội thất được trang trí bằng các gam màu trung tính, hoà cùng nét nâu trầm của gỗ, đem lại nét ấm cúng, xua tan đi cái se lạnh của khí hậu miền cao nguyên.

Cách sắp đặt, bố trí không gian sinh hoạt cũng được điều chỉnh hài hoà kết nối với không gian ngoại thất qua các vách ngăn sử dụng chất liệu kính để lấy sáng tối đa, tạo thành một không gian mở tuy ngăn cách với bên ngoài nhưng vẫn đem lại sự thoải mái, ngồi trong nhà nhưng vẫn thấy như được hoà mình cùng thiên nhiên.

Từ trên cao có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Lạt.

Ngôi biệt thự trên đồi được chăm chút tỉ mỉ bởi các chi tiết trang trí là vô số viên đá cuội ốp dọc theo các vách tường ở ngoại thất theo những đồ hình có chủ ý, tạo thành một điểm nhấn khá độc đáo, một nét duyên thú vị khác. Sự kết hợp giữa hai chất liệu gỗ – đá thô mộc, chân quê được các kiến trúc sư khéo léo phối thành một tổng thể mềm mại bằng những đường nét hài hoà, tôn thêm vẻ đẹp và sự duyên dáng cho từng chi tiết trang trí nội – ngoại thất của ngôi nhà. Nét duyên ấy có gì đó rất gần gũi, quen thuộc, nhưng thật đầy tiện dụng, sang trọng và tinh tế.

Nhớ lại lời đánh giá của KTS Lagisquet, giám đốc nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc Đông Dương khi đánh giá Đà Lạt trong tờ trình ngày 8.12.1942 rằng: “Đà Lạt chiếm một vị trí đặc biệt thuận lợi ở Viễn Đông, khí hậu, danh lam thắng cảnh, tiềm năng phát triển làm cho Đà Lạt thành một nơi được ưu đãi, không nơi nào có thể so sánh được…” Cái không thể so sánh ấy vẫn còn thấy rất rõ và cụ thể nhất qua những chốn đi về bình yên, là những ngôi biệt thự mang phong cách bình dị, mộc mạc, tiện dụng và ấm cúng, hoà mình với thiên nhiên như ngôi biệt thự chân quê này mà không dễ gì những vùng đất khác có được.

Thiết kế và thi công:

TRẦN ĐỨC HOMES
Trụ sở chính: Lầu 8, toà nhà Harmony, số 47 – 49 – 51 Phùng Khắc Khoan,
P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM.
ĐT: 08.73000777 – Fax: 08.38223480
Hotline: 08.906000777
Email: sales@tranduchomes.com
website: www.tranduchomes.com

Hệ kết cấu vì kèo, cột, mái giữ nguyên nét truyền
thống của ông cha.
Nhà tắm được kết hợp rất hài
hoà giữa sỏi, đá, gỗ và kính
tạo nên một không gian thư
giãn sang trọng.
Vị trí phòng khách trung tâm với khung cửa sổ được
mở rộng tối đa, tạo khoảng nhìn phóng tầm mắt ra trung tâm.
Phòng ngủ khách được trang trí
đơn giản và mộc mạc với gỗ.
Phòng ngủ chính được trang trí nội thất gỗ đồng bộ
với hoa văn trang trí đơn giản nhưng tinh tế và sang trọng.
Đồ gỗ nội thất hài hoà
với tổng thể căn nhà.

Kháng thư của gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn

 KHÁNG THƯ CỦA GIA ĐÌNH HUỲNH NGỌC TUẤN 
Về việc : Tố cáo trước công luận Quốc tế về việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trắng trợn vi phạm nhân quyền : quyền tự do ngôn luận, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và thân thể, danh dự và tài sản.
Kính gởi:
– Ông Ban Ky Moon-Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc
– Nghị Hội Châu Âu
– Quốc Hội Hoa Kỳ
– Chính phủ Hoa Kỳ
– Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
– Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc cùng các Tổ chức Nhân quyền Thế giới
Kính thưa Quý vị,
Ngày 8 tháng 11 năm 2011 vừa qua, Chính quyền tỉnh Quảng Nam đã tung một lực lượng hùng hậu gồm công an chìm, nổi chừng 200 người án ngữ mọi nẻo đường chung quanh ngôi nhà tôi ở Đội 1, thôn Phú Quý, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam (chính xác là nhà em gái tôi, vì tôi không có tư gia sau 10 năm tù và 4 năm quản chế, tôi và các con tôi đều sống với hai em gái tôi), phối hợp với đoàn Thanh tra của Sở Thông tin-Truyền thông Quảng Nam, đột nhập vào nhà tôi, khám xét, niêm phong và thu giữ 1 bộ máy tính, 1 thùng CPU rời, 1 máy in hiệu Canon, 1 USB, 1 bộ loa máy tính, 1 router dùng để kết nối mạng, với lý do: ba cha con tôi dùng những phương tiện này để “phát tán trên mạng những tài liệu chống đảng, Nhà nước”.
Nhà cầm quyền còn chỉ đạo cho các tờ báo của mình đưa thông tin bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của ba cha con tôi trên khắp các trang mạng chính thống của họ. Ngày 22 tháng 11 năm 2011, trên các tờ báo lớn của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng loạt đưa tin về việc xử phạt ba cha con tôi 260 triệu đồng (tiền Việt Nam) vì đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 2 tháng 12 năm 2011, cả trăm công an đã xông vào nhà tôi và chốt chặt các lối ra vào nhà, hành hung, đánh đập mẹ tôi- Mai Thị Yến, con gái tôi là Huỳnh Thục Vy, con trai tôi-Huỳnh Trọng Hiếu và hai cô em gái tôi là Huỳnh Thị Hường và Huỳnh Thị Thu Hồng. Họ đọc 3 quyết định xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó: phạt tôi 100 triệu đồng, con gái tôi- Huỳnh Thục Vy 85 triệu đồng, con trai tôi – Huỳnh Trọng Hiếu 85 triệu đồng. Tổng cộng 270 triệu đồng. Sau đó, họ tịch thu 1 máy ảnh Canon và 6 điện thoại di động của người nhà tôi và bắt luôn cháu trai tôi là Huỳnh Ngọc Lễ (lúc đó đang mặc áo No-U) lên xe chở về đồn công an vì “chống người thi hành công vụ” (do cháu xông vào bảo vệ Huỳnh Thục Vy đang bị đánh) Sau khi họ rút hết khỏi nhà tôi, hai em gái tôi đã kiểm tra lại tủ đựng tiền và phát hiện bị mất 3000 đô la, trong đó có cả đô la Mỹ, Úc, Canada).
Trong những quyết định xử phạt vi phạm hành chính được gởi cho ba cha con tôi, người ta yêu cầu chúng tôi phải nộp phạt tại kho bạc Nhà nước cho đến hạn chót là ngày 22 tháng 12 năm 2011. Nếu quá hạn đó mà không nộp phạt, người ta cảnh cáo là sẽ cưỡng chế. Gia đình tôi đang rất hoang mang không biết họ sẽ có thủ đoạn gì tiếp theo.
Tất cả những hành động trên của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng tinh thần của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà họ đã long trọng ký kết năm 1978. Bản Tuyên ngôn này có những quy định như sau:
Ðiều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.
Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm ấy.
Ðiều 17:
Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
Ðiều 19:
Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Ðiều 28:
Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.
Việc bôi nhọ danh dự, phẩm giá và đàn áp, sách nhiễu, khủng bố không nương tay những người thực hiên quyền tự do bày tỏ quan điểm, đặc biệt là quan điểm chính trị của mình; tịch thu tài sản trái pháp luật, hành hung, đánh đập, bắt bớ, giam giữ công dân vô tội là những hành động thường xuyên và đã có nhiều tiền lệ nguy hiểm của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Nhà cầm quyền đã bất chấp mọi thủ đoạn tàn độc để triệt hạ những tiếng nói đối lập trên toàn cõi Việt Nam. Người dân Việt Nam không hề được hưởng những quyền tự do căn bản đã được tuyên bố và ký kết trong Tuyền Ngôn quốc tế Nhân quyền. Lương tâm, Phẩm giá, Nhân quyền, Tự do của chúng tôi bị chà đạp một cách độc đoán.
Trước tình hình nguy hiểm và khẩn cấp của gia đình tôi với sự bạo tàn, ngang nhiên xâm phạm lên tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và các Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, tôi xin gởi kháng thư này đến quý vị mong với vai trò quốc tế quan trọng và thẩm quyền ngoại giao đặc biệt của mình, xin quý vị hãy can thiệp để buộc Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải :
1. Tôn trọng tinh thần của Tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền và các Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị.
2. Chấm dứt sự can thiệp thô bạo vào quyền tự do bày tỏ quan điểm, tự do ngôn luận của ba cha con tôi.
3. Trả tự do ngay lập tức cho cháu trai vô tội của tôi là Huỳnh Ngọc Lễ.
4. Bồi thường những thiệt hại về tinh thần cũng như vật chất cho các thành viên trong gia đình tôi.
5. Hoàn trả những đồ đạc, máy móc mà người ta đã thu giữ của gia đình tôi bằng cách trả tiền mặt, vì chúng tôi không tin tưởng vào sự nguyên vẹn của các tài sản mà họ đã lấy đi khỏi nhà tôi.
6. Chấm dứt hoàn toàn mọi hành vi hành hung,đánh đập và bôi nhọ danh dự ba cha con tôi trên các phương tiện truyền thông của họ.
Khẩn thiết thỉnh cầu sự can thiệp của quý vị và xin trân trọng kính chào.
Tam Kỳ ngày 3 tháng 12 năm 2011
Chúng tôi:
Huỳnh Ngọc Tuấn
Và các con:
Huỳnh Thục Vy
Huỳnh Trọng Hiếu

Thư gửi Tổng thống Barack Obama của thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức

Ngày 29/11/2011
Ngài Barack Hussein Obama
Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc
1600 Pennsylvania Avenue NW Washington, DC 20500, USA
Thưa Ngài Tổng thống,
Tôi tên Trần Văn Huỳnh, là một người Việt Nam đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ hoan nghênh đối với sự quan tâm của Ngài đối với khu vực châu Á Thái bình dương. Tôi đặc biệt cảm kích trước phát biểu của Ngài tại Quốc hội Úc hôm 17/11: “Tôi muốn nói rõ mục đích lớn lao hơn của chuyến công du của tôi đến khu vực này – những nỗ lực của chúng tôi nhằm tăng cường an ninh, thịnh vượng và nhân phẩm con người trên toàn vùng châu Á Thái Bình Dương”.
Tôi viết thư này để tìm kiếm sự chú trọng hơn nữa của Ngài về vấn đề quyền con người với mong muốn đạt đủ sự thừa nhận đại chúng trên toàn cầu rằng: chấp nhận rộng rãi, ủng hộ và hành động vì những quyền bất di bất dịch của con người là giải pháp chiến lược cho hòa bình toàn thế giới. Tôi có được ý niệm này từ diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình 2009 của Ngài: “Chỉ có nền hòa bình chính đáng được đặt nền tảng bởi những quyền vốn có và nhân phẩm của từng cá nhân mới có thể thực sự trường tồn”, và “Nếu các quyền con người không được bảo vệ thì hòa bình chỉ là một lời hứa suông”.
Ý niệm đó đã phát triển thành một niềm tin vững chắc trong tôi nhờ vào những nỗ lực bền bỉ của con trai tôi cho các quyền của con người và cho hòa bình thế giới. Con tôi là Trần Huỳnh Duy Thức, cũng được biết với tên Trần Đông Chấn – một blogger được nhiều người biết đến. Cuối tháng 8 vừa qua, đang trong tù con tôi vẫn viết một bức thư thỉnh nguyện gửi đến nhân dân và nhà nước Việt Nam kêu gọi cùng xây dựng bản “HIẾN CHƯƠNG CHẤN HƯNG VIỆT NAM VÌ HÒA BÌNH THẾ GIỚI”. Con tôi kêu gọi chính quyền hãy đảm bảo các quyền cơ bản của nhân dân được bảo vệ trong Hiến pháp Việt Nam một cách thực tế. Điều này sẽ giúp người dân vượt qua sự sợ hãi và có được tự tin – yếu tố quyết định để xây dựng được một nền dân chủ thực chất. Con tôi tin rằng chỉ với nền dân chủ như vậy mới có thể phát triển xã hội công bằng, thịnh vượng và văn minh một cách bền vững.
Con tôi cũng thỉnh nguyện người Việt Nam hãy lựa chọn tự tin thay vì sợ hãi để tất yếu có được một nền dân chủ thực chất thay vì sự cường quyền, nên sẽ có công bằng thay vì tham nhũng, thịnh vượng thay vì nghèo đói và như vậy sẽ được văn minh thay vì lạc hậu. Tôi đã bị thuyết phục rằng đây là tiến trình thuận theo qui luật tất yếu khách quan, và rằng các quyền con người là phạm trù thuộc vũ trụ quan chứ không phải nhân sinh quan. Do vậy, các quyền này không bao giờ thay đổi bởi bất kỳ yếu tố nào thuộc về con người như giới tính, xuất thân, chủng tộc, màu da, nhà nước, ý thức hệ, trình độ phát triển, địa lý, giai cấp, v.v… Thuộc tính của quyền con người được Tạo hóa xác định, cũng giống như bản chất cốt lõi của vạn vật trong vũ trụ. Không có bất kỳ sức mạnh nào thuộc về con người có thể thay đổi được các thuộc tính này. Cường quyền có thể tước đoạt của con người các quyền con người của họ nhưng không thể làm họ thôi khát khao có được các quyền đó. Cũng giống như con người có thể đắp chặn dòng nước nhưng không thể thay đổi được thuộc tính nước luôn đổ về trũng.
Con tôi cũng chứng minh rằng chỉ có một nền dân chủ thực chất được đặt trên nền tảng của các quyền con người mới có thể duy trì bền vững hòa bình cùng với thịnh vượng cho thế giới. Ngược lại thì xung đột vũ trang – mà con tôi gọi là “hiểm họa phi dân chủ” là không thể tránh khỏi.
Từ năm 2008, con tôi đã thấy rõ trước vấn đề Biển Đông của Việt Nam chứa đựng những mối nguy như vậy. Trong một bài đăng trên blog vào tháng 3/2009 mang tên “Obama, China and Vietnam”(+), sau khi phân tích các nguy cơ đe dọa sự ổn định của thế giới, con tôi viết: “Tìm ra các chiến lược nhằm tránh được điều này cũng như để kiến tạo hòa bình và sự phát triển bền vững cho người dân khắp thế giới đang thực sự là một mệnh lệnh cấp thiết”.
Chính mệnh lệnh đó đã khiến con tôi và những người bạn của mình là Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung dấn thân vào cuộc đời hoạt động cho quyền con người vì hòa bình thế giới. Họ cùng nhau viết quyển sách “Con đường Việt Nam” để khuyến nghị những chiến lược cho chính quyền nước chúng tôi nhằm khắc phục nguy cơ sụp đổ kinh tế. Then chốt của các chiến lược này là tôn trọng và ủng hộ quyền con người vì họ tin rằng các quyền đó sẽ không những giúp đất nước có thêm những sức mạnh kinh tế mà còn xây dựng được một nền dân chủ mạnh và thực chất. Do vậy, điều đó sẽ tất yếu thúc đẩy sự dân chủ hóa tại các nước láng giềng. Và chỉ khi đó những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới mới có thể thiết lập nên những thiết chế hiệu quả để ngăn ngừa chiến tranh. Họ muốn Việt Nam đi tiên phong và đóng một vai trò chiến lược như vậy.
Thật bất hạnh, họ đã bị bắt vì những hoạt động như thế và bị tuyên án 31,5 năm tù. Họ bị cho là đã dùng “diễn biến hòa bình” và “phi bạo lực” để lật đổ chính quyền. Dù bị kết án 16 năm, con tôi vẫn tranh đấu cho công lý, nhân phẩm và hòa bình. Khi tôi thăm con trong tù vào tháng 10 vừa rồi, con tôi đề nghị tôi nên làm điều gì đó vì hòa bình. Con tôi cho rằng càng nhiều người hiểu biết các nguy cơ đối với hòa bình và căn nguyên của nó thì thế giới càng trở nên dân chủ và thịnh vượng. Chính tôi cũng thấy những nguy cơ đó hiển hiện rõ hơn bao giờ hết. Một khi người dân bị trừng phạt vì “phi bạo lực” và “diễn biến hòa bình” thì đó là lúc bạo loạn và chiến tranh được khuyến khích.
Con tôi đã làm tôi hiểu sâu sắc là tất cả chúng ta phụ thuộc lẫn nhau như thế nào trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay. Nếu chúng ta muốn nhân phẩm, thịnh vượng và hòa bình thì chúng ta phải làm những điều đó cho người khác. Tôi đã thấy những chính sách như vậy từ Ngài lâu nay. Và tôi thực sự tin vào thiện chí của Ngài, vào phát biểu nhậm chức Ngài nói với tất cả mọi người và chính phủ: “Hãy biết rằng nước Mỹ là người bạn của từng quốc gia và từng đàn ông, phụ nữ và trẻ em, những người tìm kiếm một tương lai của hòa bình và nhân phẩm, và chúng ta sẽ lại dẫn đầu”.
Tôi thực sự cần một người bạn như vậy bây giờ và mãi sau này, tôi nghĩ nhiều người Việt Nam khác cũng vậy. Tôi mong người bạn này sẽ làm cho nhiều công dân thế giới hơn nữa nhận thức rõ rằng quyền con người là thiết yếu và không thể thiếu để tạo nên nhân phẩm, thịnh vượng, hòa bình và văn minh cho chính họ và cho nhân loại, và rằng tự tin là tài sản quý nhất của từng cá nhân và nó sẽ giúp đạt được quyền con người cho họ cùng với dân chủ, công bằng và thịnh vượng.
Tôi mong người bạn đó sẽ luôn không chỉ là tiếng nói cho những khát vọng trên mà còn là một bạn đồng hành trên con đường đến một thế giới mà khát khao đó thành hiện thực. Trên con đường đó nếu một người vấp ngã thì sẽ được người khác nâng lên và đi tiếp đến cuối cùng. Tôi tin rằng sức mạnh của người bạn này dành cho hòa bình, chứ không phải xung đột, và tôi mong người bạn đó sẽ không mệt mỏi để làm cho niềm tin đó bám chặt vào mọi người.
Đó chính là niềm tin cao thượng mà tôi luôn tin vào. Nó như một hạt giống tốt lành được gieo vào lòng từng người rồi mọc thành một cánh đồng xanh ngát bất tận của sự yên bình, tình yêu và lòng nhân ái, … Tôi nghĩ rằng đó cũng là niềm tin cao thượng mà tổng thống vĩ đại Abraham Lincoln luôn giữ bất diệt trong con tim và khối óc mình. Chính niềm tin đó đã dẫn ông đến một thành tựu vĩ đại: thủ tiêu chế độ nô lệ.
Thưa Ngài Tổng thống,
Tôi viết thư này do con tôi, nhưng không chỉ cho con tôi. Nó được viết vì tất cả đàn ông, phụ nữ, được biết đến hoặc thầm lặng, bị cầm tù hay tự do, ở khắp nơi trên thế giới – những người đã tranh đấu hàng thập kỷ nay vì một xã hội không có sợ hãi, không bị thiếu thốn để xây dựng một thế giới của nhân phẩm, hòa bình và thịnh vượng. Họ là những công dân thế giới xứng đáng được tôn vinh – những người sống theo tinh thần của Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền con người. Tuyên ngôn đó kêu gọi từng cá nhân trong các quốc gia thành viên tranh đấu để đảm bảo sự thừa nhận và tuân thủ hiệu quả trên toàn cầu đối với sự tôn trọng các quyền và tự do của con người bằng các biện pháp tiến bộ mang tầm quốc gia hay quốc tế, hướng đến sứ mạng hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Tôi đã cố gắng kiên trì, đúng đắn với tất cả các biện pháp có thể ở trong nước, nhưng không kết quả. Nên bức thư này được xem như nỗ lực quốc tế của tôi.
Tôi hy vọng người bạn của chúng tôi có thể thức tỉnh các chế độ đàn áp trên toàn thế giới rằng việc gia nhập các Công ước Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự, và về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa không phải để làm những vật trang sức; và rằng: “Nếu muốn con người không buộc phải dựa vào sự nổi dậy như một biện pháp cuối cùng để chống lại sự cường quyền và áp bức thì tất yếu phải bảo vệ các quyền con người bằng luật” (*) và phải thực thi các quyền đó trên thực tế.
Thành thật cảm ơn sự quan tâm của Ngài.
Kính chào trân trọng.
Trần Văn Huỳnh
(+): Bài tiếng Việt tương ứng là: “Kỷ Sửu và vận hội mới cho Việt Nam”
(*): Trích Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người.
______________________________________
439F8 Phan Van Tri St, Ward 5,
Govap District, HCM City, Vietnam