SỨC KHỎE : “Đuổi” 12 độc tố khỏi cơ thể

Chính các độc tố trong cơ thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển, từ đó gây ra các loại bệnh. Mách bạn giải pháp dùng thực phẩm thanh trừ 12 loại độc tố trong cơ thể để duy trì và bảo vệ sức khoẻ.
  Khí thải trong cơ thể

 Biểu hiện: Thường xuyên bị chướng bụng, đánh hơi nặng mùi.

 Hậu quả: Đau bụng, xuất hiện hiện tượng viêm loét, da bị lão hoá, tăng nguy cơ bị ung thư vùng bụng.

 Giải pháp: Ăn khoai lang, và các thực phẩm chứa nhiều khuẩn sữa như sữa chua…

 Táo bón 

 Biểu hiện: Hàng ngày đại tiện, vẫn có cảm giác chưa bài thải hết, hoặc trong 1 tuần liên tục 3 ngày trở lên không đại tiện.

 Hậu quả: Làn da thô ráp, chướng bụng, đau bụng, có thể dẫn đến ung thư đại tràng.

 Giải pháp: Ăn các thực phẩm thô giàu chất xơ, ngũ cốc, các loại đậu, các loại rong biển, táo, sữa chua…và uống nhiều nước.

 Máu không lưu thông

 Biểu hiện: Cảm giác đau nhức cơ thể, tay chân lạnh giá, chị em có biểu hiện đau bụng kinh, hoặc kinh nguyệt không đều.

 Hậu quả: Chức năng các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm, có thể bị u tử cung, viêm nội mạc tử cung, hoặc không thể có con.

 Giải pháp: Ăn gừng, cà rốt, hoa hồng, long nhãn, hoặc mơ khô.

Axit lactic

 Biểu hiện: Người nặng nề, đau nhức vùng vai và cổ, cảm giác mệt mỏi.

 Hậu quả: Mắc bệnh phong thấp, đau dây thần kinh, tăng nguy cơ bị ung thư.

Giải pháp: Ăn các thực phẩm giàu vitamin B, dấm, và các thực phẩm giàu axit aspartic.

 Chất độc ở rượu

 Biểu hiện: Mặt đỏ, tai đỏ, hoặc sắc mặt nhợt nhạt, đau đầu, hoa mắt, buồn nôn.

 Hậu quả: Mắc bệnh viêm gan do tinh chất cồn, xơ gan.

 Giải pháp: Uống nhiều nước, ăn hồng, các loại động vật vỏ sò, lô hội, gừng và các thực phẩm giàu protein.

 Chất độc ở nước

 Biểu hiện: Phù thũng, hoa mắt chóng mặt, tiểu tiện nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều.

 Hậu quả: Viêm mũi, viêm da dị ứng, tăng cân, đau nhức các khớp, ra nhiều mồ hôi.

 Giải pháp: Ăn khoai tây, dưa chuột, đậu đỏ, dưa hấu, cá chép, và các thực phẩm giàu kali.

 Axit uric

Biểu hiện: Ghót chân bị phù, cảm giác đau, miệng khát, tiểu tiện nhiều lần.

 Hậu quả: Mắc bệnh thận, tê thấp, nồng độ axit uric trong máu cao.

 Giải pháp: Ăn rau cần, cà chua, các thực phẩm màu đen và uống nhiều nước.

 Cholesterol xấu

 Biểu hiện: Thời kỳ đầu không có các biểu hiện cụ thể. Khi thấy xuất hiện các cục u màu vàng nhạt bệnh đã ở giai đoạn nặng.

 Hậu quả: Mắc chứng xơ cứng động mạch,xơ cứng cơ tim, tắc mạch máu não, sỏi thận.

Giải pháp: Ăn vừng, các loại trái cây họ cam quýt, đậu nành, nấm hương, rong biển, các loại quả khô, dầu ôliu, uống trà xanh.

 Mỡ trong nội tạng

 Biểu hiện: Phần bụng rất to, hô hấp khó khăn, nhịp tim nhanh, khả năng tập trung kém, hay quên.

Hậu quả: Mắc bệnh xơ cứng cơ tim, tắc mạch máu não, bệnh tiểu đường, xơ gan.

 Giải pháp: Ăn hẹ, các thực phẩm chứa lecithin và capsaicin, uống trà ô long, cà phê.

Máu đông đặc

Biểu hiện: Thông thường không có biểu hiện cụ thể, khi xuất hiện triệu chứng tức bệnh đã chuyển thành xơ cứng động mạch.

 Hậu quả: Mắc chứng xơ cứng động mạch.

Giải pháp: Ăn tỏi, cá thu, tinh chất lá ngân hạnh, uống nhiều nước.

Đường máu cao

Biểu hiện: Miệng khát, tiểu tiện nhiều lần, lượng tiểu tiện nhiều, ăn nhiều nhưng người ngày càng gầy.

 Hậu quả: Mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận do tiểu đường.

 Giải pháp: Ăn hành tây, các thực phẩm chứa crôm và axit v-linolenic, uống các loại trà.

Phân tử gốc tự do

 Biểu hiện: Không có biểu hiện điển hình, nhưng gây tổn thương cho mọi bộ phận cơ thể.

Hậu quả: Các cơ quan trong cơ thể bị lão hoá, hệ miễn dịch suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, và các chứng ung thư.

 Giải pháp: Ăn các loại nấm, các loại rau màu vàng xanh, các loại rau họ hoa lơ, các thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C, phenol và Se.

Phạm Thúy

Theo people

Những cán bộ đảng viên đã lưu manh hoá

 Chúng tôi xin kể câu chuyện: Năm 1995 khi còn làm giám đốc chi nhánh công ty Vật tư Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ông Hoàng Ngọc Anh mua máy nông nghiệp của Trung quốc về kinh doanh bắt đầu có dấu hiệu thua lỗ. Một mặt hắn ra sức huênh hoang làm ăn có lãi, dối lừa những cán bộ quan liêu yếu kém như ông Đỗ Gia Phách phó chủ tịch thành phố.
 Hoàng Ngọc Anh tranh thủ những cán bộ thoái hoá biến chất giúp việc cho UBND thành phố Hải phòng, đùng một cái với trình độ lớp 7 ông ta được bổ nhiệm làm giám đốc công ty Kinh doanh dịch vụ ngoại thương Hải Phòng tiền thân là Intershop Hải Phòng nổi tiếng, lúc đó đã tích luỹ được gần 7 tỉ vốn tự có; ông Anh lấy 1,9 tỉ chuyển trả cho công ty Vật tư Tổng hợp Hải Phòng thì ông Mẫn lúc đó làm giám đốc mới nhận bàn giao để Hoàng Ngọc Anh mang đi.
Về công ty Kinh doanh Dịch vụ Ngoại thương Hải Phòng năm 1995 thì Hoàng Ngọc Anh thành lập chi nhánh Công ty Kinh doanh Dịch vụ Ngoại thương tp Hồ Chí Minh. Nhưng kỳ lạ thay chi nhánh này mới nghe ai cũng tưởng ở tp Hồ Chí Minh nhưng nó lại đóng ngay trên trụ sở công ty kinh doanh dịch vụ ngoại thương Hải Phòng ở 133 Điện biên phủ HP và dính ngay vào vụ làm thất thoát 5 tỉ đồng do bán cao su đi Trung Quốc không thu được tiền. Khách hàng của Hoàng Ngọc Anh, làm theo chỉ đạo của ông ta nhưng ông ta đổ hết cho đàn em thân cận là Quảng và chạy chọt với ông Phạm Hiệp – Phó Giám đốc Công an thành phố nên ông này đã cung cấp tài liệu sai sự thật, đổ hết lỗi cho ông Quảng – nhân viên phiên dịch. Do đó, mặc dù ông Quảng đã cung cấp bằng chứng tất cả làm theo sự chỉ đạo của ông Anh, ông này vẫn bị tù bốn năm còn ông Anh chỉ bị cảnh cáo Đảng.
Dư luận cho rằng trong vụ cao su bán Trung quốc vào năm 1995, Hoàng Ngọc Anh đã hối lộ Phạm Hiệp hàng tỷ đồng để bảo kê cho những kiểu làm ăn bất chính và giúp cho hắn 15 năm làm ăn thua lỗ mà vẫn không bị cách chức hoặc bị khai trừ khỏi Đảng. Phạm Hiệp nay đã về hưu sớm.
Bên cạnh Phạm Hiệp, Hoàng Ngọc Anh đã hối lộ cho Nguyễn Văn Thạnh, trưởng phòng tổ chức sở Thương mại hàng trăm triệu đồng. Chính vì thế mà Thạnh đã cứu Anh thoát khỏi vụ công ty bị giải tán vào năm 2001. Nhiều năm sau khi về hưu Thạnh vẫn làm trợ lý cho Hoàng Ngọc Anh và đã giúp Anh báo cáo sai sự thật về nguyên nhân thua lỗ.
Hoàng Ngọc Anh giao cho Nguyễn Thị Lan làm phó phòng kế toán trong khi Thị Lan đã bị giám đốc cũ đuổi do tính lãi suất đôla Mỹ với các phòng kinh doanh nội bộ công ty 6% tháng trong khi nhà nước quy định 1,25% tháng. Do đó phòng kế toán công ty này thường xuyên gây rối vòi tiền chỉ cho những tay chân thân cận của Hoàng Ngọc Anh và Anh đã chuyển tiền bất chấp đó là sự kinh doanh không hiệu quả. Hậu quả ông ta tiếp tục thua lỗ liên tiếp trong các vụ mỹ phẩm bột sắn đến năm 2005 đã 16 tỉ đồng.
Trước tình hình thua lỗ kéo dài không khắc phục được sở Thương mại Hải Phòng chủ trương giải thể, ông Hoàng Ngọc Anh lại tranh thủ tên Thạnh – nguyên trưởng phòng tổ chức của sở Thương mại Hải Phòng báo cáo lừa dối cấp trên, để sát nhập vào tổng công ty Lương thực Miền Nam. Đổi tên thành Công ty Kinh doanh Lương thực và Đầu tư Phát triển Hải Phòng. Đến năm 2005 do tiếp tục thua lỗ Tổng công ty Lương thực Miền nam có công văn yêu cầu công ty kinh doanh lương thực Hải phòng phá sản và cách chức ông Hoàng Ngọc Anh. Hoàng Ngọc Anh vừa hứa hẹn vừa lừa phỉnh người lao động cho ông giữ chức thêm ba tháng ông sẽ xin sang ngân hàng nông nghiệp và giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Nguyễn Văn Thành do tích cực ủng hộ Hoàng Ngọc Anh hại người Lao động nên Hoàng Ngọc Anh cho chuyển từ phó phòng kế toán sang làm Trưởng phòng tổ chức. Khi bị Tổng cty Lương thực Miền Nam cách chức, Hoàng Ngọc Anh mời người lao động đến đe doạ ai theo hắn thì ký tên vào danh sách ủng hộ cho hắn được giữ chức thêm ba tháng, hắn sẽ giải quyết quyền lợi, còn ai không ủng hộ thì ký tên vào danh sách không ủng hộ. Khi Thành của phòng tổ chức lập danh sách chỉ có mỗi cột ủng hộ Hoàng Ngọc Anh thế là vô tình cả những người không ủng hộ cũng ký vào danh sách ủng hộ.
Bên cạnh Nguyễn Văn Thành, Hoàng Ngọc Anh làm giám đốc kiêm bí thư Đảng bộ công ty đã đưa Đỗ Văn Thế, người bị đuổi ở công ty Vật tư Giao thông Hải Phòng về làm phó giám đốc kiêm chủ tịch kiểm tra Đảng rồi gà cho mọi người lao động bầu luôn làm chủ tịch công đoàn. Đỗ Văn Thế mang ơn của Hoàng Ngọc Anh nên ra sức cắt xén quyền lợi lương, bảo hiểm xã hội của người lao động, ra sức bảo vệ Hoàng Ngọc Anh, báo cáo với các cơ quan chức năng rằng thua lỗ là do khách quan.
Do quan liêu hoặc vì lợi ích cá nhân Tổng công ty Lương thực Miền Nam lại cho Hoàng Ngọc Anh giữ chức thêm ba tháng và ký công văn đề nghị sát nhập vào Ngân hàng Nông nghiệp, đổi tên thành Công ty Kinh doanh Lương thực và Đầu tư Phát triển Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Lẽ ra các cơ quan có trách nhiệm phải cách chức ông Hoàng Ngọc Anh từ lâu vì chỉ thua lỗ hai năm liên tiếp đã phải cách chức rồi. Hoàng Ngọc Anh đem tiền đi hối lộ nên hiện nay có khoảng 5 tỉ đồng khách hàng nợ công ty mà không có chủ nợ, có nghĩa nợ khống. Điều nực cười nữa lại xảy ra, khi Đảng vừa có nghị quyết cấm các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh ngoài nghành mà bài học nhãn tiền quá đau xót xảy ra tại Vinashin gây thất thoát lớn cho nhà nước và xã hội thì Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam lại cho những kẻ lưu manh này thành lập công ty Thương mại Đầu tư và Phát triển tại 133 Điện Biên Phủ Hải phòng (Người lao động đã nghỉ chế độ hết chỉ còn lại vài người trong bộ máy thối nát của Công ty Kinh doanh Lương thực đã thua lỗ gần hai mươi năm).
Tại sao mà một người học hết lớp 7 lại được bổ nhiệm làm Giám đốc Ngoại thương, vì cái gì mà thua lỗ kéo dài gần hai mươi năm mà không phải bồi thường gì cho nhà nước. Nhà nước để ông Anh giữ chức giám đốc kéo dài, tước hết số vốn 7 tỷ vốn tự có của người lao động trước đó mồ hôi nước mắt làm ra, và còn mất thêm hàng chục tỉ đồng khi những kẻ như ông Thạnh nguyên trưởng phòng tổ chức sở thương mại luôn tìm cách báo cáo sai sự thật với nhà nước. Để một người ít học, tham lạm nên toàn sử dụng những người không học hành nên càng xảy ra thua lỗ lớn. Theo dư luận cho biết ông còn bồ bịch với Đồng Lương Xuân Oanh, Nguyễn Thị Lan, rồi đẻ con thứ ba. Đó là “tư cách” của một đảng viên.
Nhà nước bị mất tiền, người lao động không thân thiết với ông ta bị thua thiệt về quyền lợi, còn ông ta thì cho tới bốn người em vợ vào công ty để hưởng khống quyền lợi trong khi tới 43 lao động biên chế cũ vẫn không bố trí được việc, có người lao động 6 tháng không lương đề nghị ứng nhưng kế toán không cho ứng nên ốm mà chết đó là ông Tạ Quốc Tuấn.
Nhà nước cần rà soát loại bỏ những công ty làm ăn yếu kém, sử dụng những người thật sự có năng lực, khuyến khích mở rộng phát triển những công ty thật sự làm ăn có hiệu quả để nâng cao đời sống người lao động. Đó cũng là một cách tạo nhiều việc làm mới cho người lao động cững như đảm bảo an sinh xã hội một cách hữu hiệu. Đặc biệt là phải xử phạt nặng ông Hoàng Ngọc Anh và đồng bọn Đỗ Văn Thế, Nguyễn Văn Thạnh, Nguyễn Văn Thành (nay đã sang công ty cho thuê tài chính ), Phạm Hiệp, Nguyễn Thị Lan. Xã hội hiện nay có quá nhiều những đảng viên đã lưu manh hoá mà chưa bị xử lý thích đáng. Đã đến lúc phải quét sạch những phần tử kém năng lực thoái hoá biến chất chuyên tiến thân bằng cửa sau.
@Danlambao

VN 2011 – kinh tế khó khăn nhất từ 1991

Nông nghiệp và nông dân đã 'cứu' kinh tế Việt Nam trong năm 2011?

Nguyễn Hùng

Người từng đứng đầu viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương của Việt Nam nói với BBC rằng kinh tế trong nước chưa bao giờ gặp những khó khăn như trong năm 2011 kể từ hồi năm 1991, năm đồng minh thân cận Liên Xô sụp đổ.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói bất chấp một số “điểm son”, tăng trưởng kinh tế ở mức dưới 6%, lạm phát hai con số 19%, ít nhất hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản trong khi dự trữ ngoại hối chỉ tăng được nhờ vào lượng kiều hối tới chín tỷ đô la đổ vào Việt Nam.

Mặc dù vậy, ông nói Nghị quyết 11 hồi tháng Hai nhằm thắt chặt tiền tệ và chi tiêu công đã góp phần làm cho lạm phát giảm đi trong những tháng cuối năm.

Ngoài ra cam kết tái cơ cấu kinh tế do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra hồi tháng Mười cũng được cho là một động thái tích cực.

‘Thành tựu’

Nói chuyện với BBC hôm 14/12 từ Hà Nội, Tiến sỹ Doanh nhận định:

“Năm 2011 là một năm, theo đánh giá của tôi, là khó khăn nhất từ năm 1991 trở lại đây, tức là trong 20 năm gần đây.

“Nó thể hiện ở chỗ là mục tiêu lạm phát Quốc hội đề ra là 7% nhưng mà thực hiện khoảng 19%.

“Về mục tiêu tăng trưởng thì đề ra là 7,5%, thực hiện khoảng 5,8%.

“Và tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa tồn kho các mặt hàng lên cao chưa từng thấy.

“Cũng là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp được tuyên bố là phá sản được công bố là 48.000 doanh nghiệp.”

Nhưng Tiến sỹ Doanh cũng nói năm 2011 “có một số thành tựu đáng lưu ý” trong đó có xuất khẩu tăng 33%, chủ yếu tăng về giá và cán cân thanh toán quốc tế có thặng dự 3,3 tỷ đôla lần đầu tiên trong nhiều năm.

Bên cạnh đó lạm phát trong những tháng cuối năm cũng đã giảm đi nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ đưa ra từ đầu năm 2011 cho dù vẫn có thể tăng nhẹ ở mức khoảng 0,5% trong tháng Mười Hai.

“Đầu tư 100 đồng thì hàng hóa, tài sản tạo ra được có lẽ chỉ khoảng 40, 50 đồng, còn lại 60, 50 đồng kia nó bốc hơi. “

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

Ông Doanh nói lạm phát cao ở Việt Nam bắt nguồn từ tình trạng đưa tiền vào lưu thông ở mức 32% và tăng trưởng tín dụng lên tới trên dưới 40% (so với khoảng 9% của 2011) trong nhiều năm.

Vị Tiến sỹ giải thích thêm: “Đưa tiền ra nhiều như vậy mà đầu tư của doanh nghiệp nhà nước lại kém hiệu quả.

“Đầu tư 100 đồng thì hàng hóa, tài sản tạo ra được có lẽ chỉ khoảng 40, 50 đồng, còn lại 60, 50 đồng kia nó bốc hơi.

“Vì đưa nhiều tiền ra mà của cải tạo ra ít thì lúc bấy giờ có nguy cơ lạm phát.”

‘Căn bệnh trầm kha’

Chuyên gia nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Việt Nam cũng nói tiền đồng của Việt Nam chịu sức ép nhiều so với đôla Mỹ do Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn so với xuất khẩu.

Ông Doanh nói dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ tăng lên được nhờ lượng kiều hối lên tới 9 tỷ đôla Mỹ.

Và mặc dù tiền đồng giảm sức mua tới 19%, nó chỉ mất giá khoảng 5-6% so với đôla Mỹ, ông Doanh nói.

Ông cũng nhận định vấn đề tỷ giá tiền đồng và đô la là “phức tạp” vì Việt Nam cũng chi nhiều đô la để nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu và nếu tiền đồng mất giá thêm nữa, giá các sản phẩm xuất khẩu như dệt may và da giày sẽ tăng lên.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi đầu năm 2011Ông Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là đã đề cập tới hai ‘căn bệnh trầm kha’ của Việt Nam: lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ

Tiến sỹ Doanh cho hay nhiều doanh nghiệp cũng đổ xô đi vay tiền đô la trong năm 2011 ngay cả khi họ không cần tới đô la do có chênh lệch lãi suất.

Các doanh nghiệp chỉ phải trả mức lãi suất 6% khi vay đô la nhưng phải trả tới 21-25% khi vay tiền đồng và như vậy họ có thể kiếm lời chỉ qua việc vay đô la đem bán lấy tiền đồng.

Đây cũng là lý do khiến cho mức tăng trưởng tín dụng đô la ở mức 23%, cao hơn gấp đôi so với tiền đồng và đưa tổng số các khoản vay bằng tiền đô lên tới 7,6 tỷ.

Tiến sỹ Doanh nói chính sách tỷ giá bên cạnh chính sách tiền tệ, tín dụng trong Nghị quyết 11 được đưa ra trong tháng Hai năm 2011 là “điểm son” trong chính sách kinh tế của Việt Nam và là “bước ngoặt” trong việc ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Nhưng ông cũng nói việc “tiết kiệm và giảm đầu tư công” chưa thực hiện được nhiều và ngân sách vẫn bị bội chi.

Ông nói thêm: “Một nốt son khác của kinh tế Việt Nam đó là ngày 10/10 năm 2011, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc bài phát biểu bế mạc Hội nghị III của Ban chấp hành trung ương Đảng Việt Nam khóa XI và trong đó ông Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót, những yếu kém và đề ra nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế.

“Trong đó nhấn mạnh tái cơ cấu đầu tư, trước hết là đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ, trước hết là hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các tập đoàn và các tổng công ty của nhà nước.

“Ông Nguyễn Phú Trọng cũng lần đầu tiên nhắc tới lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, là hai căn bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam mà phương thuốc chữa cho đến bây giờ vẫn chưa rõ ràng.

“Các ý tưởng chính sách đó đang được chính phủ soạn thảo để trình ra Quốc hội và Ban Chấp hành Trung ương Đảng sắp tới.”

Chứng khoán ‘cọng hành’

Tiến sỹ Doanh nói với BBC vấn đề lợi ích nhóm “thì ở đâu cũng có” nhưng điều quan trọng là cần có sự công khai minh bạch.

Một ví dụ ông đưa ra là gần đây người ta được biết rằng Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được nhà nước cho vay tới 1.500 tỷ đồng trong khi có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam điêu đứng vì thiếu vốn.

Ông cũng nói có “một số nhóm người” đã giàu lên nhanh chóng nhờ các dự án cơ sở hạ tầng trong khi giá đất bồi thường cho người dân rất thấp.

Điều này khiến cho các vụ khiếu kiện về đất đai là vấn đề lớn tại Việt Nam.

Tiến sỹ Doanh đánh giá nông dân và nông nghiệp “đã cứu kinh tế Việt Nam” trong năm 2011 vì tình hình sẽ “hết sức phức tạp” nếu tình trạng thiếu lương thực diễn ra bên cạnh lạm phát cao.

Khi được đề nghị bình luận về thị trường nhà đất và chứng khoán, Tiến sỹ Doanh nói đa số các hãng bất động sản dựa vào tín dụng ngân hàng và tình trạng thắt chặt tiền tệ và lãi suất cao khiến nhiều công ty phải “bán tháo” bất động sản.

“Còn về chứng khoán ở Việt Nam thì giảm sút rất nghiêm trọng,” ông nói.

“Vừa rồi báo chí đã có đưa lên, tức là ở Hà Nội đây có chứng khoán chỉ còn có giá 75 đồng Việt Nam, tức tương đương ba cọng hành ngoài chợ.”

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

“Vừa rồi báo chí đã có đưa lên, tức là ở Hà Nội đây có chứng khoán chỉ còn có giá 75 đồng Việt Nam, tức tương đương ba cọng hành ngoài chợ.

“Tôi không nghĩ là thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng trưởng mạnh bởi vì các nguồn vốn đầu tư ở bên ngoài đã rút đi và tín dụng được thắt chặt thì nguồn vốn để bơm vào thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không được dồi dào như trước đây.”

Nhìn tới năm 2012, ông Doanh nói kinh tế thế giới khó khăn hơn trong khi cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn “chưa có lời giải”.

Nhưng nếu Việt Nam tái cơ cấu lại kinh tế thành công thì ngay cả với nguồn vốn ít hơn Việt Nam vẫn có khả năng đạt mức tăng trưởng 6,5%, ông nhận định.

Vị Tiến sỹ cũng cho rằng việc giảm được lạm phát xuống dưới 10% trong năm 2012 “sẽ là kỳ tích” trong khi tiền đồng tiếp tục chịu sức ép của đồng đôla Mỹ do thâm hụt thương mại.

@bbc