Cập nhật tin 31-1-2012

Nông dân Việt Nam chưa được hưởng sự giàu có

Phương Anh thưc hiên

Một trong những sự kiện nóng trong năm 2011 là chuyện tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng nông nghiệp ít được nhắc đến. Tiền Phong trao đổi với điều phối viên Phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Steven Jaffee, về vấn đề phát triển nông nghiệp tại Việt Nam.

Ông Steven Jaffee: “Nông dân Việt Nam cần phải bán ra các sản phẩm có giá trị cao hơn”.  Ảnh: P.A.
Ông Steven Jaffee: “Nông dân Việt Nam cần phải bán ra các sản phẩm có giá trị cao hơn”.   Ảnh: P.A.

Ông nghĩ gì về mục tiêu chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn của Việt Nam?

Thú thật là tôi thấy băn khoăn khi biết Việt Nam sẽ giảm lao động làm nghề nông từ 62% hiện nay xuống còn 30% vào năm 2020, theo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quốc gia đến năm 2020. Là một nước có nền tảng là kinh tế nông nghiệp, tôi băn khoăn là với thiết kế 30% đó, số người còn lại sẽ đi đâu?

Bởi trong 10 năm tới, khi lương nhân công ở Việt Nam tăng lên, thì các công ty làm về may mặc hoặc da giày sẽ chuyển tới Campuchia, Myanmar hoặc Lào. Liệu rằng trong 10 năm tới, Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao như chip máy tính chưa?

Ý ông là nông nghiệp vẫn sẽ là thế mạnh của Việt Nam?

Việt Nam có truyền thống làm nông nghiệp, nhưng hiện nay, so với các nước láng giềng, giá trị gia tăng trong lĩnh vực này rất thấp, tính trên đầu người rất thấp, không chỉ so với Thái Lan, Trung Quốc, Philippines mà thậm chí so với cả Campuchia. Bởi phần lớn đất đai của Việt Nam là dành cho lúa gạo, là loại hàng có giá trị thấp.

Nhưng Việt Nam vẫn đang là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về gạo?

Nông dân vẫn phải làm việc vất vả Ảnh: Hồng Vĩnh
Nông dân vẫn phải làm việc vất vả.  Ảnh: Hồng Vĩnh.

Đúng là Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, thứ hai về cà phê, thứ 5 về chè, thứ nhất về tiêu đen… Mặc dù vậy, hãy suy xét một chút. Nếu như hầu hết gạo của Thái Lan xuất với giá 700 – 800 USD/tấn, thì gạo của Việt Nam lại chỉ có giá 300 – 400 USD.

Dù sản lượng gạo của Việt Nam rất cao nhưng nông dân Thái vẫn giàu có hơn nông dân Việt Nam. Họ có những nông trang lớn, phương thức canh tác khác nên giá trị tăng thêm cũng cao hơn.

Gạo của Việt Nam hầu hết được bán cho khách hàng là các tổ chức công ở Philippines, Indonesia, dành cho các chương trình phân phối cho người có thu nhập thấp, có bao cấp của Chính phủ. Đó không phải là khách hàng.

Những người muốn mua gạo của Việt Nam không phải là khách hàng giàu có; họ thích gạo của Thái Lan, Pakistan, Indonesia hơn. Nên Việt Nam không xuất gạo sang các thị trường như Đức, Mỹ. Họ sẵn sàng trả hàng ngàn USD cho một tấn gạo, còn Việt Nam chỉ xuất loại 400 USD cho Philippines, Indonesia, Iraq, Cuba…

Tôi muốn nói rằng, khi còn là một nước có thu nhập thấp, Việt Nam đã làm tốt việc xuất khẩu gạo (giá thấp). Nhưng hiện nay, các bạn đã là nước có thu nhập trung bình, thì nông dân cần phải bán ra các sản phẩm có giá trị cao hơn, xứng đáng với công sức, với số đất đai, nước…đã bỏ ra.

Vậy Việt Nam cần phải thay đổi thế nào, theo ông?

Không chỉ riêng với gạo, thủy sản cũng thế. Vấn đề là xuất khẩu một con cá thôi, chứ không cần xuất đến 2 triệu tấn. Là nhà xuất khẩu lớn về số lượng không cần thiết là điều tốt, vì nó tiêu hao nhiều tài nguyên như đất, nước, công sức. Các bạn phải tạo ra giá trị cao cho các sản phẩm
của mình.

Vì sao Việt Nam chưa làm được điều đó?

Tôi rất ngạc nhiên là tại sao vốn đầu tư nước ngoài FDI vào nông nghiệp Việt Nam lại ít ỏi như vậy. Có thể là do ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều công ty Nhà nước, họ can dự ở nhiều lĩnh vực và khiến các nhà đầu tư nước ngoài không biết “luật chơi” là gì, khiến khu vực tư nhân băn khoăn, làm sao họ có thể cạnh tranh.

Thứ hai, nông nghiệp Việt Nam không có điều kiện để làm những điền trang lớn (diện tích bị chia cắt thành các khoảnh nhỏ). Các nhà đầu tư khó có thể làm việc với hàng ngàn nông dân được. Chẳng hạn như ở Thái Lan, Campuchia, họ có những thửa rộng hàng ngàn hecta.

Trở lại câu chuyện nhân lực ngành nông nghiệp, theo ông, Việt Nam cần có định hướng như thế nào?

Lực lượng lao động dồi dào của các bạn có thể giúp tạo ra hàng hóa nông thủy sản có giá trị cao. Chẳng hạn, họ tham gia chuỗi nhà máy chế biến hoặc hệ thống dịch vụ phân phối nông sản. Đó là nơi Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển.

Hiện Việt Nam vẫn là nguồn xuất thô nhiều nguyên liệu, chứ ít thấy sản phẩm Made in Vietnam. Việt Nam có nhiều tre nhưng lợi nhuận lại được làm ra ở Trung Quốc. Họ nhập tre và làm ra các sản phẩm có giá trị cao.

Họ nhập sắn từ Việt Nam để chế biến thức ăn chăn nuôi… Nhiều loại nguyên liệu khác cũng vậy. Nếu không có đầu tư thì Việt Nam mãi chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu thô và lợi nhuận được tạo ra ở những nơi khác.

Và ấn tượng của tôi với nông thôn Việt Nam là người nông dân không được hưởng thụ sự giàu có từ công việc của mình và họ vẫn phải làm việc rất vất vả. (TPO )

————————————————————————————————————-

Vụ phó tài chính bị tố lừa gạt 80 tỉ rồi trốn

Một ông vụ phó của “Vụ Tài Chính Hành Chính Sự Nghiệp” thuộc Bộ Tài Chính Việt Nam bị cho là đang trốn ở nước ngoài sau khi đã lừa được nhiều người một số tiền khá lớn.

Trần Anh Tuấn. (Hình: Lao Ðộng)

Theo tờ Thanh Niên, công an đang hoàn tất thủ tục để truy nã Trần Anh Tuấn, 37 tuổi, vụ phó của cơ quan nói trên. Tuấn đã bị truy tố với lý do “lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Trong số những “phi vụ” mà quan phó nói trên thực hiện, nguồn tin dựa vào cơ quan điều tra nói ông Tuấn đã lừa một chủ một doanh nghiệp có trụ sở ở phố Hòa Mã, Hà Nội, số tiền 1.2 tỉ đồng. Ông Tuấn viết giấy vay nợ của bà chủ doanh nghiệp này nhưng đáo hạn không thấy ông trả tiền. “Liên lạc thì ông Tuấn tắt máy điện thoại,” báo Thanh Niên kể.

Trước đó, theo công an nói, một giám đốc một xí nghiệp ở Hải Phòng được Trần Anh Tuấn hứa hẹn giúp “lo lót” để được trúng thầu xây dựng trường Ðại Học Hùng Vương ở Phú Thọ, với số tiền 4 tỉ. Ông giám đốc đưa trước $1.5 tỉ nhưng lại không được thầu.

Theo tờ Thanh Niên, sau nhiều vụ lừa, Trần Anh Tuấn đã trốn ra nước ngoài từ tháng 12 vừa qua.

——————————————————————————————————

Thực phẩm màu đen

Thường ngày chúng ta vẫn hay tiếp xúc với các loại thực phẩm có màu đen như gà ác, mè đen, đậu đen, gạo nếp cẩm… Màu đen thường không được nhiều người thích nhưng trong việc lựa chọn thực phẩm thì điều này lại là một sai lầm.

Chẳng hạn như gà ác (còn gọi là gà đen, gà chân chì…) thì thịt của chúng là một vị thuốc quý mà y học cổ truyền gọi là “ô kê nhục”. Thịt gà ác rất giàu vitamin, gồm khoảng 18 loại acid amin, nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B6, E, PP… và các nguyên tố vi lượng nên được dùng để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp bị bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo đường, di tinh, hoạt tinh, kiết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu… Do đó, người vừa khỏi bệnh, phụ nữ mang thai hoặc mới sinh, người già yếu, trẻ còi xương,… ăn thịt gà ác rất tốt.

Đậu đen có tính mát, vị ngọt, bổ máu. Ảnh minh họa Internet

Gạo nếp cẩm thì đã được nhiều nhà khoa học phương Tây thừa nhận là “siêu thực phẩm”. Mới đây, một nhóm nhà khoa học ở Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm và phát hiện hàm lượng rất cao chất chống ôxy hóa anthocyanin. Các nhà khoa học cho rằng chất chống ôxy hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – yếu tố dẫn đến ung thư.

Kinh nghiệm dân gian ở nước ta ghi nhận việc phụ nữ có thai sắp sinh con nếu thường xuyên ăn món chè mè đen thì sẽ dễ sinh; sau khi sinh, nếu  thiếu sữa thì đem sao hạt mè đen với muối, giã ăn hằng ngày. Để chữa nhọt lở lâu ngày không liền miệng, lấy mè đen 20 – 30 g sao cháy, giã đắp hằng ngày.

Mè đen nấu với hạt sen là món ăn an thần thông dụng trong dân gian. Ảnh minh họa Internet

Y học cổ truyền cũng ghi nhận việc danh y Tuệ Tĩnh dùng hạt mè đen sao cháy tán bột, mỗi lần uống 12 g với một ít rượu pha mật hoặc nước gừng để chữa đau lưng, rất hiệu nghiệm. Chè mè đen nấu với hạt sen là món ăn, vị thuốc an thần thông dụng của dân ta. Dầu mè đen thì đã được khẳng định là có tác dụng hạ cholesterol trong máu vì chứa nhiều acid béo không bão hòa.

Đậu đen là thực phẩm quen thuộc, dân dã và rất lành. Quả già còn sống đem luộc hoặc hạt phơi khô nấu chè đều là những món ăn rất ngon. Trong số các acid amin có ở đậu đen thì có rất nhiều thứ cần cho cơ thể như phenylamin, lyxin, meslionin, leuxin, tritophan,  histiclin…
Trong đông y, đậu đen được ghi nhận là có tính mát, vị ngọt và là thuốc bổ âm, bổ can thận, bổ huyết, giải độc, trừ phong nhiệt độc, lợi tiểu.  Được ghi nhận là tá dược tốt trong đông y nhưng do đậu đen có tính mát nên những ai bị loét hành tá tràng hoặc dễ tiêu chảy… khi ăn các món chế biến từ đậu đen nên kèm chút gừng tươi hoặc sau đó uống một ít chè thuốc sẽ yên tâm hơn.
Lương y Hoàng Châu

‘Đại gia’ vẫn hốt bạc thời khủng hoảng

Năm 2011 được cho là một năm khó khăn chung đối với toàn bộ nền kinh tế, song bóng đen khủng hoảng dường như không mấy ảnh hưởng đến các ngân hàng và doanh nghiệp lớn với những con số lãi khổng lồ gây choáng ngợp.

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để sống sót này, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn trở nên “phất” hơn. Trước hết phải kể đến những “đại gia” ngân hàng. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietin Bank) cho thấy, lợi nhuận trước thuế cả năm của ngân hàng này đạt 8.105 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2010 và vượt 58,9% kế hoạch Đại hội cổ đông đặt ra là 5.100 tỷ đồng.

VietinBank dự kiến, lợi nhuận trước thuế năm 2012 này sẽ tăng khoảng 20%, tương đương với 9.726 tỷ đồng. Mới đây, ngân hàng này cũng đã chính thức tăng vốn điều lệ đợt II/2011 lên gần 20.300 tỷ đồng, tăng 33% so năm 2010.

Trong khi đó, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lãi “khủng” không kém, với lợi nhuận hợp nhất cả năm đạt 5.700 tỷ đồng, tăng 4% so năm trước đó. Doanh thu thanh toán quốc tế đạt kỷ lục gần 1 tỷ USD, tăng hơn 30% so năm 2010.

Đến hết năm 2011, tổng tài sản Vietcombank đã đạt hơn 369.200 tỷ đồng, tăng 20,3%. Vốn chủ sở hữu đạt gần 29.200 tỷ đồng, tăng hơn 8.500 tỷ đồng so năm trước. Ngân hàng này cũng dự kiến lợi nhuận trước thuế cho năm nay tăng thêm 15% sau khi đã tăng vốn điều lệ thêm 12% lên 19.700 tỷ đồng vào hồi tháng 9 năm ngoái.

Một “đại gia” khác là ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với lợi nhuận trước thuế 4.174,6 tỷ đồng, tăng 24% so năm 2010 và vượt 1,8% kế hoạch. Lũy kế cả năm 2011, thu nhập lãi thuần của ACB đạt 6.701,8 tỷ đồng, tăng 58% so năm 2010.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lãi của ngân hàng mẹ đã hơn 3.050 tỷ đồng, tăng hơn 1.241 tỷ đồng ( tương ứng tăng 69%) so với thực hiện 2010. Lũy kế cả năm, thu nhập lãi thuần của Eximbank đạt hơn 5,297 tỷ đồng, tăng 84% so với năm 2010.

Cùng năm hoạt động, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng lãi trước thuế ước 2.728 tỷ đồng, tương đương 101% kế hoạch năm. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) lợi nhuận trước thuế 2011 đạt gần 1.100 tỷ đồng, tăng 45%. Tính đến hết 2011, tổng tài sản của LienVietPostBank đạt 57.034 tỷ đồng, tăng hơn 60% so với năm 2010.

Lãi “khủng” doanh nghiệp lớn không hề kém cạnh Song hành cùng lợi nhuận khổng lồ của các nhà băng thì một số “đại gia” doanh nghiệp cũng phát tài không hề kém cạnh.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong bản công bố kết quả kinh doanh năm 2011 cho biết, lợi nhuận sau thuế cả năm của công ty này đạt 4.167 tỷ đồng, tăng 16% so năm trước và vượt 16% kế hoạch năm.

Tập đoàn Bảo Việt trong năm 2011 doanh thu hợp nhất cũng ước tăng 20,7% so năm trước. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2011 tăng khoảng 22% so với năm trước, vượt 6% kế hoạch.

Năm 2012, Tập đoàn này đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 17.773 tỷ đồng, tăng trưởng 14,5% so với ước thực hiện năm 2011, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.632 tỷ đồng, tăng trưởng 6,5%.

Trong khi đó, thông tin từ CTCP Bảo hiểm Pijico cũng cho hay, năm 2011, công ty ước tổng doanh thu đạt 2.294 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch và tăng 17% so với thực hiện 2010. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 135,8 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2010 và hoàn thành 100% kế hoạch năm.

Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ) cũng báo cáo, trong năm 2011 công ty này ước đạt 8.936 tỷ đồng doanh thu, tăng 34% so với thực hiện năm 2010 và vượt 28% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 2.650 tỷ đồng, tăng 55% so với lợi nhuận năm 2010 và vượt 85% kế hoạch.

Chưa công bố lợi nhuận năm vừa rồi nhưng kế hoạch lợi nhuận 2012 của Vincom đặt ra sau sáp nhập cũng dự kiến gấp 4 lần kế hoạch 2011 của Vincom, với 17.965 tỷ đồng doanh thu, 5.456 tỷ đồng lợi nhuận.

Trong bài viết này chưa đề cập hết đến tất cả các tổ chức kinh doanh có lãi khác cũng như nhiều “ông lớn” chưa công bố kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm vừa qua, song có thể thấy, thời khủng hoảng không phải ai cũng trở nên nghèo đi.

(Theo Dân trí)

Tin rất nóng: Tiên Lãng đã phát nổ một quả bom sự thật

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh

Sau nhiều ngày, với nhiều lý lẽ rất loăng quăng, tiền hậu bất nhất, dối trá, cố đấm ăn xôi của các cấp lãnh đạo Hải Phòng, Tiên Lãng về vụ cưỡng chế đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn; sau nhiều ngày chỉ nghe tiếng nói phản đối một phía từ báo chí, các quan chức, nhân sĩ trí thức, dư luận, các cơ quan nhà nước Trung ương về những sai phạm của chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng trong việc cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất; sau nhiều ngày cảm tưởng như hệ thống cơ quan ban ngành ở Tiên Lãng một lòng một dạ, cố sống cố chết bảo vệ sai trái của lãnh đạo huyện…Hôm nay, chúng tôi có trong tay văn bản báo cáo chính thức của Hội nuôi trồng thủy hải sản huyện Tiên Lãng (một đơn vị trực thuộc sự lãnh đạo của huyện Tiên Lãng) đã phát một văn bản báo cáo, vạch trần toàn bộ sự thật về những sai trái, thậm chí phạm pháp của lãnh đạo của mình, nó có sức mạnh như một quả bom tấn, nó là tiếng nói của một tổ chức có tư cách pháp nhân, đóng dấu đỏ…Những sự thật trong văn bản sẽ làm ngả ngửa giới chức lãnh đạo Tiên Lãng vì nó phanh phui những bí mật động trời…Văn bản ngay lập tức trong chiều nay đã được gửi cho rất nhiều các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ…

Người trong cuộc đã lên tiếng vì sự thật.

Một thông tin rất nóng và cần thiết vào lúc này. Một tài liệu quan trọng cho các đoàn kiểm tra Trung ương. Văn bản như một quả bom sự thật của chính người trong cuộc đã châm ngòi.

Chúng tôi có niềm vui được công bố lần đầu văn bản này

Tặng những cựu chiến binh của Cu Vinh và các bác bài hát VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH, nghe bài này trong lúc đọc mới sướng.

b1_0.jpg
b2_0.jpg
b3_0.jpg
b4_0.jpg
b5_0.jpg
b6_0.jpg
b7_0.jpg
b8.jpg
b9.jpg
b10.jpg
b11.jpg

______________________

Các bác yêu dấu.

Lúc này, một lá đơn của người dân Tiên Lãng, một báo cáo của một tổ chức xã hội nghề nghiệp (như báo cáo này), một tiếng nói của một cán bộ, đảng viên ở địa phương…tất cả là đường dẫn cho các cơ quan kiểm tra tìm đến các ngóc ngách, bằng chứng của sự thật. Với công tác điều tra, những thông tin này quý giá như vàng. Ví dụ, sở Tư pháp Hải Phòng đã phát công văn yêu cầu huyện Tiên Lãng thu hồi văn bản trái pháp luật mà huyện không thu hồi, ví dụ một số văn bản của huyện về một số chủ trương không báo cáo Thành phố mà thực hiện lén lút…v..v..Tất cả những điều đó sẽ biến thành sự thật chính thống của các đoàn kiểm tra. Có đường dẫn này, các đoàn kiểm tra sẽ giảm đi rất nhiều thời gian tìm kiếm sự thật. Với Cu Vinh, văn bản này đọc xong, chỉ có cách uống cốc trà, phả khói thuốc và he he he.

Với công việc điều tra sai phạm, đôi khi chỉ là mấy dòng chữ viết rất vội trên võ bao thuốc lá mà phanh phui ra cả một tội tày đình các bác ạ.
Cái giá trị văn bản báo cáo này nằm ở chỗ đó.

_____________

CÁC BÁC TIẾP TỤC ĐÓNG GÓP TIỀN GIÚP GIA ĐÌNH ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN NHÉ, NHÉ NHÉ…HÌ HÌ

Thời gian đóng góp 10 ngày (kể từ hôm nay thứ 7 ngày 28/1/2012 đến ngày 8/2/2012). Số tiền này dùng chủ yếu để ủng hộ việc gia đình anh Vươn làm lại căn nhà ở, gây dựng lại cuộc sống trong thời gian chờ đợi CÔNG LÝ gõ cửa. Các khoản đóng góp chúng tôi sẽ công khai cập nhật từng ngày. Để tiện theo dõi, khi chuyển tiền đề nghị mọi người thông báo tên, địa chỉ và số tiền đóng góp giúp đỡ qua Email: vinhbanhtet@gmail.com.

Tiền đóng góp từ trong nước xin chuyển về: NGUYỄN QUANG VINH, số Tài khoản: 0311000492977, Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Bình (54- đường Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Đồng Hới)

Ở nước ngoài xin xin sử dụng thêm Swift code: bftvvnvx

Từ nước ngoài cũng có thế gửi tiền ở OMNEX GROUP,INC qua dịch vụ kiều hối của Ngân hàng ĐÔNG Á bằng số điện thoại của người nhận là Nguyễn Quang Vinh 0973155550 nhận tại Hà Nội.

Đề nghị mọi người ghi rõ: Tiền ủng hộ gia đình anh Đoàn Văn Vươn

CẬP NHẬT TIN 30-1-2012

Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn

Tin cho hay con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn

Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011

Thanh niên Cộng sản ở cơ sở.

Báo Tiền Phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bài ‘Góp sức trên quê nhà’ đăng ngày 28/1 đưa tin anh Triết, người từng giữ chức Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Anh, đã “được cấp học bổng học tiếp Tiến sỹ, làm giảng viên cùng những cơ hội công việc hấp dẫn khác, nhưng anh chọn trở về”.

Bài này sau cũng được báo Dân Trí đăng lại hôm 29/1.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 23 tuổi, là con trai út của thủ tướng đương nhiệm. Anh có anh trai là Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, Thứ trưởng bộ Xây dựng; và chị gái là Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt.

Anh Triết về Việt Nam sau khi du học bảy năm, chủ yếu tại Đại học Queen Mary, London, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy.

Anh nhận bằng thạc sỹ với đề tài Kỹ thuật động cơ siêu thanh; và đã có sáu tháng thực tập tại công ty danh tiếng Rolls Royce.

Từ tháng 11/2011, Nguyễn Minh Triết đã tham gia phong trào đưa cán bộ trẻ về xã trong vị trí cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản cấp cơ sở.

Có lẽ anh là cán bộ Đoàn cơ sở có học vị cao nhất hiện nay.

Bài báo trên Tiền Phong không nói rõ công việc của anh Triết là gì, nhưng viết vừa nhận việc anh đã “xách ba lô cùng các cán bộ Đoàn rong ruổi Bắc Nam để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh-sinh viên và bạn trẻ”.

Trước khi về nước, Nguyễn Minh Triết cũng đã có sáng kiến thành lập Trung tâm Phát triển Tri thức với mục tiêu kết nối du học sinh Việt Nam ở các nước ngoài.

Báo Tiền Phong viết: “Từ lâu Minh Triết đã mang dáng dấp của một cán bộ Đoàn năng động, nhiều sáng kiến”.

Bài nói về anh Nguyễn Minh Triết còn tiết lộ cán bộ Đoàn trẻ tuổi này “chưa vội chuyện tình yêu”.

Cán bộ cơ sở

Ủy viên Bộ Chính Trị Tô Huy Rứa lên nhanh nhờ tham gia công tác tuyên truyền cho Đoàn và Đảng.

Đoàn Thanh niên Cộng sản là tổ chức thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện cả nước có khoảng sáu triệu Đoàn viên, những người được cho là ‘phấn đấu cho lý tưởng của Đảng Cộng sản’.

Đoàn Thanh niên cũng được cho là tổ chức hậu bị của Đảng, với nhiều lãnh đạo trong bộ máy chính trị hiện thời xuất thân từ hàng ngũ Đoàn.

Trong đó có các nhân vật như ông Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN; ông Vũ Mão, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội…

Gần đây, ông Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn trở thành Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và ông Nông Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên trở thành Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Con đường làm cán bộ Đoàn ở cấp cơ sở như phường, xã, được cho là giúp các lãnh đạo tương lai thâm nhập cuộc sống và hiểu biết tường tận hơn về cuộc sống xã hội và nguyện vọng của người dân.

Ba người con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều được giới quan sát nước ngoài đánh giá cao về học vấn và điều kiện lập thân.

Anh Nguyễn Minh Triết sang Anh từ năm 2004 và học A-level (dự bị đại học) ở Michael College. Năm 2006, anh bắt đầu học tập tại Đại học Queen Mary cho tới 2009.

Công điện của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh Seth Winnick đánh đi ngày 26/12/2006, sau bị rò rỉ trên Wikileaks, đã tóm lược tin tức thu thập được về con cái Thủ tướng Dũng và viết rằng “các cánh cửa đang rộng mở” chào đón họ.

Ông Winnick cũng nhận xét đây là “bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo (Việt Nam) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế”.

—————————————————————————

Hàng trăm xe tuần hành chống Putin tại Matxcơva

Đoàn xe tuần hành phản đối Putin tại Matcơva ngày 29/01/2012.

Đoàn xe tuần hành phản đối Putin tại Matcơva ngày 29/01/2012.

Reuters

Phong trào đối lập Nga sử dụng một hình thức phản kháng mới vừa gây tiếng vang vừa khó ngăn chận. Hôm nay 29/01/2012, tại Matxcơva, hàng trăm người dân thủ đô lái xe, mang băng vải và bong bóng màu trắng, màu của phong trào chống độc tài, tuần hành dọc theo xa lộ vành đai, trong tiếng hoan hô của khách bộ hành.

Theo AFP, một đoàn xe nhiều trăm chiếc trang trí bong bóng, băng vải, màu trắng chạy vòng quanh xa lộ vành đai thủ đô nước Nga gây ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. Cuộc biểu dương lực lượng này nằm trong chiến dịch đòi hỏi bầu cử trong sạch và tự do dự trù vào ngày 04/03/2012 tới.

Được đặt tên là chiến dịch « Vòng đai trắng », sáng kiến này do giới văn nghệ sĩ, nhà báo, blogger đề xuất, để phối hợp với phong trào biểu tình của đối lập chống bầu cử gian lận.

Còi của đoàn xe được bấm inh ỏi dọc theo lộ trình bao quanh thủ đô. Khách đi đường chào đón nhiệt tình với băng vải trắng.

Sau cuộc bầu cử Quốc hội bị tố cáo gian lận hồi cuối năm ngoái, chính quyền Nga phải đối đầu với một làn sóng chống đối chưa từng thấy kể từ khi trung tá mật vụ Vladimir Putin lên nắm quyền tại Nga, lần lượt qua các chức vụ thủ tướng, tổng thống hai nhiệm kỳ, rồi lại thủ tướng, trong khi chờ đợi trở lại điện Kremlin qua cuộc bầu cử vào đầu tháng ba này.

Uy tín của ông Putin bị xuống thấp trong những tháng gần đây, nhưng dường như vẫn có một thành phần khá đông hậu thuẫn ông.

Có lẽ để bảo đảm không bị bất ngờ, đơn ứng cử của nhiều nhà đối lập, nhất là của lãnh đạo đảng Dân Chủ Thống Nhất Nga, gọi tắt là Yabloko, bị bác với lý do là trong số 2 triệu chữ ký ủng hộ có nhiều chữ ký giả.

Đêm hôm qua, tòa soạn của một tuần báo thuộc đảng đối lập này ở Oural đã bị kẻ lạ mặt tấn công bằng bom xăng, thiêu rụi toàn bộ.

—————————————————————

 

Thế thiên hành đạo

Lê Hiền Đức (danlambao)Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi. Và chừng đó, trên khắp đất nước Việt Nam này sẽ xuất hiện thêm nhiều Đoàn Văn Vươn, kèm theo đó là hàng triệu, hàng triệu người ủng hộ, tôn vinh Đoàn Văn Vươn…
*
Liên quan “Vụ án nổ súng, đặt mìn chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 5-1-2012” theo cách gọi của chính quyền thành phố Hải Phòng, ngày 10-1-2012, Viện kiểm sát thành phố này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, cho bắt tạm giam các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh (anh ruột ông Vươn), Đoàn Văn Quý (em ruột ông Vươn) và anh Đoàn Văn Vệ (cháu ruột ông Vươn) về tội giết người, đồng thời khởi tố bị can, cho tại ngoại hầu tra đối với các bà Phạm Thị Báu (em dâu ông Vươn), Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) về tội chống người thi hành công vụ. Em Đoàn Xuân Quỳnh (con ông Vươn, sinh năm 1995, đang học lớp 11, đã bị bắt mấy ngày) được giao về cho gia đình quản lí song vẫn bị cơ quan công an đe là “sẽ xem xét sau”.
Ở đâu, giết người và chống người thi hành công vụ cũng là trọng tội. Giết người thi hành công vụ, tội càng nghiêm trọng. Vậy hãy xem trên các báo “lề phải” của Việt Nam, người ta nói thế nào về đối tượng mà ông Đoàn Văn Vươn và người thân nổ súng, đặt mìn để chống lại.
Ông Vũ Trọng Kim (uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, phó chủ tịch kiêm tổng thư kí Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc) nhận xét việc cưỡng chế thu hồi có dấu hiệu áp đặt không khác gì cưỡng đoạt, thiếu coi trọng quyền lợi người dân trong khi họ đã bỏ công sức, sinh mạng để gây dựng; việc huy động quân đội có dấu hiệu vi hiến. Ông Lê Đức Tiết (luật sư, phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc) cho rằng không có có sở pháp luật để thu hồi đất mà huy động lực lượng cưỡng chế dân là hành vi bất thường; tòa sơ thẩm huyện không có căn cứ pháp luật để công nhận việc làm của chính quyền huyện là đúng, tòa phúc thẩm “mặc cả” quyền kháng cáo của dân là trái nguyên tắc xét xử hai cấp; lực lượng cưỡng chế phá hủy căn nhà không nằm trên diện tích đất phải cưỡng chế là vi phạm pháp luật; mọi lí do đưa ra để bào chữa cho việc thu hồi đất trái pháp luật đều không thể chấp nhận. Đặc biệt, ông Tiết còn nhận xét chính quyền địa phương chưa nhận ra bản chất vấn đề, đã có hành vi cố ý làm sai pháp luật với động cơ không minh bạch, để xử lí không thể dựa vào phê bình và tự phê bình được nữa. Ông Đặng Hùng Võ (giáo sư, tiến sĩ, cựu thứ trưởng Bộ tài nguyên – môi trường) nhận xét chính quyền huyện Tiên Lãng có nhiều cái sai, các quyết định giao đất cho ông Vươn đều trái Luật đất đai, quyết định thu hồi đất vừa trái luật vừa trái đạo lí, cố tình tước bỏ quyền lợi của dân.
Ông Lê Đức Anh (đại tướng, cựu uỷ viên Bộ chính trị – Đảng cộng sản, cựu chủ tịch nước) khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện, đã để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lí đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lí, đã cố thu hồi đất đối với người làm được, làm tốt, cố tình tiến hành thu hồi trái pháp luật, dồn người dân vào chân tường; phá nhà dân là hành vi bất chấp luật pháp, cưỡng chế là sai, dùng bộ đội và công an để cưỡng chế là càng sai. Ông Nguyễn Quốc Thước (trung tướng, cựu uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, cựu tư lệnh Quân khu 4, cựu đại biểu Quốc hội) cho rằng trong vụ việc này, các cấp lãnh đạo địa phương đã không nhằm vào lợi ích của quốc gia và nhân dân, không xứng đáng đại diện cho dân. Ông Phạm Xuân Thệ (trung tướng, cựu tư lệnh Quân khu I) cho rằng chính quyền địa phương quá non kém về chính trị, đã lợi dụng lòng tin của nhân dân vào chính quyền để làm tổn hại tới quyền lợi nhân dân; đưa lực lượng liên ngành tạo nên một cuộc cưỡng chế rầm rộ chẳng khác gì đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng, biến họ thành tội phạm. Ông Huỳnh Đắc Hương (thiếu tướng, cựu phó chính ủy Quân khu Tây Bắc, cựu thứ trưởng Bộ lao động – thương binh – xã hội) khẳng định sự chống đối của người dân xuất phát từ cách làm của chính quyền; cưỡng chế, hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn là không có tấm lòng.
Ông Trần Vũ Hải (luật sư) cho rằng chỉ với việc đánh sập ngôi nhà không nằm trong diện tích đất bị cưỡng chế của ông Đoàn Văn Vươn đã có đủ yếu tố cấu thành hành vi cố ý hủy hoại tài sản của công dân, phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 143 – Bộ luật hình sự; nếu mở rộng vụ án để xem xét việc thu hồi, cưỡng chế, giải quyết khiếu nại, khởi kiện có đúng pháp luật hay không thì còn có thể truy tố chính quyền huyện Tiên Lãng theo những tội danh sau: lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281 Bộ luật hình sự); lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ (điều 282); thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (điều 285); vi phạm các quy định về quản lí đất đai (điều 174). Các ông Trần Công Trục (luật sư, cựu trưởng ban Biên giới chính phủ), Đinh Xuân Thảo (tiến sĩ, viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp – Ủy ban thường vụ Quốc hội), Phạm Thanh Bình (luật sư), Trương Anh Tú (luật sư) cũng cho rằng việc cưỡng chế không đúng luật pháp, chính quyền địa phương phải bồi thường cả về vật chất lẫn tinh thần cho việc huỷ hoại ngôi nhà và tài sản nằm ngoài phạm vi cưỡng chế, phải xử lí những người liên quan. Ông Bình còn khẳng định việc cán bộ Tòa án huyện Tiên Lãng đến hòa giải, vận động đương sự rút đơn là hành vi trái pháp luật.
Ông Bùi Hoàng Tám đánh giá việc uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại đổ tội cho nhân dân, vu vạ cho cấp dưới là vô liêm sỉ, là sự lèo lá, tráo trở đã không còn giới hạn.
Mới trên các báo “lề phải” thôi, y sì, không suy diễn mà đã rõ mười mươi chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng cố ý vi hiến, vi phạm pháp luật, bất chấp luật pháp, có nhiều cái sai, vừa trái luật vừa trái đạo lí, vô liêm sỉ, lèo lá, tráo trở tới mức không còn giới hạn, cố tình cưỡng đoạt, tước bỏ quyền lợi của người dân, hủy hoại tài sản của công dân, không nhằm vào lợi ích của quốc gia và nhân dân, không xứng đáng đại diện cho dân, lợi dụng lòng tin của nhân dân vào chính quyền để làm tổn hại tới quyền lợi của nhân dân, đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng và biến họ thành tội phạm… Dân gian có câu: “Con ơi nhớ lấy câu này – Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày, là mối hoạ lớn. Ông Đoàn Văn Vươn đã kêu cầu nhiều lần, nhiều nơi song chẳng ích gì bởi bọn cướp ngày kia quyết tâm cưỡng đoạt lấy được thành quả lao động của ông. Trong bối cảnh ông càng nhân nhượng thì chúng càng lấn tới, bối cảnh mà ông Lê Đức Tiết nhận xét là “để xử lí không thể dựa vào phê bình và tự phê bình được nữa”, thử hỏi ngoài vùng lên, có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ông Đoàn Văn Vươn còn cách nào khác? (*)
Chiểu theo lời Hồ Chí Minh từng khẳng định một cách mạnh mẽ: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, rõ ràng hành động của ông Đoàn Văn Vươn là chính đáng, chính nghĩa, cần được ủng hộ, tôn vinh. Chỉ cần đọc các báo “lề phải” thôi, cũng đã biết lòng dân đang nghiêng về đâu. Nếu đọc thêm các trang mạng, các bài viết của những vị ít nhiều có tiếng là đức cao vọng trọng như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Huy Đức, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Vinh, điều ấy sẽ càng thêm rõ.
Vì dân vi bang bản, ý dân là ý trời nên chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi. Và chừng đó, trên khắp đất nước Việt Nam này sẽ xuất hiện thêm nhiều Đoàn Văn Vươn, kèm theo đó là hàng triệu, hàng triệu người ủng hộ, tôn vinh Đoàn Văn Vươn.
Với các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang mang danh từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, tôi muốn mượn hai câu thơ hồi kháng chiến chống Pháp chúng tôi hay dùng vận động nguỵ quân để nhắn nhủ:
Trong tay cầm khẩu súng dài 
Ngắm đi ngắm lại, bắn ai thế này? 
 Chụp ảnh chung với các chị và các cháu trước khi đi đến chúc Tết cụ Lê Hiền Đức 
(ảnh blog Nguyenxuandien)

  Các chị Thương, chị Hiền – vợ anh Vươn, anh Quý và các cháu tại nhà cụ Lê Hiền Đức – (ảnh blog Nguyenxuandien)

 Cụ Lê Hiền Đức và các cháu (ảnh blog Nguyenxuandien)



 Cụ Lê Hiền Đức hỏi han ân cần mọi diễn biến của vụ Đoàn Văn Vươn

 và gọi điện cho Đỗ Hữu Ca, GĐ Sở Công an Hải Phòng yêu cầu lệnh cho lính tuyệt đối không được đánh đập, lăng mạ anh Vươn anh Quý

 


Cụ Lê Hiền Đức nhờ Phạm Chính ghi lại toàn bộ cuộc trò chuyện giữa cụ và các cô con dâu họ Đoàn (ảnh blog Nguyenxuandien)

“Sẽ có nhiều Đoàn Văn Vươn”?

Bà Lê Hiền Đức nói nhiều người dân đã "trắng tay" và họ sẽ "vùng lên" nếu có trình độ

Công dân chống tham nhũng được giải thưởng quốc tế của Việt Nam nói với BBC những vụ chống lại các hành động mà bà gọi là ‘cướp đất’ như vụ Đoàn Văn Vươn sẽ còn nhiều nếu người dân hiểu biết và có học thức hơn.

Bà Lê Hiền Đức, năm nay 81 tuổi, nói bà nhận được ‘rất nhiều’ đơn khiếu nại về đất đai, cũng như hình ảnh, video về các vụ cưỡng chế đất đai gây đổ máu.

Bà nói với BBC hôm 29/1/2012: “[Những vụ mất đất] giống như Đoàn Văn Vươn rất nhiều, nhưng Vươn là một kỹ sư, có trình độ cho nên anh ấy đi theo con đường như vậy.

“Còn những người nông dân quá khổ, uất ức lắm, mất đất, mất nhà, mất ruộng… người ta sống bằng gì nữa đây?”

“Vì bây giờ người ta chưa có trình độ, chứ nếu người ta có trình độ như ông Vươn thì sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn nữa chưa không phải là một Đoàn Văn Vươn đâu.

Công dân chống tham nhũng nói bà ủng hộ hành động của ông Vươn và so với những người dân có ý định tự thiêu để phản đối thu hồi đất thì việc làm của ông Vươn là ‘tích cực’.

“Đây không phải là anh ấy chống đối mà là anh ấy tự vệ.

“Bởi vì nếu lực lượng đến đập phá mà là bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân thì tôi mới gọi đấy là thi hành công vụ, anh Vươn chống lại là anh Vươn sai.

“Nhưng đây không phải bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tập thể, cho nhân dân mà bảo vệ quyền lợi…tôi dùng cái từ là ‘cướp đất’ chứ không phải là bảo vệ.”

Bà Đức nói việc giải quyết chậm trễ các khiếu nại về đất đai đang đẩy người dân tới bước đường cùng:

“…Rét mướt như thế này mà lang thang ngoài vườn hoa bãi cỏ. Sống ở chỗ này, thuê được cái nhà độ khoảng 15 m2, bẩy tám con người chui vào đấy nằm.

“Thế thì người ta sống bằng gì để kiên trì ra xin đề nghị với thanh tra chính phủ giải quyết.

“Nhưng… nó đá lên rồi nó lại đá xuống, nó đẩy chỗ nọ, đẩy chỗ kia.

“Tôi gọi Thanh tra Chính phủ [họ] bảo ‘Việc này đã giao về tỉnh’

“Nhưng tôi nói rằng chính ‘thằng’ tỉnh là ‘thằng’ cướp đất, chính ‘thằng’ tỉnh là ‘thằng’ ăn đất của dân.

“Người nông dân bây giờ trắng tay… vì người ta không có trình độ chứ còn nếu có trình độ thì người ta sẽ vùng lên.”

‘Căm thù’

Người được giải thưởng về chống tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc Tế – Transparency International – nói:

“Sáu mươi ba tỉnh thành phố ở Việt Nam thì có lẽ trong tay tôi phải đến từ 50 đến 52 tỉnh thành phố có dân bị mất đất.

“Ngay ở Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km, mà dân sợ mất đồng ruộng. Người ta sống bằng gì? Sống bằng cây lúa mà bây giờ nó cướp lúa của người ta, cướp ruộng đất của người ta.

“Có một cán bộ chính quyền trả lời người dân rằng ‘Bây giờ mua hai cái phích, đun nước sôi bỏ vào đấy rồi đi bán rong…Hoặc là mua một cái xe máy để chạy xe ôm.’

“Người dân là sống bằng đồng ruộng, không thể chịu mất đất được và tôi nói đùa là người ta sống bằng cây lúa bây giờ người ta mất đất thì người ta trồng lúa vào gầm giường à?”

Ông Đoàn Văn Vươn trên Truyền hình Hải PhòngBà Đức nói có thể có nhiều vụ như Đoàn Văn Vươn nữa

Bà Đức cũng nói bà đã đưa lên vụ cưỡng chế mồ mả đất đai ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, cách Hà Nội 15 km.

“Tôi thì mất ăn mất ngủ khi tôi nhìn thấy những cánh đồng lúa xanh mơn mởn mà nó cho xe ủi đi. Rồi những bãi tha ma biết bao nhiêu mồ mả ông cha của người dân ở đấy, nói về tâm linh đó là sự đau xót lắm. Nó cày xới lung tung cả lên, thậm chí hàng trăm công an bộ đội đứng trên bờ, đứng khoanh tay nhìn.”

Bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà có rất nhiều bức ảnh cho thấy người dân bị “đánh chảy máu đầu, máu tai” khi giữ đất.

“Nông dân mất đất phải nói là người ta rất căm thù, phải dùng từ căm thù mới đúng,” bà nói.

“Thậm chí có người dân An Giang mà trong tay tôi còn rất nhiều đơn từ đây, người ta đến nhà tôi người ta bảo nếu không được giải quyết chuyến này chúng con tự thiêu ngay bờ Hồ Hoàn Kiếm bởi vì về bây giờ cũng con không còn gì mà sống nên sẵn sàng tự thiêu.

“Buộc lòng tôi phải gọi điện cho ông Bộ trưởng Công An ‘Anh ơi, đây anh nghe dân đi, dân sẽ tự thiêu ở Hà Nội thì còn gì nữa là đất nước.”

‘Vô cảm’

Công dân chống tham nhũng 81 tuổi nói trong số các đơn từ mà bà có số được giải quyết cho tới nay chưa tới 10% trong khi có người phải khiếu nại qua các đời chủ tịch tỉnh khác nhau và số lượng đơn thư khiếu nại của một người có thể lên tới hàng ngàn.

Bà cũng nói bà đã chứng kiến có nơi đất giải tỏa để hoang tới hai năm trong khi người dân không có đất cấy lúa và chính bà đã thúc giục người dân cứ ra cấy ở những mảnh đất trước đây của họ.

Người dân Việt Nam, bà Đức nói, sẵn sàng hiến đất cho các công trình xây nghĩa trang, trường học hay đường sá nhưng nhiều trường hợp thu đất gần đây “không phải phục vụ mục đích dân sinh” mà “để chia nhau”.

Bà kể với BBC: “Chính tôi đã vào tận tỉnh An Giang mà còn bị Thanh tra Chính phủ hỏi ‘Bà có liên quan gì tới quyền lợi ở An Giang không?’

“Thế thì tôi nói vui đùa, ‘Có, có liên quan, tôi vào tôi xin 2m, à 1,8m thôi vì người tôi cao 1,5m thì tôi chỉ xin 1,8m là đủ chôn tôi rồi.

“Trong khi cả gia đình họ hàng tôi tám đời ở Hà Nội. Thế nhưng mà tôi nói thế để chúng nó biết rằng ‘Cứ phải có quyền lợi liên quan thì mới lên tiếng, thì mới vào à?’

“Cuối cùng tôi nói rằng ‘Tôi không vô cảm như các anh đâu’.

“Sau đó cái tay Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền đấy bây giờ nói một danh từ vui vui là bật bãi rồi”

Bà Đức nói cách đây 60 năm bà tham gia vào phong trào phá kho thóc Nhật và chia lương thực, ruộng đất cho người dân và đặt câu hỏi đối với những hành động “thu ruộng đất của nông dân” hiện nay.

Người chống tham nhũng có tiếng ở Việt Nam cũng cáo buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam không hiểu suy nghĩ của người dân.

“Các ông cấp cao ngồi ở trong văn phòng, trong cơ quan kín cổng cao tường [có] lính gác, đi xe hơi, về xe hơi, biết đâu rằng ngoài chợ người ta chửi công an như thế nào.

“Người ta bảo công an là ‘cướp ngày’ là ‘cướp cạn’.

Trong các diễn biến mới nhất liên quan tới tranh chấp đất đai, một người dân ở Bắc Giang được cho là đã tử vong sau khi có va chạm với công an địa phương liên quan tới thu hồi đất.

@bbc

Kinh ngạc tòa nhà bị đường cao tốc ‘chọc thủng’

Đất nước Nhật Bản luôn luôn có những điều thú vị, độc đáo không thể tìm thấy ở nơi khác.

Một trong những tòa nhà kỳ lạ gây sửng sốt ở Nhật Bản là Gate Tower Building ở Osaka. Tầng thứ 5, 6 và 7 của tòa nhà cao 16 tầng này bị chiếm dụng để những con đường cao tốc chạy xuyên qua. Bảng thông tin ở tầng trệt ghi rõ chủ thuê của 3 tầng này là tập đoàn Đường cao tốc Hanshin. Nếu bạn có cơ hội đến tham quan ngôi nhà này thì đừng có lo, bởi vì đương nhiên thang máy sẽ tự động bỏ qua 3 tầng này và cho bạn đi thẳng các tầng khác.

Thực tế, Gate Tower Building là kết quả của một thỏa hiệp bất thường giữa chủ đất và chính phủ Nhật. Để có được công trình độc nhất vô nhị này, năm 1983 tập đoàn Đường cao tốc Hanshin đã phải thương thuyết với chủ tòa nhà. Cuối cùng, sau gần 5 năm tìm kiếm giải pháp, vào năm 1992, tòa nhà đã ra đời với 3 tầng rỗng, cho phép đường cao tốc chạy qua như bây giờ


Cập nhật tin tức 28-1-2012

Việt Nam tăng cường xuất khẩu lao động trong năm 2012

Trà Mi-VOA – Thông tấn xã Bernama của Malaysia ngày 27/1 loan tin Cục Quản lý Lao động ngoài nước đề ra mục tiêu sẽ xuất khẩu 90.000 công nhân ra ngoại quốc làm việc trong năm nay, đặc biệt ưu tiên cho người lao động ở các khu vực nghèo của Việt Nam ra nước ngoài làm việc. 
 Thỏa thuận vừa mới ký liên quan đến việc Nhật Bản tuyển dụng nhân viên y tế Việt Nam mở thêm cơ hội mới cho người lao động trong nước có được các công việc lương cao trên thị trường việc làm của Nhật.
 Việt Nam loan báo sẽ tăng cường đào tạo tay nghề cho đội ngũ nhân công trong ngành chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của các thị trường thường nhập khẩu lao động Việt Nam.
 Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng cho biết sẽ nghiên cứu và phát triển thêm các thị trường mới nơi có các công việc theo mùa như Australia, New Zealand, Canada, Nga, Phần Lan, và Thụy Điển.
 Một trong số các khó khăn trong công tác xuất khẩu lao động là tình trạng lưu trú bất hợp pháp của công nhân Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng lao động.
 Mặt khác, chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng bị giới bảo vệ nhân quyền chỉ trích khá nhiều. Theo Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận của người Việt tại Mỹ và là thành viên của Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA), nhiều công nhân xuất khẩu của Việt Nam là nạn nhân của tệ nạn buôn người.
 Giám đốc BPSOS, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, phát biểu với Ban Việt ngữ đài VOA:
 “Rất nhiều công ty xuất khẩu lao động đã lường gạt công nhân. Trong số 60 hồ sơ chúng tôi can thiệp liên quan đến trên 3.000 nạn nhân, chúng tôi đã gửi những thông tin này đến văn phòng Thủ tướng Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Việt Nam, nhưng họ không hề có một cuộc điều tra nào hết. Ngược lại, chính nạn nhân lại bị công an điều tra, bị những phái đoàn do Việt Nam gửi sang tận nơi trấn áp, hăm dọa, đến nỗi có người phải đi tị nạn, không dám về nước nữa. Chính quyền Việt Nam không những không bảo vệ mà còn hăm dọa nạn nhân, đồng thời tìm mọi cách bảo vệ cho những kẻ buôn người, trong đó có sự dính líu của rất nhiều tổ chức gọi là ‘công ty xuất khẩu lao động’, kể cả các công ty quốc doanh.”
 Theo thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, trong năm 2011 vừa qua, Việt Nam gửi hơn 88.000 lao động sang các nước làm việc, tức vượt con số chỉ tiêu 87.000 do Quốc hội đề ra. Phần đông công nhân Việt được xuất khẩu sang các thị trường Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, và Malaysia.
 Nguồn: Bernama, Mywork.vn, VOA-interview/w Dr. Nguyen Dinh Thang
———————————————————————————————————–

Việt Nam mất cơ hội xuất cảng gạo cả 200 năm

Cuối thập niên 1980, Việt Nam bắt đầu xuất cảng gạo sau 25 năm đình trệ và nhiều năm phải nhập cảng để giải quyết nạn đói kém kéo dài.

Lịch sử xuất cảng hạt gạo Việt Nam trong ngần ấy thời gian cũng đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm, từ 1.37 triệu tấn vào cuối thập niên 1980 cho đến năm rồi cũng chỉ mới đạt đến mức tối đa là 7.2 tấn.

Theo báo Dân Việt, hạt gạo Việt Nam vươn ra thế giới như một điều kỳ diệu vì phải khó nhọc lắm mới chen chân cùng các nước xuất cảng gạo hàng đầu thế giới trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.

Tuy nhiên, giở lại lịch sử 200 năm trước, nhiều người dân Việt bùi ngùi tiếc rẻ cơ hội xuất cảng “ngàn năm có một” của hạt gạo Việt Nam.

Theo một tài liệu được báo Dân Việt trích dẫn, cách nay hơn 224 năm, đại diện thương mại Hoa Kỳ tại Pháp lúc đó là ông Thomas Jefferson lần đầu tiên xác định vai trò quan trọng của hạt gạo Việt Nam đối với người Hoa Kỳ.

Cũng theo tài liệu này thì Hoa Kỳ đã chú ý đến hạt gạo Việt Nam hơn 200 năm trước. Ông Thomas Jefferson còn tìm cách liên lạc với Hoàng Tử Cảnh – con trai của vua Gia Long đang ở Pháp lúc đó để xin một số hạt lúa giống Việt Nam.

Gạo Việt Nam tìm thị trường xuất cảng hiện nay không hề dễ dàng. (Hình: Báo Dân Việt)

Ðầu thế kỷ thứ XIX, dưới thời tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ – Thomas Jefferson, một thương thuyền được phái tới để thu thập tin tức về hạt gạo Việt Nam và thảo luận về việc Việt Nam xuất cảng đường và cà phê sang thị trường Hoa Kỳ.

Ðó là chiếc thương thuyền Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam nhưng không gặt hái được thành công vì người đại diện của họ không gặp được vua Gia Long. Thương thuyền sau đó quay sang Philippines.

Cũng theo tài liệu này, chiếc tàu buôn thứ hai của Hoa Kỳ cập cảng Việt Nam khoảng 16 năm sau để tìm mua nông sản, nhưng lại thất bại lần nữa.

Tài liệu nói rằng thuyền trưởng John White của con tàu Franklin chờ mãi không được sự phúc đáp đơn xin ghé bến thương cảng Sài Gòn. Cuối cùng thì ông John White cũng lại quày quả ra đi.

Chi tiết các sự kiện nói trên được Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton công bố trong chuyến thăm đầu tiên nước Việt Nam cộng sản của vị nguyên thủ Hoa Kỳ vào năm 2000. Trong bài nói chuyện với các sinh viên Việt Nam tại trường đại học quốc gia Hà Nội, Tổng Thống Bill Clinton còn tiết lộ rằng hạt giống gạo Việt Nam được ông Thomas Jefferson mang về Hoa Kỳ từ hơn 200 năm trước đã được gieo trồng tại một trang trại ở tiểu bang Virginia.

Bài viết đăng trên báo Dân Việt bày tỏ nỗi ngậm ngùi tiếc rẻ vì Việt Nam đã đánh mất những cơ hội giao thương ngàn năm một thuở với Hoa Kỳ và cho rằng “đến nay thì hạt gạo Việt Nam vẫn chưa lọt nổi vào danh sách những hàng hóa được nhập cảng và được ưa chuộng tại Hoa Kỳ.”

“Titanic Ý” đền bù thiệt hại cho nạn nhân

Một số hành khách của tàu Costa Concordia đồng ý nhận bồi thường 11.000 Euro (tương đương 14.500 USD).

Một số nhóm khách hàng đi trên con tàu xấu số của Italy Costa Concordia đã đồng ý thỏa thuận nhận bồi thường 11.000 Euro (tương đương 14.500 USD). Con tàu có đến 3.000 hành khách đã đâm vào tảng đá và lật ở gần hòn đảo Giglio vào ngày 13-1 vừa qua.
Tập đoàn Carnival, chủ tàu Costa Conconrdia đồng ý đền bù thiệt hại cho mỗi hành khách về các tài sản bị mất và tổn thương tâm lý. Ngoài ra, toàn bộ chi phí chuyến du lịch trên thuyền và phí tổn đi lại của nạn nhân cũng được chi trả. Hành khách bị thương về thể chất sẽ được chi trả theo thỏa thuận riêng từng cá nhân. Trẻ em sẽ nhận được mức đền bù tương đương như người lớn, và các hành khách sẽ nhận được tiền đền bù chỉ trong vòng 1 tuần sau khi đồng ý thỏa thuận.
 Hành khách nào chấp nhận mức đền bù trên sẽ từ bỏ mọi hành động pháp lý đối với tập đoàn Carnival.

Condacons – một nhóm khách hàng đã không ký vào thỏa thuận và gợi ý rằng các khách hàng không nên ký vào đó mà nên đi kiểm tra về mặt tâm lý xem có chịu tác động gì từ vụ tai nạn hay không. Nhóm này đang tập hợp chữ ký để yêu cầu mức bồi thường 125.000 Euro cho mỗi hành khách.
Không chỉ gặp rắc rối với hành khách, tập đoàn Carnival còn đối mặt với các thủy thủ sống sót từ vụ “Titanic Ý”. Họ bắt đầu khởi kiện do không được chuẩn bị kiến thức cũng như tâm lý đối phó với thảm họa, chìm tàu… Họ chưa qua lớp đào tạo hành động khi gặp chuyện khẩn cấp nào.
Luật sư của Gary Lobaton, một thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Costa Concordia, cho biết trong một hồ sơ nộp tòa án rằng Gary không biết ứng phó thế nào khi tình huống khẩn cấp xảy ra. Vụ kiện đã thúc đẩy các nhà điều tra xác định lại liệu Carnival lệch có đi lệch các tiêu chuẩn an toàn quốc tế khi hoạt động tàu du lịch.
Vụ lật tàu đã làm 16 người chết và nhiều người mất tích.

Miến Điện mở ra trang sử hy vọng về dân chủ

Từ mười tuần lễ nay, chính phủ dân sự Miến Điện tiến hành một loạt cải cách chính trị tạo ra một luồng gió và hy vọng từng bước dân chủ hóa tại quốc gia Đông Nam Á này. Việc thả tù nhân chính trị, nối lại đối thoại với lãnh đạo phong trào dân chủ Aung San Suu Kyi, mời gọi các nhà đối lập lưu vong hồi hương cuối cùng đã tạo được sức thuyết phục đối với những nhà quan sát bi quan nhất về khả năng đổi mới tại Miến Điện. Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok, sau hơn 10 ngày quan sát nhất là tại Rangoon và thủ đô hành chính Naypyidaw, phân tích thêm trong phần phỏng vấn sau đây:

 RFI: Nhân chuyến công du của ngoại trưởng Pháp Alain Juppé tại Miến Điện , đồng nghiệp đã có dịp xuôi ngược từ Rangoon đến Naypyidaw , quan sát tận mắt, tiếp xúc với nhiều thành phần dân chúng xứ «ngàn ngôi chùa» này. Anh có cảm giác như thế nào? 
 Arnaud Dubus: Tại Rangoon, so với tình hình cách nay ba năm, chúng tôi nhận thấy ngay là đang có nhiều biến đổi. Một vài chi tiết thôi cũng đã phản ảnh được sự thay đổi này: thành phố sạch sẽ hơn, người dân vui vẻ thoải mái hơn, tươi cười nhiều hơn. Trong không khí có điều gì chứng tỏ niềm tin hy vọng trong dân chúng.
 Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu hiển nhiên. Có thêm nhiều tờ báo mới góp mặt, tăng gấp đôi so với tình trạng ba bốn năm về trước, và tràn ngập hình ảnh của giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, cũng như chân dung các nhà dân chủ có tiếng tăm khác như nghệ sĩ sân khấu Zargana hay cựu lãnh đạo phong trào sinh viên Min Ko Naing, những chuyện mà cho tới gần đây không ai có thể tưởng tượng.
 Một sự kiện ngoạn mục khác là khách sạn tại Rangoon đầy ắp du khách và doanh nhân đến nỗi khó tìm ra một phòng trống. Xe hơi lưu thông nhiều hơn và bắt đầu xảy ra hiện tượng kẹt xe hàng ngày.
 Tuy nhiên có một vấn đề làm dân chúng than phiền là vật giá quá cao, đồng lương không tăng. Đơn vị tiền tệ quốc gia kyat rất mạnh so với đôla Mỹ.
Hai mẹ con một công nhân ủng hộ viên Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ. 
Ảnh chụp ngày 15/01/2012. REUTERS/Stringer
RFI: Đồng nghiệp nhận định như thế nào về những cải cách của Tổng thống Thein Sein?
Arnaud Dubus: Một trong những câu hỏi mà chúng tôi thường nghe là “tại sao?”. Tại sao chính phủ Miến Điện cảm thấy có nhu cầu tiến hành cải cách chính trị trong khi mà chế độ này dường như sắp tiếp tục con đường của tập đoàn quân phiệt vạch ra sau cuộc bầu cử chẳng có gì là tự do và công bằng? Chắc chắn là phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố và nguyên nhân phức tạp.
Một yếu tố quan trọng là chính phủ Miến Điện có mối ưu tư là làm sao phải cải thiện quan hệ với các nước Tây phương. Điều làm họ lo sợ nhất là bàn tay Trung Quốc thao túng kinh tế các tỉnh phía bắc.
Bên cạnh yếu tố chính trị này còn có một nguyên nhân nữa bắt nguồn từ nhân cách của Tổng thống Thein Sein. Ông tướng này được cựu lãnh đạo tập đoàn tướng lãnh Thein Swe đặt vào chức vụ tổng thống.
 Ông Thein Sein là một cựu tướng lãnh ít có tiếng tăm và nhiều người cho rằng ông là người được tướng Than Swe ủy nhiệm cầm quyền. Nhưng bây giờ người ta có thể nói rằng Thein Sein đã suy nghĩ rất nhiều về các vấn đề khó khăn mà đất nước của ông đã vấp phải trong nhiều năm dài trước tuyển cử tháng 11/2010, nhất là trong giai đoạn ông làm thủ tướng.
 Ông đã thấy rõ những gì ông cần phải làm, nhưng ông không có thực quyền để thi hành. Cho đến khi lên làm tổng thống và cảm thấy vị thế đủ vững chắc, thì Thein Sein nắm lấy cơ hội để thực hiện mong ước của mình.
Còn một yếu tố nữa đó là phong trào đối lập. Khi được trả tự do vào năm 2010, bà Aung San Suu Kyi (ảnh trái) rất chống chế độ này. Ngay khi được Tổng thống Thein Sein mời hội kiến, bà đã tỏ ra do dự rất nhiều trước lời mời gặp nhau tại thủ đô hành chánh Naypyidaw vào tháng 8 năm 2011 vừa qua. Bà cho rằng nhân vật này thuộc phe cứng rắn trong quân đội.
Cuối cùng bà nhận lời và nẩy sinh một sự cảm thông giữa hai người. Mối quan hệ này đã góp phần làm giảm căng thẳng giữa hai phe và giúp cho chính sách cải cách chính trị trở thành hiện thực.
RFI: Theo kế hoạch gọi là “dân chủ hóa” mà tập đoàn quân sự đưa ra cách nay ba năm sau cuộc nổi dậy của phong trào cách mạng “áo cà sa”, thì hiện nay Miến Điện đang ở giai đoạn nào? 
Arnaud Dubus: Đây mới chỉ là giai đoạn đầu. Bước đầu tiên trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị đã hoàn tất mặc dù hãy còn một số trường hợp tranh cãi, do có sự bất đồng về định nghĩa tù nhân chính trị.
 Bước thứ hai là bầu cử bổ sung ngày 01/04/2012 chọn 48 đại biểu hai viện Quốc hội. Thử thách của cuộc bầu cử này là có trong sạch, có gian lận hay không?
Bà Aung San Suu Kyi rất có thể sẽ đắc cử vào Quốc hội. Sự hiện diện của đối lập tranh đấu tại quốc hội sẽ thúc đẩy các sáng kiến hợp lòng dân trong khi chờ đợi nhiệm kỳ mới vào năm 2015. Nếu mọi việc tốt đẹp thì cuộc bầu cử 2015 sẽ “đăng quang” tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện.
Lý do là không thể loại trừ nguy cơ tình thế đảo ngược. Chính sách cải cách chính trị không làm hài lòng những tướng lãnh thuộc xu hướng cứng rắn cũng như những người thân Bắc Kinh.
 Dường như đã có một âm mưu đảo chính bị lộ hồi đầu tháng Giêng. Guồng máy chỉ huy quân đội lập tức được cải cách cách sâu rộng vào giữa tháng Giêng. Con đường dân chủ do vậy còn dài và có nhiều chướng ngại.
 Đã thế, người ta còn biết rằng trọng trách này đặt trên vai của Tổng thống Thein Sein, một người có sức khỏe kém, mang trên người một máy trợ tim.
 RFI: Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu giảm nhẹ cấm vận, cho phép giới lãnh đạo Miến Điện và gia đình quyền du lịch tự do trong khi chờ đợi những bước tiến bộ mới . Nếu tiến trình dân chủ hóa được củng cố thì tác động của nó sẽ như thế nào đối với Đông Nam Á? 
 Arnaud Dubus: Trong một thời gian rất dài, Miến Điện là một nhược điểm của hiệp hội ASEAN.
 Với những bước tự do hóa chính trị hiện nay, Miến Điện sẽ được Tây phương hỗ trợ trong giai đoạn chuyển tiếp. Tây phương sẽ trợ giúp trực tiếp bằng tài chính, bằng viện trợ nhân đạo cũng như qua trung gian của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nhất là ASEAN có vai trò đối trọng với Trung Quốc.
 Sự kiện vào năm 2014, Miến Điện lên làm chủ tịch ASEAN càng làm cho Tây phương quan tâm đến quyền lợi của họ Đông Nam Á nhiều hơn.
 Một khi các biện pháp trừng phạt được cởi bỏ, doanh nhân Âu Mỹ sẽ đổ vốn đầu tư vào Miến Điện, tạo thêm nhiều vận hội mới cho doanh nghiệp ASEAN dù cho mức độ cạnh tranh cũng sẽ gay gắt hơn trước.
Tác động chính trị cũng không phải là ít. Cải cách chính trị tại Miến Điện sẽ làm công luận quan tâm hơn và theo dõi xem những chế độ độc tài cuối cùng trong ASEAN sẽ biến chuyển ra sao như là tại Việt Nam và Lào, với chế độ độc đảng và không chấp nhận đối lập chính trị.
@rfi