Steve Jobs – cuộc đời của những khác biệt

Steve Jobs, con người dị thường theo cả về tài năng và tính cách, đã ra đi ở tuổi 56, nhưng chắc chắn thế giới sẽ còn nói nhiều về ông. Có thể đúc kết cuộc đời của bậc thầy kinh doanh và công nghệ này trong mấy chữ “Khác biệt tạo ra sự khác biệt”.

Steve Jobs và biểu tượng trái táo của Apple
Steve Jobs và biểu tượng trái táo của Apple.

Qua tiếp xúc trực tiếp, qua các cuốn tự truyện, hồi ký của những người từng gần gũi với Steve, người ta đã chỉ ra nhiều khác biệt trong con người ông với thế giới xung quanh, thể hiện qua những câu nói và hành động.

“Học cao không chí chẳng ích chi”

Khác với rất nhiều người, Steve luôn cho rằng học cao hơn nữa ở trường lớp chẳng mang lại điều gì ngoài tiêu tốn số tiền tiết kiệm của gia đình. Hồi thanh niên, Steve Jobs nhập học đại học Reed, một trường tư ở vùng Oregon (Mỹ).

Tuy nhiên, học phí đắt đến mức cha mẹ nuôi của anh đã phải dành gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời để cho cậu con trai nhập học. Nhưng Steve chỉ chính thức học ở Reed trong vài tháng và bỏ học trước lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, điều này lại cho phép anh học ké những lớp mà anh không được phép tham dự.

“Sau sáu tháng, tôi thấy việc đó (học đại học) không hề hiệu quả. Tôi không hề có ý niệm về những gì mình muốn làm trong cuộc đời và cũng không rõ trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào…Vì vậy, tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ nhất, nhưng khi nhìn lại, đấy là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi”. (Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford ngày 12-6-2005.

“Muốn thành công phải dám thất bại chín lần”

Nhiều người không dám kinh doanh vì sợ mất tiền. Nhưng từ khi chưa đến 20 tuổi, Steve đã khẳng định, dù thua lỗ cũng phải có một công ty để khẳng định chính mình và thay đổi thế giới. Để có đủ 1.000 USD cần thiết cho việc thiết kế, sản xuất những chiếc máy tính đầu tiên của công ty hồi mới thành lập Apple, Steve Jobs đã phải bán đi chiếc xe bán tải Volkswagen và đồng đội Stephen Wozniak (Woz) bán chiếc máy tính HP 65.

Gara ô tô nhà Jobs đã biến thành xưởng sản xuất. Các bộ phận của chiếc máy tính Apple 1 có chi phí 220 USD nhưng được bán ra với giá 500USD. Jobs và Woz tự tay mang máy tính đi bán, đến hết cửa hàng này đến khu mua sắm kia, thuyết phục người ta bán sản phẩm cho mình. Hai người bán được vài trăm chiếc theo cách này. Công ty Apple đã khởi đầu như thế đó.

“Máy tính sau này chẳng cao siêu gì hơn chiếc xe đạp”

Khác với nhiều ông chủ công nghệ luôn coi sản phẩm của mình là một kết tinh trí tuệ siêu nhiên, Steve muốn biến sản phẩm của mình thành những thứ “đơn giản và phổ biến” mà những người kém cỏi nhất cũng có thể sử dụng.

Năm 1979, Steve Jobs tới thăm PARC, trung tâm nghiên cứu của hãng Xerox chuyên sản xuất máy photo và chứng kiến những nhà khoa học ở đây sử dụng các máy tính để làm việc cùng nhau thông qua mạng công nghệ Ethernet và tạo ra chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới sử dụng giao diện người dùng (Graphical User Interface- là một cách giao tiếp với máy tính bằng hình ảnh và chữ viết. Ngày nay hầu hết hệ điều hành nhiều người dùng giao diện này).

Cũng là lần đầu tiên Steve biết đến cái gọi là “con chuột máy tính”. “Chỉ trong vòng 10 phút, tôi đã hiểu ra rằng một ngày nào đó tất cả máy tính sẽ hoạt động đơn giản như thế này”, Steve nói trong cuốn phim tài liệu Triumph of the Nerds.

“Thà làm hải tặc còn hơn gia nhập hải quân”

Những người bình thường đi theo con đường truyền thống để đảm bảo vị trí và sự an toàn. Steve coi thường điều đó. Với Steve, thà làm một kẻ nổi loạn để thay đổi cuộc sống còn hơn bằng lòng với những gì cũ mòn không còn giá trị với hiện tại và tương lai. Hồi đầu những năm 1980, Steve làm trưởng nhóm dự án Macintosh của Apple và nhanh chóng để lại dấu ấn. Anh cố gắng thổi vào nhóm của mình các giá trị kinh doanh, tự gọi nhóm là những kẻ nổi loạn và những nghệ sỹ, còn nhân sự các bộ phận khác của Apple là “những kẻ không đâu”. Nhóm của Steve thậm chí còn thuê hẳn một tòa nhà riêng biệt, nơi Steve treo một lá cờ đen với đầu lâu, xương chéo của cướp biển. “Thà làm hải tặc còn hơn gia nhập hải quân”, Steve ám chỉ hải quân là “phần còn lại của Apple”.

Chỉ tuyển những người “đỉnh của đỉnh”

Steve Jobs không bao giờ chấp nhận những người chỉ giỏi thứ hai. Khác với những công ty khác đi tìm người giỏi vừa vừa để chỉ phải trả mức lương vừa vừa, Steve chỉ tuyển người giỏi nhất vì với ông, khoảng cách giữa số 1 và số 2 luôn là cả một đại dương.

Năm 1985, sau khi bị “đá” ra khỏi ban lãnh đạo Apple, Steve Jobs, lúc đó 30 tuổi, lập công ty máy tính NeXT. Anh tuyên bố chỉ tuyển những người thông minh và có năng lực. Có lúc NeXT còn quảng cáo ngay cả lễ tân của họ cũng phải có bằng tiến sỹ. Cứ như là cả thung lũng Silicon đều muốn làm việc cho NeXT vậy.

Trong số những nhân viên đầu tiên có Avie Tevanian, một thiên tài phần mềm. Khi Steve gặp anh, Avie vẫn là sinh viên của đại học Carnergie Mellon. Steve nói với Avie rằng, nếu gia nhập NeXT, phát minh của anh sẽ được chạy trên hàng triệu máy tính chỉ trong vòng vài năm.

NeXT đối đãi với nhân viên theo cách khá độc đáo so với ở Thung lũng Silicon. Đầu tiên, chỉ có hai mức lương duy trì trong thời gian dài: nhân sự cấp cao 75.000 USD/năm, những người còn lại 50.000 USD. Điều này mang đến cho công ty một cảm giác cộng đồng của những người siêu thông minh.

Dù mới thành lập và chưa có lợi nhuận, NeXT có cả câu lạc bộ sức khỏe, dịch vụ tư vấn, cho vay khẩn cấp. Nhân viên trong giờ làm việc được phục vụ nước trái cây miễn phí. Mặc dù Steve lắm khi bị mang tiếng là keo kiệt, anh không tiếc tiền đầu tư cho đời sống nhân viên.

Khi Steve Jobs tìm thiết kế logo cho NeXT, anh dò hỏi “ai là người giỏi nhất hành tinh” và được giới thiệu tới giáo sư mỹ thuật của đại học Yale, Paul Rand. Paul đã thực hiện một logo có chữ “e” viết thường và được trả 100.000 USD.

Steve Jobs giới thiệu máy nghe nhạc iPod
Steve Jobs giới thiệu máy nghe nhạc iPod.

Kinh doanh không phải là chiều theo ý khách hàng

Trong khi mọi người mải mê chạy theo đủ mọi thứ thị hiếu hiện tại và tìm cách thỏa mãn khách hàng bằng những nghiên cứu thị trường, Steve lại phủ nhận tất cả lý thuyết đó bằng cách làm những sản phẩm tưởng như điên rồ nhưng cuối cùng tất cả đều phải thừa nhận những điên rồ ấy chính là tương lai của toàn bộ ngành công nghiệp điện tử.

Tư tưởng này thể hiện rõ khi Apple (lúc đó đã đón Steve Jobs quay trở lại nắm quyền) tung ra sản phẩm máy nghe nhạc iPod. Apple không phải là hãng tiên phong sản xuất máy nghe nhạc mp3. Steve muốn nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường để bắt kịp với các hãng khác.

Đó là lý do tại sao ông tìm đến một kỹ sư bên ngoài, Tony Fadell, người nổi tiếng sau khi chào bán một mẫu máy chơi nhạc mp3 cho một số công ty điện tử dân dụng. Fadell gia nhập Apple tháng 2-2001 và chín tháng sau, iPod mới bắt đầu được giao hàng.

Chiếc iPod đầu tiên khác với các đối thủ cạnh tranh ở một số điểm. Bên cạnh vẻ ngoài bóng bẩy, chiếc bánh trượt và giao diện người dùng giúp việc xem danh sách các bản nhạc trong bộ sưu tập trở nên dễ dàng và nhanh chóng, có một ổ cứng 5Gb, hay “1.000 bài hát trong túi bạn”. Đơn giản là không có một máy mp3 nào sánh được với bất kỳ điểm nào trong số các tính năng đột phá này. iPod nhanh chóng trở thành sản phẩm “hot” của giới yêu nhạc.

“Bạn không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và cố gắng thỏa mãn mong muốn của họ. Vì khi bạn làm được điều đó, họ sẽ muốn những cái khác, mới mẻ hơn”, Steve lý luận. Đối với ông, không chỉ đi trước mà phải vượt xa thiên hạ. Ông muốn vượt trước người khác một quãng đường dài để không ai có thể theo kịp và luôn định hình toàn bộ sân chơi của mình.

Bài có sử dụng tư liệu từ cuốn Steve Jobs – Sức mạnh của sự khác biệt do Cty Trí Việt-First News cùng Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM ấn hành

Anh Minh

@TienPhong

Ai?

Thái Bá Tân
Nhà văn Thái Bá Tân

Vào năm ấy, ở mặt trận ấy, hai nghìn người lính trẻ được lệnh xuống đồng bằng tham chiến. Sau một đêm, chỉ ba mươi người sống sót trở về!

Nhiều năm qua tôi luôn bị ám ảnh bởi con số khủng khiếp này trong một câu khô khan và thuần túy mang tính thông tin. Chính xác đó là câu thơ trong bài “Ai? Tôi!” của nhà thơ Chế Lan Viên khi ông viết về chiến dịch Mậu Thân. Tác giả nêu câu hỏi: “Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó?” Và chính ông tự trả lời mình: “Tôi! Tôi / người viết những câu thơ cổ võ / Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong”.

Một tâm hồn nhạy cảm! Một nhân cách lớn! (Anh Chế Lan Viên ơi, em đây, Thái Bá Tân đây. Cảm ơn anh đã nói hộ lòng em. Em còn giữ tập thơ anh tặng ngày nào.)

Đằng sau những con số này là những con số khác còn khủng khiếp hơn: Một triệu người lính cách mạng và hai triệu dân thường Việt Nam đã hy sinh trong cái ta thường gọi là “cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”.

Như nhà thơ, tôi cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi của ông: Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó? Không phải tôi, tất nhiên, vì tôi là người bình thường và chỉ nhờ ngẫu nhiên mới không bị gộp vào con số đó. Tôi không ra lệnh, không đưa ra các quyết sách lớn về đại cục. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa tôi hoàn toàn vô tội. Không, tôi vẫn phải chịu một phần trách nhiệm vì đơn giản tôi là một công dân và đã để đất nước mình rơi vào hoàn cảnh như vậy. Một công dân tốt còn biết đau về cái chết của đồng bào.

Câu hỏi tiếp: Liêu có đáng phải hy sinh ghê gớm như thế để “giải phóng dân tộc” không, mà rồi, giải phóng khỏi ai? Khỏi những đồng bào Việt Nam khác ở bên kia chiến tuyến?

Một câu hỏi nữa: Ba mươi người sống sót trong số 2000 người ấy bây giờ thế nào, và họ nghĩ gì về sự trận đánh ấy của họ mà đài báo ta lúc ấy gọi là “thắng lợi, nhưng ta phải chịu một số thương vong nhất định”?

Khá vất vả, cuối cùng tôi cũng tìm được một người, ngay trong huyện Diễn Châu quê tôi. Điều này lần nữa làm tôi giật mình: Sao lúc nào, ở đâu có đánh nhau ác liệt nhất và nhiều người chết nhất cũng có mặt những người lính nông dân Nghệ Tĩnh của tôi? Có thể chỉ ngẫu nhiên, nhưng vẫn giật mình.

Đó là một lão nông trạc tuổi tôi, trên sáu mươi chút ít, nhưng trông hom hem với một chân thọt và một tay hơi khuỳnh khuỳnh.

“Chuyện từ đời tám hoánh nào, hơi đâu mà nhớ đến. Mà cũng chẳng còn lúc nào rỗi để nhớ”. Ông nói khi tôi gợi chuyện.

“Con cháu một bầy, toàn ăn hại. Lại thêm trận lụt vừa rồi ngập hết lúa như bác thấy.”

“Bác có cảm giác thế nào khi sống sót trở về rừng?”

“May! Còn thế nào nữa. May thoát chết như bác nói. Nhờ giả vờ chết mà sống đấy.”

“Sau đó thì sao?”

“Thì đánh nhau tiếp. Trong số ba mươi người sống sót lần ấy, nghe nói chỉ năm người trở về nhà khi chiến tranh kết thúc. Trong đó có tôi. Cũng nhờ may rủi thôi”.

Tôi lặng người, chẳng biết nói gì thêm.

“Sự hy sinh của các bác thật to lớn.” Tôi lên tiếng khi thấy im lặng mãi bất tiện. “Các bác là những người anh hùng, dũng cảm, dám xã thân vì nước…”

“Anh hùng, dũng cảm cái đếch gì. Người ta bảo đi lính thì đi. Bảo xung phong thì xung phong. Không xung phong, không dũng cảm mà được à? Không bị địch bắn chết thì cũng bị đồng đội đằng sau bắn vào lưng!”

Mấy thằng nhỏ thấy có khách, xúm lại hóng hớt. Ông chúng quát:

“Chúng mày biến! Mai kia thằng Tàu nó đánh, sẽ đến lượt chúng mày! Không thoát được đâu!”

Cuộc gặp này để lại trong tôi một ấn tượng nặng nề.

Tôi cũng may. May chưa bao giờ viết thơ cổ vũ người khác ra trận. May không phải là một trong ba mươi người sống sót ấy, chính xác hơn, năm người. Nếu không tôi sẽ đau khổ lắm. Chả là đời trót cho tôi cái chữ nên hay suy luận và mặc cảm. May nữa là tôi không bao giờ phải bắn vào lưng đồng đội nếu họ không xung phong, và ngược lại. May! Và tôi cảm ơn số phận điều ấy.

Nhưng tôi cũng có con cháu, và như ông ấy nói, mai kia thằng Tàu đánh mình, sẽ đến lượt chúng. Nghĩ mà sợ. Sợ và buồn. Vì lão nông kia, tôi và con cháu của tôi không có sự lựa chọn nào khác. Vì chúng tôi, vì tất cả chúng ta, đơn giản chỉ là những con tốt vô danh trên bàn cờ của các nhà lãnh đạo đất nước.

Cầu mong cho họ biết thương dân và có những quyết định sáng suốt.

1. 11. 2011

______________________

Chế Lan Viên – Ai? Tôi!

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!

Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ

Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!

Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

(Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)

Tập Cận Bình và cuộc đấu tranh sinh tồn của dân tộc Việt Nam trên bán đảo Đông Dương

Sắp tới từ ngày 20-22/12/2011, “Thái tử đỏ” Tập Cận Bình, người chuẩn bị bước lên ngôi Hoàng đế Đế quốc phong kiến Trung Quốc sẽ sang thăm Việt Nam. Trong bối cảnh Hoa Kỳ tích cực trở lại Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, qua việc Tổng thống Hoa Kỳ Obama trực tiếp tham dự Apec 19 cuối tháng 11/2011 và tái khởi động Hiệp ước ANZUS giữa Australia-New Zealand- Mỹ, bằng tuyên bố triển khai 2500 quân đến đóng tại Darwin, Australia, thì việc một nhân vật quan trọng bậc nhất của ĐCS TQ, một nhân vật chuẩn bị đứng vào vị trí người có quyền lực nhất nhì hành tinh này, bỏ thời gian sang thăm Việt Nam, là 1 sự kiện quan trọng xứng với sự quan tâm của công luận Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam này của Tập Cận Bình, chắc chắn không chỉ là 1 chuyến thăm xã giao bình thường. Điều gì đã kéo người lãnh đạo tương lai của một cường quốc đang bành trướng mạnh mẽ đến Việt Nam hôm nay?
Bài báo này sẽ đặt cuộc đi thăm này của vị “Thái tử đỏ” họ Tập trong 1 bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn để tìm hiểu nguyên nhân của chuyến sang Việt Nam này. Bối cảnh này là cuộc chiến bành trướng của phong kiến Trung Quốc hàng nghìn năm nay cho đến Đế quốc Trung Hoa cộng sản hôm nay đối với Đông Nam Á.
Mặt thứ 2 của bối cảnh trên chính là cuộc đấu tranh sinh tồn của dân tộc Việt Nam trước bành trướng Trung Quốc.
1. Vị trí địa chính trị đặc biệt của Việt Nam.
Biên giới Việt Nam-Trung Quốc nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Dãy núi này làm thành tường đá bảo vệ cho Việt Nam trước các tập đoàn quân hùng mạnh của các triều đại phong kiến Trung Quốc mỗi khi Trung Quốc có ý định xâm lăng Việt Nam. Với bờ biển dài hơn 3200 km, duyên hải Việt Nam nhìn thẳng ra Biển Đông. Lưng Việt Nam tựa vào dẫy núi Trường Sơn chạy dài gần suốt địa hình Việt Nam. Việt Nam có chung Biển Đông với Philippines, Indonexia…Việt Nam có biên giới đất liền với Lào và Cămpuchia.
Nếu như khẳng định: “Ai khống chế Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương sẽ có tiếng nói trọng lượng trong thế kỷ 21 này” là đúng, thì khẳng định sau là khẳng định chiến lược đúng: “Ai kéo được Việt Nam làm đồng minh sẽ có tiếp cận dễ dàng với nước Biển Đông, với bầu trời Biển Đông, và xa hơn là vùng trời Đông Nam Á, vùng đất Đông Nam Á, vùng biển Nam Thái Bình Dương”.
Nếu Việt Nam là đồng minh của Hoa Kỳ, cảng Cam ranh là nơi đồn trú của hải quân, không quân Mỹ, thì đảo Hải Nam Trung Quốc nằm trong phong tỏa của kỹ thuật quân sự Hoa Kỳ. Căn cứ tầu ngầm nguyên tử tại đảo Hải Nam của Trung Quốc sẽ bị Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ. Cả vùng duyên hải phía nam của Trung Quốc ở vào thế bị bao vây. Trung Quốc sẽ cảm thấy kém an toàn.
2. “Nam dụ” là chiến lược ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam. 
Chiến lược liên hoành của Trung Quốc ngày nay gồm 8 chữ: Nam dụ, Bắc hòa, Đông lấn, Tây an [xem Nguyễn Nghĩa. “Bài học Chiến Quốc và cuộc chiến chủ quyền Biển Đông” ]
“Nam dụ” là kế sách dành riêng cho Việt Nam.
“Nam dụ” là dụ Việt Nam trúng vào kế hiểm của Trung Quốc, dụ để đeo vòng kim cô vào cổ Việt Nam, dụ là cho mật ngọt “ý thức hệ vô sản” để sa vào bẫy, dụ là hối lộ các quan chức cộng sản Việt Nam. Dụ là đưa CNXH, đưa tình quốc tế vô sản, là tặng các lãnh đạo Việt Nam các từ sáo rỗng: lãnh tụ của phong trào cộng sản thế giới, là tiền đồn của phe XHCN, là Việt Nam chiến đấu để Trung Quốc xây dựng Chủ nghĩa xã hội…
Trung Quốc đã dụng kế sách này, hứa tăng viện trợ quốc tế vô sản cho Việt Nam xây dựng CNXH để Phạm Văn Đồng ký hiệp định Geneve chia cắt Việt Nam làm 2 miền, làm suy yếu Việt Nam.
Dụ là tăng cường viện trợ quốc tế vô sản để các đồng chí Việt Nam đánh tên Đế quốc đầu xỏ Hoa Kỳ. Dụ là kêu gọi Việt Nam đánh đến cùng, hi sinh đến người Việt Nam cuối cùng vì mục đích tiêu diệt Chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Dụ là mật ngọt cùng ý thức hệ, cùng mục đích ngăn cản Đế quốc Hoa Kỳ ở Biển Đông, để chiếm 1 cách dễ dàng của VN Hoàng Sa, Trường Sa.
Trung Quốc cũng dụ ngọt Việt Nam khi tặng 16 chữ và 4 tốt, 1 chiếc vòng kim cô kiểu mới.
Dụ là cho VN vay tiền dài hạn để làm thủy điện Sơn La mà trường hợp vỡ đập chính, đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị ngập từ 3m đến 60 m. Phan Văn Khải biết được điều này, nhưng vẫn triển khai dự án. Vì sao người cộng sản này lại bỏ qua những toan tính thận trọng cho tương lại dân tộc Việt Nam, nếu không phải có chữ ” hối lộ” kèm theo?
Biết Việt Nam cố bấu víu lấy CN Mác-Lênin, Trung Quốc đã dụ Việt Nam Nông Đức Mạnh sa vào dự án khai thác bôxit Tây Nguyên. Trung Quốc cũng dụ Việt Nam của Nguyễn Phú Trong đứng trên tầm cao đại cuộc, tầm cao ý thức hệ… để xuyên tạc lịch sử: “…tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau” [ Tuyên bố chung VN-TQ ngày 15/10/2011], để hạ thấp sự kiện Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, để xóa đi sự kiện gây chiến tranh biên giới với Việt Nam 1979, xóa đi sự kiện Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Khơme đỏ gây hấn với Việt Nam 1978, để che đậy ý đò xâm lược các tỉnh biên giới của Việt Nam…
3. Bành trướng xuống Đông Nam Á là chiến lược hàng nghìn đời nay của phong kiến Trung Quốc, là chiến lược của Trung Quốc cộng sản. 
Phong kiến Trung Quốc từ Tần Thủy Hoàng đã nhiều lần xâm lược Việt Nam. Phong kiến Trung Quốc đã sử dụng tất cả kỹ thuật quân sự, binh pháp quân sự, kiến thức tổng hợp về quân sự để khuất phục Việt Nam. Họ đã không thành công.
Trung Quốc cộng sản với Mao Trạch Đông đã công khai tuyên bố mục đích đưa 500 triệu nông dân Trung Quốc đánh chiếm Đông Nam Á.
Đây là mục đích trước sau như một của Trung Quốc cộng sản bành trướng.
3.1. Để đạt mục đích này, Trung Quốc bành trướng đã dùng kế sách “Nam dụ” đối với Việt Nam.
Hiểm độc hơn, Trung Quốc cộng sản luôn thi hành chính sách “1 Việt Nam yếu bên cạnh Trung Quốc”.
Kế sách này ngoài mục đích làm cho Việt Nam không có khả năng tự bảo vệ, phải lệ thuộc vào Trung Quốc, còn có nguồn gốc từ sự yếu kém đoàn kết của dân tộc hán.
Nước Trung Quốc phong kiến có chu kỳ Hợp và Tan. Hợp là khi Trung Quốc dùng bạo lưc phong kiến tàn sát dân chúng để hợp nhất các nước nhỏ trong Trung Quốc. Tan là khi Trung Quốc tự chia 5 xẻ 7, tự gây nội chiến với nhau, tàn sát lẫn nhau.
Trong lịch sử của mình, nước Trung Quốc rộng lớn kia luôn bị các nước nhỏ, nhưng mạnh mẽ bắt nạt. Ta kể đến tộc Khuất Đan, tộc Nữ Chân, tộc Mông Cổ, tộc Mãn Thanh…
Vì thế, Trung Quốc sợ 1 nước Việt Nam thống nhất, hùng mạnh, nên họ đã dùng chước chia Việt Nam làm 2 năm 1954 tại hội nghị Geneve. Trung Quốc ủng hộ Khơme đỏ cũng trong ý đồ chiến lược này. Đánh Việt Nam năm 1979 cũng nhằm làm Việt Nam yếu hơn. Cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cũng trong kế sách này…
Ngày nay trong quan hệ kinh tế, có dự án nào là giúp Việt Nam vô tư đâu? Từ thủy điện Sơn La đến Bô xít Tây Nguyên, đến xuất siêu sang Việt Nam hàng chục tỷ đô la 1 năm, đến thắng 90% thầu EPS…
Tất cả đều nhằm hủy hoại môi trường sinh thái Việt Nam, hủy hoại quan hệ xã hội Việt Nam, hủy hoại truyền thống yêu nước Việt Nam, tiêu diệt văn hóa Việt Nam,… tất cả đều nhằm làm Việt Nam lệ thuộc hơn, nhằm vơ vét nhiều tài nguyên Việt Nam, nhằm chuyển sang Việt Nam nhiều hàng kém phẩm chất, độc hại,…
3.2 Đối với nội bộ ĐCS TQ, tiêu chuẩn số 1 để chọn lãnh đạo tương lai là thấm nhuần Chủ nghĩa đại hán và quyết tâm bành trướng của Mao Trạch Đông. 
Mao chọn Đặng Tiểu Bình không phải vì họ Đặng xu nịnh, hay họ Đặng am hiểu Chủ nghĩa Mác- Lê-Nin. Tôi tin rằng, thay vì viết kiểm điểm nhận sai lầm để gửi cho Mao, Đặng Tiểu Bình đã viết bản kế hoạch đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và khẩn thiết yêu cầu Mao không bỏ qua cơ hội này. Đặng đã chiếm của VN Hoàng Sa, đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới tây nam và phía bắc với VN năm 1978,1979.
Sau này, Giang Trach Dân là người chiếm của VN 8 đảo ở Trường Sa vào các năm 1988, 1992.
Hồ Cẩm Đào thể hiện quyết tâm bành trướng của Trung Quốc tại Tây Tạng và Biển Đông của Việt Nam trong các bước vẽ đường lưỡi bò lên LHQ, trong tuyên bố đây là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, trong các vụ cắt cáp 2 tầu thăm dò địa chất Bình Minh 2 và VIKING2 đang hoạt động trong lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam…
Như vậy theo qui tắc chọn lựa lãnh đạo, Tập Cẩm Bình cũng sẽ là 1 nhân vật mang nặng tư tưởng bành trướng đại hán.
4. Trung Quốc xuất chiêu „lợi ích cốt lõi tại Biển Đông” quá sớm, Hoa Kỳ đang trở lại Đông Nam Á và bao vây Trung Quốc trên khắp các lĩnh vực. 
Hoa kỳ triển khai kế hoạch trở lại Đông Nam Á -Thái Bình Dương trên 3 hướng chính, rõ nét ngay trong tháng 11/2011, qua chuyến công du dài 9 ngày của Tổng thống B.Obama ở Châu Á.
Về kinh tế, tại Diễn đàn APEC tháng 11/2011 ở Hawai, Mỹ đã tích cực thúc đẩy đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Khối hợp tác kinh tế này không có ý định mời TQ tham dự.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – TPP) hiện bao gồm 9 thành viên, trong đó có Mỹ và Việt Nam, khởi động năm 2005, nhằm xây dựng một khu vực thương mại tự do ở 2 bên bờ Thái Bình Dương.
TPP được cho là một tiến trình hội nhập thương mại kinh tế tham vọng nhất trong lịch sử khu vực châu Á-Thái Bình Dương, liên quan tới 9 nền kinh tế năng động, thuộc 3 châu lục, chiếm 25% sản lượng kinh tế thế giới, có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 16.000 tỷ USD trong một thị trường với 472 triệu dân. Đây sẽ là hiệp định đầu tiên nối liền hai bờ Đông và Tây của Thái Bình Dương và khi hoàn tất, nó sẽ để ngỏ cho các thành viên khác tham gia. Có nhiều khả năng, Nhật Bản sẽ tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong một tương lai gần.
Về quân sự, chính trị, B.Obama tái khởi động Hiệp ước ANZUS giữa Australia-New Zealand- Mỹ, ký năm 1951 tại San Francisco, với tuyên bố Mỹ sẽ triển khai 2500 quân đến đóng tại Darwin, Australia. Cùng với Guam, Okinawa, Darwin đã lấp chố trống phía nam trong chuỗi các căn cứ quân sự Mỹ tại Nam Thái Bình Dương. Từ căn cứ Darwin đến Indonesia 820 km, Malacca 3.500 km, Sunda 2.600 km và Trường Sa 4.500 km. Căn cứ Darwin là nơi tốt nhất để xuất phát các cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ các cứ điểm trên. So với các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc thì Darwin gần Đông Nam Á hơn. Hải quân Mỹ cũng đang thành lập căn cứ các tàu chiến tại căn cứ hải quân Changi của Singapore, cạnh các vùng nước tranh chấp thuộc Biển Đông.
Về ngoại giao, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã xuất sắc liên tục vạch các điểm yếu nhất của Trung Quốc trước công luận.
Về các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, H.Clinton nói: Muốn đòi hỏi chủ quyền, phải có bằng chứng pháp lý.
Trung Quốc không có điều này.
Yêu cầu chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa của TQ năm 1951 đã bị Hội nghị bàn về yêu cầu chủ quyền của các nước bị Nhật chiếm trong Đại Chiến Thế giối thứ 2, họp tại San Francisco, bác bỏ với 48 phiếu chống, chỉ có Liên Xô và 2 nước Cộng Sản Đông Âu khác ủng hộ, trên tổng số 51 nước tham gia Hội nghị.
Về chính trị phản quyền con người, chính trị đọc tài của TQ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã ví các lãnh đạo TQ như những tên hề của lịch sử.
Chuyến thăm Myanma của H.Clinton đã chứng tỏ chính trị của Hoa Kỳ là tương lai, chính trị của Trung Quốc là quá khứ.
5. Những tuyên bố mạnh bạo của Việt Nam về chủ quyền trong thời gian gần đây. 
Ngày 25/11, trước Quốc hội Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có tuyên bố:“Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào….”
Đây là 1 tuyên bố mạnh bạo, điều mà ngay cả khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988, 1992 chưa bao giờ các lãnh tụ cộng sản Việt Nam dám nói.
Chỉ với chiêu bài ngụy biện ” Chủ quyền của TQ tại HS, TS đã có bằng chứng lịch sử và đã được lãnh đạo VN công nhận” là TQ đã có thể cướp trắng trợn một cách ngoạn mục 2 chuỗi quần đảo quí giá của Việt Nam.
Các thế hệ lãnh đạo cộng sản VN tránh nói đến điểm này như gặp phải tà, phải bùa. Cái bùa mà TQ nguyệch ngoạc ” lãnh đạo VN đã công nhận” bịt lấy mồm các lạnh tụ cộng sản VN, chính là công hàm 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng, mà người đứng đầu Bộ chính trị ĐCS VN, người chịu trách nhiệm chính là Hồ Chí Minh.
Việc tuyên truyền sùng bái 1 cá nhân, việc đặt uy tín 1 cá nhân bằng uy tín của 1 đảng chính trị, đã đem lại hậu quả tồi tệ nhất cho dân tộc VN. Hậu quả VN bị TQ chiếm HS, TS mà không dám 1 lời phản đối.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phá lệ, đây là 1 dấu + cho ông ta. Tuy nhiên đây là lòng yêu nước hay con bài lấy uy tín, khi Vinashin đổ bể, kinh tế Việt Nam chao đảo, vụ hối lộ tiền polimer đang được công luận chú ý..? sẽ được công luân đánh giá chính xác trong tương lai.
Một nhân vật khác của lãnh đạo VN là Tổng bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng cũng lên tiếng, sau khi đã đặt tầm cao đại cuộc, tầm cao quan hệ với TQ, lên trên việc lên án cuộc xâm lược HS,TS của TQ trong chuyến thăm TQ tháng 10/2011. Vị Tổng bí thư này cũng đã nói đại ý là phải đặt chủ quyền lên trên các vấn đề khác.
Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang cũng có động tác làm TQ phải quan tâm là việc thăm thác Bản Giốc, một danh lam thiên nhiên của Việt Nam bị Trung Quốc ép VN nhượng cho Trung Quốc trong Hiệp định trên biên giới và vịnh Bắc Bộ năm 2000.
Các lãnh đạo VN đã đã thay đổi quan điểm trong quan hệ với Trung Quốc? Việt Nam đang ngả sang Tây?
Câu hỏi này, Tập Cận Bình đang muốn giải đáp.
6. Tập Cẩm Bình là ai? 
Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra khi họ Tập được bầu làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm 18/10/2011.
“Ấn tượng chung về Tập Cận Bình là, ông là một người rất thận trọng”, Cao Trí Khai, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh nói. “Trước công chúng, ông ấy rất thận trọng, cẩn thận. Ông ấy không phải là người dễ thể hiện cảm xúc, ít nhất là trước công chúng”.
Cho dù là người thận trọng và không công khai bộc lộ quan điểm chính trị để dấu mình, thì trong các cuộc họp kín chắc chắn họ Tập kia đã có những đề nghị, quan điểm mà số đông các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc tán thưởng. Họ đã và đang sức nước hoa để đưa Tập Cận Bình lên ngôi Hoàng đế Đế quốc TQ này.
Tập Cận Bình chính là 1 chính trị gia xảo quyệt theo tinh thần Lão, Khổng. Trong các bức ảnh, ông ta không bao giờ nhìn thẳng, lúc cười thì 2 mắt nhỏ tí như muốn che dấu các suy nghĩ của mình. Biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong không ăn khớp với nhau. Đây là tuýt người có mưu và thâm độc.
Một điều chắc chắn là như đã phân tích trong bài, họ Tập là một người trung thành với mục tiêu bành trướng của Mao.
Tháng 2 năm 2009, khi đang ở thăm Mexico, Tập Cận Bình đã có một phát biểu gây sốc khi trực tiếp buộc tội những người “nước ngoài” đang cố gắng can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc – một chủ đề luôn rất nhạy cảm trong giới chính trị. Bằng tiếng Trung, Tập bình luận: “Có một số người nước ngoài buồn tẻ, với cái bụng căng tròn, những người chẳng có gì hay ho hơn là chỉ ngón tay vào chúng tôi [Trung Quốc]. Thứ nhất, Trung Quốc không xuất khẩu Cách mạng; thứ 2 Trung Quốc cũng không xuất khẩu đói nghèo; và thứ 3, Trung Quốc không đến để gây ra những cơn nhức đầu, có gì phải nói thêm hay không?”.
Tại đây, trong bài này, tôi nói thẳng với Ông Tập kia: TQ không xuất cảng cách mạng nhưng TQ hướng tới các nước độc tài và khuyến khích độc tài kìm hãm tự do ngôn luận nhằm bịt tiếng nói vạch các mưu đồ chính trị xấu xa của TQ. Thứ 2, TQ không xuất khẩu đói nghèo nhưng TQ vơ vét tài nguyên khoáng sản của các nước còn nghèo hơn TQ với giá rẻ mạt như bôxits của VN ở Tây Nguyên. Trung Quốc còn hối lộ, làm hư hại nghiêm trọng đạo đức xã hội tại các nơi mà TQ đến. Thứ 3, TQ không gây ra những cơn nhức đầu như Hoa Kỳ đòi hỏi nhân quyền, tự do internet mà TQ mà TQ ủng hộ và cổ vũ độc tài, ủng hộ và khuyến cáo để độc tài trấn áp chính dân tộc của mình. TQ là quá khứ ảm đạm.
7. Kết luận. 
Đảng cộng sản VN trong lịch sử 81 năm hoạt động của mình đã gieo bao tai họa cho dân tộc Việt Nam.
Nếu dành được độc lập cho VN từ nước Pháp thực dân mà lại biến VN trở thành thuộc quốc của nước Trung Quốc phong kiến, thì thử hỏi họ có công lao gì?
Việt Nam là mảnh đất địa linh nhờ có dẫy Hoàng Liên Sơn, biên giới với TQ, nhờ có dẫy Trường Sơn, đòn gánh, gánh cả cơ đồ VN, nhờ có Tây Nguyên: ai chiếm Tây Nguyên sẽ làm chủ cả Đông Dương, nhờ có Hoàng Sa, Trường Sa phiên dậu ngoài khơi xa cho duyên hải VN.
Ai đã để TQ vào Tây Nguyên? Ai đã để TQ đào bới trên cách cánh rừng chiến lược của VN? Ai đã để mất HS, TS?
Cải cách ruộng đất thực chất là thay đổi cả 1 nguyên tắc sống lành mạnh: “có làm thì mới có ăn” bằng “muốn có ăn thì phải theo cộng sản cướp của, giết người”. Từ những sai lầm nhận thức về tính dân tộc, về giai cấp [mà VN không hề có cái gọi là giai cấp công nhân như Mác định nghĩa]… Đảng cộng sản VN đã quên kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN là TQ.
Trong lịch sử VN, chưa bao giờ tầng lớp lãnh đạo dân tộc lại đớn hèn với TQ và tàn ác với nhân dân như vậy.
Tập Cận Bình lên lãnh đạo TQ trúng vào giai đoạn thành công hay thất bại của chính sách bành trướng Biển Đông của Trung Quốc.
Chuyến đi thăm này của họ Tập nhằm giúp ông ta có 1 chính sách trong việc phá vòng vây do Mỹ thiết kế. Việt Nam là điểm đột phá chủ yếu của mưu kế phá vây này. Giúp TQ thắng cuộc, hay góp phần làm cho TQ thất bại sẽ thể hiện trong những việc làm cụ thể của lãnh đạo Việt Nam ngày mai. Vô hình chung, lịch sử đã cho thế hệ chúng ta chứng kiến cuộc đấu tranh trường tồn của dân tộc VN trên bán đảo Đông Dương hơn 4000 năm qua sẽ thành công hay thất bại.
Nàng công chúa Mỵ Châu không có lỗi trong tình yêu với Trọng Thủy. Người có lỗi đã chà đạp lên tình yêu lứa đôi là Triệu Đà. Người có lỗi đã đẩy dân tộc VN vào 1000 năm Bắc thuộc là Thục An Dương Vương. Nhà vua đã không cảnh giác trước mưu kế thông gia của bành trướng TQ. 2000 năm trước, ông vua Việt đã phải trầm mình tại Biển Đông.
Ngày nay họa mất Biển Đông, mất nước Việt Nam đang bầy ra trước mắt.
Một con người nham hiểm đang rắo tâm thực hiện mưu đồ này, người này là Tập Cận Bình.
@Danlambao