Những resort Việt được truyền thông quốc tế vinh danh 2021

Các khu nghỉ dưỡng Việt giành nhiều danh hiệu do các tạp chí uy tín như Travel+Leisure, Condé Nast Traveler hay giải thưởng thường niên WTA bình chọn.

Six Senses Ninh Van Bay – Top resort tốt nhất thế giới

Tháng 4, resort ở vịnh Ninh Vân, Khánh Hòa được tạp chí Mỹ Veranda đánh giá là một trong 30 resort phục vụ đầy đủ và tốt bậc nhất thế giới. Đây là khu nghỉ dưỡng nổi tiếng với những biệt thự trên bãi biển, trên mặt nước và ở những tảng đá lớn. Tất cả đều có mặt hướng biển, có bể bơi riêng cùng sân vườn hoặc hiên tắm nắng.

Six Senses Côn Đảo – Khu nghỉ dưỡng tốt nhất Đông Nam Á

Đây là danh hiệu do hệ thống giải World’s Best Awards 2021 của tạp chí du lịch uy tín Travel+Leisure trao tặng tháng 9. Kết quả dựa trên đánh giá của các chuyên gia du lịch và bình chọn độc giả.

Resort tọa lạc trên một bãi biển riêng bên trong vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Khu nghỉ gồm 50 villa có bể bơi và phòng riêng, với chất liệu xây dựng mộc mạc, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các phòng nghỉ được thiết kế để đón nắng, gió tự nhiên, hạn chế sử dụng điện. Tới đây, ngoài lưu trú với tiện ích 5 sao, du khách có thể trải nghiệm đạp xe, chèo kayak, thả rùa về biển…

Topas Ecolodge – Khu nghỉ dưỡng có hồ bơi độc đáo nhất

Đây là danh hiệu do nền tảng đặt phòng trực tuyến Agoda công bố. Ngoài Việt Nam còn có 6 khu nghỉ, khách sạn từ Hong Kong, Thái Lan, Singapore…

Khu nghỉ dưỡng có tổng cộng 41 bungalow xây bằng đá granite trắng theo phong cách nhà sàn địa phương, xung quanh là ruộng bậc thang, đồi núi trập trùng, thung lũng… Khu nghỉ dưỡng là điểm đến thư giãn và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Đồng thời đây cũng là một trong những hình mẫu trong công tác hỗ trợ cộng đồng và phát triển du lịch bền vững, khi luôn sử dụng nhân sự đến từ địa phương và giảm thiểu chất thải nhựa dùng một lần.

Avana Retreat – Khu nghỉ dưỡng “đi trốn” hàng đầu châu Á

Danh hiệu được giải thưởng World Travel Awards (WTA) trao tặng cho điểm lưu trú ở Mai Châu, Hòa Bình vào tháng 10. Resort mới đi vào hoạt động từ tháng 4/2021, song thu hút đông du khách, thường xuyên kín phòng vào cuối tuần.

Điểm thu hút nhất là những căn nhà gỗ biệt lập, nằm bên ngọn đồi, thung lũng, ruộng bậc thang, thác nước và những dòng suối róc rách. Lưu trú tại khu nghỉ dưỡng, du khách có trải nghiệm đích thực của núi rừng Tây Bắc, không chỉ bởi cảnh quan mà cả những chuyến tham quan bảo tàng nhà sàn, làng dệt thổ cẩm, rạp phim trong rừng… Ngoài ra, du khách có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, ngắm vẻ đẹp núi rừng, sông suối, đồng lúa qua trải nghiệm trekking, đạp xe… hay đơn giản là thiền, yoga bên dòng suối.

Banyan Tree Lăng Cô – Khu nghỉ dưỡng biển sang trọng hàng đầu châu Á

Danh hiệu này của WTA gọi tên resort ở vịnh Lăng Cô, Thừa Thiên Huế. Nơi đây rộng 280 ha, nằm bên bờ biển nguyên sơ, những cánh rừng nhiệt đới và các đỉnh núi gập ghềnh, cheo leo.

Các khu biệt thự ở đây được thiết kế theo phong cách nhà truyền thống của Huế, bên trong được trang trí các tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch Champa, trống đồng Đông Sơn, nghệ thuật thư pháp, đồ gốm, tranh lụa thêu…

Amiana – Khu nghỉ dưỡng gia đình sang trọng nhất thế giới

Cũng trong tháng 10, khu nghỉ dưỡng ở Khánh Hòa nhận được giải thưởng từ World Luxury Hotel Awards, giải thưởng khách sạn sang trọng uy tín được tổ chức thường niên.

Cơ sở lưu trú nằm trên ốc đảo của vịnh Cô Tiên, với 153 phòng nghỉ và biệt thự hướng vườn hoặc hướng biển. Tất cả đều được xây dựng với chất liệu gần gũi thiên nhiên, như đá, dừa, tre… Khu nghỉ dưỡng còn gây ấn tượng với du khách bởi hồ bơi nước biển tự nhiên rộng 2.500 m2.

Premier village Ha Long Bay – Resort biển sang trọng nhất thế giới

Giải thưởng cũng sướng tên một đại diện từ Hạ Long (Quảng Ninh). Khu nghỉ dưỡng được thiết kế giống như “ngôi nhà thứ 2” của du khách bên vịnh di sản. Đặc biệt không gian và thiết kế cho phép mỗi căn phòng đều đón gió trong lành, hòa cùng cỏ cây, hoa lá và nghe âm thanh rì rào của biển cả.

6 khu nghỉ dưỡng trong top châu Á

Tháng 10, tạp chí Condé Nast Traveler công bố giải thưởng thường niên Reader’s Choice Awards, trong đó có 25 khu nghỉ dưỡng tốt nhất châu Á. Việt Nam có 6 đại diện là Six Senses Ninh Van Bay, Azerai Cần Thơ (trên ảnh), JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Topas Ecolodge và The Anam tại Cam Ranh, Khánh Hòa.

Lan Hương / Ảnh: Khu nghỉ dưỡng / Vietnam Express

Người phụ nữ chuyển hóa ‘lục địa rác thải’ trên đại dương

Một nhà thiết kế nữ người Slovakia đã mường tượng ra mô hình sáng tạo mang tính cách mạng về một trạm nghiên cứu nổi, sử dụng năng lượng phát sinh từ thuỷ triều, gió và ánh nắng để làm sạch đại dương.

Ý tưởng thú vị của một phụ nữ

Công trình của Lenka Petráková được trao giải Grand Prix Award không chỉ để ghi nhận “chất lượng và ý tưởng” của thiết kế mà còn để tôn vinh “mục tiêu dọn dẹp môi trường biển, một bài toán khó nhưng cấp bách mà nhân loại phải đối phó”.

Theo các nhà thiết kế, Petráková đã “vượt qua được những khái niệm lỗi thời” trong thiết kế khi quyết tâm tạo ra một kiến trúc độc đáo có khả năng vừa giúp giảm ô nhiễm đại dương vừa giúp phổ biến kiến thức chống ô nhiễm môi trường nước cho các du khách đến tham quan trạm nổi. Bản thiết kế có tên “The 8th Continent”, trong đó xem quần thể rác thải khổng lồ tại Thái Bình Dương như “Lục địa thứ Tám”.

Petráková bộc bạch với báo chí: “Đối với tôi, số rác thải đang trôi dạt trên Thái Bình dương và các đại dương khác lớn đến nỗi phải gọi đúng tên nếu gom thành một khối. Loài người chúng ta đang phải đương đầu với các nguy cơ có thể đoán trước được của… lục địa rác di động. Nó ảnh hưởng đến các sinh vật từ những gì chúng ăn vào cơ thể và sau đó truyền sang cho con người. Đó là lý do dẫn tôi đến ý tưởng thiết kế một công trình nổi có thể thu gom rác thải bập bềnh trên các đại dương; ví dụ bao nhựa, chai nhựa để chế biến chúng thành các chất liệu có thể tái sử dụng”.

Theo ước tính của các nhà bảo vệ môi trường, mỗi năm có hàng triệu tấn chất thải đủ loại, từ vô cơ đến hữu cơ và các chất độc hại được đưa vào nước biển. Có cái nổi, có cái chìm hay hoà tan. Petráková nhấn mạnh trong tuyên bố nhận giải: “Tôi hy vọng trạm nổi làm sạch mặt biển sẽ giúp phần vào việc phục hồi sự cân bằng môi trường biển bằng cách thu gom rác thải nhựa trôi giạt rồi biến chúng thành nguyên liệu tái sử dụng tại nhà máy tái chế ngay trên công trình.

Trạm nổi được kết nối trực tiếp với các trung tâm tiếp nhận nguyên liệu tái sử dụng và các trường học có chương trình giáo dục cho học sinh, du khách về việc loài người phải có hành động tức thì để không làm ô nhiễm thêm đại dương, đồng thời sớm tìm ra giải pháp đối phó vói các nguy cơ tiềm tàng. Nói rõ hơn là chúng ta không thể làm đại dương tổn thương hơn nữa nếu muốn duy trì nó như một môi trường lành mạnh nuôi sống con người và huyết mạch giao thông giữa các nước”.

Trạm tái chế rác thải trên đại dương của Lenka Petráková. Ảnh từ website của Lenka Petráková

Một công trình xanh và tự cung từ A-Z

Petráková bắt đầu dự án như luận án tốt nghiệp Đại học University of Applied Arts Vienna và bản thiết kế được thực hiện tại xưởng thiết kế Studio Hani Rashid của đại học. Grand Prix Award là giải thưởng cao quí để ghi nhận những đóng góp ấn tượng cho kiến trúc. Thiết kế còn đoạt giải Innovation of the Sea Award của Hội Foundation Jacques Rougerie về “tầm nhìn sáng tạo” (visionary innovation).

Trong video công bố giải, hội xem trạm nổi là “cơ chế tự cung” (self-sufficient organism) có khả năng sử dụng các nguồn lực thiên nhiên để di chuyển và lấy lại sự cân bằng cho đại dương, làm sạch môi trường”. Công trình của Petráková có ba khoang nổi giống như cánh hoa liên kết với trung tâm “greenhouses” (nhà xanh) gồm 3 “ngọn lửa” bằng kính uốn cong hướng lên bầu trời nhìn giống 3 cánh hoa sen khổng lồ vươn lên mặt biển. Ba khoang nổi chính là những chiếc vòi khổng lồ chặn và hút rác từ đại dương (Barrier) để đưa về nhà máy xử lý trung tâm (Collector). Nhà máy được thiết kế sao cho việc xử lý chất thải được làm tốt nhất.

Cô Lenka Petráková. Ảnh từ website của Lenka Petráková

Điều đặc biệt nữa của trạm nổi là khả năng tự cung cấp năng lượng bằng cách chuyển năng lượng của thuỷ triều thành điện năng. Petráková cho biết trạm có cả phòng phân tích động thực vật biển, bể lọc nước muối cung cấp cho sinh hoạt và canh tác trên trạm. Khả năng tự cung thực phẩm rất tốt.

“Nói chung mỗi phần của trạm đều có nhiệm vụ riêng và bổ sung cho nhau. Ví dụ, biến nước biển thành nước ngọt không chỉ để lấy nước tưới cho các mảnh vườn thuỷ canh mà còn nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật giải mặn sao cho đỡ tốn kém và chất lượng nhất. Nhà xanh có hình uốn cong là để tận dụng sức đẩy của gió. Không gian chung, không gian riêng và các cơ sở phụ trợ cũng được kết nối với nhau. Bao phủ các ‘nhà xanh’ là những tấm panel điện mặt trời cung cấp điện đun nước.

Nước sạch xử lý từ nước rác sẽ được lọc trước khi bơm vào bồn chứa nước để giải mặn hoặc dùng vào việc khác – Petrov bộc bạch – Chúng ta không thể tưởng tượng một ngày nào đó thế giới không còn mầu xanh của đại dương mà chỉ còn mầu tối u ám. Hiện bề mặt đại dương đã bẩn đến mức báo động đỏ. Các thể sống và thực vật đang phải chịu đựng sự tàn phá khủng khiếp của con người. Giúp phục hồi cuộc sống biển của đại dương là yêu cầu cấp bách. Tạo ra sự thay đổi tích cực trong mói quan hệ giữa con người và đại dương ở các thể hệ tương lai cũng là điều cấp bách”.

Lê Sơn / (Tham khảo The Guardian và The Economist 2021)/ Saigon Nhỏ

9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore

9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore
Thậm chí, “tổng tài 9X” đã từng đi làm từ năm 15 tuổi để tích lũy kinh nghiệm.

Trên đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP.Hồ Chí Minh, ánh vàng lấp lánh của một khách sạn thu hút sự chú ý lớn của người qua đường. Nhiều người ví như đây là không gian thu nhỏ của Dubai. Đây là khách sạn dát vàng từng “gây bão” MXH khi các chi tiết nhỏ trên tường, trần nhà, tới cả toilet cũng được dát vàng. Khách sạn rộng hơn 200 m2, cao 10 tầng, có hơn 50 phòng nghỉ. Tổng chi phí cho khách sạn theo phong cách dát vàng này là hơn 30 tỷ đồng (chưa kể cả chi phí vận hành).

9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 1.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 2.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 3.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 4.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 5.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 6.

Gây chú ý hơn cả, chủ sở hữu khách sạn dát vàng này là một 9X có vẻ ngoài điển trai và học thức cao. Ken Vu, sinh năm 1995, sống ở Canada từ nhỏ. 18 tuổi, Ken Vu về Việt Nam học ngành Quản trị kinh doanh của Đại học RMIT. Sau đó, anh học tiếp 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore, một bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Khách sạn và một bằng Thạc sĩ chuyên ngành thương mại.

“Ở Canada, công việc đầu tiên mình làm khi mình vừa 15 tuổi là nhân viên của McDonald’s, sau đó năm 17 tuổi mình đi bán giày ở Nike. Vừa làm vừa học cho đến khi tốt nghiệp. Tiền đi làm mình tích lũy thành một nguồn vốn rồi về Việt Nam mở khách sạn. Vốn trong khách sạn mình bỏ 90%, bố mẹ hỗ trợ 10%”, Ken Vu chia sẻ với Pháp luật & bạn đọc.

9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 7.

9X tiết lộ mình còn sở hữu một khách sạn khác nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8 và đầu tư một resort 4 sao tại Quảng Ninh. Ken Vu quan niệm, nghệ thuật trong kinh doanh chính là sự thích nghi bởi “chỉ có thích nghi mình mới có thể thuyết phục người ta bỏ tiền trong túi ra cho mình”. Còn sự thích nghi ở Ken Vu được thể hiện ở việc vừa học để nói thành thạo tiếng Việt vừa “chinh phục” được 2 tấm bằng Thạc sĩ trong thời gian rất ngắn
Cuối năm 2020, Ken Vu đã kết hôn cùng với Thu Phạm – ái nữ của ông chủ một tập đoàn kinh doanh nổi tiếng. Đám cưới của cặp đôi đã “gây choáng” bởi vali ngập phong bì, tiền đô và vàng được mọi người mừng cưới. Cặp đôi còn là những người bạn chơi thân với vợ chồng streamer giàu có Hiếu Xemesis và Xoài Non.
Bởi vậy, để nói về khối tài sản của “tổng tài 9X”, chắc chắn khỏi phải bàn về độ ăn chơi của Ken Vu. Không ồn ào trên MXH nhưng những bức ảnh Ken Vu đăng tải đều thể hiện sự giàu có của anh bên siêu xe, đồ hiệu…
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 8.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 9.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 10.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 11.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 12.
9X sở hữu khách sạn dát vàng hơn 30 tỷ ở Sài Gòn: Ngoại hình điển trai, tốt nghiệp RMIT, có 2 bằng Thạc sĩ ở Úc và Singapore - Ảnh 13.

Ảnh: Pháp luật & bạn đọc.

Theo Tiên Yên / Doanh nghiệp và Tiếp thi

Tỉnh từng “bét bảng” trở thành nơi hội tụ của các “ông lớn” Honda, Toyota, sẽ là trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước

Từng đứng thứ 57/61 tỉnh thành của cả nước về phát triển kinh tế, đến nay, địa phương này đã vươn lên đứng thứ 9 cả nước, trở thành nơi hội tụ của các “ông lớn” Honda, Toyota. Trong năm 2021, GRDP của tỉnh ước tăng 8,02% so với năm 2020, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 114,2 triệu đồng/người.

Tỉnh từng "bét bảng" trở thành nơi hội tụ của các "ông lớn" Honda, Toyota, sẽ là trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước

GRDP tăng gấp 70 lần sau 25 năm

Thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh nghèo, đứng thứ 57/61 tỉnh thành của cả nước về phát triển kinh tế. Kinh tế tăng trưởng thấp, tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn, công nghiệp chỉ chiếm khoảng 12% tỷ trọng trong cơ cấu GDP, kết cấu hạ tầng vừa thiếu vừa yếu, thu ngân sách dưới 100 tỷ đồng, phải nhận trợ cấp từ Trung ương.

Tuy nhiên, sau 25 năm kể từ năm 1997, Vĩnh Phúc đã vươn lên trở thành tỉnh có tăng trưởng kinh tế nằm trong top đầu cả nước. Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2021 của tỉnh cho thấy, mặc dù Vĩnh Phúc bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng 18/19 chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.

Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh ước tăng 8,02% so với năm 2020, cao thứ 9 toàn quốc, tăng gấp 70 lần so với năm 1997. Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) ước đạt 136,1 nghìn tỷ đồng, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 114,2 triệu đồng/người, tăng 8,7 triệu đồng/người so với năm 2020.

Bên cạnh đó, từ năm 1997 đến năm 2009 Vĩnh Phúc chính thức gia nhập các tỉnh có thu ngân sách 10.000 tỷ đồng; đến năm 2020 tổng thu ngân sách đạt mốc trên 20.000 tỷ đồng và con số này của năm 2019 là hơn 35.000 tỷ đồng (xếp thứ 8 cả nước).

Sang đến năm 2021, con số này ước đạt 32.094 tỷ đồng, bằng 104,5% dự toán, riêng thu nội địa là 27.674 tỷ đồng, đạt 102,4% dự toán; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt trên 114 triệu đồng.

Báo cáo kết quả thực hiện một số nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, định hướng năm 2022, tỉnh đã đề ra một số mục tiêu tăng trưởng kinh tế – xã hội trong năm tới. Trong đó, GRDP tăng từ 8,5 – 9%, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 31,2 nghìn tỷ đồng; thu hút 450 triệu USD vốn FDI và 10,5 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (DDI); giải quyết việc làm cho khoảng 16 – 17 nghìn lao động…

Tỉnh từng bét bảng trở thành nơi hội tụ của các ông lớn Honda, Toyota, sẽ là trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước - Ảnh 1.

GRDP bình quân đầu người tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2021. Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Sẽ là trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước

Về tình hình thu hút đầu tư, nếu năm 1998 trên địa bàn tỉnh mới chỉ thu hút được 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 1 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI), sang đến 2021, toàn tỉnh có 433 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ USD và 822 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là hơn 106,4 nghìn tỷ đồng.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2020664);}else{parent.admSspPageRg.draw(2020664);}

Tính riêng năm 2021, tổng vốn đầu tư FDI cấp mới và tăng vốn của tỉnh Vĩnh Phúc ước đạt trên 1 tỷ USD, bằng 253,75% kế hoạch năm, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020, cao thứ 2 (chỉ sau năm 2019 với mốc 1.160 triệu USD) kể từ khi tái lập tỉnh.

Một minh chứng rõ nét cho triển vọng của dòng vốn FDI vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới chính là Biên bản Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc với với Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản), Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty thành viên Vilico trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản cuối tháng 11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Đây là thỏa thuận đầu tư, phát triển dự án bò thịt tại Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu USD. Mặc dù, mới chỉ là cam kết đầu tư ban đầu, vẫn còn rất nhiều thủ tục phải hoàn thiện cho đến lúc dự án chính thức được triển khai song theo giới phân tích, dự án sẽ mở ra những cơ hội mới cho địa phương trong việc thu hút đầu tư trong tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp – công nghệ cao.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn, là một trong những trung tâm sản xuất ô tô, xe máy của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Vĩnh Phúc đặt ra mục tiêu tổng quát, phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước.

Đến nay, tỉnh có 18 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với diện tích trên 5.200 ha, 32 cụm công nghiệp (CCN) diện tích gần 700 ha; trong đó, có 8/12 KCN đã đi vào hoạt động, 16 CCN đã có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng với sự hiện diện của nhiều Tập đoàn toàn cầu như Toyota, Honda, Sumitomo (Nhật Bản); Piaggio (Italia); De Heus (Hà Lan); Partron Vina, Haesung Vina, Cammsys (Hàn Quốc); Prime Group (Thái Lan);…

Theo Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Vĩnh Phúc hiện có 16 doanh nghiệp nội địa đã tham gia vào chuỗi cung ứng của các ngành điện tử, ô tô, xe máy… của các công ty FDI tại Việt Nam với vai trò là nhà cung ứng lớp 1.

“Số lượng này chiếm 5% trong hơn 300 doanh nghiệp toàn quốc là nhà cung cấp lớp 1 của các công ty FDI, xếp thứ 4, chỉ sau Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh. Đây được xem là nền tảng tốt để Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô trong thời gian tới”, VASI nhận định.

Trong giai đoạn 2020-2025, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu thu hút thêm từ 2 đến 2,5 tỷ USD vốn FDI và 20-25 nghìn tỷ đồng vốn DDI, Vĩnh Phúc nằm trong top 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng cũng như chất lượng các dự án đầu tư.
Quỳnh Anh / Doanh nghiệp & Tiếp thị

Omicron lan khắp thế giới: Nhiều quốc gia tái phong tỏa, một nơi tình hình cực kỳ khó khăn

Hãng tin Reuters vừa đăng tải bài viết về việc hàng loạt quốc gia áp đặt các biện pháp hạn chế COVID-19 mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với biến thể Omicron đang lây lan toàn cầu.

Trước sự lây lan nhanh của biến thể Omicron, nhiều quốc gia đang trong tình trạng cảnh giác cao độ chỉ vài ngày trước lễ Giáng sinh và năm mới 2022.

Số ca nhiễm biến thể Omicron đang nhân lên nhanh chóng trên khắp châu Âu, Mỹ và châu Á, bao gồm cả Nhật Bản, nơi chùm ca bệnh tại một căn cứ quân sự đã tăng lên ít nhất 180 trường hợp.

Ngày hôm nay 21/12, New Zealand đã trì hoãn kế hoạch mở cửa lại biên giới cho khách quốc tế vì sự lây lan của Omicron trên khắp thế giới.

Bộ trưởng Ứng phó COVID-19 của New Zealand, Chris Hipkins, cho biết New Zealand sẽ dời lịch mở cửa biên giới đến cuối tháng 2 năm 2022. New Zealand trước đó cho biết sẽ mở cửa biên giới và miễn cách ly vào giữa tháng 1 cho người New Zealand ở Úc và vào tháng 4 cho khách nước ngoài.

Omicron lan khắp thế giới: Nhiều quốc gia tái phong tỏa, một nơi tình hình cực kỳ khó khăn - Ảnh 1.

Du khách mặc thiết bị bảo hộ cá nhân chuyển hành lý vào taxi bên ngoài nhà ga quốc tế tại Sân bay Sydney, Australia, ngày 29 tháng 11 năm 2021. Ảnh: REUTERS / Loren Elliott

“Không nghi ngờ gì, điều này đáng thất vọng và sẽ làm đảo lộn nhiều kế hoạch nghỉ lễ, nhưng điều quan trọng là phải đưa ra những thay đổi này ngay hôm nay để người dân có thời gian xem xét kế hoạch nghỉ lễ”, ông Hipkins nói tại một cuộc họp báo.

Tại Singapore, Bộ Y tế đang tiến hành nghiên cứu để xác định xem liệu Omicron có phải là nguyên nhân gây ra một ổ dịch một phòng tập gym hay không.

Bộ Y tế Singapore cho biết hôm 21/12: “Với khả năng lây truyền cao và lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới, chúng tôi dự kiến sẽ phát hiện nhiều trường hợp Omicron hơn ở biên giới của chúng tôi và cả trong cộng đồng của chúng tôi”.

Các quan chức Mỹ cho biết biến thể Omicron đã trở thành chủng thống trị ở nước này với tốc độ lây lan cực nhanh và cướp đi mạng sống của một người đàn ông chưa được tiêm chủng ở Texas. Hàng dài người xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Washington và các thành phố khác của Mỹ trước khi trở về nghỉ lễ Giáng sinh với gia đình. 

Omicron lan khắp thế giới: Nhiều quốc gia tái phong tỏa, một nơi tình hình cực kỳ khó khăn - Ảnh 2.

Người dân xếp hàng để được xét nghiệm COVID-19 ở Quảng trường Thời đại, Thành phố New York, Mỹ, ngày 20 tháng 12 năm 2021 khi biến thể Omicron tiếp tục lây lan ở đây. Ảnh: REUTERS / Andrew Kelly

Một số nhà lãnh đạo và quan chức y tế Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường để chống lại biến thể này.

“HÃY ĐI TIÊM LIỀU TĂNG CƯỜNG NGAY BÂY GIỜ. Cơn sóng thần của Omicron có thể sớm đổ bộ vào bệnh viện ở gần bạn”, Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cảnh báo trên Twitter.

TÌNH HÌNH CỰC KỲ KHÓ KHĂN

Hàn Quốc, Hà Lan, Đức và Ireland là một trong số các quốc gia tái áp dụng phong tỏa một phần hoặc toàn quốc và các biện pháp giãn cách xã hội khác trong những ngày gần đây.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 20/12 cho biết tình hình đang “cực kỳ khó khăn” khi số người nhập viện tăng mạnh ở London.

Khi được hỏi về liệu chính phủ Anh có cấm giao lưu trong nhà và hạn chế du lịch, ông Johnson nói: “Chúng tôi đang xem xét mọi thứ… chúng tôi sẽ không loại trừ điều gì”.

Tại Australia, số ca nhiễm biến thể Omicron tăng cao nhưng số ca nhập viện vẫn tương đối thấp. Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi các nhà lãnh đạo tiểu bang và vùng lãnh thổ tránh phong tỏa lần nữa, đồng thời nói rằng việc hạn chế sự lây lan của virus thuộc về trách nhiệm cá nhân.

Ông Morrison nói: “Chúng ta sẽ không phong tỏa trở lại. Chúng ta sẽ tiếp tục chung sống với loại virus này bằng ý thức và trách nhiệm chung”.

Biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện vào tháng trước ở miền nam châu Phi và cho đến nay đã được phát hiện ở ít nhất 89 quốc gia.

Hiện chưa rõ biến thể Omicron có gây ra bệnh nặng hơn hay không, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng nó đang lây lan nhanh hơn so với biến thể Delta và lây nhiễm cho cả những người đã được tiêm chủng hoặc những người từng mắc COVID-19.

Dữ liệu sơ bộ ở Nam Phi cho thấy biến thể Omicron gây ra bệnh nhẹ hơn so với biến thể Delta. Nhưng một nghiên cứu của Anh được công bố vào thứ Sáu tuần trước cho thấy không có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng giữa hai biến thể.

Dù bằng cách nào, mức độ lây nhiễm bất thường của Omicron có nghĩa là nó có thể gây ra nhiều ca tử vong hơn, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết hôm thứ Sáu.

Tiến sĩ Fauci nói với CNBC: “Khi có nhiều người bị nhiễm bệnh hơn, tổng số ca nhập viện sẽ nhiều hơn. Đó là một phép toán đơn giản”.

(Nguồn: Reuters)Trà My

Về sự nghèo nàn thảm hại của phim truyền hình Việt Nam thời nay

Bật phim truyền hình lên là tôi thấy sợ. Tôi sợ những bà mẹ chồng cay nghiệt, chì chiết với con dâu… Tôi chán những cảnh đánh ghen ầm ĩ, những cuộc tình tay ba, ly dị, ngoại tình… nối tiếp nhau. Diễn viên thì đơ đơ…

Về sự nghèo nàn thảm hại của phim truyền hình Việt Nam thời nay

Bế tắc “ngoại tình, mẹ chồng cay nghiệt”

Cứ mỗi chiều, ở quê mẹ tôi và các bà hàng xóm lại rủ nhau xem phim, dĩ nhiên là lúc chưa có dịch. Hơn chục năm trước là làn sóng phim Đài Loan, bây giờ là phim Ấn Độ. Thật sự mà nói tôi rất ngán ngẩm với những bộ phim này.

Bộ nào bộ nấy dài lê thê, tivi chiếu hàng tháng trời, thậm chí cả năm cũng chưa thấy hết. Đó là những bộ phim truyền hình Đài Loan như Khi người ta yêu, Đời sống chợ đêm, Lưu Bá Ôn… phim Ấn thì có Cô dâu tám tuổi, Cuộc chiến của những vị thần…

Tôi ngán ngẩm vì độ dài của nó. Nhưng có dịp xem cùng mẹ, tôi thấy các bộ phim này ăn đứt các bộ phim Việt hiện tại. Dù nó dài lê thê, nhưng cứ sau 10-15 tập thì lại có xuất hiện nhân vật mới, câu chuyện mới, tình tiết mới khiến người xem cuốn vào khó buông ra. Tôi có đùa với bạn rằng làm diễn viên ở Đài, Ấn sướng quá, một năm diễn một bộ phim và đủ tiền tiêu xài. Nhưng diễn xuất của họ là hoàn toàn tự nhiên. Tôi có cảm giác như họ là nhân vật là một. Cứ đứng trước ống kính là diễn như đời sống bình thường đang xảy ra vậy.

Những bộ phim này dù dài nhưng vẫn níu kéo người xem. Bằng chứng là mẹ tôi và hàng xóm cứ luyện hết bộ này sang bộ khác. Dĩ nhiên là nhà đài thấy rating (số đo lượng người xem) ổn nên mới nhập phim về liên tục.

Tôi có hỏi sao mẹ không xem phim Việt? Mẹ trả lời: Phim Việt xem chán, xem xong chỉ rước bực bội vào trong người. Ờ thì phim Việt chán thật. Những bộ phim truyền hình mấy năm gần đây nếu nổi là do mua kịch bản từ nước ngoài về rồi thêm thắt cho có phong vị của người Việt vào.

Nhưng đó lại là một phiên bản vụng về hơn kiểu “đầu voi đuôi chuột”. Khoảng mười tập đầu làm chỉn chu, đúng theo tinh thần remake, khán giả thích thú, tạo hiệu ứng tích cực. Nhưng sau đó các tình tiết lại lê thê, kéo dài quá mức để rồi những tình tiết vô lý, không hợp logic gây ức chế cho người xem.

Trong khuôn khổ phim truyền hình, tôi thấy các nhà làm phim đang bế tắc. Bế tắc ở khâu kịch bản và diễn viên.

Đầu tiên, chúng ta đang thiếu chất liệu để làm nên những bộ phim hay. Trong quá khứ, những bộ phim như Đất Phương Nam, Con nhà nghèo, Sóng ở đáy sông, Đất và người… đều rất hấp dẫn người xem. Những bộ phim này đều dựa trên những tác phẩm văn học nổi tiếng. Một thau bột chất lượng đã làm nên những cái bánh thật ngon. Những phim này không hề tạo dựng drama để câu kéo người xem, nhưng vẫn đi vào lòng người, được nhiều thế hệ yêu thích và nhắc đến.

Sau đó là sự góp mặt của những diễn viên thật xứng tầm. Tôi ấn tượng mãi với nhân vật người cha trong phim Sóng ở đáy sông. Một con người thủ cựu, một người cha vô cảm trước bầy con của người vợ bé. Cụ cả Hàm, Chu Văn Quềnh trong phim Đất và người cũng làm tôi rất thích thú và ấn tượng về những con người với tính cách khác nhau trong cuộc sống.

Còn bây giờ, bật phim truyền hình lên là tôi thấy sợ. Tôi sợ những bà mẹ chồng cay nghiệt, chì chiết với con dâu, thậm chí xông vào phòng vợ chồng con trai ngay đêm tân hôn… Tôi chán những cảnh đánh ghen ầm ĩ, những cuộc tình tay ba, ly dị, ngoại tình… nối tiếp nhau. Diễn viên thì đơ đơ, mặt son mày phấn nhưng đóng vai cô lao công, người bán hàng ngoài đường. Những vai đàn ông không nhu nhược thì hám gái, sợ vợ. Biểu cảm của nhân vật cũng rất nghèo nàn. Phim nào cũng dựa vào biểu cảm trừng mắt, quát tháo ầm ĩ để biểu thị cho người xem rằng nhân vật đang rất tức giận…

Tôi đồng ý rằng đánh ghen, mẹ chồng- nàng dâu, ngoại tình, những bà mẹ cay nghiệt… có thể là những câu chuyện hấp dẫn. Nhưng người xem rất ngán ngẩm trước những câu chuyện giống từa tựa nhau, phim này qua phim khác. Hệt như ăn cơm trắng xong lại chuyển qua cơm rang, cơm chiên vậy.

—– Hoa Kim

Sáu thứ khiến phim truyền hình Việt ngán tận cổ

Dạo này phim truyền hình Việt lên ngôi, soán hết các kênh trong giờ vàng buổi tối. Nhiều ông bố, bà mẹ, trẻ, già cố gắng thu xếp làm việc tối cho xong để xem phim. Vợ tôi cũng không phải ngoại lệ.

Ấy thế nhưng với tôi, thật ngán ngẩm khi phải chịu đựng ngồi xem phim với vợ. Nếu có chắc không quá 5 phút, rồi lại khiến vợ chồng mâu thuẫn. Thú thực, riêng tôi thấy rất khó chịu với phim ta.

Có thể nhiều người sẽ “ném đá” tôi, nhưng tôi xin được “kể xấu” một số thứ mà tôi không thể chịu đựng được khi xem phim trên truyền hình:

Thứ nhất, các diễn viên rất quen thuộc, nếu không muốn nói là “nhẵn mặt” từ phim này sang phim khác, xem phát nhàm. Trong khi diễn xuất ở phim nào cũng giống phim nào.

Thứ hai, các phim đều có bối cảnh giống nhau – từ góc quay, quần áo, nhà lầu xe hơi, sống ở nhà phố sang chảnh… Phim nào cũng có cảnh cãi, chửi nhau, tát nhau; diễn viên toàn lên gân lên cốt, sường sượng.

Thứ ba, nếu bạn nhắm mắt lại để nghe phim sẽ thấy rất chối tai: lời thoại rời rạc, người già nói chậm rãi, trẻ con nói trống không, vợ chồng thì cãi nhau ồn ào. Những câu thoại thường xuất hiện là: “Này, tôi nói cho anh/chị… biết nhá”, “À mà này…”; “Sống trên đời phải…”, “Cô im cái mồm đi”…

Thứ tư, nhiều mô típ cũ kỹ, phim nào cũng có: Đó là hai người đang đi, nói chuyện với nhau, thì y như là dừng lại; đang cao trào thì có điện thoại; quá nhiều cảnh tự sự, chỉ việc lồng tiếng vào cảnh phim là lột tả được tâm trạng của nhân vật; nói xấu ai thì sẽ có người thập thò nghe lén (đứng sát nhau mà không thấy mới tài); vừa ngất xỉu xong là đã ở trong bệnh viện; một nhân vật lững thững ngoài đường phố sẽ bị tai nạn giao thông (ôtô đâm); một anh thất tình là sẽ uống rượu ở quán bar; cứ đến bữa ăn là các nhân vật cãi nhau…

Thứ năm, quá nhiều cảnh… đám ma và bàn thờ. Thực sự tôi dị ứng với cảnh đám ma trong phim, rồi bãi nghĩa địa, thờ cúng (rất nhiều diễn viên đã được “lên bàn thờ”) trông chẳng thấy xúc động chút nào.

Thứ sáu, nhạc trong các bộ phim na ná giống nhau. Nhạc từ đầu đến cuối, với giai điệu ù ê như nhau, rất khó phân biệt được giữa các phim.

Trên đây là những ý kiến riêng của tôi. “Gạch đá” tôi xin nhận. Thực tế tôi vẫn rất yêu phim nước nhà và yêu quý những diễn viên như: Chi Bảo, Mỹ Duyên, Ngọc Hiệp… và luôn cổ vũ hết mình cho những diễn viên trẻ.

—– Thịnh

Theo VNEXPRESS