HÀ NỘI – Không khí Tết truyền thống tại làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây được tái hiện qua bộ ảnh của nhiếp ảnh trẻ Cao Tùng.
Niềm vui của ông Hiền và bà Năm mang cành đào về chưng Tết. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Hương vị Tết làng cổ Đường Lâm” do nhiếp ảnh trẻ Cao Tùng (hay còn gọi Tùng Cao, sinh năm 1990), cũng là một hướng dẫn viên du lịch tự do, thực hiện.
Chơi đào từ lâu đã ăn sâu vào nếp sống của người miền Bắc, chỉ cần vài cành đào nhỏ, ưng mắt là đủ để người dân chào đón xuân về. Sắc thắm của đào được cho là mang lại may mắn và hạnh phúc cho cả gia đình trong năm.
Gia đình quây quần rửa lá dong bên giếng cổ. Đường Lâm, nằm cách Hà Nội khoảng 45 km, là điểm dừng chân cho du khách muốn tìm về những dấu ấn xưa cũ, nét đặc trưng của làng quê xưa với cây đa, giếng nước, sân đình.
Sau công đoạn vo gạo, rửa lá dong, đãi đỗ là đến lúc gói bánh. Bức ảnh được thực hiện tại nhà cổ của bà Lan, thôn Mông Phụ, một trong những ngôi nhà cổ nhất ở Đường Lâm. Những ngôi nhà cổ hàng trăm năm có kiến trúc độc đáo xây dựng bằng đá ong, cột gỗ lim và gỗ mít.
“Đến Đường Lâm với không gian cổ kính và đầy chất thơ, tôi cảm nhận mùi Tết tuổi thơ chợt ùa về, lúc sum vầy bên ông bà, bố mẹ và ngồi gói bánh chưng bên bếp lửa hồng, những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt”, Tùng Cao chia sẻ.
Mùa xuân ngập tràn với màu đỏ của quả gấc, màu xanh của bánh chưng và sắc vàng, tím của hoa cúc tại nhà cổ ông Vững. Nhà cổ này được phục dựng, lưu giữ văn hóa làng cổ, cũng là điểm homestay nổi tiếng, được nhiều du khách ghé thăm.
Mùi khói bếp luộc bánh chưng lan tỏa trong tiết xuân. Bên nồi bánh, mùa xuân dường như đã về trong từng nếp nhà cổ.
Ông Hiền thư giãn đọc sách khi việc luộc bánh đã xong. Bà Năm nhuộm răng, nhai trầu. Phong tục nhuộm răng đen có từ xưa, nhưng ngày càng ít người giữ được truyền thống này. Với sự phát triển không ngừng của đô thị hóa, làng Việt cổ khó tránh khỏi những ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại dẫn đến những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày.
Hai ông bà trò chuyện, uống trà trong không khí Tết. “Là một người làm du lịch, tôi mong Đường Lâm nói riêng và các làng quê Việt nói chung vẫn giữ được bản sắc văn hóa Tết truyền thống như vậy”, Tùng Cao bộc bạch.
Xuân về trước ngõ với hình ảnh hai ông bà đi biếu Tết tại cổng làng Mông Phụ. Làng cổ Đường Lâm có 50 di tích giá trị, lưu giữ gần 100 ngôi nhà cổ trên 100 năm tuổi và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Du khách có thể đến làng cổ Đường Lâm bất cứ thời điểm nào trong năm vẫn cảm nhận sự yên bình. Tuy nhiên, mùa lễ hội tháng Giêng hoặc mùa lúa chín là thời điểm đẹp hơn cả.
Tranh luận trên Facebook, KTS Dương Quốc Chính từ HN nêu ra nhận định một số người Việt Nam vẫn còn rất mù mờ khái niệm tả, hữu trong khoa học chính trị.
Sự phân biệt về tả, hữu như bạn một bạn nữ viết trên Facebook để tranh luận với tôi gần đây, là rất cổ xưa rồi, đấy là khái niệm nguyên bản từ thế kỷ 19, thời tư bản hoang dã.
Cánh tả đấu tranh cho quyền lợi của người lao động, cho nhân quyền và nhân đạo. Cánh hữu bảo vệ quyền lợi của giới chủ, muốn phúc lợi tối thiểu, lợi nhuận trên hết.
Về các định nghĩa cơ bản – tả hay hữu các bạn có thể tra Google, vì khái niệm này tuy không được dạy ở Việt Nam nhưng cũng khá phổ biến trên mạng. Ở đây mình trả lời bạn gái này dựa trên những nội dung phổ quát nhất và coi như người đọc đã biết.
Tôi viết là: Ai sống dựa vào chế độ (CS)… thì thích tả hơn. Bạn trả lời là: Không phải ai thích tả cũng dựa vào chế độ.
Chỗ này bạn hiểu sai về logic rất cơ bản. Mình bảo Vì A nên B, không có nghĩa là Vì B nên A. Bạn đang hiểu sai như vậy. Mình không hề viết ai theo cánh tả cũng dựa vào chế độ.
Có rất nhiều kiểu người thiên tả: Người lười nhác, không muốn làm vẫn muốn có ăn. Người hào phóng, muốn chia sẻ lợi ích. Người sống dựa vào chế độ, ăn lương ngân sách. Người sống dựa vào đám đông… Bạn có lẽ hiểu sai về logic nên phản biện sai.
Chụp lại hình ảnh,Người Việt được cho là hay bàn luận các sự kiện chính trị nơi quán xá
Tư duy tả hữu cũ và mới nay ra sao?
Hiện nay, tuy nền tảng tư tưởng của hai cánh vẫn giữ nguyên nhưng biểu hiện của nó đã biến tướng rất nhiều. Ví dụ, giới chủ của các đại công ty công nghệ, truyền thông, dược phẩm (Big Tech, Big Media, Big Pharma) đang bị cho là thiên tả. Họ đều là những người cực giàu, là giới chủ đó. Lý do mình đã viết ở status trước, đó là do kiếm tiền dựa vào đám đông nên họ sẽ phục vụ đám đông.
Cánh hữu bây giờ hầu như không còn các ông chủ lớn nữa, mà chỉ còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi mà cách kiếm tiền của họ không dựa trên đám đông nên họ không cần làm vừa lòng cho đám đông.
Rõ ràng giới chủ của các doanh nghiệp khổng lồ đã phải hi sinh bớt quyền lợi cá nhân (lợi nhuận) để ủng hộ cánh tả, tức là chấp nhận phúc lợi xã hội gia tăng. Nhưng vì lợi ích từ đám đông khổng lồ (khách hàng trên toàn cầu) đem lại thì phúc lợi đó vẫn là quá nhỏ khiến họ có thể bỏ qua.
Ví dụ, bạn là chủ một quán phở, bán kính phục vụ khoảng 5km, lợi nhuận chỉ vừa đủ để ông chủ thành trung lưu. Thì việc tăng lương, giảm giờ làm, đóng bảo hiểm cho nhân viên thật cao có thể biến bạn thành lao công cho chính mình. Nhưng nếu bạn là chủ hãng dược, công ty sản xuất nước ngọt quy mô toàn cầu…thì những gì bạn đóng góp cho phúc lợi của quốc gia bạn nó quá ít so với lợi nhuận có được từ khắp thế giới (bao gồm cả những nước có phúc lợi cực thấp như Việt Nam).
Chụp lại hình ảnh,Trò chơi điện tử hấp dẫn giới trẻ
Ví dụ gần gũi hơn là giới showbiz, họ thu được tiền tỷ từ đám đông cần lao, thì họ sẵn sàng làm màu, từ thiện, lội nước trao quà, thậm chí khóc lóc trước cảnh đời éo le nghiệt ngã. Tức là cái họ mất đi quá ít so với cái họ thu được thì tiếc gì mà không làm từ thiện, trao quà và nói lời cao đẹp chứ (toàn là những bài của cánh tả cả đó). Có vài vạn người nhận được quà từ thiện, nhưng người trao quà kiếm được hàng chục tỷ trong hai tháng, thì ai chả muốn theo cánh tả!
Hiện nay, luật lệ về thuế, công đoàn, lương tối thiểu, nhân quyền, phúc lợi xã hội…đã rất chặt chẽ và nhiều thứ đã không thể đảo ngược nên mặt trái của cánh hữu, kiểu tư bản hoang dã, hầu như đã không thể bộc lộ. Nên việc chê bai cánh hữu theo khía cạnh này hầu như là phi thực tế, kiểu chửi ai đó “dã man” vì cụ tổ của người đó “dã man”
Các vấn đề mà hai cánh vẫn còn đấu tranh chủ yếu là dựa trên quan điểm, không có đúng hay sai tuyệt đối. Ví dụ tăng hay giảm phúc lợi (tất nhiên không thể cắt bỏ rồi) cho một số thành phần. Cho phép nhập cư nhiều hay ít (không thể cấm hay thả tuyệt đối). Học phí, viện phí cao hay thấp (tuỳ loại trường, bệnh viện).
Có nhiều cách để người nghèo có thể tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao. Cánh tả thiên về phúc lợi, tức là lấy tiền ngân sách ra để bao cấp cho tất cả có quyền lợi như nhau. Cánh hữu thiên về bảo hiểm và học bổng. Có nghĩa là nếu bạn có đóng góp (ít hay nhiều) và bạn chăm chỉ học hành và hoàn cảnh khó khăn…, thì bạn vẫn được sử dụng dịch vụ chất lượng cao.
Mặt trái của cánh tả thì vẫn như xưa, tức là tạo nên đám đông ỉ lại, không có động lực làm việc, thích nghèo bền vững để ăn trợ cấp. Thậm chí giả nghèo để lấy trợ cấp.
Chụp lại hình ảnh,Khẩu hiệu là một phần không thiếu trong đời sống chính trị Việt Nam?
CNXH trên thế giới trước đây và VN ngày nay
Tóm lại là mặt trái của cánh hữu thì đã được khắc phục hầu hết. Còn mặt trái của cánh tả thì vẫn y chang. Mặt trái này chỉ có thể được hạn chế phần nào khi dân trí ở mức rất cao. Khi mà mỗi cá nhân phải tự có ý thức làm việc, không sống dựa dẫm và biết xấu hổ khi phải ăn bám. Đó chính là lý do khi thánh tổ cộng sản Karl Marx cho rằng CNCS là giai đoạn sau của CNTB, hay là CNCS phải quá độ qua CNTB, khi mà con người đã có một nền tảng dân trí cao và kinh tế phát triển. Khi người ta vui vẻ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, chính là như ở Bắc Âu mà bạn ví dụ, đó là điều kiện để có XHCN (không phải CSCN).
Với một quốc gia chậm tiến và dân trí thấp như Việt Nam thì tư tưởng thiên tả nói trên chính là thảm hoạ. Bởi tính tự giác của người dân hầu như không có, chỉ lăm le trục lợi, ăn bám. Xã hội mà đa số có tư tưởng dựa dẫm, luôn há mồm chờ từ thiện, thậm chí CP còn đi kêu gọi người dân cứu trợ thì làm sao mà phát triển được?
Đó là lý do tại sao mình chống lại tư tưởng tả khuynh hay cực tả ở Việt Nam và ủng hộ con đường tuần tự từ độc tài cánh hữu để phát triển đã. Sau đó mới tiến tới dân chủ, phúc lợi cao cùng các giá trị cao đẹp của phương Tây.
Nhưng éo le thay, ở các nước nghèo và dân trí còn thấp người ta lại càng dễ bị lừa phỉnh của các chính trị gia thiên tả. Bởi vì người ta khuếch trương cổ vũ cho các giá trị cao đẹp thì bao giờ chả dễ lừa người hơn là khuyên bảo người khác là cố gắng học hành làm việc chăm chỉ đi thì sẽ giàu có.
Đó là cái vòng luẩn quẩn cho các nước cựu thuộc địa, dân nghèo và ít học thì thích cánh tả và CS, theo tả và CS lại càng nghèo và dốt bị nhồi sọ và ăn bám lẫn nhau. Nước nào trải qua giai đoạn “tàn bạo” của độc tài cánh hữu hoặc tương đương thì mới thoát nghèo được.
Ở Việt Nam, số lượng người có tư tưởng thiên tả là quá đông. Vì lượng người sống dựa vào ngân sách, ăn lộc chế độ là quá đông. Nên đó là cái gốc rễ của sự chậm tiến về kinh tế.
Chụp lại hình ảnh,Made in Vietnam là cụm từ được báo chí nhà nước ưa dùng
Thử xem chế độ CS 2.0 của Việt Nam và TQ là tả hay hữu?
Để nhận diện tả hay hữu thì cần dựa vào nhiều đặc điểm. Tuy nhiên có một số thể chế lại có tính pha tạp một số đặc điểm của cả hai cánh. Ví dụ điển hình là chế độ phát xít. Đức quốc xã có rất nhiều đặc điểm của chế độ CS, cánh tả, đó là tính toàn trị, nhà nước quản lý hầu hết các mặt của xã hội, đó là đặc trưng CS.
Đặc biệt là khả năng tuyên truyền nhồi sọ thì hai bên ngang nhau. Nhưng Đức Quốc xã (Nazism) vẫn có đặc điểm của cực hữu, đó là tinh thần quốc gia, dân tộc cực đoan và khác cộng sản ở chỗ không thủ tiêu giai cấp bóc lột và không áp dụng kinh tế kế hoạch triệt để. Quốc xã nghĩa là Quốc gia XHCN, bản thân nó lẫn lộn hai màu.
Như vậy, Đức Quốc xã có nhiều đặc điểm của cánh tả và cộng sản hơn là cánh hữu. Còn Trung Quốc và Việt Nam lâu nay cũng có tinh thần dân tộc khá cực đoan. Trước đây, giai đoạn CS 1.0 (nguyên bản), thì tính dân tộc đó còn bị lấn át bởi tính giai cấp. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ thì tính giai cấp đã bị nhạt màu đáng kể.
Dân tộc Kinh và dân tộc Hán cũng có xu hướng đồng hoá các dân tộc khác nhưng chủ yếu thông qua tuyên truyền khéo léo và từ từ kiểu tằm ăn dâu chứ không cực đoan kiểu tiêu diệt, đàn áp như Đức Quốc xã.
Việt Nam và Trung Quốc hiện nay phân biệt giàu nghèo rất cao, phúc lợi xã hội ở mức thấp, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục công ở mức thấp, dịch vụ tư thì giá khá cao. Đó là một số đặc điểm giống cánh hữu thời tư bản hoang dã.
Nhưng điều đó không hề biến CS 2.0 thành cánh hữu. Bởi vì đây vẫn là chế độ toàn trị, chính quyền của Đảng CS vẫn muốn cai trị mọi mặt của xã hội, chỉ có một số mặt họ KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT thì đành phải thả mà thôi. Ví dụ như ngôn luận và việc thu nhận kiến thức của dân nhờ mạng toàn cầu Internet.
Bộ máy chính quyền và các đoàn thể xã hội sân sau ăn bám rất đông dẫn đến ngân sách không đủ để chi cho lương công chức cũng như phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục công ở mức cao. Thực tế là giá dịch vụ giáo dục và y tế công ở Việt Nam vẫn là tương đối thấp, đổi lại là chất lượng kém. Hai ngành này vẫn thiên về bao cấp, là đặc trưng XHCN.
Chụp lại hình ảnh,Áo dài, nón là và cờ xuất hiện cùng nhau
Phúc lợi ở Việt Nam kém là do thu ngân sách kém trong khi số dân sống dựa vào ngân sách lại quá đông. Còn phúc lợi của một số doanh nghiệp nước ngoài hay tư nhân thực tế vẫn cao, nhưng đó là cá biệt. Tương tự vậy với lương thưởng. Chính sách thuế, để phục vụ phúc lợi, phải dựa trên đa số nên nói chung nó phải thấp, thì các doanh nghiệp mới không chết vì thuế quá cao.
Tóm lại, phúc lợi ở Việt Nam nói chung thấp là hệ quả của chế độ có bộ máy quá cồng kềnh và không hiệu quả, ngân sách luôn thiếu, giật gấu vá vai. Chứ không phải là do giới chủ cắt giảm phúc lợi để tăng lợi nhuận như cánh hữu thời tư bản hoang dã. Về bản chất là hoàn toàn khác nhau dù hình thức có vẻ giống nhau.
Lưu ý là giới chủ (tư bản nhà nước) không bóc lột nhân công bằng lợi nhuận công khai mà chủ yếu bằng tham nhũng (thu nhập ngầm). Đó cũng là khác biệt về bản chất với tư bản cánh hữu.
Còn tư bản thân hữu, kiểu nhóm mafia Đông Âu, tuy bóc lột nhân công gần giống tư bản cánh hữu nhưng đổi lại lương và phúc lợi đối với nhân công của họ cũng không hề thấp so với mặt bằng chung, do doanh nghiệp có lợi nhuận cao thu được từ sự cấu kết với chính quyền.
Đặc trưng rõ nhất của CS 2.0, cả nước Nga và đa số các nước thuộc Liên Xô cũ là tư bản thân hữu. Thân hữu bản chất cũng là tả bởi nó tạo nên nhóm doanh nghiệp được bao cấp trá hình không khác gì doanh nghiệp nhà nước được bảo hộ, ưu tiên.
Như vậy CS 2.0 không hề là cánh hữu cả về bản chất lẫn bề ngoài (luôn hô hào do dân vì dân) dù họ có vài đặc điểm có vẻ giống với tư bản hoang dã.
Nói cộng sản kiểu mới là cánh hữu là thấy cây mà không thấy rừng, hạ thấp cánh hữu, hoặc không hiểu khái niệm cơ bản của khoa học chính trị.
Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân của KTS Dương Quốc Chính khi tác giả viết ‘TRẢ LỜI MỘT BẠN GÁI CÁNH TẢ’ để giải thích các khái niệm ý thức hệ chính trị tả hoặc hữu, theo cách nhìn riêng. BBC đăng lại và đặt tựa đề mới với sự đồng ý của tác giả.
Kỹ sư Dương Quốc Chính / Tác giả hiện sống ở Hà Nội, VN / BBC
Trong 60-120 phút đầu tiên vào buổi sáng trong ngày, bạn hoàn toàn có thể thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình.
Bạn có thể thường xuyên đưa mình vào trạng thái tinh thần “đỉnh cao” hay thăng hoa và sau đó hoạt động với trạng thái đó trong suốt thời gian còn lại trong ngày của bạn.
Tuy nhiên, thật kỳ lạ là hầu hết mọi người sẽ không làm điều này. Hầu hết mọi người đều hài lòng với việc kéo mình ra khỏi giường và sau đó “lê lết” qua một ngày. Phần lớn chúng ta đều bắt đầu với sự uể oải và tiếp tục với sự uể oải.
Cuộc sống của hầu hết mọi người đều có thể đoán trước được – bởi vì họ đang sống từ quá khứ. Cơ thể và môi trường của họ đã tạo nên những ảnh hưởng mang tính kiểm soát trong cuộc sống của họ. Cơ thể của họ là bản ghi lại quá khứ của họ, họ đã quen với việc trải qua những cảm xúc giống nhau mỗi ngày. Bước ra khỏi những cảm xúc đó – vùng an toàn của họ – không phải là điều thú vị và vì vậy điều này hiếm khi xảy ra.
Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn có thể làm điều đó rất nhanh chóng.
Bạn có thể đưa mình vào trạng thái tinh thần cao nhất vào mỗi buổi sáng và sau đó hoạt động với trạng thái tinh thần đó suốt cả ngày.
Bạn có thể tưởng tượng ra một tương lai đầy sức sống và phấn đấu cho tương lai đó một cách vui vẻ.
Sau đây là cách giúp bạn thực hiện nó.
Đào tạo bộ não của bạn để đạt được những gì bạn muốn
Khi bạn hành động với những mong muốn sâu sắc nhất trong tương lai, hành vi của bạn sẽ thay đổi đáng kể. Bạn hành động với sự hào hứng, nhiệt tình và thích thú. Bạn nhìn thấy tiềm năng ở những nơi người khác không thấy.
Như Dan Sullivan đã nói, “Đôi mắt của chúng ta chỉ nhìn thấy và đôi tai của chúng ta chỉ nghe thấy những gì bộ não của chúng ta đang tìm kiếm.”
Câu trích dẫn này bao hàm khái niệm tâm lý – “Sự chú ý có chọn lọc” – có nghĩa là chúng ta chỉ chú ý đến những thứ có ý nghĩa đối với mình hoặc là thứ chúng ta đang tìm kiếm. Chúng ta chú ý một cách có chọn lọc, và mọi thứ còn lại trong lĩnh vực bên ngoài đều bị phớt lờ.
Mỗi buổi sáng, bạn có thể đặt mình vào một khu vực nơi mà bạn nhìn thấy những cơ hội và trải nghiệm tuyệt vời. Góc nhìn của bạn xuất phát từ lăng kính cảm xúc của bạn. Cách bạn cảm nhận về thế giới quyết định cách bạn nhìn nhận nó.
Khi bạn hành động bắt đầu từ tương lai mong muốn của mình – bạn nhìn thấy những điều bạn không thể thấy trước đây. Bạn hành động mạnh mẽ hơn nhiều. Bạn cũng bắt đầu hành động với sự biết trước (tức là nhận thức trước) rằng khi bạn hành động một cách mạnh mẽ, những cảm xúc tích cực sẽ xuất hiện.
Danh sách sau đây là một cách đơn giản để đưa bạn vào trạng thái đỉnh cao mỗi ngày. Đây không phải là thứ phức tạp. Nó thực sự rất cơ bản và có thể làm được. Nhưng như Jim Rohn đã nói, “Điều gì dễ làm thì thường không dễ được làm.”
Lên dây cót tinh thần vào đêm hôm trước (30–60 phút).
Ngủ hơn 7 tiếng.
Thức dậy ngay lập tức khi bạn nói rằng bạn sẽ dậy.
Làm quen với môi trường mới (5–10 phút).
Thiền và cầu nguyện với cảm xúc và viết (5–10 phút).
Nghe những thông tin chất lượng cao với bạn trong khi bạn tập thể dục (20–40 phút).
Ăn đồ ăn tốt cho não (3-5 phút).
Giải quyết một dự án sáng tạo khi tinh thần đang ở trạng thái cao điểm (30–90 phút)
Với thói quen buổi sáng này, bạn sẽ nâng cao trạng thái cảm xúc của mình từ hai khía cạnh. Bạn hành động có chủ đích và mạnh mẽ, điều này sẽ ngay lập tức thay đổi trạng thái cảm xúc của bạn.
Bạn hành động theo cách của bạn để cảm thấy mạnh mẽ. Sau đó, bạn vận hành phần còn lại trong ngày của mình từ tương lai, chứ không phải quá khứ của bạn.
1. Chuẩn bị tinh thần vào đêm hôm trước
“Những hoạt động căng thẳng không được phép có chỗ đứng trước giờ đi ngủ. Chúng có thể khiến cơ thể bạn tiết ra hormone căng thẳng cortisol, khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Thư giãn và tránh xa bất cứ điều gì không được làm lạnh.” – Kimberly Snyder
Đừng nhìn vào màn hình (bất kể là màn hình gì) hơn 60 phút trước khi đi ngủ.
Đặt điện thoại của bạn ở chế độ trên máy bay.
Cho phép bản thân “tách rời tâm lý” khỏi công việc – có nghĩa là bạn ngừng suy nghĩ về nó.
Ở cạnh với những người thân yêu của bạn.
Chỉ 16% ý tưởng sáng tạo xảy ra khi bạn đang làm việc – hầu hết chúng sẽ đến khi tâm trí bạn ở trạng thái thoải mái.
Tạo một môi trường để giấc ngủ có thể thuận lợi tìm đến.
2.Ngủ từ 7 tiếng trở lên
“Đối xử với bản thân theo cách mà bạn đối xử với điện thoại thông minh của mình, hãy đảm bảo bạn ngủ cho đến khi được sạc đầy.” – Arianna Huffington
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi The National Sleep Foundation, ngủ đủ giấc có liên quan đến:
Tăng trí nhớ.
Thọ hơn.
Giảm viêm nhiễm.
Tăng khả năng sáng tạo.
Tăng sự chú ý và tập trung.
Giảm chất béo và tăng khối lượng cơ với các bài tập thể dục.
Giảm căng thẳng.
Giảm sự phụ thuộc vào các chất kích thích như caffeine.
Giảm nguy cơ gặp tai nạn.
Giảm nguy cơ trầm cảm.
Nếu bạn ngủ ngon và đối xử tốt với cơ thể, bạn sẽ không cần đến caffeine và các chất kích thích khác.
Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa “nghiện”. Trong Ted Talk, “Tất cả những gì bạn nghĩ rằng bạn biết về chứng nghiện đều sai”, Johann Hari giải thích rằng “nghiện” là một “sự thích nghi với môi trường”.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng caffein phần lớn là do mô hình làm việc công nghiệp từ ngày từ 9h tới 17h. Nó rõ ràng xuất phát từ thói quen ngủ không đủ giấc và sử dụng quá nhiều thiết bị công nghệ của mọi người.
Đừng bắt đầu ngày mới với caffeine. Thay vào đó, hãy làm theo lời khuyên của những người luôn sống lâu nhất. Trong cuốn sách “The Blue Zones: Lessons for Living Longer From the People Who’ve Lived the Longest”, tác giả Dan Buettner giải thích rằng những người sống trên 100 tuổi thường bắt đầu một ngày của họ với một mục đích.
Họ hiếm khi dựa vào chất kích thích để vượt qua một ngày của mình. Họ có chủ đích. Họ tập trung vào tuổi thọ và mục đích, thay vì tập trung vào các giải pháp khắc phục nhanh chóng như caffeine.
3. Hãy thức dậy ngay lập tức khi bạn nói rằng bạn sẽ dậy
“Tự tin là bí quyết đầu tiên của thành công.” – Ralph Waldo Emerson
Sự tự tin là một sản phẩm phụ của việc làm những gì bạn nói rằng bạn sẽ làm. Nếu bạn không tin tưởng chính mình, bạn không thể có sự tự tin.
Sự tự tin là thứ cần phải có mỗi ngày. Quyết định đầu tiên bạn đưa ra trong ngày là quyết định thức dậy, và nó là thứ bắt đầu động lực của bạn theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
4. Hòa nhập vào một môi trường mới
“Nếu chúng ta không tạo ra và kiểm soát môi trường của mình, thì môi trường sẽ tạo ra và kiểm soát chúng ta.” – Tiến sĩ Marshall Goldsmith
Mọi môi trường đều có năng lượng. Để khiến bản thân luôn vận động và tiến lên, hãy hòa mình vào một môi trường trong lành. Ngay cả khi đó chỉ là bên ngoài ban công nhà bạn.
Môi trường thay đổi thay đổi năng lượng của bạn. Khi bạn thức dậy và thay đổi môi trường ngay lập tức, bạn thực sự đã tăng cường mức năng lượng của mình. Nghiên cứu do Ellen Langer thực hiện đã phát hiện ra rằng chỉ cần thay đổi bối cảnh, mức năng lượng của con người sẽ tăng lên vì não thích sự mới lạ và mới mẻ.
5. Thiền và cầu nguyện với cảm xúc và viết
“Giả định về cảm giác khi mà điều ước đã được hoàn thành.” – Neville Goddard
Khi bạn bắt đầu thiền, hình dung (tưởng tượng) và viết về mục tiêu tương lai của mình, và hãy ở trong một môi trường thuận lợi để có được sự rõ ràng và suy ngẫm sâu sắc nhất.
Trí tưởng tượng có mối liên hệ chặt chẽ với học tập, niềm vui và sự sáng tạo. Bạn giàu trí tưởng tượng như thế nào?
Tương lai bạn đang phấn đấu giàu sức tưởng tượng đến mức nào?
Nó có “thực tế” không?
Albert Einstein đã nói: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Vì kiến thức chỉ giới hạn ở tất cả những gì chúng ta biết và hiểu ở hiện tại, trong khi trí tưởng tượng bao trùm toàn bộ thế giới, và tất cả những gì sẽ được biết và hiểu. “
Tiến sĩ Stephen Covey nói, “Hãy sống theo trí tưởng tượng của bạn, không phải lịch sử của bạn.”
Và đây là vị trí bạn đang ở:
Bạn đã thiết lập cho mình tinh thần vào đêm hôm trước
Bạn thức dậy khi bạn nói rằng bạn sẽ dậy (điều này giúp tăng cường sự tự tin)
Bạn đã thay đổi môi trường của mình (giúp tăng cường năng lượng và dòng chảy)
Bây giờ bạn đang hình dung về tương lai bạn muốn trong một môi trường sáng tạo
Như Neville Goddard giải thích, “Giả định cảm giác khi điều ước đã được hoàn thành.”
Khi bạn hình dung và viết ra mục tiêu của mình, hãy làm như vậy với cảm xúc. Đưa ra một giả định về cảm giác khi bạn đã đạt được ước mơ của mình, hình dung xem nó sẽ như thế nào nếu bạn có được những gì bạn muốn.
Khoảnh khắc bạn bắt đầu cảm thấy khác biệt, là khi đó, bạn có thể tạo ra một tương lai khác với quá khứ của bạn.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy ngày hôm nay giống như cảm giác của ngày hôm qua. Và cơ thể của họ luôn cố gắng để tạo lại trạng thái cảm xúc giống như vậy – thứ vốn đã trở thành trạng thái cân bằng bên trong.
Để trở thành một con người mới và tạo ra một tương lai mới, bạn cần phải hành động theo những cách sẽ tạo ra những cảm xúc mới, đồng thời tạo ra những cảm xúc mà bạn muốn cảm nhận một cách có chiến lược.
Viết ra các mục tiêu của bạn và thời hạn hoàn thành chúng. Viết ra cái giá phải trả để đạt được mục tiêu. Hãy cam kết hành động và như vậy bạn sẽ phải trả giá. Như tỷ phú H.L. Hunt đã nói:
“Chỉ có ba yêu cầu để thành công. Đầu tiên, hãy quyết định chính xác điều bạn muốn trong cuộc sống. Thứ hai, xác định mức giá mà bạn sẽ phải trả để có được những thứ bạn muốn. Và thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất, hãy quyết tâm trả cái giá đó.”
6. Nghe những thông tin chất lượng cao trong khi bạn tập thể dục
“Đầu vào của bạn xác định triển vọng của bạn. Triển vọng của bạn quyết định đầu ra của bạn và đầu ra của bạn quyết định tương lai của bạn.” – Zig Ziglar
Hãy tập thể dục vào buổi sáng, dù là đi bộ hay đến phòng tập thể dục. Bất cứ điều gì bạn muốn. Nhưng hãy lấy cho mình một cặp tai nghe không dây – bạn có thể mua chúng với giá khá rẻ.
Tập luyện trong khi bạn nghe sách nói, podcast hoặc âm nhạc truyền cảm hứng cho bạn. Bằng cách di chuyển và đẩy cơ thể, bạn cũng sẽ thắp sáng bộ não của mình. Trong cuốn “Spark: The Revolutionary New Science of Exercise and the Brain”, John Ratey và Eric Hagerman đã chỉ ra rằng việc tập thể dục kích thích não bộ của bạn và đưa bạn vào trạng thái học tập và tỉnh táo nhất.
7. Ăn thực phẩm bổ não
“Thay đổi niềm tin của một người còn dễ hơn thay đổi chế độ ăn uống của anh ta.” – Margaret Mead
Thức ăn bạn đưa vào cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của não bộ, cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Hãy ăn các loại thực phẩm giúp khởi động trí não và giúp bạn tràn đầy năng lượng để suy nghĩ và làm việc.
Theo Tiến sĩ Axe, sau đây là danh sách một số thực phẩm tốt nhất cho não vào buổi sáng:
Các loại hạt – hàm lượng vitamin E cao hơn giúp hỗ trợ ít bị suy giảm nhận thức hơn khi bạn già đi.
Bơ – một loại chất béo không bão hòa đơn, góp phần thúc đẩy lưu lượng máu khỏe mạnh, có nghĩa là một bộ não khỏe mạnh. Trái bơ cũng giúp giảm huyết áp, và vì tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ dẫn đến suy giảm khả năng nhận thức, huyết áp thấp hơn sẽ thúc đẩy sức khỏe của não.
Củ dền – chúng làm giảm viêm, có nhiều chất chống oxy hóa và giúp loại bỏ độc tố trong máu của bạn. Các nitrat tự nhiên trong củ dền giúp thúc đẩy lưu lượng máu lên não, giúp cải thiện tinh thần.
Quả việt quất – một trong những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất trên thế giới, bao gồm vitamin C, vitamin K và chất xơ. Do chứa nhiều axit gallic nên quả việt quất đặc biệt tốt trong việc bảo vệ não bộ của chúng ta khỏi sự thoái hóa và căng thẳng.
Nước xương hầm – thực phẩm tối ưu để chữa bệnh đường ruột của bạn và do đó, chữa lành não của bạn. Hàm lượng collagen cao giúp giảm viêm đường ruột và chữa lành các axit amin như proline và glycine giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động bình thường và giúp cải thiện trí nhớ.
Dầu dừa – hoạt động như một chất chống viêm tự nhiên, ngăn chặn các tế bào gây viêm. Nó có thể giúp giảm nguy cơ giảm trí nhớ khi bạn già đi và tiêu diệt vi khuẩn xấu tồn tại trong ruột của bạn.
Lòng đỏ trứng – chứa một lượng lớn choline, giúp phát triển não bộ của thai nhi cho phụ nữ mang thai.
Nghệ – giúp tăng cường mức độ chống oxy hóa và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh, đồng thời cải thiện lượng oxy của não, giúp bạn tỉnh táo và có thể xử lý thông tin.
8. Giải quyết một dự án sáng tạo khi tinh thần đang ở trạng thái cao điểm
“Hãy ăn một con ếch sống vào đầu mỗi buổi sáng và sẽ chẳng có gì tồi tệ hơn xảy ra với bạn trong suốt cả ngày nữa“. – Mark Twain
Nếu bạn muốn trở nên thành công, bạn phải tạo ra thành công.
Của cải không phải là thứ bạn kiếm được mà là thứ do bạn tạo ra. Và bạn có thể tạo ra thành công mỗi ngày. Bạn có thể đi vào trạng thái sáng tạo và tạo ra những tác phẩm đáng kinh ngạc.
Bạn có thể lên ý tưởng xây dựng công ty. Soạn nhạc. Đưa ra các giải pháp sáng tạo.
Bạn có thể là một người sáng tạo, giàu trí tưởng tượng và luôn đổi mới. Nhưng sáng tạo là một động từ. Nó giống như tình yêu. Đó là điều bạn làm và thể hiện.
Vậy thì hãy làm thế!
Hãy hoàn thành công việc quan trọng nhất của bạn trước. Hoặc nếu không, như bạn đã thấy trước đây, nó có thể sẽ không được hoàn thành.
Kết luận
Bạn muốn sống trong trạng tinh thần tuyệt vời nhất? Sau đó tạo ra những buổi sáng tuyệt vời?
Hãy làm gì đó với cuộc sống của mình trước 8 giờ sáng.
Giả định về cảm giác khi mà ước muốn của bạn được hoàn thành.
Hành động và sống từ tương lai mà bạn muốn tạo ra, chứ không phải từ quá khứ của bạn.
Theo một nghiên cứu mới được đăng tải hôm 25/1 vừa qua trên tạp chí Science Immunology, những người nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin đầy đủ, cũng như những người đã mắc trước khi tiêm chủng, sẽ có “siêu miễn dịch” tốt nhất ngăn ngừa căn bệnh này.
(Ảnh minh họa: Par Lightspring/Shutterstock) Cụ thể, các nhà nghiên cứu của Đại học Khoa học và Sức khoẻ Oregon (OHSU), Mỹ, đã lấy mẫu máu của 104 người đã tiêm 2 mũi vắc-xin Pfizer. Trong đó, 42 người chưa từng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona, 31 người đã tiêm chủng sau khi mắc bệnh và 31 người nhiễm COVID-19 sau khi tiêm chủng.
Sau khi các nhà khoa học cho mẫu máu của những người này tiếp xúc với các biến chủng Alpha, Beta và Delta, họ phát hiện ra rằng sự kết hợp giữa việc tiêm vắc-xin và miễn dịch tự nhiên sẽ tạo ra mức kháng thể “mạnh hơn ít nhất 10 lần so với khả năng miễn dịch được tạo ra từ việc chỉ tiêm vắc-xin”.
Theo đó, các nhà khoa học kết luận rằng tiếp xúc với kháng nguyên được bổ sung từ việc lây nhiễm tự nhiên sẽ làm tăng đáng kể số lượng cũng như chất lượng của phản ứng miễn dịch đối với mầm bệnh, bất kể lây nhiễm trước hay sau khi tiêm chủng. “Trong cả 2 trường hợp, bạn sẽ có phản ứng miễn dịch cao ở mức đáng kinh ngạc”, đồng tác giả cấp cao Fikadu Tafesse, trợ lý giáo sư về vi sinh phân tử và miễn dịch học tại OHSU, cho hay.
Bên cạnh đó, ông Tafesse cũng cho biết rằng khả năng mắc COVID-19 sau khi tiêm chủng vẫn còn cao do sự lây lan rộng rãi của virus. Dẫu vậy, theo ông, người nhiễm bệnh trong trường hợp này sẽ bị nhẹ hơn, đồng thời đưa ra dự đoán rằng đại dịch có thể chấm dứt nhờ siêu miễn dịch nói trên.
Vương Hồng Sển (1902-1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi qua đời ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước.
Trên Tập san Sử Địa số 05, 30.1.1967, tòa soạn đã đăng bài viết “Cảm tưởng về Tết trong Nam” của cụ Vương (viết ngày 13 tháng 12 năm 1966). Với cái nhìn hoài niệm về Tết khoảng thập niên 30 – 40 của thế kỷ trước, tác giả đã đề cập đến những chi tiết rất cụ thể về những cổ tục mà một số bây giờ đã biến đổi hoặc không còn nữa.
Cũng như miền Bắc, miền Trung người miền Nam bắt đầu đón tết từ việc quét tước dọn dẹp nhà cửa sau một năm làm ăn tất bật, tay lấm chân bùn “Mấy chục năm về trước, Miền nam gồm toàn người củi lụt làm ăn, đầu tắt mặt tối, quanh năm chơn lấm tay bùn, lặn lội eo sèo trong sình lầy nước thúi, chỉ có mỗi lần Tết đến mới có dịp nhớ đến ngôi nhà đang ở và ra công quyét tước dọn dẹp từ trên trang thờ đến bếp núc ông Táo ông Vôi, một năm chỉ có một lần ấy mà thôi”.
Người miền Nam xưa vẫn giữ lệ trồng cây nêu “Nhà nào có vườn có sân thì đốn tre trồng nêu để nhắc lại cổ tục chầu xưa, nhà nào ở chợ búa phố xá hẹp hòi thì cũng treo cờ trước cửa cho gió bay mấp máy thấy đủ vui mắt”. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 5-6m, được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân chầu Trời. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai.
Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…
Trong những ngày Tết cổ truyền, vào buổi tối trên cây nêu có nơi còn treo một đèn lồng nhằm chỉ đường cho tổ tiên biết đường về ăn Tết với con cháu. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.
Người miền Nam xưa vẫn giữ tục dán liễn đối vào hai bên cột, nơi bàn thờ gia tiên với những câu đối mang ý nghĩa giáo huấn, ca tụng công đức của tiên tổ. “nhà nhà bất luận sang hèn, dẫu ọp ẹp bằng tre lợp lá chằm lá khíu, cũng có đôi liễn mới dán đỏ cột”.
Trên bàn thời gia tiên ở miền Nam thường có chưng lộc bình và bộ lư hương. Năm hết tết đến nhà nhà đem bộ lư hương xuống làm sạch gọi “chùi lư”. Khi “chùi lư” phải chùi thật sạch để bộ lư sáng loáng “trên bàn thờ tổ tiên sao sao cũng có lộc bình, quả tử, nhứt là phải có bộ lư đồng và cặp chưn đèn thau o bế chùi bóng nhoáng rất nên thơ”.
Thế nên trong cái nhìn hoài niệm, cụ Vương cảm thán khi hồi tưởng lại những năm tháng tuổi thơ: “Nhớ đến phong tục chùi lư mà tiếc hối buổi xuân thời: lúc nào còn bé thơ, mãi sợ nạn chùi lư vì mỏi tay thêm mất dịp đi xin bánh và đi lượm pháo tịt ngòi. Nay đã khôn già thì người lớn đã khuất hết, tiếc cho mình nay không còn cha mẹ để được bắt chùi lư!”. Những đoạn tiếp theo cụ Vương Hồng Sển thể hiện sự tiếc nuối của mình vì chiến tranh tao loạn mà gia đình đã để mất đi bộ lư hương quý.
Giờ có tiền muốn mua lại cũng không được vì chỉ có “đồ hàng” không sắc sảo như những bộ lư xưa: “Lối năm 1920, bộ lư đồng năm tấc bề cao, giá độ năm chục đồng bạc lớn, nhưng năm chục đồng bạc ấy lớn thật, có bao nhiêu ấy mua sắm lung tung và giá trị năm chục đồng bạc 1920 còn lớn hơn năm ngàn bạc ngày nay xa lắc! Có thứ lư thau trơn dễ chùi, ở trên chóp đỉnh có đặt con lân giỡn trái châu, đứng nhe răng cười “cầu phúc”, có thứ lư gồ ghề rất khó chùi cho bóng, vì lư làm theo kiểu “lư mắt tre”, lư “trúc hóa lân”. Lư trơn láng thì phải lựa thứ kiểu thật rôm, xứng trái xứng bề cao. Lư mắt tre thì phải lựa cho được thật hùng vĩ, bặm trợn, cân xứng y gốc tre già cỗi đã biến hình thành con thú, con lân”.
Kế đến tác giả đã tỉ mỉ thuật lại quá trình “chùi lư” của người miền Nam xưa “Muốn chùi lư cho bóng, lọ là phải có dầu bóng hiệu Tây-u cho thêm tốn nhiều tiền. Miễn có khế chua đập giập lấy nước chua chấm với tro bếp thật mặn, chấm với “c.. bần” cọ xát thật mạnh thì bao nhiêu ten rỉ cũng sạch. Lư khéo chùi là đến khi nào bóng sáng đến ngó thấy mặt tỏ rõ, nhưng bóng lộn không chưa đủ, thuở ấy con mắt mỹ thuật còn kén thi nhau khoe khéo khoe tài. Giỏi chùi và biết “trau lư” là nhà nào lư bóng như kiếng soi thêm toàn trên da đồng, tìm không thấy lằn gạch lằn trầy, lằn rễ tre vằn sọc”.
Người Nam bộ xưa quan niệm nhà cửa sau một năm thì dọn dẹp cho quang quẻ thì con người cũng thế. Sau một năm tối mắt tối muỗi với ruộng đồng thì họ cũng sẽ sắm sanh áo mới và việc ấy cũng lại rất thiêng liêng: “Xưa muốn cắt áo phải tra lịch lựa ngày, và trẻ nít phải đợi đến Tết mới có dịp cha mẹ may cho cái quần lãnh Bắc Thảo hay cái áo lá liễu bằng củng xá hay hàng lụa Tứ Xuyên bền chắc”.
Do chỉ đến cuối năm mới có áo mới, nên đó chính là niềm mong đợi của trẻ con tuy nhiên khi đời sống vật chất được nâng lên, người ta có thể mua đồ mới cho con trẻ bất cứ khi nào thấy cần thì niềm vui chờ đợi áo tết lại không còn vẹn nguyên như xưa “Ngày nay đâu còn hạnh phúc mừng xuân đến “không nhắm mắt được” và tục chờ mau đến Tết để được bận đồ mới!”.
Chơi trò đổ Tam Hường chỉ cần có bộ hột xúc xắc (còn gọi là hột xí ngầu) và bộ thẻ, có được một tô sứ to, sâu lòng để bung hột xúc sắc nữa thì tốt. Các thẻ trong bộ Tam Hường được mang tên những học vị đạt được trong thi cử thời xưa. Cách chơi chỉ cần bung vào tô sứ 6 hột xúc xắc, qua các mặt xúc xắc hiện lên, theo quy định mà người chơi giật được thẻ Trạng nguyên, thẻ Bảng nhãn hay Thám hoa, hay Tiến sĩ… Tên gọi các thẻ xăm phần nào đã thể hiện khát vọng đạt được khoa bảng của sĩ tử ngày xưa, phần nào đó cũng thể hiện được tính thanh tao của một trò chơi nho nhã.
Trẻ con Nam bộ xưa cũng đã chơi trò này như một thú tiêu khiển vào những ngày Tết: “Tượng trưng “ăn Tết” đối với trẻ con buổi ấy là mỗi lần cận Tết, đêm nào cũng nghe cô bác “đỗ Tam Hường” tiếng hột lút lắt ngà nhảy bồng trong tô da kiểu, tiếng xu bạc khua khi chung tiền, tiếng cười giòn khi đổ được Trạng Nguyên, Bảng Nhãn hoặc khiêm tốn chỉ đỗ “Ngũ tử phò tứ”, tức là sáu hột có năm mặt chữ “Ngũ” và một mặt tứ màu hồng”.
Đến chiều ba mươi Tết, người Nam bộ cũng cúng kiến để rước gia tiên về xum vầy bên con cháu mà Vương hồng Sển gọi là cúng “vào Khem”. Cũng kể từ đây những cử chỉ hành vi của mỗi người trong gia đình phải thủ lễ kiêng khem vì người Nam bộ quan niệm ”Cứ từ chạng vạng tối bắt đầu phải giữ gìn cho trong nhà bình tịnh, không nên cười lớn và khi nói phải lựa lời, cử chỉ phải thanh bai lễ giáo vì hiểu rằng vào khem trong nhà có rước vong ông bà quá vãng về sống chung ba ngày xuân nhựt với con cái, nên phải thủ lễ. Lại nữa cũng tin tưởng, tin rằng đêm ba mươi rạng mồng một Tết, có ông Hành cũ và mới đến nên trong nhà nhỏ lớn đều kiêng không “động đất”. Và cũng từ quan niệm trên đã hình thành nên mỹ tục đẹp trong văn hóa Tết của người Nam bộ “nhiều gia giáo ngày nay còn giữ được lệ cấm nói tục tĩu ba ngày Tết và bớt rầy la con cháu khi lâm lỗi buổi đầu xuân, ý tốt muốn giữ là mong năm mới và suốt năm ăn nói thanh bai thì sẽ trọn năm không xúi quảy”.
Người Nam bộ xưa còn có những tục thú vị trong đêm trừ tịch như xem tim đèn cháy, nghe tiếng con vật đầu tiên kêu trong năm mới để báo điềm lành: “Tết đến lại có dịp vặn máy hát thức xem đèn dầu, tim bằng cỏ bấc trổ bông báo điềm lành và nhờ đêm thanh tịnh không tiếng súng nổ mà cũng không tiếng máy bay rầm rầm, nên cổ nhân canh chừng mới biết được “con thú gì ra đời”: gà gáy đem lại thăng bình hay chuột túc con bày điềm sang năm sung túc”.
Về ăn uống, với hương vị những loại bánh trái đặc trưng của Nam Bộ như bánh phồng, bánh tét cũng gợi ra trong học giả Vương Hồng Sển biết bao kí ức đẹp. Đó cũng chính là những nét đẹp của văn hóa Tết Nam bộ “tiếng chày giòn quen tai cận Tết giã gạo làm bánh phồng dịp dầu Xuân và khói lửa chiến chinh đã dập tắt lửa cuối năm nấu bánh tét bánh chưng. Ngày nay muốn ăn những bánh khiêu gợi Tết, đã phải nhờ quán khách làm sẵn, chớ còn đâu lửa reo vui mắt bữa chưng bánh chung quanh gia đình đoàn tụ, ông kỹ sư tóc hoa râm, đứng chờ bánh nói chuyện với nhà học giả quá mùa, xúm xít gần bà mẹ tuy lụm cụm nhưng không khứng bỏ tục cổ truyền. Hai ông tân nhơn vật tuy bụng chứa đầy văn minh Âu Mỹ, nhưng trong lòng thỉnh thoảng vẫn thèm vẫn nhớ miếng bánh phồng nướng bằng lửa rơm thơm ngát, hay miếng bánh nhưn đậu giữa có cục mỡ béo bùi của đòn bánh tét gói và nấu tại gia, bánh ấy tuy xấu mặt nhưng hương vị đặc biệt đã đánh lui các bánh tây bánh ngoại quốc dồn vào kẹt tủ buổi Tân Xuân”. Tác giả so sánh rượu Tàu, rượu Tây để rồi đúc kết lời khuyên “Sao cho bằng uống mỹ tửu quốc hồn”. và cái mà Vương Hồng Sển gọi là “mỹ tửu quốc hồn” chính là rượu đế Thủ Đức, “Xứ Cai Lậy (Mỹ Tho) có đặt rượu đậu nành nước trắng trong khe, mùi thơm ngon ngọt có thua gì rượu Tây, rượu lục vị, Pháp danh là Anisette”.
Ngoài ra Vương Hồng Sển có nhắc lại một cổ tục của người Nam Bộ xưa, mà ngày nay đã mai một “Nhắc lại một phong tục nhỏ trong Nam. Ba ngày Tết trong nầy ăn dồn thịt kho, thịt lạp xường và vịt phơi khô, nhiều ngày quá nên lợm giọng, vì thế qua ngày mồng bốn Tết có lệ “cúng tất”, tết nhà tết cửa. Ngày ấy nấu bữa cơm cúng đất đai ông bà, lễ tất, đại để có tục lệ cắt giấy kim ngân ra hình vuông hình hồ lô để dán vào cột cửa tủ bàn và dâng lên bàn thờ Tổ tiên “nồi cháo cá ám”. Cũng thì cháo cá nhưng cháo nấu kiểu cá luộc chần thì vẫn cá luộc sơ và xắt khúc, không để nguyên con, còn trái lại “cháo cá ám” là nấu nồi cháo rất kỹ, cá để nguyên con không chặt ra khúc và khi nấu nồi cháo vẫn không đậy nắp vung (nấu ám). Theo tôi đây là món thuốc vệ sanh trừ độc của ông bà lưu truyền lại, vì ba ngày tết ăn mỡ đã nhiều, qua mồng bốn ăn tô cháo ám có rau ghém chát xắt nhỏ, chuối cây non và rau thơm, vừa nhẹ lòng khoan khoái thêm ngon miệng, trở bữa, nghệ thuật bí quyết trường sanh là đó!”. Có thể nói đây là một tục hay thể hiện sự minh triết trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ.
Người Nam Bộ từ xưa đến nay vẫn giữ tục lì xì tiền cho con trẻ mong chúng mau ăn chóng lớn học hành giỏi giang “… độ nào phải chờ Tết đến mới có dịp cho trẻ con thấy đồng xu đỏ au và bạc cắc phong gói trong tờ giấy làm gói “lì xì” tân niên. Được vài ba gói trẻ đã mừng húm, nhờ vậy mà con nít chóng lớn và người lớn thấy vậy cũng phấn khởi thấy đời thêm vui”. Tuy nhiên có thể thấy khởi nguyên tục này xưa kia người lớn chỉ lì xì tượng trưng, chủ yếu đề cao giá trị tinh thần thế nhưng chính từ thời Vương Hồng Sển sống mỹ tục này ít nhiều đã biến tướng “Ngày nay đổi đời, trẻ con đi học đã có bạc ngàn bỏ túi, và thử cho trẻ một tờ giấy bạc năm trăm, chưa thấy nó mừng bắng lớp trước đây, được thưởng nửa đồng bạc đã cắp ca cắp củm để dành và đó là sưu tập phẩm cà rô bi (roupie) hiếm có”.
Bên cạnh đó tục xin lộc đầu năm cũng đã có trong tâm thức người Nam bộ “Mấy năm gần đây có tục lệ đầu năm đi xin xăm nơi miếu Tả Quân trong Gia Định, báo hại các bà di cư ham hái lộc như thuở nào ở ngoài kia, báo hại kiểng cây kiểng gốc trong Lăng trụi lủi lá cành. Xin lộc là một phong tục cổ kính của xứ có hoa đào hoa hồng hoa thủy tiên. Đất Nam Trung ít bông nhiều lá làm gì có hoa chời chở để hái lộc?”. Nhưng với tục này chính bản thân cụ Vương cũng đã thấy cái thô lậu của nó không phù hợp để duy trì trong hệ thống văn hóa Tết của người Nam bộ.
Bài viết kết thúc bằng những trăn trở vẫn vẹn nguyên tính thời sự “Tục thờ kiếng ông bà đã xem nhẹ hơn xưa và cái lễ Tết là lễ nhớ người chết đã trở nên ngày xả hơi vui chơi của người sống. Chúng ta có thể giản dị hóa phần nào những gì phiền phức rườm rà, nhưng không nên để cho mất ý nghĩa của cái Tết cổ truyền của một xứ lấy việc nông tang làm gốc, chớ nên quá duy vật mảng ăn chơi vui sướng cho mình mà quên câu “mộc bổn thủy nguyên” trước có ông bà sau mới có ta vậy. Theo tôi, ngày Tết Nguyên Đán phải được bảo tồn với bao nhiêu cổ tục của nó”.
Năm mới bàn lại bài viết cũ của cụ Vương âu cũng là cách để hiểu thêm về tấm lòng của một con người luôn đau đáu suy tư về những giá trị hóa đẹp của Nam bộ nói riêng cũng như của văn hóa Việt nam nói chung.
Sau khi nghỉ việc, cặp vợ chồng người Trung Quốc cùng con đã trởvề sống ở vùng quê.
Họ nỗ lực trong 3 năm để tạo ra khu trang trại xanh mướt mắt, trồng cây, nuôi gà, vịt và tận hưởng sự an nhàn mà suốt nhiều năm ở thành phố không có được.
Năm 2017, anh Ngụy Chấn – nhân viên của một công ty lớn ở Trung Quốc đã rời khỏi cuộc sống chốn phồn hoa đô thị Thượng Hải cùng vợ con để về sống dưới một dãy núi tại Hợp Phì, An Huy. Người đàn ông này có sở thích làm vườn và vợ anh có đam mê với nông nghiệp hữu cơ nên cùng tạo ra không gian sống ấn tượng, rộng rãi, trong lành.Sau khi nghỉ việc, vợ chồng anh Ngụy Chấn lái xe cùng con trai đến núi Zipeng ở Hợp Phì, An Huy và nhìn thấy khu đất cả nhà đang sống hiện tại. Thời điểm đó, trên khu đất chỉ có một ngôi nhà dân gần như bỏ hoang. Quyết định lập trang trại của vợ chồng này một phần xuất phát từ mong muốn con trai có không gian sống hạnh phúc.Hai vợ chồng đã dành thời gian 3 năm để tạo được một trang trại xanh mát, khu vườn tuyệt đẹp. Trên mảnh đất không có gì đã được chia thành khu vườn trồng các loại quả và rau, vườn hoa, nhà ở…Trước khi lập trang trại, 2 vợ chồng dành thời gian đi tìm hiểu, quan sát tại các trang trại khác để học tập kinh nghiệm. Anh Wei Zhen thích những trang trại lớn như ở châu Âu nên làm cả đồng cỏ và vườn để biến không gian thành nơi đáng sống.Toàn bộ rau được trồng tại mảnh đất của vợ chồng anh Wei Zhen không dùng phân bón, thuốc trừ sâu hay các chất kích thích tăng trưởng. Khi ở thành phố, cuộc sống luôn bận rộn, xô bồ, còn bây giờ cả gia đình nhỏ cảm thấy thoải mái, tự tại và không khí luôn vui vẻ.Sau 3 lần chỉnh sửa thiết kế và sự cố gắng chăm chỉ, đến nay trang trại xanh mướt cây trồng và vật nuôi đã hình thành. Trong trang trại có nuôi 4 con ngựa, 4 con lợn, hơn 20 con cừu, hơn 100 con gà, 10 con ngỗng và hơn 50 con vịt.Ở lần thay đổi thứ ba, anh Ngụy Chấn bố trí góc vườn hoa hồng với 10 giống khác nhau, vườn kiểu Địa Trung Hải bên hồ với các loại cây chịu hạn tốt… Căn nhà của cả gia đình đang sống cũng được sửa chữa lại từ căn nhà tồi tàn ban đầu thành không gian ngập ánh sáng, đơn giản song rất thoải mái.Trong nông trại còn có một chỗ vui chơi phủ đầy cỏ xanh được chăm sóc cẩn thận, xích đu để ngồi thư giãn và các tiểu cảnh khác. Nhờ làm nông nghiệp cả nhà tự cung tự cấp được gạo và rau góp phần làm cho bữa cơm thêm ngon miệng.Sống giữa căn nhà với những thảm cỏ xanh, cây trồng tươi tốt và các con vật đáng yêu, gia đình anh Ngụy Chấn hình thành thói quen uống trà lúc 8h tối. Trước đây, nhịp sống ở Thượng Hải tương đối nhanh, công việc bận rộn nên cả nhà có rất ít thời gian để trò chuyện.Từ lúc ở đây, gia đình cảm thấy có nhiều thời gian nói chuyện, giao tiếp, hiểu nhau và chia sẻ nhiều vấn đề trong cuộc sống.Con trai anh Ngụy Chấn đang học tại một trường quốc tế ở Hợp Phì và về nhà với bố mẹ vào dịp cuối tuần. Trong 2 ngày cuối tuần, cậu bé sẽ vui chơi, ngắm những cây hoa hay tắm cho ngựa. Anh Ngụy Chấn vui và hạnh phúc khi nghe con trai thổ lộ ước rằng được sống ở trang trại này mãi mãi.Trước đây, lúc còn sống ở Thượng Hải, cuộc sống của gia đình anh Wei Zhen chỉ có công việc. Nhưng bây giờ những người bạn có thể ghé trang trại để thưởng trà. Tháng 4 và tháng 5 là thời điểm vườn trong trang trại đẹp nhất cũng là lúc bạn bè đến thưởng thức thịt nướng, uống rượu, trò chuyện. Vào những tháng mùa đông, tuyết rơi biến khung cảnh trở nên đẹp đẽ cũng hút bạn bè đến để chiêm ngưỡng.
Những bảo tàng lộ thiên độc đáo luôn giữ được sức hút khác biệt dù tồn tại ở bất cứ địa điểm hay thời đại nào.
Những hình ảnh điêu khắc trên cột trụ tại Đền Luxor, Ai Cập. Ảnh: The Travel.
Luxor, Ai Cập
Ai Cập có nhiều thứ đáng kinh ngạc hơn để thế giới chiêm ngưỡng ngoài các kim tự tháp – và thành phố Luxor là một trong số đó. Với nhưunxg bảo tàng ngoài trời nổi tiếng nhất thế giới: Đền Luxor và Đền Karnak – hai tàn tích cổ đại của các ngôi đền Ai Cập đồ sộ với những cột trụ khổng lồ và hàng trăm bức tranh điêu khắc những cảnh chiến thắng của Ramesses, các Pharaoh hay triều đại Nubian 25 trên những cột trụ, khiến ngôi đền có linh hồn và sức sống hơn hẳn.
Đền Luxor được xây dựng chủ yếu bằng đá sa thạch lấy từ mỏ đá Gebel Silsileh phía tây nam thành phố Luxor.
Vigelandsparken, Na Uy
Công viên Vigeland hay còn được biết đến là Công viên điêu khắc Vigeland, trưng bày hơn 200 tác phẩm điêu khắc được làm từ đồng và đá granite của nghệ sĩ Christopher Vigeland. Những tác phẩm ở đây rất đặc biệt, bao gồm các bức tượng người trần trụi với nhiều biểu cảm, hành động đôi khi gây bối rối cho người xem vì sự trừu tượng của chúng.
Cũng chính nhờ sự “độc lạ” của những tác phẩm điêu khắc ở công viên Vigeland mà nơi đây được mệnh danh là bảo tàng lộ thiên sở hữu ‘những bức tượng kỳ lạ nhất thế giới’.
Naoshima, Nhật Bản
Nằm ngoài khơi bờ biển phía nam tỉnh Kagawa, thuộc vùng biển Seto (Nhật Bản), Naoshima là một hòn đảo nổi tiếng với làn nước xanh lấp lánh, bãi biển cát trắng và bầu không khí yên tĩnh – nhưng chính nơi đây cũng là một bảo tàng nghệ thuật đương đại lộ thiên khổng lồ. Không phải vô cớ Naoshima được vinh danh là “Hòn đảo nghệ thuật”.
Với những bảo tàng dưới lòng đất, bảo tàng nghệ thuật đương đại, gian hàng nghệ thuật ở quảng trường công cộng, khu vườn điêu khắc giống như một tác phẩm nghệ thuật, cùng những quả bí ngô khổng lồ đầy màu sắc trong thành phố, tất cả đã làm nên một Naoshima độc đáo trong từng ngóc ngách.
Đồi Phù Thủy, Lithuania
Đồi phù thủy là một trong những cồn cát parabol đẹp nhất và lâu đời nhất ở mũi đất Curonian thuộc làng Juodkrantė, Lithuania. Chỉ cần ra khỏi con đường chính của làng Juodkrante và đi bộ dọc theo lối mòn khoảng nửa cây số, ngọn đồi phù thủy sẽ hiện ra trước mắt như một bảo tàng tượng điêu khắc lộ thiên khổng lồ.
Ngọn đồi nổi tiếng với hơn 80 bức tượng được điêu khắc tỉ mỉ từ thân gỗ lâu năm với những hình thù kỳ dị, từ những nhân vật trong truyện cổ tích cho tới những con quạ quỷ, những bộ mặt đáng sợ của phù thủy và ác quỷ, thậm chí cả những người thổi saxophone. Các tượng gỗ ở Đồi Phù Thủy bắt đầu được tạc từ năm 1979 bởi những nghệ nhân có tiếng trong vùng Samogitia.
Xưởng gốm Brennand, Brazil Oficina Brennand, với tên gọi đầy đủ Francisco Brennand Ceramics Workshop, là một công viên điêu khắc và bảo tàng nghệ thuật ở thành phố Recife, Brazil. Với hơn 2.000 tác phẩm nghệ thuật, Oficina Brennand là một bảo tàng kiến trúc đồ sộ bao gồm các tác phẩm điêu khắc, gốm sứ, tranh ghép, tranh vẽ và bản vẽ theo phong cách thần thoại và văn học của nghệ sĩ Brazil Francisco Brennand. Các tác phẩm thể hiện cuộc khám phá cả đời của ông về nguồn gốc của sự sống và bản chất của thời gian. Goreme – một khu bảo tàng lộ thiên bằng đá rộng lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Kayak. Goreme, Thổ Nhĩ Kỳ Goreme là một khu định cư rộng lớn bằng đá ở Thổ Nhĩ Kỳ có niên đại từ thế kỷ thứ 4. Trong bảo tàng ngoài trời Goreme, nhiều công trình kiến trúc và nhà thờ được xây dựng và khoét sâu vào đá. Đồng thời vô số tác phẩm nghệ thuật và bích họa Byzantine đầy mê hoặc đều được điêu khắc ở phía bên trong các tu viện với phong cách kiến trúc từ thời Trung cổ. Tác phẩm điêu khắc ‘Bữa ăn tối cuối cùng’ tại bảo tàng lộ thiên Goldwell. Ảnh: Travel Nevada. Goldwell, Mỹ Bảo tàng lộ thiên Goldwell đã biến vùng sa mạc gần thị trấn Rhyolite thuộc bang Nevada, phía trong thung lũng Amargosa (Mỹ) trở thành một cảnh quan siêu thực và đầy màu sắc. Bảo tàng Goldwell bắt đầu hoạt động vào năm 1984 khi nghệ sĩ người Bỉ Albert Szukalski hoàn thành ‘Bữa ăn tối cuối cùng’ – một tác phẩm điêu khắc về những hình tượng ma quái phản chiếu bức tranh ‘Bữa ăn tối cuối cùng’ của vị họa sĩ huyền thoại Da Vinci ngay giữa sa mạc Nevada. Tác phẩm nghệ thuật trưng bày trong Trung tâm nghệ thuật đương đại Inhotim ở Brumadinho, Brazil. Ảnh: The Travel. Trung tâm nghệ thuật đương đại Inhotim, Brazil
Trung tâm nghệ thuật đương đại Inhotim ở Brumadinho, Brazil là bảo tàng nghệ thuật và vườn thực vật, bảo tàng ngoài trời lớn nhất trên thế giới, lưu giữ một số tác phẩm quan trọng nhất của nghệ thuật đương đại và hiện đại Brazil.
Ẩn mình giữa Rừng Đại Tây Dương và thảm thực vật Cerrado là các phòng tôn vinh nghệ sĩ, trưng bày những tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt của những tên tuổi lớn nhất nền nghệ thuật Brazil và quốc tế.
Bên cạnh nghệ thuật nhân tạo, Vườn Bách thảo và các loại thực vật đa dạng cũng chính là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên không thể bỏ lỡ ở bảo tàng này.
Tục ngữ có câu“Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển cho rằng, vì phải thực hiện nghi lễ cúng bái, rồi bận tiếp khách, lại thêm khách đến ăn giỗ nhiều hơn dự tính… nên mới bị đói vào ngày giỗ cha; trong khi Tết, nhà nào cũng có cỗ, đi đâu cũng được mời ăn… nên no đủ. Giải thích như vậy là chưa thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của cái Tết trong tâm thức người Việt.
Ngày giỗ cha rất quan trọng và thường linh đình (Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được bữa giỗ ông; Một bữa giỗ cha, ba ngày húp nước xáo). Nhưng giỗ cha khôngnhất thiết phải cỗ bàn thịnh soạn. Gặp năm mùa màng thất bát, đói kém, chiến tranh, loạn lạc… thì ngày giỗ cha, có khi chỉ có nén hương, chén nước, bát cơm, quả trứng gọi là “cúng cáo”, nhớ ngày kỵ. Như thế không có gì là trái đạo lý. Bởi tín ngưỡng thờ cúng của người Việt không câu nệ mâm cao cỗ đầy. Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng (các cụ có thể “chước” đi cho). Thế nhưng ba ngày Tết lại là chuyện khác. Người ta có thể túng thiếu, quanh năm nhịn đói, nhịn thèm, nhưng ba ngày Tết cũng phải chạy vạy bằng được để ít nhất không được ăn ngon, cũng phải ăn no, hoặc có gì đó khác ngày thường. Có câu Giàu hay nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, hay Đói cho chết, ngày Tết cũng phải no; Đói cũng thể ngày Tết, hết cũng thể ngày mùa là vậy.
Ngày Tết được ăn ngon, ăn no, mặc đẹp, vui vẻ, nhàn hạ, thì hy vọng cả năm cũng sẽ được như vậy. Bởi thế, Tết đến, người ta không chỉ ăn cho no bụng mà còn ăn để lấy may cả năm. Trong câu tục ngữ “Đói giỗ cha no ba ngày Tết”, dân gian đưa ra ngày rất quan trọng (giỗ cha) để so sánh, khẳng định một ngày khác còn quan trọng hơn nhiều: Tết là ngày quan trọng nhất trong tất cả những dịp lễ quan trọng trong năm; Có thể bị đói vào ngày giỗ cha, nhưng ba ngày Tết nhất định phải được no.
Tết không chỉ ý nghĩa với người sống mà còn với cả ông bà, tổ tiên. Kẻ ăn mày đến ngày giỗ cha, có khi không có gì để cúng, nhưng Tết đến cũng phải cố tìm cách có được bữa tươm tất, no bụng. Người tha hương nơi góc biển chân mây, ngày giỗ cha có khi đành ngậm ngùi vọng bái; nhưng năm hết Tết đến thì nỗi sầu xa xứ bỗng trỗi dậy, thôi thúc người ta tìm mọi cách để trở về với quê hương bản quán. Không ai muốn (và không thể) “khất” được cái Tết. Không thể nhịn đói nằm co, một mình một bóng khi cả đất trời, thiên hạ đều náo nức đón Tết, vui Xuân, sum họp gia đình. Đó chính là sự đặc biệt của cái Tết so với tất cả những ngày đặc biệt trong năm.
(Ảnh: MXH)
“Ăn Tết” được hiểu bao gồm tất cả những nghi lễ, hoạt động vui chơi, thăm viếng, chúc tụng trong “ba ngày Tết”… Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là “ăn Tết” với nghĩa quây quần bên mâm cỗ Tết mà tận hưởng thành quả lao động của cả một năm vất vả cực nhọc, một nắng hai sương. Tục ngữ có câu “Đi cày ba vụ không đủ ăn Tết ba ngày”. Quả vậy! Trong Đất lề quê thói, ông Nhất Thanh đã phải thốt lên: “Ta ăn Tết ba ngày mà có thể nói là sắm sửa Tết gần cả năm cũng không phải là ngoa”. Léopold Cadière (1869-1955), một học giả Pháp rất am hiểu phong tục tập quán, tâm lý người Việt, cũng nhận xét: “Đối với tất cả mọi người, ngay cả nhà nghèo, trong ngày Tết phải dâng cho ông bà tổ tiên những gì thịnh soạn nhất. Có người vì những ngày ấy mà mang nợ suốt năm, thế mà họ vẫn bằng lòng: Trước hết để dâng cúng tổ tiên và bắt đầu năm mới với bụng phủ phê no đầy”.
Xưa kia, đời sống kinh tế khó khăn. Quanh năm lao động quần quật, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nói gì đến ăn ngon, mặc đẹp. Thế nên, người ta phải làm lụng, dành dụm, chịu thương chịu khó, thiếu thốn quanh năm để dồn cho ba ngày Tết, cho mâm cỗ Tết. Lúa nếp cho năng suất thấp, hao cơm, nên ruộng đất được ưu tiên cấy lúa tẻ làm lương thực hàng ngày. Thường mỗi nhà chỉ dám dành dăm ba thước đất nhỏ hẹp để gieo cấy lúa nếp, rồi chia ra để sử dụng một cách dè xẻn trong các dịp giỗ chạp, lễ tiết, khách khứa trong năm. Còn lại, nếp phải để dành cho nồi bánh chưng và bánh tét – một trong những món chủ đạo (nếu không nói là quan trọng nhất) – mà ngày xưa chỉ xuất hiện mỗi năm một lần vào ba ngày Tết.
(Ảnh: MXH)
Con lợn xưa kia được xem là “hũ tiết kiệm”. Giống “lợn ta” vóc dáng vốn đã bé nhỏ, lại nuôi theo kiểu ăn theo người. Tí nước vo gạo, cám gạo, cơm thừa canh cặn “lấy phép”, còn lại chủ yếu lợn ăn rau bèo, nên càng chậm lớn. Sớm tối chăm bẵm, nhưng mỗi tháng lợn chỉ tăng được một vài cân là chuyện thường. Có khi lợn đã hết sức lớn, nhưng chưa đến Tết, thì người ta vẫn tiếp tục nuôi để dành. Đàn gà trống thiến chuẩn bị từ đầu năm, đã lớn đẹp như tranh, cũng phải để cuối năm, con thì bán bớt lấy tiền sắm Tết, con thì làm cỗ. Để có cá tát ao ăn Tết, thì ngày thường cũng phải ăn dè. Đến như mấy ống đậu xanh, khóm gừng, củ dong, hay mấy cái gộc tre, khúc củi nấu bánh chưng, rồi đồng tiền mua lá dong, lạt gói bánh…, cũng phải dành dụm, dồn góp dần mới làm nên cái Tết, mâm cỗ Tết.
Còn gì sung sướng, hân hoan cho bằng sau khi dâng cúng tổ tiên những sản vật tự mình nuôi trồng, cày cấy, rồi cả nhà quây quần bên mâm cỗ Tết. Mâm cỗ Tết hiện lên tựa trong giấc mơ ngày thường: Đồ ăn thức uống nào cũng ngon lành, thơm phức, đầy bát, đầy mâm! Người ta ăn với cảm giác tận hưởng, sung sướng nhìn ngắm lại thành quả lao động một nắng hai sương, công sức lao động của cả nhà quanh năm dồn góp mà thành. Trong không khí rạo rực của mùa xuân, tất cả đều hy vọng vào một năm mới no cơm ấm áo với bao điều tốt đẹp.
“Mùng ba ăn rốn, mùng bốn ngồi không”. Nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển cho rằng, câu tục ngữ này phê phán thói ăn tiêu hoang phí, không biết lo xa. Nhưng thực ra, ý dân gian không phải vậy. Cả năm mong Tết, nhưng con cháu hay ông bà tổ tiên; người sống cũng như người đã khuất cũng chỉ đủ đầy, hương khói trong ba ngày Tết. Ngày mồng ba là ngày cuối cùng của ba ngày Tết được ăn uống “thả cửa”, cho dù không thịnh soạn bằng mấy ngày trước đó, nên gọi là “ăn rốn”.
Bánh chưng, giò chả gì đó cũng “vét” tất tần tật. Sang mồng bốn, “ngồi trơ”, coi như trở lại ngày thường, hết Tết. Người ta lại trở về công việc đồng áng với bao vất vả lo toan thường ngày. Cho đến tận bây giờ, dù điều kiện kinh tế hơn trước rất nhiều, nhưng Tết với đầy đủ ý nghĩa, lễ nghi cũng chỉ gói gọn trong “ba ngày Tết” mà thôi. Thế nên dân gian còn có câu Sau ba ngày Tết là hết trơ trơ, Ông Vải ngồi chờ đến Tết năm sau…
Hàng ngàn năm qua, dù “thanh bình yên vui hay chiến tranh khốn khổ”… mỗi năm một lần, ba ngày Tết và mâm cỗ Tết sum họp gia đình vẫn rạo rực, tươi mới như mùa Xuân đất trời, thắp sáng niềm hy vọng trong lòng muôn người, muôn nhà, bất kể sang giàu hay nghèo khó…
Ngày nay rất nhiều người coi chính phủ là cơ quan giải quyết tất cả các vấn đề xã hội. Họ nói rằng các chính phủ tốt cần giải quyết tất cả vấn đề xã hội cho người dân. Nhưng các vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ tin rằng chính phủ nên nhỏ bé, và không phải là cơ quan để giải quyết tất cả các vấn đề xã hội.
Trình Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ lên quốc hội. (Tranh: Họa sĩ John Trumbull, Wikipedia, Public Domain) “Tôi, bản thân tôi, không mong muốn một chính phủ mạnh mẽ. Chính phủ mạnh mẽ sẽ luôn luôn có tính trấn áp”, Thomas Jefferson viết trong lá thư gửi James Madison năm 1787. Thomas Jefferson mong muốn hạn chế quyền lực của chính phủ liên bang, mà hạn chế quyền lực ở đây chính là hạn chế việc can thiệp vào xã hội.
Samuel Adams đã nói đại ý như thế này: Việc chính phủ đứng ra phân phối lại sự giàu có cho xã hội, đối với Hoa Kỳ là vi phạm Hiến pháp.
Benjamin Franklin thì nói hãy thận trọng khi đồng cảm với những người yếu thế, lòng từ thiện của bạn không được nuôi dưỡng tâm dựa dẫm của họ, khuyến khích sự yếu đuối của họ, xua tan nguyện vọng mưu sinh và những nỗ lực cầu tiến của họ.
Benjamin Franklin lại nói rằng làm từ thiện là một hành động cao cả, thiêng liêng, nhưng nó không thể được thực hiện một cách đơn giản. Nếu lòng từ thiện của chúng ta khiến cho sự lười biếng được khuyến khích và sự ngu ngốc được ủng hộ, thì chúng ta đang đối đầu với Thiên Chúa.
Thomas Jefferson viết: “Nếu chúng ta có thể ngăn cản chỉnh phủ lãng phí sức lao động của người dân dưới cái cớ là chăm sóc cho họ, thì người dân sẽ hạnh phúc”; “Quốc hội không được có quyền lực không giới hạn để cung cấp phúc lợi nói chung, mà chỉ được phép cung cấp phúc lợi cho một số khía cạnh được liệt kê từ trước”.
Vậy những khía cạnh đó là gì? Chính phủ phải bảo vệ người dân khỏi những xâm phạm tới tài sản của họ, đây là nhiệm vụ trị an và phân xử tại tòa án. Chính phủ phải bảo vệ đất nước khỏi sự tấn công của nước ngoài, đây là nhiệm vụ quốc phòng và ngoại giao. Chính phủ cũng cần đảm bảo các nỗ lực cứu trợ như cứu hỏa, cứu thương, v.v.., đây là nhiệm vụ cứu hộ. Chính phủ còn cần cung cấp giao thông, dịch vụ kiểm soát thông quan xuất nhập khẩu, v.v.., đây là nhiệm vụ cung cấp môi trường cho người dân tự do phát triển kinh tế. Đây chính là những nhiệm vụ của chính phủ.
Chính phủ không nên chạy ra khỏi phạm vi của chính mình để kiểm soát điều này điều khác, bởi chính phủ sẽ gặp vấn đề ngay khi họ quản lý nhiều hơn. Đây là quan điểm rất rõ ràng của những vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ.
Các vấn đề của xã hội thì hãy để xã hội và các nguyên lý tự nhiên giải quyết. Nếu chính phủ can thiệp mạnh vào các vấn đề xã hội thay vì đứng ngoài hoạt động ở mức cung cấp thông tin và khuyến khích người dân giải quyết, thì một vài điều sẽ xảy ra:
Xã hội mất đi sự tử tế. Người làm từ thiện sẽ ít đi. Bởi vì tại sao người ta phải giúp người khác khi chính phủ là người chịu trách nhiệm? Xã hội mất đi sự chính trực. Tại sao người ta phải lo cho bản thân, biết ơn hay cảm thấy xấu hổ khi nhận thứ không phải do mình làm ra? Bởi chính phủ đã nhận trách nhiệm cung cấp phúc lợi cho người dân, nên hưởng thụ thứ không phải do mình làm ra đã trở thành điều hợp lý đương nhiên. Rất nhiều người chỉ muốn nhập tịch vào các nước tự do để lợi dụng chế độ trợ cấp thất nghiệp, đây là căn bệnh của xã hội hiện đại. Xã hội mất đi sự tự do. Bởi vì như chúng ta đã đề cập đến trong kỳ trước, hễ bạn trao quyền thêm cho chính phủ, cho phép chính phủ lấy một phần tài sản của bạn (thông qua thu thuế) để trao cho người khác (thông qua phúc lợi), thì quyền tư hữu của chính bạn sẽ bị thụt lùi. Vậy thì các vấn đề xã hội sẽ phải giải quyết theo chiều hướng nào?
Trong xã hội các thời kỳ trước ở cả phương Đông và phương Tây, trước khi có hình thức chính phủ quản lý và phân chia phúc lợi cho xã hội, thì các vấn đề xã hội vẫn luôn được xã hội giải quyết.
Chẳng hạn ở Hoa Kỳ trước đây, khi xã hội còn chưa đi chệch khỏi các giá trị lập quốc thì chính phủ chỉ cần bảo vệ người dân một cách cơ bản là đủ. Bản chất con người sẽ khiến họ làm việc chăm chỉ để trở nên giàu có, người người đều như vậy, xã hội sẽ giàu có, quốc gia sẽ hùng mạnh. Những người giàu biết rằng làm giàu không dễ dàng, họ sẽ tiết kiệm. Khi giàu có họ sẽ từ thiện cho người nghèo, kiểu cứu trợ này là tự nguyện, không phải là cướp đoạt hay cưỡng ép. Người nhận được cũng cảm thấy biết ơn, và tự cố gắng nỗ lực trên đôi vai của mình, đây là phẩm giá của họ.
Người dân Hoa Kỳ là những người hào phóng nhất thế giới. Không chỉ những người giàu làm nhiều việc tốt, mỗi gia đình trung lưu ở Mỹ cũng quyên rất nhiều tiền mỗi năm, có thể nói là nhiều nhất trên thế giới. Sự chăm chỉ, tiết kiệm và hào phóng của người dân đến từ tự do của Hoa Kỳ. Bởi vì tự do làm cho họ giàu có và đồng cảm với những người không may mắn.
Ở phương diện làm từ thiện này các vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ cũng có những tiêu chuẩn rất rõ ràng, có thể tóm gọn đại ý như sau:
Điểm thứ nhất là chỉ giúp đỡ sau khi người nghèo đã nỗ lực. Điểm thứ hai, đừng quá ôm đồm. Giúp họ là để họ tự giúp mình, cố gắng để họ tự giúp mình, giúp một chút nhưng không phải là tất cả. Hãy cung cấp cho người nghèo một cái thang đi lên và khuyến khích họ leo lên suốt chặng đường đó. Nói cách khác, bạn không thể cho người nghèo một ngôi nhà to đẹp ngay lập tức, hãy cho anh ta một cái lều với đủ khả năng sống trước. Nếu anh ta làm việc chăm chỉ, hãy cho anh ta một căn nhà cũ đơn giản, và đừng bao cấp đồ dùng trong nhà. Cuối cùng tự anh ta với thành quả nỗ lực lao động của mình sau này sẽ tự chuyển đến một ngôi nhà đẹp, và anh ta sẽ trân trọng toàn bộ hành trình ấy. Thứ ba, trong trường hợp khẩn cấp, chính phủ cần cứu trợ thảm họa trong xã hội. Nhưng sau khi tình trạng khẩn cấp qua đi, sự hỗ trợ sẽ phải dừng lại để tránh nuôi dưỡng tâm lý dựa dẫm. Thứ tư, chính phủ nên là lựa chọn cuối cùng. Người đầu tiên hỗ trợ họ nên là những người có mối quan hệ gần gũi nhất, tức là hãy để gia đình và người thân ra mặt trước, sau đó đến hàng xóm, sau đó đến nhà thờ, nếu vẫn không được nữa mới để chính quyền từng cấp một hỗ trợ. Chính phủ cấp liên bang đặc biệt không nên can dự vào vấn đề này. Tóm lại, những vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ đề xuất rằng chức năng của chính phủ là bảo vệ quyền tư hữu của người dân, cung cấp cho người dân môi trường tự do để có khả năng phát triển mạnh mẽ nhất, chứ không phải đảm bảo sự bình đẳng vật chất hay làm phúc lợi. Đây mới là vai trò của chính phủ.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 28/1/2022, thế giới ghi nhận thêm khoảng 3.404.000 ca mắc COVID-19 mới và 10.027 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 24 giờ, qua đó nâng tổng số người nhiễm bệnh từ đầu dịch lên khoảng 331.518.413 ca, trong đó có khoảng 5.261.519 người thiệt mạng.
(Ảnh minh họa: Ira Lichi/Shutterstock) Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới Omicron, như Mỹ, Đức Anh, Ấn Độ, Nga và Bồ Đào Nha và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 900.000 ca), trong khi Nga cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.000 ca.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 28/1, thế giới có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 69 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Úc: Làn sóng dịch bệnh COVID-19 hiện tại có thể sẽ sớm đạt đỉnh Ngày 28/1, Úc chứng kiến số ca tử vong vì COVID-19 tăng cao nhất từ trước đến nay với 98 ca, vượt mức kỷ lục 87 ca tử vong hai ngày trước đó. Tuy nhiên, số ca mắc mới là hơn 40.000 ca, mức thấp nhất trong gần 1 tháng.
Giới chức y tế tại nhiều bang cho rằng số ca nhập viện có thể sẽ giảm khi làn sóng lây nhiễm hiện tại bắt đầu lắng dịu. Do sự lây lan nhanh của biến thể Omicron, số ca mắc mới COVID-19 tại Úc đã tăng vọt trong 4 tuần qua, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên hơn 2,46 triệu ca, trong đó có gần 3.500 ca tử vong. Tuy nhiên, số ca nhập viện vì COVID-19 trong những ngày gần đây duy trì ổn định ở mức khoảng 5.000 ca/ngày, làm dấy lên hy vọng rằng làn sóng dịch bệnh hiện tại có thể sẽ sớm đạt đỉnh. Úc là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 cao nhất trên thế giới với hơn 93% dân số trưởng thành đã hoàn thành các liều cơ bản và gần 70% đã tiêm mũi bổ sung.
Do tỷ lệ tiêm chủng cao, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố nhiều khả năng nước này sẽ mở cửa hoàn toàn biên giới trong vài tháng tới, trước dịp nghỉ Lễ Phục sinh vào ngày 17/4. Hiện Chính phủ Úc đang cẩn trọng xem xét diễn biến tình hình dịch COVID-19 và tham vấn Ban cố vấn y tế quốc gia để đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch nước ngoài.
Philippines cho phép công dân của hơn 150 quốc gia nhập cảnh vàonước này Bộ Y tế Philippines (DOH) thông báo việc ghi nhận 18.638 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc được xác nhận ở Philippines lên 3.511.491 ca, song để phục hồi ngành du lịch đang lao đao vì dịch bệnh, chính phủ quốc gia Đông Nam Á này đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với những hành khách nước ngoài đã tiêm vắc-xin phòng COVID-19.
Bộ trưởng Du lịch Philippines, bà Romulo-Puyat, cho biết công dân của hơn 150 quốc gia – trong đó có Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Canada và Anh, được miễn thị thực nhập cảnh vào Philippines sẽ được phép vào nước này. Bà cho hay việc cho phép nhập cảnh những hành khách đã tiêm chủng sẽ góp phần đáng kể vào nỗ lực giải quyết việc làm, đặc biệt tại các địa phương phụ thuộc vào du lịch, cũng như nỗ lực khôi phục hoạt động của các cơ sở kinh doanh.
Cùng với việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh, Chính phủ Philippines sẽ dỡ bỏ quy định cách ly đối với công dân trở về nước từ ngày 1/2 và với hành khách nước ngoài nhập cảnh từ ngày 10/2. Tuy nhiên, những người này vẫn phải đảm bảo đủ các điều kiện gồm giấy chứng nhận tiêm chủng và giấy xét nghiệm âm tính với virus corona.
Nhật Bản nới lỏng hạn chế phòng COVID-19 Trong khi đó, Nhật Bản quyết định sẽ rút ngắn thêm thời gian cách ly đối với các trường hợp tiếp xúc gần với những người mắc COVID-19 từ 10 ngày hiện nay xuống còn 7 ngày, trong bối cảnh biến thể Omicron tiếp tục lây lan nhanh chóng tại nước này, khiến việc duy trì các hoạt động kinh tế và xã hội ngày càng khó khăn.
Theo Thủ tướng Kishida Fumio, đối với các lao động làm việc trong lĩnh vực thiết yếu, trong đó có cảnh sát, điều dưỡng, nhân viên chăm sóc trẻ em, thời gian cách ly sẽ giảm từ 6 ngày xuống còn 5 ngày và phải làm xét nghiệm sàng lọc COVID-19. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra quyết định trên dựa trên ý kiến của giới chuyên gia và bằng chứng khoa học mới. Người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng giữa khống chế sự lây lan của dịch bệnh với duy trì hoạt động xã hội.
Trong 24 giờ qua, thủ đô Tokyo của Nhật Bản ghi nhận thêm 17.631 ca mắc COVID-19. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca mắc mới tại Tokyo lên mức cao nhất từ trước đến nay. Cũng trong ngày 28/1, Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihiko Isozaki đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona sau khi biểu hiện các triệu chứng, trong đó có sốt.
Israel đặt mua 5 triệu liều vắc-xin COVID-18 của Novavax Bộ Y tế Israel ngày 28/1 thông báo đã ký thỏa thuận với công ty Novavax của Mỹ về việc đặt mua 5 triệu liều vắc-xin nhằm đa dạng hóa nguồn lực trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Thỏa thuận trên cần được cơ quan thẩm quyền của Israel phê chuẩn trước khi có hiệu lực. Dự kiến, các lô hàng đầu tiên sẽ được bàn giao trong những tháng sắp tới, cộng thêm quyền chọn mua 5 triệu liều nữa nếu cần thiết.
Khác với hầu hết các loại vắc-xin COVID-19 hiện có trên thị trường, Novavax là loại vắc-xin dựa trên công nghệ protein, trong đó các kháng nguyên có nguồn gốc từ protein được trích xuất và pha trộn với tá dược để giúp tăng cường hệ miễn dịch. Người sử dụng sẽ tiêm 2 liều, cách nhau 3 tuần. Bộ Y tế Israel cho biết đây sẽ là “một lựa chọn thay thế cho những người không thể hoặc không muốn tiêm vắc-xin dựa trên công nghệ mRNA”.