NHẬT BẢN- Dành cả tầng một làm thư viện, gia chủ không chỉ thỏa mãn sở thích cá nhân mà còn có cơ hội chia sẻ với hàng xóm xung quanh.
Ngôi nhà hai tầng trên mảnh đất hơn 70 m2 ở Tottori (Nhật Bản) được cải tạo cho gia chủ sở hữu kho sách đồ sộ.
Kiến trúc sư đã gợi ý gia chủ biến ngôi nhà thành một thư viện để chia sẻ sách với hàng xóm xung quanh. Từ ý tưởng đó, tầng một được thiết kế mở với những kệ sách cao gần chạm trần.
Sáu ô cửa kính giúp không gian bên trong kết nối với bên ngoài.
Băng ghế tròn bằng bê tông cho phép gia chủ đón nhiều vị khách cùng lúc mà không gian vẫn rộng rãi, thoáng đãng.
Sau thư viện chính còn có một thư viện phụ.
Tầng hai là không gian sống của gia chủ.
Theo yêu cầu của chủ nhà, tầng hai không có vách ngăn. Nhằm tiết kiệm chi phí, gia chủ cùng kiến trúc sư tận dụng những món nội thất cũ.
Một điểm đặc biệt khác của căn nhà là phần trần cao 3,5 mét trong khi thông thường các ngôi nhà hiện đại trần chỉ cao 2,7-3,0 mét. Đây là nét đặc trưng của những công trình xây sau trận Đại hỏa hoạn ở Tottori năm 1952.
Kết hợp với thư viện, căn nhà trở thành nơi chia sẻ lịch sử và kiến thức cho cộng đồng.
Ở trại cải tạo Z 30 C Hàm Tân vào mỗi buổi sáng, những người tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có một ông già lúc nào cũng với bộ quần áo trắng đã ngả qua màu cháo lòng đẩy chiếc xe cải tiến chứa phân của tù đem đi . Sáng nào cũng vậy , ít ai biết Ông là ai. Người Sài Gòn gọi Ông là: “ông Khai Trí” (theo tên nhà sách – nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: – từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.
Ông Khai Trí tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức. Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói. Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn. Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo… Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú. Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị. Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam…
Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Loan mắt nhung”, một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu VN sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề “Vĩnh biệt ông Khai Trí“, trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975: “Ông Khai Trí qua đời lúc 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị Nhà Nước tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 – tác phẩm của Đỗ Mười tại Sài Gòn. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước “quản lý”, nay mang tên Phahasa của nhà nước. Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ , tác phẩm bị đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ. Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị đi cải tạo, vì cho ông là tư sản kinh doanh và phát triển văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Vì vậy ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.
Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in còn để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc từ ông.
..Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường đó, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Phahasa. Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi? Ông cười chua chát: – Phải đến năm 3000 thì may ra.. Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông còn dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân tình lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.
Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh ( Hồng Thập Tự cũ) tôi gặp nhiều bạn bè của ông, đến thắp cho ông những nén nhang và chia xẻ sự thương tiếc với gia đình ông. Nhà văn Nguyễn Thụy Long ngậm ngùi tiếp: …Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí.
Sao mà chua chát thế – ông Khai Trí – Nguyễn Hùng Trương, người cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
Mỡ máu cao là thủ phạm đằng sau nhiều loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ động phòng tránh bằng việc bổ sung các loại thực phẩm rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình.
Đình Đình năm nay 28 tuổi, là một tín đồ ăn uống. Mặc dù cao 1m68 nhưng cô lại nặng tới 90kg. Vì lý do công việc nên mỗi ngày Đình Đình đều tiếp xúc với đủ các món ăn nhẹ.
Ngoài ra, cá nhân Đình Đình cũng thích ăn lẩu, thịt nướng, trà sữa, v.v. Mỗi ngày sau khi tan sở, cô ấy sẽ mua một số đồ ăn nhẹ và về nhà ăn, với cô cuộc sống như vậy có thể nói rất thoải mái, dễ chịu.
Thực ra lúc trước, Đình Đình cũng có vóc dáng nhỏ nhắn như bao người khác, nhưng vì sức hút không thể kiềm chế của đồ ăn nên mấy năm gần đây cô béo hơn một chút.
Không những vậy, những năm gần đây, Đình Đình còn phải nhập viện vì bệnh viêm tụy cấp, chỉ có điều là chữa trị kịp thời nên bệnh tình không mấy nguy hiểm. Tuy nhiên quá tam ba bận, gần đây, bệnh viêm tụy cấp của Đình Đình lại bắt đầu tái diễn. Sau khi đi khám, bác sĩ còn phát hiện ra rằng cô không chỉ bị cao huyết áp mà còn bị tiểu đường và mỡ máu cao.
Mỡ máu cao, kẻ giết người hàng đầu
Cứ 4 người thì có một người mắc bệnh mỡ máu, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mỡ máu là do ăn uống quá no. Mặc dù hiện nay mức sống của chúng ta đã được cải thiện nhưng khả năng mắc bệnh cũng dần tăng lên.
Theo “Báo cáo Bệnh tật và Sức khỏe Tim mạch Trung Quốc năm 2019”, tính đến năm 2012, 40,40% người 18 tuổi của Trung Quốc bị mỡ máu cao, và con số ước tính lên tới 400 triệu người. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa nhận ra tác hại của bệnh mỡ máu đối với cơ thể.
Chúng ta phải biết rằng bệnh mỡ máu không chỉ là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ mà còn gây ra những tổn thương nhất định đến chức năng của gan, đồng thời làm tổn hại đến các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh mỡ máu thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng, đại đa số bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu sẽ không có các triệu chứng thực thể rõ ràng, thông thường khi xét nghiệm máu người ta mới phát hiện ra bệnh mỡ máu.
4 loại thực phẩm tốt cho mạch máu, ngăn ngừa mỡ máu
1. Các loại đậu
Hạt đậu là thực phẩm giúp giảm mỡ máu vừa rẻ, vừa an toàn và hiệu quả, chỉ cần ăn nửa bát đậu vào buổi trưa mỗi ngày, nồng độ “cholesterol xấu” có thể giảm 20% trong vòng 8 tuần. Ngoài ra, các loại đậu chứa nhiều thành phần hữu hiệu giúp giảm cholesterol, các axit amin trong protein của đậu nành không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn tương đối đầy đủ.
2. Cá
Cá chứa nhiều axit béo không no, có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid máu, tăng lipoprotein tỷ trọng cao, giảm lipoprotein tỷ trọng thấp và ức chế kết tập tiểu cầu, chống xơ cứng động mạch. Đặc biệt là cá biển, cá biển chứa nhiều eicosapentaenoic acid (epa) và docosahexaenoic acid (dha) có chức năng điều hòa lipid rất tốt.
3. Nấm
Nấm rơm, nấm đông cô,… đều là những thực phẩm tự nhiên rất tốt cho việc hạ lipid máu. Vì chúng chứa nhiều chất đạm cao, ít chất béo và các sản phẩm tự nhiên khác tốt cho sức khỏe. Và cellulose trong nấm có thể làm cho ruột và dạ dày của chúng ta di chuyển, do đó ngăn cản sự hấp thụ cholesterol trong ruột.
4. Yến mạch
Sở dĩ bột yến mạch có tác dụng giảm béo tốt là do hàm lượng chất xơ trong bột yến mạch rất phong phú, đạt hơn 30%, chất xơ hòa tan hơn 1/3. Vì vậy, bệnh nhân mỡ máu cao có thể ăn 50g bột yến mạch vào mỗi buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ máu và yến mạch còn giúp phái nữ giảm cân để có vóc dáng thon gọn.
Xét nghiệm mỡ máu gồm những hạng mục nào?
Sau khi đọc bài viết trên, chắc rằng mọi người đã có những hiểu biết nhất định về bệnh mỡ máu. Vậy khám mỡ máu gồm những hạng mục nào?
Trước hết, lipid máu là thành phần có trong máu người, lipid máu tăng, giảm đều có hại nghiêm trọng cho cơ thể con người
Đối với xét nghiệm lâm sàng thông thường về lipid máu, cần kiểm tra những chỉ số như: cholesterol, triglycerid, LDL-C, HDL-C. Thông qua việc kiểm tra 4 mục cơ bản trên, chúng ta có thể biết được lipid máu của mình có bình thường hay không.
Tóm lại: Mức lipid trong máu bình thường là rất cần thiết đối với sức khỏe con người chúng ta. Và để kiểm soát lipid máu, chúng ta cũng cần kiểm soát mọi việc làm, không nên làm tổn hại đến sức khỏe vì ham vui nhất thời.
Dù chưa rõ mối đe dọa thực sự từ biến chủng Omicron nhưng nỗi sợ hãi về “bóng ma đại dịch” và việc chính phủ các nước nhanh chóng áp đặt các hạn chế trở lại đã làm người dân khắp thế giới lo lắng.
Bức vẽ biếm họa của nhật báo Pháp Le Monde (Ảnh: Le Monde).
Một bức ảnh biếm họa gần đây trên nhật báo Le Monde của Pháp miêu tả hình ảnh về một người đàn ông ốm yếu đến tiêm vaccine Covid-19. “Tôi đến đây để tiêm mũi 5 vì làn sóng thứ ba, hoặc ngược lại”, người đàn ông trong bức biếm họa nói.
Sự hoang mang của nhân vật trên khi Pháp hứng chịu đợt đại dịch lần thứ 5 với các ca nhiễm chủng Delta tăng mạnh, cùng mối lo ngại về siêu biến chủng Omicron, đang làm bùng lên sự tâm lý chán chường và giận dữ âm ỉ tại nhiều nơi trên thế giới, sau khi đại dịch chết người bùng phát tại Trung Quốc 2 năm trước.
Sức khỏe lẫn tinh thần giảm sút
Đại dịch Covid-19 được dự báo chưa thể chấm dứt nhanh chóng (Ảnh: USA Today).
Một hệ thống y tế không chắc chắn khiến mối lo sợ Covid-19 càng tăng lên, thể hiện rõ đến nỗi ngay cả khi chưa ai thực sự hiểu rõ biến chủng Omicron nguy hiểm hay không, một số nước đã nhanh chóng “quay đầu” trong chiến lược mở cửa.
Vaccine, dù là một câu chuyện thành công, nhưng cho đến nay thật sự chưa thành công như kỳ vọng là giúp chấm dứt đại dịch, do sự do dự của người dân và tin giả về vaccine lan tràn. Các quốc gia phản ứng chống dịch theo những cách khác nhau mà không có logic rõ ràng nào. Nỗi lo lắng, cô đơn và chán nản lan rộng. Có cảm giác rằng, đại dịch Covid sẽ còn kéo dài, như những bệnh dịch cũ.
Ngay cả ở Trung Quốc, nơi không ghi nhận ca tử vong nào do Covid-19 kể từ tháng 1, một số người thừa nhận luôn cảm thấy mệt mỏi vì các biện pháp chống dịch của chính phủ dù chúng giúp họ an toàn hơn. “Tôi quá mệt mỏi với tất cả những công việc này”, Chen Jun, 29 tuổi, một công nhân công ty công nghệ ở thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc, cho biết. Hồi tháng 6, anh phải thường xuyên xét nghiệm Covid-19 sau khi một ổ dịch bùng phát trong thành phố, và sau đó phải cách ly 14 ngày. Những ghi chú mà anh luôn ghim trên tấm bản đồ thế giới để theo dõi các chuyến đi của mình đã dừng hẳn. “Tôi bắt đầu nghĩ đại dịch không bao giờ kết thúc”, Jun hoài nghi.
Theo NYT, cảm giác vô tận đó, cùng với mối lo ngày càng tăng do đại dịch, dẫn đến trầm cảm, là chủ đề lặp đi lặp lại trong hàng chục cuộc phỏng vấn mà hãng tin này thực hiện ở châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ gần đây.
Và rõ ràng, sau 2 năm áp dụng chính sách chống dịch nghiêm ngặt chưa từng có, khả năng phục hồi của con người đã giảm dần.
Những thách thức của giới lãnh đạo
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi lối sống, suy nghĩ của con người (Ảnh: Getty).
Điều đó chắc chắn sẽ đặt ra những thách thức mới cho các nhà lãnh đạo trên thế giới đang cố bảo vệ người dân và nền kinh tế. Liệu người dân, vốn đã quá mệt mỏi với Covid-19, có tuân theo những lệnh hạn chế mới, có nguy cơ buộc họ, gia đình và bạn bè tiếp tục giãn cách?
Câu hỏi về chiến lược chống dịch như thế nào khi sức khỏe lẫn tinh thần của mọi người trở nên kiệt quệ, đang đẩy các nhà lãnh đạo vào một tình thế khó xử khi đại dịch bước sang năm thứ ba. Natalia Shishkova, một giáo viên ở Moscow nói: “Tôi cho rằng mọi việc sẽ trở nên tồi tệ hơn, đại dịch sẽ không dừng lại, và sẽ khiến cuộc sống trở nên nghiêm trọng hơn”.
Đã có những tiến bộ thực sự trong cuộc chiến chống dịch. Một năm trước, chiến dịch tiêm vaccine đang ở giai đoạn sơ khai. Cho đến nay, khoảng 47% dân số thế giới đã tiêm vaccine. Dù số ca nhiễm vẫn cao, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống. Tuy nhiên, vấn đề là cuộc sống dường như vẫn bị mất kiểm soát.
Đại dịch không chỉ thay đổi lối sống, suy nghĩ của con người mà đôi khi còn làm bùng lên những tin giả đáng sợ. Và rất nhiều câu hỏi được đặt ra mà chưa thể có lời giải. Làm thế nào để có thể đánh giá mức độ để quyết định cảnh báo, đóng cửa hay mở cửa trở lại? Làm gì trước tình trạng bất bình đẳng rõ rệt trong phân phối vaccine? Làm thế nào để tránh khỏi nỗi ám ảnh từ những khẩu trang bỏ đi bị vứt vương vãi trên các con phố?…
Cuộc sống hiện tại như một vòng xoáy. Trường học mở cửa rồi lại đóng cửa. Việc đi lại có dễ dàng hơn, chỉ có những trở ngại mới phát sinh. Ca nhiễm nặng giảm dần và thay thế bằng tình trạng Covid-19 kéo dài và bây giờ là dấu hiệu cho thấy ngay cả những người đã khỏi bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm với Omicron.
Tại phòng thí nghiệm ở Paris của bà Maria Melchior, một nhà dịch tễ học người Pháp chuyên về bệnh tâm thần, các cuộc họp trực tiếp vừa được khôi phục trong tuần này nay đã phải tạm dừng. Họ lại quay trở lại với các cuộc họp mặt qua Zoom. Bà Melchior nói: “Chúng tôi không còn biết khi nào sẽ trở lại bình thường và bây giờ bình thường là như thế nào? Ít nhất là một cuộc sống không có khẩu trang”.
Tại Kenya, với số ca nhiễm giảm dần vào tháng 10, Tổng thống Uhuru Kenyatta đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm. Các buổi hòa nhạc trở lại như ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng rồi Omicron xuất hiện. Ngay cả trước khi chưa ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, các nhà lãnh đạo của Kenya đã công bố kế hoạch “cấm cửa” những người chưa tiêm vaccine và cảnh báo về những hạn chế mới trong mùa lễ hội.
Corrie Mwende, một chuyên gia truyền thông ở Nairobi, cho biết cô đã cảm thấy như “ngày tận thế” sắp đến vậy. Và cô không chắc sẽ hưởng thụ cuộc sống mở cửa trong bao lâu.
Hệ quả của những do dự ban đầu, thiếu gắn kết toàn cầu
Sự do dự như vậy không phải là mới. Một số nước đã xem nhẹ đại dịch khi nó mới nổ ra. Niềm tin đã bị sứt mẻ, con người đã bị chậm chân. Do đó, khó có thể tìm kiếm được một phản ứng gắn kết toàn cầu.
Trung Quốc là quốc gia cuối cùng vẫn kiên quyết theo đuổi chính sách “Zero Covid”, hầu như đóng cửa biên giới và triển khai xét nghiệm hàng loạt, phong tỏa nhanh và truy vết thần tố. Ở một khía cạnh khác, Nga, mặc dù có tỷ lệ tử vong cao, nhưng hầu như không hạn chế di chuyển.
Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 quốc gia đang chia rẽ về việc có bắt buộc phải tiêm vaccine hay không, và chính nội bộ liên minh này cũng thực hiện các chính sách rất khác nhau: các sân vận động bóng đá lại vắng bóng người ở Đức, nơi tỷ lệ lây nhiễm tăng cao, nhưng vẫn đông đúc ở Pháp, nơi tỷ lệ lây nhiễm cũng tăng cao do nước này phải vận động cho một cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 4/2022.
Nước Anh, dưới thời Thủ tướng Boris Johnson, đã loay hoay giữa những khả năng miễn dịch cộng đồng hay quay lại những hạn chế chống dịch để ngăn biến chủng Omicron.
Tại Brazil, nơi Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn luôn giảm nhẹ mối đe dọa của đại dịch, số người chết đã giảm xuống dưới 300/ngày từ con số kinh hoàng 3.000 người vào tháng 4. Các buổi lễ hội âm nhạc Samba đã trở lại trên đường phố. Nước này cũng có kế hoạch bắn pháo hoa tại bãi biển Copacabana để đánh dấu năm mới 2022 nếu không xảy ra làn sóng dịch mới nghiêm trọng.
Làn sóng dịch mới có thể sẽ là Omicron, có thể không. Trước Omicron, một số biến chủng khác đã xuất hiện và đã hoàn toàn biến mất. Hiện tại, mọi dự đoán đều là tạm thời.
Có nhiều thuyết âm mưu, một phần vì đại dịch giúp người giàu càng giàu thêm trong khi người nghèo càng nghèo hơn.
Yakov Kochetkov, người đứng đầu Trung tâm Trị liệu Nhận thức ở Moscow cho biết, “ở Nga đã bùng lên tình trạng không tin tưởng vào vaccine, thậm chí có cả thuật ngữ “đại dịch toàn cầu”. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người dân”. Trong tháng này, một người đàn ông 45 tuổi đã nổ súng vào một văn phòng chính phủ Nga và giết chết 2 người sau khi bị nhắc đeo khẩu trang. Anna Shepel, một nhà trị liệu người Nga, cho hay mọi người có “những suy nghĩ ám ảnh, những hành động ám ảnh, sợ bị lây nhiễm, sợ chạm vào bất cứ thứ gì ở nơi công cộng”.
Tại Italia, một trong những tâm dịch đầu tiên ở châu Âu, việc tiếp cận mọi thứ từ rạp chiếu phim cho đến làm việc tại văn phòng đã bị hạn chế nghiêm ngặt đối với bất kỳ ai không có “thẻ xanh” vaccine. Chính phủ đang hứa hẹn một lễ Giáng sinh “nửa bình thường” và không cần phải áp dụng các biện pháp phong tỏa. Tuy vậy, một không khí ảm đạm vẫn phủ bóng khắp cả nước.
Massimiliano Valerii, Tổng giám đốc của CENSIS, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Rome, nhận xét rằng đại dịch khiến mọi người ngày càng lo lắng hơn cho tương lai. David Lazzari, Chủ tịch hiệp hội các nhà tâm lý học của Italia, cho hay các nghiên cứu gần đây ở nước này cho thấy, tỷ lệ lo âu và trầm cảm đã tăng gấp đôi kể từ khi đại dịch bắt đầu. Đối với những người dưới 18 tuổi, con số này là 25%. “Đó là tỷ lệ rất cao”, ông cảnh báo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã được báo chí phanh phui không chỉ là một tên độc tài mà còn là một trùm tham nhũng (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)
Tổng thống Nga Vladimir Putin cố giữ kín cuộc sống riêng tư và tài sản cá nhân nhờ “năng lực cáo già” của một cựu sĩ quan KGB. Ngay cả hai cô con gái (được công nhận chính thức) cũng sống với bí danh và lảng tránh công chúng. Nhưng bức tường bí mật bắt đầu xuất hiện những vết nứt trong những năm gần đây nhờ vào loạt tiết lộ từ các nhà hoạt động đối lập, nhà báo và những người truy tìm sự thật khác. Nay Tài liệu Pandora lại làm lộ mật thêm một số bí mật.
Ai là nhân tình trong bóng tối của Putin?
Căn hộ nằm lơ lửng trên làn nước xanh ngắt của Địa Trung Hải nằm dưới sòng bạc Monte Carlo. Ở bến cảng bên dưới, các ông hoàng, ông trùm và giới siêu giàu lênh đênh trên những chiếc du thuyền lớn cỡ tảng băng trôi. Có rất ít thông tin về xuất thân khiêm tốn của Svetlana Krivonogikh để trả lời câu hỏi tại sao bà ta có đủ khả năng để tậu được cơ ngơi nhìn ra sân chơi dành cho giới thượng lưu thế giới? Người phụ nữ Nga được nghe nói là lớn lên trong một căn hộ chung cư đông đúc ở St. Petersburg và làm những công việc vặt như lau dọn cho một cửa hiệu gần đó.
Nhưng hồ sơ tài chính mới được tiết lộ – Padora Papers – cùng với các tài liệu thuế sở tại cho thấy Krivonogikh, 46 tuổi, đã trở thành chủ sở hữu căn hộ cao cấp ở Monaco thông qua một công ty nước ngoài bình phong được thành lập chỉ vài tuần sau khi bà ta sinh con gái. Đứa trẻ được sinh ra năm 2020, khi báo chí Nga tung tin Krivonogikh có mối quan hệ bí mật kéo dài nhiều năm với Tổng thống Nga Putin. Cơ ngơi sang trọng của Krivonogikh tại Monte Carlo Star được tiết lộ qua tập Tài liệu Pandora đồ sộ do Tổ chức Các nhà báo điều tra quốc tế (International Consortium of Investigative Journalists-ICIJ) thu được.
Người đàn bà xinh đẹp bí ẩn Svetlana Krivonogikh với những bí ẩn hậu trường với Tổng thống Vladimir Putin
Tập tài liệu mới cho thấy Krivonogikh sở hữu một công ty bình phong ở Quần đảo Virgin thuộc Vương quốc Anh và sử dụng một công ty dịch vụ tài chính Monaco. Công ty này cũng làm việc cho một trong những người bạn tỷ phú của Putin. Nhưng tài liệu không thể hiện bà lấy đâu ra tiền để trả cho căn hộ trị giá $4.1 triệu vào năm 2003 và nay giá còn cao hơn. Krivonogikh mua căn hộ đúng vào thời điểm xuất hiện tin đồn có quan hệ với Putin và đã tích lũy được một số tài sản “tầm cỡ” ở Nga (Tổ chức nhà báo điều tra trực tuyến Proekt bị đặt ngoài vòng pháp luật cũng vì tiết lộ mối liên hệ của Krivonogikh với lãnh đạo Nga). Một phát ngôn viên của Điện Kremlin bác bỏ tin đồn này. Điểm cốt lõi của vấn đề là các tài sản tích lũy được của Krivonogikh thường liên quan đến các cộng sự thân thiết của Putin. Điều đó có nghĩa là họ làm việc theo lệnh sếp!
Trước khi có tiết lộ của Proekt đã có nghi vấn về mối quan hệ của Krivonogikh với những người thân tín của Putin nhưng chưa thu hút sự chú ý của công chúng. Cụ thể, năm 2010, ngân hàng Bank Rossiya tiết lộ Krivonogikh là “một trong những cổ đông lớn nhất” của nó. Ngân hàng có trụ sở tại St.Petersburg này bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ trừng phạt vì là “ngân hàng cá nhân dành cho các quan chức cấp cao của Liên bang Nga”. Krivonogikh không nói gì về mối quan hệ bị cáo buộc của bà với Putin hoặc nguồn gốc số tài sản đáng nể của bà, nhưng cô con gái, Luiza Rozova, năm nay 18 tuổi đã làm nổi lên mối nghi ngờ về quan hệ cha con với Putin trong các cuộc phỏng vấn, thậm chí còn tận dụng sự chú ý để tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội.
Nhìn ảnh, Rozova có nhiều nét rất giống tổng thống Nga nhưng cô xem đây là “một sự trùng lắp đáng yêu” và từ chối xác nhận hoặc phủ nhận Putin là cha mình. Rozova không có tên cha trong các tài liệu chính thức Proekt thu thập được, nhưng lại có ghi tên đệm, “Vladimirovna” (viết tắt cụm từ “Con gái của Vladimir”). Trên tài khoản Instagram có hơn 83,000 người theo dõi, cô cũng lấy biệt danh là “Rozova Luiza V.” với chữ V đầy kiêu hãnh. Krivonogikh đã không trả lời đề nghị bình luận được gửi đến bà qua trung gian một số doanh nghiệp đóng tại St.Petersburg, Ngân hàng Rossiya, con gái bà và công ty dịch vụ tài chính Monaco.
Những nỗ lực tiếp cận Krivonogikh tại ba địa chỉ cư trú của bà đều không thành công. Một phát ngôn viên của Điện Kremlin cũng không trả lời đề nghị bình luận do ICIJ gửi đến. Cho đến nay, chưa tìm được bằng chứng nào cho thấy tài sản cá nhân của Krivonogikh đến từ sự giàu có của gia đình bà. Hai nguồn tin giấu tên cho biết có lần bà từng khoe là bạn thân của Putin từ thập niên 1990 ở St.Petersburg, nơi Putin là quan chức cấp cao trước khi trở thành tổng thống.
Proekt đã xem được giấy tờ lưu giữ cho thấy Krivonogikh thường xuyên đi máy bay đến Moscow để gặp Putin ngoài giờ làm việc. Năm 2001, triển vọng nghề nghiệp của bà đột nhiên sáng lên sau khi bà vào làm việc tại Bank Rossiya, rồi mua lại 3% cổ phần của ngân hàng. Cũng theo điều tra của Proekt, bà sở hữu một căn hộ trên Đảo Kamenny danh tiếng của St.Petersburg và mua cổ phần của một trung tâm nghệ thuật biểu diễn ở đây. Một thương vụ khác mang về cho bà 75% cổ phần trong một khu nghỉ mát trượt tuyết ở phía Bắc St.Petersburg. Năm ngoái, Proekt ước tính chỉ riêng tài sản của Krivonogikh ở Nga đã trị giá 7.7 tỷ rúp, tương đương khoảng $100 triệu.
Băng đảng Putin chia chác nhau như thế nào?
Các manh mối kết nối Krivonogikh với biệt thự của bà tại Monaco được lấy trong kho Tài liệu Pandora vừa công bố gồm các spreadsheet, memo, invoice, email của các công ty luật, văn phòng kế toán và của các quản trị viên ủy thác hoạt động ở một số quốc gia và lãnh thổ dễ gian lận tài chính nhất trên thế giới. Tổng cộng gồm hơn 11.9 triệu trang tài liệu, nhiều hơn số tài liệu trong vụ bê bối Hồ sơ Panama (Panama Papers) được tiết lộ cách nay năm năm dẫn đến những cải cách bắt buộc trong một số hệ thống ngân hàng bị tố cáo. Tập tài liệu đã làm sáng tỏ các giao dịch tài chính ngầm của nhiều lãnh đạo thế giới, các tỷ phú đầu tư, nhiều người nổi tiếng, vận động viên và các nhân vật có máu mặt khác.
Nó cũng cho thấy có bao nhiêu cộng sự trung kiên của Putin đã trở nên giàu có bất thường và thu gom tài sản ở nước ngoài, dù Tổng thống thường xuyên chê bai phương Tây và kêu gọi giới “tinh hoa Nga” hãy giữ tiền của họ ở trong nước. Ví dụ, Giám đốc điều hành truyền thông Konstantin Ernst có cổ phần trong một thương vụ bất động sản béo bở sau khi ông ta nhận được lời khen của Putin về việc giúp tổ chức Thế Vận Hội mùa Đông 2014 ở Sochi thành công.
Vladimir Putin và Tổng giám đốc điều hành Kênh Một (Channel One) Konstantin Ernst (phải) – ảnh: Mikhail Klimentyev/TASS/Getty Images
Thương vụ liên quan đến việc chuyển đổi các cụm rạp chiếu phim thời Liên Xô thuộc sở hữu nhà nước thành các khu mua sắm và căn hộ tư nhân. Mối quan hệ đối tác của Ernst không được tiết lộ công khai nhưng được nêu chi tiết trong tập Tài liệu Pandora. Trong một tuyên bố bằng văn bản, Ernst xác nhận có tham gia vào liên doanh bất động sản này nhưng phủ nhận rằng đó là khoản “tưởng thưởng” cho Thế Vận Hội 2014. Ông ta không trả lời các câu hỏi khác do The Washington Post, ICIJ và các hãng truyền thông khác gửi mà chỉ khẳng định: “Tôi không nhúng tay vào bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào!”.
Các tài liệu khác cho thấy Herman Gref, Chủ tịch ngân hàng nhà nước Nga Sberbank và gia đình giữ hơn $50 triệu tiền mặt và các khoản cho vay khác ở nước ngoài trong các tài khoản cá nhân ở Samoa, Panama và Singapore, bất chấp ông ta là gương mặt quen thuộc nhất của hệ thống ngân hàng Nga. Chính quyền Singapore lập tức thổi còi các giao dịch liên quan đến Gref và hai đồng nghiệp người Nga của ông ta (theo báo cáo kiểm toán của Cơ quan tiền tệ Singapore mà Tài liệu Pandora có). Sau đó Singapore đã phạt công ty tài chính xử lý tài sản của Gref $1.1 triệu vì “vi phạm các quy định chống rửa tiền”.
Một phát ngôn viên của cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho biết công ty tài chính này “đã trả tiền phạt và đã có các biện pháp khắc phục”. Nhưng phát ngôn viên của Sberbank nói Gref từ chối bình luận các câu hỏi. Nhìn chung, Tài liệu Padora vạch trần nước Nga là nơi tầng lớp tinh hoa câu kết với quyền lực chính phủ thu lợi hàng triệu USD và bảo vệ sự giàu có bằng việc “tận dụng các kẻ hở hạ tầng tài chính ở nước ngoài”.
Năm năm sau khi Hồ sơ Panama được tiết lộ, Tài liệu Pandora cho thấy một sự thật đáng buồn: Thay vì ngưng sử dụng các thủ thuật bất minh, những người Nga giàu có và những người quản lý tiền của họ lại tìm cách che giấu tài sản… tốt hơn! Trong thông báo năm 2016, một luật sư đại diện cho hai người bạn lâu năm của Putin cảnh báo một công ty tài chính Panama là… chớ để lộ tài liệu một lần nữa! “Bạn có nghĩa vụ giữ bí mật cho khách hàng của chúng tôi, vì vậy không nên có một Hồ sơ Panama thứ hai”!
Quan hệ làm ăn mờ ám của Krivonogikh với Putin
Những người dàn xếp mua tài sản Monte Carlo cho Krivonogikh dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm tên và tư cách sở hữu của bà không xuất hiện trên hồ sơ công khai. Vào ngày 2 Tháng Tư, 2003 – gần đúng một tháng sau khi con gái của Krivonogikh ra đời – một công ty sản xuất bình phong có tên Brockville Development Ltd. được thành lập trên đảo Tortola của vùng Caribe (theo Tài liệu Pandora). Nhiều tháng sau, hồ sơ lưu trữ bất động sản của Monaco cho thấy công ty bình phong đó đã mua căn hộ ở Monaco với giá 3.6 triệu euro (hiện nay là $6 triệu được điều chỉnh theo lạm phát). Quảng cáo trực tuyến cho thấy tòa nhà được “những người giàu nhất thế giới yêu thích nhờ sáng sủa và thoáng mát, có sân hiên rộng rãi để ăn uống ngoài trời và ngắm các siêu du thuyền sang trọng nhất thế giới ra vào Cảng Hercules nổi tiếng”.
Tài liệu Pandora không nói chính xác ngày Krivonogikh chính thức là “chủ sở hữu” của Brockville. Lý do, Moores Rowland đã sử dụng các công ty vỏ bọc để cản trở ý đồ phát hiện quyền sở hữu của bà ta. Brockville là công ty con một công ty vỏ bọc thứ hai có tên Sefton Securities, do Eamonn McGregor, một kế toán viên người Anh điều hành Moores Rowland ở Monaco, làm chủ. Tài liệu giao dịch cuối cùng nằm ở đây. Theo Tài liệu Pandora, ngày 1 Tháng Một 2006, Krivonogikh đã ký một thỏa thuận chuyển Brockville cho Sefton trong khi trên thực tế, căn hộ là của ba ta. Một lá thư tiết lộ năm 2015 trong hồ sơ cho thấy, các văn phòng của Moores Rowland nằm ở trung tâm Monte Carlo, cách sòng bạc nổi tiếng trong đất liền vài dãy nhà. Công ty dường như đã chuyển quyền kiểm soát Brockville sang một công ty khác có trụ sở tại Panama vào năm 2018, nhưng không có dấu hiệu nào trong các hồ sơ hoặc hồ sơ công khai cho thấy Krivonogikh đã từng từ bỏ quyền sở hữu.
Khi một phóng viên của The Washington Post đến thăm khu phức hợp Monte Carlo Star vào giữa Tháng Tám, một quan chức an ninh tại lối vào khẳng định không có ai tên Svetlana Krivonogikh trong danh sách cư dân. Đến căn hộ được xác định thuộc sở hữu của Brockville, cũng không có ai tên Svetlana sống tại căn hộ và cũng không giống ảnh Krivonogikh! Các quan chức thuế Monaco xác nhận Brockville vẫn sở hữu căn hộ. Nếu quả thực Krivonogikh cho thuê nó, bà ta sẽ bỏ túi ít nhất $25,000 mỗi tháng. Moores Rowland có mối quan hệ kinh doanh gắn bó với những người thân cận với Putin.
Trong số đó có Gennady Timchenko, một tỷ phú kinh doanh dầu mỏ kết thân với Putin vào thập niên 1990 tại St. Peterburg. Hồ sơ cho thấy Moores Rowland thay mặt Timchenko thành lập một công ty mà sau này trở thành một phần của đế chế kinh doanh dầu mỏ của ông ta. Công ty của Timchenko bác bỏ cáo buộc, nhưng Tài liệu Pandora thể hiện ông ta từng làm ăn với những người được cho là thân cận với Putin. Ví dụ, Timchenko đã bán một căn hộ sang trọng ven sông ở St.Petersburg cho bà ngoại của cựu vận động viên thể dục nhịp điệu Alina Kabayeva, người được xem là có quan hệ tình cảm với Putin (theo điều tra của kênh truyền hình Russia’s TV Rain).
Vận động viên thể dục dụng cụ Alina Kabayeva (trong lễ nhận huân chương Nhà nước Nga) – người được xem là một trong những nhân tình của Putin (ảnh: TASS/Getty Images)
Năm 2008, Putin phủ nhận có quan hệ với Kabayeva. Kabayeva không trả lời câu hỏi gửi cho Tập đoàn Truyền thông Quốc gia của Nga, nơi bà là chủ tịch. Theo Reuters, Timchenko cũng bán một biệt thự ở Biarritz, Pháp và một lượng lớn cổ phần trong công ty hóa dầu Nga Sibur cho con rể cũ của Putin. Carter-Ruck, một công ty luật ở London đại diện cho Timchenko, khẳng định “Thân chủ chúng tôi luôn hành động hoàn toàn hợp pháp trong mọi hoạt động giao dịch kinh doanh của mình”.
Năm 2014, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã quyết định trừng phạt Timchenko. Vào đầu năm nay, đối thủ chính trị chính của Putin, lãnh đạo đối lập Alexei Navalny, đã lên mạng tiết lộ cung điện trị giá $1 tỷ trên bờ Biển Đen là nơi ở bí mật của lãnh đạo Nga và được trả bằng tiền tham nhũng. Putin phủ nhận sở hữu bất động sản này. Đổi lại, ông tiến hành cuộc đàn áp dữ dội phe đối lập và các nhà báo. Navalny bị hành hạ “lên bờ xuống ruộng” và bị kết án ba năm rưỡi tù giam. Tổ chức chính trị của ông bị tòa án Nga cấm hoạt động. Proekt cũng bị đặt ngoài vòng pháp luật vì “xâm phạm an ninh quốc gia”. Biên tập viên bài báo tố cáo phải bỏ trốn khỏi đất nước vì sợ bị truy tố hình sự.