Trong thế giới thực vật, họ Gừng (Zingiberaceae) không chỉ nổi tiếng với các loài cây gia vị mà còn được biết đến rộng rãi nhờ các loài cây cảnh có hoa tuyệt đẹp.
Riềng tía hay riềng đỏ (Alpinia purpurata) cao 1,5 mét, được ghi nhận ở Đông Nam Á, các quần đảo Thái Bình Dương và Trung Mỹ. Loài cây họ Gừng này được trồng làm cảnh ở nhiều nơi do có hoa màu đỏ rực rỡ.
Phúc lộc thọ hay gừng núm đỏ, sẹ đỏ (Costus woodsonii) cao 1,5 mét, có nguồn gốc từ khu vực Nam Á. Chúng có những đóa hoa màu đỏ thuôn dài, tròn trịa lạ mắt, mọc dựng đứng từ đầu cành.
Ngải tiên (Hedychium coronarium), cao 2 mét, mọc trong các khu rừng từ Nam Á đến Nam Trung Quốc. Hoa của chúng có hương thơm mạnh và đặc trưng, được dùng trong y học và sản xuất dầu thơm.
Gừng đuốc đỏ hay đa lộc (Etlingera elatior) cao 2 mét, phân ở Đông Nam Á. Những bông hoa lộng lẫy của chúng không chỉ hấp dẫn thị giác mà cũng được dùng để chế biến nhiều món ăn bản địa.
Gừng tổ ong (Zingiber spectabile) cao 2 mét, phân bố ở khu vực nhiệt đới của Đông Nam Á. Hoa của chúng có cánh giống như ngăn của tổ ong.
Mía dò (Costus speciosus) cao 2 mét, phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Loài cây này có nhiều ứng dụng trọng y học cổ truyền Ấn Độ.
Tulip Thái Lan (Curcuma alismaefolia) cao 80 cm, là cây bản địa của Lào, Campuchia và Thái Lan. Chúng được trồng làm cảnh và cũng được bán như một loại hoa cắt cành.
Hoa hồng Thái Lan (Etlingera corneri) cao 2 mét, có nguồn gốc từ miền Bắc Thái Lan. Hoa của chúng có hình dạng khá giống hoa hồng với màu đò thắm.
Gừng (Zingiber officinale) cao 1 mét, là thực vật bản địa Đông Nam Á. Loài cây này được trồng phổ biến để thu hoạch phần thân rễ dưới đất dùng làm gia vị. Chúng không còn được ghi nhận trong tình trạng hoang dã.
Riềng (alpinia officinarum) cao 1,5 mét, phân bố ở Nam Trung Quốc. Tương tự gừng, phần thân phinh to dưới đất của chúng cũng được dùng làm gia vị.
Nghệ (Curcuma longa) cao 1 mét, được ghi nhận ở Đông Nam Á. Chúng có lá to bản, phần củ (dùng làm gia vị) có màu cam vàng đặc trưng.
Cuộc đời phi thường của anh em song sinh dính liền người Thái đã khiến người đời vừa kinh ngạc vừa vô cùng tò mò.
Chang và Eng Bunker, sinh ngày 11/5/1811 tại Thái Lan là 2 anh em sinh đôi dính liền từ lúc bẩm sinh. Trong cuốn sách Cuộc đời của Chang và Eng, tác giả Joseph Andrew Orser kể lại vào giây phút hai đứa trẻ cùng ra đời, các y tá trong phòng hộ sinh chất hẹp lúc ấy đã hét lên kinh hãi. Ngày ấy, người ta nghĩ những đứa trẻ dính nhau này là “động vật kỳ lạ”, “quái thai”.
Cặp sinh đôi dính liền với cuộc đời phi thường
Với cơ thể dính chặt nhau từ ở phần sụn xương ức, Chang và Eng có cuộc sống vô cùng vất vả và khó khăn. Không chỉ bất tiện trong việc sinh hoạt hằng ngày, hai anh em bị người đời xung quanh chỉ trỏ và coi là vận xui, quái vật. Dẫu vậy, may mắn là họ nhận được tình yêu và sự bảo vệ, che chở của người mẹ và trưởng thành rất thông minh, sáng sủa.
2 anh em song sinh dính vào nhau ở phần bụng
Trường hợp cặp song sinh dính liền thời bấy giờ là vô cùng hiếm gặp. Câu chuyện về Chang và Eng lan cả sang phương tây xa xôi. Khi hai anh em bước vào tuổi 18, cuộc đời họ đã rẽ sang trang hoàn toàn mới khi được Robert Hunter – một thương gia người Anh tìm đến. Ông đã đem hai anh em sang Mỹ với mục đích làm vật “trưng bày”, đi lưu diễn vì biết họ sẽ kích thích sự tò mò của công chúng.
Sau đó, hai anh em Chang và Eng nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp nơi với tên gọi chung là “anh em sinh đôi người Xiêm” (tên đất nước Thái Lan lúc bấy giờ). Robert dẫn họ đi biểu diễn vòng quanh thế giới và kiếm được rất nhiều tiền. Sau khi kết thúc hợp đồng với Robert Hunter, cặp song sinh mua đất tại Bắc Carolina và bắt đầu kinh doanh riêng, tự tạo lập sự nghiệp thành đạt của riêng mình. Họ cũng được nhập tịch công dân Mỹ rồi lấy họ Mỹ là Bunker. Hai người đã cùng nhau xây dựng được một trang trại rộng 110 ha và trở nên giàu có.
Ngỡ sẽ sống một đời bị kỳ thị, hai anh em bất ngờ có cơ hội sang Mỹ và kiếm tiền từ chính sự bất thường của mình
Anh em Bunker đã trở thành một mục tiêu nghiên cứu của hàng loạt các nhà khoa học. Tại Mỹ, họ được chuyên gia mời đến kiểm tra thường xuyên. Các bác sĩ đã thử kiểm tra phần da thịt dính giữa hai anh em bằng cách chọc kim vào khu vực ở giữa 2 cơ thể dính liền để xác định độ nhạy cảm. Khi bác sĩ chọc chiếc kim gần phía người nào thì người đó có cảm giác đau hơn. Thí nghiệm cũng phát hiện khi một người cảm nhận được vị chua, người kia cũng cảm nhận tương tự, hoặc cù một người thì người kia cũng có cảm giác buồn giống anh em mình.
Cuộc hôn nhân 4 người gây tò mò
Với tài diễn xiếc khéo léo, nói chuyện hài hước và tiền tài trong tay, anh em Chang và Eng được nhiều người quý mến, trong đó có các cô gái. Tuy nhiên, yêu mến là một chuyện, còn việc yêu đương và gắn bó cuộc đời với hai anh em dính liền nhau 24/7 là điều không phải cô gái nào cũng có can đảm.
Thế nhưng may mắn thực sự đã đến với cặp song sinh nước Xiêm khi có 2 cô gái đã sẵn sàng xây dựng gia đình với họ. Đó là một cặp chị em ruột Adelaide và Sarah Yates. Họ đến với Chang và Eng không phải vì tham tài sản hay sự nổi tiếng của họ vì vốn xuất thân con nhà giàu, là chủ đất ở địa phương.
2 cặp anh em – chị em và con của họ
Khi 2 cô nàng tiểu thư quyết định lấy 2 anh chàng dính liền đến từ Đông Nam Á, Adelaide và Sarah đã bị người đời ném đá dữ dội. Dù nổi tiếng nhưng Chang và Eng vẫn bị một bộ phận người kỳ thị. Họ gọi cuộc hôn nhân này là “cuộc hôn nhân thú tính”. Nhiều bài báo viết về vụ lùm xùm này, thậm chí còn đặt ra câu hỏi phụ nữ có nên bị kết án vì “kết hôn với một người có bốn chân” hay không.
Đời sống hôn nhân và tình dục của 4 người diễn ra như thế nào khi Chang và Eng bị dính liền là một thắc mắc gây tò mò lớn. Họ sống ở 2 ngôi nhà khác biệt nhau. Hằng ngày, hai anh em sẽ luân phiên ở trong hai căn nhà có người vợ của mình. Những người trong cuộc chưa bao giờ tiết lộ về cách hai cặp vợ chồng ân ái như thế nào nên điều này vẫn luôn là một bí ẩn.
Đại gia đình đông đúc của 2 cặp vợ chồng đặc biệt
2 cặp đôi sống êm ấm, hạnh phúc và sinh được tổng cộng 21 người con, trong đó có vài cặp sinh đôi bình thường. Cụ thể, Chang và Adelaide có 10 đứa con, em trai Eng và Sarah sinh 11 con. Đứa con đầu lòng của 2 cặp đôi chào đời cách nhau chỉ 6 ngày, và cặp tiếp theo sinh cách nhau 8 ngày.
Gia đình lớn Bunker sống với nhau hòa thuận và sinh con đàn cháu đống, trở thành một gia tộc gốc Thái phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Cuộc đời thú vị của Chang và Eng về sau đã được dựng thành nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, trong đó có truyện ngắn The Siamese Twins (Cặp sinh đôi người Xiêm) của nhà văn lớn Mark Twain lấy cảm hứng từ họ.
Năm 1870, người anh Chang bị đột quỵ, sau đó bị tê liệt phần cơ thể bên phải và phải dùng nạng. Eng đã là người chăm sóc anh trai và Chang phải sống dựa vào sự trợ giúp của em trai trong mọi sinh hoạt. Đến năm 1874, sức khỏe Chang yếu dần và qua đời. Chỉ vài tiếng sau khi anh song sinh mất, Eng cũng không tử vong.
Ban đầu, các bác sĩ đã cho rằng Eng qua đời vì quá sợ hãi và đau khổ trước cái chết của anh sinh đôi dính liền. Tuy nhiên, khám nghiệm tử thi cho thấy cơ thể của cả hai có chung mạch máu và động mạch. Cặp song sinh còn chung lá phổi. Vậy nên khi cơ thể Chang ngừng hoạt động, Eng cũng bị mất máu và qua đời.
Hình minh họa tình trạng cơ thể dính liền của Chang và Eng
Campuchia là một trong những quốc gia nhận được nhiều hỗ trợ từ Trung Quốc thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường.
Mới đây, Campuchia đã khai trương sân vận động quốc gia mới Morodok Techo, tọa lạc ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh, trị giá 150 triệu USD với sức chứa 60.000 chỗ ngồi, và do Trung Quốc viện trợ không hoàn lại. Nước này hiện đã sẵn sàng cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 2023).
“Sân vận động [Morodok Techo] đóng vai trò như một cây cầu kết nối trái tim của nhân dân hai nước [Campuchia và Trung Quốc]”, người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan khẳng định.
Bài bình luận của Khmer Times
Nhân sự kiện khai trương sân vận động Morodok Techo, báo Khmer Times của Campuchia đã đăng tải bài bình luận khen ngợi sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, bởi Campuchia cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ Trung Quốc thông qua sáng kiến này.
Sau đây là nội dung lược dịch của bài bình luận nói trên.
Campuchia, Lào hưởng thành quả
Trong buổi lễ khánh thành cây cầu Hữu nghị Campuchia-Trung Quốc thứ tám vào tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Hun Sen đã cảm ơn sáng kiến Vành đai và Con đường vì những lợi ích mà sáng kiến này mang lại cho người dân Campuchia. Ông cũng gửi lời cảm ơn Trung Quốc vì đã cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho Campuchia.
Theo Khmer Times, nguồn cung vaccine của Trung Quốc đã giúp đỡ Campuchia rất nhiều để nước này đạt được tỷ lệ tiêm chủng đáng nể – tính đến ngày 15/12, Campuchia đã tiêm đủ 2 liều vaccine cho 13,56 triệu người, tương đương 84,8 phần trăm dân số.
Là một trong 29 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ đối tác với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường, đặc biệt là hợp tác về vaccine và phát triển xanh, Campuchia cũng đang xây dựng một nhà máy sản xuất vaccine Sinovac với sự hỗ trợ từ Trung Quốc.
Trong khi đó, người láng giềng của Campuchia là Lào cũng vừa khánh thành dự án đường sắt cao tốc Lào-Trung cùng nhiều kỳ vọng sẽ giúp quốc gia này và Đông Nam Á phát triển kinh tế.
Sân vận động Morodok Techo của Campuchia, công trình sân vận động lớn thứ 3 tại Đông Nam Á, đã sẵn sàng cho SEA Games 2023 và các chương trình hậu COVID-19. Ảnh: Twitter
Lào là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á không giáp biển. Vào tháng 12 này, giấc mơ trở thành trung tâm kết nối trên đất liền của Lào đã có bước nhảy vọt khi dự án đường sắt cao tốc Lào-Trung chính thức đi vào hoạt động.
Dự án đường sắt cao tốc đầu tiên tại Lào cũng thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc khởi xướng. Bình luận về sự kiện khánh thành đường sắt cao tốc Lào-Trung, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, nói rằng đây là “khoảnh khắc đáng tự hào và ước mơ của tất cả các dân tộc Lào”, theo Tân Hoa Xã.
Thông tin về dự án đường sắt cao tốc Lào-Trung Quốc. Nguồn: Hoàn Cầu
Châu Á – Thái Bình Dương là nơi có mạng lưới cơ sở hạ tầng liên tục được mở rộng, với nhiều dự án như xây dựng các cây cầu, đập nước, đường cao tốc, đường dây điện và đường sắt mới, cùng nhiều dự án khác thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường.
Theo Khmer Times, ngay cả đại dịch COVID-19 cũng không khiến tiến độ của các dự án thuộc Vành đai và Con đường bị ngăn trở quá lâu. Chẳng hạn, công ty East Coast Rail Link của Malaysia đã tiêm phòng đầy đủ cho gần như toàn bộ nhân viên của họ vào tháng 10
141 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế, bao gồm 19 cơ quan của Liên hợp quốc, đã tham gia dự án Vành đai và Con đường.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc
Tại Bangladesh, dự án xây dựng cây cầu Padma trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc sắp hoàn thành.
Cây cầu đường sắt này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở phía Tây Nam của quốc gia này, đồng thời hoàn thành một mắt xích quan trọng trong kế hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt xuyên châu Á của Trung Quốc.
Cầu Padma có 40 trụ chìm dưới đáy sông đầy cát. Theo kỹ sư dự án người Bangladesh, Dewan Muhammad Abdul Kader: “Mỗi cầu tàu và nhịp cầu đều có vô số thách thức” đối với các kỹ sư Trung Quốc.
Đường sắt cao tốc Lào-Trung đi qua 75 đường hầm trên đoạn thuộc lãnh thổ Lào dài 422 km. Để khắc phục những thách thức về địa chất, các kỹ sư Trung Quốc đã sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến – ở Lào và trong các dự án Vành đai và Con đường ở những nơi khác.
Các tiêu chuẩn về kỹ thuật và quản lý của Trung Quốc được áp dụng trong tất cả các dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường. Hệ thống thực tế ảo (VR) tạo ra môi trường đào tạo an toàn giúp bảo vệ người lao động Malaysia, trong khi những thiết bị hiện đại như máy đào hầm của Trung Quốc giúp thúc đẩy tiến độ xây dựng tuyến đường sắt ở miền Đông nước này.
Cây cầu đường sắt Padma tại Bangladesh sắp hoàn thành
Giai đoạn II của dự án xây dựng Xa lộ Karakoram, một phần của Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, được tuần báo Engineering News-Record của Mỹ bình chọn là một trong những dự án tốt nhất trên thế giới vào tháng 9/2021.
Xanh và sạch
Sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ không xây dựng thêm bất cứ nhà máy nhiệt điện nào, mà thay vào đó là số lượng lớn các dự án nhà máy thủy điện đã, đang hoặc đang được lên kế hoạch xây dựng.
Theo Khmer Times, đang chú ý, đập thủy điện Sirindhorn ở Đông Bắc Thái Lan còn kết hợp sản xuất cả điện mặt trời. Chính phủ Thái Lan có kế hoạch nhân rộng mô hình này ở 15 địa điểm khác – nhằm thực hiện cam kết giảm khí thải.
Khmer Times cho biết: Tất cả các dự án thuộc Vành đai và Con đường đều được xây dựng theo cách thân thiện với môi trường, với ưu tiên là bảo vệ hệ sinh thái địa phương. Chẳng hạn, việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc mới đã tạo ra khoảng 110.000 việc làm ở Lào, nhưng tuyến đường vẫn xanh tươi như thời điểm trước khi thi công.
Kỹ sư trưởng Huang Daiwen cho biết: “Sau khi hoàn thành công trình, chúng tôi còn phủ xanh lại khu vực. Điều này không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật cao, mà còn là vấn đề đạo đức. Chúng tôi muốn khu vực đường sắt gần giống như nguyên trạng”.
Đối với các dự án xây đập thủy điện, Khmer Times cho hay việc bảo vệ môi trường sống cho động vật hoang dã trên cạn cũng được tính đến, ví dụ các dự án xây đập trên sông Nam Ou ở Lào sau đó đã bổ sung thêm cá con của các loài cá bản địa để đảm bảo “sức khỏe” của sinh quyển và sinh kế của người dân địa phương./.
Share:Share on facebook Share on twitter Share on linkedin Share on telegram Share on whatsapp
Vấn đề an toàn hàng không liên quan kỹ thuật 5G đang được tranh luận gay gắt (ảnh: John McArthur/Unsplash)
Covid-19 đã thay đổi đáng kể kỹ nghệ hàng không và từ đầu năm tới, có thể còn nhiều thay đổi hơn. Những thay đổi mới có thể khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc phải chuyển hướng, ảnh hưởng đến hàng chục triệu hành khách và hàng trăm nghìn chuyến bay. Tất cả bắt nguồn từ cuộc chiến “nặng mùi chính trị” liên quan đến 5G, một công nghệ dịch vụ di động thế hệ tiếp theo, đã bắt đầu được hỗ trợ trong các đời điện thoại thông minh mới nhất.
Những mối quan tâm chính đáng
Các nhà quản lý giao thông vận tải lo ngại rằng phiên bản 5G được các nhà mạng kích hoạt vào Tháng Giêng 2022 có thể ảnh hưởng đến một số thiết bị máy bay. Nhiều tổ chức hàng không cũng chia sẻ lo ngại đó dù các cơ quan quản lý viễn thông liên bang và các nhà cung cấp dịch vụ không dây cố gắng trấn an họ. Cụ thể, Cục Hàng không Liên bang (Federal Aviation Administration-FAA) sợ các antenna di động 5G gần một số sân bay (không phải thiết bị di động của khách hàng) sẽ làm mất các hiển thị từ một số thiết bị trên máy bay.
Những máy đo độ cao radar (altimeter) sử dụng trong suốt chuyến bay được xem là thiết bị quan trọng. Máy đo độ cao radar khác với máy đo độ cao tiêu chuẩn ở chỗ nó dựa vào kết quả đo áp suất không khí chứ không dựa vào tín hiệu vô tuyến (radio) để đo độ cao. FAA lo lắng đến nỗi, trong Tháng Mười Hai, họ đã ban hành một lệnh khẩn cấp “cấm phi công sử dụng thiết bị đo độ cao dùng áp suất xung quanh sân bay”. Quy định mới này có thể ngăn máy bay đến một số phi trường mà phi công không thể hạ cánh an toàn bằng thiết bị đo độ cao khác mà không dùng altimeter. Hiện chưa rõ quy định mới sẽ ảnh hưởng đến những phi trường nào.
Lúc ban hành qui định, FAA cho biết sẽ lên danh sách các sân bay bị ảnh hưởng sau khi có thêm thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ không dây về vị trí đặt cơ sở hạ tầng (trạm) 5G. Theo dự kiến, ngày 5 Tháng Một 2022 các nhà mạng không dây sẽ kích hoạt dịch vụ 5G trên các tần số vô tuyến (radio frequencies) mà FAA đang lo lắng. Theo bản đồ triển khai dịch vụ 5G của Ủy ban Truyền thông Liên bang (Federal Communications Commission-FCC), các khu vực lớn như California, Florida, New England, Texas và miền Trung Tây sẽ được phủ sóng 5G trước. Nhưng các tổ chức hàng không cảnh báo “5G có thể gây nguy hiểm cho một số sân bay lớn nhất của quốc gia, bao gồm cả Los Angeles, New York và Houston”. Mâu thuẫn hé lộ: FCC muốn triển khai nhanh 5G, FAA muốn thẩm tra kỹ. Kỹ nghệ hàng không và ngành viễn thông chưa tìm được tiếng nói chung.
Tháp 5G của Verizon tại Orem, Utah (ảnh: George Frey/Getty Images)
5G hoạt động thế nào?
Tín hiệu 5G sẽ truyền qua các tần số vô tuyến được gọi chung là C-Band. Dải sóng (band of airwave) này hấp dẫn các nhà cung cấp dịch vụ không dây vì nó tạo sự cân bằng tốt giữa “phạm vi phủ sóng di động” (cellular range) và “khả năng phủ sóng” (capacity), hai tính năng then chốt của bất kỳ mạng không dây nào (các dải sóng khác cũng được sử dụng cho mạng 5G nhưng cuộc tranh luận hiện tại chỉ tập trung vào C-Band).
Trên phổ tần số vô tuyến (spectrum of radio frequencies) được sử dụng cho liên lạc không dây, C-Band nằm sát bên cạnh dải tần sử dụng cho máy đo độ cao của máy bay. Hai dải tần này được tách ra bởi cái gọi là “vách bảo vệ” (một vùng sóng trống) để chống nhiễu vào nhau. Nhằm ngăn ngừa bất kỳ rủi ro nào cho máy bay, Tháng Mười Một 2021, Verizon và AT&T (tập đoàn sở hữu WarnerMedia) thông báo sẽ hạn chế sức mạnh antenna 5G của họ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khác (trước đó, hai công ty cũng đồng ý hoãn kích hoạt 5G từ ngày 5 Tháng Mười Hai 2021 sang ngày 5 Tháng Một 2022).
Nhưng chừng đó vẫn chưa đủ xoa dịu mối quan ngại của FAA, nơi “danh sách sân bay ban hành vào giờ thứ 11” sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến kỹ nghệ hàng không. Cách nay một tuần, giám đốc điều hành của hai tập đoàn Boeing và Airbus đã viết thư gửi Bộ Giao thông Vận tải Mỹ, trong đó cảnh báo: “Sự can thiệp của 5G có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng hoạt động an toàn của máy bay”.
Bức thư trích dẫn một ước tính được công bố bởi tổ chức hàng không Airlines for America cho thấy “Các hạn chế mới của FAA sẽ làm gián đoạn 345,000 chuyến bay chở khách, 32 triệu hành khách và 5,400 chuyến bay chở hàng” (FAA ước tính có 6,800 máy bay Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi qui định mới cùng với 1,800 máy bay trực thăng). Đã có nhiều chần chừ về 5G vì lo sợ rủi ro an toàn hàng không, một vấn đề mà FCC đã dành nhiều năm nghiên cứu trước khi giao C-Band cho 5G trong một quyết định đưa ra vào năm ngoái. Trong một thư ngỏ vừa gửi FCC, Liên minh kỹ nghệ hàng không nhấn mạnh: “Ngoài những thay đổi tự đề xuất, các nhà mạng không dây cần phải làm nhiều hơn nữa, chẳng hạn giảm mức năng lượng 5G (5G power level) và phải chắc chắn là các antenna đều được hướng xuống dưới đường chân trời”.
5G ở các quốc gia khác
Các chuyên gia công nghệ nói rằng mặc dù antenna 5G về mặt lý thuyết có thể dẫn đến nhiễu sóng xung quanh sân bay, nhưng khả năng gây nhiễu là hiện tượng luôn có ở tất cả phương tiện truyền thông không dây chứ không chỉ 5G. “Cho đến nay các cơ quan quản lý hàng không trên toàn thế giới đã xử lý rất tốt vấn đề này” – ông Harold Feld, chuyên gia viễn thông tại tổ chức người tiêu dùng Public Knowledge, đã viết như thế trong một bài đăng trên blog cá nhân vào Tháng Mười Một – “Nhật Bản hiện đang vận hành các mạng 5G gần với dải tần đo độ cao hơn nhiều so với dải phân cách 220 MHz được FCC thông qua. Nhưng cho đến nay, chưa có báo cáo nào tại Nhật về bất kỳ sự can thiệp có hại nào của máy đo độ cao. Theo tôi, chắc chắn FCC đã mắc sai lầm trong vấn đề này. Các cơ quan quản lý hàng không ở 40 quốc gia khác nhau chưa có động thái nào như FCC”.
Trong thực tế, các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc vận hành 5G chỉ ở một phần nhỏ mức năng lượng cho phép ở Mỹ. Canada có quy định tạm thời yêu cầu antenna phải nghiêng xuống. Còn ở châu Âu, dải tần bảo vệ phải rộng hơn 100 megahertz. Tuy nhiên, các quốc gia như Nhật Bản chỉ áp đặt giới hạn nguồn điện đối với những tần số mà Mỹ không có kế hoạch sử dụng cho 5G. Đến năm 2023, khi 5G được triển khai đầy đủ hơn trong C-Band, sẽ có nhiều phổ trống (blank) hơn so với chỉ có dải bảo vệ tách lưu lượng di động khỏi các hoạt động của máy đo độ cao (tổng cộng là 400 MHz) như FCC qui định hiện nay. Khi đó mọi người sẽ có nhiều thời gian hơn để đánh giá mọi rủi ro trong thế giới thực và cách thích ứng.
Hành khách đi máy bay có nên quá lo lắng?
Vậy bên nào đúng? Và những người đi máy bay có cần phải lo lắng không? Harold Feld viết: “Các kỹ sư đưa ra quyết định về quang phổ của FCC là những người rất hiểu rằng nếu họ sai nhiều người có thể chết! Mâu thuẫn giữa FAA và FCC ít liên quan đến mối nguy hiểm thực tế đối với an toàn công cộng hơn là kiểu đấu tranh quyền lực quan liêu ngày càng trở nên phổ biến trong chính phủ liên bang” (về phần mình, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ đã dè dặt về 5G trong hơn một năm).
FAA không phải là cơ quan duy nhất đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về khả năng gây nhiễu từ những thay đổi trong cách nước Mỹ sử dụng sóng không dây của mình. Năm 2019, Ngũ Giác Đài nói rằng việc mở một dải tần số khác để sử dụng 5G (một tập hợp sóng được gọi là L-Band) có thể gây nhiễu các hệ thống định vị GPS quân sự. Và trong một cuộc chiến đỉnh cao khác, FCC đã mâu thuẫn với NASA và NOAA về tác động mà 5G có thể gây ra đối với các vệ tinh thời tiết. Trong một tuyên bố đầu tháng này, FAA cho biết vẫn làm việc với FCC và các công ty viễn thông để tìm ra giải pháp tốt nhất. Vì các nhà cung cấp dịch vụ không dây đã đề xuất một số thay đổi và kỹ nghệ hàng không kêu gọi phải làm nhiều hơn nữa, nên việc “mặc cả” dường như tập trung vào việc “các công ty viễn thông cuối cùng sẽ phải nhân nhượng tới đâu?”.
Đàm phán cũng phản ánh cách tiếp cận rủi ro của ngành hàng không Mỹ trong một lĩnh vực kinh doanh được xem là sinh tử, không có chỗ cho những sai sót nhỏ nhất. FCC, FAA và tất cả những người liên quan phải tìm ra giải pháp hạn chế tác động tiêu cực phát sinh từ qui định mới của các FAA sau khi FAA công bố các sân bay cụ thể bị ảnh hưởng dựa vào dữ liệu cơ sở hạ tầng do các nhà mạng cung cấp. Lúc đó FAA cũng sẽ kêu gọi các nhà sản xuất máy đo độ cao thử nghiệm các đời máy sao cho đáp ứng đúng các điều kiện hoạt động mới do ngành viễn thông đề xuất. Đồng hồ đo độ cao cần được chứng minh là không bị ảnh hưởng, thậm chí là an toàn để sử dụng tại mọi phi cảng.
Tín hiệu lạc quan là đầu tuần này, các quan chức ngành viễn thông và hàng không đã đưa ra một tuyên bố chung: “Chúng tôi rất vui vì sau các cuộc đàm phán hiệu quả, chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau, chia sẻ dữ liệu từ tất cả các bên để xác định vấn đề nào cần quan tâm nhất. Các chuyên gia kỹ thuật giỏi nhất từ hàng không và viễn thông sẽ cùng làm việc để xác định bước đi tiếp theo, phối hợp với FAA và FCC”. Trong một tuyên bố, FAA khuyến khích các nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng không và các công ty không dây “hãy kiểm tra máy đo độ cao vô tuyến hoạt động như thế nào trong môi trường 5G công suất cao (high-powered 5G environment) tại Mỹ”.
Ernesto Falcon, một chuyên gia viễn thông tại Electronic Frontier Foundation, một tổ chức bảo vệ quyền của người dùng kỹ thuật số, khẳng định: “Những người đi máy bay không cần lo lắng về nhiễu sóng 5G nếu FCC giải quyết xong vấn đề, bởi vì cơ quan này dày dạn kinh nghiệm về ngăn nhiễu sóng có hại”.
Một chuyến bay giải cứu của Vietnam Airlines (visana.vn)
Từ khi dịch Covid-19 xảy ra trên thế giới, người Việt Nam đang ở nước ngoài bất cứ vì lý do gì đều ngong ngóng trông về quê nhà, như một phản ứng có điều kiện, càng bị cách ly thì nỗi nhớ nhà, nhớ quê càng tha thiết.
Du học sinh có lẽ là thành phần khốn khổ nhất. Tiền ăn ngày một cạn kiệt, nhà trọ cũng như mọi sinh hoạt khác đều đứng trước lằn ranh dead end, ngay cả trường lớp cũng lắc đầu từ chối. Du học sinh nhà giàu còn tạm ứng phó nhưng con em nhà nghèo thì thê thảm thấy rõ, họ cố ngoi lên kiếm sống từ hoàn cảnh lock down. Kiếm tiền ngày thường đã khó bây giờ lại càng khó hơn, mọi thứ như vào ngõ cụt và trong những ngày đầu, nguồn tin nhà nước sẽ tiếp tay đưa họ về Việt Nam như một cái phao cứu sinh không có gì hơn thế. Mọi người tất tả hỏi nhau về thủ tục, về ngày giờ và cả những phong bì nếu cần cũng phải thông báo cho gia đình lo toan.
Nhưng mọi sự như trêu ngươi, mọi thông tin từ từ im bặt, cho tới khi làn sóng rộ lên Vietnam Airlines “xin” được quota bán vé giải cứu cho người Việt, giá vé vừa cao vừa ưu tiên và dĩ nhiên trong đó không thiếu phần phong bì đính kèm.
Giá vé từ $8 ngàn vào những ngày đầu rơi chậm một lúc xuống còn $5 ngàn và chốt lại ở $4,500 cho vé một chiều. Trong khi Tòa lãnh sự Mỹ tại Việt Nam chính thức cho biết, giá vé mà chính phủ Mỹ cho phép hãng máy bay lấy giá một chiều là $1,000 từ Sài Gòn sang Mỹ. Dĩ nhiên vé chỉ bán cho người có quốc tịch Mỹ và đó là cách mà chính phủ Mỹ bảo vệ con dân của họ.
Còn Việt Nam thì khác, chính phủ không những chẳng bảo vệ con dân của mình, mà còn tiếp tay cho bọn con buôn có cơ hội thủ lợi một cách hợp pháp. Nếu chính phủ cho phép Vietnam Airlines bán vé với giá cắt cổ như thế thì rõ ràng xem lợi ích của hãng này lớn hơn sinh mạng của người dân, lớn hơn niềm tin mà dân chúng đặt vào chính phủ.
Cho phép “bay giải cứu” là cách nói văn hoa cho một loạt các hành vi trấn lột người dân ở xứ người. Chính phủ Việt Nam cho phép các đại sứ quán khắp nơi được quyền sinh sát khi duyệt danh sách bay, bởi cho dù có tiền nhưng không có tên trong danh sách thì xem như vô ích. Đây là giai đoạn phong bì, giai đoạn cửa sau hay “bôi trơn” như loại ngôn ngữ đỏ thường áp dụng. Người dân lúc này phải vận dụng đủ loại quan hệ lẫn tiền bạc vì nếu không cơ hội sẽ không quay lại.
Rồi một loại nữa được nhà nước cho phép móc túi dân một cách hợp pháp đó là các khách sạn dung chứa người về trong ít nhất là hai tuần cho việc cách ly. Trong hai tuần lễ ăn ở tại khách sạn, người dân phải đóng mỗi ngày từ $80 tới $110 tùy theo số sao mà khách sạn có. Viện dẫn việc cho phép này chính quyền cho biết chỉ là lúc đầu thôi từ từ số ngày cách ly sẽ ít dần lại. Người dân tiếp tục è cổ ra cho nhà nước tròng vào những loại “giải cứu” cực kỳ khó hiểu ấy. Họ chỉ hiểu một lẽ rất bình thường: Nhà nước và con buôn đang toa rập để “giải quyết chứ không phải giải cứu” đồng tiền xương máu của người dân mà thôi.
Người Việt sang Mỹ làm việc ngắn hạn hay du học sinh ban đầu còn nóng ruột về thăm gia đình, vì biết rằng nạn dịch rất nguy hiểm cho tình trạng của người thân, nhưng lâu dần họ nhận ra một điều trước cũng như sau nhà nước không bao giờ nghĩ một chút gì cho thân phận con dân của họ cả, cứ có cơ hội là vặt, vặt sao cho dân đừng kêu và có kêu cũng chỉ kêu trong chiếc rọ là được.
Giờ đây thì những chuyến bay “giải cứu” đã bị dân tẩy chay, còn những chiêu trò khác thì vẫn đang nằm trên bàn cán bộ cấp cao chờ nghiên cứu.
Vaccine, lock down, cách ly, que thử nghiệm… mọi thứ đã dùng qua và nhà nước nhận ra một điều rằng người dân Việt mặc dù nổi tiếng gan dạ, anh hùng vẫn thua… nhà nước. Vậy thì có gì ngăn cản được đám vô lại ngày đêm nghĩ ra cách vặt cổ dân qua bàn tay nhà nước, vốn dã dính chàm từ những ngày đầu… giải phóng?