CZECH – Thủ đô Praha của CH Czech được tạp chí Time Out bình chọn là thành phố đẹp nhất thế giới năm 2021.
Những bức ảnh này được anh Tomas Hà, một Việt Kiều sống tại Praha chụp vào giữa tháng 12, khi Praha đón những đợt tuyết rơi đầu mùa.
Giáng sinh năm nay không khí tại thủ đô CH Czech nói riêng và các quốc gia châu Âu nói chung im ắng hơn mọi năm do tình hình dịch bệnh. Nhiều chợ Giáng sinh phải đóng cửa vì những mối lo ngại liên quan đến Omicron. Tuy nhiên điều đó cũng không làm giảm đi vẻ đẹp vốn có của thành phố cổ kính và hút khách du lịch này.
Hồi tháng 9, tạp chí Time Out vinh danh các thành phố đẹp nhất thế giới, dựa vào đánh giá từ các chuyên gia và 27.000 cư dân đến từ các thành phố toàn cầu. Praha đứng đầu với 83% lượt bình chọn.
Vào bất kỳ mùa nào trong năm, thành phố được mệnh danh là “thành phố vàng” hay “cổ kính nhất châu Âu” đều hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy, cuốn hút.
Praha là thành phố lớn nhất nước, và cũng được biết đến với tên gọi khác là “thành phố trăm tháp”, vì hơn này có hơn 340 ngọn tháp. Đứng từ trên một tòa nhà cao tầng, bạn sẽ thấy trung tâm thành phố đầy những ngọn tháp nhỏ và mái vòm của nhà thờ cùng các tòa nhà lịch sử khác.
Nhiều người đã ví nơi này như viên ngọc ẩn của châu Âu. Trên ảnh là cầu Charles, một điểm du lịch hút khách của thủ đô. Cầu Charles là cầu nổi tiếng nhất thành phố, bắc qua sông dài nhất nước Vltava. Anh Hà đã bắt được khoảnh khắc Charles mù sương vào một buổi sáng đầu thu.
Trước đại dịch, cầu luôn tấp nập du khách qua lại.
Praha là thành phố lớn thứ 15 trong liên minh châu Âu và có dân số hơn 1,3 triệu người. Giá khách sạn 3 sao ở đây một đêm khoảng 1,3 triệu và gấp đôi nếu là khách sạn 5 sao.
Một số điểm đến nổi tiếng tại nơi này với du khách là: lâu đài Praha, cầu Charles, khu Mala Strana, khu phố cổ, các hộp đêm trong lòng đất hay lễ hội mùa xuân.
Trên ảnh là Dancing House (tòa nhà khiêu vũ) nổi tiếng. Nằm giữa các tòa nhà vuông vắn kiểu tân Baroque, tân Gothic và tân nghệ thuật từ thế kỷ 18 và 19, Dancing House nổi bật với thiết kế rất phi truyền thống. Điều đó khiến nó càng trở nên nổi bật trong thố thị Praha nhộn nhịp.
Phía xa là lâu đài Praha được xây từ thế kỷ thứ 9. Theo sách kỷ lục Guinness, đây là lâu đài cổ lớn nhất thế giới, với diện tích 70.000 m2, dài 570 m và rộng trung bình 130 m. Ngày nay đây cũng là dinh Tổng thống Czech. Tòa lâu đài này là một trong những điểm du lịch hút khách nhất thủ đô khi đón hơn 1,8 triệu khách mỗi năm, trước đại dịch.
Đều là những loại thức uống, nhưng đôi khi cà phê, trà, hoặc sữa, tốt cho người này lại không tốt cho người khác. Còn bạn chọn gì? “Coffee, tea, or milk?”
Với cà phê và trà, các nhà khoa học chỉ ra rằng hai loại thức uống này đều có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ. Về mối liên hệ giữa uống việc cà phê, trà đối với chứng đột quỵ và mất trí nhớ, các nhà nghiên cứu xem xét thói quen sử dụng hai loại thức uống này của gần 400,000 người trưởng thành ở Anh, trong độ tuổi từ 50 đến 74.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những người uống kết hợp trà và cà phê mỗi ngày có kết quả sức khoẻ tốt nhất trong 14 năm nghiên cứu.
Cà phê và trà đều có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ. Ảnh: Unsplash
Vấn đề là uống bao nhiêu thì đủ và có hiệu quả. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Medicine vào đầu Tháng Mười Hai, cho thấy những người uống hai, ba tách cà phê, ba đến năm tách trà hoặc kết hợp bốn đến sáu ly mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 32% và chứng giảm trí nhớ 28% so với những người ít hoặc không uống.
Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra, uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (chứng suy giảm trí nhớ), đặc biệt là cà phê rang đậm.
Theo nghiên cứu công bố năm 2017 trên tạp chí y khoa The Lancet về tỷ lệ tử vong theo tuổi, giới tính, khoảng 10% số ca tử vong trên thế giới là do đột quỵ. Sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức là di chứng thường thấy của đột quỵ. Các chứng bệnh này không gây chết người, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính chúng ảnh hưởng đến hơn 55 triệu người trên toàn cầu.
Trà và cà pê cũng tốt cho não. Minh họa: Unsplash
“Chúng tôi không khẳng định uống nhiều trà hoặc cà phê sẽ tốt cho não của bạn”, Tiến sĩ Lee H. Schwamm, Chủ tịch Ủy ban cố vấn Hiệp hội Đột quỵ Mỹ và Chủ nhiệm Khoa Thần kinh – Mạch máu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, chia sẻ kết quả nghiên cứu với truyền thông.
Ông Lee nhấn mạnh, nghiên cứu được thực hiện chỉ nói rằng, những người trong nhóm khảo sát khi uống cà phê và trà với lượng vừa đủ, sẽ ít có nguy cơ bị đột quỵ hoặc sa sút trí tuệ hơn những người còn lại.
Nhiều người có thói quen uống trà, cà phê thường hay áy náy vì tính… nghiện ngập (tuy tốt) của mình, nay cảm thấy… thoải mái. Nhưng không vì những lợi ích của trà, cà phê mà những người uống vào thấy tim đập nhanh, nhức đầu vẫn cố mà tập uống. Có những cách khác chống lại bệnh mất trí nhớ cũng như đột quỵ, chứ không chỉ có trà hoặc cà phê.
Đối với sữa, trước có cà phê sữa, nay có thêm trà sữa.
Trong sữa có nhiều Vitamin D. Minh họa: Unsplash
Cà phê sữa tốt hay không tùy thuộc vào việc cà phê có được dùng đúng cách và đúng liều lượng mỗi ngày hay không. Sữa có nhiều Vitamin D, rất tốt cho mọi lứa tuổi. Có người uống cà phê được nhưng uống sữa vào thì bị… Tào Tháo đuổi. Trong trường hợp này, tất nhiên chỉ nên uống cà phê. Tương tự với trà sữa, là món ngon, dễ uống, lại tốt cho sức khỏe. Nhưng cũng tùy… bụng dạ mỗi người, và tất nhiên là liều lượng. Không thể uống ba loại thức uống này thay cho ước. Vì thế, dù thức uống khoái khẩu của bạn là cà phê, trà, hay sữa, thì bạn vẫn phải nạp đầy đủ nước vào cơ thể mỗi ngày.
Nhà báo Phạm Đoan Trang tại phiên xử tại tòa Hà Nội ngày 14 tháng 12, 2021.
Cô Phạm Đoan Trang, 43 tuổi, đã bị tuyên án 9 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo luật Hình sự của đảng Cộng sản. Luật sư Đặng Đình Mạnh kể, có lúc tòa tạm ngưng, cô Đoan Trang quay lại nhìn về phía người mẹ đang ngồi phía sau khoảng 5 mét. Bà Bùi Thị Thiện Căn, hơn 80 tuổi, đã nắm tay, đưa một ngón cái lên: “Con là Số Một!”
Có 5 luật sư bào chữa cho Phạm Đoan Trang, các ông Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Lê Văn Luân, Ngô Anh Tuấn và bà Phạm Lệ Quyên. Luật sư Mạnh nhận xét, “Có lẽ, chỉ có dòng máu anh thư chảy trong huyết quản người mẹ Việt mới có thể luân chuyển, hun đúc nên tinh thần kiên cường của một Đoan Trang mà chúng tôi phải ngả mũ từ rất xa.”
Phạm Đoan Trang đã sáng lập tạp chí “Luật Khoa” giúp người Việt Nam hiểu luật pháp để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Cô làm báo từ năm 2000 cho đến 2013, cộng tác với gần mười cơ quan báo chí trong nước, như VnExpress, Vietnamnet, báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, đài truyền hình VTC, vân vân.
Năm 2014, cô qua Mỹ nhận học bổng nghiên cứu của tổ chức Villa Aurora & Thomas Mann House và thư viện Feuchtwanger tại đại học nam California (University of Southern California- USC). Năm 2015 Phạm Đoan Trang tham gia cuộc biểu tình ôn hoà “bảo vệ cây xanh” và bị công an đánh gãy cả hai chân. Cô đã xuất bản những cuốn Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù, Chính trị bình dân, tất cả hơn 10 tác phẩm tranh đấu. Cô bị bắt giam thêm nhiều lần nữa.
Tại sao sau khi công tố viên đề nghị bản án từ 7 đến 8 năm tù, quan tòa lại tăng lên thành 9 năm?
Vì Đảng Cộng sản đang sợ. Đó là nhận xét của một tờ báo ở Berlin, nước Đức, ngay lập tức khi loan tin bản án.
Ông Dương Hồng Ân ở Đức giới thiệu nhật báo TAZ tường thuật phiên tòa, dưới tiêu đề “Tự Do Báo Chí ở Việt Nam (Pressefreiheit in Vietnam). Báo này viết tựa: “Chín năm tù cho nhà báo nữ” (Neun Jahre Haft für Journalistin). TAZ giải thích, “Chế độ độc tài đưa ra bản án quá nặng, chắc vì họ sợ…” Nhờ bản tin này, độc giả được biết “Việt Nam đứng hàng thứ 175 trong số 180 quốc gia, trong bảng xếp hạng “tự do báo chí” của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.“
Tại sao Đảng sợ Phạm Đoan Trang? TAZ viết rằng họ “sợ dân chúng các làng” sẽ tiếp tục tranh đấu mạnh hơn. Một tháng trước khi bị bắt vào năm ngoái, cô Trang cùng với Will Nguyễn (ở Mỹ) đã công bố hồ sơ về làng Đồng Tâm, ngoại ô Hà Nội, dân làng phản đối chế độ cộng sản tịch thu đất đai rồi bị đàn áp tàn nhẫn. TAZ ghi nhận “Hai người dân xã Đồng Tâm đã bị án tử hình, những người khác đã bị kết án tù nhiều năm.”
Báo TAZ cũng loan những tin mà dân Việt Nam trong nước không hề biết, vì không báo, đài nào nói đến: Ngày Thứ Hai trước phiên tòa, tổ chức quốc tế Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã yêu cầu Cộng sản Việt Nam trả tự do cho Phạm Đoan Trang ngay lập tức. HRW kết tội cộng sản đã vi phạm Công Ước Quốc tế về Quyền Tự do mà họ đã ký kết năm 1982. Báo TAZ còn nhắc lại, vào năm 2017 tổ chức nhân quyền “People in Need” ở Cộng Hòa Tiệp (Czech) đã tặng cô Đoan Trang giải Người Với Người (Homo-Homini Preis), và năm 2019 tổ chức Phóng viên Không Biên Giới đã trao tặng cô giải “Tự Do Báo chí.” Trung tâm PEN ở Đức tuyên dương Phạm Đoan Trang là thành viên danh dự; yêu cầu nhà nước CSVN phải trả tự do cho cô.
Giáo sư Nguyễn Quang A cho thấy một lý do khác khiến Đảng sợ Phạm Đoan Trang: Vì chính cái tội danh “chống nhà nước” họ cáo buộc cho cô đã là phi lý. Ông viết, “… xét về mặt nguyên tắc chẳng ai có thể chống lại một nhà nước cả …, nhưng ai cũng có quyền chống một chính quyền … khi chính quyền ấy làm bậy…”
Nhà báo Tuấn Khanh cũng nhìn thấy Đảng đuối lý. Vì đuối lý nên “văng tục.” Đảng sợ Phạm Đoan Trang vì cô “chủ trương đấu tranh bằng lý lẽ, chữ nghĩa.” Còn Đảng thì không nghĩ ra lý lẽ! Bí quá, Đảng phải dùng những hành động thô bạo, ngôn ngữ, hạ cấp. Tuấn Khanh kể lại năm 2017, sau khi Đoan Trang xuất bản cuốn Chính trị Bình Dân ở nước ngoài rồi bị bắt, cô được dẫn vào phòng giam. Sau khi cô hỏi đi hỏi lại tại sao lại bỏ tù cô, không ai trả lời được một câu. Thay vì nói “tôi chỉ làm theo lệnh trên,” một anh công an trẻ chỉ tay vào mặt cô, quát lên, “Địt mẹ con mặt l…!” Đó là thứ lý lẽ, chữ nghĩa quen thuộc của Đảng.
Bản án 9 năm tù chính là thứ ngôn ngữ “Đ.M.” của những kẻ vô học khi bị đuối lý. Nguyễn Quang A thấy bản án 9 năm giống như vậy: “… chỉ những kẻ yếu mới dùng đến những biện pháp đàn áp thô bạo như thế…” Nhưng ông cũng thấy hậu quả là “chỉ khiến nhiều người quyết tâm hơn!” Hơn nữa, “nhiều người nhìn thấy hành động phi pháp của chính quyền, và như thế thực sự hại cho chính quyền.”
Một ngày sau bản án cho cô ĐoanTrang, nhà phản kháng Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đã bị kết án tù 10 năm và 6 năm. Bà Tâm góp mặt, như một phụ nữ đòi dân chủ tự do, cùng với Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, vân vân. Có lẽ Đảng Cộng Sản sợ các phụ nữ đấu tranh nhiều hơn nam giới. Vì khi họ lên tiếng nói ảnh hưởng sẽ mạnh hơn. Những nhà lãnh đạo đầu tiên đòi độc lập cho dân tộc Việt Nam là các Bà Trưng và Bà Triệu. Quân Hán, quân Ngô đã đánh bại các bà. Nhưng Lịch sử mãi mãi ghi danh các vị nữ anh hào.
Lời nói sau chót của Phạm ĐoanTrang nói đến một phiên tòa của lịch sử: “Các anh, các chị có thể bỏ tù tôi và hả hê đắc thắng vì đã xóa bỏ được một cái gai trong mắt các anh chị nhiều năm nay; nhưng mãi mãi các anh chị không xóa bỏ được tiếng xấu, độc tài, phi dân chủ, phản dân chủ. Vì con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được.”
Sau khi đọc tin bản án 9 năm, Phạm Thị Hoài đã nhìn lại lịch sử nước Đức, nơi cô đang sống, nhắc lại một lời tuyên án: “Không có gì ô danh một dân tộc văn hiến hơn là khoanh tay chấp nhận sự cai trị của một tập đoàn lãnh đạo vô trách nhiệm và chỉ tuân theo những bản năng tăm tối. Nếu dân tộc này đã mất hết mọi phẩm giá cá nhân và chỉ còn là một đám đông vô hồn và hèn nhát, vâng, nếu vậy thì dân tộc ấy xứng đáng diệt vong.” Đó là lời của cô sinh viên Sophie Scholl, 21 tuổi, kêu gọi người Đức chống Đức Quốc xã. Cô bị bắt và bị giết. Nhưng lời buộc tội của cô đã được lịch sử ghi nhớ.
Phạm Đoan Trang cũng tuyên án. Sau cùng, Lịch Sử sẽ phê phán. Đảng Cộng sản sẽ không thoát tội trước phiên tòa của Lịch Sử.
Nguyễn Ngọc Ngạn thong thả nhấp một ngụm nước. Ông có nhiều điều để kể khi ông hồi tưởng về những năm tháng đã qua. Đôi lúc ông chững lại như để cho những suy nghĩ theo kịp hay cho cảm xúc lắng đọng. Ông không giấu giếm điều gì. Cuộc đời ông là một hành trình dài đánh dấu bởi những khúc quanh nghiệt ngã nhưng cuối cùng dẫn đến vinh quang. Được và mất, ông bình thản chấp nhận như một sự an bài của số phận. Ông không có gì để than phiền, chỉ có sự mãn nguyện để chia sẻ.
“Chú mong cuộc đời êm ả thôi. Thật sự,” ông nói với vẻ trầm tư giữa dòng suy tưởng. “Và chú đã đạt được điều đó trong mấy chục năm qua.”
Đó là một ước vọng bình dị đối với bất cứ người nào. Đối với Nguyễn Ngọc Ngạn, một trong những tên tuổi nổi bật trong nền văn nghệ Việt Nam hiện đại, nó bình dị một cách lạ thường. Như thể danh vọng và hào nhoáng chưa bao giờ là một phần trong cuộc đời của ông khi ông đứng trên sân khấu hay ở bất cứ nơi nào khác. Như thể sự ngưỡng vọng của đồng nghiệp và công chúng dành cho ông chưa bao giờ làm ông cảm thấy mình vĩ đại hơn chính bản thân mình.
Nguyễn Ngọc Ngạn chưa bao giờ là ai khác ngoài chính bản thân ông, như ông ngồi dưới ngọn đèn vàng bên cạnh bàn ăn trong nhà bếp khi ông trò chuyện với tôi vào một ngày đầu tháng 11 tại nhà riêng ở Toronto, Canada. Ôn tồn và nhã nhặn, ông trả lời mọi câu hỏi như ông kể chuyện cho một khán giả đang chăm chú theo dõi. Có lúc ông trải lòng như giãi bày tâm tư với một thân bằng quyến thuộc đến thăm hỏi sau một thời gian dài xa cách.
Có một sự thật về Nguyễn Ngọc Ngạn hiện rõ từ những cuộc trò chuyện này: Ông là tổng hòa của tất cả những đối lập và tương phản mà định mệnh đã trao—hoặc gán—cho ông. Ông chấp nhận và đón nhận chúng như một phần bản sắc của chính mình. Và ông biến sự lạ thường của hoàn cảnh thành sự phi thường của nghị lực và tài năng, làm nên nét riêng độc đáo khó có thể mô phỏng hoặc thay thế. Chỉ có và có lẽ sẽ chỉ có duy nhất một Nguyễn Ngọc Ngạn.
Người điều khiển chương trình Nguyễn Ngọc Ngạn. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Kịch tác gia Nguyễn Ngọc Ngạn. Tất cả những danh hiệu đó đều vừa vặn với quy mô và tầm vóc của một sự nghiệp kéo dài gần 40 năm kể từ khi ông xuất bảntác phẩm đầu tiên của mình. Giờ đây sau khi ông đã loan báo ý định về hưu vào năm sau, công chúng sẽ nhớ tới ông với một danh hiệu nữa: biểu tượng văn hóa.
Sự chăm chỉ và tài năng đưa Nguyễn Ngọc Ngạn từ một “ông giáo làng” đạo mạo lên thành nghệ sĩ lịch duyệt.
Ở tuổi 76, Nguyễn Ngọc Ngạn là một trong những MC gốc Việt lớn tuổi nhất vẫn còn tác nghiệp. Vốn là một nhà văn có sách bán chạy, ông gây chú ý khi bắt đầu cộng tác với Thúy Nga Productions, một trung tâm sản xuất âm nhạc ở Mỹ chuyên dàn dựng các chương trình biểu diễn hoành tráng, trong vai trò MC lần đầu tiên vào năm 1992. Ông nhanh chóng chiếm được tình cảm của khán giả và trở thành cái tên quen thuộc với hàng triệu người trong và ngoài nước nhờ phong thái điềm đạm, giọng nói và lối kể chuyện đầy sức lôi cuốn, và những màn ứng đối dí dỏm bên cạnh người đồng điều khiển chương trình Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Gần 30 năm trên sân khấu, Nguyễn Ngọc Ngạn dường như chưa bao giờ rời khỏi đỉnh cao sự nghiệp, vốn được xây dựng trên nền tảng vững chắc của mối quan hệ gắn bó với khán giả mà ông vun đắp. Đối với một thế hệ từng trải qua chiến tranh, ông là hiện thân cho những kinh nghiệm và kí ức của họ về quê hương mà nhiều người đã rời bỏ sau năm 1975 khi ông giới thiệu một ca khúc “nhạc vàng.” Đối với một thế hệ trẻ hơn sinh trưởng ngoài Việt Nam, ông là kho kiến thức dường như bất tận về văn hóa và lịch sử nhắc nhở họ về nguồn cội khi ông giải thích những phong tục ngày Tết hay truyền thống dân tộc. Còn với khán giả trong nước, ông là cầu nối giúp họ thấu hiểu tâm tư tình cảm của cộng đồng người Việt hải ngoại và mở ra cánh cửa dẫn vào một đời sống tinh thần phong phú hơn.
Nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn cảm thấy “khó nói” khi được hỏi thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp của ông là gì. Sự khiêm tốn của ông đôi khi khiến người đối thoại quên mất ông là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất ở cả trong nước lẫn hải ngoại. Ông luôn trung thành với hình ảnh “ông giáo làng” mà ông chọn theo đuổi (và rất đắc ý) khi mới bắt đầu sự nghiệp. Ông sống trong một ngôi nhà giản dị hai tầng cùng vợ và con trai trong một khu dân cư trung lưu nơi ông dọn đến từ năm 2000. Khi những show diễn kết thúc, ông khước từ sự náo nhiệt và hội hè của thế giới giải trí để dành thời gian đọc sách, xem phim và viết truyện.
“Người ta vẫn nói là họa sĩ thì học ở bảo tàng viện, thi sĩ thì học ở ca dao tục ngữ và Truyện Kiều, mình đang nói Việt Nam,” ông đúc kết bí quyết thành công của riêng mình. “Thì chú cũng thế thôi, chú cũng như bất cứ nhà văn nào khác, bất cứ người viết kịch nào khác. Cháu sáng tạo sự thực là mô phỏng. Cháu từ một cái có này cháu ra cái có khác chứ không phải chỉ có Thượng đế mới sáng tạo từ cái không thành có. Một người viết văn, một người viết kịch, một người làm MC thì phải học thôi cháu. Phải đọc nhiều, phải học nhiều, coi show, coi phim, coi báo chí. Nếu chú có được những thành tựu như cháu nói thì sự thực ra là sự chăm chỉ của chú thôi.”
Nguyễn Ngọc Ngạn dẫn tôi đi tham quan nơi mà sự chăm chỉ đã hun đúc nên con người ông hiện thời. Tầng hầm nhà ông được cải biến thành một thư viện nhỏ nơi những kệ sách che kín các bức tường từ sàn lên đến trần. Ông nói ông đã đọc hết tất cả những cuốn sách trên kệ và nhớ hết những gì ông đã đọc. “Chú không cần Google vì Google ở đây này,” ông nói và chỉ tay vào đầu. Tôi bật cười trước câu nói đùa, chợt vỡ lẽ sau vài phút kinh ngạc trước đó khi nghe ông thừa nhận “đến giờ này chú không hiểu Google là cái gì cả” và cũng không màng học cách sử dụng nó vì “bây giờ trễ rồi.” Với Nguyễn Ngọc Ngạn, đôi khi chẳng có ranh giới giữa sự hài hước và nghiêm túc.
Chăm chỉ thôi chưa đủ, tài năng độc đáo của Nguyễn Ngọc Ngạn chính là đòn bẩy đưa ông giáo làng đạo mạo lên thành nghệ sĩ lịch duyệt. Chất giọng trầm ấm có chiều sâu được ông sử dụng một cách hữu hiệu—ông kể nhiều hơn nói—để thu hút sự chú ý của khán giả trong khi óc khôi hài bén nhạy của ông khơi gợi tiếng cười từ những khoảnh khắc ngẫu nhiên nảy sinh trên sân khấu. Ông cũng linh hoạt thay đổi cách trò chuyện để phù hợp với những đối tượng khác nhau—người cùng dẫn chương trình, ca sĩ, nhạc sĩ, khách mời hay khán giả—nhưng vẫn duy trì sự nhất quán trong phong cách. Nói vắn tắt, ông sinh ra là để đứng trên sân khấu.
“Chú có một cái đặc biệt là đứng trước đám đông chú không mất bình tĩnh, chú rất là thản nhiên. Chú chỉ mất bình tĩnh khi rạp vắng người thôi,” ông nói. “Quay thu hình Paris By Night thường thường là thu 10 camera thì cháu thấy họ cứ nói xôn xao lắm, làm mình chia trí lắm. Cho nên có nhiều [MC] làm live show ngoài rất là hay mà vào quay lại bị khớp. Nhưng mà chú may quá ngay cả show đầu chú đã không khớp rồi. Trời cho đó.”
Nguyễn Ngọc Ngạn điều khiển chương trình bên cạnh MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên trong chương trình Paris By Night 129. (Ảnh chụp màn hình video YouTube của Thúy Nga Productions.) Ông nói ông thường không chuẩn bị quá nhiều cho những chương trình mà ông điều khiển, phần vì kiến thức đã có sẵn trong đầu nên có thể ứng biến gần như trong mọi tình huống và phần vì tập dượt bài bản có thể đánh mất sự tự nhiên. Nhưng không thể không có sự chuẩn bị vì công việc của người điều khiển chương trình thực chất là đánh lạc hướng sự chú ý của khán giả khỏi những hoạt động chuẩn bị sân khấu chuyển tiếp giữa các tiết mục. “Không phải cháu muốn nói nhiều hay muốn nói ít đều được mà phải tùy theo đạo diễn, tại vì người ta đổi cảnh thì cháu cứ phải nói cho đến khi nào người ta bấm đèn sân khấu đã sẵn sàng thì cháu mới được ngưng,” ông giải thích. “Có nghĩa là chú và cô Kỳ Duyên luôn luôn phải chuẩn bị sẵn nhiều vấn đề ở trong đầu lắm. Nhiều khi nhìn mãi mà không nhìn thấy họ bấm đèn thì cứ phải nói… Trong mấy chục năm khán giả không biết là chú với Kỳ Duyên đang câu giờ, họ tưởng là nói chuyện có soạn trước nhưng mà không phải.” “Sáng tạo sự thực là mô phỏng. Một người viết văn, một người viết kịch, một người làm MC thì phải học thôi. Phải đọc nhiều, phải học nhiều, coi show, coi phim, coi báo chí.” Nguyễn Ngọc Ngạn Nguyễn Ngọc Ngạn bác bỏ mọi nhận định cho rằng ông là linh hồn của Paris By Night. Ông xem sự thành công của show diễn là thành quả của cả một tập thể trong khi sự thành công của cá nhân một phần lớn là nhờ những cơ hội và sự hỗ trợ mà ông có được trong suốt sự nghiệp. Thực tế là ông ít quan tâm tới địa vị hay tầm quan trọng của chính mình. Làm người nổi tiếng không phải là mối bận tâm hàng đầu của ông. “Chú chỉ bận tâm là chú có để lại được cái gì về văn hóa hay không, đối với chú cái đó rất quan trọng,” ông nói. Câu trả lời là có. Các học giả đồng ý rằng ông đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa cho các thế hệ người Việt hải ngoại tìm cách hòa nhập vào đời sống ở đất nước họ chọn làm quê hương thứ hai. “Ông ấy đã sống một đời dày dạn và đã xác lập bản thân như một biểu tượng văn hóa thiết yếu trong thế giới truyền thông đại chúng Việt Nam,” Nhi Lieu, một học giả độc lập ở Mỹ từng viết sách về sự hình thành bản sắc người Mỹ gốc Việt thông qua văn hóa đại chúng, nhận định. “Tôi nghĩ sự xuất hiện của ông ấy trong những chương trình Paris By Night thực sự củng cố di sản của ông ấy là tiếng nói của người Việt hải ngoại.” Vinh Nguyen, phó giáo sư ngôn ngữ và văn chương Anh tại Đại học Waterloo, cho rằng nhắc đến văn hóa Việt Nam hải ngoại thì không thể không nhắc tới Nguyễn Ngọc Ngạn. Là một trong những người thuộc thế hệ trưởng thành bên ngoài Việt Nam, nhà nghiên cứu văn chương và văn hóa của người gốc Á hải ngoại này cho biết ngay từ khi ông định cư ở Canada vào năm 1991 ông đã bắt đầu xem các chương trình Paris By Night cùng với gia đình. Bản thân ông đã học được “những bài học quan trọng” về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ Nguyễn Ngọc Ngạn, vì “có điều gì đó rất gần gũi về hình tượng của ông ấy, rất đời thường và nhân văn.” “Nguyễn Ngọc Ngạn đã vun đắp biết bao niềm tự hào về văn hóa Việt Nam cho một thế hệ người tị nạn và con cái của họ,” ông nói. “Danh tiếng của ông ấy sẽ sống mãi—như một trong những người nổi tiếng đầu tiên của cộng đồng hải ngoại, như một người hết lòng vì văn hóa Việt Nam, như một biểu tượng cho sự kiên cường của con người—trong khi văn hóa Việt Nam tiếp tục phát triển và biến đổi.” Long T. Bui, nhà nghiên cứu về người Mỹ gốc Việt và văn hóa đại chúng tại Đại học California Irvine, so sánh Nguyễn Ngọc Ngạn với những nhân vật truyền hình trứ danh của Mỹ như Dick Clark và Arsenio Hall, với sự khác biệt là Nguyễn Ngọc Ngạn kể câu chuyện cụ thể của cộng đồng người Việt hải ngoại và nỗ lực vươn lên của họ. “Sẽ không bao giờ có người nào nữa giống như ông ấy,” ông nói. Thỉnh thoảng tôi nghĩ về sự kiên cường của Nguyễn Ngọc Ngạn và tự hỏi những biến cố trong cuộc đời đã định hình nhân cách của ông nhiều đến mức nào. Không phải ngẫu nhiên mà ông trở thành tiếng nói đại diện của người Việt hải ngoại vốn đa số là người tị nạn rời bỏ đất nước sau Chiến tranh Việt Nam. Bản thân ông cũng là một người tị nạn, cũng xây dựng lại cuộc đời từ hai bàn tay trắng của một thuyền nhân vượt biển, và cũng từng bị giam giữ trong những trại “học tập cải tạo” sau năm 1975 vì trước đó ông là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Khi người ta nghe Nguyễn Ngọc Ngạn nói, họ nghe thấy tiếng lòng của chính mính. “Trong gia đình năm anh em trai chú là người đầu tiên vượt biển thành công qua bên Malaysia. Cho nên khi vừa tới trại tị nạn đáng lẽ phải chờ để đi Mỹ, nhưng mà số người đi Mỹ đông quá phải chờ lâu nên chú đi Canada, thay vì chờ thêm sáu tháng nữa để đi Mỹ. Tại vì lúc đó chú nghĩ là chú phải đi làm ngay bởi vì nhà chú còn mấy anh em đi cải tạo chưa có người nào vượt biển, có mình chú đi đầu. Chú qua Vancouver rồi chú đi làm ngay để kiếm tiền,” ông kể. “Đầu tiên chú lên trên một hòn đảo, chú làm công việc lao động chân tay rất là nặng nhọc cho công ty xuất khẩu lúa mì. Lúa mì họ đổ trên máy rồi xay, xay xong rồi nó chạy xuống tàu của Liên Xô với Trung Cộng đậu ngoài hải cảng, chú chỉ có điều khiển máy thôi. Công việc rất là bụi bặm. Chú cắm đầu cắm cổ đi làm liền, chú làm năm năm liên tiếp. Trong khi chú làm cái đó chú bắt đầu viết văn. Tất cả những cuốn truyện đầu tiên chú viết ở đó, rồi cuốn sách tiếng Anh [The Will of Heaven] chú cũng viết ở đó. Sau năm năm cái hãng đó đóng cửa, chú mới về Toronto này. Về Toronto một thời gian thì Bùi Bảo Trúc bên đài VOA, là người bạn cũ của chú ở Đại học Văn khoa ngày xưa, kêu chú chuẩn bị sang đài VOA làm đi. Sau chú lại bỏ cuộc không có ý định đó vì bên Thúy Nga đã kêu chú.” Nguyễn Ngọc Ngạn nói ông từng rơi nước mắt trên sân khấu khi xem lại những khoảnh khắc di tản hỗn loạn trong ngày Sài Gòn sụp đổ khi ông dẫn chương trình kỉ niệm 20 năm và 30 năm sự kiện này. Có lúc sự xúc động biến thành nỗi đau quặn thắt khi ông nhớ về cuộc vượt biên năm 1978 của chính mình. “Chính chú bị đắm tàu. Tàu của chú 161 người chết trong đó có vợ con chú. Nhìn thấy những cái tàu ở trên biển khi chiếu lại trong cuốn ‘Tôi là người Việt Nam’ chú đã thấy xúc động rồi, nhiều khi chú phải quay mặt đi không dám nhìn. Nó nhắc lại chú những cái cảnh hãi hùng và những cái cảnh chết chóc của 43 năm về trước,” ông nói. “Lúc mà chú rơi xuống biển thì chú biết mình sắp chết rồi, trăm phần trăm. Trong một hai phút lóp ngóp ở trong biển, chú chỉ có đọc kinh và cầu nguyện thôi, lúc đó không còn nghĩ gì nữa, thôi đến giờ mình qua đời rồi thì mình cầu nguyện. Nhân cháu hỏi thì chú nói, niềm tin tôn giáo đôi khi giúp mình mãnh liệt lắm, những lúc mình tuyệt vọng,” ông trả lời câu hỏi về vai trò của niềm tin tôn giáo trong cuộc đời sau khi tôi lưu ý rằng trong nhà ông trưng bày nhiều hình tượng Kitô giáo. Sự cởi mở của ông làm tôi ngạc nhiên. Tôi đã không nghĩ rằng ông có thể sẵn lòng chia sẻ thêm bất cứ điều gì khác mà công chúng đã biết về bi kịch của cá nhân ông. “Người Công giáo luôn luôn có câu: Mọi sự trên đời này đều do Chúa định. Vì tin như vậy cho nên chú vẫn cho đó là một sự sắp đặt của Thượng đế nên chú không oán trách hay bận tâm hay tuyệt vọng. Dĩ nhiên nó rất là buồn là vì người thân của mình mất trước mặt mình. Nhưng mà làm sao được cháu khi mà trời định như vậy. Con chú mất lúc đó là bốn tuổi mấy. Nó sinh ra năm 74 thì 75 chú đi cải tạo, tức là ba năm không gặp con. Vừa mới về được mấy tháng là vượt biển thì nó mất. Bà xã chú cũng vậy. Chú lấy bà xã đầu được tám năm. Tám năm thì năm năm ở trong quân đội, ba năm ở trại cải tạo, coi như gần nhau chỉ có khoảng một năm thôi. Cái thời chiến nó như vậy cháu, rất nhiều người thời chiến như thế, thì mình nghĩ đó là cái mệnh chung của đất nước chứ không phải là riêng của mình.”
Một bức tranh là quà do người hâm mộ tặng được Nguyễn Ngọc Ngạn treo trong nhà bếp của ông, ở Toronto, Canada, ngày 9 tháng 11, 2021. Định mệnh buộc Nguyễn Ngọc Ngạn phải rời bỏ quê hương nhưng quê hương chưa bao giờ rời bỏ Nguyễn Ngọc Ngạn. Hay đúng hơn, ông chưa bao giờ để cho điều đó xảy ra vì ông luôn nặng lòng với đất nước và dân tộc. Cuốn tự truyện “The Will of Heaven,” được nói là cuốn sách bằng tiếng Anh đầu tiên của một thuyền nhân người Việt xuất bản ở Mỹ, là mảng kí ức về quãng đời của ông ở Việt Nam khi ông còn đi học, nhập ngũ, đi tù cải tạo, và vượt biển. Trong những năm 1980, ông sáng tác nhiều tác phẩm mang đậm màu sắc chính trị và thời cuộc, chỉ trích mạnh mẽ chế độ cộng sản ở quê hương, từ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cho tới nền kinh tế tập trung thời bao cấp cũng như tình trạng tham nhũng và đàn áp nhân quyền. Nhưng cái nhìn của ông về đất nước biến chuyển, khi Việt Nam tiến hành cải cách và chuyển sang nền kinh tế thị trường, điều mà ông nói là “đáng mừng.” “Những truyện về sau chú viết thì chú cũng không có đả kích trong nước nhiều bởi vì họ đã đổi mới rồi mặc dầu cái danh nghĩa của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn. Điều 4 Hiến pháp nói rằng Đảng Cộng sản là đảng duy nhất lãnh đạo thì cái đó là chuyện họ bảo vệ đảng của họ, nó là một nước tư bản độc đảng thôi, chứ còn bản chất của nó bây giờ là một nước tư bản,” ông nói. “Chú có thể không bằng lòng với chế độ chính trị của Việt Nam nhưng mà vấn đề chống ngoại xâm luôn luôn là mình phải đồng lòng với đất nước.” Nguyễn Ngọc Ngạn Tôi nhắc ông về một khoảnh khắc hồi năm 2014 khi ông trở thành một nhà hùng biện trong vài phút ngắn ngủi. Vài tuần sau khi Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tình hình trong nước sôi sục, ông đứng một mình giữa sân khấu Paris By Night, cất cao giọng hơn bình thường, và phát biểu một cách hùng hồn về sự vĩnh cửu của đất nước và dân tộc. Lời ông nói nghe như một bài diễn thuyết của một chính khách đang khuấy động tinh thần của quần chúng. Đó là những giây phút mà tiếng nói của ông vang vọng nhất trong khán phòng, và có lẽ còn xa hơn nữa. “Chú quan niệm rất rõ mình ở hải ngoại, mình chỉ có thể yểm trợ và vận động quốc tế thôi chứ mình không có làm gì được cho người trong nước. Người trong nước phải đối diện với cuộc chiến,” ông chia sẻ. “Lúc đó, chú muốn lên tiếng nói nếu xảy ra cuộc chiến, cách này hay cách khác, thì người trong nước hiểu rằng khối người hải ngoại này tuy xa quê hương nhưng vẫn một lòng trong vấn đề chống ngoại xâm. Chú có thể không bằng lòng với chế độ chính trị của Việt Nam nhưng mà vấn đề chống ngoại xâm luôn luôn là mình phải đồng lòng với đất nước. Đó là cái ý của chú khi chú phát biểu điều đó.” Tha thiết với quê hương nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn chưa từng trở về Việt Nam—và có lẽ không bao giờ. Đó là một trong những sự đối lập nổi bật nhất của ông và dường như ông không giằng xé gì về mâu thuẫn này, ít nhất là trong cách ông mô tả quyết định của mình. Ông có những nguyên tắc, và vì những nguyên tắc này, ông sẵn sàng nói không. “Người ta đề nghị trả chú một số tiền khá lớn để về đi một cái tour ở Việt Nam,” ông kể. “Một người bầu show [ở Mỹ] chuyển một lời đề nghị từ Việt Nam qua cho chú phải nói là khá lớn, nói là nếu mà ông Ngạn nhận lời đi chuyến lưu diễn này thì ông có thể nghỉ hưu khỏi phải đi show nữa. Chuyện này cách đây khoảng 10 năm rồi. Nhưng chú nói không ngay. Chú nói, ‘Tôi chưa nghĩ đến chuyện đó.’” Quyết định không trở về nước của ông luôn là một bí ẩn gây tò mò, nhất là khi ngày càng nhiều nghệ sĩ hải ngoại trở về để tìm kiếm những cơ hội phát triển sự nghiệp bên cạnh những lý do cá nhân khác. Nguyễn Ngọc Ngạn hài lòng với những gì mình có và không tiếc những gì lẽ ra ông có thể có. Ông tự tách mình khỏi những trào lưu thời cuộc như dòng nước tuôn chảy không ngừng. Ông nép mình vào một góc tĩnh lặng, một thế giới mà ông đã kiến tạo cho riêng mình, để ôm ấp những kí ức như những báu vật thời gian vô giá và bất khả xâm phạm, như thể vẻ đẹp thật sự của chúng chỉ hiển lộ dưới ánh sáng của thời quá vãng. Với Nguyễn Ngọc Ngạn, quê hương là hoài niệm. “Chú rất muốn về thăm quê, tại vì chú có trí nhớ tốt mà nó cũng làm hại chú,” ông nói. “Chú ra đi [vào miền Nam] là 9 tuổi mà cái hình ảnh quê hương vẫn còn nguyên, xóm làng vẫn còn nguyên. Nhưng mà chú nghe những người thân thuộc của chú về quê của chú sang đây kể lại thì nói là, ông Ngạn ơi ông về giờ ông không nhận ra đâu, nó không còn là lũy tre làng, không còn là con đê sông Hồng như ngày xưa nữa đâu. Tại vì cái vùng của chú ngày xưa là Sơn Tây nhưng bây giờ nó thành ngoại ô của Hà Nội rồi, thành thử không nhận ra nữa đâu. Thì thôi để chú cứ giữ cái hình ảnh đẹp đó trong đầu cũng được rồi cháu.” Tôi đưa ra một giả thuyết cho Nguyễn Ngọc Ngạn: Có phải bi kịch cá nhân của chú đã vạch ra một lằn ranh đỏ để chú không bao giờ vượt qua? “Cháu hỏi thì chú phải nói thật, lúc đầu thì là như thế khi chú ra đi. Trong cái hoàn cảnh đó thì cái lằn ranh rất là rõ… Bây giờ Việt Nam từ sau khi đổi sang cơ chế thị trường thì nó giống như Việt Nam Cộng Hòa trước năm 75, chú nghĩ là hận thù của tất cả những người bỏ nước ra đi giống như chú đã giảm đi. Cho nên cái lằn ranh đối với chú, nó cũng giảm đi. Nó còn ở đó, nhưng nó không còn gay gắt như là thủa ban đầu,” ông chia sẻ. “Từ khoảng năm 2000 thì bắt đầu có bầu show trong nước mời chú về, nhưng mà lúc đó nó còn mới quá nên chú cũng không nghĩ đến chuyện về. Bây giờ thì chú đã già quá rồi nên chú lại càng ngại về.”
Nguyễn Ngọc Ngạn trong thư viện tại nhà riêng ở Toronto, Canada, ngày 9 tháng 11, 2021. Ông nói ông đã đọc hết tất cả những cuốn sách trên kệ và nhớ hết những gì ông đã đọc. Khi tôi nghĩ về cuộc hẹn đầu tiên với Nguyễn Ngọc Ngạn, tôi không chắc có bất cứ điều gì tôi đã làm có thể giúp tôi chuẩn bị cho những điều ngạc nhiên mà tôi sẽ gặp phải. Tôi không biết là ông sẽ mở cửa nhà cho tôi trước khi tôi kịp gõ cửa hay bấm chuông (ông nói ông bắt đầu đợi tôi đến từ khá lâu trước giờ hẹn). Tôi không thể không phá lên cười khi ông đưa ra một thí dụ minh họa sự khôi hài kiểu Mỹ bằng giọng điệu và vẻ mặt rất nghiêm túc. Đôi lúc tôi ngập ngừng khi yêu cầu ông chia sẻ những suy nghĩ rất riêng tư về những biến cố trong cuộc đời, ông đáp ứng bằng những câu trả lời rành rọt, thẳng thắn và chân thành. Trò chuyện với ông giống như đọc một cuốn sách với một bảng chú dẫn chi tiết để tra cứu những điểm mục còn chưa tường tận, và cuốn sách đó luôn mở. Sự cởi mở của ông bao hàm cả vấn đề tuổi tác. Ông không ngại nói về nó và gánh nặng của nó đối với sức khỏe của mình. Làm việc trong lĩnh vực mà nhiều người đua nhau níu giữ sự trẻ trung để duy trì hình ảnh trước công chúng, ông làm bạn với tuổi tác một cách tự nhiên, dù mái tóc đen dày của ông khó có thể cho biết là ông đã ở nửa sau của độ tuổi 70. Nhưng tuổi tác không phải lúc nào cũng là người bạn tốt nhất với chúng ta, kể cả với Nguyễn Ngọc Ngạn. “Chú 76 tuổi thì sức khỏe nó suy yếu, tại vì chú có cái bệnh căn bản là máu cao, tiểu đường, cholesterol. Chú bị mấy cái bệnh đó lâu rồi,” ông nói. Sức khỏe suy yếu là nguyên nhân sâu xa đưa tới quyết định về hưu, ông nói. Trong lúc chuẩn bị cho chương trình Paris By Night thu hình ở Singapore cuối năm 2019, ông phải nhập viện cấp cứu vì bị ngộp thở. “Năm trước thì chú đã bị cấp cứu vì máu ra ở mũi tại bên California rồi, bây giờ lại bị thêm một lần nữa, cho nên là chú có ý định về hưu trong lúc chú nằm nhà thương Singapore, nhưng mà chú không nói với ai. Chú chỉ nói riêng với cô Thủy là giám đốc Thúy Nga thôi,” ông kể. Ông chính thức loan báo ông sẽ về hưu trong một show diễn vào tháng 8 năm nay trong một quyết định mà ông nói là đột ngột, với “lý do gần là tại chú ngại đi máy bay quá” do những quy định nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19. Marie Tô Ngọc Thủy, giám đốc điều hành của Thúy Nga Productions, nói bà ước muốn tổ chức một chương trình “thật lớn” vào năm 2022 tại Las Vegas—và một chương trình nữa ở Thái Lan cho khán giả từ Việt Nam dễ dàng sang tham dự—để tôn vinh MC hàng đầu của trung tâm cho lần cuối cùng ông đứng trên khấu và để đánh dấu 30 năm ông nắm giữ vai trò này. Nhưng trở ngại lớn nhất là những diễn biến khó lường của đại dịch có thể làm đảo lộn hoặc trì hoãn mọi hoạch định vào thời điểm này. Sự chắc chắn duy nhất là sự không chắc chắn về mọi thứ, ngoại trừ việc Nguyễn Ngọc Ngạn sẽ giã từ sân khấu. Ai sẽ thay thế ông? Bà Thủy nói “chắc chắn sẽ có sự thay đổi” và những phương án được bà cân nhắc bao gồm mời MC từ Việt Nam hoặc tổ chức một cuộc thi tuyển lựa MC tại Mỹ. “Nhưng mà tuyển lựa MC thì thật sự vấn đề là mình lên một cuốn có thể hay nhưng mà làm sao từ cuốn này qua cuốn kia mình vẫn còn tư liệu để nói và vẫn còn sự duyên dáng và thu hút như chú Ngạn. Chuyện đó không phải dễ,” bà nói thêm. “Người nghệ sĩ như chú nợ khán giả về ân tình, nợ nhiều nhất là về ân tình… Cho nên sân khấu có thể chú không nhớ nhưng mà chú nhớ khán giả.” Nguyễn Ngọc Ngạn Về phần mình, Nguyễn Ngọc Ngạn nói ông vui là cuối cùng có thể rời xa ánh đèn sân khấu. Ông so sánh một cách hài hước quyết định về hưu với việc trả hết khoản tiền nợ vay ngân hàng để mua nhà sau hàng chục năm làm lụng vất vả. Sự ra đi càng nhẹ nhõm vì ông “không vấp ngã trong vấn đề tình cảm” trong suốt sự nghiệp của mình, ông nói. Nhưng có một món nợ mà có thể ông sẽ không trả hết được. “Người nghệ sĩ như chú nợ khán giả về ân tình, nợ nhiều nhất là về ân tình,” ông nói khi được hỏi ông còn vấn vương điều gì không sau khi giã từ sân khấu. “Gặp người ta chào, người ta bắt tay, có khi người ta gửi tặng cho chú cuốn sách, có khi người ta gửi tặng cho chú một món quà nho nhỏ. Nó là một cái kỉ niệm là lúc nào chú cũng nhớ. Cho nên sân khấu có thể chú không nhớ nhưng mà chú nhớ khán giả. Đó là điều chắc chắn đối với chú.” Đó không phải sáo ngữ của một nghệ sĩ khéo lấy lòng khán giả. Trong nhà bếp nơi tôi trò chuyện với ông treo một bức tranh trừu tượng một người phụ nữ gảy đàn, một chiếc đồng hồ với ảnh chụp hai vợ chồng ông giữa mặt số, và một bảng gỗ trang trí viết tên ông bằng chữ Hán—tất cả đều là quà mà người hâm mộ gửi tặng. Ông sống giữa lòng thương mến của khán giả theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Nguyễn Ngọc Ngạn trước show diễn Paris By Night 132 tại Pechanga Resort Casino, Temecula, California, ngày 12 tháng 12, 2021. Ông nói đây là lần cuối cùng ông giữ vai trò MC cho chương trình ca nhạc mừng Tết. Nguyễn Ngọc Ngạn rồi sẽ có những ngày tháng vui hưởng tuổi già, nhưng ngay lúc này ông vẫn day dứt với những nỗi phiền muộn không thể tránh khỏi. Cuộc đời vẫn đang nhắc nhở ông về những được-mất vô thường và đôi khi tàn nhẫn. Trong gần hai năm qua ông đã mất đi những người bạn trong giới văn nghệ mà ông trân quý vì COVID-19 hoặc vì những lý do khác. Ông liệt kê từng người theo thứ tự thời gian với sự chính xác gần như tuyệt đối, như thể trí nhớ của ông không cho phép ông quên những sự ra đi đau buồn này. Nói theo cách của ông, ông “bị hại” vì có trí nhớ tốt. “Trong các nhạc sĩ thì chú gần gũi và thân nhất là nhạc sĩ Lam Phương. Những buổi nói chuyện với nhạc sĩ Lam Phương chú rất trân trọng và rất là nhớ,” ông nói. “Sau khi nhạc sĩ Lam Phương mất thì chú rất là nhớ nhạc sĩ Lam Phương, chú có viết một bài ‘Lam Phương và những cuộc tình vây quanh’ chú có đọc trên YouTube.” Gần đây Nguyễn Ngọc Ngạn xem lại những vở kịch mà ông từng viết, điều mà trước giờ ông ít khi làm. Không phải vì ông rảnh rỗi hơn trước mà vì ông muốn tìm lại những hồi ức thân thương với những “đệ tử” của ông trong ban hài kịch của Thúy Nga. Sự ngậm ngùi có lẽ nhiều hơn những nụ cười vì hai người trong số họ qua đời cách nhau chỉ vài tháng. “Sốc nhất là Chí Tài và Phi Nhung,” ông nói, nhắc tới cây hài trứ danh cộng tác với ông nhiều nhất và nữ ca sĩ nổi tiếng được ông mời đóng ba lần đều để lại ấn tượng sâu đậm. Nguyễn Ngọc Ngạn là con người của lý tính hơn là cảm tính. Ngay cả trong những khoảnh khắc dễ xúc động nhất, ông gói ghém cảm xúc của mình bằng ngôn từ và sự mạch lạc của dòng suy tưởng. Vẻ thâm trầm đôi lúc ưu tư gần như là biểu cảm chủ đạo của ông trong phần lớn cuộc trò chuyện. Cũng có thể ông dằn lại cảm xúc của mình giống như ông nói ông “phải dằn lại” sự bực bội khi nhìn thấy những video với tựa đề giật gân trên YouTube, một số đăng lại những truyện mà ông viết. Ông như một mặt hồ bình lặng, đôi khi có những gợn sóng nhưng tan biến trong tích tắc. Thế nên tôi có phần bất ngờ với thần thái của ông khi tôi hỏi ông muốn mình được nhớ tới như thế nào. “Hiện bây giờ chú gặp người ta thì chú có cái vừa vui vừa buồn là có nhiều người gặp chú chỉ nhớ truyện ma thôi, nhất là trong nước,” ông nói, gương mặt giãn ra một nụ cười biểu lộ sự khó hiểu pha lẫn hài hước trước một thực tế trớ trêu. “Chú bảo thôi chết rồi hỏng rồi, tại sao mà mình làm bao nhiêu việc khác người ta không nhắc mà người ta cứ nhắc truyện ma là thế nào!” Tôi giải thích rất nhiều người trẻ hứng thú với những truyện ma ông viết, mà cũng rất có thể họ biết đến ông đầu tiên thông qua những tác phẩm này. Đó là lý do vì sao ông vẫn duy trì sự lôi cuốn qua nhiều thế hệ khán giả và xác lập một vị thế vững vàng trong văn hóa đại chúng. Một Stephen King của Việt Nam. (Stephen King là nhà văn Mỹ nổi tiếng với thể loại truyện kinh dị mà ông rất thích.) Không mất nhiều thời gian để thuyết phục Nguyễn Ngọc Ngạn đồng ý rằng truyện ma cũng là một dấu ấn để các thế hệ trẻ nhớ đến ông. “Cái thời mà băng cassette của chú về truyện ma trong nước là đến chín mười bài báo Công an họ lên tiếng phàn nàn, họ chống đối dữ dội lắm. Họ nói là ai cho phép phát hành truyện ma mà làm con tôi ban đêm không dám ngủ?” ông phì cười nhớ lại. Chú có sợ những truyện ma mà chú viết không, tôi hỏi. “Không, tại vì có ma đâu mà chú sợ,” ông trả lời tỉnh bơ khiến tôi không nhịn được cười. “Nếu chú gặp ma thì chú đã sợ không viết được.”
Nguyễn Ngọc Ngạn trò chuyện với khán giả bên ngoài nhà hát sau show diễn Paris By Night 132 tại Pechanga Resort Casino, Temecula, California, ngày 12 tháng 12, 2021. Điện thoại của tôi rung lên lúc 10 giờ 50 phút tối. Một tin nhắn vừa đến. “Cam on chau,” Nguyễn Ngọc Ngạn viết, hồi đáp tin nhắn tôi gửi trước đó chúc mừng ông hoàn thành một show diễn dài và cảm ơn ông đã dành chút thời gian cho tôi chụp hình dù ông rất bận rộn. Đó là show thu hình có khán giả đầu tiên của Paris By Night đánh dấu sự quay trở lại chính thức sau hai năm đình trệ vì COVID-19. Đó cũng là chương trình mừng Tết cuối cùng mà ông tham dự trong vai trò MC, ông nói. Ông trở lại để loan báo quyết định về hưu của mình một lần nữa. Lần đầu tiên chứng kiến trực tiếp Nguyễn Ngọc Ngạn điều khiển chương trình trong một hí viện chật kín khán giả, tôi nhận ra ông không có tuổi trên sân khấu. Giọng nói truyền cảm của ông vẫn thu hút sự chú ý vì chỉ có ông mới có thể kể những câu chuyện và giai thoại một cách lôi cuốn. Sự khôi hài ý vị của ông vẫn khơi ra những tràng cười hoan khoái vì chỉ có ông mới có thể tự châm biếm mình như vậy. Và chỉ có ông, bằng tất cả vốn hiểu biết và tấm lòng của một người luôn hướng về quê hương, mới có thể nuôi dưỡng sự trân trọng lâu bền đối với văn hóa của dân tộc qua nhiều thế hệ người Việt ở hải ngoại lẫn trong nước. Ông vẫn làm những việc mà ông làm tốt nhất trên sân khấu và khán giả vẫn tán dương ông về điều đó. Nhà văn và triết gia người Anh John Ruskin nói “phép thử đầu tiên của một vĩ nhân thực sự là sự khiêm cung của người đó.” Nguyễn Ngọc Ngạn không thiếu sự khiêm cung và ông chắc chắn không xem mình là một vĩ nhân. Ông không mấy quan tâm tới địa vị ngôi sao của mình. Ông hạ giảm tầm quan trọng của những thành tựu của chính mình và ngại ngùng khi tôi xin chụp hình ông đứng trước những kệ sách trong thư viện cá nhân của ông vì sợ bị xem là giả tạo. Ông luôn trả lời mọi tin nhắn và cuộc gọi điện thoại của tôi và gần như luôn kết thúc bằng lời cảm ơn. Sự ân cần và sẵn lòng của ông khiến tôi kinh ngạc. Có một chú Ngạn nơi Nguyễn Ngọc Ngạn, bình dị và đôn hậu, trong cuộc sống riêng tư cũng như dưới ánh đèn sân khấu. Nguyễn Ngọc Ngạn nói ông thích nhất ca khúc “Người về” của nhạc sĩ Phạm Duy nói về tâm tình của một người chiến sĩ trở về quê nhà sau những năm chinh chiến. Ca từ và giai điệu da diết khiến tôi không thể không liên tưởng đến ông như một “người về”—về từ trại học tập cải tạo, về từ những khoảnh khắc cận kề cái chết, về lại Việt Nam trong tâm tưởng và nỗi nhớ niềm thương khôn nguôi qua công việc mà ông theo đuổi gần suốt cả đời. Tôi nghĩ về một thế hệ những “người về” như Nguyễn Ngọc Ngạn. Chúng ta nhớ đến họ vì những gì họ đã trải qua, những gì họ đã chia sẻ và để lại cho những thế hệ sau này. Họ nhắc nhở chúng ta về quá khứ để chúng ta thấu hiểu hiện tại và định hướng tương lai. Họ là một phần của lịch sử, không thể xóa bỏ hay thay thế. Nguyễn Ngọc Ngạn là tiếng vọng trường tồn của thế hệ đó. Hoàng Long / VOA
Chụp lại hình ảnh,Tiêm chủng: hình chụp 28/4 ở Hải Dương
Tính từ 27/4 đến 27/11/2021, đợt dịch Covid-19 đã khiến Việt Nam có thêm gần 1.175.000 ca nhiễm với 24.257 ca tử vong, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, an sinh xã hội.
Sau chiến dịch phủ vaccine và các điều chỉnh chính sách, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong ba tháng cuối năm.
Nhưng liệu kinh tế Việt Nam đang trở lại mạnh mẽ với đà tăng trưởng bền vững hay không, là điều không ai dám đoán chắc.
Việt Nam đón chào năm 2021 với tin tăng trưởng GDP cả năm 2020 chỉ đạt 2,91%, thấp nhất trong một thập niên 2011-2020 chủ yếu do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Cụ thể, thống kê chính thức cho biết quý 1 năm 2020 GDP tăng 3,68%; quý 2 tăng 0,39%; quý 3 tăng 2,69%; quý 4 tăng 4,48%.
Dù vậy, kết quả này khi đó vẫn đưa Việt Nam có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Lạc quan mấy tháng đầu năm
Ngày 15/1, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản thứ nhất, tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98%. Kịch bản 2 là tăng trưởng 6,46%.
Đánh giá này tương đồng sự lạc quan khi đó của các tổ chức quốc tế. Cụ thể, cuối năm 2020, World Bank dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,8% GDP trong năm 2021. ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng năm 2021 là 6,1%. Ngân hàng HSBC dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt mức 2,6% và được kỳ vọng sẽ đạt mức 8,1% trong năm 2021. Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 1,9% trong năm 2020 và 11,2% vào năm 2021.
Chụp lại hình ảnh,Việt Nam chính thức có sự chuyển giao lãnh đạo sau kết quả của Đại hội Đảng XIII tháng Giêng.
Trong tháng Tư, Việt Nam chính thức có sự chuyển giao lãnh đạo sau kết quả của Đại hội Đảng XIII tháng Giêng. Sau 2 năm rưỡi kiêm chức vị trí Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng, người đã tái cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ lịch sử lần ba, đã chính thức chuyển giao chức Chủ tịch nước cho ông Nguyễn Xuân Phúc. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trở thành Chủ tịch Quốc hội và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính chính thức trở thành tân Thủ tướng Chính phủ ngày 5/4.
Phản ánh sự lạc quan đang tiếp tục, ADB, ngày 28/4 ra báo cáo dự đoán tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi lên 6,7% trong năm nay bất chấp sự bùng phát trở lại gần đây của đại dịch Covid-19 ở các nước lân cận và tăng lên 7,0% vào năm 2022.
Cùng thời gian, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố kết quả đánh giá chỉ số môi trường kinh doanh (Business Climate Index – BCI) quý 1-2021, với 61% dự đoán kinh tế sẽ ổn định và cải thiện trong quý 2.
Delta đảo ngược tất cả
Nhưng biến thể Delta – biến chủng của virus SARS-CoV-2, được thế giới phát hiện lần đầu ở Ấn Độ tháng 12/2020 – chuẩn bị đảo ngược tình hình ở Việt Nam.
Chụp lại hình ảnh,Một góc phố cổ Hà Nội vắng lặng do hàng quán phải đóng cửa vì dịch Covid-19
Biên niên sử Việt Nam xem đây là đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, bắt đầu từ ngày 27/4/2021, tấn công vào khu kinh tế trọng tâm phía Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội,…), các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,…) và lan ra các tỉnh trên toàn quốc.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 ban đầu có vẻ được kiểm soát, khi tổng sản phẩm trong nước ( GDP) quý 2/2021 ước tính tăng 6,61%. Tính chung, GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020.
Con số GDP này khi đó đã gây ngạc nhiên cho giới quan sát. Tuy vậy, khi đi vào chi tiết, có thể thấy diễn biến phức tạp.
Trong sáu tháng đầu năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt 93.200, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng ngược lại, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể lên tới 70.200 doanh nghiệp, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ trước kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2021.
Tổn thương nặng nề
Đặc biệt, dịch Covid-19 hoành hành tại miền Đông, Tây Nam bộ và TPHCM đã khiến Việt Nam tổn thương nặng nề từ mùa hè 2021.
Chụp lại hình ảnh,TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh kề cận đứng trước một đợt bùng phát với các ổ dịch Covid-19 có số lượng và mức độ lây nhiễm đáng quan ngại
Từ tháng Bảy, bắt đầu có những tranh luận về biện pháp chống dịch và sức chịu đựng của doanh nghiệp.
Chỉ hơn một tuần áp dụng quy định “3 tại chỗ”, nhiều doanh nghiệp đã than phiền sẽ “hụt hơi” nếu kéo dài. Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện phương án 3 tại chỗ thì cứ 7 ngày phải xét nghiệm 1 lần, nhưng nếu doanh nghiệp có đơn hàng lớn và duy trì lượng công nhân nhiều để đảm bảo sản xuất, chi phí sẽ đội lên cao.
Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội có vẻ không còn nhiều hiệu quả. TPHCM bắt đầu giãn cách xã hội từ ngày 31/5 theo Chỉ thị 15 của Chính phủ, rồi Chỉ thị 16 từ 9/7, kéo dài thời gian giãn cách đến ngày 1/8 rồi đến ngày 15/8 với biện pháp mạnh hơn (Chỉ thị 16+). Nhưng độ lây nhiễm vẫn tăng mỗi ngày lên mức kỷ lục.
Chụp lại hình ảnh,Quân đội đã được huy động vào hỗ trợ kiểm soát dịch Covid-19 trên nhiều địa bàn tại TP Hồ Chí Minh và miền Nam Việt Nam
Từ cuối tháng Tám, quân đội bắt đầu được chi viện vào TPHCM và miền Nam để giúp kiểm soát dịch. Số liệu cuối tháng Chín cho hay các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ, quân y đã chi viện tăng cường cho TPHCM 135.000 cán bộ, chiến sĩ.
Sau này, hôm 12/10, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhớ lại: “Dù lúc đó thành phố có những lúc đưa ra chỉ tiêu xét nghiệm 500.000 mẫu/ngày, huy động hết lực lượng nhưng trả kết quả chỉ vài chục ngàn mẫu. Quyết định giãn cách để xét nghiệm phát hiện ca nhiễm ngăn chặn kịp thời nhưng lúc đó “vũ khí chiến đấu” không phù hợp.”
Đến cuối tháng 8, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ nói từ tháng 6 đến 8/2021, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã có trên 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, và doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động của vùng ĐBSCL lên đến gần 90%.
Chụp lại hình ảnh,Người dân chấp hành lệnh gia hạn đóng tạm thời các cửa hàng ăn uống và một số dịch vụ khác tại Hà Nội vừa được giới chức thành phố ban hành vào cuối tháng Năm 2021
Một tuần sau, Ngân hàng Thế giới (World Bank) duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 4,8% trong năm nay.
Ngày 29/9 Việt Nam công bố tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nói: “Tăng trưởng âm một vài phần trăm là điều có thể, nhưng âm sâu tới 6,17% thì ít ai nghĩ đến.”
Vào lúc này, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói một doanh nghiệp điển hình chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục.
Chụp lại hình ảnh,Chống Covid-19, Việt Nam phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
Đề nghị mở cửa
Trong lúc vô vàn khó khăn, giới doanh nghiệp tăng kêu gọi Việt Nam mở cửa lại nền kinh tế, công bố kịch bản, tiêu chí sống chung với Covid-19.
Một doanh nhân, Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco), cho rằng “sống chung với Covid” còn là cho phép các doanh nghiệp chủ động chống dịch và tự chịu trách nhiệm nếu để dịch lây lan ra cộng đồng.
Ngày 23/9, trong động thái quan trọng, chính phủ Việt Nam ghi nhận việc “cần có biện pháp, bước đi phù hợp để “thích ứng an toàn, linh hoạt” hoặc “sống chung” với dịch bệnh”.
Họp trực tuyến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ngày 30/9, Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN nhấn mạnh họ mong Việt Nam mở cửa lại nền kinh tế, rằng khôg có khoản trợ cấp hoặc giảm thuế nào quan trọng bằng việc cho phép mở cửa trở lại sâu rộng và bền vững.
Chụp lại hình ảnh,Một số tỉnh thành tại Việt Nam bắt đầu mở cửa để đón các chuyến bay quốc nội
Từng bước mở cửa
Việt Nam, trong tháng 10, tuyên bố cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và từng bước mở cửa nền kinh tế, tuy dự báo của chính phủ ngày 12/10 thừa nhận dự kiến tăng trưởng cả năm nay sẽ ở mức 3-3,5%.
World Bank, ngày 13/10, dự đoán GDP của Việt Nam năm nay ước tính tăng trưởng 2-2,5%, thấp hơn đáng kể so với dự báo 4,8% công bố hồi tháng 9.
Chụp lại hình ảnh,TP HCM nới lỏng giãn cách sau 4 tháng phong toả nghiêm ngặt.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 10 là 8.233 doanh nghiệp, tiệm cận với con số 8.740 doanh nghiệp gia nhập thị trường trong tháng 7/2021, thời điểm trước khi việc giãn cách xã hội được thực hiện trên diện rộng.
Báo cáo trước Quốc hội ngày 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói: “Tình hình kinh tế xã hội tháng 10 chuyển biến tích cực và có nhiều điểm khởi sắc hơn so với tháng trước. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Dư nợ tín dụng 10 tháng tăng trên 8,7%; tỷ giá, lãi suất ổn định, dự trữ ngoại hối được củng cố.”
Lạc quan thận trọng
Đến cuối tháng 11, Việt Nam đã ở nhóm các quốc gia có độ phủ vaccine phòng Covid-19 đạt mức tương đối cao: 69%.
Tình hình kinh tế tiếp tục được cải thiện. Chỉ số sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đều ghi nhận tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục 31,9 tỷ USD, giúp thặng dư cán cân thương mại được duy trì tháng thứ hai liên tiếp, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký phục hồi sau khi giảm trong tháng 10.
Lạm phát tăng nhẹ do giá nhiên liệu tăng, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng ngoài lương thực, thực phẩm trong nước đang phục hồi và chi phí logistics tăng, trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức ổn định, cung cấp thanh khoản dồi dào để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Chính phủ tiếp tục chính sách tài khóa thắt chặt và cân đối ngân sách tiếp tục có thêm một tháng thặng dư nhờ thu ngân sách tăng.
Với việc biến thể mới Omicron đang bắt đầu đe dọa thế giới, Việt Nam lo ngại nền kinh tế đang bước đầu hồi phục lại sẽ chịu nhiều rủi ro.
Ông Trần Tuấn Anh – Trưởng ban Kinh tế Trung ương – nói vào ngày 6/12: “Ước tính GDP của Việt Nam năm 2021 chỉ ước đạt 2-2,5%.”
Trong dự báo mới nhất tháng 12, ADB tiếp tục điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam từ 3,8% còn 2% trong năm 2021.
Chụp lại hình ảnh,Đường phố Hà Nội vắng vẻ vì giãn cách xã hội
Ngành nào khó khăn vì Covid-19?
Dịch Covid-19 tác động đặc biệt nặng nề đến ngành vận tải và các ngành nhà hàng, khách sạn và du lịch do bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại.
Du lịch Việt Nam chao đảo vì dịch từ hai năm qua. Tính chung cả năm 2020 và 11 tháng năm 2021, Việt Nam chỉ đón 7,6 triệu lượt khách quốc tế, so với 18 triệu lượt khách của năm 2019.
Con số nhập cảnh hai năm qua chủ yếu chỉ là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam, du học sinh và lái xe vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Lửa Việt Tours, chia sẻ với BBC đầu tháng 12:
“Thật lòng mà nói, tình hình chưa có gì là khả quan vì các hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng phải đồng bộ.”
Bắt đầu từ tháng 11/2021, Việt Nam cho phép thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, với 5 địa phương đón khách du lịch quốc tế gồm:Thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh.
Câu hỏi lớn là liệu Việt Nam có thể mở lại các đường bay thương mại thường lệ quốc tế, gỡ rào cản, trình tự thủ tục.
Chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch, nói: “Nếu hàng không cứ bay thuê chuyến thì đừng bàn chuyện mở cửa du lịch. Hai ngành như anh em sinh đôi. Mở du lịch không được lo sợ vấn đề mở cửa hàng không, mở lại đường bay thương mại. Nếu còn sợ hãi thì khỏi phải bàn.”
Với các hãng hàng không, Covid-19 đã làm họ rơi vào tình trạng “chỉ mành treo chuông”.
Vào tháng Bảy, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đã nhận được khoản hỗ trợ của Chính phủ trị giá 4.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn trong cả gói 12.000 tỷ đồng theo Nghị quyết của Quốc hội.
Trong kế hoạch tái cơ cấu, trong giai đoạn 2021-2025, Vietnam Airlines sẽ bán 29 tàu bay.
Ông Lê Hồng Hà – Tổng giám đốc Vietnam Airlines – nói: “Tháng 12, Vietnam Airlines đưa ra phương án bán 9 máy bay A321, 6 máy bay ATR-72, cuối tháng sẽ rõ kết quả. Từ năm 2022 đến cuối 2023, 12 chiếc A321 sẽ tiếp tục được bán thêm.”
Vietnam Airlines cũng dự kiến sẽ có phương án chuyển nhượng vốn một số công ty con để có nguồn trả nợ. Theo đó, họ sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn đã đầu tư tại nhóm doanh nghiệp đa ngành nghề, ít liên quan trực tiếp đến vận tải hàng không, gồm dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng -MASCO, dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài – NASCO, xuất nhập khẩu hàng không – AIRIMEX, dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn – SPT, cung ứng, xuất nhập khẩu lao động hàng không – ALSIMEXCO, nhựa cao cấp hàng không – APLACO.
Chính phủ Việt Nam đã đồng ý giảm 50% thuế lệ phí trước bạ trong thời gian 6 tháng đối với xe lắp ráp trong nước.
Từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, Nghị định 103/NĐ-CP cho phép mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50%, tương ứng với mức giảm từ hơn 15 triệu đến trên 298 triệu đồng.
Đây là lần thứ hai trong 2 năm qua, lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm một nửa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn và kích thích tiêu dùng.
Bảng xếp hạng VNR500 năm 2021 cho ta biết những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, trong nhóm các công ty lớn nhất tại Việt Nam, là Vận tải – Logistics, Khoáng sản – Xăng dầu, Cơ khí và Thực phẩm – Đồ uống.
Cũng cần lưu ý rằng thị trường lao động đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch Covid-19.
Tổng cục Thống kê cho biết trong quý III/2021, hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức sụt giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, người lao động khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng về thu nhập nặng nhất, với mức thu nhập bình quân đạt 6,2 triệu đồng/tháng, giảm 13,5% so với quý trước.
Ngành nào trụ vững trong đại dịch?
Trong hai năm 2020 và 2021, bất chấp dịch Covid-19, ngành ngân hàng ở Việt Nam vẫn ăn nên làm ra.
Một bài báo đầu tháng Giêng 2021 tường thuật: “VietinBank cho biết lợi nhuận riêng lẻ tăng 40% so với năm 2019. Lợi nhuận Vietcombank đi ngang nhưng cũng tầm 1 tỷ USD. Ở nhóm tầm trung, lãi TPBank năm nay có thể tăng 11%, ACB và VIB đều hoàn thành mục tiêu từ những tháng trước. Trong nhóm dưới, MSB dự kiến lợi nhuận cả năm tăng hơn 90%.”
Cuối năm nay, tương tự, tin tức cho thấy các ngân hàng ở Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), tính đến hết tháng 10/2021, lãi trước thuế của MSB đạt hơn 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch năm.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của Viet Capital Bank đạt 385 tỷ đồng, tăng gấp gần 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2020 và vượt 32,7% so với kế hoạch năm, ở mức 290 tỷ đồng.
Tại Saigonbank, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng 9 tháng đạt 194 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi kế hoạch cả năm là 135 tỷ đồng.
Vào thời điểm giữa tháng 12 này, đã có tới 6 ngân hàng báo lãi trên 10.000 tỷ đồng sau 9 tháng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 3 ngân hàng.
Đó là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đứng đầu với 19.311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với 17.098 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với 13.911 tỷ đồng.
Ngoài ra Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) có lợi nhuận trước thuế 11.885 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) 11.736 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 10.733 tỷ đồng.
Một chi tiết có thể gây ngạc nhiên là nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nói: “Tính đến hết tháng 11, sản lượng lúa vẫn đạt 41,2 triệu tấn và dự kiến hết năm nay sẽ đạt 43,3 triệu tấn. Như vậy riêng lĩnh vực lúa gạo không những đạt mà còn vượt chỉ tiêu đặt ra…”
“Về xuất khẩu nông lâm thủy sản, hết tháng 11, đã đạt 43,48 tỷ USD, dự kiến cả năm sẽ đạt 46 đến 47 tỷ USD, vượt xa chỉ tiêu Chính phủ giao là 42 tỷ USD.”
Bất động sản là lĩnh vực kinh doanh ổn định giữa dịch Covid-19.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới đạt 5.4000 doanh nghiệp, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Bản tin cuối tháng 11 cho biết: “Kết thúc quý III, các doanh nghiệp địa ốc dẫn đầu thị trường lần lượt thông báo kết quả kinh doanh với mức tăng trưởng tốt, lợi nhuận tăng nhiều lần so với cùng kỳ năm 2020. Đơn cử như Công ty Cổ phần Vinhomes có mức lợi nhuận ròng tăng tới 82% so với cùng kỳ năm trước, hay Tập đoàn Novaland – một doanh nghiệp địa ốc lớn tại miền Nam và miền Trung, cũng ghi nhận doanh thu hợp nhất quý III tăng gần 159% so với cùng kỳ năm trước.”
Dù vậy, gần đây Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh chính sách vĩ mô để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản gặp khó khăn vì dịch Covid-19.
Họ đề xuất bổ sung nhóm ngành bất động sản vào nhóm đối tượng được hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế, bảo hiểm xã hội; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thời điểm từ tháng 4/2021 đến tháng 12/2021; cho phép giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại đến hết năm 2021…
Các kiến nghị chính sách
Chính phủ Việt Nam sẽ trình ra Quốc hội một gói hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ tại kỳ họp bất thường dự kiến diễn ra vào cuối tháng 12, đầu tháng 1/2022.
Bình luận về việc này, ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nói: “Nếu không hỗ trợ đủ mạnh thì doanh nghiệp khỏe cũng rơi vào khó khăn và rời khỏi thị trường. Hiện nay, mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rời thị trường. Chúng ta phải làm sao hỗ trợ lục lượng chủ công này.”
Ưu tiên tiếp tục phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, cùng với đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine.
Sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau dịch COVID-19.
Vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực (đặc biệt cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ – Trung Quốc, diễn biến dịch COVID-19, ứng xử với dòng vốn FDI, kịch bản thương mại với Hoa Kỳ, kịch bản mở rộng CPTPP và kịch bản phê chuẩn RCEP, rủi ro khủng hoảng nợ toàn cầu, v.v.).
Đẩy mạnh đa dạng hóa xuất khẩu, trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt thông tin kịp thời về các thị trường, sản phẩm còn dư địa khai thác trong bối cảnh đại dịch cũng như khả năng đáp ứng các FTA quan trọng (như CPTPP, EVFTA, RCEP).
Nghiên cứu, khuyến khích các mô hình kinh tế mới ở thị trường trong nước (kinh tế số, thương mại điện tử, kinh tế tuần hoàn, v.v.) để tạo thêm không gian kinh tế trong nước.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ người dân, DN đã ban hành; thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện các gói hỗ trợ và tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Chụp lại hình ảnh,Du khách Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Phú Quốc vào ngày 20 tháng 11 năm 2021 theo chương trình thí điểm hộ chiếu vaccine
Thay thế các ưu đãi thuế dựa trên lợi nhuận (miễn, giảm thuế suất) đã lỗi thời bằng các ưu đãi thuế dựa trên chi phí cho phép các doanh nghiệp mục tiêu được khấu trừ bổ sung: (i) Chi phí vốn; (ii) Chi phí lao động; và / hoặc (iii) Chi phí lãi vay
Tạm thời giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa và dịch vụ
Tổ chức lao động an toàn: Bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, cần thống nhất quy chế phản ứng nhanh trong tình hình COVID-19 giúp doanh nghiệp có thể hoạt động liên tục, từng bước phục hồi dần hoạt động hiệu suất thông thường.
Tăng cường chính sách an ninh việc làm: cung cấp động lực cho người sử dụng lao động để giữ chân người lao động ngay cả khi doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động.
Chủ động và tích cực triển khai hiệu quả 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo tinh thần của Nghị quyết 68.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung cầu lao động: khi dịch bệnh được kiểm soát qua miễn dịch cộng đồng, hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin và các chiến lược kết nối thông tin lao động – việc làm liên tỉnh thành cần phải được thiết lập để sẵn sàng để nhanh chóng phân bổ nguồn lao động, hỗ trợ, thúc đẩy sự phục hồi của thị trường, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội ban hành cơ chế mới cho phép người lao động trực tiếp đăng ký các khóa đào tạo, đào tạo lại để nâng cao kỹ năng trình độ sử dụng nguồn kinh phí bảo hiểm thất nghiệp mà không cần qua doanh nghiệp.
Chuẩn bị các phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc, bao gồm không chỉ nỗ lực kết nối cung – cầu lao động như đã nêu ở trên, mà còn là việc kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính hoặc ít nhất là hỗ trợ chi phí di chuyển, ổn định cuộc sống tại các địa bàn có nhu cầu lao động lớn.
Không gì trong ký ức hiện đại đã thay đổi cuộc sống ở các thành phố như Covid.
Từ các văn phòng ở trung tâm bị đóng cửa cho đến các bắt buộc đeo khẩu trang và các giới hạn trong nhà hàng, các biện pháp phòng dịch đã thay đổi cảnh quan các thành phố trên toàn thế giới, có thể là trong dài hạn.
Thật ra, đại dịch lần này là đầu tiên nó xảy ra với quy mô như vậy với con người chúng ta nếu tính theo khía cạnh ‘đô thị hóa’.
Khi dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào đầu thập niên 1900, chỉ có 14% nhân loại sống ở các thành phố, nhưng ngày nay con số đó đã tăng lên 57%, theo ước tính của Liên Hợp Quốc. Bởi vậy, các thành phố phải trở nên cảnh giác hơn trong bảo vệ sức khỏe và an ninh tổng thể để bảo vệ người dân tốt hơn.
Để làm rõ những thay đổi nào đã dẫn đến mức độ an toàn cao hơn, bộ phận chuyên theo dõi, phân tích tin tức tài chính Economist Intelligence Unit thuộc tập đoàn truyền thông The Economist mới đây đã công bố Chỉ số thành phố an toàn năm 2021 xếp hạng 60 thành phố dựa trên 76 chỉ số an toàn về cơ sở hạ tầng, số hóa, an ninh cá nhân, các yếu tố môi trường và tất nhiên là y tế – và năm nay có thêm sự chuẩn bị cho đại dịch và tỷ lệ tử vong do Covid-19.
Những thành phố xếp hàng đầu – gồm Copenhagen, Toronto, Singapore, Sydney và Tokyo – đều có các nhân tố cho thấy an toàn tổng thể tương quan với cảm giác gắn kết xã hội, không ai bị bỏ rơi và mức độ niềm tin xã hội.
Chúng tôi đã hỏi chuyện cư dân ở các thành phố này để xem những thay đổi do đại dịch đã khiến cho thành phố của họ an toàn hơn, chăm lo đầy đủ hơn và giỏi chống chịu hơn như thế nào, và những điều du khách cần biết để giữ an toàn khi cuối cùng họ cũng có thể đến thăm các thành phố này.
Chụp lại hình ảnh,Có nhiều công viên và những khoảng không gian thoáng đãng là yếu tố đóng vai trò then chốt tại Copenhagen trong việc giúp cư dân thích nghi với các lệnh hạn chế chống dịch Covid-19
Copenhagen
Được xếp ở vị trí hàng đầu, thủ đô của Đan Mạch có thành tích đặc biệt tốt nhờ vào yếu tố an ninh môi trường, trụ cột mới của chỉ số, vốn đo lường tính bền vững (bao gồm ưu đãi năng lượng tái tạo), chất lượng không khí, quản lý chất thải và độ che phủ rừng đô thị.
Yếu tố sau cùng chắc chắn có tác động đến việc thành phố và cư dân ứng phó tốt với các hạn chế để chống dịch, vốn đã được dỡ bỏ hoàn toàn từ tháng 9/2021.
“Công viên, các vùng trồng cây xanh cũng như đường thủy trở nên rất được ưa chuộng trong đại dịch. Người dân Copenhagen đi dạo loanh quanh mua đồ mang về và tận hưởng các không gian để thở của thành phố,” cư dân Asbjørn Overgaard, CEO của tổ chức phi lợi nhuận Copenhagen Capacity, nói. Thành phố tiếp tục phát ‘Hướng dẫn về virus corona’ để trợ giúp người dân, cũng như rất nhiều biển báo và đánh dấu rõ ràng để giãn cách ở ngoài trời.
Tinh thần cộng đồng của đất nước, được tóm tắt hay nhất bằng từ samfundssind trong tiếng Đan Mạch, cũng cho phép người dân đất nước làm việc cùng nhau và tin tưởng lẫn nhau – gồm cả các quan chức chính phủ – để tạo một môi trường sống an toàn hơn.
Chỉ số thành phố an toàn cho thấy tương quan cao giữa kiểm soát tham nhũng và sự an toàn, do đó không có gì ngạc nhiên khi thứ hạng của Đan Mạch là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới đã giúp người dân thành phố tin tưởng vào các định chế của nó và tin tưởng lẫn nhau trong đại dịch.
Copenhagen cũng tiến hành chương trình xét nghiệm Covid đại trà, miễn phí cho tất cả mọi người, gồm cả du khách. Số liệu thu thập được cho phép giám sát tường tận các đợt bùng phát; ngoài ra, thành phố sẽ triển khai xét nghiệm nước thải để sớm phát hiện ổ dịch.
Chụp lại hình ảnh,Toronto xếp thứ hạng cao trong Chỉ số Thành phố An toàn nhờ nền văn hóa hòa đồng và an ninh môi trường
Toronto
Thành phố lớn nhất Canada đứng sát nút ở vị trí thứ hai về an toàn tổng thể, với điểm số cao cho cơ sở hạ tầng và an ninh môi trường.
Người dân ghi công nền văn hóa không loại trừ ai vốn coi trọng việc truyền đạt có mục tiêu trong các cộng đồng, đặc biệt trên vấn đề nhận thức về vaccine và chấp nhận nó.
Farida Talaat, cư dân Toronto, chỉ ra cách thành phố khởi xướng một số chương trình chích ngừa dành cho một số cộng đồng nhất định để giúp thành phố an toàn hơn.
Chẳng hạn, kế hoạch tiêm chủng Sprint Homebound giúp chích mũi đầu tiên cho những người không thể rời khỏi nhà; và Đội đặc nhiệm các nhà khoa học da màu về bình đẳng vaccine đã được thành lập ngay từ đầu chiến dịch tiêm ngừa để đảm bảo tiếp cận tiêm chủng công bằng hơn.
Dân địa phương cũng cảm thấy an toàn vì lịch sử đa văn hóa lâu đời của thành phố.
“Ở Toronto, việc bạn chào đời ở bên ngoài Canada là điều bình thường. Tôi phát hiện rằng các nhóm sắc tộc và văn hóa khác nhau thực sự tương tác với nhau và không sống biệt lập,” Filipe Vernaza, sống ở thành phố từ năm 1998, cho biết. “Một cộng đồng điển hình có thể có người từ các sắc tộc, khuynh hướng tình dục và tôn giáo khác nhau. Toronto là một thành phố cực kỳ cởi mở, nơi bạn có thể cảm thấy an toàn khi là chính mình.”
Chụp lại hình ảnh,Để duy trì mức độ an toàn cao nhất có thể, Singapore dùng phần mềm và các ứng dụng di động để rà soát dấu vết nhiễm virus corona
Singapore
Đứng thứ hai về an ninh kỹ thuật số, an ninh y tế và bảo mật cơ sở hạ tầng, Singapore đã vận dụng những thế mạnh này để tiến nhanh trong những ngày đầu của đại dịch, nhanh chóng triển khai giám sát kỹ thuật số và truy vết tiếp xúc.
Đất nước này cũng tự hào là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới (hiện ở mức 80%), nhưng vẫn đòi hỏi giám sát và truy vết nghiêm ngặt khi đối diện với các biến thể mới.
“Trước khi bước vào các tòa nhà hay khuôn viên, mọi người cần quét thẻ TraceTogether hoặc ứng dụng điện thoại để được xác nhận an toàn,” Sam Lee, cư dân Singapore, vốn có một trang blog du lịch cùng tên, cho biết. “Điều này giúp [chính quyền] nhanh chóng truy vết các cá nhân có thể đã tiếp xúc hay giao lưu với người bị nhiễm để có thể thực hiện cách ly để kiềm hãm hay cắt đứt chuỗi lây nhiễm”.
Du khách cũng cần cài đặt thẻ TraceTogether hay thuê điện thoại đã được cài đặt sẵn trước khi họ vào nước này.
Làm việc tại nhà đã trở thành bình thường ở hầu hết công sở để giảm giao tiếp, điều mà Lee lưu ý đã khiến giao thông công cộng bớt đông hơn.
Các điểm tham quan và trung tâm mua sắm hạn chế lượng người vào và các ‘đại sứ giãn cách an toàn’ quan sát đám đông để đảm bảo công chúng tuân thủ các lệnh về y tế. Những ai vi phạm đối mặt với tiền phạt lớn. Công chúng cũng có thể theo dõi đám đông tại các thương xá, bưu điện và các cửa hàng bằng công cụ Space Out mới ra mắt.
Chụp lại hình ảnh,Tuy đóng cửa biên giới với bên ngoài từ 3/2020 nhưng tự do mới của Úc đang tới gần
Sydney
Thành phố lớn nhất của Úc xếp hạng năm, và nằm trong tốp 10 về an ninh y tế.
Úc là một trong những nước đầu tiên đóng cửa hoàn toàn biên giới trong đại dịch và đã duy trì các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt khi số ca nhiễm gia tăng – và nó đã có tác động tích cực.
Tỷ lệ tử vong do Covid bình quân đầu người ở Úc vẫn nằm trong nhóm thấp nhất thế giới.
Khi tiêm chủng đạt mức 70% ở New South Wales, nhiều lệnh hạn chế dự kiến sẽ được dỡ bỏ và nước này đã mở cửa với bên ngoài hồi tháng 11.
Cùng với cảm giác an toàn trước đại dịch, người dân ở đây lâu nay có cảm giác an toàn cá nhân mạnh mẽ trên đường phố Sydney.
“Thực sự tôi chưa bao giờ thấy an toàn ở một nước khác như khi tôi sống ở Sydney,” Chloe Scorgie, người sáng lập trang web du lịch Úc Passport Down Under, chuyển đến Sydney hồi năm 2018, cho biết. “Tôi là nữ mà đi khắp Sydney một mình và không bao giờ có cảm giác đang gặp nguy hiểm nào.”
Sydney cũng xếp hạng nhất về an ninh kỹ thuật số, bao gồm chính sách quyền riêng tư, bảo vệ an ninh mạng, các mối đe dọa và quy hoạch thành phố thông minh về tổng thể.
Sydney đã dẫn đầu nỗ lực này một phần với khuôn khổ chiến lược về Thành phố Thông minh, trong đó phác thảo một số đổi mới nhằm giúp các thành phố kết nối hơn và an toàn hơn.
Chẳng hạn, bản quy hoạch cũng đề ra làm sao lắp đặt các cảm biến thông minh trong thùng rác, đèn đường và băng ghế để thu thập thông tin về lượng sử dụng tổng thể, dòng giao thông và sự di chuyển của khách bộ hành.
Tương tự, mạng lưới chiếu sáng thông minh và camera quan sát có thể nâng cao an toàn khi đêm xuống và kinh tế về đêm.
Một số ý tưởng này đã được triển khai ở nam Sydney dưới dạng trung tâm ChillOUT: không gian ngoài trời, nơi người dân có thể gặp nhau dưới hệ thống chiếu sáng thông minh, kết nối WiFi và cắm các thiết bị điện tử, với dữ liệu sử dụng được báo cáo cho các lãnh đạo thành phố để họ có thể hiểu rõ hơn và thích nghi tốt hơn với cách người dân tương tác với cơ sở hạ tầng ở thành phố.
Chụp lại hình ảnh,Tokyo đứng thứ năm trong danh sách các thành phố an toàn nhất và đứng đầu về chỉ số an toàn y tế
Tokyo
Thủ đô của Nhật đứng thứ năm về tổng thể và thuộc nhóm đứng đầu về an ninh y tế, vốn đo lường các yếu tố như y tế phổ quát, chuẩn bị cho đại dịch, tuổi thọ, sức khỏe tâm thần và tỷ lệ tử vong vì Covid-19.
Mặc dù số ca nhiễm tăng vọt trong thời gian Thế vận hội, tỷ lệ này đã giảm đáng kể khi gần 60% dân số đã được chích ngừa.
Trước những thông tin tích cực, Nhật Bản tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp và dỡ bỏ dần các hạn chế kể từ cuối tháng 9. Thay vào đó, nước này dự định khuyến khích sử dụng hộ chiếu vaccine để vào cửa các cơ sở y tế và các sự kiện đông người, và thậm chí khuyến khích doanh nghiệp giảm giá cho người có hộ chiếu này.
Tokyo cũng nằm trong tốp 5 về an ninh hạ tầng, vốn bao gồm an toàn giao thông, thân thiện với người đi bộ và mạng lưới giao thông.
Là thành phố có thể đi bộ và được kết nối bằng đường sắt, Tokyo được xây dựng nhằm khuyến khích đi bộ và sự gắn kết cộng đồng – đến lượt nó khiến người dân tham gia tích cực hơn để bảo vệ an ninh dưới hình thức phòng chống và coi chừng tội phạm ở khu dân cư, và ý thức trách nhiệm chung về phòng chống tội phạm.
“Từ các trung tâm giao trả đồ thất lạc tại các ga xe lửa đến ổ khóa xe đạp gần như không cần thiết, người dân Tokyo dành rất nhiều tôn trọng cho sự an lành của người khác,” Sena Chang, cư dân Tokyo và người sáng lập tạp chí Global Youth Review, cho biết.
Bà nhớ có một lần bà đánh mất túi xách ở trung tâm thành phố, và sau đó tìm thấy nó ở cùng nơi mà bà đã để quên, cùng một ghi chú tốt bụng.
“Vền văn hóa cộng đồng trải nhiều thế kỷ và sự tôn trọng lẫn nhau khiến Tokyo là thành phố an toàn nhất tôi từng sống,” bà nói.