Nhìn lại một năm bất ổn chưa từng có của thế giới thế kỷ 21

Đại dịch, bất ổn chính trị và thiên tai khiến thế giới chao đảo năm 2021. Dẫu vậy, con người cũng chứng kiến những khoảnh khắc hy vọng khi hàng tỷ người được tiêm ngừa COVID-19.

the gioi nam 2021 anh 1

Năm 2021 mở đầu với hình ảnh những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump trèo lên bức tường phía tây tòa nhà Quốc hội Mỹ, xông vào Điện Capitol nhằm ngăn chặn Thượng viện chứng nhận chiến thắng của ông Joe Biden hôm 6/1.

the gioi nam 2021 anh 2

Những người biểu tình giằng co quyết liệt với cảnh sát ở Điện Capitol, ngay bên ngoài khu họp của các nghị sĩ. Cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có làm rung chuyển trái tim của nền dân chủ Mỹ, khiến cả thế giới sửng sốt.

the gioi nam 2021 anh 3

Virus SARS-CoV-2 và đặc biệt là biến chủng Delta trở thành mối đe dọa hàng đầu của thế giới năm qua. Trong ảnh, một người đàn ông chạy giữa những giàn hỏa táng bệnh nhân COVID-19 ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ hồi tháng 4. Biến chủng Delta gây ra làn sóng thảm khốc tại Ấn Độ, đồng thời tạo nên bước ngoặt đại dịch toàn cầu, khi số ca nhiễm khắp nơi đều gia tăng.

the gioi nam 2021 anh 4

Jen Ho Lee, cụ bà Hàn Quốc 76 tuổi, cầm tấm biển “Tôi không phải virus” tại Los Angeles, Mỹ, vào ngày 31/3. Đầu năm nay, tình hình dịch nghiêm trọng ở Mỹ đã làm dấy lên làn sóng phân biệt chủng tộc, với nhiều vụ tấn công nhắm vào người gốc Á ngay trên đường phố.

the gioi nam 2021 anh 5

Thi thể một người qua đời vì COVID-19 nằm trong quan tài tại nhà xác của bệnh viện thành phố ở Rivne, Ukraine ngày 22/10.

Chùm ảnh: Nhìn lại một năm 2021 nhiều bất ổn của thế giới

Ông Victor Tripiana (86 tuổi), chạm vào bàn tay con dâu, Silvia Fernandez Sotto, sau tấm nhựa ngăn sự lây lan của virus corona tại khu nhà dành cho người già ở Tandil, Argentina, ngày 4/4.

the gioi nam 2021 anh 7

Vào tháng 5, thế giới lại chứng kiến một cuộc giao tranh đẫm máu giữa Palestine và Israel. Ngày 10/5, quân đội Israel không kích Dải Gaza từ tờ mờ sáng. Cùng lúc đó, rocket của Hamas hướng đến các thành phố Israel, bao gồm trung tâm tài chính Tel Aviv.

the gioi nam 2021 anh 8

Những người đàn ông bế một đứa trẻ thiệt mạng từ đống đổ nát của tòa nhà bị sập sau cuộc không kích của Israel vào Gaza ngày 16/5. Ít nhất 68 trẻ em thiệt mạng trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas vào tháng 5.

the gioi nam 2021 anh 9

Ở Nam Á, lực lượng Taliban trỗi dậy và giành quyền kiểm soát Afghanistan sau khi Mỹ rút quân từ giữa tháng 8. Nhiều người lo ngại chính quyền Taliban, từng nổi tiếng với việc áp đặt luật Hồi giáo hà khắc, có nguy cơ gây ra khủng hoảng nhân đạo, khiến các phần tử cực đoan trỗi dậy và gây bất ổn cho khu vực.

the gioi nam 2021 anh 10

Ảnh chụp thủ lĩnh Taliban Mullah Nooruddin Turabi ở Kabul, Afghanistan, vào ngày 22/9. Turabi, một trong những người sáng lập Taliban, cho biết phong trào cứng rắn sẽ một lần nữa được thực thi với các hình phạt như hành quyết và cắt cụt tay, mặc dù không diễn ra ở nơi công cộng.

the gioi nam 2021 anh 11

Câu chuyện người di cư trốn chạy xung đột, đói nghèo và khổ đau đến châu Âu để tìm một cuộc sống tốt hơn vẫn tiếp tục là vấn đề. Trong ảnh là một người đàn ông da màu dường như kiệt sức sau khi bơi từ Morocco đến bãi biển Ceuta thuộc Tây Ban Nha hôm 18/5.

the gioi nam 2021 anh 12

Hình ảnh các nhân viên tuần tra biên giới dùng lời thô tục và roi ngựa để đe dọa, ngăn người Haiti nhập cảnh làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong đảng Dân chủ và các cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của Mỹ.

the gioi nam 2021 anh 13

Rác ngập hồ Potpecko ở phía tây nam Serbia hôm 22/1. Lượng rác thải nhựa đổ vào các hồ và đại dương đang tiếp tục tăng mạnh và có thể gấp đôi vào năm 2030, theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

the gioi nam 2021 anh 14

Bên cạnh dịch bệnh, chiến tranh và bất ổn chính trị, những tác động của biến đổi khí hậu cũng đang đe dọa tới cuộc sống của hàng tỷ người trên Trái Đất. Trong ảnh là lòng sông Old Parana, một nhánh của sông Parana, lộ ra trong đợt hạn hán ở Rosario, Argentina, vào ngày 29/7.

the gioi nam 2021 anh 15

Trong khi đó, vụ cháy rừng ở California đã trở thành đám cháy lớn nhất ở Mỹ khi ngọn lửa đã càn quét trên một diện tích lớn hơn cả thành phố Los Angeles. Trong ảnh là những lính cứu hỏa đang cố gắng dập tắt đám cháy ở Doyle, California, vào ngày 9/7.

Vào tháng 3, các nước châu Phi phải chiến đấu với dịch châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Hàng tỷ con châu chấu sa mạc từ bán đảo Arab bay đến và càn quét các quốc gia châu Phi. Stephen Mudoga (12 tuổi), đang cố gắng xua đuổi một bầy châu chấu trong trang trại của mình khi đi học về tại Elburgon, Kenya, vào ngày 17/3.

the gioi nam 2021 anh 17

Bất chấp dịch bệnh, Nhật Bản vẫn tổ chức Thế vận hội Olympic với các trận đấu diễn ra mà không có khán giả đến xem trực tiếp. Đây được xem là kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử.

the gioi nam 2021 anh 18

Năm nay, Trung Quốc cũng kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản. Trong ảnh là những người biểu diễn mặc trang phục cứu hộ tập trung quanh lá cờ của đảng Cộng sản Trung Quốc tại buổi lễ ở Bắc Kinh.

the gioi nam 2021 anh 19

Dù COVID-19 cùng thiên tai, bất ổn chính trị càn quét thế giới năm qua, hy vọng vẫn thắp lên khi hàng tỷ người đã được tiêm chủng. Một sĩ quan Brazil đang hóa trang thành nhân vật siêu anh hùng, khuyến khích trẻ em tự bảo vệ mình giữa đại dịch COVID-19 tại Rio de Janeiro, ngày 15/4.

the gioi nam 2021 anh 20

Nhân viên y tế Nazir Ahmed mang theo thùng nhỏ chứa vaccine, trèo đèo lội suối để tiếp cận và tiêm chủng cho người dân vùng sâu vùng xa ở Ấn Độ. Các quốc gia đang dần “học cách sống chung” an toàn với dịch bệnh và mở lại hoạt động kinh tế – xã hội.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN 

Chim lợn – loài chim báo hiệu cái chết

Chim lợn hay chim cú lợn là loài chim rất thông minh, đáng yêu. Tuy nhiên, từ xa xưa ở Việt Nam, chúng bị coi là quỷ dữ vì chim lợn kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết.

Chim cú lợn kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.

Người ta còn đồn rằng, khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra và báo hiệu. Vì quan niệm như vậy, nên khi tiếng chim lợn kêu éc éc thành tràng dài não nề trong đêm khuya tĩnh mịch, luôn tạo cảm giác rợn người.

Chim lợn

Thậm chí, những tiếng chim lợn trong đêm, sẽ khiến cả làng bàn tán chuyện chết chóc sẽ xảy đến với một ai đó, rồi người ta thi nhau đoán già, đoán non. Vì niềm tin loài chim này mang lại những điềm xấu, nên chim lợn bị ghét bỏ, bị xua đuổi, thậm chí bị giết.

Từ những phân tích trên, câu hỏi “chim lợn có thực sự đáng sợ?” đã được các chuyên gia phủ nhận. Chuyên gia đưa thêm dẫn chứng để chứng minh cho nhận định này: “Chim lợn không những không đáng sợ mà nó còn là loài chim có ích cho nông nghiệp. Theo tài liệu, mỗi năm Cú lợn lưng xám (Tyto alba) có thể tiêu diệt 300 – 400 con chuột phá hoại mùa màng”.

Còn TS Vũ Thế Khanh dù thừa nhận chuyện chim lợn kêu có liên quan đến người chết, song ông cũng cho rằng không nên “đổ thừa” hoàn toàn do chim lợn. “Bởi thực tế thì dù chim lợn không kêu vẫn sẽ có người chết. Chim lợn chỉ nên coi như một chiếc chuông báo cũng như việc gà gáy thì trời sáng hoặc dù kiến không bay ra khỏi tổ thì trời vẫn mưa, chuồn chuồn không bay cao thì trời vẫn nắng…”, ông Khanh nói.

Như vậy, tiếng kêu của chim lợn hoàn toàn không phải là một điều kỳ bí, mang màu sắc tâm linh hay chỉ đem đến điều xui xẻo. Tuy nhiên, “việc tin hay không tin vào một điều gì đó là tuỳ thuộc ở quan niệm của mỗi người. Nên coi niềm tin chim lợn báo trước cái chết cũng giống việc người ta tin rằng chim khách kêu là báo trước nhà sẽ có khách đến thăm, hay các loài động vật trên thế giới dự báo kết quả của các trận bóng đá ở Wold Cup…”, chuyên gia nhận định.

Món ăn ưa thích nhất của chúng ăn chuột và một số loại côn trùng. Khi không săn được chuột, chúng ăn tạm thằn lằn và một số loài chim khác. Cú lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú.

Chim lợn là loài động vật có ích

Trông loài vật này có vẻ chậm chạp, điềm tĩnh và bí ẩn, nhưng chúng thực sự là những sát thủ, với tốc độ của một cơn gió và những móng chân sắc như dao. Trong bóng đêm đen đặc, đôi mắt tinh tường của nó không bỏ sót một chú chuột nhỏ đang chạy ở một khoảng cách cả trăm mét.

Họ cú lợn là một trong hai họ động vật thuộc bộ cú. Một số loài thấy ở Việt Nam thường được gọi chung là chim lợn do tiếng kêu của nó giống tiếng lợn. Cú lợn là họ cú cỡ trung bình và lớn, đầu to, chân khỏe với móng vuốt sắc. Nét đặc thù của chúng là mặt dẹt như cái đĩa, hình trái tim, được tạo bởi lông vũ. Những lông vũ này còn có tác dụng định vị và khuyếch đại âm thanh khi săn mồi.

Thức ăn của chim lợn là chuột và các loài côn trùng

Lông vũ ở cánh cú lợn cũng có cấu tạo đặc biệt nên không phát ra tiếng động khi bay, giúp chúng nghe tốt hơn và tránh được sự phát hiện của con mồi. Cú lợn có lưng từ màu xám đến nâu, ngực và bụng màu sáng hơn, có thể có đốm

Cú lợn rừng thường nhỏ hơn và đĩa mặt không có hình trái tim mà được chia thành 3 phần, tai được lông bao bọc. Cú lợn phân bố khá rộng, nó có thể sống ở môi trường sa mạc, rừng, ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Cú lợn có mặt ở khắp nơi, trừ Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á.

Chim lợn là những sát thủ, với tốc độ của một cơn gió và những móng chân sắc như dao.

Ở Việt Nam có 3 loài cú lợn, gồm cú lợn lưng xám (Tyto alba stertens), cú lợn rừng phương Đông (Phodilus badius saturatus) và cú lợn lưng nâu (Tyto longimembris). Cú lợn lưng xám và cú lợn lưng nâu được xếp vào các loài động vật là thiên địch của chuột (thức ăn chính là chuột), bị nghiêm cấm khai thác từ tự nhiên.

Cú lợn rừng được đưa vào sách đỏ Việt Nam (mức độ nguy cấp bậc T – bị đe dọa). Đây là loài có giá trị thẩm mỹ và khoa học, là nguồn gene quý. Mặc dù cú lợn rừng có vùng phân bố rộng nhưng số lượng cá thể ít, hiếm gặp. Hiện tại cũng chưa xác định được còn bao nhiêu cá thể tồn tại trong tự nhiên.

Cú lợn rừng được đưa vào sách đỏ Việt Nam

Mặc dù chim lợn là loài thiên địch, rất quý, song vì quan niệm dị đoan, nên chúng ta đang có sự phân biệt đối xử với loài chim này. Trong tiếng lóng của người Việt, “chim lợn” chỉ những người xấu, chuyên rình mò như cú và bới móc người khác.

Từ “chim lợn” cũng dành cho những người làm ăn phi pháp, buôn lậu. Sự gán ghép oan uổng đó khiến việc bảo tồn loài vật này càng thêm khó khăn. Trên thế giới, người ta coi đây là một loài chim có vẻ đẹp độc đáo, được yêu thích. Chúng có khuôn mặt hình trái tim rất ngộ nghĩnh. Bộ lông mượt có nhiều hoa văn khá đẹp mắ

Một số hình ảnh về chim lợn – loài chim “thần chết” theo quan niệm xưa của người Việt:

Theo Khoa học TV

Chàng trai 9x được cả Tencent, Alibaba và Huawei săn đón với mức lương hơn 470.000 USD/năm, tất cả thành công của hiện tại chỉ dựa vào đúng một điểm

Chàng trai 9x được cả Tencent, Alibaba và Huawei săn đón với mức lương hơn 470.000 USD/năm, tất cả thành công của hiện tại chỉ dựa vào đúng một điểm
Công nghệ được mệnh danh là mảnh đất màu mỡ cho những tài năng trẻ phát triển. Vậy làm thế nào để có thể nắm bắt cơ hội và trở thành “thiên tài” của thung lũng công nghệ?

Tìm kiếm nhân tài là một trong những trụ cột trong chiến lược phát triển của các công ty công nghệ. Đầu năm 2019, Ren Zhengfei – nhà sáng lập Huawei, đã công bố kế hoạch tuyển dụng và đào tạo các tài năng công nghệ. Theo kế hoạch này, Huawei muốn tuyển dụng 20-30 gương mặt tài năng từ khắp nơi trên khắp thế giới. 

Trong đợt tuyển dụng đầu tiên vào tháng 6 năm 2019, Huawei đã mang về cho mình 8 gương mặt tài năng. Tất cả nhân sự mới đều là những sinh viên xuất sắc trên khắp thế giới. Mức lương khởi điểm của họ rơi vào khoảng 150.000 USD/năm. 

Trong số 8 tài năng mới, Zuo Pengfei là gương mặt nổi bật nhất. Anh là Tiến sĩ tốt nghiệp trực tiếp từ đại học công nghệ danh tiếng nhất Trung Quốc – Đại học Công nghệ Huazhong. Trước khi tốt nghiệp, Zuo Pengfei đã nhận được lời mời phỏng vấn của cả ba ông lớn công nghệ – Huawei, Ali và Tencent.

Chàng trai 9x được cả Tencent, Alibaba và Huawei săn đón với mức lương hơn 470.000 USD/năm, tất cả thành công của hiện tại chỉ dựa vào đúng một điểm - Ảnh 1.

Một trong ba ông lớn đã đưa ra mức lương khủng – hơn 470.000 USD/năm (gần 11 tỷ đồng) để giữ chân Zuo Pengfei. Cứ ngỡ mức lương trên trời này sẽ thu hút được Zuo Pengfei, nhưng với một thiên tài công nghệ như Zuo Pengfei, tiền không phải điều anh quan tâm đầu tiên, sau khi cân nhắc kỹ càng, cuối cùng Zuo Pengfei đã lựa chọn Huawei làm bến đỗ của mình. 

Trong hai vòng phỏng vấn đầu tiên ở Huawei, đích thân giám đốc và giám đốc nhân sự của họ đã tham gia phỏng vấn Zuo Pengfei. Thay vì một lời đề nghị làm việc, họ đã mời Zuo Pengfei tham gia chương trình “Thiên tài trẻ” của Huawei. 

Theo đó, cả giám đốc kỹ thuật và giám đốc nhân sự của Huawei đều công nhận IQ, EQ và trình độ chuyên môn của Zuo Pengfei đều hoàn toàn phù hợp với kế hoạch của chương trình “Thiên tài trẻ”. Họ nhận định rằng, Zuo Pengfei chính là “vàng hiếm” của tập đoàn công nghệ này. 

Chưa đầy ba ngày sau buổi phỏng vấn, Zuo Pengfei đã nhận được thư mời của Huawei và chính thức ký hợp đồng với một trong những tập đoàn công nghệ hùng mạnh nhất Trung Quốc. Theo hợp đồng, mức lương khởi điểm của Zuo Pengfei là 300.000 USD/năm. 

Chàng trai 9x được cả Tencent, Alibaba và Huawei săn đón với mức lương hơn 470.000 USD/năm, tất cả thành công của hiện tại chỉ dựa vào đúng một điểm - Ảnh 2.

Điều gì ở Zuo Pengfei đã khiến các ông lớn công nghệ phải săn lùng? Điều gì đã khiến cả mức lương 470.000 USD/năm cũng không giữ chân được tài năng này? 

Zuo Pengfei chia sẻ, có một bí mật mà không phải ai cũng biết về tiêu chí tuyển dụng của các ông lớn công nghệ, đó là các tập đoàn này rất coi trọng tới kết quả nghiên cứu khoa học, tiếp theo là hướng nghiên cứu cá nhân với định hướng phát triển công nghệ.

Trong quá trình học nghiên cứu sinh tiến sĩ, Zuo Pengfei đã xuất bản hàng chục bài đăng trên các tạp chí quốc tế. Nhiều bài trong số đó đã được các trang báo uy tín lấy làm nguồn tư liệu trích dẫn. Đặc biệt, hai bài báo Đặc biệt, Zuo Peifeng có đến hai bài viết xuất sắc được hội nghị OSDI và hội nghị MICRO – hai hội nghị học thuật danh tiếng hàng đầu trong ngành khoa học máy tính công nhận. 

Người cùng ngành nhận xét về Zuo Pengfei rằng: “Những thành tựu của anh ấy là mơ ước của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống, với nhiều người, đó là mơ ước ngoài tầm với”. Hiện giờ, Zuo Pengfei mới chỉ vừa bắt đầu sự nghiệp. Với tài năng như vậy, sau 10, 20 năm nữa, Zuo Pengfei nhất định sẽ đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực công nghệ.

Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa một thiên tài với phần còn lại của thế giới? 

Câu trả lời chỉ có một, đó là kỷ luật bản thân.

Theo người giám sát Tiến sĩ của Zuo Pengfei, “Zuo Pengfei là một người có tính kỷ luật rất cao”, bởi vì quá trình học thạc sĩ và tiến sĩ liên tiếp kéo dài trong năm năm. Trong năm năm này, mỗi ngày Zuo Pengfei đều tự lên kế hoạch học tập và làm đúng những gì đã đề ra, đúng 8 giờ 30 phút sáng anh đã đến phòng thí nghiệm và thực hiện công việc của mình. 

Trong thời gian học, Zuo Pengfei  không bao giờ về nhà trước 10 giờ đồng hồ tối và lịch trình của anh luôn được tận dụng triệt để, không bao giờ lãng phí một phút nào. Ngay cả người cố vấn của Zuo Pengfei đôi khi cũng phải thốt lên ngưỡng mộ vì sự kiên trì của anh ấy.

Nhưng để đạt được sự thông thạo trong lĩnh vực của mình, siêng năng thôi là chưa đủ. Sự kỷ luật bản thân của Zuo Pengfei không chỉ có sự siêng năng, kiên trì mà còn có sự nhanh nhạy đáng kinh ngạc. 

Zuo Pengfei bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực máy tính kể từ khi còn học đại học. Với bất kỳ nhiệm vụ nào được giao, anh ấy đều dùng toàn tâm toàn sức để thực hiện.

Sự kiên trì và sự thông minh luôn bổ sung cho nhau và những kiến ​​thức bạn học được sẽ không thể biến thành của cải trong một sớm một chiều mà giống như tích lũy. Tích lũy càng nhiều, giá trị bạn nhận được trong tương lai càng cao. Chính quá trình nỗ lực tưởng như bình thường nhưng vô cùng phi thường này đã làm nên tương lai của thiên tài công nghệ Zuo Pengfei.

Để bắt đầu một ước mơ rất dễ, ai cũng làm được, nhưng để có thể theo đuổi ước mơ đến cuối cùng, lại không mấy ai làm được. 

Thanh Lâm / Theo Trí thức trẻ

7 cuốn sách giúp bạn trở nên thành công giàu có, đáng giá hơn cả tấm bằng MBA

Hầu hết những người thành công đều đã đọc và thực sự trân trọng 7 cuốn sách kinh điển, ngắn và rất dễ đọc này.

7 cuốn sách giúp bạn trở nên thành công giàu có, đáng giá hơn cả tấm bằng MBA

Tờ Inc nhận định, trong vài thập kỷ qua, giá trị của tấm bằng MBA đã giảm, có thể là do thế giới học thuật không thể bắt kịp với tốc độ thay đổi nhanh chóng của thế giới kinh doanh.

Trên thực tế, có tương đối ít doanh nhân có bằng MBA. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng hầu hết tất cả những người thành công đều đã đọc và thực sự trân trọng 7 cuốn sách kinh điển, ngắn và rất dễ đọc dưới đây: 

1. As a Man Thinketh (Tạm dịch: Khi người ta tư duy)

Tác giả: James Allen

Bài học: Hầu hết mọi người đều làm việc theo quan niệm sai lầm rằng cuộc sống của họ là kết quả của số phận, may mắn hoặc bởi hoàn cảnh. Cuốn sách này giải thích rằng cuộc sống của bạn là do bạn tạo ra, và cách duy nhất để bạn thành công trong cuộc sống là bạn phải thành công trong tâm trí trước tiên. Đây là nền tảng của một sự nghiệp thành công trong kinh doanh. 

Trích dẫn hay nhất: “Một người đàn ông chỉ bắt đầu trở thành một người đàn ông khi anh ta không còn than vãn chửi rủa hay đi tìm công lý cho cuộc đời mình. Và khi điều chỉnh được tâm trí, anh ta sẽ ngừng đổ lỗi cho người khác gây ra cho cuộc sống của mình. Người đàn ông sẽ trưởng thành hơn trong suy nghĩ, ngừng đổ lỗi cho hoàn cảnh và biết cách vượt qua khó khăn để rèn luyện bản thân tiến bộ nhanh hơn cũng như dùng nó như phương tiện để khám phá sức mạnh và khả năng tiềm ẩn của bản thân”.

2. Rich Dad Poor Dad (Tạm dịch: Cha giàu cha nghèo)

Tác giả: Robert T. Kiyosaki

Bài học: Ngoài những điều cơ bản về tài chính cá nhân (không có điều gì thành công là vô nghĩa), cuốn sách này giải thích tại sao xây dựng và sở hữu doanh nghiệp là cách đáng tin cậy nhất để đạt được sự giàu có. Cuốn sách phá bỏ quan niệm vô lý rằng một công việc được trả lương đại diện cho sự an toàn về tài chính và chỉ cho bạn cách suy nghĩ như một doanh nhân.

Trích dẫn hay nhất: “Nhân loại được phân chia thành giàu và nghèo, thành chủ sở hữu tài sản và bị bóc lột. Việc trừu tượng hóa bản thân khỏi những nguyên tắc cơ bản này sẽ dẫn đến sai lầm”.

3. Who Moved My Cheese? (Tạm dịch: Ai lấy miếng pho mát của tôi)

Tác giả: Spencer Johnson

Bài học: Vô số cuốn sách viết về sự đổi mới đột phá và cách mọi cá nhân và công ty phải thích ứng với tốc độ thay đổi ngày càng tăng. Tuy nhiên, không có cuốn sách nào giải thích tình huống (và những việc phải làm) một cách cô đọng và sinh động như “Who moved my cheese”.

Trích dẫn hay nhất: “Điều bạn sợ không bao giờ tồi tệ như những gì bạn tưởng tượng. Nỗi sợ hãi trong tâm trí còn tồi tệ hơn thực tế xảy ra”. 

4. The Elements of Style (Tạm dịch: Những thành tố của phong cách)

Các tác giả: William Strunk Jr. và E.B. trắng

Bài học: Giờ đây, email, nhắn tin và mạng xã hội là cốt lõi của giao tiếp kinh doanh, khả năng viết rõ ràng chưa bao giờ cần thiết hơn thế. Sau khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ trở thành một nhà văn giỏi hơn và chắc chắn viết giỏi hơn những đồng nghiệp của mình. 

Trích dẫn hay nhất: “Văn bản mạnh mẽ là súc tích. Một câu không được chứa các từ không cần thiết, một đoạn văn không có câu không cần thiết, vì lý do tương tự như một bức vẽ không được có các dòng không cần thiết và máy móc không có các bộ phận không cần thiết. Bạn không cần phải sử dụng ngôn ngữ giỏi như một nhà văn nhưng hãy chắc chắn rằng bạn dùng câu ngắn gọn, đủ nghĩa và truyền tải đủ ý”.

5. The One Minute Manager (Tạm dịch: Vị giám đốc một phút)

Tác giả: Kenneth Blanchard và Spencer Johnson

Bài học: Nếu có một định nghĩa tốt hơn và đơn giản hơn về ý nghĩa của việc trở thành một nhà quản lý giỏi, thì tôi vẫn chưa tìm ra. Cuốn sách này chứa đựng nhiều kiến ​​thức kinh doanh (và cách sử dụng) hơn một tá thư viện chứa đầy các nghiên cứu điển hình học thuật. Mọi ông chủ hay sắp trở thành ông chủ đều nên đọc cuốn sách này.

Trích dẫn hay nhất: “Nếu bạn không thể cho tôi biết những gì bạn mong muốn đạt được, thì bạn chẳng gặp vấn đề gì cả. Bạn chỉ đang kêu ca mà thôi. Một vấn đề chỉ tồn tại khi có sự khác biệt giữa những gì thực sự đang xảy ra và những gì mong muốn sẽ xảy ra”.

6. How to Lie With Statistics (Tạm dịch: Số liệu thường bị đánh tráo như thế nào)

Tác giả: Darrell Huff

Bài học: Kiểm soát mọi con số thống kê là điều mà mỗi doanh nghiệp đều mong muốn nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Tuy nhiên, các chỉ số có thể trở thành vô dụng nếu chúng không được diễn giải một cách thích hợp và công bằng. uốn sách này dạy bạn những mánh khóe mà người ta thường sử dụng trong kinh doanh để gây ấn tượng bằng các con số. Đây chắc chắn là một trong 10 cuốn sách đáng đọc để “mở mang tầm mắt”.

Trích dẫn hay nhất: “Ngôn ngữ bí mật của số liệu thống kê, rất hấp dẫn trong một nền văn hóa quan tâm đến thực tế, được sử dụng để giật gân, thổi phồng, gây nhầm lẫn và đơn giản hóa quá mức. Các phương pháp thống kê và thuật ngữ thống kê là cần thiết để báo cáo dữ liệu hàng loạt về các xu hướng kinh tế và xã hội, kinh doanh điều kiện, thăm dò dư luận, điều tra dân số. Nhưng nếu người viết không trung thực và sử dụng nhiều từ chuyên ngành thì độc giả sẽ không hiểu gì, và tất nhiên kết quả chỉ là những con số vô nghĩa”.

7. The Greatest Salesman in the World (Tạm dịch: Người bán hàng giỏi nhất thế giới)

Tác giả: Og Mandino

Bài học: Nếu bạn không thể bán ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn sẽ không bao giờ thành công trong kinh doanh. Bạn có thể đọc hàng tá cuốn sách về bán hàng, nhưng tất cả đều rút ra được chân lý đơn giản trong cuốn sách này, đây chắc chắn là một trong 10 cuốn sách bán hàng hay nhất mọi thời đại. Cuốn sách này sẽ không chỉ giúp bạn thành công hơn trong kinh doanh. Nó cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống.

Trích dẫn hay nhất: “Tôi sẽ sống ngày hôm nay như thể đó là ngày cuối cùng của tôi. Ngày hôm nay là tất cả những gì tôi có và những giờ này bây giờ là vĩnh cửu của tôi. Tôi chào đón mặt trời mọc với những tiếng kêu vui sướng như một tù nhân được ân xá từ cái chết. Tôi nâng cánh tay cảm ơn vì món quà vô giá này của một ngày mới…”. 

Nguồn: IncPhương Linh / Doanh nghiệp & Tiếp thị

Bí mật đen tối đằng sau gã khổng dược-phẩm-pfizer-người-hùng-cứu-thế-giới-hay-cú-lừa-marketing-thế-giới

Tờ Financial Times nhận định, Albert Bourla đã trở thành giám đốc điều hành “hot” bậc nhất trên thế giới. Khi vắc xin Covid-19 cho phép một số quốc gia mở cửa lại nền kinh tế vào mùa hè năm nay, ông chủ hãng dược Pfizer đã bay đến Cornwall để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6. Máy bay riêng của ông được đậu ngay bên cạnh phi cơ của Thủ tướng Anh Boris Johnson.

Vài tuần sau, ông được chào đón tới Thế vận hội Olympic bởi thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Yoshihide Suga. Đây cũng là lần đầu tiên Cung điện Akasaka – nhà khách nhà nước của Nhật Bản đón tiếp một lãnh đạo doanh nghiệp. Vào tháng 9, tổng thống Mỹ Joe Biden đã mô tả ông Bourla, 59 tuổi gốc Hy Lạp là “người bạn tốt” của mình.
Hiệu quả ngoạn mục của vắc xin Covid-19 đã mang lại cho Pfizer chìa khóa để cứu mạng sống của hàng triệu người và của cả nền kinh tế. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính sẽ có thêm nửa triệu người chết trong năm nay chỉ riêng ở châu Âu nếu không có vắc xin Covid-19.
Bằng email, tin nhắn hoặc điện thoại, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã “xin” ông Bourla những đơn hàng vắc xin, trong một số trường hợp, hành động này còn thể ảnh hưởng tới việc giải cứu sự nghiệp chính trị của một nhà lãnh đạo. Đối mặt với một cuộc chiến tranh cử mà cuối cùng bị thua, cựu thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng phải gọi cho Bourla tới 30 lần.
Nhưng trong khi các chính trị gia phương Tây trò chuyện thoải mái với Bourla, các nhà lãnh đạo ở nhiều quốc gia nghèo hơn đang trở nên bực tức khi dịch bệnh kéo dài mà tỷ lệ tiêm chủng chỉ ở mức thấp. Strive Masiyiwa, tỷ phú Zimbabwe, người điều phối nhóm vắc xin của Liên minh châu Phi nói rằng họ đã “giậm chân tại chỗ… cho đến khi chúng tôi chết đuối”.
Cuối năm ngoái, ông đã thuyết phục Pfizer cung cấp 2 triệu liều vắc xin ban đầu để giúp tiêm chủng cho một số nhân viên y tế ước tính khoảng 5 triệu người ở châu Phi. Ông háo hức chờ đợi bản thảo hợp đồng.
“Họ liên tục nói: Tuần sau. Sau đó, thì đến tận tháng Tư”. Vào tháng 5, ông đã chứng kiến ​​EU đạt được một hợp đồng khổng lồ lên tới 1,8 tỷ liều. Quá tức giận, Masiyiwa đã viết một “lời phản đối rất nặng nề” cho Bourla, trong đó ông hỏi điều gì đã gây ra sự chậm trễ kể trên. Cuối cùng họ đã nhận được một số vắc xin từ một sáng kiến ​​của chính quyền ông Biden. 


Vắc xin đã thay đổi ảnh hưởng chính trị của Pfizer. Vào tháng 7/2018, người tiền nhiệm của Bourla đã buộc phải từ bỏ việc tăng giá sau khi bị cựu tổng thống Mỹ Donald Trump công khai chỉ trích trên Twitter. Trong nhiều năm, sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng chỉ là Viagra – trị chứng rối loạn cương dương.
Giờ đây, nhà sản xuất dược phẩm của Mỹ đang đứng sau sản phẩm dược phẩm với kỷ lục về doanh số bán hàng trong một năm. Pfizer dự báo doanh số vắc xin này sẽ đạt 36 tỷ USD vào năm 2021, ít nhất là gấp đôi so với đối thủ gần nhất là Moderna. Khả năng mở rộng sản xuất đáng kể của Pfizer đã khiến Pfizer trở thành nhà sản xuất vắc xin thống trị nhất cho đến nay. Vào tháng 10, Pfizer chiếm 80% thị phần vắc xin Covid ở EU và 74% ở Mỹ.
Kể từ khi vắc xin được phê duyệt vào cuối năm ngoái, các quyết định của Pfizer đã giúp định hình diễn biến của đại dịch. Công ty này có quyền định giá và chọn quốc gia nào sẽ được bán cho trước trong một danh sách dài chờ đợi, bao gồm cả các chương trình tiêm mũi tăng cường mà các nước giàu hiện đang tranh giành.
Tùy thuộc vào quyết định của mình, các quốc gia, khu vực và thậm chí toàn bộ châu lục có thể mở cửa nền kinh tế của họ hoặc có nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua kiểm soát dịch bệnh. Mặc dù nguồn cung cấp vắc xin cho các quốc gia nghèo hơn đã tăng mạnh kể từ tháng 9, nhưng sự chênh lệch trên toàn cầu là rất rõ ràng. Cho đến nay, 66% người dân sống ở các nước G7 đã tiêm hai liều vắc xin. Ở châu Phi, con số này chỉ là 6%. Số người ở các nước thu nhập cao đã tiêm mũi nhắc lại gần gấp đôi số người ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm liều thứ nhất và thứ hai.


Sự nguy hiểm của việc triển khai bất bình đẳng như vậy đã được nhấn mạnh bởi sự xuất hiện của biến thể Omicron mới và có khả năng gây nguy hiểm. Mặc dù nguồn gốc của nó vẫn chưa rõ ràng, các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng các biến thể mới có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu phần lớn thế giới vẫn chưa được tiêm chủng. Seth Berkley, giám đốc điều hành của Gavi, liên minh vắc xin do LHQ hậu thuẫn cho biết: “Không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn”.
Cách Pfizer sử dụng sức mạnh mới tìm thấy này – và những gì họ dự định làm tiếp theo – đều là vấn đề tuyệt mật. Họ giữ kín bưng về các hợp đồng lớn và ràng buộc ngay cả các nhà khoa học độc lập bằng các thỏa thuận không tiết lộ.


Không một giám đốc điều hành nào của Pfizer đồng ý phỏng vấn về câu chuyện này. Thay vào đó, công ty đã trả lời thông qua một người phát ngôn cho biết Pfizer “vô cùng tự hào” về thành tích của mình. Người phát ngôn cho biết: “Với hơn 2 tỷ liều được cung cấp cho đến nay, vắc xin của chúng tôi đã cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới”.
Financial Times đã nói chuyện với hơn 60 người tham gia vào quá trình vắc xin, bao gồm các nhân viên hiện tại và cũ của Pfizer và các quan chức chính phủ trên toàn cầu. Mục đích là để vén bức màn về cách công ty đã đóng góp rất nhiều vào việc cứu thế giới khỏi Covid cũng như biến đây thành một doanh nghiệp sinh lợi bậc nhất. Tất cả họ đều biết ơn vì một loại vắc xin an toàn và hiệu quả. Nhưng nhiều người đặt câu hỏi liệu cán cân quyền lực có đang nghiêng quá xa so với lợi ích của Pfizer hay không.
Lawrence Gostin, giáo sư luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown cho biết Pfizer và các nhà sản xuất vắc xin khác có lợi thế trong các cuộc đàm phán.
“Tôi không chống lại hãng dược lớn… Tôi nghĩ rằng họ đã tạo ra một điều kỳ diệu, một chiến thắng khoa học”, ông nói. “Nhưng nói rằng họ đang sử dụng quyền lực của mình một cách công bằng, công khai, với lòng trắc ẩn, thì rõ ràng là không đúng”.


Vắc xin Pfizer thực ra được phát minh trong phòng thí nghiệm của BioNTech, một công ty tiên phong đến từ thị trấn Mainz của Đức trên sông Rhine.
Vào cuối tháng 1/2020, giám đốc điều hành của BioNTech, Ugur Sahin đã theo dõi virus coronavirus mới xuất hiện ở Trung Quốc. Lo lắng rằng nó sẽ gây ra sự tàn phá toàn cầu, Sahin, một người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức, người sớm tin tưởng vào công nghệ mRNA, đã bố trí các nguồn lực của BioNTech để đầu tư vào việc khám phá một loại vắc xin.
Nhưng, giống như Moderna, BioNTech không có sản phẩm nào được phê duyệt – và do đó không có doanh số bán hàng hoặc lợi nhuận. Ông buộc phải tìm kiếm một đối tác có nguồn lực tài chính mà ông cần.
Điểm dừng đầu tiên của ông là Pfizer vì họ đã làm việc cùng nhau. Lần đầu tiên Sahin đưa ra ý tưởng đầu tư vào vắc xin của mình, các giám đốc điều hành Pfizer do dự. Nhưng vào tháng 3, khi đại dịch tấn công các bệnh viện xung quanh trụ sở chính của Pfizer ở Manhattan, hai công ty đã tuyên bố hợp tác.
“Đó thậm chí không phải là vắc xin của họ”, là lời một cựu quan chức chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm quá trình mua sắm vắc xin nói. Thực tế là hiện nay khi vắc xin được mọi người biết đến với cái tên Pfizer là “một cú lừa marketing phi thường nhất trong lịch sử dược phẩm Mỹ”.
Không giống như AstraZeneca và Johnson & Johnson, Pfizer chưa bao giờ cân nhắc việc bán vắc xin Covid-19 của mình mà không thu được lợi nhuận. BioNTech cần kiếm tiền từ sản phẩm đầu tiên của mình để quay trở lại hoạt động kinh doanh. BioNTech sẽ bỏ túi một nửa lợi nhuận nhưng Pfizer kiểm soát việc thương mại hóa vắc xin ở mọi quốc gia ngoại trừ lãnh thổ quê hương của những người sáng lập là Đức, Thổ Nhĩ Kỳ. Riêng tại Trung Quốc, BioNTech đã ký thỏa thuận với Fosun Pharma.


Trong khi BioNTech nhận được khoản tài trợ lên tới 375 triệu euro từ chính phủ Đức để phát triển vắc xin, Pfizer đã từ chối tiền của chính phủ Mỹ để họ có thể kiểm soát hoàn toàn vắc xin, bao gồm cả vấn đề quan trọng về giá.
Vì vậy, khi Pfizer mở cuộc đàm phán với chính phủ Mỹ vào đầu mùa hè năm 2020, hãng đã đưa ra một lập trường không khoan nhượng: Công ty ra giá 100 USD một liều – 200 USD trọn gói 2 mũi tiêm.
Theo một cựu quan chức chính quyền Trump, Bourla đã “thực hiện một cách đáng kinh ngạc” và “tham gia với tư cách cá nhân” một cách bất thường vào các cuộc thảo luận với những người từ cao tới thấp trong chính phủ, bao gồm cả tại cơ quan quản lý và Nhà Trắng.
Moncef Slaoui đã được chính quyền chỉ định để đảm bảo vắc xin. Là một cựu chiến binh của GSK, ông hầu như không có thù ghét gì với ngành công nghiệp này và biết những rủi ro của việc phát triển vắc xin. Nhưng ngay cả ông ấy cũng bị sốc khi Pfizer đưa ra một mức giá quá cao. Cảm xúc dâng cao trong các cuộc đàm phán và Slaoui nói rằng ông đã cảnh báo Bourla rằng công ty sẽ giống kẻ cố gắng trục lợi từ một “đại dịch cả thế kỷ mới có một lần”.
Một quan chức chính phủ tham gia vào các cuộc đàm phán đã cáo buộc Pfizer “phản ứng cứng nhắc trong thời gian quốc gia đang rơi vào tình trạng khẩn cấp”.
Pfizer đã không trả lời các câu hỏi về chiến lược định giá của mình tại Mỹ. Tuy nhiên, một cựu giám đốc điều hành của Pfizer, có mặt tại thời điểm đó, mô tả việc thảo luận về nghệ thuật định giá vắc xin phức tạp trong thời kỳ đại dịch. Ông chỉ ra rằng thuốc chủng ngừa viêm phổi của Pfizer là Prevnar, có giá khoảng 200 USD. Nếu công ty sử dụng chi phí chăm sóc bệnh nhân Covid hoặc lợi ích của việc mở cửa lại nền kinh tế để biện minh cho việc định giá của mình, thì hóa đơn có thể còn cao hơn.
Ông nói: “Nếu thực hiện một phép so sánh nhanh chóng và không công bằng với Prevnar thì mức giá đó là rất cao. Tuy nhiên, nếu tính đến tác động kinh tế, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mức giá còn có thể lên đến 1.000 USD một liều bởi loại thuốc này có khả năng giúp chính phủ tránh được hàng nghìn tỷ USD chi tiêu”.
Tuy nhiên, Slaoui cho biết Bourla đã sớm nhận ra rằng mức giá như vậy sẽ gây rủi ro cho danh tiếng của Pfizer. Đăc biệt, sau khi Moderna nhận được các khoản trợ cấp lớn của chính phủ Mỹ, ông ấy đã đồng ý một mức giá thấp hơn nhiều. Pfizer cuối cùng đã quyết định ở mức 19,50 USD một liều trong hợp đồng ban đầu với Mỹ và tương đương ở các nước phương Tây khác. Nhưng mức giá này vẫn cao gấp bốn lần giá tiêm một liều của J&J và cao hơn năm lần so với một liều của AstraZeneca.


Cũng phải thừa nhận rằng, thành công về vắc xin của Pfizer không được xây dựng dựa trên sự thành công trong nghiên cứu, mà dựa trên kỹ thuật sản xuất.
Khi năng lực sản xuất của Pfizer tăng vọt vào năm 2021, công ty đã giành lấy thị phần từ các đối thủ rẻ hơn là AstraZeneca và Johnson & Johnson. Chiến lược của Pfizer hướng tới tối đa hoá hoạt động sản xuất nội bộ đã được đền đáp. Cùng với BioNTech, họ có 9 cơ sở của riêng mình, với cơ sở lớn nhất ở Kalamazoo, Michigan và Puurs, Bỉ, cũng như 20 nhà sản xuất theo hợp đồng. Khi Pfizer không thể tìm được kho bảo quản cực lạnh thích hợp cho vắc xin của mình khi đang vận chuyển, hãng đã tự thiết kế một thùng chứa nhiệt. Để đảm bảo có đá khô làm mát chúng, họ cũng đã xây dựng một nhà máy sản xuất đá khô riêng.


Sự kết hợp giữa kiểm soát và hành động khôn khéo đã tạo ra một bước nhảy vọt về năng suất. Khi Pfizer lần đầu tiên bắt đầu cung cấp vắc xin, phải mất trung bình 110 ngày kể từ khi bắt đầu cho vắc xin vào lọ. Bây giờ, chỉ mất trung bình 31 ngày. Vào tháng 1, công ty cho biết có thể cung cấp 2 tỷ liều trong năm nay nhưng đến tháng 8, họ cho biết đang trên đà sản xuất 3 tỷ liều. Năm tới, công ty có kế hoạch sản xuất 4 tỷ liều.
Ngược lại, AstraZeneca gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Công ty dược phẩm Anh-Thụy Điển, hợp tác với Đại học Oxford, đã lên kế hoạch cung cấp 300 triệu liều sang EU trong sáu tháng đầu năm nay. Nhưng sau một loạt các vấn đề, họ đã cắt giảm lượng giao hàng đáng kể, chỉ còn 100 triệu liều. Các chính trị gia EU giận dữ đến mức đưa AstraZeneca ra tòa.
Các vấn đề tương tự xảy ra ở J&J. Có thời điểm, công ty này đã tạm dừng triển khai tại EU.
Các nhà lãnh đạo EU cần vắc xin để giữ cho người dân của họ an toàn cũng như để khôi phục danh tiếng của chính họ. Và Pfizer giống như nhà cung cấp đáng tin cậy duy nhất.
Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban EU, bắt đầu gọi điện và nhắn tin cho Bourla vào tháng 1/2021. Vào mùa xuân, rõ ràng Pfizer sẽ sản xuất nhiều liều hơn, bà bắt đầu đàm phán một thỏa thuận lớn lên tới 1,8 tỷ liều được giao đến tận năm 2023.
Sean Marett, Giám đốc thương mại của BioNTech cho biết: “Các quốc gia thành viên EU muốn tiếp cận với vắc xin trong vài năm tới và phải chốt sớm”. Bà cho biết thêm rằng giá cả không phải là vấn đề quan trọng trong các cuộc đàm phán. “Tôi nghĩ điều quan trọng là độ tin cậy và chỉ độ tin cậy mà thôi. Mọi người đều sợ hãi. Ai cũng có thể cảm thấy điều đó. Cả châu Âu đều lo lắng về các lệnh phong toả, các biến thể mới và các nhà lãnh đạo muốn trấn an mọi người”.
EU hiện kỳ ​​vọng số liều từ Pfizer nhiều hơn gấp 5 lần so với đối thủ lớn nhất tiếp theo của họ là Moderna. Một cam kết lớn như vậy thường sẽ dẫn đến việc giảm giá. Nhưng Pfizer đã tăng giá hơn một phần tư từ mức thỏa thuận ban đầu là 15,50 euro lên 19,5 euro. Và Von der Leyen đồng ý!


Pfizer cũng đã tăng giá bán một lượng tương tự trong các hợp đồng năm 2021 với Mỹ và Anh.
Jillian Kohler, giám đốc trung tâm hợp tác của WHO về quản trị, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực dược phẩm, cho biết Pfizer trước đây nổi tiếng là “khá năng nổ” và “quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận trên mọi thứ khác”. Nhưng đại dịch đã khuếch đại sức mạnh của họ, “làm trầm trọng thêm khả năng của Pfizer trong việc yêu cầu những thứ bất thường với các chính phủ”.
Pfizer đã nói với các nhà đầu tư rằng họ sẽ có thể tăng giá sau khi Covid-19 bước vào giai đoạn “dịch địa phương”, khi sự lây lan của chậm hơn và được kiểm soát nhiều hơn. Các nhà phân tích thì thận trọng về giả định công ty sẽ tăng giá đáng kể vì rằng Pfizer có thể phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn.
Nhưng sự thống trị của Pfizer ngày càng được đảm bảo khi các loại vắc xin khác bị trì hoãn hoặc bị loại bỏ. Đây là công ty duy nhất trong số bốn nhà sản xuất vắc xin lớn trước đại dịch hiện đang bán ra thị trường: Sanofi và GSK vẫn chưa báo cáo dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 3 của họ sau khi sai sót về liều lượng trong khi Merck rời cuộc đua hồi tháng Giêng sau khi ghi nhân kết quả kém.
Năm tới, Pfizer dự báo sẽ tạo ra 29 tỷ USD từ vắc xin, dựa trên các hợp đồng đã ký vào giữa tháng 10. Trong một buổi báo cáo kết quả kinh doanh vào tháng 2/2021, Pfizer dự đoán rằng sau khi đại dịch kết thúc, tỷ suất lợi nhuận hiện tại của họ sẽ còn tăng lên do chi phí có khả năng giảm.
Frank D’Amelio, giám đốc tài chính công ty cho biết: “Có một cơ hội đáng kể để số lợi nhuận đó được cải thiện khi chúng ta thoát ra khỏi môi trường đại dịch đang gặp phải”. 


Bourla thì tự hào nói: “Tôi hài lòng vì công ty đang hoạt động rất tốt về mặt tài chính, nhưng thậm chí còn hài lòng hơn khi tôi vào một nhà hàng và nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt vì mọi người đều cảm thấy rằng chúng tôi đã cứu thế giới”.
Winnie Byanyima – người điều hành nỗ lực toàn cầu của Liên hợp quốc nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS thẳng thừng nói rằng bà có chút “rùng mình” khi nghe cuộc phỏng vấn đó. “Anh ấy đã không cứu thế giới. Anh ấy hoàn toàn có thể làm được nhưng lại không chọn con đường đó”. Bà Winnie cũng chỉ ra tỷ lệ tiêm chủng rất thấp ở châu Phi.


Pfizer đã giảm giá cho các quốc gia có thu nhập thấp, xuống còn 6,75 USD một liều cho những người nghèo nhất và khoảng 10 đến 11 USD cho các quốc gia có thu nhập trung bình, thấp hơn Moderna đang tính nhưng vẫn cao hơn AstraZeneca.
Gần một năm sau khi vắc-xin Covid 19 đầu tiên được phê duyệt, những mũi tiêm này đã thay đổi cuộc sống của hơn một nửa thế giới. Khoảng 54% số người đã nhận được ít nhất một liều vắc xin. Nhưng chúng vẫn nằm ngoài tầm với của 94% cư dân của các quốc gia có thu nhập thấp – một con số đáng thất vọng.
Bằng chứng rõ ràng về sự bất bình đẳng đã châm ngòi cho một “trò chơi đổ lỗi”. Một số quan chức chính phủ chỉ thẳng mặt Pfizer và Moderna, hỏi tại sao các công ty không dành nhiều ưu tiên hơn cho các quốc gia cần thiết nhất, thay vì bán các liều tăng cường cho các quốc gia giàu có.
Frieden, cựu giám đốc CDC, nói rằng các chính phủ thường “quyến rũ” các nhà sản xuất vắc xin để có được mục đích: Họ tài trợ cho nghiên cứu và phát triển, đào tạo bác sĩ lâm sàng, giáo dục công chúng và mua hàng tỷ liều. Đổi lại, họ mong muốn các nhà sản xuất vắc xin hành xử có trách nhiệm. Tuy nhiên, ông nói rằng nó là mức độ “gây ấn tượng” mà Pfizer và Moderna không quan tâm.
“Có một số quy tắc bất thành văn về cách các nhà sản xuất vắc xin hành động và cách các chính phủ hành động. Các nhà sản xuất vắc xin đã phá vỡ các quy tắc này, vì vậy có lẽ chúng nên được viết lại”, ông nói.
Trong các tuyên bố công khai của mình, Bourla thường thúc đẩy các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, Covax và WHO đăng ký giao hàng. Trong một cuộc họp vào đầu tháng 11, ông cảnh báo rằng, một lần nữa, các quốc gia giàu có hơn đang thu mua vắc xin nhanh chóng.
Ông nói: “Một lần nữa, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ bị bỏ lại phía sau vì họ không đặt hàng”.
Nhưng đối với một số nhà phê bình và chuyên gia y tế, trách nhiệm ít nằm ở các công ty và nhiều hơn ở các chính phủ giàu có, những người đã đặt người dân của họ lên hàng đầu và trốn tránh trách nhiệm đảm bảo phân phối vắc xin rộng rãi hơn.
Cho đến hết năm 2020, các chính trị gia phương Tây đã không tài trợ đủ nhanh cho Covax để tổ chức này phát triển nhanh khi có vắc xin hoặc ít nhất, đưa ra điều khoản trong hợp đồng của họ rằng các công ty phải giúp đỡ các nước nghèo hơn.


Cuộc chạy đua tiêm chủng trên thế giới đã trở nên phức tạp bởi các chương trình mũi tiêm tăng cường của các nước giàu. Israel đã tiêm liều thứ ba cho 44% dân số, Anh đã thực hiện 22% và Mỹ là hơn 10%.


Ngay cả trước khi xuất hiện biến thể Omicron, các chương trình tiêm tăng cường này dường như đã được thiết lập để củng cố sự thống trị của Pfizer trên thị trường vắc xin Covid vì hiệu quả cao của mũi tiêm và thành công của công ty trong quá trình sản xuất. Việc mở rộng nhanh chóng các kế hoạch tiêm tăng cường mà một số chính phủ phương Tây đã công bố trong những ngày gần đây sẽ chỉ củng cố thêm vị thế của Pfizer.
Pfizer đã khởi động chiến dịch quảng cáo “Khoa học sẽ chiến thắng”, trong khi Bourla đang viết một cuốn sách về “sự bắn tên lửa lên mặt trăng”. Ông khẳng định rằng Pfizer đang ở vị trí “sức mạnh thương mại” trên thị trường vắc xin Covid, với những khách hàng có khả năng cần tiêm liều tăng cường năm này qua năm khác.
Bourla nói với các nhà đầu tư trong tháng này rằng Pfizer đã cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ công ty dược phẩm nào trước đây. Doanh thu dự báo 80 tỷ USD trong năm nay có thể là một kỷ lục đối với bất kỳ nhà sản xuất dược phẩm nào.
Geoffrey Porges, nhà phân tích tại SVB Leerink, một ngân hàng đầu tư chuyên về chăm sóc sức khỏe cho biết sức mạnh tài chính này sẽ thúc đẩy sự phát triển của Pfizer trong nhiều năm. Ông nói: “Đây là món hời về mặt tài chính chắc chỉ có duy nhất 1 lần”.
Bài:
 Vân Đàm
Nguồn:
 Financial Times Thiết kế: Hương XuânTheo Doanh nghiệp & Tiếp thị